Tự chủ đại học, trong đó TCTC là tất yếu khách quan của giáo dục và đào tạo
nước ta, Đại học Huế và các đơn vị thành viên - là đơn vị sự nghiệp công lập cũng
không nằm ngoài xu hướng đó. Với mô hình đại học hai cấp (đại học vùng), việc thực
hiện cơ chế tự chủ tài chính của Đại học Huế cũng có sự khác biệt so với các cơ sở
giáo dục đại học công lập khác, ngoài việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo quy
định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021
của Chính phủ quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, cơ
chế quản lý và hoạt động của Đại học Huế còn theo quy định tại Thông tư số
10/2020/TT-BGDĐT ngày 14/5/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị trực
thuộc Đại học Huế phải thực hiện theo phân cấp về công tác quản lý tài chính quy
định tại Quyết định số 20/QĐ-ĐHH ngày 31/7/2020 của Đại học Huế.
Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu, với việc sử dụng nhiều phương pháp
nghiên cứu khác nhau, luận án đã giải quyết được một số nội dung như sau:
Thứ nhất, hệ thống hoá và khái quát hoá một số xuất bản phẩm, công trình, đề
tài, luận án, sách trong và ngoài nước bàn về vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn liên
quan đến thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại các cơ sở giáo dục đại học. Theo đó, trên
cơ sở khoảng trống nghiên cứu, luận án đã xác định được hướng nghiên cứu và xây
dựng khung phân tích nhằm tập trung giải quyết các câu hỏi nghiên cứu.
Thứ hai, tập trung trình bày cơ sở lý luận về TCTC tại các đơn vị SNCL, bao
gồm: Khái niệm đơn vị SNCL, khái niệm về cơ chế tự chủ của đơn vị công lập nói
chung, TCTC của các CSGDĐHCL nói riêng, TCTC của các CSGDĐHCL trong bối
cảnh hội nhập quốc tế; Mối quan hệ giữa hội nhập quốc tế với TCTC CSGDĐHCL;
Nội dung TCTC của đơn vị SNCL; xây dựng 05 tiêu chí đánh giá TCTC cũng như
các yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế TCTC tại CSGDĐHCL trong bối cảnh hội nhập
quốc tế. Đồng thời, nghiên cứu kinh nghiệm thành công và chưa thành công về TCTC
của một số trường đại học ở Australia, Hoa Kỳ, Vương Quốc Anh và của Việt Nam
từ đó rút ra bài học có thể áp dụng vào Đại học Huế.
197 trang |
Chia sẻ: Minh Bắc | Ngày: 16/01/2024 | Lượt xem: 210 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tự chủ tài chính tại đại học Huế trong bối cảnh hội nhập quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động của các cơ sở GDĐH công lập khi
TCTC thì quyền kiểm soát được trao dần cho các cơ sở GDĐH thành viên; việc
chuyển đổi từ NSNN cấp để chi các hoạt động thường xuyên thông qua dự toán ngân
sách hàng năm, định hướng các đơn vị thành viên khi TCTC phải tự bảo đảm chi
thường xuyên; đồng thời đòi hỏi cần phải có sự đổi mới mô hình quản trị theo hướng
quản trị hiện đại hơn, đảm bảo tính công khai, minh bạch về thông tin tài chính, nâng
cao hiệu quả sử dụng nguồn, thực hiện tốt các quy chế, quy định hiện hành.
Cần nhấn mạnh là triển khai thực hiện chính sách TCTC tại Đại học Huế
phải song song với việc kiểm tra và đánh giá. Việc tiến hành kiểm tra thường xuyên
giúp lãnh đạo Đại học Huế cũng như các đơn vị thành viên nắm được tình hình thực
hiện chính sách TCTC ở từng giai đoạn nhằm phát hiện, đánh giá một cách khách
quan điểm mạnh, điểm yếu. Theo đó, rút kinh nghiệm, điều chỉnh bổ sung, hoàn
thiện, phát huy thành tựu, khắc phục hạn chế, tồn tại, kịp thời khuyến khích những
nhân tố tích cực và xử lý những vi phạm (nếu có), giúp các đơn vị nắm được quyền
lợi và nghĩa vụ trong công tác lập kế hoạch tổ chức cũng như triển khai thực hiện
chính sách TCTC tại Đại học Huế theo quy định của pháp luật.
Do vậy, cần xây dựng quy trình, quy định, kế hoạch và thường xuyên duy trì
hoạt động kiểm tra giám sát hoạt động TCTC trong các đơn vị thành viên Đại học
Huế nhằm trợ giúp cho các thành viên thực hiện được trách nhiệm của mình một
cách hiệu quả. Mặt khác việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình tổ chức thực hiện
chính sách TCTC tại Đại học Huế không chỉ đảm bảo việc kịp thời bổ sung, hoàn
thiện chính sách, mà còn có thể điều chỉnh công tác tổ chức thực hiện, giúp việc
nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động TCTC tại Đại học Huế trong bối cảnh hội
nhập quốc tế.
4.5. Một số kiến nghị
4.5.1. Kiến nghị với Nhà nước
Tự chủ trong các cơ sở GDĐH công lập đã được quy định trong các văn bản
pháp luật, nhưng cần được Chính phủ xem xét trao quyền đồng bộ về tự chủ tuyển
154
sinh, chuyên môn, học thuật, tổ chức bộ máy và nhân sự, về học phí, về cơ chế tạo
nguồn và sử dụng nguồn kinh phí cùng với TCTC. Qua đó, rà soát các chính sách
ban hành, chỉnh sửa đồng bộ và theo hướng mở rộng hơn việc giao quyền tự chủ
gắn với tự chịu trách nhiệm, nâng cao chất lượng đào tạo, NCKH, quản lý hiệu quả,
công khai minh bạch trong các cơ sở GDĐH công lập, nhằm khuyến khích đóng
góp của toàn xã hội tài trợ cho giáo dục; tăng cường cơ chế kiểm soát, bảo vệ quyền
lợi cho người học [41].
Ngoài ra, cần xây dựng khung pháp lý quy định cơ chế, tiêu chí và định mức
phân bổ, đảm bảo tính minh bạch và công bằng cho tất cả các cơ sở GDĐH trong
việc tiếp cận nguồn vốn công. Nguồn tài trợ công cần được mở rộng cho các cơ sở
ngoài công lập dựa trên những cân nhắc giữa công và phi lợi nhuận. Mô hình phân
bổ NSNN cho các trường đại học dựa trên đầu vào thành các chỉ tiêu đầu ra phản
ánh kết quả hoạt động của trường đại học. Cần nghiên cứu xây dựng hoàn chỉnh bộ
tiêu chí thể chế sử dụng ở các nước trên thế giới, đảm bảo cơ sở khoa học và thực
tiễn làm cơ sở phân bổ NSNN.
Về cơ chế kiểm soát nguồn tài trợ, Nhà nước cần xây dựng khuôn khổ pháp
lý đảm bảo cho sự chi tiêu và giải ngân linh hoạt, cho phép điều chuyển ngân sách
hợp lý và sự tự quyết định về đa dạng nguồn thu nhập để tăng khả năng ứng phó
nhờ sử dụng nguồn lực sáng tạo của một trường đại học. Nguồn tài trợ cho các
trường đại học của các nước trên thế giới là giảm dần sự phụ thuộc vào NSNN, do
đó, cần xây dựng chính sách và khuôn khổ pháp lý phù hợp để các trường đại học
tìm kiếm và mở rộng các nguồn thu khác. Cơ chế đặt hàng cần được áp dụng trong
việc tài trợ cho các chương trình đào tạo và hoạt động nghiên cứu là những ngành
hoặc lĩnh vực ưu tiên quan trọng.
Cần thấy rằng cung cấp tài chính cho các cơ sở GDĐH đã và đang có vai trò rất
quan trọng trong hoạch định NSNN của Chính phủ.
Trong bối cảnh nhu cầu ngày càng tăng mà nguồn tài chính có giới hạn, với
mục tiêu là chất lượng thì việc đổi mới cơ chế phân bổ từ nguồn NSNN đối với các
cơ sở GDĐH công lập rất quan trọng và cần dựa trên các tiêu chí gồm: Thực hiện
phân bổ nguồn NSNN theo tiêu chí đầu ra với chi phí, định mức thực tế chi cho đào
155
tạo, gắn với bảo đảm chất lượng đào tạo, hoạt động của các cơ sở GDĐH công lập
theo kết quả đánh giá, kiểm định chất lượng đào tạo độc lập, tạo sự công bằng và
hiệu quả (thay thế cơ chế phân bổ theo biên chế nhân sự, chỉ tiêu số lượng sinh viên
đầu vào, quy mô sinh viên có mặt). Với các cơ sở đào tạo uy tín, chất lượng, Nhà
nước cần thực hiện theo hướng ưu tiên đầu tư CSVC, đầu tư có trọng điểm, đặt
hàng theo nhu cầu những ngành đào tạo mà thị trường chưa có, trên cơ sở tính đủ
chi phí đào tạo cần thiết, có tích lũy. Đồng thời ban hành những cơ chế nhằm thu
hút sinh viên, tạo áp lực phải đổi mới sáng tạo trong hoạt động giáo dục đồng thời
nâng cao chất lượng đào tạo. Theo đó, rà soát các cơ sở GDĐH công lập khác nhằm
tinh gọn bộ máy hoặc sáp nhập nếu không có khả năng TCTC.
Chính sách học phí theo nguyên tắc chia sẻ chi phí với xã hội, trong đó các cơ
sở GDĐH đóng vai trò là nhà cung cấp dịch vụ. Vì vậy, Nhà nước cần trao quyền tự
chủ nhiều hơn cho các trường ĐHCL về mức thu, trước hết là thu học phí, lệ phí.
Các CSGDĐHCL được phép tính đủ chi phí tiền lương và chi phí hoạt động thường
xuyên trong giá dịch vụ của đơn vị SNCL trên cơ sở khung giá do Nhà nước quy
định, chi phí khấu hao tài sản cố định trong học phí của CSGDĐHCL, đảm bảo
nguyên tắc lấy thu đủ bù đắp chi phí đào tạo trong học phí.
Hỗ trợ thúc đẩy các chương trình hợp tác song phương, đa phương giữa Đại
học Huế và các đối tác quốc tế; giới thiệu và kết nối Đại học Huế tham gia vào các
dự án, chương trình hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực là thế mạnh của Đại học Huế
như: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, nông lâm, y dược, du lịch,
kinh tế, luật, ngoại ngữ, kỹ thuật và công nghệ
Xem xét cho phép Đại học Huế thực hiện cơ chế tài chính tương tự như hai đại
học quốc gia (Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh) để có thể huy động và phát huy
nội lực nhằm phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới.
4.5.2. Kiến nghị với tỉnh Thừa Thiên Huế
Xem xét tạo điều kiện thuận lợi để Đại học Huế hoàn thành mục tiêu về quỹ
đất, thực hiện dự án đền bù, giải phóng mặt bằng, dự án đầu tư xây dựng dự án hoàn
thành Đại học Huế tại Khu quy hoạch đô thị Đại học đã được Thủ tướng Chính phủ
kết luận tại Thông báo số 38/TB-VPCP ngày 21/01/2018 của Văn phòng Chính phủ.
156
Nghiên cứu ban hành các cơ chế phối hợp, chính sách ưu tiên trong nghiên
cứu khoa học và chuyển giao kết quả nghiên cứu hiệu quả tương xứng với tiềm
năng hiện có của Đại học Huế. Đồng thời, có các chính sách thu hút nhân tài cho
Đại học Huế như cấp nhà hoặc trợ giá thuê nhà cho cán bộ, giảng viên, hỗ trợ ngân
sách để khuyến khích nhân tài, tránh tình trạng chảy máu chất xám ở Đại học Huế.
157
Tiểu kết Chương 4
Trên cơ sở trình bày bối cảnh trong nước và quốc tế mới tác động đến việc thực
hiện TCTC tại Đại học Huế và từ mục tiêu phát triển, mục tiêu TCTC, quan điểm,
định hướng về đổi mới cơ chế TCTC tại Đại học Huế trong bối cảnh hội nhập quốc
tế, đồng thời bằng phương pháp phân tích ma trận SWOT chỉ ra điểm mạnh, điểm
yếu, cơ hội, thách thức cũng như từ những hạn chế, điểm nghẽn trong thực hiện cơ
chế từ chủ tài chính giai đoạn 2016-2021.
Chương 4 đã đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả TCTC tại
Đại học Huế trong bối cảnh hội nhập quốc tế, bao gồm: 1) Tăng cường hiệu quả
quản trị cơ sở GDĐH, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý trong quản lý
tài chính tại Đại học Huế; 2) Nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả trong TCTC tại Đại
học Huế trong giai đoạn phát triển mới; 3) Tăng cường hợp tác quốc tế đối với đào
tạo và nghiên cứu khoa học trong bối cảnh hội nhập quốc tế; 4) Đẩy mạnh công tác
tuyên truyền đối với đội ngũ cán bộ, giảng viên, người lao động và hoạt động phối
hợp thực hiện cơ chế tự chủ tài chính giữa các đơn vị thuộc Đại học Huế; 5) Đa
dạng hóa việc gia tăng nguồn thu góp phần ổn định nguồn thu theo hướng bền
vững; 6) Sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính; 7) Tăng cường công tác thanh tra,
kiểm tra thực hiện chính sách tự chủ tài chính tại Đại học Huế trong bối cảnh hội
nhập quốc tế.
Mặt khác, để các giải pháp mang tính khả thi trong thực tiễn, luận án đã đề xuất
một số kiến nghị với Nhà nước và Đại học Huế.
158
KẾT LUẬN
Tự chủ đại học, trong đó TCTC là tất yếu khách quan của giáo dục và đào tạo
nước ta, Đại học Huế và các đơn vị thành viên - là đơn vị sự nghiệp công lập cũng
không nằm ngoài xu hướng đó. Với mô hình đại học hai cấp (đại học vùng), việc thực
hiện cơ chế tự chủ tài chính của Đại học Huế cũng có sự khác biệt so với các cơ sở
giáo dục đại học công lập khác, ngoài việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo quy
định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021
của Chính phủ quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, cơ
chế quản lý và hoạt động của Đại học Huế còn theo quy định tại Thông tư số
10/2020/TT-BGDĐT ngày 14/5/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị trực
thuộc Đại học Huế phải thực hiện theo phân cấp về công tác quản lý tài chính quy
định tại Quyết định số 20/QĐ-ĐHH ngày 31/7/2020 của Đại học Huế.
Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu, với việc sử dụng nhiều phương pháp
nghiên cứu khác nhau, luận án đã giải quyết được một số nội dung như sau:
Thứ nhất, hệ thống hoá và khái quát hoá một số xuất bản phẩm, công trình, đề
tài, luận án, sách trong và ngoài nước bàn về vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn liên
quan đến thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại các cơ sở giáo dục đại học. Theo đó, trên
cơ sở khoảng trống nghiên cứu, luận án đã xác định được hướng nghiên cứu và xây
dựng khung phân tích nhằm tập trung giải quyết các câu hỏi nghiên cứu.
Thứ hai, tập trung trình bày cơ sở lý luận về TCTC tại các đơn vị SNCL, bao
gồm: Khái niệm đơn vị SNCL, khái niệm về cơ chế tự chủ của đơn vị công lập nói
chung, TCTC của các CSGDĐHCL nói riêng, TCTC của các CSGDĐHCL trong bối
cảnh hội nhập quốc tế; Mối quan hệ giữa hội nhập quốc tế với TCTC CSGDĐHCL;
Nội dung TCTC của đơn vị SNCL; xây dựng 05 tiêu chí đánh giá TCTC cũng như
các yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế TCTC tại CSGDĐHCL trong bối cảnh hội nhập
quốc tế. Đồng thời, nghiên cứu kinh nghiệm thành công và chưa thành công về TCTC
của một số trường đại học ở Australia, Hoa Kỳ, Vương Quốc Anh và của Việt Nam
từ đó rút ra bài học có thể áp dụng vào Đại học Huế.
Thứ ba, trên cơ sở tổng quan về Đại học Huế - đối tượng nghiên cứu của luận
án, tiếp cận từ góc độ quản lý nhà nước về thực trạng hoạt động TCTC, căn cứ 5 tiêu
159
chí đánh giá TCTC đã xác định ở chương lý thuyết, chương 3 tiến hành khảo sát một
số nhà quản lý, cán bộ chuyên môn, giảng viên tại Đại học Huế thông qua hệ thống
bảng hỏi, điều tra xã hội học và các số liệu thứ cấp từ các báo cáo tổng hợp hàng năm
của Đại học Huế và các cơ quan liên quan phân tích thực trạng hoạt động TCTC tại
Đại học Huế trong giai đoạn nghiên cứu 2016-2021.
Trên cơ sở đánh giá tổng hợp ý kiến các chuyên giá theo các tiêu chí về mức
độ TCTC của Đại học Huế thì tiêu chí “Tính hiệu lực, hiệu quả” là một trong
những hạn chế chủ yếu và đây chính là “điểm nghẽn” trong quá trình thực hiện cơ
chế TCTC của Đại học Huế giai đoạn 2016-2021. Luận án cũng dành dung lượng
phù hợp để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động TCTC của Đại học Huế,
đánh giá khái quát những kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân chủ quan và khách
quan làm cơ sở đề xuất các giải pháp trong thực hiện tự chủ tài chính tại Đại học Huế
trong giai đoạn tiếp theo.
Thứ tư, từ trình bày bối cảnh trong nước và quốc tế mới tác động đến việc thực
hiện TCTC tại Đại học Huế và từ mục tiêu phát triển, mục tiêu TCTC, quan điểm,
định hướng về đổi mới cơ chế TCTC tại Đại học Huế trong bối cảnh hội nhập quốc
tế, thông qua phương pháp phân tích ma trận SWOT nhằm chỉ ra điểm mạnh, điểm
yếu, cơ hội, thách thức cũng như từ những hạn chế, điểm nghẽn trong thực hiện cơ
chế TCTC giai đoạn 2016-2021, luận án đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả thực hiện TCTC tại Đại học Huế trong giai đoạn phát triển mới, bao gồm:
1) Tăng cường hiệu quả quản trị cơ sở GDĐH, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện
khung pháp lý trong quản lý tài chính tại Đại học Huế; 2) Nâng cao tính hiệu lực,
hiệu quả trong TCTC taị Đại học Huế trong giai đoạn phát triển mới; 3) Tăng cường
hợp tác quốc tế đối với đào tạo và nghiên cứu khoa học trong bối cảnh hội nhập
quốc tế; 4) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đối với đội ngũ cán bộ, giảng viên,
người lao động và hoạt động phối hợp thực hiện cơ chế tự chủ tài chính giữa các
đơn vị thuộc Đại học Huế; 5) Đa dạng hóa việc gia tăng nguồn thu góp phần ổn
định nguồn thu theo hướng bền vững; 6) Sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính; 7)
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách tự chủ tài chính tại
Đại học Huế trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
160
Tuy nhiên, do khuôn khổ của một luận án và điều kiện nghiên cứu, luận án chưa
đi sâu phân tích và làm rõ một số nội dung liên quan đến Nghị định số 60/2021/NĐ-
CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự
nghiệp công lập - do Nghị định mới ra đời chưa được triển khai một cách đồng bộ
trong thực tiễn, nên chưa có đánh giá một cách khoa học và toàn diện. Đây là nội dung
cần có các nghiên cứu tiếp theo để góp phần nâng cao hiệu quả TCTC tại Đại học Huế
trong giai đoạn phát triển mới.
161
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA NGHIÊN CỨU SINH ĐÃ
CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Hoàn thiện cơ sở pháp lý và tổ chức thực hiện tự chủ đại học ở Việt Nam.
Tạp chí Khoa học Đại học Huế, Tập 130 Số 6C, 2021, tr. 101-113.
2. Finalcial autonomy towards university autonomy via situation at
University of Law - Hue university. Tạp chí Economy and society, ISSN: 2225-
1514, No 6 (85)-2021, tr. 201-213.
3. Solutions for promoting university autonomy Vietnam. Tạp chí Globus:
Social sciences, Tom 7 No 2 (36)/2021, ISSN 2713-3087, tr. 23-29.
4. Legal provision on financial autonomy at Vietnamese public
universities. Kỷ yếu hội thảo Topical issues of the economy, ISBN 978-5-00173-
038-5, tr. 47-50.
5. Financial Autonomy at Vietnam's Regional Universities. Tạp chí Central
European Management Journal (CEMJ) ISSN:2336-2693 & E-ISSN:2336-4890,
Vol. 30 No. 4 (2022), tr. 2009-2017.
162
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tài liệu trong nước
1. Ban chấp hành Trung ương (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày
04/9/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại học trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Thông tư liên tịch số 07/2009/TTLT-
BGDĐT- BNV ngày 15/4/2009 về hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị SNCL giáo
dục và đào tạo.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Thông tư 08/2018/TT-BGDĐT ngày
20/3/2014 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của đại học vùng và các
cơ sở giáo dục đại học thành viên.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Thông tư 10/2020/TT-BGDĐT ngày
14//2020 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của đại học vùng và các
cơ sở giáo dục đại học thành viên.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Thông tư số 14/2019/TT-BGDĐT ngày 30
tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hướng dẫn xây dựng,
thẩm định, ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật và phương pháp xây dựng giá dịch
vụ giáo dục đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục đào tạo.
6. Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 71/TT-BTC ngày 09/8/2006 hướng dẫn
thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối
với đơn vị sự nghiệp công lập.
7. Bộ Tài chính (2017), Thông tư số 107/TT-BTC ngày 10/10/2017 hướng
dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp.
8. Bộ Tài chính (2017), Thông tư số 145/TT-BTC ngày 29/12/2017 hướng
dẫn cơ chế tài chính đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định 141/2016/NĐ-CP
ngày 10/10/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công
lập trong lĩnh vực kinh tế và sự nghiệp khác.
163
9. Bộ Tài chính (2022), Thông tư số 56/2022/TT-BTC ngày 16 tháng 9 năm
2022 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn một số nội dung về cơ chế tự chủ tài
chính của đơn vị sự nghiệp công lập; xử lý tài sản, tài chính khi tổ chức lại, giải thể
đơn vị sự nghiệp công lập.
10. Chính phủ (2006), Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế
và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
11. Chính phủ (2014), Nghị định số 63/NĐ-CP ngày 26/6/2014 quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.
12. Chính phủ (2014), Nghị quyết số 77/2014/NQ-CP ngày 24/10/2014 về thí
điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các CSGDĐHCL giai đoạn 2014-2017.
13. Chính phủ (2021) Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021
quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo
dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ
trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
14. Chính phủ (2015) Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015
quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo
dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm
học 2015-2016 đến năm học 2020-2021.
15. Chính phủ (2015), Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy
định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
16. Chính phủ (2019), Nghị định 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật GDĐH.
17. Chính phủ (2020), Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 quy định
chỉ tiết một số điều của Luật Đầu tư công.
18. Chính phủ (2021), Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021
của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
19. Đại học Huế (2019), Quyết định số 1343/QĐ-ĐHH ngày 14/10/2019 ban
hành Quy chế chi tiêu nội bộ của Đại học Huế.
164
20. Đại học Huế (2021), Nghị quyết số 46/NQ-HĐĐH ngày 06/8/2022 ban
hành Quy chế tài chính của Đại học Huế.
21. Đại học Huế (2021), Nghị quyết số 75/NQ-HĐĐH ngày 05/11/2021 ban
hành Chiến lược phát triển Đại học Huế giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn 2045.
22. Đại học Huế (2022), Nghị quyết số 36/NQ-HĐĐH ngày 20/5/2022 ban
hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của Đại học Huế.
23. Đại học Huế (2021), Quyết định số 968/QĐ-ĐHH về việc quy định mức
thu học phí, miễn giảm học phí và thanh toán giảng dạy nội bộ trong Đại học Huế
từ năm học 2022 - 2023 đến năm học 2025 - 2026.
24. Quốc hội (2012), Luật GDĐH năm 2012.
25. Quốc hội (2013), Luật đấu thầu 2013.
26. Quốc hội (2018), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH.
27. Quốc hội (2019), Luật đầu tư công 2019.
28. Quốc hội (2019), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công
chức và Luật viên chức.
29. Bùi Phụ Anh (2015), “Điều chỉnh cơ cấu tài chính đầu tư cho giáo dục đại
học công lập ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ.
30. Cao Như Ý, Đặng Anh Tuấn (2019), “Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền
tệ” Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
31. Đào Trọng Thi (2020), Nghiện cứu mô hình đại học tự chủ và giải pháp
tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học ở Việt
Nam giai đoạn 2018-2025 và tầm nhìn 2030, Đề tài NCKH cấp Nhà nước.
32. Đại học Huế (2018), “Đại học Huế xây dựng lộ trình tự chủ đại học”,
https://hueuni.edu.vn/portal/vi/index.php . Cập nhật ngày 10/5/2018
33. Đăng Thành Dũng (2014), “Kinh nghiệm quốc tế về đổi mới cơ chế quản lý tài
chính các trường đại học công lập ở Việt Nam”, số 10, Tạp chí Kế toán & Kiểm toán.
34. Đặng Văn Định (2020), “Giáo dục đại học Việt Nam: Những trải nghiệm
về tự chủ tài chính trong thời kỳ đổi mới”. Kỷ yếu hội thao Giáo dục Việt Nam.
35. Đặng Thị Lệ Xuân (2016), “Hoàn thiện cơ chế tài chính cho giáo dục đại
học trong bối cảnh tự chủ hiện nay, nghiên cứu trường hợp của Đại học Kinh tế
165
quốc dân”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển số 226 tháng 4/2016.
36. Đặng Văn Huấn (2011), Vietnamnet, “Giao quyền TCĐH: kinh nghiệm từ
Hàn Quốc” truy cập tại dh-quyen-tu-chu-
kinh-nghiem-tu-han-quoc-50854.html.
37. Đoàn Đức Lương (2018), “Cơ sở xây dựng Đề án đổi mới cơ chế hoạt
động tự chủ đại học”, Kỷ yếu hội thảo về tự chủ đại học, Thừa Thiên Huế.
38. Đỗ Thị Hải Hà (2019), “Tự chủ đại học: Kinh nghiệm của Trung Quốc và
khuyến nghị đối với Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo quốc gia, Hà Nội.
39. Đỗ Thị Thu Hồng (2021), “Kinh nghiệm của một số đại học vùng trên thế
giới về quản lý tài chính và bài học cho Đại học Thái Nguyên”, Tạp chí Kinh tế và
Dự báo, số 35/2021.
40. Đỗ Thị Thu & Phùng Thanh Loan (2019), “Tự chủ tài chính các trường
đại học công lập ở Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán số 10 (195).
41. Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam (2017), “Tự chủ đại học
cơ hội và thách thức”, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.
42. Hoàn Thị Xuân Hoa (2017), “Tự chủ đại học: Xu thế phát triển”,
https://www.vnu.edu.vn/btdhqghn/?C2145/N12636/Tu-chu-dai-hoc:-Xu-the-cua-
phat-trien.htm.
43. Hoàng Thanh (2018), “Tự chủ đại học là xu hướng tất yếu”, truy cập
trang web: https://infonet.vietnamnet.vn/chuyen-de/ptt-vu-duc-dam-tu-chu-daihoc-
la-xu-huong-tat-yeu-225717.html.
44. Lê Văn Bình (2019), Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Đại học Huế,
Đề tài cấp Đại học Huế.
45. Lê Văn Hảo (2008), “Những xu thế chung của giáo dục đại học và các mô
hình phát triển tài chính đại học”, Kỷ yếu Hội thảo “Giáo dục So sánh lần 2: Giáo
dục Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa”.
46. Lê Thị Thuý Hà (2020), “Thực tiễn thực hiện tự chủ tài chính tại các cơ
sở giái dục đại học công lập ở nước ta – một số giải pháp gợi mở trong thời gian
tới”. Kỷ yếu hội thảo giáo dục Việt Nam.
166
47. Lê Trung Thành - Đoàn Xuân Hậu (2018). “Tự chủ đại học: nhìn từ góc
độ tự chủ tài chính tại các cơ sở giáo dục đại học công lập Việt Nam”. Hội thảo
Hoàn thiện chính sách, pháp luật về tự chủ đại học. NXB Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
48. Mai Ngọc Anh (2020), Quản lý nhà nước đối với giáo dục đại học: Kinh
nghiên Trung Quốc và khuyên nghị đối với Việt Nam, Đề tài tài khoa học và công
nghệ cấp Nhà nước.
49. Mai Ngọc Cường (2008), “Tự chủ tài chính tại các trường đại học công
lập ở Việt Nam”, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
50. Nguyễn Anh Thái (2008), "Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối
với các trường ĐH ở Việt Nam" tại trang
51. Nguyễn Chí Hướng (2017), Tự chủ tài chính ở Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sĩ.
52. Nguyễn Đình Hưng (2018), Cơ chế tự chủ tại Đại học Quốc gia thành phố
Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sĩ.
53. Nguyễn Đình Hưng, Phí Thị Hồng Linh (2020), “Hoàn thiện cơ chế, chính
sách nhằm bảo đảm nguồn tài chính bền vững cho các cơ sở giáo dục đại học công
lập trong điều kiện tự chủ”. Kỷ yếu hội thảo giáo dục Việt Nam.
54. Nguyễn Đức Cân (2012), Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại các cơ sở
giáo dục đại học ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ.
55. Nguyễn Hoà (2020), “Tự chủ tài chính và đổi mới đầu tư ngân sách cho
giáo dục đại học”. Kỷ yếu hội thảo giáo dục Việt Nam.
56. Nguyễn Hồng Liên (2019), Đổi mới công tác quản lý tài chính thực hiện
cơ chế TCTC phục vụ yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học của
Đảng và Nhà nước, Đề tài cấp Đại học Thái Nguyên.
57. Nguyễn Hữu Đức (2020), Nghiên cứu mô hình trường đại học đáp ứng với
cuộc CMCN 4.0, Đề tài NCKH cấp Quốc gia;
58. Nguyễn Hữu Năng (2016), “Một số giải pháp đổi mới tài chính đối với
giáo dục đại học”.
https://vhu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qlkh/NHN_DoimoitaichinhGDDH
VN.pdf.
167
59. Nguyễn Minh Thuyết (2014): “Tự chủ tài chính - Thực trạng và giải
pháp”, Đối thoại Giáo dục Việt Nam lần thứ nhất, TP Hồ Chí Minh, ngày 31/07 và
01/08/2014.
60. Nguyễn Ngọc Vũ (2012), “Thực trạng tình hình thí điểm tự chủ tài chính
ở các cơ sở GDĐH - Một số vấn đề đặt ra”, Kỷ yếu hội thảo Đổi mới cơ chế tài
chính đối với GDĐH;
61. Nguyễn Kiều Duyên (2021), Kinh nghiệm thực hiện cơ chế tự chủ tài
chính ở các trường đại học trên thế giới và bài học đối với Việt Nam. Nguồn
https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-quoc-te/kinh-nghiem-thuc-hien-co-che-tu-chu-
tai-chinh-o-cac-truong-dai-hoc-tren-the-gioi-va-bai-hoc-doi-voi-viet-nam-
334141.html. Cập nhật ngày 20/05/2021.
62. Nguyễn Quang Linh, Trần Đăng Huy, Hồ Thị Thanh Hương (2020), “Tự
chủ đại học ở Đại học Huế: thực trạng, ảnh hưởng và một số kiến nghị”. Kỷ yếu
Hội thảo khoa học Đổi mới giáo dục và đào tạo vì mục tiêu phát triển bền vững.
63. Nguyễn Thị Cành (2016), “Nghiên cứu áp dụng các loại hình tự chủ dại
học trong các trường thành viên trong ĐHQG-HCM và những tác động đến nguồn
tài chính”, https://www.uel.edu.vn/tin-tuc, cập nhật 28/11/2016.
64. Nguyễn Thị Cành, Đoàn Thị Phương Diệp (2020), “Tài chính đại học
công lập trên thế giới, cơ chế tài chính đại học công lập ở Việt Nam và những kiến
nghị”. Kỷ yếu hội thảo giáo dục Việt Nam.
65. Nguyễn Thị Dung (2017), “Tự chủ tài chính – cơ hội và thách thức đối
với các trường đại học công lập Việt Nam”, Tạp chí Công thương, truy cập tại
voi-
cac-truong-dai-hoc-cong-lap-viet-nam- 20170314112748384p0c488.html.
66. Nguyễn Thị Hương (2016), “Giải pháp đẩy mạnh tự chủ tài chính tại Đại
học Quốc gia Hà Nội”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 228 tháng 6/2016.
67. Nguyễn Thị Thu Hà (2017), “Thực trạng và giải pháp triển khai cơ chế tự
chủ tại các cơ sở giáo dục đại học công lập”, Tạp chí tài chính kỳ I, tháng 5/2017.
168
68. Nguyễn Thu Hương (2014), Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với
các chương trình đào tạo chất lượng cao trong các trường đại học công lập ở Việt
Nam, Luận án tiến sĩ.
69. Nguyễn Thùy Linh (2020), Tăng cường nguồn lực cho đầu tư phát triển
ĐHCL ở Việt Nam, Luân án Tiến sĩ.
70. Nguyễn Thùy Linh, Nguyễn Văn Định. “Tự chủ tài chính tại tại các
trường đại học công lập tại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Việt Nam.
71. Nguyễn Trọng Cơ (2020), “Tự chủ tài chính - chìa khoá vàng trong tự chủ
đại học”. Kỷ yếu hội thảo giáo dục Việt Nam.
72. Nguyễn Trọng Tuấn (2018), Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học
công lập ở nước ta hiện nay, Luận án Tiến sĩ.
73. Nguyễn Trường Giang (2017), “Những thành công và giải pháp mở rộng áp
dụng thí điểm đối với các trường đại học trong quá trình triển khai Nghị quyết số
77/2014/NQ-CP của Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các
CSGDĐHCL giai đoạn 2014-2017”, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, 2017.
74. Nguyễn Văn Toàn (2016), “Quản trị đại học hai cấp - Những vấn đề thực
tiễn tài Đại học Huế”, Kỷ yếu hội thảo về tự chủ đại học, Thừa Thiên Huế.
75. Nguyễn Xuân Trường (2018), “Các giải pháp đổi mới cơ chế hoạt động,
cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập”, Tạp chí Tài chính, truy cập tại
hoatdong-co-che-tai-chinh-doi-voi-don-vi-su-nghiep-cong-lap/.
76. Phạm Thị Vân Anh (2017), “Cơ sở pháp lý về tự chủ tài chính đối với
giáo dục đại học và những vấn đề đặt ra”, Tạp chí tài chính, kỳ 1 tháng 5/2017.
77. Phan Thị Lan Hương (2019), Trao quyền tự chủ đại học của Nhật Bản và
kinh nghiệm đối với Việt Nam, https://tcnn.vn/news, cập nhật 02/12/2019.
78. Phan Thái Hà (2021), “Đại học vùng trước bối cảnh tự chủ: Giải pháp tồn
tại và phát triển”, https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/dai-hoc-vung-
truoc-boi-canh-tu-chu-giai-phap-ton-tai-va-phat-trien-137444.html cập nhật
16/11/2022.
169
79. Trần Hồng Quân (2019), “Năm kiến nghị về tự chủ đại học”,
https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h, cập nhật ngày 16/11/2019.
80. Trần Nguyên Khôi (2016), “Bài học trong quá trình tự chủ tại Đại học Kinh
tế, Đại học Đà Nẵng”, Kỷ yếu hội thảo về tự chủ đại học, Thừa Thiên Huế 2016.
81. Trần Quốc Toản (2018), “Một số vấn đề về cơ chế tự chủ của các trường
đại học”,
cua-cac-truong-dai-hoc.html, cập nhật ngày 13/12/2018.
82. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng (2021), “Báo cáo ba công
khai năm học 2021-2022”, due.udn.vn.
83. Trương Tuấn Linh, Nguyễn Phương Thảo (2020), “Một số bất cập
trong xây dựng cơ chế chính sách để đáp ứng quyền tự chủ về quản lý nhân
sự của trường đại học thành viên thuộc Đại học vùng ở Việt Nam”. Hội thảo
giáo dục Việt Nam.
84. Ủy Ban văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng và
Trường Đại học Kinh tế TP.HCM (2017), “Hội thảo hoàn thiện chính sách, pháp
luật về TCĐH”.
85. Vũ Quốc Huy (2018) “Thực trạng, những thuận lợi và khó khăn của
Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế khi thực hiện tự chủ”, Kỷ yếu hội thảo về Tự
chủ đại học, Thừa Thiên Huế.
86. Vũ Thị Lan Anh (2020), “Quy định của pháp luật về Tự chủ đại học ở
Việt Nam - Những vấn đề đặt ra”, Hội thảo giáo dục Việt Nam.
87. Vũ Thị Phương Anh (2014), “Tự chủ đại học ở Việt Nam: Thiếu thực
chất”, www.tiasang.com.vn, số 16 ngày 20/8/2014.
88. Vũ Thị Thanh Thủy (2012), Quản lý tài chính các trường đại học công
lập Việt Nam, Luận án Tiến sĩ.
B. Tài liệu nước ngoài
89. Anderson, D. & Johnson, R., (1998), University Autonomy in Twenty
Countries, Higher Education, Vol.98-3;
90. Arben Malaj, Fatmir Mema, and Sybi Hida (2005), “Albania, Financial
Management in the Education System: Higher Education”,
bamberg.de/fileadmin/.../pberg54.pdf.
170
91. Arben Malaj, Fatmir Mema, and Sybi Hida (2005), “Albania, Financial
Management in the Education System: Higher Education”,
bamberg.de/fileadmin/.../pberg54.pdf.
92. American academy of Arts and Science (2016). Public research
Universities: understanding the Financial Model, The Lincoln Project: Excellence
and Access in Public Higher Education.
93. Board of Visitors (2020-2021). Audited financial report for the year
2019 and 2020, James Madison University
94. Chen Shen (2007), The diversification of China’s higher education
funding 1996-2003, Master Thesis, The University of British Columbia.
95. Cotelnic, A, Angela Niculita, Petru Todos, Romeo Turcan, Larisa
BugaIan, Daniela Pojar (2015), “The USV Annals of Economics and Public
Administration Volume 15, Issue
1(22),
1%2821%29,2015 fulltext.pdf.
96. Estermann, T. & Nokkala, T., University Autonomy in Europe I (2009),
ngày 18/7/2018.
97. Estermann, T. & Pruvot, E.B (2011), “Financially Sustainable
Universities II European universities diversifying income streams”.
98. Estermann, T. (2015), University Autonomy in Europe, University
Education, No3, p28-32.
99. Estermann, T., Nokkala,T., Steinel, M. University Autonomy in Europe
II, the Scorecard (2012), truy cập tại ngày 18/7/2018.
100. EUA (European University Association) (2017), Dimensions of
University Autonomy, truy cập tại
101. EUA (European University Association) (2017), Dimensions of
University Autonomy:
Autonomy-in-Europe.
102. Fengliang, L. (2012), “Financing higher education: lessons from China”,
Irish Educational Studies.
103. Hair và c, L. (2012), “FMultivariate Data Analysis, Pearson, New Jersey.
171
104. Jongbloed, et al (2000), Spending Strategies: A Closer look at The
Financial Management of the European University, Report on a CRE project,
sponsored by the European Commision and the Swiss Confederation,
https://www.researchgate.net/publication/239810734 Spending Strategies A_Closer
Look at the Financial Management of the European University.
105. Kim Gwang - Jo (2010), “I. Rationale of Study & Research Questions II.
Indicators on Evolution of Higher Education. III. Results of the Pilot Test of
Indicators. IV. Challenges and Reflections. 2. 6/21/2010. GJK, Benchmarking
Education Systems for...”.
106. Kohtamäki, V., University of Tampere, “How do Higher Education
Institutions Enhance their Financial Autonomy?”, vuokko.kohtamaki@uta.fi;
Higher Education Quarterly, 0951-5224 DOI: 10.1111/j.1468-2273.2010.00475.x;
Volume 65, No. 2, April 2011, pp 164-185
107. Marcucci, P. and Johnstone, D.B (2007), "Tuition Policies in a
Comparative Perspective: Theoretical and Political Rationales", Journal of Higher
Education Policy and Management, 29 (1), pp.25.40.
108. Maruyama, F. (2012), Finacing universities in Japan, Cycles of
University Reform: Japan and Finland compared, Centre of University Finacing and
Management, Japan, pp.13-31.
109. MEXT (2014), "Higher education in Japan (guide book)", Available
Accessed at: 6/5/2014.
110. Ministry of Education (2013), List of Chinese Higher Education Institutions.
111. Mitsopoulos, M and Pelagidis, T. (2008), “Comparing the Administrative
and Financial Autonomy of Higher Education Institutions in 7 EU Countries”,
112. Neave, G. & van Vught, F.A., (1994), Government and Higher
Education Relationships Across Three Continents, Pergamon Press, Oxford.
113. OCED (2009), OECD Reviews of Tertiary Education, Mexico.
114. Richardson, G. & Fielden, J., (1997) Measuring the Grip of the State:
the relationship between governments and universities in selected Commonwealth
countries, CHEMS, London.
172
115. Rothblatt, S. (1992) Economics. In The Encyclopedia of Higher
Education of B.R. Clark and G.R. Neave (ed.). Exeter: B.P.C.C. Wheatons LTD.
1797-1834.
116. Sheehan, J. (1997), Social Demand Versus Political Economy in Higher.
Education at the Turn of the Century, Higher education in Europe, (22), 2, p. 123-136;
117. Shen, H., and Li, W. (2004), A Review of the Student Loan Scheme in
China. Bangkok/Paris: UNESO Bangkok/International Institute for Educational
Planning.
118. The World University Rankings 2017 reputrationrangking,
https://www.timeshighereducation.com/world-university-
ankings/2017/reputationranking#!/page/0/length/25/sort_by/rank/sort_order/asc/cols/st
ats.
119. The Department of Education, Science and Training of Australia,
(2007), Portfolio budget statements on Education, Science and Training portfolio:
budget initiatives and explanations of appropriations specified by outcomes and
outputs by Agency, Canberra, Australia.
120. Theodore W. Schultz (1961) "Investment in Human Capital",The
American Economic Review, Vol. 51, No. 1 (Mar., 1961), pp. 1-17 (19 pages).
121. University of Endinburg (2021). Annual report 2019-2020, published by
The University of Edinburgh.
122. University of South Queensland (2018-2021). Annual report 2017-2021,
the Office of the Vice-Chancellor, https://www.usq.edu.au/about-usq/governance-
leadership/plans-reports.
C. Website truy cập tài liệu:
123. https://hueuni.edu.vn/portal/vi/index.php/Unit/Index.html.
124. https://www.tdtu.edu.vn/gioi-thieu truy cập 20/10/2022.
125. ngày truy cập 20/01/2022.
126. https://www.ctu.edu.vn/images/upload/TT36/2022.
173
PHỤ LỤC 01
PHIẾU THAM VẤN Ý KIẾN CHUYÊN GIA
(Các chuyên gia trong lĩnh vực quản trị đại học, quản trị tài chính)
Kính thưa: Quý chuyên gia!
Hiện tại, Tôi đang tiến hành nghiên cứu đề tài "Tự chủ tài chính tại Đại
học Huế trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, kính mong Quý chuyên gia dành
thời gian thảo luận và trao đổi, cho ý kiến một số vấn đề sau.
Ý kiến của Quý chuyên gia là những đóng góp vô cùng quý giá đối với
nghiên cứu này.
Phần 1: Thông tin về chuyên gia
1. Họ và tên: ..
2. Học hàm, học vị:
3. Đơn vị công tác: ..
4. Lĩnh vực chuyên môn: ..
5. Chức vụ quản lý: .....
Phần 2: Nội dung thảo luận:
- Các nội dung, tiêu chí nào để đánh giá tự chủ tài chính của Đại học Huế?
- Các yếu tố nào tác động đến thực hiện tự chủ tài chính tại Đại học Huế?
Các biến phản ảnh tính đặc trưng cho mỗi yếu tố là gì?
1. Thảo luận các nội dung và tiêu chí nào được sử dụng để đánh giá mức
độ tự chủ tài chính của Đại học Huế
1.1. Nội dung thực hiện tự chủ tài chính của Đại học Huế.
Ban hành văn bản và xây dựng kế hoạch tự chủ tài chính
Tuyên truyền, phổ biến về thực hiện chính sách tự chủ tài
Phân công, phối hợp thực hiện chính sách tự chủ tài chính
Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chính sách tự chủ tài chính
Các nội dung khác:.
1.2. Tiêu chí nào được sử dụng để đánh giá mức độ tự chủ tài chính của Đại
học Huế.
Tính hiệu lực Tính hiệu quả
174
Tính bền vững Tính ràng buộc
Tính thống nhất Tính công khai
Tính tác động Tính hiệu quả tự chủ tài chính
Tự chủ tạo lập nguồn tài chính Tự chủ sử dụng nguồn tài chính
Tự chủ trong quản lý tài chính, tài sản Sự thừa nhận trong cộng đồng
2. Thảo luận những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc thực hiện chủ tài
chính tại Đại học Huế trong bối cảnh hội nhập quốc tế (có thể chọn nhiều
phương án).
Cơ chế, chính sách
Hoạt động đào tạo
Hoạt động KHCN - HTQT
Điều kiện kinh tế - xã hội
Cơ cấu tổ chức
Nguồn nhân lực
Các yếu tố khác như: ...........................................................................................
3. Thảo luận về nhóm tiêu chí đo lường các yếu tố tác động đến thực hiện
tự chủ tài chính của Đại học Huế trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
3.1. Để đánh giá yếu tố “Chủ trương, chính sách” có tác động đến việc
tự chủ tài chính tại Đại học Huế trong bối cảnh hội nhập quốc tế trên cơ sở những
biến nào?
Chủ trương, chính sách của nhà nước
Chủ trương, chính sách của Bộ GD&ĐT
Chủ trương, chính sách của Đại học Huế
Các tiêu chí khác như: .............................................................................................
3.2. Để đánh giá yếu tố “Hoạt động đào tạo” có tác động đến việc tự chủ tài chính
tại Đại học Huế trong bối cảnh hội nhập quốc tế trên cơ sở những biến nào?
Chương trình đào tạo
Tổ chức quản lý đào tạo, giảng dạy
Công tác tuyển sinh, quy mô, chất lượng đầu vào
Các tiêu chí khác như: .............................................................................
175
3.3. Để đánh giá yếu tố “Tổ chức bộ máy” có tác động đến việc tự chủ tài
chính tại Đại học Huế trong bối cảnh hội nhập quốc tế trên cơ sở những biến nào?
Cơ cấu tổ chức của Đại học Huế
Cơ cấu tổ chức của đơn vị thành viên
Tổ chức bộ máy công tác kế toán
Các tiêu chí khác như: .....................................................................................
3.4. Để đánh giá yếu tố “Hoạt động khoa học công nghệ - Hợp tác quốc
tế” có tác động đến việc tự chủ tài chính tại Đại học Huế trong bối cảnh hội nhập
quốc tế trên cơ sở những biến nào?
Trao đổi sinh viên, giảng viên
Số lượng các đề tài, dự án hợp tác
Nguồn thu từ hoạt động KHCN-HTQT
Các tiêu chí khác như: ............................................................................................
3.5. Để đánh giá yếu tố “Nguồn nhân lực” có tác động đến việc tự chủ tài
chính tại Đại học Huế trong bối cảnh hội nhập quốc tế trên cơ sở những biến nào?
Sự năng động của các nhà quản lý
Trình độ, kỹ năng giảng dạy và NCKH giảng viên
Thái độ và trách nhiệm của cán bộ hành chính
Các tiêu chí khác như: .............................................................................................
3.6. Để đánh giá yếu tố “Điều kiến kinh tế - xã hội” có tác động đến việc
tự chủ tài chính tại Đại học Huế trong bối cảnh hội nhập quốc tế trên cơ sở những
biến nào? (có thể chọn nhiều phương án)?
Điều kiện KT-XH tại Thừa Thiên Huế tác động đến người học vào Đại
học Huế
Điều kiện KT-XH tác động đến việc hợp tác đào tạo, NCKH và đầu tư vào
Đại học Huế
Điều kiện KT-XH phù hợp theo từng ngành nghề đào tạo khác nhau
Các tiêu chí khác như: .............................................................................................
4. Thảo luận về những thuận lợi, hạn chế, khó khăn và gợi ý một số giải
pháp thúc đẩy việc thực hiện tự chủ tài chính tại Đại học Huế?
176
4.1. Những thuận lợi thực hiện tự chủ tài chính tại Đại học Huế là gì?
4.2. Những hạn chế, khó khăn thực hiện tự chủ tài chính tại Đại học Huế là gì?
4.3. Nguyên nhân của những hạn chế, khó khăn?
4.4. Gợi mở một số giải pháp thực hiện tự chủ tài chính tại Đại học Huế
Xin trân trọng cảm ơn Quý chuyên gia!
177
PHỤ LỤC 02
PHIẾU KHẢO SÁT
Xin kính chào Quý chuyên gia!
Hiện, chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu đề tài về tự chủ tài chính tại Đại
học Huế. Kính mong Quý chuyên gia vui lòng dành thời gian cho ý kiến về một số
nội dung liên quan. Ý kiến của Quý chuyên gia là những đóng góp vô cùng quý giá
đối với nghiên cứu này.
Toàn bộ thông tin thu thập sẽ được bảo mật và chỉ dùng vào mục đích nghiên
cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!
Phần 1: Thông tin của chuyên gia
Xin vui lòng đánh dấu (X) hoặc điền thông tin thích hợp vào các ô trống.
1. Vui lòng cho biết về độ tuổi
Từ 20 - 30 Từ 31 - 40 Từ 41 - 50 Trên 50
2. Trình độ chuyên môn cao nhất đã qua đào tạo
Trung cấp/cao đẳng Đại học Thạc sỹ Tiến sỹ
3. Thời gian công tác tại Đại học Huế và các đơn vị thuộc Đại học Huế (số năm).
Dưới 10 Từ 11 - 20 Từ 21 - 30 trên 30
4. Đơn vị đang công tác hiện nay
Cơ quan ĐHH Trường thành viên Viện/Trung tâm
5. Vị trí công tác hiện tại
Quản lý đại học chung Quản lý tài chính Kế toán trưởng
Xin Quý chuyên gia cho ý kiến về các tiêu chí đánh giá mức độ tự chủ tài
chính của Đại học Huế trong bối cảnh hội nhập quốc tế dựa trên thang điểm sau: 1
(Hoàn toàn không đồng ý); 2 (Không đồng ý); 3 (Bình thường); 4 (Đồng ý); 5
(Hoàn toàn đồng ý).
178
Phần 2. Nội dung khảo sát
A. Đánh giá tiêu chí thực hiện tự chủ tài chính tại Đại học Huế giai đoạn 2016-2021
Nội dung của các tiêu chí
Hoàn
toàn
không
đồng ý
Không
đồng ý
Bình
thường
Đồng ý Hoàn
toàn
đồng ý
(1) (2) (3) (4) (5)
Tính hiệu lực hiệu quả
Phù hợp với trình độ phát triển kinh tế -
xã hội; kế hoạch, chiến lược phát triển
của địa phương; phù hợp với các quy
định của nhà nước.
Các điều kiện để thực hiện tự chủ tài
chính cơ sở giáo dục đại học công lập
Khả năng gia tăng các nguôn lực tài
chính của cơ sở giáo dục đại học công lập
Tính thống nhất và công khai
Thống nhất trong tố chức bộ máy thực
hiện công tác kế toán, thống nhất trong
quy trình trong thanh toán, quyết toán;
định mức thu chi
Thực hiện công khai công tác quản lý
tài chính đúng các quy định
Thực hiện thanh tra, kiểm đảm bảo tính
hiệu lực, hiệu quả trong quản lý tài chính
Tự chủ tạo lập nguồn tài chính
Kinh phí do NS Nhà nước cấp
Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp,
thu khác
Quyền tự chủ nguồn thu
Tự chủ sử dụng nguồn tài chính
Các khoản chi thường xuyên
Các khoản chi không thường xuyên
Sử dụng kết quả hoạt động tài chính
Tự chủ quản lý và sử dụng tài sản
179
Mức độ được quyền chủ động về tài
sản, cơ sở vật chất
Mức độ chủ động trong sử dụng các
tài sản
Mức độ chủ động trong xây dựng và
áp dụng quy định về tiêu chuẩn, định
mức quản lý sử dụng tài sản của cơ
sở giáo dục đại học công lập
B. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến tự chủ tài chính tại Đại học Huế giai
đoạn 2016-2021
Nội dung của phát biểu nhận định
Hoàn
toàn
không
đồng ý
Không
đồng ý
Bình
thường
Đồng ý Hoàn
toàn
đồng ý
(1) (2) (3) (4) (5)
Chủ trương, chính sách
Cơ chế chính sách phù hợp với thực
hiện tự chủ tài chính.
Các qui định hiện hành thuận lợi đối
với việc thực hiện tự chủ tài chính.
Việc phân cấp quản lý tài chính, tài
sản của Bộ GD & ĐT là phù hợp.
Đại học Huế có nhiều chính sách tốt
để thu hút người học.
Đại học Huế đã có nhiều chính sách
gia tăng và đa dạng hóa các nguồn
tài chính.
Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức theo mô hình hai cấp
là phù hợp và hiệu quả.
180
Thiết chế các tổ chức trong Đại học
Huế như hiện nay là phù hợp.
Tổ chức các đơn thuộc Đại học Huế
như Trường, Khoa, Phân hiệu là hiệu
quả.
Tổ chức bô máy thực hiện công tác
tài chính kế toán phù hợp, hiệu quả.
Công tác kế toán được tổ chức vừa
phân tán, vừa tập trung là hợp lí.
Hoạt động đào tạo
Chương trình đào tạo có nhiều
chuyên ngành để lựa chọn.
Có nhiều chương trình chất lượng cao
để người học lựa chọn.
Chương trình đào tạo nói chung có
cấu trúc linh hoạt với nhu cầu người
học
Tổ chức đào tạo song ngành là một
lợi thế của Đại học Huế.
Hoạt động đào tạo là nguồn thu chủ
yếu của Đại học Huế.
Nguồn nhân lực
Đại học Huế có đội ngũ các nhà
khoa học chất lượng cao thuận lợi
trong giảng dạy, nghiên cứu và
chuyển giao KHCN.
Nguồn nhân lực dùng chung trong
giảng dạy và NCKH của Đại học Huế
là hiệu quả .
181
Cán bộ quản lý của Đại học Huế có
kinh nghiệp năng lực lãnh đạo.
Cán bộ giảng viên của Đại học Huế
đáp ứng về mặt số lượng và chất
lượng chuyên môn.
Đội ngũ làm công tác tài chính, kế
toán có chuyên môn, nghiệp vụ tốt.
Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương
Điều kiện kinh tế - xã hội của địa
phương thuận lợi cho việc thu hút
đầu từ vào ĐHH.
Điều kiện kinh tế - xã hội địa
phương thu hút được nhiều nhà khoa
học tới giảng dạy và nghiên cứu.
Điều kiện kinh tế - xã hội của địa
phương thu hút được nhiều sinh viên
tới theo học, thực tập và ở lại làm
việc.
Khả năng chi trả của người học ngày
càng cao cho các chương trình đào
tạo chất lượng cao, và đào tạo bằng
tiếng nước ngoài.
Điều kiện kinh tế - xã hội của địa
phương thuận lợi cho nghiên cứu và
chuyển giao các sản phẩm KHCN và
dịch vụ khá
Tự chủ tài chính
Tự chủ tài chính là xu thế tất yếu của
giáo dục đại học
182
Xin trân trọng cảm ơn!
Hội nhập quốc tế góp phần đẩy nhanh
việc thực hiện tự chủ tài chính
Tự chủ tài chính thúc đẩy các cơ sở
giáo dục năng động hơn
Tự chủ tài chính là yếu tố quan trọng
để Đại học Huế phát triển bền vững
Tự chủ tài chính tăng quyền và trách
nhiệm các đơn vị thành viên của Đại
học Huế
183
PHỤ LỤC 03
BẢNG KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU BẰNG PHẦN MỀM SPSS 20
Cac tieu chi danh gia tu chu tai chinh
Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std.
Deviation
Phu hop voi phat trien KTXH va qui
dinh cua Nha nuoc
45 1.00 4.00 2.3013 .83905
Cac dieu kien thuc hien TCTC CSGD
DHCL
Kha nang gia tang nguon luc tai chinh
CSGD DHCL
45
45
1.00
1.00
4.00
4.00
2.4333
2.3733
.92246
.82247
Thong nhat trong bo may thuc hien
cong tac tai chinh, qui dinh TC
45 3.00 5.00 4.1033 .78044
Thuc hien cong khai quan ly tai chinh 45 3.00 5.00 4.1733 .81464
Thuc hien thanh tra kiem tra tai chinh 45 3.00 5.00 4.0333 .82614
Kinh phi do ngan sach nha nuoc cap 45 2.00 4.00 3.0767 .70905
Nguon thu tu hoat dong su nghiep 45 2.00 5.00 3.2767 .83573
Quyen tu chu nguon thu 45 2.00 5.00 3.3020 .71949
Ngan sach nha nuoc cap 45 2.00 5.00 3.0533 .83905
Nguon hoat dong su nghiep 45 2.00 5.00 3.6722 .91949
Su dung hieu qua hoat dong tai chinh 45 2.00 5.00 3.7301 .71949
Muc do duoc quyen chu dong ve tai
san
45 3.00 5.00 3.9302 .84772
Muc do chu dong trong su dung tai
san
45 3.00 5.00 4.1767 .88755
Muc do chu dong trong xay dung va
quan ly tai san
45 2.00 5.00 3.4302 .76295
Valid N (listwise) 45
184
Cac yeu to anh huong den tu chu tai chinh
Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean St.d
Deviation
CCCS phu hop voi TCTC 45 1.00 4.00 2.5578 .79455
Qui dinh hien hanh thuan loi doi voi
TCTC
45 1.00 4.00 2.5478 .89048
Phan cap quan ly cua Bo la phu hop 45 1.00 4.00 2.7056 .70568
DHH co chinh sach tot thu hut
nguoi hoc
45 2.00 4.00 3.1856 .70568
DHH co chinh sach gia tang, da
dang nguon thu
45 2.00 4.00 3.4078 .83466
Mo hinh DH 2 cap la phu hop 45 2.00 4.00 3.1503 .83960
Cac thiet che cua DHH hien nay la
phu hop
45 1.00 4.00 3.2956 .70568
To chuc cac don vi thuoc DHH la
hieu qua
45 1.00 4.00 2.9378 .79455
Bo may cong tac ke toan DHH la
phu hop
45 1.00 4.00 3.4916 .82450
Cong tac ke toan duoc to chuc hop
li
45 2.00 4.00 3.4778 .74153
Chuong trinh dao tao co nhieu lua
chon
45 2.00 5.00 3.7078 .94120
Nhieu chuong trinh dao tao chat
luong cao
45 1.00 4.00 2.7400 .80904
Cau truc chuong trinh dao tao linh
hoat
45 2.00 4.00 3.7556 .82896
Dao tao song nganh la mot loi the 45 2.00 4.00 3.6340 .75679
Hoat dong dao tao tao ra nguon thu
chu yeu
45 3.00 5.00 4.0156 .80214
Doi ngu khoa hoc chat luong cao
thuan loi trong GD va NCKH
45 3.00 5.00 4.2056 .72450
185
Nguon nhan luc dung chung cua
DHH la hieu qua
45 2.00 5.00 3.8478 .83907
Can bo quan li cua DHH co kinh
nghiem trong lanh dao
45 2.00 5.00 3.6278 .83907
Doi ngu GV dap ung ve so luong va
chat luong
45 3.00 5.00 4.1044 .76739
Doi ngu lam cong tac TC - KT co
chuyen mon
45 2.00 4.00 3.4048 .83466
Dieu kien KTXH dia phuong thuan
loi cho thu hut dau tu
45 1.00 3.00 2.3267 .73905
Dieu kien KTXH dia phuong thu
hut cac nha khoa hoc
45 1.00 3.00 2.3967 .81464
Dieu kien KTXH thu hut duoc
nguoi hoc
45 1.00 3.00 2.3000 .90453
Kha nang chi tra cua nguoi hoc
ngay cang cao
45 1.00 4.00 2.3519 .70568
Dieu kien KTXH thuan loi trong
chuyen giao KHCN
45 1.00 4.00 2.4312 .83907
TCTC la xu the tat yeu trong GD
DH
45 2.00 5.00 3.8936 .73133
Hoi nhap quoc te gop phan thuc day
TCTC
45 2.00 4.00 3.6120 .75679
TCTC thuc day co so giao duc nang
dong hon
45 2.00 5.00 3.8956 .80214
TCTC la yeu to quan trong de DHH
phat trien ben vung
45 3.00 5.00 3.6844 .76739
TCTC tang quyen va trach nhiem
cac don vi truc thuoc
45 2.00 5.00 3.6933 .81464
Valid N (listwise) 45