Trong suốt 30 năm đầu thế kỷ XX, tư sản người Việt ở Trung Kỳ bên cạnh
tích cực hoạt động sản xuất, kinh doanh, còn tham gia vào phong trào dân tộc dân chủ.
Hoạt động của họ trong phong trào dân tộc dân chủ không phải đến khi ý thức giai cấp
xuất hiện (sau năm 1919) mới có, mà ngay từ đầu thế kỷ XX, khi mới là bộ phận nhỏ
bé trong xã hội Việt Nam, dưới sức hút của phong trào dân tộc do tầng lớp sĩ phu tiến
bộ tư sản hóa khởi xướng, tư sản người Việt ở Trung Kỳ đã có hành động ủng hộ bằng
vật chất cho phong trào Đông Du và Duy Tân bùng nổ ở khu vực này.
172 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2258 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tư sản người Việt ở Trung Kỳ từ đầu thế kỷ XX đến năm 1930, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h chính sách độc quyền
cao, ngăn chặn ảnh hưởng của tư sản ngoại quốc vào Việt Nam và kiểm soát nền kinh
tế Việt Nam trong vòng lạc hậu nhất có thể. Sự hình thành và phát triển một cách hạn
chế trong sự lệ thuộc kinh tế vào tư bản chính quốc Pháp đã khiến cho kinh tế tư bản ở
khu vực Trung Kỳ khó có thể phát triển một cách tự nhiên và độc lập được.
Một nhân tố cần đề cập tới nữa là ở Trung Kỳ, với tính chất là khu vực bảo hộ,
nơi tồn tại song song hai chính quyền thực dân và phong kiến theo kiểu “lưỡng thể”, thì
phương thức sản xuất phong kiến mà trước hết là lối bóc lột phong kiến hầu như vẫn
duy trì nguyên vẹn. Đó như là lực cản thứ hai ngăn trở, kìm hãm sự phát triển của
thành phần kinh tế tư bản dân tộc ở khu vực Trung Kỳ phát triển lên. Vì thế, tư sản
người Việt ở Trung Kỳ hoạt động kinh doanh còn thua kém tư sản Bắc Kỳ và Nam Kỳ
nhiều mặt. Và với cơ sở kinh tế đó, Việt Nam không thể trở thành nước tư bản độc lập,
kinh tế tư bản Việt Nam dưới dạng thực dân được biểu hiện bằng sự kết hợp giữa
phương thức sản xuất tư bản với phương thức sản xuất phong kiến vẫn tồn tại cho đến
khi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
thành công vào năm 1945 mới chính thức bị xóa bỏ.
142
4.2.2. Về chính trị - xã hội
Cùng với vai trò trong lĩnh vực kinh tế, tư sản người Việt ở Trung Kỳ còn có vai
trò nhất định trên lĩnh vực chính trị - xã hội. Vai trò của họ trên lĩnh vực chính trị - xã
hội thể hiện rõ nhất ở hoạt động của họ trong phong trào dân tộc dân chủ từ đầu thế kỷ
XX đến năm 1930.
Vào đầu thế kỷ XX, khi giai cấp tư sản ở các nước châu Á như Ấn Độ, Trung
Quốc, Philippin tiến hành tập hợp lực lượng, thành lập chính đảng, xây dựng đường
lối tiến tới đánh đổ chế độ phong kiến và sự thống trị của các thế lực ngoại bang nhằm
giành lại độc lập dân tộc thì ở Việt Nam nói chung và Trung Kỳ nói riêng, tư sản người
Việt chỉ mới là một tầng lớp nhỏ bé trong xã hội, chưa đủ khả năng khởi xướng và lãnh
đạo một phong trào dân tộc như những nước khác. Tuy vậy, trong phong trào dân tộc
dân chủ đầu thế kỷ XX do tầng lớp sĩ phu yêu nước tiến bộ tư sản hóa lãnh đạo, tư sản
người Việt ở Trung Kỳ đã tham gia bằng khả năng của mình.
Ý thức giai cấp của tư sản người Việt ở Trung Kỳ ở đầu thế kỷ XX chưa hình
thành, nhưng trước sự lôi cuốn của phong trào yêu nước theo khuynh hướng mới, tầng
lớp tư sản người Việt đã có những hành động ủng hộ, thúc đẩy phong trào phát triển
mạnh hơn. Thông qua hoạt động “chấn hưng thực nghiệp”, tư sản người Việt ở Trung
Kỳ đã lén lút ủng hộ tiền bạc và cho con em mình tham gia phong trào Đông Du do
Phan Bội Châu và các đồng chí của mình khởi xưởng; đồng thời dùng việc mở mang
kinh doanh, lập các hội buôn, cổ vũ xây dựng, phát triển nền kinh tế dân tộc để hỗ trợ
cho chủ trương đổi mới kinh tế - văn hóa của các sĩ phu Duy Tân. Những hoạt động
này ít nhiều đã góp phần vào kết quả của các phong trào nói trên; đồng thời có tác dụng
thức tỉnh lòng yêu nước, ý thức dân tộc và đả phá tư tưởng phong kiến đã lỗi thời, lạc
hậu, nhất là tư tưởng “trọng quan, khinh thương”, coi thường thực học và thực nghiệp
trong việc xây dựng nước nhà.
Tư sản người Việt ở Trung Kỳ cùng với các lực lượng khác như thị dân, địa chủ
phong kiến yêu nước, sĩ phu tiến bộ tư sản hóa là cơ sở xã hội của phong trào yêu nước
đầu thế kỷ XX. Họ đã góp phần tạo ra phong trào yêu nước theo khuynh hướng mới-
phong trào dân tộc đầu tiên trong lịch sử nước ta thời cận hiện đại. Do đó, tác giả Minh
Tranh hoàn toàn có lý khi nhận định “Giai cấp tư sản Việt Nam đã làm sứ mạng dân
tộc đúng với khả năng của họ; và trong những điều kiện mà lịch sử cho phép, họ đã làm
một cách chủ động” [141, tr.51].
143
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, tư sản người Việt phát triển thành một giai
cấp. Lúc này, ý thức giai cấp của họ đã hình thành. Và trước sự chèn ép của tư bản
Pháp, đối xử bất bình đẳng của chính quyền thực dân, tư sản người Việt ở Trung Kỳ tỏ
ra bực bội, phản ứng khá mạnh mẽ, dám lên tiếng bảo vệ và đòi các quyền lợi về kinh
tế lẫn chính trị cho giai cấp của mình. Hơn thế nữa, thông qua báo chí với tư cách là cơ
quan ngôn luận của giới tư sản người Việt, họ khởi xướng và cổ vũ cho hoạt động chấn
hưng thực nghiệp; hô hào, kêu gọi những người trong giới của họ đoàn kết lại, lập
thành những hội đoàn nhằm tăng sức mạnh về kinh tế lẫn tiếng nói trước tư bản Pháp.
Đồng thời, cũng như tư sản dân tộc ở các nước khác, tư sản người Việt ở Trung Kỳ nói
riêng và tư sản người Việt nói chung không giấu tham vọng muốn trở thành giai cấp
nắm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Biểu hiện rõ nét nhất về đóng góp của tư sản người Việt ở Trung Kỳ cho phong
trào dân tộc dân chủ ở những năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất chính là họ đã có
những hành động cụ thể xuất phát từ ý thức giai cấp của mình. Đó là tiến hành cuộc
vận động dùng hàng nội hóa, bài trừ hàng ngoại hóa và tẩy chay khách trú (trong
những năm 1919 - 1923), đòi giảm thuế xuất cảng đường (1923), chống độc quyền sản
xuất nước mắm (1920 - 1926), đòi tham gia vào Phòng canh nông, Viện dân biểu
Trung Kỳ. Mặc dù những cuộc đấu tranh cụ thể này chưa phải do tư sản người Việt ở
Trung Kỳ khởi xướng và mục đích của nó là để đòi quyền lợi cho giai cấp của họ,
nhưng ít nhiều nó đã thể hiện ở một mức độ nhất định tinh thần chống đế quốc và góp
phần vào bước chuyển biến của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam những năm
sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Những hoạt động của tư sản người Việt ở Trung Kỳ nói riêng và tư sản người
Việt trên cả nước nói chung với tư cách là một lực lượng yêu nước đấu tranh vì lợi
ích giai cấp và phần nào cũng vì lợi ích dân tộc đã lôi kéo được các thành phần xã hội
khác hưởng ứng theo, nhất là phong trào của tiểu tư sản trong những năm đầu sau
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925). Qua đó, góp phần cày xới miếng đất màu
mỡ ở Việt Nam để Nguyễn Ái Quốc gieo hạt mầm chủ nghĩa cộng sản. Đúng như
nhận xét của Lê Duẩn: “Do bị đế quốc chèn ép, giai cấp tư sản dân tộc cũng có mặt
yêu nước. Trong sự nghiệp giải phóng của toàn dân tộc, họ đã có những đóng góp
nhất định” [47, tr.28].
144
Tuy nhiên, do địa vị kinh tế thấp kém, nhỏ bé và có mối liên hệ kinh tế với đế
quốc, phong kiến nên hoạt động của tư sản người Việt ở Trung Kỳ trong phong trào
dân tộc dân chủ có nhiều hạn chế và không thể trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng.
Xét về thái độ chính trị, tư sản mại bản đã hoàn toàn phản động, đi theo, cổ súy
cho tư tưởng vong bản và tỏ thái độ ủng hộ, bảo vệ quyền lợi của đế quốc Pháp. Đây là
đối tượng cách mạng phải đánh đổ. Tư sản dân tộc, do mâu thuẫn quyền lợi với thực
dân Pháp nên ít nhiều có tinh thần dân tộc, chống lại thực dân Pháp. Tuy nhiên, vì địa
vị kinh tế quá nhỏ bé và “vì chính họ cũng chưa hoàn toàn cắt đứt được liên hệ kinh tế
với địa chủ và đế quốc, quyền lợi căn bản của họ lại ở chỗ bóc lột công nhân nên thái
độ của họ thường nước đôi, đi với công nhân chống đế quốc nhưng vẫn sợ công nhân;
muốn lợi dụng đế quốc để mưu thêm quyền lợi, nhưng lại căm đế quốc chèn ép” [37,
tr.49]. Đối với phong kiến, giai cấp tư sản bị tàn tích phong kiến ngăn trở, họ có mâu
thuẫn với phong kiến, nhưng vì lực lượng nhỏ bé, lại có liên hệ với kinh tế phong kiến,
nhiều tư sản có nguồn gốc xuất thân từ địa chủ và quan lại phong kiến nên không tỏ
thái độ chống phong kiến một cách tích cực, triệt để được.
Vì nhỏ yếu về kinh tế và thái độ lừng chừng, thiếu dứt khoát, kiên quyết trong
đấu tranh với đế quốc Pháp và phong kiến, nên tư sản người Việt ở Trung Kỳ không
thành lập được một đảng chính trị của giai cấp mình, không đề ra được một đường lối
cách mạng đúng đắn, không lôi cuốn giai cấp nông dân liên minh với nó nên không thể
lãnh đạo cách mạng. Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng, trước khi Đảng của giai cấp
công nhân ra đời, nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam, giai cấp tư sản Việt Nam
nói chung và tư sản người Việt ở Trung Kỳ nói riêng đã không thể hoàn thành được
một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, cũng không đề ra được nhiệm vụ của cuộc cách
mạng này.
Tư sản người Việt ở Trung Kỳ sinh ra liền bị chủ nghĩa đế quốc dìm xuống
không cho phát triển lên; bản thân nó phần thì còn bị ràng buộc trong những quan hệ
bóc lột phong kiến, phần thì mới chỉ phát triển đến trình độ thương mại; một mặt cơ sở
kinh tế đã quá yếu ớt, mặt khác vì chính trị không có điều kiện lôi cuốn nông dân vào
cuộc đấu tranh của mình và cuối cùng đã liên tiếp thất bại. Quả là:
Ngọn cờ cách mạng hoặc cải lương của tư sản dân tộc yêu nước chỉ thấy lác
đác phấp phới trong một số thành phố đang thức tỉnh đứng giữa một cái đại
dương nông thôn lúc bấy giờ nói chung im lặng ngủ yên. Cơn “mưa Âu gió
145
Á” cũng mới chỉ bay lớt phớt trong một số địa phương lẻ tẻ rời rạc nhau chứ
chưa tưới hoặc thổi được trên khắp đất nước Việt Nam bao la từ Nam quan
miền Bắc đến mũi Cà Mau của Nam Bộ [141, tr.51].
Tuy nhiên, tư sản người Việt ở Trung Kỳ cũng đã làm sứ mạng dân tộc đúng
với khả năng của họ. Sứ mạng ấy gồm cả mặt kinh tế và mặt chính trị. Các hoạt động
trong phong trào dân tộc, các cuộc đấu tranh giành quyền lợi kinh tế với tư bản ngoại
quốc, nhất là hoạt động chấn hưng công thương nghiệp dân tộc phần nào đã hỗ trợ các
hoạt động yêu nước, phát triển nền kinh tế dân tộc theo hướng tư bản chủ nghĩa, đẩy lùi
nền kinh tế cổ truyền, lạc hậu ra phía sau. Trên một phương diện nào đó, tiếng vang
của các phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX có phần đóng góp của tư sản người Việt ở
Trung Kỳ nói riêng và tư sản người Việt trên cả nước nói chung. Bản thân tư sản dân
tộc là một bộ phận có tinh thần dân tộc, có tinh thần cách mạng. Do đó, Trường Chinh
đã đúng khi cho rằng “trong điều kiện nhất định của cách mạng dân tộc dân chủ, họ là
một trong những động lực cách mạng và là bạn đồng minh của cách mạng” [37, tr.60]
và Nguyễn Ái Quốc hoàn toàn có lý khi trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã xác định
tư sản dân tộc là một lực lượng cần lôi kéo, lợi dụng trong quá trình tiến hành cách
mạng. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản bắt đầu từ đầu thế kỷ
XX và chấm dứt vào năm 1930 giống như dấu gạch nối của phong trào yêu nước cuối
thế kỷ XIX với phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
bắt đầu từ năm 1930.
Tiểu kết chương 4
Đầu thế kỷ XX, tầng lớp tư sản người Việt đã xuất hiện. Sự ra đời của tầng lớp
này dựa trên những điều kiện bên trong và tác động của những yếu tố bên ngoài. Trong
đó, chính sách thống trị của thực dân Pháp là nhân tố chi phối rất lớn đến sự ra đời và
phát triển của tư sản người Việt ở Trung Kỳ. Chính những điều kiện này cùng với sự
không thuần nhất trong nguồn gốc xuất thân khiến tư sản người Việt ở Trung Kỳ ngoài
những đặc điểm chung với tư sản các nước châu Á khác và tư sản người Việt trên cả
nước, lại có đặc điểm riêng của mình.
Từ khi ra đời (đầu thế kỷ XX) cho đến năm 1930, tư sản người Việt ở Trung Kỳ
có bước chuyển biến trong hoạt động kinh doanh. Đến những năm 1919 - 1930, họ đã
146
tham gia vào hầu hết các lĩnh vực kinh doanh, có mặt ở một số ngành công nghiệp, lập
ra công ty, xí nghiệp khá lớn. Tuy nhiên, tư sản người Việt ở Trung Kỳ hoạt động kinh
doanh thiên về thương nghiệp. Xét trên mọi phương diện, vị thế kinh tế của họ không
chỉ thua xa tư sản ngoại quốc mà còn thua kém tư sản người Việt ở khu vực Bắc Kỳ và
Nam Kỳ.
Tư sản người Việt ở Trung Kỳ ra đời và trưởng thành một bộ phận có địa vị
kinh tế, ý thức giai cấp muộn, nhất là bộ phận tư sản công nghiệp và là lực lượng nhỏ
bé trong xã hội, có thế lực kinh tế yếu ớt, lệ thuộc vào tư sản Pháp, bị tư sản Pháp chi
phối trên nhiều mặt. Khi ra đời liền phân hóa thành hai bộ phận: tư sản dân tộc và tư
sản mại bản, khác nhau về quyền lợi kinh tế và thái độ chính trị.
Mặc dù là một lực lượng nhỏ bé nhưng tư sản người Việt ở Trung Kỳ đã góp
phần thúc đẩy sự xuất hiện và phát triển của thành phần kinh tế tư bản dân tộc ở khu
vực Trung Kỳ, đẩy lùi kinh tế phong kiến ra phía sau. Do đó, thành phần kinh tế tư bản
chủ nghĩa của người Việt đã có một vị trí nhất định trong tổng thể nền kinh tế cả nước.
Tuy nhiên, do chính sách thống trị của thực dân Pháp cộng với đặc điểm của khu vực
và sự yếu kém về kinh tế của tư sản người Việt, kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Trung Kỳ
nói riêng và Việt Nam nói chung không được tự do phát triển, bị kìm kẹp và không
giống ở các nước khác. Đây là kiểu kinh tế tư bản dưới hình thái thực dân, có nhiều hạn
chế. Đó là nguyên nhân dẫn tới việc Việt Nam không thể trở thành một nước tư bản
thực sự được.
Từ đầu thế kỷ XX cho đến năm 1930, tư sản người Việt ở Trung Kỳ đã tích cực
tham gia phong trào dân tộc dân chủ theo khả năng của mình, góp phần vào thành quả
chung của phong trào yêu nước - cách mạng ở Việt Nam trong 30 năm đầu thế kỷ XX.
Tuy nhiên, tư sản người Việt ở Trung Kỳ chưa thành lập được một chính đảng của giai
cấp mình, chưa vạch ra đường lối đúng đắn và chưa đủ sức lôi cuốn quần chúng nhân
dân vào cuộc đấu tranh của mình. Cuộc đấu tranh của họ chỉ là tiếng nói phản ánh lợi
ích kinh tế- chính trị cho giai cấp họ. Vì thế, tư sản người Việt ở Trung Kỳ chưa bao
giờ là lực lượng lãnh đạo phong trào cách mạng ở Việt Nam.
147
KẾT LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu đạt được, chúng tôi rút ra những kết luận sau:
1. Vào đầu thế kỷ XX, điều kiện quốc tế cũng như trong nước cho sự ra đời của
tư sản người Việt ở Trung Kỳ đã xuất hiện. Sự xâm lược và thống trị của thực dân
Pháp vô hình dung đã phá vỡ kết cấu kinh tế cổ truyền, thúc đẩy kinh tế hàng hóa mở
rộng và xuất hiện lớp người lao động làm thuê. Trên cơ sở đó, bộ phận tư sản người
Việt ở Trung Kỳ ra đời.
Tư sản người Việt ở Trung Kỳ có nguồn gốc xuát thân không thuần nhất. Đó là
những thương nhân, chủ xưởng sản xuất, địa chủ giàu, quan lại, sĩ phu trong đó, chủ
yếu từ bộ phận thương nhân và sĩ phu tiến bộ.
Vừa mới ra đời, tư sản người Việt ở Trung Kỳ đã tham gia vào các hoạt động
kinh doanh ở khá nhiều lĩnh vực. Trong đó, thương nghiệp là lĩnh vực kinh doanh có sự
tham gia đông đảo nhất của họ; lĩnh vực giao thông vận tải cũng đã xuất hiện một số
xưởng sửa chữa ô tô, đặc biệt có nhà tư sản đã hướng tới mua phương tiện vận tải hành
khách và hàng hóa. Tuy nhiên, ở những ngành công nghiệp hiện đại ít có sự tham gia
của họ. Trong những lĩnh vực kinh doanh đó, tư sản người Việt ở Trung Kỳ đã có
nhiều phương thức hoạt động khác nhau và có những sáng tạo để phù hợp với điều kiện
về vốn, kinh nghiệm tổ chức, quản lý của mình. Phương thức mà nhiều nhà tư sản
hướng tới đó là “mua tận gốc, bán tận ngọn” để thu được lợi nhuận cao và cạnh tranh
được với tư bản ngoại quốc.
Bước sang những năm 1919 - 1930, với những tác động thuận chiều nẩy sinh từ
cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất và chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của
thực dân Pháp, tư sản người Việt ở Trung Kỳ đã vươn lên mạnh mẽ trong kinh doanh.
Họ đã có mặt trong những ngành kinh tế quan trọng; lập được những xí nghiệp sản
xuất và những công ty thương mại khá lớn. Do đó, quá trình tích lũy tư bản được đẩy
nhanh, năng lực cạnh tranh trên thương trường cũng khả quan hơn so với thời kỳ trước.
2. Tư sản người Việt ở Trung Kỳ ra đời trong một nước thuộc địa, ngoài điều
kiện bên trong còn phụ thuộc rất nhiều vào nhân tố bên ngoài mà trước hết là chính
sách thống trị, bóc lột của thực dân Pháp. Bên cạnh đó, tư sản người Việt ở Trung Kỳ
lại có nguồn gốc không thuần nhất. Tất cả những điều đó quyết định đặc điểm của tư
148
sản người Việt ở Trung Kỳ. Với tư cách là một giai cấp, tư sản người Việt ở Trung Kỳ
ra đời muộn hơn các nước trong khu vực là Trung Quốc, Ấn Độ, Philippin.
Trong nền kinh tế thuộc địa, nửa phong kiến, kinh tế đế quốc giữ địa vị thống
trị. Bằng chính sách độc quyền, thực dân Pháp nắm toàn bộ mạch máu kinh tế của khu
vực, ngăn cản không cho kinh tế tư bản bản xứ phát triển; độc chiếm thị trường để tiến
hành trao đổi bất bình đẳng về giá cả nhằm thu được lợi nhuận cao nhất. Bên cạnh đó,
thực dân Pháp còn cố tình duy trì và phát triển kinh tế phong kiến, lối bóc lột phong
kiến ở nông thôn, đã ngăn trở sự phát triển của nền công nghiệp dân tộc. Chủ nghĩa tư
bản ở Trung Kỳ trước thời Pháp thuộc mới ở trạng thái mầm mống, tiếp đó lại bị thực
dân Pháp kìm hãm và những tàn tích phong kiến ngăn trở. Do đó đã tạo nên đặc điểm
kinh tế của tư sản người Việt ở Trung Kỳ là địa vị kinh tế thấp kém, nhỏ bé, kinh doanh
thương nghiệp nhiều hơn là công nghiệp.
Sự nhỏ bé, thấp kém đó thể hiện ở việc tư sản người Việt ở Trung Kỳ bị tư bản
Pháp chi phối trên tất cả mọi mặt từ thị trường, nguyên liệu đến máy móc, vị trí trong
các ngành công nghiệp. Do đó, so với tư sản Pháp, tư sản Hoa kiều và tư sản người
Việt ở Bắc Kỳ lẫn Nam Kỳ, thực lực kinh tế của tư sản người Việt ở Trung Kỳ còn
thua kém rất nhiều. Sự thua kém về thế lực kinh tế của tư sản người Việt ở Trung Kỳ
so với tư sản ngoại quốc và tư sản người Việt ở hai khu vực còn lại của đất nước thể
hiện trên mọi phương diện, từ vốn, quy mô sản xuất, số lượng công nhân làn thuê cho
đến doanh thu, kỹ thuật sản xuất. Ở Trung Kỳ không xuất hiện những đại tư sản nổi
tiếng như ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ.
3. Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tư sản người Việt ở Trung Kỳ mặc dù
bị tư bản Pháp kìm hãm và chèn ép; kinh tế phong kiến cản trở phát triển nhưng lại có
liên hệ về kinh tế với hai lực lượng này. Trên cơ sở lợi ích kinh tế và mối liên hệ với tư
bản Pháp mà ngay từ sớm, tư sản người Việt ở Trung Kỳ phân hóa thành hai bộ phận:
tư sản dân tộc và tư sản mại bản. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, tính dân tộc có
lúc không thuần nhất ở nhiều tư sản người Việt, xu hướng mại bản hóa tăng lên từ sau
Chiến tranh thế giới thứ nhất, đặc biệt là từ năm 1924- khi tư bản Pháp tăng cường đầu
tư khai thác thuộc địa. Họ là những đại lý thương mại cho tư sản Pháp, thầu các công
trình, phần việc từ chính quyền thực dân và chung cổ phần với tư sản ngoại quốc trong
các xí nghiệp sản xuất. Điều đó phản ánh sự lệ thuộc của tư sản người Việt ở Trung Kỳ
149
đối với tư sản Pháp và là nguyên nhân dẫn tới những hạn chế khó tránh khỏi của họ khi
tham gia phong trào dân tộc, dân chủ.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ chỉ tập trung ở những khu vực đô thị,
nhất là những nơi có cơ sở hạ tầng, giao thông thuận lợi và tập trung công thương
nghiệp của tư bản Pháp. Còn lại vùng nông thôn rộng lớn, nhất là khu vực miền núi-
nơi kinh tế công thương nghiệp ít phát triển, giao thông ít thuận lợi và tư tưởng “trọng
nông” vẫn còn nặng nề có rất ít nhà tư sản tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Do đó, số lượng tư sản người Việt ở Trung Kỳ ít hơn giai cấp nông dân, tiểu tư sản, địa
chủ; chiếm một tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu giai cấp xã hội thời thuộc Pháp.
4. Vừa ra đời, tư sản người Việt ở Trung Kỳ đã tích cực tham gia hoạt động sản
xuất, kinh doanh. Hoạt động đó được đẩy mạnh vào những năm sau Chiến tranh thế
giới thứ nhất. Hoạt động của tư sản người Việt ở Trung Kỳ đã dẫn tới sự ra đời và phát
triển kinh tế tư bản dân tộc và làm nẩy sinh, phát triển một số ngành kinh tế mới ở khu
vực Trung Kỳ mà trước đây chưa có. Nhiều ngành công nghiệp xuất hiện, hoạt động
sản xuất thủ công vượt ra khỏi khuôn khổ của nghề thủ công gia đình, sản xuất phục vụ
nông nghiệp và sinh hoạt hàng ngày, trở thành ngành sản xuất hàng hóa, bán ra thị
trường. Công nghiệp xuất hiện, thương nghiệp, giao thông vận tải khá phát triển, ngành
nông nghiệp bị lôi cuốn vào kinh tế hàng hóa, sản xuất gắn với thị trường. Tất cả những
điều đó làm cho bộ phận kinh tế tư bản dân tộc của tư sản người Việt ở Trung Kỳ có vị
trí nhất định trong tổng thể nền kinh tế khu vực Trung Kỳ và góp phần cải thiện đời
sống của một bộ phận dân cư trong khu vực.
5. Trong suốt 30 năm đầu thế kỷ XX, tư sản người Việt ở Trung Kỳ bên cạnh
tích cực hoạt động sản xuất, kinh doanh, còn tham gia vào phong trào dân tộc dân chủ.
Hoạt động của họ trong phong trào dân tộc dân chủ không phải đến khi ý thức giai cấp
xuất hiện (sau năm 1919) mới có, mà ngay từ đầu thế kỷ XX, khi mới là bộ phận nhỏ
bé trong xã hội Việt Nam, dưới sức hút của phong trào dân tộc do tầng lớp sĩ phu tiến
bộ tư sản hóa khởi xướng, tư sản người Việt ở Trung Kỳ đã có hành động ủng hộ bằng
vật chất cho phong trào Đông Du và Duy Tân bùng nổ ở khu vực này.
Từ năm 1919 trở về sau, tư sản người Việt ở Trung Kỳ tham gia phong trào dân
tộc dân chủ với tư cách là một lực lượng yêu nước - cách mạng. Xuất phát từ ý thức
giai cấp của mình, họ lên tiếng khá mạnh mẽ nhằm bảo vệ và đấu tranh cho quyền lợi
chính trị, lợi ích kinh tế của giai cấp mình. Thông qua đó, họ đấu tranh cho lợi ích của
150
dân tộc. Cuộc đấu tranh đó của tư sản người Việt ở Trung Kỳ vừa phản ánh họ có mâu
thuẫn với tư bản Pháp vừa thể hiện có mối quan hệ kinh tế, lệ thuộc vào tư bản Pháp về
mọi mặt. Rốt cuộc, thái độ của họ trước những vấn đề của cuộc cách mạng dân tộc dân
chủ không rõ ràng, thiếu dứt khoát, dễ đi đến thỏa hiệp nên không thể thành lập được
chính đảng của giai cấp mình, cũng như không đề ra được đường lối cách mạng phù
hợp, đúng đắn nên thất bại thảm hại trong cuộc chạy đua giành quyền lãnh đạo cách
mạng với giai cấp công nhân Việt Nam.
So với tư sản dân tộc ở một số nước châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, Philippin) và
tư sản người Việt ở Bắc Kỳ, Nam Kỳ, hoạt động của tư sản người Việt ở Trung Kỳ
trong phong trào dân tộc dân chủ trong 30 năm đầu thế kỷ XX có vẻ mờ nhạt hơn. Điều
đó phản ánh tư sản người Việt ở Trung Kỳ nhỏ bé và thế lực kinh tế yếu hơn tư sản
người Việt ở hai khu vực còn lại.
6. Từ thực kết quả nghiên cứu cho thấy dù còn nhiều hạn chế, yếu ớt và phụ
thuộc vào tư bản Pháp nhưng hoạt động kinh doanh của tư sản người Việt ở Trung Kỳ
đã có tác dụng kích thích kinh tế tư bản ở khu vực này phát triển, kéo theo sự chuyển
biến tích cực đời sống kinh tế của người dân và bộ mặt thành thị ở khu vực này. Điều
đó một lần nữa khẳng định rằng chủ trương thực hiện một nền kinh tế nhiều thành phần
trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội của Đảng ta là đúng đắn, có cơ sở thực
tiễn. Tuy nhiên, nền kinh tế nhiều thành phần đó phải phát triển và được điều chỉnh
theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Muốn thúc đẩy nền kinh tế phát triển- tạo động lực
để thúc đẩy các lĩnh vực khác phát triển theo thì Nhà nước phải có cơ chế, chính sách
thông thoáng trên tất cả các mặt như thủ tục hành chính, thuế quan, giải ngân vốn đầu
tư; tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; tạo môi trường kinh doanh thuận lợi,
cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng; đồng thời, đối xử công bằng đối với mọi thành phần
kinh tế kể cả quốc doanh và tư doanh. Có như thế mới khuyến khích tất cả các thành
phần kinh tế phát triển, làm giàu cho đất nước; nhanh chóng phát triển lực lượng sản
xuất, đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước; phấn đấu đến năm
2020, đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; đồng thời, tạo tiền
đề vững chắc để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội trong tương lai gần nhất.
151
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Nguyễn Văn Phượng (2012), Hoạt động kinh doanh của tư sản người Việt ở Trung
Kỳ trong 30 năm đầu thế kỷ XX, Đề tài khoa học và công nghệ cấp Trường, Mã số:
T2012.374.45, Đại học Quy Nhơn, Nghiệm thu tháng 12/2012. Kết quả: Tốt.
2. Nguyễn Văn Phượng (2014), “Tìm hiểu về nguồn gốc xuất thân của tư sản người
Việt ở Trung Kỳ thời Pháp thuộc”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Quy
Nhơn, tập 8 (3), tr.21-28.
3. Nguyễn Văn Phượng (2014), “Hoạt động sản xuất, kinh doanh của tư sản người
Việt ở Trung Kỳ từ đầu thế kỷ XX đến năm 1914”, Tạp chí Phát triển kinh tế - xã
hội Đà Nẵng, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, (54), tr.49-56.
4. Nguyễn Văn Phượng (2014), Đặc điểm trong hoạt động kinh doanh của tư sản
người Việt ở Trung Kỳ từ đầu thế kỷ XX đến năm 1930, Kỷ yếu Hội thảo khoa học
cán bộ trẻ các trường đại học sư phạm toàn quốc lần IV, Nxb Đại học Sư phạm,
Hà Nội, tr.294-301.
5. Nguyễn Văn Phượng (2015), “Chuyển biến trong hoạt động kinh doanh của tư
sản người Việt ở Trung Kỳ những năm 1914 - 1930”, Tạp chí Nghiên cứu Đông
Nam Á, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, số 2 (179), tr.29-36.
6. Nguyễn Văn Phượng (2015), “Vai trò của tư sản người Việt ở Trung Kỳ trong 30
năm đầu thế kỷ XX”, Tạp chí Lịch sử Đảng, Viện Lịch sử Đảng - Học viện Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh, số 3 (292), tr.62-65.
7. Nguyễn Văn Phượng (2015), “Đặc điểm của tư sản người Việt ở Trung Kỳ trong
ba thập niên đầu thế kỷ XX”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Nghiên cứu
Đông Nam Á, số 6 (183), tr.48-54.
8. Nguyễn Văn Phượng (2015), “Tư sản người Việt ở Trung Kỳ trong phong trào
dân tộc dân chủ 30 năm đầu thế kỷ XX”, Tạp chí Giáo dục lý luận, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, (231), tr.63-66.
152
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1. Nguyễn An (1964), “Bàn thêm về nguyên nhân ra đời của xu hướng cải lương và
bạo động trong phong trào cách mạng đầu thế kỷ XX”, Tạp chí NCLS, (65),
tr.35-42.
2. Nguyễn Thế Anh (2008), Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn,
Nxb Văn học, Hà Nội.
3. Đào Duy Anh (1955), Lịch sử cách mệnh Việt Nam (1862 - 1930), Nxb Xây dựng,
Hà Nội.
4. J. P. Aumiphin (1994), Sự hiện diện tài chính và kinh tế của Pháp ở Đông Dương
(1858 - 1939), Hội sử học Việt Nam, Hà Nội.
5. F. Ănghen (1961), Bàn về sự tan rã của chế độ phong kiến và sự phát triển của giai
cấp tư sản, Nxb Sự thật, Hà Nội.
6. Huỳnh Công Bá (2004), Lịch sử Việt Nam, Nxb Thuận Hóa, Huế.
7. Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Nha Trang (1996), Lịch sử Đảng bộ Nha Trang
(1925 - 1975), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8. Ban Nghiên cứu Lịch sử tỉnh Nghệ Tĩnh (1984), Lịch sử Nghệ Tĩnh, tập I, Nxb
Nghệ Tĩnh, Nghệ Tĩnh.
9. Ban Nghiên cứu và Biên soạn Lịch sử Thanh Hóa (2008), Lịch sử Thanh Hóa, tập
IV (1802 - 1930), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
10. Ban nghiên cứu và Biên soạn Lịch sử Thanh Hóa (1999), Nghề thủ công truyền
thống Thanh Hóa, Nxb Thuận Hóa, Huế.
11. Ban Nghiên cứu và Biên soạn Lịch sử tỉnh Thanh Hóa (2003), Thanh Hóa thời kỳ
1802 - 1930, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Nxb Thanh Hóa, Thanh Hóa.
12. Đỗ Bang (1998), Lịch sử Thành phố Quy Nhơn, Nxb Thuận Hóa, Huế.
13. Hồng Chí Bảo (1992), Cơ cấu xã hội - giai cấp ở nước ta, Nxb Thông tin Lý luận,
Hà Nội.
14. Đặng Duy Báu (2000), Lịch sử Hà Tĩnh, tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
15. Nguyễn Công Bình (1959), “Bàn lại mấy điểm quanh vấn đề giai cấp tư sản Việt
Nam thời thuộc Pháp”, Tập san nghiên cứu Văn Sử Địa, (4), tr.43-58.
16. Nguyễn Công Bình (1959), “Bàn lại mấy điểm quanh vấn đề giai cấp tư sản Việt
Nam thời thuộc Pháp”, Tập san nghiên cứu Văn Sử Địa, (5), tr.63-68.
153
17. Nguyễn Công Bình (1957), “Góp phần tìm hiểu quá trình hình thành giai cấp tư
sản ở Việt Nam”, Tập san nghiên cứu Văn Sử Địa, (24), tr.45-58.
18. Nguyễn Công Bình (1955), “Hoạt động kinh doanh của tư sản dân tộc Việt Nam
dưới thời Pháp thuộc”, Tập san nghiên cứu Văn Sử Địa, (4), tr.72-76.
19. Nguyễn Công Bình, Văn Tạo, Phạm Xuân Nam (1985), Lịch sử Việt Nam, tập 2,
Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.
20. Nguyễn Công Bình (1959), Tìm hiểu giai cấp tư sản Việt Nam thời Pháp thuộc,
Nxb Văn Sử Địa, Hà Nội.
21. Nguyễn Công Bình (1958), “Tình hình và đặc tính của giai cấp tư sản Việt Nam”,
Tập san nghiên cứu Văn Sử Địa, (41), tr.25-36.
22. Nguyễn Công Bình (1958), “Tình hình và đặc tính của giai cấp tư sản Việt Nam”,
Tập san nghiên cứu Văn Sử Địa, (42), tr.27-45.
23. Nguyễn Công Bình (1958), “Tình hình và đặc tính của giai cấp tư sản Việt Nam”,
Tập san nghiên cứu Văn Sử Địa, (43), tr.40-64.
24. Nguyễn Công Bình (1958), “Tình hình và đặc tính của giai cấp tư sản Việt Nam”,
Tập san nghiên cứu Văn Sử Địa, (44), tr.39-52.
25. Nguyễn Công Bình (1958), “Tình hình và đặc tính của giai cấp tư sản Việt Nam”,
Tập san nghiên cứu Văn Sử Địa, (45), tr.56-71.
26. Nguyễn Công Bình (1958), “Tình hình và đặc tính của giai cấp tư sản Việt Nam”,
Tập san nghiên cứu Văn Sử Địa, (46), tr.54-71.
27. Nguyễn Công Bình (1961), “Thử bàn về giai cấp tư sản mại bản Việt Nam”, Tạp
chí NCLS, (23), tr.8-18.
28. Nguyễn Công Bình (1961), “Thử bàn về giai cấp tư sản mại bản Việt Nam”, Tạp
chí NCLS, (24), tr.33-39.
29. Nguyễn Công Bình (1961), “Thử bàn về giai cấp tư sản mại bản Việt Nam”, Tạp
chí NCLS, (25), tr.25-27.
30. Đỗ Thanh Bình (2006), Lịch sử phong trào giải phóng dân tộc thế kỷ XX - Một
cách tiếp cận, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
31. Phan Gia Bền (1957), Sơ thảo lịch sử phát triển thủ công nghiệp Việt Nam, Nxb
Văn Sử Địa, Hà Nội.
32. Phan Gia Bền (1958), “Tư bản Pháp với thủ công nghiệp Việt Nam”, Tập san
nghiên cứu Văn Sử Địa, (37), tr.18-33.
154
33. Nguyễn Chí Bền, Vũ Ngọc Bình (1999), Địa chí Gia Lai, Nxb Văn Hóa Dân tộc,
Hà Nội.
34. Hippolyte le Breton (1936), An - Tĩnh cổ lục, Nguyễn Đình Khang và Nguyễn Văn
Phú dịch, Nxb Nghệ An.
35. Nguyễn Đình Cầm, Trần Sĩ (1937), Địa dư tỉnh Phú Yên, Quy Nhơn.
36. Phan Bội Châu toàn tập, tập 6 (2001), Nxb Thuận Hóa, Huế.
37. Trường Chinh (1956), Bàn về cách mạng Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội.
38. Trường Chinh (1976), Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam, tập I, Nxb
Sự thật, Hà Nội.
39. Nguyễn Ngọc Cơ (2008), Phong trào dân tộc trong đấu tranh chống Pháp ở Việt
Nam (1885- 1918), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
40. Nguyễn Ngọc Cơ, Trần Đức Cường (2010), Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918,
tập IV, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
41. Công báo Trung Kỳ bảo hộ quốc ngữ, TTLTQG II, TP. Hồ Chí Minh.
42. “Công việc Hội Trung Bắc Kỳ Nông công thương Tương tế” (1924), Hữu Thanh
Tạp chí, (9), ra ngày 1-3-1924.
43. H. Cucherousset (1931), “Cuộc khủng hoảng và các đồn điền cà phê ở Thanh Hóa”
(bản dịch), Tạp chí Kinh tế Đông Dương, Thư viện tỉnh Thanh Hóa.
44. Cục đường sắt Việt Nam (1994), Lịch sử đường sắt Việt Nam, Nxb Lao động,
Hà Nội.
45. Võ Văn Dật (1974), Lịch sử Đà Nẵng, Tiểu luận Cao học Lịch sử, bản đánh máy,
Thư viện Tổng hợp Đà Nẵng.
46. Lê Duẩn (1967), Một vài đặc điểm của cách mạng Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội.
47. Lê Duẩn (1972), Dưới là cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập, tự do, vì chủ nghĩa xã
hội tiến lên giành những thắng lợi mới, Nxb Sự thật, Hà Nội.
48. Trương Thị Dương (2012), Phong trào Duy Tân ở Việt Nam đầu thế kỷ XX (1903-
1908), Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
49. Đánh giá giai cấp tư sản trong phong trào giải phóng dân tộc (1960), Nxb Sự thật,
Hà Nội.
50. Phạm Văn Đấu (2004), Phác thảo lịch sử kinh tế Thanh Hóa (Từ nguyên thủy đến
1945), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
155
51. Trần Bá Đệ (2003), Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến nay, Nxb Đại học Quốc gia,
Hà Nội.
52. Điều lệ Nam Hưng tư nghiệp hội xã (1927), Nhà in Tiếng Dân, Huế.
53. Trần Văn Giàu (1958), Giai cấp công nhân Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội.
54. Trần Văn Giàu (1993), Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến
Cách mạng tháng Tám: Ý thức hệ tư sản và sự bất lực của nó trước các
nhiệm vụ lịch sử, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.
55. Y Ghi Niê, Trịnh Đức Minh, Nguyễn Lưu (2015), Địa chí Đắk Lắk, Nxb Khoa
học Xã hội, Hà Nội.
56. H. Stephen, Lê Nguyễn An (dịch) (2002), Những vấn đề lịch sử Việt Nam, Nxb
Trẻ, Hồ Chí Minh.
57. Nguyễn Thị Thu Hà (2003), Thành phố Thanh Hóa- Quá trình hình thành và phát
triển từ năm 1804 đến trước cách mạng tháng 8- 1945, Luận văn Thạc sĩ
Lịch sử, Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
58. Nguyễn Thị Hạnh (2002), Đồn điền Thanh Hóa thời thuộc Pháp (1900- 1945),
Luận văn Thạc sĩ khoa học Lịch sử, Đại học Vinh, Nghệ An.
59. “Hiện tình buôn bán người mình còn thua người khách” (1921), Khai hóa Nhật
báo, số 132, ra ngày 20/12/1921.
60. Y. Henry (1932), Kinh tế nông nghiệp Đông Dương, Hoàng Đình Bình dịch, Khoa
Lịch sử - Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội.
61. Ngô Văn Hòa, Dương Kinh Quốc (1978), Giai cấp công nhân Việt Nam những
năm trước khi thành lập Đảng, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
62. Nguyễn Thế Hoàng (2007), Lịch sử Quảng Bình: dùng trong nhà trường, Nxb Đại
học Sư phạm, Hà Nội.
63. Hội Đô thành Hiếu Cổ (2001), “Tỉnh Quảng Trị”, Những người bạn Cố Đô Huế,
Tập VIII, Hà Xuân Liêm dịch, Nxb Thuận Hóa, Huế.
64. Hội Đô thành Hiếu Cổ (2002), “Tỉnh Quảng Ngãi”, Những người bạn Cố Đô Huế,
Tập XII, Phan Xương dịch, Nxb Thuận Hóa, Huế.
65. Hội Đô thành Hiếu Cổ (2003), “Danh mục các sản phẩm xuất-nhập cảng vào An
Nam từ Pháp và các nước khác trong năm 1929”, Những người bạn Cố Đô
Huế, Tập XVIII, Nguyễn Cửu Sà dịch, Nxb Thuận Hóa, Huế.
156
66. Hội đồng tư vấn hỗn hợp Thương mại và Canh nông Trung Kỳ (1906), Trung Kỳ
năm 1906, Bản dịch, Tư liệu địa chí Nghệ An.
67. Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế (2009), Việt Nam 100 năm phong trào
Đông Du và hợp tác Việt - Nhật, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
68. Nguyễn Quang Hồng (2008), Kinh tế Nghệ An từ năm 1885 đến năm 1945, Nxb
Lý luận Quốc gia, Hà Nội.
69. Nguyễn Quang Hồng (2003), Thành phố Vinh quá trình hình thành và phát triển
(1804- 1945), Nxb Nghệ An, Nghệ An.
70. Việt Hồng (1946), Tư bản Pháp với nền kinh tế Việt Nam, Xã hội xuất bản cục,
Nhà in Tân Dân, Hà Nội.
71. Nguyễn Huy Hợi, “Diễn văn tại Đại hội đồng Chi hội Hội Bắc Kỳ công thương
đồng nghiệp tỉnh Thanh Hóa”, Hữu Thanh Tạp chí, (18), ngày 15-4-1922.
72. Trần Thanh Hương (2012), Tư sản Việt Nam ở Bắc Kỳ trong ba thập niên đầu thế
kỷ XX, Luận án tiến sĩ Lịch sử, Đại học Sư phạm Hà Nội.
73. Nguyễn Văn Kiệm (1979), Lịch sử Việt Nam (đầu thế kỷ XX - 1918), quyển 3,
tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
74. Nguyễn Văn Khánh (2000), Cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam thời thuộc địa (1858
- 1945), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
75. Phan Khoang (1961), Việt Nam Pháp thuộc sử, Nxb Khai Trí, Sài Gòn.
76. “Kon Tum tỉnh chí, phần I”, Tạp chí Nam Phong, số 191, tháng 12/1933, tr.529- 544.
77. “Kon Tum tỉnh chí, phần II”, Tạp chí Nam Phong, số 192, tháng 1/1934, tr.22-35.
78. “Kon Tum tỉnh chí, phần III”, Tạp chí Nam Phong, số 193, tháng 2-3/1934,
tr.35- 46.
79. “Kon Tum tỉnh chí, phần IV”, Tạp chí Nam Phong, số 194, tháng 4/1934, tr.251-256.
80. “Kon Tum tỉnh chí, phần V”, Tạp chí Nam Phong, số 195, tháng 5/1934, tr.303-308.
81. Đinh Xuân Lâm (1998), Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập II, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
82. Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Văn Sự, Trần Văn Giàu (1957), Lịch sử Việt Nam từ
1897 đến 1914, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
83. Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Văn Khánh, Phạm Hồng Tung, Phạm Xanh (2012), Lịch
sử Việt Nam, tập III, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
84. Đinh Xuân Lâm, Chương Thâu, Phạm Xanh (2005), Phong trào Đông Du và Phan
Bội Châu, Nxb Nghệ An, Nghệ An.
157
85. V.I. Lênin (1957), Các Mác và chủ nghĩa Mác, Nxb Sự thật, Hà Nội.
86. V.I. Lênin (1957), Quyền dân tộc tự quyết, Nxb Sự thật, Hà Nội.
87. V.I.Lênin toàn tập, tập 3 (1963), Nxb Sự thật, Hà Nội.
88. Lịch sử công nghiệp Nghệ An (1999), Nxb Nghệ An, Nghệ An.
89. Phan Ngọc Liên (cb) (2012), Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
90. Trần Huy Liệu (1958), Lịch sử 80 năm chống Pháp, quyển 2, Nxb Văn Sử Địa,
Hà Nội.
91. Trần Huy Liệu, Văn Tạo, Hướng Tân (1956), Tài liệu tham khảo lịch sử cách
mạng cận đại Việt Nam, tập IV, Nxb Văn Sử Địa, Hà Nội.
92. “Lịch sử Liên Thành”, Website của Công ty nước mắm Liên Thành (www.
93. C.Mác và F.Ăngghen tuyển tập, tập I (1970), Nxb Sự thật, Hà Nội.
94. C. Mác & F. Ăngghen toàn tập, tập IV (1995), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
95. Nguyễn Bình Minh (1956), “Góp phần tìm hiểu quá trình hình thành giai cấp tư
sản Việt Nam”, Tập san nghiên cứu Văn Sử Địa, (18), tr.45-58.
96. Trương Quốc Minh (1998), 100 năm thị xã Phan Thiết (1898 - 1998), Thị ủy Phan
Thiết, Bình Thuận.
97. “Muốn nước giàu dân thịnh kíp dùng đồ nội hóa”, Báo Lục tỉnh Tân văn, số ra
ngày 19-1-1922.
98. Đào Hoài Nam (1959), “Góp vào việc nghiên cứu tình hình và đặc điểm giai cấp tư
sản Việt Nam trong thời thuộc Pháp”, Tập san nghiên cứu Văn Sử Địa, (3),
tr.56-71.
99. Phạm Xuân Nam (1994), Quá trình phát triển công nghiệp ở Việt Nam triển vọng
công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
100. Nguyễn Quang Ngọc (1998), Cơ cấu xã hội trong quá trình phát triển của lịch sử
Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
101. Nguyễn Quang Ngọc (2003), Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
102. Nghề dệt nhiễu ở An Nam, Nguyễn Ngọc Mô dịch, Tư liệu Phòng Địa chí, Thư
viện Tổng hợp tỉnh Bình Định.
103. “Nghề làm đường ở Quảng Nam, Quảng Ngãi”, Thực nghiệp dân báo, số ra ngày
30-7-1923.
158
104. Trần Viết Nghĩa (2008), “Hoạt động chấn hưng thực nghiệp của tư sản Việt Nam
đầu thế kỷ XX”, Tạp chí NCLS, (7), tr.23- 33.
105. Nguyễn Văn Nhật (Chủ biên) (2010), Lịch sử Phú Yên từ năm 1900 đến năm
1930, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
106. Niên giám kinh tế Đông Dương, Phần ghi về Nghệ Tĩnh từ 1913 đến 1951, Trung
tâm lưu trữ Quốc gia III, sao lục bởi Phòng địa chí, Thư viện Nghệ An.
107. Niên giám kinh tế Đông Dương, Phần ghi về Thanh Hóa từ năm 1891 đến
1939, Trung tâm lưu trữ Quốc gia III, sao lục bởi Phòng địa chí, Thư viện
Thanh Hóa.
108. Lương Ninh, Nguyễn Ngọc Cơ, Nguyễn Cảnh Minh (2005), Lịch sử Việt Nam
giản yếu, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
109. Vũ Dương Ninh (2007), Phong trào cải cách ở một số nước Đông Á giữa thế kỷ
XIX- đầu thế kỷ XX, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
110. Vũ Dương Ninh (1992), “Nhìn lại nửa thế kỷ đấu tranh giành độc lập ở Đông
Nam Á”, Tạp chí Đông Nam Á, (2).
111. Vũ Dương Ninh (1989), “Suy nghĩ về giai cấp tư sản dân tộc: Quá khứ và hiện
tại”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (1), tr.35-39.
112. Vũ Huy Phúc (1996), Tiểu thủ công nghiệp Việt Nam (1858- 1945), Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
113. Dương Kinh Quốc (2005), Việt Nam những sự kiện lịch sử 1858 - 1918, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
114. Dương Trung Quốc (2001), Lịch sử thành phố Đà Nẵng, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.
115. Dương Trung Quốc (2005), Việt Nam những sự kiện lịch sử (1919 - 1945), Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
116. Tô Quyên, Trần Ngọc Trác, Phan Minh Đạo (2006), Địa chí Bình Thuận, Sở Văn
hóa Thông tin Bình Thuận, Bình Thuận
117. Ch. Robequain, Le Thanh Hóa (bản dịch), Thư viện tỉnh Thanh Hóa.
118. Hồ Song (1979), Lịch sử Việt Nam (1919-1929), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
119. Sở Giao thông vận tải Thanh Hóa (1995), 50 năm xây dựng chiến đấu trưởng
thành giao thông vận tải Thanh Hóa, Nxb Giao thông Vận tải, Hà Nội.
120. Sở Giao thông công chính thành phố Đà Nẵng (2005), Ngành Giao thông công
chính thành phố Đà Nẵng qua những chặng đường, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.
159
121. Trần Vũ Tài (2005), Những chuyển biến trong kinh tế nông nghiệp Bắc Trung Kỳ
từ 1884 đến 1945, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Hà Nội.
122. Tài liệu về kinh tế và giao thông vận tải ở Trung Kỳ và Vinh, Phạm Mạnh Phan
trích dịch từ Tập san Chấn hưng kinh tế Đông Dương, Phòng Địa chí, Thư
viện tỉnh Nghệ An.
123. Tài liệu về nghề trồng mía đường tại Nghệ An và Trung Kỳ, Phạm Mạnh Phan
trích dịch từ Tập san Chấn hưng kinh tế Đông Dương, Bản chép tay, Phòng
Địa chí, Thư viện Nghệ An.
124. Văn Tạo (1956), “Hoạt động của tư bản Pháp ở Việt Nam từ 1918 đến 1930”,
Tập san nghiên cứu Văn Sử Địa, (13), tr.75-81.
125. Bùi Thị Tân, Vũ Huy Phúc (1998), Kinh tế thủ công nghiệp và phát triển công
nghệ Việt Nam dưới triều Nguyễn, Nxb Thuận Hóa, Huế.
126. Nguyễn Anh Thái (2003), Lịch sử thế giới hiện đại (1917- 1995), Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
127. Đặng Việt Thanh (1961), “Trở lại bàn về giai cấp tư sản mại bản ở nước ta thời
thuộc Pháp”, Tập san nghiên cứu Văn Sử Địa, (32), tr.15-24.
128. Nguyễn Thành (1984), Báo chí cách mạng Việt Nam 1925 - 1945, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội.
129. Nguyễn Thành (1992), Lịch sử báo Tiếng Dân, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.
130. Nguyễn Nam Thắng (2008), “Vai trò cách mạng của giai cấp tư sản trong lịch sử
phát triển lực lượng sản xuất”, Tạp chí Giáo dục lý luận, (2), tr.10-15.
131. Trịnh Văn Thảo (2007), “Công ty Liên Thành (1906 - 1975): Từ Hội Duy Tân
đến doanh nghiệp hiện đại, Tạp chí Tia sáng, (15), tr.37-38.
132. Chương Thâu (2007), Phan Bội Châu trong dòng thời đại (Bình luận & Hồi ức),
Nxb Nghệ An, Nghệ An.
133. Chương Thâu, Dương Trung Quốc, Lê Thị Kinh (2005), Phan Châu Trinh toàn
tập, tập I, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.
134. Tạ Thị Thúy (2006), “Thương nghiệp Việt Nam trong những năm 20 của thế kỷ
XX”, Tạp chí NCLS, (1).
135. Tạ Thị Thúy, Ngô Văn Hòa (2007), Lịch sử Việt Nam 1919 - 1930, tập VIII, Viện
Khoa học xã hội Việt Nam.
160
136. Tỉnh ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2012), Lịch sử
Nghệ An, tập I, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
137. Nguyễn Khánh Toàn (1989), Lịch sử Việt Nam, tập II, Nxb Khoa học Xã hội,
Hà Nội.
138. Minh Tranh (1956), “Một vài đặc điểm của tư sản Việt Nam và vai trò của họ
trong cách mạng giải phóng dân tộc”, Tập san nghiên cứu Văn Sử Địa, (23),
tr.24-36.
139. Minh Tranh (1956), “Thử bàn về sự hình thành của giai cấp tư sản Việt Nam”,
Tập san nghiên cứu Văn Sử Địa, (17), tr.18- 32.
140. Minh Tranh (1957), Tìm hiểu lịch sử phát triển xã hội Việt Nam, Nxb Văn Sử
Địa, Hà Nội.
141. Minh Tranh, Nguyễn Kiến Giang (1959), Về giai cấp tư sản Việt Nam: một số ý
kiến về sự hình thành và phát triển của giai cấp tư sản Việt Nam, Nxb Sự
thật, Hà Nội.
142. Lưu Trang (2005), Phố cảng Đà Nẵng: Từ 1802 đến 1860, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.
143. M.A.Trescov (1968), Đặc điểm hình thành giai cấp tư sản Việt Nam, Nxb Khoa
học, Mátxcơva.
144. Trung Kỳ công thương gia hội, Điều lệ, Nhà in Đắc Lập, Huế, 1934.
145. Đoàn Trọng Truyến (1960), Mầm mống tư bản chủ nghĩa và sự phát triển của
chủ nghĩa tư bản ở Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội.
146. Tư liệu về Nghệ An (1974), Sao dịch trong tập Kỷ yếu kinh tế Đông Dương và
Chấn hưng kinh tế Đông Dương, Phạm Mạnh Phan dịch, Nxb Nghệ An,
Nghệ An.
147. Phạm Xanh (2008), “Hội Bắc Kì Công thương đồng nghiệp và Hữu Thanh Tạp
chí với vấn đề bảo vệ quyền lợi của giới tư sản Việt Nam”, Tạp chí NCLS,
(1), tr.10- 20.
148. Nguyễn Văn Xuân (1995), Phong trào Duy Tân, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.
149. Lưu Tộ Xương, Quang Nhân Hồng (2002), Lịch sử thế giới, tập 4- thời Cận
đại (1640 - 1900), Phong Đảo dịch, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành
phố Hồ Chí Minh.
150. Nguyễn Thị Hải Yến (2009), Vấn đề chính trị trên Thực nghiệp dân báo và Hà
thành ngọ báo những năm 1920 - 1930, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.
161
II. Tài liệu tiếng Pháp
151. “Antres entreprises de transports automobiles en Annam”, Annuaire économique
de L’Indochine 1926- 1927, p.533-23, S.418, TTLTQG I, Hà Nội.
152. Association-amicable des Employés indigènes de Commerce et d’industrie du
Tonkin et L’Annam (A.M.E.C.I) (1923), Imprimerie Dac Lap, Huế,
No.19710, Thư viện Quốc gia, Hà Nội.
153. Annuaire Statistique de l'Indochine 1913-1922, S.719-720, TTLTQG I, Hà Nội.
154. Annuaire Statistique de l'Indochine 1923-1929, S.721-722, TTLTQG I, Hà Nội.
155. A.Monfleur (1931), Monographie de la province du Darlac 1930, Imprimerie
d’Extrême - Orient, Hà Nội.
156. Bulletin official en langue Indigene 1920- 1929, Protectorat de l'Annam, TTLT
Quốc gia II, TP. Hồ Chí Minh.
157. Bulletin Economique de L’Indochine 1903, S.846, TTLTQG I, Hà Nội.
158. Bulletin Economique de L’Indochine 1913, S.855, TTLTQG I, Hà Nội.
159. Bulletin Economique de L’Indochine 1918, S.860, TTLTQG I, Hà Nội.
160. Contrat d’assonciation en participation de Huynh Kham, 1927, No.41479, Thư
viện Quốc gia, Hà Nội.
161. “Entreprises diverses de la province Thanh - Hoa, Nghe - An, Quang - Tri, Thua -
Thien, Quang - Nam, Quang - Ngai, Binh - Dinh”, Annuaire économique de
L’Indochine 1926- 1927, p.51.8- 51.9, S.418, TTLTQG I, Hà Nội.
162. “Entreprises diverses (riz, exportation, pharmaciens, epiciers-sel, meubles en
rotin, tabacs, grands magasins, venteet location d’automobiles, imprimerie)
en Annam”, Annuaire économique de L’Indochine 1926- 1927, p.6151-3;
617-13; 622-1; 6243-4; 6264-1; 6278-3; 628.7-8; 633-4; 638-4, S.418,
TTLTQG I, Hà Nội.
163. L’Annam en 1906 (Commerce- Agriculture- Industrie), Imprimerie Samat,
Marseille, 1906, M.304 (14), Thư viện Quốc gia, Hà Nội.
164. “Les camions à gaz pauvre de bois sur la route de Vinh à Thakhek”, L’Eveil
Economique, 9me Année - No406, 22-3-1925, p.6-7, S.1097, TTLTQG I,
Hà Nội.
165. Les province de l’Annam (Phu Yen) 1907, Revue Indochinoise, VV.326,
TTLTQG I, Hà Nội.
162
166. Lettre, D.V. (1881), Consul de France à Qui-nhơn sur l’industrie des crépons
annamites, 4-2-1881, Bản sao từ TTLTQG IV của Thư viện tổng hợp tỉnh
Bình Định.
167. “Pham-Van-Phi et Cie- Concessionnaires des services subventionnés du Nord-
Annam”, L’Eveil Economique, 9me Année- No406, 22-3-1925, p.8, S.1097,
TTLTQG I, Hà Nội.
168. “Produits alimentaires en province de Binh-Thuan”, Annuaire économique de
L’Indochine 1926- 1927, p.6152-5, S.418, TTLTQG I, Hà Nội.
169. Province Binh Dinh, Annuaire général de l’Indochine année 1914 - 1918, S.830-
S.834, TTLTQG I, Hà Nội.
170. Province de Nghe An 1907, Imprimerie d’Extrême- Orient, Ha Noi, Thư viện
Quốc gia, Hà Nội.
171. Rapport sur la situation économique de l’Annam pendant l’année 1914, Fonds
GOUGAL, 9160, TTLTQG I, Hà Nội.
172. Rapport sur la situation économique de l’Annam pendant l’année 1915, Fonds
GOUGAL, 9161, TTLTQG I, Hà Nội.
173. Rapport sur la situation économique de l’Annam pendant l’année 1916, Fonds
GOUGAL, 9162, TTLTQG I, Hà Nội.
174. Rapport sur la situation économique de l’Annam pendant l’année 1917, Fonds
GOUGAL, 9163, TTLTQG I, Hà Nội.
175. Rapport sur la situation économique de l’Annam pendant l’année 1918, Fonds
GOUGAL, 9164, TTLTQG I, Hà Nội.
176. Rapport sur la situation économique de l’Annam pendant l’année 1919, Fonds
GOUGAL, 9165, TTLTQG I, Hà Nội.
177. Rapport sur la situation économique de l’Annam pendant l’année 1920, Fonds
GOUGAL, 4014, p.3-7; 49-60; 64-100, TTLTQG I, Hà Nội.
178. Rapport sur la situation économique de l’Annam pendant l’année 1921, Fonds
GOUGAL, 9166, TTLTQG I, Hà Nội.
179. Rapport sur la situation économique de l’Annam pendant l’année 1922, Fonds
GOUGAL, 9167, TTLTQG I, Hà Nội.
180. Rapport économique de la province de Nghe An 1910, Fonds GOUGAL, 9141,
p.1-4, TTLTQG I, Hà Nội.
163
181. Rapport économique de la province de Thanh Hoa 1910, Fonds GOUGAL, 9139,
p.4-8; 15-17; 29-32, TTLTQG I, Hà Nội.
182. Rapport économique de la province de Ha Tinh 1910, Fonds GOUGAL, 9145,
p.3-9, TTLTQG I, Hà Nội.
183. Rapport économique de la province de Quang Binh 1911, Fonds GOUGAL,
9149, p.9-15, TTLTQG I, Hà Nội.
184. Rapport économique de la province de Quang Tri 1910, Fonds GOUGAL, 9138,
p.10-11, TTLTQG I, Hà Nội.
185. Rapport économique de la province de Thua Thien 1910, Fonds GOUGAL, 9140,
p.5, 17, 34, TTLTQG I, Hà Nội.
186. Rapport économique de la province de Quang Nam 1910, Fonds GOUGAL,
9136, p.2, 5, 11, 18, TTLTQG I, Hà Nội.
187. Rapport économique de la province de Quang Ngai 1910, Fonds GOUGAL,
9137, p.13, TTLTQG I, Hà Nội.
188. Rapport économique de la province de Binh Dinh 1905, Fonds GOUGAL, 9088,
p.14-17, TTLTQG I, Hà Nội.
189. Rapport économique de la province de Binh Dinh 1910, Fonds GOUGAL, 9129,
p.1-26, TTLTQG I, Hà Nội.
190. Rapport économique de la province de Binh Dinh 1911, Fonds GOUGAL, 9142,
p.14-16, TTLTQG I, Hà Nội.
191. Rapport économique de la province de Phu Yen 1910, Fonds GOUGAL, 9134,
p.1-32, TTLTQG I, Hà Nội.
192. Rapport économique de la province de Khanh Hoa 1910, Fonds GOUGAL, 9132,
p.1-7; 19-26, TTLTQG I, Hà Nội.
193. Rapport économique de la province de Phan Rang 1911, Fonds GOUGAL, 9147,
p.7-17, TTLTQG I, Hà Nội.
194. Ch. Robequain, Le Thanh Hoa, Paris, 1918, Bản sao lục của Phòng địa chí- Thư
viện Tỉnh Thanh Hóa.
195. Startuts Huynh Thuc Khang et 1927, Nhà in Tiếng Dân, Huế, No.9160, Thư viện
Quốc gia, Hà Nội.
196. Startuts Quang hoa te et 1928, Nhà in Tiếng Dân, Huế, No.9579, Thư viện Quốc
gia, Hà Nội.
164
197. Société Transports ét d’Entreprises du Kontum “Hung cong Hoi xa”, Impr.Xua -
Nay, Saigon, 1927, KM.4577, Thư viện Quốc gia Việt Nam.
198. “Société d’irrigations au Quang - Nam”, Annuaire économique de L’Indochine
1926- 1927, p.51-8, S.418, TTLTQG I, Hà Nội.
199. “Société Quang-An-Long”, Annuaire économique de L’Indochine 1926- 1927,
p.617-13, S.418, TTLTQG I, Hà Nội.
200. “Société Phuoc-An-Thuong-Quan Quy Nhon”, Annuaire économique de
L’Indochine 1926- 1927, p.6151-3, S.418, TTLTQG I, Hà Nội.
165
PHỤ LỤC
DANH MỤC PHỤ LỤC
Ký hiệu Nội dung phụ lục Trang
Phụ lục 1 Phố buôn ở Phan Thiết - Bình Thuận 1
Phụ lục 2 Các sáng lập viên của Công ty Liên Thành 2
Phụ lục 3 Trụ sở Văn phòng Công ty Liên Thành tại 243 - Bến Vân Đồn -
Quận 4 - Thành phố Hồ Chí Minh (xây dựng từ năm 1922)
3
Phụ lục 4 Nhãn hiệu nước mắm “Con voi đỏ” của Công ty Liên Thành 4
Phụ lục 5 Một trang viết trên tờ “Thực nghiệp dân báo” số ra năm 1921 5
Phụ lục 6 Mẩu quảng cáo của Công ty vận tải ô tô Phạm Văn Phi ở Vinh 6
Phụ lục 7 Công ty Trung Kỳ thiệt nghiệp ở Quảng Ngãi 7
Phụ lục 8 Công ty in Huỳnh Thúc Kháng ở Huế 19
Phụ lục 9 Bài viết về Công ty vận tải ô tô Phạm Văn Phi đăng trên Tạp
chí Annuaire Économique L’Indochine năm 1925
34
Phụ lục 10 Bài viết về Công ty thủy nông của Bùi Huy Tín ở Quảng Nam
đăng trên Tạp chí Annuaire Économique L’Indochine năm 1926
36
Phụ lục 11 Điều lệ Hội Trung Bắc Công thương đồng nghiệp 37
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- la_nguyen_van_phuong_toan_van_1947_1347.pdf