Luận án Tuyển chọn chất kích kháng và nghiên cứu cơ chế của sự kích thích tính kháng bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên cây lúa
Tại đỉnh, hoạt tính protease trong cây lúa clorua đồng (0,05mM) gia tăng 393% (4,9 lần) so với cây lúa đối chứng nhiễm bệnh (Hình 4.20 ) và tăng 667% (4,7 lần) so với cây lúa đối chứng khỏe (Hình 4.21 ). Còn cây lúa được xử lý với axít oxalic ( 0,5mM ), hoạt tính protease tăng 1447%(15,5 lần) so với cây lúa đối chứng nhiễm bệnh (Hình 4.20 ) và tăng 1152% (12,5 lần) so với cây lúa đối chứng khỏe (Hình 4.21). Kết quả thí nghiệm cho thấy sau khi truyền bệnh vàng lùn, hoạt tính của protease ở cây lúa xử lý với clorua đồng (0,05mM) hoặc axít oxalic (0,05mM) luôn tăng cao hơn khác biệt ý nghĩa thống kê so với đối chứng. Điều này cho thấy clorua đồng (0,05 mM ) và axít oxalic (0,5mM) đã kích thích cây lúa hoạt hóa cơ chế phản ứng tự vệ trong cây lúa chống lại với bệnh vàng lùn bằng cách gia tăng hoạt tính enzym protease tham gia vào việc ngăn cản quá trình tái bản của vi rút RGSV. Sự gia tăng hoạt tính protease cũng được báo cáo ở cây thuốc lá biểu hiện tính kháng chống lại Tobacco mosaic virus (Van Loon & Gerritsen, 1989). Theo nghiên cứu của Vera & Conejero (1989) cho thấy sự gia tăng hoạt tính protease thì có liên quan đến phản ứng bảo vệ chống lại mầm bệnh xâm nhiễm.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
luan_an_tuyen_chon_chat_kich_khang_va_nghien_cuu_co_che_cua.pdf
2. TomtatluananTS_VIET-Tri.pdf
3. ThesisSummary_ENGLISH_Tri.pdf
4. trang thong tin VIET-Tri.docx
5.Imformation of study-Tri.docx