Luận án Vai trò của nhà nước trong tái cơ cấu nền kinh tế ở Việt Nam

Cơ cấu nền kinh tế là một sản phẩm của quá trình phát triển kinh tế tự nhiên. Nó được hình thành và chịu sự chi phối của phương thức sản xuất. Lịch sử hình thành và phát triển của các phương thức sản xuất gắn liền với sự hình thành và phát triển của cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên giữa phương thức sản xuất và cơ cấu kinh tế có sự khác biệt rất căn bản. Phương thức sản xuất gắn với mỗi hình thái kinh tế xã hội, phương thức sản xuất sau ra đời sẽ thay thế phương thức sản xuất trước. Xã hội loài người đã chứng kiến sự phát triển và thay thế của bốn phương thức sản xuất. Ngược lại, mô hình cơ cấu nền kinh tế có tính bổ sung, hoàn thiện để phát triển và không ngừng mở rộng. Sự phát triển của cơ cấu kinh tế là sự thay đổi, thay thế, bổ sung, hoàn thiện các khâu, các ngành nghề, lĩnh vực và các yếu tố khác cấu thành cơ cấu kinh tế bởi các quy luật kinh tế - xã hội khách quan. Trong quá trình phát triển đó, cơ cấu kinh tế xuất hiện những bất ổn, khiếm khuyết mà tự thân nền kinh tế không thể khắc phục được hoặc khắc phục với thời gian rất dài, có thể gây ra những hậu quả xấu cho đời sống kinh tế - xã hội. Khi nhận thức và khả năng của con người phát triển đến trình độ nhất định, con người sẽ can thiệp nhằm khắc phục những bất ổn, khiếm khuyết của cơ cấu kinh tế. Quyền và trách nhiệm này thuộc về nhà nước. Lịch sử tái cơ cấu nền kinh tế tại nhiều quốc gia khác nhau chỉ ra rằng, muốn tái cơ cấu thành công, vai trò của nhà nước luôn là nhân tố quyết định. Hoạt động tái cơ cấu có thể diễn ra ở nhiều mức độ, phạm vi với những công cụ, giải pháp khác nhau song kết quả của nó hoàn toàn phụ thuộc vào vai trò của nhà nước vì chỉ có nhà nước mới có đủ quyền lực, chức năng để thực hiện thành công tái cơ cấu. Vì vậy, chúng ta cần nhấn mạnh và hết sức coi trọng vai trò của nhà nước trong tái cơ cấu nền kinh tế.

pdf169 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 759 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vai trò của nhà nước trong tái cơ cấu nền kinh tế ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áp và các đạo luật. Nguyên tắc Nhà nước quản lý bằng pháp luật phải được quán triệt trong thực tiễn thể chế hóa đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng, cũng như trong hoạt động của bộ máy nhà nước và của công chức, viên chức nhà nước. Đề cao vai trò của luật với tư cách là văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, tăng cường việc ban hành luật để thay thế dần các hình thức văn bản quy phạm pháp luật khác. + Nhà nước hoàn thiện cơ sở pháp lý cần thiết để tổ chức, vận hành, quản lý nền kinh tế thị trường với hệ thống các quy phạm pháp luật về sở hữu, về quyền tự do kinh doanh, về cạnh tranh và chống độc quyền, về các loại thị trường, về bình đẳng giữa các doanh nghiệp, Ngoài ra, nhà nước cần ban hành một số nguyên tắc để cho phép sử dụng quy tắc, chuẩn mực xã hội về kinh tế hoặc có liên quan đến kinh tế, kể cả các quy tắc hay chuẩn mực phi chính thức đã được thừa nhận. Việc hoàn thiện cần quán triệt nguyên tắc luật càng cụ thể càng tốt để trên cơ sở đó, giảm dần và tiến tới xóa bỏ việc ban hành các văn bản dưới luật, qua đó khắc phục tình trạng cồng kềnh, không đồng bộ, tính khó tiếp cận của hệ thống pháp luật kinh tế. + Hoạt động lập pháp, lập quy tập trung tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động tái cơ cấu nói riêng và cải cách tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước, bảo đảm hiệu quả trong quản lý, điều hành xã hội của Nhà nước. Cùng với quá trình đổi mới chính trị, kinh tế, xã hội nói chung cũng như quá trình tái cơ cấu nói riêng, pháp luật hướng nhiều hơn vào việc điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực kinh tế - xã hội như thương mại, dân sự, hội nhập kinh tế quốc tế và giải quyết vấn đề xã hội, môi trường, an sinh, phát triển bền vững. + Pháp luật kinh tế tăng cường tạo ra mặt bằng pháp lý chung cho các loại hình doanh nghiệp, đảm bảo sự bình đẳng về pháp lý trong kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Xây dựng pháp luật kinh tế để thúc đẩy sự vận hành và phát triển của nền kinh tế thị trường theo hướng tất cả những gì cản trở quyền tự do kinh doanh, tự do sở hữu, cản trở cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh đều cần phải được loại bỏ càng sớm càng tốt. Đồng thời bảo đảm pháp luật kinh tế không chỉ phải phù hợp với thực tiễn Việt Nam, mà còn phải đảm bảo sự tương thích với pháp luật của các nước trên thế giới, vì đây là điều kiện quan trọng để thúc đẩy chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. 143 + Việc hoàn thiện pháp luật không chỉ quan tâm đến việc xây dựng mà còn phải quan tâm hơn nữa đến việc thực thi pháp luật. Pháp luật cần hướng tới và tác động đến nhận thức xã hội, làm cho đại bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, người dân và doanh nghiệp hiểu rõ hơn giá trị và hạn chế của kinh tế thị trường, định hướng hành vi theo nhu cầu của thị trường. Bên cạnh việc tăng cường ban hành luật, Nhà nước cần phải tiếp tục xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, tinh thông về nghiệp vụ để bảo đảm cho pháp luật được thực thi một cách nghiêm túc. - Chính sách: Chính sách là dạng công cụ đặc thù, nó là một tập hợp các giải pháp nhất định để thực hiện mục tiêu bộ phận trong quá trình thực hiện mục tiêu chúng. Chính sách luôn phải thể hiện hai nội hàm cơ bản là mục tiêu và giải pháp đạt được mục tiêu. Hầu hết các quốc gia đều sử dụng công cụ chính sách như một phương thức linh hoạt trong quá trình quản lý, điều hành kinh tế - xã hội. Công cụ chính sách có khả năng tạo ra những kích thích đủ lớn, cần thết để biến đổi thực trạng trong những tình huống tình thế và cả lâu dài. Đây là công cụ quản lý kinh tế có tính nhạy cảm nhất, năng động nhất. Chính sách trong kinh tế là những giải pháp mà nhà nước tác động vào nền kinh tế trên cơ sở chức năng, thẩm quyền và mục tiêu mong muốn. Đó là những chính sách về tiền tệ, giá cả, thuế, kinh tế đối ngoại, khoa học công nghệ, đào tạo, việc làm, phúc lợi xã hộiv.v. Thực tế cho thấy, khi xử lý các bất ổn kinh tế - xã hội, công cụ chính sách luôn là đối tượng được xem xét và biến đổi đầu tiên nhằm tạo ra những thay đổi theo hướng tích cực hơn. Và tất nhiên, những sai lầm trong các chính sách kinh tế cũng là nguyên nhân gây ra bất ổn kinh tế - xã hội. Trong lịch sử hoạt động tái cơ cấu của các nền kinh tế, công cụ chính sách luôn nổi bật và là biểu hiện cụ thể nhất cho vai trò khắc phục bất ổn của nhà nước. Do đó, hoàn thiện công cụ chính sách, xây dựng và kiến tạo được hệ thống công cụ chính sách đồng bộ, hoàn thiện trên mọi lĩnh vực sẽ giúp nhà nước nâng cao vai trò quản lý kinh tế - xã hôi, đưa ra được các giải pháp hiệu quả trong quá trình điều hành nền kinh tế cũng như các hoạt động khắc phục bất ổn. Ở Việt Nam, các chính sách đưa ra có mục tiêu rất tốt, thể hiện đúng bản chất của Nhà nước. Tuy nhiên phần giải pháp thường hạn chế về tính đồng bộ, triển khai thực hiện, khả năng đo lường, kiểm soát, tính khoa học cũng như sự chồng chéo với các chính sách khác dẫn đến hiệu quả thực thi kém. Hoàn thiện công cụ chính sách ở Việt Nam trong quá trình tái cơ cấu, nhà nước cần chú trọng thực hiện các giải pháp sau: 144 + Chuẩn hóa quy trình xây dựng và ban hành chính sách. Trong việc hoạch định chính sách cần phải có sự tổng kết, phân tích, đánh giá tình hình, tác động ảnh hưởng tới quá trình thực hiện chính sách, các biện pháp thực hiện chính sách, và từ đó làm căn cứ để lựa chọn phương án chính sách phù hợp với thực tế. + Tập trung quyền được ban hành chính sách vào một cơ quan quyền lực là Quốc hội, nhưng có thể mở rộng đối tượng nghiên cứu, đề xuất, tham mưu chính sách. Như vậy, các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành pháp, tư pháp, các cơ quan nghiên cứu độc lập cũng có thể nghiên cứu, đề xuất chính sách theo đặt hàng của nhà nước hoặc theo thực tiễn phát sinh để nhà nước quyết định. + Hình thành bộ phần chuyên trách giám địch chất lượng chính sách và theo dõi, giám sát, đánh giá thực thi chính sách. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ lý luận và thực tiễn cho đội ngũ cán bộ chuyên trách trong việc giám địch chất lượng chính sách và theo dõi, giám sát, đánh giá thực thi chính sách. + Có chế tài pháp luật cụ thể cho kết quả, hiệu quả, trách nhiệm trong quá trình xây dựng, thẩm định, ban hành, giám sát, theo dõi vầ đôn đốc việc thực thi chính sách. + Quy trình hoạch định chính sách hiện nay còn khép kín, việc lấy ý kiến tham gia của các đối tượng chịu sự điều chỉnh trực tiếp của chính sách còn ít, nếu có thì mang tính hình thức. Việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan hoạch định và ban hành chính sách chưa thể hiện tính chủ động. Chưa có quy định cụ thể để huy động nhân dân, các chuyên gia, các nhà khoa học tham gia vào hoạch định chính sách đã làm hạn chế cách nhìn nhận, giải quyết vấn đề. Do đó, nhà nước cần tạo cơ chế phản biện xã hội về chính sách. - Kế hoạch. Kế hoạch là công cụ quản lý kinh tế giúp nhà nước định hướng sự phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề, các vùng kinh tế, ngành kinh tế và toàn bộ nền kinh tế. Theo nghĩa hẹp, kế hoạch là phương án hành động cụ thể trong tương lai ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Rộng hơn, nó là là quá trình xây dựng, quán triệt, thực hiện, giám sát, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các phương án hành động. Kế hoạch là căn cứ pháp lý của hoạt động quản lý và điều hành, để mọi bộ phận nhận thức được hướng đi, cách làm để nhánh chóng đạt mục tiêu. Trong tái cơ cấu kinh tế, kế hoạch là chương trình hành động cụ thể nhằm khắc phục những bất ổn. Kế hoạch tái cơ cấu kinh tế phải do nhà nước xây dựng và tổ chức thực hiện trong ngắn hạn và dài hạn. Kế hoạch ngắn hạn có mục tiêu khắc phục tình huống tình thế, cấp bách. Kế hoạch dài hạn khắc phục những bất ổn và xây dựng cơ cấu kinh tế phù hợp, hiệu 145 quả. Để sử dụng hiệu quả công cụ kế hoạch trong tái cơ cấu, nhà nước cần thực hiện các giải pháp sau: + Xây dựng kế hoạch phải có tính khoa học, thực tiễn. Gắn kết các kế hoạch với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. Trong kế hoạch cần thể hiện rõ các nội dung như thực trạng, giải pháp, nguồn lực thực hiện, cách thức thực hiện cụ thể, minh bạch. Có phân công, phân việc, có cơ chế kiểm tra, giám sát riêng cho từng kế hoạch. Chú ý, trong hoạt động quản lý bình thường của nhà nước, kế hoạch có vai trò định hướng, gián tiếp. Trong các tình huống cụ thể, đặc biệt trong tái cơ cấu, kế hoạch cần cụ thể, trực tiếp, nhất là các kế hoạch ngắn hạn. + Kế hoạch có thể là các loại quy hoạch trong ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, là kế hoạch phát triển kinh tế hàng năm, là các dự án, đề án, các chương trình phát triển kinh tế. Tùy mục tiêu và đối tượng mà Nhà nước sử dụng loại kế hoạch phù hợp song điều cốt yếu là nhà nước phải xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch căn cứ theo nhu cầu của thị trường. Phân biệt rõ vai trò của nhà nước trong từng loại kế hoạch, đâu là vai trò quản lý, đâu là vai trò kinh tế. + Nhà nước cần nâng cấp chất lượng công tác xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch. Muốn vậy, khâu phân tích, dự báo là rất quan trọng trong quy trình xây dựng kế hoạch mà Nhà nước cần tập trung thực hiện. Nhà nước cần xây dựng hệ thống thông tin kế hoạch, kịp thời bổ sung, điều chỉnh kế hoạch hợp lý theo yêu cầu của thị trường. Trong xây dựng và triển khai kế hoạch, không để chồng lẫn kế hoạch, cần thực hiện dứt khoát từng kế hoạch cụ thể. Nếu cần thiết thì điều chỉnh, bổ sung. Không dùng nhiều kế hoạch cho cùng đối tượng tác động, điều chỉnh. + Tăng cường giám sát, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch. Chú ý tạo tính pháp lý cho kế hoạch. - Các nguồn lực vật chất do nhà nước quản lý và sử dụng. Các công cụ trên là các công cụ quản lý mang tính gián tiếp. Nó là các công cụ mang tính quy ước, có được do chức năng và quyền lực nhà nước quy định. Ngoài các công cụ trên, nhà nước còn công cụ quản lý mang tính trực tiếp vì nó là các nguồn lực vật chất do nhà nước quản lý, làm chủ. Đây cũng là nguồn lực của nền kinh tế nên khi nhà nước sử dụng nguồn lực vật chất này, nó sẽ có những tác động trực tiếp tới các hoạt động của nền kinh tế. Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, nền kinh tế không tránh khỏi những bất ổn. Trong tình hình đó, nguồn lực vật chất trở thành công cụ tối quan trọng mà nhà nước sử dụng để can thiệp trực tiếp vào nền kinh tế, kịp thời giải quyết bất ổn, đưa nền kinh tế về trạng thái thăng bằng để tiếp tục phát triển. Các nguồn lực này là tài nguyên, ngân sách nhà nước, 146 kết cấu hạ tầng, vốn đầu tư từ nhà nước (không bao gồm chi tiêu chính phủ). Như vậy, ngoài vai trò, vị trí do chức năng và quyền lực nhà nước đem lại, muốn tác động có hiệu quả vào nền kinh tế Nhà nước phải nguồn lực kinh tế mạnh. Nói cách khác, bên cạnh việc đề ra pháp luật, chính sách, kế hoạch, nhà nước cũng cần nguồn lực vật chất để trực tiếp tham gia vào nền kinh tế, tạo ra những cú hích cho sự biến đổi kinh tế - xã hội. Để phát huy vai trò nhà nước trong tái cơ cấu kinh tế, sử dụng hiệu quả nguồn lực vật chất cũng là giải pháp quan trọng trong cả ngắn hạn và dài hạn, trong xử lý tình huống cũng như trong việc xây dựng những điều kiện cơ bản cho cơ cấu kinh tế, đảm bảo nền kinh tế phát triển hiệu quả, bền vững. Sử dụng hiệu quả nguồn lực vật chất là: + Về ngân sách nhà nước, phương hướng chung là tăng thu, giảm chi, thực hiện cân bằng trong thu chi ngân sách, tránh thâm hụt ngân sách, đảm bảo ngân sách có số dư, có quỹ dự trữ quốc gia lớn. + Về tài nguyên, cần thống kê nhu cầu và nguồn tài nguyên hiện có. Quy hoạch mục đích sử dụng tài nguyên, sản lượng sử dụng, từ đó kiểm soát chặt việc khai thác tài nguyên, thực hiện nguyên tắc sử dụng tài nguyên phải trả tiền kèm theo việc bảo vệ tài nguyên, khôi phục, bảo vệ môi trường. + Về kết cấu hạ tầng, nhà nước cần thống nhất quy hoạch kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Ban hành các quy chuẩn chất lượng kết cấu hạ tầng, quy định sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng. Trên cơ sở đó, hướng tới xã hội hóa mạnh mẽ hoạt động đầu tư cho kết cấu hạ tầng. + Về đầu tư nhà nước, thay đổi mô hình quản lý, điều hành khối doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước theo các quy định của pháp luật, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của khối doanh nghiệp này nhằm bảo đảm vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước. Nhà nước chú trọng xây dựng và thực hiện các chương trình kinh tế do nhà nước đầu tư song huy động các nguồn lực xã hội tham gia thực hiện. 4.3.4.3. Tập trung phát triển doanh nghiệp Theo quan điểm kinh tế vĩ mô, doanh nghiệp cùng với nhà nước và người dân là ba chủ thể của nền kinh tế. Trong đó, doanh nghiệp là đơn vị kinh tế có tư cách pháp nhân, quy tụ các phương tiện tài chính, vật chất và con người nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất, cung ứng, tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ, trên cơ sở tối đa hóa lợi ích của người tiêu dùng, thông qua đó tối đa hóa lợi của chủ sở hữu, đồng thời kết hợp một cách hợp lý các mục tiêu xã hội. Doanh nghiệp được ví như những tế bào trong nền kinh tế, liên tục sinh ra, phát triển, đào thải theo quy luật 147 nhưng xu hướng phát triển phải là xu hướng chủ đạo. Nền kinh tế càng phát triển, cơ cấu kinh tế càng mở rộng, phức tạp, tinh vi thì vai trò, vị trí của doanh nghiệp càng quan trọng. Hiệu quả trong từng khâu, từng lĩnh vực, ngành nghề, từng hệ thống chức năng của nền kinh tế có thể được đồng quy về hiệu quả của hệ thống doanh nghiệp. Hiệu quả quản lý, điều hành nền kinh tế của nhà nước cũng vì thế, chỉ được thể hiện cụ thể ở chính hiệu quả của hệ thống doanh nghiệp. Cơ cấu kinh tế phát triển, hoàn thiện đồng nghĩa với hệ thống doanh nghiệp mạnh, phát triển. Do đó, hoạt động tái cơ cấu mặc dù bắt đầu trước tiên từ nhận thức và trách nhiệm của nhà nước trong quản lý, điều hành xã hội, song chủ thể thực hiện trực tiếp lại chính là hệ thống doanh nghiệp. Mặc dù còn rất nhiều khó khăn, song vai trò, vị trí của hệ thống doanh nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam sẽ còn tiếp tục gia tăng và có trọng trách lớn. Vì vậy, muốn phát huy vai trò trong tái cơ cấu, nhà nước cần tập trung phát triển hệ thống doanh nghiệp, thông qua hệ thống doanh nghiệp để thực hiện các chương trình, mục tiêu tái cơ cấu. Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển cũng là giải pháp nâng cao hiệu quả vai trò của nhà nước trong tái cơ cấu. Để làm điều đó, nhà nước cũng cần thực hiện các công việc sau: + Đẩy mạnh việc sắp xếp, đổi mới, nâng cao chất lượng quản trị, hiệu quả hoạt động của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nhà nước. Xác định rõ, cụ thể lĩnh vực, ngành nghề nhà nước cần chi phối để từ đó tập trung xây dựng doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nhà nước một cách có trọng điểm, công khai, minh bạch. + Phát triển các chương trình kinh tế nhà nước theo hướng xã hội hóa, công khai, minh bạch để tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp cùng được tham gia công bằng. Thực hiện công khai các quy hoạch, chủ trương, các chiến lược, chương trình phát triển kinh tế - xã hội để doanh nghiệp định hướng phát triển. + Phát triển mạnh các loại hình kinh tế tư nhân ở tất cả các khâu, các ngành, các lĩnh vực kinh tế. Đây là phương pháp hiệu quả trong việc huy động và phát huy các nguồn lực tham gia vào nền kinh tế. + Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đào tạo quản trị doanh nghiệp, chuyển giao và đổi mới công nghệ, tiếp cận thông tin thị trường. Đẩy mạnh tốc độ phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, để các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được các nguồn lực và thị trường, nhất là nguồn lực vốn và khoa học công nghệ. + Nhà nước xây dựng các chiến lược sản xuất, chiến lược kinh doanh quốc gia. Kêu gọi, huy động doanh nghiệp tham gia theo các hình thức thích hợp. Từ đó 148 giúp doanh nghiệp tập trung nguồn lực cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động, cải thiện chất lượng và hạ giá thành. + Tuyên truyền, động viên và hướng dẫn doanh nghiệp trong việc xây dựng, phát triển văn hóa doanh nghiệp Việt Nam. Trong hoạt động tái cơ cấu, nhà nước tập trung cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, xây dựng, phát huy tinh thần đoàn kết, phát huy nội lực, phát huy tính năng động để cùng nhau vượt qua khó khăn. Các doanh nghiệp phải có ý chí, chiến lược kinh doanh, quảng bá, nghiên cứu và phát triển, tích tụ vốn, nguồn nhân lực để thiết lập thế và lực trên thị trường trong nước, từng bước vươn ra thị trường khu vực và thế giới. Các doanh nghiệp cần chủ động lựa chọn hình thức, giải pháp kinh doanh, bãi bỏ tư duy kinh doanh nhỏ lẻ, cơ hội, tăng cường liên kết, chủ động hội nhập, phát huy tính cộng đồng và đảm bảo an sinh xã hội. Ngoài ra, các doanh nghiệp phải nâng cao ý thức tham gia vào các hiệp hội doanh nghiệp, xây dựng thị trường nội địa, cùng nhau kiểm soát thị trường, bảo vệ chế độ bản quyền, ngăn chặn các hành vi bán phá giá, sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng, bảo vệ các doanh nghiệp thành viên trước sự tấn công của hàng ngoại nhập và các vụ kiện bán phá giá. + Nhà nước định hướng và khơi dậy cho doanh nghiệp những giá trị xã hội. Đó là việc coi trọng và lấy con người làm gốc. Bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm của người lao động để kích thích lòng say mê, tính chủ động, sáng tạo của họ. Giáo dục ý thức cho người lao động coi doanh nghiệp là "tổ ấm" của cá nhân mình để nó trở thành nhận thức chung của cả tập thể, tạo nội lực để phát triển cho doanh nghiệp. Có cơ chế quản trị hợp lý cho những người có cống hiến cho sự phát triển của doanh nghiệp, được tôn trọng, được hưởng lợi ích vật chất xứng đáng với công sức mà họ bỏ ra, có chế độ thưởng, phạt hợp lý. Doanh nghiệp cần xây dựng tinh thần trách nhiệm xã hội. Một doanh nghiệp không những phải coi sản phẩm của mình là bộ phận làm nên quá trình phát triển của doanh nghiệp mà đó còn tạo nên sự phát triển của nền kinh tế, của xã hội. Doanh nghiệp đóng góp cho xã hội không chỉ ở số lượng của cải, mà còn phải thỏa mãn được những nhu cầu nhiều mặt của xã hội hiện đại như ủng hộ, tài trợ cho sự nghiệp giáo dục, văn hóa, xã hội, thúc đẩy khoa học kỹ thuật phát triển và tiến bộ. Thông qua các hoạt động xã hội sẽ làm hình ảnh doanh nghiệp đẹp hơn, uy tín của doanh nghiệp được nâng lên đáng kể. Đó cũng là hướng phát triển lành mạnh, thiết thực, bền vững để các doanh nghiệp đóng góp ngày càng nhiều hơn vào công cuộc đổi mới, vì mục đích: "dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh" mà Đảng đã đề ra và được toàn dân ủng hộ. 149 4.3.4.4. Tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh tế Trong quản lý kinh tế, việc kiểm tra, giám sát cũng là nhiệm vụ mà nhà nước cần thực hiện, đặc biệt với mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam đang xây dựng, phát triển. Mục đích của việc kiểm tra, giám sát vừa đáp ứng yêu cầu huy động nguồn lực cho phát triển kinh tế, đảm bảo duy trì định hướng phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước, đồng thời duy trì kỷ cương trong hoạt động kinh tế. Từ mục đích đó, trong tái cơ cấu, hoạt động kiểm tra, giám sát càng trở nên quan trọng, cần thiết do tính chất và yêu cầu của hoạt động tái cơ cấu. Thực hiện tốt công việc này, hiệu quả vai trò của nhà nước trong tái cơ cấu sẽ được đảm bảo. Trong quá trình tái cơ cấu, nội dung kiểm tra, giám sát cần tập trung là: + Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về kinh tế và sản xuất kinh doanh. Minh bạch hóa, quy chuẩn hóa các quy trình quản lý nhà nước về kinh tế để mọi người dân, doanh nghiệp, các tổ chức có thể tiếp cận, từ đó tạo điều kiện để xã hội hóa việc kiểm tra, giám sát về kinh tế. + Công khai các chương trình kinh tế, các dự án kinh tế của nhà nước, công khai các quy hoạch kinh tế - xã hội, quy hoạch đất đai, đô thị, quy hoạch giao thông vận tải (trừ các lĩnh vực thuộc bí mật quốc gia) để giúp doanh nghiệp và người dân định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, đồng thời tham gia quá trình giám sát, đánh giá hiệu quả các chương trình, kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình tái cơ cấu. + Thành lập cơ quan chuyên trách trong việc kiểm tra, giám sát về kinh tế. Đây là cơ quan độc lập, có chức trách trong việc nghiên cứu, thẩm định, kiểm tra, giám sát tính khả thi, hiệu lực, hiệu quả các chương trình, dự án kinh tế vĩ mô, các chương trình kinh tế trọng điểm, theo dõi việc thực thi các quy hoạch, các chủ trương của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế. + Hoạt động kiểm tra, giám sát phát hiện và đề xuất xử lý kịp thời, dứt điểm những tồn tại trong nền kinh tế như vấn đề tham ô, lãng phí, vấn đề chồng chéo, hành chính hóa các quy trình kinh tế gây thất thoát, thực hiện sai quy hoạch, sai mục đích, chủ trương của nhà nước trong phát triển kinh tế + Xây dựng hành lang pháp lý phù hợp cho hoạt động kiểm tra, giám sát cũng như cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có trách nhiệm thuộc chức năng lập pháp, hành pháp, tư pháp. Đồng thời với đó là ban hành cơ chế xử phạt hoặc khen thưởng với tổ chức và cá nhân để thúc đẩy hoạt động kiểm tra, giám sát của nhà nước về kinh tế có hiệu quả, thiết thực tạo ra những thay đổi trong hoạt động kinh tế, nhất là trong tái cơ cấu kinh tế. 150 KẾT LUẬN Cơ cấu nền kinh tế là một sản phẩm của quá trình phát triển kinh tế tự nhiên. Nó được hình thành và chịu sự chi phối của phương thức sản xuất. Lịch sử hình thành và phát triển của các phương thức sản xuất gắn liền với sự hình thành và phát triển của cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên giữa phương thức sản xuất và cơ cấu kinh tế có sự khác biệt rất căn bản. Phương thức sản xuất gắn với mỗi hình thái kinh tế xã hội, phương thức sản xuất sau ra đời sẽ thay thế phương thức sản xuất trước. Xã hội loài người đã chứng kiến sự phát triển và thay thế của bốn phương thức sản xuất. Ngược lại, mô hình cơ cấu nền kinh tế có tính bổ sung, hoàn thiện để phát triển và không ngừng mở rộng. Sự phát triển của cơ cấu kinh tế là sự thay đổi, thay thế, bổ sung, hoàn thiện các khâu, các ngành nghề, lĩnh vực và các yếu tố khác cấu thành cơ cấu kinh tế bởi các quy luật kinh tế - xã hội khách quan. Trong quá trình phát triển đó, cơ cấu kinh tế xuất hiện những bất ổn, khiếm khuyết mà tự thân nền kinh tế không thể khắc phục được hoặc khắc phục với thời gian rất dài, có thể gây ra những hậu quả xấu cho đời sống kinh tế - xã hội. Khi nhận thức và khả năng của con người phát triển đến trình độ nhất định, con người sẽ can thiệp nhằm khắc phục những bất ổn, khiếm khuyết của cơ cấu kinh tế. Quyền và trách nhiệm này thuộc về nhà nước. Lịch sử tái cơ cấu nền kinh tế tại nhiều quốc gia khác nhau chỉ ra rằng, muốn tái cơ cấu thành công, vai trò của nhà nước luôn là nhân tố quyết định. Hoạt động tái cơ cấu có thể diễn ra ở nhiều mức độ, phạm vi với những công cụ, giải pháp khác nhau song kết quả của nó hoàn toàn phụ thuộc vào vai trò của nhà nước vì chỉ có nhà nước mới có đủ quyền lực, chức năng để thực hiện thành công tái cơ cấu. Vì vậy, chúng ta cần nhấn mạnh và hết sức coi trọng vai trò của nhà nước trong tái cơ cấu nền kinh tế. Với những nội dung được đề cập, diễn giải, phân tích, với phương hướng và giải pháp đưa ra, cơ bản luận án đã đạt được mục tiêu, nhiệm đặt ra. Luận án đã đưa ra cơ sở lý thuyết cơ bản gồm khái niệm cơ cấu và tái cơ cấu nền kinh tế, sự cần thiết vai trò của nhà nước trong tái cơ cấu nền kinh tế, nội dung vai trò nhà nước trong tái cơ cấu nền kinh tế và những yếu tố tác động đến vai trò của nhà nước trong tái cơ cấu. Luận án cũng phân tích hoạt động tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011 - 2017, từ đó chỉ ra vai trò nhà nước trong tái cơ cấu nền kinh tế giai 151 đoạn này với những kết quả cơ bản đạt được, những hạn chế còn tồn tại. Trên cơ sở đó, Luận án đề xuất những phương hướng, giải pháp nhằm phát huy vai trò của nhà nước trong tái cơ cấu nền kinh tế ở Việt Nam giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo. Những nội dung được trình bày trong 4 chương của luận án tương đối thống nhất, có tính liên kết. Những phương hướng, giải pháp đưa ra trong luận án về cơ bản đảm bảo tính định hướng chung trong việc phát huy tốt vai trò nhà nước trong tái cơ cầu nền kinh tế ở Việt Nam. Tuy nhiên đây mới là những phương hướng, giải pháp trong luận án, tức là còn mang tính lý thuyết, cần có những kiểm chứng thực tiễn khi có điều kiện áp dụng. Tóm lại, phát huy vai trò nhà nước trong tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2011 - 2017, hoạt động tái cơ cấu đã bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Bên cạnh đó, một số hạn chế cũng đã được chỉ ra. Về tổng thể nền kinh tế, năng lực sản xuất chưa có dấu hiệu cải thiện. Sức sản xuất của nền kinh tế thấp, chất lượng không cao, chưa bền vững. Mô hình tăng trưởng theo chiều sâu vẫn chưa hình thành. Do đó, Đảng, Nhà nước tiếp tục khẳng định tái cơ cấu kinh tế vẫn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong phát triển kinh tế - xã hội những năm tới. Trong dài hạn, nền kinh tế Việt Nam vẫn cần phải tái cơ cấu để có được nền kinh tế có trình độ phát triển, có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao. Đây sẽ là giai đoạn tái cơ cấu những nhân tố cơ bản của nền kinh tế nhằm hoàn thiện, củng cố vững chắc cơ cấu nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển. Và chắc chắn, kết quả của quá trình tái cơ cấu này cũng sẽ phụ thuộc rất lớn vào vai trò nhà nước. Vì vậy, xác định đúng, phát huy đủ vai trò nhà nước, Việt Nam sẽ tái cơ cấu thành công nền kinh tế giai đoạn tiếp theo, xây dựng một nền kinh tế phát triển hiện đại, hiệu quả và bền vững. Đây cũng là mong muốn mà đề tài này muốn hướng tới. 152 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Đinh Văn Trung (2012), ''Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam sau 20 năm: Thực trạng và giải pháp'', Tạp chí Thương Mại, (8), tr.9-12. 2. Đinh Văn Trung (2012), ''Phát triển công nghiệp phụ trợ ngành sản xuất ô tô Việt Nam: Những tồn tại và giải pháp'', Tạp chí Thương mại, (12), tr.5-6. 3. Đinh Văn Trung (2014), ''Bước khởi đầu tái cơ cấu kinh tế ở Việt Nam'', Tạp chí Lý luận chính trị, (1), tr.55-58. 4. Đinh Văn Trung (2014), ''Tái cơ cấu ngành công nghiệp sản xuất ôtô Việt Nam hướng tới hội nhập toàn diện WTO'', Tạp chí Kinh tế và quản lý, (9), tr.35-39. 5. Đinh Văn Trung (2014), ''Đổi mới tư duy kinh tế và tái cấu trúc nền kinh tế - sự phát triển nhận thức của Đảng về lãnh đạo quản lý kinh tế'', Tạp chí Lịch sử Đảng, (4), tr.52-56. 6. Đinh Văn Trung (2014), ''Giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay'', Tạp chí Kinh tế và quản lý, (11), tr.50-54. 7. Đinh Văn Trung (2015), ''Một số tồn tại trong tái cấu trúc kinh tế Việt Nam sau 04 năm thực hiện'', Tạp chí Kinh tế và quản lý, (14), tr.41-43. 8. Đinh Văn Trung (Chủ nhiệm) (2015), Tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế, đề tài cấp bộ, Học viện Chính trị quốc giai Hồ Chi Minh. 9. Võ Văn Đức, Đinh Văn Trung (Đồng chủ biên, 2015), Tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam - lý luận và thực tiễn, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 10. Đinh Văn Trung (2018), "State-owned enterprise" theoretical and practical issues in Vietnam", International Journal of Social Science and Humanities Research, ISSN 2348-3156 (Print), ISSN 2348-3164 (online) Vol. 6, Issue 1, pp (179-184). 11. Đinh Văn Trung (2018), ''Đổi mới tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động của Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả tái cơ cấu kinh tế'', Tạp chí Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, (4), tr.29-31. 153 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tài liệu tiếng Việt 1. Vũ Tuấn Anh (1994), Vai trò của Nhà nước trong phát triển kinh tế, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 2. Adam Forde và Stefan De Vilder (1997), Từ kế hoạch đến thị trường: sự huyển đổi kinh tế ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Nguyễn Kim Bảo (2004), Điều chỉnh một số chính sách kinh tế ở Trung Quốc giai đoạn 1992-2010, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 4. Ban Chấp hành Trung ương (2011), Kết luận số 10-KL/TW của Hội nghị Trung ương 3 khóa XI về tình hình kinh tế - xã hội, tài chính - ngân sách nhà nước 5 năm 2006-2010 và năm 2011; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tài chính - ngân sách nhà nước 5 năm 2011-2015 và năm 2012, Hà Nội. 5. Bách khoa toàn thư (2018), ''Danh sách quốc gia theo chỉ số phát triển con người'', tại trang E1%BB%91c_gia_theo_ch%E1%BB%89_s%E1%BB%91_ph%C3%A1t _tri%E1%BB%83n_con_ng%C6%B0%E1%BB%9Di, [truy cập ngày 08/03/2018]. 6. Phạm Thị Thanh Bình (2004), Vai trò của Nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế ở Philippin, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 7. Bộ Chính trị (2013), Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế, Hà Nội. 8. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng thế giới (2016), Báo cáo Việt Nam năm 2035: Hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ, Hà Nội. 9. Nguyễn Đình Cung, Nguyễn Tú Anh (2015), Giám sát và đánh giá quá trình thực hiện Đề án tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế, Nxb Tài chính, Hà Nội. 10. Vũ Kim Dung, Nguyễn Văn Công (2013), Giáo trình Kinh tế học, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 11. Chu Đức Dũng (2002), Vai trò của Nhà nước trong phát triển kinh tế: Kinh nghiệm Pháp, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 154 12. Phạm Văn Dũng (2010), Định hướng phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 13. Trần Thái Dương (2004), Chức năng kinh tế của Nhà nước: Lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 14. Nguyễn Tiến Dỵ (2012), Kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2020 chiến lược, kế hoạch, dự báo, Nxb Thống kê, Hà Nội. 15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. Đặng Đức Đạm, Nguyễn Đình Cung, Nguyễn Minh Phong (2012), Nhà nước kinh doanh, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội. 20. Đặng Đức Đạm, Nguyễn Minh Phong, Đặng Đức Anh (2014), Chiến lược tăng trưởng xanh, Nxb Lao động, Hà Nội. 21. Nguyễn Hữu Đạt, Ngô Tuấn Nghĩa (2013), Tập đoàn kinh tế trong việc thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 22. Trần Thọ Đạt, Ngô Thắng Lợi (2017), Kinh tế Việt Nam năm 2016: Tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và vai trò Nhà nước kiến tạo phát triển, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 23. Phan Huy Đường (2015), Quản lý Nhà nước về kinh tế, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 24. Nguyễn Bình Giang (2009), Cải cách kinh tế ở Đông Á thời kỳ mười năm sau khủng hoảng 1997, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 25. Grzegorz W.Kolodko, Nguyễn Hoàng dịch (2006), Toàn cầu hóa và tương lai của các nước đang chuyển đổi, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 155 26. Vũ Văn Hà (2003), Điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế Nhật Bản trong bối cảnh toàn cầu hóa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 27. Nguyễn Văn Hậu (2012), Mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam từ năm 2001 đến nay: Lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 28. Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam (2013), Báo cáo Thống kê năm 2013, Hà Nội. 29. Vũ Đăng Hinh (2005), Cấu trúc lại nền kinh tế Mỹ từ thập kỷ 70 của thế kỷ trước đến nay, Nxb Thế giới, Hà Nội. 30. Hà Văn Hiền, Phạm Hồng Chương (2013), Mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thời kỳ hậu khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 31. Dương Phú Hiệp, Phạm Hồng Thái (2004), Nhật Bản trên con đường cải cách, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 32. Holger Rogall (2011), Kinh tế học bền vững - lý thuyết kinh tế và thực tế của phát triển bền vững (Nguyễn Trung Dũng dịch), Nxb Khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà Nội. 33. Hội đồng Quốc gia (2011), Từ điển bách khoa Việt Nam, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 34. Nguyễn Đình Hương (2005), Chuyển đổi kinh tế ở Liên bang Nga: Lý luận, thực tiễn và bài học kinh nghiệm, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 35. Mai Lan Hương (2012), Vai trò của Nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 36. Nguyễn Mạnh Hùng (2012), Tái cấu trúc kinh tế thế giới trong thời kỳ hậu khủng hoàng kinh tế toàn cầu, Đề tài cấp bộ, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, Hà Nội. 37. Đỗ Tá Khánh (2013), Chính sách phát triển của Vương quốc Anh sau suy thoái kinh tế toàn cầu 2008 và kinh nghiệm cho Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 38. Tăng Văn Khiên (2005), Tốc độ tăng năng suất nhân tố tổng hợp - phương pháp tính và ứng dụng, Nxb Thống kê, Hà Nội. 39. Konal Janos (2007), Con đường dẫn tới nền kinh tế tự do (Nguyễn Quang A dịch), Nxb Tri thức, Hà Nội. 156 40. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia (2010), Các lý thuyết kinh tế trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu và thực tiễn Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 41. Kỷ yếu Hội thảo quốc gia (2017), Triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam và vai trò của Nhà nước kiến tạo trong hoàn thiện thể chế và môi trường kinh doanh, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 42. Dương Thị Liễu (2001), Tác động của điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan đối với quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 43. Phạm Văn Linh (1992), Vai trò nhà nước trong việc hạn chế các khuyết tật của cơ chế thị trường ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 44. Lê Bộ Lĩnh (2002), Chủ nghĩa tư bản hiện đại: Khủng hoảng kinh tế và điều chỉnh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 45. Phạm Quý Long (2011), Đông Bắc Á những vấn đề kinh tế nổi bật (2011- 2020), Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 46. Cù Chí Lợi (2009), Tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 47. Ngô Thắng Lợi, Trần Thị Vân Hoa (2016), Động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam, Triển vọng đến năm 2020, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 48. Võ Đại Lược (2003), Bối cảnh quốc tế và những xu hướng điều chỉnh chính sách phát triển kinh tế ở một số nước lớn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 49. C.Mác và Ph.Ăng-ghen (1995), Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 50. C.Mác và Ph.Ăng-ghen (1993), Toàn tập, Tập 13, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 51. C.Mác và Ph.Ăngghen (1998), Toàn tập, Tập 38, Nxb Sự thật, Hà Nội. 52. Vũ Hải Nam (2014), ''Kinh nghiệm quốc tế về vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế'', Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (11), tr.95-97. 53. Vũ Hải Nam (2015), Vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Viện Chiến lược phát triển, Hà Nội. 157 54. Michel Beaud & Gilles Dostaler (2008), Tư tưởng kinh tế kể từ Keynes (Nguyễn Đôn Phước dịch), Nxb Tri thức, Hà Nội. 55. Dương Xuân Ngọc (2012), Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 56. Kim Ngọc, Ngô Văn Vũ (2014), ''Tái cơ cấu kinh tế Việt Nam'', Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, (12/85), tr.15-17. 57. Hoàng Thị Thanh Nhàn (2003), Điều chỉnh cơ cấu kinh tế ở Hàn Quốc, Malaysia và Thái Lan, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 58. Hoàng Thị Kim Oanh (2015), Vai trò của Nhà nước trong chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 59. Đặng Phong (2017), Tư duy kinh tế Việt Nam 1975 - 1989, Nxb Tri thức, Hà Nội. 60. Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (2017), Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2016/2017, Nxb Thông tin và truyền thông, Hà Nội. 61. Vũ Văn Phúc (2013), Đổi mới mô hình tăng trưởng cơ cấu lại nền kinh tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 62. Paul A. Samuelson & W.D.Nordhaus (1989), Kinh tế học, Tập 1, Viện Quan hệ quốc tế, Hà Nội. 63. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Nghị quyết số 10/2011/QH13 ngày 28/11/2011 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011- 2015, Hà Nội. 64. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 32/2013/QH13, ngày 19/06/2013, Hà Nội. 65. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật Đấu thầu 43/2013/QH13, ngày 26/11/2013, Hà Nội. 66. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật Việc làm số 38/2013/QH13, ngày 16/11/2013, Hà Nội. 67. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật Đất đai số 45/2013/QH13, ngày 31/12/2013, Hà Nội. 158 68. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, ngày 18/06/2014, Hà Nội. 69. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Đầu tư công 46/2014/QH13, ngày 18/06/2014, Hà Nội. 70. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Phá sản 51/2014/QH13, ngày 19/06/2014, Hà Nội. 71. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Kinh doanh bất động sản số 66/2014/QH13, ngày 25/11/2014, Hà Nội. 72. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Đầu tư công 69/2014/QH13 ngày 26/11/2014, Hà Nội. 73. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Đầu tư 67/2014/QH13, ngày 26/11/2014, Hà Nội. 74. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Doanh nghiệp 68/2014/QH13, ngày 26/11/2014, Hà Nội. 75. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13, ngày 25/06/2015, Hà Nội. 76. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật Thống kê số 89/2015/QH13, ngày 23/11/2015, Hà Nội. 77. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2016), Nghị quyết số 24/2016/QH14 ban hành ngày 8/11/2016 phê duyệt Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020, Hà Nội. 78. Quốc hội (2016), Nghị quyết số 24/2016/QH11 ngày 08/11/2016 của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020, Hà Nội. 79. Nguyễn Thiết Sơn (Chủ biên, 2003), Mỹ điều chỉnh chính sách kinh tế, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 80. Tổng cục Thống kê (1977), Niên giám thống kê 1977, Nxb Thống kê, Hà Nội. 81. Tập thể tác giả (1997), Đổi mới và thực hiện đồng bộ các chính sách, cơ chế quản lý kinh tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 82. Tập thể tác giả (2009), Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - Lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 159 83. Tập thể tác giả (2012), Tái cấu trúc kinh tế theo mô hình tăng trưởng xanh - kinh nghiệp quốc tế và gợi ý cho Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 84. Tập thể tác giả (2013), Giáo trình kinh tế học phát triển, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội. 85. Nguyễn Quang Thái (2016), Trăn trở đổi mới (1986-2015), Nxb Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội. 86. Trương Bá Thanh, Bùi Quang Bình (2016), Đổi mới cách thức tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 87. Tô Trung Thành (2013), ''Tái cơ cấu kinh tế: góc nhìn từ khung phân tích những nền tảng tăng trưởng'', Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (190), tr.21-30. 88. Nguyễn Đức Thành (2012), Đối diện thách thức tái cơ cấu kinh tế, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 89. Bùi Tất Thắng, Đặng Huyền Linh (2013), Dự báo triển vọng kinh tế Việt Nam thời kỳ đến năm 2020, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 90. Bùi Tất Thắng, Trần Hồng Quang, Lưu Đức Hải (2014), Tái cơ cấu kinh tế để phục hồi tốc độ tăng trưởng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 91. Trần Văn Thọ (2005), Biến động kinh tế Đông Á và con đường công nghiệp hóa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 92. Trần Văn Thọ (2016), Cú sốc thời gian và kinh tế Việt Nam, Nxb Tri thức, Hà Nội. 93. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 phê duyệt Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015, Hà Nội. 94. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 31/05/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án Xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng và Đề án Thành lập Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Hà Nội. 95. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước giai đoạn 2011 - 2015, Hà Nội. 160 96. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định 1393/QĐ-TTg ngày 23/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, Hà Nội. 97. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 1826/QĐ-TTg ngày 6/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ, Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 252/QĐ- TTg ngày 1/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội. 98. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19/02/2013 về phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020, Hà Nội. 99. Thủ tướng Chính phủ (2013), Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 19/6/2013 về một số nhiệm vụ triển khai trong ba năm 2013 - 2015, Hà Nội. 100. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định 403/QĐ-TTg ngày 20/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 - 2020, Hà Nội. 101. Nguyễn Quang Thuấn (2014), Cải cách doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam sau gần 30 năm đổi mới - thực trạng và giải pháp, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 102. Lương Thu Thuỷ (2014), ''Một số giải pháp tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế mới ở Việt Nam'', Tạp chí Quản lý Nhà nước, (216), tr.53-75. 103. Tổ chức Lao động quốc tế - ILO (2016), ASEAN trong tái cơ cấu: Công nghệ đang thay đổi việc làm và doanh nghiệp như thế nào? (ASEAN in transformation: how technology is chaging jobs and enterprises?), New York. 104. Tổng cục Thống kê (2016), Số liệu kinh tế - xã hội các quốc gia thành viên Asean giai đoạn 2000 - 2014, Nxb Thống kê, Hà Nội. 105. Tổng cục Thống kê (2015), Niên giám thống kê các năm từ 2011 đến 2015. Nxb Thống kê, Hà Nội. 161 106. Tổng cục thống kê (2018), ''Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội các năm'', tại trang https://gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621, [truy cập ngày 23/02/2018]. 107. Tổng cục Thống kê (2017), ''Số liệu thống kê'', tại trang /default.aspx?tabid=714, [truy cập ngày 04/3/2018]. 108. Tổng cục Hải quan (2017), ''Đầu tư cho khoa học công nghệ: Đến lúc thôi ''trông chờ'' vào ngân sách", tại trang Dau-tu-cho-khoa-hoc-cong-nghe-Den-luc-thoi-trong-cho-vao-ngan- sach.aspx, [truy cập ngày 08/03/2018]. 109. Lưu Ngọc Trịnh (2002), Bước chuyển sang nền kinh tế tri thức ở một số nước trên thế giới hiện nay, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 110. Đinh Văn Trung (2014), ''Giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay", Tạp chí Kinh tế và quản lý, (1), tr.9-12. 111. Đinh Văn Trung (2015), Tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam trong điều kiện hội nhập, Chủ nhiệm đề tài khoa học cấp bộ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 112. Nguyễn Minh Tú (1998), Kinh tế Việt Nam trước thế kỷ XXI - cơ hội và thách thức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 113. Nguyễn Kế Tuấn (2013), Kinh tế Việt Nam năm 2012: Ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 114. Nguyễn Duy Tuấn (2014), ''Vai trò của Nhà nước trong tái cơ cấu đầu tư công: từ góc nhìn góc nhìn của học thuyết cơ cấu kinh tế mới'', Tạp chí Khoa học công nghệ Việt Nam, (6), tr.9-12. 115. Nguyễn Kế Tuấn (2015), Phát triển đất nước thành nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 116. Phạm Thị Túy (2011), Phối hợp điều tiết kinh tế giữa các Nhà nước trong khủng hoảng kinh tế thế giới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 117. Từ điển điện tử (2017), tại trang Tratu.soha.vn/dict/vn-vn/cơ_cấu, [truy cập ngày 23/02/2017]. 162 118. Ủy ban Kinh tế Quốc Hội (2014), Diễn đàn kinh tế mùa thu 2014: Tái cơ cấu nền kinh tế - Kỳ vọng chuyển biến mạnh mẽ và cơ bản, Nxb Tri thức, Hà Nội. 119. Ulrike Herrmann (2014), Tây Âu trong tiến trình phát triển kinh tế - con đường đưa thế giới đến thịnh vượng: lịch sử tiến trình xã hội, lịch sử tiền tệ và những cuộc khủng hoảng (Võ Thị Kim Nga dịch), Nxb Tri thức, Hà Nội. 120. Văn phòng Trung ương Đảng (2014), ''Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của nước ta và các dấu hiệu, nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực'', Thông tin chuyên đề, (12), tr.16-19. 121. Văn phòng Trung ương Đảng (2015), ''Kinh nghiệm xây dựng cơ chế chính sách tài chính quốc gia phụ vụ đổi mới công nghệ", Thông tin chuyên đề, (2), tr.33-35. 122. Lê Danh Vĩnh (2009), Hoàn thiện thể chế về môi trường kinh doanh của Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 123. Ngô Doãn Vịnh (2006), Những vấn đề chủ yếu về kinh tế phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. * Tài liệu tiếng Anh 124. Andrew Figura and William Wascher (2008), ''The causes and consequences of economic restructuring: evidence from the early 21st century'', Federal Reserve Board, Washington, D.C. 125. Codrina Rada and Rudiger von Arnim (2011), ''Structural Transformation in China and India: The Role of Macroeconomic Policies'', University of Utah Department of Economics, (05). 126. David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch, Economics, McGraw Hill book company. 127. Donald D.Tong (2002), The Heart of Economic Reform: China's Banking Reform and State Enterprise, First published 2002 by Ashgate Publishing, Reissued 2018 by Rouledge, 2 park square, Milton park, Abingdon, Oxon OX14 4RN. 128. Eric O’N. Fisher and Kathryn G. Marshall (2008), The Structure of the American Economy, California Polytechnic State University. 163 129. European Union (2012), Restructuring in Europe 2011, Luxembourg: Publications Office of the European Union. 130. Export and long-run growth in Vietnam 1976-2001, ASEAN Economic Bulletin, Dec 2003. 131. Ha-Joon Chang (2003), Globalization, economic development and the role of the state, published by Zed Books Ltd.., 7 Cynthia street, London N1 9JF, UK and room 400. 132. John M.Kline (1992), Foreign Investment Strategies in Restructuring Economies: Learning from corporate experiences from Chile, First published in 1992, Quorum Books, 88 post Road West, Westpost. 133. Jonathan Pincus (2015), Why doesn’t Vietnam Grow faster?: State fragmentation and the limits of vent for surplus Growth, Journal of Southeast Asian Economies (JSEAE), Volume 32, Number, 1, April 2015, pp.26-51. 134. Iain Pirie (2008), The Korean Developmental state, First published 2008 by Routledge, 2 Park Square, Milton Park, Abingdon, Oxon OX14 4RN. 135. Lester R. Brown (2001), Eco-Economy: Building an Economy for the Earth, (W. W. Norton & Co., NY: 2001), © 2001 Earth Policy Institute®. All Rights Reserved. 136. Loraine Kennedy (2014), The Politics of Economic Restructuring in India: Economic Governance and state spatial rescaling, First published 2014 by Rouledge, 2 park square, Milton park, Abingdon, Oxon OX14 4RN. 137. Margaret S. McMillan and Dani Rodrik (2011), ''Globalization, structural change and productivity growth'', National Bureau of economic research, 1050 Massachusetts Avenue, Cambridge, MA 02138, June 2011. 138. Mark R. Stone (2002), ''Corporate Sector Restructuring: The Role of Government in Times of Crisis'', International Monetary Fund, USA. 139. Martin painter (2003), Marketisation, integration and state restructuring in Vietnam: The Case of state owned Enterprise reform, The Southeast asia research centre (SEARC) of the city university Hongkong, No39, January 2003. 164 140. Michelle Williams (2014), The end of developmental state, First published 2014 by Rouledge, 2 park square, Milton park, Abingdon, Oxon OX14 4RN. 141. Sudhir K. Thakur (2011), ''Fundamental economic structure and structural change in regional economies: a methodological approach'', College of Business Administration, California State University Sacramento, Région et Développement, (33), pp.20-26. 142. Williams James Adams (1989), Restructuring the French Economy: Government and the Rise of Market competition since world war II, The Brookings Institution Washington, D.C. 143. Van Gemert, H. G. (1987), Stuctural change in OECD-countries: A normal pattern Analysis, De Economist, 135(1), 29-51, 1987. 144. Vittorio Valli, Donatella Saccone (2010), ''Structural Change, Globalization and Economic Growth in China and India'', The European Journal of Comparative Economics, Vol. 12, n. 2, pp. 133-163. 145. The World Bank (2014), World Development Indicators, Washington DC-USA. 146. The Global Economy (2016), ''Global Innovation Index in Vietnam'', on page [accessed on 4/3/2018]. 147. Chang Zhi Yang , Faizal bin Yahya (2009), ''Economic Restructuring and the Role of SMEs in Singapore, from the Institute of Policy Studies'', Lee Kuan Yew School of Public Policy at the National University of Singapore. 148. Yongnian Zeng (2004), Globalization and state transformation in China, Published by the press syndicate of the University of Cambridge.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_vai_tro_cua_nha_nuoc_trong_tai_co_cau_nen_kinh_te_o.pdf
Luận văn liên quan