1.Truyền thông thúc đẩy tiến trình thực hiện quyền trẻ emđã đượccác cơ
quan, loại hình TTĐC ở tỉnh Bình Phướcquan tâm, góp phần vào việc đưa chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quyền trẻ emvào cuộc
sống, huy động, tập hợp các nguồn lực xã hội tham gia giải quyếtcác vấn đề trẻ
em. Song, vẫnchưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của công tác bảo vệ, chăm
sócvà giáo dụctrẻ em. Vấn đề trẻ em chưa trở thànhmột trong những nội dung
quan trọng củaTTĐC ở tỉnh Bình Phước, thường phải đứng sau các vấn đề
chính trị, kinh tếvà nhữngvấn đề cấp bách khác. Quyền trẻ emchưa được đề
cập một cách trực tiếp,rõ ràng trên TTĐC, mà thường được thể hiện dướicác
khái niệm có liên quan.
2. Vai trò của TTĐC tỉnh Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em hiện
nay có sự khác biệt không đáng kể giữa vai trò thực tế; trong ý kiến của cán bộ
truyền thông và ý kiến đánh giá, kỳ vọng của công chúng. TTĐC đã thực hiện
được tương đối đầy đủ năm vai trò đối với việc thực hiện quyền trẻ em. Song,
còn khá nhiều hạn chế về nội dung, hình thức, nhưngđã được công chúng đón
nhận và đánh giá khá tích cực,cơbản thỏa mãn được nhu cầu thông tin của công
chúng và được công chúng ứng dụng vào thực tiễn. Dù vậy vẫn còn có sự chênh
lệch khá lớn giữa từng cơ quan, loại hình TTĐC và giữa các vai trò.Đó cũng
chính là điểm mà các cơ quan TTĐC ở Bình Phước cần phải xem xét và tiếp tục
điều chỉnh. Vai trò vận động, khuyến khích và vai trò thông tin, tuyên truyền,
giáo dục được thực hiện tốt nhất; rồi đến vai trò giải trí cho trẻ em và vai trò
giám sát tình hìnhthực hiện quyền trẻ em; hạn chế nhất là vai trò hình thành và
thể hiện dư luận xã hội. Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước thực hiện
tốt nhất các vai trò đối với việc thực hiện quyền trẻ em; thứ hai là Báo Bình
Phước; thứ ba là Đài huyện Bù Gia Mập; rồiđến Đài huyện Đồng Phú, thị xã
Đồng Xoài; hạn chế nhất là Đài huyện Bù Đăng. Truyền hình thực hiện tốt nhất
các vai trò đối với việc thực hiện quyền trẻ em; thứ hai là truyền thanh cấp
huyện, báo in; thứ ba là báo mạng điện tử; hạn chế nhất là phát thanh.
27 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2547 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiên quyền trê em ở tỉnh Bình Phước hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hính trị, quốc phòng, an
ninh… Trong quá trình thực hiện vị thế là nhà truyền thông về quyền trẻ em, họ
lại có nhiều vai trò phải thực hiện. Họ có tập hợp vai trò thể hiện trong mối gắn
kết nhà truyền thông với công chúng, với cơ quan chủ quản, các cán bộ nhân
viên trong cơ quan, với cơ quan truyền thông khác và các cơ quan, tổ chức, cá
nhân khác. Theo đó, có thể nhà truyền thông sẽ gặp phải sự khủng hoảng, căng
thẳng và xung đột vai trò.
2.1.2.4. Tiếp cận vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ
em dựa trên quyền trẻ em
Theo cách tiếp cận quyền trẻ em, truyền thông về quyền trẻ em là vai trò,
trách nhiệm pháp lý của TTĐC. TTĐC phải đảm bảo rằng, quyền trẻ em có tính
thống nhất, không thể phân tách, là bất khả xâm phạm, Nhà nước, các tổ chức,
cá nhân trong xã hội phải có trách nhiệm tổ chức thực hiện. Nhà truyền thông
tuyệt đối không phân biệt đối xử với trẻ em, phải đảm bảo được lợi ích tốt nhất
của trẻ em, trẻ em có quyền được sống và phát triển, phải có sự tham gia của trẻ
11
em vào quá trình truyền thông.
2.1.3. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm
của Đảng, Nhà nước Việt Nam về vai trò của truyền thông đại chúng và về
quyền trẻ em
Chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh không bàn một cách trực
tiếp về vai trò của TTĐC với việc thực hiện quyền trẻ em, nhưng đặc biệt quan
tâm đến vị trí, vai trò của báo chí truyền thông trong sự nghiệp cách mạng xây
dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. Báo chí là một công cụ
tuyên truyền quan trọng của đảng vô sản, tuyên truyền, bảo vệ quyền trẻ em
cũng là một trong những nghĩa vụ quan trọng của báo chí.
Công tác tuyên truyền, vận động xã hội nâng cao nhận thức và chuyển đổi
hành vi thực hiện quyền trẻ em là một trong những hoạt động quan trọng của
Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012-2020; được khẳng
định trong Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 05-11-2012 của Bộ Chính trị “về tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ
em trong tình hình mới” và một số văn bản khác. Đây là sự chỉ đạo của Đảng,
Nhà nước về trách nhiệm, vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em.
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU
2.2.1. Đặc điểm kinh tế, văn hoá - xã hội của tỉnh Bình Phước
Bình Phước là một tỉnh miền núi, biên giới thuộc miền Đông Nam Bộ; có
diện tích tự nhiên là 6.871.543 km2; dân số 922.706 người, trong đó trẻ em
chiếm 31,0%. Tỉnh có 41 dân tộc và gần 20,0% đồng bào tôn giáo. Tỉnh Bình
Phước được tái lập ngày 01-01-1997. Tỉnh có 10 huyện, thị xã với 111 xã,
phường, thị trấn. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân năm 2013 đạt 9,59%.
GDP bình quân đầu người theo giá thực tế năm 2013 đạt 41,63 triệu đồng.
Những thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội chưa tương xứng với
tiềm năng và thế mạnh của tỉnh. Tình hình kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn
đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện quyền trẻ em. Hoạt động của các
cơ quan TTĐC ở Bình Phước hiện nay còn rất nhiều khó khăn, hạn chế khi đội
ngũ cán bộ chuyên nghiệp chưa đủ mạnh. Khó khăn của hoạt động TTĐC ảnh
hưởng đáng kể đến công tác truyền thông về quyền trẻ em.
2.2.2. Tình hình thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay
Thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các
quyền của trẻ em Bình Phước đã được cấp ủy đảng, chính quyền, gia đình, nhà
trường và cộng đồng xã hội quan tâm thực hiện, song còn nhiều khó khăn, hạn
chế, dù đã có một số kết quả rất đáng trân trọng. Nghị quyết và Luật Bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em vẫn chưa thật sự đi vào cuộc sống.
Tiểu kết chương 2
Luận án xem xét vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em trên năm
khía cạnh: vai trò thông tin, tuyên truyền, giáo dục; hình thành, thể hiện dư luận
xã hội; vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em; giám sát tình hình thực
12
hiện quyền trẻ em và giải trí cho trẻ em. Luận án sử dụng tổng tích hợp các lý
thuyết: Mô hình truyền thông theo chu kỳ của Roman Jakobson; thuyết kiến tạo
xã hội của Peter L. Berger; lý thuyết trung gian về vai trò - tập hợp của
R.Merton; tiếp cận vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em từ cách tiếp
cận quyền của trẻ em. Chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan
điểm của Đảng, Nhà nước ta về báo chí, về quyền trẻ em và vai trò của TTĐC
trong thực hiện quyền trẻ em là cơ sở để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ
tuyên truyền quyền trẻ em của TTĐC. Cơ sở thực tiễn nghiên cứu luận án là đặc
điểm kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh Bình Phước và tình hình thực hiện quyền
trẻ em hiện nay trên địa bàn tỉnh.
Chương 3
THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG TRONG
THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM Ở TỈNH BÌNH PHƯỚC HIỆN NAY
3.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TRUYỀN THÔNG VỀ ĐỀ TÀI TRẺ EM Ở
TỈNH BÌNH PHƯỚC HIỆN NAY
3.1.1. Số lượng sản phẩm truyền thông về đề tài trẻ em
Từ tháng 6 đến tháng 10/2012, các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước
được nghiên cứu có 2.222 sản phẩm truyền thông về đề tài trẻ em, trực tiếp
hoặc hướng tới phục vụ việc thực hiện quyền trẻ em. Trong đó, có 1.344 sản
phẩm dành cho trẻ em và 878 sản phẩm dành cho người lớn.
1. Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước đứng đầu về số lượng và tỷ
lệ sản phẩm truyền thông về đề tài trẻ em, với 1.622 sản phẩm, chiếm 13,8%
tổng sản phẩm truyền thông của Đài. Trong đó, có 1.344 sản phẩm cho trẻ em,
chiếm 90,5% tổng sản phẩm truyền thông về đề tài trẻ em, chiếm 11,4% tổng sản
phẩm truyền thông của Đài. Các sản phẩm về đề tài trẻ em không phải chỉ có vào
các dịp cao điểm vì trẻ em. Tổng thời lượng phát sóng các sản phẩm truyền
thông về trẻ em trong 5 tháng là 35.315 phút, chiếm 22,2% tổng thời lượng phát
sóng chương trình của địa phương, không kể tiếp âm, tiếp sóng.
2. Báo Bình Phước: có 218 sản phẩm truyền thông về trẻ em, chiếm 4,4%
tổng sản phẩm truyền thông của báo. Trong đó, báo in có 149 tin bài, chiếm
5,2% và báo mạng điện tử có 68 tin bài, chiếm 3,4% tổng tin bài của báo. Các
sản phẩm truyền thông không phải chỉ có vào các dịp cao điểm vì trẻ em. Báo
không có sản phẩm truyền thông dành cho trẻ em.
3. Các đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện: Đài thị xã Đồng Xoài
quan tâm cho mảng đề tài trẻ em nhiều nhất, chiếm 10,3% trong tổng số sản
phẩm truyền thông của Đài; thứ hai là Đài huyện Đồng Phú; thứ ba là Đài
huyện Bù Đăng; ít nhất là Đài huyện Bù Gia Mập. Các hoạt động truyền thông
về trẻ em ở Đài thị xã Đồng Xoài không phải chỉ ưu tiên vào các dịp cao điểm,
mà được thực hiện thường xuyên. Trong khi đó, Đài huyện Đồng Phú, Bù Đăng
và Bù Gia Mập không thực hiện thường xuyên, mà chỉ ưu tiên vào tháng 6 -
13
tháng hành động vì trẻ em và tháng 9 - đầu năm học mới.
3.1.2. Hình thức của sản phẩm truyền thông về đề tài trẻ em
Phần lớn là do các cơ quan TTĐC trong tỉnh tự thực hiện. Một số Đài
truyền thanh và truyền hình cấp huyện lấy sản phẩm truyền thông từ Báo Bình
Phước, Báo Bình Phước điện tử và báo khác. Tin là thể loại nhiều nhất, với
ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, gần gũi, phù hợp với trình độ nhận thức của số đông
công chúng. Các sản phẩm truyền thông về trẻ em chỉ được thực hiện đều đặn,
có tính chất định kỳ trên Báo Bình Phước in và Đài Phát thanh và Truyền hình
Bình Phước. Các sản phẩm truyền thông về trẻ em thường đứng sau vấn đề
chính trị, kinh tế, ít khi được đứng trên trang nhất và trong các chuyên mục
chính trị thời sự, chủ yếu đưa vào chuyên trang/chuyên mục giáo dục, thanh
niên, văn hóa. Các sản phẩm truyền thông được phát sóng trên Đài truyền hình
Bình Phước không phải những khung giờ vàng, nhưng vẫn thuận tiện để theo dõi.
3.1.3. Đặc điểm nội dung thông tin
Hầu hết các sản phẩm truyền thông về trẻ em không nêu các quyền trẻ em
có liên quan. Cũng chỉ có 4,8% sản phẩm truyền thông về trẻ em có dùng từ
“quyền trẻ em”, mà phần lớn chỉ ngầm thể hiện các quan niệm về trẻ em và
quyền trẻ em. Vì vậy, TTĐC chưa đưa ra thông điệp đúng về quyền trẻ em, do đó
dẫn đến những hạn chế nhất định trong việc bảo vệ trẻ em, không kiến tạo nên
nhận thức đúng đắn về quyền trẻ em cho xã hội.
3.1.4. Hình ảnh trẻ em trên truyền thông đại chúng Bình Phước
Hình ảnh phổ biến nhất của trẻ em trên TTĐC Bình Phước là trẻ em bình
thường (chiếm 62,2%). Không có hình ảnh xấu xí, vi phạm pháp luật, rất ít hình
ảnh trẻ em bị tai nạn thương tích, bị bạo hành, xâm hại tình dục, khuyết tật, mồ
côi, lang thang. Các phương tiện TTĐC đã nỗ lực mang lại cho công chúng một
bức tranh không quá ảm đạm về tình hình trẻ em ở Bình Phước, nhưng chưa
phản ánh toàn diện hình ảnh trẻ em trên thực tế.
3.1.5. Sự tham gia của trẻ em Bình Phước trên truyền thông đại chúng
Trẻ em Bình Phước được tham gia rất ít vào quá trình truyền thông về trẻ
em. Tiếng nói của trẻ em trên TTĐC Bình Phước rất hạn chế, chưa tác động
đáng kể đến quá trình hoạch định chính sách và giải quyết các vấn đề trẻ em.
Không phải lúc nào quyền và lợi ích của trẻ em cũng được TTĐC tôn trọng và
bảo vệ. Sự tham gia của trẻ em Bình Phước trên TTĐC mới ở hình thức tượng
trưng, thấp hơn so với mặt bằng chung của cả nước.
3.2. VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG TỈNH BÌNH PHƯỚC TRONG
THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM,TỪ NỘI DUNG THÔNG ĐIỆP TRUYỀN THÔNG
3.2.1. Vai trò thông tin, tuyên truyền, giáo dục thực hiện quyền trẻ em
Vai trò thông tin, tuyên truyền, giáo dục về thực hiện quyền trẻ em chưa
được TTĐC Bình Phước đặc biệt quan tâm. Chỉ có 43,6% sản phẩm truyền
thông về trẻ em được nghiên cứu có mục đích đăng phát thông tin, tuyên truyền,
giáo dục về quyền trẻ em. Đài huyện Bù Gia Mập quan tâm nhiều nhất đến mục
14
đích đăng phát thông tin tuyên truyền, giáo dục trong các mục đích đăng phát
của cơ quan mình; thứ hai là Đài huyện Đồng Phú; thứ ba là Đài thị xã Đồng
Xoài; rồi đến Đài huyện Bù Đăng và Báo Bình Phước; quan tâm ít nhất là Đài
Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bình Phước. Các đài truyền thanh cấp huyện
quan tâm nhiều nhất cho công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục thực hiện
quyền trẻ em (chiếm 79,6%). Báo mạng điện tử ưu tiên cho mục đích đăng phát
thông tin này ở vị trí thứ hai; thứ ba là báo in; rồi đến truyền hình và hạn chế
nhất là phát thanh. Kết quả này cho thấy, nhận định của cán bộ truyền thông
không chính xác hoặc TTĐC đã không thực hiện đúng chủ trương đăng phát
thông tin về quyền trẻ em. Phần lớn cán bộ truyền thông cho rằng, mục đích
đăng phát thông tin về đề tài trẻ em của cơ quan họ là thông tin, tuyên truyền về
quyền trẻ em (chiếm 91,4%), cao nhất trong các mục đích đăng phát về trẻ em.
Thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách về quyền trẻ em: không
phải là mục đích đăng phát được TTĐC Bình Phước đặc biệt quan tâm khi nó
chỉ chiếm 11,8%. Đài huyện Bù Gia Mập quan tâm cho mục đích đăng phát này
nhiều nhất (chiếm 51,3%); thứ hai là Đài thị xã Đồng Xoài; thứ ba là Báo Bình
Phước; ít nhất là Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước. Báo mạng điện tử
ưu tiên nhất cho mục đích đăng phát này (chiếm 56,5%); thứ hai là truyền thanh
cấp huyện; thứ ba là báo in; rồi đến truyền hình; ít nhất là báo phát thanh. Đài
Phát thanh và Truyền hình Bình Phước vừa có đông công chúng, vừa có nhiều
ưu thế trong hoạt động tuyên truyền, nhưng tuyên truyền chủ trương, chính sách
về quyền trẻ em còn rất hạn chế, nhất là phát thanh.
Phổ biến kiến thức, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em: Có
48,2% sản phẩm truyền thông về đề tài trẻ em được khảo sát có mục đích đăng
phát phổ biến kiến thức, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, gấp bốn
lần mục đích đăng phát thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách về
quyền trẻ em. Có 76,8% cán bộ cho biết cơ quan của họ có mục đích đăng phát
này. Đài huyện Bù Đăng ưu tiên cho mục đích đăng phát thông tin phổ biến
kiến thức, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nhiều nhất; thứ hai là
Đài huyện Bù Gia Mập; thứ ba là Đài thị xã Đồng Xoài; rồi đến Đài huyện
Đồng Phú và Báo Bình Phước; ít nhất là Đài Phát thanh và Truyền hình Bình
Phước. Truyền thanh cấp huyện ưu tiên cho mục đích đăng phát này nhất; thứ
hai là truyền hình; thứ ba là báo in; ít nhất là phát thanh. Báo Bình Phước và
Truyền hình Bình Phước không chỉ ít truyền thông về chính sách, mà còn ít
truyền thông cả kiến thức, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
3.2.2. Vai trò hình thành và thể hiện dư luận xã hội
TTĐC ở Bình Phước thực hiện chưa tốt vai trò hình thành và thể hiện dư
luận xã hội về việc thực hiện quyền trẻ em. Từ tháng 6 đến tháng 10/2012, chỉ
có 12,2% sản phẩm truyền thông đã hình thành, thể hiện dư luận xã hội về việc
thực hiện quyền trẻ em. Cũng chỉ có 48,8% cán bộ truyền thông cho rằng cơ
quan mình thực hiện vai trò này, thấp nhất trong các mục đích đăng phát thông
tin về quyền trẻ em. Báo Bình Phước thông tin hình thành và thể hiện dư luận
15
xã hội nhiều nhất so với các cơ quan TTĐC khác; thứ hai là Đài huyện Bù Gia
Mập; thứ ba là Đài huyện Đồng Phú; rồi đến Đài thị xã Đồng Xoài, Đài huyện
Bù Đăng, hạn chế nhất là Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước, riêng
kênh phát thanh không có tin bài hình thành và thể hiện được dư luận xã hội.
Báo in thông tin hình thành, thể hiện dư luận xã hội nhiều nhất; thứ hai là báo
mạng điện tử; thứ ba là truyền thanh cấp huyện; rồi đến truyền hình và ít nhất là
phát thanh. Có thể thấy, chỉ có Báo Bình Phước phát huy tốt vai trò hình thành
và thể hiện dư luận xã hội. Ngoài vụ cháu Nguyễn Thị Hảo ba tuổi bị mẹ ruột
hành hạ, cắt đứt gân chân năm 2008, từ trước tới nay TTĐC ở Bình Phước rất
hạn chế trong khả năng hình thành và thể hiện dư luận xã hội, nói đúng hơn là
chưa biết cách tạo dư luận xã hội, thổi bùng dư luận xã hội. TTĐC Bình Phước
chưa từng liên kết dư luận xã hội với các chiến dịch thông tin - giáo dục -
truyền thông, không khai thác, đẩy cao trào của dư luận xã hội thành những
chiến dịch truyền thông. Song, ưu điểm là ở Bình Phước chưa có trường hợp
TTĐC tạo nên dư luận xã hội quá đà, không có lợi cho trẻ em vì mục đích lợi
nhuận của nhà truyền thông hay vô tình dẫn đến các hành vi vi phạm quyền trẻ
em như một số trường hợp ở các cơ quan báo chí lớn.
3.2.3. Vai trò vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em
Đây là vai trò được TTĐC Bình Phước quan tâm nhất, với 87,5% sản phẩm
truyền thông có mục đích đăng phát vận động, khuyến khích thực hiện quyền
trẻ em. Cán bộ truyền thông cũng cho rằng, vai trò này được cơ quan họ thực
hiện tốt thứ hai trong các vai trò (chiếm 87,8%), sau vai trò thông tin, tuyên
truyền, giáo dục thực hiện quyền trẻ em. Đài Phát thanh và Truyền hình Bình
Phước quan tâm vai trò này nhất; thứ hai là Đài huyện Bù Đăng; thứ ba là Đài
thị xã Đồng Xoài; rồi đến Đài huyện Bù Gia Mập, huyện Đồng Phú; hạn chế
nhất là Báo Bình Phước. Phát thanh quan tâm nhiều nhất cho vai trò vận động,
khuyến khích thực hiện quyền trẻ em (chiếm 100,0%); thứ hai là truyền hình;
thứ ba là truyền thanh cấp huyện; rồi đến báo in; hạn chế nhất là báo mạng điện
tử (chiếm 40,6 %). Có thể thấy, chỉ đến vai trò vận động, khuyến khích thực
hiện quyền trẻ em, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước và kênh phát
thanh mới thể hiện sức mạnh, ưu thế và sự quan tâm của mình cho công tác
tuyên truyền về quyền trẻ em.
TTĐC thông tin, phản ánh những hoàn cảnh trẻ em khó khăn cần được
giúp đỡ, kêu gọi mọi người mở rộng tấm lòng nhân ái, chia sẻ tinh thần, hỗ trợ
vật chất, động viên các em vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. Tuy
nhiên, TTĐC Bình Phước chưa thực sự quan tâm đến trách nhiệm xã hội này.
Mục đích đăng phát thông tin kêu gọi giúp đỡ trẻ em khó khăn chỉ chiếm 6,7%
so với các mục đích khác, thấp hơn rất nhiều so với ý kiến của cán bộ truyền
thông. Có đến 80,2% cán bộ cho biết cơ quan họ ưu tiên cho mục đích đăng
phát thông tin kêu gọi giúp đỡ trẻ em khó khăn. Đài Phát thanh và Truyền hình
Bình Phước và báo hình thông tin kêu gọi giúp đỡ trẻ em khó khăn nhiều nhất;
16
thứ hai là Báo Bình Phước và báo in; thứ ba là Đài huyện Đồng Phú và báo điện
tử; thứ tư là Đài huyện Bù Gia Mập và truyền thanh cấp huyện; thứ năm là Đài
huyện Bù Đăng; hạn chế nhất là Đài thị xã Đồng Xoài và phát thanh.
TTĐC lấy gương người tốt, việc tốt, mô hình hay về thực hiện quyền trẻ em
để giáo dục, nêu gương, khuyến khích, nhân rộng. Từ tháng 6 đến tháng
10/2012, có 76,5% sản phẩm truyền thông về trẻ em được khảo sát có mục đích
nêu gương người tốt, việc tốt, mô hình hay về thực hiện quyền trẻ em. 75,6%
cán bộ truyền thông được hỏi cho rằng cơ quan họ có mục đích đăng phát này.
Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước nêu gương người tốt, việc tốt, mô
hình hay về thực hiện quyền trẻ em nhiều nhất; ít nhất là Báo Bình Phước.
Truyền hình ưu tiên cho mục đích đăng phát này nhất; thứ hai là phát thanh; thứ
ba là truyền thanh cấp huyện; rồi đến báo in; hạn chế nhất là báo mạng điện tử.
3.2.4. Vai trò giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em
Hoạt động giám sát chưa được TTĐC Bình Phước quan tâm ưu tiên thực
hiện tốt. Từ tháng 6 đến tháng 10/2012, chỉ có 12,5% sản phẩm truyền thông có
mục đích đăng phát giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em. Báo Bình Phước
và loại hình báo in quan tâm cho mục đích này nhất và hạn chế nhất là Đài Phát
thanh và Truyền hình Bình Phước và phát thanh. Mục đích đăng phát này thực
hiện trên thực tế không như ý kiến của cán bộ truyền thông, vì 74,4% cán bộ
cho biết mục đích đăng phát của cơ quan họ là phản ánh, giám sát tình hình
thực hiện quyền trẻ em. Có thể thấy, chỉ đến vai trò giám sát tình hình thực hiện
quyền trẻ em, Báo Bình Phước mới thực sự quan tâm thực hiện tốt vai trò đối với
việc thực hiện quyền trẻ em. Trong khi đó, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình
Phước, nhất là phát thanh, chưa quan tâm đến vai trò này.
TTĐC Bình Phước phản ánh, giám sát quyền được học tập nhiều nhất; thứ
hai là quyền được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể
thao, du lịch; thứ ba là quyền phát triển năng khiếu. Bốn quyền được TTĐC
Bình Phước phản ánh, giám sát rất ít là quyền được khai sinh và có quốc tịch;
được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm và danh dự; được có tài sản của
trẻ em và được sống chung với cha mẹ. Trong khi đó, bốn quyền này hoàn toàn
không phải đã thực hiện tốt ở Bình Phước. TTĐC Bình Phước đang kiến tạo
nên một thực tế thực hiện quyền trẻ em không giống như những gì đang diễn ra.
3.2.5. Vai trò giải trí cho trẻ em
Có 59,9% sản phẩm truyền thông được nghiên cứu có mục đích đăng phát
thể hiện vai trò giải trí cho trẻ em. 59,8% cán bộ truyền thông cho biết TTĐC
Bình Phước có mục đích đăng phát này. Nhưng trên thực tế chỉ Đài Phát thanh
và Truyền hình Bình Phước có chương trình dành cho trẻ em và phục vụ nhu
cầu giải trí của trẻ em. Đài đặc biệt ưu tiên mục đích giải trí cho trẻ em với
81,9% chương trình có nội dung giải trí cho trẻ em, ưu tiên nhất trong tất cả các
vai trò đối với việc thực hiện quyền trẻ em. Thế nhưng, sự quan tâm đến vai trò
này làm giảm đi sự quan tâm các vai trò quan trọng khác là vi phạm nguyên tắc
tiếp cận quyền, vi phạm quyền trẻ em, ảnh hưởng tiêu cực đến công tác bảo vệ,
17
chăm sóc và giáo dục trẻ em. Báo Bình Phước và truyền thanh các huyện chưa
thực hiện tốt, không có sản phẩm truyền thông, chuyên mục dành riêng cho trẻ em
và phục vụ nhu cầu giải trí của trẻ em.
3.3. Ý KIẾN CỦA CÔNG CHÚNG VỀ VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG ĐẠI
CHÚNG TỈNH BÌNH PHƯỚC TRONG THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM
3.3.1. Về vai trò thông tin, tuyên truyền, giáo dục
Phần lớn công chúng Bình Phước đánh giá các vai trò của TTĐC trong
thực hiện quyền trẻ em ở mức khá. Công chúng đánh giá cao nhất vai trò Thông
tin, tuyên truyền, giáo dục thực hiện quyền trẻ em (23,7% tốt, 49,3% khá).
Công chúng đánh giá vai trò này ở Báo Bình Phước điện tử tốt nhất; thứ hai là
Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước; thứ ba là Báo Bình Phước in; đánh
giá thấp nhất với truyền thanh cấp huyện. Thông tin phổ biến kiến thức, kỹ
năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được các cơ quan TTĐC Bình Phước
thực hiện nhiều hơn thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách về
quyền trẻ em. Tuy nhiên, công chúng lại đánh giá vai trò thông tin, tuyên truyền
các chủ trương, chính sách tốt hơn phổ biến kiến thức, kỹ năng bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục trẻ em. Có 82,8% công chúng đánh giá TTĐC thực hiện vai trò
thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách về quyền trẻ em ở mức khá
trở lên. Tỷ lệ này ở vai trò phổ biến kiến thức, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em chỉ đạt 70,0%.
Hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục của TTĐC trong tỉnh đã giúp
công chúng thỏa mãn được nhu cầu thông tin về quyền trẻ em. Công chúng
người lớn cơ bản thỏa mãn với những thông tin về quyền trẻ em trên TTĐC
Bình Phước (chiếm 65,3%). Số người được hỏi cho biết đáp ứng tốt chiếm tỷ lệ
thấp (28,8%). Trong đó, mức độ thỏa mãn cao nhất dành cho Đài Phát thanh và
Truyền hình Bình Phước; thứ hai là Báo Bình Phước in; thứ ba là Báo Bình
Phước điện tử; thấp nhất là truyền thanh cấp huyện. Như vậy, Đài Phát thanh và
Truyền hình Bình Phước thực hiện tốt nhất các vai trò đối với việc thực hiện
quyền trẻ em và cũng thỏa mãn tốt nhất nhu cầu thông tin của công chúng.
Những thông tin về trẻ em trên TTĐC chưa được công chúng ứng dụng tốt
trong cuộc sống. Mới có 49,1% công chúng người lớn ứng dụng được nhiều
thông tin về quyền trẻ em thu được từ các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước.
Và cũng chỉ có 42,1% công chúng ứng dụng được ít và 8,9% công chúng không
ứng dụng được. Đa số công chúng trẻ em mới ứng dụng được ít những thông tin
về quyền trẻ em biết được từ Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước vào
cuộc sống hàng ngày (chiếm 40,2%); số trẻ em ứng dụng được nhiều chỉ chiếm
27,0%; còn khá nhiều em chưa có cơ hội ứng dụng (chiếm 23,8%). Một số em
không thể ứng dụng (chiếm 9,0%).
Hầu hết công chúng người lớn trao đổi, bàn luận những thông tin thu được
về đề tài trẻ em trên TTĐC với người khác (chiếm 98,1%), giúp nâng cao nhận
thức, điều chỉnh thái độ và hành vi của nhiều người trong việc thực hiện quyền
trẻ em. Họ thường trao đổi, bàn luận với những người có mối quan hệ gần gũi
18
như người thân trong gia đình và bạn bè, đồng nghiệp; ít trao đổi, bàn luận với
hàng xóm, láng giềng và càng ít trao đổi, bàn luận với họ hàng. Công chúng
trao đổi, bàn luận thông tin về trẻ em thu được từ TTĐC, dẫn dắt mọi người có
thông tin về quyền trẻ em, nhưng hầu như không có bao giờ trao đổi, phản hồi
thông tin với cơ quan TTĐC.
TTĐC Bình Phước thông tin, tuyên truyền, giáo dục thực hiện quyền trẻ em
góp phần giúp công chúng có được nhận thức, thái độ tích cực về quyền trẻ em.
Tuy nhiên, nhận thức, thái dộ về quyền trẻ em của công chúng vẫn còn nhiều
hạn chế. Công chúng nhận thức chưa đầy đủ và toàn diện về quyền trẻ em, cũng
nhận thức chưa tốt về các quyền trẻ em được nêu trong CRC và Luật Bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em. Phần lớn công chúng được hỏi có nhận thức về
quyền của trẻ em ở mức khá. Không có mối liên hệ chặt chẽ giữa việc thường
xuyên theo dõi các kênh TTĐC và mức nhận thức về quyền trẻ em. Việc trả lời
câu hỏi kênh truyền thông nào mang lại nhận thức cho công chúng Bình Phước
tốt nhất là điều vô cùng khó khăn. Vì công chúng chịu sự tác động về mặt nhận
thức từ nhiều kênh truyền thông khác nhau, không chỉ riêng TTĐC trong tỉnh.
3.3.2. Về vai trò hình thành và thể hiện dư luận xã hội
Công chúng đã có những ghi nhận khá tích cực về vai trò của các phương
tiện TTĐC tỉnh Bình Phước trong hình thành và thể hiện dư luận xã hội về thực
hiện quyền trẻ em, dù trên thực tế vai trò này chưa được TTĐC thực hiện tốt
(16,6% tốt và 42,9% khá). Vai trò này của Báo Bình Phước điện tử được công
chúng đánh giá cao nhất; thứ hai là Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước;
thứ ba là truyền thanh cấp huyện; thấp nhất là Báo Bình Phước in. Không có sự
khác biệt giữa các nhóm công chúng trong đánh giá vai trò hình thành và thể
hiện dư luận xã hội về thực hiện quyền trẻ em của TTĐC Bình Phước.
3.3.3. Về vai trò vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em
Công chúng Bình Phước đã có những đánh giá tích cực về vai trò vận
động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em của các phương tiện TTĐC trong
tỉnh (tốt chiếm 48,8%; khá chiếm 17,3%). Vai trò vận động, khuyến khích thực
hiện quyền trẻ em của Báo Bình Phước điện tử được công chúng đánh giá cao
nhất; thứ hai là Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước; thứ ba là Báo Bình
Phước in và hạn chế nhất là truyền thanh cấp huyện. Vai trò nêu gương người
tốt, việc tốt, mô hình hay về thực hiện quyền trẻ em được công chúng đánh giá
(30,8% đánh giá tốt; 46,4% đánh giá khá) cao hơn so với việc kêu gọi giúp đỡ
trẻ em khó khăn (32,2% đánh giá tốt, 42,8% đánh giá khá).
Về kêu gọi giúp đỡ trẻ em khó khăn, công chúng người lớn đánh giá cao
nhất chất lượng mục đích đăng phát này trên Báo Bình Phước điện tử; thứ hai là
trên Báo Bình Phước in; thứ ba là Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước;
thấp nhất là truyền thanh cấp huyện. Vai trò của Đài Phát thanh và Truyền hình
Bình Phước không được công chúng đánh giá cao như nó thực hiện.
Ở hoạt động nêu gương người tốt, việc tốt, mô hình hay về thực hiện quyền
19
trẻ em trên TTĐC Bình Phước, Báo Bình Phước điện tử tiếp tục được đánh giá
cao nhất; thứ hai là Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước; thứ ba là Báo
Bình Phước in; thấp nhất là truyền thanh cấp huyện. Từ những gương người tốt,
việc tốt, mô hình hay về thực hiện quyền trẻ em được phản ánh trên TTĐC Bình
Phước, công chúng đã có những thông tin, bài học kinh nghiệm, có nhiều hành
động thực hiện tốt quyền trẻ em trong gia đình và xã hội. Qua một số chỉ báo
hành vi thực hiện quyền trẻ em trong gia đình có thể thấy, TTĐC chưa mang lại
cho công chúng nhiều kinh nghiệm, kỹ năng thực hiện quyền trẻ em. TTĐC
trong tỉnh chưa kiến tạo cho công chúng nhận thức, thái độ và hành vi thực hiện
quyền trẻ em tiến bộ và toàn diện.
3.3.4. Về vai trò giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em
Vai trò giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em mặc dù các phương tiện
TTĐC chưa quan tâm thực hiện tốt, nhưng đã đáp ứng được kỳ vọng của công
chúng, nên vẫn được công chúng đánh giá ở mức cao (30,8% tốt; 46,4% khá),
cao nhất so với các vai trò khác. Công chúng đánh giá cao nhất vai trò của Đài
Phát thanh và Truyền hình Bình Phước; thứ hai là Báo Bình Phước điện tử; thứ
ba là truyền thanh cấp huyện và hạn chế nhất là Báo Bình Phước in. Công chúng
đã đánh giá cao vai trò của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh hơn Báo Bình
Phước, dù Báo Bình Phước quan tâm nhiều nhất cho hoạt động giám sát. TTĐC
Bình Phước đã thành công trong việc thu hút sự quan tâm của công chúng vào
việc thực hiện một số quyền trẻ em. Nhưng TTĐC cũng đang lèo lái công chúng
bỏ qua một số quyền khác. Đây là sự vi phạm cách tiếp cận quyền trẻ em.
3.3.5. Về vai trò giải trí cho trẻ em
Công chúng trẻ em đánh giá vai trò của Đài Phát thanh và Truyền hình
Bình Phước trong phục vụ nhu cầu giải trí của trẻ em tuy có cao hơn công
chúng người lớn, nhưng phần lớn cũng chỉ ở mức khá, chưa làm công chúng
hoàn toàn thỏa mãn. Công chúng người lớn chưa đánh giá cao vai trò giải trí
cho trẻ em của TTĐC trong tỉnh. Phần lớn công chúng mới đánh giá vai trò này
ở mức khá, với 18,9% công chúng đánh giá tốt và 42,9% đánh giá khá. Trong
đó, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước được công chúng đánh giá cao
nhất (tốt chiếm 31,8%; khá chiếm 38,7%); cơ quan truyền thông khác không
được đánh giá cao vì gần như không có chương trình giải trí cho trẻ em. Công
chúng đánh giá cao vai trò của TTĐC Bình Phước trong việc đáp ứng nhu cầu
giải trí đang rất thiếu thốn của trẻ em trong tỉnh. Nhưng nhu cầu này vẫn chưa
được thỏa mãn một cách đầy đủ, trẻ em vẫn còn khát sân chơi lành mạnh trong
đời thường lẫn truyền thông.
Tiểu kết chương 3
Chương 3 phân tích khái quát tình hình truyền thông về quyền trẻ em. Phân
tích các vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em từ kết quả phân tích nội
dung thông điệp truyền thông so với ý kiến của của cán bộ truyền thông và ý
kiến đánh giá của công chúng. Căn cứ tiêu chí đánh giá mức độ thực hiện tốt
20
vai trò đối với việc thực hiện quyền trẻ em có thể nhận thấy: Các phương tiện
TTĐC tỉnh Bình Phước thực hiện tốt nhất vai trò vận động, khuyến khích và vai
trò thông tin, tuyên truyền, giáo dục thực hiện quyền trẻ em; rồi đến vai trò giải
trí cho trẻ em, vai trò giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em; hạn chế nhất là
vai trò hình thành và thể hiện dư luận xã hội. Đài Phát thanh và Truyền hình
Bình Phước thực hiện tốt nhất các vai trò đối với việc thực hiện quyền trẻ em;
thứ hai là Báo Bình Phước; thứ ba là Đài huyện Bù Gia Mập; rồi đến Đài huyện
Đồng Phú, thị xã Đồng Xoài; hạn chế nhất là Đài huyện Bù Đăng. Loại hình
truyền thông thực hiện tốt nhất là truyền hình; thứ hai là truyền thanh cấp
huyện, báo in; thứ ba là báo mạng điện tử; hạn chế nhất là phát thanh.
Chương 4
YẾU TỐ TÁC ĐỘNG, XU HƯỚNG BIỂN ĐỔI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG
CƯỜNG VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG TỈNH BÌNH
PHƯỚC TRONG THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM
4.1. YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG ĐẠI
CHÚNG TỈNH BÌNH PHƯỚC TRONG THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM HIỆN NAY
4.1.1. Tác động của sự phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội địa phương
Trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán còn lạc hậu, kinh tế - xã hội còn
khó khăn đang cản trở không nhỏ đến việc thực hiện quyền trẻ em và các hoạt
động TTĐC về quyền trẻ em, đồng thời cũng đặt ra những yêu cầu cần thiết
phải thực hiện tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, thái độ, hành vi
thực hiện quyền trẻ em.
4.1.2. Tác động của các chính sách về quyền trẻ em, truyền thông đại
chúng và vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em
ở tỉnh Bình Phước
Hoạt động tuyên truyền về quyền trẻ em đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ
đạo lồng ghép trong tất cả các văn bản chỉ đạo, không có văn bản hay kế hoạch
thực hiện riêng công tác tuyên truyền về quyền trẻ em. Các văn bản đều chỉ đạo
các cơ quan TTĐC tập trung vào ba nhiệm vụ chính: tuyên truyền gương người
tốt, việc tốt, mô hình hay về thực hiện quyền trẻ em; chủ trương, chính sách,
pháp luật về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; phê phán hành vi vi phạm
quyền trẻ em. Nghĩa là các chính sách chỉ đạo đã đề cập không đầy đủ các vai
trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em, cũng thiếu cách tiếp cận quyền trẻ
em. Việc giải thể Ủy ban Dân số - gia đình và trẻ em cũng ảnh hưởng đến tư
tưởng, tâm lý của cán bộ, đảng viên và nhân dân về tầm quan trọng của công
tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, phần nào làm sao nhãng công tác
tuyên truyền về quyền trẻ em trên TTĐC trong tỉnh. Công tác xây dựng và thực
hiện chiến lược, quy hoạch về hoạt động TTĐC còn nhiều hạn chế. Các hoạt
động định hướng truyền thông về trẻ em chưa được quan tâm đúng mức.
4.1.3. Tác động của cơ quan truyền thông
21
Thông tin định tính cho biết, đặc điểm tôn chỉ, mục đích và cơ cấu tổ chức
hoạt động của cơ quan TTĐC ảnh hưởng lớn đến hoạt động truyền thông về
quyền trẻ em. Hoạt động truyền thông về quyền trẻ em luôn chịu sự tác động từ
quan điểm của cơ quan chủ quản. Lãnh đạo một số cơ quan báo chí truyền thông
ở Bình Phước có quan điểm báo Đảng địa phương phải thông tin mang tính tuyên
truyền, giáo dục là chính, hạn chế những thông tin nổi cộm về trẻ em bị xâm hại.
Mỗi loại hình truyền thông ưu tiên những thông điệp truyền thông khác nhau, có
đặc điểm, ưu thế và hạn chế khác nhau. Do đó, vai trò của từng loại hình đối với
việc thực hiện quyền trẻ em cũng khác nhau. Thời điểm truyền thông có ảnh
hưởng lớn, quyết định việc công chúng có thể tiếp nhận được thông điệp truyền
thông và tiếp nhận như thế nào. Các sản phẩm truyền thông về trẻ em thường
được sắp đặt vào vấn đề xã hội, đứng sau các vấn đề chính trị và kinh tế, thường
được phát sau chương trình thời sự vào khung giờ thuận tiện cho công chúng
theo dõi, đặc biệt được phát lại nhiều lần, không phải khung giờ vàng.
4.1.4. Tác động từ phía cán bộ truyền thông
Có phải đặc điểm nhân khẩu xã hội của cán bộ truyền thông là nhân tố ảnh
hưởng đến số lượng sản phẩm truyền thông, nội dung và chất lượng lao động
truyền thông về quyền trẻ em của họ, trực tiếp nhất là số lượng sản phẩm truyền
thông về trẻ em hướng đến việc thực hiện quyền trẻ em?
Số lượng sản phẩm truyền thông về trẻ em có sự khác nhau giữa các nhóm
cán bộ truyền thông. Sự khác nhau này có ý nghĩa thống kê song không đáng
kể. Cũng không có mối liên hệ giữa sự quan tâm ưu tiên mảng đề tài trẻ em và
số lượng sản phẩm truyền thông được thực hiện.
Nhận thức về quyền trẻ em của cán bộ truyền thông: ở mức khá, đạt trung
bình 23,7 điểm/34 điểm. Tuy nhiên, nhận thức đó còn nhiều hạn chế, chưa đầy
đủ và toàn diện, nhiều nội dung còn mang tính cảm tính.
Thái độ về việc thực hiện quyền trẻ em: Phần lớn cán bộ truyền thông được
hỏi ủng hộ việc thực hiện quyền trẻ em (chiếm 94,9%). Không có mối liên hệ
giữa thái độ về việc thực hiện quyền trẻ em và sự ưu tiên tác nghiệp về đề tài này.
Sự khác biệt giữa cán bộ ủng hộ và không ủng hộ việc thực hiện quyền trẻ em ở số
lượng sản phẩm truyền thông không quá lớn và có ý nghĩa trong tổng thể.
Hành vi tác nghiệp về đề tài trẻ em: Phần lớn cán bộ truyền thông có hành
vi tác nghiệp về đề tài trẻ em cơ bản đúng đắn, nhưng không toàn diện, không
hoàn toàn theo cách tiếp cận quyền trẻ em.
Sự ủng hộ của cơ quan truyền thông: Phần lớn cán bộ truyền thông cho
biết đã được cơ quan của mình ưu tiên, hỗ trợ khi thực hiện đề tài trẻ em (chiếm
70,4%). 29,6% cán bộ cho biết cơ quan chỉ xem mảng đề tài trẻ em như những
mảng đề tài khác, không ưu tiên. Cán bộ cho biết được cơ quan ưu tiên, hỗ trợ
phương tiện làm việc chiếm 67,9%; hỗ trợ kinh phí thực hiện (29,6%); hỗ trợ tư
liệu thực hiện (35,8%); ưu tiên về thời lượng phát sóng (29,6%); ưu tiên về thời
gian phát sóng, vị trí sản phẩm truyền thông (28,4%); nhuận bút cao hơn (6,2%).
Sự quan tâm, tạo điều kiện của các tổ chức, cá nhân có liên quan: Phần
22
lớn cán bộ truyền thông được hỏi cho biết họ đã được các cơ quan, tổ chức, cá
nhân có liên quan tạo điều kiện thuận lợi để lấy thông tin, tài liệu về đề tài trẻ
em (chiếm 70,4%). Không có sự chênh lệch đáng kể giữa nhóm cán bộ được và
không được các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan quan tâm, tạo điều kiện
tác nghiệp trong việc ưu tiên đến mảng đề tài trẻ em, cũng như với số lượng sản
phẩm truyền thông về trẻ em.
Tóm lại, một số đặc điểm cá nhân của cán bộ truyền thông có tác động đến
số lượng sản phẩm truyền thông và sự ưu tiên cho mảng đề tài trẻ em, nhưng sự
khác biệt giữa các nhóm cán bộ là không đáng kể dù có ý nghĩa thống kê. Cán
bộ truyền thông nhận thức về quyền trẻ em chưa đầy đủ và toàn diện, nhiều vấn
đề còn mang tính cảm tính, nhưng ủng hộ việc thực hiện quyền trẻ em. Phần lớn
cán bộ truyền thông có hành vi tác nghiệp đúng đắn, nhưng đó chỉ là các kỹ
năng truyền thông cảm tính, mang tính chất đạo lý. Sự quan tâm tạo điều kiện
của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cũng như cơ quan chủ quản của cán
bộ truyền thông có ảnh hưởng, nhưng không quyết định đến sự quan tâm đối
với mảng đề tài trẻ em của cán bộ truyền thông.
4.2. DỰ BÁO XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG
ĐẠI CHÚNG TỈNH BÌNH PHƯỚC TRONG THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM
THỜI GIAN TỚI
4.2.1. Xu hướng thứ nhất: TTĐC về quyền trẻ em trở thành một xu
hướng của truyền thông hiện đại. Các vai trò của TTĐC với việc thực hiện
quyền trẻ em đều có tiến triển tốt hơn, kiến tạo nên mô hình nhận thức, thái độ
và hành vi thực hiện quyền trẻ em đúng đắn theo CRC và pháp luật Việt Nam.
4.2.2. Xu hướng thứ hai: Vẫn tiếp tục có sự chênh lệch, căng thẳng và
xung đột giữa các vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em.
4.2.3. Xu hướng thứ ba: Kỹ năng truyền thông về quyền trẻ em trong đội
ngũ cán bộ TTĐC của tỉnh tiếp tục được nâng lên. Vai trò của TTĐC tỉnh Bình
Phước trong thực hiện quyền trẻ em ở địa phương sẽ thay đổi theo xu hướng
tính đến các yếu tố quyền của trẻ em đã được pháp luật thừa nhận.
4.2.4. Xu hướng thứ tư: Công chúng Bình Phước ngày càng thỏa mãn
hơn, ứng dụng được nhiều hơn các thông tin về quyền trẻ em từ TTĐC, thực
hiện quyền trẻ em tốt hơn, tham gia nhiều hơn vào quá trình truyền thông, nhưng
sẽ yêu cầu cao hơn về nội dung, hình thức thể hiện và sự tiện lợi của hội tụ
truyền thông.
4.3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG ĐẠI
CHÚNG TỈNH BÌNH PHƯỚC TRONG THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM
4.3.1. Đối với cơ quan truyền thông đại chúng
- Cần quan tâm đến chế độ chính sách và điều kiện tác nghiệp của cán bộ
TTĐC về trẻ em.
- Cần đổi mới nội dung, đa dạng hình thức các chương trình, chuyên mục
về đề tài trẻ em.
4.3.2. Đối với cán bộ truyền thông đại chúng
23
- Cần xây dựng một đội ngũ phóng viên, biên tập viên chuyên nghiệp về đề
tài trẻ em.
- Cần làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán
bộ TTĐC về quyền trẻ em, các kỹ năng truyền thông về quyền trẻ em và chuẩn
mực đạo đức của cán bộ truyền thông về trẻ em.
4.3.3. Đối với các cơ quan lãnh đạo, quản lý
Nâng cao nhận thức, thái độ của cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các cơ
quan quản lý, chỉ đạo báo chí truyền thông về vị trí, vai trò của công tác truyền
thông về quyền trẻ em. Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật truyền
dẫn, phát sóng, phát hành, hội tụ truyền thông, xây dựng kênh truyền hình, tờ
báo dành cho trẻ em. Sớm xây dựng một tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp cho
cán bộ báo chí truyền thông về đề tài trẻ em, tiến tới bổ sung vào quy định về
đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam…
4.3.4. Đối với công chúng
Đối với công chúng người lớn: Cùng với công chúng trẻ em nhận thức
được vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em, hỗ trợ, giúp đỡ TTĐC
thực hiện công tác tuyên truyền và biết yêu cầu TTĐC phải thực hiện trách
nhiệm pháp lý này. Chủ động, tích cực theo dõi, tiếp nhận, ứng dụng và phổ
biến, hướng dẫn người khác ứng dụng các thông tin có được từ TTĐC vào quá
trình bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tạo điều kiện cho con em mình được
tiếp cận nhiều thông tin về trẻ em, hướng dẫn cách chọn lọc thông điệp truyền
thông, tham gia các hoạt động xã hội, các hoạt động truyền thông về trẻ em.
Đối với công chúng trẻ em: Hiểu biết và nắm vững quyền, nghĩa vụ của
bản thân trong CRC và Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đặc biệt là
quyền được tiếp cận thông tin. Phản ánh suy nghĩ về các vấn đề xã hội, vấn đề
của trẻ em; giám sát hoạt động TTĐC về trẻ em. Nắm bắt cơ hội tham gia vào
quá trình truyền thông quyền trẻ em.
Tiểu kết chương 4
Chương 4 đã phân tích một số nhân tố tác động, xu hướng biến đổi vai trò
của TTĐC tỉnh Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em. Từ thực trạng, các
nhân tố tác động và xu hướng biến đổi vai trò của TTĐC tỉnh Bình Phước trong
thực hiện quyền trẻ em ở địa phương, có một số vấn đề đặt ra sau đây:
1. Sự nhận thức về quyền trẻ em, về trách nhiệm pháp lý và vị trí, vai trò
quan trọng của các cơ quan TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em của các cấp ủy
đảng, chính quyền các cấp và toàn xã hội ở Bình Phước còn có những hạn chế
nhất định, chưa ngang tầm với đòi hỏi của thực tiễn.
2. Tuy các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước làm khá tốt năm vai trò
trong thực hiện quyền trẻ em ở địa phương. Song, vẫn còn những hạn chế nhất
định trong việc thông tin, chia sẻ các kỹ năng, kinh nghiệm thực hiện quyền trẻ
em, nhất là việc lựa chọn thông điệp truyền thông, kiến tạo mô hình nhận thức,
thái độ, hành vi thực hiện quyền trẻ em cho công chúng, cũng như tạo dư luận
xã hội tích cực nhằm thực hiện tốt quyền trẻ em.
24
3. Sự phối hợp giữa các cơ quan TTĐC và các cơ quan hữu quan khác
nhau chưa thật sự tích cực, chặt chẽ trong truyền thông về quyền trẻ em.
4. Việc nắm bắt nhu cầu, tạo ra nhu cầu cho công chúng cũng như năng lực
kỹ năng, phẩm chất nghề nghiệp của cán bộ TTĐC cần được chú trọng, đặt ra
như là một trong những vấn đề cần được nâng cao trong thời gian tới.
Tác giả luận án đã đưa ra một hệ thống giải pháp đối với cơ quan TTĐC, với cán
bộ truyền thông, với cơ quan lãnh đạo, quản lý, với công chúng người lớn và công
chúng trẻ em.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
1. Truyền thông thúc đẩy tiến trình thực hiện quyền trẻ em đã được các cơ
quan, loại hình TTĐC ở tỉnh Bình Phước quan tâm, góp phần vào việc đưa chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quyền trẻ em vào cuộc
sống, huy động, tập hợp các nguồn lực xã hội tham gia giải quyết các vấn đề trẻ
em. Song, vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của công tác bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục trẻ em. Vấn đề trẻ em chưa trở thành một trong những nội dung
quan trọng của TTĐC ở tỉnh Bình Phước, thường phải đứng sau các vấn đề
chính trị, kinh tế và những vấn đề cấp bách khác. Quyền trẻ em chưa được đề
cập một cách trực tiếp, rõ ràng trên TTĐC, mà thường được thể hiện dưới các
khái niệm có liên quan.
2. Vai trò của TTĐC tỉnh Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em hiện
nay có sự khác biệt không đáng kể giữa vai trò thực tế; trong ý kiến của cán bộ
truyền thông và ý kiến đánh giá, kỳ vọng của công chúng. TTĐC đã thực hiện
được tương đối đầy đủ năm vai trò đối với việc thực hiện quyền trẻ em. Song,
còn khá nhiều hạn chế về nội dung, hình thức, nhưng đã được công chúng đón
nhận và đánh giá khá tích cực, cơ bản thỏa mãn được nhu cầu thông tin của công
chúng và được công chúng ứng dụng vào thực tiễn. Dù vậy vẫn còn có sự chênh
lệch khá lớn giữa từng cơ quan, loại hình TTĐC và giữa các vai trò. Đó cũng
chính là điểm mà các cơ quan TTĐC ở Bình Phước cần phải xem xét và tiếp tục
điều chỉnh. Vai trò vận động, khuyến khích và vai trò thông tin, tuyên truyền,
giáo dục được thực hiện tốt nhất; rồi đến vai trò giải trí cho trẻ em và vai trò
giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em; hạn chế nhất là vai trò hình thành và
thể hiện dư luận xã hội. Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước thực hiện
tốt nhất các vai trò đối với việc thực hiện quyền trẻ em; thứ hai là Báo Bình
Phước; thứ ba là Đài huyện Bù Gia Mập; rồi đến Đài huyện Đồng Phú, thị xã
Đồng Xoài; hạn chế nhất là Đài huyện Bù Đăng. Truyền hình thực hiện tốt nhất
các vai trò đối với việc thực hiện quyền trẻ em; thứ hai là truyền thanh cấp
huyện, báo in; thứ ba là báo mạng điện tử; hạn chế nhất là phát thanh.
3. TTĐC đã cố gắng mang lại cho công chúng một bức tranh không quá ảm
đạm về tình hình trẻ em ở Bình Phước. Song, bức tranh đó chưa toàn diện, chưa
nói được tiếng nói của trẻ em địa phương. Lợi ích tốt nhất của trẻ em và sự
25
tham gia của trẻ em chưa được TTĐC tỉnh Bình Phước đảm bảo. Trẻ em chưa
có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin, nhất là trẻ em nông thôn, dân tộc thiểu số.
4. TTĐC Bình Phước ít có sai phạm trong việc đưa tin, phản ánh về những
vấn đề của trẻ em, không lạm dụng trẻ em, không khai thác đề tài trẻ em để giật
gân, câu khách. Nhưng lại né tránh nhiều vấn đề bức xúc trong cuộc sống trẻ
em. Thông tin đơn điệu, tẻ nhạt, chưa tác động mạnh vào dư luận, chưa có
chiến lược truyền thông quyền trẻ em. Chưa thực sự quan tâm tham gia hoàn
thiện chính sách về quyền trẻ em và phục vụ nhu cầu giải trí của trẻ em. Quá
trình truyền thông còn mang tính chất một chiều. Nhà truyền thông chưa tuân
thủ tốt nguyên tắc tiếp cận quyền và các luật liên quan. Công tác đào tạo, bồi
dưỡng kỹ năng truyền thông về trẻ em chưa được quan tâm đúng mức. Nhận thức
quyền trẻ em của cán bộ truyền thông và công chúng còn hạn chế. Việc thực thi
quyền trẻ em vẫn còn là một quá trình lâu dài, đầy khó khăn, thách thức.
5. Đối chiếu kết quả thực nghiệm với các giả thuyết nghiên cứu:
Giả thuyết thứ nhất được kiểm chứng. TTĐC Bình Phước đúng là có vai
trò quan trọng trong thực hiện quyền trẻ em và đã thực hiện tương đối tốt năm
vai trò (thông tin, tuyên truyền, giáo dục; hình thành và hướng dẫn dư luận xã
hội; vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em; giám sát tình hình thực
hiện quyền trẻ em và phục vụ nhu cầu giải trí cho trẻ em). Tuy nhiên, mức độ
thực hiện các vai trò có sự chênh lệch đáng kể. Vai trò vận động, khuyến khích
và thông tin, tuyên truyền, giáo dục thực hiện quyền trẻ em được thực hiện tốt
nhất; rồi đến vai trò giải trí cho trẻ em; sau đó là vai trò giám sát tình hình thực
hiện quyền trẻ em; hạn chế nhất là vai trò hình thành và thể hiện dư luận xã hội.
Giả thuyết thứ hai đã được kiểm chứng. Các chính sách của tỉnh về quyền
trẻ em, TTĐC và vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em cũng như điều
kiện phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội của địa phương tác động đáng kể đến
thực trạng vai trò của TTĐC tỉnh Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em hiện
nay. Đặc điểm của các cơ quan truyền thông với tôn chỉ, mục đích và cơ cấu tổ
chức; loại hình truyền thông, thời điểm truyền thông; quan điểm của cơ quan
chủ quản ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động truyền thông về quyền trẻ em. Đặc
điểm của cán bộ truyền thông với đặc điểm nhân khẩu xã hội và nhận thức, thái
độ, hành vi tác nghiệp; sự ủng hộ của cơ quan truyền thông và sự quan tâm tạo
điều kiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có ảnh hưởng không đáng kể.
Giả thuyết thứ ba: Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đã được phân tích và sự
suy đoán logic của tác giả, có thể dự báo: Thời gian tới, vai trò của TTĐC tỉnh
Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em ở địa phương sẽ thay đổi theo xu
hướng tính đến các yếu tố quyền của trẻ em đã được pháp luật thừa nhận và
nâng cao năng lực thực hiện quyền trẻ em của các bên liên quan. Nhưng vẫn có
sự chênh lệch giữa các vai trò và sự khác nhau giữa các cơ quan, loại hình
TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em. Người dân Bình Phước ngày càng thỏa
mãn hơn, ứng dụng được nhiều hơn các thông tin về quyền trẻ em từ TTĐC
trong tỉnh, nhưng sẽ yêu cầu cao hơn về nội dung, hình thức thể hiện và sự tiện lợi
của hội tụ truyền thông, tích hợp phương tiện.
6. TTĐC có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình thực hiện quyền trẻ
26
em. TTĐC có năng lực kiến tạo các mô hình nhận thức, thái độ và hành vi thực
hiện quyền trẻ em theo chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước
và CRC. Vì vậy, cần phải tăng cường vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền
trẻ em, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam, nhất là khi nước ta là
thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc.
KHUYẾN NGHỊ
1. Đối với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng và triển khai
Chiến lược truyền thông về quyền trẻ em và Chiến lược phát triển TTĐC cho
trẻ em quốc gia; bổ sung những quy định về công tác truyền thông về quyền trẻ
em trong lần sửa đổi Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em gần nhất, trình
Quốc hội thông qua.
2. Đối với Bộ Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo dõi, kiểm
tra và xử lý các trường hợp TTĐC vi phạm quyền trẻ em, sai phạm trong quá
trình truyền thông quyền trẻ em; bổ sung quy định với hoạt động truyền thông
về quyền trẻ em trong lần sửa đổi Luật Báo chí và Luật Xuất bản gần nhất.
3. Đối với Hội Nhà báo Việt Nam
Sớm xây dựng một tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp cho nhà báo về đề tài
trẻ em, bổ sung vào quy định về đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam.
Có giải báo chí về trẻ em, về quyền trẻ em.
4. Đối với các cơ quan truyền thông đại chúng tỉnh Bình Phước
Bám sát thực tiễn, tích cực truyền thông về trẻ em, không để các kênh
TTĐC khác không nắm rõ tình hình đưa tin thiếu chính xác, thiếu định hướng,
không có lợi cho trẻ em, ảnh hưởng không tốt đến công tác bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em của tỉnh.
Trong luận án này, tác giả đã nỗ lực nghiên cứu nhưng chưa kiểm chứng
được tác động chỉ của riêng TTĐC và TTĐC tỉnh Bình Phước đến nhận thức,
thái độ và hành vi thực hiện quyền trẻ em của nhân dân Bình Phước. Thực tế
làm được điều này là hết sức khó khăn, bởi kiến thức, kỹ năng thực hiện quyền
trẻ em của người dân trong tỉnh có được không chỉ do một nguồn nào mà là sự
phức hợp từ rất nhiều nguồn. Luận án cũng chưa có điều kiện phân tích sâu chất
lượng nội dung và hình thức của từng sản phẩm truyền thông về trẻ em dưới
góc độ của báo chí, TTĐC; chưa có điều kiện đo lường sự thay đổi nhận thức,
thái độ và hành vi của người dân trước và sau khi tiếp cận thông tin về quyền trẻ
em từ TTĐC. Tác giả luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu những vấn đề này trong thời
gian tới.
27
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN
1. Nguyễn Thị Minh Nhâm (2009), “Một số nhận xét về vai trò của cán bộ lãnh
đạo, quản lý cấp cơ sở ở huyện Đồng Phú - Bình Phước trong việc thực
hiện quyền trẻ em ”, Giáo dục lý luận, (8), tr.57-61.
2. Nguyễn Thị Minh Nhâm (2009), “Mối quan hệ giữa bình đẳng giới trong gia đình
và vấn đề thực hiện quyền trẻ em”, Nghiên cứu con người, (5), tr.50-58.
3. Nguyễn Thị Minh Nhâm (2009), “Tăng cường vai trò của cán bộ lãnh đạo,
quản lý cấp cơ sở trong việc thực hiện quyền trẻ em”, Giáo dục lý luận,
(11), tr.50-53.
4. Nguyễn Thị Minh Nhâm, Đặng Ánh Tuyết (2009), “Vai trò của cán bộ lãnh đạo,
quản lý cấp cơ sở trong việc thực hiện quyền trẻ em: thực tế ở Bình
Phước”, Dân số và phát triển, (96), tr.26-28.
5. Nguyễn Thị Minh Nhâm (2009-2011), Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa
học cấp tỉnh “Tăng cường vai trò của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ
sở trong việc bảo đảm thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện
nay”, Bình Phước. Đề tài được nghiệm thu xếp loại Khá.
6. Nguyễn Thị Minh Nhâm (2010), “Một số nhận xét về vai trò của cán bộ lãnh đạo,
quản lý cấp cơ sở trong việc thực hiện quyền trẻ em (Qua nghiên cứu trường
hợp huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước”, Xã hội học, (02), tr.52-60.
7. Nguyễn Thị Minh Nhâm (2010), “Vai trò của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ
sở trong việc thực hiện quyền trẻ em - qua ý kiến nhân dân”, Khoa học
chính trị, (4), tr.61-67.
8. Nguyễn Thị Minh Nhâm (2012), “Vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền
trẻ em”, Sinh hoạt lý luận, (5), tr.44-48.
9. Nguyễn Thị Minh Nhâm (2013), “Vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền
trẻ em”, Giáo dục lý luận, (11), tr.144-146 và 154.
10. Nguyễn Thị Minh Nhâm (2013), “Truyên thông về tình hình trẻ em tại tỉnh
Bình Phước”, Dân số và phát triển, (151), tr.6-8.
11. Nguyễn Thị Minh Nhâm (2014), “Vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ
em ở tỉnh Bình Phước hiện nay, qua ý kiến công chúng”, Khoa học chính
trị, (01), tr.62-66.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nguyen_thi_minh_nham_vi_9069.pdf