Luận án Vấn đề con người trong triết học Trần Đức Thảo

Trong lịch sử phát triển của xã hội, chính sự phân công lao động đã làm cho các quan hệ xã hội trở nên độc lập với nhau, và quan hệ xã hội của các cá nhân trong các giai cấp khác nhau cũng mang tính chất khác nhau, từ đó mà đời sống của mỗi cá nhân cũng mang những sắc thái khác nhau. Như vậy, trong xã hội nói chung và xã hội giai cấp, trong điều kiện sống xã hội, sự khác nhau giữa các cá nhân là điều tất yếu, mặc dù trong mỗi cá nhân, cái nhân cách của anh vẫn còn thuộc về bản thân anh, khi anh tham gia một ngành lao động với đặc điểm lao động vốn có của nó. Điều đó không có nghĩa, người chủ kim hoàn hay chủ tư bản chẳng hạn, không còn là những nhân vị nữa. Nhưng cái nhân vị của họ giờ đây đã phụ thuộc vào những quan hệ giai cấp và quan hệ lao động của họ.

pdf167 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 721 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vấn đề con người trong triết học Trần Đức Thảo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủ động sáng tạo của mỗi cá nhân trong xã hội. Không phát huy được các năng lực, tiềm năng con người thì cũng có nghĩa là chúng ta đã làm thui chột, dập tắt ý chí phấn đấu vươn lên để mỗi cá nhân trở nên hoàn thiện hơn, phát triển ngày càng cao hơn các phẩm chất, năng lực, tài năng vốn có của chính con người. Quan điểm về phát huy sức mạnh con người của Trần Đức Thảo phù hợp với chủ trương phát huy sức mạnh của người lao động trong lao động xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Đảng, Nhà nước ta, đồng thời đúng với khoa học phát triển con người: Con người được phát triển không chỉ do môi trường và điều kiện sống, do chủ thể xã hội tạo ra, mà điều quan trọng là, tự mỗi cá nhân được thể hiện, rèn luyện và thể nghiệm tất cả những tố chất, phẩm chất, năng lực vốn có của mình. Trần Đức Thảo đã đưa ra một chỉ báo có giá trị và ý nghĩa trong xây dựng và phát triển con người thời kỳ đó là, đổi mới cần tiến hành trên hai mặt gắn chặt với nhau: một mặt, bảo đảm đầy đủ quy tắc làm theo năng lực, hưởng theo lao động, người lao động tham gia thực sự quản lý xã hội. Đồng thời, động viên lực lượng tinh thần nhằm phát triển những giá trị chân chính của con người: chân lý và lương tri, chính trực và tự do, đạo lý và nhân bản. Toàn bộ quá trình lịch sử phát triển những phẩm chất, năng lực, tiềm năng con người – bản chất con người được Trần Đức Thảo luận giải, chứng minh trong vấn đề con người là toàn bộ những giá trị văn hóa: chân - thiện - mỹ. Quan điểm này trong vấn đề con người của Trần Đức Thảo phù hợp với nhận thức và hoạt động thực tiễn xây dựng và phát triển con người phải bằng văn hóa và phát triển văn hóa cho mỗi cá nhân. Quan điểm xây dựng và phát triển con người bằng văn hóa cũng được Trần Đức Thảo trích dẫn quan điểm của V.I.Lênin: Làm cho mình phong phú thêm bằng sự hiểu biết văn hóa, văn hóa này là thành quả của loài người, vẫn giữ nguyên ý nghĩa của nó. Quan điểm về xây dựng, phát triển con người bằng việc khơi dậy, phát huy mọi năng lực, tiềm năng con người của Trần Đức Thảo cũng có ý nghĩa lớn đối với việc xây dựng và phát triển con người trong thời đại công nghiệp lần thứ 4 (4.0) - nền công nghiệp kết tinh toàn bộ thành quả của khoa học - nghệ loài người - công nghiệp kết nối vạn vật. Một mặt nền công nghiệp đó làm thay đổi rất lớn cuộc sống con người, tạo điều kiện rất cao cho cuộc sống, nâng cao chất lượng sống của con người. Mặt khác nền công nghiệp này đòi 139 hỏi phải có con người đáp ứng bản chất, trình độ đặc biệt của nó. Cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi con người với phẩm chất, trình độ, năng lực lao động rất cao, tư duy và hoạt động sống rất mới. Thời đại công nghiệp 4.0 đòi hỏi cấp bách phải có con người của cách mạng 4.0. Quan điểm về con người tiềm năng, con người chứa đựng sức mạnh bản chất do lịch sử 3 triệu năm tạo dựng nên có ý nghĩa quan trọng đối với việc xây dựng và phát triển con người đáp ứng thời đại cách mạng 4.0 hiện nay. Quan điểm đó đã được Trần Đức Thảo đưa ra 30 năm trước thực sự là có ý nghĩa đối với việc xây dựng và phát triển những phẩm chất, năng lực con người thời đại 4.0. Cần nắm lấy bản chất con người với các phẩm chất, năng lực, các tiềm năng vốn có để xây dựng và phát triển con người của thời đại 4.0, đáp ứng đòi hỏi con người sống và hoạt động của con người 4.0. 4.2. Những hạn chế trong nghiên cứu vấn đề con người của Trần Đức Thảo Thành tựu nghiên cứu vấn đề con người của Trần Đức Thảo, như đã phân tích trên, cần được đánh giá cao cả về giá trị khoa học và đóng góp triết học, cả về trí tuệ, tài năng và ý chí của một triết gia bản lĩnh và tâm huyết. Tuy nhiên, con người là đối tượng hết sức phức tạp, lịch sử nghiên cứu về nó cho thấy, ở đó chứa đầy bí ẩn, chỉ có thể tiếp cận, bóc tách từng lớp để đi dần vào chiều sâu, khám phá dần những bí ẩn của nó. Vì vậy, lịch sử nghiên cứu con người, từ xưa đến nay, đã không khỏi gặp những khó khăn, hạn chế, bất cập, thậm chí không ít sai lầm. Trần Đức Thảo cũng không thể vượt ra ngoài thực tế khó khăn đó. Chúng ta đều biết, triết học Mác lấy con người làm đối tượng trung tâm, và có thể nói, các nội dung căn bản của vấn đề con người – từ nguồn gốc, bản chất, cho đến con người chung, con người cụ thể, con người giai cấp, sự tha hóa con người và giải tha hóa con người, v.v.. đều đã được nghiên cứu. Các nhà triết học mácxít sau Mác, khi nghiên cứu về con người, cũng chỉ có thể đi sâu khía cạnh này hay khía cạnh khác, thành quả cũng chỉ là dựa vào khoa học hiện đại để khám phá và nắm bắt sâu sắc thêm những khía cạnh, những nội dung cơ bản của vấn đề. Cái mới, giá trị khoa học mới của Trần Đức Thảo trong nghiên cứu vấn đề con người, dù được giới triết học trong và ngoài nước đánh giá cao, thì cũng là cái mới, giá trị khoa học mới trong tầm 140 mức đó. Sẽ chưa thật sự thuyết phục về mặt khoa học nếu đánh giá rằng, Trần Đức Thảo đã phát hiện ra những cái mới và phát triển triết học Mác trong vấn đề con người. Cái mới, giá trị khoa học mới của Trần Đức Thảo là ở chỗ, ông đã phân tích sâu, lý giải rõ, mở rộng thêm một số khía cạnh, nội dung của vấn đề con người; đặc biệt là sự phân tích sâu, lý giải rõ, mở rộng đó bằng cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu độc đáo; ông chưa có những phát hiện mới; chưa đưa ra được quan điểm mới vượt ra ngoài hệ thống quan điểm triết học của Mác về vấn đề con người. Thành công trong nghiên cứu con người của Trần Đức Thảo là đã sử dụng cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu tổng hợp và liên ngành: triết học (duy vật biện chứng - duy vật lịch sử, phân tích - tổng hợp, trừu tượng hóa – khái quát hóa), sinh - tâm lý học, tiến hóa luận, ngôn ngữ học - ký hiệu học,; luận giải một cách cụ thể, thực chứng trên cơ sở các cứ liệu của: khảo cổ học, cổ sử học, cổ nhân học, dân tộc học, tâm lý học, v.v; chứng minh một cách có căn cứ những ý tưởng, những khía cạnh trong các nội dung cơ bản mà triết học Mác đã nghiên cứu. Với tất cả những kết quả đã trình bày ở các chương trên, có thể khẳng định thành tựu nghiên cứu của Trần Đức Thảo là rất lớn. Tuy nhiên, về hạn chế thì, thành tựu của ông chưa phải là phát triển triết học Mác, mà là khám phá, tìm kiếm, luận giải, chú giải cho rõ thêm, làm sâu sắc và thuyết phục thêm các luận điểm của triết học Mác về vấn đề con người. Tư tưởng triết học Mác về con người, đã được nhiều thế hệ triết học sau Mác tiếp tục đào sâu và làm phong phú nhờ thành tựu của các khoa học hiện đại, Nghiên cứu con người của Trần Đức Thảo đã gặp không ít khó khăn trong việc luận chứng và chứng minh một số nội dung, khía cạnh của nó bởi hạn chế lớn về tư liệu khoa học hiện đại. Chúng ta đều biết, sau biến cố “Nhân văn giai phẩm”, Trần Đức Thảo bị cách ly khỏi các nguồn tư liệu khoa học mới và quan trọng. Những dữ liệu mà ông có được phần nhiều là lạc hậu. Các nội dung của vấn đề con người như: các tầng bản chất con người, sự biến đổi hệ thần kinh tạo ra sự chuyển biến từ con vật thành con người, mặc dù được ông luận giải là có tính logic, hợp lý và bằng các cứ liệu cụ thể, nhưng chúng vẫn mang tính tư biện của tư duy triết học - hiện tượng học; nhiều cứ liệu của di truyền học hiện đại hầu như thiếu vắng trong sự lập luận, chứng minh các cơ chế, diễn 141 biến hết sức phức tạp của quá trình chuyển hóa từ con vật thành con người, về sự phát triển của hệ thần kinh, hệ tâm thần, về tâm lý, ý thức và nhân cách, v.v.. Tất nhiên, xét một cách công bằng thì, cho đến thời điểm hiện nay, những nội dung, những khía cạnh của vấn đề con người mà Trần Đức Thảo nghiên cứu vẫn còn nhiều bí ẩn chưa được khám phá và các nhà chuyên môn vẫn tiếp tục tìm kiếm, khám phá, phát triển, thậm chí vẫn còn rất nhiều tranh cãi về mặt khoa học. Ở góc độ nào đó, có thể đánh giá những kết quả nghiên cứu của Trần Đức Thảo vào thời điểm của ông là rất đáng khâm phục và trân trọng, mặc dù những đề xuất của ông vẫn chỉ dừng ở dạng giả thuyết, chúng có giá trị ở dạng gợi mở, đặt viên gạch, những mắt xích cho việc tiếp tục nghiên cứu vấn đề con người và các khoa học khác về con người. Trong Lời nói đầu cuốn Sự hình thành con người, bản thân Trần Đức Thảo cũng đã đề cập đến những hạn chế của mình trong quá trình nghiên cứu công trình này. Với thành tựu khoa học hiện đại, chúng ta đều thấy, việc lý giải về bước chuyển hóa từ con vật sang con người mà chỉ dựa trên Thuyết tiến hóa Darwin, nghiên cứu của Michurin, Pavlov, v.v.. (thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX) là thiếu cập nhật, là còn đơn giản, thiếu nhiều cứ liệu khoa học tự nhiên, nhất là sinh học và di truyền học hiện đại. Lý giải về di truyền và sự hình thành tính cách là sự nghiên cứu đặc sắc của ông, song kết quả nghiên cứu sẽ thuyết phục hơn, nếu như dựa vào những phát hiện của khoa học thần kinh hiện đại, di truyền học hiện đại để làm sáng tỏ vai trò của yếu tố di truyền đối với sự hình thành, sự phát triển thế giới tinh thần của con người. Về bản chất con người, mặc dù Trần Đức Thảo có sự khám phá sâu sắc về nhận thức cũng như phân tích chiều sâu lịch sử với 4 tầng bản chất của nó, nhưng một vài chỗ phân tích trong đó còn mang nhiều tính tư biện. Cho đến nay, việc nghiên cứu cơ chế của sự tác động qua lại giữa mặt sinh học và mặt xã hội trong con người đang gặp khó khăn và chưa có những cứ liệu đủ thuyết phục, nhưng “hoàn toàn có thể tin rằng, thông tin di truyền và cơ cấu sinh học, tự thân chúng, không thể bảo đảm cho con người đạt đến đời sống văn hóa, tinh thần và xã hội phát triển cao được và càng không thể là mặt quyết định bản chất của con người. Mặt quyết định, mặt đảm bảo cho sự phát triển toàn diện ấy chính là xã hội, các quan hệ xã hội” [9, tr.408-409]. 142 Nghiên cứu sự hình thành con người cũng như sự hình thành ngôn ngữ và ý thức, Trần Đức Thảo có cách thức tiếp cận độc đáo, đi sâu phân tích, làm rõ nhiều khía cạnh mới. Tuy nhiên, bản thân Trần Đức Thảo cũng đã nhận thấy ở đó ông đã “dựa vào sự lộn xộn giữa các cử chỉ của động vật chưa hình thành con người với con người nguyên thủy nhất, khiến cho tôi xóa bỏ trên phương diện ký hiệu học sự khác nhau về bản chất giữa động vật tiến hóa nhất với con người cổ xưa nhất bằng cách thu gọn tính đặc thù của ngôn ngữ con người vào sự phát triển đơn giản kết hợp các ký hiệu cử chỉ - cảm xúc – điều này hiển nhiên cho thấy một thái độ siêu hình máy móc” [110, tr.13]. Sự tự đánh giá trên của Trần Đức Thảo cho thấy tính nghiêm túc, con người luôn coi trọng chân lý khoa học, sẵn sàng kiểm điểm, rút kinh nghiệm, nhận ra hạn chế để có thể tiếp tục đạt kết quả cao hơn, phát triển theo hướng đúng đắn nhất. Về nguồn gốc của tiếng nói và ý thức, học giả Jacinthe Baribeau đã đánh giá cao rằng, Trần Đức Thảo có cách tiếp cận độc đáo và mới mẻ ở chỗ, ông đã kết hợp một cách khéo léo ưu thế của ngôn ngữ tâm lý học và nhân chủng học với hiện tượng luận, làm rõ vai trò của âm hiệu và chỉ hiệu (ký hiệu học) trong sự trỗi dậy của người khôn từ người Vượn. Tuy nhiên, cũng chính học giả này đã phê phán Trần Đức Thảo rằng, ở một số định nghĩa, chẳng hạn như khái niệm “vô thức”, Trần Đức Thảo luận giải chưa thật rõ ràng, chủ yếu theo hướng quy chụp chủ quan theo ý mình. Mặc dù sử dụng phương pháp duy vật biện chứng trong nghiên cứu, nhưng bản thân Trần Đức Thảo cũng tự nhận thấy hạn chế và tính mập mờ trong phương pháp nghiên cứu của mình, ông vẫn rơi vào duy thức luận giữa C.Mác và Husserl trong việc luận giải quá trình nảy sinh tâm thức qua hình thái vận động có hướng. Ông nhận thấy, nếu như ngày ông nghiên cứu về vấn đề đó mà hệ tư tưởng của ông rõ ràng hơn, không bị “những điều kiện của tệ sùng bái cá nhân đưa tới việc sa lầy của cuốn sách, thì có lẽ ông không rơi vào “bế tắc của sự đặt kề bên nhau trong hiện thực siêu hình giữa nội dung hiện tượng học với một nội dung vật chất, điều này mở ra con đường quay trở về với nhị nguyên luận ít hay nhiều mang tính duy tâm” [110, tr.19]. Một số nội dung, một số khía cạnh trong vấn đề con người, mặc dù có sự phân tích cụ thể và thực sự đã được Trần Đức Thảo làm sâu sắc thêm, 143 nhưng theo đánh giá của nghiên cứu sinh, ở đó không có những phát hiện hay bổ sung hoàn toàn mới. Thí dụ: Trần Đức Thảo đưa ra 2 giai đoạn với 6 bước chuyển hóa từ con vật sang con người, cách phân chia này thực chất không phải là quan điểm hoàn toàn của ông. Về quá trình hình thành con người trong nghiên cứu của Trần Đức Thảo, mặc dù dựa trên thuyết tiến hóa khoa học và có sự lý giải thực chứng bằng các cứ liệu khoa học cụ thể, nhưng chủ yếu vẫn là lý giải rõ thêm quan điểm lịch sử hình thành con người của C.Mác. Về lao động và sự hình thành ngôn ngữ cũng như sự phân cấp 4 tầng bản chất con người, cùng với những đóng góp quan trọng về cách luận chứng có giá trị khoa học thì ở đó Trần Đức Thảo cũng chủ yếu là dựa vào quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen. Về con người tha hóa – chủ yếu ông giải thích, minh họa cho rõ thêm, là sự chi tiết hóa, lý giải kỹ hơn quan điểm của C.Mác về bản chất con người và về tha hóa (trong Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844); v.v.. Về phương pháp luận nghiên cứu vấn đề con người của Trần Đức Thảo là mới và độc đáo ở tình tổng hợp, liên ngành, kết hợp lý thuyết với cứ liệu nhiều khoa học cụ thể, song ở đây cùng có chỗ thể hiện sự thiếu rạch ròi, vẫn có sự mập mờ giữa các phương pháp: “Chúng ta có thể thấy trong Logic của cái hiện tại sống động thấp thoáng học thuyết về dòng chảy của Héraclite, quan niệm thời gian của Aristoteles, quan niệm về thời gian luôn dịch chuyển của Husserl, và quan niệm về “Logic với toàn bộ tầm vóc phát triển” của Hêghen, và thấp thoáng hình ảnh thời gian của phép biện chứng mácxít” [2, tr.181]. Mặc dù còn những hạn chế nêu trên, nghiên cứu vấn đề con người trong triết học Trần Đức Thảo xứng đáng được ghi nhận như là đóng góp quan trọng cho việc làm phong phú và sâu sắc thêm nhiều quan điểm của triết học Mác về con người. Tất nhiên khoa học nào cũng có những thiếu sót, nghiên cứu nào cũng có những hạn chế. Hạn chế của Trần Đức Thảo là hạn chế nằm trong thành tựu lớn lao của chính ông. Nhìn tổng quát, thành công trong nghiên cứu vấn đề con người của Trần Đức Thảo là có đóng góp to lớn đối với sự làm phong phú, sâu sắc và phát triển tư tưởng về con người trong triết học Mác. 144 TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 1. Việc lựa chọn vấn đề con người làm đối tượng nghiên cứu triết học của Trần Đức Thảo là thành công cần được đánh giá cao: a/ Thể hiện một tư duy triết học đúng đắn – triết học dù nghiên cứu cái gì thì cuối cùng phải trở về với con người; b/ Sự từ bỏ hào quang - sớm sáng danh từ hiện tượng học - để trở về với nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng, phát triển con người. 2. Nghiên cứu vấn đề con người, Trần Đức Thảo từ bỏ phương pháp hiện tượng học, vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng của triết học Mác, đồng thời kết hợp một số phương pháp hiện đại của các khoa học thực chứng, do đó đạt được nhiều kết quả có giá trị khoa học. 3. Trên nền tảng triết học Mác về con người, Trần Đức Thảo phân tích, lý giải một cách cụ thể, thực chứng khá thuyết phục những nội dung, khía cạnh cốt lõi của vấn đề con người như: nguồn gốc con người, sự hình thành những phẩm chất người, con người xã hội, con người giai cấp, bản chất con người, con người tha hóa, giải tha hóa con người. 4. Những kết quả nghiên cứu của Trần Đức Thảo đã góp phần bảo vệ vấn đề con người trong triết học Mác trước sự phủ nhận vấn đề con người trong triết học Mác và chủ nghĩa Mác; đề xuất được một số quan điểm có giá trị về giải tha hóa con người và phát triển con người ngay từ thời kỳ đầu công cuộc xây dựng chủ nghĩa. 5. Tuy nhiên, trong nghiên cứu vấn đề con người, cả nội dung và phương pháp nghiên cứu của ông có một số hạn chế: - Sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, như bản thân ông thừa nhận và thực tế vận dụng, chưa thật nhuần nhuyễn, nhiều chỗ còn cứng nhắc và máy móc. - Vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong lý giải những nội dung của vấn đề con người có chỗ còn lẫn lộn với các phương pháp hiện tượng học, siêu hình học và tư biện. 145 KẾT LUẬN Việc lấy vấn đề con người làm đối tượng nghiên cứu cho thấy ở triết gia Trần Đức Thảo một tầm nhìn khoa học và tư duy triết học đúng đắn - triết học, dù nghiên cứu cái gì, góc độ nào, thì cuối cùng cũng phải trở về với con người - lý giải, trả lời những câu hỏi về con người, phục vụ cuộc sống con người. Nghiên cứu vấn đề con người ở Trần Đức Thảo không phải là tình thế ép buộc, đó là sự lựa chọn của trí tuệ, của trách nhiệm và cả sự dấn thân. Tỏa sáng trong hiện tượng học, Trần Đức Thảo không thỏa mãn, đắm mình trong đó, mà trái lại, ông phát hiện ra cái hạn chế của triết học đó, nhất là hạn chế về khả năng nhận thức và khám phá thế giới, khám phá xã hội và con người. Hiện tượng học, chủ nghĩa hiện sinh và chủ nghĩa cấu trúc, ở các góc độ khác nhau, đã trang bị cho Trần Đức Thảo tri thức triết học phong phú, gợi mở cho ông tư duy mới về con người. Đặc biệt, triết học Mác, với bản chất khoa học, cách mạng đã thức tỉnh và chắp nối mạch nguồn phát triển tư duy triết học về con người ở Trần Đức Thảo, nhất là khi vấn đề con người của triết học Mác bị phủ nhận, trách nhiệm triết học đã thôi thúc ông nghiên cứu con người để bảo vệ triết học Mác. Hướng chọn vấn đề con người của ông còn do một động lực mạnh mẽ thôi thúc, đó là tinh thần đấu tranh cho độc lập, tự do và phát triển xã hội của nhân dân tiến bộ trên thế giới và ở Việt Nam. Nghiên cứu vấn đề con người trong triết học Trần Đức Thảo, qua các công trình ông đã công bố, chúng ta thấy, chúng không được tiến hành theo một trật tự thời gian, song nội dung của chúng lại nằm trong một hệ thống có tính logic chặt chẽ, đó là tất cả những gì của con người và liên quan đến con người. Thành công trong nghiên cứu vấn đề con người của Trần Đức Thảo là đã luận giải, chứng minh theo cách mới có sức thuyết phục về: nguồn gốc con người; sự hình thành những tố chất người – tâm thần, tính cách, tâm lý, ngôn ngữ và ý thức, nhân cách, con người xã hội (người chung của loài) và con người riêng (cụ thể); cá nhân nhân cách và cá nhân lệ thuộc; bản chất con người với toàn bộ năng lượng và tài năng; con người tha hóa và giải tha hóa - giải phóng, phát triển con người; v.v.. Thành công nổi bật của Trần Đức Thảo không chỉ ở việc đi sâu phân tích rõ, khái quát các nội dung các nội dung, các khía cạnh phong phú có tính hệ thống; ông còn trả lời những câu hỏi mà vấn đề con người đặt ra bằng cách tiếp cận và phương 146 pháp nghiên cứu mới – liên ngành và tổng hợp. Ông cũng giải quyết vấn đề bằng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các phương pháp cụ thể như lịch sử và logic, phân tích và tổng hợp, khái quát hóa, nhưng cái độc đáo của ông là kết hợp các phương pháp cổ sinh học, nhân chủng học, tâm ký học, ký hiệu học, v.v.. do đó đã lý giải, chứng minh một cách thực chứng, có sức thuyết phục các đối tượng; có thể nói, ông là người tiên phong nghiên cứu con người theo phương pháp này. Thành công nghiên cứu của Trần Đức Thảo, một mặt đã bảo vệ thuyết phục vấn đề con người của triết học Mác trước sự phủ nhận vấn đề con người trong triết học đó. Quan trọng hơn, ông đã làm phong phú và sâu sắc thêm nhiều quan điểm, khía cạnh trong nội dung vấn đề con người của triết học Mác: quan điểm “bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội” đã được ông mở rộng cả bề rộng lẫn chiều sâu, luận giải thực chứng sự xuất hiện con người bằng sự xuất hiện cái tâm thần, cơ cấu tâm lý, ý thức, nhân cách, bản chất con người là nơi chứa đựng tiềm năng và sức mạnh con người. Đóng góp quan trọng của Trần Đức Thảo còn là quan điểm về tha hóa và giải tha hóa con người trong thời đại ngày nay. Từ chứng minh bản chất con người là toàn bộ tiềm năng sức mạnh con người, ông lý giải sự tha hóa con người là sự bị tước đoạt cái bản chất đó, và giải tha hóa là giải phóng và phát huy tiềm năng con người, phát triển con người bằng phát huy mọi sức mạnh vốn có của con người. Cùng với những thành công và đóng góp mới, trong nghiên cứu của Trần Đức Thảo, cả phương pháp lẫn nội dung có một số hạn chế. Nội dung vấn đề con người mà Trần Đức Thảo nghiên cứu, về cơ bản đã được triết học Mác giải quyết về lý luận. Trần Đức Thảo chủ yếu đã lý giải, luận chứng rõ và sâu thêm, khó có thể đưa ra phát hiện mới vượt ra ngoài hệ thống vấn đề con người của triết học Mác. Sự vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, nhiều chỗ chưa thật nhuần nhuyễn, cứng nhắc, mang tính tư biện, thậm chí có chỗ lẫn với phương pháp hiện tượng học và siêu hình học. Đánh giá chung, vấn đề con người trong triết học Trần Đức Thảo là một vấn đề triết học cơ bản; thành tựu nghiên cứu của ông về đối tượng đó đã thu được nhiều giá trị lý luận và thực tiễn lớn; đóng góp khoa học, cả nội dung lẫn phương pháp là hết sức quan trọng và có ý nghĩa lớn đối với nghiên cứu triết học nói chung, nghiên cứu con người nói riêng ở nước ta hiện nay. Thành công và hạn chế trong nghiên cứu vấn đề con người của Trần Đức Thảo gợi mở cho triết học tiếp tục nghiên cứu vấn con người hiện nay: Tiếp cận vấn đề con 147 người một cách hệ thống, từ nguồn gốc tới quá trình hình thành cho đến phát triển con người, từ tác động môi trường, điều kiện sống xã hội tạo nên các đặc điểm con người, từ năng lực và sức mạnh con người đến sự phát huy sức mạnh con người, v.v.. Về phương pháp, con người là một tiểu vũ trụ, việc nghiên cứu nó chỉ kết quả bằng phương pháp tổng hợp và liên ngành, trong đó, phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là lõi xuyên suốt, đặc biệt phải sử dụng liên kết các khoa học hiện đại như tiến hóa luận, tâm – sinh lý học, các khoa học thực chứng như khảo cổ học, sử học, nhân chủng học, v.v.. để bảo đảm tính thuyết phục khoa học cao. 148 NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Tuấn Anh (2016), “Những cơ sở hình thành vấn đề con người trong triết học Trần Đức Thảo”, Đề tài cấp cơ sở Viện Triết học,,Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam. 2. Nguyễn Tuấn Anh (2017), “Đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, Tạp chí Lao động và Công đoàn, số 628. 3. Nguyễn Tuấn Anh (2017), “Nguồn gốc con người và quá trình hình thành ý thức trong triết học Trần Đức Thảo”, Đề tài cấp cơ sở Viện Triết học, ,Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam. 4. Nguyễn Tuấn Anh (2017), “Xây dựng con người với tư cách chủ thể sáng tạo”, Tạp chí Lao động và Công đoàn, số 631. 5. Nguyễn Tuấn Anh (2018), “Quan điểm triết học của Trần Đức Thảo về con người tha hóa và giải tha hóa con người,”, Đề tài cấp cơ sở Viện Triết học, ,Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam. 6. Nguyễn Tuấn Anh (2018), “Quan niệm của Trần Đức Thảo về sự tha hóa của con người và giải tha hóa con người trong xã hội có giai cấp”, Tạp chí Triết học, số 12. 7. Nguyễn Tuấn Anh (2019), “Chủ nghĩa cấu trúc mácxít của Louis Althusser và sự lĩnh hội nó ở Trần Đức Thảo” và “Thái độ của Trần Đức Thảo đối với triết học Mác trước sự xuyên tạc nó từ phía Louis Althusser”, trong Đỗ Minh Hợp (2019), “Trần Đức Thảo lĩnh hội triết học Mác”, Đề tài cấp bộ Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam. 8. Nguyễn Tuấn Anh (2019), “Quan điểm triết học của Trần Đức Thảo về những nhân tố cơ bản của con người”, Đề tài cấp cơ sở Viện Triết học, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam. 9. Nguyễn Tuấn Anh (2019), “Quan niệm của Trần Đức Thảo về quá trình hình thành những yếu tố tinh thần của con người”, Tạp chí Triết học, số 12. 149 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hoàng Anh (2012), “Tính quy luật của sự hình thành nhân cách”, Tạp chí Triết học, số 8. [2] Trần Thị Ngọc Anh (2015), “Sức sống của quá khứ trong tác phẩm “Logic của cái hiện tại sống động”, Đại học Sư phạm Hà Nội (2015), Tư tưởng triết học và giáo dục của Trần Đức Thảo, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia – Sự thật Hà Nội, tr. 174-181. [3] Jacinthe Baribeau (2016), “Những luận đề gợi mở của Trần Đức Thảo về nguồn gốc của tiếng nói và ý thức”, Nguyễn Trung Kiên (Sưu tầm & Biên soạn) (2016), Triết gia Trần Đức Thảo: Di Cảo, khảo luận, kỷ niệm, Nxb Đại học Huế, tr. 1009-1020. [4] Jocelyn Benoist và Michel Espagne (chủ biên), (2016), Hành trình của Trần Đức Thảo – Hiện tượng học và chuyển giao văn hóa, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội. [5] Bochensky (1969), Triết học phương Tây hiện đại, Nhà xuất bản Ca dao, Sài Gòn. [6] Lê Nguyên Cẩn (2015), “Diễn giải của Trần Đức Thảo về phức cảm Oedipe”, Đại học Sư phạm Hà Nội (2015), Tư tưởng triết học và giáo dục của Trần Đức Thảo, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia – Sự thật Hà Nội, tr. 415-441. [7] Đỗ Chu (2006), “Bức điện gửi tổng thống Mỹ từ bưu điện Bờ Hồ”, Phạm Thành Hưng, Nguyễn Ngọc Hà (chủ biên) (2006), Triết gia lữ hành Trần Đức Thảo, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. [8] Nguyễn Đình Chú (2015), “Triết gia Trần Đức Thảo – Niềm tự hào lớn của chúng ta”, Đại học Sư phạm Hà Nội (2015), Tư tưởng triết học và giáo dục của Trần Đức Thảo, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia - Sự thật Hà Nội, tr. 11-34. [9] Nguyễn Trọng Chuẩn (2002), Một số vấn đề về triết học – con người – xã hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. [10] Nguyễn Trọng Chuẩn (chủ biên) (2001), “Nửa thế kỷ nghiên cứu và giảng dạy triết học ở Việt Nam”, Viện Triết học, Hà Nội. [11] Nguyễn Trọng Chuẩn (2015), “Trần Đức Thảo – một nhân cách, một nhà triết học tư duy không mệt mỏi”, Đại học Sư phạm Hà Nội (2015), Tư tưởng triết học và giáo dục của Trần Đức Thảo, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia – Sự thật Hà Nội, tr. 35-43. 150 [12] Nguyễn Trọng Chuẩn (2018), “Vấn đề con người trong các công trình của giáo sư Trần Đức Thảo”, Viện triết học (2018), Kỷ yếu Hội thảo Tư tưởng triết học Trần Đức Thảo – Những vấn đề và nội dung nghiên cứu (20/7/2018), Hà Nội. [13] Nguyễn Trọng Chuẩn (chủ biên) (2002), 40 năm Viện triết học - Một số kết quả nghiên cứu, Viện Triết học, Hà Nội. [14] Cù Huy Chử (2014), “Biển quê hương dạt dào và trầm tư triết học”, Tạp chí Thông tin Những vấn đề lý luận, HVCTQG Hồ Chí Minh, số 5. [15] Cù Huy Chử (2016), “Giáo sư Trần Đức Thảo với các vấn đề lịch sử”, Nguyễn Trung Kiên (Sưu tầm & Biên soạn) (2016), Triết gia Trần Đức Thảo: Di Cảo, khảo luận, kỷ niệm, Nxb Đại học Huế, tr. 1055-1142. [16] Cù Huy Chử (2016), “Trần Đức Thảo mở đầu sự sáng tạo chủ nghĩa duy vật biện chứng nhân bản”, Nguyễn Trung Kiên (Sưu tầm & Biên soạn) (2016), Triết gia Trần Đức Thảo: Di Cảo, khảo luận, kỷ niệm, Nxb Đại học Huế, tr. 895-906. [17] Cù Huy Chử, Cù Huy Song Hà (2016), “Về hai tác phẩm cuối đời của Giáo sư Trần Đức Thảo”, Nguyễn Trung Kiên (Sưu tầm & Biên soạn) (2016), Triết gia Trần Đức Thảo: Di Cảo, khảo luận, kỷ niệm, Nxb Đại học Huế, tr. 1055-1142. [18] Diễn văn Hội nghị toàn thể Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô (1988), Phụ bản báo Tin tức Mátxcơva, ngày 28/2/1988, tr.1-4. [19] Vũ Trọng Dung (2003), “Hiểu quan điểm của C.Mác về bản chất con người như thế nào?”, Tạp chí Triết học, số 8. [20] Bùi Đăng Duy, Nguyễn Tiến Dũng (2003), Lược khảo triết học phương Tây hiện đại, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [21] Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học quốc gia Hà Nội (2017), Kỷ yếu Hội thảo Trần Đức Thảo và triết học ở Việt Nam nửa sau thế kỷ XX - Một vài nghiên cứu so sánh. [22] Đại học Quốc gia Hà Nội (2006), Tư tưởng triết học Việt Nam trong bối cảnh du nhập các tư tưởng đông – tây nửa đầu thế kỷ XX, Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội. [23] Đại học Sư phạm (2013), Kỷ yếu tóm tắt Hội thảo khoa học quốc tế Tư tưởng triết học và giáo dục của Trần Đức Thảo, Hà Nội. [24] Đại học Sư phạm Hà Nội (2015), Tư tưởng triết học và giáo dục của Trần Đức Thảo, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia – Sự thật Hà Nội. 151 [25] Trần Đạo (2006), “Trần Đức Thảo - một đời người”, Phạm Thành Hưng, Nguyễn Ngọc Hà (chủ biên) (2006), Triết gia lữ hành Trần Đức Thảo, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. [26] Lê Văn Đoán (2015), “Trần Đức Thảo – con đường đến với chủ nghĩa duy vật biện chứng nhân bản”, Tư tưởng triết học và giáo dục của Trần Đức Thảo (2015), Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia – Sự thật Hà Nội, tr. 190-199. [27] Nguyễn Văn Độ (2006), “Nhà sư phạm tâm huyết - nhà triết học uyên bác”, Phạm Thành Hưng, Nguyễn Ngọc Hà (chủ biên) (2006), Triết gia lữ hành Trần Đức Thảo, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. [28] Hà Minh Đức (2015), “Nhớ thầy Trần Đức Thảo – một triết gia thông thái, một nhân cách đẹp”, Đại học Sư phạm Hà Nội (2015), Tư tưởng triết học và giáo dục của Trần Đức Thảo, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia – Sự thật Hà Nội, tr. 44-51. [29] Phạm Văn Đức (2003), “Tư tưởng của Ph.Ăngghen về sự phát triển người và giá trị của nó”, Tạp chí Triết học, số 11. [30] Michel Espagne (2016), “Từ hiện tại sống động đến vận động hiện thực, chủ nghĩa Mác và sự chuyển giao văn hóa ở Trần Đức Thảo”, Jocelyn Benoist và Michel Espagne (chủ biên), (2017), Hành trình của Trần Đức Thảo - Hiện tượng học và chuyển giao văn hóa, Nxb Đại học Sư phạm, tr. 340-367. [31] Alexandre Féron (2016), “Trần Đức Thảo, hiện tượng luận và chủ nghĩa duy vật biện chứng”, Nguyễn Trung Kiên (Sưu tầm & Biên soạn) (2016), Triết gia Trần Đức Thảo: Di Cảo, khảo luận, kỷ niệm, Nxb Đại học Huế, tr. 617-642. [32] Trường Giang (2006), “Xót xa suy nghĩ về một tài năng triết học lỗi lạc”, Phạm Thành Hưng, Nguyễn Ngọc Hà (chủ biên) (2006), Triết gia lữ hành Trần Đức Thảo, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. [33] Nguyễn Ngọc Giao (2016), “Tư duy Trần Đức Thảo: một hành trình mở”, Nguyễn Trung Kiên (Sưu tầm & Biên soạn) (2016), Triết gia Trần Đức Thảo: Di Cảo, khảo luận, kỷ niệm, Nxb Đại học Huế, tr.1383-1386. [34] Trần Văn Giàu (1993), “Trần Đức Thảo – Nhà triết học”, Báo Văn nghệ, 2/6/1993. [35] Yuval Noah Harari (2017), Sapiens: Lược sử loài người, Nhà xuất bản Tri thức. [36] Trần Ngọc Hà (2006), “Chuyện ít người biết về người phụ nữ phía sau hai trí thức nổi tiếng triết gia Trần Đức Thảo và nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện”, 152 Phạm Thành Hưng, Nguyễn Ngọc Hà (chủ biên) (2006), Triết gia lữ hành Trần Đức Thảo, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. [37] Tạ Thị Vân Hà (2008), “Quan niệm của S. Freud về vai trò của văn hóa trong đời sống con người”, Tạp chí Triết học, số 10. [38] Cao Thu Hằng (2012), “Vai trò của giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học, số 9. [39] Daniel Hemery, “Hành trình I: “Cuộc lưu đày” thứ nhất”, Jocelyn Benoist và Michel Espagne (chủ biên), (2016), Hành trình của Trần Đức Thảo - Hiện tượng học và chuyển giao văn hóa, Nxb Đại học Sư phạm, tr.67-86. [40] Daniel J. Herman, “Trần Đức Thảo và nửa thế kỷ trầm tư triết học”, Nguyễn Trung Kiên (Sưu tầm & Biên soạn) (2016), Triết gia Trần Đức Thảo: Di Cảo, khảo luận, kỷ niệm, Nxb Đại học Huế, tr. 603-616. [41] Hoàng Ngọc Hiến (2006), “Cách cho của giáo sư Trần Đức Thảo”, Phạm Thành Hưng, Nguyễn Ngọc Hà (chủ biên) (2006), Triết gia lữ hành Trần Đức Thảo, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. [42] Nguyễn Đức Hiền (2006), “Câu chuyện khó quên ở phố Verrier”, Phạm Thành Hưng, Nguyễn Ngọc Hà (chủ biên) (2006), Triết gia lữ hành Trần Đức Thảo, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. [43] Mai Quang Hiện (2017), “Một số vấn đề về phương pháp luận và nội dung nghiên cứu lịch sử tư tưởng tôn giáo của giáo sư Trần Đức Thảo (Qua tác phẩm Lịch sử tư tưởng trước Mác)”, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học quốc gia Hà Nội (2017), Kỷ yếu Hội thảo Trần Đức Thảo và triết học ở Việt Nam nửa sau thế kỷ XX - Một vài nghiên cứu so sánh. [44] Tác giả Nguyễn Thái Hòa (2015), “Đọc lại cuốn “Tìm cội nguồn của ngôn ngữ và ý thức” của Giáo sư Trần Đức Thảo”, Đại học Sư phạm Hà Nội (2015), Tư tưởng triết học và giáo dục của Trần Đức Thảo, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia – Sự thật Hà Nội, tr. 442-449. [45] Tô Hoài (1999), Chiều chiều, Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội. [46] Tô Hoài (2006), “Vị triết gia ngơ ngác giữa đời thường”, Phạm Thành Hưng, Nguyễn Ngọc Hà (chủ biên) (2006), Triết gia lữ hành Trần Đức Thảo, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. [47] Nguyễn Minh Hoàn, Bùi Thị Phương Thùy (2017), “Vấn đề con người trong quan niệm của Trần Đức Thảo”, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại 153 học quốc gia Hà Nội (2017), Kỷ yếu Hội thảo Trần Đức Thảo và triết học ở Việt Nam nửa sau thế kỷ XX - Một vài nghiên cứu so sánh. [48] Lê Huy Hoàng (1998), “Một số quan niệm về sáng tạo trong lịch sử triết học”, Tạp chí Triết học, số 8. [49] Nguyễn Huy Hoàng (2016), “Chân lý là đất không có lối vào (Mấy suy nghĩ nhân đọc lời nói đầu “Sự hình thành con người” của Trần Đức Thảo”, Tạp chí Triết học, số 3. [50] Đỗ Minh Hợp (2006), Diện mạo triết học phương Tây hiện đại, Nxb Hà Nội. [51] Đỗ Minh Hợp (2019), “Trần Đức Thảo lĩnh hội triết học Mác”, Đề tài cấp bộ, Viện Triết học, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam. [52] Phạm Thành Hưng, Nguyễn Ngọc Hà (chủ biên) (2006), Triết gia lữ hành Trần Đức Thảo, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. [53] Bùi Lan Hương (2017), “Trần Đức Thảo và Karl Popper: Những cách tiếp cận chủ nghĩa Mác”, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học quốc gia Hà Nội (2017), Kỷ yếu Hội thảo Trần Đức Thảo và triết học ở Việt Nam nửa sau thế kỷ XX - Một vài nghiên cứu so sánh. [54] Phạm Thị Hương (2017), “Vận dụng cách tiếp cận của giáo sư Trần Đức Thảo để nghiên cứu quan điểm của chủ nghĩa Mác về mối quan hệ giữa bản chất con người và bản chất giai cấp”, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học quốc gia Hà Nội (2017), Kỷ yếu Hội thảo Trần Đức Thảo và triết học ở Việt Nam nửa sau thế kỷ XX - Một vài nghiên cứu so sánh. [55] Nguyễn Văn Huyên (1998), “Giá trị truyền thống - Nhân lõi và sức sống bên trong của sự phát triển đất nước, dân tộc”, Tạp chí Triết học, số 8. [56] Nguyễn Văn Huyên (1992), “Chủ nghĩa Mác - Lênin trong sự nghiệp phát triển con người Việt Nam thời gian qua và triển vọng của nó”, Tạp chí Triết học, số 4. [57] Jean Paul Jovary (1993), “Nhà triết học chiến đấu”, Báo Văn nghệ, Số 37, 11/9/1993. [58] Nguyễn Tuấn Khang (2015), “Giáo sư Trần Đức Thảo sống mãi với quê hương đất nước”, Đại học Sư phạm Hà Nội (2015), Tư tưởng triết học và giáo dục của Trần Đức Thảo, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia – Sự thật Hà Nội, tr. 61-66. [59] Nguyễn Trung Kiên (2016), “Alexandre Kojève, Trần Đức Thảo và hai cơ hội cho triết học bị bỏ lỡ”, Nguyễn Trung Kiên (Sưu tầm & Biên soạn) (2016), Triết gia Trần Đức Thảo: Di Cảo, khảo luận, kỷ niệm, Nxb Đại học Huế, tr. 861-880. 154 [60] Nguyễn Trung Kiên (Sưu tầm & Biên soạn) (2016), Triết gia Trần Đức Thảo: Di Cảo, khảo luận, kỷ niệm, Nxb Đại học Huế. [61] Nguyễn Ngọc Long, Nguyễn Hữu Vui (chủ biên) (2007), Giáo trình triết học Mác - Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [62] Phạm Trọng Luật (2016), “Triết lý của Trần Đức Thảo đã đi đến đâu?”, Nguyễn Trung Kiên (Sưu tầm & Biên soạn) (2016), Triết gia Trần Đức Thảo: Di Cảo, khảo luận, kỷ niệm, Nxb Đại học Huế, tr. 643-688. [63] Trần Đình Luyện (2003), Lễ hội Bắc Ninh, Sở Văn hóa –Thông Tin Bắc Ninh [64] Nguyễn Thị Thanh Mai (2013), “Chủ nghĩa duy vật biện chứng nhân bản của Trần Đức Thảo qua tác phẩm Sự hình thành con người”, Đại học Sư phạm (2013), Kỷ yếu tóm tắt Hội thảo khoa học quốc tế Tư tưởng triết học và giáo dục của Trần Đức Thảo, Hà Nội. [65] C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập - tập 2, Nxb CTQG, Hà Nội. [66] C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập - tập 3, Nxb CTQG, Hà Nội. [67] C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập - tập 12, Nxb CTQG, Hà Nội. [68] C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập - tập 19, Nxb CTQG, Hà Nội. [69] C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập - tập 20, Nxb CTQG, Hà Nội. [70] C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập - tập 26, Nxb CTQG, Hà Nội. [71] C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập - tập 42, Nxb CTQG, Hà Nội. [72] J.K. Melvin (1997), Các con đường của triết học phương Tây hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [73] Phạm Ngọc Minh (1997), “Để giáo dục đào tạo thực sự trở thành quốc sách hàng đầu”, Tạp chí Triết học, số 2. [74] Nguyễn Thị Nga - Ngô Thị Nụ (2013), “Bản chất con người trong quan niệm của Trần Đức Thảo”, Đại học Sư phạm (2013), Kỷ yếu tóm tắt Hội thảo khoa học quốc tế Tư tưởng triết học và giáo dục của Trần Đức Thảo, Hà Nội. [75] Nguyễn Thế Nghĩa (1999), “Nguồn nhân lực, động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Tạp chí Triết học, số 2. [76] Nguyễn Thế Nghĩa (2003), “Quan niệm của C.Mác về tha hóa và sự giải phóng con người khỏi tha hóa trong “Bản thảo kinh tế – Triết học năm 1844””, Tạp chí Triết học, số 10. [77] Trịnh Thị Nghĩa (2016), “Quan điểm của C.Mác về điều kiện cho sự phát triển tự do của con người”, Tạp chí Triết học, số 9. 155 [78] Phan Ngọc (2016), “Về công trình Những nghiên cứu về nguồn gốc của tiếng nói và ý thức của cố Giáo sư Trần Đức Thảo”, Nguyễn Trung Kiên (Sưu tầm & Biên soạn) (2016), Triết gia Trần Đức Thảo: Di Cảo, khảo luận, kỷ niệm, Nxb Đại học Huế, tr. 979-988. [79] Đào Thị Nhung (2013), “Vấn đề tha hóa con người trong triết học Trần Đức Thảo”, Đại học Sư phạm (2013), Kỷ yếu tóm tắt Hội thảo khoa học quốc tế Tư tưởng triết học và giáo dục của Trần Đức Thảo, Hà Nội. [80] Trần Văn Phòng, Bùi Phương Thùy (2015), “Vấn đề bản chất con người trong quan niệm của Trần Đức Thảo”, Đại học Sư phạm Hà Nội (2015), Tư tưởng triết học và giáo dục của Trần Đức Thảo, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia – Sự thật Hà Nội, tr.314-324. [81] Vũ Thị Kiều Phương (2003), “Sự phê phán của C.Mác đối với phép biện chứng duy tâm của Hêghen trong “Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844””, Tạp chí Triết học, số 11. [82] Trần Ngọc Quang (2016), “Trần Đức Thảo và sự đóng góp của trí tuệ Việt Nam vào tiến trình nhận thức của nhân loại”, Nguyễn Trung Kiên (Sưu tầm & Biên soạn) (2016), Triết gia Trần Đức Thảo: Di Cảo, khảo luận, kỷ niệm, Nxb Đại học Huế. [83] Phùng Quán (1993), “Chuyện vui về triết gia Trần Đức Thảo”, Tiền phong Chủ nhật, in ngày 16/5/1993. [84] Đặng Phùng Quân (2016), “Đọc lại Trần Đức Thảo”, Nguyễn Trung Kiên (Sưu tầm & Biên soạn) (2016), Triết gia Trần Đức Thảo: Di Cảo, khảo luận, kỷ niệm, Nxb Đại học Huế, tr. 689-726. [85] Hồ Sỹ Quý (2007), Con người và phát triển con người, Nhà xuất bản Giáo dục. [86] Nguyễn Quyến (2006), “Người chiến binh của niềm hy vọng”, Phạm Thành Hưng, Nguyễn Ngọc Hà (chủ biên) (2006), Triết gia lữ hành Trần Đức Thảo, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. [87] Anthony Robbins (2010), Đánh thức con người phi thường trong bạn, Nhà xuất bản tổng hợp TP Hồ Chí Minh. [88] Nguyễn Văn Sanh (2003), “Sự hình thành và các bậc thang phát triển của tự ý thức trong triết học Hêghen”, Tạp chí Triết học, số 7. [89] Perrine Simon - Nahum (2016), “Sự chuyển biến tư tưởng của Trần Đức Thảo, từ Sartre đến Fanon”, Jocelyn Benoist và Michel Espagne (chủ biên), (2016), 156 Hành trình của Trần Đức Thảo - Hiện tượng học và chuyển giao văn hóa, Nxb Đại học Sư phạm, tr.316-339. [90] Kiều Mai Sơn (2007), “Triết gia Trần Đức Thảo: thơm mãi cỏ Khang Thành”, Báo Văn nghệ, Hội nhà văn Việt Nam, số 11. [91] Nguyễn Thái Sơn (2015), “Về Lời nói đầu tác phẩm “Sự hình thành con người” của Trần Đức Thảo”, Đại học Sư phạm Hà Nội (2015), Tư tưởng triết học và giáo dục của Trần Đức Thảo, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia – Sự thật Hà Nội, tr.378-393. [92] Nguyễn Văn Sơn (2010), “Phát triển con người Việt Nam trên cơ sở phát triển giáo dục - đào tạo”, Tạp chí Triết học, số 10. [93] Đinh Ngọc Thạch (2003), “Quan niệm của C. Mác về “tha hóa loài” của con người và sự xóa bỏ tha hóa đó vì mục tiêu nhân đạo (Qua bản thảo kinh tế – Triết học năm 1844)”, Tạp chí Triết học, số 7. [94] Nguyễn Anh Thái (chủ biên) (2006), Lịch sử thế giới hiện đại, Nxb Giáo dục. [95] Nguyễn Thanh (2008), “Bản chất nhân văn của triết học Mác, chủ nghĩa Mác”, Tạp chí Triết học, số 10. [96] Võ Văn Thắng (2014), “Giáo sư Trần Đức Thảo và những tác phẩm triết học”, Tạp chí Triết học, số 4. [97] Trần Đức Thảo (2016), “Báo cáo về vấn đề nhân văn”, Nguyễn Trung Kiên (Sưu tầm & Biên soạn) (2016), Triết gia Trần Đức Thảo: Di Cảo, khảo luận, kỷ niệm, Nxb Đại học Huế, tr.31-44. [98] Trần Đức Thảo (2016), “Những bước tiến hóa của hệ thần kinh”, Nguyễn Trung Kiên (Sưu tầm & Biên soạn) (2016), Triết gia Trần Đức Thảo: Di Cảo, khảo luận, kỷ niệm, Nxb Đại học Huế, tr.285-306. [99] Trần Đức Thảo (2016), “Biện chứng pháp của hệ thần kinh (I)”, Nguyễn Trung Kiên (Sưu tầm & Biên soạn) (2016), Triết gia Trần Đức Thảo: Di Cảo, khảo luận, kỷ niệm, Nxb Đại học Huế, tr.307-325. [100] Trần Đức Thảo (1991), “Cái gọi là “Tấm biển chỉ đường của trí tuệ” đi ngược với tư duy biện chứng của lý trí”, Tạp chí Cộng sản, số 2, tr.41-47. [101] Trần Đức Thảo (1956), “Hạt nhân duy lý" trong Triết học Hêghen”, Tập san Đại học Văn khoa, số 6-7, tr. 18-36. [102] Trần Đức Thảo (2004), Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 157 [103] Trần Đức Thảo (2014), “Hồi ký của GS Trần Đức Thảo”, Báo Thông tin những vấn đề lý luận, Học viện Chính trị Quốc gia HCM, số 6 - 7 - 8. [104] Trần Đức Thảo (2016), “Lịch sử tư tưởng trước Mác”, Nguyễn Trung Kiên (Sưu tầm & Biên soạn) (2016), Triết gia Trần Đức Thảo: Di Cảo, khảo luận, kỷ niệm, Nxb Đại học Huế, tr.155-252. [105] Trần Đức Thảo (1954), “Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong cuộc khủng hoảng của xã hội phong kiến Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu Văn Sử Địa, số 1, tr. 35-49. [106] Trần Đức Thảo (1989), “Một số vấn đề cần phát triển trong triết học Mác – Lênin”, Tạp chí Cộng sản, số 11 và 12. [107] Trần Đức Thảo (1956), “Nỗ lực phát triển tự do dân chủ”, Tờ Nhân văn, số thứ 3, In ngày 15/10/1956. [108] Trần Đức Thảo (1956), “Nội dung xã hội và hình thức tự do”, Giai phẩm mùa Đông, Hà Nội. [109] Trần Đức Thảo (1955), “Nguồn gốc ý thức trong cuộc tiến hóa của hệ thần kinh”, Tập san Đại học Sư phạm, số 1, tr. 7-26. [110] Trần Đức Thảo (2004), Sự hình thành con người, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. [111] Trần Đức Thảo (2004), “Tiểu sử tự thuật”, Sự hình thành con người, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.135-144. [112] Trần Đức Thảo (1996), Tìm cội nguồn của ngôn ngữ và ý thức, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin. [113] Trần Ðức Thảo (1954), “Tìm Hiểu Giá Trị Văn Chương Cũ”, Tạp Chí Nghiên cứu Văn Sử Ðịa, số 3, tr. 33. [114] Trần Đức Thảo (2016), “Triết lý đã đi đến đâu?”, Nguyễn Trung Kiên (Sưu tầm & Biên soạn) (2016), Triết gia Trần Đức Thảo: Di Cảo, khảo luận, kỷ niệm, Nxb Đại học Huế, tr.109-154. [115] Trần Đức Thảo (2017), Tuyển tập, tập 1 (1946-1956), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự Thật. [116] Trần Đức Thảo (2019), Tuyển tập, tập 2 (1956-1985), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự Thật. [117] Trần Đức Thảo (1958), “Tự kiểm Thảo”, Nhân dân, số 1531-1533, ngày 22-24/5/1958. 158 [118] Trần Đức Thảo (1989), Vấn đề con người và chủ nghĩa lý luận không có con người, Nhà xuất bản thành phố HCM. [119] Trần Đức Thảo (1991), Vận dụng triết học Mác - Lênin thế nào cho đúng, Nhà xuất bản Sự thật Hà Nội. [120] Trần Đức Thảo (1977), “Về cái cơ bản chung của lịch sử dân tộc”, Văn bản đánh máy, đề tặng Phạm Văn Đồng, di cảo được lưu giữ tại Thư viện Cù Huy Chử và Cù Huy Song Hà. [121] Trần Đức Thảo (1988), “Về quan điểm triết học của sự đổi mới, của sự cải tổ có tính cách mạng”, Sài Gòn giải phóng, ngày 24/4/1988. [122] Trịnh Văn Thảo (2015), “Vài nét ghi lại về hành trình triết học của Trần Đức Thảo (1944 – 1993)”, Tư tưởng triết học và giáo dục của Trần Đức Thảo, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia – Sự thật Hà Nội, tr. 281-301. [123] Nguyễn Đình Thi (1993), “Người lữ hành vất vả”, Báo Đại Đoàn kết, 7/1993. [124] Bùi Thị Phương Thùy (2013), “Vấn đề bản chất con người trong tác phẩm Vấn đề con người và chủ nghĩa lý luận không có con người của Trần Đức Thảo”, Đại học Sư phạm (2013), Kỷ yếu tóm tắt Hội thảo khoa học quốc tế Tư tưởng triết học và giáo dục của Trần Đức Thảo, Hà Nội. [125] Đỗ Lai Thúy (2016), “Trần Đức Thảo và cuốn những nghiên cứu về nguồn gốc của tiếng nói và ý thức”, Nguyễn Trung Kiên (Sưu tầm & Biên soạn) (2016), Triết gia Trần Đức Thảo: Di Cảo, khảo luận, kỷ niệm, Nxb Đại học Huế, tr. 989-996. [126] Bùi Thị Tỉnh (2015), “Nhà triết học mácxít Việt Nam - Trần Đức Thảo”, Đại học Sư phạm Hà Nội (2015), Tư tưởng triết học và giáo dục của Trần Đức Thảo, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia – Sự thật Hà Nội, tr. 88-98. [127] Bùi Thị Tỉnh (2015), “Trần Đức Thảo với chủ nghĩa duy vật biện chứng”, Tạp chí Triết học, số 4. [128] Đặng Hữu Toàn (1997), “Phát triển vì con người trong quan niệm của C.Mác và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm mục đích phát triển con người ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Triết học, số 1. [129] Masoud P. Tochahi (2016), “Nguồn gốc của sự trừu tượng hóa và vấn đề bước chuyển từ sự chỉ dẫn đến ý nghĩa ở Trần Đức Thảo”, Nguyễn Trung Kiên (Sưu tầm & Biên soạn) (2016), Triết gia Trần Đức Thảo: Di Cảo, khảo luận, kỷ niệm, Nxb Đại học Huế, tr. 957-978. 159 [130] Cao Tôn (2016), “Triết gia Trần Đức Thảo”, Nguyễn Trung Kiên (Sưu tầm & Biên soạn) (2016), Triết gia Trần Đức Thảo: Di Cảo, khảo luận, kỷ niệm, Nxb Đại học Huế, tr. 727-740. [131] Nguyễn Xuân Trung (2016), “Vấn đề nguồn gốc của ngôn ngữ, ý thức và bản chất con người trong triết học Trần Đức Thảo”, Tạp chí Triết học, số 7. [132] Hà Quang Trường (2011), “Quan điểm của chủ nghĩa Mác về vị trí và vai trò của con người trong hệ thống xã hội”, Tạp chí Triết học, số 5. [133] Hà Xuân Trường (1993), Người tư duy không biết mệt, Báo Văn nghệ, in ngày 24/7/1993. [134] Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thị Thanh Huyền (2008), “Vấn đề tha hóa trong “hiện tượng học tinh thần” của Hêghen”, Tạp chí Triết học, số 10. [135] Nguyễn Anh Tuấn (2003), “Tha hóa theo quan niệm của Mác”, Con người và phát triển con người trong quan niệm của C.Mác - Ph.Ăngghen (Hồ Sỹ Quý chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [136] Nguyễn Đình Tường (2015), “Trần Đức Thảo – cuộc đời và triết học, Đại học Sư phạm Hà Nội (2015), Tư tưởng triết học và giáo dục của Trần Đức Thảo, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia – Sự thật Hà Nội, tr. 99-110. [137] Viện Triết học (1996), Từ điển Triết học phương Tây hiện đại, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. [138] Nguyễn Hữu Vui (Chủ biên) (1992), Lịch sử triết học, tập 2, Nhà xuất bản tư tưởng văn hóa, Hà Nội. [139] Vũ Thiện Vương (1998), “Con người với tư cách là một thực thể sinh học – xã hội”, Tạp chí Triết học, số 5. [140] Nicolas de Warren (2017), “Những hy vọng của một thế hệ: Trần Đức Thảo và những công trình xuất bản bằng tiếng pháp của ông”, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học quốc gia Hà Nội (2017), Kỷ yếu Hội thảo Trần Đức Thảo và triết học ở Việt Nam nửa sau thế kỷ XX - Một vài nghiên cứu so sánh. [141] Ngô Đình Xây (2010), “Quan niệm của G.V.Ph.Hêghen về “tha hóa” qua sự đánh giá của C.Mác”, Tạp chí Triết học, số 10. * Tài liệu nước ngoài [142] Raymond Brouilet (1970), “De la Dialectique: Confrontation de Deux Interprétations de “La Phénoménologie de l'Esprit" de Hegel: Alexandre Kojève et Trân Duc Thao”. 160 [143] Silvia Federici (1970), “Viet Cong Philosophy: Tran Duc Thao” (Triết lý Việt Cộng: Trần Đức Thảo), Tạp chí Telos, số 6, tr. 104-117. [144] Tim Herrick (2005), A book which is no longer discussed today: Tran Duc Thao, Jacques Derrida, and Maurice Merleau-Ponty, University of Pennsylvania Press. [145] Jean Paul Sartre (1946), L’Existentialisme est un humanisme, Nagel. [146] Arnaud Spire (1993), “Trần Đức Thảo – nhà mácxít gây xáo động”, Báo Nhân đạo (L'Humanité), in ngày 26/4/1993. [147] Từ điển bách khoa toàn thư triết học (Философский энциклопедический словарь. Сов.энциклопедия) (1989), Mátxcơva. * Tài liệu trên Internet [148] Roland Barthes (1951), “Về quyển sách của Trần Đức Thảo: Hiện tượng học và Duy vật biện chứng”, Nhà xuất bản Minh Tân. Nguồn: Truy cập: 22/5/2016. [149] Nguyễn Bản (2003), “Trần Đức Thảo - Sự ngơ ngác của người lữ hành vất vả”. Nguồn: Truy cập: 16/7/2018. [150] Cù Huy Chử, Cù Huy Song Hà (2011), “Tư duy triết học Trần Đức Thảo và tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh”. Nguồn: cập: 22/5/2016. [151] Cù Huy Chử, Cù Huy Song Hà (2011), “Về chuyến đi công tác tại Pháp của Giáo sư Trần Đức Thảo”. Nguồn: Truy cập: 11/12/2017. [152] Trần Đạo (2004), “Trần Ðức Thảo, một kiếp người”. Nguồn: Truy cập: 16/7/2018. [153] Phạm Trọng Luật (2006), “Thư mục tạm thời Trần Đức Thảo (1917- 1993)”. Nguồn: Truy cập 27/4/2020. [154] Khắc Thành (1958), “Quét Sạch Những Nọc Độc của Trần Đức Thảo trong Việc Giảng Dạy Triết Học”, Tạp chí Học Tập. Nguồn: Truy cập: 22/5/2016. [155] Trần Đức Thảo (1974), “De la Phénoménologie à la Dialectique Matérialiste de la Conscience” (Từ hiện tượng học đến biện chứng duy vật của ý thức), La Nouvelle Critique, số 79-80, tr. 37-42. Nguồn: studies.org/TDThao. Truy cập: 22/5/2016. 161 [156] Trần Đức Thảo (1948), “La Phénoménologie de l’Esprit et Son Contenu Réel” (Nội dung thực chất của “Hiện Tượng Luận Tinh Thần”), Les Temps Modernes, số 36, tr. 492-519. Nguồn: Truy cập: 22/5/2016. [157] Giuse Trần Quốc Thịnh, “Con người trong tư tưởng của Martin Heidegger”. Nguồn: 03/Luan_van/Nhan_hoc/Martin%20Heidegger.htm. Truy cập ngày 20/7/2020. [158] Nguyễn Anh Tuấn (2016), “Giáo sư Trần Đức Thảo – nhà triết học lỗi lạc”, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, ngày 1/6/2016. Nguồn : lac-1-490-12678. Truy cập ngày 12/4/2019.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_van_de_con_nguoi_trong_triet_hoc_tran_duc_thao.pdf
  • pdfTrichyeu_NguyenTuanAnh.pdf
Luận văn liên quan