Luận án Vấn đề công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

Lý luận và thực tiễn đã chỉ ra, thực hiện CBXH là vấn đề lớn, phức tạp, đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ, toàn diện. Các giải pháp phải được thực hiện trên cơ sở tuân thủ những quy luật khách quan của KTTT, có tham khảo và vận dụng sáng tạo kinh nghiệm của các mô hình phát triển tiêu biểu trên thế giới, đồng thời phải đảm bảo tính định hướng XHCN trong quá trình phát triển. Giải pháp có tính đột phá hiện nay là xây dựng và hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, tạo điều kiện vật chất, kinh tế thực hiện CBXH.

pdf171 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2548 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vấn đề công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TT, phù hợp với nguyên tắc đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ xã hội đối với mỗi cá nhân, cộng đồng và toàn xã hội trong việc phòng ngừa rủi ro đối với từng cá nhân và cộng đồng xã hội. Nói cách khác, Nhà nước, doanh nghiệp và cá nhân đều phải xác định rõ trách nhiệm của mình trong hệ thống an sinh xã hội; hệ thống an sinh xã hội phải được xây dựng trên cơ sở thúc đẩy cạnh tranh công bằng trên thị trường lao động và trách nhiệm chia sẻ rủi ro xã hội. Thực chất, nhìn dưới góc độ kinh tế, chính sách an sinh xã hội là một khâu của hệ thống tái phân phối, tạo cơ hội và điều kiện cho những cá nhân và cộng đồng gặp rủi ro vươn lên trong cuộc sống. Tuy nhiên, hệ thống chính sách an sinh xã hội phải được xây dựng gắn với điều kiện, tình hình lịch sử cụ thể của đất nước, phát huy tối đa sức mạnh của cộng đồng; tăng cường trách nhiệm của Nhà nước; khuyến khích sự gắn bó, đoàn kết, tương trợ, bù đắp giữa các cá nhân, các nhóm xã hội và toàn xã hội. Theo đó, hệ thống an sinh xã hội vừa bảo đảm nhu cầu tối thiểu thông qua việc tái phân phối phù hợp các nguồn lực, vừa từng bước nâng cao ý nghĩa, hiệu quả an sinh xã hội đối với người tham gia. * Chính sách ưu đãi xã hội đối với người có công Chính sách ưu đãi xã hội đối với người có công thực chất là đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện chế độ đãi ngộ với những người có công với đất nước nhằm mục đích ghi nhận công lao, sự đóng góp, hy sinh cao cả của họ; đồng thời đền đáp, bù đắp phần nào về đời sống vật chất và tinh thần đối với người có công và gia đình họ. Chính sách ưu đãi cho nhóm đối tượng này không chỉ đơn thuần thể hiện tinh thần nhân văn, mà còn là giải pháp thực thi CBXH, góp phần vào việc ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Chính sách đối với người có công là chính sách đặc biệt quan trọng, luôn được Đảng, Nhà nước và toàn dân quan tâm với tất cả trách 138 nhiệm, lương tâm của mình. Trong thời kỳ mới, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công, cần chú trọng: - Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách, cơ chế luật pháp đối với người có công nhằm tiếp tục cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người có công, nhất là ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ địa cách mạng. - Đối với những người có những cống hiến sức lực, tuổi trẻ, thậm chí hy sinh tính mạng cho độc lập tự do, cho sự bình yên của đất nước, họ có thể bị tổn thương về sức khỏe, bệnh tật, do đó cuộc sống của họ nói riêng, gia đình họ nói chung tương đối khó khăn, đặc biệt trong điều kiện KTTT. Chính vì vậy, Chính phủ cần thông qua các chính sách ưu đãi tích cực nhằm hỗ trợ tài chính, hỗ trợ việc làm, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và đào tạo, chỗ ở, nhằm giúp chọ duy trì cuộc sống ổn định, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần. - Tích cực đổi mới công tác quản lý, công tác thanh tra, kiểm tra, chống các hiện tượng tiêu cực trong việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người có công. Thường xuyên chỉ đạo các địa phương làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ; đẩy mạnh phong trào đền ơn đáp nghĩa, huy động mọi nguồn lực, đẩy mạnh các chương trình chăm sóc người có công. - Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động của hệ thống chính trị trong việc thực hiện chính sách với người có công; làm tốt công tác phối hợp giữa các ngành, các cấp, các đoàn thể chính trị - xã hội, tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và nhận thức đúng đắn về bản chất của chính sách ưu đãi người có công. - Duy trì và phát triển các phong trào đền ơn đáp nghĩa, các chương trình xã hội khác hướng vào việc tạo cơ hội cho người có công phát triển kinh tế, nhất là chương trình giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển kinh tế - văn hóa vùng đặc biệt khó khăn và căn cứ cách mạng trước đây. 139 * Chính sách y tế Xây dựng và hoàn thiện chính sách y tế theo yêu cầu phát triển hệ thống y tế công bằng và hiệu quả, mọi người dân được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Chính sách y tế được xây dựng và hoàn thiện cần đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển mô hình y tế đan xen giữa y tế công và y tế tư nhân, trong đó y tế công giữ vai trò chủ đạo. Tiếp tục hoàn thiện chính sách đầu tư nhằm tăng đầu tư, nâng cấp các cơ sở y tế, y tế dự phòng. Xây dựng và hoàn thiện các chính sách trợ cấp và bảo hiểm y tế cho người hưởng chính sách xã hội và người nghèo trong khám, chữa bệnh. Hoàn thiện các chính sách phát triển, các dịch vụ y tế công nghệ cao và ngoài công lập. Hoàn thiện các chính sách bảo hiểm y tế, đảm bảo CBXH trong lĩnh vực này. * Chính sách giáo dục đào tạo Chính sách giáo dục - đào tạo cần được xây dựng và hoàn thiện theo hướng điều tiết, tạo cơ hội học tập ngày càng tốt hơn ở mọi cấp học và trình độ đào tạo cho mọi tầng lớp nhân dân; đặc biệt chú ý tạo cơ hội học tập ở đại học, cao đẳng cho con em nông dân, các gia đình chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số và các vùng còn nhiều khó khăn. Hoàn thiện chính sách giáo dục đào tạo đáp ứng yêu cầu giảm sự cách biệt về cơ hội học tập giữa các tầng lớp dân cư, về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục giữa các vùng, miền. Tăng ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo; huy động nguồn lực từ các tổ chức kinh tế - xã hội, các đơn vị sử dụng nhân lực sau đào tạo, phân bổ tài chính cho các cơ sở giáo dục dựa trên nhu cầu thực và kết quả hoạt động của từng cơ sở nhằm tạo sự cạnh tranh lành mạnh, khuyến khích các cơ sở phấn đấu nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục; nâng cao tính tự chủ của các cơ sở giáo dục, đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm đối với Nhà nước, người học và xã hội. 140 4.4. PHÁT HUY DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA, NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ, CÁC TỆ NẠN XÃ HỘI 4.4.1. Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa Trong điều kiện KTTT định hướng XHCN, phát huy dân chủ và thực thi CBXH có quan hệ gắn bó hữu cơ. Xã hội càng dân chủ càng tạo ra những khả năng, những kênh để người dân ý thức về vai trò, trách nhiệm của mình, tham gia chủ động, có hiệu quả vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội. Có dân chủ thì lợi ích của các nhóm dân cư, các cộng đồng mới được đưa ra bàn bạc, cọ xát với toàn xã hội, nhờ đó mà phát hiện ra những lệch lạc trong việc điều phối lợi ích, từ đó có những biện pháp điều chỉnh kịp thời. Dân chủ khắc phục phân tầng xã hội tiêu cực, đảm bảo phân tầng xã hội tích cực thông qua việc tạo cơ chế và điều kiện phát huy tính tích cực, sáng tạo của người lao động, làm cho mọi người đều có thể bộc lộ những tiềm năng vốn có, chủ động trong sản xuất, kinh doanh, làm giàu cho mình và góp phần làm giàu cho xã hội. Dân chủ tạo cơ hội và điều kiện cho những người khó khăn, yếu thế vươn lên, vượt qua khó khăn, từng bước hòa nhập cộng đồng. Như vậy, CBXH là một nội dung, một tiêu chí của dân chủ. Xã hội độc tài tập trung quyền lực cho một người, một nhóm người, do vậy tình trạng phân hóa giàu nghèo, xung đột lợi ích xã hội ngày càng sâu sắc; xã hội XHCN mà chúng ta phấn đấu xây dựng là chế độ xã hội do nhân dân làm chủ, nghĩa là nhân dân là chủ thể xây dựng chế độ xã hội mới với tất cả lợi ích, trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ đối với quốc gia, dân tộc, đó là nền dân chủ cho đa số, là nền dân chủ thống nhất với bản chất ưu việt của chế độ xã hội XHCN. Việt Nam xây dựng xã hội mới từ một nước phong kiến, thuộc địa, vì vậy truyền thống dân chủ ở nước ta hết sức hạn chế. Hơn nữa, một thời gian dài chúng ta thực hiện cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, nên những cách làm độc đoán, chuyên quyền, thiếu dân chủ tiếp tục được duy trì. Đây là một 141 trong những nguyên nhân làm giảm sức cạnh tranh lành mạnh trong phát triển kinh tế, tạo nên những bất công phi lý trong các quan hệ xã hội. Trong thời kỳ đổi mới, phát triển KTTT định hướng XHCN, thể chế dân chủ đã và đang từng bước được xây dựng, song chưa đồng bộ và hoàn thiện. Để đảm bảo quyền dân chủ, phát huy đầy đủ vai trò của các tầng lớp nhân dân lao động, qua đó tạo điều kiện thực thi CBXH ở nước ta hiện nay, cần phải đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện thể chế dân chủ XHCN và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Mở rộng và phát huy dân chủ trong kinh tế là nội dung và điều kiện quan trọng nhất nhằm khắc phục tình trạng phân tầng xã hội, qua đó góp phần phát triển KTTT và thực hiện CBXH. Dân chủ kinh tế, cái cốt lõi là bảo đảm lợi ích kinh tế của người lao động được thực hiện. Trước tiên, những lợi ích đó phải được thể chế hóa trong các quyền công dân: sở hữu, quản lý, phân phối làm cho người lao động làm chủ thực sự về tư liệu sản xuất, tạo động lực thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh. Nhà nước, thông qua pháp luật, hệ thống chính sách kinh tế - xã hội và các công cụ quản lý điều tiết xã hội khác, phải hướng tới xóa bỏ mọi rào cản phát triển kinh tế, bãi bỏ độc quyền cũng như cơ chế xin, cho - một trong những nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng phân tầng xã hội tiêu cực hiện nay. Dân chủ về kinh tế đòi hỏi không ngừng giải phóng sức sản xuất, phát huy tính tự giác, sáng tạo của người dân trong các quá trình hoạt động kinh tế; khuyến khích và tạo cơ chế phù hợp để cho mọi người được làm giàu chính đáng; mặt khác, phải trừng trị nghiêm minh những kẻ làm giàu bất chính, trái pháp luật. Mở rộng, phát huy dân chủ trong kinh tế phải đi liền với dân chủ về chính trị, xã hội để mọi tầng lớp nhân dân nhận thức được trách nhiệm xã hội và tham gia vào các hoạt động chính trị, xã hội với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Cần coi trọng sự phát triển hài hòa, 142 đồng bộ giữa dân chủ ở cấp trung ương với việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, trong đó, dân chủ ở cơ sở có tính chất quyết định. Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội; xây dựng và đẩy mạnh hoạt động của các mô hình tự quản trong cộng đồng dân cư ở cơ sở; bám sát thực tiễn để góp phần khắc phục tập trung quan liêu; tăng cường kiểm tra, giám sát của tập thể đối với cá nhân, của tổ chức đối với cán bộ, đảng viên; có quy chế bảo đảm phát huy tự do tư tưởng, tôn trọng ý kiến của nhau. Cần tăng cường và cải tiến các hoạt động mang tính dân chủ cao như chất vấn tại Quốc hội và Hội đồng nhân dân, đối thoại trực tiếp với nhân dân qua truyền hình và Internet, thiết lập các đường dây nóng liên lạc với người dân, đổi mới các cuộc tiếp xúc với cử triThực tế cho thấy, nơi nào phát huy tốt dân chủ cơ sở sẽ hạn chế được những hiện tượng tiêu cực, những biểu hiện sai trái, vi phạm kỷ cương, phép nước, những biểu hiện suy thoái đạo đức, lối sống của một số cán bộ có chức, có quyền, các hiện tượng quan liêu, tham nhũng Phát huy dân chủ hiện nay phải đi liền với hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN, đảm bảo trật tự, kỷ cương xã hội. Những tiêu cực trong nền KTTT ở nước ta vừa qua làm cho bất công xã hội tăng lên có nguyên nhân từ hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, chưa tạo đầy đủ khuôn khổ pháp lý cần thiết. Ở nước ta, tình trạng luật vừa thừa, vừa thiếu, chồng chéo, chế ước làm mất hiệu quả của nhau còn tồn tại. Luật pháp ban hành nhiều nhưng việc thực hiện lại thiếu hiệu quả, một số văn bản pháp luật thiếu tính cụ thể, tính tường minh còn thấp hoặc chưa phù hợp với cuộc sốngTrong thời gian tới, phải khẩn trương cải cách và xây dựng hệ thống pháp luật theo hướng đồng bộ, đặc biệt là pháp luật về kinh tế nhằm điều tiết kinh tế - xã hội phát triển lành mạnh, hạn chế những bất công, bất bình đẳng, những tiêu cực nảy sinh trong nền KTTT. Tăng cường kỷ cương, phép nước, trên cơ sở đó phát huy vai trò chủ động tích cực của mọi tầng lớp nhân dân 143 tham gia vào quản lý kinh tế - xã hội, tham gia kiểm soát lực lượng lao động, sản xuất và phân phối sản phẩmcó như vậy, mục tiêu phát triển kinh tế gắn với thực hiện CBXH mới được bảo đảm. 4.4.2. Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, các tệ nạn xã hội Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn thể hiện rõ quyết tâm ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tham nhũng, lãng phí như: Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII; Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) về một số vấn đề cấp bách về xây dựng đảng hiện nay đã khẳng định việc chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, có tính thời sự cấp thiết; Chủ tịch nước phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng. Trên cơ sở đó, đến nay, công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí ở nước ta có sự chuyển biến tích cực, bước đầu đã xử lý được một số vụ án tham nhũng lớn; các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể đã quan tâm lãnh đạo thực hiện công tác này. Kết quả này góp phần bước đầu củng cố niềm tin của nhân dân, nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy vậy, cuộc đấu tranh, phòng, chống tham nhũng, lãng phí vẫn còn nhiều hạn chế, giữa quyết tâm chính trị với việc tổ chức triển khai thực hiện còn khoảng cách lớn; công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng, lãng phí chưa sâu rộng; một số cơ chế, chính sách, quy định về quản lý kinh tế - xã hội và công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí chậm được bổ sung, sửa đổi, dẫn đến hiệu quả thấp trong tổ chức thực hiện. Công tác tự kiểm tra phát hiện vẫn là khâu yếu, việc xử lý có nhiều khó khăn; các hành vi tham nhũng ngày càng tinh vi, phức tạp hơn. Một số vụ án tham nhũng xử lý chậm, kéo dài, gây tâm lý hoài nghi trong nhân dân về tính nghiêm minh của pháp luật. 144 Trong những năm tới, việc đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, các tệ nạn xã hội tiếp tục phải được xác định là nhiệm vụ có tính chiến lược trong phát triển kinh tế và thực hiện CBXH ở nước ta. Để thực hiện được điều này cần phải triển khai đồng bộ các giải pháp sau: Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, các tệ nạn xã hội trong tình hình mới. Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng xác định phải quyết tâm tạo sự chuyển biến quan trọng, cơ bản, rõ nét, vững chắc trong việc đẩy lùi tệ nạn tham nhũng, lãng phí, các tệ nạn xã hội. Vì vậy, phải tạo được sự “vào cuộc” của cả hệ thống chính trị và của toàn dân, trong đó sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng đóng vai trò quyết định. Đảng ta xác định phòng, chống tham nhũng, lãng phí, các tệ nạn xã hội là một trọng tâm công tác lớn của công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước; phải được tiến hành thường xuyên, liên tục bằng nhiều hình thức, biện pháp cụ thể, phù hợp. Các cấp ủy đảng và người đứng đầu cơ quan, đơn vị cần xác định rõ những vấn đề, lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cho sát thực. Phải lựa chọn, bố trí những cán bộ, đảng viên có phẩm chất, năng lực, có bản lĩnh làm công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc, đưa công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí vào nội dung chương trình công tác và đưa kết quả công tác này là một tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân. Thực hiện tự phê bình và phê bình thường xuyên trong Đảng để kịp thời phát hiện, uốn nắn, ngăn chặn những biểu hiện sai phạm của cán bộ, đảng viên. Đồng thời, tạo điều kiện để các tổ chức trong cơ quan, đơn vị và chính quyền, nhân dân địa phương nơi cư trú thực hiện tốt vai trò giám sát cán bộ, đảng viên về phẩm chất đạo đức, lối sống. Kiên quyết phê phán, xử lý nghiêm minh những cán bộ, 145 đảng viên thoái hóa, biến chất, hoặc có biểu hiện dung túng, bao che các vụ việc tham nhũng, lãng phí, theo đúng quy định hiện hành của pháp luật. Thứ hai, hoàn thiện cơ chế quản lý, giám sát theo hương dân chủ, công khai minh bạch. Trong quản lý phải công khai, minh bạch về cơ chế, chính sách, các dự án đầu tư, xây dựng cơ bản, mua sắm từ ngân sách Nhà nước, huy động đóng góp của nhân dân, quản lý và sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản, tài sản công, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, công tác tổ chức, cán bộ, Tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoàn thiện quy định kiểm soát thu nhập, minh bạch tài sản, xử lý tài sản tham nhũng, đưa ra các giải pháp kiên quyết, mạnh mẽ và cứng rắn hơn. Hoàn thiện quy trình xác định trách nhiệm của người đứng đầu khi để cơ quan, đơn vị xảy ra tham nhũng, lãng phí. Xử lý đúng pháp luật, kịp thời, công khai cán bộ, đảng viên tham nhũng. Có cơ chế khuyến khích và bảo vệ những người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí; kỷ luật nghiêm những người bao che, ngăn cản việc chống tham nhũng, lãng phí, hoặc lợi dụng sự việc để vu khống, làm hại người khác, gây mất đoàn kết nội bộ. Thứ ba, nâng cao phẩm chất đạo đức, lối sống trong sáng cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý. Giáo dục phẩm chất “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” phải được đặt lên hàng đầu; giáo dục kết hợp giữa “đức” và “tài”, trong đó “đức” đóng vai trò quan trọng, là cơ sở, nền gốc của mỗi người, đặc biệt là người cán bộ. Việc giáo dục phải được thực hiện bằng nhiều hình thức, biện pháp đồng bộ, gắn liền với việc tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân, bởi vì chủ nghĩa cá nhân chính là nguyên nhân trực tiếp làm nảy sinh tham nhũng, lãng phí, các tệ nạn xã hội, làm cản trở sự kết hợp lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội, là nguyên nhân của mọi bất công, bất bình đẳng xã hội. 146 Thứ tư, kiện toàn các cơ quan bảo vệ pháp luật. Các cơ quan bảo vệ như công an, viện kiểm soát, tòa án, thanh tra nhà nước cần kiện toàn. Kiên quyết xử phạt nghiêm minh đối với những cán bộ, nhân viên tham nhũng hoặc bao che cho các đối tượng tham nhũng ở mọi cấp, mọi nơi, mọi cương vị làm cho bộ máy thật sự trong sạch, vững mạnh. Cùng với đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, cần tiếp tục đẩy mạnh và đấu tranh một cách hiệu quả bài trừ các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, bạo lực xã hộitrên các địa bàn dân cư. Sự nảy nở nhiều tệ nạn xã hội ở nước ta trong thời gian qua đã hủy hoại một phần lực lượng lao động xã hội, tiêu phí của cải vật chất, ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự và an toàn xã hội, do vậy cần được kiên quyết đấu tranh đẩy lùi. Thứ năm, phát huy vai trò tích cực của nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, các tệ nạn xã hội. Bác Hồ đã từng dạy rằng, làm việc gì cũng phải có quần chúng nhân dân tham gia. Trong đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, nếu không dựa vào nhân dân thì khó có thể phát hiện và đấu tranh kịp thời với những cá nhân, tổ chức tham nhũng, lãng phí. Thực tế, những năm qua, đa số các vụ việc tham nhũng được xử lý đều do người dân phát hiện ra. Sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân chính là sức mạnh và nhân tố quan trọng để ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, các tệ nạn xã hội. Để khơi dậy và phát huy tính tích cực của nhân dân, ngoài việc cần phải thực thi pháp luật nghiêm minh, kiên quyết trừng trị những hành vi vi phạm pháp luật, chống lại nhân dân, ngoài việc nâng cao năng lực, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ đảng, nhà nước, cần phải tích cực tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao trình độ văn hóa dân chủ trong nhân dân, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia tích cực, có hiệu quả vào các công việc chính trị, xã hội, “biết và hưởng quyền dân chủ của mình” như Bác Hồ đã từng dạy chúng ta. 147 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 Thực hiện CBXH trong điều kiện KTTT định hướng XHCN là vấn đề có tính chiến lược trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, tiếp tục khẳng định những giá trị ưu việt của CNXH. Thực hiện CBXH phải gắn với quá trình xây dựng và phát triển KTTT, gắn với việc giải quyết những mâu thuẫn cơ bản trong quá trình thực thi, đặc biệt là mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế và CBXH, mâu thuẫn giữa sự gia tăng của phân tầng xã hội với quá trình thực hiện CBXH v.v..CBXH phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, lâu dài gắn với những giải pháp mang tính tổng thể, đồng bộ như nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý Nhà nước; xây dựng và hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN; đổi mới và hoàn thiện các chính sách kinh tế và chính sách xã hội; phát huy dân chủ xã hội, nâng cao hiệu quả của công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, các tệ nạn xã hội. Những giải pháp này vừa mang tính định hướng, vừa mang tính cụ thể nhằm phát huy vai trò của nhân tố chủ quan và điều kiện khách quan, tạo sức mạnh tổng hợp để thực hiện có hiệu quả CBXH trong nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta. 148 KẾT LUẬN Trong lịch sử, có nhiều quan niệm khác nhau về CBXH. Sự khác nhau đó phản ánh sự khác nhau về lợi ích của các giai cấp khác nhau trong xã hội. Tuy nhiên, qua mỗi thời kỳ đều ghi dấu quan trọng trong hành trình tìm kiếm và thực thi CBXH; CBXH đã thực sự trở thành động lực của tiến bộ xã hội, là thước đo những thành tựu đạt được của con người trong quá trình phát triển. Đối với nước ta, CBXH là khát vọng của toàn dân và là yêu cầu cấp bách của công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng XHCN. Quan hệ giữa CBXH và KTTT định hướng XHCN là quan hệ gắn bó hữu cơ. Sự thành công của nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta không chỉ biểu hiện ở mức độ TTKT mà còn là những thành tựu đạt được trong quá trình thực hiện CBXH. Thực tiễn khách quan của quá trình xây dựng KTTT định hướng XHCN và thực thi CBXH đã từng bước làm bộc lộ những nội dung cơ bản mang tính quy luật của nó, đòi hỏi phải được nhận thức đúng đắn, nhằm phát hiện những mâu thuẫn và tìm kiếm những giải pháp phù hợp để tiếp tục thúc đẩy quá trình thực hiện CBXH trong điều kiện KTTT định hướng XHCN ở nước ta. Từ những mô hình lý luận và bài học thực tiễn ở một số nước, căn cứ vào tình hình lịch sử cụ thể, bám sát yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo mục tiêu XHCN, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng đổi mới tư duy lý luận, xây dựng đường lối chiến lược phù hợp đảm bảo gắn tăng trưởng kinh tế với CBXH; thực hiện CBXH trong từng bước và từng chính sách phát triển v.v.., đây là những quan điểm chiến lược phù hợp, tạo tiền đề thúc đẩy kinh tế - xã hội với những bước phát triển nhanh và bền vững. Sau gần 30 năm đổi mới, nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta đã phát triển mạnh mẽ và phát huy tác dụng to lớn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân. CBXH đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, chúng ta đang còn phải đương đầu với hàng loạt những khó khăn thử thách: tình trạng phân hóa giàu - 149 nghèo, khoảng cách chênh lệch giữa các vùng, miền ngày càng lớn; tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm đang trở thành vấn đề hết sức nan giải trong xã hội; tham nhũng, lãng phí, vi phạm dân chủ đang xảy ra nhiều nơi ảnh hưởng nghiêm trọng tới CBXH. Hiện nay, tư duy lý luận về CBXH trong điều kiện KTTT còn tương đối hạn chế. Công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn chưa ngang tầm với đòi hỏi của thực tiễn, còn nhiều lúng túng trong việc xử lý những vấn đề đặt ra do thiếu hụt khung lý thuyết và các mô hình phát triển. Các chính sách vĩ mô của Nhà nước còn chứa đựng nhiều bất cập, tồn tại, đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện nhằm hướng vào khai thác, hội tụ mọi nguồn lực của đất nước, phát triển kinh tế và thực hiện CBXH. Lý luận và thực tiễn đã chỉ ra, thực hiện CBXH là vấn đề lớn, phức tạp, đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ, toàn diện. Các giải pháp phải được thực hiện trên cơ sở tuân thủ những quy luật khách quan của KTTT, có tham khảo và vận dụng sáng tạo kinh nghiệm của các mô hình phát triển tiêu biểu trên thế giới, đồng thời phải đảm bảo tính định hướng XHCN trong quá trình phát triển. Giải pháp có tính đột phá hiện nay là xây dựng và hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, tạo điều kiện vật chất, kinh tế thực hiện CBXH. Để kết hợp thống nhất giữa mục tiêu phát triển KTTT và thực hiện CBXH, điều kiện tiên quyết đó là đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò “bàn tay hữu hình” của Nhà nước cùng với việc xây dựng và hoàn thiện các chính sách kinh tế, chính sách xã hội; phát huy hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, các tệ nạn xã hội là những vấn đề cốt lõi hiện nay. Những giải pháp này có tính định hướng nhằm tìm kiếm những tiền đề khách quan cũng như phát huy nhân tố chủ quan trong việc tạo dựng một xã hội công bằng, bình đẳng, ở đó, con người được phát huy quyền làm chủ, luôn sáng tạo, luôn cống hiến cao nhất năng lực của mình vì sự phát triển tiến bộ của xã hội và lợi ích của mỗi thành viên. 150 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 1. Nguyễn Hồng Sơn (2009), “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và vấn đề công bằng xã hội ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, (2). 2. Nguyễn Hồng Sơn (2011), “Góp phần tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 166 (II). 3. Nguyễn Hồng Sơn (2014), “Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về công bằng xã hội”, Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông, (2). 4. Nguyễn Hồng Sơn (2014), “Những nhân tố tác động tới việc thực hiện công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông, (11). 5. Nguyễn Hồng Sơn (2015), “Thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về công bằng xã hội trong thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Lý luận chính trị, (3). 6. Võ Thị Hoa - Nguyễn Hồng Sơn (2015), “Quan hệ giữa phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam”, Tạp chí Triết học, (3). 7. Nguyễn Hồng Sơn (2015), “Nhận thức về việc thực hiện công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông, (4). 8. Nguyễn Hồng Sơn (2015) “Xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện công bằng xã hội ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông, (10). 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đinh Văn Ân (2008), Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. Lê Xuân Bá (2005) “Về xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, Tạp chí Lý luận chính trị, (2). 3. Vũ Đình Bách (Chủ biên) (2004), Một số vấn đề về kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội. 4. “Báo cáo phát triển thế giới 2006 - Công bằng và phát triển” (2005), NXB Văn hóa và thông tin, Hà Nội. 5. Hoàng Chí Bảo (2010), Luận cứ và giải pháp phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta thời kỳ đổi mới, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Ban tuyên giáo Trung ương (2013), Tài liệu nghiên cứu Nghị quyết Hội nghị lần thứ VIII của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Khóa XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 7. Nguyễn Đức Bình (Chủ biên) (2003), Về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hôi ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 8. Chu Văn Cấp (2006) “Bàn thêm về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Thông tin công tác tư tưởng lý luận, (2). 9. Bin Clintơn (1997) Giữa hy vọng và lịch sử, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 10. Trần Văn Chử (2005) “Tư duy của Đảng ta về quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội” Tạp chí Lý luận chính trị, (2). 11. Nguyễn Cúc (2004) “Hai mươi năm đổi mới và sự hình thành thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta”, Tạp chí lý luận chính trị, (10). 152 12. Đoàn Viết Cương (2005), Tiến tới thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khỏe nhân dân - vấn đề và giải pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 13. Mai Ngọc Cường (2012) “Về xây dựng và hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội ở nước ta những năm tới”, Tạp chí Kinh tế phát triển, (178). 14. Mai Ngọc Cường (2013) “Một số vấn đề xã hội nhằm giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội ở nước ta, thực trạng và khuyến nghị” Tạp chí Kinh tế Phát triển, (196). 15. Mai Ngọc Cường (2013) “Một số vấn đề cơ bản về chính sách xã hội ở Việt Nam hiện nay”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 16. Diễn đàn kinh tế, tài chính Việt - Pháp, (2004)“Vì một sự tăng trưởng và một xã hội công bằng”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 17. Phạm Tất Dong, (2000), “Tăng trưởng kinh tế đi đôi với công bằng xã hội - một nội dung của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân. 18. Bùi Đại Dũng (2012), Công bằng trong phân phối, cơ sở để phát triển bền vững, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. Nguyễn Tấn Dũng (2012), Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, Tạp chí Cộng sản, (832). 20. Nguyễn Tiến Dũng (2012) “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sự tiếp nối của công cuộc đổi mới”, Tạp chí Cộng sản điện tử. 21. Nguyễn Hữu Dũng (2012) “Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện chính sách an sinh xã hội ở nước ta”, Tạp chí Cộng sản điện tử. 22. Lê Cao Đoàn (2001) Triết lý phát triển: quan hệ công nghiệp – nông nghiệp, thành thị - nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội. 153 23. Phạm Văn Đức, Đặng Hữu Toàn, Nguyễn Đình Hòa (2010), Vấn đề dân sinh và xã hội hài hòa, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 24. Phạm Văn Đức và các cộng sự (2010) Trách nhiệm xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 25. Đảng Lao động Việt Nam (1960), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ III, Ban Chấp hành Trung ương Đảng xuất bản, Hà Nội. 26. Đảng cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội Đảng VI, NXB Sự thật, Hà nội. 27. Đảng cộng sản Việt Nam (1994) Văn kiện Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ, khóa VII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 28. Đảng cộng sản Việt Nam (1992), Văn kiện Đại hội Đảng VII, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội. 29. Đảng cộng sản Việt Nam, (1996), Văn kiện đại hội Đảng VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội. 30. Đảng Cộng sản Việt Nam, (2001), Văn kiện Đại hội Đảng IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội. 31. Đảng Cộng sản Việt Nam, (2006), Văn kiện Đại hội Đảng X, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội. 32. Đảng Cộng sản Việt Nam, (2011), Văn kiện Đại hội Đảng XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội. 33. Đảng Cộng sản Việt Nam, (2015) Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986 - 2015), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 34. Nguyễn Tài Đông (2010) “Một số vấn đề xã hội và dân sinh ở Việt Nam từ đổi mới đến nay”, Tạp chí Triết học, (4). 35. Nguyễn Ngọc Hà – Phạm Quốc Thới (2012) “Thực hiện công bằng xã hội – nội dung cơ bản của định hướng xã hội chủ nghĩa đối với nền kinh tế thị trường ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học xã hội, (2). 154 36. Lương Đình Hải (2008), Hiện đại hóa xã hội vì mục tiêu công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 37. Trần Hậu (2012), “Về quan điểm tiến bộ và công bằng xã hội ở nước ta”, Tạp chí Triết học, (2). 38. Trần Kim Hào – Nguyễn Thị Nguyệt (2012) “Nâng cao hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước nhằm duy trì tăng trưởng kinh tế”, Tạp chí Kinh tế phát triển, (175). 39. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, (1992) NXB Sự thật. 40. Nguyễn Đình Hoà, (2002), “Về vai trò của Nhà nước đối với việc thực hiện công bằng xã hội trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, Tạp chí Triết học. 41. Hoàng Ngọc Hòa (2007) “Các mô hình, thể chế kinh tế thị trường và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” Tạp chí Cộng sản, (2). 42. Minh Hoài, (2000), “Tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Con số và sự kiện. 43. Tô Đức Hạnh (2009) “Bàn về mô hình kinh tế thị trường trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” , Tạp chí Kinh tế phát triển, (2). 44. Võ Thị Hoa (2011), Nhà nước với việc thực hiện công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ Chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 45. Bùi Thị Hoàn (2011), “Phát triển kinh tế thị trường và vấn đề hạn chế làm giàu không chính đáng ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Triết học, (8) (243). 46. Nguyễn Minh Hoàn (2003), “Thực hiện công bằng xã hội trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Triết học, (6) (145). 155 47. Nguyễn Minh Hoàn (2009), “Công bằng xã hội trong tiến bộ xã hội” NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 48. Nguyễn Minh Hoàn (2009), “Sự khác biệt trong quan niệm của C.Mác và J.Rawls về công bằng xã hội” Tạp chí Triết học, (10). 49. Nguyễn Thị Mai Hồng, (2000), Phân hoá giàu nghèo trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường ởt nước ta-Thực trạng xu hướng biến động và giải pháp, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà nội. 50. Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995), Từ điển Bách khoa Việt Nam, Trung tâm Từ điển Bách khoa Việt Nam, Hà Nội. 51. Mai Xuân Hợi (2009) “Những nhân tố quyết định tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Kinh tế phát triển, (2). 52. Nguyễn Tấn Hùng, Lê Hữu Ái (2008) “Thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay, mâu thuẫn và phương pháp giải quyết”, Tạp chí Triết học, (4). 53. Đỗ Huy (2008) “Công bằng xã hội ở Việt Nam: Nhận diện và giải pháp” Tạp chí Triết học, (5). 54. Đỗ Huy (2009), “Một số vấn đề quan tâm trong việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội”, Tạp chí Triết học, (12) (223). 55. Nguyễn Quỳnh Huy (2005),“Thành tựu về tiến bộ và công bằng xã hội của Việt Nam trong những năm gần đây”, Tạp chí Giáo dục lý luận. 56. Nguyễn Văn Huyên (1998), "Về một mô hình phát triển đảm bảo sự tiến bộ xã hội", Tạp chí Triết học. 57. Nguyễn Hải Hữu (2006), “Phát triển hệ thống an sinh xã hội phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta”, Tạp chí Cộng sản. 156 58. Nguyễn Đình Kháng (2000), “Vai trò quản lý của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí quốc phòng toàn dân. 59. Phạm Thanh Khiết, (2000) “Kinh tế thị trường ở nước ta và những vấn đề cần giải quyết”, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, (6). 60. Nguyễn Hữu Khiển, (2011)“Nhóm lợi ích và vấn đề chống tham nhũng” Tạp chí Triết học, Số 3. 61. Trương Đình Khương (2008), Thực hiện công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 62. Vi Thị Hương Lan (2012) Vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện CBXH ở Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế”, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 63. Lê Bộ Lĩnh (chủ biên), (1998), Tăng trưởng kinh tế và Công bằng xã hội ở một số nước Châu Á và Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 64. Lê Quốc Lý (chủ biên), (2012) Chính sách xóa đói, giảm nghèo, thực trạng và giải pháp NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 65. Lê Quốc Lý (Chủ biên), (2013), “Những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 66. C.Mác - Ăngghen toàn tập, (1995), Tập 3, NXB Sự thật, Hà Nội. 67. C.Mác - Ăngghen (1995) toàn tập, tập 4, NXB Sự thật, Hà Nội. 68. C.Mác - Ăngghen (1995), (toàn tập, tập 18, NXB Sự thật, Hà Nội. 69. C.Mác - Ăngghen (1995), toàn tập, tập 19, NXB Sự thật, Hà Nội. 70. C.Mác - Ăngghen (1980), toàn tập, tập 1, NXB Sự thật, Hà Nội. 71. C.Mác - Ăngghen ( 1995), toàn tập, tập 22, NXB Sự thật, Hà Nội. 157 72. Hồ Chí Minh (2000), toàn tập, tập 1, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 73. Hồ chí minh (2000), toàn tập, tập 7, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 74. Hồ chí minh (2000), toàn tập, tập 10, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 75. Hồ chí minh (2000), toàn tập, tập 11, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 76. Hồ chí minh (2000), toàn tập, tập 12, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 77. Hồ Chí Minh về cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, (1976), NXB Sự thật, Hà Nội. 78. Ngô Quang Minh (2008) “Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam” Tạp chí Lý luận chính trị, (5). 79. Vũ Viết Mỹ (2004), “Kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước”, Tạp chí Thông tin công tác tư tưởng, lý luận, (10). 80. Nguyễn Thu Nghĩa (2010) “Vai trò của việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc với sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” Tạp chí Triết học, (11). 81. Phạm Xuân Nam (chủ biên), (2001), Quản lý sự phát triển xã hội trên nguyên tắc tiến bộ và công bằng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 82. Phạm Xuân Nam (chủ biên), (2002), Triết lý phát triển ở Việt Nam, mấy vấn đề cốt yếu, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 83. Phạm Xuân Nam (2008), “Công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Triết học, (2) (201). 84. Nguyễn Thị Nga (2005), “Công bằng xã hội ở nước ta hiện nay - một số thành tựu và vấn đề đặt ra”, Tạp chí Lý luận chính trị. 85. Nguyễn Thị Nga (Chủ biên) (2007), Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam thời kỳ đổi mới - vấn đề và giải pháp, NXB lý luận chính trị, Hà nội. 86. Dương Xuân Ngọc, Nguyễn Văn Nhớn (2002), "Vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện công bằng xã hội", Tạp chí Triết học. 158 87. Dương Xuân Ngọc (Chủ biên) (2012) Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 88. Trần Văn Ngọc (2004), “Vấn đề phân phối kết quả sản xuất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 7. 89. Trần Nhâm (2004) Tư duy lý luận với sự nghiệp đổi mới, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 90. Niên giám thống kê, NXB Thống kê, 2014 91. Lê Hữu Nghĩa, Lê Ngọc Hùng (2012) Cơ cấu xã hội, phân tầng xã hội trong điều kiện đổi mới ở Việt Nam NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 92. Nguyễn Quốc Phẩm (2005), “Kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội”, Tạp chí Cộng sản. 93. Trần Văn Phòng (2006), “Một số giải pháp nhằm kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Khoa học chính trị. 94. Vũ Văn Phúc (2004), “Tăng trưởng kinh tế gắn với phát triển văn hóa xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân. 95. Vũ Văn Phúc (2012), (chủ biên) Đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 96. Đỗ Thanh Phương (2000), “Quá trình nhận thức kinh tế nhà nước trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta”, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, số 6. 97. Đỗ Nguyên Phương (2006), Tăng trưởng kinh tế gắn với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, Trong “Việt Nam - 20 năm đổi mới”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 98. Phạm Ngọc Quang (2004) “Định hướng và giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường – một số vấn đề phương pháp luận”, Tạp chí Thông tin công tác lý luận, (6). 159 99. Phạm Ngọc Quang (2009), “Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, (8). 100. Lương Xuân Quỳ (2002), Xây dựng quan hệ sản xuất định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 101. Lương Xuân Quỳ (2005), Quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Nhà nước KX 0109. 102. Lương Xuân Quỳ - Đỗ Đức Bình (2010) Thể chế kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia. 103. Nguyễn Duy Quý (2001), Tiến tới một Asean hòa bình, ổn định và phát triển bền vững, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 104. Kỷ yếu hội thảo (2004)“Vấn đề phân phối và phân hóa giàu nghèo trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta”, NXB Lao động – xã hội. 105. Lương Sơn (1991) “Công bằng xã hội trong kinh tế thị trường”, Tạp chí Cộng sản (11). 106. Hồ Tấn Sáng (2010) “Vai trò của nhân tố lãnh đạo, quản lý trong quá trình xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” Tạp chí Triết học, (6). 107. Nguyễn Hồng Sơn (2009) “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và vấn đề công bằng xã hội ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, (2). 108. Nguyễn Hồng Sơn (2009) “Góp phần tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, (166) (II). 160 109. Nguyễn Hồng Sơn (2014) “Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về công bằng xã hội”, Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông, (2). 110. Nguyễn Hồng Sơn (2014) “Những nhân tố tác động tới việc thực hiện công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông, (11). 111. Nguyễn Hồng Sơn (2015) “Thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về công bằng xã hội trong thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Lý luận chính trị, (3). 112. Nguyễn Hồng Sơn (2015) “Nhận thức về việc thực hiện công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông, (4). 113. Lưu Văn Sùng (2012) Định hướng xã hội chủ nghĩa - Tiến tới xã hội nhân đạo hoàn bị, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 114. Nguyễn Đình Tấn (2005), Cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội. 115. Lê Hữu Tầng (1997), Về động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 116. Lê Hữu Tầng (2008) “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn xung quanh việc thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học, (1) (200). 117. Hoàng Đức Thân (2011) “Giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh trong chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam” Tạp chí Kinh tế phát triển, (173). 118. Trần Thành (2006) “Vai trò của nhà nước trong việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội ở nước ta hiện nay” Tạp chí Triết học, (2). 161 119. Hà Huy Thành (Chủ biên) (2000), Những tác động tiêu cực của cơ chế kinh tế thị trường ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 120. Hà Huy Thành – Nguyễn Ngọc Khánh (2009), Phát triển bền vững từ quan niệm đến hành động, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 121. Ngô Quang Thành, (2000), “Các định tố của bất bình đẳng về thu nhập và chiến lược tăng trưởng kinh tế trong công bằng xã hội cho Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế. 122. Ngô Quang Thành (2001), “Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước với mục tiêu tăng trưởng kinh tế gắn liền với công bằng xã hội”, Tạp chí Khoa học Chính trị, (5). 123. Hồ Bá Thâm (2011), Bàn về mâu thuẫn xung đột lợi ích hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 124. Trần Phúc Thăng (2003), Quan điểm duy vật lịch sử với việc nhận thức thời đại ngày nay, Thông tin những vấn đề triết học và đời sống. 125. Nguyễn Xuân Thắng (Chủ biên) (2003), Một số xu hướng phát triển chủ yếu hiện nay của nền kinh tế thế giới, NXB Khoa học xã hội. 126. Hoàng Đức Thân - Đinh Quang Ty, chủ biên (2010) Tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 127. Lê Văn Toàn (2012), Phân tầng xã hội ở Việt Nam trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 128. Trần Nguyễn Tuyên (2010), Gắn kết tăng trưởng kinh tế và công bằng, tiến bộ xã hội, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 129. Lưu Đạt Thuyết (2004) “Giải quyết một số vấn đề xã hội trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta”, Tạp chí Lý luận chính trị, (11). 162 130. Nguyễn Gia Thơ (2012), “Mối quan hệ giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta”, Tạp chí Triết học, (6) (253). 131. Phạm Thị Ngọc Trầm (Chủ biên) (2009), Những vấn đề lý luận cơ bản về công bằng xã hội trong điều kiện hiện nay ở nước ta,, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 132. Nguyễn Ngọc Trân (2003), Một số vấn đề kinh tế toàn cầu hiện nay, NXB Thế giới, Hà Nội. 133. Nguyễn Phú Trọng (2007), “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, quan niệm và giải pháp phát triển”, Tạp chí Cộng sản, (1). 134. Nguyễn Phú Trọng (chủ biên) (2008), Đổi mới và phát triển ở Việt Nam, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 135. Nguyễn Phú Trọng (chủ biên) (2011), Về các mối quan hệ lớn cần được giả quyết tốt trong quá trình đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 136. Vũ Anh Tuấn, (2001), Vai trò của pháp luật trong việc đảm bảo công bằng xã hội ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sỹ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 137. Đào Thế Tuấn (2012) “Bàn về giá trị công bằng và tương trợ trong nội dung định hướng xã hội chủ nghĩa” Tạp chí Cộng sản điện tử. 138. Trần Nguyễn Tuyên (2012), Gắn kết tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội, NXB Chính trị quốc gia. 139. Trần Xuân Trường (chủ biên) (2000), Một số vấn đề định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 140. Đỗ Tư - Trịnh Quốc Tuấn - Nguyễn Đức Bách (1996), Lược khảo lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 163 141. Đinh Quang Ty (2004) “Bước đầu tìm hiểu những vấn đề có tính quy luật trong phát triển kinh tế thị trường” Tạp chí Thông tin công tác lý luận, (6). 142. Tô Huy Rứa và các đồng sự Nhìn lại quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng 1986 - 2005, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội (2005). 143. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2007), Công bằng xã hội, trách nhiệm xã hội và đoàn kết xã hội, kỷ yếu hội thảo quốc tế. 144. Lưu Thị Hồng Việt (2005) “Cơ chế thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta: những khuyết tật và biện pháp khắc phục” Tạp chí Báo chí và tuyên truyền, (4). 145. Phạm Thị Ngọc Trầm (chủ biên) (2009), Những vấn đề lý luận cơ bản về công bằng xã hội trong điều kiện nước ta hiện nay, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 146. V.P.Vônghin (1979) Lược khảo các tư tưởng xã hội chủ nghĩa”, NXB Sự thật, Hà Nội. 147. Nguyễn Hữu Vượng (2004), Về tiến bộ xã hộ trong kinh tế thị trường, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 148. Đức Vượng (2003) “Chủ nghĩa xã hội và kinh tế thị trường, kinh nghiệm của Trung Quốc và kinh nghiệm của Việt Nam” Tạp chí Cộng sản, (34). 149. Ngô Đình Xây (2011)“Phát triển nhanh và bền vững trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học, (4). 150. Báo Công an nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh điện tử, ngày 22.10.1013. 151. Báo điện tử Chính phủ. bieu-cua-Thu-tuong/Bao-cao-cua-Chinh-phu-do-Thu-tuong-Nguyen- Tan-Dung-trinh-bay-tai-phien-khai-mac-Ky-hop-thu-6-QH-khoa- XIII/183595.vgp 164 152. Báo Nhân dân Điện tử ngày 24/8/2015 153. Báo Lao động điện tử “Chênh lệch thu nhập tại Việt Nam đang tăng”. dang-tang-71455.bld 154. Báo Xã luận điện tử ngày 29/5/2015 155. Báo Sống mới - Kinh tế Online. can-moc-moi-ve-bat-binh-dang-giau-ngheo 156. Cổng thông tin điện tử Bộ tài chính ngày 25/6/1015 157. Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam uchien?categoryId=100002607&articleId=10051323 158. Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam uchien?categoryId=100002927&articleId=10052683. 159 Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam huchien?categoryId=100003029&articleId=10053823 Tiếng Anh 160 Clark, M.Islam, S Ira C.Colby, Catherine N.Dulmus, Karen M.Sowers (2004)“Economic Growth and Social Welfare; Oprerationalizing Normative Social Choice Theory”, Victoria University, Australia. 161 David Miller, (2001)“Principles of social juctice”, Harvard University press. 162 David Shriberg, Samuel Y.Song, Antoinetle Halsell, Kisha M. Radliff (2013) “School psychology and sosial juctice: Conceptual foundations and tools for pratice”, Lodon, New York: Routledge 163 Esner, Wolfram, Lee, Friderics (2011) “Studies in economic reform 165 and social justice: Evaluting economic research in a contested discipline: rakings, pluralsm, and the future of heterodiox economics”, Malden: Wiley - Balckwell. 164 Fillip Taylor (2004)“Social Inequality in Vietnam and the Challenges to Reform” Institute of Southeast Asian Studies Singapore. 165 Frideric S.Lee (2012)“Social Provisioning, Ebeddedness and Modelling the economy: Study in economic reform and social justice”, Wiley - Blackwell press. 166 Hayter, Susan (2011) “The role collective bargaining in the global economy: Negotiating for social justice”, Cheltenham: Edword Egar: Iternational Labour Office. 167 Ira C.Colby, Catherine N.Dulmus, Karen M.Sowers (2013)“Social work and social policy: advancing the principles of economic and social justice”, Hoboken:John Wiley & Son press. 168 Lindert, P.H. (2004)“Growing Public Social Spending and Economic Growth since the eighteeth century”, Cambridge University Press. 169 Matthew Clayton and Andrew Williams (2004)“Social justice”, Blackwell publishing Ltd.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflu_n_an_nguyen_hong_son_4643_574.pdf