Luận án Vấn đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài của lực lượng công an nhân dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Trong tình hình khủng hoảng chung về kinh tế thế giới, dẫn đến thất nghiệp tràn lan ở các nước, hàng hóa sản xuất ra nhưng bị ứ đọng không tiêu thụ được. làm cho đời sống xã hội bị ảnh hưởng nặng nề. Mặc dù chính phủ các nước có nền kinh tế lớn đang nỗ lực đưa ra những chính sách kích cầu, khuyến khích tiêu dùng nội địa, đẩy mạnh sản xuất để giải quyết việc làm, giải phóng hàng tồn kho. nhưng tình hình vẫn chưa được cải thiện đáng kể, người lao động vẫn tiếp tục mất việc làm, giá cả sinh hoạt tăng cao trong khi thu nhập của người dân bị giảm sút do những xung đột về chính trị, vũ trang leo thang ở nhiều nước và nhiều khu vực trên thế giới. Bên cạnh đó, với trình độ khoa học, công nghệ ngày càng phát triển tạo điều kiện tốt để các nước có thể nắm bắt và áp dụng vào việc thúc đẩy nền kinh tế. Tuy nhiên, sự phát triển về khoa học và công nghệ cũng là lợi thế để các tổ chức và cá nhân sử dụng vào việc sản xuất, chế biến các sản phẩm, hàng hóa vi phạm quyền SHTT, đặc biệt là sản xuất, buôn bán, tiêu thụ hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, kiểu dáng của các hãng nổi tiếng trên thế giới với các phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi xảo quyệt, có xu hướng ngày một gia tăng.

pdf180 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vấn đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài của lực lượng công an nhân dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i với tác phẩm lần đầu tiên được công bố, phổ biến tại Việt Nam hoặc được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức nhất định tại Việt Nam...”. Tương tự như vậy, các Điều 775, 776 BLDS cũng cần quy định lại về chủ thể của QSHCN, QĐVGCT, vấn đề chuyển giao công nghệ có yếu tố nước ngoài, theo hướng chủ thể nước ngoài phải là “tổ chức, cá nhân nước ngoài” thay cho chủ thể “người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài” đang được nêu trong các điều luật nói trên. - Thứ tư, về pháp luật hành chính, hiện nay Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đã có hiệu lực từ ngày 01/7/2013 và thay thế Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2008). Mặc dù Luật đã được ban hành nhưng vẫn còn thiếu rất nhiều các văn bản Nghị định, thông tư của các bộ, ngành hướng dẫn thực hiện, khiến cho quá trình áp dụng pháp luật gặp rất nhiều lúng túng. Chẳng hạn, hiện mới chỉ có Nghị định số 131/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về QTG, QLQ thay thế cho các Nghị định số 151 47/2009/NĐ-CP ngày 13/5/2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về QTG, QLQ và Nghị định số 109/2011/NĐ-CP ngày 02/12/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 47/2009/NĐ-CP; Nghị định số 99/2013/NĐ- CP của Chính phủ ngày 29/8/2013 thay thế cho Nghị định số 97/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực QSHCN; lĩnh vực QĐVGCT hiện vẫn chưa có Nghị định thay thế cho Nghị định số 57/2005/NĐ-CP, ngày 27 tháng 04 năm 2005 về xử phạt hành chính đối với vi phạm QĐVGCT... Luật xử lý vi phạm hành chính đã thể hiện bước tiến bộ lớn khi quy định mở rộng thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính về SHTT đối với một số đơn vị thuộc khối ANND (như Trưởng phòng Quản lý xuất, nhập cảnh, Trưởng phòng bảo vệ An ninh văn hóa, tư tưởng, Trưởng phòng An ninh thông tin và Cục trưởng theo hệ nghiệp vụ của các đơn vị này). Tuy nhiên, để thực thi hiệu quả hơn nữa đối với quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam của lực lượng CAND, đề nghị tăng thẩm quyền của Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ cũng như một số Cục trưởng các ngành chức năng (Hải quan, Quản lý thị trường...) được quyền ra quyết định kiểm tra hành chính và ra quyết định xử phạt hành chính ở mức cao nhất để tránh tình trạng phụ thuộc vào các ngành khác trong xử lý vi phạm quyền SHTT. Mặt khác, đề nghị sửa đổi cách thức xác định mức phạt vi phạm hành chính dựa trên nguyên tắc: mức phạt phải cao hơn lợi nhuận mà người vi phạm có thể thu được từ hành vi vi phạm để đảm bảo tính răn đe của pháp luật (hiện nay, mức phạt cao nhất đối với vi phạm QSHCN lên đến 500.000.000 đồng, nhưng thực tế lợi nhuận có được từ vi phạm đối tượng QSHCN thậm chí còn cao hơn). Đồng thời với xác định về nguyên tắc mức phạt, cần tăng mức phạt theo tính nghiêm trọng của hành vi, như vi phạm có tổ chức, tái phạm, vi phạm liên quan đến các sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng của người dân và cả cộng đồng... Để khuyến khích tăng cường hoạt động thực thi quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam của các cơ quan chức năng, đề nghị quy định rõ về việc cho phép lập quỹ trích từ các khoản xử phạt hành chính, quỹ chống các hành vi kinh doanh trái pháp luật, đồng thời có chế độ khen thưởng xứng đáng bằng vật chất đối với những người có thành tích trong lĩnh vực công tác này. 152 4.2.1.2. Cần ban hành các văn bản trực tiếp chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam - Thứ nhất, đối với các văn bản pháp luật về công tác tham mưu cho Đảng và Nhà nước về bảo vệ ANQG và giữ gìn TTATXH liên quan đến thực thi quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam. Âm mưu chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN ở Việt Nam luôn được các thế lực thù địch thực hiện bằng nhiều biện pháp và thủ đoạn khác nhau, trong đó phổ biến nhất là bằng con đường tuyên truyền, tán phát các tài liệu có nội dung phản động vào trong đời sống xã hội nước ta. Bởi vậy, lực lượng CAND cần tham mưu cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ sung vào hệ thống các văn bản pháp luật những quy định mới làm cơ sở cho phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động tán phát tài liệu xâm phạm ANQG, xử lý vi phạm trong lĩnh vực xuất bản, phổ biến xuất bản phẩm... Cụ thể, cần tham mưu cho Bộ VH-TT-DL nghiên cứu ban hành hoặc trình Chính phủ ban hành các văn bản pháp luật cụ thể hoá những quy định của Luật xuất bản năm 2012 cho phù hợp tình hình mới. Trong đó cần chú trọng đến các vấn đề nhạy cảm có liên quan đến ANQG và TTATXH, như: sự tham gia của doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào hoạt động xuất bản; những nội dung cấm xuất bản; thẩm định tác phẩm; hoạt động của các văn phòng đại diện, cơ quan thường trú của nước ngoài tại Việt Nam... cùng các chế tài xử lý vi phạm; ban hành các văn bản cụ thể hoá chức năng quản lý nhà nước của lực lượng CAND trong lĩnh vực xuất bản và phổ biến ấn phẩm xuất bản; đặc biệt cần chú ý tới chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của lực lượng An ninh văn hoá và tư tưởng trong thực thi quản lý nhà nước về xuất bản, xử phạt hành chính về vi phạm QTG và QLQ có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam. Với tiềm năng trí tuệ và phương tiện khoa học - kỹ thuật ngày càng được củng cố và phát triển của lực lượng CAND, kiến nghị Nhà nước cần đưa lực lượng CAND tham gia các chương trình quốc gia về KH-CN, đặc biệt các đề án KH-CN liên quan ANQG và TTATXH; đồng thời có cơ chế để lực lượng CAND tham gia nhiều hơn vào quá trình tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế về SHTT; tiếp nhận triển khai các chương trình, dự án hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, nhất là lĩnh vực xây dựng pháp luật, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, giáo dục, đào tạoliên quan đến quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam. 153 - Thứ hai, đối với các văn bản pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước về thực thi quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam liên quan đến ANQG và TTATXH. Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về thực thi quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam liên quan đến ANQG và TTATXH, một trong những khâu quan trọng là cần tiến hành rà soát các văn bản pháp luật để bổ sung, sửa đổi hoặc xây dựng mới cho phù hợp với yêu cầu, mục tiêu của công tác thực thi pháp luật trong tình hình mới. Trên cơ sở các quy định pháp luật hiện hành, lực lượng CAND cần cụ thể hóa các quy định về thực thi quyền SHTT có yếu tố nước ngoài liên quan đến công tác của nội bộ ngành (như vấn đề tiếp nhận, chuyển giao công nghệ giữa Việt Nam và nước ngoài liên quan đến bí mật nhà nước và bí mật công tác trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng...). Bên cạnh đó, cần bổ sung, sửa đổi hoặc xây dựng mới các quy chế phối hợp giữa lực lượng CAND với lực lượng thực thi quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam của các bộ, ngành, chuyên gia, cán bộ nghiên cứu, cán bộ khoa học trong lĩnh vực này. Hiện nay, về quy chế phối hợp giữa lực lượng CAND với các lực lượng, như Biên phòng, Y tế, CQHQ, QLTT, Thanh tra nhân dân trong thực thi quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hầu như chưa có một văn bản nào; một số văn bản về quy chế phối hợp giữa CAND với các cơ quan, tổ chức khác đang được thực hiện nhưng cũng không quy định trực tiếp về vấn đề thực thi quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam (như Quy chế phối hợp giữa Văn phòng Cảnh sát điều tra, Bộ Công an với Vụ quan hệ hợp tác quốc tế, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia; Quy chế phối hợp giữa Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ và Cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) về đấu tranh chống buôn bán, sản xuất hàng giả và gian lận thương mại...). - Thứ ba, đối với các văn bản pháp luật trực tiếp quy định công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam của lực lượng CAND. Hiện nay cơ sở pháp lý quy định chức năng, nhiệm vụ của lực lượng CAND trong đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm, vi phạm pháp luật về quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam nói riêng vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ. Chẳng hạn, trong Luật ANQG năm 2004 và Luật CAND năm 2005 đã có quy định về các biện pháp công tác của lực lượng CAND, nhưng cho đến nay mới 154 chỉ có 2 Nghị định hướng dẫn về biện pháp kinh tế và biện pháp pháp luật, các biện pháp công tác khác vẫn chưa có Nghị định và Thông tư của Bộ Công an hướng dẫn cụ thể. Trong các văn bản pháp luật hiện hành liên quan đến thẩm quyền của CAND trong xử lý vi phạm hành chính và khởi tố, điều tra đối với vi phạm quyền SHTT mới có những quy định đối với quyền SHTT nói chung mà chưa có quy định áp dụng đối với quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam. Hơn nữa, những quy định phân cấp cụ thể trong hoạt động nghiệp vụ của lực lượng CAND đối với vụ việc vi phạm quyền SHTT cũng chưa rõ, dẫn đến tình trạng cùng một vụ việc nhưng có nhiều hệ nghiệp vụ, nhiều đơn vị của CAND cùng tiến hành xử lý, gây ra sự chồng chéo không cần thiết. Vì vậy, trong thời gian tới đòi hỏi lực lượng CAND cần tham mưu cho Chính phủ xây dựng thêm các Nghị định quy định về biện pháp công tác của lực lượng CAND (gồm vận động quần chúng, ngoại giao, khoa học - kỹ thuật, nghiệp vụ, vũ trang), đồng thời trực tiếp xây dựng các Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật ANQG năm 2004 và Luật CAND năm 2005 để đảm bảo áp dụng pháp luật thống nhất và đồng bộ trong toàn lực lượng. 4.2.1.3. Bổ sung quy định của pháp luật theo hướng tăng cường quan hệ phối hợp giữa lực lượng Công an nhân dân với các cơ quan chức năng trong thực thi quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam. Thực thi quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam, góp phần giữ vững ANQG và bảo đảm TTATXH, không chỉ có lực lượng CAND mới có thể đảm nhận, mà cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với nhiều cơ quan, lực lượng chức năng khác. Tuy nhiên, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan thực thi pháp luật phải phân biệt rõ ràng và không chồng chéo. Các cơ quan này phải có đủ năng lực về tổ chức nhân sự, chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Bên cạnh đó, cần có quy định thống nhất đầu mối tiếp nhận và xử lý các khiếu nại về SHTT theo hướng một cửa, đơn giản hoá thủ tục hành chính. Chẳng hạn, QLTT tăng cường kiểm tra việc thực hiện quy chế ghi tên nhãn hiệu hàng hoá; CQHQ quy định ghi tên nhãn hiệu hàng hoá nhập khẩu trên tờ khai; cơ quan Thuế quy định ghi tên nhãn hiệu hàng hoá trên hoá đơn mới coi là hoá đơn hợp lệ Nếu tuân thủ nghiêm túc các quy định trên, thì hàng lậu và nhất là hàng giả sẽ khó lưu thông trên thị trường trong nước. 155 Để tăng cường thực thi có hiệu quả việc xử lý vi phạm hành chính đối với vi phạm quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam, cần có sự đổi mới tư duy trong công tác phòng, chống vi phạm pháp luật về quyền SHTT. Ban chỉ đạo 127 của các địa phương cần có tầm nhìn tổng hợp và dự báo trước được sự phát triển của hàng giả và các giải pháp ngăn chặn hàng giả, qua đó có biện pháp phòng, chống vi phạm và thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phát triển. Bên cạnh đó, cần có sự phân công cụ thể trách nhiệm cho các cơ quan thực thi pháp luật, thống nhất đầu mối tiếp nhận và xử lý hành chính hàng hóa vi phạm quyền SHTT có yếu tố nước ngoài; quy định thống nhất trình tự thực thi và xử lý vi phạm hành chính về SHTT; kiểm tra, xử lý tập trung và triệt để các đối tượng, các mặt hàng trọng điểm; nâng cao nghiệp vụ, kiến thức, trang bị phương tiện và kinh phí thiết yếu đủ mạnh cho lực lượng chống hàng giả... thì mới có khả năng hạn chế và đẩy lùi vi phạm quyền SHTT có yếu tố nước ngoài trong giai đoạn tới. Lực lượng CAND có vị trí chủ công trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam cũng cần phải đổi mới về tổ chức lực lượng, tư duy lãnh đạo chỉ huy, nâng cao trách nhiệm và năng lực công tác; đồng thời, phải sử dụng tối đa quyền năng pháp lý mà Nhà nước cho phép trong hoạt động nghiệp vụ trinh sát, xử lý vi phạm hành chính và điều tra theo tố tụng để tấn công có hiệu quả đối với tội phạm nói chung và tội phạm, vi phạm pháp luật về quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam. 4.2.2. Giải pháp về xây dựng lực lượng và thực hiện các biện pháp công tác trong thực thi quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam của lực lượng Công an nhân dân 4.2.2.1. Cần có sự phân công, phân cấp rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ và phối hợp trong thực thi quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam của các đơn vị trong lực lượng Công an nhân dân Theo quy định của Luật CAND, lực lượng CAND bao gồm ANND và CSND, nhưng hiện nay cơ chế phối hợp giữa hai lực lượng này trong thực thi quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam chưa thật rõ ràng, dẫn đến tình trạng nhiều vụ việc còn lúng túng trong khâu phân công, phân cấp điều tra và xử lý (đặc biệt đối với các tội danh không nằm trong Chương các tội xâm phạm ANQG của 156 BLHS nhưng Cơ quan An ninh điều tra vẫn tiến hành điều tra theo phân công của người có thẩm quyền). Bên cạnh đó, một số lĩnh vực mà pháp luật hiện còn chưa có khái niệm rõ ràng về đối tượng vi phạm, hành vi vi phạm, như sản xuất, tiêu thụ hàng giả liên quan đến tiền giả, giấy tờ giả, văn bằng giả... Để tháo gỡ vấn đề này, trong thực tiễn, đối với vụ án về sản xuất, tiêu thụ tiền giả, giấy tờ giả thì lực lượng ANND trực tiếp thụ lý, điều tra; trong khi đó đối với các loại hàng giả khác lại giao cho lực lượng CSND thụ lý, điều tra, xử lý. Để hoạt động tố tụng của lực lượng CAND được thống nhất, cần phải có quy định rõ ràng đối với vụ việc loại nào thuộc thẩm quyền xử lý của ANND, vụ việc loại nào thuộc thẩm quyền xử lý của CSND. Bên cạnh đó, cũng phải xây dựng được cơ chế phối hợp giữa hai lực lượng này trong công tác điều tra, xử lý, tránh tình trạng bỏ lọt tội phạm và vi phạm pháp luật về quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam. 4.2.2.2. Cần tăng cường hơn nữa công tác đào tạo, giáo dục kiến thức pháp luật về sở hữu trí tuệ đối với cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng Công an nhân dân Theo khảo sát thực tiễn, hiện nay tại các trường CAND mới chỉ có rất ít nội dung kiến thức trong chương trình đào tạo đề cập đến lĩnh vực SHTT, thời lượng dành cho việc nghiên cứu, giảng dạy pháp luật về SHTT còn quá ít (nội dung kiến thức pháp luật về SHTT mới chỉ có trong môn học Luật Dân sự và Tư pháp quốc tế ở hệ đào tạo đại học và sau đại học, hầu như không được đề cập trong các môn học khác; hệ cao đẳng và trung học chuyên nghiệp không được nghiên cứu về vấn đề này). Do đó, nhìn chung sinh viên, học viên tốt nghiệp các trường CAND rất lúng túng trong xử lý đối với tội phạm và vi phạm pháp luật về quyền SHTT, nhất là đối với quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam. Trên cơ sở đánh giá về vị trí, vai trò của SHTT đối với nước ta, cần thiết phải có kế hoạch, chương trình đào tạo bồi dưỡng sâu rộng hơn nữa cho cán bộ, chiến sĩ CAND những kiến thức pháp luật về SHTT. Ngoài ra, cần phải mở rộng hình thức tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về SHTT trong toàn lực lượng CAND, nhất là những đơn vị đứng chân trên địa bàn nhạy cảm về tình hình vi phạm quyền SHTT nói chung và quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam nói riêng. Bên cạnh đó, cùng với các đơn vị hữu quan trong nước hoạch định kế hoạch, chương trình với các đối tác nước ngoài, các tổ chức quốc tế nhằm trao đổi kinh nghiệm, chia sẽ thông tin và hỗ trợ kỹ thuật để thực hiện các hoạt động thực thi quyền SHTT đạt hiệu quả cao nhất. 157 Song song với việc tăng cường công tác giáo dục và đào tạo, cần tiến hành kiện toàn bộ máy trong lực lượng CAND để đáp ứng nội dung yêu cầu thực thi quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam. Thực thi quyền SHTT bao hàm cả nội dung của bảo vệ an ninh kinh tế do lực lượng ANND đảm trách và một phần thuộc chức năng năng nhiệm vụ của lực lượng CSND. Với tổ chức bộ máy như hiện nay khó có thể bao quát nội dung các mặt công tác, do đó ngành Công an cần phải kiện toàn tổ chức, bộ máy và cơ chế hoạt động. Trong thời gian tới, cần phải xây dựng một bộ phận tinh gọn, đủ khả năng hướng dẫn cũng như tổ chức phối hợp hành động giữa các đơn vị, các lực lượng trong ngành về thực thi quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam; đồng thời tiếp tục kiện toàn tổ chức, xây dựng lực lượng chuyên trách trong thực thi quyền SHTT theo hướng ổn định, chuyên sâu, có nền tảng kiến thức chung và kiến thức chuyên ngành phù hợp để có thể làm đối tác với các cơ quan đơn vị trong và ngoài nước; tăng cường trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật, phương tiện cho các đơn vị chiến đấu để đáp ứng yêu cầu công tác. Về điều kiện đối với đội ngũ cán bộ, chiến sĩ làm công tác thực thi quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam, đòi hỏi ít nhất phải tốt nghiệp Đại học Luật hoặc tương đương với trình độ Cử nhân Luật, phải thông thạo ngoại ngữ (nhất là tiếng Anh), có kinh nghiệm, có kiến thức sâu về SHTT nói chung và kiến thức chuyên ngành trong quản lý nhà nước, điều tra, xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật về quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam nói riêng. Để công tác đào tạo pháp luật về SHTT đạt hiệu quả, Bộ Công an cần phối hợp với các cơ sở đạo tạo, các cơ quan chuyên môn trong và ngoài ngành theo chương trình, dự án cụ thể. Song song với đó là đẩy mạnh việc biên soạn sách chuyên khảo, sưu tầm tài liệu phục vụ cho công tác đào tạo pháp luật về SHTT trong lực lượng CAND. Trong chương trình, dự án đào tạo về SHTT phải ưu tiên trước hết cho giáo viên, cán bộ quản lý khoa học ở các nhà trường trong lực lượng CAND, có kế hoạch tăng hợp lý kinh phí, trang bị phương tiện kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên dùng hiện đại cho các đơn vị CAND để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thực thi quyền SHTT trong thời kỳ hội nhập hóa, công nghiệp hóa và phát triển đất nước. Các nguồn kinh phí cần phải đa dạng từ nhiều nguồn khác nhau, tranh thủ sự giúp đỡ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trên cơ sở các bên đều có lợi trong hoạt động giáo dục và đào tạo pháp luật về SHTT ở Việt Nam. 158 4.2.2.3. Cần thực hiện tốt hơn nữa công tác kiểm soát nắm tình hình về vi phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam Lực lượng CAND cũng cần tổ chức tốt công tác nắm tình hình liên quan đến vi phạm quyền SHTT nói chung và quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam nói riêng, trên cơ sở nâng cao chất lượng, hiệu quả các mặt công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng CAND. Để thực hiện được đầy đủ các nội dung của công tác nắm tình hình, lực lượng CAND cần phải thu thập thông tin từ nhiều kênh, nhiều nguồn khác nhau, như: thông tin về tội phạm và vi phạm pháp luật do nhân dân cung cấp; thông tin từ các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, như Cục SHTT Việt nam và hệ thống cơ quan chuyên môn trực thuộc, CQHQ, QLTT, Thanh tra chuyên ngành; thông tin từ các doanh nghiệp, thương nhân, tập đoàn kinh tế, báo chí công khai trong và ngoài nước; thông tin do chính lực lượng CAND thu thập được bằng các biện pháp nghiệp vụ của ngành... Bên cạnh hoạt động nắm tình hình, lực lượng CAND cần phải xây dựng cơ chế xử lý thông tin một cách linh hoạt và cần thống nhất đầu mối thu nhận, xử lý thông tin ở các cấp, trong đó quan trọng nhất là ở Bộ Công an và các đơn vị trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội phạm về quyền SHTT nói chung và quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam nói riêng. Ngoài ra, cần thiết phải xây dựng trung tâm cơ sở dự liệu thông tin về tội phạm xâm phạm quyền SHTT để phục vụ cho việc tra cứu, xử lý các thông tin về tội phạm một cách kịp thời, cũng như xây dựng với cơ chế trao đổi, chia sẻ thông tin giữa các đơn vị chức năng có liên quan. 4.2.2.4. Cần đấy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và phối hợp với tổ chức, cá nhân có liên quan chủ động làm tốt công tác phòng ngừa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam Sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước và hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay là sự nghiệp của Nhân dân, do Nhân dân quyết định sự thành bại của nó. Chính vì vậy, trong mọi hoạt động cách mạng, đặc biệt là trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam, lực lượng CAND trước hết cần chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về SHTT trong cộng đồng dân cư; tuyên truyền cho Nhân dân hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch và bọn tội phạm lợi dụng vấn đề thực thi quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam để xâm phạm ANQG và TTATXH ở nước 159 ta. Bên cạnh đó, lực lượng CAND cần phát huy sức mạnh tổng hợp của quần chúng nhân dân, thu hút Nhân dân vào phong trào “Toàn dân bảo vệ Tổ quốc”, để Nhân dân cung cấp thông tin, tố giác về tội phạm và vi phạm pháp luật, đồng thời trực tiếp tham gia cùng với lực lượng CAND đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam. Trước mắt, các cơ quan thông tin đại chúng cần xác định được trách nhiệm của mình để đầu tư hợp lý cho tuyên truyền về các hoạt động thực thi quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam. Các cơ quan xây dựng và thực thi pháp luật phải phối hợp chặt chẽ với cơ quan thông tin, truyền thông để cung cấp những tin tức, tài liệu và các quy định của nhà nước về thực thi quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam như các vụ việc điển hình, phương pháp, thủ đoạn mới của tội phạm và vi phạm pháp luật về quyền SHTT; đồng thời nêu gương người tốt, việc tốt và những điển hình tiên tiến trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam. Đối với những trường hợp vi pháp luật phạm nghiêm trọng phải được xử lý nghiêm minh và công khai, mở phiên toà lưu động để có tác dụng răn đe, giáo dục. Thêm vào đó, cần phải xây dựng những trung tâm triển lãm lớn ở các thành phố, địa bàn nhạy cảm về vi phạm quyền SHTT để trưng bày hàng hóa chính hiệu với hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm quyền SHTT để giúp người tiêu dùng nhận biết và phòng, chống đối với chúng; phương tiện thông tin truyền thông (như các kênh truyền hình, chương trình radio ở các tần sóng FM, chương trình phát thanh của các đài truyền thanh địa phương...) cần phát huy vai trò quản bá hơn nữa về giá trị và vai trò của quyền SHTT cũng như các biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam... Những thông tin về SHTT phải được quản lý bằng công nghệ tiên tiến, hiện đại, thuận tiện cho việc nghiên cứu và áp dụng. Bên cạnh đó, lực lượng CAND cần phải tiếp tục thực hiện công tác hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước về việc tự bảo vệ quyền SHTT của mình. Về mặt lý luận, quyền SHTT trước hết là một loại quyền dân sự, do đó trách nhiệm bảo vệ quyền SHTT trước tiên thuộc về người nắm giữ hợp pháp quyền đó, trừ trường hợp đó là bí mật nhà nước, là tài sản quốc gia. Chính vì vậy, để thực thi quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam một cách hiệu quả, cần phải hướng dẫn để các tổ chức, cá nhân tự bảo vệ quyền SHTT của mình. Các nội dung hướng dẫn của lực lượng CAND đối với tổ chức, cá nhân về bảo vệ quyền 160 SHTT cần tập trung vào các vấn đề cơ bản, như: phương thức, thủ đoạn chiếm đoạt và đánh cắp bí mật kinh doanh, sáng chế, thủ đoạn làm giả nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp; cách thức, biện pháp sử dụng công nghệ hiện đại để ngăn chặn vi phạm về quyền SHTT, thủ tục khởi kiện và giải quyết tranh chấp về quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam; thủ tục thực hiện việc tố giác tội phạm và vi phạm pháp luật về quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam cho cơ quan Công an hay cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền... Bên cạnh đó, cần huy động các nhà khoa học, chuyên gia am hiểu về SHTT tham gia hoạt động thực thi quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam. Để phát huy vai trò của các cá nhân đó, lực lượng CAND phải chủ động dự kiến những nhiệm vụ, công việc cụ thể phải thực hiện, từ đó xây dựng một kế hoạch, phương án cho việc xử lý vi phạm quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam và những mục tiêu cần đạt được, đồng thời cần phải có chế độ đãi ngộ thóa đáng đối với các nhà khoa học, các chuyên gia nói trên trong việc khai thác “chất xám” của họ vào hoạt động chung vì lợi ích của cộng đồng xã hội. 4.2.2.5. Cần phải tăng cường mở rộng hợp tác, giao lưu quốc tế với các quốc gia và các tổ chức quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam Cần xác định rõ tầm quan trọng của hợp tác quốc tế phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nước ta hiện nay. Trước hết, cần đổi mới tư duy lãnh đạo trong công tác phòng, chống tội phạm từ tư duy quốc gia sang tư duy khu vực và toàn cầu; từ thụ động đối phó sang chủ động tấn công và mở rộng hợp tác. Công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay phải có chiến lược với sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất từ trung ương đến địa phương và tham gia, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng thi hành pháp luật, các cấp, các ngành và Nhân dân để phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội; kết hợp tăng cường hội nhập quốc tế về phòng, chống tội phạm đảm bảo chủ động phòng ngừa từ xa và hợp tác có hiệu quả trong phòng, chống tội phạm. Muốn vậy trước hết các Cơ quan thi hành pháp luật cần phải chủ động, tích cực hội nhập và triển khai thực hiện có hiệu quả những cam kết hợp tác đa phương về phòng, chống tội phạm trong khuôn 161 khổ, diễn đàn hợp tác đa phương với tổ chức Liên hợp quốc, tổ chức INTERPOL, ASEANAPOL; đặc biệt là hợp tác với các nước ASEAN theo tinh thần của Hiến chương ASEAN. Với phương châm lấy công tác phòng ngừa tội phạm là chính, đồng thời chủ động phát hiện và đấu tranh, ngăn chặn từ xa mọi hoạt động của các băng nhóm tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia phù hợp với chính sách pháp luật của Nhà nước và các ĐƯQT mà Việt Nam là thành viên. Theo đó cần xây dựng chiến lược hợp tác quốc tế phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam như sau: - Một là, cần rà soát sửa đổi, bổ sung các hiệp định đã ký và ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp hình sự giữa Việt Nam với các nước có nhiều hoạt động hợp tác song phương với nước ta trong hoạt động phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Trước mắt, cần đưa nội dung hợp tác giữa quốc tế về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam thành những điều khoản cụ thể trong các văn bản hiệp định, thỏa thuận ký kết giữa Việt Nam với nước ngoài, đặc biệt là những nước có chung đường biên giới, cửa khẩu hoặc phát triển đa dạng về quan hệ thương mại với Việt Nam như Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan... - Hai là, tăng cường hợp tác quốc tế song phương giữa các lực lượng thực thi pháp luật nói chung và lực lượng CAND trong phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam. Theo đó các lực lượng, như CAND, Viện Kiểm sát nhân dân và TAND cần tăng cường hợp tác song phương với các đối tác nước ngoài, đặc biệt hợp tác với các nước láng giềng, các nước có quan hệ truyền thống và các nước có nhiều quan hệ hợp tác phòng, chống tội phạm và tư pháp hình sự với Việt Nam. - Ba là, CAND cần tăng cường phối hợp trong triển khai thực hiện có chiều sâu các kế hoạch hợp tác phòng, chống tội phạm giữa Bộ Công an Việt Nam với các đối tác nước ngoài như Bộ Nội vụ Cam Pu Chia, Bộ Công an Lào, Bộ Công an Trung Quốc... Để thực hiện có hiệu quả giải pháp này, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị chức năng của Bộ Côn an với cơ quan tham mưu về hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm như Văn phòng INTERPOL Việt Nam, Vụ Hợp tác quốc tế... nhằm cụ thể hóa những nội dung hợp tác trong phòng ngừa tội phạm và 162 vi phạm pháp luật về quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam; đồng thời tổng kết theo định kỳ nhằm đánh giá thực trạng kết quả thực hiện Kế hoạch, Thỏa thuận để từ đó đề ra những nội dung, biện pháp mới phù hợp với điều kiện thực tiễn của mỗi lực lượng nghiệp vụ ở trong nước cũng như phù hợp với chính sách pháp luật của các nước liên quan... - Bốn là, hợp tác với các tổ chức quốc tế có chức năng phòng, chống tội phạm như tổ chức INTERPOL, ASEANAPOL, các Cơ quan thực thi pháp luật của các nước phát triển có quan hệ hợp tác tốt với Việt Nam nhằm kêu gọi sự ủng hộ giúp đỡ về đào tạo chuyên sâu những kỹ năng điều tra và nâng cao trình độ pháp luật quốc tế cho cán bộ, chiến sỹ CAND, nhất là cần có cơ chế thuận lợi về việc cử cán bộ CAND đi học tập, nâng cao kỹ năng khám phá các vụ án đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến thực thi quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam; tranh thủ sự giúp đỡ về trang thiết bị, kinh nghiệm và đào tạo đội ngũ điều tra viên trực tiếp thụ lý các vụ án hình sự để đạt hiệu quả cao nhất. Để thực hiện được giải pháp này, cần khẩn trương xây dựng chiến lược tổng thể trong hợp tác quốc tế phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam với tổ chức INTERPOL, ASEANAPOL của lực lượng CAND, trong đó lực lượng CSND là lực lượng nòng cốt. - Năm là, xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định về mạng lưới sỹ quan liên lạc của lực lượng CSND ở nước ngoài nhằm tăng cường công tác nắm tình hình tội phạm và trực tiếp hợp tác với các đối tác nước ngoài trong thực hiện các yêu cầu phòng ngừa tội phạm từ xa. Theo đó cần xây dựng mạng lưới sỹ quan liên lạc của lực lượng CSND làm việc trong cơ cấu của Cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài nhằm tạo điều kiện cho hoạt động nghiệp vụ cơ bản của lực lượng CSND liên quan đến địa bàn ở nước ngoài, hỗ trợ cho công tác phòng ngừa tội phạm và phối hợp xử lý các yêu cầu cụ thể về lĩnh vực hợp tác Cảnh sát với các nước liên quan. 163 Kết luận Chương 4 Trên cơ sở nghiên cứu về điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở các nước trên thế giới và ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Chương 4 của Luận án đã đưa ra những dự báo về tình hình thế giới và trong nước có liên quan đến thực thi quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam của lực lượng CAND. Sự biến đổi không ngừng của KH-CN trên thế giới đã tạo đà cho sự phát triển mạnh mẽ của quyền SHTT có yếu tố nước ngoài; sản phẩm, hàng hóa ngày càng được tạo ra dần đáp ứng nhu cầu của con người. Tuy nhiên, thế giới vẫn phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng, kéo theo những hệ lụy tiêu cực. Hiện tượng sản xuất, buôn bán, tiêu thụ hàng giả, hàng vi phạm quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ngày càng trở nên phổ biến và phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các lĩnh vực của đời sống xã hội mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Từ việc tổng kết lý luận và thực tiễn, đồng thời dựa trên khả năng dự báo trong tương lai, Luận án đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thực thi quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam của lực lượng CAND. Có hai nhóm giải pháp được đi sâu nghiên cứu và đề xuất trên cơ sở phù hợp với phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án, gồm: giải pháp xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thực thi quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam và giải pháp đổi mới công tác tổ chức, xây dựng lực lượng và các hoạt động cụ thể trong thực thi quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam của lực lượng CAND. Đây là nội dung cuối cùng mà tác giả Luận án đề cập, khép lại toàn bộ quá trình nghiên cứu đề tài Luận án. 164 KẾT LUẬN Thế giới đang chuyển mình theo xu hướng phát triển mạnh mẽ và không ngừng của nền kinh tế trí thức. Cùng với tài nguyên thiên nhiên, giờ đây quyền SHTT nói chung và quyền SHTT có yếu tố nước ngoài nói riêng đã trở thành tài sản có vị trí vô cùng quan trọng, là nhân tố tạo nên sự hưng thịnh của mỗi quốc gia trong cộng đồng quốc tế. Trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên của WTO và đang đẩy mạnh hội nhập quốc tế thì tài sản trí tuệ hơn bao giờ hết, càng có ý nghĩa đặc biệt đối với nước ta trên con đường xây dựng, hội nhập và phát triển. Cũng bởi ý nghĩa đó, đòi hỏi Việt Nam cần phải đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động thực thi quyền SHTT, nhất là đối với quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam để chống lại những hành vi phạm tội và vi phạm pháp luật khác xâm hại tới lợi ích của Nhà nước, của xã hội và của chủ thể quyền SHTT, đồng thời tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài gia tăng quan hệ đầu tư, thương mại... ở nước ta trong một môi trường lành mạnh về SHTT. Với tư cách là một cơ quan nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ ANQG, giữ gìn TTATXH, lực lượng CAND đồng thời cũng là một đại diện của Nhà nước trong thực thi quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam. Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, lực lượng CAND vừa là cơ quan tham mưu cho Đảng và Nhà nước về bảo vệ ANQG, giữ gìn TTATXH, vừa là cơ quan quản lý Nhà nước trên mặt trận ANQG và TTATXH, đồng thời cũng là cơ quan tiến hành tố tụng, trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam. Chính bởi vậy, hoạt động thực thi quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam của lực lượng CAND đạt hiệu quả cao, cũng đồng nghĩa với việc góp phần ổn định và phát triển đất nước, giữ vững độc lập dân tộc và kiên định con đường xây dựng CNXH trong điều kiện hội nhập quốc tế. Để đạt được mục tiêu đó, các biện pháp công tác và hoạt động của lực lượng CAND phải tiến hành đổi mới, cải cách đồng bộ mới có thể đáp ứng được những yêu cầu đặt ra trong tình hình hiện nay. 165 Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình về thực thi quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam, trong thời gian qua lực lượng CAND đã tiến hành triển khai hiệu quả các mặt của công tác tham mưu, công tác quản lý Nhà nước và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam. Trong các mặt công tác đó, đặc biệt phải kể đến các vụ án xâm phạm ANQG có liên quan đến bí mật Nhà nước, bí mật kinh doanh, các vụ án liên quan đến sản xuất, buôn bán, tiêu thụ hàng giả, hàng vi phạm quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam đã bị lực lượng CAND phát hiện, đấu tranh, xử lý. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đã đạt được, việc thực thi quyền SHTT có yếu tố nước ngoài của lực lượng CAND còn một số vấn đề cần phải được đổi mới, bổ sung và hoàn thiện, trong đó quan trọng nhất là phải nâng cao nhận thức và sự hiểu biết của cán bộ, chiến sĩ CAND về pháp luật nói chung, pháp luật về quyền SHTT nói riêng, đồng thời cần phải xây dựng được cơ quan chuyên trách về thực thi quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam của lực lượng CAND. Bên cạnh đó, công tác nắm tình hình về SHTT phải được đặc biệt quan tâm, vì nếu không có đầy đủ thông tin cần thiết về tội phạm và vi phạm pháp luật về quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam thì không thể đề ra phương án và cách thức thực thi pháp luật một cách có hiệu quả theo những mục tiêu đề ra. Để thực thi hiệu quả quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam, cũng đòi hỏi Nhà nước phải tạo ra được cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng về thực thi quyền SHTT, bao gồm: CAND, UBND, QLTT, CQHQ, Thanh tra chuyên ngành, TAND. Bên cạnh đó, cũng cần phải có cơ chế phối hợp hiệu quả trong công tác trao đổi thông tin, hợp tác giữa lực lượng CAND với các Bộ, ngành, nhà khoa học, doanh nhân, phóng viên báo chí, Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng... Ngoài ra, cần có sự hợp tác chặt chẽ với các quốc gia, tổ chức quốc tế để tạo ra sự đồng thuận cùng đấu tranh chống tội phạm nói chung, tội phạm và và vi phạm pháp luật về quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam nói riêng. Để có thể có đủ sức mạnh trong thực thi quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam, lực lượng CAND cũng cần phải được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước 166 và Nhân dân để được đầu tư xây dựng hoàn thiện theo hướng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại và phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Thêm vào đó, hệ thống pháp luật đồng bộ và hoàn thiện sẽ là cơ sở pháp lý vững chắc để lực lượng CAND hoàn thành tốt sứ mệnh của mình trong sự nghiệp bảo vệ ANQG và giữ gìn TTATXH, trong đó có thực thi quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam. Mặc dù đã nỗ lực nghiên cứu, nhưng vì đề tài nghiên cứu của Luận án là vấn đề khá mới mẻ, liên quan đến nhiều lĩnh vực tương đối nhạy cảm, nên tác giả khó tránh khỏi những điểm khiếm khuyết cả về mặt nội dung và hình thức. Tác giả Luận án mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thày, cô giáo, các nhà khoa học và các chuyên gia về SHTT để Luận án được hoàn thiện với chất lượng cao hơn./. DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Vĩnh Diện (2008), Thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO và những vấn đề đặt ra đối với công tác của lực lượng An ninh nhân dân, Đề tài khoa học cấp Học viện, Học viện An ninh nhân dân, Hà Nội; 2. Nguyễn Vĩnh Diện (2009), “Về quyền sở hữu trí tuệ trong pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Thương mại (8), Hà Nội; 3. Nguyễn Vĩnh Diện (2009), “Một số cam kết chủ yếu của Việt Nam về thực thi quyền sở hữu trí tuệ khi gia nhập WTO”, Tạp chí Thương mại (20), Hà Nội; 4. Nguyễn Vĩnh Diện (2013), “Luận bàn về khái niệm quy mô thương mại trong pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam”, Tạp chí Cảnh sát phòng, chống tội phạm (2), Hà Nội; 5. Nguyễn Vĩnh Diện (2008), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Học viện An ninh nhân dân, Hà Nội. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Nguyễn Thị Quế Anh (2003), “Bí mật kinh doanh và các tiêu chí bảo hộ”, Tạp chí Thương mại, (22), Hà Nội. 2. Nguyễn Bá Bình (2005), “Sự giao thoa giữa các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp (10), Hà Nội. 3. Trần Thanh Bình (2005), “Quyền tác giả đối với tác phẩm viết trong pháp luật dân sự Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. 4. Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). 5. Bộ luật Dân sự năm 1995. 6. Bộ Luật dân sự năm 2005. 7. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. 8. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004. 9. Bộ Công an (2004), Kỷ yếu Hội thảo khoa học khoa học thực tiễn an ninh, trật tự trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế , Hà Nội. 10. Ban chỉ đạo 127/TW (2010), Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện chỉ thị 31/1999/CT-TTg và 02 năm thực hiện Chỉ thị 28/2008/CT - TTg của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh sản xuất và buôn bán hàng giả, Hà Nội. 11. Bộ Khoa học và Công nghệ (2012), Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình hành động về hợp tác phòng và chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn 2006 - 2010, Hà Nội. 12. Bộ Công an (2013), Kỷ yếu Hội thảo khoa học bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới - Quan điểm, nhận diện và khuyến nghị, Hà Nội. 13. Bộ Công an (2008), Kỷ yếu hội thảo khoa học công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, đầu tư, tài chính trên mạng Internet, Hà Nội. 14. Bộ Tư pháp (2006), Bình luận Bộ luật dân sự năm 1995, NXB Tư pháp, Hà Nội 15. Bộ Tư pháp (2006), Bình luận Bộ luật dân sự năm 2005, NXB Tư pháp, Hà Nội 16. Cục Cảnh sát kinh tế (2004), Báo cáo tham luận tại Hội nghị toàn quốc về thực thi quyền sở hữu trí tuệ, Hà Nội. 17. Cục Cảnh sát điều tra về tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (2012), Báo cáo tổng kết 10 năm về công tác phòng, chống hàng giả và vi phạm sở hữu trí tuệ, Hà Nội. 18. Cục Cảnh sát điều tra về tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (2012), Công văn số 1647/C46 (P8) ngày 27/12/2012 về việc cung cấp thông tin tội phạm và vi phạm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài, Hà Nội. 19. Công an Hà Nội (2005), Báo cáo kết quả khám phá chuyên án 205 - C, Hà Nội. 20. Công an Hà Nội (2008), Báo cáo kết quả khám phá vụ án sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh xảy ra tại Hà Nội, Hà Nội. 21. Công an Hà Nội, Báo cáo kết quả và kế hoạch triển khai công tác về đấu tranh chống hàng giả và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong các năm từ 2003 đến năm 2013, Hà Nội. 22. Công an TP Hồ Chí Minh (2013), Công văn số 06/CV-PV11 (Đ4) ngày 03/01/2013 về việc cung cấp thông tin, số liệu, đánh giá công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài, TP Hồ Chí Minh. 23. Công an tỉnh Quảng Ninh (2012), Công văn số 76/CAT- PC46 ngày 26/12/2012 về việc trao đổi thông tin trong công tác phòng, chống tội phạm về sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài, Quảng Ninh. 24. Công an TP Hải Phòng (2012), Công văn số 148/PC46 (Đ1) ngày 27/12/2012 về việc cung cấp thông tin, số liệu, đánh giá công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 2007 - 2012, Hải Phòng. 25. Công an tỉnh Hòa Bình (2011), Báo cáo tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại năm 2011, Hòa Bình. 26. Công an tỉnh Điện Biên (2012), Báo cáo kết quả chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại năm 2012, Điện Biên. 27. Công an tỉnh Lào Cai (2012), Báo cáo tổng kết tình hình, kết quả công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại năm 2012, Lào Cai. 28. Công an tỉnh Đăklăc (2013), Báo cáo tình hình công tác 6 tháng đầu năm và triển khai công tác 6 tháng cuối năm, Đắklăc. 29. Công an tỉnh Lạng Sơn (2012), Báo cáo tổng kết tình hình, kết quả công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại năm 2012, Lạng Sơn. 30. Công an tỉnh Nghệ An, Báo cáo tình hình công tác 6 tháng đầu năm và triển khai công tác 6 tháng cuối năm của Công an tỉnh Nghệ An, Nghệ An. 31. Cục Nghệ thuật biểu diễn (2012), Công văn số 945/NTBD ngày 21/12/2012 về việc cung cấp thông tin vi phạm pháp luật trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài, Hà Nội. 32. Cục Trồng trọt (2012), Công văn 2875/TT - KHTC ngày 25/12/2012 về việc báo cáo tình hình thực thi quyền sở hữu trí tuệ, Hà Nội. 33. Cục Hải quan Hà Nội, Công văn số 3278/HQHN - CBL ngày 28/12/2012 về việc cung cấp thông tin về các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài, Hà Nội. 34. Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh (2013), Công văn số 09/HQHCM-CBLXL ngày 02/01/2013 về việc cung cấp thông tin vi phạm về sở hữu trí tuệ, TP Hồ Chí Minh. 35. Chi cục Quản lý Thị trường Hà Nội (2013), Báo cáo công tác đấu tranh chống hàng giả, gian lận thương mại trên địa bàn thành phố năm 2013, Hà Nội. 36. Cục sở hữu trí tuệ (2007), Kỷ yếu Hội thảo khoa học về giảng dạy và đào tạo SHTT trong các trường đại học và cao đẳng, Hà Nội. 37. Cục sở hữu trí tuệ (2006), Cẩm nang sở hữu trí tuệ, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 38. Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg ngày 21/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ về chống hàng giả. 39. Công ước Berne 1886 về bảo vệ quyền tác giả. 40. Công ước Paris 1883 về bảo hộ quyền SHCN. 41. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng (2006), “Gia nhập WTO, cơ hội và thách thức đối với chúng ta”, Báo Nhân dân 20/12/2006, Hà Nội. 42. Nguyễn Vĩnh Diện (2008), Thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO và những vấn đề đặt ra đối với công tác của lực lượng An ninh nhân dân, Đề tài khoa học cấp cơ sở, Học viện ANND, Hà Nội. 43. Lê Hoài Dương (2009),“Bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá ở Việt Nam”, Tạp chí Toà án (2), Toà án nhân dân tối cao, Tr. 22-23. 44. Lê Thị Nam Giang (2008), “Bảo hộ quyền SHTT theo Hiệp định thương mại Việt - Mỹ”, Tạp chí Khoa học pháp lý (4), Tr. 28. 45. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. 46. Hiệp định TRIPS về các khía cạnh thương mại liên quan đến quyền SHTT. 47. Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2000. 48. Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (2012), Công văn số 200/HCTH&BVNTDVN về việc cung cấp thông tin vi phạm pháp luật trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài, Hà Nội. 49. Ngô Văn Hiệp (2005), “Quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản, thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (12), Hà Nội. 50. Học viện An ninh nhân dân (2008), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Hà Nội. 51. Học viện An ninh nhân dân (2007), Giáo trình Luật dân sự, Hà Nội. 52. Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2006). 53. Lê Việt Long (2005) “Xâm phạm quyền SHCN - những vấn đề đặt ra từ thực tiễn”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật (5), Hà Nội. 54. Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) 55. Luật Chuyển giao công nghệ năm 2010. 56. Luật An ninh quốc gia năm 2004; 57. Luật Công an nhân dân năm 2005; 58. Luật Hải quan năm 2005; 59. Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. 60. Nghị quyết số 48 - NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 24/5/2005 về “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”. 61. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, X, XI. 62. Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 31/10/2012 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XI “Về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. 63. TS. Lê Đình Nghị và TS Vũ Thị Hải Yến (2009), Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 64. Lê Đình Nghị (2002), “Hợp đồng sử dụng tác phẩm theo quy định của Bộ luật Dân sự”, Luận văn Thạc sĩ Luật học , Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. 65. Nguyễn Bá Ngừng (2002), Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp và trách nhiệm của cơ quan Công an - Thực trạng và giải pháp, Đề tài khoa học cấp Bộ, Bộ Công an, Hà Nội. 66. Lê Hoài Nam (2008), Thực trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và các giải pháp phòng, chống của lực lượng Cảnh sát nhân dân, Đề tài khoa học cấp Bộ, Bộ Công an, Hà Nội. 67. Nghị định của Chính phủ số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực SHCN. 68. Nghị định của Chính phủ số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT 2005, bảo vệ QUYềN SHTT và quản lý Nhà nước về SHTT. 69. Nghị định số 104/2006/NĐ- CP ngày 22/9/2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng. 70. Nghị định của Chính phủ số 97/2007/NĐ-CP ngày 7/6/2007 quy định việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế hành chính tronh lĩnh vực hải quan. 71. Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả. 72. Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về QTG và QLQ. 73. Nguyễn Như Quỳnh (2004), “Một số vấn đề giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ theo thủ tục Tố tụng dân sự”, Tạp chí Luật học (số đặc san về Bộ luật Tố tụng dân sự), Hà Nội, Tr. 69. 74. Điêu Ngọc Tuấn (2004), “Khái quát về quyền tác giả và bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam” , Tạp chí Toà án (5), Toà án nhân dân tối cao, Hà Nội. 75. Lê Xuân Thảo; “Đổi mới và hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật về bảo hộ quyền SHTT trong nền kinh tế thị trường Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ , trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. 76. Luật Thương mại năm 2005. 77. Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006. 78. Luật Doanh nghiệp năm 2005. 79. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005. 80. Kiều Thị Thanh (1999), “Một số vấn đề về quyền tác giả trong Bộ luật Dân sự Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. 81. Trường Đại học Luật Hà Nội (207), “Giáo trình Luật dân sự”, NXB CAND, Hà Nội. 82. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Kỷ yếu Hội thảo khoa học về các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo hộ, đẩy mạnh thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Hà Nội. 83. Trường Đại học Luật Hà Nội (1992), Giáo trình Tư pháp quốc tế, NXB Tư pháp, Hà Nội. 84. Trường Đại học Luật Hà Nội (1992), Giáo trình Tư pháp quốc tế, NXB Tư pháp, Hà Nội. 85. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Tư pháp quốc tế, NXB CAND, Hà Nội. 86. Nguyễn Thị Hồng Yến (2004), “Thực thi quyền SHTT theo Hiệp định TRIPS/WTO trong mối tương quan so sánh với Pháp luật Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. 87. Vũ Thị Hải Yến (2003), “Kiến nghị sửa đổi các quy định về quyền tác giả trong Bộ luật Dân sự”, Tạp chí Luật học (số đặc san 11/2003), Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, Tr. 83- 89. 88. 89. 90. Http//www. Vietlaw.gov.vn. 91. 92. Vietnamnet.com.vn 93. Google.com.vn Tài liệu bằng tiếng Anh 94. Blakeney, M. Trade related Aspect of Intellecture Property Rights. (London: Sweet and Maxwell, 1996). 95. Correa, C. and A.A. Yusuf (eds) Intellecture Property and International Trade: The TRIPS Agreement. (London, Boston: Kluwer Law International, 1998). 96. Cho Un Young (2012), Seminar on Interlectual Property Right for ASEAN countries, IIPTI, Korea. 97. Doern, B. Global Change and Intellecture Property Agencies: An Institutional Perpective. ( London: Routledge, 1999). 98. Fink, C. and K.E. Maskus (eds) Intellecture Property and Development: Lessons from Recent Economic Reseach. (World Bank, 2004). 99. Drahos, P. and R. Mayne Global Intellecture Property Rights: Knowledge, Access & Deverlopment. (London: Macmillan, 2001).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_van_de_thuc_thi_quyen_so_huu_tri_tue_co_yeu_to_nuoc.pdf
  • pdfKết luận mới LATS_NVD (tiếng Anh).pdf
  • pdfKết luận mới LATS_NVD (tiếng Việt).pdf
  • pdfTóm tắt LATS _NVD(tiếng Anh).pdf
  • pdfTóm tắt LATS_NVD (tiếng Việt).pdf
Luận văn liên quan