Chính sách tiền tệ tối ưu mà các NHTW hướng đến nhằm xác định các hệ số
lạm phát và hệ số độ lệch sản lượng sao cho giá trị hàm tổn thất là nhỏ nhất. Các
NHTW thường đối diện với khả năng đánh đổi giữa việc cân bằng sự biến động lãi
suất ngắn hạn và sự biến động về sản lượng trong ngắn hạn, do vậy việc xác định hệ
số lạm phát và hệ số độ lệch sản lượng tối ưu giúp các nhà hoạch định CSTT có thể
vận dụng tốt hơn quy tắc Taylor trong việc ra quyết định về mức LSCS. Ở mô hình
(3.1) quy tắc Taylor gốc (1993) với các hệ số lạm phát (0,5) và hệ số độ lệch sản
lượng (0,5) phù hợp với dữ liệu kinh tế vĩ mô ở Việt Nam đã phân tích ở phần 3.2.1.
Tuy nhiên, đây có phải là hệ số tối ưu của CSTT ở Việt Nam?
247 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 430 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vận dụng quy tắc Taylor trong cơ chế điều hành lãi suất của ngân hàng nhà nước Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tệ gây áp lực gia tăng tỉ giá hối đoái, giảm giá trị đồng nội tệ tác động đến lãi suất
nội tệ chịu áp lực gia tăng trở lại thay vì mục đích ban đầu của việc hạ LSCS nội tệ
là kích thích tiêu dùng, phát triển mở rộng sản xuất.
Để LSCS nội tệ thực sự là công cụ CSTT hiệu quả, NHNN nên duy trì vị thế
của nội tệ (Việt Nam đồng) với tư cách là phương tiện thanh toán bằng tiền mặt duy
nhất trong lãnh thổ Việt Nam nhằm hạn chế tâm lý găm giữ ngoại tệ và triệt tiêu
phương thức thanh toán bằng tiền mặt ngoại tệ trong lãnh thổ Việt Nam. Tác giả đề
xuất một số kiến nghị như sau:
- Xem xét mối quan hệ giữa LSCS nội tệ và lãi suất ngoại tệ. Ngày
17/12/2015 NHNN đã ra quyết định số 2589/QĐ-NHNN qui định trần lãi suất tiền
gửi Đôla Mỹ (USD) đối với tổ chức và cá nhân tại các TCTD là 0%/năm nhằm thực
hiện chủ trương chống đô la hóa nền kinh tế của Chính phủ, chuyển từ quan hệ huy
động - cho vay bằng ngoại tệ sang quan hệ mua - bán bằng ngoại tệ. Đây là một
trong những biện pháp quyết liệt của NHNN trong bối cảnh Fed quyết định tăng
148
LSCS lên 0,25%/năm trong tháng 12 năm 2015 sau một thời gian dài không tăng,
gây áp lực tăng tỉ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối.
- Sử dụng hạn mức tín dụng ngoại tệ đối với các TCTD/NHTM trong việc
kiểm soát hoạt động cho vay bằng ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân; cho
vay đúng nhu cầu và mục đích để loại bỏ tâm lý chuyển sang vay ngoại tệ do lãi
suất vay ngoại tệ thấp hơn lãi suất vay nội tệ.
- Nâng cao tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối với dự trữ ngoại tệ.
- Kiểm soát chặt chẽ các giao dịch và thanh toán bằng ngoại tệ.
4.3.1.3 Hướng tới mục tiêu lạm phát dài hạn ở mức 2-3%/năm nhằm đảm bảo
ổn định giá cả và tăng trưởng bền vững
Lạm phát cao gây ra các ảnh hưởng có hại đến hoạt động kinh tế. Các ảnh
hưởng đặc thù có thể nhận biết là:
Thứ nhất, khi lạm phát cao, hệ thống thuế có xu hướng phóng đại giá trị thực
của việc nhận và trả lợi tức. Hậu quả là thu nhập lợi tức bị đánh thuế nặng hơn so
với dự tính và chi phí đi vay của doanh nghiệp giảm đi nhiều hơn so với dự tính do
sự giảm của thuế. Điều này khuyến khích các doanh nghiệp đi vay nhiều hơn trong
năm 1980 và vì thế gây ra sự mất ổn định cho nền kinh tế trong giai đoạn đó
(
Thứ hai, lạm phát cao làm cho giá cả và tiền lương trở nên biến động, không
chắc chắn bởi vì công chúng mơ hồ về mức giá chung tăng nhanh như thế nào và
giá cả là bao nhiêu thì thích hợp với hàng hóa và dịch vụ. Điều này khiến cho hệ
thống giá cả kém hiệu quả với chức năng là cơ chế phân bổ nguồn lực.
Thứ ba, lạm phát tác động đến hiệu quả chức năng phân phối. Do lạm phát
làm giảm giá trị thực của tiền, nó tái phân phối sự giàu có từ những người sở hữu tài
sản tiền tệ đến những người vay mượn tiền. Lạm phát cao làm giảm giá trị thực của
tiền tệ nhưng lại làm tăng giá cả tài sản. Những người thắng cuộc là những người có
thể lợi dụng hệ thống thuế và các phi vụ tận dụng lợi thế của lạm phát cao. Sự kỳ
vọng về lạm phát có xu hướng tạo ra hành vi cá nhân để tối thiểu hóa các ảnh hưởng
149
của nó hoặc để khai thác nó, ví dụ như đầu tư vào các tài sản mà có xu hướng tăng
giá trị nhiều nhất khi lạm phát cao.
Theo NHTW Úc ( tỉ
lệ lạm phát bằng không (0) không thể được đảm bảo mà một mức tỉ lệ lạm phát thấp
tương đối có thể là phù hợp do bởi:
- Nền kinh tế là chủ thể của cái gọi là “sự cứng nhắc danh nghĩa giảm dần”,
đó là giá cả và tiền lương thường không giảm ngay cả khi sự cân bằng nền kinh tế
yêu cầu điều đó. Nhưng với một mức nhỏ lạm phát trong hệ thống kinh tế, giá cả và
tiền lương có thể giảm tương đối bởi việc không tăng so với mức giá cả chung ngay
cả khi chúng không giảm về số tuyệt đối.
- Có thể có những sai số trong việc đo lường lạm phát mà mức độ trung bình
của lạm phát thực tế bị nói quá lên.
- Có thể tốn nhiều chi phí để làm giảm lạm phát, do đó sự phán đoán là cần
thiết phải thực hiện xem cần phải giảm mức độ lạm phát là bao nhiêu và chi phí và
lợi ích của việc đạt được mục đích này.
Ở Việt Nam, tỉ lệ lạm phát mục tiêu giai đoạn năm 2011 – 2015 là 5-7%/năm
(Nghị quyết Quốc hội số 10/2011/QH13 ngày 08/11/2011) và năm 2016 là dưới 5%
(Nghị quyết Quốc hội số 98/2015/QH13 ngày 10 tháng 11 năm 2015) cho thấy
chính sách phát triển kinh tế đang hướng tới mục tiêu nền kinh tế có tỉ lệ lạm phát
thấp. Do vậy để ổn định giá cả và phát triển bền vững, NHNN nên áp dụng khuôn
khổ chế độ CSTT lạm phát mục tiêu và kiên định với việc kiểm soát lạm phát nhằm
ngày càng giảm mức lạm phát mục tiêu và tiến đến duy trì mức mục tiêu lạm phát
ổn định ở mức 2-3%/năm. Đây là mức lạm phát mục tiêu mà các NHTW lớn trên
thế giới đã và đang áp dụng, thể hiện ở Bảng 4.2.
4.3.1.4 Xây dựng qui chế công bố thông tin chính sách tiền tệ hiệu quả
Hiện nay các NHTW đã và đang thực hiện việc công bố định kỳ thông tin về
CSTT đến công chúng làm cơ sở các tổ chức kinh tế và tài chính ra các quyết định
tài chính tiền tệ phù hợp. Việc công bố định kỳ CSTT góp phần minh bạch hóa chủ
150
trương, đường lối của NHTW, tăng niềm tin của công chúng vào sự cam kết thực
hiện mục tiêu CSTT của NHTW.
Bảng 4.2: Mục tiêu lạm phát của một số NHTW trên thế giới
Quốc gia Mục
tiêu
(%)
Chi tiết Trung bình
10 năm (%)
(2004–2014)
Australia 2-3 Bình quân của chu kỳ kinh tế 2,7
Canada 2 Dãy mục tiêu là 1-3% 5,4
Chile 3 Dãy cho phép +/- 1% qua 2 năm 3,5
Colombia 3 Dãy cho phép +/- 1% 3,9
Czech 2 Dãy cho phép +/- 1% 2,2
Euro area < 2 Dưới nhưng gần mức 2% qua giai đoạn trung
hạn, xét trên tổng thể khu vực Euro
1,8
Hungary 3 Dãy cho phép +/- 1% qua một thời kỳ qua
thời kỳ trung hạn
3,9
Iceland 2,5 Dãy cho phép +/- 1,5% 5,9
Japan 2 NHTW sẽ cố gáng đạt được mục tiêu sớm
nhất có thể
0,2
New
Zealand
1-3 Bình quân ở thời kỳ trung hạn, tập trung giữ
mức trung bình lạm phát tương lai gần 2%
2,3
Norway 2,5 Gần với mức 2,5% 1,9
Sweden 2 1,2
Switzerland < 2 Qua thời kỳ dài hạn 0,4
UK (Anh) 2 Dãy cho phép +/- 1% 2,6
US (Mỹ) 2 Mục tiêu lạm phát dài hạn 1,8
Nguồn: NHTW Úc (
Phụ lục 16 tổng hợp một số cách thức công bố thông tin về CSTT của các
NHTW lớn trên thế giới cho thấy các Hội đồng Thống đốc của các NHTW họp định
151
kỳ để xem xét sự cần thiết thay đổi công cụ CSTT và công bố ngay sau khi thay đổi.
Một số NHTW công bố cả Biên bản họp sau khi kết thúc phiên họp. Thông thường
các nhân viên của NHTW chuẩn bị các báo cáo, tham luận trình bày về tình hình
kinh tế và công tác dự báo kinh tế vĩ mô trong giai đoạn sắp tới, cũng như các đề
xuất về CSTT để Hội đồng CSTT xem xét và ra quyết định. Phụ lục 17 trình bày
quá trình ra quyết định của các NHTW theo đuổi chính sách lạm phát mục tiêu, sự
minh bạch trong chính sách và công bố thông tin, trong đó các NHTW áp dụng
chính sách lạm phát mục tiêu tổ chức họp báo và ra thông cáo báo chí về cuộc họp
định kỳ ra quyết định CSTT và tất cả các NHTW đều phát hành báo cáo lạm phát
định kỳ. Phương thức ra quyết định về CSTT phổ biến là bỏ phiếu hoặc biểu quyết
thông qua.
Qua nghiên cứu các NHTW trên thế giới cho thấy NHNN có thể xây dựng một
Quy chế công bố thông tin về CSTT tương tự như các NHTW khác. Quy chế có thể
thể hiện mức mục tiêu lạm phát và tỉ lệ tăng trưởng kinh tế dự kiến hàng năm, công
cụ CSTT là LSCB (TLS, TLSCV hay LSCB tùy NHNN quy định), Hội đồng CSTT
có thể bao gồm Thống đốc, 1 Phó Thống đốc, các thành viên từ Ủy ban Giám sát
Tài chính và Bộ Tài chính họp định kỳ hàng tháng/quý để quyết định có thay đổi
CSTT hay không và cơ sở để ra quyết định về CSTT, sau đó công bố quyết định về
CSTT ra công chúng ngay sau khi họp. Bên cạnh đó, NHNN cũng có thể phát hành
Bản tin hàng tháng về CSTT, các mô hình dự báo kinh tế vĩ mô và dự báo lạm phát,
tăng trưởng kinh tế, và Báo cáo lạm phát định kỳ mà tất cả các quốc gia áp dụng
chính sách lạm phát mục tiêu đều thực hiện (Phụ lục 17).
Hình thức của Bản công bố thông tin có thể tham khảo theo mẫu từ Ủy ban
Nghiệp vụ Thị trường mở Liên bang Mỹ (FOMC) như sau:
“Hôm nay Ủy ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ quyết định duy trì mức mục
tiêu lãi suất vốn điều hòa dự trữ FFR là 5¼ %.
Các chỉ tiêu kinh tế gần đây cho thấy sự tăng trưởng kinh tế đã chắc chắn
thêm một chút và xuất hiện một vài dấu hiệu chớm lên về sự bền vững trong
152
thị trường nhà ở. Nhìn chung, nền kinh tế dường như mở rộng tại một mức
khiêm tốn trong một vài quý sắp tới.
Số liệu về mức lạm phát cơ bản (core inflation) đã cải thiện đôi chút trong các
tháng gần đây và áp lực lạm phát dường như giảm nhẹ qua thời gian. Tuy
nhiên mức độ sử dụng tài nguyên cao ẩn chứa khả năng kéo dài áp lực lạm
phát.
Ủy ban xét đoán rằng một vài rủi ro lạm phát vẫn còn. Mức độ và thời gian
của bất kỳ sự khẳng định cộng thêm nào có thể cần để diễn tả các rủi ro này
tùy thuộc vào sự tiến triển của viễn cảnh tăng trưởng kinh tế và mức lạm phát
được bao gồm trong thông tin sắp công bố.
Bỏ phiếu cho quyết định CSTT của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ
(FOMC): Ben S. Bernanke, Chủ tịch; Timothy F. Geithner, Phó Chủ tịch;
Susan S. Bies; Thomas M. Hoenig; Donald L. Kohn; Randall S. Kroszner;
Cathy E. Minehan; Frederic S. Mishkin; Michael H. Moskow; William Poole;
and Kevin M. Warsh.
Bản công bố của FOMC, ngày 31 tháng 01 năm 2007.”
Nguồn: Fed 2011
Để chuẩn bị nội dung cho cuộc họp xem xét CSTT, NHNN cần chuẩn bị và
trình bày các báo cáo đánh giá tình hình kinh tế vĩ mô và công tác dự báo trong giai
đoạn kế tiếp giúp cho Hội đồng CSTT xem xét ra quyết định về CSTT. Các bước
thực hiện công tác chuẩn bị có thể căn cứ vào mô hình đề xuất ở Bảng 4.1 bao gồm:
Bước 1: Phân tích tổng thể nền kinh tế vĩ mô qua các chỉ số kinh tế trọng yếu
như tỉ lệ tăng GDP, chỉ số CPI, tốc độ tăng việc làm, tỉ giá hối đoái, cán cân xuất
nhập khẩu để đánh giá tình hình kinh tế xã hội hiện tại. Đồng thời phân tích môi
trường kinh tế thế giới và các biến động hiện tại ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam,
đặc biệt từ khu vực tài chính tiền tệ quốc tế.
Bước 2: Sử dụng các mô hình kinh tế vĩ mô để dự báo tỉ lệ lạm phát và độ lệch
sản lượng hoặc giá trị sản lượng tiềm năng làm cơ sở tính toán mức LSCS theo quy
153
tắc Taylor để tham chiếu, đồng thời kết hợp với kết quả phân tích ở bước 1 để nhận
định và xác định vị thế của CSTT sắp tới.
Bước 3: Xác định vị thế của CSTT sắp tới: thay đổi hay không mức LSCS.
Trong trường hợp thay đổi thì theo hướng nới lỏng hay thắt chặt dựa trên kết quả
phân tích ở bước 1 và 2.
Bước 4: Sử dụng quy tắc Taylor gốc và/hoặc mô hình hồi qui để tính toán giá
trị LSCS làm cơ sở tham chiếu ra quyết định về LSCS của NHNN.
Bước 5: Áp dụng mức LSCS theo cơ sở tham chiếu trong dãy giá trị (iTaylor –
độ lệch chuẩn ; iTaylor + độ lệch chuẩn). Bất kỳ sự lệch nào của LSCS được quyết
định ra khỏi dãy giá trị tham chiếu cần được giải thích cụ thể với các minh chứng
phù hợp.
Bước 6: Vận dụng chiến thuật điều chỉnh dần (gradual strategy), xây dựng lộ
trình điều chỉnh LSCS phù hợp với mục tiêu lạm phát cần đạt, duy trì phát triển
kinh tế bền vững và không gây sốc đối với nền kinh tế.
4.3.2 Nhóm giải pháp kỹ thuật
4.3.2.1 Sử dụng quy tắc Taylor như là công cụ hướng dẫn ra quyết định về lãi
suất chính sách
Quy tắc Taylor có tầm quan trọng đối với NHTW các nước trong việc làm cơ
sở để đối chiếu, so sánh với quyết định về LSCS như đã phân tích ở chương 3.
NHNN nên sử dụng quy tắc Taylor là công cụ hướng dẫn ra quyết định về LSCS.
Một số vấn đề liên quan đến quy tắc Taylor đề cập ở chương 1 được đề xuất
vận dụng tại Việt Nam như sau:
+ Về mô hình quy tắc Taylor
Quy tắc Taylor có thể ứng dụng tại Việt Nam theo mô hình gốc hoặc theo mô
hình hồi qui.
Mô hình quy tắc Taylor gốc (1993) dạng tổng quát (1.4):
it = π* + r* + βπ(πt – π*) + βy(yt)
Áp dụng mô hình (1.4) đối với Việt Nam ở thời kỳ năm 2000 – 2014 lần lượt
đối với các loại lãi suất LSCB, TLS, LSTCK, LSTCV với các cặp hệ số (βπ, βy)
154
nhận các giá trị cố định trong khoảng [0,5 , 1,5] cho thấy với cặp hệ số (βπ=0,5;
βy=0,5) TLS sát nhất với lãi suất tính từ quy tắc Taylor. Khi ứng dụng phương pháp
mô phỏng ngẫu nhiên để xác định CSTT tối ưu ở Việt Nam có giá trị hàm tổn thất
nhỏ nhất, cặp hệ số (βπ=0,4, βy=0,6) là tối ưu.
Do vậy, quy tắc Taylor (1993) có thể áp dụng ở Việt Nam có dạng:
it = π* + r* + 0,4(πt – π*) + 0,6(yt) (4.1)
NHNN cũng có thể áp dụng mô hình Taylor hồi qui với dạng làm phẳng lãi
suất theo kết quả kiểm định ở chương 3 như sau:
it = (1 – 0,5945)*(6,5855 + 0,3603*πt-1 + 1,9978*yt-1) + 0,5945*it-1 (4.2)
Trong đó it = TLS là biến trần lãi suất huy động, πt là biến tỉ lệ lạm phát 4 quý
liền kề, yt là độ lệch sản lượng quý. Hệ số tính ì ρ=0,5945 phù hợp với kết quả
nghiên cứu thực nghiệm của Driffill và Rotondi (2007) cho thấy tính ì của CSTT
theo quy tắc Taylor đối với mẫu thực nghiệm là 0,6 đến 0,77.
Mô hình (4.2) là quy tắc Taylor với phương pháp làm phẳng lãi suất sử dụng
biến có độ trễ là 1. Khi phân tích hành vi của các NHTW so sánh với quy tắc
Taylor, để đơn giản các nhà kinh tế thường sử dụng biến trễ là 1 do sự thuận lợi là
biến sẵn có như NHTW Úc và NHTW Anh.
+ Về mặt chỉ tiêu kinh tế vĩ mô
+ Cách thức đo lường tỉ lệ lạm phát:
Áp dụng quy tắc Taylor gốc (1993) với dữ liệu kinh tế vĩ mô của Việt Nam
thời kỳ 2000 – 2014 lần lượt với chỉ số giá tiêu dùng CPI và chỉ số giảm phát GDP
cho thấy kết quả LSCS tính toán từ quy tắc Taylor đối với chỉ số CPI và chỉ số giảm
phát GDP không khác biệt nhiều (Phụ lục 9, 10, 11). Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng
CPI được công bố hàng tháng bởi Chính phủ và được sự quan tâm của công chúng
nhiều hơn. Dữ liệu được cập nhật và có sẵn hàng tháng. Chỉ số lạm phát theo CPI
hàng năm được NHNN xây dựng trình chính phủ xem xét trình Quốc hội phê duyệt.
Do đó tác giả đề xuất sử dụng chỉ số giá tiêu dùng CPI để tính toán LSCS theo quy
tắc Taylor đối với Việt Nam là phù hợp với bằng chứng thực nghiệm trình bày ở
chương 3.
155
+ Cách thức ước tính mức sản lượng tiềm năng:
Mức sản lượng tiềm năng được ước tính dựa trên nhiều phương pháp khác
nhau như sử dụng mô hình state-space của Watson (1986), mô hình hàm sản xuất
Cobb-Douglas hoặc dùng bộ lọc Hodrick-Prescott của các phần mềm kinh tế lượng
để tách thành phần xu hướng ra khỏi chuỗi GDP được xem là đại diện cho sản
lượng tiềm năng. Một phương cách đơn giản là lấy trung bình của tốc độ tăng
trưởng GDP hàng năm trong khoảng thời gian dài hạn. Ở Việt Nam tốc độ tăng
trưởng kinh tế trung bình trong giai đoạn 2000 – 2014 là khoảng 6,82%/năm.
+ Cách thức ước tính mức lãi suất thực tự nhiên:
Mức LSTN được ước tính mức dựa trên phương pháp của NHTW New
Zealand theo Archibald and Hunter (2001) hoặc phương pháp sử dụng Kalman
filter, tiêu biểu là Laubach và Williams (2001) và Bernhardsen và Gerdrup (2007)
đã trình bày ở chương 1. Ngoài ra có thể dựa theo phương cách đơn giản tính bình
quân mức lãi suất thực hàng năm trong một trong khoảng thời gian dài hạn
(Svensson 2001). Ở Việt Nam, mức lãi suất thực bình quân trong giai đoạn 2000 –
2014 là 3,61%/năm. Khi chạy mô hình kinh tế lượng dạng (2.2) theo quý với biến
phụ thuộc là TLS, mức lãi suất tự nhiên được tính là 3,42%/năm (gần với mức lãi
suất thực bình quân 3,61%/năm) với tỉ lệ lạm phát mục tiêu là 5%/năm.
+ Hoàn thiện công tác thống kê chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, từng bước nâng cao độ
chính xác của dữ liệu kinh tế vĩ mô; áp dụng các phương pháp thống kê tiên tiến
trên thế giới nhằm đảm bảo số liệu kinh tế vĩ mô kịp thời, đủ độ chính xác và tin
cậy để làm cơ sở hoạch định chính sách kinh tế, tài chính – tiền tệ.
4.3.2.2 Xây dựng các mô hình kinh tế vĩ mô khác hỗ trợ cho việc ra quyết định
chính sách tiền tệ
Trong quy tắc Taylor, hai biến số quan trọng quyết định sự thay đổi của LSCS
là tỉ lệ lạm phát và độ lệch sản lượng. Để có được LSCS từ quy tắc Taylor phù hợp
với điều kiện kinh tế vĩ mô, NHNN cần xây dựng các mô hình kinh tế để dự báo
lạm phát và độ lệch sản lượng. Có nhiều mô hình dự báo tỉ lệ lạm phát và độ lệch
sản lượng được giới thiệu bởi các nhà kinh tế học trên thế giới, trong đó mô hình
156
của Rudebusch và Svensson (1998) tương đối đơn giản và dễ ứng dụng. Các mô
hình này được giới thiệu như là các công cụ chính sách đối với các NHTW theo
đuổi CSTT lạm phát mục tiêu.
4.3.2.3 Quan hệ giữa lãi suất chính sách và cung tiền
Các nhà hoạch định CSTT thường quan tâm cả hai chỉ tiêu hoạt động là LSCS
và tỉ lệ tăng tổng lượng tiền hay tổng phương tiện thanh toán (M2). Một sự kết hợp
hài hòa giữa tỉ lệ tăng tổng lượng tiền với mức LSCS giúp cho các nhà hoạch định
ra các quyết định về CSTT dễ dàng hơn.
Phương trình kinh tế lượng giữa tỉ lệ tăng M2 (∆M) và it (TLS) được trình bày
ở chương 3 là ∆M = 33,47 - 0.58*it (công thức 3.3), tương ứng với quy tắc Taylor
được hồi qui là 𝒊𝒕 = 𝟔, 𝟓𝟗 + 𝟎, 𝟑𝟕(𝝅𝒕) + 𝟎, 𝟕𝟖(𝒚𝒕) + 𝒖𝒕 (công thức 3.4)
Mô hình (3.3) cho thấy khi NHNN quyết định tăng LSCS là TLS lên 1 đơn vị
thì tổng phương tiện thanh toán M2 giảm 0,58% và ngược lại. Quy tắc Taylor ba
biến hồi quy tương ứng với tỉ lệ tăng M2 có hệ số độ lệch lạm phát (βπ) là 0,37 và
hệ số độ lệch sản lượng (βy) là 0,78 tương ứng với dữ liệu tổng phương tiện thanh
toán M2 ở Việt Nam giai đoạn 2000Q1 – 2015Q4. Các hệ số này cũng gần sát với
cặp hệ số tối ưu là (βπ=0,4, βy=0,6).
Kết luận chương 4:
Trên cơ sở định hướng chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của Đảng và Chính
Phủ giai đoạn năm 2010 – 2020 và định hướng chiến lược CSTT đến năm 2020, từ
kết quả nghiên cứu lý luận về quy tắc Taylor và vai trò quy tắc Taylor trong cơ chế
điều hành lãi suất của NHTW để rút ra các điều kiện vận dụng quy tắc Taylor ở Việt
Nam, bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ sự vận dụng thực tế quy tắc Taylor của
NHTW các nước, cùng với các bằng chứng thực nghiệm về tính hiệu quả của quy
tắc Taylor qua việc phân tích thực trạng chính sách lãi suất của Việt Nam với các dữ
liệu kinh tế vĩ mô thời kỳ năm 2000 – 2015 cho thấy Việt Nam có thể ứng dụng quy
tắc Taylor, tác giả đã đề xuất các giải pháp cơ bản để vận dụng quy tắc Taylor trong
cơ chế điều hành lãi suất của NHNN. Theo đó, Việt Nam nên đi theo hướng áp
dụng chế độ CSTT lạm phát mục tiêu với việc tiếp tục xác định công cụ LSCS là
157
LSCB và xây dựng một khung pháp lý để thực hiện khuôn khổ CSTT lạm phát mục
tiêu, đồng thời có chiến lược hướng đến mục tiêu lạm phát dài hạn ở mức 2%-
3%/năm. Quy tắc Taylor được đề xuất sử dụng để xác định mức LSCS tham chiếu
giúp NHNN ra quyết định chính sách lãi suất theo một quy trình chủ động trên cơ
sở dự báo các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô thời kỳ ngắn, trung và dài hạn. Bên cạnh đó,
việc xây dựng qui chế công bố thông tin cũng quan trọng góp phần minh bạch hóa
CSTT và gia tăng niềm tin của công chúng vào sự cam kết kiểm soát lạm phát của
NHNN, góp phần ổn định giá cả và tăng trưởng kinh tế bền vững. Luận án đã đóng
góp một số giải pháp cơ bản với mong muốn hoàn thiện chính sách lãi suất của
NHNN, nâng cao tính hiệu quả, khoa học và minh bạch của cơ chế điều hành lãi
suất, thông qua đó góp phần thực hiện thành công mục tiêu phát triển kinh tế xã hội
do Quốc hội và Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đề ra.
158
PHẦN KẾT LUẬN
Lãi suất là giá cả tiền cho vay, là khoản lợi nhuận đầu tư bằng tiền. Hơn nữa
lãi suất là công cụ điều hành của các NHTW trong việc điều tiết hoạt động cung cầu
vốn trong nền kinh tế. Việc hiểu rõ và vận dụng đúng công cụ lãi suất trong CSTT
sẽ mang lại lợi ích cho nền kinh tế bởi lãi suất ảnh hưởng trực tiếp đến các tổ chức
tín dụng, doanh nghiệp và người tiêu dùng. LSCS là công cụ CSTT của các NHTW.
Để có được một công cụ chính sách hiệu quả các NHTW sử dụng các phương pháp
khác nhau để tính toán mức lãi suất hợp lý. Quy tắc Taylor là một quy tắc phổ biến
trên thế giới để xác định mức LSCS được nhiều nhà kinh tế và học giả nghiên cứu
và ứng dụng để phân tích CSTT. Luận án đã đi sâu vào nghiên cứu nội hàm của quy
tắc Taylor làm công cụ định hướng đề xuất các giải pháp cơ bản góp phần hoàn
thiện chính sách lãi suất của NHNN. Luận án phân tích thực trạng chính sách lãi
suất ở Việt Nam qua việc sử dụng quy tắc Taylor gốc và các mô hình kinh tế có liên
quan với số liệu kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong giai đoạn năm 2000-2015 bao
gồm thời kỳ phát triển kinh tế ổn định là 2000-2007 và thời kỳ lạm phát cao và kinh
tế tăng trưởng chậm từ năm 2008-2015.
Trên cơ sở tính toán dữ liệu, kết quả cho thấy mức LSCS theo quy tắc Taylor
rất gần với mức trần lãi suất huy động ngắn hạn của NHNN. Điều này có ý nghĩa
thực tiễn trong việc áp dụng quy tắc Taylor ở Việt Nam và được minh chứng qua
thực tế Việt Nam đã kiểm soát lạm phát cao rất tốt ở năm 2008 và 2011 trở đi.
Luận án nghiên cứu áp dụng kinh tế lượng để phân tích hồi qui quy tắc
Taylor trong điều kiện kinh tế Việt Nam ở giai đoạn năm 2000 – 2015 ở mô hình
hồi qui ba biến và mô hình vector tự hồi qui (VAR). Kết quả hồi qui cho thấy quy
tắc Taylor theo công thức của Woglom (2003) với độ trễ bằng 1 sử dụng phương
trình làm phẳng lãi suất phù hợp với dữ liệu kinh tế vĩ mô của Việt Nam giai đoạn
năm 2000 - 2015. Dự báo lãi suất qua các mô hình thể hiện ở chương 3 cho thấy các
chỉ tiêu đánh giá công tác dự báo lãi suất đều nhỏ, gần với 0, cho thấy mô hình sử
dụng có độ tin cậy cao.
159
Việc phân tích thực trạng chính sách lãi suất bằng công cụ hàm phản ứng đẩy
và phân rã phương sai cho thấy mặc dù hai yếu tố lạm phát và trần lãi suất có tác
động qua lại tương đối mạnh, sự tăng trưởng kinh tế vẫn phụ thuộc nội tại vào chính
các yếu tố sản xuất và là nền tảng cơ bản để kiểm soát lạm phát và thực hiện chính
sách lãi suất ổn định một cách hiệu quả. Lạm phát và lãi suất tác động mạnh lẫn
nhau trong vòng ba quý đầu tiên, cho thấy việc nâng lãi suất góp phần làm giảm lạm
phát cao ở Việt Nam trong hai năm 2008 và 2011.
Kết quả dự báo năm 2016 cho thấy NHNN áp dụng trần lãi suất huy động
ngắn hạn sát với trần lãi suất dự báo. Để thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát
NHNN cần quan tâm đến diễn biến chỉ số giá tiêu dùng và mức tăng GDP từng quý
để có sự điều chỉnh phù hợp. Việc kiểm soát lạm soát qua trần lãi suất có hiệu quả
nhanh ở ngay quý đầu tiên và hai quý sau đó, và tiếp theo ổn định dần trần lãi suất
để duy trì mức tăng trưởng kinh tế, tránh rơi vào suy thoái.
Trên cơ sở nghiên cứu sự vận dụng của quy tắc Taylor của các NHTW trên
thế giới và phân tích chính sách lãi suất của Việt Nam giai đoạn năm 2000 – 2015,
nhằm thỏa mãn các điều kiện vận dụng quy tắc Taylor đối với một NHTW, luận án
đã đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm mong muốn góp phần nâng cao tính hiệu
quả, khoa học và minh bạch của cơ chế điều hành lãi suất nhằm hoàn thiện chính
sách lãi suất của NHNN, nâng cao vị thế và vai trò của NHNN trong quá trình xây
dựng và phát triển nước Việt Nam, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển
kinh tế xã hội do Quốc hội và Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam đề ra.
Với mục tiêu và phương pháp nghiên cứu xác định, luận án đã trả lời các vấn
đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu đề tài “Vận dụng quy tắc Taylor trong cơ chế
điều hành lãi suất của NHNN” với mục đích góp phần nâng cao hiệu quả cơ chế
điều hành lãi suất trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam giàu
mạnh, hội nhập toàn diện và vững chắc vào nền kinh tế thế giới.
160
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ
1. Nguyễn Trần Ân 2012, ‘Vận dụng mô hình năm tác lực trong huy động vốn của
các ngân hàng thương mại khi có trần lãi suất’, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng
số 73, tháng 4 năm 2012.
2. Nguyễn Trần Ân 2012, ‘Kiểm chứng công thức Taylor trong chính sách lãi suất
ở Việt Nam’, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng số 77, tháng 8 năm 2012.
3. Nguyễn Trần Ân 2016, ‘Quy tắc Taylor và chính sách tiền tệ tối ưu tại Việt
Nam’, Tạp chí Ngân hàng số 17, tháng 9 năm 2016.
4. Nguyễn Trần Ân 2016, ‘Bàn về lãi suất cơ bản ở Việt Nam’, Tạp chí Ngân
hàng số 21, tháng 11 năm 2016.
5. Nguyễn Trần Ân 2016, ‘Phân tích chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam bằng quy tắc Taylor gốc’, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng số 128,
tháng 11 năm 2016.
161
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt
Châu Anh 2014, TS Lê Đăng Doanh: Tính vống GDP để nhóm lợi ích lung đoạn,
đăng ngày 12/08/2014, truy cập tại <
vonggdpdenhomloiichlungdoand168179.html>, [truy cập ngày 12/08/2016].
Danh Đức 2008, ‘Người trí thức “không trùm mền” ’, Tuổi trẻ cuối tuần, số 41-
2008 ngày 17/10/2008.
Đỗ Hà 2012, ‘Bất cập CPI’, đăng ngày 22/01/2012 tại Báo điện tử Doanh nhân Việt
Nam toàn cầu, truy cập tại <
185537/bat-cap-cpi.aspx>, [truy cập ngày 11/08/2016].
Hoàng Ngọc Nhậm và ctg 2007, Giáo trình kinh tế lượng, Khoa Toán Thống Kê,
Trường Đại Học Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Lao Động – Xã hội.
Lê Kim Sa 2011, ‘Nhìn lại kinh tế toàn cầu năm 2011: Khó khăn tích lũy và tương
lai ảm đạm’, Bài nghiên cứu NC-26, Trung Tâm Nghiên Cứu Kinh tế và
Chính sách, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Lý Hoàng Ánh 2013, ‘Bàn thêm về lãi suất cơ bản trong cơ chế điều hành lãi suất
ngân hàng hiện nay’, Tạp chí Ngân hàng số 12, tháng 6/2013.
Lý Hoàng Ánh, Lê Thị Mận và ctg 2012, Chính sách Tiền tệ, Trường Đại Học Ngân
Hàng Tp. Hồ Chí Minh, Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
trang 95 - 99.
Minh Đức 2016a, Ngân hàng Nhà nước có đỡ nổi “đơn hàng” đa mục tiêu?, đăng
ngày 27/05/2016, truy cập tại <
nuoccodonoidonhangdamuctieu2016052701137483.htm>, [truy cập ngày
02/12/2016].
Minh Đức 2016b, Chính sách tiền tệ “lách” giữa muôn trùng vây, đăng ngày
30/05/2016, truy cập tại <
giuamuontrungvay20160530030433542.htm>, [truy cập ngày 02/12/2016].
162
Minh Trí 2014, Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, đăng ngày 16/01/2014,
truy cập tại <
tu/day-manh-thanh-toan-khong-dung-tien-mat-2939948.html>, [truy cập ngày
11/09/2014].
N. Trần Tâm 2013, ‘Số liệu thống kê về kinh tế Việt Nam: Ông nói gà, bà nói vịt’,
đăng ngày 15/07/2013 trên Báo Thanh Niên, truy cập tại <
kinhdoanh/solieuthongkevekinhtevietnamongnoigabanoivit22395.html>, [truy
cập ngày 12/08/2016].
Nghị quyết Quốc hội số 10/2011/QH13 ngày 08 tháng 11 năm 2011.
Nguyễn Thanh Tuyền và Nguyễn Lê Anh 2015, ‘Mối quan hệ hữu cơ giữa thể chế,
cơ chế, chính sách, cơ chế điều hành và hành vi ứng xử’, Tạp chí Phát triển &
Hội nhập, Số 22(32), Tháng 05-06/2015, Trường Đại học Kinh tế và Tài chính
thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Trần Ân 2012, ‘Kiểm chứng công thức Taylor trong chính sách lãi suất ở
Việt Nam’, Tạp chí Công nghệ Ngân Hàng, số 77, tháng 8/2012.
SGTT 2010, Thay lãi suất cơ bản bằng lãi suất chính sách, đăng ngày 31/05/2010,
truy tập tại <
c/4339481.epi>, [truy cập ngày 28/02/2017].
Thời Báo Tài Chính Việt Nam 2016, Số liệu GDP địa phương: Sẽ không còn 'dở
khóc, dở cười, đăng ngày 23/06/2016, truy cập tại <
vietnam.vn/pages/thoisu/20160623/solieugdpdiaphuongsekhongcondokhocdoc
uoi32866.aspx>, [truy cập ngày 11/08/2016].
Trần Trí Dũng 2010, ‘Nhìn lại cơ chế điều chỉnh lãi suất ở Việt Nam’, Tạp chí
Cộng sản, 4/5/2010.
Trung tâm thông tin tư tưởng Thành phố Hồ Chí Minh 2016, Định hướng và triển
vọng chính sách tiền tệ giai đoạn 2016-2020, đăng ngày 30/05/2016, truy cập
tại <
chinhsachtientegiaidoan20162020841>, [truy cập ngày 17/08/2016].
163
Văn kiện Đại Hội XI của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Chiến Lược Phát Triển Kinh
Tế-Xã Hội 2011-2020.
Văn Tạo 2009, ‘Thanh toán không dùng tiền mặt thực trạng, nguyên nhân và giải
pháp’, Tạp chí Ngân hàng số 19/2009, truy cập tại <
index.php?view=article&catid=43&id=1644>, [truy cập ngày 11/09/2014].
Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Anh
Amato, J. D. 2005, ‘The role of the natural rate of interest in monetary policy’, BIS
working paper, No. 171, Bank for International Settlements.
Archibald, J. and Hunter L. 2001, ‘What is the neutral real interest rate, and how
can we use it?’, Bulletin Vol.64 no.3, Reserve Bank of New Zealand.
Asso, P. F., Kahn, G. A., and Leeson, R. 2010, The Taylor Rule & the Practice of
Central Banking, RWP 10-05, The Federal Reserve Bank of Kansas City.
Ball, L. 1999, ‘Policy Rules for Open Economies’, Monetary Policy Rules,
University of Chicago Press, January 1999.
Bank of England, ‘Explanatory Notes–Wholesale’, available from
bankofengland.co.uk/statistics/pages/iadb/notesiadb/wholesale_baserate.aspx,
[accessed on 23 July 2014].
Bank of England 2001, The transmission mechanism of monetary policy, Monetary
Policy Committee.
Bank of England 2006, The Framework for the Bank of England’s Operations in the
Sterling Money Markets.
Bank of Japan 2013, The “Price Stability Target” under the Framework for the
Conduct of Monetary Policy, Bank of Japan.
Barnett, W.A. & Duzhak, E.A. 2008, ‘Non-robust dynamic inferences from
macroeconometric models: Bifurcation stratification of confidence regions.
Physical A: Statistical Mechanics and Its Applications 387(15), 3817-3825.
164
Batini, N., Harrison, R., and Millard P. S. 2001, Monetary Policy Rules for an Open
Economy, January 2001.
Belingher, D., B. and Bodislav D-A. D.D. 2012, ‘The Optimal Interval for the
Taylor rule – Appliance in Romania’, International Journal of Mathematical
Models and Methods in Applied Sciences, Issue 2, Volume 6.
Bernhardsen, T. and Gerdrup, K. 2007, ‘The neutral real interest rate’, Economic
Bulletin, 2/2007, Norges Bank.
Billi, R. M. 2011, Output Gaps and Monetary Policy at Low Interest Rates, Federal
Reserve Bank of Kansas City.
Canova F. 2007, Methods for Applied Macroeconomic Research, Princeton
University Press.
Central Bank of Iceland 2002, ‘The inflation outlook has improved, but the
economic contraction seems to be deepening’, Monetary Bulletin 2002/2.
Central Bank of Iceland 2005, ‘Calculating the output gap’, Monetary Bulletin
2005.1, Appendix 2.
Danfeng, K. 2008, ‘Monetary rule for China: 1994-2006’, East Asia Economic
Research Group Discuss Paper No.14, Feb 2008.
De Brouwer, G. and O’Regan, J. 1997, ‘Evaluating Simple Monetary-policy Rules
for Australia’, Monetary Policy and Inflation Targeting, Proceedings of a
Conference, Reserve Bank of Australia, Sydney, pp. 244-276.
Driffill J., and Rotondi Z. 2007, “Inertia in Taylor Rules”, Birkbeck Working Papers
in Economics & Finance, BWPEF 0702, November 2007.
ECB 2001, Monthly Bulletin, October 2001, pp. 40-43.
Enders W. 1995, Applied Econometric Time Series, 1st Edition, Wiley New York,
1995, pp. 312-316.
Fed 2011, The Federal Reserve Today, 16
th
Edition, published by Federal Reserve
System.
Fed 2014, Federal Reserve statistical release H.15 Selected Interest Rates, released
on 28 July 2014.
165
Federal Open Market Committee (FOMC) 1995-2009, Transcripts of FOMC
meetings,
Friedman, M. 1960, A Program for Monetary Stability, Fordham University Press,
New York.
Hammond, G. 2012, ‘State of the art of inflation targeting’”, CCBS Handbook No.
29 – February 2012 version, published by Bank of England, 2012.
Hang T. N. 2011, Exports, Imports, FDI and Economic Growth, WP no. 11-03,
University of Colorado at Boulder.
IMF (International Monetary Fund) 2015, World Economic Outlook, An Update of
the Key WEO Projections, release on 20 January 2015.
Ivanov V. and Kilian L. 2005, ‘A Practitioner’s Guide to Lag Order Selection for
VAR Impulse Response Analysis’, Studies in Nonlinear Dynamics and
Econometrics, Volume 9, Issue 1, The Berkeley Electronic Press.
Jahan, S. and Mahmud, A. S. 2013, ‘What is the Output gap?’, Back to Basic,
Finance & Development, September 2013.
Judd, J. P. and Rudebusch, G. D. 1998, ‘Taylor’s Rule and the Fed 1970-1997’,
FRBSF Economic Review 1998, number 3.
Kahn, G. A. 2010, ‘Taylor Rule Deviations & Financial Imbalances’, Economic
Review, Second Quarter 2010, The Federal Reserve Bank of Kansas City.
King, M. 1997, Monetary Policy and the Exchange Rate, Bank of England speech at
the National Institute of Economic and Social Research, London, February
1997.
Kozichi, S. 1999, ‘How Useful Are Taylor Rules for Monetary Policy?’, Economic
Review, Second Quarter,1999, Federal Reserve Bank Of Kansas City, p.26.
Laubach, T. and Williams, J. C. 2001, Measuring the Natural Rate of Interest,
Board of Governors of the Federal Reserve System, November 2001.
Lee, J. and Crowley, M. P. 2010, Evaluating the Monetary Policy at European
Central Bank, Federal Reserve Bank of Dallas.
166
Loayza N. and Schmidt-Hebbel K. 2002, Monetary Policy Functions and
Transmission Mechanisms: An Overview, Central Bank of Chile.
Lubik, T. and Slivinski, S. 2010, ‘Is the Output Gap a Faulty Gauge for Monetary
Policy?’, Economic Brief, January 2010, The Federal Reserve Bank of
Richmond.
Lundvall, H. and Westermark A. 2011, ‘What is the natural interest rate?’, Sveriges
riskbank Economic Review 2011:2.
Lütkepohl H. 1991, Introduction to Multiple Time Series Analysis, Chapter 2:
‘Stable Vector Autoregressive Processes’, Springer, Berlin.
Lütkepohl H. 2005, New Introduction to Multiple Time Series Analysis, Chapter 4:
‘VAR order selection and checking the model adequacy’, Springer, Berlin.
Mankiw, N. G. 2012, Principles of Economics, 6th Edition, 2012, South-Western,
Cengage Learning, USA.
Manrique, M. and Marque, J. M. 2004, An Empirical approximation of the natural
rate of interest and potential growth, Banco De Espana, p.12.
McCallum, B.T. 2000, ‘Alternative Monetary Policy Rules: A Comparison with
Historical Settings for the United States, the United Kingdom, and Japan’,
Economic Quarterly of the Federal Reserve Bank of Richmond, Revised
February 2000.
Mehrotra, A. and Sánchez-Fung, J. R. 2010, China’s monetary policy and the
exchange rate, WP2010-09, Federal Reserve Bank of San Francisco.
Mishkin, F. S. 2010, The Economics of Money, Banking and Financial Markets, 9th
Edition, Addison-Wesley, an Imprint of Pearson, published by Pearson
Education, Inc.
Muinhos and Nakane 2006, “Comparing equilibrium real interest rate”, WPS 101,
published by Banco Central Do Brasil, 3/2016.
Neiss, K. S. and Nelson, E. 2001, The real interest rate gap as an inflation
indicator, Bank of England.
Nikolov, K. 2002, Monetary Policy Rules at Bank of England, Bank of England.
167
Orphanides, A. 2002, Historical Monetary Policy Analysis and the Taylor Rule,
Board of Governors of the Federal Reserve System, November 2002.
Orphanides A. 2007, ‘Taylor rules’, Finance and Economics Discussion Series,
Federal Reserve Board, Washington DC, January 2007.
Osborne-Kinch, J. and Holton, S. 2010, A Discussion of the Monetary Condition
Index, Quarterly Bulletin 01 / January 10, Monetary Policy and International
Relations Department, U.K.
Picker, D. A. 2007, International Economic Indicators and Central Banks,
published by John Wiley & Sons, Inc.
Qin, T. & Enders, W., 2008, ‘In Sample and out-of sample properties of linear and
nonlinear Taylor rules’, Journal of Macroeconomics, 30, pp.428-443.
QMS (Quantitative Micro Software) 2007, Eviews 6, User’s Guide I, II.
Reserve Bank of Australia, Monetary Policy, <
monetary- policy.html>, [accessed on 24
th
April, 2015].
Roger, S. 2010, ‘Inflation Targeting Turns 20’, Finance & Development March
2010, pp. 46-49.
Rudebusch, G.D. and Svensson, L.E.O. 1998, Policy Rules for Inflation Targeting,
Working paper 6512.
Siklos L. P., and Wohar E. M. 2004, Estimating Taylor-Type Rules: An Unbalanced
Regression, September 2004, presented at the 3
rd
Annual Conference in
Econometrics: Econometric Analysis of Financial Time Series.
Soderlind P., Soderstrom U., and Vredin A. 2004, Dynamic Taylor and the
Predictability of Interest rates, September 2004.
Stevens, G. 2001, The Monetary Process at RBA, speech to the Economic Society
of Australia (Victorian Branch) Forecasting Conference, Melbourne, October
2010.
Svensson, L.E.O. 1996, ‘Inflation Forecast Targeting: Implementing and
Monitoring Inflation Targets’, NBER working paper series, Working paper
5797.
168
Svensson, L.E.O. 1998, Inflation Targeting as a Monetary Policy Rule, CEPR and
NBER, Institute for International Economic Studies, Stockholm University.
Svensson, L.E.O. 2001, Inflation Targeting: Should It Be Modeled as an Instrument
Rule or a Targeting Rule?, A shorten version of a presentation at the EEA
2001 Annual Congress, Lausanna, August 2001.
Svensson, L.E.O. 2002, ‘Inflation Targeting: Some Extensions’, NBER working
paper series, Working paper 5962.
Svensson, L.E.O. 2003, ‘What is wrong with Taylor rules? Using judgment in
monetary policy targeting rules’, Journal of Economic Literature,January
2003
Tanaka, M. and Young, C. 2008, ‘The Economics of global output gap measures’,
Quarterly Bulletin, 2008 Q3, Bank of International Economic Analysis
Division.
Taylor, J. B. 1993, ‘Discretion versus policy rules in practice’, In Carnegie-
Rochester conference series on public policy.
Taylor, J. B. 2007a, ‘Globalization and Monetary Policy: Missions Impossible’, a
written version at the conference “The International Dimensions of Monetary
Policy”, Girona, Spain, 2007.
Taylor, J. B. 2007b, ‘Housing and Monetary Policy’, Housing, Housing Finance,
and Monetary Policy, Kansas City, Federal Reserve Bank of Kansas City,
August 2007.
Taylor, J. B. 2011, ‘Legislating a Rule for Monetary Policy’, Cato Journal, Vol. 31,
No. 3 (Fall 2011).
Taylor, J. B. 2013, ‘The Effectiveness of Central Bank Independence Versus Policy
Rules’, SIEPR Discussion Paper No. 12-009, Stanford Institute for Economic
Policy Research, Stanford University.
Watson, M.V. 1986, ‘Univariate Detrending Methods with Stochastic Trends’,
Journey of Monetary Economics.
169
Weidner, J. and Williams, J. C. 2009, ‘How big is the Output gap?’, FRBSF
Economic Letter, No. 2009-19, June 12, 2009, Federal Reserve Bank of San
Francisco.
Wicksell, K. 1898, Interest and prices, A Study of the Causes Regulating the Value
of Money, Translated from the German by R. F. KAHN, Macmillan and Co.,
Limited, 1936, Ch. 8, p.123-139.
Williams, J. C. 2003, ‘The Natural Rate of Interest’, FRBSF Economic letter, No.
2003-32, October 31, 2003, Federal Reserve Bank of San Francisco.
Woglom, G. 2003, ‘How Has Inflation Targeting Affected Monetary Policy in
South Africa? South Africa Journal of Economics, 71(2), pp. 198-210.
Woodford, M. 1999, ‘Price-level determination under interest-rate rules’, Chapter 2,
Interest and Prices, manuscript, Princeton University.
Woodford, M. 2000, ‘A neo-Wicksellian framework for the analysis of monetary
policy’, Chapter 4, Interest and Prices, Princeton University.
Danh mục các trang Website tham khảo
bankofengland.co.uk : trang Website của Ngân hàng Trung ương Anh
www.boj.or.jp: trang Website của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản
www.data.worldbank.org: trang Website của Ngân hàng Thế giới
https://www.ecb.europa.eu: trang Website của Ngân hàng Trung ương Châu Âu
trang Website của Quỹ Tiền tệ Quốc tế
trang Website của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ
www.gso.gov.vn: trang Website của Tổng cục Thống kê Việt Nam
trang Website của Ngân hàng Trung ương Úc
www.sbv.gov.vn: trang Website của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
170
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Dữ liệu kinh tế vĩ mô của các thành tố trong quy tắc Taylor (năm).
Phụ lục 2: Dữ liệu kinh tế vĩ mô của các thành tố trong quy tắc Taylor (quý).
Phụ lục 3: Lãi suất cơ bản (năm).
Phụ lục 4: Lãi suất tái cấp vốn (năm).
Phụ lục 5: Lãi suất tái chiết khấu (năm).
Phụ lục 6: Tóm tắt các cột mốc cơ bản trong cơ chế điều hành lãi suất của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam (1995 – 2015).
Phụ lục 7: Tiến trình thực hiện cơ chế điều hành lãi suất (VND) của Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam (1995 – 2015).
Phụ lục 8: Kiểm định quy tắc Taylor đối với Romania.
Phụ lục 9: Lãi suất chính sách (LSCS) theo quy tắc Taylor với các hệ số lạm phát
khác nhau tại mức lạm phát mục tiêu (π*=5%) theo tăng trưởng GDP.
Phụ lục 10: Lãi suất chính sách (LSCS) theo quy tắc Taylor với các hệ số lạm phát
khác nhau tại mức lạm phát mục tiêu (π*=6%) theo tăng trưởng GDP.
Phụ lục 11: Lãi suất chính sách (LSCS) theo quy tắc Taylor với các hệ số lạm phát
khác nhau tại mức lạm phát mục tiêu (π*=7%) theo tăng trưởng GDP.
Phụ lục 12A: Lãi suất chính sách (LSCS) quý theo quy tắc Taylor với các mức lạm
phát mục tiêu (π*) và độ lệch so với lãi suất cơ bản (LSCB) và trần lãi
suất (TLS).
Phụ lục 12B: Lãi suất chính sách (LSCS) quý theo quy tắc Taylor với các mức lạm
phát mục tiêu (π*) và độ lệch so với lãi suất tái chiết khấu (LSTCK)
và lãi suất tái cấp vốn (LSTCV).
Phụ lục 13: So sánh chỉ tiêu đánh giá của mô hình Taylor biến quá khứ (back-
looking) với các độ trễ n, p khác nhau, thời kỳ 2000Q1 – 2015Q4.
Phụ lục 14: Kiểm định quan hệ nhân quả qua phương pháp GCBEW, thời kỳ
2000Q1 – 2015Q4.
171
Phụ lục 15: Kết quả hồi qui theo phương pháp Two-Stage Least Square giữa hai
biến ΔM (M2) và it (TLS).
Phụ lục 16: Phương cách công bố thông tin chính sách tiền tệ (CSTT) của một số
ngân hàng trung ương (NHTW).
Phụ lục 17: Quyết định chính sách tiền tệ, sự minh bạch và công bố thông tin của
các ngân hàng trung ương áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu.
172
173
174
175
176
177
178
179
180
181
182
183
PHỤ LỤC 6
TÓM TẮT CÁC CỘT MỐC CƠ BẢN TRONG CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH
LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
(1995 – 2015)
Mốc thời gian Cơ chế điều hành lãi
suất (LS)
Thông tư, Quyết
định của NHNN
Ghi chú
1995-T.8/1996 Trần lãi suất (TLS) tiền
vay đối với cho vay
ngắn hạn, trung và dài
hạn.
LSCV – LSTG =
0,35%/tháng (VND)
-381/QĐ-NHNN1
ngày 28/12/1995
-191/ QĐ-NHNN1
ngày 15/7/1996
-225/ QĐ-NHNN1
ngày 27/8/1996
-Điều chỉnh
mức TLS
-Điều chỉnh
mức TLS
T.9/1996-
T.8/2000
Nới lỏng chính sách lãi
suất, dỡ bỏ qui định biên
độ giữa LSCV và
LSTG, vẫn giữ TLS tiền
vay
-266/ QĐ-NHNN1
ngày 27/9/1996
-39/1998/ QĐ-
NHNN1 ngày
17/1/1998
-189/1999/ QĐ-
NHNN1 ngày
29/5/1999
-266/1999/QĐ-
NHNN1 ngày
30/7/1999
-383//1999/QĐ-
NHNN1 ngày
22/10/1999
-Điều chỉnh
mức TLSCV
-Điều chỉnh
mức TLSCV
-Điều chỉnh
mức TLSCV
-Điều chỉnh
mức TLSCV
T8/2000 -LSCV nội tệ = LSCB +
0,3%/tháng (ngắn hạn)
hoặc 0,5%/tháng (trung,
dài hạn)
-LSCV ngoại tệ =
SIBOR (3 tháng) +
1%/năm (ngắn hạn)
hoặc 2,5%/năm (trung,
dài hạn)
-242/2000/QĐ-
NHNN1 ngày
02/08/2000
-241/2000/QĐ-
NHNN1 ngày
02/08/2000
-243//2000/QĐ-
NHNN1 ngày
02/08/2000
-Hiệu lực
5/8/2000
T.5/2001 TLS ngoại tệ dỡ bỏ.
Người cho vay và đi vay
tự thỏa thuận LS
718/2001/ QĐ-NHNN
ngày 29/05/2001
Dựa trên cơ sở
LS thị trường
quốc tế và
184
quan hệ cung-
cầu vốn trong
nước
2002-2007 Cơ chế LS thỏa thuận.
NHNN công bố LSCB
trên cơ sở tham khảo
mức LSCV thương mại
(TM) đối với khách
hàng tốt nhất trong hoạt
động tín dụng TM bằng
VNĐ
546/2002/QĐ-NHNN
ngày 30/05/2002
Người cho vay
và người đi
vay tự thỏa
thuận LS
T. 02/2008 Áp dụng TLS huy động
(HĐ) 12%/năm
Công điện 02/CĐ-
NHNN ngày
26/02/2008
Kiểm soát lạm
phát, mức tăng
tín dụng
T. 05/2008 Áp dụng LSCB.
LSCV, LSTG không
vượt quá 150% mức
LSCB do NHNNVN
công bố
16/2008/QĐ-NHNN
ngày 16/05/2008
Hiệu lực
19/05/2008
T. 02/2009 LSCV thỏa thuận phục
vụ nhu cầu đời sống
01/2009/TT-NHNN
ngày 23/01/2009
Hiệu lực
01/02/2009
T. 02/2010 TLS tiền gửi (TG) đô la
Mỹ (USD) đối với tổ
chức kinh tế tại TCTD
1%/năm
03/2010/ TT-NHNN
ngày 10/2/2010
Hiệu lực
11/02/2010
T. 04/2010 LSCV bằng VND theo
cơ chế thỏa thuận
12/2010/ TT-NHNN
ngày 14/04/2010
Hiệu lực
14/04/2010
T.03/2011 TLSHĐ bằng VND
14%/năm.
Không qui định mức
LSCB
02/2011/ TT-NHNN
ngày 03/03/2011
Hiệu lực
03/03/2011
T.04/2011 TLSHĐ vốn tối đa bằng
USD
-09/2011/ TT-NHNN
ngày 09/04/2011
-14/2011/ TT-NHNN
ngày 01/06/2011
-Hiệu lực
13/04/2011
-Điều chỉnh
mức TLSHĐ,
hiệu lực
02/06/2011
T.09/2011 TLSHĐ bằng VND
Không kỳ hạn (KH),
KH <1 tháng: 6%/năm
KH > 1 tháng: 14%/năm
30/2011/ TT-NHNN
ngày 28/9/2011
Hiệu lực
01/10/2011
T.3/2012 TLSHĐ bằng VND 05/2012/ TT-NHNN Hiệu lực
185
Không kỳ hạn (KH),
KH <1 tháng (Th):
5%/năm
KH > 1 Th: 13%/năm
ngày 12/03/2012 13/03/2012
T.4/2012 TLSHĐ bằng VND
Không kỳ hạn (KH),
KH <1 tháng (Th):
4%/năm
KH > 1 Th: 12%/năm
08/2012/ TT-NHNN
ngày 10/04/2012
Hiệu lực
11/04/2012
T.5/2012 TLSHĐ bằng VND
Không kỳ hạn (KH),
KH <1 tháng (Th):
3%/năm
KH > 1 Th: 11%/năm
17/2012/ TT-NHNN
ngày 25/05/2012
Hiệu lực
28/05/2012
T.6/2012 TLSHĐ bằng VND
Không kỳ hạn (KH),
KH <1 tháng (Th):
2%/năm
KH: 1Th – < 12Th:
9%/năm
KH ≥ 12Th: do TCTD
quyết định
19/2012/ TT-NHNN
ngày 08/06/2012
Hiệu lực
11/06/2012
T. 05/2012 TLSCV ngắn hạn
LSCV=TLSHĐ (>1Th)
+ 3%/năm
14/2012/ TT-NHNN
ngày 04/05/2012
Hiệu lực
08/05/2012
T. 06/2012 TLSCV ngắn hạn bằng
VND 13%/năm phục vụ
một số lĩnh vực, ngành
kinh tế
20/2012/ TT-NHNN
ngày 08/06/2012
Hiệu lực
11/06/2012
T.12/2012 TLSHĐ bằng VND
Không kỳ hạn (KH),
KH <1 tháng: 2%/năm
KH: 1 Th – < 12 Th:
8%/năm
KH ≥ 12 tháng: do
TCTD quyết định
32/2012/ TT-NHNN
ngày 21/12/2012
Hiệu lực
24/12/2012
T.12/2012 TLSCV ngắn hạn bằng
VND 12%/năm phục vụ
một số lĩnh vực, ngành
kinh tế
33/2012/ TT-NHNN
ngày 21/12/2012
Hiệu lực
24/12/2012
T.03/2013 TLSCV ngắn hạn bằng
VND 11%/năm phục vụ
09/2013/ TT-NHNN
ngày 25/03/2013
Hiệu lực
26/03/2013
186
một số lĩnh vực, ngành
kinh tế
T.03/2013 TLSHĐ bằng VND
KH: 1 Th – < 12 Th:
7,5%/năm
08/2013/ TT-NHNN
ngày 25/03/2013
Hiệu lực
26/03/2013
T.05/2013 TLSCV ngắn hạn bằng
VND 10%/năm phục vụ
một số lĩnh vực, ngành
kinh tế
10/2013/ TT-NHNN
ngày 10/05/2013
Hiệu lực
13/05/2013
T.06/2013 TLSCV ngắn hạn bằng
VND 9%/năm phục vụ
một số lĩnh vực, ngành
kinh tế
16/2013/ TT-NHNN
ngày 27/06/2013
Hiệu lực
28/06/2013
T.06/2013 TLSHĐ bằng VND
Không kỳ hạn (KH),
KH <1 tháng (Th):
1,2%/năm
KH: 1Th – <6Th:
7%/năm
KH ≥ 6Th: do TCTD
quyết định
15/2013/ TT-NHNN
ngày 27/06/2013
Hiệu lực
28/06/2013
T.03/2014 TLSHĐ bằng VND
Không kỳ hạn (KH),
KH <1 tháng (Th):
1%/năm
KH: 1Th – <6Th:
6%/năm
498/QĐ-NHNN ngày
17/03/2014
Hiệu lực
18/03/2014
T.03/2014 TLSCV ngắn hạn bằng
VND 8%/năm phục vụ
một số lĩnh vực, ngành
kinh tế
499/QĐ-NHNN ngày
17/03/2014
Hiệu lực
18/03/2014
T.10/2014 TLSHĐ bằng VND
Không kỳ hạn (KH),
KH <1 tháng (Th):
1%/năm
KH: 1Th – <6Th:
5,5%/năm
2173/QĐ-NHNN
ngày 28/10/2014
Hiệu lực
29/10/2014
T.10/2014 TLSCV ngắn hạn bằng
VND 7%/năm phục vụ
một số lĩnh vực, ngành
kinh tế
2174/QĐ-NHNN
ngày 28/10/2014
Hiệu lực
29/10/2014
Nguồn: tổng hợp từ các quyết định về lãi suất huy động và cho vay của Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam (www.sbv.gov.vn)
187
188
189
190
191
192
193
194
195
196
197
198
199
200
201
202
203
204
205
206
207
208
209
210
211
212
213
214
215
PHỤ LỤC 16
PHƯƠNG CÁCH CÔNG BỐ THÔNG TIN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ (CSTT)
CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG (NHTW)
Mục tiêu
CSTT
Công cụ
CSTT
Cơ quan ra quyết
định CSTT
Định kỳ họp Công bố thông
tin
1. NHTW Mỹ (Fed)*
CPI: 2% Federal funds
rate (FFR): lãi
suất cho vay
qua đêm
FOMC gồm 7 thành
viên Hội đồng
Thống Đốc và 12
Chủ tịch của 12 chi
nhánh của Fed
8 cuộc họp/
năm được lên
lịch trước.
Ngoài ra còn
có các cuộc
họp qua điện
thoại nếu cần
(option)
. Công bố mức
FFR ngay sau
cuộc họp.
. Công bố của
Chủ tịch và Phó
Chủ tịch Fed.
. Từ 2007 công
bố dự báo lạm
phát quí và hoạt
động kinh tế
trong 3 năm.
2. NHTW Anh (BoE)
CPI: 2% LSCB chính
thức (official
bank rate)
Ủy Ban CSTT gồm
Thống Đốc, 2 Phó
Thống Đốc, 2 thành
viên điều hành và 4
chuyên gia chỉ định
bởi Bộ Trưởng Tài
Chính.
Hàng tháng . Bản tuyên bố
CSTT tại thời
điểm lãi suất
thay đổi.
. Biên bản họp
công bố 2 tuần
sau cuộc họp.
3. NHTW Châu Âu (ECB)
.Tỉ lệ
tăng M3:
4.5%
.Tỉ lệ lạm
phát :
≤ 2%
. Lãi suất trên
nghiệp vụ tài
trợ chính.
. Lãi suất tiền
gửi ký gửi qua
đêm khu vực
đồng Euro.
. Lãi suất tiền
vay biên tế đối
với các khoản
cho vay qua
đêm.
Hội Đồng Thống
Đốc và Hội Đồng
Điều Hành
(Executive Board)
gồm Chủ tịch, Phó
Chủ tịch và 4 thành
viên là chuyên gia
về tài chính tiền tệ.
Họp báo hàng
tháng
. Công bố thay
đổi chính sách
tiền tệ (lãi suất)
tại cuối cuộc
họp.
. Bản tin hàng
tháng công bố
sau khi họp 1
tuần.
216
4. NHTW Nhật Bản (BoJ)
CPI:
2%
Lãi suất cho
vay qua đêm
không thế chấp
(áp dụng từ
09/03/2006)
Hội đồng chính
sách tiền tệ gồm
Thống Đốc, 2 Phó
Thống Đốc và 6
thành viên
2 lần/tháng Công bố báo chí
ngay sau khi
cuộc họp kết
thúc.
5. NHTW Úc (RBA)
CPI:
2-3%
Lãi suất cho
vay qua đêm
(cash rate)
Hội Đồng Thống
Đốc gồm 9 thành
viên: Thống Đốc,
Phó Thống Đốc,
Thư Ký Bộ Tài
Chính và 6 thành
viên bên ngoài.
11 cuộc họp /
năm được lên
lịch trước
Công bố quyết
định lãi suất vào
ngày sau ngày
họp.
Nguồn:
Picker, D. A. 2007, International Economic Indicators and Central Banks, Part
One: Central Banks, published by John Wiley & Sons, Inc.
(*): Fed 2011, The Federal Reserve Today, 16 Edition, published by Federal
Reserves System.
217