Luận án Việc làm cho người lao động nông thôn ở tỉnh Hủa Phăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Để giảm được sức ép về lao động và giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn ở tỉnh Hủa Phăn cần phát huy tiềm năng và thế mạnh của toàn tỉnh, thực hiện đồng bộ bảy giải pháp mà luận án đã đề xuất đó là: Hoàn thiện hệ thống chính sách giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn; Phát triển thị trường sức lao động; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Đa dạng hóa các hình thức sản xuất kinh doanh; Đẩy mạnh đào tạo nghề cho người lao động ở nông thôn; Giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm, và các chương trình mục tiêu quốc gia; Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và năng lực quản lý của Nhà nước. Những giải pháp trên đây vừa có ý nghĩa thực tiễn trước mắt vừa có ảnh hưởng lâu dài trong giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, đưa nước Lào thoát khỏi tình trạng kém phát triển và tiếp tục kiên trì tiến lên con đường chủ nghĩa xã hội.

pdf171 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 741 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Việc làm cho người lao động nông thôn ở tỉnh Hủa Phăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à đa dạng hóa các hình thức kinh doanh để tạo nhiều việc làm, thu hút được nhiều lao động là hướng đi quan trọng để tăng cầu về lao động, phát triển thị trường sức lao động, giải quyết việc làm cho người lao động. Muốn vậy cần quan tâm tới các khía cạnh sau: Thứ nhất, phát triển kinh tế hộ gia đình theo hướng đa dạng hóa việc làm và từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động ở quy mô hộ gia đình là khả năng lớn nhất thu hút lao động nông thôn hiện nay. Hộ nông dân vẫn là hộ kinh tế tự chủ, đồng thời thực hiện chính sách tích tụ ruộng đất, vận động nông dân liên kết sản xuất để tạo ra vùng sản xuất hàng hóa tập trung và là cơ sở để phát triển kinh tế hợp tác xã, nông nghiệp theo Luật Hợp tác xã kiểu mới trên nguyên tắc tự nguyện và cùng có lợi. Trong nền kinh tế hàng hóa và xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN kinh tế hộ phát triển hết sức linh hoạt thích ứng nhanh góp phần phát triển sản xuất, tạo mở nhiều việc làm phù hợp với nhiều lứa tuổi, mọi trình độ của người lao động. 138 Thứ hai, đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình. Để phát triển kinh tế hộ gia đình cần thực hiện: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền dưới nhiều hình thức để các hộ gia đình lựa chọn ngành sản xuất và chuyển đổi ngành nghề cho phù hợp. Phải có chính sách khuyến khích các hộ gia đình vay vốn và phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ tổ chức sản xuất kinh doanh. Tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật và công nghệ, nhất là công nghệ sinh học cho các hộ gia đình để sản xuất các mặt hàng nông lâm nghiệp gắn với xuất khẩu có giá trị kinh tế cao. Thứ ba, phát triển kinh tế trang trại. Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất cao hơn kinh tế hộ nông dân và cũng là tất yếu phát triển của quá trình chuyển nền sản xuất tự cấp, tự túc manh mún phân tán, quy mô nhỏ, lạc hậu, lên nền sản xuất hàng hóa tập trung lớn, kỹ thuật hiện đại, phù hợp với đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Nhà nước Lào. Để kinh tế trang trại phát triển đúng hướng, thực sự đóng vai trò quan trọng trong giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, cần phải thực hiện tốt một số nội dung sau: Thứ tư, phân vùng quy hoạch gắn với chính sách sử dụng và quản lý đất đai, tạo điều kiện cho kinh tế trang trại phát triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Cần tăng cường đầu tư vốn, khoa học kỹ thuật, mở rộng và phát triển sản xuất thâm canh, có chính sách cho vay vốn ưu đãi để đầu tư phát triển kinh tế trang trại. Tạo điều kiện hỗ trợ về giá, giống, vật tư, kỹ thuật, thuốc thú y, tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật, thông tin thị trường thông qua các chương trình khuyến nông - khuyến ngư. Hỗ trợ các chủ trang trại tìm kiếm thị trường, mở rộng và ổn định thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Hình thành quỹ trợ giá hỗ trợ người sản xuất lúc khó khăn, tổ chức cung cấp thông tin giá cả, dự báo biến động giá cả vật tư, nông sản phẩm trên thị trường thường xuyên cho chủ trang trại để điều hành sản xuất có hiệu quả. Xây dựng kết cấu hạ tầng phục 139 vụ sản xuất và lưu thông hàng hóa, đặc biệt là hệ thống đường giao thông, điện thủy lợi... Thứ năm, xây dựng kinh tế tập thể, nòng cốt là hợp tác xã. Kinh tế tập thể có vai trò và ý nghĩa to lớn trong xã hội, có khả năng tổ chức nhiều công ăn, việc làm cho lao động tại địa phương nói chung và lao động nông thôn nói riêng. Tuy nhiên để biến nó thành những mô hình hoạt động có hiệu quả khẳng định vai trò thực sự to lớn của nền kinh tế tập thể trong vấn đề giải quyết việc làm mang tính khả thi cao, cần phải có một số giải pháp phù hợp với tình hình thực tế ở nông thôn, đó là: Thứ sáu, mở rộng thị trường sức lao động. Các cấp ủy chính quyền ở các huyện, Ban chỉ đạo và quản trị các hợp tác xã cần phải chủ động đề ra các phương án đào tạo nghề và tổ chức sản xuất cho phù hợp với tình hình và khả năng thực tế ở nông thôn. Chủ động tìm kiếm các đối tác liên doanh, liên kết phát triển thị trường, tiêu thụ sản phẩm. Đối với hợp tác xã kinh doanh, hợp tác xã vận tải, hợp tác xã xây dựng, hợp tác xã thương mại... nhiều cơ sở có khả năng đầu tư sản xuất, thu hút thêm lao động, các cơ sở này tổ chức đào tạo nghề theo phương pháp truyền nghề vừa tiết kiệm được chi phí, vừa tạo việc làm và thu nhập cho lao động trong thời gian ngắn. Đào tạo nâng cao trình độ quản lý và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ của các hợp tác xã. Tạo điều kiện cho hợp tác xã vay vốn từ các nguồn vốn đầu phát triển dự án theo quy định của nhà nước, được vay vốn từ các tổ chức tín dụng để đầu tư, nâng cấp mở rộng năng lực sản xuất kinh doanh. Tiến hành tổ chức tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm và mở rộng hợp tác xã điều hành đồng thời có kế hoạch tổ chức, sắp xếp lại một số hợp tác xã theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp. Thứ bảy, ưu tiên phát triển kinh tế tư nhân. Kinh tế tư nhân được xác định là một bộ phận quan trọng cấu thành nền kinh tế đất nước. Tại Hội nghị Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2016), Văn kiện Đại Hội đại biểu toàn quốc 140 lần X đã đề ra chủ trương, giải pháp phát triển kinh tế tư nhân với nhiều nội dung mới, có tác dụng mở đường, khuyến khích thành phần kinh tế này phát triển. Trong những năm qua thành phần kinh tế tư nhân ở tỉnh Hủa Phăn, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân đang đóng góp đáng kể cho công tác giải quyết việc làm. Khi Luật Doanh nghiệp được thi hành, cùng với sự ưu tiên thông thoáng về cơ chế chính sách của tỉnh đã thúc đẩy doanh nghiệp phát triển nhanh cả về số lượng và quy mô kinh doanh. Kinh tế tư nhân đã đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách. Khai thác được tiềm năng, thế mạnh của địa phương về vốn, lao động, tay nghề, nhất là: huyện Xăm Nưa, Viêng Xay, Xăm Tảy, có nhiều làng nghề truyền thống hộ gia đình dệt vải, dệt váy, thúc đẩy sản xuất phát triển, giải quyết việc làm cho hàng trăm người lao động, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Để khai thác tốt hơn tiềm năng kinh tế tư nhân tạo nhiều việc làm cho người lao động ở nông thôn cần tập trung vào các nội dung sau: Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, làm thay đổi cách nhìn, quan niệm của toàn xã hội về kinh tế tư nhân, tôn vinh các doanh nghiệp kinh doanh giỏi, đúng pháp luật, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi giúp kinh tế tư nhân phát triển. Tăng cường thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, uốn nắn, xử lý các sai phạm để các doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Tiến hành cải cách nhằm tạo môi trường đầu tư, kinh doanh an toàn, minh bạch, có tính cạnh tranh cao, phát huy mạnh mẽ tiềm lực kinh tế trong dân, thu hút doanh nghiệp từ ngoài tỉnh và nước ngoài, tăng nhanh hơn nữa số lượng quy mô doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp, huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng hỗ trợ doanh nghiệp một cách thiết thực. 141 Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý Nhà nước, hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính áp dụng mô hình một cửa liên thông của tỉnh, các xã phường và các cơ quan liên quan, xóa bỏ phiền hà, minh bạch hóa các quyết định về chính sách, trợ giúp thông tin đối với doanh nghiệp, công khai quy hoạch phát triển, xây dựng tạo cơ hội bình đẳng cho các doanh nghiệp tiếp cận thông tin từ các cơ quan của tỉnh. Cần huy động mọi nguồn lực đặc biệt về vốn, đào tạo chuyên môn kỹ thuật và nâng cao trình độ văn hóa cho các đối tượng lao động làm việc trong khu vực. Hỗ trợ đào tạo về khởi nghiệp doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp, pháp luật kinh doanh, văn hóa kinh doanh, xuất nhập khẩu. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có mặt bằng sạch sẽ để nhanh chóng đi vào sản xuất kinh doanh, khắc phục tình trạng trì trệ trong giải phóng mặt bằng, gây lãng phí và giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Xây dựng và ban hành các chính sách khuyến khích phát triển các quỹ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, tăng cường khả năng tiếp cận với các nguồn tín dụng cho các doanh nghiệp. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận với các nguồn vốn tại các ngân hàng thương mại, tín dụng ưu đãi, tổ chức tín dụng quốc tế Bồi dưỡng kiến thức, năng lực tổ chức quản lý và phát triển doanh nghiệp cho chủ doanh nghiệp, cán bộ quản lý và những người có nguyện vọng thành lập doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu đào tạo cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất, bảo vệ môi trường và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ nhu cầu sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Phát triển thị trường, xúc tiến thương mại và đầu tư, phổ biến thông tin kỹ thuật, công nghiệp tới các doanh nghiệp và nâng cao năng lực của các doanh nghiệp trong việc xác định, lựa chọn và thích ứng với công nghệ. 142 Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia liên kết ngành ở mọi cấp và hỗ trợ phát triển hiệp hội doanh nghiệp để bảo vệ lợi ích các doanh nghiệp trong hội nhập và cạnh tranh. Thực hiện trợ giúp có trọng điểm về tăng cường khả năng cạnh tranh của một số ngành mà tỉnh có lợi thế so với các địa phương khác. Đặc biệt ưu tiên khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp, chế biến nông, lâm, thủy hải sản, hàng xuất khẩu, các ngành nghề truyền thống, thu hút nhiều lao động, giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn trong quá trình đô thị hóa. 4.2.6. Đẩy mạnh đào tạo nghề cho người lao động nông thôn Trước hết cần đẩy mạnh giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn bằng nhiều hình thức, và biện pháp thông qua các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội. Cũng như các chương trình quốc gia xúc tiến việc làm, và các trung tâm đào tạo nghề, giới thiệu việc làm. Mỗi trung tâm phấn đấu trở thành một mắt xích quan trọng trong thị trường sức lao động (thu nhập, phân tích, xử lý thông tin lao động chính xác, kịp thời). Gắn các trung tâm đó với các doanh nghiệp dưới dạng ký kết hợp đồng về số lượng và chất lượng lao động. Khuyến khích mọi người đầu tư mở mang ngành nghề, tạo thêm việc làm cho người lao động. Giải quyết việc làm tại chỗ, theo các ngành nghề, theo các thành phần kinh tế phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đồng thời chú ý đến đặc điểm, hoàn cảnh của từng khu vực địa lý, các địa bàn sản xuất khác nhau. Thứ nhất, đổi mới căn bản, toàn diện lĩnh vực giáo dục, đào tạo nói chung, đào tạo nghề cho người lao động ở nông thôn nói riêng. Để nâng cao chất lượng nguồn lực lao động nông thôn ở tỉnh Hủa Phăn trước hết, phải đổi mới căn bản lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề từ nội dung đến phương pháp và cách thức tổ chức thực hiện nhằm nâng cao năng lực trí tuệ, mặt bằng dân trí, tạo cơ hội bình đẳng cho mọi người tiếp cận giáo dục, đào tạo để 143 không ngừng phát triển năng lực cá nhân và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Do vậy phải ưu tiên và đầu tư thích đáng cho công tác giáo dục, đào tạo, dậy nghề. Đó là con đường cơ bản để nâng cao trình độ dân trí cho nguồn nhân lực nói chung, nguồn lao động nông thôn nói riêng. Những hoạt động ưu tiên nhằm thực hiện mục tiêu trên là: Tiếp tục thực hiện đồng bộ các chương trình, chính sách của Đảng và nhà nước trong đào tạo nghề trong đó có nội dung, phương thức, phương pháp giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; bổ sung ngân sách để hỗ trợ xây dựng trường đào tạo nghề và mua sắm thiết bị, dụng cụ phục vụ dạng dạy; thực hiện tốt chương trình đưa tin học vào nhà trường đào tạo nghề. Đa dạng hóa loại hình đào tạo, chú trọng đào tạo nghề và đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người lao động hiện có để đáp ứng yêu cầu trình độ công nghệ mới. Tăng cường xây dựng và hoàn thiện đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục tại các cơ sở dạy nghề để đáp ứng nhu cầu học nghề của người dân. Đồng thời không ngừng nâng cao trình độ tay nghề giảng dạy của đội ngũ giáo viên, cập nhật kiến thức và công nghệ mới cho đội ngũ giáo viên dạy nghề. Đào tạo nâng cao chất lượng nhân lực nông thôn, nhằm trang bị cho nông dân có các kiến thức cơ bản và kỹ năng về những ngành, nghề ở nông thôn, đẩy mạnh mở các lớp khuyến nông, khuyến công, khuyến thương nhằm tạo điều kiện cho nông dân đa dạng hóa hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo thêm nhiều việc làm để tăng thu nhập. Củng cố và nâng cao hiệu quả đào tạo tại các trường cao đẳng, trung cấp và dạy nghề trên địa bàn tỉnh, chú trọng đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị cho các trung tâm dậy nghề trọng điểm cấp huyện, thành thị. Hỗ trợ phát triển hệ thống đào tạo, bồi dưỡng nhân lực nông thôn phục vụ cho xuất khẩu lao động để giải quyết việc làm và tăng thu ngoài tệ cho đất nước. 144 Tuyên truyền phổ cập kiến thức về phát triển bền vững nhằm nâng cao dân trí và tuyên truyền nhận thức cho mọi người dân. Trên cơ sở đó huy động toàn dân tham gia thực hiện phát triển bền vững. Thứ hai, đào tạo nghề phải xuất phát từ nhu cầu của người học và nhu cầu phát triển của xã hội. Từ thực trạng công tác dạy nghề ở tỉnh Hủa Phăn trong những năm qua và nhu cầu học nghề của người lao động. Để đạt được mục tiêu về cơ cấu trình độ lao động thông qua đào tạo cho người lao động ở tỉnh Hủa Phăn cần có những biện pháp cụ thể dạy nghề cho người lao động ở nông thôn như sau: Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò của đào tạo nghề nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, xác định giải quyết việc làm là trách nhiệm của nhà nước, doanh nghiệp, của toàn xã hội và mỗi người dân. Nâng cao nhận thức của xã hội và người lao động nhằm tạo sự đồng thuận trong xã hội về vai trò, vị trí của đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn. Thực hiện đồng bộ các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước trong đào tạo nghề, trong đó đặc biệt ưu tiên cho lao động nông thôn được tham gia học nghề. Thực hiện chính sách ưu tiên, chính sách hỗ trợ kinh phí day nghề ngắn hạn cho các đối tượng gia đình chính sách, bộ đội xuất ngũ, thanh niên nông thôn... + Xây dựng phát triển các trường trung tâm dạy nghề trên địa bàn tỉnh đáp ứng nhu cầu học nghề của người dân nông thôn, nhu cầu lao động công nhân kỹ thuật của các thành phần kinh tế đảm bảo yêu cầu đào tạo cân đối về ngành nghề, trình độ. Đầu tư xây dựng phòng học, trang thiết bị học tập phù hợp và đạt tiêu chuẩn ngành nghề đào tạo đối với các trường trung học và trung tâm dạy nghề. Gắn dạy nghề với nhu cầu thị trường lao động, thúc đẩy việc liên kết, hợp đồng giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp, tạo điều kiện cho người học 145 tiếp cận nhanh với công nghệ sản xuất tiên tiến, thuần thục các kỹ năng nghề khi còn học tại trường. Liên kết tạo mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với cơ sở dạy nghề kết hợp giới thiệu lao động đã qua đào tạo, nhằm đẩy mạnh hoạt động giới thiệu việc làm tạo điều kiện để người lao động sau đào tạo tìm được việc làm trong nước và ngoài nước, hướng mạnh xuất khẩu lao động có trình độ tay nghề, trình độ cao. 4.2.7. Giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động và các chương trình mục tiêu quốc gia Giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn ở tỉnh Hủa Phăn cần được thực hiện thông qua các hình thức cơ bản sau: Thứ nhất, thông qua các trung tâm dịch vụ việc làm. Trung tâm dịch vụ việc làm là nơi tư vấn cho người lao động về chính sách lao động và việc làm cho người lao động và người sử dụng lao động. Tăng cường hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm, mở rộng các giao dịch việc làm là cơ hội để người lao động tìm được việc làm và mang lại cơ hội việc làm cho người lao động. Trong những năm qua hệ thống các trung tâm dịch vụ việc làm ở trong nước cũng như ở tỉnh Hủa Phăn phát triển chưa đáp ứng được yêu cầu trong giải quyết việc làm, kinh phí của các trung tâm còn hạn hẹp Để đẩy mạnh phát triển hệ thống các trung tâm dịch vụ việc làm, cần thực hiện một số nội dung sau: Nâng cao năng lực và hiện đại hóa các trung tâm dịch vụ việc làm, xây dựng cơ sở vật chất theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dịch vụ việc làm, nâng cấp trang thiết bị dạy nghề, bổ túc nghề cho người lao động, nâng cao năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác dịch vụ việc làm. 146 Quy hoạch mạng lưới dịch vụ việc làm phù hợp với cơ chế thị trường. Củng cố các trung tâm dạy nghề, dịch vụ việc làm đã có trên địa bàn tỉnh, đồng thời xây dựng mới và khuyến khích các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội và các doanh nghiệp tham gia hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ việc làm. Thực hiện quản lý nhà nước đối với hệ thống các trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định của pháp luật, mặt khác bổ sung các quy định mới về thành lập và hoạt động của các chi nhánh, quy định hoạt động tài chính, tăng thêm nguồn kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ nhân viên. Tuyên truyền giáo dục và nâng cao nhận thức cho người lao động để người lao động hiểu và coi các trung tâm dịch vụ việc làm là nơi đáng tin cậy của họ trong việc lựa chọn việc làm và học nghề, có chính sách hỗ trợ đối với những người thất nghiệp, người thiếu việc làm trong giải quyết việc làm đối với các thành phần “yếu thế” trong xã hội. Thứ hai, thông qua việc thành lập quỹ quốc gia giải quyết việc làm. Trong những năm qua, quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm ở tỉnh Hủa Phăn đã phát huy được vai trò tích cực trong việc thực hiện lồng ghép các chương tình kinh tế -xã hội của địa phương như: xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống của đồng bào sinh sống trên địa bàn tỉnh, các chương trình tổ, nhóm giúp nhau làm kinh tế trong các hội, công đoàn, phụ nữ, thanh niên, hội nông dân thực hiện các dự án, phát triển các dự án cây, con, ngành nghề, tạo vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến theo vùng lãnh thổ. Để phát huy hiệu quả nguồn vốn thông các quỹ, cần thực hiện một số nội dung sau: Tranh thủ tối đa các nguồn vốn hỗ trợ của ngân hàng cấp trên, đồng thời chủ động khai thác những nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, lãi suất thấp cho các địa phương, các chương tình tài trợ trong nước, có chính sách ưu đãi, 147 nguồn vốn ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh, ngân sách huyện, vốn lồng ghép, vốn nhân dân đóng góp giành cho chương trình xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm để đảm bảo nguồn vốn vây. Quan tâm đầu tư, nâng cấp chợ nông thôn, hỗ trợ xây dựng các trung tâm thương mại cấp huyện, để thu hút nguồn hàng phục vụ nhu cầu nhân dân nông thôn. Các cơ quan chuyên môn hướng dẫn, vận động, tuyên truyền và hỗ trợ thành lập, phát triển các hợp tác xã dịch vụ vận tải, xây dựng, tín dụng... để vừa đảm bảo phục vụ nhu cầu của nhân dân nông thôn vừa tăng dần tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu kinh tế và thu hút chuyển dịch lực lượng lao động. Tạo điều kiện và hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và các cơ sở dịch vụ về thông tin, văn hóa, y tế, giáo dục; tăng trưởng dịch vụ khu vực nông thôn hàng năm đạt 10% trở lên. Nâng cao vai trò, trách nhiệm, hiệu quả phối hợp giữa các ngân hàng chính sách xã hội, với lãnh đạo chính quyền địa phương, ngành lao động thương binh xã hội, các tổ chức chính trị xã hội tham gia hợp đồng ủy thác, các đơn vị tham gia cho vay vốn, các trung tâm đào tạo, các dịch vụ xuất khẩu lao động. Hoàn thiện cơ chế chính sách cho phù hợp với điều kiện thực tế địa phương, tạo ra sự thông thoáng trong việc triển khai thực hiện ở các cấp, đơn giản hóa thủ tục hành chính, công khai hóa và thực hiện đúng vai trò của cơ quan quản lý nhà nước trong quan hệ với các chủ thể kinh tế. Phối hợp lồng ghép các chương trình, hướng dẫn cách làm ăn để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; thực hiện tốt công tác thông tin hai chiều, duy trì lịch trực, báo cáo để kịp thời sơ kết, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm. Làm tốt công tác thẩm định kế hoạch dự án, lựa chọn dự án có tính khả thi cho vay vốn ưu đãi, đảm bảo các hộ nghèo, khó khăn được vay vốn. Đặc biệt ưu tiên cho vay vốn ưu đãi để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn hoạt động trên các lĩnh vực thủ công nghiệp, khai thác vật liệu xây dựng, 148 chế biến nông sản dịch vụ, phát triển trang trại, chế biến thức ăn gia súc phục vụ các trang trại chăn nuôi tập trung, tạo nhiều việc làm cho người lao động ở nông thôn. Tiểu kết chương 4 Để giải quyết tốt vấn đề việc làm cho lao động nông thôn ở tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào trong thời gian tới, cần chú ý đến những quan điểm cơ bản như sau: giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của tỉnh là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của chính bản thân người lao động; giải quyết việc làm cho lao động nông thôn phải đặt trong kế hoạch tổng thể phát triển KT-XH của tỉnh, trên cơ sở phát huy những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững; giải quyết việc làm cho lao động nông thôn phải gắn với đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề. Từ những quan điểm cơ bản trên, để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở tỉnh Hủa Phăn cần chú ý đến những giải pháp chủ yếu sau: tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước về giải quyết việc làm; hoàn thiện hệ thống chính sách giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn; phát triển thị trường sức lao động ở nông thôn; chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa nông nghiệp; đa dạng hóa các hình thức sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đây là những giải chủ yếu góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào trong những năm tiếp theo. 149 KẾT LUẬN Việc làm cho người lao động nông thôn là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của toàn hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và của mọi người lao động. Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách giải pháp để giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn qua các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội. Các chương trình, dự án giải quyết việc làm và sự cố gắng của người lao động. Nhờ đó đã giải quyết việc làm cho hàng nghìn người lao động ở nông thôn, cơ cấu lao động đã từng bước chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ lệ thật nghiệp và thiếu việc làm của người lao động ở nông thôn đã giảm dần, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn tăng lên. Tuy vậy, tốc độ tăng dân số ở các vùng nông thôn trong những năm qua khá cao, nên hàng năm số người bước vào độ tuổi lao động khá lớn, số lao động cần được giải quyết việc làm tăng cao, nên còn một bộ phận không nhỏ chưa có việc làm hoặc thiếu việc làm, đời sống gặp nhiều khó khăn. Việc làm cho người lao động nông thôn ở tỉnh Hủa Phăn đang là đòi hỏi bức thiết đối với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào nói chung, tỉnh Hủa Phăn nói riêng. Nhận thức rõ vị trí, vai trò của vấn đề việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn và ảnh hưởng của nó đối với việc cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân. Trong những năm qua, Tỉnh ủy và chính quyền các cấp đã có nhiều chủ trương, chính sách để giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn 5 năm qua cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hủa Phăn đã tạo ra nhiều việc làm mới gắn với đào tạo nghề nâng cao chất lượng nguồn lực lao động, nên đã giải quyết được việc làm cho hàng nghìn lao động ở nông thôn. Tuy vậy, vấn đề việc làm cho người lao động nông thôn ở tỉnh Hủa Phăn vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập như: 150 - Số người đến tuổi lao động ngày một tăng, số người thất nghiệp ở khu vực nông thôn di chuyển ra thành thị tìm việc làm và số người thiếu việc làm ở khu vực nông thôn còn nhiều, gây sức ép rất lớn về nhu cầu giải quyết việc làm đối với chính quyền các cấp. - Trình độ tay nghề của người lao động ở nông thôn tỉnh Hủa Phăn còn thấp, hoạt động dạy nghề còn nhiều hạn chế, yếu kém, nên chất lượng nguồn lực lao động chưa đáp ứng được đòi hỏi của người sử dụng lao động theo yêu cầu, nên gặp khó khăn trong tìm việc làm. - Về cơ chế, chính sách giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn còn thiếu đồng bộ và chưa đủ mạnh. Vì vậy, sức ép về lao động và giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn tỉnh Hủa Phăn vẫn còn là vấn đề bức xúc, khó giải quyết một cách nhanh chóng. Để giảm được sức ép về lao động và giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn ở tỉnh Hủa Phăn cần phát huy tiềm năng và thế mạnh của toàn tỉnh, thực hiện đồng bộ bảy giải pháp mà luận án đã đề xuất đó là: Hoàn thiện hệ thống chính sách giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn; Phát triển thị trường sức lao động; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Đa dạng hóa các hình thức sản xuất kinh doanh; Đẩy mạnh đào tạo nghề cho người lao động ở nông thôn; Giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm, và các chương trình mục tiêu quốc gia; Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và năng lực quản lý của Nhà nước. Những giải pháp trên đây vừa có ý nghĩa thực tiễn trước mắt vừa có ảnh hưởng lâu dài trong giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, đưa nước Lào thoát khỏi tình trạng kém phát triển và tiếp tục kiên trì tiến lên con đường chủ nghĩa xã hội. 151 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Khăm Phen Phêng Phắc Đy (2016), "Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở tỉnh Hủa Phăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào", Tạp chí Kinh tế và quản lý, (20), tr.57-61. 2. Khăm Phen Phêng Phắc Đy (2016), "Vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn ở Lào hiện nay (qua thực tế tỉnh Hủa Phăn)", tại trang lyluanchinhtri.vn, ngày 28/11. 3. Khăm Phen Phêng Phắc Đy (2016), "Phát triển lao động tay nghề và việc làm ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào", Tạp chí Lý luận Chính trị và Hành chính, Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, (4), tr.42-46. 152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Nguyễn Dũng Anh (2016), Việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở thành phố Đà Nẵng, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội. 2. Lê Xuân Bá (2008), "Phát triển việc làm gắn với việc chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn - thành thị", Tạp chí Lao động và xã hội, (326) tr.9-12. 3. Phùng Ngọc Bảo (2008), "Đổi mới đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đất nước", Tạp chí Cộng sản, (9). 4. Bộ luật việc làm Liên bang Nga, Mátxcơva, 1998. 5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn giai đoạn -2020, Hà Nội. 6. Bun Thi Khưa Mi Xay (1999), Phát triển thị trường nông thôn ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia, Hà Nội. 7. Chu Văn Cấp (2003), Nâng cao sức mạnh cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 8. Ngô Đức Cát (2004), "Thực trạng đất nông nghiệp và ảnh hưởng của nó tới lao động nông nghiệp", Tạp chí Kinh tế và phát triển, (82). 9. Ngô Thế Chi, Nguyễn Van Dần (2003), Phân giải pháp và tài chính giải quyết việc làm trong điều kiện hội nhập kinh tế, Nxb Thống kê, Hà Nội. 10. Nguyễn Hoàng Chi (2008), "Giải quyết việc làm, một trong những chương trình góp phần hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Quảng Ngãi", tại trang: [truy cập ngày 06/11/2014]. 153 11. Trần Đình Chín, Nguyễn Dũng Anh (2014), Việc làm cho người lao động bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hóa, công nghiệp hóa ở vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội. 12. Phạm Đức Chính (2005), Thị trường lao động - cơ sở lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 13. Phạm Đức Chính (2010), Hoàn thiện chính sách sử dụng nguồn nhân lực sau xuất khẩu lao động ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính, Hà Nội. 14. Nguyễn Văn Chỉnh (Chủ nhiệm) (1997), Một số giải pháp cơ bản để phát triển và sử dụng nguồn nhân lực khoa học ở các tỉnh miền Trung trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đề tài cấp bộ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 15. Trần Văn Chử (2006), "Các giải pháp tăng cường quản lý của nhà nước đối với thị trường lao động ở Việt Nam", Tạp chí Lao động và Xã hội, (283). 16. Nguyễn Đình Cử (2011), "Những giải pháp góp phần thực hiện đột phá: Phát triển tài nguyên con người nhằm thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào", Kỷ yếu Hội thảo khoa học Việt - Lào, Mã số ĐKXB:706-2001/CXB/ĐHKTQD, Hà Nội. 17. Nguyễn Sinh Cúc (2000), "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn thực trạng và giải pháp", Tạp chí Lao động và Xã hội, (188), tr.21-24. 18. Đỗ Minh Cương (2003), "Dạy nghề cho lao động nông thôn hiện nay”, Tạp chí Nông thôn mới, (91). 19. Dengyang Kong Chi (2016), Vấn đề phát huy nguồn lực thanh niên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 154 20. Nguyễn Hữu Dũng (Chủ nhiệm) (1995), Luận cứ khoa học cho việc xây dựng chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam khi chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, Đề tài cấp Nhà nước KX 04.04, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội. 21. Nguyễn Hữu Dũng, Trần Hữu Trung (1997), Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 22. Nguyễn Hữu Dũng (2008), "Phát triển khu công nghiệp với vấn đề lao động việc làm", Tạp chí Cộng sản, số 5 (149). 23. Bùi Quang Dũng (Chủ nhiệm) (2010), Một số vấn đề phát triển xã hội nông thôn năm 2009 (Lao động và việc làm nông thôn), Đề tài cấp Bộ do Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội. 24. Nguyễn Quốc Dũng (Chủ nhiệm) (2012), Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Đề tài cấp bộ do Học Viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 25. Nguyễn Mậu Dựng (Chủ nhiệm) (1999), Cơ cấu, chất lượng và xu hướng biến động đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Đề tài cấp bộ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 26. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị Quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa VII, Hà Nội. 27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Hà Nội. 28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Hà Nội. 29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 155 30. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 31. Đệt Tạ Kon Phi La Phăn Đệt (2004), Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các bản, ngành ở thành phố Viêng Chăn trong thời kỳ từ năm cách mạng hiện nay, Luận án tiến sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 32. Đỗ Công Định (2005), "Nguồn nhân lực Việt Nam: Thực trạng và giải pháp", Tạp chí Cộng sản, (10). 33. Tạ thị Đoàn (2011), Lao động việc làm của công nhân trong các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ - Thực trạng và những hàm ý chính sáng, Nxb Lao động Hà Nội. 34. Tạ Thị Đoàn (2011), Lao động việc làm của công nhân trong các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ - Thực trạng và những hàm ý chính sách, Nxb Lao động Hà Nội. 35. Nguyễn Đại Đồng (2005), “Giải quyết việc làm cho lao động khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp", Tạp chí Lao động và xã hội, (265). 36. E.F.Schumacher (1994), Những nguồn lực, Nxb Lao động, Hà Nội. 37. Ngô Anh Hà (2004), "Nông dân các vùng quy hoạch đô thị và khu công nghiệp làm gì khi hết đất canh tác", Tạp chí Nông thôn mới, (127). 38. Phạm Mạnh Hà (2012), Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Ninh Bình trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án tiến sĩ Kinh tế phát triển, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 39. Trần Thị Bích Hạnh (2004), Sử dụng có hiệu quả nguồn lao động ở các tỉnh vùng Trọng điểm kinh tế Trung Bộ trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 156 40. Trần Thị Bích Hạnh (2009), Phát triển hệ thống dạy nghề ở tỉnh Quảng Nam - Thực trạng và giải pháp, Đề tài khoa học cấp cơ sở, Học viện Chính trị - Hành chính khu vực III, Đà Nẵng. 41. Hoàng Ngọc Hòa (Chủ nhiệm) (2009), Một số vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh từ việc thu hồi đất của nông dân vùng đồng bằng sông Hồng trong quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, Đề tài tổng kết thực tiễn, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 42. Nguyễn Thị Huệ (2014), Việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thủ đô Hà Nội, Luận án tiến sĩ Kinh tế chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 43. Vũ Thành Hưởng (2005), "Một số vấn đề bức xúc trong việc gắn đào tạo với sử dụng nguồn nhân lực ở nước ta", Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (98). 44. Nguyễn Hải Hữu, Nguyễn Đình Cử và Sommad Phonesena (2011), Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội tại Lào, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam và Lào, giai đoạn 2001 - 2020, tập II, Nxb Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 45. John Maynard Keynes (1994), Lý luận chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 46. Đoàn Văn Khải (2005), Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 47. Khăm Phả Phim Ma Sỏn (2010), Xây dựng đội ngũ công chức quản lý Nhà nước về kinh tế ở Tỉnh BoLyKhămSay Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 157 48. Nguyễn Xuân Khoát (2007), Lao động, việc làm và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn Việt Nam, Nxb Đại học Huế. 49. Lê Thị Ái Lâm (2003), Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo - Kinh nghiệm Đông Á, Nxb Khoa học - Xã hội, Hà Nội. 50. Tăng Minh Lộc (2008), "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở nông thôn", tại trang [truy cập ngày 15/10/2014]. 51. Nguyễn Đình Luận (2000), "Lao động và việc làm ở nông thôn Việt Nam thực trạng và giải pháp", Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, (5), tr.596-598. 52. C Mác, Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 53. Hà Đức Mạnh (2016), "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn một số huyện của tỉnh Lào Cai", Tạp chí Kinh tế và quản lý, (18), tr.37. 54. Phạm Thành Nghị (Chủ nhiệm), Nghiên cứu và đề xuất giải pháp nâng cao hiểu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đề tài KX.05.11, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội. 55. Trần Minh Ngọc (2007), Sử dụng nguồn nhân lực nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Viện Kinh tế học, Hà Nội. 56. Trần Thị Minh Ngọc (2011), Việc làm của nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 57. Hoàng Kim Ngọc (2009), “Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ góp phần tạo việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn”, (209) tr.26-30. 58. Hoàng Thị Thanh Nhàn (1997), Công nghiệp hóa hướng ngoại “sự thần kỳ” của các NIE Châu Á, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 158 59. Nolwen Henaff, Jean - Yves Martin (2001), Lao động việc làm và nguồn nhân lực ở Việt Nam 15 năm đổi mới, Nxb Thế giới mới, Hà Nội. 60. Lê Du Phong (Chủ nhiệm) (2007), Thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình công cộng phục vụ lợi ích quốc gia, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 61. Nguyễn Minh Phong, Phạm Thị Minh Uyên (2009), "Đào tạo nghề và việc làm cho nông dân - Vấn đề bức xúc của hậu giải phóng mặt bằng", Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 13 (453). 62. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật Việc làm, Hà Nội. 63. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Lao động, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 64. Nguyễn Hữu Quỳnh (Chủ biên) (1998), Đại từ điển kinh tế thị trường, Viện Nghiên cứu và phát triển kiến thức bách khoa xuất bản, Hà Nội. 65. Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An (2015), Báo cáo tổng kết công tác xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm 2010 - 2015, Nghệ An. 66. Sở Lao động Thương Binh và xã hội tỉnh Nghệ An (2015), Báo cáo tổng kết giai đoạn 2011 - 2015, Nghệ An. 67. Sở Lao động Thương Binh và xã hội tỉnh Sơn La (2015), Báo cáo tổng kết giai đoạn 2011 - 2015, Sơn La. 68. Sở Lao động Thương Binh và xã hội tỉnh Thanh Hóa (2015), Báo cáo tổng kết giai đoạn 2011 - 2015, Thanh Hóa. 69. Sư Lao Sô Tu Ky (SUELAO SOTOUKY) (2014), Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn. Luận án tiến sĩ Kinh tế chính trị học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 159 70. Lê Bàn Thạch, Trần Thị Tri (2000), Công nghiệp hóa ở NIEs Đông Á và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội. 71. Nguyễn Thanh (2005), Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 72. Nguyễn Khắc Thanh (2007), "Một số vấn đề trong tư duy, nhận thức về phát triển thị trường sức lao động", Tạp chí Cộng sản, số 23 (143) 73. Phạm Đức Thành, Mai Đức Chính (1998), Giáo trình Kinh tế lao động, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 74. Vũ Bá Thể (2005), Phát huy nguồn lực con người để công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. 75. Nguyễn Thị Thơm (2006), Thị trường lao động Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 76. Nguyễn Thị Thơm, Phí Thị Hằng (Đồng chủ biên) (2010), Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 77. Vũ Duy Thông (2009), "Lao động và việc làm", Báo Đà Nẵng, ngày 15/2/2009. 78. Trương Tâm Thư (2008), "Cần đội ngũ công nhân chuyên nghiệp", Báo Lao động, ngày 10/7/2008. 79. Đào Mạnh Thủy (2005), "Dạy nghề cho lao động nông thôn- thực trạng và vấn đề đặt ra", Tạp chí Lao động và xã hội, (274). 80. Phạm Thị Thủy (2010), "Giải quyết việc làm, thu nhập cho người dân bị thu hồi đất: Kinh nghiệm của một số nền kinh tế châu Á", Tạp chí Kinh tế và Chính trị thế giới, (171). 81. Võ Xuân Tiến, Đào Hữu Hòa (2003), "Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lào động, giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng", Tạp chí Kinh tế và phát triển, số (71) tr.22-25. 160 82. Nguyễn Tiệp (2008), "Việc làm cho người lao động trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất", Tạp chí Cộng sản, số 7 (151). 83. Phạm Quang Tín (2007), "Thực trạng việc làm của người lao động trong các hộ dân diện thu hồi đất tỉnh Quảng Nam", Tạp chí Khoa học Công nghệ, (19). 84. Tổ chức Lao động quốc tế (2008), Decent Work in Rural: akey path for povety R eduction (Việc làm thích hợp trong khu vực nông thôn: Chìa khóa cho sự giảm nghèo). 85. Nguyễn Thế Tràm (Chủ nhiệm) (2006), Các giải pháp giải quyết việc làm cho ngư dân các tỉnh Duyên hải miền Trung, Đề tài cấp Bộ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 86. Nguyễn Văn Trung (Chủ biên) (1998), Phát triển nguồn nhân lực trẻ ở nông thôn để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nước ta, Nxb Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 87. Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia (1999), Thị trường lao động trong kinh tế thị trường, Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội. 88. Từ điển tiếng Việt (2008), Nxb Đà Nẵng. 89. Tuan Francis, Somwaru Agapi, Diao Xinshen (...), Lao động nông thôn di cư, đặc điểm và mô hình việc làm - Nghiên cứu dựa trên điều tra nông nghiệp Trung Quốc. 90. Bùi Anh Tuấn (2000), Tạo việc làm cho người lao động qua đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội. 91. Xỉ Tha Lườn Khăm Phu Vông (2005), Vai trò của chính sách xã hội đối với việc phát huy nhân tố con người ở Lào hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 92. Vũ Thị Thanh Xuân (2016), "Đào tạo nghề cho xuất khẩu lao động nông thôn", Tạp chí Kinh tế và quản lý, (18). 161 Tài liệu tiếng Anh 93. Agricultural Policy Reform and Structural Adjustment in Korea and Japan, Hanho Kim, Yong-Kee Lee. International Agricultural Trade Research Consortium, "Adjusting to Domestic and International Agricultural Policy Reform in Industrial Countries" Philadelphia, PA, June 6-7, 2004. 94. Ashley, C & Maxwell, S. (2001), Rethinking Rural Development, Development Policy Review, 19 (4): 737-448, Theme Issue: Rethinking Rural Development, Blackwell Publishers. 95. Bernstein, H (1977), Notes on capital and peasantry, Rural Development: Theories of peasant economy and agrarian change, Edited by John Harriss, Hutchinson University Library for Africa, Hutchinson & Co. (Publishers) Ltd. 96. Corbridge, S. Urban bias, rural bias and industrialization, Rural Development: Theories of peasant economy and agrarian change, Edited by John Harriss, Hutchinson University Library for Africa, Hutchinson & Co. (Publishers) Ltd. 97. Jonna Estudillo và các cộng sự (2013), "Labor markets, occupational choice, and rural poverty in four Asian countries", Tạp chí Kinh tế Philippines, (6). 98. Nguyễn Ngọc Quế & Francesso Goletti (2001), “Explaning Agriculture Growth”. 99. Rethinking Rural development”(Nhìn lại sự phát triển nông thôn) Devclopment Policy Review, số 19 (4) Năm 2011 100. Rural industrialization in Korea: Experiences por Rural development in VietNam; Internationl conference. 101. Rural non-farm livelihoods in transition economies: Emerging issues and policies, Junior Davis, Economist NRI, UK. Journal of Agricultural and Development Economics, Agricultural and Development Economics Division (ESA) FAO Vol. 3, No. 2, 2006, pp. 180-224. 162 102. Wiggens, S & Proctors, S. (2001), How Special Are Rural Areas? The Economic Implications of Location for Rural Development, Development Policy Review, 19 (4): 737-448, Theme Issue: Rethinking Rural Development, Blackwell Publishers. 103. World Bank (2002), Do Rural Infrastructure Investment Benefit the Poor? Evaluating Linkages: A Global View, A Focus on Vietnam. Tài liệu tiếng Lào 104. A Nô Thay Chuon La Ma Ny (2013), “Quản lý lao động nước ngoài ở tỉnh Khăm Muộn”, Tạp chí Lý luận Chính trị - Hành chính số 9/2014, tr.54-60. 105. A Xang lao ly (2013), Bài phát biểu trong Đại hội toàn quốc về lao động và phúc lợi. 106. Báo cáo kết quả điều tra dân số và cư trú cả nước lần thứ IV năm 2015. 107. Bộ Kế hoạch Đầu tư (2013), Tổng kết giữa nhiệm kỳ và việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội lần thứ VII (2011-2015). 108. Bộ Kế hoạch Đầu tư (2015), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia lần thứ VIII (2016-2020). 109. Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội (2013), Tổng kết thực hiện việc tập huấn tay nghề Lào - Hàn Quốc (2013-2014) và kế hoạch (2014-2015). 110. Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội (2015), Bản tổng kết thực hiện việc phát triển tay nghề và tìm việc làm 5 năm lần thứ III từ 2010- 2015 và kế hoạch 5 năm lần thứ IV (2015-2020), Nxb Vụ Phát triển - tìm việc làm. 111. Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội (2015), Kế hoạch phát triển lao động và tìm việc làm (2016-2020) của vụ phát triển tay nghề và tìm việc làm. 112. Bộ trưởng Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội (2002), Thông tư 2471/BLĐ, ngày 29/7/2002 về việc tổ chức thực hiện Chỉ thị số 68/TTCP, của Thủ tướng Chính phủ về việc xuất khẩu lao động Lào ra làm việc ở nước ngoài. 163 113. Bộ trưởng Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội (2010), Quyết định số 043/BLĐ, ngày 10/12/2010, Về việc tổ chức và quản lý kinh doanh dịch vụ kiếm việc làm. 114. Bộ trưởng Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội (2015), Thông tư số 808/BLĐ, ngày 09/02/2015, Về việc chỉnh lại tiền lương bấc thấp nhất của người lao động tại CHNCDN Lào. 115. Bua Hộng Khăm Hạ (2014), “Một số trọng tâm phát triển tay nghề của lao động ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào”, Tạp chí Lý luận Chính trị - Hành chính số 5/2014, tr.15-20. 116. Cayxỏn Phômvihản (1985), Tuyển tập, tập I, Nxb quốc gia Lào. 117. Cayxỏn Phômvihản (1987), Tuyển tập, tập II, Nxb quốc gia Lào. 118. Cayxỏn Phômvihản (2005), Tuyển tập, tập III, Nxb quốc gia Lào. 119. Cayxỏn Phômvihản (2005), Tuyển tập, tập IV, Nxb quốc gia Lào. 120. Cục Thống kê tỉnh Hủa Phăn (2010-2011), Niên giám thống kê, Hủa Phăn. 121. Cục Thống kê tỉnh Hủa Phăn (2011-2012), Niên giám thống kê, Hủa Phăn. 122. Cục Thống kê tỉnh Hủa Phăn (2012-2013), Niên giám thống kê, Hủa Phăn. 123. Cục Thống kê tỉnh Hủa Phăn (2013-2014), Niên giám thống kê, Hủa Phăn. 124. Cục Thống kê tỉnh Hủa Phăn (2014-2015), Báo cáo tổng kết thực hiện việc phát triển tay nghề và tìm việc làm và kế hoạch, Hủa Phăn. 125. Cục Thống kê tỉnh Hủa Phăn (2015-2016), Niên giám thống kê, Hủa Phăn. 126. Cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào (2015-2016), Báo cáo thống kê Lào năm 2015. 127. Đảng bộ Bộ Lao động và Phúc lợi (2012), Tài liệu Đại hội lần thứ IV. 128. Đảng bộ tỉnh Hủa Phăn (2015), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần VII, Nxb quốc gia Lào Viêng Chăn. 129. Đảng bộ tỉnh Hủa Phăn (2015), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần VIII, Nxb quốc gia Lào Viêng Chăn. 130. Đảng bộ tỉnh Hủa Phăn (2015), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần XI, Nxb quốc gia Lào Viêng Chăn. 164 131. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (1986), ''Văn kiện đại biểu toàn quốc lần thứ VI", Nxb Tạp chí A Lun Mai, Lào. 132. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (1996), "Văn kiện đại biểu toàn quốc lần thứ VI", Nxb Tạp chí A Lun Mai, Lào. 133. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2001), "Văn kiện đại biểu toàn quốc lần thứ VII", Nxb Tạp chí A Lun Mai, Lào. 134. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2006), "Văn kiện đại biểu toàn quốc lần thứ VIII", Nxb Tạp chí A Lun Mai, Lào. 135. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2011), "Văn kiện đại biểu toàn quốc lần thứ IX", Nxb Tạp chí A Lun Mai, Lào. 136. Đảng Nhân dân Cách Mạng Lào (2016), " Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần X", Nxb Tạp chí A Lun Mai, Lào. 137. Quốc hội (2013), Luật Lao động sửa đổi bổ sung, Viêng Chăn. 138. Quốc hội (2015), Luật Lao động sửa đổi bổ sung, Viêng Chăn. 139. Sở Giáo dục và Thể thao tỉnh Hủa Phăn (2014), Tổng kết việc tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục tỉnh trong thời kỳ 2009- 2014 và kế hoạch phát triển giáo dục trong thời kỳ từ năm 5 năm (2015- 2019), Hủa Phăn. 140. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hủa Phăn (2010), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong 5 năm lần thứ VII (2011 - 2015), Hủa Phăn. 141. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hủa Phăn (2015), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong 5 năm lần thứ VIII (2016 - 2020), Hủa Phăn. 142. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hủa Phăn (2015), Báo cáo kết quả điều tra dân số và cư trú cả nước lần thứ IV, Hủa Phăn. 143. Sở Lao động và Phúc lợi xã hội tỉnh Hủa Phăn (2010), Báo cáo tổng kết việc tổ chức thực hiện công tác lao động 5 năm lần thứ VI (2006- 2010 và phương hướng 5 năm 2011-2015) Hảu Phăn. 144. Sở Lao động và Phúc lợi xã hội tỉnh Hủa Phăn (2016), Kế hoạch phát triển sức lao động và tìm việc làm (2016-2025), Hủa Phăn. 165 145. Sở Lao động và Phúc lợi xã hội tỉnh Hủa Phăn (2015-2016), Tổng kết việc tổ chức thực hiện công tác đào tạo lao động giai đoạn 2011- 2016, Hủa Phăn. 146. Sở Lao động và Phúc lợi xã hội Tỉnh Luông Pra Bang (2015), Tổng kết việc tổ chức thực hiện công tác lao động và thương binh xã hội trong 5 năm lần thứ VII (2011- 2015) và phương hướng 5 năm lần thứ VIII (2016 - 2020), Luông Pra Bang 147. Sở Lao động và Phúc lợi xã hội Tỉnh Xiêng Khoảng (2015), Tổng kết việc tổ chức thực hiện công tác lao động và thương binh xã hội trong 5 năm lần thứ VII (2011- 2015) và phương hướng 5 năm lần thứ VIII (2016 - 2020), Xiêng Khoảng 148. Sở Lao động và Phúc lợi xã hội Tỉnh Sa Văn Na Khệt (2015), Tổng kết việc tổ chức thực hiện công tác lao động về việc đào tạo và phát triển tay nghề (2010-2015), Sa Văn Na Khệt. 149. Sở Lao động và Phúc lợi xã hội tỉnh Hủa Phăn (2015), Báo cáo Tổng kết công tác tạo việc làm cho lao động giai đoạn 2011-2016, Hủa Phăn. 150. Sở Nông lâm và Lâm nghiệp tỉnh Hủa Phăn, (2014), Tổng kết triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển nông công tác nông, lâm nghiệp 5 năm từ năm 2010-2014 và phương hướng kế hoạch phát triển 5 năm 2015-2020, Hủa Phăn. 151. Sở Phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo tỉnh Hủa Phăn (2014), Báo cáo về kết quả thực hiện giảm nghèo 5 năm từ 2010-2014 và phương hướng kế hoạch phát triển 5 năm 2015-2020, Hủa Phăn. 152. Thủ tướng Chính phủ (2010), Chỉ thị số 036/CP, ngày 22/1/2010 về việc đào tạo về phát triển tay nghề. 153. Thủ tướng Chính phủ (2012), Chỉ thị số 201/CP ngày 25/4/2012 về tiêu chuẩn nghèo và tiêu chuẩn phát triển giai đoạn 2012-2015. 154. Sở Y tế tỉnh Hủa Phăn (2014), Tổng kết 5 năm từ năm (2010-2014) và phương hướng kế hoạch phát triển 5 năm 2015-2020, Hủa Phăn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_viec_lam_cho_nguoi_lao_dong_nong_thon_o_tinh_hua_pha.pdf
Luận văn liên quan