Phần lớn người học nghề không nắm được thị trường lao động, không biết nhu cầu của người sử dụng dẫn đến không định hướng được tương lai của mình. Vì vậy, trung tâm dịch vụ việc làm còn thực hiện chức năng tư vấn nghề nghiệp, giúp người lao động nhận thức được về những nhân tố quyết định quá trình lựa chọn nghề nghiệp, cung cấp thông tin và các trợ giúp để người lao động lựa chọn được nghề nghiệp thích hợp, đem lại hiệu quả công việc và thu nhập cao cho từng người lao động.
Với phương châm GQVL là trách nhiệm của tất cả mọi người, của các cấp, các ngành. Chính vì vậy, TP đã cung cấp những cơ sở pháp lý để tồn tại song song hai hệ thống cung cấp dịch vụ việc làm: trung tâm dịch vụ việc làm của nhà nước, các đoàn thể, hội và của tư nhân. Nhờ vậy, các trung tâm này đã thu hút một lượng không nhỏ lao động vào đây học nghề, trang bị về trình độ chuyên môn kỹ thuật; bảo đảm hoạt động tư vấn hướng nghiệp và cung cấp thông tin cho người lao động và người sử dụng lao động về những yêu cầu của nhau như yêu cầu về chất lượng, độ tuổi, số lượng và mức lương đối với bên cầu về việc làm còn yêu cầu của bên cung về lao động là điều kiện làm việc, mức lương, công việc, làm công việc gì. nếu khi họ thống nhất được thì có nghĩa là việc làm đã xuất hiện.
191 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 356 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Việc làm cho nông dân Khi thu hồi đất tại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
để tham gia chương trình xuất khẩu lao động của TP.
- Tiếp tục đa dạng hoá các hình thức xuất khẩu lao động: cung ứng lao động, chuyên gia, hợp tác liên doanh, nhận thầu công trình... nghiên cứu thí điểm hình thức xuất khẩu lao động giữa Hà Nội và một số vùng và Thủ đô các nước. Giữ vững những thị trường đã có và nhiều tiềm năng: Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản,... và khuyến khích các doanh nhiệp chủ động tiếp cận các thị trường mới: Phần Lan, Trung Đông, Malaixia...
- Đổi mới việc chuẩn bị nguồn lực cho xuất khẩu lao động theo hướng chủ động nắm nhu cầu đi xuất khẩu lao động qua đăng ký, cải cách các thủ tục hành chính để giảm tối đa chi phí cho người lao động.
- Trong thời gian tới TP nên có kế hoạch tiến hành chấn chỉnh, sắp xếp, qui hoạch các doanh nghiệp làm công tác xuất khẩu lao động. Đặc biệt là cung cấp mặt bằng để các doanh nghiệp tiến hành công tác đào tạo, định hướng cho đội ngũ lao động từ 3 đến 4 tháng trước khi xuất cảnh theo qui định.
- Hỗ trợ người lao động học nghề, học ngoại ngữ, hiểu biết phong tục tập quán, pháp luật của người Việt Nam và nước tiếp nhận lao động để đị làm việc ở nước ngoài.
- Hỗ trợ đào tạo lao động trình độ cao về kỹ năng nghề đáp ứng yêu cầu của nước tiếp nhận lao động.
Thông qua đó khẳng định được chủ trương của TP: tạo ngày càng nhiều việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn và nông dân sau khi thu hồi đất nông nghiệp; góp phần tạo ra sự phát triển mạnh mẽ, toàn diện, ổn định và bền vững trên cả những lĩnh vực từ kinh tế đến chính trị và xã hội của Thủ đô trong những năm tới.
4.2.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước trong công tác giải quyết việc làm cho nông dân khi thu hồi đất
4.2.4.1. Nâng cao năng lực, vai trò lãnh đạo, quản lý Nhà nước đối với việc thực hiện mục tiêu giải quyết việc làm
Thông qua chương trình mục tiêu quốc gia GQVL mà trong đó là nguồn vốn vay từ quỹ Quốc gia GQVL, đồng vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội chuyển tải đến đúng đối tượng cùng với việc giúp họ sử dụng vốn hiệu quả đã đem lại lợi ích thiết thực cho bà con nên người dân rất phấn khởi. Thực tế nông dân ven đô trong quá trình thu hồi đất nông nghiệp chuyển sang mục đích khác có sự xáo trộn nhất định, nhất là các hộ nghèo và cận nghèo. Giúp nông dân chuyển đổi nghề nghiệp, có cuộc sống ổn định là một thách thức lớn vì nhu cầu vay vốn, GQVL ở các địa phương này thường cao và bức xúc hơn các huyện thuần nông. Tuy nhiên, Ngân hàng Chính sách xã hội chỉ là đơn vị thực thi việc giải ngân tới các địa phương nên tính chủ động chưa cao. Vì vậy, để nguồn vốn ưu đãi đến với nông hộ nhanh hơn, thuận lợi hơn, TP nên có cơ chế xem xét lại việc phân bổ vốn chính sách cho các quận, huyện trên cơ sở thực tế hoạt động, kiểm tra, giám sát đồng vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội. Đơn vị nào giải ngân tốt, đồng vốn phát huy hiệu quả, hạn chế nợ xấu, phát sinh và địa phương có nhiều dự án thu hồi đất trọng điểm sẽ được cấp vốn ưu đãi cho nông dân một cách hữu hiệu. Như vậy, đây là một giải pháp cần thiết để tạo việc làm cho lao động ngoại thành trong quá trình đô thị hoá do người lao động ở đây thiếu về vốn, trang thiết bị kỹ thuật nên có nguồn vốn này hỗ trợ, người lao động có thể phát triển sản xuất, tự tạo việc làm cho mình bằng nhiều hình thức khác nhau: chăn nuôi gia súc, gia cầm, mở hàng kinh doanh nhỏ về thương mại hoặc dịch vụ... Hoặc thông qua nguồn vốn vay này mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ sản xuất tư nhân gia đình có thể đầu tư sản xuất hay phát triển một ngành nghề mới, sản phẩm mới qua đó bảo đảm tạo thêm việc làm.
Bên cạnh việc hỗ trợ tiền, TP cần tăng nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn vùng chuyển đổi đất để hỗ trợ tái định cư, dạy nghề và hỗ trợ người lao động di chuyển tham gia vào thị trường lao động. Tăng cường vốn cho vay từ quỹ quốc gia về việc làm. Ưu tiên cho lao động vùng bị thu hồi đất tham gia các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội trọng điểm của TP và chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm thời kỳ 2011 - 2015, tập trung hỗ trợ người lao động trong đào tạo nghề, vay vốn với lãi suất ưu đãi, ưu tiên và hỗ trợ lao động ở khu vực này được đào tạo nghề để xuất khẩu lao động.
4.2.4.2. Thường xuyên tổ chức đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của các chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, giải quyết việc làm cho nông dân khi thu hồi đất để không ngừng hoàn thiện các chính sách đó
Bên cạnh quá trình triển khai, thực hiện thì việc thường xuyên tổ chức đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của các chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, GQVL cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp là rất cần thiết và quan trọng để từ đó đúc rút kinh nghiệm cho những năm tới đạt kết quả cao hơn. Trên thực tế, những quy định hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, GQVL đã được tích cực triển khai tới từng hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp, song hiệu quả của nó chưa cao, chưa có tính bền vững. Nguyên nhân cơ bản đó là chính quyền chưa chuẩn bị tốt những điều kiện cần thiết cho người dân có đất sản xuất bị thu hồi chuyển đổi nghề nghiệp đặc biệt là chính sách đào tạo nghề và lựa chọn nghề nghiệp chưa phù hợp với đặc điểm của lao động nông nghiệp và điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương. Đây là vấn đề cần phải được tổng kết, đánh giá để rút kinh nghiệm làm bài học cho những năm tiếp theo, cụ thể:
- Tăng cường thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và cụ thể hoá những quy chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án thu hồi đất, sử dụng Quỹ GQVL của Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể xã hội. Tạo cơ chế và điều kiện thuận lợi để người dân tham gia đóng góp ý kiến xây dựng cũng như tố cáo những cán bộ nhũng nhiễu nhân dân.
- Mở các khoá đào tạo, bồi dưỡng, các lớp tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ và tăng cường giáo dục nâng cao phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ địa phương. Đồng thời, cần có những quy định cụ thể về hành chính để xử lý những trường hợp nhũng nhiễu nhân dân. Những trường hợp vượt quá phạm vi điều chỉnh của những quy định hành chính có vi phạm pháp luật thì cần kiên quyết xử lý.
- Đề nghị chính quyền và các tổ chức xã hội cấp cơ sở vùng bị thu hồi đất trong chương trình hoạt động của mình tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhân dân nhằm nâng cao nhận thức của người dân về dân số, kế hoạch hoá gia đình, tác phong lao động, định hướng nghề nghiệp cũng như chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách của TP.
4.2.4.3 Nâng cao hiệu quả hoạt động quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất
Một trong những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết việc làm cho nông dân khi thu hồi đất nông nghiệp là Nhà nước và Thành phố cần có các giải pháp hướng dẫn người nông dân sử dụng có hiệu quả diện tích đất nông nghiệp không bị thu hồi; sử dụng có hiệu quả các dự án đã thu hồi đất của nông dân để xây dựng các khu công nghiệp và khu đô thị.
- Đối với diện tích đất nông nghiệp của nông dân chưa bị thu hồi, Thành phố cần tập trung vào các giải pháp:
+ Trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất Thành phố Hà Nội đến năm 2020 được phê duyệt, thực hiện quy hoạch phân vùng định hướng sản xuất những vùng sản xuất ổn định với các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp. Tạo sự tập trung chuyên canh những nông sản mũi nhọn, đồng thời tạo điều kiện đa canh trong nhóm nông sản, nhằm khai thác tận dụng mọi lợi thế, tạo sự hỗ trợ lẫn nhau, bảo đảm cho sự ổn định bền vững phát triển ngành nông nghiệp nói riêng và kinh tế - xã hội toàn thành phố nói chung.
+ Đào tạo người dân có kiến thức sản xuất nông nghiệp theo hướng thâm canh, hiện đại, mang lại thu nhập từ thuần nông có chất lượng và giá trị.
+ Phát triển nông nghiệp sạch với công nghệ cao, mở rộng ứng dụng công nghệ hiện đại, công nghệ sinh học vào sản xuất nông phẩm sạch. Tập trung sản xuất giống cây trồng vật nuôi chất lượng cao, giảm diện tích trồng lúa, cây lương thực tăng diện tích trồng hoa, cây cảnh, cây đặc sản, dược liệu. Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản chất lượng cao an toàn.
+ Tăng mức đầu tư cho công tác khuyến nông, khuyến lâm, triển khai xây dựng các chương trình giống cây tròng, vât nuôi, bảo đảm đủ giống tốt cung cấp cho sản xuất nông nghiệp.
+ Thu hút các nhà khoa học trong hợp tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; Tăng dần hàm lượng khoa học trong giá trị nông sản, từng bước thực hiện cơ khí hóa và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
+ Khuyến khích nông dân mạnh dạn đầu tư áp dụng khoa học công nghệ cao trong sản xuất, nhằm tăng hàm lượng khoa học trong kết cấu sản phẩm, giảm đầu tư đầu vào vật tư nông nghiệp, góp phần giảm giá thành sản xuất. Có chính sách tín dụng cho nông dân vay vốn để đầu tư vào sản xuất theo hướng công nghệ cao, đặc biệt cho vay đầu tư ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp và làm nhà kính, nhà lưới, ứng dụng hệ thống tưới nhỏ giọt và công nghệ sau thu hoạch...
- Đối với công các quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất:
+ Nhà nước và chính quyền địa phương cần xây dựng những quy hoạch sử dụng đất, chuyển đổi đất, quy hoạch phát triển các khu công nghiệp khu đô thị một cách dài hạn để địa phương và người nông dân sớm có kế hoạch chuyển dịch cơ cấu lao động sớm hơn, dài hạn hơn và bền vững hơn.
+ Thành phố hỗ trợ kinh phí cho các xã xây dựng, bổ sung các quy hoạch: Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp, TTCN, dịch vụ; Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội - môi trường; Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh bảo tồn được bản sắc văn hoá tốt đẹp.
+ Các quy hoạch cần được niêm yết công khai để toàn dân được biết. Ở các xã cần thành lập ban giám sát thực hiện quy hoạch. Thành phần ban giám sát thực hiện quy hoạch gồm lãnh đạo Đảng uỷ, UBND, lãnh đạo các tổ chức chính trị xã hội, các trưởng thôn và một số đại diện nhân dân.
+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về công tác quy hoạch và vận động nhân dân thực hiện đúng các quy hoạch đã được phê duyệt.
+ Hoàn thành cơ bản việc lấp đầy các khu công nghiệp tập trung đã hình thành; tiếp tục xây dựng một số khu công nghiệp quy mô lớn ở các huyện ngoại thành bằng nguồn vốn đầu tư trong nước.
- Gắn quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp với kế hoạch đào tạo nghề và sử dụng lao động ở khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các địa phương trong việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch đồng bộ với quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào khu công nghiệp, hạ tầng xã hội (y tế, văn hoá, giáo dục...), quy hoạch xây dựng đô thị và khu dân cư nông thôn. Các địa phương cần căn cứ vào diện tích đất thu hồi hỗ trợ một khoản tiền đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi; nghiên cứu giải pháp giúp người nông dân sử dụng những khoản tiền này một cách có hiệu quả, giúp người lao động có được nghề nghiệp chuyên môn cần thiết để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, có cơ hội để được tuyển dụng làm việc lâu dài. Ngoài ra, TP cần phân cấp, tăng cường trách nhiệm cho chính quyền địa phương trong quản lý nhà nước về lao động; quỹ hỗ trợ GQVL; thực hiện công khai, dân chủ, minh bạch về chính sách, chế độ đối với người lao động và người sử dụng lao động.
4.2.5. Thực hiện liên kết kinh tế để phát triển sản xuất, thu hút lao động
Liên kết kinh tế là tất yếu khách quan trong sản xuất hàng hoá. Trong nông nghiệp ở nước ta trong những năm gần đây xuất hiện một số mô hình liên kết kinh tế có hiệu quả giữa công ty, doanh nghiệp với nông dân trong qua trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay, chúng ta thường nói đến liến kết 4 nhà "Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp". Có ý kiến thêm Ngân hàng, tư thương... Sự liên kết này cho phép thống nhất phối hợp giữa lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và kinh tế nông thôn với các ngành sản xuất khác có năng suất lao động, công nghệ cao hơn thuộc các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ để khai thác các nguồn lực về nguyên liệu, lao động nhờ đó mà những việc làm mới được tạo ra.
Liên kết kinh tế - thực chất là "phương thức hợp đồng" cho phép thoả mãn được ba yêu cầu về cung cấp vốn, công nghệ, và tạo thị trường cho hộ nông dân sản xuất nhỏ, nhờ đó tạo ra và duy trì được khả năng tái sản xuất mở rộng của hộ nông dân và đóng góp tái sản xuất mở rộng cho cả doanh nghiệp. Lúc này những hộ nông dân là những vệ tinh có mối quan hệ gắn bó với các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm, có nhiệm vụ trở thành nơi cung cấp nguyên liệu, lao động phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm.
Trong sự liên kết này, doanh nghiệp đầu tư vốn, hướng dẫn kỹ thuật cho hộ nông dân trong việc canh tác hoặc nuôi trồng một số cây, con nào đấy. Sau đó, tổ chức thu mua sản phẩm ở một mức giá hợp lý để bảo đảm lợi ích cho cả hai bên. Còn hộ nông dân chính là nơi cung cấp sản phẩm cũng như bảo đảm cả về số lượng lao động làm việc cho mô hình liên kết này.
Như vậy, khi lợi ích của các bên được thoả mãn sẽ góp phần tạo việc làm cả trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và cả lực lượng lao động làm việc trong các xí nghiệp chế biến sản phẩm.
Để liên kết kinh tế có hiệu quả, sản xuất ngày càng nhiều sản phẩm hàng hoá có sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập, phải thực hiện theo một lộ trình hợp lý. Lộ trình đó phải bảo đảm tính hệ thống, đồng bộ theo một tuần tự nhất định, xuất phát từ yêu cầu của thị trường mà bố trí sản xuất, chế biến tiêu thụ nông sản. Từ đó đòi hỏi phải có kế hoạch tương đối lâu dài về sản xuất các loại nông sản hàng hoá theo yêu cầu của thị trường. Muốn vậy, đòi hỏi các hộ gia đình phải bảo đảm làm sao có những sản phẩm nông nghiệp phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, có chất lượng để cung cấp cho các đơn vị chế biến, đồng thời tạo thêm việc làm mới trong cả lĩnh vực nông nghiệp và cả những chỗ làm mới được tạo ra từ các doanh nghiệp chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp, nông thôn.
Bên cạnh đó, cần đưa ra những quy hoạch phát triển vùng sản xuất và quy hoạch cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất và đời sống. Sau đó, dựa vào quy hoạch, các doanh nghiệp xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Và chỉ khi chủ động được thị trường, các doanh nghiệp mới ký hợp đồng tiêu thụ nông sản với nông dân. Tuy nhiên để phát triển được sự liên kết này thì ngoài sự chủ động trong việc tìm tòi về thị trường, về xây dựng vùng nguyên liệu của những doanh nghiệp cũng như sự bảo đảm là một cơ sở cung cấp sản phẩm của hộ nông dân thì cần thiết phải có những chính sách vĩ mô của Nhà nước để phát huy hơn nữa mô hình liên kết này: chính sách về khoa học, công nghệ, đầu tư, cho vay vốn...
Vì vậy, TP cần có chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với những doanh nghiệp làm ăn và có ký kết hợp đồng với hộ nông dân về tiêu thụ sản phẩm. Khi đó, sẽ kêu gọi được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào khu vực này qua đó vừa thúc đẩy sự phát triển của kinh tế ngoại thành vừa tạo được nhiều việc làm cho người lao động; người lao động ở khu vực nông thôn vẫn có thể sản xuất nông nghiệp nhưng với những yêu cầu cao hơn về quy mô sản xuất, về trình độ tay nghề hay cũng có thể chuyển đổi sang làm việc trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, nhưng với tư cách là vệ tinh, là những chân rết cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất đó chính là nó vẫn góp phần to lớn vào tạo ra việc làm tại chỗ, làm cho người lao động có việc làm đầy đủ. Hơn nữa nó phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của quy mô sản xuất nhỏ bé ở khu vực nông thôn.
KẾT LUẬN
Với mục tiêu xây dựng TP Hà nội thực sự trở thành trung tâm kinh tế - văn hoá - chính trị của cả nước, là một đô thị hiện đại - xã hội lành mạnh, gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội, tạo công ăn việc làm, ổn định đời sống dân cư, từng bước nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống cho nhân dân là một trong những mục tiêu quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của TP. Dựa trên những vấn đề lý luận và thực tiễn về việc làm cho nông dân khi thu hồi đất ở Hà nội, luận án đưa ra kết luận cơ bản như sau:
1. Việc làm là tất cả những hoạt động mang lại thu nhập hợp pháp dưới nhiều hình thức khác nhau cho người lao động. Việc làm bền vững là các hoạt động có thu nhập hợp pháp, tương xứng với lao động đã bỏ ra và ổn định được đời sống của người lao động, có nơi làm việc an toàn, được bảo đảm về mặt xã hội, có triển vọng phát triển cá nhân và gia đình, có cơ hội bình đẳng và được đối xử bình đẳng.
Việc làm cho nông dân khi thu hồi đất là những hoạt động mà người nông dân sau khi thu hồi đất có thể tiếp cận và sử dụng chúng để tạo ra nguồn thu nhập hợp pháp cho bản thân và gia đình.
2. GQVL cho nông dân khi thu hồi đất là quá trình tạo lập môi trường pháp lý, điều kiện kinh tế xã hội cần thiết, xây dựng và thực thi các chính sách hỗ trợ đào tạo và đào tạo lại nghề, chuyển đổi nghề nghiệp, phát triển sản xuất kinh doanh hàng hóa và dịch vụ nhằm bảo đảm thu nhập hợp pháp, ổn định cuộc sống lâu dài cho nông dân khi thu hồi đất.
3. Những kết quả và hạn chế chủ yếu trong giải quyết việc làm cho nông dân khi thu hồi đất ở Hà Nội.
Kết quả: Xây dựng được chương trình giải quyết việc làm cho lao động của TP trong đó có chú trọng lao động nông nghiệp bị thu hồi đất, bằng nhiều biện pháp khác nhau của TP đã có nhiều nông dân tìm kiếm được việc làm khi bị thu hồi đất nông nghiệp góp phần ổn định kinh tế - chính trị - xã hội, bảo đảm thu nhập hợp pháp, ổn định đời sống cho nông dân; Hà Nội đã thu hút được một số lượng đáng kể lao động địa phương vào làm việc ở các khu, cụm công nghiệp; TP đã có nhiều chính sách, chương trình, dự án khác nhau nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi và cơ hội để người nông dân bị thu hồi đất có thể tìm việc làm mới; hoạt động đào tạo nghề trên địa bàn TP đã có những kết quả nhất định góp phần giúp nguời lao động tìm được việc làm.
Hạn chế: (1). Số người bị thu hồi đất được thu hút vào làm việc trong các doanh nghiệp, các khu công nghiệp còn chiếm tỷ lệ rất thấp so với tổng số lao động mất việc làm; (2). Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn chiếm tỷ lệ cao; (3). Số lượng nông dân chuyển sang ngành nghề mới còn thấp, chất lượng, tính ổn định và tính bền vững của VL cho nông dân sau thu hồi đất chưa cao; (4). Kết quả xuất khẩu lao động đạt thấp; (5). Hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm chưa thực sự hiệu quả; (6). Chính sách và việc thực hiện chính sách của Nhà nước và TP trong việc GQVL cho nông dân khi thu hồi đất còn thiếu đồng bộ và không triệt để; (7). Việc tổ chức đào tạo nghề cho nông dân khi thu hồi đất không được nghiên cứu một cách chu đáo, dẫn đến nghề nghiệp được đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động, cho nên, mặc dầu người lao động đã được đào tạo nhưng vẫn không tìm được việc làm; (8). Các doanh nghiệp sử dụng đất nông nghiệp thu hồi chưa thực hiện tốt cam kết ưu tiên tiếp nhận lao động địa phương bị thu hồi đất; (9). Sự chuẩn bị của các địa phương và người dân trong GQVL sau thu hồi đất chưa thực sự thống nhất, gây khó khăn cho người dân, nhất là người dân nông thôn trong việc ổn định cuộc sống.
4. Quan điểm giải quyết việc làm cho nông dân thu hồi đất: (1). Bảo đảm việc làm ổn định, hợp lý, bền vững, có thu nhập để nâng cao và cải thiện đời sống cho người nông dân sau thu hồi đất là một nhiệm vụ quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô; (2). TP tạo môi trường và thực hiện điều tiết vĩ mô để bảo đảm việc làm, thu nhập và đời sống cho nông dân sau thu hồi đất; (3). Phải coi việc bảo đảm việc làm, thu nhập và đời sống nông dân sau thu hồi đất là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị - xã hội, của các doanh nghiệp và của mọi người dân có liên quan; phát huy tính chủ động của người dân trong học nghề, tự tạo việc làm và tham gia thị trường lao động; (4). Thực hiện đa dạng hoá việc làm và chú ý việc làm tại chỗ, nhất là trong nông nghiệp, nông thôn; (5). Giải quyết việc làm có trọng tâm, trọng điểm cho những người có nhu cầu việc làm; các biện pháp giải quyết việc làm cần phải đồng bộ, toàn diện.
5. Để giải quyết việc làm cho nông dân khi thu hồi đất nông nghiệp, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp: (1). Khuyến khích phát triển đa dạng các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh để giải quyết việc làm: Tạo điều kiện phát triển và mở rộng các doanh nghiệp vừa và nhỏ để thu hút lao động; Khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh ở các khu, cụm công nghiệp nhằm thu hút được nhiều lao động địa phương; Đẩy mạnh phát triển làng nghề và ngành nghề truyền thống để giải quyết việc làm; Khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, du lịch, dịch vụ và kinh tế hộ gia đình; (2). Nâng cao trình độ, tính chủ động của nông dân để họ tìm kiếm được việc làm: Phát triển và nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho người lao động; Nâng cao tính chủ động của nông dân về tự tạo, tìm kiếm việc làm, nâng cao thu nhập cho bản thân và gia đình sau khi thu hồi đất nông nghiệp; (3). Phát triển và mở rộng thị trường lao động: Phổ biến rộng rãi thông tin về việc làm để người lao động nông thôn tiếp cận kịp thời nhu cầu về việc làm trong xã hội; Phát triển mạnh các trung tâm dịch vụ việc làm theo hướng nâng cao chất lượng hoạt động để tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động có thể tìm được việc làm; Đẩy mạnh xuất khẩu lao động để giải quyết việc làm; (4). Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước trong công tác giải quyết việc làm cho nông dân khi thu hồi đất: Nâng cao năng lực, vai trò lãnh đạo, quản lý Nhà nước đối với việc thực hiện mục tiêu giải quyết việc làm; Thường xuyên tổ chức đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của các chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, giải quyết việc làm cho nông dân khi thu hồi đất để không ngừng hoàn thiện các chính sách đó; Nâng cao hiệu quả hoạt động quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất (5). Thực hiện liên kết kinh tế để phát triển sản xuất, thu hút lao động./.
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Phạm Thị Thủy (2010), "Giải quyết việc làm, thu nhập cho người dân bị thu hồi đất: kinh nghiệm của một số nền kinh tế Châu Á”, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế - Chính trị thế giới, Số 7, tr. 46 - 50.
Phạm Thị Thủy (2010) "Giải bài toán việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở ngoại thành Hà Nội", Tạp chí Lao động và Xã hội, Số 391, tr. 9, 10, 13.
Phạm Thị Thủy (2012), "Một số quan điểm trong giải quyết việc làm cho nong dân bị thu hồi đất nông nghiệp ở Thành phố Hà Nội", Tạp chí Giáo dục Lý luận, Số 190, tr. 69- 72.
Phạm Thị Thủy (2012), "Bảo đảm lợi ích kinh tế lâu dài cho nông dân bị thu hồi đất phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước", Tạp chí Công nghiệp, Kỳ 1, tháng 12, tr. 20-21.
Phạm Thị Thủy (2013), "Giải quyết việc làm cho nông dân khi thu hồi đất ở một số địa phương và những bài học kinh nghiệm", Tạp chí Kinh tế và quản lý, Số 5, tr. 42-45.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng thành phố Hà Nội, (2005), Báo cáo tình hình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư năm 2005 và Kế hoạch nhiệm vụ công tác năm 2006.
Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng thành phố Hà Nội, (2008), Báo cáo tình hình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư năm 2008 và Kế hoạch nhiệm vụ công tác năm 2009, Hà Nội.
Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng thành phố Hà Nội, (2009), Báo cáo tình hình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư năm 2009 và Kế hoạch nhiệm vụ công tác năm 2010, Hà Nội.
Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng thành phố Hà Nội, (2010), Báo cáo tình hình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư năm 2010 và Kế hoạch nhiệm vụ công tác năm 2011, Hà Nội.
Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng thành phố Hà Nội, (2011), Báo cáo tình hình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư năm 2011 và Kế hoạch nhiệm vụ công tác năm 2012, Hà Nội.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, (2005), Niên giám thống kê lao động thương binh và xã hội, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, (2005), Đánh giá việc thực hiện chiến lược việc làm giai đoạn 2001- 2005 và xây dựng chiến lược việc làm trong thời kỳ Đại hội X (2006 - 2010), Hà Nội.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài Chính, 2008, Hướng dẫn quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước, Hà Nội.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, (2011), Báo cáo điều tra lao động và việc làm năm 2011, Hà Nội.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, (2011), Tổng hợp báo cáo về tình hình lao động - việc làm ở khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, Hà Nội.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, (2011), Báo cáo: Sưu tầm, tập hợp, hệ thống hóa các tài liệu, các chính sách hiện hành về lao động - việc làm ở khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, Hà Nội.
Các Mác và Ph.Ănghen, (1993), Các Mác và Ph.Ănghen toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Trần Đình Chín, (2012), Việc làm cho người lao động ở các tỉnh duyên hải trung bộ hiện nay, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Nguyễn Sinh Cúc, (2003), "Giải quyết việc làm ở nông thôn và những vấn đề đặt ra" Tạp chí Con số và sự kiện (8).
Cục Thống kê Hà Nội, (2006), Niên giám thống kê Hà Nội 2001 - 2005, Công ty TNHH in Khuyến học, Hà Nội.
Cục Thống kê Hà Nội, (2007), Niên giám thống kê Hà Nội 2006, Công ty TNHH in Khuyến học, Hà Nội.
Cục Thống kê Hà Nội, (2008), Niên giám thống kê Hà Nội 2007, Công ty TNHH in Khuyến học, Hà Nội.
Cục Thống kê Hà Nội, (2009), Niên giám thống kê Hà Nội 2008, Công ty TNHH in Khuyến học, Hà Nội.
Cục Thống kê Hà Nội, (2010), Niên giám thống kê Hà Nội 2009, Công ty TNHH in Khuyến học, Hà Nội.
Cục Thống kê Hà Nội, (2011), Niên giám thống kê Hà Nội 2010, Công ty TNHH in Khuyến học, Hà Nội.
Cục Thống kê Hà Nội, (2012), Niên giám thống kê Hà Nội 2011, Công ty TNHH in Khuyến học, Hà Nội.
Trần Ngọc Diễn, (2002), Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn tạo việc làm cho lao động ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ, Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
Nguyễn Hữu Dũng, "Giải quyết vấn đề lao động và việc làm trong quá trình đô thị hoá công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn", Tạp chí Lao động - Xã hội (246, 247) 32, 33, 34, 35.
Nguyễn Ngọc Dũng, (2005), "Một số vấn đề xã hội trong xây dựng và phát triển các khu công nghiệp ở Việt nam", Kinh tế và dự báo, (3), 25, 26,
Đảng Cộng Sản Việt Nam, (1996), Văn kiện đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt nam lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đảng Cộng Sản Việt Nam, (2001), Văn kiện đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Lê Xuân Đăng, (2003), "Giải quyết VL cho nông dân sau thu hồi đất để giải phóng mặt bằng ở Vĩnh Phúc", Lao động và xã hội, (224+225), 30, 31.
Đoàn Thị Hải, (2005), Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay, Hà Nội.
Hà Thị Hằng, (2010), Việc làm cho người lao động sau thu hồi đất trong quá trình đô thị hóa ở thành phố Huế, Huế.
Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội, (2012), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội 5 năm 2011-2015, Hà Nội.
Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội, (2012), Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 của thành phố Hà Nội, Hà Nội.
Trần Thị Lan, (2012), "Giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở thành phố Hà Nội", Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông, (1 + 2), 89, 90, 91, 92.
Trần Thị Lan, (2012), Quan hệ lợi ích kinh tế trong thu hồi đất của nông dân để xây dựng các khu công nghiệp và khu đô thị mới ở Hà Nội, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
V.I.Lênin (1976), Toàn tập, tập 3, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, (2012), Đánh giá thực trạng lao động việc làm ở các khu vực bị thu hồi đất nông nghiệp và hiệu quả của các chính sách hỗ trợ nhóm nông dân mất đất, Hà Nội.
Nguyễn Hoàng Long, (2003), "Giải quyết việc làm trong thời kỳ đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá ở Đà Nẵng", Lao động và xã hội, (218), 16, 17.
Hồng Minh, (2005), "Hà Nội giải quyết việc làm cho lao động khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất", Lao động và xã hội, (270), 22, 23.
Nguyễn Chí Mỳ, Hoàng Xuân Nghĩa, (2009), Vấn đề hậu giải phóng mặt bằng ở Hà Nội, thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Chí Mỳ, Hoàng Ngọc Bắc, Hoàng Xuân Nghĩa, Nguyễn Thanh Bình, (2010), Giải phóng mặt bằng ở Hà Nội - hệ lụy và phương hướng giải quyết, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Văn Nhường, (2010), Chính sách an sinh xã hội đối với người nông dân sau khi thu hồi đất để phát triển các cụm công nghiệp (nghiên cứu tại Bắc Ninh), Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
Trần Thị Minh Ngọc, (2010), Việc làm của nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật Đất đai, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật Lao động, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Luật Lao động, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Lê Du Phong, (2007), Thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình công cộng phục vụ lợi ích Quốc gia, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Vũ Thị Ngọc Phùng, (2005), Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.
Đỗ Đức Quân, (2010), Một số giải pháp nhằm phát triển bền vững nông thôn vùng đồng bằng Bắc bộ trong quá trình xây dựng, phát triển các khu công nghiệp (Qua khảo sát các tinh Vĩnh Phúc, Hải Dương, Ninh Bình), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Thế Quang, (2006), "Hà Nội với các biện pháp trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa", Lao động và xã hội, (283), 23, 24, 25.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, Phòng Lao động - Việc làm, (2006), Báo cáo tổng hợp kết quả giải quyết việc làm của Thành phố Hà Nội 2001 - 2005, Hà Nội.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương, (2004), Báo cáo thực hiện đề tài: Nghiên cứu thực trạng và các giải pháp giải quyết việc làm cho lao động sau khi bàn giao đất cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh Hải Dương, Hải Dương.
Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, (2010), Báo cáo khảo sát lập căn cứ xây dựng các khu - cụm công nghiệp vừa và nhỏ, Hà Nội.
EF. Schumacher, (1994), Những nguồn lực, Nxb Lao động, Hà Nội.
David. Slandes, (2001), Sự giàu nghèo của các dân tộc, Nxb Thống kê, Hà Nội.
J.M.Keynes, (1996), Lý luận chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Phạm Đức Thành, (2002), "Vấn đề giải quyết việc làm ở Việt Nam", Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (64).
Vũ Đình Thắng, (2002), "Vấn đề việc làm cho lao động ở nông thôn", Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (3), 21, 22.
Thành uỷ Hà Nội, (2001), Chương trình 09 về giải quyết một số vấn đề xã hội bức xúc giai đoạn 2001 - 2005, Hà Nội.
Thành uỷ Hà Nội, (2001), Chương trình 12 về phát triển kinh tế ngoại thành và từng bước hiện đại hoá nông thôn 2001 - 2005, Hà Nội.
Thành uỷ Hà Nội, (2006), Chương trình 05 về phát triển kinh tế ngoại thành và từng bước hiện đại hoá nông thôn 2006 - 2010, Hà Nội.
Nguyễn Tiệp, (2004), "Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn: Các giải pháp tạo thêm việc làm", Lao động và Công đoàn, (309).
Nguyễn Tiệp, (2005), "Tạo việc làm ở nước ta - Từ chính sách đến thực tiễn", Tạp chí Kinh tế và phát triển, (94).
Nguyễn Tiệp, (2005), Đào tạo nguồn nhân lực ở các huyện ngoại thành Hà Nội trong quá trình đô thị hoá, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
Nguyễn Tiệp, (2006), "Một số giải pháp tạo việc làm gắn với giải quyết các vấn đề xã hội tại Hà Nội", Tạp chí Lao động và xã hội, (289), 39, 40, 41.
Nguyễn Tiệp, (2008), Xây dựng một số mô hình tạo việc làm đối với lao động bị mất VL tại các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất, Hà Nội.
Nguyễn Bằng Toàn, (2008), Việc làm của người có đất bị thu hồi để phát triển công nghiệp ở tỉnh Nghệ An, Hà Nội.
Tổ chức lao động quốc tế, Bộ lao động, thương binh và xã hội, (2011), Báo cáo nghiên cứu về việc làm nông thôn Việt Nam, Hà Nội.
Tổng Cục Thống kê, 2010, Niên giám thống kê 2009, Nxb Thống kê, Hà Nội.
Nguyễn Thị Thơm, Phí Thị Hằng, (2010), Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Thủ tướng Chính phủ, (2006), Chỉ thị số 11/2006/CT-TTg quy định về giải pháp hỗ trợ dạy nghề và việc làm cho lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, Hà Nội.
Thủ tướng Chính phủ, (2009), Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, Hà Nội.
Thủ tướng Chính phủ, (2012), QĐ số 52/2012/ QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp, Hà Nội.
Thủ tướng Chính phủ, (2012), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội.
Bùi Thanh Thủy, (2005), Việc làm và chính sách tạo việc làm ở Hải Dương hiện nay, Hà Nội.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, (2005), Thực trạng thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhu cầu công cộng và lợi ích quốc gia, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, Hà Nội.
Văn Phòng Hỗ trợ Tư vấn Phản biện và Giám định Xã hội, (2009), Báo cáo nghiên cứu về việc làm nông thôn tại Việt Nam, Hà nội.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, (2006), Chương trình giải quyết việc làm Thành phố Hà Nội giai đoạn 2006 - 2010, Hà Nội.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, (2008), Đề án hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2008-2010, Hà Nội.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, (2008), Quyết định thành lập Quỹ hỗ trợ ổn định đời sống, học tập, đào tạo nghề và việc làm cho lao động chuyển đổi mục đích sử dụng đất, Hà Nội.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, (2008), Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn cho vay của Quỹ giải quyết việc làm thành phố ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội thành phố Hà Nội, Hà Nội.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, (2010), Quy định về chính sách khuyến khích xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội, Hà Nội.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, (2011), Quy hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011 - 2015, Hà Nội.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, (2011), Chương trình giải quyết việc làm của thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015, Hà Nội.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, (2011), Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011 - 2015, Hà Nội.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, (2011), Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, Hà Nội.
Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, Đề án Xây dựng nông thôn mới Hà Nội giai đoạn 2010 - 2020, định hướng đến năm 2030, Hà Nội.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, (2012), Chương trình số 154/UBND-CT về việc phát triển làng nghề kết hợp du lịch giai đoạn 2012 - 2015, Hà Nội.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, (2012), Chương trình mục tiêu quốc gia việc làm và dạy nghề trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 - 2015, Hà Nội.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, (2012), Quyết định phê duyệt phát triển nghề, làng nghề Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Hà Nội.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, (2012), Quyết định phê duyệt phát triển công nghiệp Thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, (2012), Quyết định phê duyệt kế hoạch phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015, Hà Nội.
Hà Nội năm 2011, Giải quyết việc làm cho gần 139.000 người/ ngày 10/01/2012.
Hà Nội tìm cách hỗ trợ nông dân bị thu hồi đất
Phải có cơ chế tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất.
Đà Nẵng nỗ lực chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm cho lao động diện giao đất.
95. Tổng quan xuất khẩu lao động Việt Nam.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
- BẢN ĐỒ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
PHỤ LỤC 2
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
PHIẾU ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC
(ĐỐI TƯỢNG : CÁC HỘ NÔNG DÂN THUỘC DIỆN THU HỒI ĐẤT)
THÔNG TIN GHI TRÊN PHIẾU ĐIỀU TRA ĐƯỢC GIỮ KÍN
HUYỆN/QUẬN/THỊ XÃ/THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH:
XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN:
HỌ VÀ TÊN CHỦ HỘ:
ĐỊA CHỈ CỦA HỘ
TỔNG SỐ NGƯỜI TRONG HỘ: người.
SỐ NGƯỜI TRONG ĐỘ TUỔI LAO ĐỘNG (Từ 15 đến 55 đối với nữ; 15 đến 60 đối với nam)
Số người có trình độ: 12/12..; 9/12.; không đi học
NỘI DUNG ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC
Diện tích từng loại đất bị thu hồi (m2)
Tiêu chí
Tổng số
1
Tổng diện tích đất gia đình có trước khi bị thu hồi
2
Tổng diện tích đất bị thu hồi ?
m2
Mức độ hợp lý của giá đất đền bù (Đánh dấu x vào 1 phương án trả lời)
Rất hợp lý
hợp lý
Không hợp lý
+ Đất nông nghiệp
+ Đất lâm nghiệp
+ Đất phi nông nghiệp
Tình hình nghề nghiệp
Đặc điểm về việc làm của ông (bà) trước khi thu hồi đất là:
a. Làm việc theo mùa vụ/ từng đợt: c b. Làm việc suốt trong năm: c
Ngoài nghề nghiệp chính của lao động trong gia đình trước khi thu hồi đất là làm ruộng, gia đình có làm thêm các công việc khác để tăng thu nhập không?
Trả lời: Có Không.
Nếu có, xin ông/bà trả lời câu hỏi: Gia đình ông/ bà làm nghề nào trong các phương án dưới đây?
(Đánh dấu x vào phương án trả lời và cho biết cụ thể số người)
Số người
Buôn bán nhỏ
Làm nghề thủ công, tiểu thủ công nghiệp
Làm thuê công nhật
Làm việc khác
Sau khi thu hồi đất, gia đình ông/bà có làm công việc gì?
(Đánh dấu x vào phương án trả lời và cho biết cụ thể số người)
Số người
1. Làm ruộng trên diện tích còn lại không bị thu hồi
2. Tiểu thương, buôn bán nhỏ
3. Làm nghề thủ công, tiểu thủ công nghiệp
4. Dịch vụ: Xe ôm, cắt tóc, cho thuê nhà,
5. Thợ xây
6. Thợ may
7. Công nhân trong khu, cụm công nghiệp
9. Làm thuê công nhật
10. Nghề khác
11. Chưa biết làm nghề gì
Nếu trả lời phương án 1, xin ông/bà cho biết: gia đình ông/ bà có mong muốn được chính quyền địa phương hướng dẫn đầu tư, sản xuất; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm đạt năng suất và hiệu quả cao hơn trước không?
Trả lời: Có Không.
Ông/bà mong muốn sẽ đi tìm việc làm mới ở:
(Đánh dấu x vào phương án trả lời và cho biết cụ thể số người)
Dấu x
Ở địa phương nơi cư trú
Vào trung tâm Thành phố
Địa phương khác
Xuất khẩu lao động
Trong khu, cụm công nghiệp
4. Ông (bà) cho biết ý kiến cá nhân về khả năng tự tạo việc làm, khả năng tìm kiếm việc làm hoặc khả năng chuyển đổi nghề của bản thân?
1. Có khả năng: c
2. Có khả năng nhưng rất khó khăn: c
3. Không có khả năng: c
5. Theo ông (bà), những khó khăn để tự tạo việc làm, tìm kiếm việc làm hoặc chuyển đổi nghề là:
1. Trình độ học vấn: c 2. Trình độ tay nghề: c
3. Tuổi tác: c 4. Sức khoẻ: c
5. Vốn, tiền bạc: c
6. Khó tiếp cận được thông tin lao động - việc làm: c
7. Khó khăn trong việc đi học nghề: c
8. Tâm lý mặc cảm: c
9. Khó khăn khác: ................................................................................
Sử dụng tiền đền bù
Gia đình sử dụng tiền đền bù, hỗ trợ vào mục đích gì ?
STT
Trả lời
1
Mua mảnh đất khác
2
Mua sắm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất
3
Xây mới, sửa chữa nhà
4
Gửi tiết kiệm
5
Học nghề, chuyển đổi nghề nghiệp
6
Đầu tư cho con cái ăn học
7
Sắm sửa thiết bị phục vụ sinh hoạt gia đình
8
Mua sắm, tiêu dùng khác: trả nợ, chữa bệnh
9
Chưa biết sử dụng vào mục đích gì
3. Cuộc sống hiện nay
Khi chuẩn bị thu hồi đất, ông/ bà thấy tâm lý của gia đình mình như thế nào?
(Chọn 1 phương án trả lời)
Dấu x
Bình thường
Hài lòng vì có tiền đền bù
Lo lắng
Những ý kiến đề xuất của người dân
Trong các phương án hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp dưới đây, nếu được lựa chọn thì ông/bà sẽ lựa chọn phương án nào ?
Dấu x
Nhận tiền hỗ trợ sau đó tự đi học
Được Nhà nước hoặc chủ đầu tư tổ chức đào tạo và bố trí việc làm
Không cần hỗ trợ
Trong các phương án GQVL được đưa ra dưới đây, nếu được lựa chọn thì ông/bà sẽ lựa chọn phương án nào ?
(Đánh dấu x vào phương án trả lời)
Dấu x
Góp vốn cổ phần, tham gia học nghề và được tiếp nhận vào làm việc dài hạn tại dự án thu hồi quyền sử dụng đất
Nhận tiền đền bù giá trị quyền sử dụng đất, tiền hỗ trợ và tự tìm, tạo việc làm
Nhận tiền đền bù giá trị quyền sử dụng đất, tiền hỗ trợ và một diện tích đất để làm dịch vụ
Nhận tiền đền bù giá trị quyền sử dụng đất, tiền hỗ trợ để đầu tư thâm canh trên phần diện tích còn lại
Phương án khác: xuất khẩu lao động, di cư đi nơi khác
Ngoài những thông tin và ý kiến trên, Gia đình còn những mong muốn hay nguyện vọng khác
Xin chân thành cảm ơn.
PHỤ LỤC 3
HIỆN TRẠNG Y TẾ KHU VỰC NÔNG THÔN HÀ NỘI - 2009
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
Số lượng
I
Trạm xá xã
1
Số trạm xá xã đã đạt chuẩn QG
Trạm
330
2
Số trạm xá xã chưa đạt chuẩn QG
Trạm
88
Số phòng bệnh
Phòng
1596
Số giường bệnh
Giường
2293
Số cán bộ y tế
Người
2969
*
Số cán bộ ngành Y
Người
2596
Bác sỹ
Người
427
Y sỹ
Người
1095
Y tá, hộ lý, kỹ thuật viên
Người
1121
*
Số cán bộ ngành Dược
Người
143
Dược sỹ cao cấp
Người
6
Dược sỹ
Người
109
Dược tá
Người
70
II
Cơ sở y tế tư nhân
1
Số cơ sở
Cơ sở
1782
2
Số người hành nghề
Người
2384
III
Một số chỉ tiêu
1
Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức BHYT
%
36.17
2
Tỷ lệ trẻ em được tiêm đủ các loại vacxin
%
99.34
3
Tỷ lệ trẻ em SDD trong độ tuổi
%
15.36
4
Tỷ lệ sinh tự nhiên
%
2.65
5
Tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ ba trở lên
%
11.16
Nguồn: Đề án xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội giai đoạn 2010-2020, định hướng đến năm 2030.
PHỤ LỤC 4
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN THU HỒI ĐẤT Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Năm
Số dự án
Diện tích (ha)
Tổng số
Số dự án bàn giao
Tổng diện tích đất thu hồi
Tổng diện tích đất đã bàn giao
2000
139
64
853,63
349,16
2001
351
159
1474,6
733,401
2002
417
194
2772
836
2003
429
260
2656
1424
2004
417
161
2205
876
2005
429
274
1123
1481
2006
216
179
1008
774,4
2007
327
185
931
800,7
Tổng
2725
1476
13023,23
7274,661
Nguồn: Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng TP Hà Nội.
PHỤ LỤC 5
HIỆN TRẠNG QUY HOẠCH KHU CÔNG NGHIỆP CỤM CÔNG NGHIỆP, CỤM CÔNG NGHIỆP LÀNG NGHỀ CỦA HÀ NỘI - 2009
Loại hình
Số lượng
Diện tích (ha)
Quy hoạch
Đang thực hiện
Diện tích quy hoạch
Diện tích triển khai thực hiện
Tổng số
Diện tích đã giải phóng mặt bằng
Đã xây dựng hạ tầng
Diện tích triển khai
% diện tích so với quy hoạch
Khu công nghệ cao
3
3
1.852
1.852
100
800
300
Khu công nghiệp
19
12
5.229
2.109
40
1.300
1.200
Cụm công nghiệp
53
44
3.635
2.565
70
1.800
1.680
Cụm CN làng nghề
176
49
1.295
470
36
-
470
Nguồn: Đề án xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội giai đoạn 2010-2020, định hướng đến năm 2030.
PHỤ LỤC 6
DÂN SỐ KHU VỰC NÔNG THÔN PHÂN THEO HUYỆN Ở HÀ NỘI
Đơn vị tính: 1000 người
2005
2008
2009
2010
2011
Dân số
Dân số
Tỷ lệ (%)
Dân số
Dân số
Tỷ lệ (%)
Dân số
Tỷ lệ (%)
Dân số
Tỷ lệ (%)
Sóc Sơn
263.9
275.1
98
281.2
275.1
98
281.2
99
292.1
-
Đông Anh
277.2
302.7
92
312.1
302.7
92
312.1
93
327.4
-
Gia lâm
178.0
191.6
85
198.7
191.6
85
198.7
86
206.5
-
Từ Liêm
273.0
334.8
94
367.8
334.8
94
367.8
93
418.1
-
Thanh Trì
152.2
174.0
91
184.0
174.0
91
184.0
93
191.4
-
Mê Linh
-
171.7
90.5
173.8
171.7
90.5
173.8
90
179.4
-
Hà Đông
114.6
121.8
55
-
121.8
55
-
-
-
-
Sơn Tây
74.7
77.4
62.1
58.7
77.4
62.1
58.7
48.9
66.2
-
Ba vì
229.4
231.7
94.3
234.3
231.7
94.3
234.3
94.8
239.8
-
Phúc Thọ
149.4
151.7
95.5
153.2
151.7
95.5
153.2
95.5
156.5
-
Đan Phượng
126.2
130.7
93.7
135.3
130.7
93.7
135.3
95.3
136.3
-
Hoài Đức
177.5
185.1
97.6
188.6
185.1
97.6
188.6
97.4
194.1
-
Quốc Oai
143.4
148.3
92.1
148.8
148.3
92.1
148.8
92.4
153.7
-
Thạch Thất
163.5
168.2
96.4
172.3
168.2
96.4
172.3
96.8
177.8
-
Chương Mỹ
244.3
252.7
87.7
253.9
252.7
87.7
253.9
87.6
261.3
-
Thanh Oai
155.8
158.4
96
161.8
158.4
96
161.8
96.5
168.1
-
Thường Tín
202.7
210.4
97
213.9
210.4
97
213.9
97
220.2
-
Phú Xuyên
166.3
165.9
91.5
166.8
165.9
91.5
166.8
91.9
168.8
-
Ứng Hoà
171.8
168.2
92.1
169.0
168.2
92.1
169.0
93
172.1
-
Mỹ Đức
162.3
163.3
96
164.3
163.3
96
164.3
96.2
168.9
-
Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội 2011, tr 30, 31
PHỤ LỤC 7
CƠ CẤU LAO ĐỘNG TRONG ĐỘ TUỔI LAO ĐỘNG HÀ NỘI
NĂM 2011
Tỷ lệ: %
Tổng số
Nông thôn
Chung
Nam
Nữ
Chung
Nam
Nữ
Tổng số
100
100
100
100
100
100
15-19 tuổi
2,8
3,0
2,5
3,8
4,1
3,4
20-24 tuổi
10,9
10,3
11,5
12,6
12,6
12,7
25-29 tuổi
15,8
14,9
16,9
15,3
14,8
15,8
30-34 tuổi
14,2
13,6
14,8
13,1
12,7
13,5
35-39 tuổi
14,7
14,2
15,4
14,4
13,8
15,0
40-44 tuổi
12,3
11,6
12,9
12,0
11,2
12,9
45-49 tuổi
12,9
12,7
13,2
13,0
12,7
13,4
50-54 tuổi
12,7
12,5
12,8
12,2
11,2
13,3
55-59 tuổi
3,8
7,2
-
3,6
6,9
-
Nguồn: Báo cáo điều tra lao động và VL năm 2011, tr.100.
PHỤ LỤC 8
SỐ LƯỢNG, QUY MÔ CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
TT
Tên các cụm công nghiệp tập trung
Số xí nghiệp (cái)
Diện tích (ha)
Lao động (người)
Ngành Công nghiệp chính
1
Cụm Minh Khai - Vĩnh Tuy
23
81
17.000
Dệt- Cơ khí - Thực phẩm - Vật liệu xây dựng
2
Cụm Trương Định - Đuôi Cá
13
32
5.000
Thực phẩm - Cơ khí
3
Cụm Văn Điển - Pháp Vân
14
39
6.000
Cơ khí - Hóa chất - Vật liệu xây dựng
4
Cụm Thượng Đình
29
76
18.00
Cơ khí- Hoá chất
5
Cụm Cầu Diễn - Nghĩa Đô
8
27
1.950
Vật liệu xây dựng - Thực phẩm
6
Cụm Gia Lâm -Yên Viên
21
38
5.000
Cơ khí - Hóa chất - Vật liệu xây dựng
7
Cụm Đông Anh
22
68
8.300
Cơ kim khí - VLXD
8
Cụm Chèm
5
14
2.310
Vật liệu xây dựng - Dệt
9
Cụm Cầu Bươu
5
4
1.390
Cơ khí - Hóa chất
Tổng số
140
379
64.950
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, Báo cáo khảo sát lập căn cứ xây dựng các khu - cụm công nghiệp vừa và nhỏ.
PHỤ LỤC 9
BIỂU TỔNG HỢP 8 KHU CÔNG NGHIỆP ĐANG HOẠT ĐỘNG
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI.
(Tính đến hết năm 2009)
Số TT
Tên khu công nghiệp
Diện tích (ha)
Số doanh nghiệp
Số Lao động được thu hút (người)
Tỷ lệ lấp đầy
1
KCN Bắc Thăng Long
274
84
44.758
100%
2
KCN Nội Bài
115
40
7.694
90%
3
KCN Sài Đồng B
45
24
9.000
100%
4
KCN Hà Nội - Đài Tư
40
33
969
70%
5
KCN Nam Thăng Long
30
28
450
100%
6
KCN Thạch Thất - Quốc Oai
155
61
1.050
90%
7
KCN Phú nghĩa
170
35
3.350
65%
8
KCN Quang Minh I
407
138
16.110
80%
Tổng cộng
1,236
443
83.381
-
Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp và khu chế xuất Hà Nội.
PHỤ LỤC 10
LAO ĐỘNG CÔNG NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƯỚC
PHÂN THEO QUẬN, HUYỆN
(Đơn vị: Người
2005
2007
2008
2009
2010
2011
Sóc Sơn
7155
8901
9732
9882
9910
9908
Đông Anh
15828
20688
22816
23681
23788
24269
Gia lâm
14889
15988
17338
17528
17572
16870
Từ Liêm
9353
13912
15168
15862
16360
15655
Thanh Trì
8120
11724
13284
13610
13963
13557
Mê Linh
6922
11628
11936
13193
13071
14046
Hà Đông
10452
14481
13085
13405
13718
12387
Sơn Tây
2860
4167
4283
5143
5369
5719
Ba vì
7592
10054
9768
9854
9871
9145
Phúc Thọ
8950
13027
12256
11984
12088
11133
Đan Phượng
8190
10335
10111
10608
10758
11724
Hoài Đức
23502
22140
15453
16145
16293
17180
Quốc Oai
15262
18887
17572
16338
16532
13977
Thạch Thất
13900
16620
10686
11279
11445
16309
Chương Mỹ
23259
28974
35830
35460
35722
30988
Thanh Oai
19560
23642
27933
28933
29114
26850
Thường Tín
20340
23884
27216
27954
28118
38688
Phú Xuyên
22763
27755
16959
20468
20484
21541
Ứng Hoà
12615
14925
13244
13354
13555
13720
Mỹ Đức
7554
9177
9659
10153
10192
10404
Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội 2011, tr. 152.
PHỤ LỤC 11
CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO ĐỘ TUỔI LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN
HÀ NỘI CHIA THEO NGÀNH KINH TẾ - 2011
Tỷ lệ: %
Toàn TP
Nông thôn
Chung
Nam
Nữ
Chung
Nam
Nữ
Tổng số
100
100
100
100
100
100
Nông, lâm, thuỷ sản
22,8
18,2
27,8
34,8
27,9
42,2
Khai khoáng
0,2
0,3
0,1
0,1
0,2
0,0
Công nghiệp chế biến, chế tạo
20,0
21,0
19,0
23,5
25,3
21,5
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, hơi nước và điều hoà không khí
0,5
0,7
0,2
0,2
0,3
0,1
Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải
0,5
0,6
0,5
0,5
0,5
0,4
Xây dựng
8,6
13,7
2,9
9,9
16,4
2,8
Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ôtô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác
16,1
13,2
19,3
13,6
10,7
16,9
Vận tải kho bãi
4,8
7,9
1,4
3,3
5,8
0,7
Dịch vụ lưu trú và ăn uống
4,2
3,3
5,3
2,3
2,1
2,5
Thông tin và truyền thông
2,0
2,3
1,7
0,6
0,7
0,6
Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm
1,6
1,4
1,9
0,3
0,3
0,3
Hoạt động kinh doanh bất động sản
0,6
0,6
0,5
0,2
0,2
0,1
Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ
1,5
1,8
1,3
0,4
0,5
0,2
Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ
0,9
1,0
0,8
0,6
0,7
0,5
Hoạt động của ĐCS, tổ chức CT-XH, QLNN, ANQP, BĐXH bắt buộc
5,0
6,7
3,2
2,5
3,8
1,1
Giáo dục và đào tạo
5,5
2,9
8,4
4,1
1,6
6,9
Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội
1,7
1,2
2,2
0,9
0,6
1,2
Nghệ thuật, vui chơi và giải trí
0,6
0,6
0,6
0,2
0,2
0,2
Hoạt động dịch vụ khác
2,4
2,6
2,3
1,8
2,3
1,3
Hoạt động làm thuê các công việc trong hộ gia đình
0,3
0,0
0,7
0,2
0,0
0,4
Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế
0,1
0,0
0,1
0,0
0,0
0,0
Nguồn: Báo cáo điều tra lao động và VL năm 2011, tr. 149.
PHỤ LỤC 12
TỶ LỆ THẤT NGHIỆP CHIA THEO NHÓM TUỔI Ở HÀ NỘI - 2011
Tỷ lệ: %
Tổng số
Thành Thị
Nông thôn
Chung
Nam
Nữ
Chung
Nam
Nữ
Chung
Nam
Nữ
Tổng số
2.38
2.27
2.50
3.52
3.18
3.90
1.60
1.64
1.56
15-19 tuổi
7,00
8,16
5,47
13,71
14,78
12,28
5,39
6,57
3,84
20-24 tuổi
6,22
6,36
6,10
10,31
10,35
10,27
4,38
4,79
3,93
25-29 tuổi
2,78
2,53
3,01
4,41
4,34
4,48
1,55
1,26
1,85
30-34 tuổi
1,27
0,84
1,71
1,96
1,03
2,89
0,70
0,68
0,71
35-39 tuổi
1,01
1,71
1,31
1,69
1,01
2,40
0,51
0,49
0,53
40-44 tuổi
1,27
0,96
1,58
1,98
1,72
2,27
0,76
0,38
1,12
45-49 tuổi
1,19
1,15
1,22
2,08
2,02
2,16
0,58
0,55
0,60
50-54 tuổi
2,42
2,22
2,64
3,53
3,12
4,06
1,59
1,42
1,75
55-59 tuổi
3,33
3,33
-
4,86
4,86
-
2,17
2,17
-
Nguồn: Báo cáo điều tra lao động và VL năm 2011. tr.21.