Trong những năm cuối thế kỷ và đầu thế kỷ XXI, những áp lực lớn
về huy động nguồn tài chính cho dịch vụ công đã khiến chính phủ các nƣớc
phải nỗ lực để xã hội hóa các dịch vụ công nhằm mang lại dịch vụ tốt nhất
cho ngƣời dân và mọi thành phần trong nền kinh tế và xã hội. Ở Việt Nam, xã
hội hóa dịch vụ công là một chủ trƣơng quan trọng của Đảng và Nhà nƣớc
trong chiến lƣợc phát triển kinh tế, xã hội đất nƣớc trong giai đoạn hiện nay.
Đối với hoạt động PCCC, mặc dù là lĩnh vực có tính xã hội hóa đang ở mức
thấp so với các lĩnh vực nhƣ giao thông, y tế và giáo dục song đến nay hoạt
động PCCC cũng đã và đang đƣợc từng bƣớc xã hội hóa. Nhƣ vậy, trƣớc áp
lực về nguồn tài chính cho công tác PCCC đặt ra cho chính phủ các nƣớc trên
thế giới phải đẩy mạnh xã hội hóa nguồn tài chính cho công tác này. Xã hội
hóa nguồn tài chính ở các nƣớc nghiên cứu cho thấy việc huy động rộng rãi
các nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nƣớc đang thu đƣợc nhiều kết quả,
làm giảm bớt tình trạng bội chi ngân sách của các quốc gia này
163 trang |
Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1630 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Xã hội hóa nguồn tài chính cho công tác phòng cháy chữa cháy: Kinh nghiệm một số nước và bài học cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đối với công việc đƣợc giao và khiến cho họ không thể chủ động
phát huy đƣợc tối đa năng lực của mình trong công việc. Bên cạnh đó, do
phải phân tán vào nhiều nhiệm vụ khác nên hiệu quả của việc huy động
nguồn ngân sách địa phƣơng cho hoạt động PCCC không cao. Vì vậy, trong
thời gian tới, cần tiếp tục thành lập các Cảnh sát PCCC ở địa phƣơng để tạo
điều kiện cho việc nghiên cứu và triển khai các công việc cần thiết nhằm lập
dự toán, thực hiện và quyết toán ngân sách địa phƣơng cho hoạt động
PCCC, đảm bảo sử dụng có hiệu quả kinh phí từ ngân sách địa phƣơng cho
hoạt động PCCC.
Để đẩy mạnh việc huy động ngân sách địa phƣơng cho hoạt động
PCCC, về phƣơng diện cơ chế chính sách, chính phủ Việt Nam cần nghiên
cứu sửa đổi bổ sung Luật Ngân sách nhà nƣớc và các văn bản chi tiết hƣớng
dẫn thi hành nhằm phân bổ một cách hợp lý kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động
126
PCCC, đặc biệt là mua sắm trang thiết bị PCCC, đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng.
- Nhà nƣớc cần có chính sách và giải pháp huy động và sử dụng tốt vốn
ODA để công tác PCCC đƣợc tiếp cận với thiết bị, công nghệ chữa cháy hiện
đại trên thế giới. Với tỷ trọng 36,91% trong tổng các nguồn tài chính dành
cho hoạt động PCCC giai đoạn 2011-2015, vốn ODA đóng vai trò quan trọng
trong các nguồn vốn đầu tƣ cho lĩnh vực PCCC. Với vai trò nhƣ vậy, trong
thời gian tới, chính phủ Việt Nam, Bộ Công an, các sở cảnh sát PCCC và các
tổ chức có liên quan cần tích cực tăng cƣờng hợp tác quốc tế, tranh thủ nguồn
vốn ODA nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tƣ cho hoạt động PCCC. Để làm đƣợc
điều này, các cơ quan có liên quan trong lĩnh vực PCCC cần tích cực vận
động sự tài trợ của các nhà tài trợ từ các quốc gia có nền kinh tế phát triển,
nghiên cứu để nắm rõ mục tiêu và ƣu thế của các nhà tài trợ để có cách tiếp
cận cụ thể, hợp lý nhằm tranh thủ nguồn vốn tài trợ của nƣớc ngoài, xây dựng
các dự án khung gửi cho các nhà tài trợ để họ thấy đƣợc tính thiết thực của
các dự án đó để cân đối kinh phí tài trợ.
Cùng với việc vận động tài trợ, chúng ta cần nỗ lực để triển khai và đƣa
nhanh các dự án đƣợc tài trợ vào hoạt động, khai thác chúng một các có hiệu
quả, đúng mục đích, tránh lãng phí và thất thoát. Đó cũng chính là một cách
cụ thể và thiết thực để làm tăng thêm tác động tích cực của nguồn vốn này đối
với hoạt động PCCC vốn đang rất eo hẹp về vốn đầu tƣ.
- Khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài chính từ kinh
doanh bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Theo Điều 9, Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy, “Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ
chức và cá nhân tham gia bảo hiểm cháy nổ. Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ
phải thực hện bảo hiểm cháy, nổ; điều kiện, mức phí bảo hiểm cháy, nổ; số
tiền bảo hiểm tối thiểu” [51].
Trên thực tế, các quy định về việc thu, nộp, quản lý và sử dụng kinh phí
đƣợc trích từ phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đã đƣợc ban hành và đi vào thực
hiện từ cuối năm 2006, song số tiền thu đƣợc vẫn chiếm một tỷ trọng rất nhỏ
127
trong tổng nguồn thu cũng nhƣ chi hỗ trợ cho các hoạt động PCCC.
Tiềm năng về nguồn thu này là khá lớn, song kinh phí thực thu đƣợc từ
trích nộp bảo hiểm cháy nổ bắt buộc thấp hơn nhiều so với kỳ vọng, do các
doanh nghiệp không nghiêm túc chấp hành quy định về trích nộp, thiếu minh
bạch trong báo cáo số liệu doanh thu trích nộp bảo hiểm cháy nổ bắt buộc,
đồng thời nhiều doanh nghiệp thƣờng xuyên nộp chậm, dẫn đến nguồn kinh
phí này không đƣợc thu nộp kịp thời để sử dụng cho các hoạt động PCCC.
Nhà nƣớc đã có quy định bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đối với một số cơ
sở có nguy cơ cao về cháy nổ, tuy nhiên loại hình bảo hiểm này về cơ bản vẫn
mang tính khuyến khích đối với tất cả các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất,
kinh doanh. Mô hình bảo hiểm cháy nổ nếu đƣợc nhân rộng và phát triển
đúng hƣớng sẽ mang lại một nguồn thu đáng kể và có thể là một nguồn tài
chính quan trọng để đầu tƣ phát triển hoạt động PCCC ở nƣớc ta. Vì vậy,
trong thời gian tới, Bộ Công an và Bộ Tài chính cần kết hợp để đôn đốc việc
thu phí bảo hiểm cháy nổ và sử dụng nguồn kinh phí này một cách có hiệu
quả. Đồng thời, các cơ quan PCCC và Bộ Tài chính cũng cần tăng cƣờng hơn
nữa công tác tuyên truyền để ngày càng có nhiều doanh nghiệp và các cơ sở
sản xuất, kinh doanh tham gia bảo hiểm cháy nổ nhằm bảo đảm sự an toàn
cho chính doanh nghiệp và nền kinh tế.
2. Xã hội hóa nguồn tài chính đầu tư cho công tác PCCC từ người dân và các
doanh nghiệp.
- Tăng cƣờng huy động nguồn tài chính từ các tổ chức, cá nhân đầu tƣ
cho các hạng mục phòng cháy, chữa cháy trong các dự án đầu tƣ xây dựng
công trình.
Trong thời gian qua, nguồn tài chính chi cho các hạng mục phòng cháy
và chữa cháy trong các dự án đầu tƣ công trình có giá trị tƣơng đối lớn, đƣợc
sử dụng một cách có hiệu quả và đƣợc coi là nguồn vốn đầu tƣ quan trọng
nhằm thúc đẩy hoạt động PCCC tại cơ sở có nguy cơ cháy nổ. Đây cũng là
128
nguồn tài chính có tiềm năng khai thác cao và khả năng huy động có thể lớn
hơn hiện tại rất nhiều.
Để huy động tối đa nguồn tài chính từ vốn đầu tƣ của các tổ chức và cá
nhân vào các hạng mục PCCC trong thời gian tới, cụ thể là trong giai đoạn
2016-2020, Chính phủ và Bộ Công an cần có các chính sách, quy định khuyến
khích và có chế độ ƣu đãi đối với các chủ đầu tƣ thực hiện nghiêm túc các
quy định có liên quan. Chính phủ cũng cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống
các quy trình, định mức kinh phí đầu tƣ cho PCCC trong các công trình và dự
án. Đồng thời, các chính sách và quy định về quy trình, định mức cần đƣợc
thực hiện một cách nghiêm túc để đảm bảo tính hiệu quả của việc sử dụng
nguồn vốn đầu tƣ trong công tác PCCC.
Trên thực tế, tổng giá trị các khoản đầu tƣ dƣới hình thức này là rất lớn
và thƣờng đƣợc sử dụng có hiệu quả hơn so với các nguồn vốn đầu tƣ khác
cho hoạt động PCCC, do những lợi ích thiết thực mà các khoản đầu tƣ này
mang lại đối với các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân. Mặc dù tổng giá trị
vốn đầu tƣ cho hạng mục PCCC trong các dự án, công trình xây dựng rất cao,
song cho đến nay các khoản đầu tƣ này lại phân tán, khó thống kê và xác định
chính xác.
Trong thời gian tới, để tăng cƣờng khai thác và sử dụng có hiệu quả
nguồn đầu tƣ này, Bộ Công an mà trực tiếp là Cục Cảnh sát PCCC, cần tiến
hành công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức về PCCC, nâng cao nhận thức về
tầm quan trọng của việc đầu tƣ cho hạng mục PCCC trong các công trình xây
dựng, phổ biến kiến thức về các chính sách và các quy định của Nhà nƣớc có
liên quan nhằm đảm bảo việc đầu tƣ có hiệu quả và mang lại lợi ích thiết thực.
- Khuyến khích ngƣời dân và các doanh nghiệp tham gia vào kinh
doanh sản xuất và cung cấp các dịch vụ trong lĩnh vực PCCC tạo ra thị trƣờng
đầy đủ và hấp dẫn ngƣời dân và doanh nghiệp tham gia. Xây dựng, ban hành
các chính sách khuyến khích ngƣời dân và doanh nghiệp tham gia sản xuất,
129
kinh doanh trang thiết bị PCCC làm cho ngƣời dân và doanh nghiệp tiếp cận
đƣợc thị trƣờng thiết bị để tự làm tốt công tác PCCC ở gia đình, doanh nghiệp
mình. Khuyến khích các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tƣ vấn, thiết kế, thi
công hệ thống PCCC, tạo ra thị trƣờng rộng mở, đa dạng để mọi ngƣời dân và
doanh nghiệp có nhu cầu thì có thể tiếp cận dịch vụ này một cách dễ dàng.
- Mở rộng công tác đào tạo nguồn nhân lực cho công tác PCCC bằng
hình thức xã hội hóa đào tạo. Có chính sách xã hội hóa đào tạo nhân lực
PCCC, khuyến khích các cơ sở đào tạo có điều kiện thực hiện công tác đào
tạo nhân lực PCCC. Cùng với việc cho phép thêm nhiều cơ sở đƣợc tham gia
đào tạo nhân lực PCCC, việc mở thêm nhiều cấp học, bậc học, chuyên
nghiệp, bán chuyên nghiệp cũng đƣợc khuyến khích một cách hợp lý.
- Xây dựng các quỹ phòng cháy và chữa cháy. Với chủ trƣơng xã hội
hóa, nghĩa là mở rộng các nguồn đầu tƣ, khai thác các tiềm năng về nhân lực,
vật lực và tài lực trong xã hội, Bộ Công an và các cơ quan quản lý trong lĩnh
vực PCCC đều đang tích cực đề xuất các phƣơng án nhằm huy động tối đa
nguồn lực tài chính trong xã hội nhằm bổ sung cho nguồn tài chính hạn hẹp
hiện nay cho hoạt động PCCC. Trong thời gian tới, Bộ Công an cần tiếp tục
nghiên cứu xây dựng các đề án về việc thành lập các quỹ PCCC hoạt động
không vì lợi nhuận, kêu gọi và huy động sự tham gia của các tổ chức, cá nhân
và doanh nghiệp nhằm hỗ trợ về tài chính cho công tác PCCC, khắc phục
những hậu quả liên quan đến cháy nổ cho các nạn nhân. Trong quá trình xây
dựng đề án thành lập quỹ PCCC, Bộ Công an và các cơ quan quản lý cũng
cần xây dựng cơ chế quản lý thu chi để đảm bảo việc sử dụng quỹ minh bạch
và hiệu quả. Nếu làm đƣợc nhƣ vậy, thì việc huy động các cá nhân và tổ chức
tham gia đóng góp vào quỹ này sẽ tốt và có hiệu quả hơn.
Cần tuyên truyền, giáo dục và phổ biến kiến thức về kiến thức, kỹ năng, ý
thức chấp hành pháp luật, có quy định bắt buộc và có chế tài xử phạt nghiêm
minh các hành vi vi phạm quy định về PCCC. Có thể xem đây là một hƣớng
130
quan trọng để huy động mọi ngƣời tham gia vào công tác PCCC, và nhƣ là một
cách chi và tiết kiệm kinh phí cho việc PCCC. Vì nếu không xảy hoặc ít xảy ra
cháy nổ, nhờ tuân thủ các quy định về PCCC và đầu tƣ tốt cho các trang thiết bị
PCCC, cũng có nghĩa là sẽ không bị thiệt hại về ngƣời và tài sản và không phải
mất thêm (nhiều) tiền cho việc khắc phục hậu quả cháy, nổ.
4.3. Một số giải pháp đối với công tác xã hội hóa nguồn tài chính cho
PCCC ở Việt Nam thời gian tới
4.3.1. Nhóm giải pháp về phía Nhà nước
Nhƣ đã đề cập ở Chƣơng 2, các yếu tố chủ yếu tác động tới quá trình xã
hội hóa nguồn tài chính cho hoạt động PCCC gồm có: cơ chế, chính sách của
Nhà nƣớc; nhận thức của ngƣời dân và doanh nghiệp; cơ hội và lợi ích; trình
độ phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó cơ chế và chính sách của Nhà nƣớc là
yếu tố tiên quyết thúc đẩy quá trình xã hội hóa nguồn tài chính cho hoạt động
PCCC ở nƣớc ta.
Kinh nghiệm của Hoa Kỳ và Nhật Bản cho thấy, các cơ chế, chính sách
đồng bộ, chặt chẽ và hợp lý trong xã hội hóa nguồn lực tài chính đã mang lại
cho các quốc gia này lợi thế rất lớn trong huy động nguồn lực tài chính đáng
kể cho hoạt động PCCC. Vì vậy, việc xây dựng và hoàn thiện các cơ chế,
chính sách của Nhà nƣớc theo hƣớng đồng bộ, hợp lý cần đƣợc chú trọng hơn
nữa trong việc thúc đẩy quá trình xã hội hóa nguồn tài chính cho hoạt động
PCCC ở Việt Nam.
Để giải quyết đƣợc vấn đề tài chính cho công tác PCCC vốn là vấn đề
rất nan giải, đặc biệt, trong điều kiện kinh tế Việt Nam còn rất khó khăn,
nguồn tài chính còn hạn hẹp, trong khi nhu cầu chi tiêu lại rất lớn, Nhà nƣớc
cần phải đẩy mạnh và hoàn thiện hơn nữa hoạt động xã hội hóa công tác
PCCC nói chung và xã hội hóa nguồn tài chính cho PCCC nói riêng. Trong
đó, nhà nƣớc cần chú ý đến những giải pháp xã hội hóa chủ yếu sau:
131
- Trước hết, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và
kiến thức PCCC, làm cho nhân dân thấy đƣợc nguy cơ, nguyên nhân gây cháy
và tác hại do cháy gây ra và tác dụng của công tác PCCC, đầu tƣ cho các hoạt
động; hƣớng dẫn các biện pháp, giải pháp thực hiện công tác PCCC; tuyên
truyền về trách nhiệm PCCC của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân tiến
tới hình thành tinh thần hoàn toàn tự giác trong việc PCCC của từng cơ sở,
từng ngƣời dân; biểu dƣơng, khen thƣởng kịp thời gƣơng ngƣời tốt, việc tốt
trong phong trào quần chúng PCCC. Để làm tốt việc này, lực lƣợng Cảnh sát
PCCC cần phối hợp tốt với các cơ quan thông tin đại chúng, cơ quan văn hóa
thông tin và các cơ quan tuyên truyền của Bộ Công an tích cực tuyên truyền
công tác PCCC đặc biệt là vào dịp 4/10 và Tuần lễ Quốc gia về An toàn vệ
sinh lao động - phòng chống cháy nổ, trong mùa hanh khô hằng năm,... [29].
Tuyên truyền, giáo dục ý thức PCCC phải đƣợc lồng ghép trong các
chƣơng trình giáo dục pháp luật ngay tại các trƣờng tiểu học, phổ thông cơ sở,
phổ thông trung học, đại học,... và tùy từng đối tƣợng để có nội dung, hình
thức, thời lƣợng phù hợp. Việc tuyên truyền, giáo dục cũng phải đa dạng,
bằng nhiều hình thức linh hoạt và phù hợp với từng đối tƣợng và địa bàn.
Đồng thời, bản thân công tác tuyên truyền, giáo dục về PCCC cũng phải đƣợc
xã hội hóa bằng cách kêu gọi và khuyến khích sự tham gia và đóng gosptuwj
nguyện của các cơ quan báo chí và tuyên truyền, của các đơn vị doanh nghiệp
trong từng lĩnh vực, cũng nhƣ của đông đảo cộng đồng dân cƣ,... Khi ngƣời
dân và doanh nghiệp thấy rõ đƣợc những thiệt hại của việc để xảy ra cháy nổ,
những lợi ích thiết thực của an toàn PCCC, và đạt đƣợc sự đồng thuận cao về
việc tham gia đóng góp cho công tác PCCC, ngƣời dân và các doanh nghiệp
sẽ có ý thức sẵn sàng, chủ động và tự giác hơn trong việc tham gia vào công
tác PCCC nói chung và xã hội hóa nguồn tài chính cho PCCC nói riêng, hoặc
không muốn ỷ lại vào nguồn vốn từ ngân sách Nhà nƣớc cho PCCC.
132
- Thứ hai, mở rộng việc đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ PCCC theo
nhiều trình độ khác nhau cho mọi tầng lớp nhân dân, với mục tiêu, chƣơng
trình phù hợp với từng đối tƣợng trong xã hội. Cụ thể, đào tạo trình độ từ đại
học đến trung học chuyên nghiệp không chỉ dành cho lực lƣợng PCCC
chuyên nghiệp (thuộc Bộ Công an) mà nên mở rộng cho tất cả các đối tƣợng
trong xã hội. Mục đích là nhằm cung cấp đƣợc ngày càng nhiều nhân lực
PCCC đã qua đào tạo cho tất cả các đơn vị kinh tế và chính trị trong xã hội.
Cùng với việc mở rộng đối tƣợng đƣợc đào tạo về PCCC, cần loại bỏ tình
trạng ngân sách Nhà nƣớc bao cấp toàn bộ kinh phí đào tạo, mà thay vào đó,
mọi chi phí đào tạo phải do ngƣời học và/hoặc do cơ quan có ngƣời đi học tự
trang trải. Bằng cách này, ngân sách nhà nƣớc không cần phải tốn tiền đào
tạo, nhƣng xã hội vẫn có đƣợc nguồn nhân lực PCCC có chất lƣợng.
Đồng thời, việc đào tạo về PCCC không nên chỉ tập trung ở trƣờng Đại
học PCCC nhƣ hiện nay, mà nên mở rộng ra nhiều trƣờng, nhiều cơ sở đào
tạo khác, đặc biệt là các trƣờng kỹ thuật. Kinh nghiệm ở các nƣớc phát triển
cho thấy, một hình thức xã hội hóa nguồn tài chính cho đào tạo PCCC chủ
yếu là, các cơ sở kinh doanh, các cơ sở PCCC thƣờng cử nhân viên đã từng
tốt nghiệp một chuyên ngành nào đó đi đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ
PCCC tại các cơ sở đào tạo chuyên về PCCC, với chi phí đào tạo hoàn toàn
do ngƣời học và cơ sở PCCC có ngƣời đƣợc đào tạo chi trả. Do có những lĩnh
vực, chuyên ngành đào tạo riêng, nên nếu các trƣờng và cơ sở đào tạo này
đƣợc tham gia đào tạo PCCC trong lĩnh vực, chuyên ngành đó, thì không
những tiết kiệm đƣợc chi phí, mà ngƣời học còn đƣợc trang bị những kiến
thức chuyên sâu hơn
Một hƣớng xã hội hóa nguồn tài chính cho đào tạo PCCC còn thể hiện
ở chỗ, Nhà nƣớc nên cho phép và khuyến khích việc tổ chức đào tạo kiến thức
và kỹ năng thực hành PCCC cơ bản ở chính ngay các đơn vị, các khu dân cƣ
với sự cộng tác của các đơn vị PCCC chuyên nghiệp. Hình thức này có thể
133
sớm cung cấp đƣợc đội ngũ PCCC tại chỗ đƣợc huấn luyện những kiến thức,
nghiệp vụ và kỹ năng cơ bản về PCCC và không tốn nhiều cả về thời gian lẫn
kinh phí đào tạo.
- Thứ ba, để có thể làm tốt đƣợc hoạt động xã hội hóa nguồn tài chính
cho công tác PCCC, chính phủ phải xây dựng, thực thi nghiêm túc và giám sát
chặt chẽ việc tuân thủ các quy định bắt buộc về PCCC đối với tất cả các hộ
gia đình, các cơ sở sản xuất kinh doanh và các cơ quan tổ chức. Trƣớc hết,
nhà nƣớc cần xây dựng và ban hành một hệ thống các tiêu chuẩn và quy phạm
pháp luật đầy đủ, toàn diện và hợp lý về PCCC cùng với những hƣớng dẫn chi
tiết về việc thực hiện và tuân thủ các tiêu chuẩn PCCC đối với doanh nghiệp,
các chủ đầu tƣ và hộ gia đình. Việc lắp đặt các trang thiết bị PCCC tại các tòa
nhà, nhất là những nơi có nguy cơ cháy nổ cao, phải trở thành một quy định
bắt buộc khi cấp phép xây dựng cũng nhƣ nghiệm thu công trình. Thứ hai, cần
triển khai thực hiện nghiêm quy định bảo hiểm bắt buộc đối với các cơ sở
kinh tế, văn hóa, xã hội có nguy cơ cao xảy ra cháy, nổ. Ở Việt Nam, theo số
liệu thống kê năm 2014 cả nƣớc có 30.256 cơ sở phải mua bảo hiểm cháy nổ
bắt buộc, nhƣng thực tế mới chỉ có 4.750 đơn vị mua, chiếm 15,7%, quá ít so
với số cơ sở phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Vì thế, để buộc các doanh
nghiệp và tổ chức phải có trách nhiệm tuân thủ nghiêm quy định về an toàn
PCCC, trong đó có việc đầu tƣ các trang thiết bị PCCC và việc mua bảo hiểm
cháy nổ bắt buộc, ngoài việc xây dựng và áp dụng các quy định phù hợp,
chính phủ cần có các giải pháp tuyên truyền, giáo dục và khuyến khích ý thức
trách nhiệm cho mọi đối tƣợng có liên quan, và cần có chế tài đủ mạnh để xử
phạt nghiêm minh những ngƣời và tổ chức vi phạm.
- Thứ tư, Nhà nƣớc cần có các chính sách và biện pháp khuyến khích
các cá nhân, các doanh nghiệp và các tổ chức tham gia đầu tƣ vào việc sản
xuất và cung ứng hàng hóa và dịch vụ PCCC. Trƣớc hết, việc sản xuất và
cung ứng các trang thiết bị PCCC cần đƣợc mở cửa cho sự tham gia của các
134
thành phần kinh tế khác nhau, thay vì là hoạt động dành riêng cho một số cơ
quan và doanh nghiệp (chủ yếu là Nhà nƣớc). Để các cá nhân và doanh
nghiệp sẵn sàng đầu tƣ vào hoạt động chế tạo và cung cấp các hàng hóa và
dịch vụ PCCC, Nhà nƣớc phải có các chế độ và chính sách đảm bảo cho các
cá nhân và doanh nghiệp muốn tham gia có đƣợc cơ hội và điều kiện để tham
gia thuận lợi, đƣợc hƣởng một cách hợp lý và công bằng những lợi ích có
đƣợc nhờ sự tham gia này. Hay nói cách khác, các chế độ và chính sách đó
phải đảm bảo cho họ thực hiện đƣợc tốt quyền lợi và nghĩa vụ chính đáng liên
quan đến việc họ tham gia vào hoạt động xã hội hóa nguồn tài chính để đầu tƣ
cho PCCC. Đặc biệt, các cơ chế và các chính sách đó phải rõ ràng, nhất quán
và ổn định lâu dài để các cá nhân và doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp
nƣớc ngoài, yên tâm đầu tƣ lâu dài tiền của và công sức của mình cho công
tác PCCC vì lợi ích và sự an toàn chung của toàn xã hội.
Đồng thời, Nhà nƣớc cần có các chính sách, biện pháp và lộ trình phù
hợp để hình thành thị trƣờng công khai, minh bạch và đƣợc cạnh tranh lành
mạnh cho các hàng hóa và trang thiết bị PCCC để tại đó ngƣời dân cũng nhƣ
các doanh nghiệp có thể cung cấp và trao đổi các mặt hàng có liên quan đến
PCCC. Việc tồn tại một thị trƣờng nhƣ vậy sẽ là điều kiện thuận lợi để ngƣời
dân, các tổ chức và các doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm đƣợc những trang bị
thiết bị PCCC phù hợp với giá cả hợp lý để dùng cho gia đình và đơn vị của
mình, một trong những điều kiện để làm tốt công tác PCCC, cũng nhƣ có thể
là nơi để cung cấp công khai và hợp pháp cho xã hội những mặt hàng PCCC
mà mình có thể sản xuất đƣợc.
- Thứ năm, bên cạnh việc hoàn thiện các biện pháp và chính sách nhằm
tăng cƣờng huy động nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách Nhà nƣớc cũng nhƣ các
nguồn tài chính ngoài ngân sách cho công tác PCCC, trong thời gian tới, Chính
phủ cũng nhƣ các cơ quan Nhà nƣớc cần tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ
thống pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm quản lý chặt chẽ nhƣng minh bạch
135
các nguồn thu ngân sách cho hoạt động PCCC để tránh thất thu; tăng cƣờng mở
rộng khai thác nguồn lực về con ngƣời và tài chính từ tất cả các thành phần
kinh tế, bao gồm các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trong và ngoài nƣớc;
đồng thời, Chính phủ, Bộ Tài chính và Bộ Công an kết hợp với các cơ quan
quản lý trong lĩnh vực PCCC cần thƣờng xuyên, kiểm tra, đôn đốc để đảm bảo
sử dụng có hiệu quả và đúng mục đích các nguồn tài chính huy động đƣợc,
tránh tình trạng lãng phí, nhằm nâng cao năng lực của các cơ sở PCCC và hiệu
quả của công tác PCCC. Làm đƣợc điều đó sẽ có hai tác dụng tốt nhƣ sau (i)
Tiết kiệm đƣợc chi phí do các nguồn vốn huy động đƣợc đƣợc sử dụng tiết
kiệm, không lãng phí và có hiệu quả; (ii) Tạo đƣợc lòng tin của các nhà tài trợ,
do thấy nguồn vốn đóng góp của họ cho công tác PCCC không những không bị
sử dụng sai mục đích, mà còn sử dụng có hiệu quả, nên họ càng sẵn sàng tham
gia đóng góp thêm và tiếp tục cho công tác PCCC.
4.3.2. Nhóm giải pháp về phía chính quyền địa phương
- Để có thể phát huy đƣợc năng lực cũng nhƣ trách nhiệm của chính
quyền địa phƣơng trong việc quản lý công tác PCCC tại địa phƣơng, chủ
động và tích cực trong việc đề ra và thực hiện các chƣơng trình, kế hoạch về
XHH công tác PCCC nói chung và XHH nguồn tài chính cho PCCC nói
riêng, họ cần đƣợc phân cấp và giao quyền lớn hơn, nhất là những vấn đề liên
quan đến PCCC tại địa phƣơng;
- Các chính quyền địa phƣơng cần kết hợp và chỉ đạo cơ sở PCCC của
mình sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích, tránh lãng phí các nguồn lực, trong
đó có tài chính huy động đƣợc, cả từ ngân sách lẫn ngoài ngân sách, cho công
tác PCCC;
- Các chính quyền địa phƣơng cùng với các cơ sở PCCC của mình cần
thƣờng xuyên tiếp cận với các doanh nghiệp và tổ chức để tƣ vấn cho họ về
công tác đảm bảo an toàn PCCC, tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra và
kiểm soát buộc các doanh nghiệp, các tổ chức và khuyến khích các hộ gia
136
đình tuân thủ nghiêm túc các quy định của nhà nƣớc về an toàn PCCC, từ đầu
tƣ lắp đặt các trang thiết bị PCCC tại doanh nghiệp và gia đình, tuân thủ
nghiêm các quy đình về an toàn cháy nổ, đến tham gia và nộp đầy đủ bảo
hiểm PCCC;
- Các chính quyền địa phƣơng cần kết hợp với các cơ sở PCCC cần áp
dụng các chính sách và biện pháp hợp lý để phát động các phong trào kêu gọi
các doanh nghiệp và ngƣời dân địa phƣơng chủ động và tự nguyện tham gia
vào các hoạt động PCCC bằng các nội dung và hình thức phong phú, linh hoạt
và phù hợp với đặc điểm và điều kiện sinh hoạt và sản xuất kinh doanh tại địa
phƣơng mình.
Đồng thời, kinh nghiệm của Hoa Kỳ và Nhật Bản cho thấy, cùng với
các chính sách và kế hoạch huy động hợp lý, các chƣơng trình hoạt động
phong phú và phù hợp với từng đối tƣợng và với điều kiện địa phƣơng, việc
có đƣợc các kế hoạch sử dụng và sử dụng đúng mục đích, minh bạch và
không lãng phí các nguồn lực thu đƣợc, thì càng khuyến khích mạnh mẽ sự
tham gia một cách sâu rộng và bền vững của các doanh nghiệp và cộng đồng
vào hoạt động XHH công tác PCCC và XHH nguồn tài chính cho PCCC tại
địa phƣơng.
- Để góp phần xây dựng đƣợc ý thức và trách nhiệm cao của cộng đồng
dân cƣ và doanh nghiệp về an toàn PCCC, đạt đƣợc sự đồng thuận cao về XHH
nguồn tài chính cho PCCC, các chính quyền và các cơ sở PCCC địa phƣơng
cần thƣờng xuyên tổ chức tốt công tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến kiến
thức về PCCC bằng những nội dung và hình thức phong phú, linh hoạt và dễ
tiếp thu. Đồng thời, để nâng cao năng lực và hiệu quả của công tác PCCC nói
chung và XHH nguồn tài chính cho PCCC nói riêng, các chính quyền và các cơ
sở PCCC địa phƣơng cần phối hợp chặt chẽ với các cơ sở PCCC chuyên
nghiệp, các cơ sở đào tạo về PCCC tổ chức các khóa học ngắn ngày hoặc các
buổi thuyết trình về các nội dung PCCC, về tác dụng của an toàn PCCC, về các
137
kỹ năng và nghiệp vụ PCCC,... có sự tham gia và tài trợ của các doanh nghiệp
và dân cƣ địa phƣơng.
- Trong công tác PCCC, cần quán triệt quan điểm: Đây là công việc của
toàn dân, nên cần có sự tham gia tự nguyện của mọi tổ chức và mọi ngƣời
dân, đồng thời cần “coi trọng công tác phòng ngừa (hay phòng cháy) là
chính”, và cùng với lực lƣợng PCCC chuyên nghiệp, cần chú ý xây dựng và
nâng cao năng lực của lực lƣợng PCCC tình nguyện và tại chỗ. Vì thế, các
chính quyền địa phƣơng, cần tránh chỉ dựa vào các lực lƣợng PCCC chuyên
nghiệp từ bên trên, mà nên có chính sách và biện pháp phù hợp xây dựng và
thu hút cộng đồng dân cƣ địa phƣơng vào các tổ, đội PCCC tại các cấp địa
phƣơng nhƣ xã, làng, thôn, xóm,... Đây là các đơn vị PCCC tình nguyện, tại
chỗ hoạt động tự nguyện, tự giác không hƣởng lƣơng hoặc hƣởng phụ cấp hạn
chế từ các khoản đóng góp và tài trợ tự nguyện của dân cƣ và các doanh
nghiệp địa phƣơng là chính.
4.3.3. Nhóm giải pháp về phía doanh nghiệp tham gia vào hoạt động PCCC
Từ thực trạng xã hội hóa dịch vụ công nói chung và xã hội hóa nguồn
tài chính cho lĩnh vực PCCC nói riêng ở ba quốc gia Hoa Kỳ, Nhật Bản và
Trung Quốc cũng nhƣ ở Việt Nam, có thể rằng, doanh nghiệp có vai trò quan
trọng trong nỗ lực xã hội hóa tài chính của Chính phủ. Các nỗ lực này có
thành công đƣợc hay không hoặc thành công đƣợc tới mức nào có phần đóng
góp không nhỏ (thậm chí quyết định) bởi sự tham gia nhƣ thế nào của cộng
đồng các doanh nghiệp vào quá trình này.
- Trước hết, các doanh nghiệp cần không ngừng nâng cao nhận thức và
trách nhiệm của doanh nghiệp (cả lãnh đạo lẫn cán bộ công nhân viên) về
công tác đảm bảo an toàn PCCC tại cơ sở của mình nói riêng cũng nhƣ tại địa
phƣơng nơi mình cƣ trú nói chung;
- Thứ hai, doanh nghiệp cần chủ động, tự nguyện và tích cực tuân thủ
các quy định về đầu tƣ trang thiết bị an toàn PCCC tại doanh nghiệp, tham gia
138
đóng bảo hiệm PCCC đầy đủ, và tuân thủ các quy chế và hƣởng ứng các hoạt
động PCCC của địa phƣơng;
- Thứ ba, các doanh nghiệp có thể tham gia đầu tƣ trực tiếp và việc sản
xuất và kinh doanh các hàng hóa liên quan đến PCCC và cung cấp các dịch vụ
PCCC theo đúng quy định và pháp luật có liên quan của Nhà nƣớc và địa
phƣơng. Có thể nói, đầu tƣ vào lĩnh vực này là thách thức rất lớn đối với các
doanh nghiệp, vì nói chung đây không phải là lĩnh vực đầu tƣ hấp dẫn do khả
năng sinh lời không cao và rất khó có thể thu hồi đƣợc vốn trong thời gian
ngắn. Do đó, sự đầu tƣ của doanh nghiệp vào lĩnh vực này cần phải có sự cam
kết lâu dài và có chiến lƣợc đầu tƣ chuyên nghiệp.
- Thứ tư, các doanh nghiệp cần chủ động và tự giác phối hợp với chính
quyền và các cơ sở PCCC địa phƣơng cũng nhƣ các cơ quan có liên quan để
tổ chức, tiến hành, tham gia, tài trợ và khuyến khích cán bộ công nhân viên
của mình tham gia vàđóng góp vào các phòng trào an toàn PCCC, các khóa
học về nâng cao nghiệp vụ và kỹ năng PCCC tại địa phƣơng và doanh nghiệp.
Có thể nói, nếu có sự hợp tác chặt chẽ giữa chính phủ, các chính quyền địa
phƣơng, các doanh nghiệp và cộng đồng dân cƣ để thực hiện tốt đƣợc những
giải pháp chủ yếu và định hƣớng giải pháp trên, chắc chắn hoạt động XHH
công tác PCCC nói chung và XHH nguồn tài chính cho công tác PCCC nói
riêng ở nƣớc ta thời gian tới sẽ thành công, góp phần đảm bảo an toàn PCCC
trên phạm vi cả nƣớc, từng địa phƣơng, doanh nghiệp và các hộ gia đình, và
tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống bình yên của dân chúng và môi trƣờng
kinh doanh tốt và an toàn cho các doanh nghiệp.
139
KẾT LUẬN
Trong những năm cuối thế kỷ và đầu thế kỷ XXI, những áp lực lớn
về huy động nguồn tài chính cho dịch vụ công đã khiến chính phủ các nƣớc
phải nỗ lực để xã hội hóa các dịch vụ công nhằm mang lại dịch vụ tốt nhất
cho ngƣời dân và mọi thành phần trong nền kinh tế và xã hội. Ở Việt Nam, xã
hội hóa dịch vụ công là một chủ trƣơng quan trọng của Đảng và Nhà nƣớc
trong chiến lƣợc phát triển kinh tế, xã hội đất nƣớc trong giai đoạn hiện nay.
Đối với hoạt động PCCC, mặc dù là lĩnh vực có tính xã hội hóa đang ở mức
thấp so với các lĩnh vực nhƣ giao thông, y tế và giáo dục song đến nay hoạt
động PCCC cũng đã và đang đƣợc từng bƣớc xã hội hóa. Nhƣ vậy, trƣớc áp
lực về nguồn tài chính cho công tác PCCC đặt ra cho chính phủ các nƣớc trên
thế giới phải đẩy mạnh xã hội hóa nguồn tài chính cho công tác này. Xã hội
hóa nguồn tài chính ở các nƣớc nghiên cứu cho thấy việc huy động rộng rãi
các nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nƣớc đang thu đƣợc nhiều kết quả,
làm giảm bớt tình trạng bội chi ngân sách của các quốc gia này.
Kinh nghiệm của các quốc gia có nền kinh tế phát triển nhƣ Hoa Kỳ và
Nhật Bản cũng nhƣ kinh nghiệm của quốc gia có nhiều nét tƣơng đồng với Việt
Nam trong thời gian qua nhƣ Trung Quốc cho thấy, để có thể khai thác và mở
rộng khai thác các nguồn tài chính trong xã hội cho các dịch vụ công, nhất là
dịch vụ PCCC, nhà nƣớc cần phải hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy xã
hội hóa hoạt động PCCC. Đa dạng hóa các nguồn thu ngoài ngân sách và
cƣờng năng lực quản lý, khai thác tốt các nguồn thu này cho hoạt động
PCCC. Đồng thời đẩy mạnh khai thác nguồn tài chính cho công tác PCCC từ
các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân thông qua các chƣơng trình, dự án cụ thể.
Ngoài lực lƣợng PCCC chuyên nghiệp và đƣợc đào tạo chính quy, các quốc gia
Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản còn khai thác đội ngũ PCCC tình nguyện để
tăng cƣờng lực lƣợng cho hoạt động PCCC. Nhƣ vậy, với việc huy động đƣợc
rất nhiều thành phần tham gia vào hoạt động PCCC, cả về nguồn lực con ngƣời
140
và tài chính, khó khăn về ngân sách Nhà nƣớc đã không còn là trở ngại lớn cho
hoạt động PCCC tại các quốc gia này. Bằng những chính sách cụ thể và hiệu
quả nhƣ khuyến khích đầu tƣ kinh doanh dịch vụ, sản xuất thiết bị PCCC; xã
hội hóa đào tạo nguồn nhân lực PCCC; xã hội hóa trong giáo dục kiến thức,
tuyên truyền phổ biến pháp luật về PCCC; xã hội hóa bằng giải pháp huy động
nhân lực đông đảo làm công tác PCCC trong các đội PCCC tình nguyện, Kết
quả các quốc gia này đã thu đƣợc những thành công thể hiện: huy động nhiều
thành phần tham gia đầu tƣ tài chính vào PCCC cùng với nhà nƣớc; huy động
đƣợc ngƣời dân sẵn sàng tham gia tích cực vào công tác PCCC; ý thức và trách
nhiệm cộng đồng về công tác PCCC đƣợc nâng cao. Những thành công của
Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản trong xã hội hóa nguồn tài chính cho công
tác PCCC là bài học bổ ích cho Việt Nam.
Ở nƣớc ta, nhu cầu xã hội hóa nguồn tài chính trong lĩnh vực PCCC ở
nƣớc ta cũng bắt nguồn từ những áp lực lớn do chi tiêu ngân sách cho PCCC
bị eo hẹp và nhu cầu cần phải chi tiêu cho hoạt động này ngày càng lớn. Để
thực hiện tốt công tác PCCC, hàng năm Nhà nƣớc Việt Nam phải đầu tƣ và
chi tiêu một nguồn kinh phí rất lớn. Và với nhu cầu ngày càng cao nhằm nâng
cao số lƣợng và chất lƣợng các phƣơng tiện phục vụ cho công tác PCCC,
ngân sách quốc gia không thể trang trải hết cho tất cả các hoạt động PCCC.
Do đó, các cơ quan PCCC ở nƣớc ta đã nỗ lực tìm kiếm và huy động mọi
nguồn lực để tham gia vào công tác PCCC. Tuy nhiên, quá trình này vấp phải
rất nhiều vấn đề khó khăn nhƣ công tác huy động nguồn vốn đóng góp của
ngƣời dân và doanh nghiệp hiện nay còn rất hạn chế, cơ chế và chính sách xã
hội hóa nguồn tài chính cho hoạt động PCCC còn chƣa đầy đủ, Do vậy,
trong thời gian tới, giải pháp đặt ra đối với Việt Nam là phải xây dựng hoàn
thiện về cơ chế, chính sách và pháp luật trong lĩnh vực PCCC và tăng cƣờng
quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính cho hoạt động PCCC. Mở
rộng xã hội hóa trong các khâu, công đoạn nhƣ sản xuất, kinh doanh, cung
141
cấp các dịch vụ PCCC, mở rộng xã hội hóa trong đào tạo nguồn nhân lực; xã
hội hóa trong giáo dục kiến thức, tuyên truyền ý thức pháp luật về PCCC. Xã
hội hóa phải đạt đƣợc các mục tiêu: tăng nguồn đầu tƣ tài chính từ nhiều
thành phần trong xã hội; huy động đƣợc nhiều nhất các nguồn lực vật chất và
đông đảo ngƣời dân tham gia; huy động đƣợc nhiều ngƣời tham gia với ý thức
cộng đồng trách nhiệm cao với công tác PCCC. Chỉ khi cả xã hội cùng tham
gia với trách nhiệm cộng đồng cao thì công tác PCCC mới thực sự góp phần
thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, xã hội một cách bền vững./.
142
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
Đ ĐƢỢC CÔNG BỐ
TT Tên công trình nghiên cứu Nguồn đăng
1 Huy động nguồn tài chính trong
lĩnh vực PCCC theo hƣớng xã hội
hóa
Tạp chí Phòng cháy và chữa cháy,
Trƣờng Đại học PCCC, Bộ Công
an, Số 38, tháng 8/2012.
2 Vốn ODA - Kênh huy động vốn
cho công tác PCCC&CNCH
Tạp chí Phòng cháy và chữa cháy,
Trƣờng Đại học PCCC, Bộ Công
an, Số 65, tháng 12/2014.
3 Các nguồn tài chính đa dạng cho
dịch vụ PCCC và y tế khẩn cấp ở
Hoa kỳ
Tạp chí Phòng cháy và chữa cháy,
Trƣờng Đại học PCCC, Bộ Công
an, Số 68, tháng 3/2015.
4 Nhu cầu và các yếu tố ảnh hƣởng
đến xã hội hóa nguồn tài chính
trong công tác PCCC
Tạp chí Kinh tế Châu Á- Thái Bình
Dương, Trung tâm Kinh tế châu Á-
TBD (VPEC), Số 450, tháng 8 năm
2015.
5 Huy động các nguồn tài chính cho
dịch vụ công tại Hoa Kỳ
Tạp chí Châu Mỹ Ngày nay, Viện
Nghiên cứu châu Mỹ, Số 08 (210),
năm 2015.
6 Đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán
bộ, chiến sĩ phòng cháy, chữa
cháy: Cần phù hợp với thực tiễn
Hồ sơ sự kiện – Chuyên san của
Tạp chí Cộng sản, Số 310, ngày
10/9/2015.
143
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Nguyễn Quang A (2008), Xã hội hóa có nghĩa là gì và không có nghĩa
là gì? Seminar IDS, ngày 21/03.
2. Nguyễn Quang A (2008), Bàn về khái niệm xã hội hóa, Tạp chí Nghiên
cứu Lập pháp, tháng 6.
3. ADB (2005), Kỷ yếu hợp tác công-tư, trang 58, Hà Nội;
4. Đinh Văn Ân và Hoàng Thu Hòa (2006), Đổi mới cung ứng dịch vụ
công ở Việt Nam, Nxb. Thống kê, Hà Nội
5. Bộ Công An (2011), Đề án quy hoạch tổng thể hệ thống cơ sở phòng
cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ toàn quốc đến năm 2020 và tầm
nhìn đến năm 2030.
6. Bộ Công an (2005), Đề án số 1252 của Bộ trưởng Bộ Công an về tăng
cường, đổi mới công tác giáo dục và đào tạo trong Công an nhân dân
giai đoạn 2006-2020.
7. Bộ Công an (2010), Kỷ yếu Hội thảo khoa học – Thực tiễn nâng cao
chất lượng, hiệu quả công tác tài chính Công an nhân dân trong tình
hình mới, Hà Nội.
8. Bộ Tài chính (2003), Các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Ngân sách
nhà nước, Nxb. Tài chính, Hà Nội.
9. Bộ Tài Chính (1996), Đổi mới chính sách và cơ chế quản lý tài chính phục
vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb. Tài chính, Hà Nội
10. Vũ Văn Bình, Giáo trình Những vấn đề cơ bản về phòng cháy, Trƣờng
Đại học phòng cháy chữa cháy, Nxb. Giao thông vận tải, 2013.
11. Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam (2011), Nghị định Chính phủ Số
01/2011/NĐ-CP.
12. Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam (2009), Nghị định số 09/2009/NĐ
– CP, Tr. 1;
144
13. Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam (2013), Nghị Định Số
71/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 07 về Đầu tư vốn Nhà nước vào doanh
nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ
100% vốn điều lệ
14. Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam (1997), Nghị quyết 90 CP, ban
hành ngày 21/08.
15. Bùi Xuân Chung (2009), Giải pháp tài chính thực hiện xã hội hóa dịch
vụ viễn thông công ích tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế tại Trƣờng
Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
16. Cục Cảnh sát PCCC và CNCH, Bộ Công an (2011), Đề án 1110/C66-
BCA, năm 2011.
17. Đào Hữu Dân (2012), Xã hội hóa công tác Phòng cháy chữa cháy - vấn
đề mang tính cấp thiết ở nước ta hiện nay, Tạp chí Phòng cháy chữa
cháy, số 6.
18. Đào Hữu Dân (2001), Nghiên cứu chức năng quản lý Nhà nước trong
lĩnh vực PCCC của lực lượng Cảnh sát PCCC trước yêu cầu đòi hỏi của
sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay, Trƣờng Đại học PCCC, Hà Nội.
19. Trịnh Ngọc Bảo Duy (2011), Đa dạng hóa nguồn tài chính đối với lĩnh
vực Phòng cháy và chữa cháy ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại
học Kinh tế Quốc dân.
20. Đặng Đức Đạm (2010), Một số vấn đề về đổi mới quản lý dịch vụ công
ở Việt Nam, website của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương,
truy cập tại
BaocaoanhDam.pdf
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XIX, Nxb. Chính trị quốc gia, 2011.
145
22. Elie Cohen, Claude Henry (2000), Dịch vụ công cộng và khu vực quốc
doanh, Diễn đàn kinh tế - tài chính Việt – Pháp, Nxb. Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
23. Nguyễn Thị Hƣơng Giang (2010), Tăng cường quản lý nhà nước đối
với dịch vụ phòng cháy chữa cháy trong doanh nghiệp có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị, Đại
học Quốc gia Hà Nội.
24. Bùi Tiến Hanh (2007), “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính nhằm thúc
đẩy xã hội hoá giáo dục ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ tại Học viện Tài
chính.
25. Trần Ngọc Hiên (2009), Xã hội hóa dịch vụ công: Quan điểm tiếp cận
và kinh nghiệm một số nước, Hội thảo khoa học Những vấn đề đặt ra
trong quá trình thực hiện chủ trương của Đảng về xã hội hóa các dịch
vụ công, Văn Phòng Trung Ƣơng Đảng, Hà Nội
26. Nguyễn Ngọc Hiến (2002), Vai trò của Nhà nước trong cung ứng dịch
vụ công – Nhận thức, thực trạng và giải pháp, Nxb. Văn hóa – Thông
tin, Hà Nội.
27. Đào Quốc Hợp, Bùi Xuân Hoà, Đặng Trung Khánh (2006), Những cơ
sở lý luận và thực tiễn để xác định nhu cầu nhân lực và tổ chức đào tạo
cán bộ PCCC cho các ngành, đoàn thể và các tổ chức kinh tế - xã hội,
Đề tài Khoa học cấp Bộ, Bộ Công An.
28. Đàm Văn Huệ, Bùi Xuân Chung (2009), Ý kiến về rủi ro trong thực thi
xã hội hóa và quan hệ công-tƣ thuộc lĩnh vực viễn thông công ích, Tạp
chí Kinh tế và Phát triển, số 142/2009.
29. Hoàng Huyền (2009), Xã hội hóa công tác phòng cháy và chữa cháy
trong tình hình mới, Nhân Dân Điện tử, ngày 04/10/2009.
30. Nguyễn Vi Khải (2009), Xã hội hóa dịch vụ công, từ quan điểm, nhận
thức đến thực tiễn, Hội thảo khoa học Những vấn đề đặt ra trong quá
146
trình thực hiện chủ trương của Đảng về xã hội hóa các dịch vụ công,
Văn Phòng Trung Ƣơng Đảng, Hà Nội.
31. Trần Kiên (1999), Chiến lược huy động vốn và các nguồn lực cho sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb. Hà Nội.
32. Bút Chì Kim (2004), Vài suy nghĩ về cụm từ “xã hội hóa giáo dục”,
#22940.
33. Doãn Văn Kính, Quách Nhan Cƣơng và Uông Tổ Đỉnh (1996), Kinh tế
các nguồn lực tài chính, Nxb. Tài chính.
34. Nguyễn Văn Lai (1996), Những giải pháp chủ yếu nhằm huy động vốn
trong nước phục vụ phát triển kinh tế Việt Nam, Hà Nội.
35. Dƣơng Huy Liệu (1996), Nghiên cứu hoạt động chăm sóc sức khỏe ban
đầu ở cơ sở vùng nông thôn phía bắc và nguồn tài chính, Luận án Tiến sĩ,
Học viện Quân Y, Tr. 23.
36. Trần Thị Tố Linh (2013), Huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư
nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ kinh
tế tại Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
37. Vũ Mạnh Lợi (2012), Bàn về mô hình phát triển xã hội và quản lý sự
phát triển xã hội ở Việt Nam, Tạp chí Xã hội học, số 4 (120), tr. 23-36.
38. Lê Quốc Lý (2007), Xã hội hóa nguồn lực tài chính cho đầu tƣ phát
triển, Tạp chí Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội, số 16, tháng 4.
39. Lê Chi Mai (2003), Cải cách dịch vụ công ở Việt Nam, Nxb. Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
40. Lê Phƣớc Minh (2005), Hoàn thiện chính sách tài chính cho giáo dục
Việt Nam, Luận án tiến sĩ tại Học viện Ngân hàng.
41. Phạm Văn Năm (2007), Hoàn thiện quản lý tài chính ở Trường đại học
Phòng cháy, chữa cháy trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ kinh
tế tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
42. Phạm Văn Năng, Trần Hoàng Ngân, Sử Đình (2002), Sử dụng các công
147
cụ tài chính để huy động vốn cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
của Việt Nam đến năm 2010, Nxb. Thống Kê, TP. HCM;
43. “Nợ công – Thực trạng và những vấn đề cần quan tâm”, Tạp chí
Nghiên cứu khoa học kiểm toán, 2013
44. Ngô Thanh Nhàn (2006), Xung quanh từ “xã hội hóa” trong dự thảo
Báo cáo Chính trị tại Đại hội X Đảng Cộng Sản Việt Nam, truy cập tại
45. Lê Thị Kim Nhung, Giáo trình Tài chính công, Nxb. Thống Kê 2010,
Trƣờng Đại Học Thƣơng Mại, Tr. 8,9.
46. Hà Thị Ngọc Oanh (1998), Hỗ trợ phát triển chính thức ODA, Nxb.
Giáo dục, Hà Nội.
47. Paul A. Samuelson (2002), Kinh tế học tập 1, tập 2, Nxb. Thống kê, Hà
Nội.
48. Chƣơng Châu Phát (2010), Thành lập cơ chế giám sát vĩ mô đối với
công tác PCCC, Hội thảo khoa học tại Phúc Kiến, Trung Quốc, 2010.
49. Trần Đại Quang, Tăng cƣờng hợp tác quốc tế trên lĩnh vực phòng cháy
chữa cháy trong tình hình mới. Tạp chí PCCC, số 7, 2010, tr.6-7.
50. Quốc hội nƣớc CHXHN Việt Nam (2013), Luật Đấu thầu 2013, Luật
số 43/2013/QH13, tại khoản 44, Điều 4.
51. Quốc hội nƣớc CHXHN Việt Nam (2013), Luật phòng cháy chữa cháy
sửa đổi, 40/2013/QH13
52. Quốc hội nƣớc CHXHN Việt Nam (2013), Luật ngân sách nhà
nước,83/2015/QH13
53. Vũ Hữu Quyết (2001), Nghiên cứu biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động phòng cháy chữa cháy trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ,
Trƣờng Đại học PCCC, Hà Nội.
54. Nguyễn Ngọc Sơn, Nguyễn Thế Từ, Kiều Hồng Mai (2004), Một số
giải pháp nâng cao hoạt động phòng cháy, chữa cháy trong các cơ sở
148
sản xuất công nghiệp ở nước ta hiện nay, Đề tài khoa học cấp bộ
Trƣờng Đại học PCCC, Hà Nội.
55. Nguyễn Hữu Tài, 2002, Giáo trình Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ, Nxb.
Thống kê.
56. Nguyễn Đình Tấn (2004), Giáo trình xã hội học trong quản lý, Nxb. Lý
luận chính trị.
57. Nguyễn Hồng Thái, Hợp tác công tư trong phát triển hạ tầng giao
thông, Báo cáo tại Đại học Giao thông vận tải.
58. Chu Văn Thành (2007), Dịch vụ công – Đổi mới quản lý và cung ứng ở
Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
59. Chu Văn Thành (2004), Dịch vụ Công và xã hội hóa dịch vụ công –Một
số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
60. Đỗ Danh Thành (2007), Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài
chính cho hoạt động đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu từ nay đến 2015 theo hướng bền vững, Luận văn thạc sĩ kinh tế.
61. Mạnh Quang Thắng ( 2005), Xã hội hóa kết quả nghiên cứu khoa học ở
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Tạp chí Lý luận chính trị, số
12.
62. Nguyễn Quang Thứ (2008), Dịch vụ phòng cháy chữa cháy trong nền
kinh tế thị trường và yêu cầu đối với việc đào tạo NNL làm công tác
PCCC ở nước ta từ nay đến 2020, Đề tài cấp cơ sở (bảo vệ tại trƣờng
đại học PCCC), tr.20.
63. Nguyễn Quang Thứ (2004), Dịch vụ PCCC – Một loại hàng hóa công
cộng trong nền kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta, Luận văn tiến sĩ
kinh tế chính trị, Học viện CTQG HCM, Hà Nội.
64. Nguyễn Quang Thứ (2011),“Công tác phòng cháy, chữa cháy ở Việt
Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp” , Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
nội.
149
65. Đỗ Thị Thu Trang (2010), Giải pháp quản lý sử dụng các nguồn tài
chính tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập do địa phương quản lý ở
Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính, tr. 25 – 2.
66. Phạm Gia Trí (2006), Nâng cao hiệu quả huy động vốn đầu tƣ cho cơ
sở hạ tầng ở Việt Nam, Tài chí Tài chính, số 5.
67. Nguyễn Minh Tú (1996), Chính sách huy động và phân bổ nguồn lực
cho phát triển kinh tế Nhật Bản, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội
68. Nguyễn Thế Từ-Nguyễn Thành Long: Giáo trình tuyên truyền, hướng
dẫn phong trào quần chúng phòng cháy, chữa cháy, Nxb. Khoa học kỹ
thuật, Hà Nội, 2005, tr.211.
69. Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 16/2015.
70. Tạp chí phòng cháy và chữa cháy, số 69 (tháng 4/2015).
71. Thời báo Ngân hàng, tháng 10, 2014.
72. Thời báo Tài chính, ngày 27/9/2014
73. “Thực trạng xã hội hóa y tế ở Việt Nam – giải pháp chính sách giai
đoạn 2015-2020”, Tạp chí Cộng sản, ngày 7/11/2014.
74. Tổng cục thống kê, 2014, Niên giám thống kê năm 2013.
75. Trung tâm Từ điển học, Từ điển Tiếng Việt (2008), N B Đà Nẵng,
trang 1405).
76. Trƣờng Đại học PCCC (2014), Báo cáo kết quả đào tạo năm 2011,
Trường Đại học PCCC.
77. Phạm Văn Vận và Vũ Cƣơng (2004), Giáo trình kinh tế công cộng,
Nxb. Thống kê, Hà Nội.
78. Phạm Văn Vận, Giáo trình Kinh tế công cộng tập 1, Nxb. Trƣờng Đại
Học Kinh tế Quốc Dân, 2013.
79. Bùi Thị Hồng Việt, Chính sách quản lý nhà nước đối với kinh doanh
xăng dầu ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Quản lý Kinh tế, Ký hiệu
LA03.037 tại Thƣ Viện Quốc gia, Hà nội
150
80. Ngô Văn iêm (1995), Nghiên cứu sự chuyển đổi nhận thức về hoạt
động PCCC từ khi chuyển sang kinh tế thị trường, Đề tài cấp Bộ.
81. Đặng Thị Lệ Xuân (2011), Xã hội hóa y tế ở Việt Nam: Lý luận – thực
trạng và giải pháp, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân.
Tài liệu tiếng Anh
82. Asian Development Bank (2008), Public-Private Partnership
Handbook,
83. Annonymous (2006), DHS Funding for Fire Programs Increased, Fire
Chief, page 13.
84. Annonymous (2006), Funding for the Fire Service, NFPA Journal.
85. Ben Adler (2014), More than 25 Percent Of Caliornia’s Firefighting
Budget Already Up In Smoke.
86. Bennett S. (1992), Promoting the private sector: A review of
developing country trends, Health policy and planning
87. Campbell, Colin A (2000), Congress approves historic funding for fire
service, Washington Report.
88. Canada government (1999), Public Private Partnership: A Guide for
Local Government, Canada
89. Carter H.R (2009), Alternative Funding Sources for the Fire Service,
Firehouse.
90. Christine Wrong (2008), Rebuilding Government for the 21st Century:
Can China Incrementally Reform the Public Sector, British Inter-
University China Center, University of Oxford.
91. “Disaster Prevention and People: Working Towards the Creation of a
Strong Society”, Publisher The Japan Foundation, 2011.
92. “Economic stimulus bill includes fire service-related funding”, Fire
Engineering, Apr 2009, Vol.162, Issue 4, p.68.
151
93. Edmund G. Brown Jr, Governor, State of California, State Budget
2012-2013.
94. Eric Francoz PhD (2010), Advantages & Limitations of the different
Public Private, Public Private Partnership, Workshop, June, Jordan.
95. Federal Emergency Management Agency (2012), Funding Alternatives
for Emergency Medical and Fire Services, U.S Fire Administration.
96. Fire and Disaster Management Agency (2014), Fire and Disaster in
Japan in 2013 report.
97. FocusEconomics (2015), China Economic Outlook.
98. Frank. Burchill (2004), The UK fire services dispute 2002-2003,
Employee relations, vol.26, no 4, pp 404 –421.
99. Gudmunson C.G, Danes S.M. (2011), Family Financial Socialization:
Theory and Critical Review, Journal of Family and Economic Issues,
32, 644-667.
100. Hammami M. (2006), Diterminants of PPPs in infrastructure, IMF,
Washington DC.
101. Ichiro Aoki (2008), Decentralization and Intergovernmental Finance in
Japan, PRI Discussion Paper Series No. 08A.
102. IMF (2012), “2011 World Economic Outlook”.
103. IMF (2012), “Vietnam staff report for the 2012 article IV consultation –
Debt sustainabitity Analysis”, April 27, 2012.
104. Itoko Suzuki, Yuko Kaneko (2013), Japan’s Disarter Governance:
How was the 3.11 Crisis Managed, Springer Press, pg.31.
105. John R.Hall, Jr (2014), The total cost of fire in the United States,
National Fire Protection Association, March 2014.
106. Joseph E. Stiglitz (1995), Economics of the Public Sector.
107. Keasey K, Hudson H (2007), Finance theory: A house without
windows, Critical Perspectives on Accounting, pp. 932 – 951
152
108. Sir Ken Knight CBE QFSM FIFireE (2013), FACING THE FUTURE:
Findings from the review of efficiencies and operations in fire and
rescue authorities in England, Department for Communities and Local
Government, UK
109. King R.G. , Levine R. (1993), Finance, entrepreneurship, and growth:
Theory and evidence, Journal of Monetary Economics 32 (193), pp.
513-542.
110. Kiichiro Fukasaku (1995), OECD and ASEAN economies: The
challenge of policy coherence.
111. Lennard G.Kruger (2013), Assistance to Frighters Prigram:
Distribution of Fire Grant Funding, Congressional Research Service,
June 10.
112. Louis Gunnigan (2007), Increasing effectiveness of public private
partnerships in the Irish construction industry, Salford University.
113. Ministry of Public Security (19th January 2012), Statement of the
Minstry of Public Security, China.
114. National Bureau of Statistics of PRC (2009), Statistical Year of China,
2000-2008.
115. Nelson J, Rashid H, Galvin V, Essien J, Levine L (1999), Public/private
partners: Key factors in creating a strategic alliance for community
health, American Journal of Preventive Medicine, pp.94-102
116. NFPA (2014), Total cost lost of fire in USA.
117. OPEC Fund (2002), Financing for Development, Proceedings of a
workshop of the G24, NewYork 2001
118. People’s Daily Online, “China’s volunteer firefighters exceed
500,000”.
153
119. Philip S.Schaenman & Edward F.Seits (1985), Concepts in Fire
Protection - Practices from Japan, Hong Kong, Australia, and New
Zealand.
120. Ron Kopicki & Louis S. Thompson (1995), Best Methods of Railway
Restructuring and Privatization, World Bank Press.
121. Schaenman P.S, Seits E.F (1985), International Concepts in Fire
Protection, Practices from Japan, Hongkong, Australia, and New
Zealand.
122. Shende S. (2010), Mobilization of Financial Resources for
Economic Development, Report of the Interregional Adviser in
Resource Mobilization, United Nations.
123. Sundharam K.P.M, Andhley K.K (2001), Public Finance, Theory and
Practise, S. Chand & Company Ltd
124. Tahira K. Hira, Mohamad Fazli Sabri and Cazilia Loibl (2012),
Financial socialization’s impact on investment orientation and
household net worth.
125. Terry H.P, Schwartz D. , Sun T. (2015), The Futute of Finance: The
Socialization of Finance, Goldman Sachs.
126. The Japan Foundation (2011), Disaster Prevention and People:
Working Towards the Creation of a Strong Society.
127. United Kingdom (2006), Public private parnerships – The
government’s approach, London
128. U.S. Fire Adminstration (2012), Funding Alternatives for Emergency
Medical and Fire Services.
129. Waters M.R (2010), “How economy is challenging Fire Protection
services”, Insurance Journal, 25th January, Wells Publishing.
130. World Bank (2006), Private Participation in Infrastructure:
Lessons Learned, Paper for OECD Global Forum 2006.
154
131. Zhang Yan & Wang Xiaodong, 2015, Saftety issues heat up for
firefighters, China Daily, ngày 25/2.
Tài liệu tiếng Trung Quốc
132. Yu Xiao Lei Niu, 2013, “ ã hội hóa công tác phòng chống cháy xây
dựng nhƣ thế nào để thích nghi với đô thị hóa”, Tạp chí Viện Công
nghệ An Dương, Trung Quốc, số 3.
Tài liệu tiếng Nhật
133. Japan’s Fire and Disaster Management Agency.
Trang mạng
134.
135.
firefighting-budget-al/
136.
137.
document/31484/public-private-partnership.pdf;
138.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xa_hoi_hoa_nguon_tai_chinh_cho_cong_tac_phong_chay_chua_chay_kinh_nghiem_mot_so_nuoc_va_bai_hoc_cho.pdf