Luận án Xu hướng và khả năng vận dụng giáo dục từ xa trong ngành giáo dục thường xuyên ở Việt Nam đối với bộ môn hoá học

Đề tài đã nêu lên được một số xu hướng và khả năng vận dụng giáo dục từ xa trong ngành giáo dục thường xuyên ở Việt Nam đối với bộ môn hóa học. Đã đề ra được các học liệu cần được sản xuất để dung cho một khoá học trong giáo dục từ xa; Đã phối hợp với Trung tâm nghiên cứu Xoá mù chữ và Giáo dục thường xuyên trong việc xây dựng và sử dụng các băng tiếng hướng dẫn học tập từ xa: đã tìm được cách viết kịch bản mang tính hướng dẫn để sau khi ghi âm xong băng tiếng có tác dụng giúp đỡ học viên tự học theo sách giáo khoa, khác hẳn với các băng ghi lại một bài nói chuyện hoặc một bài giảng trên lớp học truyền thống; Đã đề xuất một cách tổ chức học từ xa theo nhóm có trợ giáo quản lý để khắc phục sự đơn độc của học viên khi phải tự học một mình, đồng thời tạo được không khí chung vui học tập và giúp đỡ lẫn nhau giữa các học viên.

pdf139 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1073 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Xu hướng và khả năng vận dụng giáo dục từ xa trong ngành giáo dục thường xuyên ở Việt Nam đối với bộ môn hoá học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a và đặt bàn tay ở phía trên ngọn lửa. Mỗi lần làm nhƣ vậy các bạn cảm thấy nhƣ thế nào? Tôi dừng lại 2 phút để cho các bạn làm và rút ra nhận xét. Chắc các bạn đều thấy khi bàn tay đặt ở phía dƣới ngọn lửa tay cảm thấy hơi nóng, khi đặt bàn tay ở ngang tầm ngọn lửa tay cảm thấy nóng hơn và khi đặt bàn tay ở phía trên ngọn lửa tay cảm thấy rất nóng. Điều đó chứng tỏ rằng không khí ở xung quanh ngọn lửa bị đốt nóng và bay lên cao. Tóm lại tính chất thứ ba của không khí là: “Không khí nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi, không khí ở gần vật nóng thì nóng lên và bay lên cao”. Tôi nhắc lại lần nữa để các bạn nhớ (đọc lại lần nữa). Bài của chúng ta hôm nay dừng ở đây. Về nhà các bạn chép ba tính chất của không khí ở phần đóng khung trang 46 vào vở rồi học thuộc ba tính chất đó. Sau đó các bạn làm các bài tập 1, 2, 3,4 trang 47 sách giáo khoa. 86 Hôm sau chúng ta sẽ học bài các thành phần của không khí. Để học bài này các bạn hãy chuẩn bị 1 tờ giấy mỏng, 1 cái chai có nút, 1 cốc nƣớc vôi trong và 1 cái ống nhỏ (ống nhựa hay ống thuỷ tinh cũng đƣợc). Xin chào tạm biệt các bạn, hẹn gặp lại các bạn ở bài học sau. * * * Sau khi viết xong kịch bản, chúng tôi tiến hành ghi âm. Vì thử nghiệm cùng với Trung tâm N/C XMC-GDTX nên ghi âm chúng tôi đã chọn cách ghi âm theo thứ tự các bài khác môn học để tránh đơn điệu và có tác dụng gây hứng thú. Chẳng hạn nhƣ trong một buổi học từ một băng, học viên có thể đƣợc học tuần tự một bài toán, một bài tập đọc, một bài hoá học và một bài từ ngữ. Khác với cách học truyền thống, cách học từ xa thƣờng đƣợc tiến hành theo các tiết 20 phút, do đó bài nào dài phải chia thành 2 tiết để học viên có thể đƣợc nghỉ ngơi sau 20 phút tập trung vào việc tự học. 3. Xây dựng và sử dụng các băng hình hƣớng dẫn học tập các bài hóa học Khi học tập từ xa bằng phƣơng tiện băng hình, ngƣời học có thuận lợi hơn so với khi học bằng băng tiếng là đƣợc hƣớng dẫn tự học qua những hình ảnh cụ thể. Vì vậy các địa phƣơng nơi nào có điều kiện nên tổ chức sử dụng ti vi, băng hình trong giáo dục từ xa. Việc sản xuất băng hình đã đƣợc tiến hành theo qui trình gồm ba bƣớc: Viết kịch bản, giảng thử, giảng thật để ghi hình. 87 Dƣới đây xin giới thiệu nội dung một số bài giảng hoá học trên truyền hình của thầy giáo Tống Văn Tân – Sở giáo dục và đào tạo Hà nội. Bài 1. Phƣơng pháp chung giải bài toán hoá học Chào các bạn. Chƣơng trình giáo dục từ xa lớp 10 hôm nay, xin giới thiệu với các bạn phƣơng pháp chung giải bài toán hoá học. 1. Giải bài toán hoá học là biện pháp quan trọng giúp các bạn nắm vững cơ sở của khoa học hoá học. - Đạt đƣợc độ bền của kiến thức. - Rèn luyện kỹ năng thực hiện kiến thức, gắn kiến thức đã học với thực hiện cuộc sống. 2. Bài tập hoá học có nhiều dạng khác nhau, mỗi dạng đều có cách giải riêng,thậm chí trong cùng một bài tập cũng có nhiều cách giải khác nhau. Tuy vậy nhìn một cách khái quát có thể rút ra các bƣớc chung cho việc giải bất kỳ một bài tập hoá học nào (khác với bài tập vật lý và toán học). 3. Khi giải bài tập hoá học cần chú ý hai phần: Phần hoá học và phần toán học. 88 Các bạn nên chú ý rằng: Thiếu hiểu biết đúng đắn về mặt hoá học thì không thể giải đúng bài toán hoá học. Nếu chỉ chú ý đến toán học mà không chú ý đến phân tích nội dung hoá học dẫn đến tình trạng tính toán dài dòng, kết quả phi lý. 4. Các bƣớc chung để giải bài toán hoá học: 4 bƣớc * Bƣớc 1. Đọc kỹ đề bài (ghi những điều đã biết và nhứng điều cần phải tìm) Các bạn nên chú ý ghi ký hiệu, công thức, phƣơng trình hoá học sao cho nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, để theo dõi tìm ra mối liên quan cần thiết cho việc tìm ra cách giải. * Bƣớc 2. Phân tích kỹ bài toán để tìm ra hai nội dung hoa học và toán học. Các bạn nên chú ý: - Nội dung hoá học cần sử dụng kiến thức nào, công thức nào hay phƣơng trình hoá học nào; - Nội dung toán học: Cần sử dụng số học hay đại số. * Bƣớc 3. Suy nghĩ tìm ra phƣơng pháp giải bài toán. - Bài toán thuộc dạng nào tức là qui về dạng quen biết đã đƣợc học cách giải. 89 - Cần phân tích mặt định tính (nội dung bài học). Sau đó mới bắt tay vào việc tính toán. Chỉ khi nào mặt hoá học đã đƣợc hiểu rõ mới chuyển sang mặt tính toán. Các bạn nên chú ý: - Khi giải bài tập về công thức hoá học các bạn nên sử dụng kiến thức cấu tạo chất, định luật thành phần không đổi các chất. - Khi giải bài tập về phƣơng trình phản ứng các bạn phải viết đúng phƣơng trình và cân bằng phƣơng trình đúng, vận dụng định luật bảo toàn khối lƣợng các chất trong tính toán. - Khi giải bài toán về định lƣợng các chất các bạn phải nhớ các kiến thức về khối lƣợng phân tử, khối lƣợng nguyên tử, mol, khối lƣợng mol, thể tích mol, số Avôgadrô Muốn làm đƣợc điều trên chúng ta phải có kiến thức hoá học. Kiến thức đó chúng ta phải học tập và tích luỹ qua những năm tháng học tập mới có đƣợc. * Bƣớc 4. Tính toán hoá học cho thật chính xác và kiểm tra lại kết quả và trả lời (có thể bằng thực nghiệm). Bây giờ chúng ta cùng nhau giải bài toán tính theo phƣơng trình phản ứng ở lớp 10. 90 Đề bài: Có thể sản xuất đƣợc bao nhiêu tấn H2SO4 từ 400 tấn quặng pyrit sắt FeS2 có chứ 10% tạp chất, biết hiệu suất phản ứng là 80%. Cho Fe = 56, S = 32, H = 1, O = 16. Giải: Bƣớc 1. Đọc kỹ đề bài. Giả thiết 400 tấn FeS2 10% → H2SO4. H = 80% Kết luận m H2SO4 =? Bƣớc 2. Phân tích kỹ bài toán Nội dung hoá học: + Quá trình đốt cháy FeS2: 4FeS2 + 11O2 = 2 Fe2O3 + 8SO2 + SO2 bị oxy hoá thành SO3: 2SO2 +O2 = 2SO3 + SO3 hợp nƣớc thành H2SO4: SO3 + H2O = H2SO4 Nội dung toán học: Phƣơng pháp số học. Bƣớc 3. Cách giải bài toán trên đƣa về cách giải quen thuộc xác định khối lƣợng các chất theo phƣơng trình phản ứng. Cách 1. Giải theo phƣơng trình phản ứng hoá học: Ta xác định khối lƣợng của từng chất qua 3 giai đoạn của 3 phƣơng trình phản ứng. Cách làm này rất cồng kềnh và dễ bị nhầm lẫn. Cách 2. Tính theo công thức hoá học và theo sơ đồ hợp thức. Chất đầu: FeS2 → 2H2SO4 (Chất cuối) Khối lƣợng 400 tấn FeS2 chứa 10% tạp chất là: 400 x 0,9 = 360 tấn Theo sơ đồ: 120 tấn FeS2 → 2,98 tấn H2SO4 360 tấn FeS2 → x tấn H2SO4 x = 588 tấn H2SO4 91 Nhƣng vì hiệu suất phản ứng là 80% nên thực tế lƣợng H2SO4 chỉ đƣợc tạo ra: 588 x 0,8 = 470,4 tấn. Bƣớc 4. Vậy từ 400 tấn FeS2 có chứa 10% tạp chất, nếu H = 80% thì sản xuất đƣợc 470,4 tấn H2SO4. Bài của chúng ta hôm nay dừng ở đây. Xin tạm biệt các bạn. Hẹn gặp lại các bạn ở bài sau. Bài 2. Giải bài toán hoá học theo phƣơng pháp đại số. Chào các bạn! Chƣơng trình giáo dục từ xa hôm nay, xin giới thiệu với các bạn bài: Giải bài toán hoá học theo phƣơng pháp đại số. 1. Phƣơng pháp đại số có ƣu điểm là: - Tiết kiệm thời gian. - Khi giải các bài toán tổng hợp dùng phƣơng pháp này giải nhanh hơn, ngắn gọn hơn. 2. Dùng phƣơng pháp đại số có thể giải đƣợc các bài toán sau: - Bài toán lập công thức hoá học. - Cân bằng phƣơng trình phản ứng. 92 - Tính nồng độ các chất. - Tính lƣợng các chất trong hỗn hợp. . Bây giờ ta cùng nhau giải một số bài toán. Bài toán 1. Giải bài toán nồng độ bằng phƣơng pháp đại số. Đề bài: Tính nồng độ ban đầu của dung dịch H2SO4 và dung dịch NaOH biết rằng: - Nếu đổ 3 lít dung dịch NaOH vào 2 lít dung dịch H2SO4 thì sau phản ứng dung dịch có tính kiềm với nồng độ là 0,1M. - Nếu đổ 2 lít dung dịch NaOH vào 3 lít dung dịch H2SO4 thì sau phản ứng dung dịch có tính axít với nồng độ là 0,2M. Giải. Bƣớc 1. Đọc kỹ đề bài: Giả thiết: 3l dd NaOH + 2l dd H2SO4 → tính kiềm 0.1M 2l dd NaOH + 3l dd H2SO4 → tính a xít 0.2M Kết luận: CM (NaOH) = ? ; CM (H2SO4) = ? Bƣớc 2. Phân tích kỹ bài toán. Nội dung hoá học: 2NaOH + H2SO4 = Na2SO4 + 2H2O Nội dung toán học: Phƣơng pháp đại số Bƣớc 3. Cách giải bài toán trên. 93 Gọi nồng độ của dung dịch NaOH là x Gọi nồng độ c ủa dung dịch H2SO4 là y Có 2 trƣờng hợp xảy ra: - Trƣờng hợp 1, lƣợng xút dƣ Lƣợng NaOH còn lại là 0,1 .5 = 0.5mol Lƣợng NaOH đã tham gia phản ứng là: 3x - 0,5 Lƣợng H2SO4 bị trung hoà là 2y. Thì số mol NaOH phải là 4y Ta có phƣơng trình: 3x - 4y = 0,5 (1) - Trƣờng hợp 2, lƣợng axit dƣ Lƣợng axit lúc đầu là 3y Lƣợng axit còn lại là 0.2 x 5= 1mol Lƣợng NaOH tham gia phản ứng là 2x. Thì lƣợng H2SO4 phải là x Ta có phƣơng trình phản ứng là: 3y –x =1 (2) Ta có hệ phƣơng trình : 3x -4y = 0.5 3y – x = 1 Giải hệ phƣơng trình ta đƣợc y = 0,7; x =1,1 Bƣớc 4: Vậy CM (H2SO4) = 0,7 M; CM (NaOH) = 1,1 M. Bài toán 2: Giải bài toán tính thành phần hỗn hợp bằng phƣơng pháp đại số. Đề bài: Hoà tan trong nƣớc 0,325g một hỗn hợp gồm hai muối NaCl và KCl. Thêm vào dung dịch này một dung dịch AgNO3 lấy dƣ thì thu đƣợc một lƣợng kết tủa AgCl là 0.717. Tính thành phần % của các chất trong hỗn hợp. 94 Giải Bƣớc 1: Đọc kỹ đề bài Giả thiết: 0,325 NaCl và KCl AgNO3 dƣ 0,717 AgCl↓ Kết luận: % NaCl = ?. % KCl = ? Bƣớc 2: Phân tích kỹ bài toán - Nội dung hóa học: NaCl + AgNO3 = AgCl↓ + NaNO3 KCl + AgNO3 = AgCl ↓ + KNO3. - Nội dung toán học: phƣơng pháp đại số Bƣớc 3: Cách giải bài toán Gọi số mol NaCl là x (mol) Gọi số mol KCl là y (mol)\ Số mol AgCl là x + y = 0.717 143.5 = 0,005 mol Khối lƣợng hỗn hợp là: 58,5 x + 74,5 y = 0,325 x + y = 0,005 → y = 0,002. Lƣợng KCl là: 0,002 x 74,5 = 0,149 g → % KCl = 0.149 0.325 x 00 = 45,85% % NaCl = 100% - 45,85% = 54,15% Bƣớc 4: Thành phần % KCl = 45,85% 95 % NaCl = 54,15% Các bạn thân mến, hôm nay chúng ta tạm dừng ở đây. Hẹn gặp lại các bạn ở bài sau. Chào các bạn. Bài 3: Liên kết hóa học – Hóa trị của các nguyên tố Chào các bạn! Hôm nay chƣơng trình giáo dục từ xa về môn hóa học trình bày với các bạn tiết học thứ ba. Trƣớc khi vào bài mới, chúng ta chữa một số bài tập kỳ trƣớc. * Các bạn mở sách giáo khoa trang 20, chúng ta chữa bài tập số 7. Cho biết cấu hình electron của các nguyên tố sau: a. 1S 2 2S 2 2P 5 3S 2 3P 7 : là phi kim vì cos6 electron ngoài cùng b. 4S 2 2S 2 2P 6 3S 2 3P 3 4S 2 : là kim loại vì có 2 electron ngoài cùng c. 1S 2 2S 2 2P 6 3S 2 3P 6: là khí hiếm vì có 3 electron ngoài cùng Đối với mỗi nguyên tử, lớp electron gần hạt nhân liên kết với hạt nhân chặt chẽ nhất, lớp xa hạt nhân liên kết yếu nhất. Không thể xác định đƣợc khối lƣợng nguyên tử của các nguyên tố vì chỉ biết số proton không biết số nowtron. 96 * Các bạn mở tiếp sang trang 28 chúng ta chữa bài tập số 9: nguyên tố ở nhóm VI, chu kỳ 3 là chu kỳ nhỏ nên nó thuộc phân nhóm chính. Do đó, nguyên tử có 3 lớp electron, trong đó lớp ngoài cùng chứa 6 electron. Cấu hình electron: 1S2 2S2 2P6 3S2 3P4. Đó là cấu hình của nguyên tố lƣu huỳnh. * Chúng ta chữa bài tập số 11 trang 29. Biết đƣợc vị trí của nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn, ta sẽ xác định đƣợc: - Số thứ tự z của nguyên tố, từ đó suy ra số proton, số nowtron, số electron. - Số thứ tự của chu kỳ, số thứ tự nhóm, phân nhóm, biết đƣợc nguyên tố là kim loại, phi kim hay khí hiếm. Bây giờ chúng ta chuyển sang bài học mới. Liên kết hóa học – hóa trị của các nguyên tố * Các kiến thức cần lƣu ý - Các loại liên kết -Hóa trị của các nguyên tố trong hợp chất. I. Vì sao các nguyên tử lại phải liên kết với nhau - Các nguyên tử khí hiếm có 8 electron ngoài cùng (trừ heli có 2 electron ngoài cùng) là lớp electron bền vững. - Các nguyên tử khác có cấu trúc electron không bền bằng cấu trúc electron của khí hiếm. 97 Vì vậy các nguyên tử liên kết với nhau để đạt tới cấu trúc electron của khí hiếm bền hơn cấu trúc electron của từng nguyên tử đứng riêng rẽ (thƣờng bằng 2 cách: góp chung electron hoặc cho nhận electron). II. Các loại liên kết hóa học. Hai loại Liên kết cộng hóa trị Liên kết ion Không có cực Có cực Định nghĩa Là liên kết trong đó cặp electron góp chung không bị lệch về phía nào Là liên kết trong đó cặp electron góp chung bị lệch về phía nguyên tử có tính phi kim mạnh hơn (thay có độ âm điện mạnh hơn) Là liên kết có sự cho nhận electron tạo thành các ion liên kết với nhau (theo lực hút tĩnh điện) Ví dụ Điều kiện xảy ra liên kết Trong phân tử các chất khí (hai nguyên tử hoàn toàn giống nhau) Trong phân tử hai phi kim gần giống nhau Trong phân tử giữa phi kim với phi kim. 98 Kết luận: Từ phần trên, chúng ta thấy liên kết cộng hóa trị có cực là dạng chuyển tiếp giữa liên kết cộng hóa trị không có cực và liên kết ion. III. Hóa trị của các nguyên tố 1. Electron hóa trị là những electron ở lớp bên ngoài có khả năng tham gia vào việc tạo thành liên kết hóa học. 2. Hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất ion (gọi là điện hóa trị) bằng số điện tích của ion đó. Ví dụ: NaCl thì hóa trị của Na = 1+ Cl = 1 - 3. Hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị bằng số liên kết mà nguyên tử của nguyên tố đó có thể tạo thành với các nguyên tử của nguyên tố khác. Ví dụ: HCl: H: hóa trị 1 CO2 : C hóa trị 4 Cl: hóa trị 1 O hóa trị 2. Các bạn thân mến, hôm nay chúng ta tạm dừng ở đây. Về nhà các bạn nhớ làm các bài tập 2, 4, 7, 9 (trang 40, 41) và 3 (trang 42). Xin chào các bạn. Bài 4: Mol – Định luật Avogadro – Tỉ khối của chất khí. Chào các bạn 99 Hôm nay chƣơng trình giáo dục từ xa về môn hóa học trình bày với các bạn bài: “Mol – Định luật Avogadro – Tỉ khối của chất khí. * Kiến thức cần nhớ: - Mol là gì? Đơn vị đo. Định luật Avogadro. - Tỉ khối của các chất khí - áp dụng vào việc xác định khối lƣợng phân tử của các chất. I. Định nghĩa mol. - Mol là lƣợng chứa 6.1023 hạt vi mô. - Hạt vi mô có thể là nguyên tử, phân tử hoặc ion. - Số 6.1023 là số Avogadro (N) II. Khối lượng mol (M) - Khối lƣợng mol nguyên tử của một nguyên tố là khối lƣợng của một mol nguyên tử của nguyên tố đó (chính là nguyên tử gam của một nguyên tố). Ví dụ: MH = 1g/ mol; MC = 12g / mol. - Khối lƣợng mol phân tử của một chất là khối lƣợng của một mol phân tử chất đó (chính là phân tử gam của chất đó). 100 Ví dụ: MH2 = 2g/ mol MO2 = 32g/ mol - Khối lƣợng mol ion là khối lƣợng của một mol ion của ion đó. Ví dụ: MH+ = 1g/ mol. MNa+ = 23g/ mol. II. Định luật Avogadro. Thể tích mol phân tử của các chất khí. Giáo viên nói: Định luật Avogadro nói về sự liên quan giữa thể tích mol phân tử của mọi chất khí và số phân tử của mọi chất khí và số phân tử chứa trong các thể tích đó. 1. Định luật Avogadro: Ở những điều kiện nhiệt độ, áp suất nhƣ nhau, những thể tích bằng nhau của mọi chất khí đều chứa cùng một số phân tử. → Thể tích chiếm bởi một mol phân tử của bất kỳ khí nào cũng bằng nhau (ở cùng nhiệt độ, áp suất). 2. Thể tích mol phân tử của các khí: Thể tích mol phân tử của một khí là thể tích chiếm bởi một mol phân tử khí đó. Thể tích mol phân tử của bất kỳ khí nào ở điều kiện tiêu chuẩn cũng bằng 22.4 lít. IV. Tỉ khối của chất khí. 1. Tỉ khối của chất khí A đối với chất khí B và đối với không khí: dA/B = mA mB → dA/B = MA MB 101 mA, mB là khối lƣợng của cùng một thể tích khí A, B. MA, MB là khối lƣợng phân tử của khí A, khí B. dA/KK = MA MB → dA/KK = MA 29 (vì ở đ.k.t.c MKK = 29). 2. Xác định khối lƣợng mol phân tử của các khí. - Dựa vào tỉ khối MA = d A/B . MB. MA = d A/KK . 20. - Ở điều kiện tiêu chuẩn: MA = 29 + D. Bây giờ các bạn cùng chúng tôi làm bài tập số 3 trang 47 trong sách giáo khoa. Tóm tắt bài toán: GT N2 + 3H2 → 2NH3 Muốn tạo thành 9.1023 phân tử NH3 KL Số phân tử N2 = ? ; Số phân tử H2 = ? VN2mol = ? VH2 mol = ? VNH3 = ? Giải: N2 + 3H2 = 2NH3 x y 9.10 x = 9.10 23 .1 2 = 4,5.10 23 phân tử N2 y = 9.10 23 .3 2 = 13,5.10 23 phân tử H2. Số thể tích của phân tử nitơ: 4.5. 10 23 6.10 23 = 0,75. 102 Số thể tích mol phân tử hidro: 13.5. 10 23 6. 10 23 = 2,25. Số thể tích mol NH3 đƣợc tạo thành: 9.10 23 6.10 23 = 1,5. Thể tích NH3 ở đktc V = 1,5. 22,4 = 33,6 l. Bài của chúng ta hôm nay dừng ở đây. Về nhà các bạn làm bài tập số 2, 5 [47, 48], số 4, 5 [49]. Xin tạm biệt các bạn. IV. Những thử nghiệm sƣ phạm bƣớc đầu 1. Điều tra thực tế. Khi điều tra thực tế chúng tôi đã phối hợp với Trung tâm nghiên cứu Xóa mù chữ và Giáo dục thƣờng xuyên. a. Mục đích điều tra: Chúng tôi tiến hành điều tra thực tế nhằm mục đích trên: - Tìm hiểu ý muốn học tập tiếp tục của người thất học. - Biết được trình độ văn hóa hiện thời của người học trong việc học tập từ xa. Trong đợt khảo sát này việc nắm vững nhu cầu của người thất học được đặt lên hàng đầu. Vì nếu họ không muốn học thì dù có mời ra học ở các lớp truyền thống họ cũng không học đƣợc chứ đừng nói gì đến đến học từ xa. Nhƣ đã nêu ở trên, giáo dục từ xa chỉ thật sự có ý nghĩa kinh tế khi số ngƣời ghi danh học từ xa càng đông. Điều này đòi hỏi chúng tôi phải bắt đầu thử nghiệm từ xa ở bậc học nào đang có nhiều ngƣời thất học. Vì thế 103 mục đích thứ hai của đợt khảo sát là phải xác định trình độ văn hóa phổ biến của người thất học. Ngoài ra, vì việc dạy học từ xa thƣờng đƣợc thực hiện thông qua các phƣơng tiện kỹ thuật, thông qua trợ giáo nên để có thể tổ chức thử nghiệm, chúng tôi phải xác định được các điều kiện vật chất của người học trong giáo dục từ xa. Đó chính là mục đích thứ ba của đợt khảo sát. b. Mẫu phiếu điều tra. Để đạt đƣợc các mục đích trên, chúng tôi đã chuẩn bị một mẫu phiếu điều tra nhƣ sau: 104 Viện khoa học giáo dục Trung tâm nghiên cứu Xoá mù chữ và Giáo dục thƣờng xuyên -------------------------------------------------------------------- PHIẾU ĐIỀU TRA Để giúp chúng tôi hoàn thành phiếu điều tra này, xin các anh chị vui lòng cho biết ý kiến của mình, bằng cách đánh dấu “x” vào những câu mà các anh/ chị thấy hợp với bản thân mình. Xin chân thành cảm ơn. Câu 1. Trình độ văn hoá hiện nay của anh /chị: - Chƣa biết chữ - Hết lớp 1 - Hết lớp 2 - Hết lớp 3 - Hết lớp 4 - Hết lớp 5 - Hết lớp Câu 2. Hiện nay anh/ chị có đang đi học hay không? - Đang đi học phổ thông - Đang đi học lớp sau xoá mù chữ - Đang đi học lớp chuyên đề - Không đi học. 105 Câu 3. Nếu không đi học, xin anh/chị cho biết nguyên nhân: - Do nhà ở quá xa trƣờng - Do đƣờng đi đến trƣờng phải đi qua núi, qua sông, qua hồ - Phải đi làm theo cha mẹ - Nguyên nhân khác (nếu có) Câu 4. Nếu có hình thức học mới, anh/chị có muốn đi học không? - Có - Không Câu 5. Nếu đi học, anh/chị muốn học hết lớp mấy? - Lớp 5 (hết tiểu học) - Lớp 9 (hết trung học cơ sở) - Lớp 12 (hết trung học) Câu 6. Nhà ở của anh/chị ở gần hay xa trƣờng? - Gần - Xa trên 5 cây số Câu 7. Trong gia đình anh/chị có ngƣời nào đã học xong? - Lớp 9 - Lớp 10 - Lớp 11 - Lớp 12 - Tốt nghiệp trung cấp - Tốt nghiệp đại học 106 Câu 8. Ở địa phƣơng anh/chị có điện hay không? - Có - Không Câu 9. Ở địa phƣơngh anh/chị có các phƣơng tiện truyền thông sau hay không? - Loa truyền thanh - Tivi Câu 10. Ở gia đình anh/chị có các phuơng tiện truyền thông sau hay không? - Radio – Casstte - Tivi Câu 11. Sách vở và báo chí có đƣợc bƣu điện đƣa về địa phƣơng của anh/chị thƣờng xuyên hay không? - Có - Không Câu 12. Thời gian ngành bƣu điện chuyển thƣ từ, sách báo, điện báođến từng gia đình ở địa phƣơng anh/chị nhƣ thế nào? - Ngày 1 lần - Tuần 1 lần - Tháng 1 lần 107 Câu 13. Phần sơ lƣợc về bản thân: - Họ và tên: - Tuổi - Nam/nữ - Địa chỉ Trên đây là mẫu phiếu điều tra, trong mẫu phiếu này: Câu 1, 4, 5 nhằm điều tra về trình độ và nhu cầu của ngƣời học. Câu 2 có mục đích xác định tỉ lệ ngƣời thất học; Câu 3,6 dùng để xác định các nguyên nhân của sự thất học, trong đó có nguyên nhân là khoảng cách địa lý giữa nhà của họ với trƣờng phổ thông chính qui. Câu 7 nhằm xác định khả năng có trợ giáo hay không. Câu 8, 9, 10, 11 có mục đích xác định khả năng của địa phƣơng về các phƣơng tiện học tập từ xa. Câu 12 dùng để xác định khả năng của bƣu điện trong việc chuyển giao các tài liệu in ấn đến ngƣời học và gửi trả tài liệu tự kiểm tra và tự đánh giá của ngƣời học đến cơ sở giáo dục từ xa. c. Địa điểm điều tra 108 Chúng tôi đã chọn địa điểm khảo sát là một xã thuộc huyện đồi gò ngoại thành Hà nội và một xã vùng cao thuộc một huyện của tỉnh miền núi. Đó là xã Đức Hoà, huyện Sóc Sơn – Hà Nội và xã Phúc An huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái. d. Phương pháp điều tra Phƣơng pháp điều tra đƣợc dùng ở đây là phƣơng pháp trắc nghiệm bằng phiếu. Để tránh sự trả lời sai của nhân dân, chúng tôi đã phân công nhau đến các xóm, bản, vào từng hộ gia đình, hỏi từng đối tƣợng theo các câu hỏi trong phiếu rồi trực tiếp đánh dấu vào các phiếu. e. Xử lý số liệu điều tra. Chúng tôi đã tiến hành điều tra và các đối tƣợng thuộc độ tuổi từ 10 đến 45 trong từng gia đình của các xóm, bản của hai xã nói trên. Sở dĩ chúng tôi phải điều tra cả những ngƣời đang ở độ tuổi thiếu niên vì thực tế có nhiều ngƣời thất học là thiếu niên, họ đã là đối tƣợng của ngành giáo dục thƣờng xuyên. Cụ thể việc điều tra đã đƣợc tiến hành với 207 đối tƣợng thuộc xã Đức hoà, huyện Sóc Sơn – Hà nội và 100 đối tƣợng thuộc xã Phúc An, huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái. Sau đây là kết quả sau khi xử lý số liệu điều tra (xem các bảng 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7). Kết quả trên cho phép rút ra một số nhận xét sau đây: 109 - Đa số ngƣời thất học là nữ (xem bảng 1). Do đó cần tạo điều kiện học để bảo đảm sự bình đẳng nam nữ. - Tuy số ngƣời thất học ở độ tuổi 10-17 ít hơn, nhƣng nếu không giải quyết tốt việc học cho họ thì họ sẽ nhanh chóng trở thành ngƣời lớn thất học (xem bảng 1). - Số ngƣời chƣa học xong bậc tiểu học còn nhiều, ở Đức hoà là 18,83. ở Phúc an là 98%, do đó ở vùng núi nhƣ Yên bình cần dạy học từ ở ở Tiểu học, còn ở vùng thấp nhƣ Sóc Sơn cần dạy học từ xa ở mức phổ cập cấp II (vì ở Đức Hoà có 49,26% chƣa qua cấp II) (Xem bảng 2). - Những ngƣời đƣợc điều tra đều đang không đi học (ở Phúc An là 100%, ở Đức hoà là 71,49%) mà nguyên nhân chủ yếu là trở ngại về địa lý và về kinh tế (xem bảng 3,4). - Tỷ lệ ngƣời thất học muốn đƣợc học tiếp là tƣơng đối cao (87% ở Phúc an và 54,11% ở Đức hoà). - Các xã đƣợc điều tra đều có khả năng tổ chức giáo dục từ xa vì trong xóm thôn có khá nhiều phƣơng tiện thông tin đại chúng có thể phục vụ cho việc học từ xa (xem bảng 6). 110 Bảng 1: Phân loại theo giới – Độ tuổi Nam Nữ 10 – 17 tuổi 18 – 45 tuổi Đức Hòa Số ngƣời 98 109 54 153 Tỉ lệ % 47,34% 52,66% 26,09% 73,91% Phúc An Số ngƣời 47 53 44 56 Tỉ lệ % 47% 53% 44% 56% Bảng 2: Trình độ văn hóa Hết lớp MC 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Đức Hòa Số ngƣời 4 1 5 7 26 20 24 31 27 45 3 14 Tỉ lệ % 1.9 0.48 2.41 3.38 12.56 9.66 11.59 14.97 13.04 21.73 1.44 6.76 Phúc An Số ngƣời 40 14 11 30 3 2 0 0 0 0 0 0 Tỉ lệ % 40 14 11 30 3 2 0 0 0 0 0 0 Bảng 3: Tình hình học tập Học phổ thông Học XMC và sau XMC Học chuyên đề Học nghề Không đi học Đức Hòa Số ngƣời 51 2 0 6 148 Tỉ lệ % 24.63% 0,96% 0 2,89% 71,49% Phúc An Số ngƣời 0 0 0 0 100 Tỉ lệ % 0 0 0 0 100% 111 Bảng 4: Nguyên nhân không đi học Ở quá xa trƣờng Phải qua núi, sông Phải đi làm việc Nguyên nhân khác Đức Hòa Số ngƣời 0 0 7/148 141/148 Tỉ lệ % 0 0 4,73% 95,27% Phúc An Số ngƣời 51 4 37 9 Tỉ lệ % 51% 4% 37% 9% Bảng 5: Nhu cầu học Không muốn học Muốn học Học hết lớp 5 Học hết lớp 9 Học hết lớp 12 Học nghề Đức Hòa Số ngƣời 52/207 112/ 207 11/ 112 50/ 112 32/ 112 19/ 112 Tỉ lệ % 29.95% 54, 11% 9,82% 44, 64% 28,57% 16.96% Phúc An Số ngƣời 13 87 50/87 28/87 14/87 0 Tỉ lệ % 13% 37% 37,4% 26,4% 16,1% 0 Bảng 6: Điều kiện về phƣơng tiện học tập từ xa của cá nhân Máy radio - cassette Máy thu hình Có Không có Có Không có Đức Hòa Số máy 88 119 41 166 Phúc An Số máy 24 76 11 89 112 Bảng 7. Điều kiện phục vụ giáo dục từ xa của cộng đồng Đƣa thƣ Ngƣời có thể làm trợ giáo có trình độ Tháng 1 lần Tuần 1 lần Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Trung cấp Đại học Đức Hoà 0 0 12 10 11 26 3 0 Phúc An Có Không 0 0 0 0 0 0 2. Thử nghiệm giảng dạy một số bài hoá học cho đối tƣợng sau XMC bằng phƣơng tiện radio – cassette a. Chọn địa điểm và đối tượng thử nghiệm Nhƣ kết quả điều tra ở trên mà chúng tôi đã phân tích: Số ngƣời chƣa học xong bậc tiểu học còn nhiều (ở phúc an là 98%), trong đó họ rất muốn đƣợc học tiếp (87%). Vì vậy để góp phần giải quyết việc học cho những thanh thiếu niên không có điều kiện học tại các trƣờng phổ thông ở những có nhiều khó khăn, xa xôi, hẻo lánh, mà lâu nay họ đã phải bỏ học và có thể quay lại mù chữ nếu không đƣợc học tiếp tục, nhất là đối với các dân tộc ít nguời ở vùng cao. Chúng tôi cùng phối hợp với trung tâm nghiên cứu Xoá mù chữ và Giáo dục thƣờng xuyên đã chọn địa điểm thử nghiệm là thông Đồng Tý, xã Phúc An, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Đối tƣợng thử nghiệm ở đây là một số thanh niên dân tộc Dao đã học xong chƣơng trình XMC (tƣơng đƣơng với lớp 3). b. Phương tiện kỹ thuật chọn để thử nghiệm 113 Chúng ta đã biết, để tiến hành giảng dạy từ xa chúng ta có thể sử dụng nhiều phƣơng tiện kỹ thuật: băng hình, băng tiếng, phát thanh, truyền hình Để tiến hành giảng dạy từ xa có kết quả, chúng ta nên chọn phƣơng tiện nào phù hợp nhất hoặc phƣơng tiện nào có sẵn. Nhƣ số liệu mà chúng tôi đã điều tra ở trên, ở nơi có trình độ văn minh còn thấp nhƣ Phúc An mà trong xóm thôn cũng có khá nhiều phƣơng tiện thông tin đại chúng (24 radio-cassette và 11 tivi). Đây là những phƣơng tiện có thể phục vụ cho việc học từ xa. Vì vậy chúng tôi đã chọn dạy học từ xa bằng phƣơng tiện radio-cassette là phƣơng tiện mà nhiều gia đình ở Phúc An có và việc sản xuất các băng học tập bằng cassette cũng ít tốn kém và ít phức tạp. c. Sản xuất học liệu (1) Về chương trình và sách giáo khoa: Để sản xuất học liệu phục vụ cho giáo dục từ xa chon lớp 4 ở vùng núi xa xôi, hẻo lánh, chúng tôi đã phối hợp với Trung tâm nghiên cứu Xoá mù chữ và Giáo dục thƣờng xuyên, dựa vào chƣơng trình và sách giáo khoa lớp 4 phổ thông hiện hành để biên soạn một chƣơng trình tƣơng đƣơng lớp 4 cho giáo dục thƣờng xuyên. Chƣơng trình này đảm bảo tƣơng đối đầy đủ yêu cầu kiến thức của lớp 4 bậc học phổ thông theo 3 môn học: Văn (tiếng Việt), Toán và Tìm hiểu tự nhiên xã hội. Trong môn Tìm hiểu tự nhiên xã hội có một phần sử dụng kiến thức hoá học đó là “Nƣớc và không khí”. Vì vậy chúng tôi đã thử nghiệm một số bài hoá học về phần này. Về phía học viên, họ cũng sử dụng chung sách giáo khoa của phổ thông. Đúng ra với đặc điểm tự học, ngƣời học viên học từ xa cần có một bộ sách giáo khoa thích hợp (sách giáo khoa phổ thông chỉ dùng tốt cho học sinh có thầy dạy trực tiếp), nhƣng vì với điều kiện của một đề tài thử 114 nghiệm, chúng tôi chƣa thể viết riêng một bộ sách giáo khoa có tính tự học cho học viên của giáo dục từ xa. Có thể nói đây là giải pháp tình thế. (2) Về sản xuất băng tiếng: Để sản xuất băng tiếng, chúng tôi đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu xoá mù chữ và Giáo dục thƣờng xuyên. Chúng tôi đã tiến hành sản xuất băng tiếng theo qui trình gồm 2 bƣớc: viết kịch bản tiếng và ghi âm. Để tránh đơn điệu và có tác dụng gây hứng thú cho ngƣời học, chúng tôi đã chọn cách ghi âm xen kẽ các môn học, chứ không ghi âm theo từng môn riêng. Chẳng hạn nhƣ trong một buổi học từ xa bằng băng tiếng, học viên có thể đƣợc học tuần tự một bài toán, một bài tập đọc, một bài hoá học và một bài từ ngữ. Chúng tôi đã sản xuất đƣợc 26 băng tiếng, trong đó có 24 bài môn tự nhiên và xã hội có nội dung liên quan đến hóa học. (3) Về sản xuất tự kiểm tra và tự đánh giá cho ngƣời học: *Nhƣ ở trên chúng tôi đã trình bày: tài liệu tự kiểm tra là tài liệu nêu lên đƣợc những câu hỏi và bài tập mà ngƣời học cần phải làm sau mỗi buổi học. Do đó sau khi nghe băng xong, về nhà ngƣời học phải làm một số bài tập. Dƣới đây trích giới thiệu hai bài tập để làm ví dụ. 115 Bài 1. Không khí có ở quanh ta Câu 1. Có những cách nào để phát hiện ra sự có mặt của không khí ở quanh ta? Câu 2. Không khí có tràn vào bên trong các vật không? Làm thế nào để biết điều đó? Câu 3. Trong đất xốp, cát, muối, đƣờng có lẫn không khí. Hãy tìm cách chứng minh điều đó với một chiếc cốc và một chai nƣớc. Câu 4. Khí quyển là gì? Xung quanh mặt trăng và các ngôi sao có không khí giống nhƣ ở trái đất hay không? Bài 2. Các tính chất của không khí Câu 1. Vì sao bạn không nhìn thấy không khí ở quanh mình? Câu 2. Không khí có mùi gì? Có vị nhƣ thế nào? Có hình dạng ra sao? Câu 3. Dùng chiếc bơm xe đạp nhƣ thế nào để chứng minh rằng không khí có thể nén lại và có thể làm cho giãn ra? Câu 4. Làm thế nào để chứng tỏ rằng không khí nóng thì bay lên cao? 116 Nhƣ vậy, ngƣời học ở nhà phải làm những bài tập này rồi gửi về cơ sở điều hành việc học từ xa để các giáo viên xem. Nhờ sự phản hồi này, giáo viên biết rõ học viên của mình đã hiểu chƣa và chƣa hiểu phần nào của chƣơng trình để có kế hoạch hƣớng dẫn học viên học tập đạt kết quả tốt hơn. *Tài liệu tự đánh giá là những bài kiểm tra mà ngƣời học phải làm sau từng đợt và kết thúc khoá học. Đây là những kết quả cụ thể để giáo viên đánh giá trình độ học tập của học viên. Do đó cứ sau khi học đƣợc một chƣơng hoặc một phần, ngƣời học lại phải làm một bài kiểm tra. Dƣới đây trích giới thiệu hai bài kiểm tra để làm ví dụ. Bài kiểm tra sau khi học xong phần nƣớc 1. Hãy nêu tính chất của nƣớc. 2. Nƣớc tồn tại ở những thể nào? Hãy nêu tính chất của nƣớc ở mỗi thể đó. 3. Vòng tuần hoàn của nƣớc trong thiên nhiên diễn ra nhƣ thế nào? 4. Vì sao cần phải làm sạch nƣớc trong thiên nhiên trƣớc khi sử dụng và nêu các làm sạch nƣớc. Bài kiểm tra sau khi học xong phần không khí 1. Không khí có những tính chất gì? 117 2. Không khí do những khí nào tạo thành? 3. Trong không khí có thành phần nào quan trọng nhất cho sự thở? Nêu ví dụ chứng tỏ điều đó. 4. Thế nào là không khí trong lành và nêu các biện pháp làm cho bầu không khí trong lành? Trong thời gian thử nghiệm này, chúng tôi đề nghị học viên nộp phiếu tự kiểm tra và tự đánh giá cho trợ giáo để chuyển về Phòng giáo dục (hoặc Sở giáo dục - đào tạo) và sau đó chuyển về cho đề tài. Cách làm này còn qua nhiều khâu, do đó trên thực tế chúng tôi chƣa nhận đủ số phiếu học viên. Chúng tôi nghĩ rằng nếu phát triển hình thức dạy và học từ xa này ở các huyện hoặc cụm xã nên có các Trung tâm Giáo dục thƣờng xuyên đóng vai trò một Trung tâm giáo dục từ xa để dễ liên hệ với học viên. Các Trung tâm này không những liên hệ với học viên bằng việc gửi bài (băng, phiếu) đến học viên và việc nhận về các phiếu, mà còn nên tổ chức các cuộc gặp mặt giữa giáo viên và nhóm các học viên gần nhau theo chu kỳ hàng thàng hoặc hàng quý để giúp đỡ học viên khác khắc phục khó khăn trong quá trình học tập. Đây chính là biện pháp để khắc phục bớt sự “cách mặt” của giáo viên và học viên khi học tập từ xa mà các nƣớc đã từng áp dụng có hiệu quả. (4) Về sản xuất tài liệu cho người trợ giáo: Khi học từ xa bằng cassette, hai học liệu quan trọng nhất là băng tiếng và sách giáo khoa. Tuy nhiên nếu chỉ có hai học liệu này thì mới chỉ giúp học viên khắc phục đƣợc “khoảng cách”. Nhƣ thế chƣa đủ vì ngƣời 118 học từ xa không những phải khắc phục sự xa cách với thầy, với trƣờng mà còn phải khắc phục sự lẻ loi trong học tập. Vì thế khi tổ chức dạy học từ xa nên sắp xếp học viên thành các nhóm nhỏ (có thể chỉ là 2 hoặc 3 học viên). Để quản lý nề nếp học của nhóm, mỗi nhóm nên có một “trợ giáo” là ngƣời có trình độ cao hơn học viên một chút mà không phải là một thầy giáo thực sự. Nhằm giúp các trợ giáo coi sóc tốt mỗi nhóm học, cần có tài liệu hƣớng dẫn hoạt động của họ cho mỗi bài. Tài liệu hƣớng dẫn này đƣợc gọi là phiếu trợ giáo. Đối với mỗi bài, trong phiếu trợ giáo có ghi rõ mục đích yêu cầu của bài để trợ giáo có thể thông báo cho học viên đồng thời quản lý chặt chẽ học viên, hƣớng theo mục đích, yêu cầu đó. Ngoài ra, trong phiếu này còn phải có lời giải của các câu hỏi hoặc bài tập để trợ giáo có thể đối chiếu với lời giải của học viên mà yêu cầu học viên sửa chữa nếu thấy họ làm sai. Sau đây là phiếu trợ giáo để minh họa cho hai bài nêu ở trên. Bài 1. Không khí có ở quanh ta A. Mục đích yêu cầu 119 1. Chứng minh cho ngƣời học thấy đƣợc không khí có ở khắp mọi nơi xung quanh ta, xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng ở bên trong các vật. 2. Giúp cho ngƣời học hiểu đƣợc bên ngoài khí quyển của trái đất thì xung quanh Mặt trời, Mặt trăng và các ngôi sao khác đều không có không khí. B. Trả lời các câu hỏi trang 43 sách giáo khoa: 1. Ta thở đƣợc - Làm thí nghiệm 1 trang 41 sách giáo khoa 2. Có - Làm thí nghiệm 2 trang 41; thí nghiệm 3,4 trang 42 SGK 3. Đổ đất xốp (hoặc cát, hoặc muối, hoặc đƣờng) vào đầy cốc. Sau đó rót nƣớc từ chai nƣớc chảy từ từ vào cốc. Các bạn sẽ thấy nƣớc không trào ra ngoài. Chứng tỏ trong đất xốp (hoặc cát, hoặc muối, hoặc đƣờng) có lẫn không khí đã nhƣờng chỗ cho nƣớc thấm vào. 4. Khí quyển là lớp không khí bao quanh trái đất. - Xung quanh Mặt trăng và các ngôi sao không có không khí. C. Chuẩn bị bài sau: Nhắc ngƣời học mang đến lớp mỗi ngƣời một ngọn nến. 120 Bài 2. Các tính chất của không khí A. Mục đích yêu cầu: Làm cho ngƣời học nắm đƣợc không khí có 3 tính chất: (1) Không khí là một chất khí trong suốt, không cản sáng, không mầu, không mùi, không vị và không có hình dạng nhất định. (2) Không khí có thể bị nén lại hoặc làm cho giãn ra. (3) Không khí nở ra khi nóng lên và co lại khi lanh đi. Không khí ở gần vật nóng thì nóng lên và bay lên cao. B. Trả lời các câu hỏi trang 47 SGK (1) Vì không khí không cản sáng, trong suốt và không có mầu. (2) Không khí không có mùi, không có vị, không có hình dạng nhất định. (3) Khi ấn thân bơm vào trong vỏ bơm thì không khí có thể bị nén lại. Khi kéo thân bơm ra thì không khí có thể làm cho giãn ra. (4) Làm thí nghiệm 3 trang 46 SGK. 121 C. Chuẩn bị bài sau: Nhắc ngƣời học mang đến lớp 1 tờ giấy mỏng, một cái chai có nút, 1 cốc nƣớc vôi trong và 1 cái ống nhỏ. d. Tổ chức thử nghiệm Việc tổ chức thử nghiệm đƣợc bắt đầu bằng một cuộc hội thảo về giáo dục từ xa đặt tại thị trấn huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái với sự tham gia của các đại diện các ngành nghề giáo dục, truyền hình, công nghệ và môi trƣờng cấp tỉnh, cấp huyện. Trong cuộc họp này, tất cả đại biểu đều thấy sự cần thiết phải tổ chức hình thức giáo dục từ xa ở địa phƣơng mà bƣớc đầu là sự thử nghiệm ở một số học viên ngƣời Dao. Việc ghi danh học viên đƣợc tiến hành sau khi có sự giải thích của cán bộ địa phƣơng. Số ngƣời ghi tên học không nhiều vì họ còn chƣa hiểu rõ về giáo dục từ xa. Tuy nhiên với 16 ngƣời ghi danh chúng tôi thấy cũng tốt và vừa sức mình. Để khắc phục sự đơn độc trong khi tự học, chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm dƣới dạng nhóm học viên. Biện pháp này tỏ ra có hiệu quả, vì khi học theo nhóm học viên thấy vui hơn và có thể dễ dàng trao đổi ý kiến giúp đỡ nhau trong học tập, kể cả sự quản lý và giúp đỡ của trợ giáo. Giờ học của nhóm không cố định. Mỗi nhóm có 8 học viên đƣợc học tại nhà của một học viên hoặc của trợ giáo, chịu sự quản lý và trợ giúp của trợ giáo. Ở đây ngƣời trợ giáo không phải là giáo viên giảng dạy mà chỉ là ngƣời đôn đốc học viên làm việc theo sự hƣớng dẫn của giáo viên qua băng tiếng sao cho có nền nếp, đúng qui trình. Vị trí của trợ giáo trong giáo dục từ xa cũng nhƣ cha mẹ hoặc anh chị 122 giúp đỡ con em mình học tập tốt các bài học ở trƣờng phổ thông chính qui. Với yêu cầu nhƣ thế, chỉ cần chọn ngƣời có trình độ văn hoá cao hơn học viên một chút, miễn là ngƣời đó đƣợc dân tín nhiệm. Trên thực tế chúng tôi đã chọn đƣợc hai trợ giáo là đồng chí Cờ (trình độ lớp 6 cũ, là bố của hai học viên trong nhóm) và đồng chí Học (trình độ lớp 6 cũ, vốn là trƣởng ban hợp tác xã). Hai trợ giáo đã làm tốt công việc của mình theo đúng chức năng, nhiệm vụ đã đƣợc qui định. Để hƣớng dẫn trực tiếp việc học từ xa của các nhóm, chúng tôi tổ chức một nhóm giáo viên chỉ đạo gồm có đồng chí Nguyễn Văn Ngọc (Trƣởng phòng giáo dục thƣờng xuyên, Sở Giáo dục - đào tạo Yên Bái), đồng chí Trần Văn Đức (cán bộ Phòng Giáo dục – đào tạo huyện Yên Bình) và đồng chí Mai Văn Long (Hiệu trƣởng trƣờng tiểu học xã Phúc An). Nhóm này đã giúp chúng tôi mở lớp giáo dục từ xa, theo dõi tiến trình dạy học từ xa. Họ đã thƣờng xuyên liên hệ với chúng tôi để nhận băng tiếng và tài liệu học Và cuôic cùng họ đã tổ chức thi sát hạch cuối lớp. Có thể xem nhóm chỉ đạo viên này là nhóm ngƣời trung gian mà họ cùng với nhóm các chuyên gia nội dung và nhóm các ngƣời sản xuất học liệu làm nên giáo dục từ xa. e. Đánh giá kết quả Việc đánh giá học viên đƣợc tiến hành dƣới 3 dạng bài: - Làm các câu hỏi và bài tập vào phiếu tự kiểm tra. - Làm bài kiểm tra theo chƣơng trình vào phiếu tự đánh giá. 123 - Làm bài kiểm tra trên lớp vào cuối khoá học. Chúng tôi thấy rằng, lúc đầu học viên còn lúng túng trong việc theo học băng tiếng, họ làm các câu hỏi và các bài tập vào phiếu tự kiểm tra còn nhiều sai sót. Dần dần họ đã quen và đã hứng thú học tập với hình thức học mới này. Dƣới đây là kết quả của việc làm bài kiểm tra lần thứ ba: Văn Toán Tự nhiên – xã hội (trong đó có hóa) Khá giỏi 6,7% 10% 70% Trung bình 93,3% 60% 25% Yếu kém 0% 30% 5% Cuối khoá học, Sở Giáo dục–đào tạo Yên Bái đã tổ chức thi lên lớp cho 16 học viên này theo đúng qui chế thi cử. Kết quả 16 học viên đã đủ điểm để công nhận học xong lớp 4. 3. Thử nghiệm giảng dạy một số bài hóa học trên truyền hình (Phần này chúng tôi sử dụng số liệu của Phòng Giáo dục thƣờng xuyên – Sở Giáo dục – đào tạo Hà Nội). Phòng Giáo dục thƣờng xuyên – Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội đã phối hợp với Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội mở Chƣơng trình “Học tập từ xa trên truyền hình – tự học có hƣớng dẫn”. Chƣơng trình này đƣợc bắt đầu từ ngày 14/4/1995 với việc “Hƣớng dẫn ôn tập các môn văn – toán – lý – hoá, thi tốt nghiệp bổ túc văn hóa trung học” một tuần một buổi. 124 Từ tháng 9/1995 Phòng giáo dục thƣờng xuyên đã tiếp tục thử nghiệm chƣơng trình “Học tập từ xa trên truyền hình – tự học có hƣớng dẫn” với việc “Hƣớng dẫn học lớp 10 bổ túc văn hoá” lúc đầu 1 buổi/tuần rồi 2 buổi/tuần và từ tháng 12/1995 tăng lên 3 buổi/tuần. Mỗi buổi học khoảng 20 phút. Trong tháng 5 và 6/1996 Phòng Giáo dục thƣờng xuyên – Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội đã phối hợp với Đài truyền hình Trung ƣơng (hệ thống VTV2) xây dựng và phát chƣơng trình ôn tập toán lớp 12 phục vụ thi tốt nghiệp BTVH trung học và thi vào đại học. Tổng số buổi phát chƣơng trình “Học tập từ xa trên truyền hình” tính đến ngày 20/6/1996 là 86 buổi. Để thực hiện chƣơng trình này phải có một đội ngũ giảng viên. Lúc đầu mời những giáo viên giảng để ghi hình rất khó khăn (nhiều thầy cô giáo dạy giỏi, nhƣng giảng trƣớc máy thu hình không đƣợc). Đến nay họ đã thu hút đƣợc một đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm. Về môn Văn có: Nhà giáo ƣu tú Vũ Dƣơng Quý, thầy giáo Lê Bảo, thầy giáo Lê Đình Mai, PTS Nguyễn Văn Ninh – phó chủ nhiệm khoa Văn trƣờng ĐHSP I Hà Nội. Về môn Toán có: Nhà giáo ƣu tú Trần Võ Cƣờng, thầy giáo Hàn Liên Hải, thầy giáo Ngô Doãn Chấn. Về môn Hoá có thầy giáo Tống Văn Tân. Về môn Lý có thầy giáo Lê Đình Thƣ. Về học viên: Mọi ngƣời, không phân biệt tuổi tác đều đƣợc tham gia học tập chƣơng trình giáo dục từ xa nếu có nhu cầu. Trƣớc khi vào học, ngƣời học phải nộp phiếu đăng ký nhập học với toàn bộ hồ sơ hợp thức gồm: bằng tốt nghiệp Phổ thông trung học cơ sở hoặc bổ túc văn hoá cơ sở, học bạ, các giấy chứng nhận có liên quan đến chƣơng trình đào tạo đã học trƣớc đó. 125 Sau khi đã đƣợc nhận vào học, tất cả học viên phải làm bản đăng ký kế hoạch học tập riêng của mình (bắt đầu học từ phần nào, đăng ký dự kiểm tra và thi vào thời điểm nào, cần mua những học liệu gì). Học viên học theo chƣơng trình giáo dục từ xa có quyền: - Chọn nội dung, địa điểm dự phụ đạo, hướng dẫn ôn tập, kiểm tra, thi học kỳ phù hợp với khả năng và điều kiện của mình. - Thay đổi nội dung, hình thức học khác nếu đủ khả năng và nơi đó có điều kiện tiếp nhận. - Được kiểm tra, đánh giá và xác nhận kết quả học tập hoặc dự thi để được cấp học bạ. chứng chỉ, văn bằng theo các qui chế hiện hành của Bộ Giáo dục và đào tạo. Được cử đại diện để hoạt động bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình và tham gia thảo luận về nội dung, phương pháp, hướng dẫn, truyền đạt cũng như các mặt hoạt động khác của Trung tâm Giáo dục thường xuyên – Nhà trường. Sau hơn một năm thực hiện chƣơng trình ”Học tập từ xa trên truyền hình – tự học có hƣớng dẫn”, học viên tuy số ngƣời ghi tên theo học hình thức này khoảng 300 học viên; nhƣng chƣơng trình đã bổ trợ cho hàng vạn ngƣời đang theo học hệ thống chính qui (phổ thông trung học, trung học chuyên nghiệp). Chƣơng trình này đã đƣợc nhiều nhà giáo dục có tên tuổi 126 theo dõi, động viên, góp nhiều ý kiến quí báu và kịp thời. Tại hội nghị bồi dƣỡng chuyên môn Văn, Toán của ngành Giáo dục thƣờng xuyên tại Thành phố Hồ Chí Minh (tháng 12/1995) có giáo viên phát biểu trên diễn đàn “Chƣơng trình giáo dục từ xa của Hà Nội đã góp phần bồi dƣỡng nghiệp vụ cho giáo viên chúng tôi”. Vụ Giáo dục thƣờng xuyên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá “Hà Nội đã đi đầu trong lĩnh vực này”. Đại biểu tổ chức các nƣớc nói tiếng Pháp (ACCT) đơn vị tài trợ cho “Chƣơng trình giáo dục từ xa của Việt Nam” đã đến khảo sát việc triển khai “Chƣơng trình giáo dục từ xa của Hà Nội” đã tỏ lời khen ngợi. Về sản xuất học liệu: Phòng giáo dục thƣờng xuyên – Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã xây dựng đƣợc: - 6 băng tiếng “Hƣớng dẫn học lớp 8 và 9 Bổ túc văn hóa” đối tƣợng rộng rãi. - 12 băng tiếng “Hƣớng dẫn học lớp 6 và 7 bổ túc văn hoá” cho ngƣời khuyết tật. - 10 băng tiếng “Đáp ứng sở thích cá nhân”của ngƣời khuyết thị. - 1 băng hình ôn tập lớp 12 phát trên truyền hình Hà Nội. - Bộ 8 băng hình lớp 10 phát trên truyền hình Hà Nội. - 2 băng hình ôn tập lớp 12 phát trên truyền hình Trung ƣơng. 127 - Bộ 10 băng hình về chƣơng trình “Tạo thu nhập”, “Nâng cao chất lƣợng cuộc sống”. Các băng tiếng và băng hình này đều đƣợc nhân bản cung cấp cho các lớp học và các Trung tâm Giáo dục thƣờng xuyên, các trƣờng Bổ túc văn hóa. V. Kết luận chƣơng II Có thể coi Giáo dục từ xa là cơ hội học tập thứ hai của mọi ngƣời, nhất là những ngƣời chƣa hoàn thành đƣợc bậc học phổ thông trong cơ hội học tập thứ nhất của họ. Do đó giáo dục từ xa góp phần thực hiện phƣơng châm dân chủ hoá và đa dạng hoá giáo dục của nhà nƣớc ta mà không cần phải đầu tƣ nhiều nhƣ giáo dục truyền thống. Ở nƣớc ta hiện nay đã có một số điều kiện thuận lợi cơ bản cần thiết cho việc phát triển giáo dục từ xa. Đó là các điều kiện nhƣ điện khí hoá, trang bị kỹ thuật (truyền thanh, truyền hình, in ấn). Chẳng hạn nhƣ ở các huyện vùng núi, vùng xa xôi hẻo lánh đều có điện, nhiều gia đình đã có radio-cassette, tivi Ngoài ra ngành giáo dục nƣớc ta lại đƣợc sự chỉ đạo sáng suốt của các cấp lãnh đạo, đƣợc cung cấp nhiều thông tin và kinh nghiệm quí báu của các nƣớc có truyền thống lâu đời về giáo dục từ xa. Vì vậy, xu hƣớng vận dụng giáo dục từ xa ở Việt Nam là xu hƣớng hiện thực phù hợp với điều kiện kinh tế và xã hội nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay và trong tƣơng lai. 128 Qua thử nghiệm tiến hành một số bài giảng hóa học có sử dụng băng tiếng cho hình thức dạy học từ xa chúng tôi thấy cái mới và cái khó của đề tài này là thử làm giáo dục từ xa ở bậc học tấp (bậc tiểu học), bậc học mà học viên chỉ mới đọc thông, viết thạo và chƣa có thói quen tự học. Việc dùng băng tiếng và máy radio-cassette phối hợp với sách giáo khoa và các loại tài liệu dùng cho ngƣời học cũng là một giải pháp mới trong hình thức giáo dục từ xa ở nƣớc ta. Kết quả thực tế của thử nghiệm bƣớc đầu này cho thấy giáo dục từ xa bằng băng tiếng có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu giáo dục của nhân dân ở các vùng khó khăn. Việc tổ chức dạy học trên đài phát thanh truyền hình Hà Nội của Phòng Giáo dục thƣờng xuyên – Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã thu hút đƣợc nhiều ngƣời học, gây đƣợc ấn tƣợng tốt đẹp và xác nhận khả năng mở rộng đƣợc việc giảng dạy các môn học trong đó có hóa học trên truyền hình. 129 PHẦN KẾT LUẬN CHUNG 1. Đề tài: “Xu hướng và khả năng vận dụng giáo dục từ xa trong ngành giáo dục thường xuyên ở Việt Nam đối với bộ môn hóa học” đã thực hiện đƣợc mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài đặt ra là đã nêu lên đƣợc một số xu hƣớng và khả năng vận dụng giáo dục từ xa trong ngành giáo dục thƣờng xuyên ở Việt Nam đối với bộ môn hóa học. Điều này thể hiện ở các kết quả nghiên cứu sau đây của đề tài: (1) Đề tài đã nêu lên đƣợc tƣơng đối đầy đủ cơ sở lý luận về giáo dục từ xa và giáo dục thƣờng xuyên ở trên thế giới và ở Việt Nam. (2) Đề tài đã nêu lên đƣợc một số xu hƣớng và khả năng vận dụng giáo dục từ xa trong ngành giáo dục thƣờng xuyên ở Việt Nam đối với bộ môn hóa học. Đã đề ra đƣợc các học liệu cần đƣợc sản xuất để dung cho một khoá học trong giáo dục từ xa; Đã phối hợp với Trung tâm nghiên cứu Xoá mù chữ và Giáo dục thƣờng xuyên trong việc xây dựng và sử dụng các băng tiếng hƣớng dẫn học tập từ xa: đã tìm đƣợc cách viết kịch bản mang tính hƣớng dẫn để sau khi ghi âm xong băng tiếng có tác dụng giúp đỡ học viên tự học theo sách giáo khoa, khác hẳn với các băng ghi lại một bài nói chuyện hoặc một bài giảng trên lớp học truyền thống; Đã đề xuất một cách tổ chức học từ xa theo nhóm có trợ giáo quản lý để khắc phục sự đơn độc của học viên khi phải tự học một mình, đồng thời tạo đƣợc không khí chung vui học tập và giúp đỡ lẫn nhau giữa các học viên. (3) Trong một thời gian ngắn, đề tài đã tổ chức thử nghiệm tiến hành một số bài giảng hóa học có sử dụng băng tiếng cho hình thức dạy học từ xa. 130 Tuy nhiên chúng tôi ý thức đƣợc đây chỉ là kết quả nghiên cứu bƣớc đầu. Kết quả này góp một phần nhỏ bé nhằm làm cơ sở cho việc tiếp tục phát triển giáo dục từ xa đối với bộ môn hóa học trong ngành giáo dục thƣờng xuyên. 2. Đề tài cũng còn một số tồn tại sau: Chƣa có sách giáo khoa riêng cho giáo dục từ xa, đề tài vẫn phải tạm dùng sách giáo khoa phổ thông, nó ảnh hƣởng tới kết quả nghiên cứu. Chất lƣợng âm thanh của băng tiếng chƣa cao. Đây là một tồn tại khách quan vì chúng tôi không có các máy chuyên dùng nhƣ phòng cách âm. 3. Sau đây là một số kiến nghị cụ thể: Về lý luận chung của giáo dục từ xa trong giáo dục thƣờng xuyên: Cần đi sâu hơn nữa vào vai trò, ý nghĩa của giáo dục từ xa trong ngành giáo dục thƣờng xuyên. Về vận dụng giáo dục từ xa vào môn hoá học: Nên sản xuất sách tự học hoá học cho giáo dục từ xa Cần tiếp tục nghiên cứu và thử nghiệm việc vận dụng giáo dục từ xa ở nhiều địa bàn, với nhiều nội dung dạy 131 học về hóa học và sự phối hợp đồng bộ các phƣơng tiện dạy học. 132 CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Duy Ái – Dƣơng Tất Tốn, Hoá học 10. NXB Giáo dục Hà Nội 1996. 2. Nguyễn Văn Bích, Học tập từ xa trong giáo dục bổ túc (Đề tài cấp Viện KHGD, Hà Nội 1993). 3. Ngô Văn Cát, Giáo dục ngƣời lớn ngoài nƣớc ta. Tài liệu tổng thuật, Hà Nội 1982. 4. Ngô Doãn Chấn, Định hƣớng phát triển và xây dựng mô hình giáo dục từ xa , Hà Nội 1993. 5. Trƣơng Dĩnh, Đào tạo từ xa: thực tế và triển vọng ở Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo Giáo dục từ xa, Hà Nội 1993 6. Thái Xuân Đào, Quan niệm về giáo dục thƣờng xuyên trên thế giới, trong khu vực và ở Việt Nam (Đề tài cấp Viện khoa học giáo dục, Hà Nội 1995). 7. Vũ Đình Hải, Thử nghiệm dạy học từ xa một số bài trong lớp sau XMC bằng radio- cassette cho thanh thiếu niên ngành học không chính qui (Đề tài cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội 1995). 133 8. Jon Lowe, Giáo dục ngƣời lớn – Viễn cảnh thế giới. Ban Nghiên cứu cải cách Bổ túc văn hoá dịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo Hà Nội 1980. 9. Lyra Srinivasan, Triển vọng giáo dục ngƣời lớn không chính qui. Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục phổ thông ngƣời lớn dịch, Bộ Giáo dục – đào tạo Hà Nội 1994. 10. GS Vũ Văn Tảo, PGS Nguyễn Tiến Đạt, Khái niệm và đặc điểm cơ bản của giáo dục từ xa, Hà Nôi 1993. 11. Các báo cáo trong hội thảo về giáo dục từ xa của Bộ Giáo dục và Đào tạo do các chuyên gia Úc trình bày, Bộ Giáo dục và đào tạo Hà Nội 1995. 12. Các báo cáo tham luận tại hội thảo về quan niệm giáo dục thƣờng xuyên ở trên thế giới, trong khu vực và ở Việt Nam. Trung tâm Nghiên cứu Xoá mù chữ và Giáo dục thƣờng xuyên, Viện khoa học Giáo dục, Hà Nội 1995. 13. Cẩm nang APPEAL về kế hoạch và quản lý xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục. Vụ Giáo dục thƣờng xuyên dịch, Bộ Giáo dục và đào tạo Hà Nội 1994. 14. Chỉ thị 17 CP về điều chỉnh ngành học bổ túc văn hóa, Bộ Giáo dục và Đào tạo 1989. 15. Huấn luyện về giáo dục từ xa ở Việt Nam. Vụ tại chức và Giáo dục bổ túc, Bộ Giáo dục và đào tạo Hà Nội 1993. 134 16. Tài liệu huấn luyện của APPEAL cho cán bộ giáo dục thƣờng xuyên. Tập 1, Vụ giáo dục thƣờng xuyên dịch, Bộ Giáo dục – đào tạo Hà Nội 1993. 17. Uỷ ban quốc gia chống mù chữ về giáo dục cho mọi ngƣời ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1994. 18. Văn kiện hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ƣơng khoá VIII Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1997. 19. Viện khoa học giáo dục, Tự nhiên và xã hội – Sách giáo khoa thực nghiệm, NXB Giáo dục Hà Nội 1996. 20. Contiuing Education – UNESCO/PROAP Bangkok 1990. 21. Distance Education. Volume I,II Asian development bank, Manila 1986. 22. Distance Education in Sout Asia, Islamabad, Pakistan 1989. Asian development bank, Manila 1990. 23. Education for development – Challenges Dilemmas, UNESCO Regional Officer fỏ education in Asia and the Pacific Bangkok 1985. 24. France Henry, Le savoir a domicile – Pedgogie et problematique de la formation a distance – Presses de Luniversite du Quebec Tele Universite 1985.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftv_xu_huong_va_kha_nang_van_dung_giao_duc_tu_xa_trong_nganh_giao_duc_th_ong_xuyen_o_viet_nam_doi_voi.pdf
Luận văn liên quan