Xúc tiến du lịch là một hoạt động thương mại được thương nhân thực hiện
nhằm đáp ứng nhu cầu cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Để đạt được
những lợi ích thương mại từ dịch vụ du lịch, các hoạt động XTDL của thương
nhân có thể ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, của thương nhân khác và
người tiêu dùng là khách du lịch. Bên cạnh đó, pháp luật về XTDL còn những
mâu thuẫn, chồng chéo tạo nên những vướng mắc, cản trở hoạt động XTDL của
thương nhân. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Xúc tiến du lịch theo pháp luật
Việt Nam hiện nay” để làm sáng tỏ một số vấn đề về lý luận và thực tiễn điều
chỉnh pháp luật về XTDL để có phương hướng, giải pháp kiến nghị hoàn thiện
pháp luật XTDL đối với thương nhân là yêu cầu thiết thực phù hợp với đòi hỏi
của thực tiễn.
Luận án đã nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận về
XTDL và pháp luật về XTDL, từ đó xây dựng những luận điểm mới trên cơ sở
nhận định tình hình chung và những đặc thù của sự phát triển kinh tế, xã hội,
văn hóa của Việt Nam xác định đây là một phạm trù pháp lý, quy định quyền
của cá nhân, tổ chức được ghi nhận trong các quy định pháp luật ở nghĩa chủ
quan là quyền của chủ thể và theo nghĩa khách quan là tổng hợp các quy định
pháp luật. Dựa trên những nguyên tắc và tinh thần chung của pháp luật Việt
Nam đặc biệt là pháp luật về thương mại, du lịch, cạnh tranh bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng, luận án đã kế thừa và khái quát về XTDL đưa ra khái niệm, đặc
trưng chủ thể các hình thức XTDL và quy trình XTDL mà thương nhân cần thực
hiện. Từ đó phân tích xác định nhu cầu điều chỉnh, nguyên tắc điều chỉnh pháp
luật và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện pháp luật XTDL để làm rõ
các nội dung của pháp luật XTDL bao gồm: (i) Pháp luật về hình thức, nội dung
XTDL là khuyến mại, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm dịch vụ du lịch, hội chợ,
triển lãm du lịch; (ii) Pháp luật về bảo đảm cạnh tranh lành mạnh và bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng.
171 trang |
Chia sẻ: Minh Bắc | Ngày: 15/01/2024 | Lượt xem: 322 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Xúc tiến du lịch theo pháp luật Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hông lành mạnh
trong khuyến mại, quảng cáo du lịch và hành vi cạnh tranh không lành mạnh
diễn ra trong các hình thức XTDL khác vào Điều 8 Luật Quảng cáo năm
2012 và Điều 45 Luật Cạnh tranh năm 2018
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, quảng cáo không trung thực được
coi là hành vi trái pháp luật. Tuy nhiên, pháp luật điều chỉnh về quảng cáo
thương mại ở Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc liệt kê một số ít hành vi và quy
định tản mạn về vấn đề này tại Điều 8 của Luật Quảng cáo. Điều này dẫn đến sự
không đầy đủ và có thể không tiên liệu được hết những tình huống quảng cáo
không trung thực có thể sẽ xảy ra. Do đó, cần bổ sung chi tiết hơn những hành vi
quy định là quảng cáo không trung thực vào Điều 8 của Luật Quảng cáo; đồng
thời cần xác định lại các hành vi bị coi là cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt
động khuyến mại du lịch, quảng cáo du lịch và bổ sung hành vi cạnh tranh
không lành mạnh diễn ra trong các hoạt động XTDL khác như: Quan hệ công
chúng (PR), quản trị quan hệ khách hàng (CRM), thương mại trực tuyến vào
Điều 45 Luật Cạnh tranh (các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm), đây
là các hình thức XTDL mới mà thương nhân thực hiện, phát sinh trong thực tiễn
chưa có quy phạm pháp luật điều chỉnh, cần được pháp luật bổ sung, điều chỉnh
kịp thời để đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ.
142
* Kiến nghị bổ sung định nghĩa quy định về quảng cáo so sánh và cơ
chế bảo vệ doanh nghiệp có sản phẩm dịch vụ bị quảng cáo so sánh vào Luật
Quảng cáo năm 2012, sửa đổi bổ sung năm 2018
Quảng cáo so sánh trực tiếp là hành vi bị cấm theo quy định của Luật
Cạnh tranh, Luật Thương mại và Luật Quảng cáo. Tuy nhiên, pháp luật Việt
Nam vẫn chưa có định nghĩa cụ thể về quảng cáo so sánh. Đồng thời, đối tượng
bị cấm so sánh chưa có sự thống nhất giữa Luật Thương mại và Luật Cạnh
tranh. Ngoài ra, cả ba văn bản luật nêu trên đều chỉ cấm quảng cáo so sánh trực
tiếp. Song, trên thực tế nhiều quảng cáo du lịch vẫn tiến hành so sánh nhưng một
cách gián tiếp bằng cách sử dụng sản phẩm bị so sánh một cách chung chung,
hoặc làm mờ đi để người xem không nhận biết rõ được dịch vụ bị so sánh là
dịch vụ nào. Mặc dù trường hợp quảng cáo này không bị cấm, nhưng trên thực
tế người xem quảng cáo vẫn có thể biết dịch vụ bị so sánh là sản phẩm dịch vụ
của doanh nghiệp nào, tuy nhiên doanh nghiệp có dịch vụ bị so sánh không có
cơ sở pháp lý để khiếu nại doanh nghiệp có sản phẩm dịch vụ được quảng cáo.
Vì vậy, cần bổ sung định nghĩa quy định về quảng cáo so sánh vào Điều 2 của
Luật Quảng cáo theo hướng định nghĩa: “Quảng cáo so sánh là quảng cáo trong
đó có nội dung so sánh giữa hàng hóa, dịch vụ, khả năng kinh doanh của một
doanh nghiệp với đối tượng cùng loại của một hay một số doanh nghiệp cạnh
tranh khác”, thống nhất đối tượng bị cấm so sánh giữa Luật Thương mại và
Luật Cạnh tranh cũng như cơ chế bảo vệ doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ bị
quảng cáo so sánh vào Luật Quảng cáo hiện hành.
(ii) Về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong xúc tiến du lịch
- Việc XTDL mua bán sản phẩm dịch vụ du lịch qua thương mại điện tử
đang dần phổ biến trong thời gian gần đây, nhưng hiện nay những quy định bảo
vệ người tiêu dùng trên không gian mạng chưa cụ thể, rõ ràng, chưa có cơ chế
bảo vệ cụ thể. Do đó cần bổ sung vào pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng về các hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng mới có thể nảy sinh
trong điều kiện chuyển đổi số về XTDL; cần có quy định về bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng trong các giao dịch đặc thù như giao dịch từ xa, giao dịch được
143
thực hiện trên không gian mạng Bổ sung các quy định cụ thể về trách nhiệm
của tổ chức, cá nhân kinh doanh với người tiêu dùng trong các giao dịch trên
không gian mạng, cụ thể:
- Bổ sung quy định quyền của người tiêu dùng được trả lại sản phẩm và
được hoàn trả chi phí mua sản phẩm cần được áp dụng không chỉ đối với hàng
hóa có khuyết tật mà phải áp dụng đối với các sản phẩm không đúng như quảng
cáo cũng như giới thiệu, cam kết hoặc công bố của tổ chức, cá nhân kinh doanh
để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng; đồng thời bổ sung quyền được yêu
cầu bồi thường thiệt hại do sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật gây ra để đảm bảo
đầy đủ các quyền của người tiêu dùng. Cụ thể bổ sung một khoản tại Điều 8
(Quyền của người tiêu dùng) của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, có nội
dung: “Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh bồi thường thiệt hại khi sản phẩm,
hàng hóa có khuyết tật, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không phù hợp tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật, không bảo đảm an toàn, đo lường, số lượng, khối lượng,
chất lượng, công dụng, giá, nội dung khác theo quy định của pháp luật hoặc
không đúng với đăng ký, thông báo, công bố, niêm yết, quảng cáo, giới thiệu,
giao kết, cam kết của tổ chức, cá nhân kinh doanh”.
- Cần bổ sung, hoàn thiện nhiều nội dung và giải pháp để bảo vệ tốt hơn
quyền lợi người tiêu dùng trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như quy
định chung về trách nhiệm chung của tổ chức, cá nhân kinh doanh trên không
gian mạng; trách nhiệm cụ thể của tổ chức thiết lập, vận hành nền tảng số trung
gian; xác thực danh tính tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trên
nền tảng số; thực hiện nghĩa vụ nhận ủy quyền của người tiêu dùng trong quá
trình giao dịch trên nền tảng số Ngoài ra, cần quy định về trách nhiệm bảo vệ
thông tin của người tiêu dùng, giao kết, chấm dứt hợp đồng, tiếp nhận và xử lý
khiếu nại, trách nhiệm đối với sản phẩm khuyết tật, dịch vụ không bảo đảm chất
lượng, không đúng như công bố Trách nhiệm công bố công khai thông tin
cảnh báo người tiêu dùng trong giao dịch trên không gian mạng; trách nhiệm xác
thực danh tính tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trên nền tảng
của mình trong tổ chức thiết lập, vận hành nền tảng số trung gian. Các quy định
144
này có tác dụng điều chỉnh bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng nói chung và
khách du lịch trong lĩnh vực du lịch và XTDL nói riêng.
- Về chế tài pháp lý đối với vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Quy
định của pháp luật hiện hành về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói chung và
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên không gian mạng nói riêng chưa có những
chế tài đặc thù, đủ sức răn đe để xử lý các hành vi vi phạm. Theo quy định của
pháp luật hiện hành, các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng nói chung có thể phải chịu chế tài dân sự, hành chính và chế tài hình
sự. Thực tiễn công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cho thấy các chế tài
hiện hành chưa đủ sức răn đe, giáo dục đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm
quyền lợi người tiêu dùng. Bên cạnh đó, mức xử phạt chưa tương xứng với lợi
nhuận mà doanh nghiệp thu được từ hành vi vi phạm, do đó nhiều doanh nghiệp
chấp nhận bị phạt để vi phạm. Vì vậy, cân nhắc luật hóa, bổ sung cụ thể các chế
tài xử lý vi phạm cụ thể (dân sự, hành chính, hình sự) đối với việc bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng nói chung và trong XTDL nói riêng vào pháp luật bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng để đảm bảo tính răn đe.
4.2.3. Giải pháp tổ chức thực hiện pháp luật xúc tiến du lịch đối với các
thương nhân kinh doanh du lịch
Trên cơ sở đánh giá, phân tích các cơ hội, thuận lợi cũng như thách thức,
khó khăn của tình hình trong nước và quốc tế, căn cứ trên quan điểm, định
hướng và mục tiêu phát triển ngành du lịch của Chính phủ có trọng tâm, trọng
điểm, với phương châm: “Sản phẩm đặc sắc - Dịch vụ chuyên nghiệp - Thủ tục
thuận tiện, đơn giản - Giá cả cạnh tranh - Môi trường vệ sinh sạch, đẹp - Điểm
đến an toàn, văn minh, thân thiện”, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
[28, tr.2], thì việc nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính chuyên nghiệp của hoạt
động quảng bá XTDL đồng thời nhằm triển khai thực hiện theo hướng chuyên
nghiệp hoá hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch, đảm bảo năng lực cạnh tranh
quốc tế là yêu cầu cấp thiết. Để giúp thương nhân thực hiện tốt định hướng, mục
tiêu của Nhà nước về XTDL bằng pháp luật, cần có giải pháp giúp thương nhân
145
tổ chức thực hiện pháp luật XTDL ở tầm vĩ mô của Nhà nước và ở vi mô của
thương nhân kinh doanh du lịch, cụ thể:
* Về phía Nhà nước, cần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về XTDL,
trong đó có những nội dung tác giả đã phân tích ở phần trên: (i) Đẩy mạnh cơ
cấu lại ngành du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, chất lượng, bền vững,
trong đó đặc biệt chú trọng đến việc cơ cấu lại thị trường khách du lịch. Tiếp tục
thực hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển nhanh thị trường du lịch nội địa, tạo
nền tảng cho tăng trưởng bứt phá trong ngắn hạn. Đa dạng hóa, khai thác hiệu
quả thị trường nguồn khách quốc tế lớn, chú trọng thị trường có khả năng chi trả
cao, nghỉ dưỡng dài ngày, phát triển phân khúc khách theo các sản phẩm chuyên
đề mà Việt Nam có thế mạnh; tăng cường nghiên cứu, nắm bắt những xu hướng
du lịch mới và đưa ra các chính sách kịp thời, phù hợp. Đổi mới cơ chế, chính
sách đột phá để huy động các nguồn lực, cơ cấu lại ngành du lịch để thực hiện
khả thi, hiệu quả các mục tiêu phục hồi, phát triển du lịch trở thành ngành kinh
tế mũi nhọn. Tập trung liên kết phát triển sản phẩm, thị trường; kết nối tour,
tuyến, điểm du lịch trong vùng và liên vùng. Hình thành mô hình liên kết giữa
các địa phương, có sự tham gia của cơ quan du lịch quốc gia và doanh nghiệp
lớn. Phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể tham gia vào phát triển du
lịch mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam, đa sắc màu văn hóa địa phương, vùng
miền; đầu tư phát triển công nghiệp văn hóa trong đó coi trọng du lịch văn hóa;
(ii) Tiếp tục tạo thuận lợi thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, phát huy
vai trò của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong cung cấp thông tin,
quảng bá, giới thiệu du lịch, tạo điều kiện thuận lợi thu hút khách quốc tế đến
Việt Nam; mở rộng diện áp dụng miễn thị thực đơn phương. Tiếp tục hoàn thiện
chính sách, tạo thuận lợi về nhập cảnh, xuất cảnh, đi lại cho khách du lịch quốc
tế; mở rộng danh sách quốc gia được cấp thị thực điện tử (E-visa), mở rộng diện
được cấp thị thực điện tử, bảo đảm tính thống nhất về quy định cấp thị thực điện
tử và thị thực truyền thống và kéo dài thời gian tạm trú cho người nước ngoài
vào Việt Nam(iii) Tăng cường thu hút đầu tư phát triển du lịch có trọng tâm,
trọng điểm, tập trung vào các khu du lịch quốc gia; (iv) Phát triển sản phẩm và
146
truyền thông, quảng bá XTDL, làm mới loại hình, dịch vụ du lịch đa dạng, độc
đáo trên cơ sở tiềm năng, lợi thế cạnh tranh, gắn với phát huy giá trị di sản và
bản sắc văn hóa dân tộc như du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo, du lịch văn hóa lịch
sử, du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, nông thôn, du lịch MICE, du lịch golf,
du lịch chữa bệnh, du lịch ẩm thực. Nâng cao khả năng cạnh tranh về giá cả và
chất lượng dịch vụ. Phát triển thương hiệu du lịch quốc gia gắn với lịch sử,
truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, biển, đảo; xây dựng Việt Nam thật sự là
điểm đến an toàn, hấp dẫn, nhân văn, hiếu khách, thuận lợi, “làm hài lòng du
khách, ấm lòng chủ nhà”. Xây dựng cơ sở dữ liệu thị trường khách du lịch quốc
tế; đổi mới phương thức, công cụ, ứng dụng công nghệ số trong XTDL; phát
huy sức mạnh của truyền thông và tăng cường quảng bá trên mạng xã hội. Tổ
chức XTDL có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp định hướng phát triển sản phẩm,
thương hiệu du lịch trên cơ sở kết quả nghiên cứu, dự báo thị trường. Tiếp tục
mở rộng, đa dạng hóa thị trường có khả năng tăng trưởng nhanh, có nguồn
khách lớn, có mức chi tiêu cao và lưu trú dài ngày; đẩy mạnh xã hội hóa XTDL,
huy động sự hợp tác của các cơ quan đại diện ở nước ngoài, tận dụng vai trò các
trung tâm văn hóa Việt Nam tại các quốc gia. Triển khai thực hiện hiệu quả các
nguồn lực đầu tư cho hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch thông qua Quỹ Hỗ trợ
phát triển du lịch; tổ chức nghiên cứu và xây dựng đề án thành lập văn phòng
xúc tiến du lịch Việt Nam ở nước ngoài, trước mắt là một số thị trường du lịch
trọng điểm; (v) Hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh du lịch, triển khai phát triển hệ
thống doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng du
lịch toàn cầu; đa dạng hóa các mô hình doanh nghiệp du lịch phù hợp với xu
hướng và yêu cầu phát triển; hỗ trợ ưu đãi tín dụng, tạo điều kiện hỗ trợ doanh
nghiệp du lịch tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi; (vi) Nâng cao chất lượng đào
tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch hướng tới mục tiêu đủ số lượng, cân đối
cơ cấu ngành nghề, bảo đảm chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường và phù hợp
với các định hướng phát triển sản phẩm, tổ chức không gian. Chú trọng đào tạo
và nâng cao kỹ năng nghề du lịch và năng lực quản lý du lịch, đủ điều kiện tham
gia vào chuỗi cung ứng du lịch toàn cầu. Tăng cường liên kết hợp tác giữa
147
doanh nghiệp và các trường đào tạo trong đào tạo nhân lực du lịch; (vii). Đẩy
nhanh thực hiện chuyển đổi số, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong
lĩnh vực du lịch. Xây dựng hệ sinh thái du lịch thông minh, hỗ trợ công tác quản
lý nhà nước, kinh doanh dịch vụ du lịch, nâng cao trải nghiệm du khách bao
gồm xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu du lịch quốc gia; phát triển trang mạng du
lịch quốc gia, ứng dụng du lịch quốc gia “Du lịch Việt Nam - Vietnam Travel”,
thẻ Việt - thẻ du lịch thông minh phục vụ khách du lịch; phát triển nền tảng số
“Quản trị và kinh doanh du lịch”; phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu du lịch quốc
gia, các nền tảng số kết nối liên thông hệ thống thông tin du lịch với các ngành
liên quan phục vụ công tác hoạch định chính sách và điều hành, quản lý nhà
nước và phục vụ doanh nghiệp, khách du lịch trong nước, quốc tế; đẩy mạnh
chuyển đổi số, hình thành và phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh ở Việt
Nam; thiết kế, xây dựng, tổ chức, vận hành một trang web quốc gia và một ứng
dụng di động quốc gia về du lịch theo cách chuyên nghiệp, nội dung phong phú,
hấp dẫn và mang lại nhiều hữu ích cho khách du lịch.
* Về phía các thương nhân kinh doanh du lịch: Trong quá trình thực
hiện các hoạt động XTDL, các thương nhân kinh doanh du lịch chỉ được tiến
hành các hình thức XTDL phù hợp với quy định, với yêu cầu của pháp luật,
không được trái, không được vượt quá khuôn khổ mà pháp luật đã quy định.
Khi thực hiện các hình thức XTDL khuyến mại, quảng cáo, giới thiệu dịch
vụ, hội chợ, triển lãm du lịch, các thương nhân kinh doanh du lịch cần chú trọng
việc huy động nguồn lực; tính chuyên nghiệp, chuyên môn cao; xúc tiến phải
gắn với sản phẩm, thị trường du lịch; liên kết, hợp tác trong cạnh tranh; tranh thủ
sự giúp đỡ của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch trong quá trình tổ chức
thực hiện XTDL và thực hiện thống nhất, đồng bộ các giải pháp sau để đảm bảo
tổ chức thực hiện hiệu quả pháp luật XTDL: (i) Tăng cường năng lực xúc tiến,
quảng bá du lịch; (ii) Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến tại chỗ thông qua khách du
lịch quốc tế đến Việt Nam; (iii) Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá và
XTDL Việt Nam ở nước ngoài kết hợp đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền,
quảng bá và XTDL trong nước; (iv) Chú trọng điều chỉnh các phương thức, công
148
cụ xúc tiến, quảng bá du lịch chuyên nghiệp, hiệu quả, ưu tiên các công cụ
nhanh, trực tiếp, chi phí thấp; sử dụng hiệu quả hơn các hoạt động e-marketing
phục vụ xúc tiến, quảng bá du lịch; (v) Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch
vụ, sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng, thỏa mãn tốt các yêu cầu du lịch ngày càng
cao của khách du lịch.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận xúc tiến du lịch và thực trạng pháp luật về
XTDL của thương nhân, việc kịp thời có giải pháp để kiến nghị hoàn thiện pháp
luật về XTDL là vấn đề hết sức cấp thiết phù hợp với nhu cầu cần điều chỉnh pháp
luật thương mại nói chung và du lịch nói riêng xuất phát từ lý luận lẫn thực tiễn.
Quá trình nghiên cứu đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về XTDL,
luận án đã phân tích cần dựa trên những phương hướng hoàn thiện pháp luật
XTDL về cơ chế kinh tế thị trường, đưa sản phẩm du lịch đến với khách hàng,
trên cơ sở bảo đảm trách nhiệm của thương nhân, doanh nghiệp trong bảo tồn
môi trường tự nhiên và gắn với lợi ích dân cư vùng lõi, phù hợp với điều kiện cụ
thể của Việt Nam đồng thời chú trọng đến hợp tác quốc tế nhất là các chính sách
visa nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam
và nâng cao được nhận thức của doanh nghiệp trong thực hiện pháp luật về xúc
tiến du lịch.
Các giải pháp cơ bản về việc hoàn thiện pháp luật XTDL trình bày tại
Chương 4 đã tập trung giải quyết các vấn đề vướng mắc, bất cập về mặt pháp lý
đang diễn ra đời sống pháp lý XTDL của thương nhân liên quan đến nội dung
của pháp luật thương mại, quảng cáo, cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng để đảm bảo thực hiện tốt quyền tự do hoạt động XTDL của thương nhân
trong nền kinh tế thị trường hiện nay; khi được quan tâm nghiên cứu tháo gỡ các
vướng mắc bất cập trên cơ sở đề xuất kiến nghị sẽ giải phóng các rào cản, vướng
mắc về mặt pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi để thương nhân XTDL hiệu quả,
thành công, góp phần thúc đẩy nền kinh tế du lịch của đất nước.
149
KẾT LUẬN
Xúc tiến du lịch là một hoạt động thương mại được thương nhân thực hiện
nhằm đáp ứng nhu cầu cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Để đạt được
những lợi ích thương mại từ dịch vụ du lịch, các hoạt động XTDL của thương
nhân có thể ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, của thương nhân khác và
người tiêu dùng là khách du lịch. Bên cạnh đó, pháp luật về XTDL còn những
mâu thuẫn, chồng chéo tạo nên những vướng mắc, cản trở hoạt động XTDL của
thương nhân. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Xúc tiến du lịch theo pháp luật
Việt Nam hiện nay” để làm sáng tỏ một số vấn đề về lý luận và thực tiễn điều
chỉnh pháp luật về XTDL để có phương hướng, giải pháp kiến nghị hoàn thiện
pháp luật XTDL đối với thương nhân là yêu cầu thiết thực phù hợp với đòi hỏi
của thực tiễn.
Luận án đã nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận về
XTDL và pháp luật về XTDL, từ đó xây dựng những luận điểm mới trên cơ sở
nhận định tình hình chung và những đặc thù của sự phát triển kinh tế, xã hội,
văn hóa của Việt Nam xác định đây là một phạm trù pháp lý, quy định quyền
của cá nhân, tổ chức được ghi nhận trong các quy định pháp luật ở nghĩa chủ
quan là quyền của chủ thể và theo nghĩa khách quan là tổng hợp các quy định
pháp luật. Dựa trên những nguyên tắc và tinh thần chung của pháp luật Việt
Nam đặc biệt là pháp luật về thương mại, du lịch, cạnh tranh bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng, luận án đã kế thừa và khái quát về XTDL đưa ra khái niệm, đặc
trưng chủ thể các hình thức XTDL và quy trình XTDL mà thương nhân cần thực
hiện. Từ đó phân tích xác định nhu cầu điều chỉnh, nguyên tắc điều chỉnh pháp
luật và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện pháp luật XTDL để làm rõ
các nội dung của pháp luật XTDL bao gồm: (i) Pháp luật về hình thức, nội dung
XTDL là khuyến mại, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm dịch vụ du lịch, hội chợ,
triển lãm du lịch; (ii) Pháp luật về bảo đảm cạnh tranh lành mạnh và bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng. Đồng thời, luận án đã phân tích và đánh giá một cách
hệ thống thực trạng pháp luật về XTDL ở các nội dung khuyến mại du lịch,
150
quảng cáo du lịch, giới thiệu sản phẩm dịch vụ du lịch, hội chợ, triển lãm du
lịch; bảo đảm cạnh tranh lành mạnh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của
thương nhân và thực tiễn thực hiện từ đó chỉ ra được những ưu điểm, nhược
điểm trong các quy định và cách thức thực hiện các quy định đó, làm cơ sở hoàn
thiện các quy định pháp luật về XTDL và định hướng phát triển hoạt động này
trong tương lai.
Trên cơ sở đó, Luận án đã tập trung đưa ra phương hướng, giải pháp hoàn
thiện pháp luật về XTDL. Đồng thời, trên cơ sở thực trạng pháp luật liên quan
tới các hình thức XTDL, luận án đã đề xuất sửa đổi và bổ sung chính sách visa
của Nhà nước liên quan đến Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của
người nước ngoài tại Việt Nam và sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật cụ
thể tại Luật Thương mại, Luật Quảng cáo, Luật Cạnh tranh và Luật Bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng, theo hướng:
- Sửa đổi, bổ sung chính sách visa của Nhà nước theo hướng tăng thời
gian lưu trú tại Việt Nam của khách du lịch nước ngoài.
- Hủy bỏ một số nội dung cụ thể không phù hợp trong thực tiễn đối với
một số hình thức, nội dung XTDL.
- Sửa đổi, bổ sung một số quy định về hình thức, nội dung XTDL; cơ chế
quản lý, xử lý đối với các vi phạm về quảng cáo, trách nhiệm của tổ chức, cá
nhân kinh doanh với người tiêu dùng, chế tài pháp lý đối với vấn đề bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng.
Trong quá trình nghiên cứu, luận án còn một số vấn đề liên quan mà tác
giả chưa có điều kiện giải quyết triệt để như hoạt động XTDL và quản lý nhà
nước về du lịch đối với chủ thể Nhà nước, các nội dung này, hy vọng sẽ có những
công trình nghiên cứu sau tiếp tục bổ sung hoàn chỉnh thêm. Hiện nay Luật
Thương mại năm 2005, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, Luật
Quảng cáo năm 2012 đang trong quá trình được Quốc hội nghiên cứu sửa đổi bổ
sung, do đó các vướng mắc bất cập được luận án phân tích, kiến nghị sửa đổi ở góc
độ điều chỉnh pháp luật dự đoán sẽ có tác động ở phương diện lý luận, về tác động
151
trong thực tiễn, tác giả cho rằng cần có sự kiểm nghiệm thêm sau khi triển khai các
hoạt động XTDL theo khuyến nghị của luận án trong thực tiễn.
Các nội dung đề xuất sửa đổi pháp luật nêu tại luận án nhằm tăng cường
tính thống nhất, hiệu quả trong áp dụng và thực hiện pháp luật XTDL, đồng thời
luận án cũng đã đưa ra các giải pháp tổ chức thực hiện pháp luật XTDL đối với
các thương nhân kinh doanh du lịch cũng như thúc đẩy sự liên kết, phối hợp
giữa các chủ thể liên quan trong cơ chế XTDL.
Trong quá trình nghiên cứu, luận án còn một số vấn đề liên quan mà tác
giả chưa có điều kiện giải quyết triệt để như hoạt động XTDL và quản lý nhà
nước về du lịch đối với chủ thể Nhà nước, các nội dung này, hy vọng sẽ có
những công trình nghiên cứu sau tiếp tục bổ sung hoàn chỉnh thêm. Hiện nay
Luật Thương mại năm 2005, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010,
Luật Quảng cáo năm 2012 đang trong quá trình Quốc hội nghiên cứu sửa đổi bổ
sung, do đó các vướng mắc bất cập được luận án phân tích, kiến nghị sửa đổi ở
góc độ điều chỉnh pháp luật dự đoán sẽ có tác động ở phương diện lý luận, về
tác động trong thực tiễn, tác giả cho rằng cần có sự kiểm nghiệm thêm sau khi
triển khai các hoạt động XTDL theo khuyến nghị của luận án trong thực tiễn.
152
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
1. Châu Vũ (2019), Một số quy định pháp luật về khuyến mại du lịch và giải
pháp nâng cao hiệu quả thực thi, Tạp chí Nghề Luật, Số 2 năm 2019 (tr
29-33).
2. Châu Vũ (2019), Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về triển lãm du
lịch phi thương mại ở Việt Nam, Tạp chí Công thương Số 11 năm 2019 (tr
45-49).
153
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
VĂN KIỆN CỦA ĐẢNG
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2017), Nghị Quyết 08-NQ/TW ngày
10/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn.
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
3. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Nxb Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội.
4. Quốc hội (2005), Luật Du lịch, Nxb Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội.
5. Quốc hội (2005), Luật Thương mại, Nxb Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội.
6. Quốc hội (2010), Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Nxb Chính trị
Quốc gia sự thật, Hà Nội.
7. Quốc hội (2012), Luật Quảng cáo, Nxb Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội
Quốc hội (2017), Luật Du lịch, Nxb Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội.
8. Quốc hội (2018), Luật Cạnh tranh, Nxb Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội.
9. Quốc hội (2019), Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người
nước ngoài tại Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội.
10. Chính phủ (2011), Nghị định số 99/2011/NĐ-CP ngày 27/10/2011, quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng.
11. Chính phủ (2013), Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013, quy
định về thương mại điện tử.
12. Chính phủ (2013), Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013, quy
định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và
quảng cáo và Chính phủ (2021), Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày
29/3/2021 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và
quảng cáo.
154
13. Chính phủ (2013), Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013, quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo và Chính phủ
(2013), và Chính phủ (2021), Nghị định số 70/2021/NĐ-CP ngày
20/7/2021 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Quảng cáo.
14. Chính phủ (2013), Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013, quy
định về xử phạt vi phạm hành chính trong sản xuất, buôn bán hàng giả,
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
15. Chính phủ (2017), Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20/3/2017, quy định về
xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn, hóa thể thao, du lịch và quảng cáo.
16. Chính phủ (2017), Nghị định số 79/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017, quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch.
17. Chính phủ, (2017), Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017, quy
định chi tiết một số điều của Luật Du lịch.
18. Chính phủ (2018), Nghị định số 81/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018, quy
định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại.
19. Chính phủ (2019), Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày 21/5/2019, quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Du lịch.
20. Chính phủ (2020), Nghị định số 35/2020/NĐ-CP ngày 24/3/2020, quy
định chi tiết một số điều của Luật Cạnh tranh.
21. Chính phủ (2021), Nghị định số 85/2021/NĐ-CP ngày 25/9/2021, sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013
quy định về thương mại điện tử.
22. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2014), Quyết định số 3455/QĐ-
BVHTTDL ngày 20/10/2014, phê duyệt Chiến lược marketing du lịch đến
năm 2020 và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2023), Quyết định số
440/QĐ-BVHTTDL ngày 02/3/2023, phê duyệt Chiến lược marketing du
lịch Việt nam đến năm 2030.
155
23. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2016), Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL
ngày 15/12/2017, quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch.
24. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2019), Thông tư số 13/2019/TT-
BVHTTDL ngày 25/11/2019, sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư
số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15/12/2017, quy định chi tiết một số điều
của Luật Du lịch.
25. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2021), Thông tư số 13/2021/TT-
BVHTTDL ngày 30/11/2021, sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư
số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15/12/2017, quy định chi tiết một số điều
của Luật Du lịch.
26. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 2151/QĐ-TTg ngày
11/11/2013, phê duyệt Chương trình xúc tiến du lịch quốc gia giai đoạn
2013-2020.
27. Thủ tướng Chính phủ (2020), Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày
22/01/2020, phê duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm
2030 và Thủ tướng Chính phủ (2023), Nghị quyết số 82/QĐ-TTg ngày
18/5/2023 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc,
phát triển du lịch hiệu quả, bền vững.
CÁC BÀI VIẾT, NGHIÊN CỨU
28. Nguyễn Tuấn Anh (2008), “Xây dựng và quảng bá du lịch Việt Nam”,
Tạp chí Du lịch Việt Nam Số 36, tr. 20-25.
29. Nguyễn Tuấn Anh (2010), “Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến của
du lịch Việt Nam”, Tạp chí Du lịch Việt Nam Số 8.
30. Lê Thị Vân Anh (2013), Luận văn thạc sĩ Du lịch, “Một số giải pháp thu
hút khách du lịch Úc đến Việt Nam”.
31. Trần Ngọc Nam và Hoàng Anh (2009), “Cẩm nang nghiệp vụ tiếp thị du lịch
và quy định pháp luật mới về kinh doanh du lịch, nhà hàng, khách sạn”.
32. Thái Bình (2004), “Du lịch Việt Nam qua con mắt của nhà báo nước ngoài
và vấn đề quảng bá xúc tiến du lịch”, Tạp chí Du lịch Việt Nam Số 7.
156
33. Lê Thành Công (2010), Luận văn thạc sỹ Kinh tế, “Hoạt động xúc tiến du
lịch của Hải Phòng nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc thực trạng và
giải pháp”.
34. Phan Minh Châu (2013), Luận văn thạc sỹ Kinh tế, “Định hướng xúc tiến
quảng bá du lịch của huyện đảo Phú Quốc, Kiên Giang”.
35. Bùi Ngọc Cường (2004), “Một số vấn đề về quyền tự do kinh doanh trong
pháp luật kinh tế hiện hành ở Việt Nam”, Nxb Chính trị quốc gia sự thật,
Hà Nội.
36. Phạm Mạnh Cường (2007), Luận văn thạc sỹ Kinh tế “Hoạt động xúc tiến
của ngành du lịch Việt Nam ở khu vực Asian”.
37. Nguyễn Thị Dung (2014), “Lý luận về thẩm quyền quản lý nhà nước đối
với hoạt động quảng cáo và quảng cáo thương mại”, Tạp chí Luật học Số
9, tr. 3-9.
38. Nguyễn Thị Dung (2005), “Pháp luật về xúc tiến thương mại của thương
nhân - Khái niệm, nội dung và các yếu tố chi phối”, Tạp chí Luật học Số
6, tr. 24-27.
39. Nguyễn Thị Dung (2007), “Pháp luật về xúc tiến thương mại ở Việt Nam -
Những vấn đề lý luận và thực tiễn”. Nxb Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội.
40. Trịnh Xuân Dũng (2009), “Điểm đến du lịch, lý luận và thực tiễn”, Tạp
chí Du lịch Việt Nam Số 6.
41. Trịnh Xuân Dũng (2009), “Tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến du lịch”,
Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, Hà Nội.
42. Nguyễn Hữu Viện và Trịnh Xuân Dũng (2001), Sách chuyên khảo “Luật
Kinh doanh du lịch”.
43. Hồ Thị Duyên (2015), “Đạo đức kinh doanh trong hoạt
động quảng cáo”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật Số 5, tr. 22 - 25.
44. Hồ Thị Duyên (2015) “Hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành
mạnh - Một số vấn đề lý luận”, Tạp chí Thanh tra Số 5, tr. 28 - 29.
45. Nguyễn Văn Đảng (2007), Luận án tiến sĩ kinh tế, “Hoàn thiện hoạch
định chiến lược xúc tiến điểm đến của ngành du lịch Việt Nam”.
157
46. Viên Thế Giang (2014), Luận án Tiến sỹ Luật học, “Pháp luật về chống
cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của các ngân
hàng thương mại ở Việt Nam”.
47. Viện Ngôn ngữ học (2007), “Từ điển tiếng Việt”, Nxb Từ điển Bách khoa,
48. Lê Hồng Hạnh (2000), “Khái niệm thương mại trong pháp luật Việt nam
và những bất cập dưới góc độ thực tiễn áp dụng và chính sách hội nhập”,
Tạp chí Luật học Số 2.
49. Nguyễn Thị Xuân Hương (2001), “Xúc tiến bán hàng trong kinh doanh
thương mại ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nxb Thống
kê, Hà Nội.
50. Trần Đình Hảo (2001), “Pháp luật về cạnh tranh trong điều kiện chuyển
sang kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường ở Việt
Nam hiện nay”, Nxb Công An nhân dân, Hà Nội.
51. Nguyễn Như Phát và Trần Đình Hảo (2001), “Cạnh tranh và xây dựng
pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay”, Sách tham khảo, Nxb Công
an nhân dân, Hà Nội.
52. Đặng Vũ Huân (2004), “Pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống cạnh
tranh không lành mạnh ở Việt Nam”, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội.
53. Trần Dũng Hải (2008), “Mấy ý kiến về hoạt động khuyến mại và vai trò
của pháp luật ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật Số 6,
tr. 54 - 58.
54. Phan Thị Thái Hà (2013), Luận văn thạc sỹ Kinh tế, “Phát triển hoạt
động tuyên truyền quảng bá du lịch của các trung tâm xúc tiến du lịch tại
các địa phương, nghiên cứu trường hợp tại Hà Nội”.
55. Cao Như Hoàng (2014), Luận văn thạc sỹ Kinh tế “Nghiên cứu hoạt động
xúc tiến du lịch Hà Tĩnh”.
56. Võ Thị Hạnh (2015), Luận văn thạc sĩ Luật học, “Bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng trong hoạt động quảng cáo thương mại theo pháp luật Việt Nam”.
57. Phan Thanh Hà (2016), Luận án Tiến sĩ Luật học, “Cơ chế pháp lý về
bảo hộ công dân ở Việt Nam”.
158
58. Huỳnh Thị Hòa (2021), Luận án tiến sỹ Kinh tế, “Xúc tiến du lịch nhằm
thu hút khách quốc tế đến cụm du lịch Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam”.
59. Nguyễn Như Phát và Bùi Nguyên Khánh (2001), “Tiến tới xây dựng pháp
luật về cạnh tranh trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường ở
Việt Nam”, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
60. Bùi Nguyên Khánh (2007), “Chức năng của luật Tư trong việc bảo vệ
trật tự cạnh tranh từ góc độ nghiên cứu so sánh giữa pháp luật cạnh
tranh không lành mạnh của Việt Nam và Cộng Hòa Liên Bang Đức”, Tạp
chí Nhà nước và pháp luật Số 10, tr 46-50.
61. Đỗ Thị Loan (2003), “Xúc tiến thương mại: Lý thuyết và thực hành”. Nxb
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
62. Đào Thị Ngọc Lan (2011), Luận văn thạc sỹ Kinh tế, “Nghiên cứu hoạt
động xúc tiến du lịch Hải Dương giai đoạn 2005 – 2010”.
63. Chu Khánh Linh (2013), Luận văn thạc sỹ Kinh tế, “Hoạt động xúc tiến
du lịch MICE ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”.
64. Nguyễn Văn Lưu (2013), Sách chuyên khảo “Du lịch Việt Nam hội nhập
trong ASEAN”.
65. Vũ Mỹ Linh (2017), Luận văn thạc sĩ Luật học, “Hoàn thiện pháp
luật khuyến mại ở Việt Nam hướng tới việc sửa đổi, bổ sung Luật
Thương mại năm 2005”.
66. Bùi Văn Mạnh (2010), Luận văn thạc sỹ Kinh tế, “Nghiên cứu hoạt động
xúc tiến du lịch Ninh Bình giai đoạn 2003 đến 2009”.
67. Vũ Hoài Nam (2008), “Hoàn thiện công tác quảng bá du lịch của Công ty
Cổ phần Du lịch Việt Nam tại Hà Nội đối với thị trường du lịch quốc tế
trọng điểm Hoa Kỳ”,
68. Phùng Bích Ngọc (2004), “Cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt
động khuyến mại theo Luật cạnh tranh năm 2004”, Tạp chí Dân chủ và
Pháp luật Số 4, tr. 32 - 37.
69. Đinh Thị Trà Nhi (2010), Luận văn thạc sỹ Kinh tế, “Xây dựng và phát
triển thương hiệu du lịch Đà Nẵng”.
159
70. Lê Hoàng Oanh (2014), “Xúc tiến thương mại - Lý luận và thực tiễn”,
Nxb Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội.
71. Nguyễn Như Phát (2006), “Đưa pháp luật chống cạnh tranh không lành
mạnh vào cuộc sống”, Tạp chí Luật học Số 6, tr. 29 - 35.
72. Lương Xuân Quỳ (1994),“Cơ chế thị trường và vai trò của Nhà nước
trong nền kinh tế Việt Nam”. Nxb Thống kê, Hà Nội.
73. Trương Hồng Quang (2008), “Quảng cáo so sánh theo pháp luật Liên
minh châu Âu và Việt Nam - nghiên cứu dưới góc độ so sánh luật”, Tạp
chí Nhà nước và Pháp luật Số 8.
74. Hà Thu Trang (2004), Luận văn Thạc sĩ luật học, “Pháp luật quảng cáo ở
Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.
75. Trịnh Đăng Thanh (2004), “Quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với
hoạt động du lịch ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Quản lý Nhà nước số 3.
76. Trịnh Đăng Thanh (2004), Luận án Tiến sĩ Luật học, “Quản lý Nhà nước
bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở Việt Nam hiện nay”.
77. Đinh Văn Thành (2005), “Rào cản trong thương mại quốc tế”, Nxb
Thống kê, Hà Nội.
78. Nguyễn Thu Thủy (2006), Luận văn thạc sỹ Kinh tế, “Xây dựng chiến
lược xúc tiến du lịch MICE cho điểm đến Hà Nội”.
79. Nguyễn Thị Trâm (2007), “Áp dụng các quy định của luật cạnh tranh
về quảng cáo so sánh và một số vấn đề phát sinh trong thực tiễn”. Tạp chí
Kiểm sát Số 9, tr. 46 - 49.
80. Nguyễn Anh Tuấn (2010), Luận án Tiến sĩ Kinh tế, “Năng lực cạnh tranh
điểm đến của du lịch Việt Nam”.
81. Trần Thị Thủy (2012), Luận văn thạc sỹ Kinh tế, “Hoạt động xúc tiến
điểm đến cấp tỉnh Việt Nam nghiên cứu trường hợp tỉnh Nghệ An”.
82. Vi Thị Minh Tâm (2013), “Thực trạng và các giải pháp đẩy mạnh hoạt
động quảng bá, xúc tiến của du lịch Việt Nam vào thị trường Nga”.
83. Nguyễn Thị Tâm (2014), “Hội đồng Thẩm định quảng cáo theo quy định
của Luật Quảng cáo”, Tạp chí Thanh tra Số 9, tr. 21-24.
160
84. Võ Minh Tín (2015), Luận văn thạc sỹ Kinh tế, “Xúc tiến du lịch tỉnh
Ninh Thuận”.
85. Nguyễn Thế Quyền và Tạ Thị Thùy Trang (2015), “Giải pháp nâng cao
hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động khuyến mại giảm giá ở Việt
Nam hiện nay”, Tạp chí Nghề Luật Số 1, tr. 26 - 30.
86. Nguyễn Thị Tâm (2016), Luận án Tiến sĩ luật học, “Hoàn thiện pháp luật
về quảng cáo thương mại”.
87. Phan Huy Xô và Võ Văn Thành (2016), “Bàn về Văn hóa du lịch”, Nxb
Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
88. Nguyễn Thị Yến (2014), “Hoạt động quảng cáo bị cấm theo pháp luật
hiện hành - Bất cập và kiến nghị hoàn thiện”, Tạp chí Luật học Số 9, tr.
47 - 52.
MỘT SỐ ĐỀ ÁN, TỜ TRÌNH, BÁO CÁO VỀ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN
DU LỊCH
89. Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2007), Đề tài cấp Bộ (2007): “Nghiên
cứu xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh trong khu
vực, quốc tế”, của nhóm tác giả do tiến sĩ Đỗ Cẩm Thơ làm chủ nhiệm.
90. “Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền quảng
bá du lịch Việt Nam tại một số thị trường quốc tế trọng điểm”.
91. Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (2007), Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu xây
dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh trong khu vực, quốc tế”.
92. Vụ Thị trường - Tổng cục Du lịch (2010), “Liên kết xúc tiến du lịch cho
các tỉnh Bắc Trung Bộ - Thực trạng và giải pháp”.
93. Vụ Thị trường - Tổng cục Du lịch (2010), “Kỷ yếu Hội thảo liên kết phát
triển du lịch các tỉnh Bắc miền Trung, Nghệ An”.
94. Vụ Thị trường - Tổng cục Du lịch (2019), “Báo cáo thí diểm mô hình hợp
tác công tư trong xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam”.
95. Tổng cục Du lịch (2012), Đề án “Đẩy mạnh thu hút khách du lịch Hàn
Quốc đến Việt Nam giai đoạn 2012 - 2015”.
161
96. Tổng cục Du lịch (2012), Đề án “Đẩy mạnh thu hút khách du lịch
Malaysia đến Việt Nam giai đoạn 2012 - 2015”.
97. Tổng cục Du lịch (2012), Đề án “Đẩy mạnh thu hút khách du lịch Nga
đến Việt Nam giai đoạn 2012 - 2015”.
98. Tổng cục Du lịch (2012), Đề án “Đẩy mạnh thu hút khách du lịch Nhật
Bản đến Việt Nam giai đoạn 2012 - 2015”.
99. Tổng cục Du lịch (2012), Đề án “Đẩy mạnh thu hút khách du lịch Pháp
đến Việt Nam giai đoạn 2012 - 2015”.
100. Tổng cục Du lịch (2012), Đề án “Đẩy mạnh thu hút khách du lịch Thái
Lan đến Việt Nam giai đoạn 2012 - 2015”.
101. Tổng cục Du lịch (2012), Đề án “Đẩy mạnh thu hút khách du lịch Úc đến
Việt Nam giai đoạn 2012 - 2015”.
102. Tổng cục Du lịch (2022), “Báo cáo tổng hợp Quy hoạch hệ thống du lịch
Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
103. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2011), Đề tài cấp Bộ “Chiến lược phát
triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.
104. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2013), Đề tài cấp Bộ “Quy hoạch tổng
thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.
105. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2016,) “Báo cáo Tổng kết thi hành Luật
Du lịch năm 2005 trình lên Quốc hội để sửa đổi Luật Du lịch”.
106. Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch (2021), Báo cáo số 118/BC-VHTTDL
ngày 10/6/2021 về “Tình hình kết quả thực hiện Chương trình hành động
quốc gia về du lịch giai đoạn 2013-2020 theo Quyết định số 321/Q Đ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ”.
107. Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch (2021), “Tài liệu hội thảo du lịch 2021 - Du lịch Việt Nam phục hồi
và phát triển”.
108. Văn phòng Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch (2022), “Báo cáo phục vụ
Hội nghị Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch, kỳ họp năm 2022 (tháng
8/2022)”.
162
109. Bộ Công Thương (2022), “Báo cáo tổng kết thi hành Luật Thương mại
năm 2005”.
110. Hội đồng tư vấn du lịch Việt Nam (2020), “Báo cáo khảo sát công tác
quản lý tại các điểm đến du lịch của Việt Nam (DMO)”.
111. Hội đồng tư vấn du lịch Việt Nam (2022), “Giải pháp cấp bách thu hút
du lịch quốc tế đến Việt Nam”.
112. Viện Sáng kiến Việt Nam (2022), “Báo cáo rà soát một số vướng mắc, bất
cập về quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch”.
MỘT SỐ TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI
113. Victor V. Fernandez Bendito và Antonio Mihi Ramirez. (2011), “New
campaigns of tourism promotion and marketing. The importance of
specialization in the image of European Brochures” (Những chiến lược
xúc tiến quảng bá du lịch và tiếp thị. Tầm quan trọng chuyên môn hóa về
hình ảnh trong tài liệu quảng cáo Châu Âu),
114. Mustafa Boz và Duygu Unal “Successful promotion strategy in
destination tourism marketing through Medlik Medlik social media,
Queensland, Australia case” (Sự thành công của chiến lược quảng bá về
tiếp thị điểm đến du lịch thông qua phương tiện truyền thông xã hội).
115. Daniel Felsenntein và Aliza Fleischer. (2003), “Local Festivals and
Tourism Promotion: The Role of Public Assistance and Visitor
Expenditure” (Lễ hội địa phương và quảng bá/xúc tiến du lịch: vai trò của
hỗ trợ cộng đồng và khách du lịch).
116. Ernie H và Geofrey W. (1992), “Marketing Tourism Destination” (Tiếp
thị điểm đến du lịch).
117. Robert Govers, Frank M.Go và Kuldeep Kumar. (2007), “Promoting
tourism destination image” (Quảng bá hình ảnh điểm đến du lịch).
118. Simon Hudson. (2008), “Tourism and Hospitality Marketing”(Du lịch và
khách sạn Marketing).
119. Philip Kotler, Bowen và Markens. (2006), “Marketing for hospitality and
Tourism” (Marketing cho khách sạn và du lịch).
163
120. Philip Kotler. (1991), “Marketing essentials, International Ed, Prince
Hall, New York” (Tiếp thị cơ bản).
121. Wen Hsiang Lai và Nguyen Quang Vinh. (2013), “Online Promotion and
Its Influence on Destination Awareness and Loyalty in the Tourism
Industry” (Quảng bá trực tuyến và ảnh hưởng của nó đến nhận thức điểm
đến và lòng trung thành trong ngành công nghiệp du lịch).
122. Eric Law. (1995), “Tourist destination management” (Quản lý điểm đến
du lịch).
123. Lawton và Weaver. (2005), “Tourism management” (Quản lý du lịch).
124. Jerome McCarthy và William Perreault. (2005), “Essentials of
marketing, 5th ed, IRWIN, USA” (Tiếp thị cơ bản).
125. Martin Oppermann và Kye - Sung Chon. (1997), “Tourism in Developing
Countries” (Du lịch ở các nước đang phát triển).
126. Steven Pike (2008), “Destination Marketing” (Tiếp thị điểm đến).
127. A Ronald và Elizabeth J. (1984), “Marketing your city” (Tiếp thị thành
phố của bạn) .
128. The U.S. Travel Association. (2013), “Spurring Growth, Creating Jobs:
“The power of travel promotion” (Sức mạnh của quảng bá du lịch).
129. William Theobald. (1994), “Global Tourism - The next decade” (Du lịch
toàn cầu - Thập kỷ tới).
130. Francois Vellas. (1999), “The international marketing of travel and
tourism” (Việc tiếp thị quốc tế của du lịch và du lịch).
131. Salah Wahab và Chris Cooper. (2003), “Tourism in the Age of
Globalisation” (Du lịch trong kỷ nguyên toàn cầu hóa).
132. Thomas L.Wheelen và J.David Hunger. (2002), “Strategic management
and buisiness policy” (Quản lý chiến lược và chính sách).
133. Stephen Witt F. (1995), “Tourism Marketing and Management
Handbook” (Du lịch và tiếp thị, sổ tay quản lý).
134. Nobuyuki Yasuda. (1996), “Law, legal culture and regional integration:
Asian perspectives, APEC Study Center Graduate School of International
164
Development, Nagoya University, Nagoya, Japan” (Pháp luật, văn hóa
pháp lý và hội nhập khu vực: Góc độ Châu Á).
TRANG WEB
135. Châu Anh. “Xây dựng chương trình tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến
điểm đến du lịch”, đường dẫn:
trinh-tuyen-truyen-quang-cao-va-xuc-tien-diem-den-du-lich.html
(10/11/2018).
136. Phương Cúc (2017), “Tour du lịch 0 đồng: Ai chịu thiệt thòi nhất”,
đường dẫn :https://vov.vn/xa-hoi/tour-du-lich-0-dong-ai-thiet-thoi-nhat-
782768.vov (21/10/2018).
137. Trúc Dân (2016), “Quảng Ninh tiếp tục xử phạt vi phạm hoạt động kinh
doanh du lịch”, đường dẫn:
ninh-tiep-tuc-xu-phat-vi-pham-hoat-dong-kinh-doanh-du-lich-lu-hanh-
563326/ (12/10/2018).
138. Bạch Dương (2017), “Việt Nam chi quảng bá du lịch thấp hơn cả Lào,
Campuchia”, đường dẫn:
quang-ba-du-lich-thap-hon-ca-lao-campuchia-20170731023819469.htm.
139. Quang Đại (2017), “Tour du lịch 0 đồng có dấu hiệu bất thường: Công
an vào cuộc”, đường dẫn: https://laodong.vn/kinh-te/tour-du-lich-0-dong-
co-dau-hieu-bat-thuong-cong-an-vao-cuoc-627317.ldo (21/10/2018).
140. Phan Thị Lan Hương (2018), “ Pháp luật về quảng cáo: những bất cập và
kiến nghị hoàn thiện”, đường dẫn:
141. Hồng Hạnh (2022) “Cẩn trọng khi mua combo du lịch giá rẻ mùa cao
điểm”, đường dẫn: https://baodautu.vn/can-trong-khi-mua-combo-du-lich-
gia-re-mua-cao-diem-d167922.html.
142. Thanh Hà (2022), “Người dân cẩn trọng trước những quảng cáo bán tour
du lịch giá rẻ trên mạng”, đường dẫn: https://tuoitrethudo.com.vn/nguoi-
dan-can-trong-truoc-nhung-quang-cao-ban-tour-du-lich-gia-re-tren-mang-
198763.html.
165
143. Nhã Khanh (2016), “Băn khoăn quỹ phát triển du lịch”; đường dẫn:
1085086.tpo (18/11/2018).
144. Phú Lữ (2022) “Công an cảnh báo thủ đoạn lừa đảo đặt tour du lịch giá
rẻ”, đường dẫn: https://cand.com.vn/Thong-tin-phap-luat/cong-an-canh-
bao-thu-doan-lua-dao-dat-tour-du-lich-gia-re-i659383/.
145. Hà Lâm (2022), “Doanh nghiệp được hỗ trợ gì khi tham gia hội chợ du
lịch ITE HCMC 2022” đường dẫn: https://kinhtedothi.vn/doanh-nghiep-
duoc-ho-tro-gi-khi-tham-gia-hoi-cho-du-lich-ite-hcmc-2022.html.
146. Văn phòng Luật SBLaw (2015), “Cạnh tranh không lành mạnh trong kinh
doanh du lịch”, đường dẫn:
-lanh- manh-trong-kinh-doanh-du-lich/, (12/11/2018).
147. Tổng cục Du lịch (2006), “Báo cáo Tổng kết Chương trình hành động
quốc gia về du lịch 2000 – 2005”, đường dẫn:
(12/11/2018).
148. Tổng cục Du lịch (2017), “Việt Nam cải thiện về năng lực cạnh tranh du
lịch” đường dẫn:
(12/11/2018).
149. Tổng cục du lịch, “Nhìn nhận về sự phát triển của ngành du lịch Việt
Nam”, đường dẫn:
(14/11/2018).
150. Phan Mơ (2015), “Xúc tiến quảng bá du lịch: Vẫn trong tình trạng ăn
xổi, ở thì”, đường dẫn:
quang-ba-du-lich-van-trong-tinh-trang-an-xoi-o-thi-387544.html
(17/11/2018).
151. Vũ Minh (2017), “Nhiều nhãn hàng đẩy mạnh quảng cáo truyền hình ở
quý II năm 2017”
nhieu-nhan-hang-day-manh-quang-cao-truyen-hinh-quy-ii-nam-2107
(20/5/2018).
166
152. Mạnh Minh (2017), “Chấn chỉnh hoạt động tổ chức hội chợ quảng bá
hàng Việt”, đường dẫn: https://bnews.vn/chan-chinh-hoat-dong-to-chuc-
hoi-cho-quang-ba-hang-viet/68204.html, (13/11/2018).
153. Hoàng Ngân (2015), “Vạch mặt cạnh tranh bẩn trong kinh doanh du
lịch”, đường dẫn:
trong-kinh-doanh-du-lich-d181923.html, (12/11/2018).
154. Minh Nhân (2017), “Tour du lịch 0 đồng: Bản chất và giải pháp”, đường
dẫn: (22/10/2018).
155. Thu Nguyên (2018), “Xử phạt công ty lữ hành du lịch vi phạm thay đổi
chương trình tour”, đường dẫn:
lich/201806/xu-phat-cong-ty-lu-hanh-du-lich-vi-pham-thay-doi-chuong-
trinh-tour-2390666/ (12/10/2018).
156. Lê Trung Nhẫn (2021), “ Hoàn thiện pháp luật về xúc tiến thương mại ở
Việt Nam hiện nay” đường dẫn: https://lsvn.vn/hoan-thien-phap-luat-ve-
xuc-tien-thuong-mai-o-viet-nam-hien-nay1635653452.html.
157. Thanh Hồng và Anh Nhi (2023) “ Ngăn chặn tình trạng lừa đảo dịch vụ
du lịch trên mạng xã hội”, đường dẫn: https://nhandan.vn/ngan-chan-tinh-
trang-lua-dao-dich-vu-du-lich-tren-mang-xa-hoi-post734434.html
158. Thái Phương (2017), “Sắp có 400 – 500 tỉ đồng cho quảng bá du lịch”,
đường dẫn:
20180411091250475.chn (12/10/2018).
159. Báo Hải quan (2016), “Chặn các chiêu lừa đảo trong kinh doanh du
lịch”, đường dẫn: https://www.baohaiquan.vn/Pages/Chan-cac-chieu-lua-
dao-trong-kinh-doanh-du-lich.aspx (12/10/2018).
160. Báo Hải quan (2016), “Làm sao để quản lý tốt tour du lịch 0 đồng”,
đường dẫn: https://www.baohaiquan.vn/Pages/Lam-sao-de-quan-ly-tot-
tour-du-lich-0-dong.aspx (21/10/2018).
161. Nguyễn Anh Tuấn (2009), “Xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch
Việt Nam”, đường dẫn:
167
162. Nguyễn Văn Tuyến (2015), “Bản chất pháp lý của hành vi xúc tiến
thương mại và trung gian thương mại theo pháp luật Việt Nam”, Tạp chí
Dân chủ và Pháp luật điện tử, đường dẫn:
(12/11/2018).
163. Hữu Thắng (2016), “Bức xúc trước việc bản đồ du lịch Việt Nam sai sót
nghiêm trọng”, đường dẫn: https://dulich.dantri.com.vn/du-lich/buc-xuc-
truoc-viec-ban-do-quang-ba-du-lich-viet-nam-sai-sot-nghiem-trong-
20151014232639245.htm (12/10/2018).
164. Hà Trang (2017), “Tham gia tour 0 đồng: Hàng trăm người bị lừa mua
hàng giá cao”, đường dẫn: https://dantri.com.vn/su-kien/tham-gia-tour-0-
dong-hang-tram-nguoi-bi-lua-mua-hang-gia-cao-
20180905170906062.htm
165. Nguyễn Ngọc Trâm (2018), “Xử phạt 8 triệu đồng đối với đơn vị bán tour
lừa du khách Australia”, đường dẫn: https://anninhthudo.vn/giai-tri/xu-
phat-8-trieu-dong-doi-voi-don-vi-ban-tour-lua-du-khach-
australia/769125.antd .
166. Thùy Trang (2018), “Doanh nghiệp du lịch bức xúc vì cạnh tranh không
lành mạnh”, đường dẫn: https://petrotimes.vn/doanh-nghiep-du-lich-buc-
xuc-vi-canh-tranh-khong-lanh-manh-143633.html.
167. HUHT (2020), “Du lịch điện tử - Xu hướng và giải pháp của kinh doanh
du lịch”, đường dẫn: https://huht.hueini.edu.vn/du-lich-dien-tu-xu-huong-
va-giai-phap-cua-kinh-doanh-du-lich.html.
168. Nguyễn Trường (2023), “Thận trọng khi đặt tour du lịch giá rẻ qua mạng
xã hội”, đường dẫn: https://www.quankhu3.vn/than-trong-khi-dat-tour-du-
lich-gia-re-qua-mang-xa-hoi/index.php