Luận văn Áp dụng dạy học theo dự án trong dạy học hoá học ở trường trung học phổ thông

- Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá sao cho đánh giá được khả năng tư duy phê phán, phát hiện và giải quyết vấn đề ở HS, cần có thêm những câu hỏi liên quan đến kiến thức xã hội HS thu thập được trong quá trình học tập. Loại bỏ những câu hỏi mang tính học thuộc, thiếu cơ sở thực tế, thay vào đó là những câu hỏi mang tính thực tiễn và vận dụng sáng tạo giải quyết tình huống. - Đầu tư cơ sở vật chất tốt, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu cơ bản cho việc đổi mới PPDH hiện đại trong đó có PPDHTDA. Cần có phòng học nối mạng internet, thiết kế chỗ ngồi theo nhóm, ít nhất trong mỗi dự án có một buổi tìm kiếm thông tin cho dự án có sự hướng dẫn của GV. Cuối cùng, chúng tôi cho rằng, DHTDA là một PPDH có thể liên kết không giới hạn những kiến thức và kĩ năng mà HS cần có, là một PPDH tích cực. Nhưng để phát triển DHTDA trong dạy và học bộ môn hoá học cần có các biện pháp sau: - Về phía nhà trường, cần tổ chức dạy cho HS những kĩ năng cơ bản về hoạt động nhóm trong học tập, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng lập sơ đồ tư duy giải quyết vấn đề, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin. - Về phía GV cần tăng cường nghiên cứu những nội dung hoá học có thể triển khai thành dự án. Luôn cập nhật những vấn đề mang tính thời sự, lồng ghép với bài dạy nhằm kích thích hoạt động tích cực của HS.

pdf166 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 2490 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Áp dụng dạy học theo dự án trong dạy học hoá học ở trường trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ự án Dựa trên nội dung chương trình SGK hoá học đang sử dụng kết hợp với những vấn đề thực tiễn, chúng tôi đã thiết kế và TNSP các dự án thuộc lớp 10 và 11. 1.4. Thực nghiệm sư phạm • Tiến hành TNSP 8 tiểu dự án, với 5 GV và 140 HS khối lớp 10 và 218 HS khối 11 thuộc trường THPT Trương Vĩnh Ký và THPT Nguyễn Văn Cừ cùng tham gia (ứng với 10 cặp lớp TN – ĐC). • Tiến trình thực nghiệm chia làm 2 công đoạn: - Hướng dẫn giúp GV và HS làm quen với DHTDA, cách thức làm việc trong một dự án, chỉ rõ vai trò của GV và HS trong một dự án. - TN chính thức lấy số liệu để chứng minh tính khả thi của đề tài. Chúng tôi tiến hành TN 8 tiểu dự án thuộc 2 dự án lớn: + Dự án “Sự ô nhiễm không khí” + Dự án “Nitơ và hợp chất” - Đã tiến hành lấy ý kiến của 4 GV dạy TN và hơn 300 HS tham gia TN bằng phiếu thăm dò. Phát ra 351 phiếu, thu vào 307 phiếu. • Xử lí phân tích định tính và định lượng, chúng tôi nhận thấy: - Phần nhiều HS hứng thú với giờ học theo dự án, các HS đã được học với PPDHTDA đều có sự chuyển biến tích cực về kĩ năng: giao tiếp, diễn đạt, làm việc hợp tác, giải quyết vấn đề. - Kết quả kiểm tra ở các lớp TN luôn cao hơn ở các lớp ĐC do hiệu quả của PP không phải ngẫu nhiên. - Các GV đều cho rằng việc sử dụng PPDHTDA tốn nhiều thời gian và công sức nhưng có tính hiệu quả giáo dục cao. Tuy nhiên, do chưa nắm rõ các nguyên tắc dạy học hợp tác nên nhiều GV còn ngại sử dụng hoặc gặp nhiều lúng túng, dẫn đến hiệu quả dạy học chưa được như mong đợi. Từ những kết quả TNSP, chúng tôi nhận thấy việc áp dụng PPDHTDA vào dạy và học bộ môn hóa học ở trường THPT là có tính khả thi và hiệu quả, kết quả này cũng đã phản ánh tính thực tiễn của đề tài. 2. Đề xuất Dạy học theo dự án vốn chứa đựng những tính ưu việt của dạy học, rất cần thiết để phát triển ở HS những kĩ năng như tìm kiếm thông tin, thuyết trình, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề Đây là những kĩ năng làm hành trang cho HS sau khi rời ghế nhà trường. Những kĩ năng này khó có thể hình thành thông qua hình thức dạy học kiểu chương bài. Để góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học ở trường THPT, chúng tôi có một số đề xuất sau đây: - Các cấp lãnh đạo cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề đổi mới PPDH, chú trọng đầu ra về cả kĩ năng cứng và kĩ năng mềm của HS, chứ không dừng lại ở thành tích về tỉ lệ tốt nghiệp. Theo đó, cần tạo môi trường dạy học sáng tạo cho GV, dạy kĩ năng sống cho HS thông qua dạy kiến thức của bộ môn bằng cách kết hợp các yếu tố về tâm lí và trình độ HS, tạo điều kiện cho HS tự thể hiện mình qua các sản phẩm học tập. Những kiến thức khoa học là nguyên liệu để HS tập giải quyết vấn đề, khi cần có thể tìm kiếm được nhờ các công cụ tìm kiếm chứ không phải là ghi nhớ những kiến thức đó để trả bài, vượt qua các kì thi kiểm tra trí nhớ. - Nghiên cứu áp dụng các PPDH tích cực vào dạy học trong đó có DHTDA. Ngành giáo dục cần tổ chức những khoá học đào tạo và bổ sung kĩ năng cho GV về quản lí HS trong hoạt động nhóm, kĩ năng về công nghệ thông tin; cho phép lãnh đạo các trường, các tổ bộ môn chủ động cải tạo nội dung đảm bảo yêu cầu chung và phù hợp với điều kiện thực tế theo hướng gia tăng sự tham gia của HS, tạo cơ hội học tập công bằng cho mọi HS, tạo điều kiện cho các mô hình dạy học mới được triển khai. Khích lệ sự tích cực đổi mới dạy học của GV, khen thưởng kịp thời và xứng đáng cho những thành quả đổi mới của GV nhằm duy trì tư duy tích cực đổi mới PPDH trong đội ngũ GV. - Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá sao cho đánh giá được khả năng tư duy phê phán, phát hiện và giải quyết vấn đề ở HS, cần có thêm những câu hỏi liên quan đến kiến thức xã hội HS thu thập được trong quá trình học tập. Loại bỏ những câu hỏi mang tính học thuộc, thiếu cơ sở thực tế, thay vào đó là những câu hỏi mang tính thực tiễn và vận dụng sáng tạo giải quyết tình huống. - Đầu tư cơ sở vật chất tốt, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu cơ bản cho việc đổi mới PPDH hiện đại trong đó có PPDHTDA. Cần có phòng học nối mạng internet, thiết kế chỗ ngồi theo nhóm, ít nhất trong mỗi dự án có một buổi tìm kiếm thông tin cho dự án có sự hướng dẫn của GV. Cuối cùng, chúng tôi cho rằng, DHTDA là một PPDH có thể liên kết không giới hạn những kiến thức và kĩ năng mà HS cần có, là một PPDH tích cực. Nhưng để phát triển DHTDA trong dạy và học bộ môn hoá học cần có các biện pháp sau: - Về phía nhà trường, cần tổ chức dạy cho HS những kĩ năng cơ bản về hoạt động nhóm trong học tập, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng lập sơ đồ tư duy giải quyết vấn đề, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin... - Về phía GV cần tăng cường nghiên cứu những nội dung hoá học có thể triển khai thành dự án. Luôn cập nhật những vấn đề mang tính thời sự, lồng ghép với bài dạy nhằm kích thích hoạt động tích cực của HS. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Hoàng Anh (2010). “Dạy học hoá học vô cơ 10 – nâng cao tích hợp dạy học dự án, dạy học dựa trên câu hỏi và công nghệ thông tin. Luận văn thạc sĩ giáo dục học. Trường ĐHSP Hà Nội. 2. Trịnh Văn Biều (2005). Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học. Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh. 3. Trịnh Văn Biều, Phan Đồng Châu Thuỷ, Trịnh Lê Hồng Phương (2010). “Dạy học dự án – Từ lý luận đến thực tiễn”. Tạp chí khoa học giáo dục số tháng 10/2010. ĐHSP Tp. HCM. 4. Trịnh Văn Biều (2009). Một số vấn đề cơ bản về kiểm tra – đánh giá kết quả học tập. Trường ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh. 5. Nguyễn Cương (2007). Phương pháp dạy học hoá học ở trường phổ thông và đại học. Nxb Giáo dục. 6. Nguyễn Văn Cường (2006), Một số vấn đề chung về đổi mới PPDH ở trường THPT – dự án phát triển GDTHPT. 7. Vũ Văn Dụng (2009). Tổ chức dạy học dự án nội dung kiến thức phần máy điện chương "dòng điện xoay chiều" sách giáo khoa Vật lý lớp 12 nâng cao trung học phổ thông. Luận văn thạc sĩ giáo dục học. Trường ĐHSP Hà Nội. 8. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án Việt – Bỉ. Các phương pháp dạy và học tích cực – Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học. Nxb ĐHSP (2010). 9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006). Chương trình giáo dục phổ thông kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/6/2006. 10. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án Việt – Bỉ. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. Nxb ĐHSP (2010). 11. Vũ Cao Đàm (2008). Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb Giáo dục. 12. Geoffrey Petty (1998). Hướng dẫn thực hành - Dạy học ngày nay (Bản dịch Tiếng Việt). Nxb Stanley Thornes. 13. Intel. Teach to the Future (2005). 14. Đặng Hoà Hiếu (2009). Tổ chức dạy học dự án trong chương trình Sinh học 11. Luận văn thạc sĩ giáo dục học. Trường ĐHSP Hà Nội. 15. Phạm Văn Hoạch (2009). Tổ chức dạy học dự án nội dung kiến thức "dòng điện trong chất bán dẫn" sách giáo khoa Vật lý lớp 11 nâng cao trung học phổ thông. Luận văn thạc sĩ giáo dục học. Trường ĐHSP Hà Nội. 16. Đặng Thành Hưng (2002). Dạy học hiện đại – lí luận, biện pháp kĩ thuật. Nxb ĐHQG Hà Nội. 17. Trần Thị Thanh Huyền (2010). Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ trong dạy học hóa học lớp 11 – chương trình nâng cao ở trường THPT. Luận văn cao học. Trường ĐHSP Tp. HCM. 18. Trang Thị Lân (2009). Các phương pháp dạy học hiện đại. ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh. 19. Nguyễn Diệu Linh (2009).: “Tổ chức dạy học dự án qua hoạt động ngoại khoá khi dạy các nội dung “các định luật bảo toàn” vật lý 10 ban cơ bản”. Luận văn thạc sĩ giáo dục học. Trường ĐHSP Hà Nội. 20. Đào Thị Như (2008). Xây dựng tư liệu dạy học và áp dụng phương pháp dạy học dự án cho dạy học nội dung ứng dụng các phi kim và hợp chất của chúng trong chương trình hoá học THPT - nâng cao. Khoá luận tốt nghiệp. Trường ĐHSP Hà Nội. 21. Nguyễn Thanh Nga (2009). Tổ chức dạy học theo dự án một số kiến thức thuộc phần “Từ trường và cảm ứng điện từ” – học phần điện và từ đại cương cho sinh viên ngành kĩ thuật trường đại học giao thông. Luận văn thạc sĩ giáo dục học. Trường ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh. 22. Joanchim de Posada, Ellen Singer. Không theo lối mòn. Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh (2010). 23. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2006). Phương pháp dạy học các chương mục quan trọng trong chương trình – sách giáo khoa hoá học phổ thông. Trường ĐHSP Hà Nội. 24. Lại Thị Thuỳ Phương (2009). Vận dụng dạy học dự án vào tổ chức hoạt động ngoại khoá kiến thức chương “Động lực học chất điểm” sách giáo khoa lớp 10 nâng cao. Luận văn thạc sĩ giáo dục học. Trường ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh. 25. Nguyễn Thị Sửu (2007). Tổ chức quá trình dạy học hoá học phổ thông. ĐHSP Hà Nội. 26. Nguyễn Thị Diệu Thảo (2009). Dạy học theo dự án và vận dụng trong đào tạo GV THCS môn công nghệ”. ĐHSP Hà Nội 2009. 27. Đặng Thị Minh Thu (2009). Phát triển năng lực chủ động tích cực học tập của học sinh trong dạy học hoá học thông qua hình thức dạy học dự án”. Luận văn thạc sĩ. ĐHSP Hà Nội. 28. Nguyễn Đăng Thuấn (2010). Vận dụng mô hình dạy học dự án vào dạy học chương “Các định luật bảo toàn” – Vật lý 10 THPT nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và kĩ năng làm việc theo nhóm của học sinh”. Luận văn thạc sĩ giáo dục học. ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh. 29. Lê Trọng Tín (2007). Những phương pháp dạy học tích cực trong dạy học hoá học. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT chu kì III (2004 – 2007). 30. Tony Buzan (2010). Lập bản đồ tư duy. Nxb Lao động – Xã hội. 31. Mai Văn Trinh, Nguyễn Đăng Thuấn (2009). Dạy học dự án với sự trợ giúp của công nghệ thông tin vận dụng vào dạy học vật lý ở trường THPT. Tạp chí Giáo dục số 10/2009 tr. 20-22. 32. Nguyễn Xuân Trường (2006). Phương pháp dạy học hoá học ở trường phổ thông. Nxb Giáo dục. 33. Nguyễn Xuân Trường (2009). Hoá học với thực tiễn đời sống – Bài tập ứng dụng. Nxb ĐHQG Hà Nội. 34. Vũ Anh Tuấn (chủ biên) (2007). Hướng dẫn thực hiện chương trình, Sách giáo khoa lớp 10,11,12 môn Hoá học. Nxb Giáo dục. 35. Trần Thị Phương Thảo (2008). Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan về hoá học có nội dung gắn với thực tiễn. Luận văn thạc sĩ giáo dục học. ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh. 36. Phạm Ngọc Thanh Tâm (2009). Thiết kế bộ câu hỏi định hướng bài học lớp 10 THPT chương trình nâng cao. Luận văn thạc sĩ giáo dục học. Trường ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh. 37. 38. 39. www.ozon.net 40. www.vietbao.com 41. www.dayhoctuonglai.edu.vn/ 42. www.moe.gov.sg/projectwork 43. 44. 45. www.youtube.com 46. 47. 48. 49. www.scoop.it/t/project-based-learning 50. PHỤ LỤC Trang Phụ lục 1: Phiếu điều tra thực trạng DHTDA ......................................................... 1 Phụ lục 2: Phiếu tham khảo ý kiến giáo viên .......................................................... 5 Phụ lục 3: Phiếu tham khảo ý kiến học sinh ........................................................... 7 Phụ lục 4: Phiếu thăm dò kĩ năng học sinh ............................................................. 8 Phụ lục 5: Trắc nghiệm hiểu biết về ozon và ô nhiễm không khí ........................... 10 Phụ lục 6: Bài kiểm tra chương oxi – lưu huỳnh .................................................... 13 Phụ lục 7: Trắc nghiệm hiểu biết về nitơ và hợp chất ............................................. 16 Phụ lục 8: Bài kiểm tra chương nitơ photpho ........................................................ 19 Phụ lục 9: các mức độ tư duy của Bloom ............................................................... 22 Phụ lục 1 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh Phòng KHCN & SĐH Khoa Hoá học PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG Với mong muốn tìm hiểu thực trạng Dạy học dự án bộ môn Hoá học ở trường THPT hiện nay, nhằm tìm hiểu và áp dụng một hình thức dạy học đang còn mới mẻ ở Việt Nam, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học Hoá học. Kính mong thầy cô vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề dưới đây bằng cách đánh dấu “x” vào ô lựa chọn. Câu trả lời của thầy cô sẽ là nguồn thông tin cần thiết cho đề tài nghiên cứu của chúng tôi. Xin chân thành cám ơn thầy, cô. THÔNG TIN CÁ NHÂN - Họ và tên: .. ..Tuổi ............. Số điện thoại:.. - Thời gian tham gia giảng dạy phổ thông:năm. CÁC VẤN ĐỀ THAM KHẢO Ý KIẾN VỀ DẠY HỌC DỰ ÁN BỘ MÔN HOÁ HỌC Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học trong đó học sinh thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, giải quyết một vấn đề gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành. Trong dạy học theo dự án, học sinh tự đề xuất dự án (vấn đề cần giải quyết), tự lực lập kế hoạch thực hiện và đánh giá kết quả dự án. Hình thức làm việc chủ yếu theo nhóm, kết quả dự án là những sản phẩm hành động có thể giới thiệu được. 1. Thầy (cô) vui lòng cho biết mức độ sử dụng các PPDH trong dạy học hoá học ở trường phổ thông Phương pháp dạy học Mức độ sử dụng Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không 1. Thuyết trình 2. Đàm thoại 3. Trực quan 4. Nghiên cứu 5. Sử dụng bài tập 6. Dạy học nêu vấn đề 7. Đóng vai 8. Dạy học hợp tác nhóm nhỏ 9. Dạy học theo dự án 2. Sự hiểu biết của thầy (cô) về phương pháp dạy học theo dự án là  Chưa nghe  Có nghe nói nhưng chưa hiểu rõ  Đã vận dụng nhưng chưa đạt hiệu quả  Đã vận dụng và đạt hiệu quả 3. Mức độ sử dụng các hình thức hoạt động của học sinh mà thầy (cô) vận dụng dạy học theo dự án Hình thức hoạt động Mức độ sử dụng Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không 1. Sử dụng phiếu học tập 2. Cả nhóm cùng giải quyết chung một nội dung 3. Mỗi HS được phân công một công việc cụ thể để hoàn thành nhiệm vụ cho cả nhóm. 4. Hoạt động nhóm hợp tác ngoài lớp, báo cáo kết quả trên lớp. 5. Tổ chức đi tìm hiểu thực tế cho nhóm học sinh. 6. Tổ chức trò chơi giữa các nhóm. 7. Các hình thức khác: 4. Mức độ thành thục các kĩ năng trong dạy học theo hướng đổi mới của thầy (cô) là Kĩ năng dạy học Mức độ thành thục Tốt Khá Trung bình Yếu 1.Chia nhóm: số lượng HS, cách chia nhóm 2.Chọn nội dung hoạt động nhóm. 3.Quản lí HS trong hoạt động nhóm. 4.Điều khiển HS học theo dự án. 5.Xây dựng phương án đánh giá kết quả hoạt động của học sinh. 5. Theo Thầy/cô nguyên nhân nào gây khó khăn cho việc thực hiện dạy học dự án môn hoá học? (mức 1 là thấp nhất, mức 4 là cao nhất) Nguyên nhân 1 2 3 4 1. giáo viên chưa quen với hình thức dạy học theo dự án 2. tốn nhiều thời gian để chuẩn bị và thực hiện. 3. lớp học đông, khó quản lí học sinh 4. cơ sở vật chất của nhà trường chưa thể đáp ứng cho dạy học dự án 5. không phù hợp với hình thức thi cử hiện nay 6. không đánh giá được trình độ từng học sinh 7. lãnh đạo nhà trường không quan tâm đầu tư 8. học sinh phải học nhiều môn không có thời gian để thực hiện dự án 9. một số thành viên trong nhóm ỷ lại, không làm việc 10. học sinh chưa có các kỹ năng hợp tác làm việc nhóm, tìm kiếm thông tin 6. Theo thầy cô, hình thức dạy học dự án phù hợp đối với kiểu bài lên lớp hoá học nào? Kiểu bài lên lớp hóa học Mức độ phù hợp Phù hợp Ít phù hợp Không phù hợp 1. Bài lên lớp truyền thụ kiến thức mới Bài về thuyết Bài về chất Bài sản xuất và ứng dụng hóa học 2. Bài lên lớp hoàn thiện, củng cố và vận dụng kiến thức Bài luyện tập Bài thực hành 3. Bài kiểm tra đánh giá 7. Theo thầy/cô, những lợi ích của dạy học theo dự án là Hiệu quả giáo dục Mức độ Nhiều Trung bình Ít Không 1. HS nhận thấy ý nghĩa kiến thức bộ môn với thực tế cuộc sống 2. Phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. 3.Phát huy năng lực giải quyết vấn đề. 4.Phát huy năng lực tư duy sáng tạo ở học sinh. 5.Rèn luyện kĩ năng làm việc hợp tác ở học sinh. 6.HS phát triển năng lực xã hội (giao tiếp, nhận xét, phân tích) 7.Nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập. 8.Nâng cao động cơ học tập. 9.Phù hợp với nhiều trình độ học sinh. 10.GV có cơ hội tận dụng ý kiến, kinh nghiệm từ HS. Chân thành cám ơn những ý kiến đóng góp quý báu của thầy/cô. Chúc thầy/cô luôn mạnh khoẻ và thành công! Chúng tôi sẵn sáng đón nhận mọi ý kiến đóng góp của thầy cô về Dạy học theo dự án. Email: hoa_thanhmai@yahoo.com.vn Điện thoại: 08-62551485 hoặc 0933 830 493 Phụ lục 2 TRƯỜNG ĐHSP TP HCM PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN GIÁO VIÊN Kính gửi Quý thầy cô giáo, Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học, cũng như có được thông tin phản hồi về hình thức dạy học dự án mà chúng tôi đã và đang áp dụng cho môn Hoá học ở trường THPT, rất mong quý Thầy/Cô vui lòng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề sau đây, sau khi nghiên cứu các kế hoạch bài học, sản phẩm của học sinh của các dự án Hoá học. 1. Đánh giá về nội dung Stt Các dự án Mức độ 1 2 3 4 5 1 Đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết. 2 Bài giới thiệu dự án của giáo viên hấp dẫn, lôi cuốn được sự tham gia của học sinh. 3 Sản phẩm của học sinh đa dạng, phong phú, phù hợp lứa tuổi. 4 Các dự án đều thiết thực 5 Các dự án đều có giá trị về mặt sư phạm, là nguồn tư liệu dạy học rất tốt. 6 Học sinh tích hợp được kiến thức của nhiều môn học. 2. Đánh giá về tính hiệu quả 2.1. Đối với giáo viên Stt Các dự án Mức độ 1 2 3 4 5 1 Giáo viên đạt được mục tiêu dạy học. 2 Tránh được tình trạng trình bày nông cạn, hời hợt. 3 Tạo cơ hội thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động nhóm. 4 Rèn tư duy ở cấp độ cao cho học sinh. 5 Nâng cao kỹ năng nghề nghiệp. 6 Giúp giáo viên và học sinh gần gũi nhau hơn. 7 Phù hợp với nhiều trình độ học sinh. 8 Nâng cao chất lượng dạy học. 2.2. Đối với học sinh Stt Các dự án Mức độ 1 2 3 4 5 1 Rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề. 2 Tạo hứng thú học tập. 3 Thúc đẩy động cơ học tập. 4 Nâng cao khả năng tìm kiếm và trình bày thông tin. 5 Khơi dậy sự chú ý của học sinh thông qua bộ câu hỏi định hướng. 6 Tận dụng được tối đa những khả năng xã hội. 7 Rèn cho học sinh nhìn vấn đề theo nhiều góc độ. 8 Hiểu vấn đề, khắc sâu kiến thức. 9 Phát triển tư duy sáng tạo. Thầy cô vui lòng cho biết một số thông tin: Họ và tên:.Nơi công tác Ngoài những thông tin trên, nếu có thể thầy cô có nhận xét gì về hình thức dạy học dự án? . Chúng tôi sẵn sáng đón nhận mọi ý kiến đóng góp của thầy cô về Dạy học dự án. Email: hoa_thanhmai@yahoo.com.vn Điện thoại: 08-62551485 hoặc 0933 830 493 Xin chân thành cám ơn Quý thầy cô và trân trọng kính chào! Phụ lục 3 TRƯỜNG ĐHSP TP HCM PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN HỌC SINH Ngày .. tháng .. năm 2011 Để phục vụ cho việc nghiên cứu về phương pháp dạy học Hoá học, cô mong các em hãy đọc và suy nghĩ lựa chọn những thông tin mình cho là phù hợp nhất trong bảng sau (mức 1 – thấp nhất; mức 5 – cao nhất). Stt Nội dung Mức độ 1 2 3 4 5 1 Thầy/cô của em thường đặt ra các vấn đề lý thú gắn bài học với thực tiễn. 2 Thầy/cô thường giao bài tập cho các em dưới dạng dự án, làm theo nhóm. 3 Khi học theo dự án nhóm em thường thảo luận rất sôi nổi. 4 Học theo dự án làm cho kiến thức của em vững vàng hơn, nhớ bài lâu hơn. 5 Em thấy rất thích học theo dự án. 6 Học theo dự án em thu được kiến thức nhiều hơn so với cách học thông thường. 7 Học theo dự án làm cho kỹ năng tìm kiếm và trình bày thông tin của em được tăng lên. 8 Em rất thích vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. 9 Việc học theo dự án sẽ phát huy tính tích cực học tập. 10 Việc học theo dự án sẽ tạo hứng thú học tập cho các em. 11 Việc học theo dự án giúp em vận dụng rất tốt kiến thức học được vào cuộc sống. 12 Thực hiện dự án học tập em thấy việc học có ý nghĩa rất nhiều. 13 Học theo dự án giúp thầy/cô hiểu được những thuận lợi và khó khăn của học sinh trong học tập từ đó giúp đỡ học sinh thiết thực hơn. Cám ơn sự tham gia của các em! Phụ lục 4 PHIẾU THĂM DÒ Các em học sinh thân mến! Nhằm mục đích hiểu thêm suy nghĩ, sở thích và khả năng của các em trong quá trình học tập, để có các PPDH hợp lí cho các em. Mong các em đọc kĩ các câu hỏi dưới đây và có sự lựa chọn phù hợp nhất. 1. Em có thích được thầy (cô) tổ chức giờ học theo dự án không? A. Rất thích B. Thích C. Bình thường D. Không thích Mỗi câu sau đây chỉ chọn 1 đáp án duy nhất trong mục “Mức độ”: 1= thường xuyên; 2= thỉnh thoảng; 3= hiếm khi; 4=không ( không bao giờ) STT Nội dung thăm dò Mức độ 1 2 3 4 1 Em hoàn thành bài tập về nhà bằng chính khả năng của mình. 2 Để học bài cũ, em tóm tắt và học theo dàn ý. 3 Để chuẩn bị bài mới, em đọc SGK, tài liệu tham khảo và ghi chú điểm chưa hiểu. Trong quá trình tham gia hoạt động nhóm dự án 5 Em mạnh dạn đưa ý kiến riêng của mình khi trao đổi. 6 Em cảm thấy tự tin khi góp ý cho bạn. 7 Khi bạn có ý kiến trái với suy nghĩ của em, đợi bạn nói xong rồi em mới đưa ý kiến. 8 Khi đã nắm rõ vấn đề, em chủ động ra quyết định, không nghe ý kiến của các bạn. 9 Em cảm thấy tự tin khi giảng bài cho bạn. 10 Em tự tin khi trình bày một vấn đề trước tập thể lớp. 11 Khi gặp vấn đề chưa hiểu, em sẽ trao đổi với các bạn. 12 Khi bạn trình bày vấn đề mà em không hiểu, em sẽ hỏi lại 13 Khi bạn trong nhóm không hiểu bài, em sẵn lòng giải thích 14 Em luôn có cơ hội thể hiện khả năng của mình . 15 Em luôn học hỏi được nhiều điều ở các bạn . 16 Nếu bạn không hiểu ý của em, em sẽ tìm mọi cách trình bày để bạn hiểu. 17. Khi nhóm được giao một nhiệm vụ khó, là nhóm trưởng em sẽ A. xin GV đổi nhiệm vụ khác. B. nhận nhiệm vụ với suy nghĩ: làm đến đâu hay đến đó. C. thảo luận nhóm tìm phương án giải quyết. D. nhờ GV gợi ý, cùng nhóm thảo luận, lập kế hoạch, giải quyết nhiệm vụ. 18. Khi có bạn trong nhóm không hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn, là nhóm trưởng em sẽ A. không để bạn làm nữa (vì bạn không có trách nhiệm), giao việc đó cho TV khác. B. khiển trách bạn trước nhóm và không cho làm nữa. C. động viên bạn tiếp tục làm. D. cử người cùng làm với bạn, sau khi hoàn thành nhiệm vụ thì sẽ khiển trách sau. 19. Nếu có bạn trong nhóm không tuân theo sự sắp xếp của cả nhóm, là nhóm trưởng em sẽ: A. lên án bạn. B. coi như không biết sự “chống đối” đó. C. cứ giao nhiệm vụ, bạn làm không tốt thì xử lí sau. D. phân tích cho bạn hiểu vì sao lại phân công cho bạn công việc đó. 20. Để đưa ra kết luận 1 vấn đề (kiến thức), em dựa vào A. chính bản thân mình. B. sách, tài liệu. C. ý kiến của các bạn trong nhóm. D. Cả 3 cách trên. Cám ơn các em đã hợp tác Phụ lục 5 Họ và tên:.. DỰ ÁN: OZON VÀ SỰ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ Các em thân mến, Để chuẩn bị cho dự án tìm hiển về “Ozon và sự ô nhiễm không khí” và cũng để tự đánh giá kiến thức xã hội của em về vấn đề này, cô rất mong em chọn câu trả lời sau đây theo đúng sự hiểu biết của mình. Kết quả thu được sẽ dùng để nghiên cứu phương pháp dạy học. 1. Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí hoặc có sự xuất hiện các khí lạ làm cho không khí không sạch, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và sinh vật (Nguồn: wikipedia) Theo em, khí nào sau đây có thể có trong không khí bị ô nhiễm? A. Ozon B. oxi C. nitơ D. hidro 2. Nguồn tự nhiên gây ô nhiễm không khí là A. núi lửa phun B. cháy rừng. C. bão bụi D. tất cả các nguồn trên 3. Một trong những nguyên nhân làm suy giảm tầng ozon là A. chất thải CFC (freon). B. sự thay đổi của khí hậu C. hiệu ứng nhà kính D. khí thải của động cơ ô tô, xe máy. 4. Theo em, mức độ ô nhiễm không khí trong nhà ở và văn phòng tại khu vực đô thị là A. không có B. cao hơn ô nhiễm bên ngoài C. thấp hơn ô nhiễm bên ngoài D. bằng ô nhiễm bên ngoài 5. Theo em, để giảm nồng độ của một khí ô nhiễm nào đó thì phải A. đầu tư kinh phí lớn để xây dựng hệ thống xử lý bằng các biện pháp hoá học. B. nâng cao nhận thức của người dân về các nguồn thải ra khí ô nhiễm để họ biết hạn chế những nguồn gây ô nhiễm đó. C. ban hành luật hạn chế khí thải, nghiên cứu các biện pháp dễ thực hiện, ít tốn kém. D. biện pháp B và C là hợp lý. 6. Có một số nơi nồng độ ozon cao hơn mức bình thường, quá nhiều ozone có thể làm phổi tổn thương, gây đau ngực, ho, thở gấp và rát cổ họng. Một biện pháp đơn giản để góp phần làm giảm nồng độ khí ozon là ngoài sự thông gió còn A. trồng một số loại cây như cây trầu bà, cây rắn, cây nhện. B. dùng hệ thống lọc không khí. C. dùng than hoạt tính để hút ozon. D. không làm gì cả, tự nhiên ozon sẽ biến mất. 7. Khi máy photocopy hoạt động có thể sản sinh ra khí A. CO2. B. O2 C. SO2 D. O3. 8. Tầng ozon nằm ở độ cao A. giữa 20 - 50 km tính từ bề mặt trái đất. B. giữa 50-85 km tính từ bề mặt trái đất. C. giữa 10 – 16 km tính từ bề mặt trái đất. D. giữa 85-500 km tính từ bề mặt trái đất. 9. Tầng ozon là dải khí quyển thuộc tầng A. đối lưu. B. bình lưu C. trung lưu D. nhiệt lưu 10. Công ước Viên và Nghị định thư Montreal là các văn bản quốc tế để đi đến ngăn ngừa suy thoái và bảo vệ tầng ozon ở quy mô toàn cầu và quy mô từng quốc gia. Với sự hỗ trợ về tài chính của quốc tế, Việt Nam đã tham gia ký nghị định thư Montreal ngày A. 26-11-1994 B. 6-1-1994 C. 1-6-1994 D. 12-6-1994 11. Chọn câu không hợp lý trong các ý sau: Ở trên cao, tầng ozon là lá chắn bảo vệ sức khoẻ con người khỏi tác hại của tia cực tím, nhưng ở dưới thấp, việc tích tụ nhiều ozon thì A. làm tấy màng mắt, làm tổn thương đường hô hấp. B. làm dòn cao su, chất dẻo, làm tổn hại đời sống của các vi sinh vật. C. góp phần tạo ra chất peoxyaxetyl nitrat (PAN) là một chất có tác hại lớn đến sức khoẻ con người và động vật. D. giúp giảm khói bụi, làm không khí trở nên tươi mát trong lành hơn. 12. Biện pháp nào sau đây không hợp lý để hạn chế sự ô nhiễm không khí? A. ban hành điều luật bắt buộc các nhà máy, xí nghiệp phải xử lý khí thải trước khi xả vào không khí. B. Cải tiến máy móc để tăng hiệu quả đốt nhiên liệu. C. Nghiên cứu tìm ra các nhiên liệu mới không gây ô nhiễm, khuyến khích xe chạy bằng điện, acqui, pin mặt trời D. Cấm dùng xe hơi, xe máy, phát triển phương tiện giao thông công cộng. 13. Từ năm 2003, nhờ bảo quản bằng nước ozon mà mận Bắc Hà – Lào Cai đã có thể chuyên chở vào thành phố Hồ Chí Minh, nhờ đó bà con nông dân đã có thu nhập cao hơn. Nguyên nhân nào sau đây làm cho nước ozon có thể bảo quản hoa quả tươi lâu ngày? A. ozon dễ tan trong nước hơn oxi. B. Ozon có tính oxi hoá mạnh, khả năng sát trùng cao và dễ tan trong nước hơn oxi. C. Ozon không độc có tính sát trùng cao. D. Ozon không tác dụng với nước. 14. Giả sử một tuần sau em phải trình bày vấn đề “Ozon và sự ô nhiễm không khí”, em sẽ A. trình bày ngắn gọn theo những hiểu biết của mình. B. suy nghĩ, hỏi những người xung quanh rồi mới trình bày. C. tìm kiếm thông tin trên internet, sắp xếp lại trình bày thông tin. D. không thể trình bày được. 15. Để tìm kiếm thông tin một cách hiệu quả thì A. phải biết từ khoá rồi tìm kiếm trên intrnet. B. lưu lại các tài liệu tìm được và ghi nhớ nguồn trích dẫn và các điểm chính của nó. C. tận dụng các nguồn thông tin từ bạn bè, gia đình, băng video, CD-ROM và internet. D. luôn ghi nhớ mục tiêu cần tìm kiếm để tránh bị lạc trong một rừng thông tin đa dạng. 16. Khi em diễn đạt vấn đề, em cho rằng người nghe sẽ dễ hiểu hơn khi A. yêu cầu họ chú ý cẩn thận. B. thông tin được truyền đạt theo cách hiểu của họ. C. em thấy tự tin về khả năng ngôn ngữ của mình. D. dùng nhiều ví dụ cụ thể và có sự so sánh. 17. Em cho rằng, một người trình bày vấn đề có sự lôi cuốn là do A. năng khiếu bẩm sinh. B. người nghe có tập trung hay không. C. vấn đề mà họ thấy hứng thú sẽ trình bày tốt. D. khổ công luyện tập. 18. Khi phải đối mặt với một vấn đề khó khăn, em sẽ A. không làm gì cả vì chưa chắc mình đã làm đúng. B. cố gắng tìm cách giải quyết theo khả năng của mình. C. tin rằng nếu thực sự mong muốn thì điều không thể sẽ trở thành có thể và ra sức thực hiện. D. coi đó như một thách thức chứ không phải là một trở ngại và tìm cách giải quyết. 19. Khi phải thực hiện một đề tài ví dụ như “Tác động của clo đối với cuộc sống”, có nhóm bạn đã làm những công việc như sau: (1) Tìm kiếm thông tin về clo qua sách báo, internet (2) Tìm ý tưởng trình bày đề tài. (3) Thiết kế sản phẩm để trình bày trước lớp. (4) Sắp xếp nội dung trình bày. (5) Tập diễn đạt để trình bày sản phẩm của mình. Theo em, trình tự các công việc trên là: A. (1), (2), (3), (4), (5) B. (2), (1), (3), (4), (5) C. (1), (4), (2), (3), (5) D. (2), (1), (4), (3), (5) 20. Khi làm việc theo nhóm để hoàn thành một nhiệm vụ (sản phẩm học tập) mà thầy cô giao cho, một nhóm học sinh đã thực hiện như sau: (1) Phân công nhiệm vụ mỗi thành viên. (2) Lên kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chung cho cả nhóm. (3) Thảo luận ý tưởng xây dựng sản phẩm. (4) Tìm kiếm và tập hợp thông tin. (5) Thảo luận về cách thức trình bày sản phẩm (6) Thiết kế sản phẩm. (7) Tập thuyết trình cho sản phẩm của nhóm. Theo em, trình tự các công việc trên là: A. (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7) B. (2), (1), (4), (3), (5), (6), (7) C. (2), (1), (3), (4), (5), (6), (7) D. (3), (2), (1), (4), (5), (6), (7) -------------------Cám ơn sự tham gia của các em!---------------- Phụ lục 6 Họ và tên: Lớp:... BÀI KIỀM TRA CHƯƠNG OXI – LƯU HỲNH (45 phút) 1. Tính chất hoá học nào của ozon sau đây là sai? A. Ozon kém bền hơn oxi. B. Ozon oxi hoá tất cả các kim loại kể cả Au và Pt. C. Ozon oxi hoá Ag thành Ag2O. D. Ozon oxi hoá I- thành I2. 2. Đặc điểm nào sau đây không phải của ozon? A. là chất khí, có mùi đặc trưng, có màu xanh nhạt. B. phân tử ozon gồm ba nguyên tử oxi liên kết với nhau bằng một liên kết cho nhận và hai liên kết cộng hoá trị. C. Phân tử ozon có ba nguyên tử oxi liên kết với nhau bằng ba liên kết cộng hoá trị. D. Ozon có tính oxi hoá rất mạnh. 3. Có một hỗn hợp khí gồm oxi và ozon có tỉ khối hơi so với hidro là 18. thành phần % theo thể tích của hỗn hợp là A. 25%O2 và 75%O3 B. 75%O2 và 25%O3 C. 50%O2 và 50%O3. D. 80%O2 và 20%O3. 4. Phản ứng tạo O2 từ O3 cần điều kiện là A. xúc tác Fe B. nhiệt độ cao C. áp suất cao D. tia lửa điện hoặc tia cực tím. 5. Để phân biệt khí O2 và O3 người ta dùng A. Cu. B. H2. C. hồ tinh bột . D. dung dịch KI và hồ tinh bột. 6. Ozon với nồng độ cao trong không khí ở tầng thấp là một chất có hại cho cơ thể, để giảm nồng độ ozon thì người ta có thể trồng cây A. trầu bà B. thông C. lúa D. phượng Điểm 7. Dãy đơn chất nào sau đây vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử? A. Cl2, O3, S B. S, Cl2, Br2. C. Na, F2, S. D. Br2, O2, Ca. 8. Cho phản ứng hoá học: H2S + 4Cl2 + 4H2O →H2SO4 + 8HCl. Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất của các chất phản ứng? A. H2S là chất oxi hoá, Cl2 là chất khử. B. H2S là chất khử, H2O là chất oxi hoá. C. Cl2 là chất oxi hoá, H2O là chất khử. D. Cl2 là chất oxi hoá, H2S là chất khử. 9. Một hợp chất có thành phần theo khối lượng là 35,96% S; 62,92% O và 1,12% H. Công thức hoá học của hợp chất này là A. H2SO3. B. H2SO4. C. H2S2O7. D. H2S2O8. 10. Số oxi hoá của lưu huỳnh trong một loại hợp chất oleum H2S2O7 là A +2 B. +4 C. +6 D. +8 11. Đặc điểm nào sau đây không phải của các nguyên tố nhóm oxi? A. Là các phi kim có tính oxi hoá mạnh. B. Có tính oxi hoá mạnh và giảm dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử. C. Bán kính nguyên tử và độ âm điện tăng dần theo chiều tăng điện tích hạt nhân nguyên tử. D. Số ô xi hoá là -2, +4, +6. 12. Nhận xét nào sau đây là đúng với oxi? A. Tính chất hoá học điển hình của oxi là tính khử mạnh. B. Phân tử khối của oxi là 16u. C. Trong phân tử oxi, hai nguyên tử oxi liên kết với nhau bằng hai liên kết cộng hoá trị không phân cực. D. Oxi là nguyên tố phi kim có tính oxi hoá mạnh hơn flo. 13. Cặp chất không phải là dạng thù hình của nhau là A. oxi và ozon. B. lưu huỳnh tà phương và lưu huỳnh đơn tà. C. Fe2O3 và Fe3O4. D. kim cương và cacbon vô định hình. 14. Đặc điểm không phải của lưu huỳnh là A. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử lưu huỳnh có 2 electron độc thân. B. Ở trạng thái kích thích, lưu huỳnh có 4 hoặc 6 electron độc thân. C. Bán kính nguyên tử và độ âm điện tăng dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử. D. Với các nguyên tố có độ âm điện lớn hơn số oxi hoá của lưu huỳnh luôn là +4 hoặc +6. 15. Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế oxi bằng cách A. điện phân nước. B. nhiệt phân KClO3 có xúc tác MnO2. C. nhiệt phân Cu(NO3)2. D. chưng cất phân đoạn không khí lỏng. 16. Để loại bỏ SO2 có lẫn trong CO2, có thể A. cho hỗn hợp đi qua bình brom. B. cho hỗn hợp đi qua nước vôi trong dư. C. cho hỗn hợp đi qua dung dịch K2CO3 đủ. D. cho hỗn hợp đi qua dung dịch Ba(OH)2. 17. Nung hỗn hợp gồm 11,2 gam bột sắt và 26 gam bột kẽm với lưu huỳnh dư. Sản phẩm thu được sau phản ứng đem hoà tan hoàn toàn vào dung dịch HCl được khí (X), hoà tan toàn bộ khí (X) vào V ml dung dịch CuSO4 10% (D = 1,1g/ml). Giá trị V là A. 672,72 ml B. 782,72ml C. 872,72ml D. 912,72ml 18. Phản ứng đốt cháy lưu huỳnh trong oxi có phương trình hoá học là A. S + O2 → ot SO2. B. 2S + 3O2 → ot 2SO3. C. 2S + O2 → ot 2SO D. S + 3O → ot SO3. 19. Thao tác đúng khi pha loãng H2SO4 đặc là A. nhỏ từng giọt axit vào nước. B. rót thẳng axit vào nước. C. rót từ từ axit theo thành ống nghiệm vào nước. D. rót từ từ nước vào axit. 20. Có 5 lọ đựng các dung dịch mất nhãn trong số các chất sau: HCl, NaOH, BaCl2, H2SO4, Na2SO4. Thuốc thử duy nhất nhận biết được các dung dịch trên là A. quỳ tím B. dung dịch Ba(OH)2. C. phenolphtalein. D. dung dịch AgNO3. 21. Hoà tan 8,45g oleum vào nước được dung dịch X. Để trung hoà dung dịch X cần dùng 200ml dung dịch NaOH 1M. Công thức của X là A. H2SO4.2SO3. B. H2SO4.3SO3. C. H2SO4.5SO3. D. H2SO4.8SO3. 22. Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít SO2 (đktc) vào V lít dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được 11,5 gam muối. V là A. 0,15 lít B. 0,30 lít C. 0,45 lít D. 0,60 lít. 23. Cặp kim loại thụ động trong axit sunfuric đặc nguội là A. Zn, Al. B. Al, Fe C. Zn, Fe D. Cu, Fe. 24. Dãy kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là A. Cu, Zn, Na B. K, Mg, Al, Fe, Zn C. Ag, Ba, Fe, Sn D. Au, Pt, Al 25. Để 5,6 gam phoi bào sắt (A) ngoài không khí sau một thời gian thu được 7,2 gam hỗn hợp chất rắn (B). Hoà tan (B) trong H2SO4 đặc nóng dư thì thu được V lít khí SO2 (đktc) thoát ra (SO2 là sản phẩm khử duy nhất). V là A. 4,48 lít B. 3,36 lít C. 2,24 lít D. 1,12 lít 26. Axit sunfuric đặc thường được dùng để làm khô một số khí ẩm. Khí không thể làm khô bằng H2SO4 đặc là A. hidro B. oxi. C. amoniac D. metan. 27. Chọn phát biểu đúng A. H2S chỉ có tính khử. B. S chỉ có tính oxi hoá C. SO2 vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử. D. SO3 vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử. 28. Oleum là sản phẩm tạo thành khi cho A. H2SO4 đặc hấp thụ SO3. B. H2SO4 loãng hấp thụ SO3. C. H2SO4 đặc hấp thụ SO2. D. H2SO4 loãng hấp thụ SO2. 29. Các khí có ảnh hưởng không tố đến sức khoẻ con người là A. NO2, CO, O2. B. CO2, O2, H2. C. O3, NO2, Cl2. D. CO2, N2, H2. 30. Hiện nay người ta biết đến cây có khả năng hút khí ozon là A. cây thông B. cây bàng C. rau lang D. cây lá tim vàng -------------Hết------------ Phụ lục 7 Họ và tên:.. DỰ ÁN: NITƠ VÀ HỢP CHẤT Các em thân mến, Để chuẩn bị cho dự án tìm hiển về “Nitơ và hợp chất” và cũng để tự đánh giá kiến thức xã hội của em về vấn đề này, cô rất mong em chọn câu trả lời sau đây theo đúng sự hiểu biết của mình. Kết quả thu được sẽ dùng để nghiên cứu phương pháp dạy học. 1 . Một trong những khí gây ra hiện tượng mưa axit là A. O2. B. NO. C. NO2. D. N2O. 2 . trong câu ca dao: “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”. Cây lúa lớn nhanh là do A. oxi biến thành ozon làm cho không khí trong sạch hơn. B. quá trình chuyển hóa nitơ trong không khí thành nitơ trong đất để nuôi cây. C. mưa cung cấp nước cho cây. D. người nông dân tưởng tượng ra. 3 . Khi lặn sâu thì áp suất của nước càng tăng, oxi tan nhiều hơn trong máu người thợ lặn. Đường biểu diễn nào trong đồ thị dưới dây biểu diễn tốt nhất tương quan gàn đúng giữa nồng độ oxi trong máu và áp suất? A. I B. II C. III D. IV 4 . Trong công nghiệp, người ta điều chế nitơ bằng phương pháp nào sau đây? A. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng. B. Đun nóng dung dịch amoni nitrit bão hoà. IV II I I Áp suất Nồng độ oxi trong máu C. Đun nóng dung dịch amoni nitrat bão hoà. D. Đn nóng tinh thể amoni nitrat. 5 . Ở vỏ trái đất, nguyên tố này có hai dạng hoá hợp là vô cơ và hữu cơ, tuy ít nhưng vô cùng quan trọng. Có thể nói. ở dạng hoá hợp hữu cơ, nguyên tố này là nguồn gốc của sự sống. Tên nguyên tố này là A. nitơ. B. Photpho. C. Lưu huỳnh. D. Oxi. 6 . Để thử xem vàng có lẫn các kim loại như đồng hay bạc không, người thợ kim hoàn sử dụng A. axit clohidric. B. Giấm C. Axit nitric. D. Axit sunfuric. 7 . Phân đạm tốt được đánh giá dựa trên tỉ lệ % của khối lượng A. tạp chất. B. nguyên tố nitơ. C. oxit nitơ (N2O). D. amoni (NH4+). 8 . Urê là loại phân đạm có tỉ lệ %N rất cao, không làm thay đổi độ axit – bazơ của đất, do đó thích hợp với nhiều loại cây trồng. Công thức hoá học của urê là A. (NH4)2CO. B. NH4NO3. C. (NH4)2SO4. D. NH4Cl 9 . Muối được sử dụng làm bột nở cho báng quy xốp là A. NH4NO3 B. (NH4)2CO3 C. Na2CO3 D. NaHCO3 10. Diêm tiêu (KNO3) dùng để ướp thực phẩm có tác dụng làm cho thịt giữ được màu sắc đỏ hồng vốn có. Tuy nhiên, khi sử dụng các loại thịt được ướp bằng diêm tiêu như lạp xưởng, xúc xích không nên rán kĩ hoặc nướng ở nhiệt độ cao. Điều này được giải thích là do: A. ở nhiệt độ cao, KNO3 phân huỷ thành KNO2 không tốt cho sức khoẻ. B. ở nhiệt độ cao, KNO3 phân huỷ thành K2O không tốt cho sức khoẻ. C. ở nhiệt độ cao, KNO3 phân huỷ thành kali kim loại không tốt cho sức khoẻ. D. nguyên nhân khác. 11. Một khí khi hít phải một lượng nhỏ thì có cảm giác say và hay cười. Trong y học người ta dùng để gây mê trong những ca mổ nhẹ. Đó là A. N2O. B. NO. C. NO2. D. N2O4. 12. Phân bón hoá học dùng để A. bổ sung các nguyên tố dinh dưỡng cho đất. B. làm cho đất tơi xốp. C. giữ độ ẩm cho đất. D. cung cấp những nguyên tố mà cây có thể hấp thụ được. 13. Khi người thợ lặn lặn xuống một độ sâu khá lớn thì sẽ cảm thấy tinh thần bàng hoàng, cử động mất tự nhiên giống như say rượu. Trạng thái đó gọi là “say nitơ”. Khi người thợ lặn nhô lên khỏi mặt nước thì lượng nitơ thừa trong máu sẽ thoát ra và trạng thái say nitơ cũng biến mất. Tuy nhiên không nên trồi lên quá nhanh mà phải ngoi lên từ từ để A. giải phòng nitơ hoà tan trong máu qua bề mặt phổi. B. giải phòng nitơ hoà tan trong máu dưới dạng bong bỏng nhỏ trong máu. C. lấy oxi vào cơ thể. D. giải phóng khí cacbonic trong máu. 14. Để bón phân urê cho lúa thì thời điểm thích hợp nhất là A. buổi chiều tối. B. buổi sáng sớm. C. buổi trưa nắng. D. đêm khuya. 15. Không nên bón phân đạm cùng với vôi khử chua đất vì vôi tác dụng phân đạm A. giải phóng NH3. B. giải phóng PH3. C. giải phóng nitơ. D. giải phóng NO2. 16. Tổ chức lương thực thế giới (FAO), tổ chức y tế thới giới (WHO) và các nước đã có những qui định nghiêm ngặt về giới hạn cho phép nitrat ở trong rau quả để bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng. Mức cho phép lượng nitrat nạp vào cơ thể là 220mg/ngày. Lý do là A. nitrat dễ chuyển hoá thành nitrit gây nên bệnh hểm nghèo. B. nitrat là phân bón hoá học chỉ dùng cho cây không thích hợp cho người. C. nitrat kết hợp với ion H+ trong dạ dày thành axit nitric gây nguy hiểm cho người. D. bảo vệ môi trường. 17. Trong quá trình sản xuất NH3 trong công nghiệp, để bảo vệ môi trường, người ta dùng biện pháp A. thực hiện chu trình khép kín. B. xây dựng nhà máy xa khu dân cư. C. oxi hoá NH3 bằng oxi không khí. D. dẫn NH3 vào nước. 18. Ở một số nước như Mĩ, Brazil, Mê-hi-cô, người ta có các trang trại hữu cơ, trong đó không sử dụng phân bón hoá học. Người ta tăng cường dinh dưỡng của đất bằng nhiều cách, trong đó có biện pháp A. trồng cây họ đậu để cung cấp nitơ cho đất nhờ nốt sần ở rễ cây. B. sau khi thu hoạch đốt thân cây làm tro bón đất. C. sau thu hoạch để thân cây tự phân huỷ. D. sử dụng phân trộn từ thực vật. 19. Phân đạm amoni không thích hợp cho A. đất chua. B. đất phèn. C. đất mặn. D. mọi loại đất 20. Ở nông thôn, người ta hay dùng nước tiểu pha loãng để tưới rau, làm cho rau xanh tốt vì A. nước tiểu có chứa urê. B. nước tiểu có chứa phân lân. C. cung cấp nước cho cây. D. nước tiểu chứa amoniac. ------------Hết----------- Phụ lục 8 Họ và tên: Lớp:... BÀI KIỀM TRA CHƯƠNG NITƠ – PHOTPHO (45phút) Cho N = 14; O =16; S = 32; Fe = 56; Al = 27; K = 39; Na = 23; C = 12; P = 31; 1. Câu 1. Một dd có chứa các ion Mg2+ (0,05mol); K+ (0,15 mol); NO3- (0,1 mol) và SO42- (x mol). Giá trị của x là: A. 0,05 B. 0,075 C. 0,1 D. 0,15 Câu 2. Dãy chất nào sau đây trong nước đều điện li mạnh? A. H2SO4, Cu(NO3)2, CaCl2, NH3 B. HCl, H3PO4, Fe(NO3)3, NaOH C. HNO3, CH3COOH, BaCl2, KOH D. H2SO4, MgCl2, Al2(SO4)3, Ba(OH)2 Câu 3. Dung dịch A chứa các ion: Fe2+ (0,1mol); Al3+ (0,2mol); Cl- (x mol); và SO42- (y mol). Cô cạn dd A thu được 46,9gam muối rắn. Giá trị của x, y lần lượt là: A. 0,1 và 0,35 B. 0,3 và 0,2 C. 0,2 và 0,3 D. 0,4 và 0,2 Câu 4. Trộn 2 dd HCl 0,002M và H2SO4 0,001M với thể tích bằng nhau, dd tạo thành có pH bằng: A. 2,4 B. 2,7 C. 2,8 D. 5,7 Câu 5. Với dd Ba(OH)2 có pH = 10 thì nồng độ mol của dd Ba(OH)2 là: A. 10-4M B. 2.10-4M C. 5.10-5M D. 5.10-10M Câu 6. Axit axetic (CH3COOH) là một chất điện li yếu. Dung dịch axit axetic trong nước (không kể sự phân li của nước) gồm: A. H2O, CH3COOH B. CH3COOH, H+, CH3COO- C. CH3COO-, H+, H2O D. CH3COOH, H+, CH3COO-, H2O Câu 7. Tổng số mol các ion có trong dung dịch chứa 1,17g muối ăn là: A. 0,02 B. 0,04 C. 0,06 D. 0,08 Câu 8. Hòa tan 4,48 lít (đktc) khí hydroclorua vào 2 lít nước. Nồng độ của ion H+ trong dung dịch tạo thành là: A. 0,1 B. 0,2 C. 0,3 D. 0,4 Câu 9. Tính chất của Al(OH)3 trong phản ứng: 2Al(OH)3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 6H2O là: A. Axit B. Bazơ C. Lưỡng tính D. Tất cả đều sai Câu 10. Dãy hydroxit nào sau đây là hydroxit lưỡng tính? Điểm A. Al(OH)3, Zn(OH)2, Cu(OH)2 B. Al(OH)3, Zn(OH)2, Be(OH)2 C. Al(OH)3, Zn(OH)2, Mg(OH)2 D. Zn(OH)2, Cu(OH)2, Ba(OH)2 Câu 11. Trung hòa HNO3 bằng KOH lấy dư. pH của dung dịch thu được là: A. = 7 B. 7 D. Không xác định được Câu 12. Trong một dung dịch có chứa a mol Ca2+ ; b mol Mg2+ ; c mol Cl − và d mol NO 3 − . Nếu a = 0,01 ; c = 0,01 ; d = 0,03 thì A. b = 0,02 B. b = 0,03 C. b = 0,01 D. b = 0,04 Câu 13. Cho dung dịch KOH dư vào 50 ml dung dịch (NH4)2SO4 1M .Đun nóng nhẹ , thu được thể tích khí thoát ra (đkc) A. 2,24 lít B.1,12 lít C. 0,112 lít D. 4,48 lít Câu 14. Khi cho NH3 dư tác dụng với Cl2 thu được: A. N2 , HCl B. HCl , NH4Cl C. N2 , HCl ,NH4Cl D. NH4Cl, N2 Câu 15. Cần lấy bao nhiêu lít khí N2 và H2 để điều chế được 67,2 lít khí amoniac? Biết rằng thể tích của các khí đều được đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất và hiệu suất của phản ứng là 25%. A. 33,6 lít N2 và 100,8 lít H2 B.8,4 lít N2 và 25,2 lít H2 C.268,8 lít N2 và 806,4 lít H2 D.134,4 lít N2 và 403,2 lít H2 Câu 16. Hòa tan hoàn toàn 4,5g bột Al vào dung dịch HNO3 dư thu được hỗn hợp khí X gồm NO và N2O và dung dịch Y. Khối lượng muối nitrat tạo ra trong dung dịch Y là A. 36,5 g B. 35,6g C. 35,5g D. không xác định được. Câu 17. Nhiệt phân huỷ Cu(NO3)2, sản phẩm thu được là: A. Cu, NO2, O2 B. CuO, NO2, O2 C. Cu(NO2)2 D. CuO, N2O5 Câu 18. Cho khí NH3 phản ứng với oxi ( xúc tác Pt, to) sản phẩm thu được gồm: A. NO, H2O B. NO, H2 C. N2, H2O D. N2O, H2O Câu 19. Cho các chất FeCO3, Fe3O4, Fe2O3, Al2O3, Fe, CuO,số các chất tác dụng với HNO3 đặc nóng tạo ra khí mầu nâu đỏ là: A. 2 chất B. 3 chất C. 4 chất D. 5 cchất. Câu 20. Hòa tan hoàn toàn m g bột Al vào dung dịch HNO3 dư thu được 8,96 lit (đktc) hỗn hợp X gồm NO và N2O có tỉ lệ mol là 1: 3. m có giá trị là A. 24,3g B. 42,3g C. 25,3g D. 25,7g Câu 21. Muốn cho cân bằng của phản ứng tổng hợp amoniac : N2 (k) + 3H2 (k) →← 2NH3 (k) ; ΔH = -92 kJ chuyển dịch sang phải, cần phải đồng thời: A. tăng áp suất và tăng nhiệt độ B. giảm áp suất và giảm nhiệt độ C. tăng áp suất và giảm nhiệt độ D. giảm áp suất và tăng nhiệt độ Câu 22. Phản ứng hoá học nào sau đây được dùng điều chế amoniac trong công nghiệp ? A. NH4OH → NH3 + H2O B. NH4Cl → NH3 + HCl C. N2 + 3H2 →← 2NH3 D. NH4Cl + NaOH → NH3 + H2O + NaCl Câu 23. Chất có thể dùng để làm khô khí NH3 là A. H2SO4 đặc B. P2O5 C. CuSO4 khan D. KOH rắn Câu 24. Hợp chất nào sau đây của nitơ không được tạo ra khi cho HNO3 tác dụng với kim loại ? A. NO B. NH4NO3 C. NO2 D. N2O5 Câu 25. Một nhóm học sinh thực hiện thí nghiệm cho kim loại Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc. Hiện tượng quan sát nào sau đây là đúng ? A. Khí không màu thoát ra, dung dịch chuyển sang màu xanh B. Khí màu nâu đỏ thoát ra, dung dịch không màu C. Khí màu nâu đỏ thoát ra, dung dịch chuyển sang màu xanh D. Khí không màu thoát ra, dung dịch không màu. Câu 26. Cho 44 g dung dịch NaOH 10% tác dụng với 10 g dung dịch axit photphoric 39,2%. Muối nào sau đây thu được sau phản ứng? A. Na2HPO4 B. NaH2PO4 C. Na2HPO4 và NaH2PO4 D. Na3PO4 và Na2HPO4 Câu 27. Photpho đỏ và photpho trắng là hai dạng thù hình của photpho nên A. Đều có cấu trúc mạng phân tử và cấu trúc polime B. Đều tự bốc cháy trong không khí ở điều kiện thường C. Đều khó nóng chảy và khó bay hơi D. Đều tác dụng với kim loại hoạt động tạo thành photphua Câu 28. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Phân urê có công thức là (NH4)2CO3. B. Phân hỗn hợp chứa nitơ, photpho, kali được gọi chung là phân NPK. C. Phân lân cung cấp nitơ hóa hợp cho cây dưới dạng ion nitrat (NO3 -) và ion amoni (NH4+) D. Amophot là hỗn hợp các muối (NH4)2HPO4 và KNO3. Câu 29. Một loại phân supephotphat kép có chứa 69,62% muối canxi đihiđrophotphat, còn lại gồm các chất không chứa photpho. Độ dinh dưỡng của loại phân lân này là A. 48,52%. B. 42,25%. C. 39,76%. D. 45,75%. Câu 30. Khi người thợ lặn lặn xuống một độ sâu khá lớn sẽ cảm thấy tinh thần bàng hoàng, cử động mất tự nhiên như say rượu. Nguyên nhân là do A. độ hoà tan của nitơ trong máu tăng lên. B. bị ép trong một thời gian dài. C. nuốt quá nhiều nước. D. cacbon đioxit trong máu tăng lên. -------Hết------- Phụ lục 9 CÁC MỨC ĐỘ TƯ DUY CỦA BLOOM Mức độ Yêu cầu Các động từ thường dùng Các hoạt động phù hợp Ví dụ Đánh giá (Evaluation) Là khả năng nhận xét giá trị hoặc sử dụng thông tin theo các tiêu chí thích hợp (Hỗ trợ đánh giá bằng lý do/lập luận) HS đánh giá như thế nào? So sánh? Ước lượng? Bảo vệ ý kiến? HS đề nghị gì? Đánh giá; Lực chọn; Ước tính; Phán xét; Bảo vệ; Định giá; Phê bình; Bào chữa/thanh minh; Tranh luận; Bổ trợ cho lý do/lập luận; Kết luận; Định lượng; Xếp loại Đưa ra những đánh giá về bài trình bày và dự án của người khác. Đánh giá các số liệu, các tiêu chí đưa ra để áp dụng. Đánh giá ý tưởng và sản phẩm của ai đó. Đánh giá những tác hại của tình trạng ô nhiễm không khí đối với con người? Tổng hợp (Synthesis) Là khả năng hợp nhất các thành phần để tạo thành một tổng thể/sự vật lớn. Kế hoạch được đưa ra như thế nào? HS tạo ra cái gì? Phát minh, thiết kế? Thiết kế; Giả thiết; Hỗ trợ; Viết ra; Báo cáo; Hợp nhất; Tuân thủ; Phát triển; Thảo luận; Lập kế hoạch; So sánh; Tạo mới; Xây dựng; Sắp đặt; Sáng tác; Tổ chức. Đạt được một kế hoạch độc đáo. Xác định vấn đề, các mục đích, mục tiêu. Tổ chức và thực hiện một sản phẩm độc đáo. Chỉ ra làm thế nào các ý tưởng và sản phẩm có thể thay đổi. Tìm những sự kết hợp mới. Nếu không có tầng ozon thì Trái đất sẽ như thế nào? Phân tích (Analysis) Là khả năng nhận biết chi tiết, phát hiện và phân loại các bộ phận cấu tành của thông tin hay tình huống HS phân tích như thế nào? So sánh? Lựa chọn? Kiểm tra? Phân tích; Tổ chức; Suy luận; Lựa chọn; Vẽ biểu đồ; Phân biệt; Đối chiếu; So sánh; Chỉ ra sự khác biệt; Phân loại; Phác thảo; Liên hệ Tạo tiêu chí cho đánh giá. Liệt kê chất lượng đặc trưng. Xác định vấn đề. Phác thảo tài liệu viết. Đưa ra các suy luận. So sánh và đối chiếu. Điều gì gây nên ô nhiễm không khí trong nhà? Vận dụng (Application) Năng lực sử dụng thông tin và chuyển đổi kiến thức từ dạng này sang dạng khác HS giải quyết vấn đề như thế nào? (vận dụng kiến thức đã học trong hoàn cảnh mới như thế nào?) Giải quyết; Minh hoạ; Tính toán; Diễn dịch; Thao tác; Dự đoán; Bày tỏ; Áp dụng; Phân loại; Sửa đổi; Đưa vào thực tế; Chứng minh; Ước tính; Vận hành Các hoạt động sắm vai Sáng tác truyện, báo, quảng cao Xây dựng mô hình Phỏng vấn Trình bày theo nhóm hoặc theo lớp Tiến hành các thí nghiệm Xây dựng các phân loại Làm thế nào để SO2 không còn là khí độc? Hiểu (Comprehension) Là khả năng hiểu, diễn dịch, diễn giải, giải thích hoặc suy diễn (Dự đoán được kết quả hoặc hậu quả HS có phải giải thích thảo luận cái gì không? Tóm tắt, Giải thích; Diễn dịch; Mô tả; So sánh; Chuyển đổi; Ước lượng; Phân biệt; Chứng tỏ; Hình dung; Trình bày lại; Viết lại; Lấy ví dụ. Sắm vai tranh luận Dự đoán Đưa ra những dự đoán hay ước lượng Cho ví dụ Diễn giải Mô tả sự phá huỷ phân tử ozon? Biết (Nhớ- Knowledge) Ghi nhớ hoặc nhận diện thông tin HS có ghi nhớ gì không? Có xác định gì không? Xác định, Phân loại, Mô tả, Định vị, Phác thảo, Lấy ví dụ, Phân biệt quan điểm từ thực tế, Liệt kê, Gọi tên, Giới thiệu/chỉ ra, Nhận biết, Nhớ lại, Đối chiếu Vấn đáp tái hiện Phiếu học tập Các trò chôi, câu đố Tra cứu thông tin Các bài tập đọc Thực hành hay luyện tập Tìm các dịnh nghĩa Thế nào là ô nhiễm không khí?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfap_dung_day_hoc_theo_du_an_trong_day_hoc_hoa_hoc_o_truong_trung_hoc_pho_thong_1831.pdf
Luận văn liên quan