Còn về phía công ty. Với những khó khăn trên là những khó khăn chung có quy mô toàn quốc, và Nhà nước là cơ quan duy nhất có thế ra các quyết định, chính sách để khắc phục. Nhưng để thực hiện hiệu quả và để vấn đề thuế phát huy những ưu điểm của nó thì bản thân công ty cần phải coi việc nộp thuế là trách nhiệm của mình và phải tìm cách khắc phục những khó khăn trước mắt, tạo điều kiện cho công ty ngày càng lớn mạnh .
89 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3096 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Áp dụng thuế giá trị gia tăng tại công ty bánh kẹo Hải Hà -Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chính phủ đã trình Quốc Hội đề án cải cách bước hai hệ thống chính sách thuế.
Để thực hiện cải cách thuế bước hai, Quốc Hội đã thông qua một số luật thuế mới trong đó luật thuế GTGT là một trong những luật thuế quan trọng.
Việc thực hiện luật thuế GTGT không những gây tác động đến toàn bộ nền kinh tế xã hội mà còn làm thay đổi bộ máy tổ chức làm công tác quản lý thuế, nên trong thời gian đầu không tránh khỏi những khó khăn, bỡ ngỡ và nhất là trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ trong khu vực lại càng phát sinh thêm nhiều khó khăn vướng mắc. Vì vậy, công việc chuẩn bị đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện thành công luật thuế GTGT. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước đã sử dụng các biện pháp khẩn trương, chu đáo và toàn diện. Công việc chuẩn bị thể hiện quyết tâm lớn trong quá trình cải cách hệ thống thuế và được thực hiện thống nhất cao, cụ thể:
- Về công tác lãnh đạo: Bộ chính trị đã có chỉ thị 44CT/04/11/1998 về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc thực hiện Luật thuế GTGT. Thủ tướng Chính Phủ đã có chỉ thị quy định việc tổ chức và triển khai thực hiện Luật thuế GTGT cùng các chương trình hành động cụ thể.
- Đến ngày 31/12/1998 (trước khi luật thuế GTGT bắt đầu thực hiện), Quốc Hội đã cơ bản xây dựng và ban hành đủ các văn bản pháp quy: Nghị định, thông tư thực hiện luật thuế GTGT.
- Các cơ quan chức năng đã tập huấn, hướng dẫn về mục đích, ý nghĩa, nội dung, tác dụng và quy trình nghiệp vụ quản lý thuế cho cán bộ chủ chốt của các bộ, ngành, địa phương, cho cán bộ Tài chính và ngành thuế.
- Đẩy mạnh việc tuyên truyền về thuế GTGT trên các phương diện thông tin đại chúng (đài, báo Trung ương và địa phương, hệ thống thông tin phường, xã...) và bằng các hình thức khác như in sách, hội thảo...
- Về công tác quản lý thuế: Các cơ quan chức năng đã chuẩn bị chu đáo những công việc sau:
+ Cấp mã cho các đối tượng nộp thuế: Căn cứ quyết định 75/1998/QĐ-TTg ngày 04/4/1998 của Thủ tướng chính phủ quy định các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế phải kê khai, đăng ký thuế để được cấp mã số để được cấp mã số xác định đối tượng nộp thuế. Ngay từ tháng7/1998, cơ quan thuế đã tổ chức cho các cơ sở kinh doanh kê khai, đăng ký cấp mã số thuế. Đến hết quý I/1999 đã cấp mã số thuế cho 985.194 cơ sở kinh doanh, trong đó có 485.517 cơ sở kinh doanh được phép thành lập và có đăng ký kinh doanh, số còn lại chưa có đăng ký kinh doanh nhưng vẫn cấp mã số thuế đã có tác dụng quản lý được số lượng đối tượng nộp thuế và từng bước đưa công tác tin học vào công tác quản lý thuế.
- Về hoá đơn chứng từ: Bộ tài chính đã in và cung cấp cho các cơ sở kinh doanh. Từ đầu tháng 12/1998 (bắt đầu bán hoá đơn cho các cơ sở kinh doanh để sử dụng vào ngày 01/01/1999 khi áp dụng luật thuế GTGT) đến hết tháng 3/1999, số lượng hoá đơn thuế GTGT đã phát hành là: 434.400 quyển và cho gần 700 cơ sở kinh doanh tự in và sử dụng hoá đơn thuế GTGT. So với năm 1998, viêc sử dụng hoá đơn của các doanh nghiệp tăng lên nhiều do việc quy định hoá đơn là căn cứ để khấu trừ thuế GTGT đầu vào và là căn cứ xác định chi phí hợp lý để tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Qua đó, đã chứng tỏ luật thuế GTGT đã có tác dụng thúc đẩy các doanh nghiệp trong việc thực hiện chế độ kế toán hoá đơn, chứng từ.
- Về công tác tin học phục vụ cho công tác quản lý thuế: Ngay từ khi Luật thuế GTGT được thông qua, ngành thuế đã tiến hành chương trình quản lý thuế bằng máy vi tính và mua sắm, lắp đặt cho máy vi tính. Đến ngày 17/1/1999, các cục thuế đã được trang bị đầy đủ máy tính cần thiết phục vụ cho công tác quản lý thuế như: cấp mã số thuế cho đối tượng nộp thuế, nhận tờ khai, kiểm tra tờ khai, in thông báo thuế, lưu trữ dữ kiện về thuế ... Qua quý I/1999, hoạt động của hệ thống máy tính tương đối tốt, đã nhập được tờ khai, in được thông báo thuế, lưu trữ dữ kiện, in được thông báo thuế ... Góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế, nhất là công tác quản lý thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Bộ máy quản lý; ở cục thuế, chi cục thuế đã được tổ chức lại. Thành lập phòng thuế quản lý cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh ở cục thuế để quản lý cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ từ chi cục thuế chuyển lên cục thuế. Các chi cục thuế quản lý các hộ kinh doanh cá thể nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Qua việc tổ chức lại đó, chi cục thuế đã nắm chắc trên 90% số thu của Ngân sách Nhà nước và đã tạo điều kiện đưa công tác tin học và quản lý thuế nhất là thuế GTGT.
Ngoài ra, ngành thuế còn xây dựng quy trình quản lý thuế GTGT, quy trình quản lý thuế đối với các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh... Ngành Hải quan cũng đã xây dựng quy trình tự khai, tự tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu.
Nhìn chung, do có sự chỉ đạo sát sao của Trung ương Đảng, Bộ chính trị, Uỷ Ban thường vụ Quốc Hội, Chính Phủ, các ban ngành, các địa phương có quyết tâm lớn và chuẩn bị thực hiện luật thuế GTGT tương đối tỷ mỷ, chu đáo, đồng bộ từ khâu xây dựng văn bản hướng dẫn, tuyên truyền kỹ thuật nghiệp vụ, tổ chức cán bộ...
2.2.2. Công tác chuẩn bị tại công ty
- Theo chỉ thị 44 của Bộ chính trị, chỉ thị 41 của Chính phủ về việc triển khai Luật thuế GTGT nhằm đôn đốc công tác chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc áp dụng luật thuế GTGT sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
- Công ty đã mua đầy đủ các văn bản hướng dẫn về thuế GTGT của Bộ tài chính để nghiên cứu và tính thử thuế GTGT.
- Công ty cũng gửi các cán bộ tham gia vào công tác tập huấn, hướng dẫn về nội dung luật thuế GTGT, quy trình quản lý kế toán thuế GTGT, phương thức ghi chép sổ sách, hóa đơn chứng từ cung cấp dịch vụ và mua bán hàng hoá do cục thuế điạ phương, tổng cục thuế, Bộ tài chính hướng dẫn. Sau khi tham dự các lớp tập huấn, 100% tham gia đều nắm được nội dung của luật thuế GTGT, đặc biệt là phương pháp tính thuế GTGT và các tác động tích cực của nó đối với nền kinh tế nước ta.
- Công ty đã hoàn tất việc đăng ký mã số thuế trong tháng 12/1998 đồng thời bảo đảm cho công tác kê khai, nộp thuế được tiến hành dễ dàng khi thuế GTGT bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/1999.
- Tổ chức phân công cụ thể cán bộ theo dõi phụ trách về vấn đề thuế GTGT nhằm quản lý một cách tốt nhất, hiệu quả nhất luật thuế GTGT đồng thời phân định lại quy trình quản lý, luân chuyển, lưu gửi hoá đơn, chứng từ của hàng hoá, dịch vụ mua vào để phục vụ cho công tác theo dõi, tính toán số thuế được khấu trừ.
- Nhìn chung, cho đến cuối tháng 12 năm 1998, công tác chuẩn bị các điều kiện cần thiết để áp dụng luật thuế GTGT tại công ty Bánh kẹo Hải Hà đã hoàn tất giúp công ty thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT được hoàn chỉnh.
Từ sau khi luật thuế GTGT có hiệu lực đến nay, công ty đã thực hiện tốt việc triển khai luật thuế này.
2.2.3. Tình hình thực hiện luật thuế GTGT tại công ty
2.2.3.1. Thực trạng nộp và tính thuế trước ngày 1/1/1999.
- Trước ngày 1/1/1999, công ty tính và nộp thuế doanh thu. Trước khi có thuế GTGT thì thuế doanh thu có vai trò rất lớn trong việc động viên, tập trung nguồn vốn vào ngân sách Nhà nước và đây là loại thuế đưa lại nguồn thu lớn cho Nhà nước, có các đối tượng chịu thuế tương đối rộng rãi, bao quát hầu hết các mặt hoạt động sản xuất, kinh doanh với hệ thống thuế tương đối ổn định và cách thức tiến hành đơn giản. Vì vậy công tác tính thuế và nộp thuế doanh thu của các doanh nghiệp nói chung và của công ty bánh kẹo Hải Hà nói riêng là tương đối dễ dàng.
Căn cứ để tính thuế doanh thu là doanh thu và thuế suất:
Thuế doanh thu = Doanh thu bán hàng x Thuế suất.
Theo quy định thì thuế doanh thu chịu thuế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh bánh kẹo là tiền thu về từ hoạt động bán bánh kẹo. Mức thuế suất áp dụng cho công ty khi tính thuế doanh thu phải nộp là 6%, trong công tác tính và nộp thuế, công ty thực hiện hạch toán thuế kinh doanh thu theo từng tháng và quyết toán sau mỗi quý. Những năm vừa qua, công ty đã chấp hành nghiêm chỉnh chế độ sổ sách kế toán, chứng từ, hoá đơn về thuế doanh thu theo đúng quy định của Nhà nước. Đồng thời công ty cũng tiến hành kê khai đầy đủ thuế doanh thu theo đúng chế độ do Bộ tài chính quy định cho cục thuế Hà Nội.
Tình hình tính và nộp thuế doanh thu cho ngân sách Nhà nước của công ty bánh kẹo Hải Hà trong hai năm 1997 và năm 1998 được phản ánh qua bảng sau.
1997
1998
Doanh thu
(triệu đồng)
Thuế doanh thu
(triệu đồng)
Doanh thu
(triệu đồng)
Thuế doanh thu
(triệu)
162.249
7.734,94
159.895
9.593,7
Nhìn chung, công ty đã thực hiện đúng và nghiêm chỉnh trong công tác kê khai và nộp thuế, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước một cách đầy đủ.
2.2.3.2. Tình hình thực hiện luật thuế GTGT
- Từ ngày 01/01/1999, công ty bánh kẹo Hải Hà đã tiến hành áp dụng luật thuế GTGT thay cho thuế doanh thu trước đây theo đúng sự chỉ đạo của Nhà nước. Quá trình thực hiện luật thuế GTGT đến nay đã hơn hai năm. Quá trình áp dụng luật thuế GTGT phản ánh như sau.
-.Đối tượng chịu thuế
- Tất cả các loại bánh kẹo do công ty sản xuất bao gồm trên 50 loại.
- Nguyên vật liệu nhập khẩu như bột mì, bơ, sữa, nguyên liệu phụ da, chất tạo hương...
-. Đối tượng nộp thuế
Thuế GTGT là một loại thuế gián thu vì vậy chính công ty là người thu thuế cho Nhà nước. Người chịu thuế trực tiếp chính là người tiêu dùng bánh kẹo của công ty. Công ty có nghĩa vụ thu thuế hộ Nhà nước.
-. Phương pháp tính thuế.
Theo quy định của luật thuế thì công ty bánh kẹo Hải Hà là một doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập và thực hiện chế độ sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ đầy đủ nên công ty thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
-. Đăng ký nộp thuế.
Công ty đã hoàn tất thủ tục đăng ký nộp thuế với cục thuế Hà Nội trước ngày 31/12/1998 và được cấp mã số thuế là 01001009141-1.
-. Kê khai, nộp thuế GTGT.
Việc kê khai nộp thuế GTGT được tiến hành thường xuyên tại công ty mỗi khi có phát sinh thuế GTGT đầu vào hay đầu ra. Đối với từng lô hàng cụ thể thì cứ khi hàng về đến tận cửa khẩu thì công ty phải tiến hành áp giá và tính thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu chịu thuế GTGT đồng thời với việc áp giá và tính thuế nhập khẩu. Sau khi kiểm tra hàng hoá nhập khẩu và kiểm tra tờ khai thuế GTGT, tờ khai thuế nhập khẩu, cơ quan Hải quan sẽ gửi văn bản thông báo số thuế mà công ty phải nộp. Căn cứ vào thông báo thuế của cơ quan Hải quan, công ty tiến hành nộp thuế GTGT đầu vào và thuế nhập khẩu tại cửa khẩu nơi nhập hàng về. Đối với các hàng hoá dịch vụ mua vào nhằm phục vụ hoạt đông quản lý và điều hành việc kinh doanh của công ty như điện, nước, điện thoại, xăng dầu... thì mỗi khi phát sinh thuế GTGT phòng kế toán tài vụ đều phải vào sổ kê khai thuế GTGT ngay sau đó cuối tháng phòng tài vụ tổng hợp lại.
- Hàng tháng phòng kế toán tài vụ của công ty lập tờ khai thuế GTGT theo mẫu 01/GTGT và lập bảng kê khai hàng hoá dịch vụ mua vào và bán ra theo mẫu 02/GTGT và mẫu 03/GTGT sau đó gửi cho cục thuế Hà Nội trong thời gian từ 5 đến 10 ngày tháng tiếp theo, khi nhận được thông báo nộp thuế của cục thuế Hà Nội, công ty sẽ tiến hành nộp thuế vào kho bạc Nhà nước.
+ Thuế GTGT đối với hàng hoá xuất khẩu.
Theo quy định của luật thuế GTGT thì hàng hoá dịch vụ xuất khẩu sẽ được hưởng mức thuế suất ưu đãi là 0% nhằm mục đích khuyến khích hoạt động xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ. Do đó, khi xuất khẩu sản phẩm bánh kẹo, công ty bánh kẹo Hải Hà không phải chịu thuế GTGT. Để xuất khẩu hàng hoá, công ty phải tính và nộp thuế xuất khẩu đối với hàng hoá xuất khẩu đó (khi hàng hoá là đối tượng chịu thuế xuất khẩu).
Đối với hàng hoá xuất khẩu nếu đầu vào của hàng hoá đã chịu thuế GTGT thì sau khi thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương với khách hàng nước ngoài và hết quý đó, công ty sẽ được hoàn thuế GTGT đầu vào với điều kiện phải có đầy đủ hoá đơn, chứng từ.
+.Thuế GTGT đối với hàng hoá nhập khẩu.
Nguyên vật liệu để sản xuất bánh kẹo của công ty bánh kẹo Hải Hà phần lớn là hàng nhập khẩu của các nước như úc, Bỉ, Pháp, Hà Lan, Thuỵ Sĩ; trong đó như: chất béo nhập từ úc, bột mỳ nhập từ Bỉ, Pháp, chất tạo hương... nhập từ Đức, Pháp, Mỹ, chất tạo màu ( Thuỵ Sỹ), chất tạo xốp, tạo vị, chất phụ gia thực phẩm ( Hà Lan)... Mức thuế suất áp dụng đối với các nguyện vật liệu nhập khẩu này là 10%. Do đó, mỗi khi hàng nhập khẩu về đến cửa khẩu thì công ty phải áp giá, tính và nộp thuế GTGT trên tổng trị giá của lô hàng và thuế nhập khẩu (nếu có) cùng với việc nộp thuế nhập khẩu (nếu có) đối với những mặt hàng thuộc diện chịu thuế GTGT tại cơ quan thuế, Hải quan cửa khẩu nơi nhập khẩu hàng hoá đó.
Vào tháng 12 năm 2000, công ty đã thực hiện quyết toán với cục thuế Hà Nội. Sau đây là số thuế GTGT mà công ty phải nộp năm 1999.
DT chịu thuế
GTGT ( tr.đ)
Thuế GTGT đầu ra
( tr.đ)
Thuế GTGT đầu vào
được khấu trừ (tr.đ)
Số thuế GTGT
phải nộp (tr.đ)
163.325
16.332
9.679
6.635
(Nguồn; Phòng tài vụ công ty)
Bảng số liệu trên đã phản ánh đầy đủ công tác tính thuế GTGT của công ty bánh kẹo Hải Hà. Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là số thuế khi mua bán nguyên vật liệu và các sản phẩm công ty sản xuất, căn cứ vào các hoá đơn chứng từ hợp lệ và số đó là 9.679 triệu đồng. Và với mức thuế 10% công ty đã tính thuế GTGT đầu ra là 16.332 triệu đồng. Từ đó, theo phương pháp khấu trừ thuế số thuế GTGT phải nộp vào ngân sách Nhà nước của công ty được xác định như sau:
Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào
= 16.332 - 9.697 = 6.635 triệu đồng
Khác với việc xác định số thuế doanh thu phải nộp trước đây là căn cứ vào doanh thu đã có thuế doanh thu nên thuế thu bị trùng lắp, việc căn cứ vào thuế doanh thu chưa có thuế để tính thuế GTGT đầu ra đồng thời tiến hành khấu trừ thuế GTGT đầu vào đã phản ánh chính xác hơn số thuế phải nộp cho Ngân sách Nhà nước so với thuế doanh thu trước đây thì công ty vẫn phải chịu doanh thu chịu thuế tương tự với mức thuế suất thấp hơn thuế GTGT nhưng do không được khấu trừ thuế đầu vào nên gây ra tình trạng thuế chồng lên thuế vì vậy mức thuế phải nộp vẫn cao hơn .Vì nếu thuế doanh thu mà doanh thu chịu thuế bằng thuế GTGT và bằng (=) 163.325triệu đồng thì thuế doanh thu (với mức thuế suất 6%) sẽ là :
163.325 x 6% = 9.799,5 triệu đồng.
Vậy so với thuế GTGT thì thuế doanh thu phải đóng cao hơn là 3.164,5 triệu đồng (32,29%) điều đó chứng tỏ một điều là việc triển khai luật thuế GTGT đã có lợi hơn so với thuế doanh thu của công ty.
Đến năm 2000 sau hai năm triển khai luật thuế GTGT thì hiện nay đội ngũ cán bộ thuế của công ty đã loại bỏ được những bỡ ngỡ ban đầu vì việc tính thuế GTGT khá đơn giản và dễ tiếp cận, về việc kê khai thuế hàng tháng phòng kế toán tài vụ của công ty lập tờ khai thuế và lập bảng kê khai hàng hoá mua vào, bán ra theo mẫu do luật thuế GTGT quy định sau đó gửi cho cục thuế Hà Nội .Trong thời gian từ ngày 5 đến ngày 10 của tháng tiếp theo .
Vào đầu năm 2001 công ty đã thực hiện quyết toán thuế với cục thuế Hà Nội sau đây là số thuế GTGT mà công ty phải nộp của năm 2000 (bảng số liệu).
DT chịu thuế GTGT(tr.đ)
Thuế GTGT đầu ra (tr.đ)
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (tr.đ)
Thuế GTGT phải nộp (tr.đ )
194.460
189.500
108.000
8.150
Những phân tích trên về tình hình thực hiệh luật thuế GTGT tại công ty bánh kẹo Hải Hà đã thể hiện tính đúng đắn của việc áp dụng luật thuế này đối với các doanh nghiệp nói chung và công ty Bánh kẹo Hải Hà nói riêng.Tuy nhiên hơn hai năm thực hiện một số doanh nghiệp đã không tránh khỏi những khó khăn nhất định. Để hiểu rõ những tác động của Luật thuế GTGT chúng ta phân tích những khó khăn vướng mắc của công ty Bánh kẹo Hải Hà qua hai năm thực hiện .
2.2.4. Những khó khăn vướng mắc khi thực hiện Luật thuế GTGT tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà.
- Luật thuế GTGT bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/1999 trong năm đầu tiên thực hiện Luật thuế này công ty đã vấp phải một số khó khăn nhất định gây ảnh hưởng tới công ty như;
+ Hàng hoá tồn kho trước ngày 01/01/1999. Phải chịu thuế GTGT đầu ra lại không được khấu trừ thuế đầu vào. do trước đây áp dụng Luật thuế doanh thu hàng tồn kho đã chịu thuế doanh thu rồi nhưng không có hoá đơn GTGT hợp lệ nên sẽ không được khấu trừ vào thuế GTGT đầu vào, như vậy hàng hoá tồn kho này sẽ phải chịu hai lần thuế (thuế doanh thu đầu vào và thuế GTGT đầu ra) Mặc dù thuế GTGT là loại thuế gián thu do người tiêu dùng phải chịu nhưng ở đây Nhà nước lại quy định không được tăng giá bán với các sản phẩm bánh kẹo bán ra, do vậy công ty phải lấy lợi nhuận của mình bù vào khoản thuế mà công ty phải nộp thêm .Tuy nhiên hàng tồn kho chỉ là một sự kiện phát sinh một lần vào những tháng hoặc những năm đầu tiên áp dụng Luật thuế GTGT.
+ Khó khăn nữa là việc áp dụng cùng lúc hai phương pháp tính thuế là phương pháp khấu trừ và phương pháp tính trực tiếp trên GTGT, chính việc áp dụng cùng lúc hai phương pháp này đã khiến quan hệ làm ăn giữa các đối tác có các phương pháp tính thuế khác nhau rạn nứt vì nếu cơ sở kinh doanh áp dụng phương pháp khấu trứ mua bán với cơ sở kinh doanh áp dụng phương pháp trực tiếp thì sẽ không có cơ sở để khấu trừ thuế GTGT đầu vào vì trên hoá đơn không ghi thuế GTGT, còn nếu chỉ quan hệ với cơ sở tính bằng phương pháp trực tiếp thì lại không đáp ứng hết được nhu cầu để sản xuất kinh doanh. Công ty Bánh kẹo Hải Hà là đơn vị gặp phải khó khăn trên rất lớn vì trên thực tế số nguyên vật liệu như bột, trứng, đường sữa ...hầu hết công ty mua của các cơ sở kinh doanh vừa và nhỏ hoặc hộ gia đình nên không có hoá đơn GTGT và đây là nguồn cung cấp nguyên vật liệu cần thiết cho công ty mà công ty không thể không hợp tác. Nhằm khắc phục những khó khăn đó thì theo Nghị định 102/1998/NĐCP thì công ty cũng được khấu trừ một số sản phẩm theo tỷ lệ 3% và thực tế thì số khấu trừ này là rất bé so với số còn lại không được khấu trừ do vậy cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty .
Bên cạnh đó đối vấn đề thuế suất thuế GTGT đầu vào cũng là vấn đề khó khăn đối với công ty, vì công ty có một khối lượng khá lớn nguyên vật liệu đầu vào là nhập khẩu, theo quy định của luật thuế GTGT những nguyên liệu này ngoài việc nộp thuế nhập khẩu còn phải nộp ngay thuế GTGT với thuế suất 10%. Với điều kiện có hoá đơn hợp lệ thì đến cuối kì công ty sẽ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Nhưng khó khăn ở đây là ở chỗ công ty phải chịu chi phí ban đầu này (thuế GTGT nhập khẩu) điều đó làm cho chi phí ban đầu tăng lên tình hình tài chính công ty trở nên khó khăn, do số nguyên vật liêu đã được đưa vào quy trình sản xuất sau khi tiêu thụ thì công mới thu hồi vốn ban đầu. Vì vậy công ty phải mất một khoản chi phí do phải nộp tiền thuế trước.
Cũng do tính mới mẻ của luật thuế GTGT và do yêu cầu để thực hiên được Luật thuế này thì việc sử dụng hoá đơn chứng từ là điều kiện cần và đủ cho việc thực hiện thuế GTGT. Vì hoá đơn bán hàng là chứng cứ ban đầu làm cơ sở cho công ty tính thuế GTGT đầu vào, đầu ra, khi kê khai, nộp thuế nếu không thực hiện đầy đủ việc lập và giao hoá đơn khi mua, bán hàng hoá thì sẽ không có chứng cứ làm cơ sở kê khai, nộp thuế, khấu trừ thuế, hoàn thuế theo quy định của luật thuế GTGT. Chính vì thế trong quá trình mua bán sản phẩm, hàng hoá công ty đã phải mất nhiều thời gian hơn để lập, kiểm tra hoá đơn chứng từ, chính việc này đã làm tăng khối lượng công việc của cán bộ kế toán công ty, do phải ghi theo từng hoá đơn, chứng từ vào bảng kê để quyết toán với cơ quan thuế .
Những khó khăn trên mà công ty Bánh kẹo Hải Hà gặp phải nhìn chung cũng là vấn đề bức xúc lớn đối với tất cả các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện luật thuế GTGT .
Tóm lại :Trong thời gian qua khi thực hiện luật thuế GTGT công ty Bánh kẹo Hải Hà nói riêng và các doanh nghiệp nói chung ngoài những thuận lợi mà thuế GTGT mang lại thì cũng gặp không ít khó khăn thiệt hại nhưng nhìn về lâu dài những gì các doanh nghiệp sẽ đạt được trong tương lại sẽ bù đắp lại và còn hơn hẳn những thiệt hại ban đầu, chính vì vậy việc tiếp tục hoàn thiện luật thuế GTGT sẽ còn được Nhà nước quan tâm và có trách nhiệm thúc đẩy việc thực hiện luật thuế GTGT theo hướng có lợi nhất cho nền kinh tế đất nước và cho phát triển lâu dài của các doanh nghiệp.
Phần ba
những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thuế giá trị gia tăng
3.1. Mục đích, yêu cầu của việc hoàn thiện
3.1.1. Mục đích của việc hoàn thiện
Theo một khái niệm được nhiều người thừa nhận, thuế là một hình thức phân phối lại được Nhà nước sử dụng để động viên một phần thu nhập của các thành phần kinh tế, là khoản đóng góp mang tính chất pháp lệnh mà Nhà nước bắt buộc mọi người dân và tổ chức kinh tế phải nộp cho Ngân sách để phục vụ cho nhu cầu chi tiêu của mình. Để có một khái niệm cơ bản về sự thay đổi thuế doanh thu bằng thuế GTGT trong bài viết này em xin trình bày một số mục đích cơ bản của thuế GTGT. Tại sao sử dụng thuế GTGT ?.
Từ năm 1987 Nước ta đã tiến hành cải cách toàn diện và hiện đại hoá hệ thống thuế của mình. Theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp trước đây, Nhà nước quy định giá cả hàng hoá, dịch vụ của các doanh nghiệp, sao cho doanh nghiệp có được thặng dư lớn để nộp vào Ngân sách Nhà nước sau khi hai bên đã có những thương lượng nhất định. Theo cách như vậy ngành thuế đã phục vụ nền kinh tế một cách thụ động.
Cho đến cuối năm 1987, 4/5 tổng thu Ngân sách từ thuế, tức là trên 2/3 tổng thu Ngan sách là thu từ các doanh nghiệp Quốc doanh.
Quá trình pháp triển kinh tế đòi hỏi Chính Phủ phải pháp triển nguồn thu Ngân sách mới, với hàng loạt luật thuế mới được ban hành, Nước ta đã xây dựng cho mình một cấu trúc cơ bản của hệ thống thuế hiện đại .
Mặc dù đã có nhiều thay đổi trong thời gian vừa qua, hệ thống thuế Nước ta vẫn còn nhiều khiếm khuyết nghiêm trọng. Vấn đề đặt ra là hiện nay hầu hết các sắc thuế Nước ta vẫn còn rất phức tạp. điều đó làm cho việc thu thuế trở nên tốn kém cùng với việc các đơn vị nộp thuế đã tìm mọi cách để trốn thuế, bóp méo hệ thống thuế (hệ thống thuế có đến có hơn 10 sắc thuế khác nhau, thuế suất như thuế doanh thu có đến 11 mức, thuế nhập khẩu có đến 26 mức, thuế xuất khẩu có đến 11 mức..)
Để đáp ứng được mục tiêu tăng nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước thì hệ thống thuế quan đơn giản, ít ngoại lệ là khả năng pháp huy được tác dụng tốt nhất. Mục đích của việc đánh thuế phải tạo lập nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước, và nhiệm vụ này phải thực hiện lâu dài, công bằng và hợp lý.
Những truyền thống thuế được đánh giá thông qua tính linh hoạt, ổn định, hiệu quả và công bằng. đây là những chuẩn mực được thuế quan và kế toán quốc tế thừa nhận.
- Tính linh hoạt có nghĩa là nguồn thu từ thuế phải tăng lên khi thu nhập quốc gia tăng mà không cần thay đổi lớn trong cơ cấu hệ thống thuế. Khi kinh tế phát triển nhu cầu chi tiêu của Chính Phủ cũng tăng lên và điều đó đòi hỏi nguồn thu từ thuế cũng phải tăng lên ở mức tương ứng để tránh thâm hụt Ngân sách. Một cơ cấu thuế linh hoạt sẽ giải quyết được vấn đề này.
- Tính ổn định: Đòi hỏi múc thu phải ổn định không được giao động quá mức giữa các năm.
- Tính hiệu quả: Hệ thống thuế hiệu quả sẽ giúp ta sẽ không phải tốn kém cho việc quản lý. Thông thường chi phí cho việc quản lý thuế chỉ chiếm một vài phần trăm tổng thu thuế, hệ thống thuế có hiệu quả sẽ không bóp méo sự lựa chọn của người sản xuất và người tiêu dùng trong việc sản xuất cái gì ? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? Với số lượng bao nhiêu.
- Tính công bằng mang hai ý nghĩa:
+ Thứ nhất công bằng theo chiều ngang, nghĩa là những người có thu nhập ngang nhau thì phải chịu thuế như nhau không kể thu nhập đó đến từ nguồn nào...
+ Thứ hai Sự công bằng theo chiều dọc thường là những đối tượng có thu nhập cao hơn cần phải nộp ở mức cao hơn tương ứng.
Vậy hệ thống thuế hiệu quả phải là một hệ thống như thế nào?
Trước hết hệ thống đó bắt đầu từ thuế doanh thu có diện thu rộng, thuế doanh thu hiện hành của chúng tra có ưu điểm là thuế suất thấp, nhiều mức thuế phân biệt theo ngành nghề, mặt hàng nhưng nhược điểm cơ bản là tính trùng lắp qua mỗi lần bán hàng, không phù hợp với thông lệ quốc tế và tình hình mới, bỏ thuế doanh thu sang sử dụng Thuế GTGT là loại thuế tiêu biểu gián thu trên trị giá gia tăng thêm ở từng khâu của quá trình sản xuất, kinh doanh.
Những tồn tại trên đây của thuế doanh thu gây ra có thể giải quyết một cách căn bản bằng sắc Thuế GTGT .
3.1.1.2. Yêu cầu của việc hoàn thiện
Việc chuyển từ thuế doanh thu sang Thuế GTGT không chỉ đơn thuần là sự thay đổi về kỷ thuật nghiệp vụ mà là sự thay đổi cơ bản về nội dung chính sách và biện pháp quản lý thuế nhằm làm cho chính sách thuế phù hợp hơn góp phần thúc đẩy nền kinh tế pháp triển theo định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá... do sự tác động mạnh mẽ của Thuế GTGT đến quá trình sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của hầu hết các doanh nghiệp trong nền kinh tế và nó còn tác động mạnh mẽ đến các mặt của đời sống kinh tế xã hội vì vậy yêu cầu của việc thay thế đặt ra ở đây là tính công bằng, hợp lý tính linh hoạt và hiệu quả đó là một công việc cực kỳ khó khăn cho bất kỳ một Nhà nước nào vì mọi sự thay đổi đều có thể đảo lộn mọi hoạt động sản xuất kinh doạnh và còn ảnh hưởng đến các mặt khác của đời sống kinh tế xã hội. Vậy yêu cầu đặt ra ở đây là việc hoàn thiện phải đáp ứng dược những mục đích cơ bản của nó như: + Đảm bảo nguồn thu Ngân sách
+ Đảm bảo công bằng hợp lý cho các thành phần kinh tế phát triển, tạo “sân chơi” lành mạnh thúc đẩy sự phát triển chung của toàn xã hội.
+ Chống được việc trốn lậu thuế, trì trệ trong thu thuế
Tuy nhiên thuế GTGT mà hiện tại chúng ta đang áp dụng cũng chưa hẳn là hoàn hảo vì qua hơn hai năm thực hiện thuế GTGT còn một số điểm bất cập, gây nên sự khó khăn cho các doanh nghiệp, vì lẽ đó nó sẽ còn được tiếp tục hoàn thiện và hoàn thiện hơn nữa để góp phần hoàn thiện hệ thống thuế nước ta, góp phần vào kết quả quá trình phát triển.
3.2. Những kết quả đạt được
+ Qua một quý đầu thực hiện đối chiếu với yêu cầu thì luật thuế GTGT đã đạt được những kết quả như sau:
3.2.1. Về tình hình thu Ngân sách Nhà Nước.
Quý I/1999 thu ngân sách Nhà nước đạt 20,1% so với dự toán hàng năm và bằng 98,2% so cùng kỳ năm trước .Trong đó dự kiến thu thuế GTGT quý I/1999 đạt 19% so với dự toán năm, khi thiết kế chính sách thuế GTGT người ta đưa ra mục tiêu là số thu thuế GTGT phải tương đương so số thu thuế doanh thu. Trong số thu 19% thuế GTGT trong quý I/1999 thì số thu ở cơ sở kinh doanh trong nước đạt 18% dự toán năm, thu ở hàng hoá nhập khẩu đạt 9,3% dự toán năm ... theo báo cáo của một số địa phương và một số doanh nghiệp trọng điểm thì số thu thuế GTGT phần nội địa bằng 70%-75% so với mặt bằng số liệu thuế doanh thu .
Qua báo cáo của các địa phương số doanh nghiệp kê khai và nộp tờ khai thuế GTGT chiếm 75% tổng số doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng,đối với doanh nghiệp không nộp tờ khai thuế cơ quan thuế đã ấn định số thuế phải nộp theo quy định của luật.
Trong quý I/1999 để đảm bảo nguồn thu ổn định cho Ngân sách địa phương, Ngân sách trung ương bù đủ cho ngân sách địa phương phần giảm thu thuế GTGT so với thuế doanh thu là 1.519 tỷ đồng, sở dĩ có sự thâm hụt này là do khi áp dụng luật thuế GTGT là luật thuế có cơ cấu thu chi giữa Ngân sách Trung ương và Ngân sách địa phương thay đổi .Trước đây không có chế độ hoàn thuế GTGT ,nay nguồn hoàn thuế được lấy từ Ngân sách địa phương, nguồn thu của Ngân sách địa phương giảm do một số hoạt động sản xuất ,kinh doanh nộp thẳng thuế vào Ngân sách Trung ương...trong quý I này Ngân sách Trung ương cấp 40% số bổ sung nêu trên cho Ngân sách địa phương.
3.2.2. Tác động đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh quý I/1999 tăng so cùng kỳ năm trước nhưng tốc độ tăng giảm dần.
- Sản xuất công nghiệp tăng 10,3% so cung kỳ năm trước nhưng tốc độ tăng không cao bằng các năm trước (quý I/1997 tăng 14%,quý I/1998 tăng 13%) trong đó khu vực Nhà nước tăng 4,3%,đầu tư nước ngoài tăng 22,6% khu vực ngoài quốc doanh tăng 5,8%....
- Sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do thiên tai....
- Sản xuất kinh doanh so cùng kỳ năm trước có tốc độ tăng giảm dần do tác động của nhiều nguyên nhân.
Đối với các nganh nghề tạm thời còn gặp khó khăn trong quá trình thực hiện luật thuế GTGT, Quốc Hội, Chính Phủ các Bộ, Ngành các địa phương đã kịp thời có biện pháp tháo gỡ khắc phục những khó khăn nhằm ổn định sản xuất kinh doanh như mở rộng đối tượng được giảm thuế (cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ ăn uống...) bỏ mức khống chế, giảm tối đa không quá 50% số thuế phải nộp, cho khấu trừ đối với sắt thép phế liệu, hải sản mua của ngư dân.
3.2.3. Tác động đến thị trường giá cả hàng hoá dịch vụ .
- Thị trường hàng hoá dồi dào, phong phú, mẫu mã đẹp chất lượng tốt hơn năm trước (năm 1998), đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng ,tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ ước tính quý I/1999 đạt 45.571 tỷ đồng tăng 10,2% so cùng kỳ năm trước.
- Sự thay đổi hay ổn định giá cả là do quy luật cung cầu hay là do sự tác động của quản lý Nhà nước còn bản chất của thuế GTGT không gây lạm phát, tăng giá.
Từ tình hình sản xuất kinh doanh, thị trường giá cả và thu Ngân sách nêu trên cho thấy việc triển khai luật thuế GTGT về cơ bản đã thực hiện đúng tinh thần của Luật thuế và chỉ đạo của Bộ Chính Trị, sau thời gian áp dụng chúng ta có thể khái quát như sau : Tình hình giá cả ổn định, Ngân sách Nhà nước không biến động, Sản xuất kinh doanh không bị ảnh hưởng xấu.
3.2.4. Tác động của thuế GTGT đến công ty bánh kẹo Hải Hà.
Qua hai năm thực hiện Luât thuế GTGT đã có tác động đáng kể đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trong cả nước nói chung và công ty bánh kẹo Hải Hà nói riêng.
Luật thuế GTGT đã khắc phục được nhược điểm thuế chồng lên thuế của thuế doanh thu, vì vậy trong thời gian qua công ty Bánh kẹo Hải Hà đã có những khoản lợi nhuận tăng đáng kể do tiết kiệm được thuế phải nộp (năm 1999 là 3.165,5triệu đồng, năm 2000 là 3.220 triệu đồng .) Hơn thế nữa Luật thuế GTGT ra đời đã khuyến khích công ty mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm được chi phí trong quá trình sản xuất, phát huy được vai trò, vị trí của mình trong cơ chế thị trường, đồng thời thuế GTGT tạo ra sân chơi công bằng bình đẳng giữa các doanh nghiệp.
3.3. nội dung hoàn thiện
Luật thuế GTGT dược Quốc Hội khoá IX thông qua ngày 10/5/1997 tại kỳ họp thứ 11.Được Chủ Tịch Nước ký lệnh công bố ngày 25/5/1997 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/1999. Sau hơn hai năm thực hiện thuế GTGT chúng ta đã đạt được một số thành quả nhất định trên một số mặt như:
- Khuyến khích đầu tư, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển thuế GTGT đã lànm cho giá thành các công trình đầu tư trong nước giảm khoảng 10%, nên năm 1999 vốn đầu tư trong nước tăng 28,6%...
- Khuyến khích sản xuất xuất khẩu với thuế suất 0%cho hàng hoá xuất khẩu bằng cách hoàn thuế đầu vào đã tạo điều kiện cho hàng hoá Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao và khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá xuất khẩu và năm1999 kim ngạch xuất khẩu tăng 23,1%.
- Đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách, mặc dù khắc phục sự trùng lắp thuế chồng lên thuế của huế doanh thu nhưng năm 1999 nguồn thu Ngân sách vẫn đảm bảo tương đương với nguồn thu của thuế doanh thu tuy nhiên thuế GTGT còn khá mới mẻ với Việt Nam nên trong quá trình thực hiện tất yếu sẽ không tránh khỏi những vướng mắc, hạn chế nhất định, làm thế nào để hạn chế những vướng mắc đó và nâng cao hiệu quả thực hiện thuế GTGT đang là câu hỏi lớn đặt ra cho tất cả chúng ta...
- Trong thời gian nghiên cứu đề tài em nhận hấy một số khó khăn và em mạnh dạn đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục hạn chế, khó khăn, bất cập của Luật thuế GTGT hiện tại.
Thứ nhất: Về thuế suất thuế GTGT :
Trước đây khi áp dụng thuế doanh thu chúng ta đã sử dụng 11 nhóm thuế suất (từ 0% đến 30%), Nay sự ra đời của thuế GTGT đã dồn 11 nhóm mức thuế suất xuống còn 4 mức (0%,5%,10%,20%) việc dồn mức thuế này đã dẫn đến nhiều doanh nghiệp thuận lợi hơn do việc thuế suất phải nộp giảm hơn so với trước nhưng đồng thời một số doanh nghiệp khác lại gặp phải khó khăn này do mức thuế mới phải nộp cao hơn trước, ví dụ như:
Một số ngành, sản phẩm áp dụng thuế doanh thu với mức thuế suất thấp (1%, 2%...), nay áp dụng luật thuế GTGT với mức thuế cao hơn rất nhiều (bảng số liệu).
Ngành, sản phẩm
Thuế doanh thu
Thuế GTGT
sản phẩm cơ khí
1%-2%
10%
sản phẩm thép
1%-2%
10%
sản xuất phân bón
1%
5%
Khai thác than
1%-2%
10%
Giấy, bột giấy
1%-2%
10%
Kinh doanh khách sạn
1%-2%
20%
Kinh doanh bảo hiểm
4%
10%
(Nguồn vụ chính sách tài chính -Bộ tài chính)
Với mức thuế doanh thu và thuế GTGT chênh lệch như vậy dự toán kế hoạch năm 1999 của một số ngành như sau:
Ngành
thuế doanh thu(tr.đ)
Thuế GTGT (tr.đ)
ngành than
58.860
59.820
ngành thép
64.995
168.492
ngành giấy
30.314
53.617
(nguồn vụ chính sách tài chính-BTC)
+ Một số ngành sản phẩm đang áp dụng thuế suất thuế doanh thu ở mức cao nay chuyển sang mức thuế suất thuế GTGT thấp hơn.
Ngành, sản phẩm
Thuế doanh thu
Thuế GTGT
Sp thuỷ sản xuất khẩu
1%-4%
0%
Xổ số kiến thiết
20%-30%
20%
(nguồn vụ chính sách tài chính-BTC)
+ Một số ngành khi áp dụng thuế GTGT đơn vị thuế đầu vào được khấu trừ lớn làm giảm số thuế phải nộp ,đơn vị dược lãi lớn.
Ngành
Thuế doanh thu(tr.đ)
Thuế GTGT (tr.đ)
thuế nộp NS giảm (tr.đ)
lãi (tr.đ)
điện
1.171.331
188.612
982.719
219.726
Xi măng
520.948
220.678
300.270
713.362
Bưu chính-vt
638.739
501.987
136.758
2.750.403
TCT cao su
20.921
4.903
16.018
18.097
(Nguồn; phòng kinh doanh công ty Bánh kẹo Hải Hà)
Qua kết quả trên chúng ta thấy rằng còn nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi áp dụng thuế GTGT tuy nhiên trong thực tế có khoảng 11.000 doanh nghiệp trước khi áp dụng luật thuế GTGT đang ở trong tình trạng thua lỗ (trong đó doanh nghiệp nhà nước khoảng 40% số doanh nghiệp thua lỗ đó) Nguyên nhân thua lỗ của các doanh nghiệp này chủ yếu là do sản phẩm làm ra không có thị trường tiêu thụ, đầu tư không có hiệu quả, quản lý kinh doanh kém.... Đối với các doanh nghiệp này cần phải đổi mới công nghệ sắp xếp lại sản xuất, cải tiến lại quản lý để đảm bảo sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.
Còn đối với doanh nghiệp bị thua lỗ do thay đổi mức thuế suất của thuế GTGT thì Nhà nước giảm bớt thuế để bớt lỗ và biện pháp này chỉ thực hiện trong thời gian nhất định còn về lâu dài Nhà nước sẽ không điều chỉnh mức thuế cá biệt cho từng doanh nghiệp để tránh lặp lại việc hình thành nhiều mức thuế suất như thuế doanh thu trước đây, xoá vỡ nguyên tắc bình đẳng, công bằng về nghĩa vụ nộp thuế .
Trước tình hình khó khăn đó để đảm bảo cho các doanh nghiệp hoạt động bình thường từng bước vươn lên thích ứng với quá trình chuyển đổi sang cơ chế mới, Chính phủ đã ban hành Ngị định số 102/1998/NĐ-CP ngày 21/12/1998 trong đó cho giảm 50% mức thuế GTGT đối với : Than đá, máy cày, máy kéo, máy công cụ, máy động lực, máy bơm nước, một số mặt hàng lương thực, thực phẩm tươi sống, rau quả tươi sống sản xuất trong nước, kinh doanh khách sạn, du lịch, ăn uống ....Hiện nay một số đơn vị kinh doanh các mặt hàng như sản phẩm cơ khí (đặc biệt là sản phẩm cơ khí tư liệu sản xuất) sản phẩm hoá chất cơ bản, xuất bản và phát hành phim vi-đê-ô, vận tải hàng hoá và một số dịch vụ khác đang gặp khó khăn vẫn chưa được giảm thuế suất thuế GTGT. Nhà nước nên có chính sách giảm thuế suất để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này vượt qua khó khăn.
+ Đối với các doanh nghiệp sản xuât đang còn phải nhập nguyên liệu, phụ tùng, linh kiện từ nước ngoài như ngành cơ khí điện tử, dệt, sản xuất bóng đèn, phích nước....cũng như nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu, vật tư, hàng hoá, máy móc, thiết bị từ nước ngoài.... Trước đây chỉ phải nộp thuế nhập khẩu không phải nộp thuế doanh thu, nay vừa phải nộp thuế nhập khẩu vừa vừa phải nộp thuế GTGT khi nhập khẩu, do đó dẫn đến việc tăng giá thành sản phẩm, tăng giá cả hoặc làm cho doanh nghiệp khó khăn về vốn, đơn vị phải đi vay để nộp thuế .
Vì vậy giải pháp đối với các doanh nghiệp này là.
- Đối với những nguyên liệu, phụ tùng, linh kiện, vật tư, hàng hoá, máy móc thiết bị... nhập khẩu hiện đang có mức thuế nhập khẩu cao thì điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu.
- Đối với hàng hoá nhập khẩu phục vụ sản xuất kinh doanh thì cho kéo dài thời gian nộp thuế trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có thông báo của cơ quan Hải quan (hiện nay đang quy định thuế GTGT đối với hàng tiêu dùng và một số hàng phục vụ sản xuất kimh doanh phải nộp ngay sau khi được nhập vào trong nước ).
Việc xác định mức thuế suất ngoài mục tiêu đảm bảo số thu Ngân sách Nhà nước và mục tiêu kinh tế vĩ mô khác nó còn phải đảm bảo cho các doanh nghiệp có điều kiện phát triển sản xuất, có điều kiện cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Nhà nước nên nghiên cứu chi phí kinh doanh hợp lý của từng ngành hàng để điều chỉnh, sắp xếp mức thuế GTGT phù hợp với tình hình thực tế và định hướng phát triển kinh tế.
Thứ hai: Về hoá đơn chứng từ:
Hoá đơn chứng từ là cơ sở để thực hiện luật thuế GTGT nó đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự thành công của luật thuế này. Nhưng ở nước ta hiện nay, việc thực hiện chế độ sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ của các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn còn rất yếu kém, các hộ kinh doanh cá thể và dân chúng chưa có thói quen sử dụng hoá đơn chứng từ trong thanh toán ...vì vậy để thực hiện thành công Luật thuế này trong thời gian tới chúng ta cần tăng cường những giải pháp sau:
- Tiếp tục tổ chức tập huấn cho các cán bộ thuế, cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hiểu rõ để thực hiện đúng chế độ quản lý hoá đơn bán hàng.
- Tổ chức in ấn, phát hành hoá đơn GTGT và các loại hoá đơn, chứng từ liên quan một cách kịp thời, đầy đủ cho các đối tượng sử dụng hoá đơn trong phạm vi cả Nước.
- Khuyến khích các đơn vị tự in hoá đơn để sử dụng theo chế độ quy định, bởi vì những đơn vị tự in hoá đơn sẽ tự chịu trách nhiệm quản lý hoá đơn của mình trước pháp luật và trước khách hàng của mình.
- Luật thuế GTGT quy định có hai phương pháp tính thuế là phương pháp tính khấu trừ trên giá trị gia tăng và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng, phương pháp khấu trừ được tính áp dụng cho tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu về chế độ sổ sách kế toán, chấp hành đầy đủ quy định của chế độ hoá đơn chứng từ. Còn phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng được áp dụng cho đối tượng chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hoá đơn, chứng từ. Đối với một phương pháp có một loại hoá đơn chứng từ riêng điều này gây nên một sự không thống nhất về việc sử dụng hoá đơn, chứng từ, gây khó khăn cho việc quản lý thuế.
Nhưng việc áp dụng hai phương pháp này là xuất phát từ tình hình thực tế của nền kinh tế Nước ta, trong tương lai chúng ta phải giải quyết sử dụng một loại hoá đơn chứng từ và một phương pháp tính thuế.
Thứ ba: Về khấu trừ thuế đầu vào:
Luật thuế GTGT quy định những cơ sở sản xuất kinh doanh, chế biến, mua nông sản, lâm sản, thuỷ sản chưa qua chế biến của người sản xuất mà không có hoá đơn GTGT thì được khấu trừ đầu vào theo một tỷ lệ(%) nhất định tính trên hàng hoá mua vào như sau:
- Tỷ lệ 5% đối với sản phẩm trồng trọt thuộc các loại cây lấy, nhựa lấy mủ, lấy dầu, mía cây, chè búp tươi, lúa, ngô, khoai, sắn, sản phẩm chăn nuôi là gia súc, gia cầm, cá tôm và các loại thuỷ sản khác .
- Tỷ lệ 3% đối với các loại sản phẩm là nông sản, lâm sản không quy định trong nhóm được khấu trừ 5% trên.
Hiện nay trong thực tế vấn đề đặt ra đối với những cơ sở sản xuất, chế biến là mua nguyên vật liệu đầu vào không có hoá đơn GTGT nhưng vẫn không được khấu trừ thuế GTGT theo tỷ lệ nhất định đó, điều đó dẫn đến không ít khó khăn cho doanh nghiệp .ví dụ : Việc quy định cơ sở thu mua thuỷ sản để tiếp tục chế biến chỉ được khấu ttrừ thuế giả định đối với mua của người ttrực tiếp sản xuất (nuôi trồng) không được khấu trừ đối với thuỷ sản mua trực tiếp của người khai thác, đánh bắt khi họ không có hoá đơn GTGT, do đó khó khăn đặt ra là không có căn cứ để xác định đâu là thuỷ sản mua của người nuôi trồng hay mua của người khai thác, đánh bắt và thêm vào đó phần lớn ngư dân Việt nam chưa thể thực hiện được hoá đơn bán hàng nhất là hoá đơn GTGT, do đó người mua sẽ không có căn cứ để xác định được khấu trừ thuế ....
Ngoài hoạt động thu mua thuỷ sản đánh bắt còn có những hoạt động khác vẫn chưa được quy định khấu trừ thuế GTGT đó là:
- Hoạt động thu mua sắt thép, phê liệu.
- Hoạt động nộp tiền bồi thường trong kinh doanh Bảo Hiểm.
- Hoạt động thu mua nhựa, phế thải, mảnh chai, giấy vụn, vật liệu xây dựng ....
- Hoạt động thu mua muối của diêm dân ....
- Hàng nông sản, lâm sản, hải sản, thuỷ sản chưa qua chế biến của cơ sở kinh doanh thương nghiệp, ăn uống mua trực tiếp của người sản xuất không có hoá đơn GTGT.
Giải pháp : Nhà nước phải nhanh chóng giải quyết khó khăn này để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, có điều kiện cạnh tranh lành mạnh trên thị trường. Nhà nước cần nhanh chóng tập hợp những đối tượng trên, những đối tượng nộp thuế không sử dụng hoá đơn GTGT và chưa được khấu trừ thuế khi tiếp tục tham gia vào quá trình sản xuất tiếp theo để bổ sung vào những đối tượng được khấu trừ thuế theo tỷ lệ phần trăm (%).
Còn về phía công ty. Với những khó khăn trên là những khó khăn chung có quy mô toàn quốc, và Nhà nước là cơ quan duy nhất có thế ra các quyết định, chính sách để khắc phục. Nhưng để thực hiện hiệu quả và để vấn đề thuế phát huy những ưu điểm của nó thì bản thân công ty cần phải coi việc nộp thuế là trách nhiệm của mình và phải tìm cách khắc phục những khó khăn trước mắt, tạo điều kiện cho công ty ngày càng lớn mạnh .
Để góp phần thực hiện tốt Luật thuế GTGT công ty cần quan tâm một số giải pháp sau:
- Thực hiện đúng và tuân thủ đầy đủ mọi quy định của Luật thuế GTGT
- Cần thực hiện đúng và đầy đủ chế độ hoá đơn, chứng từ để làm cơ sở cho việc kê khai, tính thuế và khấu trừ thuế
- Công ty nên giảm việc mua hàng không có hoá đơn, chứng từ dùng làm căn cứ khấu trừ thuế đầu vào.
+ Trên đây là một số kiến nghị mà trong thời gian nghiên cứu đề tài và trong thời gian thực tập tại công ty Bánh kẹo Hải Hà mà em có thể nhận biết được./
kết luận
Qúa trình áp dụng Luật Thuế GTGT tại công ty Bánh kẹo Hải Hà nói riêng và các doanh nghiệp, hộ gia đình, hộ kinh doanh, hợp tác xã... nói chung. Trong thời gian qua và hiện nay, với những kiến thức tiếp thu được trong quá trình học tập và trong thời gian thực tập tại công ty-Bản thân đã cố gắng nêu lên được những khó khăn, vướng mắc khi áp dụng luật thuế mới naỳ với một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn luật thuế GTGTđể phù hợp với từng giai đoạn phát triển, khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, tạo sự hiệu quả về nghĩa vụ đóng góp cho Ngân sách Nhà Nước, thúc đẩy quá trình giao lưu thương mại nói riêng và hội nhập nền kinh tế nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới nói chung. Với mục tiêu đưa Đất Nước bước vào thế kỷ 21 trong một vị thế mới, chúng ta đã và đang cố gắng về mọi mặt, các chính sách cải cách kinh tế. Trong đó cải cách chính sách thuế đã phần nào đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn có nhiều thay đổi mạnh mẽ hiện nay.
Trong đề tài này em chỉ đề cập đến một số vấn đề về thuế GTGT. Đây là loại thuế được nhiều nước trên thế giới áp dụng và được xem là một thứ thuế tiến bộ, có nhiều ưu điểm, vì vậy việc ban hành Luật thuế GTGT ở nước ta là một tất yếu khách quan. Thuế GTGT ra đời nhằm khắc phục những nhược điểm của luật thuế doanh thu và ngày càng hoàn chỉnh hơn hệ thống thuế Việt Nam, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thích ứng với những yêu cầu hội nhập trong khu vực và trên thế giới.
Thuế GTGT là một loại thuế mới, lần đầu tiên đưa ra áp dụng tại Việt Nam nên đòi hỏi nhà nước phải có những bước đi thận trọng, phải dự đoán những khó khăn vướng mắc, những tác động có thể phát sinh trong suốt quá trình thi hành luật, để có những giải pháp thích hợp, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế nước ta hiện nay.
Với những kiến thức về lý luận cũng như thực tế còn non nớt lại gặp nhiều hạn chế về thời gian và tài liệu tham khảo song với sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo Lê Vệ Quốc cùng các cô chú ở phòng kinh doanh công ty Bánh Kẹo Hải Hà em đã hoàn thành đề tài này. Em mong nhận được sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình để có thể suy nghĩ chín chắn hơn, sâu sắc hơn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn thầy giáo Lê Vệ Quốc và các cô các chú phòng kinh doanh công ty Bánh Kẹo Hải Hà đã tận tình quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành đề tài của mình.
Hà Nội tháng 5/2001
Tài liệu tham khảo
+ Luật thuế GTGT số 02/1997/QH9 Ngày 10/05/1997.
+ Luật thuế doanh thu(được Quốc Hội khoá VIII thông qua tại kỳ họp thứ 7 ngày 30 tháng 6 năm 1990 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01tháng 10 năm 1990)
+ Nghị định số 28/1998/NĐ-CP. Ngày 11/5/1998. - Quy định chi tiết thi hành Luật thuế GTGT (nguồn: Công báo số 18 ngày 11/5/1998)
+ Nghị định số 102/1998/NĐ-CP. Ngày 21/12/1998 - Sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 28/1998/NĐ-CP- Quy định chi tiết thi hành Luật thuế GTGT
+ Giáo trình thuế Nhà nước- Trường Đại Học tài chính kế toán Hà Nội- NXB tài chính Hà Nội-1996.
+ Bộ Tài Chính những điều cần biết về thuế GTGT- NXB tài Chính Hà Nội
+ Tổng cục thuế mô hình thuế GTGT của Việt Nam NXB -Tài Chính-Hà Nội-1995
+ Nguyễn Đình Vu- Chế độ quản lý hoá đơn bán hàng-Cơ sở áp dụng thành công thuế GTGT -Tạp chí Tài Chính số 10/1998....
Phụ lục
Đội thuế.......... Mẫu 01/NQD
bảng kê tờ khai đăng ký thuế
Stt
Tên ĐTNT
Địa chỉ
Mã do cục cấp
đội trưởng
(ký tên)
đội thuế............. Mẫu 02/NQD
sổ cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế
Stt
Mã ĐTNT
Tên ĐTNT
Ngày cấp GCN
Tên người (hộ) nhận GCN
Ngày nhận
ĐTNT ký nhận
Tổ trưởng
(ký tên)
Đội thuế............... Mẫu 03/NQD
bảng điều tra doanh số hộ trọng điểm
(hộ ấn định thuế)
Stt
Tên hộ kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh
Bậc Môn Bài
Doanh số
Đội trưởng
(ký tên)
Đội thuế...... Mẫu 04/NQD
Danh sách điều tra doanh số ấn định
(Hộ ấn định thuế)
Stt
Mã ĐTNT
Tên ĐTNT
Ngành hàng
Bậc môn bài
Doanh số điều tra
Dự kiến mức thuế
Đội trưởng
Đội thuế.......... Mẫu 05/NQD
danh sách kiểm tra hộ nghỉ kinh doanh
Tháng.......
Stt
Mã ĐTNT
Tên ĐTNT
Thời gian nghỉ kinh doanh
Tổ trưởng
(ký tên)
đội thuế.......... Mẫu 06/NQD
Sổ nhận tờ khai thuế
Stt
Mã ĐTNT
Tên ĐTNT
Loại thuế
Kỳ thuế
Ngày nhận tờ khai
Cán bộ nhận tờ khai
Đội trưởng
tổ kh-nv.......... Mẫu 07/NQD
danh sách ấn định thuế
(hộ kê khai thuế)
Stt
Mã ĐTNT
Tên ĐTNT
Loại thuế
Kỳ thuế
Doanh số ấn định
Mức thuế ấn định
tổ trưởng
Mục lục
Lời mở đầu.............................................................................................1
Phần1: khái quát chung về thuế GTGT.............................................3
1.1. khái niệm, ý nghĩa.............................................................3
1.1.1 Những vấn đề cơ sở lý luận chung..................................3
1.1.2.Quá trình ra đời và phát triển của Thuế GTGT ..............5
1.1.3.Thuế giá trị gia tăng........................................................7
1.1.4.Căn cứ tính thuế GTGT...................................................9
1.1.5. Phương pháp tính thuế GTGT.......................................12
1.1.6. Quy trình thực hiện thuế VAT......................................21
1.2. Vai trò, Phạm vi áp dụng thuế GTGT............................27
1.2.1. Vai trò của thuế GTGT...............................................27
1.2.2. Phạm vi của thuế GTGT...............................................31
Phần 2: Thuế GTGT áp dụng tại công ty Bánh kẹo Hải Hà......................................................................................................................35
2.1.Giới thiệu chung về công ty.............................................35
2.1.1.Quá trình ra đời và phát triển........................................35
2.1.2. Địa vị pháp lý của công ty...........................................38
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty..........................................39
2.1.4. Khái quát chung về tình hình hoạt động kinh doanh...41
2.2. Quá trình thực hiện luật thuế GTGT tại công ty.............41
2.2.1. Công tác chuẩn bị chung ............................................43
2.2.2. Công tác chuẩn bị tại công ty.......................................47
2.2.3 Tình hình thực hiện tại công ty.....................................47
2.2.3.1 Thực trạng trước ngày áp dụng luật thuế GTGT........48
2.2.3.2. Tình hình thực hiện..................................................49
2.2.4. Những khó khăn vướng mắc khi thực hiện thuế GTGT tại công ty Bánh kẹo Hải Hà..........................................................................55
Phần 3: Những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thuế giá trị gia tăng.................................................................................................................58
3.1 Mục đích yêu cầu của việc hoàn thiện.........................................58
3.1.1 Mục đích của việc hoàn thiện........................................58
3.1.2. Yêu cầu của việc thay thế.............................................60
3.2. Những kết quả đạt được..................................................61
3.2.1. Tình hình thu Ngân sách..............................................61
3.2.2. Tác động đến tình hình sản xuất kinh doanh...............62
3.2.3 Tác động đến thị trường giá cả.....................................63
3.2.4 Tác động của thuế GTGT đến công ty bánh kẹo Hải Hà.................................................................................................63
3.3. Nội dung hoàn thiện.........................................................64
Thứ nhất: Về thuế suất..........................................................65
Thứ hai: Về hoá đơn chứng từ..............................................69
Thứ ba: Khấu trừ thuế đầu vào..............................................71
kết luận ...................................................................................................74
Tài liệu tham khảo...................................................................76
Phụ lục........................................................................................77
Mục lục........................................................................................85
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn Áp dụng thuế GIÁ TRỊ GIA TĂNG tại công ty Bánh kẹo Hải Hà -thực trạng và giải pháp.doc