Luận văn Bảo tồn và phát huy di sản lễ hội để phát triển du lịch ở Phú Thọ hiện nay

Văn hoá là là sự nghiệp của toàn dân, do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý. Bên cạnh việc phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, cần phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong việc bảo tồn phát huy các giá trị của lễ hội truyền thống nói riêng và di sản văn hoá nói chung. Trong quá trình bảo vệ và phát huy các di sản văn hoá, cần huy động sự tự giác tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân, nhân dân phải là người làm chủ thực sự của toàn bộ hệ thống di sản văn hoá, đồng thời nâng cao nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư khi tổ chức du lịch lễ hội.

pdf127 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5383 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bảo tồn và phát huy di sản lễ hội để phát triển du lịch ở Phú Thọ hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giá trị văn hoá khác của người Việt Nam. Cần khai thác các thiết chế thể thao hiện có tại thành phố Việt Trì và trung tâm một số huyện, thị một cách hiệu quả, như: Nhà thi đấu, bể bơi, sân vận động...để tổ chức các sự kiện thể thao đỉnh cao nhằm thu hút khách du lịch và phục vụ cho các nhu cầu vui chơi giải trí của người dân địa phương. 3.2.5. Xây dựng môi trường văn hóa trong hoạt động du lịch Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong hoạt động du lịch là một trong những giải pháp phải thường xuyên quan tâm thực hiện. Những hiện tượng không lành mạnh tại một số điểm tham quan du lịch như: Sự quá tải về phương tiện dịch vụ, cửa hàng ở một số điểm du lịch lễ hội vào thời kỳ cao điểm (chính hội, giữa mùa du lịch), nạn chèo kéo khách, ăn mày, ăn xin, lừa đảo, tệ nạn xã hội hoặc tình trạng thiếu hướng dẫn viên chuyên nghiệp... vẫn đang tồn tại trong các hoạt động du lịch. Bên cạnh những yếu tố tích cực là khơi dậy lòng yêu quê hương đất nước, tinh thần tự hào dân tộc, ý thức hướng về cội nguồn, lễ hội còn tồn tại một số tập quán lạc hậu, những biểu hiện mê tín, những tệ nạn xã hội. ở một số nơi, lễ hội được tổ chức không phải để tôn vinh các giá trị truyền thống mà để kinh doanh kiếm lời. Họ rào làng, bịt lối, bán vé vào cửa, bán vé vào lễ, gây phiền hà cho người đến lễ hội, trái ngược hẳn với tục mở rộng vòng tay đón bạn mười phương về chung vui hội làng thời xưa. Các tệ nạn mê tín dị đoan như: Lên đồng, bói toán, đội bát nhang, uống nước thánh, đốt vàng mã, cúng tế, rước xách linh đình kéo dài ngày càng có chiều hướng gia tăng. Hơn nữa, trong lễ hội đã bắt đầu xuất hiện các tệ nạn xã hội như: Đánh bạc, cá cược, hút chích... Để giải quyết được tình trạng nêu trên, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong hoạt động du lịch, cần có sự phối hợp chặt chẽ đồng bộ giữa chính quyền địa phương và các ngành liên quan thì mới có thể giải quyết được tận gốc. Bên cạnh việc thường xuyên tuyên truyền trên hệ thống thông tin đại chúng cho người dân và đối tượng kinh doanh. Một trong những yếu tố cần thiết để xây dựng môi trường văn hoá trong hoạt động du lịch lễ hội là phải có ban quản lý, ban tổ chức lễ hội do chính quyền địa phương thành lập. Lễ hội cấp nào thì thành lập ban tổ chức ở cấp đó. Cần phải có sự tham gia của nhiều ngành và căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ từng ngành ,phải giải quyết triệt để các tệ nạn xã hội và những tiêu cực làm ảnh hưởng đến môi trường văn hoá trong du lịch lễ hội. Ngành Công an phải đảm bảo an toàn giao thông và an ninh cho du khách, ngăn chặn các tệ nạn ma tuý, đánh bạc, cá cược, móc túi… Ngành Lao động - Thương binh xã hội phải giải quyết triệt để nạn xin ăn, hành khất, tổ chức thu gom các đối tượng tâm thần, lang thang trong khu vực lễ hội và các điểm du lịch. Ngành Văn hoá thông tin phải ngăn chặn được các tệ nạn mê tín dị đoan, đồng cốt, bói toán, rút thẻ, quản lý được các trò chơi, tạo được sân chơi lành mạnh. Ngành Thương mại và cơ quan quản lý thị trường phải quản lý được các dịch vụ bán hàng, không để xảy ra tình trạng bắt chẹt khách, bán hàng giả, hàng kém chất lượng. Phải quy hoạch các gian hàng khoa học và niêm yết giá bán công khai, không được để tình trạng bán hàng rong, “buôn thúng bán mẹt” ngồi lê la khắp các dọc đường để “chèo kéo” khách du lịch. Ngành Y tế phải kiểm tra các nhà hàng kinh doanh, ăn uống, nước giải khát, xác định nguồn gốc thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh. Trong hoạt động du lịch, nhất là du lịch lễ hội, vấn đề bảo vệ sức khoẻ con người phải được đặt lên hàng đầu, chính quyền các cấp phải có phương án phòng chống dịch bệnh đảm bảo an toàn cho du khách. Sẽ không thể có khách du lịch đến bất kỳ nơi nào nếu nơi đó để dịch bệnh xảy ra, kể cả dịch bệnh trên người hay trên gia súc có thể lây sang người (tiêu chảy cấp, dịch Sars, H1N1, lở mồm long móng, dịch H5N1…). Nếu các địa phương để xảy ra dịch bệnh trước mùa du lịch lễ hội thì sẽ ảnh hưởng đến không khí lễ hội, thiệt hại về kinh tế, mất nguồn thu cho ngành du lịch. Nếu để xảy ra trong dịp lễ hội thì không chỉ thiệt hại về kinh tế, về người mà có thể gây rối loạn xã hội. Do vậy, việc tổ chức lễ hội để phát triển du lịch phải được đặt trong mối quan hệ phối hợp nhiều chiều của các ngành, các cấp, mà địa phương, đơn vị tổ chức lễ hội phải có trách nhiệm giải quyết. Bên cạnh đó, cần phải có nội quy lễ hội, nội quy dành cho khách du lịch và người dân địa phương, nội quy cho ban tổ chức lễ hội, đặc biệt là cần hình thành một thái độ phong cách ứng xử văn hoá của người dân bản địa và đội ngũ tiếp viên, hướng dẫn viên trong hoạt động du lịch lễ hội. 3.2.6. Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với việc bảo vệ và phát huy, khai thác các giá trị văn hóa mang tính đặc trưng của lễ hội phục vụ cho hoạt động du lịch Hệ thống các quan điểm của Đảng và bảo tồn di sản văn hoá gắn với phát triển kinh tế đã được nhà nước thể chế hoá bằng pháp luật. Đây là cơ sở pháp lý để nhà nước tăng cường việc quản lý và mọi công dân có trách nhiệm và nghĩa vụ phải thực hiện. Điều 9 của Luật Di sản văn hoá ghi rõ: "Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy các di sản văn hoá nhằm nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đóng góp, tài trợ cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá". Điều 25 Luật Di sản văn hoá cũng quy định: "Nhà nước tạo điều kiện duy trì và phát huy giá trị văn hoá của các lễ hội truyền thống; bài trừ các hủ tục và chống các biểu hiện tiêu cực, thương mại hoá trong tổ chức và hoạt động lễ hội. Việc tổ chức các lễ hội truyền thống phải theo quy định của pháp luật” [60, tr.16-22]. Trong quá trình lãnh đạo thực hiện các chương trình phát triển kinh tế xã hội, Tỉnh uỷ- UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành một số nghị quyết về quy hoạch phát triển văn hoá, quy hoạch phát triển du lịch như Nghị quyết 01/NQTU ngày 02/01/2006 về phát triển du lịch Phú Thọ giai đoạn 2006-2010. UBND tỉnh xây dựng chương trình số 987- CTr- UBND ngày 02/06/2006 về chương trình phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006- 2010 và định hướng đến 2020. UBND tỉnh cũng xây dựng quy hoạch phát triển văn hoá đến năm 2020, trong đó cũng đề cập đến bảo tồn các giá trị của di sản văn hoá, các lễ hội truyền thống để phát triển du lịch. Trong quy hoạch điều chỉnh phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 cũng xác định các dự án trọng điểm đầu tư tập trung để xác định nguồn tài nguyên chính cho du lịch Phú Thọ là các di sản văn hoá, tập trung chủ yếu là lễ hội Đền Hùng, khu du lịch nước khoáng nóng Thanh Thuỷ, rừng quốc gia Xuân Sơn… Tuy nhiên Tỉnh uỷ Phú Thọ chưa có Nghị quyết chuyên đề về việc bảo tồn các di sản văn hoá, bảo tồn các lễ hội truyền thống để phát triển du lịch. Có một thực trạng là ngành Văn hoá thông tin theo chức năng nhiệm vụ thì chủ yếu tham mưu công tác văn hoá nói chung, trong đó có một số chương trình về bảo tồn di sản văn hoá và lễ hội truyền thống. Còn ngành thương mại du lịch thì tham mưu hoạch định phát triển du lịch mà chưa chú trọng đến việc quy hoạch bảo tồn các di sản văn hoá. Năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định lập Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch; Cấp tỉnh có Sở Văn hoá Thể thao - Du lịch. Việc hợp nhất này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu các chương trình dự án bảo tồn các giá trị của di sản văn hoá, lễ hội truyền thống để phát triển kinh tế xã hội mà trọng tâm là du lịch. Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý nhà nước về lĩnh vực này rất cần thiết phải ban hành Nghị quyết chuyên đề về bảo tồn lễ hội truyền thống để phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, đồng thời tuyên truyền thực hiện tốt Luật Di sản văn hoá và Luật Du lịch. Cấp uỷ chính quyền các cấp phải lãnh chỉ đạo thực hiên tốt Chỉ thị 27/CT - TW của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII và chỉ thị 14/1998-CT/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Các cấp uỷ chính quyền phải tổ chức đánh giá sơ tổng kết Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Chính phủ về tổ chức và quản lý lễ hội. Để quản lý và tổ chức tốt lễ hội truyền thống bảo tồn và phát huy giá trị của từng lễ hội nhất thiết phải thành lập ban tổ chức lễ hội dưới sự chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền cùng cấp. Lễ hội ở cấp nào thì cấp đó thành lập ban tổ chức. Phải làm tốt công tác tuyên truyền để toàn dân nhận thức và tự giác trong việc bảo tồn các di sản văn hoá nói chung và lễ hội truyền thống nói riêng."Tận dụng thế mạnh của các phương tiện truyền thông đại chúng để tuyên truyền, quảng bá giới thiệu cái hay cái đẹp của lễ hội, cũng chỉ ra những yếu tố tiêu cực, lạc hậu cần phê phán, loại bỏ” [53]. Nâng cao vai trò quản lý của nhà nước trong việc bảo tồn phát huy các giá trị truyền thống gắn với phát triển du lịch phải có sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành. Chính quyền các cấp phải giao nhiệm vụ cụ thể từng cấp, từng ngành trong việc phối hợp thực hiện công tác bảo tồn và các quy định của luật di sản văn hoá, luật du lịch. Chính quyền các cấp phải có chế tài xử phạt đối với các hành vi của tổ chức cá nhân vi phạm Luật di sản văn hoá, Luật du lịch và các quy định khác, đảm bảo cho quá trình thực hiện bảo tồn di sản văn hoá nói chung, lễ hội truyền thống nói riêng để phát triển du lịch. Các hành vi như lấn chiếm đất đai, xây dựng các công trình trái phép hoặc công trình làm ảnh hưởng đến không gian văn hoá của lễ hội truyền thống đều phải được kiểm tra xử lý nghiêm minh. 3.2.7. Đẩy mạnh các hoạt động marketing, thông tin, quảng bá, ứng dụng các thiết bị khoa học kỹ thuật và tăng cường đầu tư cho hoạt động du lịch Kết quả phát triển của du lịch văn hóa trong thời gian qua có sự đóng góp của công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch, marketing du lịch. Tính đến tháng 6 năm 2009, Phú Thọ đã có 249 di tích xếp hạng (trong đó: 69 di tích quốc gia, 180 di tích cấp tỉnh), gắn liền với mỗi di tích là một lễ hội truyền thống giàu tính nhân văn, là khối di sản giàu có có sức thu hút mạnh mẽ khách trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, truyền thuyết và cổ tích, sản phẩm thủ công, ẩm thực truyền thống còn lưu truyền rất nhiều trên miền đất này. Đó là yếu tố quan trọng và là những nguồn tư liệu hết sức quý hiếm để tuyên truyền, quảng bá thu hút, hấp dẫn khách du lịch. Tỉnh cần chú ý tổ chức và tham gia các hoạt động hợp tác, đào tạo, trao đổi kinh nghiệm tổ chức quản lý du lịch. Việc tham gia các sự kiện du lịch quốc tế như hội chợ, hội nghị, hội thảo...thông qua đó để kêu gọi đầu tư, tìm cơ hội hợp tác và đầu tư vào lĩnh vực du lịch có ý nghĩa lớn đối với phát triển văn hoá du lịch. Khi nói đến công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch thường đề cập đến nhiều các vấn đề có tầm vĩ mô, công nghệ hiện đại...Còn việc tuyên truyền quảng bá du lịch tại chỗ ở các điểm đến du lịch thì lại rất ít được quan tâm. Điều này cần có sự nhận thức đầy đủ của cả cộng đồng vừa là chủ thể tổ chức các hoạt động văn hóa, vừa là người tham gia hoạt động du lịch. Nghĩa là tại các điểm du lịch phải có sự quản lý tốt hơn, thái độ ứng xử với du khách tốt hơn, dịch vụ tốt hơn. ở một số nơi còn xem khách du lịch là cơ hội để ép mua, ép giá, tận thu vô điều kiện, hiện tượng này đã gây phản cảm cho khách du lịch. Do vậy, cần có hình thức tuyên truyền, quảng bá khơi dậy ý thức tự tôn dân tộc, truyền thống mến khách của người dân ở địa phương nơi tổ chức lễ hội du lịch. Khách du lịch ở nơi xa có nhu cầu tìm kiếm thông tin trên mạng internet, trong khi đó lượng thông tin về du lịch lễ hội Phú Thọ trên mạng còn ít và sơ sài. Đây là điều cần lưu ý trong quá trình hội nhập của thời đại bùng nổ về thông tin. Cần đẩy mạnh công tác in ấn và xuất bản bản đồ, tờ rơi, tờ gấp, sách hướng dẫn du lịch Phú Thọ, đồng thời cần thiết phải có các biển quảng cáo tấm lớn, pano, áp phích tại sân bay Nội Bài, trục đường Quốc lộ từ Hà Nội đến Lào Cai và các tuyến du lịch khác nhằm phục vụ cho các sự kiện lễ hội trong năm, trong chương trình du lịch về cội nguồn. Thông qua báo nói, báo viết, báo hình của Trung ương và địa phương tuyên truyền, quảng bá chương trình du lịch về cội nguồn thông qua các tin bài, bài viết, phóng sự, chuyên đề, video clip để giới thiệu về mảnh đất, con người và tiềm năng du lịch của Phú Thọ. Tuyên truyền, quảng bá du lịch văn hóa hướng tới thị trường nguồn, trong đó có các đối tượng cụ thể sau: - Thị trường nội địa: Cùng với sự tăng trưởng về kinh tế của cả nước, thu nhập của người Việt Nam ngày càng được nâng cao, nhu cầu du lịch của mọi đối tượng cũng tăng trưởng theo. Phú Thọ có nhiều điểm du lịch hấp dẫn có đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong nước. ở các đô thị lớn của nước ta, nhiều người có mức thu nhập cao, họ có nhu cầu đi du lịch gia đình kết hợp với nghỉ dưỡng, viếng thăm các điểm du lịch văn hóa tâm linh. Đối tượng này giàu về tiền, nhưng nghèo về thời gian nên thường lựa chọn các hãng lữ hành lớn có uy tín, hoặc qua mạng để mua tuor du lịch trọn gói ngắn ngày. Họ rất cần thông tin chính xác, tin cậy về điểm đến du lịch. Khí hậu Phú Thọ cũng như khí hậu Miền Bắc có 4 mùa và lễ hội truyền thống chủ yếu vào mùa xuân, nên du lịch cũng hình thành mùa du lịch. Vì vậy, công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch cũng cần phải quan tâm đến đặc thù này để xây dựng chương trình quảng bá thích hợp sẽ nâng cao hiệu quả. - Thị trường quốc tế: Trung Quốc liền kề với Lào Cai, từ đó đi sâu vào Yên Bái, Phú Thọ. Khách du lịch Trung Quốc quan tâm nhiều đến các điểm du lịch văn hóa lịch sử tiêu biểu của địa phương và họ cảm thấy hài lòng khi được chào đón nhiệt tình. Người Hàn Quốc, Nhật Bản thường đi du lịch hướng về văn hóa, tham quan tìm hiểu kiến trúc cổ, địa danh lịch sử, bảo tàng và văn hóa thổ dân. Và như vậy, Phú Thọ sẽ là điểm đến hấp dẫn với khách du lịch Hàn Quốc, Nhật Bản và một số nước châu á. Bên cạnh đó, khách du lịch Thái Lan, khách du lịch châu Âu cũng quan tâm rất nhiều đến du lịch văn hóa, trắc nghiệm du lịch văn hóa thổ dân. Cần nhanh chóng xây dựng trang Web quảng bá tổng thể bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau về du lịch của Phú Thọ. Tổ chức giới thiệu tiềm năng du lịch, sản phẩm du lịch đặc thù của Phú Thọ ở các thành phố lớn trong nước và các nước được xác định là thị trường nguồn. Dùng công nghệ thông tin để quảng bá du lịch, đây là con đường nhanh nhất và ngắn nhất để đưa thông tin về du lịch lễ hội của Phú Thọ đến với khách du lịch trong cả nước và thế giới. Xây dựng chương trình xúc tiến quảng bá du lịch hàng năm theo chuyên đề; phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, cơ quan thông tin đối ngoại, cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài để quang bá hình ảnh du lịch của Phú Thọ. Thực hiện các chương trình thông tin tuyên truyền, quảng bá về những sự việc sẽ diễn ra trên địa bàn vào từng thời điểm như các lễ hội truyền thống, các sự kiện văn hoá thể thao, tổ chức các chiến dịch truyền thông, quảng bá, phát động thị trường theo chuyên đề; tổ chức tham gia hội chợ, triển lãm, hội nghị hội thảo du lịch trong nước và quốc tế để giới thiệu rộng rãi tiềm năng du lịch của Phú Thọ nhất là các giá trị đặc trưng, bản sắc riêng có của vùng đất Tổ. 3.2.8. Đẩy mạnh giao lưu, hợp tác quốc tế và hợp tác trong nước để bảo tồn và phát huy các di sản lễ hội gắn với hoạt động du lịch Việc giao lưu hợp tác quốc tế trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản lễ hội để phát triển là hết sức cần thiết. Hoạt động này vừa tạo ra môi trường để bảo tồn, giữ gìn bản sắc dân tộc vừa tạo môi trường để hợp tác trong việc bảo tồn, vừa là hoạt động quảng bá hình ảnh giới thiệu nét văn hoá đặc sắc của địa phương ra nước ngoài. ở Phú Thọ, hàng năm đến dịp 10/3, nhiều đoàn nghệ thuật quốc tế đến Phú Thọ để giao lưu nghệ thuật như đoàn nghệ thuật Nhật Bản, đoàn nghệ thuật Thành phố Wasowng - Hàn Quốc. Họ đem tiết mục đặc sắc nhất của quê hương đất nước họ để biểu diễn phục vụ khách du lịch Việt Nam, và Phú Thọ cũng đem những tiết mục nghệ thuật dân tộc độc đáo nhất như: Hát Xoan, Hát trống quân, một số trò diễn để giao lưu giới thiệu với nước bạn. Quá trình giao lưu, giới thiệu nét văn hoá đặc sắc và các lễ hội tiêu biểu của vùng đất Tổ, tạo môi trường để các tổ chức quốc tế đầu tư hỗ trợ cả về kinh phí lẫn đào tạo, giúp đỡ về chuyên môn, giúp về vật chất và nguồn nhân lực để phục hồi, tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá và các lễ hội truyền thống có nguy cơ thất truyền mai một. Chẳng hạn lễ hội Trò Trám xã Tứ Xã-Lâm Thao, một lễ hội độc đáo bậc nhất ở Việt Nam đã được một số tổ chức nước ngoài tài trợ để phục dựng hoặc một số lễ hội khác như hát Xoan ở Kim Đức Việt Trì…Tổ chức Ford đã tài trợ hoạt động cho 3 phường Xoan ở xã Kim Đức. Vương quốc Thái Lan cũng mời đoàn nghệ nhân hát Xoan Phú Thọ tham gia hội thảo Quốc tế tại Băng Cốc với chủ đề “Âm nhạc và diễn xướng trong nghi lễ”. Một số tổ chức quốc tế khác cũng tài trợ phục dựng lễ hội đặc sắc ở Phú Thọ tránh nguy cơ mai một. Mặt khác thông qua giao lưu, hợp tác với giới thiệu các tổ chức quốc tế, các nhà khoa học đã giúp chúng ta trong việc tôn vinh các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể. Ví dụ hát Xoan Phú Thọ đang được các nhà khoa học, một số tổ chức quốc tế ủng hộ trong việc lập hồ sơ đề nghị Unesco công nhận là di sản phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp và xây dựng hồ sơ không gian văn hoá Hùng Vương là di sản văn hoá thế giới. Giao lưu và hợp tác quốc tế có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ giữ gìn phát huy các giá trị của lễ hội truyền thống và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Đây là hoạt động không thể thiếu được trong công tác bảo vệ phát huy các di sản văn hoá. Bất kỳ một di sản văn hoá nào dù là vật thể hay phi vật thể muốn bảo vệ và nâng cao giá trị cũng cần phải có hợp tác quốc tế trong việc bảo tồn, điều đó phù hợp với Công ước quốc tế về du lịch văn hoá (1999). Công ước quốc tế về bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể (2003) đã nêu: “Cộng đồng quốc tế cần phải tham gia đóng góp, cùng với các quốc gia thành viên của công ước nhằm bảo vệ loại hình di sản này trên tinh thần hợp tác và tương trợ lẫn nhau” [87]. Các quốc gia cần có trách nhiệm chung, đồng thời có cơ chế hợp tác, hỗ trợ về nội dung, kinh nghiệm trong việc bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể, nhất là các di sản đặc sắc được coi là kiệt tác của nhân loại, là di sản văn hoá thế giới, các di sản cần được bảo vệ khẩn cấp. Công ước nêu rõ: 1. Theo mục đích của công ước này, ngoài những yếu tố khác, hợp tác quốc tế bao gồm việc trao đổi thông tin và kinh nghiệm, các sáng kiến chung và thành lập một cơ chế hỗ trợ cho các quốc gia thành viên trong nỗ lực bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể. 2. Không gây ảnh hưởng đến những quy định của luật pháp quốc gia, luật tục và những tập quán khác, các quốc gia thành viên nhận thức rằng việc bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể thuộc mối quan tâm chung của nhân loại và với mục đích đó cần tiến hành hợp tác ở cấp độ song phương, tiểu vùng, khu vực và toàn cầu [87]. Bên cạnh việc đẩy mạnh giao lưu, hợp tác quốc tế trong hoạt động bảo tồn di sản để phát triển du lịch cần phải có sự hợp tác trong nước, trong khu vực để phát huy giá trị di sản trong khu vực nội địa, phát huy thế mạnh từng vùng để tạo nên các tuyến du lịch lễ hội liên tỉnh. Những năm gần đây khi du lịch bắt đầu phát triển mạnh thì sự liên kết, hợp tác giữa các tỉnh, thành trong nước đã hình thành tua tuyến du lịch liên tỉnh và rất hiệu quả. Bắt đầu từ năm 2004, ba tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai đã đi đầu trong việc ký cam kết, hợp tác liên kết phát triển du lịch thông qua việc triển khai chương trình “Du lịch về cội nguồn”. Đây là chương trình hợp tác liên kết phát triển du lịch có hiệu quả đảm bảo sự kết hợp thế mạnh của từng vùng, từng điểm du lịch. Phú Thọ lấy trung tâm là du lịch lễ hội Đền Hùng, Lào Cai với tâm điểm là nghỉ dưỡng Sa Pa, văn hoá dân tộc thiểu số tạo nên sự sáng tạo và hấp dẫn trong chương trình du lịch. Kể từ khi ba tỉnh liên kết thực hiện "Chương trình du lịch về nguồn” hoạt động du lịch của cả 3 tỉnh đã có những khởi sắc đáng kể. Lượng khách đến 3 tỉnh đã tăng trưởng nhanh, đóng góp hiệu quả vào phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội. Thời gian qua, Tổng cục Du lịch đã hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến quảng bá cho chương trình này. Đồng thời để thúc đẩy phát triển sản phẩm mới và đa dạng hóa sản phẩm du lịch của ba tỉnh, Tổng cục Du lịch đã tổ chức, hỗ trợ các doanh nghiệp lữ hành xây dựng các chương trình du lịch cho khách Quốc tế và nội địa tới thăm các tuyến điểm du lịch trong khu vực thông qua việc tổ chức các chương trình khảo sát tuyến điểm du lịch của ba tỉnh, cùng với các hoạt động tham quan một số lễ hội truyền thống, danh thắng, như: lễ hội trò Trám (Phú Thọ), ruộng bậc thang Mù Căng Chải (Yên Bái), chợ dân tộc Cắn Cấu (Lào Cai)...Các đoàn khảo sát đã đánh giá một cách thực tế tiềm năng du lịch của ba tỉnh và kiến nghị những giải pháp xây dựng và hoàn thiện sản phẩm du lịch hấp dẫn, đặc thù của mỗi địa phương để thu hút khách du lịch. Các doanh nghiệp lữ hành quốc tế đã rất hưởng ứng các chương trình khảo sát này. Họ đã tiếp cận trực tiếp những địa danh du lịch mới và đưa ra nhiều ý tưởng tạo những sản phẩm đặc thù của mỗi doanh nghiệp. Nhờ vậy, các doang nghiệp lữ hành cũng đóng góp một phần quan trọng trong việc thu hút khách du lịch tới ba địa phương và thúc đẩy du lịch ba tỉnh phát triển. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh hợp tác trên một số lĩnh vực như mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng, trao đổi kinh nghiệm quản lý phát triển du lịch giữa Phú Thọ với các thành phố lớn có tiềm năng du lịch như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế, Cần Thơ và nhiều tỉnh thành trong cả nước, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển du lịch. Điều này có ý nghĩa rất lớn cho việc phát triển du lịch văn hóa và thúc đẩy các hoạt động kinh tế cho cả hai phía. Mối quan hệ hợp tác giữa các địa phương có tính chất hai chiều, bổ sung tạo điều kiện để cùng nhau khai thác tiềm năng thế mạnh phát triển du lịch của từng địa phương, khu vực. Cần phải tăng cường hơn nữa sự hợp tác, phối hợp về bảo vệ giá trị di sản lễ hội, tuyên truyền, quảng bá cho du lịch, nhất là du lịch văn hóa - tiềm năng du lịch của Phú Thọ. Để thương hiệu "Du lịch về nguồn" ngày càng được khẳng định, cùng với việc quảng bá mạnh mẽ các hoạt động của chương trình ở trong và ngoài nước, cần có sự hợp tác xây dựng các tuyến, điểm du lịch đặc sắc, thực sự hấp dẫn của Phú Thọ, của ba tỉnh: Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai và các tuyến du lịch liên tỉnh khác tạo nên một thương hiệu mạnh trong du lịch văn hoá. 3.2.9. Các giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch văn hóa Trong những năm qua, hoạt động du lịch văn hóa của tỉnh Phú Thọ đã bước phát triển mạnh mẽ về quy mô và chất lượng. Mặc dù dội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước, quản lý doanh nghiệp, đội ngũ lao động trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ được bổ sung và từng bước trưởng thành, nhưng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, hoạt động trên lĩnh vực văn hoá và du lịch... chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Vẫn còn tồn tại sự chênh lệch, chưa đồng bộ về chất lượng lao động giữa các điểm du lịch, các địa phương và các cơ quan kinh doanh du lịch thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Chất lượng lao động ở các trung tâm du lịch, ở các cơ sở kinh doanh với nước ngoài cơ bản đạt yêu cầu. Chất lượng lao động ở các cơ sở kinh doanh của tư nhân nhìn chung còn yếu, còn thiếu về chuyên môn, nghiệp vụ, chất lượng phục vụ du lịch hạn chế. Đào tạo nguồn nhân lực du lịch văn hoá là chìa khóa để phát triển du lịch. Du lịch là ngành kinh tế - dịch vụ, là một ngành có giá trị gia tăng phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng lao động. Đối tượng phục vụ của ngành là khách du lịch. Thành phần của khách du lịch rất đa dạng. Họ có trình độ học vấn khác nhau, nghề nghiệp khác nhau, địa vị xã hội khác nhau, thuộc nhiều độ tuổi khác nhau, từ nhiều nền văn hóa khác nhau nên nhu cầu dịch vụ cũng khác nhau. Chất lượng lao động dịch vụ du lịch phụ thuộc vào các tiêu chuẩn sức khỏe, đạo đức, hình thức, tay nghề, trình độ chuyên môn và đặc biệt là khả năng ứng xử. Chất lượng lao động trong ngành du lịch được đánh giá từ phía khách du lịch là chính. Du lịch lễ hội đòi hỏi yếu tố con người, nguồn nhân lực phục vụ cho mọi công đoạn của chu trình du lịch văn hoá lễ hội một phẩm chất riêng, vừa phải am hiểu văn hoá, vừa phải am hiểu du lịch. Đối tượng khách du lịch lễ hội cũng rất đa dạng phong phú, họ chủ yếu có nhu cầu tìm hiểu, khám phá văn hoá. Do vậy, cần phải đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên có đầy đủ nghiệp vụ, tố chất làm du lịch văn hoá, họ là cầu nối giữa du khách và dân bản địa, cầu nối giữa kho tàng văn hóa với nhu cầu tìm hiểu khám phá văn hoá của du khách: “Đội ngũ hướng dẫn viên phải qua các kênh thông tin tìm hiểu cụ thể nội dung và các hình thức thể hiện trong lễ hội để hướng dẫn cho du khách làm nổi bật các giá trị nhiều mặt của lễ hội, tạo sự thích thú, say mê, khám phá cho các đối tượng khách” [62, tr.300]. Cần có chính sách và kế hoạch đào tạo đội ngũ các bộ quản lý các hoạt động văn hoá, du lịch, có chính sách ưu tiên cán bộ để đào tạo, tu nghiệp ở nước ngoài, đồng thời mở các lớp đào tạo trong nước, các hệ đào tạo ngắn hạn, dài hạn phù hợp với nhu cầu người học và nghề đào tạo như quản lý- Vận tải hành khách, cán bộ hướng dẫn viên, nhân viên khách sạn, nghiệp vụ lễ tân… Chú trọng đào tạo tập trung trình độ đại học, sau đại học đối với đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý bảo tồn văn hoá và hoạt động du lịch ở cấp huyện và cấp tỉnh. Đối với cán bộ địa phương cần tổ chức các đợt tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ tổ chức quản lý lễ hội truyền thống. đối với đội ngũ công chức cấp xã, nơi có tổ chức lễ hội truyền thống và các hoạt động văn hoá, du lịch. ưu tiên tuyển dụng công chức văn hoá xã hội có trình độ Cao đẳng, Đại học về chuyên ngành văn hoá hoặc du lịch. Ngành Văn hoá - Thể thao - Du lịch chủ động tổ chức tập huấn cho cán bộ chủ chốt xã, phấn đấu 100% cán bộ chủ chốt các xã, thị trấn được tập huấn nghiệp vụ quản lý di tích lễ hội và các nghiệp vụ văn hoá khác … Về cơ sở đào tạo và nội dung đào tạo cần phải được quy hoạch, bố trí bổ sung cho phù hợp đáp ứng yêu cầu hiện đại. Bổ sung, thành lập mới khoa nghiệp vụ du lịch tại trường Đại học Hùng Vương. Quy hoạch nâng cấp trường văn hoá nghệ thuật tỉnh Phú Thọ thành trường Cao đẳng Văn hoá nghệ thuật và Du lịch. Đào tạo đội ngũ giáo viên, giảng viên có trình độ Thạc sỹ, Tiến sỹ về văn hoá và du lịch để đáp ứng yêu cầu đội ngũ giảng viên tại trường Đại học Hùng Vương và Cao đẳng Văn hoá nghệ thuật và Du lịch Phú Thọ. Cần phải nghiên cứu tăng cường giáo dục học sinh phổ thông bằng chương trình ngoại khoá, cho các em học sinh tham quan, chứng kiến các lễ hội truyền thống, các di tích lịch sử văn hoá, di tích khảo cổ để bồi dưỡng kiến thức lịch sử, nhận thức được giá trị của nền văn hoá cội nguồn, lịch sử truyền thống cha ông. Để có nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch, cần dự báo nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng lao động. Nó là cơ sở đầu tiên để các cơ sở xây dựng mục tiêu và chương trình đào tạo, nội dung và đặc điểm phương thức đào tạo. Nếu đào tạo không dựa trên nhu cầu như đào tạo kỹ năng quản lý, đào tạo lao động phục vụ (lễ tân, buồng bàn, bar, bếp...), không chú ý tới đặc điểm của tài nguyên du lịch của vùng miền, thì sẽ dễ dẫn đến lãng phí trong đào tạo và tạo nên mất cân đối cung cầu nguồn nhân lực. Bên cạnh kiến thức và trình độ chuyên môn, cần tập trung đào tạo về văn hóa ứng xử. Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất để phát triển du lịch một cách bền vững. Phong cách giao tiếp ứng xử, tiếp xúc với du khách cũng sẽ trở thành một sản phẩm du lịch đặc thù. Sản phẩm này có mặt trong mọi chương trình, mọi công đoạn của chu trình kinh doanh du lịch. Tiểu kết chương 3 1.Từ những đặc điểm và lợi thế của tỉnh Phú Thọ, xác định du lịch văn hoá là một ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cụ thể là du lịch lễ hội truyền thống, lấy lễ hội Đền Hùng làm trung tâm để phát triển các điểm, tuyến du lịch xung quanh. Từ lợi thế của nền văn hoá cội nguồn kết hợp với du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng Phú Thọ có thể tạo nên một chương trình du lịch bổ ích phù hợp với mọi đối tượng du khách. Để phát huy được lợi thế và hoạt động du lịch lễ hội có hiệu quả, hoạt động bảo tồn phát huy các giá trị của di sản lễ hội cần phải đặt trong mối quan hệ liên ngành, liên vùng trong khu vực và cả nước để phát triển. 2. Trong phát triển du lịch của lễ hội, vấn đề quy hoạch phải đặt lên hàng đầu. Vấn đề đặt ra là quy hoạch và thực hiện quy hoạch phải được tiến hành đảm bảo đồng bộ, khoa học và hiệu quả, từ việc kiểm kê, rà soát quy hoạch các lễ hội cần phải bảo tồn, phục dựng, phát huy để gắn với hoạt động du lịch, đến việc quy hoạch các điểm, tuyến, khu du lịch, quy hoạch hệ thống giao thông hạ tầng kỹ thuật các khu du lịch, và các yếu tố khác có liên quan. Quy hoạch là cơ sở để xác định phân bổ và cân đối ngân sách nhà nước, ngân sách từ việc xã hội hoá nhằm thực hiện quy hoạch, đúng giai đoạn, đúng chu kỳ một cách cụ thể và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh và của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 3. Trong hoạt động du lịch lễ hội, du lịch nhân văn, phải tăng cường tự quản lý của Nhà nước và sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, đoàn thể, các địa phương để đảm bảo môi trường văn hoá trong hoạt động du lịch lễ hội. Khi lễ hội truyền thống được gắn kết với hoạt động du lịch các yếu tố kinh tế và yếu tố thị trường dễ dàng làm tổn thương đến lễ hội, làm biến dạng hoặc phai nhạt bản sắc lễ hội truyền thống. Do vậy, việc tăng cường quản lý của Nhà nước trong hoạt động du lịch lễ hội phải tránh được tình trạng "thương mại hoá" lễ hội và tránh biến dạng, mất bản sắc lễ hội. Việc phát triển du lịch phải đi đôi với đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, giữ gìn thuần phong mỹ tục, tập quán và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Kết luận Phú Thọ là mảnh đất cội nguồn của dân tộc, mảnh đất phát tích, là kinh đô xưa của các Vua Hùng dựng nước, nơi có đậm đặc các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể đặc sắc và phong phú. Lễ hội Đền Hùng và các lễ hội truyền thống của tỉnh Phú Thọ rất phong phú và mang nét đặc trưng của một vùng đất cổ xưa với một nền văn minh lúa nước, các lễ hội truyền thống đều phản ánh cuộc sống sinh hoạt thời Hùng Vương, phản ánh phong tục tập quán và nếp sống của cư dân nông nghiệp vùng đồng bằng châu thổ bắc bộ. Các lễ hội truyền thống vùng đất Tổ chủ yếu gắn với thời đại Hùng Vương và lịch sử thời đại các Vua Hùng tạo thành một không gian lễ hội, không gian văn hoá Hùng Vương khá rộng lớn và mang tính đặc trưng độc đáo riêng biệt, trở thành một nguồn tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị đặc biệt, trung tâm là lễ hội Đền Hùng và khu di tích lịch sử Đền Hùng. Ngoài ra các lễ hội khác cùng với hệ thống di sản văn hoá vật thể đình, đền, chùa, các công trình kiến trúc, các cảnh quan môi trường sinh thái tự nhiên phân bố đều trên toàn tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch nhân văn, du lịch lễ hội cội nguồn mà không có bất cứ nơi nào ở Việt Nam có được. Năm 2007 khi Quốc hội quyết định ngày 10/3 âm lịch hàng năm, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ và lễ hội Đền Hùng được coi là Quốc lễ thì lễ hội Đền Hùng trong tâm thức nhân dân lại càng tăng lên mạnh mẽ. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch lễ hội phát triển. Từ các yếu tố thuận lợi đó du lịch lễ hội cội nguồn sẽ trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Phú Thọ. Trong hệ thống tài nguyên nhân văn để phục vụ du lịch ở Phú Thọ thì lễ hội truyền thống là tài nguyên phong phú và đặc sắc, chiếm ưu thế nhất. Luận văn đã phân tích đề cập đến mối quan hệ và sự tác động qua lại tương hỗ thúc đẩy sự phát triển của lễ hội truyền thống đối với du lịch và tác động trở lại của du lịch đối với lễ hội truyền thống. Thực chất đây là một biểu hiện, một dạng cụ thể của mối quan hệ giữa kinh tế và văn hoá. Qua đó luận văn tiếp tục khẳng định văn hoá không phải là cái đuôi của kinh tế mà văn hoá là động lực, là mục tiêu của sự phát triển kinh tế- xã hội, văn hoá là sự điều tiết cho phát triển, khẳng định vai trò to lớn của lễ hội truyền thống, của di sản văn hoá đối với phát triển kinh tế. Đây là chức năng mới, giá trị mới của lễ hội truyền thống nói riêng và di sản văn hóa nói chung trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Mối quan hệ tác động qua lại giữa lễ hội truyền thống và du lịch là mối quan hệ biện chứng, là khách quan tất yếu trong một xã hội phát triển và mở cửa hội nhập. Từ quá trình nghiên cứu phân tích giá trị mối quan hệ biện chứng giữa lễ hội truyền thống và du lịch, từ thực tiễn quá trình theo dõi nghiên cứu khảo sát thực tế, việc bảo tồn các lễ hội truyền thống và các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, tác giả rút ra nhận định là việc bảo tồn các di sản văn hoá nói chung và lễ hội truyền thống nói riêng càng tốt và tạo nên giá trị đặc sắc bao nhiêu thì sự phát triển của ngành du lịch càng thuận lợi bấy nhiêu. Như vậy muốn phát triển du lịch lễ hội, du lịch nhân văn thì phải chăm lo tốt việc bảo tồn các di sản văn hóa cả vật thể và phi vật thể, tạo nên một giá trị văn hoá đặc sắc độc đáo. Bản chất của du lịch nhân văn, du lịch lễ hội là sự tìm hiểu, khai thác, khám phá văn hoá. Do vậy lễ hội càng độc đáo, đặc sắc thì giá trị càng lớn, quá trình khám phá khai thác càng thú vị hấp dẫn. Ngược lại nếu không bảo tồn tốt lễ hội truyền thống, để cho lễ hội truyền thống bị mai một, thất truyền hoặc phai nhạt, biến dạng mất bản sắc thì không còn giá trị cho hoạt động du lịch. Du lịch là môi trường để lễ hội truyền thống được bảo tồn và phát huy giá trị, đồng thời lễ hội truyền thống là tài nguyên du lịch to lớn và có giá trị cho phát triển du lịch bền vững. Để bảo tồn phát huy tốt giá trị của các lễ hội truyền thống và phát triển du lịch, cần phải có kế hoạch quy hoạch chi tiết cụ thể từng giai đoạn, xác định rõ mục tiêu và hệ thống giải pháp để bảo tồn phát huy giá trị của lễ hội truyền thống trong hoạt động du lịch. Trong đó đáng chú ý việc kiểm kê, phân loại, đánh giá các lễ hội truyền thống và xác định mục tiêu cần bảo tồn, xác định các lễ hội cần phục dựng và các giải pháp để phục dựng các lễ hội truyền thống đảm bảo tính nguyên bản của lễ hội đúng với những sáng tạo của nhân dân và sẽ được tồn tại trong môi trường cộng đồng, tránh tình trạng sân khấu hoá lễ hội làm cho lễ hội bị biến dạng mất bản sắc. Việc quy hoạch phát triển du lịch lễ hội cần kết hợp giữa các yếu tố tài nguyên du lịch nhân văn, lễ hội truyền thống kết hợp với các tài nguyên du lịch tự nhiên như môi trường sinh thái…tạo ra các tua, điểm du lịch hấp dẫn, phong phú hài hòa và đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, khám phá văn hoá kết hợp nghỉ dưỡng tham quan, thắng cảnh của du khách. Văn hoá là là sự nghiệp của toàn dân, do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý. Bên cạnh việc phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, cần phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong việc bảo tồn phát huy các giá trị của lễ hội truyền thống nói riêng và di sản văn hoá nói chung. Trong quá trình bảo vệ và phát huy các di sản văn hoá, cần huy động sự tự giác tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân, nhân dân phải là người làm chủ thực sự của toàn bộ hệ thống di sản văn hoá, đồng thời nâng cao nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư khi tổ chức du lịch lễ hội. Việc bảo vệ phát huy các di sản văn hoá và lễ hội truyền thống phải có sự hợp tác quốc tế, góp phần bảo vệ tốt các di sản, nghiên cứu ứng dụng khoa học vào việc nghiên cứu bảo vệ di sản và góp phần quảng bá hình ảnh đất nước con người Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời trao đổi thông tin và kinh nghiệm trong việc bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hoá. Có thể nói rằng hoạt động bảo tồn phát huy giá trị của các lễ hội truyền thống để phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đang là vấn đề đặt ra cho cả công tác bảo vệ phát huy giá trị lễ hội và công tác phát triển ngành du lịch. Những kết quả và thành tựu trong công tác bảo tồn di sản lễ hội của tỉnh Phú Thọ và định hướng phát triển du lịch trong thời gian qua đang là kinh nghiệm bước đầu cho việc quy hoạch xây dựng phát triển du lịch Phú Thọ. Với định hướng xây dựng ngành du lịch Phú Thọ thành ngành kinh tế mũi nhọn và xác định du lịch Phú Thọ là du lịch về cội nguồn, lấy Thành phố Việt Trì, lễ hội Đền Hùng làm trung tâm, Thành phố Việt Trì là "Thành phố lễ hội” việc phát triển "Du lịch lễ hội về nguồn” của Phú Thọ sẽ đóng góp cho qúa trình xây dựng và phát triển kinh tế của tỉnh và đất nước, đồng thời góp phần bảo vệ giữ gìn truyền thống văn hoá dân tộc, khối tài sản vô giá mà cha ông để lại. Danh mục công trình đã công bố của tác giả 1. Nguyễn Đắc Thủy (2009), "Bảo tồn và phát huy di sản lễ hội để phát triển du lịch ở tỉnh Phú Thọ hiện nay", Tạp chí Thông tin Văn hoá và phát triển, (21), tr.66- 69. 2. Nguyễn Đắc Thủy (2009), "Di sản văn hoá lâm thao trong phát triển kinh tế - xã hội", Báo Phú Thọ cuối tuần, ngày 15-8-2009. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Đào Duy Anh (1951), Hán Việt từ điển, Nxb Minh Tân, Pari-Pháp. 2. Đào Duy Anh (2000), Việt Nam văn hoá sử cương, Nxb Văn học - nghệ thuật, Hà Nội. 3. Ngô Kim Anh (2000), "Quan hệ du lịch - Văn hoá và triển vọng Ngành du lịch Việt Nam", Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, (2). 4. Trịnh Lê Anh (2005), "Môi trường - xã hội- nhân văn và vấn dề phát triển du lịch bền vững", Tạp chí Du lịch Việt Nam, (3). 5. Toan ánh (2005), Nếp cũ hội hè đình đám, Nxb Trẻ, Hà Nội. 6. Nguyễn Bá (2004), "Để Du lịch Sa Pa phát triển bền vững", Tạp chí Kinh tế và dự báo, (8). 7. Nguyễn Chí Bền (2005), "Di sản văn hoá Việt Nam đang ở tình trạng báo động đỏ", Báo Lao động cuối tuần ngày, 19/6/2005. 8. Trương Quốc Bình (2002), "Vai trò của di sản văn hoá với sự phát triển của du lịch Việt Nam", Tạp chí Du lịch Việt Nam, (3). 9. Nguyễn Thái Bình (2002), "Phát triển du lịch với nguồn tài nguyên nhân văn", Tạp chí Du lịch Việt Nam, (12). 10. G.Cazes - R.Lan Quar - Y. Raynouard (2005), Quy hoạch du lịch, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 11. Đoàn Minh Châu (2004), Cấu trúc của lễ hội đương đại (trong mối liên hệ với cấu trúc của lễ hội truyền thống của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ), Luận án Tiến sĩ lịch sử văn hoá và nghệ thuật, Viện Văn hoá thông tin, Hà Nội. 12. Đoàn Văn Chúc (1994), Những bài giảng về văn hoá, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội. 13. Đoàn Văn Chúc (2004), Văn hoá học, Viện Văn hoá và Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội. 14. Thiều Chửu (1999), Hán - Việt từ điển, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 15. Công ty Cổ phần Hợp tác truyền thông Việt Nam (2005), Phú Thọ chào đón bạn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 16. Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2008), Niên giám thống kê 2007 tỉnh Phú Thọ, Nxb Thống kê, Hà Nội. 17. Lê Đức Cương (2004), "Du lịch văn hoá và giảm nghèo", Tạp chí Du lịch Việt Nam, (7). 18. Phạm Đức Dương (2000), Văn hoá Việt Nam trong bối cảnh văn hoá Đông Nam á, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội. 19. Đảng bộ tỉnh Phú Thọ (2005), Văn kiện Đại hội Đảng bộ lần thứ XII, Phú Thọ. 20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Nghị quyết Trung ương khoá VIII. 21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Kết luận Hội nghị lần thứ X Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX. 22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 23. Nguyễn Đức Đạm (2002), "Phát triển và Hội nhập quốc tế", Tạp chí Du lịch Việt Nam, (7), tr.10. 24. Phạm Duy Đức (2006), Thách thức của văn hoá Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Văn hoá Thông tin - Viện Văn hoá, Hà Nội. 25. Phạm Duy Đức (chủ biên) (2008), Quan điểm chủ chủ nghĩa Mác - Lênin về văn hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 26. Nguyễn Quang Đức (2004), "Lào Cai điểm đến của doanh nhân và du khách", Tạp chí Kinh tế và dự báo, (8). 27. Lê Quý Đức (chủ biên) (2005), Vai trò của văn hoá trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng, Nxb Văn hoá Thông tin và Viện Văn hoá, Hà Nội. 28. Lê Quý Đức (1998), “Di sản văn hoá nhìn từ góc độ kinh tế”, Tạp chí Văn hoá dân gian, ( 2), tr.7-14. 29. Cao Đức Hải (2000), “Suy nghĩ về việc phát triển lễ hội dân gian trở thành ngày Hội văn hoá du lịch địa phương", Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, (4). 30. Lê Hoà (2002), "Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo tồn di sản văn hoá", Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, (5), tr.16. 31. Hội đồng Bộ trưởng (1991), "Báo cáo của chủ tịch Võ Văn Kiệt, tại kỳ họp thứ X Quốc hội khoá VIII", Báo Nhân dân, ngày 11/12/1991. 32. Nguyễn Mạnh Hùng (2005), "Thấy gì qua việc tổ chức các lễ hội văn hoá du lịch", Tạp chí Du lịch Việt Nam, (3). 33. Võ Phi Hùng (2002), "Phát huy thế mạnh du lịch lễ hội", Tạp chí Du lịch Việt Nam, (7). 34. Đỗ Huy (2005), Văn hoá và phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 35. Nguyễn Văn Huyên - Dương Huy Thiện (1992), “lễ hội ở một làng quê đất Tổ”, Tạp chí Văn hoá dân gian, (1). 36. Huyện uỷ - Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân huyện Lâm Thao (2008), Địa chí văn hoá dân gian Lâm Thao, Lâm Thao. 37. Đặng Cảnh Khanh (1999), Các nhân tố phi kinh tế xã hội học về sự phát triển, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 38. Phan Khanh (1992), Bảo tàng di tích lễ hội. Vấn đề bảo vệ di sản văn hoá dân tộc, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội. 39. Đinh Gia Khánh (1985), "ý nghĩa xã hội văn hoá của Hội lễ dân gian", Tạp chí Văn hoá dân gian, (3). 40. Đinh Gia Khánh - Lê Hữu Tầng (chủ biên) (1993), lễ hội dân gian truyền thống trong thời hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 41. Đinh Gia Khánh (2000), "Hội lễ dân gian và sự phản ánh những truyền thống của dân tộc", Tạp chí Văn hoá dân gian, (2), tr.7-12. 42. Vũ Ngọc Khánh (1993), lễ hội cổ truyền trong quá trình thích nghi với đời sống xã hội hiện đại và tương lai, Trong cuốn "lễ hội truyền thống đời sống xã hội hiện đại", Đinh Gia Khánh, Lưu Hữu Tầng (chủ biên), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 43. Đinh Trung Kiên (2006), Một số vấn đề về du lịch Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 44. Nguyễn Phương Lan (2007), "Chính sách bảo tồn, khai thác tài nguyên du lịch lễ hội", Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, (8). 45. Nguyễn Quang Lê (2001), Khảo sát thực rạng văn hoá lễ hội truyền thống của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 46. Lê Hồng Lý (2006), "Khai thác các giá trị văn hoá và lễ hội truyền thống ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long phục vụ phát triển du lịch", Tạp chí Văn hoá dân gian, (2), tr.38. 47. C.Mác (1962), Bản thảo kinh tế triết học năm 1844, Nxb Sự thật, Hà Nội. 48. Trần Thị Tuyết Mai (2005), "lễ hội bơi chải Bạch Hạc trong đời sống cộng đồng", Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, (4). 49. Lê Thị Tuyết Mai (2006), Du lịch lễ hội Việt Nam, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội. 50. Trần Bình Minh (2009), "Tổ chức quản lý lễ hội cổ truyền hiện nay", Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, (2). 51. Ngô Quang Nam - Xuân Thiêm (1986), Địa chí Vĩnh Phú - Văn hoá dân gian vùng đất Tổ, Sở Văn hoá thông tin thể thao Vĩnh Phú. 52. Phạm Xuân Nam (1998), Văn hoá vì phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 53. Phạm Quang Nghị (2002), "lễ hội và ứng xử của người làm công tác quản lý lễ hội hiện nay", Tạp chí Cộng sản, (33). 54. Trần Nhạn (1995), Du lịch và kinh doanh du lịch, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội. 55. Phan Đăng Nhật (1993), "Văn hoá dân gian và sự nghiệp phát triển đất nước", Tạp chí Văn hoá dân gian, (2). 56. Phan Đăng Nhật (2000), "Du lịch Hội lễ tiềm năng và hiện thực khả thi", Tạp chí Du lịch Việt Nam, (3), tr.28. 57. Nguyễn Hồng Phong (1959), Xã thôn Việt Nam, Nxb Văn sử địa, Hà Nội. 58. Đỗ Lan Phương (2001), "Truyền thuyết và lễ hội Chử Đồng Tử với du lịch Châu Giang- Hưng Yên", Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, (10). 59. Hồ Hữu Phước (2004), "Phát triển cơ sở hạ tầng đô thị du lịch và vai trò của Nhà nước", Tạp chí Kinh tế và dự báo, (10). 60. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật Di sản văn hoá và nghị định hướng dẫn thi hành, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 61. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Du lịch, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 62. Dương Văn Sáu (2004), lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội. 63. Dương Văn Sáu (2007), "Tổ chức các hoạt động trong lễ hội du lịch", Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, (5). 64. Đặng Đức Siêu (1993), Vấn đề kế thừa di sản văn hoá trong sự nghiệp phát triển đất nước, "Mấy vấn đề về văn hoá và phát triển văn hoá ở Việt Nam hiện nay", Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 65. Bùi Hoài Sơn (2003), "lễ hội chọi trâu trong phát triển văn hoá Đồ Sơn", Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, (4). 66. Bùi Hoài Sơn (2006), "Tổ chức và quản lý lễ hội truyền thống hiện nay", Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, (6). 67. Sở Giáo dục Hà Nội (2005), Giáo trình tổng quan du lịch, Nxb Hà Nội. 68. Sở Văn hoá Thông tin - Hội Văn nghệ dân gian Phú Thọ (2007), Về miền lễ hội cội nguồn dân tộc Việt Nam, quyển 1. 69. Sở Văn hoá - Thông tin - Thể thao Phú Thọ (2001), Tuyển tập văn nghệ dân gian đất tổ, tập 2. 70. Lê Văn Thanh Tâm (1997), lễ hội trong đời sống xã hội hiện đại ở thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ văn hoá học, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội. 71. Trần Đức Thanh (2000), Nhập môn khoa học du lịch, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 72. Ngô Đức Thịnh (2001), "Những giá trị của lễ hội cổ truyền trong đời sống xã hội hiện nay", Tạp chí Văn học nghệ thuật, (3). 73. Ngô Đức Thịnh (2007), Về tín ngưỡng và lễ hội cổ truyền, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội. 74. Ngô Đức Thịnh (2007), Môi trường tự nhiên, xã hội và văn hoá của lễ hội cổ truyền người việt ở Bắc Bộ, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội. 75. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định số 99/2008/QĐ/TTg ngày 14/7/2008 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020. 76. Trần Mạnh Thường (2005), Việt Nam văn hoá và du lịch, Nxb Thông tấn, Hà Nội. 77. Lưu Trần Tiêu (2002), "Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá Việt Nam", Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, tr.25-30. 78. Lê Ngọc Tòng (2004), Một số nghiên cứu bước đầu về kinh tế học văn hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 79. Lưu Minh Trị (2004), Danh thắng, di tích và lễ hội truyền thống, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. 80. Nguyễn Anh Tuấn (2007), Đi tìm dấu tích kinh đô Văn Lang, Sở Văn hoá thông tin Phú Thọ xuất bản. 81. Lê Thị Nhâm Tuyết (1985), "Nghiên cứu về Hội làng cổ truyền của người Việt", Tạp chí Văn hoá dân gian, (1). 82. Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (2006), Báo cáo quy hoạch điều chỉnh phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ (giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến 2020. 83. Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (2009), Quy hoạch phát triển văn hoá tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, Phú Thọ. 84. Uỷ ban Quốc gia về thập kỷ thế giới phát triển văn hoá (1992), Thập kỷ thế giới phát triển văn hoá, Hà Nội. 85. UNESCO (1972), Công ước về việc bảo vệ di sản văn hoá và tự nhiên của thế giới, www.nea.gov.vn/luat. 86. UNESCO (2003), Di sản văn hoá phi vật thể, www.unesco.org/cuture. 87. UNESCO (2003), Công ước về bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể, Pari ngày17/10/2003. 88. Hoàng Vinh (1997), Một số vấn đề về bảo tồn và phát triển di sản văn hoá dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 89. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam - Viện Ngôn ngữ học (1992), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển ngôn ngữ, Hà Nội. 90. Viện Khảo cổ học - Sở Văn hoá Thông tin - Thể thao Phú Thọ (2001), Tìm hiểu văn hoá Phùng Nguyên, Kỷ yếu Hội thảo 40 năm phát hiện và nghiên cứu văn hoá Phùng Nguyên. 91. Lê Trung Vũ (1989), "lễ hội mùa xuân vùng đất Tổ", Tạp chí Văn hoá dân gian, (2). 92. Lê Trung Vũ (2002), lễ hội cổ truyền, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 93. Trần Quốc Vượng (1986), "lễ hội một cái nhìn tổng thể", Tạp chí Văn hóa dân gian, (1). 94. Nguyễn Khắc Xương (1990), "lễ hội Hùng Vương và lịch sử một Hội lễ", Tạp chí Văn hoá dân gian, (2). Mục lục Trang Mở đầu 1 Chương 1: Vai trò của di sản lễ hội đối với phát triển du lịch 8 1.1. Quan niệm về di sản văn hoá lễ hội và du lịch 8 1.2. Giá trị của lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện nay 25 1.3. Mối quan hệ biện chứng giữa lễ hội và du lịch 34 Chương 2: Thực trạng bảo tồn và phát huy vai trò của di sản lễ hội để phát triển du lịch ở tỉnh Phú Thọ hiện nay 41 2.1. Đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh Phú Thọ 41 2.2. Thực trạng bảo tồn và phát huy di sản lễ hội để phát triển du lịch ở tỉnh Phú Thọ 54 Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy di sản lễ hội để phát triển du lịch ở tỉnh Phú Thọ hiện nay 93 3.1. Phương hướng chung 93 3.2. Hệ thống giải pháp 95 Kết luận 129 danh mục các công trình của tác giả đã công bố 132 Danh mục tài liệu tham khảo 133 phụ lục 140 Danh mục các chữ viết tắt trong luận văn GS : Giáo sư PGS : Phó giáo sư TSKH : Tiến sĩ khoa học UNESCO : Tổ chức Khoa học, giáo dục và văn hoá của Liên Hiệp quốc XHCN : Xã hội chủ nghĩa Danh mục các bảng Trang Bảng 2.1: Cơ cấu kinh tế của tỉnh Phú Thọ trong những năm qua 45 Bảng 2.2: Lễ hội truyền thống trên vùng đất Phú Thọ chia theo mùa 62 Bảng 2.3: Thống kê các lễ hội truyền thống ở Phú Thọ gắn với di tích 63 Bảng 2.4: Thống kê sự phát triển của cơ sở kinh doanh khách sạn du lịch và doanh thu từ năm 2003 -2007 85

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Bảo tồn và phát huy di sản lễ hội để phát triển du lịch ở phú thọ hiện nay.pdf
Luận văn liên quan