Nước ta có một hệ thống pháp luật khá đầy đủ và đồng bộ, trong đó có cả một
ngành luật về kinh tế quy định quyền và nghĩa vụ pháp lí của các cá nhân, đơn vị kinh
tế. Một trong số đó là trách nhiệm bảo vệ MTST. Đồng thời có các cơ quan, tổ chức
thực hiện, thi hành pháp luật: toà án, cảnh sát .Bảo đảm pháp luật được nghiêm
minh.
16 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2825 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Biện pháp phù hợp để vẫn phát triển kinh tế vừa phả bảo vệ môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Biện pháp phù hợp để vẫn phát triển
kinh tế vừa phả bảo vệ môi trường
Lời mở đầu
Sau nhiều năm thực hiện chính sách đổi mới của dảng và nhà nước, nền kinh tế
của chúng ta đang phát triển một cách mạnh mẽ. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu
chúng ta đang dần chuyển mình trở thành một nước công nghiệp, đời sống nhân dân
ngày một nâng cao.Song mặt trái của sự phát triển kinh tế đó là làm ô nhiễm môi
trường bởi các chất thải công nghiệp, nhà ở, ý thức người dân.v...v.. do vậy vấn đề
phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái là một đề tài được nhiều nhà khoa học
nghiên cứu và đối với nước ta nó trở thành một vấn đề nghiêm trọng cần giải quyết
hợp lý
Hiện nay những chất thải của các nhà máy các xí nghiệp v…vvv đang làm ô
nhiễm bầu không khí những căn bệnh ung thư viêm đường hô hấp ngày càng tăng, hơn
thế nữa là các trận sóng thần, hiện tượng nóng lên của trái đất đã cướp đI bao nhiêu
sinh mạng hàng vạn người mà lỗi không ai khác đó chính là do con người gây ra.
Chúng ta chỉ vì lợi ích cá nhân mà thờ ơ với môi trường đã gây ra một hậu quả vô
cùng khủng khiếp
Môi trường và kinh tế chúng là hai pham trù khác nhau nhưng chúng lại có mối
quan hệ khăng khít với nhau,chúng đều phục vụ lợi ích của con người nhưng chúng là
hai mặt của một vấn đề, do vậy chúng ta không chỉ quan tâm đến môi trường mà thờ ơ
với kinh tế & ngược lại ,chúng ta phả phát triển kinh tế kết hợp với bảo vệ môi trường.
Hiện nay thế giới đang tìm ra nguồn năng lượng mới, sạch hơn, cung cấp nhiều năng
lượng hơn mà không gây ô nhiễm môi trường như: năng lượng hidro,điện năng , năng
lượng nguyên tử,năng lượng mặt trời… để thay thế cho những năng lượn cũ đang gây
tổn hại đến môi trường .
ở nước ta hiện nay với sự bùng nổ về dân số, tốc độ đô thị hoá nhanh , người
dân chưa có ý thức bảo vệ môi trường của chúng ta đang trong tình trạng báo đông .Do
vậy nhà nước cần có những biện pháp phù hợp để vẫn phát triển kinh tế vừa phả bảo
vệ môi trường
I. Quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái ở nước
ta hiện nay
Ngay từ những buổi đầu chập chững tới trường các thầy cô giáo đã truyền thụ
cho ta tình yêu quê hương, đất nước cũng như yêu lấy môi trường sống quanh mình.
Ta đã được nghe nhắc tới các cụm từ : kinh tế, phát triển kinh tế, sinh thái , bảo vệ
môi trường sinh thái. Vậy hiểu một cách khoa học các khái niệm trên như thế nào?
1.Một số khái niệm cơ bản.
a. Kinh tế và sự phát triển kinh tế.
Thuật ngữ “kinh tế” ra đời từ rất sớm trong lịch sử. Những người đầu tiên đi sâu
vào nghiên cứu kinh tế phải kể đến William Petty, Adam Smith, DavidRicacdo….Họ
đã đưa ra những suy nghĩ, quan niệm khác nhau về phát triển kinh tế . Mãi đến khi chủ
nghĩa Mac_Lênin ra đời ta mới có cái nhìn tổng quát về phát triển kinh tế.
Quan điểm biện chứng trong triết học Mac_Lênin xem xét phát triển là một quá
trình tiến lên từ thấp đến cao. Quá trình này vừa dần dần, vừa nhảy vọt đưa tới sự ra
đời của cái mới thay thế cái cũ. Đó là xu hướng phát triển nói chung còn phát triển
kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự hoàn thiện cơ cấu thể chế kinh tế và
nâng cao chất lượng cuộc sống hay là sự vận động đi lên của nền kinh tế. Nó được
đánh dấu bằng sự ra đời của các hình thức, các mối quan hệ kinh tế mới . Đây là một
khái niệm vô cùng rộng lớn bởi thế nào là nâng cao chất lượng cuộc sống? ở Việt
Nam hiện nay, nền kinh tế đang trên đà phát triển cuộc sống đang dần được cải thiện
tuy nhiên chưa cao do thu nhập thực tế của người dân còn thấp.
b. Môi trường sinh thái (MTST).
Ngày nay chúng ta thường được nghe nhiều đến các cụm từ :”bảo vệ MTST”,
“ô nhiễm MTST”, “khủng hoảng MTST”, “vấn đề MTST làvấn đề toàn cầu của thời
đại”…. Vậy thực chất của vấn đề sinh thái ngày nay là gì? Sinh thái theo tiếng Hy Lạp
là: “OIKOS “ nghĩa là nhà ở, nơi cư trú, sinh sống. thuật ngữ “sinh thái học” lần đầu
tiên được nhà sinh học người Đức E.Hecken đưa vào bài giảng khoa học vào năm
1866, trong công trình “ hình thái học toàn thể cơ thể”. Qua đó có thể đưa ra khái niệm
môi trường sinh thái như sau: “ môi trường sinh thái là bao gồm tất cả những điều kiện
xung quanh có liên quan tới sự sống của cơ thể”. Đối với con người MTST là tất cả
các điều kiện tự nhiên và xã hội, cả vô cơ và hữu cơ, có liên quan tới sự sống của con
người, sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Hiện nay vấn đề MTST mà con người đang tập trung nghiên cứu để tìm ra
phương án tối ưu giải quyết nó thực chất là vấn đề mối quan hệ giữa con người, xã hội,
và tự nhiên. Và ở nước ta cũng vậy con người cùng với quá trình phát triển kinh tế đã
và đang tác động sâu sắc tới môi trường sinh thái, do đó đảng và nhà nước đã có
những chủ trương, đường lối, chính sách thiết thực nhằm bảo vệ môi trường sinh thái.
Nếu như phát triển được đánh giá bởi sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ thì
bảo vệ lại là sự gìn giữ bảo tồn cái cũ tránh cho nó những tác động xấu đồng thời có
các biện pháp cải thiện nó cho phù hợp với nhu cầu của con người.
2. Quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái ở
nước ta hiện nay.
Biện chứng là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính chất gắn liền với sự tồn
tại, vận động của sự vật, hiện tượng. Đỉnh cao của phép biện chứng là phép biện chứng
duy vật do Mác và Ăngghen sáng lập vào những năm 40 của thế kỷ XIX trên cơ sở
một hệ thống những nguyên lý, những cặp phạm trù cơ bản, những quy luật phổ biến
phản ánh đúng đắn hiện thực.
Giữa phát triển kinh tế và bảo vệ MTST luôn có mối quan hệ tác động qua lại
với nhau, đó chính là mối quan hệ biện chứng bao gồm hai mặt thống nhất và mâu
thuẫn.
a. Sự thống nhất giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái ở nước
ta hiện nay.
Kinh tế là cái chủ quan còn môi trường sinh thái là cái vật chất tồn tại khách
quan. Tuy nhiên bảo vệ môi trường sinh thái lại phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của
con người. Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái thống nhất nhau về mục
đích trong quá trình phát của một chỉnh thể tự nhiên-xã hội.
Sự phát triển kinh tế sẽ cho chúng ta điều kiện tốt phát để bảo vệ môi trường
sinh thái. Điều này được thể hiện qua một số yếu tố sau:
Thứ nhất về tình trạng khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên: sự khác biệt giữa
các nước giầu và các nước nghèo ở chỗ đối với các nước giầu thì sự phát triển bền
vững phải gắn liền với việc giảm một một cách đáng kể mức độ tiêu dùng lãng phí về
năng lượng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác. Trong khi các nước nghèo lại ra
sức khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên để xuất thô. Tức là phát triển kinh tế làm
nâng cao chất lượng cuộc sống , nâng cao nhận thức của người dân, do đó lượng tài
nguyên bị khai thác giảm xuống, ý thức bảo vệ MTST của con người tăng lên. ở Việt
Nam hiện tưọng đốt lương làm rẫy đã giảm đáng kể.
Thứ hai về bầu khí quyển: Phát triển kinh tế làm cho con gnười có điều kiện tạo
ra những loại máy móc sản xuất ít gây ảnh hưởng đến môi trường và cả những máy
móc xử lí rác thải. Trước đây, trong những buổi đầucủa ngành công nhiệp dệt, lượng
bông lẫn trong không khí quá lớn đã làm cho các công nhân dệt bị lao phổi , ung thư
phổi…rất nhiều. Tác gia G.Lơndơn đã từng đề cập đến vấn đề này trong truyện ngắn
“kẻ bỏ đạo”. Nhưng cho đến nay không chỉ trong ngành dệt mà ở hầu hết các ngành
công nghiệp khác, công nhân đều được bảo vệ an toàn do máy móc trang thiết bị được
cải tiến. Đó là thành quả của việc phát triển kinh tế. Cũng như ở Việt Nam hiện nay đã
và đang có ngày càng nhiều máy móc xử lí rác thải . Các khu công nghiệp đã giảm
thiểu lượng khói độc bay vào khí quyển.
Thứ ba về môi trường nước: Phát triển kinh tế tạo điều kiện cho nguồn nước
được bảo vệ an toàn và ngược lại. Điều này được thể hiện ở tỷ lệ người dân được sử
dụng nước sạch ở nước ta trước đây và bây giờ. Kinh tế càng phát triển thì hệ thống xử
lý nước sạch càng hiện đại, rác thải trước khi đưa ra biển đã được xử lý do vậy đã hạn
chế phần nào sự ô nhiễm môi trường nước.
Việc phát minh và đưa vào sử dụng các máy móc trang thiết bị mới nhằm hạn
chế tối thiểu tác hại đến môi trường cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ MTST. Do vậy
xét trên một khía cnạh nào đó thì phát triển kinh tế đã tác động tích cực đến việc bảo
vệ MTST.
Ngược lại, MTST trong lành ổn định sẽ là điều kiện, cơ sở và động lực thúc đẩy
quá trình phát triển kinh tế bởi các lý do sau:
Một môi trường sinh thái an toàn có nghĩa là mọi người được khoẻ mạnh từ đó
sẽ làm việc tốt hơn cả trong lao động trí óc lẫn lao động chân tay. Khí hậu trong lành
làm con người thoải mái, hưng phấn trong công việc. Sức khoẻ tốt bảo đảm cho con
người điều kiện cần để hoàn thành công việc.
Bảo vệ MTST sẽ tạo ra một môi truờng sống ổn định bền vững. Nguồn tài
nguyên thiên nhiên được bảo vệ là cơ sở để thúc đẩy phát triển kinh tế. Hàng năm mỗi
một trận động đất, một cơn bão, một đợt lũ lụt đi qua đã cuốn biết bao cơ sở vật chất,
phá huỷ công sức xây dựng của nhân loại, tiêu tốn biết bao tiền của, vật chất để khắc
phục hậu quả. Những đợt lũ lụt ở miền Trung hàng năm đã tiêu huỷ hàng chục tỷ
đồng… Bảo vệ MTST tốt sẽ giảm thiểu tối đa các thiên tai, địch hoạ, từ đó đẩy nhanh
quá trình phát triển kinh tế.
Như vậy sự phát triển của xã hội chỉ đựơc coi là sự phát triển, sự tiến bộ đích
thực khi có sự kết hợp hài hoà giữa hai mục tiêu phát triển kinh tế và bảo vệ MTST. Vì
rằng thực tế đã cho thấy sự kiện môi trường bị phá hoại gây tổn thương cho nhân dân
hôm nay và mai sau, đã cung cấp thêm cơ sở để chúng ta phải suy nghĩ về cách đo sự
tiến bộ của mình.
b. Mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và bảo vệ MTST ở Việt Nam hiện nay.
Trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng hiện nay, nền kinh tế đang phát
triển một cách chóng mặt. Đó là điều thực sự đáng mừng. Tuy nhiên phát triển kinh tế
lại kéo theo nhiều hiểm hoạ về MTST nhất là ở Việt Nam.Đảng và nhà nước đã có chủ
trương đến năm 2020 nước ta trở thành một nước công nghiệp phát triển hiện đại,
nhưng cùng với quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá con người đang lạm dụng vào
tự nhiên, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến MTST.
Triết học Mac-Lênin đã chỉ ra rằng: mâu thuẫn là mối liên hệ tác động qua lại
giữa các mặt đối lập( tức là những yếu tố, những bộ phận, quá trình cóxu hướng trái
ngược nhau). Mâu thuẫn là cái khách quan vốn có trong sự vật, tuy nhiên mức độ của
mâu thuẫn lại phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Quá trình phát triển kinh
tế càng nhanh càng làm cho mức độ gây nhiễm MTST càng lớn và ngược lại. Đây
chính là mâu thuẫn phát sinh trong quá trình phát triển xã hội không những ở Việt
Nam mà còn trên toàn thế giới.
Phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay đồng nghĩa với việc làm suy giảm nguồn
tài nguyên thiên nhiên. Việt Nam là nước có rừng vàng biển bạc,chúng ta vẫn tự hào
như vậy nhưng lại chưa thực sự có ý thức bảo vệ lấy kho báu mà thiên nhiên ban tặng
cho mình. Là một quốc gia còn nghèo, kinh tế đang trên đà phát triển, muốn đẩy nhanh
tốc độ phát triển ta phải khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, đó là tất yếu. Muốn
phát triển công nghiệp cơ khí, luyện kim, chế tạo máy ta đã khai thác triệt để nguồn
khoáng sản trong lòng đất. Muốn phát triển công nghiệp dầu khí ta đã liên tục khai
thác dầu thô….và muốn phát triển nông nghiệp ta đã lạm dụng vào đất. Điều này là tất
nhiên bởi vì muốn phát triển sản xuất tất yếu phải có nguyên nhiên liệu, mà hiện nay
Việt Nam vẫn còn nghèo không có khả năng nhập khẩu nguyên liệu, càng không có đủ
kĩ thuật để tạo ra nguồn nguyên liệu mới. Do đó khai thác nguồn tài nguyên sẵn có là
phương pháp tối ưu cho việc phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên việc khai
thác với khối lượng quá lớn sẽ làm nguồn tài nguyên dần cạn kiệt bởi theo quy luật của
tự nhiên thì phải mất hàng nghìn hàng vạn năm nguồn tài nguyên mới mới lại được tái
tạo. Vì vậy cùng với việc phát triển kinh tế chúng ta đang gây hậu quả nghiêm trọng
cho MTST, quá trình bảo vệ MTST không được giữ vững ổn định.
Phát triển kinh tế làm bùng nổ phương tiện giao thông. ở Việt Nam hiện nay
lượng phương tiện tham gia giao thông , đặc biệt là xe máy gia tăng một cách chóng
mặt. Chính điều này đã gây ra tình trạng tắc nghẽn giao thông, Thải ra nhiều khí độc
hại (NO, CO…), tiếng ồn gây ô nhiễm môi trường không khí trầm trọng.
Phát triển kinh tế làm gia tăng các khu công nghiệp. Hàng năm các khu này thải
ra một lượng rác thải vô cùng lớn. Xong do nước ta còn nghèo vì vậy rác thải chưa
được xử lí điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới MTST. ở Phú Thọ hàng năm có
tới hàng trăm dân quanh khu vực nhà máy phân lân Lâm Thao bị mắc bệnh ung thư,
nguyên nhân là do nước ở đây bị ô nhiễm trầm trọng.
Hiện nay kinh tế nước ta đang trên đà phát triển. Điều đó được thể hiện qua cơ
cấu lao động trong kinh tế: Tỷ trọng lao động ngành công nghiệp và dịch vụ tăng,
nông nghiệp giảm. Khi dịch vụ phát triển đặc biệt là dịch vụ ăn uống, du lịch….thì
lượng rác thải sinh ra càng lớn, đi ngược lại vớichính sách bảo vệ MTST ở nước ta.
Ngược lại nếu như lúc nào chúng ta cũng chỉ chú ý đến việc bảo vệ MTST thì
nền kinh tế càng chậm phát triển. Bởi như trên đã nói nếu không khai thác tài nguyên
thiên nhiên thì chúng ta không có nguồn nguyên liệu đểphục vụ cho sản xuất. Nếu
không phát triển công nghiệp,dịch vụ thì nền kinh tế nước ta mãi là một nước nông
nghiệp chậm phát triển, kéo dài lịch sử.
Bởi vậy mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và bảo vệ MTSTởnước ta hiện nay là
mâu thuẫn hai mặt, đồng thời. Chính những thống nhất và mâu thuẫn đã dẫn tới những
thực trạng về việc giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ MTST ở
nước ta như hiện nay.
II. Thực trạng về việc giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ
MTST ở nước ta hiện nay.
Việt Nam là một thành viên của ngôi nhà trái đất, vì vậy tuy có những đặc thù
riêng nhưng vấn đề MTST nước ta không nằm ngoài vấn đề MTST của thế giới.
1. Những thành tựu nước ta đã đạt được trong việc giải quyết mối quan hệ giữa
phát triển kinh tế với bảo vệ MTST.
Nước ta đã và đang từng bước giảm thiểu khai thác nguồn tài nguyên thiên
nhiên trong quá trình phát triển kinh tế bằng cách xây dựng các đặc khu kinh tế, khu
công nghiệp khu chế xuất. Phát triển công nghiệp chế biến. Trước đây chúng ta chỉ
khai thác dầu thô rồi xuất sang nước ngoài với giá rẻ mạt nên lượng dầu bị khai thác
thì nhiều mà hiệu quả kinh tế đem lại thì quá nhỏ còn hiện nay chúng ta đã xây dựng
được một số nhà máy lọc dầu như nhà máy Dung Quất…Chắc chắn sẽ đem lại hiệu
quả kinh tế cao hơn.
Cùng với quá trình phát triển kinh tế thì nhận thức của người dân về vấn đề bảo
vệ MTST đã được nâng lên rõ rệt. Biểu hiện ở các mặt:số lượng người dân sống du
canh du cư, đốt lương làm rẫy đã giảm hẳn,con người đã biết phát huy tối đa nguồn lực
đất đai đồng thời cũng thường xuyên có biện pháp chăm sóc cải tạo đất vì vậy diện
tích đất bạc màu những năm gần đây đã giảm một lượng đáng kể.Diện tích đồi núi
chọc được phủ xanh ngày môt tăng do đảng và nhà nước đã có những chủ trương,
Chính sách trồng cây gây rừng và hỗ trợ kịp thời cho các hộ nông dân. Nguồn vốn đó
có được là do kinh tế phát triển, nguồn thu của ngân sách nhà nước được nâng lên.
Tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch ngày một cao do kinh tế phát triển,
chất lượng cuộc sống cũng theo đó mà được bảo đảm.Chúng ta đã có ngày càng nhiều
các công ty môi trường đảm nhận việc thu gom rác thải và xử lí rác thải. Trên thực tế
rác thải không phải đã hết chức năng sử dụng. Nhà máy phân Lâm Thao đã tận dụng
nguồn rác thải để sản xuất ra phân bón phục vụ cho sản xuất nông nghiệp từ đó giúp
kinh tế phát triển tức đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế.
Nguồn động vật quý và hiếm được bảo vệ. Tình trạng săn bắn thú đã giảm hẳn
do chúng ta có những quy định nghiêm minh và có một đội ngũ kiểm lâm có trình độ
và tinh thần trách nhiệm cao,ta đã xây dựng được các khu sinh thái, các vườn quốc gia
như khu Vườn Sinh Thái ở Hải Dương, rừng quốc gia Cúc Phương….Những khu này
vừa bảo vệ MTST lại vừa đẩy nhanh phát triển kinh tế do phát triển được du lịch….
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì ở nước ta hiện nay vấn đề giải quyết
mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế với bảo vệ MTST vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế.
2. Hạn chế trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi
trường sinh thái ở nước ta hiện nay.
Thực trạng MTST ở nước ta hiện nay vô cùng đa dạng và phức tạp. Sự phức tạp
này bị quy định bởi tính phức tạp và đa dạng của trình độ phát triển kinh tế của chúng
ta hiện nay. Ta đã có một kiến trúc thượng tầng và một ý thức xã hội khá phat triển
nhưng cơ sở hạ tầng và tồn tại xã hội đang còn ở trình đọ thấp, có một chế độ chính trị
ở mức tiên tiến nhưng điều kiện kinh tế xã hội còn kém phát triển. Để xem xét hạn
chế trong việc giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ MTST ta đi
nghiên cứu tác động của từng ngành trong cơ cấu kinh tế đối với MTST.
Phát triển nông nghiệp: để nâng cao năng suất trong nông nghiệp hiện nay
chúng ta đã không ngần ngại sử dụng quá nhiều phân hoá học mà không để ý đến hậu
quả của nó là nó sẽ đóng góp rất nhiều hoá chất độc hại gây ô nhiễm môi trường như:
NH3; CH4; NO…. Điều này không những không bảo vệ mà còn đang dần huỷ hoại
MTST của chúng ta.
Phát triển công nghiệp: góp phần quan trọng gây ô nhiễm đất và nước. Kết quả
điều tra cho thấy trong đất, nước và các sản phẩm nông nghiệp ở các vùng lân cận nhà
máy phân đạm Hà Bắc, nhà máy pin Văn Điển, khu công nghiệp Biên Hoà, Việt Trì
….có rất nhiều kim loại nặng như: Cu; Mn; Zn; Pb…với hàm lượng cao quá mức cho
phép gây nguy hiểm co con người vPhát triển dịch vụ: đã làm gia tăng lượng rác thải
sinh hoạt. Ví như ngành du lịch, lượng khách du lịch ngày càng tăng khiến lượng rác
thải ra càng lớn. Dịch vụ ăn uống, mua sắm cũng vậy. Khách hàng sau khi mua hàng
về họ lại thải ra một lượng túi nilon lớn, lượng nilon nay rất khó tiêu huỷ…. Điều đó
đã gây tác động tiêu cực
Ngoài ra phát triển kinh tế kéo theo nhiều tệ nạn xã hội như: ma tuý mại dâm,
du nhập lối sống phương tây…Điều này cũng gây ảnh hưởng xấu đến MTST.
Mọi sự vật, hiện tượng đều có nguyên nhân và ngược lại mọi nguyên nhân dều
tất yếu sinh ra kết quả. Đó là một phạm trù của triết học. Vì vậy những hạn chế trên
đây tất nhiên cũng có những nguyên nhân của nó.
Sự ưu đãi của tự nhiên đối výhhản xuất nông nghiệp đã đem đến cho người dân
một nếp nghĩ thiển cận và một nếp làm ăn tuỳ tiện, dễ dãi, được chăng hay chớ, bóc
ngắn cắn dài….Phát triển kinh tế tức đưa kĩ thuật hiện đại vào công nghiệp, kĩ thuật
hiện đại ấy kết hợp với nếp nghĩ, nếp làm cũ gây tai hoạ lớn cho MTST. Thực tế trong
nhiều năm qua đã chứng minh điều đó. Một cái cưa tay, một cái rìu cộng với sức kéo
của một con bò thì lượng gỗ rừng khai thác được sẽ ít do tốc độ chậm nhưng một chiếc
cưa máy với một chiếc ô tô tải thì năng suất lớn hơn gấp nhiều lần do đó làm tăng khả
năng chặt phá rừng tự nhiên….
Mặt khác từ ngày đổi mới cả nước bước vào nền kinh tế thị trường, cơ chế thị
trường đã tác động đến mọi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội mà MTST chịu sức
ép nặng nề nhất. Nếu như trước đây hơn chục năm MTST mới gánh chịu ảnh hưởng
của việc áp dụng kĩ thuật trên nền sản xuất nhỏ thì nay còn chịu tác động mạnh mẽ của
cơ chế thị trường. Vì lợi ích trước mắt người ta đã đổ xô đi khai thác những gì tự nhiên
đã chắt chiu ban tặng. Việc đào vàng, đá quý…rồi san bằng cả một vùng đồi núi ở
Quỳnh Lập/Quỳnh Lưu/ Nghệ An là một minh chứng rất đắt cho vấn đề này.
Nếu như ở các nước phát triển hậu hoạ sinh thá là do kĩ thuật công nghệ, do sự
phát triển tự phát của nền văn minh công nghiệp thì ở Việt Nam hậu hoạ này là do sự
kết hợp giữa phát triển và lạc hậu.
Phát triển kinh tế đồng nghĩa với quá trình đô thị hoá đã tạo ra sự di dân ồ ạt từ
các vùng quê ra các thành phố lớn, các khu công nghiệp … Đây là một trong những
nguyên nhân chính gây ra những vấn đề MTST rất phức tạp và khó giải quyết như ở
nước ta hiện nay.
Một nguyên nhân nữa là do ô nhiễm môi trường xã hội. Phát triển kinh tế kéo
theo các tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm và đặc biệt là lối sống buông thả của lớp
trẻ…đã kéo theo những hiểm hoạ lớn cho MTST ở nước ta hiện nay.
Như vậy từng ngày, từng giờ MTST ở nước ta vẫn đang bị ảnh hưởng song song
với quá trình phát triển kinh tế. Trước tình trạng này đảng và nhà nước ta đã có những
quan điểm biện pháp khắc phục như thế nào?
III. Quan điểm và giải pháp của nước ta trong việc giải quyết mối quan hệ giữa
phát triển kinh tế và bảo vệ MTST giai đoạn hiện nay.
1. Quan điểm.
Báo cáo chiến lược của hiệp hội bảo tồn thế giới về:”chăm sóc trái đất”,đã nhấn
mạnh phát triển bền vững là một quá trình tiến bộ của xã hội loài người dựa trên cơ sở
kết hợp chặt chẽ các yếu tố kinh tế, nhân văn, môi trường và công nghệ. Sự tiến hành
CNH-HĐH ở nước ta hiện nay chính là sự kết hợp tốt nhất bốn yếu tố đó . Để vừa phát
triển được kinh tế vừa bảo vệ được MTSTcần phải biết khai thác và sử dụng một cách
hợp lí, tối ưu nguồn nhân lực, khoa học và công nghệ. Con người , khoa học và công
nghệ là động lực để đạt đến mục tiêu kinh tế và mục tiêu sinh thái nhằm hướng đến sự
phát triển bền vững.
Nước ta tuy là một nước nông nghiệp lạc hậu đang mới bắt đầu CNH-HĐH
song tình hình MTST của chúng ta đã có quá nhiều vấn đề tiêu cực không kém gì ở
các nước đã có nền kinh tế phát triển. Vì vậy việc chủ động đặt vấn đề kết hợp giữa hai
mục tiêu kinh tế và sinh thái của Đảng và nhà nước ta ngay từ bây giờ là cần thiết.
Trên thực tế phát triển kinh tế và bảo vệ MTST là hai bình diện hoạt động đối
lập nhau. Để phát triển kinh tế như trên đã nói không thể không khai thác các nguồn
tài nguyên thiên nhiên và phát triển công nghệ mà các chất thải sản xuất công nghiệp
thường độc hại, với trình độ công nghệ thấp và trung bình không thể xử lý triệt để dẫn
đến tình trạng cạn kiệt nguồn tài nguyên và ô nhiễm MTST. Đây chính là động lực dể
đảng, nhà nước ta có nhưng chủ trương, đường lối, chính sách hợp lí để kết hợp giữa
hai mục tiêu phát triển kinh tế và bảo vệ MTST.
Ngày nay kết hợp giữa phát triển kinh tế và bảo vệ MTST trở thành một nguyên
tắc cơ bản cho sự phát triển lâu bền.
2. Giải pháp.
Trên cơ sở quan điểm kết hợp giữa hai mục tiêu: phát triển kinh tế và bảo vệ
MTST Đảng và nhà nước ta đã có những giải pháp thiết thực nhằm giải quyết mối
quan hệ giữa hai mặt trên.
a. Biện pháp giáo dục.
Một trong những nguyên nhân gây lên mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và bảo
vệ MTST là do ý thức của người dân còn kém. Vì vậy nước ta đã có những biện pháp
giáo dục thiết thực giúp người dân có nhận thức đúng đắn về vai trò của MTST cũng
như ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế đến nó.
Hàng năm chúng ta đã chi ngân sách cho việc giúp nông dân có vốn và giống
cây trồng để phát triển sản xuất. Đồng thời hướng người dân trồng cây gì nuôi con gì
cho hợp lí, có kế hoạch thu mua nông sản cho nông dân.
Chúng ta có một đội ngũ kiểm lâm có trình độ và đồng bộ, ngoài nhiệm vụ bảo
vệ rừng và nguồn động vật quý hiếm trong rừng còn có một nhiệm vụ cũng rất quan
trọng khác là giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số hiểu được vai trò của rừng,
hướng họ sống định canh định cư. Vì vậy hiện tượng đốt lương làm rẫy, chặt phá rừng
bừa bãi đã giảm một cách nhanh chóng.
Trong các nhà trường từ bậc tiểu học đến đại học đều có các môn học nhằm
giáo dục cho học sinh, sinh viên có ý thức bảo vệ MTST nhưng cũng không quên
nhiệm vụ phát triển kinh tế của mình. Ví như ở trường Kinh Tế Quốc Dân của chúng
ta có môn Kinh Tế Môi Trường, Kinh Tế Công Cộng…và việc ra đề tài môn Triết học
như thế này cũng là một hình thức giáo dục cho sinh viên.
Nước ta chủ trương phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ nhưng bên cạnh
đó luôn có các cuộc họp liên ngành nhằm giúp phổ biến công tác bảo vệ MTST, đưa ra
các hướng giải quyết, xử lí rác thải, khắc phục tình trạng ô nhiễm như hiện nay.
Việt Nam là một nước xã hội chủ nghĩa, do vậy chúng ta luôn có các biện pháp
mềm mỏng trong đó giáo dục được xem như là một nguyên tắc hoạt động của Đảng.
b. áp dụng khoa học công nghệ.
Từng gày từng giờ trên thế giới, khoa học công nghệ đang thay đổi đến chóng
mặt, vì vậy việc áp dụng khoa học công nghệ vào việc giải quyết mâu thuẫn giữa phát
triển kinh tế và bảo vệ MTST là một điều tất yếu.
ở Việt Nam hiện nay Đảng và nhà nước đã có những chủ trương, chính sách áp
dụng khoa học, công nghệ vào phát triển kinh tế đồng thời vẫn bảo vệ được MTST.
Máy móc sản xuất công nghiệp được thay mới ngày một nhiều, hệ thống xử lí rác thải
được nâng cấp và mở rộng, ngày càng có nhiều các nhà máy nước sạch. Điều này được
thể hiện ở lượng rác thải đã qua xử lí ngày một tăng, lượng người dân được sử dụng
nước sạch tăng cao…
c. Luật pháp, chính sách.
Nếu như giáo dục là biện pháp mềm mỏng, chủ yếu dựa vào tinh thần tự giác
của người dân thì luật pháp lại là biện pháp cứng rắn bắt buộc mọi người dân phải thực
hiện.
Nước ta có một hệ thống pháp luật khá đầy đủ và đồng bộ, trong đó có cả một
ngành luật về kinh tế quy định quyền và nghĩa vụ pháp lí của các cá nhân, đơn vị kinh
tế. Một trong số đó là trách nhiệm bảo vệ MTST. Đồng thời có các cơ quan, tổ chức
thực hiện, thi hành pháp luật: toà án, cảnh sát….Bảo đảm pháp luật được nghiêm
minh.
Ngoài ra quốc hội còn có những QPPL quy định về việc bảo vệ MTST như:cấm
săn bắt thú rừng trái phép, cấm chặt phá rừng bừa bãi…
Bên cạnh luật pháp đảng và nhà nước ta còn đề ra các chủ trương,các chính sách
nhằm thực hiện tốt hai mục tiêu phát triển kinh tế và bảo vệ MTST.
Chính sách khuyến khích người dân vùng sâu vùng xa định canh , định cư, ổn
định sản xuất từ đó có thể phát triển kinh tế lại vừa bảo vệ MTST. Chính sách đưa
người dân vào vùng kinh tế mới…
Đề ra các chính sách hỗ trợ người nông dân bằng cách hỗ trợ vốn, việc làm thu
mua lương thực cho nông dân….Hỗ trợ vốn giúp các cơ sở sản xuất công nghiệp….
Như vậy chúng ta đã và đang từng bước thực hiện tốt việc kết hợp giữa hai mục
tiêu phát triển kinh tế và bảo vệ MTST. Hi vọng trong tương lai nước ta sẽ trở thành
một nước công nghiệp phát triển hiện đại đồng thời có một môi trường tự nhiên trong
lành, ổn định.
3. Nhiệm vụ của sinh viên trong công cuộc phát triển kinh tế và bảo vệ MTST
của nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Với tư cách là một sinh viên, nhất là sinh viên trường đại học KTQD_những
nhà kinh tế trẻ trong tương lai chúng ta cần phải cố gắng học tập trau dồi kiến thức để
có những nhận thức đúng đắn về vai trò và nghĩa vụ của mình trong công cuộc phát
triển toàn diện của đất nước.
Chúng ta trước hết phải gương mẫu chấp hành các chủ trương, đường lối, chính
sách của nhà nước đồng thời tuyên truyền giúp đỡ mọi người hiểu được thực trạng về
kinh tế cũng như MTST ở nước ta hiện nay, cũng như những chính sách, pháp luật của
nhà nước,để từ đó giúp họ có ý thức bảo vệ lấy môi trường sống của mình.
Sau này khi ra trường, đã trở thành những nhà kinh tế thực thụ chúng ta nên có
những kế hoạch phát triển kinh tế phù hợp với tình hình đất nước. Tránh lạm dụng
khai thác quá mức vào các nguồn lợi tự nhiên,không ngừng nghiên cứu các phương
pháp mới để bảo vệ MTST.
Hi vọng rằng mỗi chúng ta những sinh viên của trường đại học “Kinh Tài”
chúng ta sẽ thực hiện tốt trách nhiệm của mình để nhanh chóng đưa đất nước phát triển
ngang tầm quốc tế.
Kết luận chung
Tình hình thế giới hiện nay đang có rất nhiều bất cập, nổi lên trong số đó là việc
MTST đang dần bị huỷ hoại cùng với quá trình phát triển kinh tế. Việt Nam là một
thành viên của ngôi nhà trái đất do vậy tình hình ở nước ta cũng không nằm ngoài
những vấn đề trên.
Sự phát triển chỉ được coi là bền vững, toàn diện khi chúng ta kết hợp tốt hai
mục tiêu, giữa phát triển kinh tế và bảo vệ MTST. Muốn vậy Đảng và nhà nước cần
tìm ra nhiều biện pháp ngăn chặn những mâu thuẫn nảy sinh trong công cuộc phát
triển đất nước.Tuy nhiên chỉ có nhà nước thôi chưa đủ, do vậy để thúc đẩy sự phát
triển của xã hội tất yếu phải có sự tham gia của mọi công dân. Hợp sức cùng nhau
không còn là sự lựa chọn nữa mà nó là điều đương nhiên, bắt buộc. Bởi tất cả chúng ta
ai cũng có những nhu cầu về vật chất và tinh thần, chúng ta cùng hít thở một bầu
không khí, cùng uống chung một dòng nước, lao động và giải trí trong cùng một môi
trường.
Nhà nứơc ta cần tiếp tục có những chính sách khuyến khích cộng đồng dân cư
thực hiện hoá chủ trương của Đảng:” bảo vệ MTST là sự nghiệp của toàn đảng toàn
dân” nhưng cũng không quên đi nhiệm vụ phát triển kinh tế.
Mỗi chúng ta hãy tự mình ý thức được vai trò và nhiệm vụ của mình trong công
cuộc phát triển đất nước. Tất cả hãy vì một Việt Nam xanh, sạch, đẹp_vì một Việt
Nam dân giầu, nước mạnh,xã hội công bằng và văn minh. Chúng ta hãy ngẩng cao đầu
để tự hào với bạn bè năm châu về quê hương đất nước mình.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Triết học Mac_Lênin của bộ Giáo Dục và Đào Tạo.
2. Cục Môi Trường. Báo cáo kết quả quan trắc môi trường.
3. Môi Trường Sinh Thái Việt Nam_ vấn đề và giải pháp (của Phạm Thị Ngọc
Trầm).
4. Tạp chí : “Bảo vệ môi trường” số 15;6;10 năm 2001.
5. Giáo trình Triết họcMac_Lênin-2001- ĐHQLKDHN.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Biện pháp phù hợp để vẫn phát triển kinh tế vừa phả bảo vệ môi trường.pdf