Luận văn Bồi dưỡng hoc̣ sinh giỏi hóa hoc̣ thông qua dạy học Chuyên đề phản ưng oxi hóa - Khử ở trường trung học phô thông

Tuyển chọn, xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập chuyên đề phản ứng oxi hóa-khử và đề xuất cách sử dụng hệ thống này để phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm đạt thành tích cao trong các kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thi tuyển sinh đại học và cao đẳng. - Xây dựng và soạn giáo án sử dụng hệ thống bài tập hóa học trong dạy học chuyên đề phản ứng oxi hóa-khử để bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học trường trung học phổ thông Đầm Hà huyện Đầm Hà tỉnh Quảng Ninh

pdf13 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1591 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Bồi dưỡng hoc̣ sinh giỏi hóa hoc̣ thông qua dạy học Chuyên đề phản ưng oxi hóa - Khử ở trường trung học phô thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ĐỖ XUÂN LỘC BỒI DƢỠNG HOC̣ SINH GIỎI HÓA HOC̣ THÔNG QUA DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ PHẢN ỨNG OXI HÓA-KHƢ̉ Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SỸ SƢ PHẠM HÓA HỌC HÀ NỘI – 2015 ii ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ĐỖ XUÂN LỘC BỒI DƢỠNG HOC̣ SINH GIỎI HÓA HOC̣ THÔNG QUA DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ PHẢN ỨNG OXI HÓA-KHƢ̉ Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SỸ SƢ PHẠM HÓA HỌC Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC (BỘ MÔN HÓA HỌC) Mã số: 60 14 01 11 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. TS. Lâm Ngoc̣ Thiềm HÀ NỘI – 2015 iii MỤC LỤC Lời cảm ơn .......... i Danh mục chữ viết tắt ................................................................................................. ii Mục lục ...................................................................................................................... iii Danh mục bảng .......................................................................................................... vi Danh mục đồ thị ........................................................................................................ vii MỞ ĐẦU.. .......... 1 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT HIỆN VÀ BỒI DƢỠNG HỌC SINH GIỎI HÓA HỌC Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ........... 7 1.1. Lịch sử vấn đề ngiên cứu... .......... 7 1.2. Việc phát hiện học sinh có năng lực học tập Hóa học và công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học ở trường THPT.. ............................ 8 1.2.1. Bồi dưỡng học sinh giỏi là phát hiện, đào tạo nhân tài cho đất nước. .................... 8 1.2.2. Những năng lực, phẩm chất cần có của học sinh giỏi hóa học ......................... 8 1.2.3. Một số biện pháp phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học ................... 15 1.3. Một số vấn đề lí luận về bài tập trong dạy học Hóa học ở trường THPT ............... 17 1.3.1. Khái niệm ........................................................................................................ 17 1.3.2. Phân loại bài tập hóa học ............................................................................... 18 1.3.3. Vai trò, ý nghĩa của bài tập trong dạy học Hóa học ở trường THPT .............. 19 1.4. Một số vấn đề lí luận về sử dụng bài tập Hóa học trong dạy học ở trường THPT ................................................................................................................................... 20 1.4.1. Đặc trưng dạy học môn Hóa học ..................................................................... 20 1.4.2. Lựa chọn và sử dụng bài tập hóa học trong giảng dạy ở trường THPT .......... 20 1.4.3. Sử dụng bài tập hóa học theo phương pháp dạy học tích cực ......................... 21 1.4.4. Sử dụng bài tập hóa học nhằm phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học ................................................................................................................................... 22 1.5. Phân tích tình hình thực tế công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT .. 23 1.5.1. Một số nhận xét về nội dung chương trình và tài liệu hóa học phục vụ cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT. .......................................................... 23 iv 1.5.2. Những khó khăn và nhu cầu của giáo viên khi bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học ............................................................................................................................. 23 1.5.3. Thực trạng sử dụng các phương pháp giải bài tập về phản ứng oxi hóa - khử để rèn luyện kỹ năng giải bài tập hóa học cho HS hiện nay ..................................... 28 Tiểu kết chương 1...................................................................................................... 29 Chƣơng 2. BỒI DƢỠNG HỌC SINH GIỎI HÓA HỌC THÔNG QUA DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ PHẢN ỨNG OXI HÓA-KHỬ Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ... .................................. 30 2.1. Vị trí của phản ứng oxihoa-khử trong chương trình hóa học trung học phổ thông. ......................................................................................................................... 30 2.2. Một số ví dụ về các bài toán oxi hóa-khử trong các kì thi học sinh giỏi tỉnh Quảng Ninh bảng B và thi đại học, cao đẳng ................................................................................................................................... 31 2.3. Xây dựng chuyên đề phản ứng oxihoa-khử để bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học ở trường trung học phổ thông .................................................................................... 35 2.3.1. Lý Thuyết ....................................................................................................... 35 2.3.2. Bài tập ............................................................................................................ 57 2.3.3. Hệ thống bài tập hóa học bồi dưỡng học sinh giỏi chuyên đề phản ứng oxi hóa-khử .................................................................................................. 58 2.4. Một số giáo án sử dụng hệ thống bài tập hóa học nhằm phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi chuyên đề phản ứng oxi hóa-khử ................................... 72 2.4.1. Giáo án dạy trên lớp bài phản ứng oxi hóa-khử ................................... 72 2.4.2. Giáo án dạy chuyên đề trái buổi ...................................................................... 87 2.5. Các đề kiểm tra ............................................................................................................ 93 2.5.1 Bài kiểm tra 15 phút .................................................................................................. 93 2.5.2 Bài kiểm tra 45 phút(số 1) ................................................................................ 94 2.5.3 Bài kiểm tra 45 phút (số 2) ........................................................................................ 95 Tiểu kết chương 2...................................................................................................... 98 Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .............................................................. 99 3.1. Mục đích, nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm ................................................. 99 v 3.1.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm ............................................................... 99 3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm ............................................................... 99 3.2. Quá trình tiến hành thực nghiệm sư phạm ......................................................... 99 3.2.1. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm .................................................................. 99 3.2.2. Tiến hành thực nghiệm .................................................................................. 100 3.2.3. Nội dung và kết quả thực nghiệm ................................................................. 101 3.2.4. Xử lý số liệu thực nghiệm sư phạm. ............................................................. 101 3.3. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm .......................................................... 105 3.3.1. Phân tích định tính kết quả TNSP ................................................................. 105 3.3.2. Phân tích định lượng kết quả TNSP .............................................................. 107 3.3.3. Nhận xét ........................................................................................................ 107 Tiểu kết chương 3.................................................................................................... 108 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................... 109 1. Kết luận ............................................................................................................... 109 2. Khuyến nghị ........................................................................................................ 110 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 111 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 113 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Xuyên suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam ta, thời nào cũng có anh hùng hào kiệt. Từ xa xưa, nhân tài đã luôn được trọng dụng và được xem như là người quyết định đến sự phồn vinh, lâu bền của mỗi thời kì, mỗi đời vua, mỗi chế độ xã hội. Cho đến ngày nay khi xã hội đã thay đổi nhiều, đã hội nhập thế giới thì hiền tài quốc gia lại càng được trọng dụng hơn nữa. Việc phát hiện và bồi dưỡng nhân tài luôn được nhà nước ta quan tâm sâu sắc và coi đó là khâu quan trọng hàng đầu trong công cuộc xây dựng đất nước, xây dựng nền kinh tế và đưa Việt Nam sánh vai cùng các nước phát triển trên thế giới. Ngày nay, khi mà các nước trên thế giới đã trở thành các cường quốc kinh tế, xã hội văn minh, hiện đại cùng với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, Trí tuệ con người trở thành nguồn lực đặc biệt quan trọng tạo nên sức mạnh của mỗi quốc gia trong chiến lược phát triển. Thế kỉ XX là thế kỉ của sự phát triển đột phá về công nghệ thông tin, khoa học kĩ thuật, bước sang thế kỉ XXI chắc chắn sự phát triển đột phá đó sẽ không dừng lại mà còn mạnh mẽ hơn nữa bởi sức sáng tạo của con người là vô cùng và không thể dự đoán được. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt”. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 của chính phủ đã xác định rõ một trong ba đột phá là phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, coi trọng phát triển năng lực người học. Bởi vậy, “Nâng cao dân trí - Đào tạo nhân lực - Bồi dưỡng nhân tài” luôn là một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển chương trình giáo dục phổ thông ở nước ta. Việc phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu về các môn học ở bậc học phổ thông là bước khởi đầu quan trọng để góp phần đào tạo các em trở thành những nhân tài, thành nguồn nhân lực chất lượng cao của 2 đất nước góp phần xây dựng đất nước phát triển bền vững hơn trên con đường XHCN. Nền giáo dục phổ thông ở Việt Nam được chia làm ba cấp: Tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Ở cấp học nào cũng vậy, ngoài việc giáo dục kiến thức phổ thông chung, các cấp học luôn quan tâm đến một khâu rất quan trọng đó là tìm tòi, phát hiện và bồi dưỡng đội ngũ học sinh giỏi để tham gia vào các kì thi tuyển chọn học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh và cấp quốc gia, thông qua đó phát hiện những sở trường riêng của học sinh và có kế hoạch bồi dưỡng để các em trở thành đội ngũ lao động trí thức chất lượng cao cho quốc gia. Trung học phổ thông là cấp cuối cùng trong hệ thống giáo dục phổ thông ở nước ta, đây dường như là cấp quan trọng nhất trước khi các em lựa chọn ngành nghề mà bản thân các em yêu thích, mơ ước và muốn làm trong tương lai. Việc định hướng nghề nghiệp vô cùng quan trọng trong cấp học này. Ngoài việc định hướng nghề nghiệp cho các em, đội ngũ giáo viên phải là những người vô cùng nhạy cảm trong việc phát hiện và bồi dưỡng những sở trường riêng của học sinh để hướng các em theo những sở trường riêng đó, tránh lãng phí khả năng của học sinh. Tùy thuộc vào những đặc thù riêng của môn học mà giáo viên có những kế hoạch phù hợp. Đối với những môn học đòi hỏi tư duy tốt thì việc phát hiện và bồi dưỡng để các em trở thành học sinh giỏi là một quá trình đòi hỏi phải đầu tư công sức lớn, kinh nghiệm và sự đam mê thực sự và chuyên môn phải giỏi. Hóa học cũng như bao môn học tự nhiên khác, là môn học rất thiết thực, kiến thức liên quan rất nhiều đến cuộc sống xung quanh con người. Thế nhưng, môn Hóa lại là môn học mà rất nhiều học sinh cảm thấy sợ và học không tốt vì thế dẫn đến kết quả học tập không cao ở số lượng lớn học sinh. Hóa học trong hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay có thời lượng giảng dạy trên lớp ở các cấp học thường là 2 tiết trên một tuần, so với các môn như Toán, Văn, Tiếng Anh thì thời lượng học tập này là không nhiều mặc dù vai trò quan trọng của môn Hóa là không hề thua kém so với các môn học trên. Vậy việc giảng dạy càng phải cần có những kế hoạch cụ thể, phù hợp để kiến thức vừa không quá tải, không nhàm chán, càng gần thực tế càng tốt. Trong quá trình giảng dạy môn Hóa ở phổ thông, giáo viên cần khơi dậy sự yêu thích, say mê của học sinh với môn Hóa. Bên cạnh việc làm thế nào đó để học sinh 3 say mê môn Hóa học hơn thì việc phát hiện và bồi dưỡng những em có năng khiếu môn Hóa cũng là một bước quan trọng. Hiện nay, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là công tác mũi nhọn, là tiêu chí thi đua của giáo viên trực tiếp giảng dạy nói riêng và của nhà trường nói chung. Thực tế cho thấy công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu về các môn học nói chung và môn Hoá học nói riêng ở trường THPT còn gặp nhiều khó khăn và chưa đạt được kết quả như mong muốn. Trước hết là do kinh nghiệm của giáo viên trong việc phát hiện học sinh có năng khiếu về môn Hoá học còn thiếu, bản thân giáo viên vẫn còn lúng túng trong việc xác định phẩm chất và năng lực cần có của học sinh giỏi hoá học và các biện pháp nhằm phát triển các phẩm chất và năng lực đó. Trong dạy học hóa học, bài tập có tác dụng lớn về mặt trí dục và đức dục: Giúp học sinh hiểu đúng, hiểu sâu hơn các khái niệm hóa học, củng cố và khắc sâu các kiến thức hóa học cơ bản, góp phần hình thành và rèn luyện các kĩ năng hóa học như kĩ năng thiết lập phương trình hóa học, kĩ năng tính toán; vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn. Giúp học sinh phát triển tư duy, rèn trí thông minh và năng lực sáng tạo. Rèn luyện cho học sinh khả năng vận dụng sáng tạo kiến thức đã học để giải đáp hoặc giải quyết những vấn đề được đặt ra trong học tập hoặc trong thực tiễn. Bài tập hóa học giữ một vai trò quan trọng trong dạy và học Hóa học, đặc biệt là sử dụng hệ thống bài tập để phát triển năng lực khoa học như nhận thức, phát hiện - giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự học cho học sinh. Tuy vậy, hiện nay hệ thống bài tập dùng để bồi dưỡng học sinh giỏi hoá nói chung và việc sử dụng hệ thống bài tập này trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi còn nhiều hạn chế nên công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của nhiều giáo viên chưa đạt được kết quả cao. Bài tập hóa học nói chung có thể chia thành rất nhiều chuyên đề khác nhau, có thể là chuyên đề kim loại; phi kim; hữu cơ; vô cơ mỗi chuyên đề trên có thể xây dựng hệ thống bài tập để bồi dưỡng học sinh cơ bản, cũng có thể xây dựng hệ thống bài tập nâng cao để bồi dưỡng học sinh giỏi. Bản thân tôi nhận thấy trong hệ thống các bài tập của các kì thi hiện nay dù là kim loại hay phi kim, dù là hữu cơ hay vô cơ thì đều có một số lượng bài nhất định rơi vào phần oxi hóa-khử. Trong kì thi tuyển chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Quảng Ninh các năm đã qua, thường xuất hiện 4 những bài tập thuộc dạng oxi hóa-khử và những bài tập này thường khó. Để giúp học sinh và giáo viên có kế hoạch ôn tập trọng tâm hơn và đỡ mất thời gian trong quá trình ôn luyện học sinh giỏi, bản thân tôi luôn muốn xây dựng cho mình những chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi, vừa để nâng cao chuyên môn của bản thân và cũng là để hệ thống kiến thức của bản thân được xuyên suốt, trọng tâm. Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài "Bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học thông qua dạy học chuyên đề phản ứng oxi hóa khử ở trường trung học phổ thông” 2. Mục đích nghiên cứu - Tuyển chọn, xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập chuyên đề phản ứng oxi hóa-khử và đề xuất cách sử dụng hệ thống này để phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm đạt thành tích cao trong các kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thi tuyển sinh đại học và cao đẳng. - Xây dựng và soạn giáo án sử dụng hệ thống bài tập hóa học trong dạy học chuyên đề phản ứng oxi hóa-khử để bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học trường trung học phổ thông Đầm Hà huyện Đầm Hà tỉnh Quảng Ninh 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về việc bồi dưỡng học sinh giỏi hoá học ở trường THPT. - Nghiên cứu nội dung kiến thức lý thuyết và bài tập chuyên đề phản ứng oxihoa- khử trong chương trình hóa học phổ thông, các nội dung liên quan đến chuyên đề phản ứng oxi hóa-khử trong các đề thi học sinh giỏi cấp trường THPT Đầm Hà, cấp tỉnh Quảng Ninh. - Tuyển chọn, xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập tự luận, TNKQ chuyên đề phản ứng oxi hóa-khử để bồi dưỡng học sinh giỏi trường THPT. - Xây dựng giáo án sử dụng hệ thống lý thuyết và bài tập chuyên đề phản ứng oxi hóa-khử đã tuyển chọn cho quá trình dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi trường THPT. - Thực nghiệm sư phạm với giáo án đã xây dựng 5 4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu Khách thể: Quá trình dạy học môn Hoá học và công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT. Đối tƣợng: Chuyên đề phản ứng oxi hóa-khử để phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi THPT. 5. Giả thuyết khoa học Nếu tuyển chọn, xây dựng được hệ thống bài tập chuyên đề phản ứng oxi hóa-khử có chất lượng tốt, đồng thời xây dựng được các giáo án sử dụng hệ thống bài tập đó một cách hiệu quả sẽ góp phần phát hiện và nâng cao được chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Nghiên cứu lí luận - Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến đề tài: Các tài liệu về tâm lí học, giáo dục học, phương pháp dạy học hóa học - Nghiên cứu các tài liệu về bồi dưỡng học sinh giỏi, các đề thi học sinh giỏi. - Thu thập tài liệu và truy cập thông tin trên internet có liên quan đến đề tài. - Đọc, nghiên cứu và xử lý các tài liệu. 6.2. Nghiên cứu thực tiễn - Điều tra thực tiễn công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT. - Tập hợp và nghiên cứu nội dung sách giáo khoa lớp 10, 11, 12 và các đề thi học sinh giỏi, đề thi vào đại học và cao đẳng, các tài liệu tham khảo khác để tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập tự luận và TNKQ chuyên đề phản ứng oxi hóa-khử. - Thông qua thực nghiệm sư phạm đánh giá chất lượng hệ thống bài tập từ đó đúc kết kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT. 6.3. Phƣơng pháp thống kê toán học Xử lí số liệu bằng phương pháp thống kê toán học. 7. Dự kiến đóng góp mới của đề tài 6 - Tuyển chọn và xây dựng được hệ thống lý thuyết và bài tập chuyên đề phản ứng oxi hóa-khử có chất lượng giúp giáo viên có thêm nguồn tài liệu trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi - Xây dựng được các giáo án sử dụng hệ thống lý thuyết và bài tập đã tuyển chọn cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn được chia thành ba chương: Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học thông qua dạy học chuyên đề phản ứng oxi hóa-khử nhằm phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học trung học phổ thông Chƣơng 2: Bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học thông qua dạy học chuyên đề phản ứng oxi hóa-khử ở trường trung học phổ thông. Chƣơng 3: Thực nghiệm sư phạm 7 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngô Ngọc An (2006), Hóa học nâng cao THPT, ban KHTN lớp 10, NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 2. Vũ Ngọc Ban (2006), Phương pháp chung giải các bài toán hóa học trung học phổ thông, NXB Giáo Dục. 3. Phạm Đức Bình (2005), Phương pháp giải bài tập Hóa đại cương, NXB Giáo dục. 4. Bộ GD & ĐT (2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Hóa học lớp 10 - 11 - 12, NXB Giáo Dục Việt Nam. 5. Bộ GD & ĐT, Bộ đề thi tuyển sinh vào Đại học & Cao đẳng từ năm 2001 - 2013. 6. Nguyễn Cƣơng (2007), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông và đại học. Nhà xuất bản Đại học Giáo Dục. 7. Vũ Cao Đàm (2001), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật. 8. Nguyễn Thị Phƣơng Hoa (2010), Tập bài giảng cao học - Lý luận dạy học hiện đại. 9. Lê Văn Hoàn. Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập lí thuyết phản ứng hóa học dùng bồi dưỡng học sinh giỏi và học sinh lớp 10 chuyên hóa. Luận văn thạc sĩ sư phạm hóa học, 2006; 10. Vƣơng Bá Huy . Phân loại, xây dựng tiêu chí cấu trúc các bài tập về hợp chất ít tan phục vụ cho việc bồi dưỡng HSG quốc gia. Luận văn thạc sĩ sư phạm hóa học .2006 11. Bùi Ngọc Linh (2009), “Một số dạng toán hóa học vô cơ giải nhanh bằng 12. Đỗ Văn Minh . Xây dựng hệ thống bài tập hóa vô cơ nhằm rèn luyện tư duy trong bồi dưỡng học sinh giỏi trường THPT. Luận văn thạc sĩ sư phạm hóa học (2007) phương pháp quy đổi nguyên tử”, Hóa học và ứng dụng, số 3/2009. 13. Nguyễn Thị Ngà. Xây dựng và sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo mođun phần kiến thức cơ sở hóa học chung - chương trình THPT chuyên hóa học góp phần nâng cao năng lực tự học cho học sinh. Luận án tiến sĩ, 2009; 8 14. Hoàng Thị Thúy Nga. Hệ thống hóa kiến thức, xây dựng và tuyển chọn bài tập về hóa học hữu cơ dùng cho học sinh chuyên hóa - THPT. Luận văn thạc sĩ sư phạm hóa học, 2011 15. Nguyễn Thị Lan Phƣơng. Hệ thống lý thuyết - Xây dựng hệ thống bài tập phần kim loại dùng để bồi dưỡng học sinh giỏi và chuyên hóa học THPT. Luận văn thạc sĩ sư phạm hóa học, 2007; 16. Lê Ngọc Sáng (2008), "Các phương pháp cân bằng phản ứng oxi hóa - khử bằng phương pháp thăng bằng electron và phân tử ion." (Tạp chí hóa học & Ứng dụng số 8(80)/2008) 17. Nguyễn Văn Thoại (2005), Tuyển chọn những bài ôn luyện thi vào Đại học, cao đẳng môn Hóa học, NXB Giáo dục. 18. Cù Thanh Toàn (2010), Giải nhanh 25 đề thi hóa học, NXB ĐHQGHN. 19. Dƣơng Thiệu Tống (2005), Thống kê ứng dụng trong nghiên cứu GD, NXB Khoa học xã hội. 20. Lê Xuân Trọng, Từ Ngọc Ánh, Lê Kim Long (2010), Bài tập Hóa học 10, NXB Giáo Dục. 21. Nguyễn Xuân Trƣờng, Nguyễn Thị Sửu- Đặng Thị Oanh, Trần Trung Ninh (2005) Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học phổ thông(chu kì 2004- 2007), Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội. 22. Nguyễn Xuân Trƣờng (2012), Hóa học với thực tiễn đời sống - Bài tập ứng dụng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 23. Nguyễn Xuân Trƣờng, Quách Văn Long, Hoàng Thị Thúy Hƣơng (2013), Các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học 10, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 24. Báo Hóa Học và Ứng Dụng, các số từ năm 2012-2014, tạp chí của hội hóa học Việt Nam. 25. Vũ Anh Tuấn. Xây dựng hệ thống bài tập Hóa học nhằm rèn luyện tư duy trong bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT. Luận án tiến sĩ, 2006

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_thac_si_su_pham_hoa_hoc_bo_i_duong_sinh_gio_i_hoa_hoc_thong_qua_day_hoc_chuyen_de_phan_u_ng.pdf
Luận văn liên quan