Luận văn Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng

Sau hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển đột phá. Các doanh nghiệp kinh doanh được chủ động sản xuất, kinh doanh, và tự do cạnh tranh. Tuy nhiên để đảm bảo sự phát triển nền kinh tế thị trường có sự định hướng của nhà nước thì chúng ta đã xây dựng một hệ thống pháp luật tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động và là cơ sở để nhà nước tiến hành hoạt động quản lý. Sự phát triển kinh tế thể hiện qua hàng hoá, dịch vụ ngày càng được cung cấp đầy đủ, đa dạng hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân. Đó là một thuận lợi rất lớn cho NTD có thể lựa chọn hàng hóa, dịch vụ thích hợp với nhu cầu của mình. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi đó, NTD cũng gặp phải rất nhiều khó khăn việc lựa chọn hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho mục đích tiêu dùng của mình. Bởi sự đa dạng của chủng loại hàng hoá, dịch vụ đòi hỏi NTD phải có những kiến thức tiêu dùng nhất định; ngoài ra một số loại hàng hoá, dịch vụ còn đòi hỏi phải có kiến thức chuyên sâu mới có thể thẩm định về chất lượng của chúng và sự quản lý, kiểm định chặt chẽ của nhà nước. Điều này thì không phải mọi người tiêu dùng đều có thể đáp ứng, mặt khác điều kiện của nước ta - xuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp khi bước sang phát triển theo nền kinh tế thị trường nên kỹ năng quản lý còn yếu kém. Lợi dụng điều đó, nhiều nhà sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đã chạy theo lợi nhuận mà không tuân thủ các quy định của nhà nước trong quá trình sản xuất và cung ứng ra thị trường để cung cấp cho người tiêu dùng những hàng hoá không đảm bảo chất lượng và gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Vì vậy nhu cầu cần có một hệ thống pháp lý để bảo vệ quyền lợi NTD nói chung và quyền được bồi thường thiệt hại của NTD nói riêng là một nhu cầu cấp bách tồn tại song song vơi sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. MỞ ĐẦU 1 1.Tính cấp thiết của đề tài. 1 2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài. 3 4.Phương pháp nghiên cứu. 4 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài. 4 CHƯƠNG 1. 5 NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG VỀ BTTH DO VI PHẠM QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG 5 1.Nhận diện về TNBTTH ngoài hợp đồng, TNBTTH do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng ( NTD) 5 1.1.Nhận diện về TNBTTH ngoài hợp đồng. 5 1.1.1.Khái niệm thiệt hại 5 1.1.2.Nhận diện về TNBTTH ngoài hợp đồng. 8 1.2. Nhận diện về TNBTTH do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng. 16 1.3. Phân biệt TNBTTH do vi phạm quyển lợi NTD trong hợp đồng và ngoài hợp đồng 22 1.4. Ý nghĩa các quy định của pháp luật về TNBTTH do vi phạm quyền lợi NTD 25 1.5. Khái lược các quy định của pháp luật về TNBTTH do vi phạm quyền lợi NTD 26 1.6. Một số khía cạnh pháp lý quy định của một số quốc gia trên thế giới về bảo vệ quyền lợi NTD và TNBTTH do vi phạm quyền lợi NTD. 29 CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ TNBTTH DO VI PHẠM QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG 33 2.1. Điều kiện phát sinh TNBTTH do vi phạm quyền lợi NTD 33 2.1.1. Có thiệt hại xảy ra. 33 2.1.2. Phải có hành vi trái pháp luật. 36 2.1.3. Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật. 37 2.1.4. Phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại. 39 2.2. Chủ thể. 39 2.2.1.Chủ thể chịu TNBTTH 39 2.2.2. Chủ thể được bồi thường thiệt hại 44 2.3. Nội dung của quan hệ pháp luật về TNBTTH do vi phạm quyền lợi NTD 45 2.3.2. TNBTTH của cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ phục vụ cho NTD 46 2.4. Xác định thiệt hại của NTD về tài sản, tính mạng sức khoẻ do tiêu dùng hàng hoá phục vụ mục đích sinh hoạt cá nhân. 48 2.4.1. Thiệt hại về tài sản. 49 2.4.2.Thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm 50 2.5. Thủ tục tố tụng. 53 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT, THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BTTH DO VI PHẠM QUYỀN LỢI NTD 56 3.1. Thực trạng pháp luật về BTTH do vi phạm quyền lợi NTD trong hệ thống pháp luật Việt Nam. 56 3.1.1. Những thành tựu đã đạt được. 56 3.1.2 Những tồn tại . 65 3.2 .Thực tiễn giải quyết BTTH do vi phạm quyền lợi NTD . 68 3.2.1 Một số nguyên nhân cơ bản vi phạm quyền lợi NTD . 68 3.1.2. Định hướng hoàn thiện . 74 KẾT LUẬN 78

doc83 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4852 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện phí; thu nhập bị thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại trong thời gian người đó điều trị; chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị. Hai là chi phí hợp lý cho việc mai táng phù hợp với phong tục tập quán bao gồm: các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hoả táng nạn nhân theo thông lệ chung. Ba là khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết. Đó là khoản tiền bồi thường cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng và trước khi tính mạng bị xâm hại thì thực tế thực tế đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.Các đối tượng được hưởng khoản tiền cấp dưỡng này bao gồm: vợ hoặc chồng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và đang được chồng hoặc vợ đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng; con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà cha, mẹ là người bị thiệt hại đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng; cha, mẹ là người không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà con là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng; vợ hoặc chồng sau khi ly hôn đang được bên kia (chồng hoặc vợ trước khi ly hôn) là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; .... được quy định tại điểm b tiểu mục 2.3. Mục 2 Phần II Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP. Bốn là khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm hại. Những người được hưởng khoản tiền này là những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại. Trong trường hợp không có người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại thì người được nhận khoản tiền này là người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng và người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại. Việc xác định tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào địa vị của người bị thiệt hại trong gia đình, mối quan hệ trong cuộc sống giữa người bị thiệt hại và người thân thích của người bị thiệt hại.... 2.5. Thủ tục tố tụng Trình tự thủ tục: Ở nước ta chưa có tòa án chuyên trách về bảo vệ quyền lợi NTD, các vụ kiện đòi BTTH do hành vi xâm phạm quyền lợi NTD được xếp vào loại các vụ kiện dân sự. Cụ thể trình tự thủ tục như sau : Về quyền khởi kiện: NTD có quyền và lợi ích bị xâm phạm thì có quyền tiến hành khởi kiện người có hành vi vi phạm đến tòa án để bồi thường. Hội bảo vệ quyền lợi NTD cũng có quyền khởi kiện nếu được NTD ủy quyền bằng văn bản. Tinh thần này đã được quy định tại Điều 4 và Điều 16 Bộ luật tố tụng Dân sự năm 2006. Trong quá trình giải quyết vụ kiện, NTD và doanh nghiệp bị kiện bình đẳng với nhau trước Tòa án (Điều 8 Bộ luật tố tụng dân sự ) có quyền thỏa thuận, hòa giải với nhau về giải quyết vụ kiện ( Điều 5 và Điều 10 Bộ luật tố tụng dân sự ). Cả hai bên đương sự, khởi kiện và trong quá trình giải quyết vụ kiện người bị kiện, NTD phải cung cấp chứng cứ chứng minh cho các yêu cầu của mình. Tòa án chỉ xác minh thu thập chứng cứ trong những trường hợp Bộ luật tố tụng quy định ( Điều 6, Điều 85 Bộ luật tố tụng Dân sự ). Về thẩm quyền giải quyết vụ kiện: Vụ kiện về bảo vệ quyền lợi NTD thuộc thẩm quyền giải quyết tại Tòa án nhân dân cấp huyện ( thường là nơi cá nhân, doanh nghiệp bị kiện có trụ sở hoặc nơi cư trú ). Về thủ tục khởi kiện: NTD muốn tiến hành khởi kiện đối tượng đã gây thiệt hại cho mình phải làm đơn khởi kiện theo quy định tại Điều 164 Bộ luật tố tụng dân sự kèm theo đơn khởi kiện, người khởi kiện phải gửi cho Tòa án các tài liệu chứng cứ chứng minh mình đã mua hàng hóa của doanh nghiệp bị kiện, các loại chứng cứ chứng minh doanh nghiệp bị kiện đã có hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ NTD; người khởi kiện có thể gửi đơn, các tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Tòa án bằng cách trực tiếp nộp tại Tòa án hoặc gửi qua đường bưu điện. Ngày khởi kiện được tính từ ngày đương sự nộp đơn tại Tòa án hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi; Tòa án án phải nhận đơn khởi kiện do đương sự nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện và ghi nhận vào sổ nhận đơn. Trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn khởi kiện Tòa án phải xem xét và có một trong các quyết định sau: Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án nếu thuộc thẩm quyền giải quyết của mình; Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện, nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác; Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu trường hợp vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án; Trường hợp Tòa án thụ lý vụ án, các thủ tục sau đó được thực hiện theo quy định cảu Bộ luật tố tụng dân sự. Quy định về nộp tạm ứng án phí và chi phí tố tụng khác: Người khởi kiện tiến hành khởi kiện phải nộp tạm ứng án phí theo quy định của Nhà nước ( Điều 130 Bộ luật tố tụng Dân sự ). NTD khi yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định thì phải nộp tiền tạm ứng giám định. Vấn định áp dụng biện pháp khẩn cấp: NTD có thể yêu cầu Tòa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, trong đó có thể buộc bên bị khởi kiện thu hồi sản phẩm nếu việc tiếp tục cho lưu thông hàng hóa gây hậu quả nghiêm trọng nhất là các loại thiệt hại không thể khắc phục được ( khoản 2 Điều 99, Điều 102 và Điều 115 Bộ luật tố tụng dân sự ). Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT, THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BTTH DO VI PHẠM QUYỀN LỢI NTD 3.1. Thực trạng pháp luật về BTTH do vi phạm quyền lợi NTD trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Pháp luật về bảo vệ NTD Việt Nam trong đó có các quy định về TNBTTH do vi phạm quyền lợi NTD nhìn chung đã quy định khá đầy đủ các quy chế pháp lý để bảo vệ quyền lợi NTD. Tuy nhiên quy chế về TNBTTH do vi phạm quyền lợi NTD bên cạnh những mặt đã được còn rất nhiều tồn tại cần khắc phục. 3.1.1. Những thành tựu đã đạt được. Pháp luật đã ghi nhận những nguyên tắc cơ bản về bảo vệ quyền lợi của NTD nói chung trên thế giới trong đó có nguyên tắc NTD được bồi thường một cách thoả đáng.Trên cơ sở nguyên tắc này đã cụ thể hoá thành quyền được bồi hoàn và bồi thường thiệt hại của NTD quy định tại Điều 4 và Điều 22 Pháp lệnh Bảo vệ NTD.Và cơ sở để thực thi quyền này của NTD là các quy định về quyền trách nhiệm của cá nhân tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ; NTD có quyền được bồi thuờng khi mua và sử dụng hàng hoá, dịch vụ không đảm bảo và bị thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng và tài sản. Các nguyên tắc chung về bảo vệ quyền lợi NTD được bắt nguồn từ bản hướng dẫn của Liên Hợp Quốc về bảo vệ NTD được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc phê chuẩn ngày 9/4/1985. Trong bản hướng dẫn đã đưa ra những nguyên tắc chung sau : Những nhu cầu pháp lý mà bản hướng dẫn hướng tới đó là: Thứ nhất: Bảo vệ NTD tránh khỏi những mối nguy hại về sức khỏe và an toàn; Thứ hai: Ủng hộ và bảo vệ các quyền lợi kinh tế của NTD; Thứ ba: Thông tin đầy đủ cho NTD để họ có thể lựa chọn hàng hóa theo nguyện vọng và nhu cầu; Thứ tư: Giáo dục cho NTD bao gồm giáo dục về các tác động về mặt kinh tế, xã hội và môi trường đối với sự lựa chọn cho NTD; Thứ năm: Cho phép tự do thành lập các nhóm các tổ chức NTD thích hợp và tạo điều kiện cho các tổ chức trình bày các quan điểm của mình trong các quá trình ra quyết định có ảnh hưởng tới họ. Thứ sáu: Thúc đẩy tiêu dùng bền vững; Thứ bảy: là đền bù một cách hữu hiệu cho NTD. Ngoài ra bản hướng dẫn còn nhấn mạnh vai trò của chính phủ các nước trong việc phát triển, củng cố hoặc giữ vững các chính sách mạnh mẽ bảo vệ NTD; vai trò của chính phủ trong việc phát triển, củng cố và duy trì cơ sở hạ tầng để phát triển, trong việc thực hiện điều hành các chính sách bảo vệ NTD; trách nhiệm của các tổ chức kinh doanh; vai trò của các trường đại học và các tổ chức khi hoạch định các chính sách bảo vệ NTD. Bản hướng dẫn còn lưu ý chính phủ các nước cần ưu tiên cho việc bảo vệ NTD phù hợp với hoàn cảnh kinh tế xã hội và với nhu cầu của nhân dân từng nước, cần quan tâm đến giá phải trả và lợi ích thu được từ các biện pháp đề ra. Đồng thời cũng cần chú ý áp dụng bất cứ biện pháp nào cũng cần quan tâm thỏa đáng để đảm bảo rằng những quy định ấy sẽ không cản trở và mâu thuẫn với các điều ước quốc tế về mậu dịch quốc tế . Trên cơ sở các nguyên tắc này quyền và lợi ích của NTD Việt Nam đã được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật mà cơ bản ở hai văn bản đó là Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi NTD năm 1999 và ngày 02/10/ 2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 69/2001/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành pháp lệnh BVNTD nay Nghị định này được thay thế bằng Nghị định số 55/ 2008/NĐ-CP do chính phủ ban hành ngày 24/04/2008. Và trong các văn bản khác như Luật cạnh tranh , Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa, Pháp lệnh giá, BLDS năm 2005, BLHS năm 1999…Thông qua pháp lệnh bảo vệ NTD đã ghi nhận 8 quyền cơ bản của NTD. Trong đó NTD có quyền đòi bồi thường thiệt hại khi cá nhân tổ chức kinh doanh hàng hoá dịch vụ có hành vi vi phạm gây thiệt hại cho NTD, quy định tại điều 9: “NTD có quyền được bồi hoàn, BTTH khi hàng hóa, dịch vụ không đạt tiêu chuẩn, chất lượng, số lượng, giá cả đã công bố hoặc hợp đồng đã giao kết; khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật đối với việc sản xuất, kinh doanh hàng cấm, hành giả, hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, chất lượng, số lượng và việc thông tin, quảng cáo sai sự thật”. Tại Điều 22 của Pháp lệnh quy định “Người tiêu dùng trực tiếp hoặc thông qua đại diện để thực hiện việc khiếu nại, yêu cầu bồi thường đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã gây thiệt hại cho mình theo theo quy định của pháp luật.” Đây chính là cơ sở pháp lý để NTD khởi kiện đòi BTTH khi nhà sản xuất, kinh doanh xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ khi không thực hiện theo thỏa thuận của hợp đồng hoặc khi NTD mua, sử dụng hành hóa gây thiệt hại cho họ. Ngoài ra theo quy định tại Điều 11 Pháp lệnh bảo vệ NTD: NTD được thành lập tổ chức để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật. NTD thông trực tiếp hoặc thông qua đại diện (Hội TC và bảo vệ NTD các cấp ) để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tổ chức bảo vệ quyền lợi NTD có quyền: tiếp nhận các khiếu nại của NTD và tổ chức hòa giải giữa NTD với các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (điểm a Khoản 1 Điều 13 Nghị định 55/2008 NĐ-CP ); đại diện cho NTD tiến hành các khiếu nại tới các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; tố cáo tới các cơ qua nhà nước có thẩm quyền; khởi kiện ra tòa khi được NTD ủy quyền (điểm b Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 55/2008/ NĐ-CP ) Thứ hai: pháp luật đã ghi nhận trách nhiệm của cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ mà khi họ thực hiện không đúng, không đầy đủ những trách nhiệm này mà gây thiệt hại cho NTD thì họ phải có TNBTTH cho NTD. Cụ thể các trách nhiệm của cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh như sau: Trách nhiệm của nhà sản xuất nhà cung ứng dịch vụ đối với số lượng, chất lượng của hàng hóa, dịch vụ. Chất lượng sản phấm, hàng hóa là tổng thể những thuộc tính (những tiêu chuẩn, kỹ thuật, những đặc trưng ) của chúng, được xác định bằng các thông số có thể đo lường được, so sánh được phù hợp với các điều kiện kỹ thuật hiện có, thể hiện khả năng đáp ứng nhu cầu của xã hội và của cá nhân trong những điều kiện sản xuất, tiêu dùng xác định, phù hợp với công dụng của sản phẩm hàng hóa . Theo quy định tại Điều 14 pháp lệnh BVNTD năm 1999 và tại Điều 7 Nghị định số 55/ 2008/NĐ- CP đã quy định cụ thể trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với hàng hóa, dịch vụ về chất lượng hàng hóa, dịch vụ đảm bảo như đã thỏa thuận, cam kết về đo lường hàng hóa dịch vụ theo quy định của pháp luật về đo lường. Những hàng hóa, dịch vụ phải công bố, đăng ký tiêu chuẩn và chất lượng, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy, chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy thì tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ phải thực hiện việc công bố, chứng nhận hoặc đăng ký của theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn đã công bố hoặc đăng ký. Ngoài ra cá nhân, tổ chức kinh doanh phải tuân thủ các quy định của pháp luật về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, phải thường xuyên kiểm tra hàng hóa để đảm bảo tiêu chuẩn đo lường chất lượng hàng hóa trước khi cung ứng ra thị trường. Khi có các thiệt hại xảy ra thì phải có các biện pháp nhanh chóng khắc phục kịp thời thiệt hại . Tại Luật CLHH số 05/2007/QH12 ngày 21/12/2007 quy định quy định về nghĩa vụ của nguời sản xuất, người nhập khẩu, người xuất khẩu và người bán hàng hoá tại Điều 10, 12, 14, 16. Tại các điều 33, 36, 40 quy định về các biện pháp xử lý hàng hóa không đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn đã công bố; sản xuất kinh doanh hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa phải áp dụng tiêu chuẩn mà không phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam; vi phạm những quy định về chứng nhận chất lượng, công nhận hệ thống quản lý chất lượng hoặc vi phạm các quy định của pháp luật về chất lượng hàng hóa thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật . Như vậy khi cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hóa muốn lưu thông một sản phẩm trên thị trường thì cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng tối thiếu theo tiêu chuẩn đã quy định.Việc quy định tiêu chuẩn chất lượng tối thiểu để quản lý chất lượng hàng hóa là nhiệm vụ của trước tiên của mỗi nhà nước để đảm bảo quyền lợi của NTD thông qua việc nhà nước ban hành các văn bản quy định tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa-là văn bản kỹ thuật quy định các đặc tính, yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm, các yêu cầu về đóng gói, ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản sản phẩm, hàng hóa đối với hệ thống quản lý chất lượng và các vấn đề khác có liên quan đến chất lượng sản phẩm… Hiện nay vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang trở thành vấn đề đáng báo động ở nước ta đặc biệt là đối với thực phẩm. Theo báo cáo của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tình hình ngộ độc năm 2008 tuy có xu hướng giảm về số vụ nhưng lại tăng về số người ngộ độc và tử vong, Cụ thể là năm 2008 đã xảy ra 205 vụ với 7828 người bị ngộ độc giảm 43 vụ nhưng tăng 6 người chết so với năm 2007. Và trong đó có tới 66,3% số vụ ngộ độc không rõ nguyên nhân. Trong báo cáo của Ủy ban khoa học công nghệ và môi trường trước Quốc hội về tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm thì hiện nay cả nước chỉ có 617 cơ sở giết mổ được kiểm soát, 16512 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ không đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Và hiện nay cũng có tới 400 các bệnh truyền qua thực phẩm chủ yếu là tả, lỵ, trực trùng, tiêu chảy, thương hàn ….. Qua đây ta có thể thấy vai trò quan trọng việc bảo đảm chất lượng sản phẩm đối với sự an toàn sức khỏe của NTD. Vì vậy tại Điều 4 Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm đã quy định kinh doanh thực phẩm là kinh doanh có điều kiện: tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh thực phẩm phải chịu trách nhiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm do mình sản xuất kinh doanh. Điều 4 Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 07/09/2004 quy định tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi sản xuất kinh doanh thực phẩm phải đảm bảo các điều kiện theo quy định về an toàn thực phẩm như có hệ thống xử lý chất thải, phải thay bảo hộ lao động, nhà vệ sinh, môi trường sạch sẽ, phương tiện rửa, khử trùng tay, thiết bị, dụng cụ chế biến, bảo quản, đóng gói. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất thực hiện các quy định, yêu cầu về Vệ sinh an toàn thực phẩm phải lưu mẫu thực phẩm theo quy định. Khi xảy ra ngộ độc và bệnh truyền qua thực phẩm do thực phẩm của cơ sở tổ chức mình sản xuất kinh doanh thì phải phải báo cáo ngay với cơ sở y tế và chính quyền địa phương để triển khai những biện pháp xử lý kịp thời. Tùy từng mức độ mà xử lý hành chính hoặc hình sự, khi gây thiệt hại cho NTD thì phải BTTH cho NTD . Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh cung ứng hàng hóa, dịch vụ đối với nhãn hàng hóa. Để bảo vệ quyền lợi của NTD và của người sản xuất kinh doanh chân chính, pháp luật của các quốc gia trên thế giới nói chung và pháp luật Việt Nam nói riêng đều có những quy định về nhãn hiệu hàng hóa và đặt ra những yêu cầu nhất định đối với nhãn hiệu hàng hóa. Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 quy chế ghi trên nhãn hàng hóa lưu thông trong nước, hàng hóa xuất, nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng chính phủ: “Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu được in chìm, in nổi trực tiếp hoặc được dán, đính, cài, chắc chắn trên hàng hóa hoặc bao bì để thể hiện các thông tin cần thiết, chủ yếu về hàng hóa đó.” Và cũng tại khoản 4 Điều 3 Quyết định số 178 /1999/QĐ-TTg cũng quy định nhãn hàng hóa là việc ghi các thông tin cần thiết, chủ yếu về hàng hóa lên nhãn hàng hóa nhằm cung cấp cho NTD những thông tin cơ bản để nhận biết hàng hóa, làm căn cứ quyết định lựa chọn tiêu thụ và sử dụng hàng hóa, các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra. Việc nghi nhãn hàng hóa có 8 nội dung bắt buộc. Qua những nội dung này sẽ cung cấp thông tin cho NTD. Thứ nhất, tên hàng hóa và đặc trưng của hàng hóa.Thứ hai, tên và địa chỉ của nơi sản xuất, của thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa bao gồm thương nhân là nhà sản xuất, lắp ráp (đóng gói để bán ), người nhập khẩu, đại lý bán hàng cho nước ngoài để khi cần có thể truy cứu được chính xác. Thứ ba, định lượng hàng hóa theo hệ đơn vị đo lường quốc tế (SI ) với cách ghi, kích thước, chữ số và vị trí ghi được quy định. Thứ tư, thành phần cấu tạo, đặc biệt đối với đối với yêu cầu sử dụng, đảm bảo an toàn, đồng thời đáp ứng yêu cầu kiểm tra, kiếm soát độ an toàn của hàng hóa góp phần chống hàng nhái, hàng giả...Thứ năm, phải công bố những chỉ tiêu chất lượng chủ yếu trên nhãn hàng hóa, coi đây là sự cam kết với khách hàng. Thứ sáu ghi rõ ngày, tháng, năm sản xuất, hạn bảo quản, hạn sử dụng của hàng hóa cũng được quy định chi tiết. Thứ bảy hướng dẫn sử dụng và bảo quản cũng là một nội dung bắt buộc phải ghi nhãn, đặt biệt đối với hàng hóa là thiết bị, máy móc, vật tư đắt tiền, sử dụng phức tạp. Thứ tám, ghi rõ xuất xứ của hàng hóa đối với hàng nhập khẩu và xuất khẩu. Tám nội dung này là bắt buộc, nhưng có một số sản phẩm khó có thể, hoặc không cần thiết ghi cả tám nội dung trên thì chủ thể quản lý sẽ có hướng dẫn cụ thể. Yêu cầu đối với nhãn hàng hóa là tất cả các chữ viết, hình vẽ hình ảnh, dấu hiệu, ký hiệu ghi trên nhãn phải rõ ràng, đúng với thực chất của hàng hóa, không được nghi mập mờ, gây sự hiểu nhầm . Về ngôn từ trình bày trên nhãn hàng hóa phải được viết bằng tiếng Việt. Đối với những hàng hóa nhập khẩu để lưu thông, tiêu thụ ở thị trường Việt Nam thì ngôn ngữ trên nhãn hàng hóa được áp dụng một trong các cách thức sau đây: một là thương nhân nhập khẩu hàng hóa yêu cầu phía bên cung cấp hàng ghi trên phần nhãn nguyên gốc các thông tin thuộc tiếng Việt Nam; thứ hai là, nếu không thỏa mãn được nội dung trên thì thương nhân nhập khẩu phải làm nhãn phụ ghi những thông tin thuộc nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt Nam kèm theo nhãn nguyên gốc bằng tiếng nước ngoài của hàng hóa đó trước khi lưu thông trên thị trường . Như vậy khi nhà sản xuất, kinh doanh cung ứng dịch vụ, thương nhân khi không thực hiện các quy định về nhãn hàng hóa mà gây hiểu nhầm cho NTD, làm NTD mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ gây thiệt hại cho họ về tài sản, sức khỏe, tính mạng thì phải có trách nhiệm BTTH cho họ . Trách nhiệm của nhà sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với các quảng cáo không trung thực, xâm phạm lợi ích của NTD. Ngày nay quảng cáo đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc quảng bá sản phẩm, nó là khâu trung gian để đưa sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. Thông qua quảng cáo NTD được tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ từ nhà sản xuất kinh doanh. Những thông tin mà nhà sản xuất, cung ứng dịch vụ đưa ra có thể là những thông tin trung thực chính xác nhưng cũng có thể là những thông tin không trung thực.Bởi trong điều kiện kinh tế thi trường khi lợi nhuận lên hàng đầu thì không điều gì họ không thể làm để có được lợi nhuận cao nhất. Chính vì vậy cần phải có những quy định của pháp luật nhằm đảm bảo những thông tin quảng cáo mà nhà sản xuất, cung ứng dịch vụ đưa ra là chính xác . Theo quy định tại khoản 1 điều 4 Pháp lệnh Quảng cáo năm 2002 thì: “quảng cáo là giới thiệu đến NTD về hoạt động kinh doanh hàng hóa dịch vụ.” Thống nhất với các quy định trong pháp lệnh bảo vệ NTD, Điều 6 Pháp lệnh Quảng cáo quy định: nội dung của quảng cáo bao gồm các thông tin về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Thông tin quảng cáo về hoạt động kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ phải đảm bảo trung thực, chính xác, rõ ràng, không gây thiệt hại cho người sản xuất kinh doanh và NTD . Cụ thể hóa pháp lệnh quảng cáo, Nghị định 24/2003/NĐ-CP chỉ rõ tại Điều4: thông tin quảng cáo phải đúng phạm vi ngành nghề đăng ký kinh doanh. Thông tin quảng cáo về hàng hóa, dịch vụ sinh lời phải phản ánh trung thực, chính xác, đúng với quy cách chất lượng, công dụng, nhãn hiệu, kiểu dáng chủng loại, bao bì, xuất xứ, phương thức phục vụ, thời hạn bảo quản. Thông tin về dịch vụ không sinh lời thì phải trung thực, chính xác, phán ánh đúng khả năng, chất lượng dịch vụ . Theo quy định tại khoản 6 Điều 39 Luật cạnh tranh cấm các hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh và Điều 45 có giải thích cụ thể các hành vi này, trong đó có hành vi đưa ra những thông tin gian dối hoặc gây hiểu nhầm cho khách hàng về một trong các nội dung sau: giá cả, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia công; cách thức sử dụng, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành; các thông tin gây gây gian dối hoặc gây nhằm lẫn khác ( khoản 3 Điều 45 Luật cạnh tranh ). Để đảm bảo các thông tin quảng cáo khi truyền tải trên các phương tiện thông tin đại chúng không làm ảnh hưởng cũng như không xâm phạm vào lợi ích chính đáng của NTD, pháp luật quảng cáo có những quy định khá cụ thể về điều kiện, nội dung, hình thức, phương tiện, sản phẩm quảng cáo. Việc tuân thủ đúng các quy định này không những đảm bảo môi trường quảng cáo lành mạnh mà còn góp phần quan trọng trong việc bảo vệ NTD. Nếu không tuân thủ các quy định này làm NTD sử dụng dịch vụ hàng hóa gây thiêt hại thì người quảng cáo, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người phát hành quảng cáo, người cho thuê phương tiện quảng cáo phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra theo quy định tại Điều 23, 24 , 25 ,26 pháp lệnh Quảng cáo. Trên cở sở trách nhiệm của cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh là cơ sở pháp lý để NTD khởi kiện đòi quyền lợi của mình khi các quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm khi tổ chức, các nhân nhà sản xuất kinh doanh không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, không thực hiện đúng trách nhiệm của mình gây thiệt hại cho họ. Thứ ba: pháp luật còn quy định rất rõ cơ quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm bảo vệ NTD, quy định việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính khi các tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xâm hại đến quyền lợi NTD. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ NTD trong cả nước thuốc Chính Phủ và Chính Phủ đã giao nhiệm vụ này cho Bộ Công Thương. Ngoài ra các còn có các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân dân các cấp. 3.1.2 Những tồn tại . Tuy pháp luật Việt Nam quy định một cách khá cơ bản và toàn diện vấn đề BTTH do vi phạm quyền lợi ích của NTD. Nhưng nhìn chung những quy định đó còn mang tính chung chung, chưa cụ thể. Điều này thể hiện trong BLDS chỉ quy định một điều về BTTH do vi phạm quyền lợi NTD đó là quy định tại điều 630 BLDS : “cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác sản xuất, kinh doanh không đảm bảo chất lượng hàng hóa mà gây thiệt hại cho NTD thì phải bồi thường.” Và không có bất cứ thông tư hướng dẫn nào về vấn đề này. Trong quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ hàng hóa đối với nhãn hàng hóa, trong đó quy định ngôn ngữ ghi trên nhãn hàng hóa nếu sản phẩm tiêu thụ ở thị trường Việt Nam thì phải ghi bằng tiếng Việt. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu tiêu thụ ở thị trường Việt Nam thì thực hiện: có thể yêu cầu bên cung cấp hàng hóa ghi trên hàng hóa thông tin nguyên gốc bằng tiếng Việt Nam, nếu thỏa thuận này không đạt được thì thương nhân phải làm nhãn phụ ghi bằng tiếng Việt kèm theo nguyên gốc bằng tiếng nước ngoài. Tuy nhiên đối với việc ghi nhãn phụ pháp luật chỉ quy định phải dịch những nội dung bắt buộc của nhãn hàng hóa ra tiếng Việt nhưng trách nhiệm của người dịch đến đâu nếu dịch sai, có những thuật ngữ không thể dịch ra tiếng Việt…còn bỏ ngỏ. Hay như khi quy định về việc hỗ trợ ngân sách cho tổ chức bảo vệ quyền lợi NTD tại khoản 3 Điều 14 khi tổ chức này thực hiện hoạt động gắn liền với nhiệm vụ của nhà nước có thể là toàn bộ hoặc một phần kinh phí khi thực hiện nhưng lại không quy định cấp như thế nào ? Cũng chính vì mang tính chung chung nên khi áp dụng các quy định của pháp luật vào trong thực tế gặp nhiều khó khăn làm cho những quy định này mang tính sơ cứng, hình thức không mang hơi thở của cuộc sống . Quy định về bồi thường thiệt hại vi phạm quyền lợi NTD còn tản mạn, rải rác trong nhiều văn bản.Tuy không thể tập trung trong một văn bản nhưng phải co một văn bản quy định các vấn đề chung nhất còn các vấn đề khác liên quan đến các từng lĩnh vực cụ thể sẽ được giải quyết theo quy định ở các lĩnh vực đó. Cho đến nay chúng ta vẫn chưa có một luật bảo vệ NTD mà vẫn là pháp lệnh được ban hành năm 1999 và Nghị định 55/2008/ NĐ-CP chi tiết Pháp lệnh Bảo vệ NTD. Dự định đến năm 2010 chúng ta sẽ có Luật bảo vệ NTD . Chế tài xử lý vi phạm các tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh vi phạm quyền lợi NTD còn thiếu tính răn đe như chế tài phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh có hành vi vi phạm tối đa là 70.000.000 đồng. Những quy định về trình tự, thủ tục tố tụng còn nhiều bất cập gây khó khăn cho NTD thực hiện quyền khởi kiện của mình. Ở nước ta hiện nay chưa có tòa án chuyên trách về bảo vệ quyền lợi NTD nên các kiện đòi BTTH do hành vi xâm phạm quyền lợi NTD được xếp vào loại các vụ kiện dân sự và có thể được giải quyết theo hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng mà BLDS và các văn bản có liên quan đã quy định.Theo quy định của pháp luật thì chỉ người bị hại trực tiếp từ hành vi vi phạm của người khác thì mới được phép đúng ra khởi kiện khi người đó có hành vi vi phạm đó. Điều này có nghĩa là một người khác hoặc tổ chức muốn đứng ra khởi kiện thì phải có văn bản ủy quyền của người đó. Những người khởi kiện cũng không thể được bồi thường nếu không chứng minh được thiệt hại cho bản thân . Pháp luật Việt Nam cũng chưa có quy định về hình thức khởi kiện tập thể. Khởi kiện tập thể là một hình thức khiếu kiện tập thể trong đó một số nguyên đơn đồng nhất đưa đơn kiện ra tòa khiếu nại tập thể về NTD là cơ chế để tổ chức NTD hoặc dại diện NTD có thể khởi kiện vụ việc có liên quan đến một số lượng lớn NTD . Pháp luật nước ta chưa quy định ai là người bị khởi kiện trong chuỗi phân phối hàng hóa từ nhà sản xuất tới NTD. Chính vì thế mà trong thực tiễn áp dụng khi muốn khởi kiện NTD lúng túng không biết tiến hành khởi kiện với ai, nhà sản xuất, nhà phân phối hay người bán lẻ. Hơn nữa với quy định muốn khởi kiện phải nộp tạm ứng án phí cũng là rào cản gây khó khăn cho NTD kho muốn khởi kiện . Việc pháp luật quy định chứng minh thiệt hại và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại với NTD phải gánh chịu trong thực tế là rất phức tạp, nhất là các vụ việc liên quan đến các loại thực phẩm độc hại nhưng chưa gây bệnh tật ngay tức khắc. Trong những trường hợp như thế này nguyên đơn khó chứng minh và thuyết phục được tòa án rằng nhũng tổn hại về sức khỏe hoặc các thiệt hại mà mình phải gánh chịu từ việc tiêu thụ những sản phẩm liên quan đến vụ kiện.Ví dụ trong vụ nước tương 3-MCPD gây ung thư thì việc NTD chứng minh rằng mình bị ung thư do dùng nước tương là rất khó khăn. Hạn chế liên quan hoạt động của hội tiêu chuẩn và bảo vệ NTD Việt Nam và các hội địa phương là một thiết chế quan trọng và hữu hiệu để bảo vệ NTD nhưng hội hoạt động trong điều kiện tài chính eo hẹp, không có kinh phí. Tuy trong nghị định 55/2008/NĐ-CP có nêu việc nhà nước sẽ hỗ trợ kinh hoạt động của hội nhưng quy định đó chưa thực thi trong thực tế vì không có quy định sẽ cấp như thêa nào. Những người hoạt động trong hội chủ yếu không được trả lương vì vậy không lôi kéo được lớp trẻ có năng lực chuyên môn vào hoạt động. Hội cũng không có thực quyền chỉ giải quyết chủ yếu theo phương thức hòa giải. Hạn chế liên quan đến các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước. Thiếu công cụ pháp lý để các tổ chức quản lý nhà nước thực hiện chức năng của mình. Hiện nay chúng ta vẫn chưa có luật bảo vệ NTD, trong khi đó Nghi định 55/ 2008/NĐ – CP chi tiết Pháp lệnh bảo vệ NTD năm 1999 thay thế cho Nghị định 69/2001/NĐ-CP nhưng hiện nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn Nghị định này.Hiện nay đang đứng trước sự do dự có nên ban hành thông tư hướng dẫn hay không hay chờ khi có luật bảo vệ NTD. Sự phối hợp thực hiện bảo về quyền lợi NTD của các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm trong quản lý bảo vệ NTD từ trung ương đến địa phương, và giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các tổ chức của NTD chưa chặt chẽ, thống nhất. Việc bảo vệ quyền lợi của NTD ở nông thôn, ở vùng sâu vùng xa chưa được quan tâm đúng mức. Trong khi đây là những nơi mà nhận thức của NTD về chất lượng hàng hóa rất yếu và cần được bảo vệ nhiều hơn. 3.2 .Thực tiễn giải quyết BTTH do vi phạm quyền lợi NTD . 3.2.1 Một số nguyên nhân cơ bản vi phạm quyền lợi NTD . Hiện nay quyền lợi NTD Việt Nam bị xâm phạm một cách nghiêm trọng thể hiện qua một loạt các vụ việc nổi cộm trên thực tế như vụ xăng có chứa aceton gây chết hàng loạt xe máy, hay như vụ sữa có chứa hàm lượng melanie, vụ nước tương có chứa 3 – MCPD gây ung thư và rất nhiều các vụ việc nhỏ lẻ khác. Và ngày càng nhiều vụ ngộ độc thực phẩm do sử dụng thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.Tình trạng vi phạm quyền lợi NTD như hiện nay do một số nguyên nhân chủ yếu sau: Thứ nhất: do những điểm còn tồn tại của pháp luật như quy định còn chung chung, khó áp dụng trong thực tế, pháp luật thiếu tính răn đe làm cho cá nhân, tổ chức kinh doanh không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ các quy định của pháp luật về trách nhiệm cảu mình dẫn đến vi phạm quyền lợi NTD. Pháp luật quy định chưa chặt chẽ, thống nhất đảm bảo về sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước có trách nhiệm quản lý bảo vệ NTD từ trung ương đến địa phương làm cho hiệu quả của công tác bảo vệ NTD chưa cao. Thư hai: Nguyên nhân xuất phát từ phía NTD. NTD là một trong hai chủ thể trong quan hệ giữa nhà sản xuất, cung ứng dịch vụ hàng hóa, khi quyền lợi ích của họ bị xâm phạm từ phía nhà sản xuất, cung ứng dịch vụ hàng hóa mà họ lại không có phản ứng thì những hành vi đó sẽ không được phát hiện và xử lý. Như vậy khi bị xâm phạm NTD muốn được BTTH thì phải khiếu kiến đến nhà Trang web: http:// vietnamnet.vn. Trong bài người tiêu dùng Việt được bảo vệ kém nhất thế giới. sản xuất, kinh doanh cung ứng dịch vụ, hàng hóa nếu hai bên không thỏa thuận được phương thức bồi thường, mức bồi thường thì NTD có quyền đưa đơn khởi kiện ra tòa. Muốn làm được như vậy họ phải hiểu mình có những quyền và nghĩa vụ gì? Nhưng theo công bố kết quả điều tra năm 2008 của Hội tiêu chuẩn và bảo vệ NTD thì có tới 41% NTD không biết mình có quyền gì? số còn lại có biết cũng không không làm gì .(1) Theo quy định của thủ tục tố tụng khi khởi kiện NTD phải chứng minh thiệt hại của sản phẩm đối với mình.Tuy nhiên thông thường thì thiệt hại cho tập thể NTD lòa rất lớn nhưng thiệt hại mà mỗi NTD phải gánh chịu đôi khi là không quá lớn để khởi kiện.Trong khi đó trình tự thủ tục khởi kiện thì rắc rối và mất nhiều thời gian, tiền bạc.Khi thắng kiện thì khoản chi phí mà NTD phải bỏ ra trong quá trình theo kiện có thể lớn hơn khoản bồi thường mà NTD nhận được. NTD ít có động lức khởi kiện. Ngoài ra NTD dùng còn phải nộp tạm ứng án phí tố tụng và trong những trường hợp NTD để khẳng định sản phẩm có chứa độc tố hoặc có ảnh hưởng, NTD phải trải qua quá trình kiểm tra, kiểm nghiệm, giám định nghiêm ngặt mới có thể phát hiện được nhưng hiện nay hệ thống kiểm tra, kiểm nghiệm chưa đủ lực, chưa trở thành công cụ cung cấp chứng cứ thuận lợi cho NTD khởi kiện cũng là một trở ngại để NTD khởi kiện. Hơn nữa NTD Việt Nam do thói quen khi mua sản phẩm hàng hóa không có thói quen lấy hóa đơn, những chứng từ cần thiết.Chính vì vậy vụ việc xảy ra NTD sẽ gặp những khó khăn nhất định trong việc chứng minh đã mua và tiêu dùng loại sản phẩm không an toàn, gây thiệt hại cho bản thân. Đây chính là một trở ngại rất lớn khiến NTD có tâm lý ngại khởi kiện. Nguyên nhân từ Tiêu chuẩn và bảo vệ NTD: hội là tổ chức bảo vệ quyền lợi cho NTD nhưng lại hoạt động không hiệu quả vì do thiếu thực lực về kinh tế cũng như về quyền lực.Hiện nay cả nước có 30 hội bảo vệ NTD trên 63 tỉnh, thành phố nhưng hoạt động của hội lại rất mờ nhạt, kém hiệu quả, nhiều NTD không biết đến sự tồn tại của Hội. Đây cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến quyền lợi NTD bị vi phạm. Tình hình vi phạm quyền lợi NTD hiện nay diễn ra liên tục, nhiều cấp độ và ngày càng nghiêm trọng hơn.Qua hàng loạt các vụ việc vi phạm đến quyền lợi của NTD từ các vụ việc nhỏ lẻ đến các vụ việc nổi cộm như xăng có chứa axeton, nước tương 3-MCPD gây ung thư...Các hành  vi vi phạm ngày càng tinh vi và phức tạp NTD khó có thể phát hiện được. Nhưng các hành vi vi phạm chủ yếu là gian lận thương mại, bán hàng không đảm bảo chất lượng, hàng giả, hàng nhái, thực phẩm không an toàn...Tuy nhiên trong các hành vi vi phạm như vậy thì hành vi vi phạm an toàn thực phẩm  nghiêm trọng nhất và ảnh hưởng lâu nhất. Bởi theo GS.Ts KH Lê Doãn Diên- chủ tịch khoa học và công nghệ lương thực phẩm cho biết một người với tuổi thọ trung bình là 80  tiêu thụ khoảng 24 tấn lương thực. Và theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới ( WHO) hàng năm ở nước ta có khoảng 3 triệu trường hợp nhiễm độc, gây thiệt hại về kinh tế  trên 200 triệu USD đó là còn chưa kể đến những thiệt hại không thể tính toán được là những bệnh tình tích tụ, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Vấn  đề vi phạm quyền lợi NTD không chỉ có ở các doanh nghiệp nhỏ lẻ mà nó còn có trong các doanh nghiệp có uy tín. Vụ Innova lắp động cơ gỉ sét sẽ minh chứng cho điều này. Toyota là một hãng ôtô nổi tiếng trên thế giới họ được biết tới bởi tính khắt khe là chỉ cần có một lỗi nhỏ ở phần vô lăng cũng buộc phải hay thế lại.Chính vì vậy khi vụ việc này xảy ra đã gây ngỡ ngàng và mất lòng tin của NTD. Việc  đã được chính đại diện của công ty Toyota Việt Nam thừa nhận là đã lỡ sai xót lắp động cơ có gỉ sét vào xe Toyota Innova mới. Vụ việc này được phát hiện bởi một phóng viên của ban kinh tế- xã hội Báo Tiền Phong - Phạm Đình Thắng. Vụ  việc xảy ra bắt đầu từ đầu năm 2006, các conterner chứa động cơ của xe Innova và Hiace sau 2-3 tuần được chở bằng đường biển từ nơi sản xuất ( Indonexia) cập cảng Hải Phòng và bị đắp chiếu ở đó đến đầu năm 2008. Và các động conterner chứa 96 động cơ ( trong đó có 90 động cơ được lắp ráp cho xe Innova và 6 động cơ được lắp ráp cho xe Hiace) dường như bị phơi sương, phơi nắng từ ngày 29/01/2006 đến ngày 28/02/2008 tại Hải Phòng. Suốt gần hai năm trời nằm ở đó các động cơ này khi được phát hiện thì đã bị gỉ sét và đổi màu. Đến lúc tiến hành lắp ráp tổng thành tại nhà máy Toyota ( Vĩnh Phúc) nhiều kỹ sư và các thợ lắp ráp rất đỗi ngạc nhiên. Tuy nhiên không dám lên tiếng vì cấp trên đã có lệnh.Và lần lượt các động cơ này đã được xé bỏ số xeri (có biểu thị sản xuất năm 2005) để đưa vào sản xuất hàng loạt năm 2008. Và cùng với các dòng xe khác Innova và Hiace bị lắp ráp động cơ bị bỏ quên bị han rỉ được Toyota tung ra thị trường bán cho NTD.        Sau khi vụ việc bị phát hiện đích thân ông Tổng giám đốc Toyota Việt Nam ( TMV) đã phải nói lời xin lỗi tới 13 khách hàng đã mua xe lắp động cơ  bị bỏ quên hơn hai năm. Đồng thời cũng xin lỗi những khách hàng khác của Toyota.Và đã đưa ra 3 phương án để hỗ trợ người đã mua xe : 1. TMV mau lại toàn bộ những chiếc xe đã bán cho khách hàng với giá họ đã mua, đồng thời chi trả tất cả các chi phí mà khách hàng đã bỏ ra để lưu hành xe như phí trước bạ sang tên, lệ phí đăng ký.....; 2. TMV thay thế động cơ sản xuất  năm 2008 cho những chiếc xe này; TMV giảm 10% giá bán nếu khách hàng sử dụng chiếc xe đó, cụ thể với xe Innova J giảm 2700 USD, 3000 USD với Innova G và 3100 USD với Hiace.  Tuy ta thấy TMV đã nhanh chóng khắc phục những sai xót và có sự hỗ trợ có lợi cho NTD nhưng một câu hỏi được đặt ra là nếu như vụ việc không bị phát hiện thì Toyota liệu có cách ứng xử như vậy với khách hàng không. Toyota vẫn nợ NTD một câu hỏi tại sao có thể vô tư quên đi quyền được thông tin của khách hàng.(1)        Hay như vụ việc trong nước tương có chứa 3-MCPD gây ung thư. Vụ việc nước tương có chứa chất 3-MCPD đã được ngành y tế TP.HCM phát hiện và biết rất rõ từ cuối năm 2001 nhưng thông tin này không được công khai mà mãi đến năm 2007 thông tin này mới được công bố. Theo quy định của Bộ Y tế hàm lượng 3-MCPD có trong nước tương, xì dầu, dầu hào không được quá 1mg/kg để đảm bảo an toàn cho NTD nhưng trên thực tế hàm lượng này cao hơn nhiều. Cụ thể, tháng 11/2001, qua xét nghiệm 15 mẫu nước tương, dầu hào tại địa bàn TP thì tất cả các mẫu đều có hàm lượng 3-MCPD gấp 2.3-5.644 lần mức cho phép. Tháng 12-2001, xét nghiệm tiếp 10 mẫu thì có 9 mẫu vượt mức cho phép, trong đó có mẫu gấp 6.090 lần.        Năm 2004, Viện Vệ sinh y tế công cộng TP thực hiện giám sát hàm lượng 3-MCPD của 41 mẫu nước tương thì phát hiện 33 mẫu có 3-MCPD vượt tiêu chuẩn cho phép, chiếm tỉ lệ 80,5%. Trong 33 mẫu này có sáu mẫu có hàm lượng 3-MCPD cao khủng khiếp, từ 11.100-18.244 mg/kg, tức cao gấp 11.000-18.000 lần mức cho phép; sáu mẫu có hàm lượng 3-MCPD rất cao,  từ 6.260-8.659 mg/kg; và 21 mẫu có hàm lượng 3-MCPD cao vượt giới hạn  từ  2.1-4.936 mg/kg.        Năm 2005, viện này khảo sát tiếp 137 mẫu từ nhiều nơi gửi tới xét nghiệm. Qua đó phát hiện hơn 100 mẫu có  hàm lượng 3-MCPD từ 2.0 -9.743 mg/kg, cao hơn mức cho phép từ hai đến gần chục ngàn lần. Quí 3/2005, Sở Y tế TP.HCM gửi mẫu nước tương của 30 cơ sở sản xuất đến Viện Vệ sinh y tế công cộng TP kiểm nghiệm, phát hiện 20 cơ sở có sản phẩm nước tương có chất 3-MCPD cao gấp từ vài lần đến vài ngàn lần mức cho phép. Tại Trung tâm Đào tạo và phát triển sắc ký TP, trong năm 2005 cũng tiến hành phân tích 38 mẫu và phát hiện 21 mẫu có hàm lượng 3-MCPD cao hơn mức qui định. Năm 2006, Viện Vệ sinh y tế công cộng TP tiếp tục phát hiện 28/135 mẫu gửi tới xét nghiệm có hàm lượng 3-MCPD vượt quá giới hạn cho phép ở mức từ 1,19-3.029 mg/kg. Kết quả phân Trang web: www.tuoitre.com.vn. Trong bài nước tương chứa chất gây ung thư: “ Ém nhẹm” suốt 6 năm. tích 245 mẫu nước tương của Trung tâm Dịch vụ phân tích thí nghiệm TP.HCM trong hai năm 2005-2006 cũng cho thấy có bảy mẫu vượt trên 1mg/kg, trong đó có một mẫu cao đến 1.700mg/kg. Cũng trong năm 2006, Trung tâm Đào tạo và phát triển sắc ký TP phân tích tiếp 24 mẫu và phát hiện chín mẫu có 3-MCPD vượt giới hạn, trong đó có mẫu cao tới 1.944mg/kg.(1) Ngoài ra, giám sát của Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM trong năm 2006 trên 20 mẫu cũng phát hiện tám mẫu có 3-MCPD vượt mức cho phép. Sau khi vụ việc bị phát hiện các cơ quan nhà nước đã có các biện pháp như tịch thu các sản phẩm nước tương vượt quá mức cho phép hàm lượng 3-MCPD và xử lý vi phạm các doanh nghiệp vi phạm.Tuy nhiên trên thực tế số lượng mà cơ quan nhà nước thu hồi được ít hơn nhiều so với số lượng trong thực tế.Và hơn nữa là hiện giờ vẫn chưa có việc bồi thường thiệt hại cho NTD.Bởi còn thiếu cơ sở pháp lý để xử lý vụ việc đòi quyền lợi của NTD, về mặt nguyên tắc, khi khởi kiện ra tòa đòi bồi thường tổn thất, người khởi kiện phải xác định được mức độ tổn thất và hậu quả cụ thể. Trong trường hợp nước tương chứa chất 3-MCPD vượt quá mức cho phép, nếu xét trên phương diện lý thuyết, hành vi này đã trực tiếp gây ảnh hưởng đến sức khỏe của NTD. Theo quy định của nhiều quốc gia trên thế giới, NTD trực tiếp có thể khởi kiện nhà sản xuất và các bên liên quan mà không cần chứng minh mức độ thiệt hại hay hậu quả. Tuy nhiên ở VN, việc chứng minh mức độ thiệt hại lại là cơ sở pháp lý tiên quyết. Hơn thế nữa, chất 3-MCPD có thể gây ung thư cũng mới chỉ kết quả phân tích và khuyến cáo của các nhà khoa học chứ hoàn toàn chưa có kết luận hoặc công bố chính thức mang tính pháp lý. Vì thế người tiêu dùng rất khó chứng minh được rằng chất 3-MCPD đã gây hậu quả cho họ, kể cả người mắc bệnh ung thư cũng không có cách nào chứng minh là do họ sử dụng nước tương chứa chất 3-MCPD.Như vậy thiệt hại cho NTD là rất lớn nhưng việc đòi quyền lợi cho NTD lại gặp nhiều khó khăn. 3.1.2. Định hướng hoàn thiện . Với tình trạng quyền và lợi ích NTD bị xâm phạm như hiện nay.Trong phạm vi của đề tài nghiên cứu của mình chúng tôi xin đưa ra một số định hướng để hoàn thiện pháp luật về BTTH cho NTD khi quyền, lợi ích của họ bị xâm phạm. Thứ nhất: hoàn thiện thủ tục khởi kiện . Quy định việc tiếp nhận, giải quyết vụ kiện nhanh gọn thủ tục không rườm rà phức tạp gây khó khăn cho NTD trong khi đi khởi kiện. Trong khởi kiện NTD vẫn còn tâm lý e ngại việc khởi kiện, trước mắt áp dụng chế độ án phí đặc biệt đối với các vụ kiện do NTD hoặc Hội bảo vệ NTD khởi kiện theo hướng không buộc người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí khi tiến hành khởi kiện và dù có thua kiện thì cũng không phải chịu mức án phí. Nhà nước bổ sung quyền khởi kiện của NTD theo hướng NTD có thể kiện bất kỳ ai trong chuỗi phân phối sản phẩm.Cụ thể trong chuỗi cung cấp, sản xuất ( nhà bán buôn, bán lẻ …) NTD có thể khởi kiện người tiêu dùng hoặc người bán hàng trực tiếp cho mình mà NTD thấy hợp lý và có khả năng đòi bồi thường thành công cao. Nâng cao việc áp dụng cơ chế khởi kiện tập thể, Hội bảo vệ NTD có quyền chủ động khởi kiện để áp dụng cho các vụ kiện bảo vệ nTD khi doang nghiệp gây thiệt hai cho NTD ở phạm vi rộng. Cần quy định rõ buộc người gây thiệt hại phải bồi thường các chi phí cho người khởi kiện (chi phí đi lại, thời gian theo kiện…..) Vì thực tế hầu hết các tranh chấp dân sự của Toà án Việt Nam chưa xét các thiệt hại này. Xây dựng hệ thống cơ quan giám định tại các địa phương ngày ngày càng lớn mạnh đủ năng lực giám định một cách nhanh chóng và chính xác các loại sản phẩm chứa độc hại sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ NTD, giám định một cách chính xác tính năng , mức độ nguy hiểm của các loại sản phẩm gây thiệt hại cho NTD vừa để kịp thời cảnh báo, xử lý và có thể được dùng làm chứng cứ trong các vụ kiện. Trong thời gian tới củng cố năng lực phát hiện và thực hiện xử lý vi phạm hành chính của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để nâng cao hiệu quả răn đe, phòng ngừa đối với các doanh nghiệp có hành vi vi phạm. Cần củng cố hệ thống mạng lưới bảo vệ NTD đặc biệt cần tăng cường năng lực hoạt động của hội bảo vệ NTD ở địa phương. Nên quy định rõ quyền của Hội bảo vệ NTD được đại diện cho NTD tiến hành khởi kiện vì lợi ích chung mà không cần có giấy uỷ quyền cụ thể của NTD. Những khó khăn về kinh tế là rào cản để Hội bảo vệ NTD có thể thực hiện tiến hành khởi kiện tập thể. Vì vậy cần phải xây dựng quỹ khởi kiện tập thể trong đó nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí khi xây dựng quỹ và biến nó thành công cụ tài chính hữu hiệu cho việc khởi kiện tập thể. Cũng nên quy định trong các vụ kiện thắng Hội có thể giữ lại một khoản nhỏ để xây dựng quỹ làm nguồn kinh phí hoạt động. Cần phải buộc nhà sản xuất, phân phối dịch vụ các quy định cụ thể về các trường hợp họ sẽ phải chịu trách nhiệm trực tiếp bồi thường cho NTD, mức bồi thường và công bố công khai. Đây sẽ là công cụ có hiệu quả vừa để nhà sản cuất cung ứng dịch vụ nâng cao trách nhiệm vừa để thuận tiện cho NTD trực tiệp yêu cầu nhà sản xuất, phân phối cung ứng dịch vụ phải bồi thường cho NTD khi họ sử dụng sản phẩm, dịch vụ không đảm bảo chất lượng có chất độc hại gây cho NTD. Về phía NTD, phải coi NTD là đối tượng tham gia vào quan hệ một cách chủ động không phải là một đối tượng cần được bảo vệ một cách thụ động. Muốn họ tham gia một cách chủ động thì cần phải tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của NTD, để họ biết mình có những quyền và trách nhiệm gì?, phải tuyên truyền nâng cao nhận thức của NTD đối với chất lượng sản phẩm từ đó NTD có thể tự bảo vệ quyền lợi của mình. Có thể tuyên truyền, phổ biến pháp luật bằng nhiều cách nhưng hiện nay tuyên truyền bằng các phương tiện thông tin đại chúng mang lại hiệu quả cao nhất. Vì vậy nhà nước cần phải có các chủ trương chính sách phù hợp để thông qua các kênh thông tin phổ biến pháp luật cho người dân nói chung và NTD nói riêng. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm trong lĩnh vực bảo vệ NTD thì cần phải quy định rõ trách nhiệm của nhà nước khi các cơ quan này không thực đúng trách nhiệm của mình gây thiệt hại cho NTD. Đặc biệt là các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương tình trạng cán bộ làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, thậm chí một số nơi không có cán bộ chuyên trách, cán bộ thiếu kinh nghiệm, đặc biệt là thiếu kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ người tiêu dùng. Có như vậy mới có thể xây dựng được lòng tin của nhân dân vào các cơ quan nhà nước cũng chính là lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước. Đối với các tổ chức bảo vệ NTD. Đây là tổ chức có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi NTD. Trong pháp luật hiện hành, Điều 11 Pháp lệnh quy định NTD được thành lập tổ chức để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, Nghị định 69/2001/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh lại quy định khá đơn giản về thủ tục thành lập các tổ chức bảo vệ quyền lợi của NTD. Theo đó, tổ chức bảo vệ quyền lợi của NTD được phép đăng ký hoạt động tại ủy ban nhân dân địa phương các cấp. Với quy định đơn giản đó, quyền lập hội không thể được thực hiện trên thực tế, bởi NTD không nhận biết được những công việc cần thực hiện, nội dung của hồ sơ lập hội và cơ quan có thẩm quyền cấp giấy đăng ký cho hội bảo vệ NTD. Thế nên, pháp luật bảo vệ người tiêu dùng cần xây dựng quy trình pháp lý để NTD có thể thực hiện quyền được lập hội một cách thuận lợi. Và trong đó NTD là những thành viên của hội có như vậy quyền lợi NTD mới đựơc bảo vệ một cách triệt để, khi có hành vi xâm hại từ phía cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hoá, dịch vụ. Ngoài ra cần phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để kịp thời có các biện pháp phòng ngừa và kịp thời xử lý các vụ vi phạm trên thực tế. KẾT LUẬN Như vậy để có thể bảo vệ tốt NTD thì trước hết chúng ta cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ NTD nói chung và pháp luật quy định về BTTH do vi phạm quyền lợi NTD. Cần phải xây dựng được một hệ thống pháp luật đủ tính răn đe đối với các cá nhân, tổ chức kinh doanh sản xuất phải làm đúng trách nhiệm của mình không những thế khi có những hành vi xâm phạm phải có trách nhiệm BTTH cho NTD theo các quy định của pháp luật chứ không chỉ phụ thuộc vào ý thức, trách nhiệm tự nguyện của các tổ chức, cá nhân nhà sản xuất như hiện nay. Hơn nữa để pháp luật có thể bảo vệ tốt quyền lợi của mình thì trước hết NTD phải tự mình phải trang bị cho mình các kiến thức cơ bản nhất về quyền và trách nhiệm của NTD. Với sự hiểu biết một cách căn bản các quyền của mình khi các quyền này bị các hành vi xâm phạm của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh NTD có thể thực hiện các quyền đó để tự bảo vệ mình trên cơ sở các quy định của pháp luật. Và phải biết tẩy chay hàng hoá của các cá nhân, tổ chức sản xuất khi các cá nhân tổ chức này vi phạm. Đây là hình phạt nghiêm khắc nhất, hiệu quả nhất. Các cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cũng cần phải nhận thức được rằng sự tồn tại của họ phụ thuộc vào việc họ có thật sự tôn trọng thượng đế của mình hay không. Nhất là trong điều kiện tình hình hiện nay đất nước ta đang trong quá trình đổi mới thì các tổ chức, kinh doanh hàng hóa càng phải nhận thấy tầm quan trọng của điều này để đảm bảo sự tồn tại của mình trong điều kiện cạnh tranh khắc nghiệt của thị trường. MỤC LỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1.Tính cấp thiết của đề tài. 1 2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài. 3 4.Phương pháp nghiên cứu. 4 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài. 4 CHƯƠNG 1 5 NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG VỀ BTTH DO VI PHẠM QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG 5 1.Nhận diện về TNBTTH ngoài hợp đồng, TNBTTH do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng ( NTD) 5 1.1.Nhận diện về TNBTTH ngoài hợp đồng 5 1.1.1.Khái niệm thiệt hại 5 1.1.2.Nhận diện về TNBTTH ngoài hợp đồng 8 1.2. Nhận diện về TNBTTH do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng 16 1.3. Phân biệt TNBTTH do vi phạm quyển lợi NTD trong hợp đồng và ngoài hợp đồng 22 1.4. Ý nghĩa các quy định của pháp luật về TNBTTH do vi phạm quyền lợi NTD 25 1.5. Khái lược các quy định của pháp luật về TNBTTH do vi phạm quyền lợi NTD 26 1.6. Một số khía cạnh pháp lý quy định của một số quốc gia trên thế giới về bảo vệ quyền lợi NTD và TNBTTH do vi phạm quyền lợi NTD. 29 CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ TNBTTH DO VI PHẠM QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG 33 2.1. Điều kiện phát sinh TNBTTH do vi phạm quyền lợi NTD 33 2.1.1. Có thiệt hại xảy ra 33 2.1.2. Phải có hành vi trái pháp luật. 36 2.1.3. Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật. 37 2.1.4. Phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại. 39 2.2. Chủ thể 39 2.2.1.Chủ thể chịu TNBTTH 39 2.2.2. Chủ thể được bồi thường thiệt hại 44 2.3. Nội dung của quan hệ pháp luật về TNBTTH do vi phạm quyền lợi NTD 45 2.3.2. TNBTTH của cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ phục vụ cho NTD 46 2.4. Xác định thiệt hại của NTD về tài sản, tính mạng sức khoẻ do tiêu dùng hàng hoá phục vụ mục đích sinh hoạt cá nhân. 48 2.4.1. Thiệt hại về tài sản 49 2.4.2.Thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm 50 2.5. Thủ tục tố tụng 53 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT, THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BTTH DO VI PHẠM QUYỀN LỢI NTD 56 3.1. Thực trạng pháp luật về BTTH do vi phạm quyền lợi NTD trong hệ thống pháp luật Việt Nam. 56 3.1.1. Những thành tựu đã đạt được. 56 3.1.2 Những tồn tại . 65 3.2 .Thực tiễn giải quyết BTTH do vi phạm quyền lợi NTD . 68 3.2.1 Một số nguyên nhân cơ bản vi phạm quyền lợi NTD . 68 3.1.2. Định hướng hoàn thiện . 74 KẾT LUẬN 78

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn - BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI do vi phạm quyền lợi NGƯỜI TIÊU DÙNG.doc
Luận văn liên quan