Luận văn Bút pháp kỳ ảo trong Trăng non của Stephenie Meyer

Trăng non là tiểu thuyết đánh dấu sự đổi mới về nội dung lẫn nghệ thuật. Bút pháp hiện thực kết hợp với bút pháp kỳ ảo đã làm nên những trang viết thực ảo mơ hồ đan cài hấp dẫn, và xuyên qua lớp màu kỳ ảo đó là cốt lõi hiện thực đời sống của con người, và để phản ánh được đời sống xã hội tự nhiên vô cùng lớn, nhà văn đã gặp nhiều khó khăn khi thể hiện sự chiếm lĩnh của mình. Vì vậy, bút pháp kỳ ảo thực chất là những thủ pháp nghệ thuật đắc lực, là phương tiện của cánh cửa nghệ thuật của tác phẩm. Tác giả đã lột tả được tâm trang đời sống xã hội với sự nhập nhằng giữa cái hư và cái thực, với một hệ thống nhân vật đa dạng như nhân vật ma-cà-rồng, nhân vật người sói và không gian, thời gian mang sắc màu kỳ ảo đã làm cho cái hư, cái thực càng phát huy sức mạnh phản ánh đời sống của nó. Điều này đã tạo nên một thế giới nghệ thuật hấp dẫn lạ thường và tạo ra dấu ấn đặc biệt trong lòng người đọc.

docx59 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2640 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bút pháp kỳ ảo trong Trăng non của Stephenie Meyer, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ến bạn đọc những vấn đề của con người, của thời cổ đại. Đó không chỉ là những gì nỗi lên bề mặt cuộc sống, mà còn là những vấn đề ẩn khuất, lặng sâu trong thế giới tâm hồn của mỗi con người. Cùng với cốt truyện kỳ ảo và không như thời gian kỳ ảo, hệ thống nhân vật kỳ ảo đã góp phần đem đến chất kỳ ảo cho tác phẩm. 2.2. Bút pháp kỳ ảo trong xây dựng không - thời gian nghệ thuật 2.2.1. Không gian kỳ ảo Để có thể hiểu rõ được không gian kỳ ảo trong Trăng non của Stephenie Meyer thì trước hết ta cần phải làm rõ không gian nghệ thuật là gì? Theo Trần Đình Sử thì “không gian nghệ thuật là mô hình thời gian độc đáo có tính chủ quan và mang ý nghĩa tưởng tưởng cho tác giả. Nó là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống, là mô hình thời gian của tác giả cụ thể, được biểu hiện bằng ngôn ngữ của các biểu tượng không gian” [9,tr107-109]. Nói đến không gian nghệ thuật, Từ điển thuật ngữ văn học cho rằng “không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chủ thể của nó, có tác dụng mô hình hóa các mối quan hệ của bức tranh thế giới như: thời gian, xã hội, đạo đức, tôn ti trật tự… Không gian nghệ thuật chẳng những cho thấy cấu trúc nội trị của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng, mà còn cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay của một giai đoạn văn học” Từ đó, ta có thể thấy rằng, không gian nghệ thuật được tác giả sử dụng nhằm mục đíc tạo bối cảnh hoạt động cho nhân vật, cũng như dung chứa các sự kiện liên quan đến nhân vật, và không gian kỳ ảo cũng không muốn nằm ngoài mục đích này, đó là những không gian không có thực, do tác giả hình dung ra, tưởng tượng ra để vừa làm tăng tính kỳ ảo, ly kỳ, hấp dẫn cho cốt truyện, vừa tạo dựng không gian cho các sự kiện kỳ ảo diễn ra, cho các nhận vật hoạt động. Tuy nhiên mỗi tác giả sẽ có một cách xây dựng không gian kỳ ảo riêng cho các nhân vật của mình. Ví như không gian kỳ ảo đầy đủ các tầng, các chiều, các cõi trần, cõi tiên, cõi âm, cõi thủy chung,… và khoảng cách giữa các không gian này dường như bị xóa nhòa đi do bút pháp truyền kỳ kết hợp cả yếu tố siêu thực và hiện thực, được vận dụng gần như tuyệt đối để các nhân vật hiện thực thường lạc và một không gian hoàn toàn kỳ ảo, hoàn toàn nằm ngoài sự hình dung của con người. Sự vận động của cốt truyện và hoạt động của nhân vật chủ yếu diễn ra ở không gian kỳ ảo này. Đối với truyện ngắn của Washington Irving thì hoàn toàn ngượi lại, rất hiếm khi tác giả mô tả những không gian của cõi âm, cõi tiên, cõi thủy cung,… mà thay vào đó là những không gian rất thực, cụ thể. Như chính ông đã từng nói về mục đích của các truyện ngắn của mình đó là “sự trình bày chân thực những cảnh vật, trong cuộc sống bình thường được tô điểm thêm những nét hài hước”. Còn Stephenie Meyer đã thổi vào văn chương của mình tinh hoa của một tác giả siêu thực, huyền bí, khác thường… Do vậy, tiếp xúc với tiểu thuyết của Stephenie Meyer người đọc như lạc vào một thế giới với vô vàn những điều kỳ ảo trong tác phẩm. Bằng ngôn từ mượt mà, những hình ảnh sinh động đầy trực cảm, nhà văn đã xây dựng một không gian nghệ thuật qua lăng kính của sự kỳ bí, ảo ảnh. Không gian có vẻ như thực, vừa hư hư như trong giấc mơ, thường tạo nên vẻ đẹp kỳ lạ, đầy bí ẩn. Qua không gian kỳ ảo đó, cuộc sồn thực tại muôn màu, đa chiều trở nên đẹp đẽ hơn, biểu hiện rõ tâm hồn con người. Không gian đó giúp nhà văn mở ra một thực tại và hư vô, nhạt nhòa cứ nhập nhằng đan xen vào nhau. Thế giới ấy có thực tồn tại trong trò chơi phản chiếu rồi chợt tan biến trong khoảnh khắc, chỉ còn đọng lại trong tâm trí người đọc, có khi không gian đó phản chiếu cái đẹp lung linh, đa sắc, giản dị nhưng cũng mong manh hư ảo. Không gian kỳ ảo trong tiểu thuyết Stephenie Meyer đó là những không gian rất gần với một hiện thực đời thường, chỉ khác là tác giả đã thổi vào nó một chút ít màu sắc kỳ ảo mà thôi. Ở đó các nhân vật đối mặt với cái kỳ ảo, đó chính là những kiểu không gian tạo ấn tượng kiểu kỳ ảo của đời thường. Đó là nội dung không thể tách ra khỏi  dòng chảy hiện thực. Vì vậy, ấn tượng không gian mờ ảo, cái nhìn mơ hồ dẫn đến chổ “hoài nghi, do dự”, con người tồn tại giữa một thế giới thực mà như lang thang đâu đó giữa không gian phi thực. Tiếp xúc với tiểu thuyết Trăng non, người đọc nhận thấy các biểu tượng không gian giàu sức ám ảnh, khu rừng, cánh đồng, căn nhà … chính không gian này sẽ hé lộ bí ẩn của những tâm hồn, mở ra cánh cửa vô tận của những ảo ảnh, giấc mơ, hiện thực thứ hai mà không phải lúc nào con người cũng nắm bắt được. Không gian đó có thể xuất hiện trong mộng ảo, cũng có khi không gian tồn tại trong cuộc đời thực mà nhân vật đang sống và bản thân nó vẫn chứa đựng nhiều yếu tố mơ hồ. Không gian đó là cái phong nền để các nhân vật hoạt động, và chính không gian đó làm nảy sinh những yếu tố kỳ ảo trong tác phẩm. Đọc Trăng non ta bắt gặp một không gian cánh đồng đầy lung linh kỳ ảo, nơi mà Bella và Edward đã từng đến và có biết bao kỷ niệm đẹp. “Nơi đó chỉ thuộc về anh, chứ không là ai khác … một nơi thần tiên, tràn ngập ánh sáng. Đây chính là cánh đồng cỏ tươi đẹp …, một cánh đồng cỏ sáng ngời ánh mặt trời lấp lánh, phản chiếu thành muôn vàn màu sắc trên làn da của anh [8,tr255-256]. Chính không gian này, sau này đã ám ảnh Bella và nhiều lần xuất hiện trong giấc mơ của cô”. Là cuốn tiểu thuyết viết về ma-cà-rồng, nên không gian gia đình của các ma-cà-rồng là một không gian không thể thiếu được trong tác phẩm Trăng non. Trong kiểu không gian này chúng ta dễ dàng nhận ra không gian của gia đình Cullen, đó là ngôi nhà mà họ sống, “một căn biệt thự trắng toát nằm biệt lập với thế giới bên ngoài, giữa một khu rừng sâu hun hút, bên cạnh một con sông hiền hòa [8,tr32]. Đó là một không gian ấm áp tràn đầy tình thương yêu. Ngoài gia đình Cullen, ta còn bắt gặp không gian sang trọng, lộng lẫy của gia đình Volturi, “một gia đình lâu đời rất có thế lực… giống như hoàng tộc vậy, và rằng không nên chọc giận họ, trừ khi muốn chết” [14,tr564]. Thế nhưng để đến được với không gian này phải đi qua không gian của những con đường hầm nhỏ hẹp, tối tăm và ẩm ướt, một không gian xám xịt, mờ mịt, “không rõ ánh sáng đến từ nơi nào mà đường hầm này không hề tối ten theo tự nhiêu. Đường ống thấp tè và có hình vòng cung, mấy giọt nước từ trên trền nhỏ xuống lớp đá xám ngoét giống như đang rỉ mực” [8,tr607]. Tạo dựng các kiểu không gian trên, tác giả đã miêu tả đầy đủ và trọn vẹn danh sách đa dạng của những ma-cà-rồng trong thế giới riêng của mình. Điều này giúp cho độc giả có cái nhìn đánh giá đa chiều hơn khi tiếp cận cuốn tiểu thuyết này. Từ các dạng biểu hiện trên, chúng ta dể dàng nhận thấy không gian ma-cà-rồng có đầy đủ những mặt biểu hiện và tính chất của không gian hiện thực. Điều này có nghĩa là không gian trong Trăng non, chính là sự mô phỏng, sự khúc xạ lại không gian thực của con người. Đặc điểm khác biệt duy nhất là kiểu không gian này được xây dựng sao cho phù hợp với cuộc sống của ma-cà-rồng mà thôi. Bên cạnh không gian vừa hư vừa thực chứa đựng nhiều yếu tố kỳ lạ, thì trong Trăng non ta còn thấy sự xuất hiện của không gian mộng ảo. Đó là kiểu không gian chỉ xuất hiện trong các giấc mơ của nhân vật. Vì vậy đặc trưng truyền thống của không gian mộng ảo chính là sự mơ hồ, nhạt nhòa, sự ám ảnh và gây cảm xúc mạnh. Trong cuốn tiểu thuyết này Bella là nhân vật nằm mơ nhiều nhất. Tuy là mơ nhưng bao giờ nhưcng sự kiện trong giấc mơ càng ám ảnh và đôi khi trở thành một phần cuộc sống của nhân vật Bella. Bối cảnh không gian của những giấc mơ của Bella thường đa dạng, tuy nhiên cũng cũng có khi giống nhau. Nhưng nhìn chung, mỗi lần xuất hiện tron giấc mơ, không gian lại ít nhiều khác nhau và mang đến những điều kỳ lạ, tôi chắc chắn tới chin mươi chin phết chin phần trăm là tôi đang mơ. Và đây là những lý do khiến tôi dám đoán quyết về điều đó, thứ nhất tôi đang đứng giữa một biển nắng chói chang rực rở, một hiện tượng chưa bao giờ xẩy ra ở thị trấn Forks tiểu bang Washington , quan hệ mới của tôi,…” [8,tr14]. Đặc biệt từ sau khi Edward nói lời chia tay, những giấc mơ liên tục đến với Bella, và thường những giấc mơ đó là ác mộng, trong mơ cô thường lần tìm về những nơi cô có những kỷ niệm mà hai người đã đi qua. “Tất cả chỉ là một mê cung bất tận của hằng hà sa số những cây phủ đầy rêu, không gian im ắng, não nề đến mức hóa thành một thứ áp lực khó chịu ép vào hai thái dương. Trời mờ tôi, hệt như lúc chạng vạng của một ngày đầy mây, chút ít ánh sáng còn lại cũng chẳng đủ sức soi rõ một thứ gì. Trong khung cảnh u ám đó, tôi nhỏ bé đang vội vã, loanh quanh không tìm được lối ra…” [8,tr160]. Và những lần sau Bella mơ, cũng có thể là không gian này nhưng nó đã đổi khác nhưng nhìn chung đó là những không gian âm u, tối tăm, mơ hồ không xác định được. Không gian mộng ảo tuy xuất hiện trong mơ nhưng nhiều khi lại gần với hiện thực. Tất cả không gian đó đều rất mơ hồ: từ không gian khu rừng đến những con đường hầm tối tăm, ẩm ướt… Người đọc và ngay cả bản thân nhân vật cũng không xác định được vị trí tồn tại chính xác của những địa điểm mà mình thấy trong mơ, mặc dù họ biết có thể không gian đó chắc chắn tồn tại trong thế giới này. Nhưng sự kiện mà nhân vật thất trong mơ lịa rất thật. Chính đặc điểm này đã tạo nên đặc trưng của không gian ảo trong tác phẩm, là sự mơ hồ, không xác định rõ không gian, địa điểm. 2.2.2. Thời gian kỳ ảo Nghệ thuật là một dạng tồn tại đặc thù, nên bên cạnh không gian nghệ thuật còn có thời gian nghệ thuật. Theo Trần Đình Sử: “Thời gian nghệ thuật là hình thức của hình tượng nghệ thuật, là sản phẩm chế tạo của tác giả bằng các phương tiện nghệ thuật nhằm làm cho người thưởng thức cảm nhận được hoặc hồi hộp chờ đợi, hoặc thanh thản vô tư, hoặc đắm chìm vào quá khứ. Thời gian nghệ thuật do được sáng tạo ra nên mang tính chủ quan, gắn với thời gian tâm lý. Nó là một biểu tượng, một biểu trưng, thể hiện một quan niệm của nhà văn về cuộc đời và con người” [9,tr76-77]. Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” thì: “thời gian nghệ thuật là hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật, thể hiện sự tự cảm thấy của con người trong thế giới. Nó phản ánh sự cảm thụ thời gian của con người trong từng thời kỳ lịch sử, từng giai đoạn phát triển như sự cảm thụ độc đáo của tác giả về phương thức tồn tại của con người tronh thế giới. Trong thế giới nghệ thuật, thời gian nghệ thuật xuất hiện như một hệ quy chiếu có tính tiêu đề được giấu kín để miêu tả đời sống trong tác phẩm, cho thấy đặc điểm tư duy của tác giả” [6,tr322-323]. Rõ ràng, văn học thuộc loại hình nghệ thuật thời gian, nghĩa là hình tượng của nó mở dần ra trong time. Vì vậy thời gian nghệ thuật là một yếu tố không thể thiếu trong tác phẩm văn học. Nó giúp người đọc khám phá, tiếp cận sâu hơn, đầy đủ hơn về hình tượng nghệ thuật cũng như thế giới nội tâm, qua niệm của nhà văn về cuộc đời, con người và thời đại, và thời gian nghệ thuật trong Trăng non của Stephenie Meyer cũng không nằm ngoài mục đích này. Stephenie Meyer là người rất có ý thức trong việc sự dụng yếu tố thời gian làm phương tiện nghệ thuật để phản ánh nội dung của tác phẩm. Thời gian trong tác phẩm có khi được sử dụng như là yếu tố làm nên cho nhân vật và sự kiện, cũng có khi song song tồn tại, có lúc nó là yếu tố gián tiếp, có lúc lại trực tiếp, tác động đến diễn biến của tác phẩm, đến sự vận động của nhân vật. Có khi yếu tố thời gian được sử dụng như là một phương tiện để chuyển từ một nội dung này sang nội dung khác. Đó là những lần thay đổi thời gian, từ quá khứ về hiện tại hoặc từ hiện tại hồi tưởng lại qúa khứ, cũng có khi hiện tại và quá khứ song song tồn tại, tồn tại trong nhau. Tiểu thuyết của Stephenie Meyer thường chứa những điều kỳ ảo, ở nơi đó ranh giới giữa thực và mơ, giữa quá khứ và hiện tại không có sự thật, có khi nhân vật đang sống trong hiện tại, nhưng thoáng chốc đã chìm đắm trong thời gian quá khứ. Sự quay ngược thời gian này chính là biện pháp nghệ thuật làm cho thời gian hiện tại của tác phẩm có sự thay đổi. Cũng có khi cảm thức về tình yêu bị phá vở, mơ hồ, nhân vật sống động trong thời gian của mình mà như lạc vào giữa cuộc đời kỳ ảo khác, tồn tại giữa một thế giới hiện thực mà hư hư. Thời gian nghệ thuật là hình thức cảm nhận của thế giới con người gắn liền với một quan niệm nhất định về thế giới. Ở Trăng non sự hiện diện của yếu tố kỳ ảo đã đem đến cho tác phẩm những đặc trưng riêng, góp phần tạo nên thành công trong việc sử dụng bút pháp kỳ ảo của tác giả. Trong tiểu thuyết này ta thấy có sự mơ hồ hóa về thời gian. Mơ hồ nghĩa là không rõ ràng. Như vậy mơ hồ hóa thời gian chính là một thủ pháp làm cho thời gian nghệ thuật trong tác phẩm trở nên không thể xác định được. Đây là một biện pháp nghệ thuật tiêu biểu để tạo nên sự kỳ ảo về mặt thời gian nghệ thuật cho tác phẩm. Trăng non là cuốn tiểu thuyết kể về một thế giới phi thực, nên mơ hồ hóa thời gian là một trong những biện pháp nghệ thuật quan trọng được Stephenie Meyer sử dụng để xây dựng thời gian kỳ ảo của tác phẩm. Vì thế, thời gian kỳ ảo trong Trăng non là thời gian mơ hồ, có phần không xác định rõ. Đọc tác phẩm ta thấy thời gian tâm tưởng đan xen với thời gian hiện tại làm cho thời gian trong tác phẩm hết sức mơ hồ, ta khó mà phân biệt được, đồng thời chính điều này tạo cho tác phẩm thêm phần hấp dẫn, đó là lúc bác sĩ Carlisle bùi ngùi hồi tưởng lại quá khứ … “ký ức của ông không hề bỏ xót một chi tiết nào, dẫu đã trải qua bao nhiêu năm tháng, gần một thế kỷ trôi qua rồi chứ có ít đâu…” [8,tr61], rồi đột ngột cắt đứt dòng tâm tưởng, ông quay về với thực tại. Chính điều này đã làm cho dòng thời gian trong tác phẩm có sự luân chuyển liên tục, nếu người đọc không nghiền ngẫm theo dõi thì khó mà nắm bắt được. Ngoài ra Stephenie Meyer còn đưa vào tác phẩm rất nhiều biểu thức thời gian mơ hồ bất định như nằm giữa ranh giới thực và hư, xuất hiện khá nhiều trong cuốn tiểu thuyết kỳ ảo này: “sau chừng đó năm”, “nhiều thế kỷ về trước”, “đã bao thập kỷ trôi qua”, “thời gian cứ thế trôi đi”, “ một mùa hè nữa trôi qua”… tất cả những từ ngữ chỉ thời gian này đều không có ý nghĩa xác định. Chúng không chỉ cho ta cảm giác thời gian hiện tại thoáng chốc trôi nhanh vụt trở thành quá khứ, mà còn tạo nên sự mơ hồ trong dòng chảy thời gian. Ngay cả thời gian xuyên suốt toàn bộ tiểu thuyết càng là thời gian mơ hồ, vô thủy, vô chung, không thể xác định được, và không có tính định lượng. Người đọc không thể biết được chính xác thế giới ma-cà-rồng hay bộ tộc người sói bắt đầu từ khi nào, mà chỉ biết đã có từ lâu lắm rồi qua lời kể của các nhân vật: “Người Quileute có cả một kho truyện cổ về “người máu lạnh” hay những ma-cà-rồng được xem là kẻ thù truyền kiếp của bộ tộc. những câu chuyện này cũng như những truyền thuyết khác về trận đại hồng thủy và nguồn gốc tổ tiên người sói của họ đã cùng thời gian tồn tại từ rất lâu đời” [8,tr117], đó là một khoảng thời gian mơ hồ không xác định được buộc người đọc thầm chấp nhận để tạo sự kỳ ảo cho tác phẩm. Sự mơ hồ của thời gian trong Trăng non còn được thể hiện qua tuổi của các nhân vật. Các nhân vật ma-cà-rồng và người sói hầu hết đều không có tuổi, hay nói cách khác họ mãi mãi bất tử. Edward mãi mãi không bao giờ bước qua tuổi mười bảy và những thành viên khác trong cái gia đình ma-cà-rồng cũng vậy, họ hoàn toàn không bị hạn chế về mặt thời gian, cũng chính vì điều này mà anh em nhà Cullen, trong đó có Edward phải thay đổi chổ ở liên tục để tránh sự nghi ngờ của mọi người, chính sự mơ hồ hóa này đã dẫn tới sự kỳ ảo cho thời gian nghệ thuật chung của tác phẩm. Sự tham gia của kiểu thời gian mơ hồ hóa trong Trăng non đã tạo cho tác phẩm một vẻ đẹp hư hư thực thực. Tính chất không xác định rõ của thời gian trong cuốn tiểu thuyết này chính là biểu hiện của sự trở về với thời gian thần thoại, sử thi cổ tích… điều này càng kích thích tính tò mò của độc giả, cuốn người đọc vào thế giới của các nhân vật. Vì vậy có thể nói, sự mơ hồ hóa thời gian trong Trăng non vừa tăng thêm tính kỳ ảo cổ điển cho tác phẩm, vừa góp phần tạo nên sự hấp dẫn đối với người đọc. Có thể nói không gian và thời gian kỳ ảo đã tạo ra một thế giới hư ảo trong Trăng non. Đó là một không gian chỉ tồn tại trông thế giới ma-cà-rồng, thế giới người sói, đó còn là một thế giới với thời gian mơ hồ không xác định. Nhưng tất cả các yếu tố đó không hề làm mất đi tính hiện thực của Trăng non, mà trái lại càng gia tăng thêm sức sống của tiểu thuyết này. Bởi vì sự mập mờ và hư ảo trong văn chương bao giờ cũng khơi gợi hứng thú và những khám phá không mệt mỏi của người đọc. 2.2.3. Mối quan hệ giữa không, thời gian kỳ ảo và không gian hiện thực Caste viết trong “Truyện kể kỳ ảo ở pháp” cái kỳ ảo được dặc trương bởi một sự xâm nhập đường đột của cái bí ẩn vào khuôn khổ của cuộc sống thực. Nhưng xét về cơ bản, văn chương kỳ ảo cũng là tiếng nói về hiện thực cuộc sống. Yếu tố kỳ ảo trong văn chương là một phương tiện, một tấm gương phả chiếu hiện thực. Tiểu thuyết của Stephenie Meyer cũng không nằm ngoài quy luật đó. Tác phẩm cảu bà mở cánh cửa vào tâm hồn bạn  đọc cũng như vào một thế giới bình lặng với những chi tiết của cuộc sống bình thường. Mặt khác, với những bóng ma-cà-rồng, những người sói tốt lẫn xấu xâm nhập vào cuộc sống này và làm đảo lộn những diễn biến bình thường của cuộc sống. không gian, thời gian kỳ ảo được sử dụng như một phương tiện phục vụ cho sự biểu hiện đắc lực đó. Nhưng tác phẩm không chỉ đơn thuần là thế giới của “cái ác” với không gian mộng, thời gian mơ hồ khó xác định mà còn là thế giới của không gian và thời gian hiện thực. Thế giới nơi con người đang sống dù có khi họ không ý thức được điều đó. Tuy vậy, đó vẫn là không gian, thời gian thực nhất tồn tại trong tác phẩm, giữa không gian, thời gian kỳ ảo, không gian, thời gian hiện thực có mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau tạo nên bức tranh hoàn thiện cho tác phẩm. Không gian, thời gian hiện thực chính là từ khóa, là phông nền để nhân vật đi vào thế giới không gian, thời gian của kỳ ảo. Khu rừng của thị trấn Forks  tiểu bang Washington là có thật, là sự vật tồn tại hiện hữu. Nhưng cũng chính từ không gian này, Edward đã dẫn Bella bước vào một cánh đồng đầy hoa và nắng, lung linh kỳ ảo, đầy màu sắc. hay như không gian của thành phố Voterra, nơi mà gia đình ma-cà-rồng Volturi đầy quyền lực đang ở. Bên ngoài là một quãng trường lớn, ngay bên dưới tháp đồng hồ, ở đó có những bức tường rất cao, “những bức tường màuh hung đỏ cổ xưa và những ngọn tháp đứng sừng sững trên đỉnh của một ngọn đồi dốc đứng” [8,tr583]. Đó là một khoảng không gian hoàn toàn có thực, nhưng đi sâu vào khoảng không gian đó ta như càng dấn sâu vào địa hạt của không gian kỳ ảo, địa hạt của ma-cà-rồng sinh sống với những con đường nhỏ âm u, những đường hầm tối tăm, ẩm ướt cùng với những tên ma-cà-rồng lãng vãng nhe răng cười… Cũng như không gian, thời gian cũng có sự đan xen pha trộn giữa thực và ảo. Bella đắm mình, triền mien trong thế giới của những giấc mơ với một không gian mờ ảo, thời gian mơ hồ, không xác định những cuộc đời nhân vật tồn tại trong thế giới thực. Bella vốn ý thức được điều đó, chính nhân vật tự nhận: “tôi chắc chắn tời chin mươi chin phết chín phần trăm là tôi đang mơ” [8,tr11]. Mỗi lần sống trong thế giới của riêng mình trong những giấc mơ, Bella lại phiêu lưu vào một cuộc hành trình mới, đó là sự pha trộn của quãng thời gian thực-ảo.  Sự hòa nhập vào thời gian kỳ ảo phải chăng chỉ là một phương thức để nhân vật nhìn nhận lại thực tại, thấu hiểu được mối quan hệ giữa quá khứ đầy kỷ niệm đẹp với hiện tại trống rỗng của nó. Trong thời gian đó nhân vật đối diện với bản thể, nỗi đau, sự sống, cái chết, tam tư để tìm ra con đường cho sự tồn tại của mình và những gì mình yêu thương. Trãi nghiệm nỗi trống rỗng bởi hư vô, từ trong những giấc mơ, với một thời gian mơ hồ, Bella đã có vươn lên để tìm lại cuộc sống, tìm lại tình yêu của mình. không gian, thời gian kỳ ảo tạo nên một thế giới vừa hư vừa thực trong tác phẩm, Stephenie Meyer, nhân vật và ngay cả bản thân người đọc cũng không phân biệt thực ảo, ranh giới giữa chúng có khi thật mơ hồ, có khi người đọc chìm sâu vào thế giới kỳ ảo đó của tác phẩm mà quên đi cội rễ của hiện thực, nhưng tiểu thuyết của Stephenie Meyer không chỉ đơn thuần gợi sự hứng thú cho đọc giả bởi những câu chuyện kỳ ảo, những chi tiết siêu thực, hoang đường mà nó còn chạm đến được đáy sâu trong lòng người tiếp nhận, bởi bao trùm lên những chi tiết kỳ ảo là của thế giới ẩn dụ, vản chương của Stephenie Meyer có thể là “trần trụi”, “trong suốt” nhưng câu chuyện của bà lại tầng lớp trùng điệp, khó nắm bắt. Có người từng cho rằng: “Tiểu thuyết suy cho cùng chính là ngụ ngôn, chính là làm cho ngụ ngôn có tính hiện thực hơn”. Hơn nữa “vạn vật trên thế giới không có gì không phải là ẩn dụ”. Vì thế, tuy tầng nổi mà đọc giả tiếp nhận được trong tác phẩm là những vấn đề hoang đường, những chi tiết dường như không thực nhưng đó lại chính là cách mà nhà văn Stephenie Meyer sử dụng để nói về đề tài nóng bổng đang tồn tại trong cuộc sống thực của con người hiện đại nói chung và Mỹ nói riêng. Không gian, thời gian hiện thực là cầu nối quan trọng để nhân vật cảm nhận được mối liên hệ với thực tai, để họ ý thức được rằng mình đang tồn tại. Mặt khác, chính không gian, thời gian hiện thực giúp cho đọc giả hiểu được những ẩn dụ. Từ đó, có cái nhìn sâu sắc, toàn diện đối với vấn đề mà nhà văn muốn truyền đạt. Như vậy trong tiểu thuyết của Stephenie Meyer, không gian, thời gian kỳ ảo và không gian, thời gian hiện thực có mối quan hệ khăng khít, gắn bó với nhau. Một trong những nguyên nhân tạo nên sự hấp dẫn ở tác phẩm của nhà văn Mỹ này phải chăng cũng nột phần có sự đóng góp không nhỏ của mối quan hệ này. Chương 3: Bút pháp kỳ ảo trong xây dựng cốt truyện và nghệ thuật trần thuật của tiểu thuyết “Trăng non” 3.1. Bút pháp kỳ ảo trong xây dựng cốt truyện. Cốt truyện, hiểu một cách đơn giản nhất là hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành một bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch. Cốt truyện của một tác phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thể loại tác phẩm, năng lực sáng tạo của nhà văn, những yếu tố này sẽ quyết định những  gì mà cốt truyện của một tác phẩm văn học sẽ phản ảnh. Vì vậy, theo Todorov thì chính yếu tố kỳ ảo sẽ tạo ra các phản ảnh riêng biệt cho cốt truyện của một tác phẩm văn học kỳ ảo. Chính sự hiện diện của yếu tố kỳ ảo mang lại cho tác phẩm những nét đặc trưng khiến cho người đọc dễ nhận diện và có những ấn tượng nhất định. Điều này đã làm cho cốt truyện của một tác phẩm văn học kỳ ảo bao giờ cũng có một sự khác lạ so với tác phẩm văn học thông thường. Và Stephenie Meyer đã làm nên được điều mới lạ này trong tác phẩm của mình. Những cốt truyện kỳ dị, hoang đường đã dẫn dắt người đọc vào một thế giới phi hiện thực, để rồi khi kết thúc tác phẩm, họ sẽ cảm thấy được những bài học về cuộc sống. Ta đều biết rằng, khi tiếp cận với hiện thực thường có hai xu hướng, một là ảo hóa nó, hai là hiện thực hóa nó, cả hai con đường trên đều đi tới khám phá bản chất hiện thực của sự vật, hiện tượng, của cuộc sống, của con người. Cái ảo và cái thực xoắn vào nhau, tôn tạo nhau và bổ sung cho nhau, để tạo nên một cốt truyện. Quan hệ giữa cái kỳ ảo, cái hiện thực là quan hệ kết hợp, từ đó sức mạnh nghệ thuật tối đã sẽ tạo nên chân lý nghệ thuật mà tác phẩm hướng tới. Qua đó, ta có thể thấy vai trò và khả năng khám phá hiện thực của cái kỳ ảo. Và chính việc đem cái kỳ ảo vào trong cốt truyện đã khiến cho câu chuyện trở nên sinh động, hấp dấn, sẽ khiến cho người đọc có cảm giác như đang đọc... 3.1.1. “Trăng non” - cốt truyện kỳ ảo đã được đời thường hóa. Trước tiên, cần khẳng định cốt truyện của “Trăng non” là một cốt truyện kỳ ảo. Trăng non là một câu chuyện kể về tình yêu giữa Bella - một cô gái bình thường với Edward - một ma-cà-rồng đã được giáo hóa. Tiểu thuyết còn đề cập đến cuộc đấu tranh đối đầu giữa ma-cà-rồng và bộ tộc người sói. Tất cả những sự kiện có vai trò quan trọng trong sự phát triển của cốt truyện của tiểu thuyết Trăng non đều liên quan đến ma-cà-rồng và người sói. Chẳng hạn như việc Bella bị ép đến dự buổi tiệc sinh nhật tại nhà Edward. Chính sau sự việc này mà Edward quyết định chia tay vì muốn Bella được an toàn, tình yêu của hai người gặp trắc trở khiến Bella hết sức đau khổ. Hoặc sự việc Edward đến gia đình ma-cà-rồng Volturi đầy thế lực để xin chết cũng là một chuyện dài về thế giới ma-cà-rồng... Cũng là một tác phẩm thuộc thể loại văn học kỳ ảo, nhưng Hary Potter lại khác Trăng non ở chỗ: yếu tố kỳ ảo trong Hary Potter đóng vai trò chủ đạo, chiếm hầu hết trong tiến trình phát triển của cốt truyện và thỉnh thoảng mới có một yếu tố hiện thực xen vào. Còn yếu tố kỳ ảo trong Trăng non chỉ tạo ra những sự kiên, bước ngoặt chính cho cốt truyện vận động và phát triển. Vì vậy, cốt truyện của Trăng non nghiêng về thực nhiều hơn là kỳ ảo. Tuy nhiên chính yếu tố ảo và yếu tố thực đan xen này đã tạo thành một cốt truyện kỳ ảo xuyên suốt tiểu thuyết Trăng non. Và cũng chính cốt truyện kỳ ảo này đã tạo ra sức hấp dẫn mạnh liệt của Trăng non với bạn đọc. Nhưng nếu cốt truyện của Trăng non chỉ đơn thuần là cốt truyện kỳ ảo thì chưa chắc có thể thạo thành được một “cơn sốt” cho bạn đọc như vậy? Theo chúng tôi, cốt truyện của Trăng non là một cốt truyện chứa đựng yếu tốt kỳ ảo, nhưng không phải là câu chuyện về cuộc sống hiện thực đã được kỳ ảo hóa, mà trái lại, là một câu chuyện kỳ ảo đã được đời thường hóa. Đây cũng chính là điểm tạo nên sức hấp dẫn của cốt truyện và cũng chính là sự khác biệt giữa Trăng non và các tác phẩm cùng thể loại kỳ ảo, cũng như với các tác phẩm tự sự khác. Xã hội ma-cà-rồng là một xã hội ảo, song xã hội đó hoạt động không khác gì xã hội thật của con người từ cơ sở hạ tầng cho đến kiến trúc thượng tầng. Ma-cà-rồng cũng đi học cũng sinh hoạt hoàn toàn như những con người bình thường, cũng yêu thích thể thao. Có ma-cà-rồng tốt và ma-cà-rồng xấu. Có ma-cà-rồng hoàng tộc có thể thực, quyền lực và những ma-cà-rồng bình thường.... cũng như luôn tồn tại người tốt và kẻ xấu, những giai tầng như trong xã hội thực vậy. Và cuộc chiến giữa sói và ma-cà-rồng độc đáo thật ra chính là cuộc chiến chống lại cái thế lực phản nhân văn luôn tìm mọi cách hủy diệt các giá trị vật chất cũng như tinh thần của con người. Trong thế giới thực cũng đã biết bao lần xảy ra những cuộc chiến như vậy. Từ đó, chúng ta có thể thấy thế giới ma-cà-rồng, thế giới người sói chính là sự khúc xạ của thế giới con người qua lăng kính kỳ ảo. Cốt truyện của Trăng non xoay quanh nhân vật Bella, lấy Bella là trung tâm để xây dựng các tình tiết chính của câu chuyện. Là một con người bình thường nhưng cô là có một sức hấp dẫn đặc biệt đối với ma-cà-rồng, cũng như người sói, bở mùi máu của cô có mùi dịu ngọt, cuốn hút, đầy mê hoặc. Bella cũng là nhận ra Edward là ma-cà-rồng và Jacob là người sói. Cả Edward và Jacob đều đem lòng yêu cô, thế nhưng trái tim cô chỉ dành trọn cho Edward. Chính Bella là trung tâm để nhà văn xây dựng các tình tiết chính của câu chuyện, hay nói cách khác, qua Bella ta sẽ biết được thông tin về các nhân vật khác. Edward là một ma-cà-rồng nhưng là một ma-cà-rồng đã được giáo hóa, anh đã kiêng cự được mùi máu người và chỉ hút máu các con thú. Tuy là ma-cà-rồng, song Edward cũng giống như bao chàng trai khác ở thế giới bình thường, Edward cũng đi học, cũng trai qua những kỳ thi như những con người bình thường. Edward cũng có tình cảm của một chàng trai, cũng biết yêu thương, biết hờn ghen như bao người con trai khác. Với Bella, Ewdard là một thiên thần, còn đối với ông Carlisle Cullen thì con trai ông là một người hoàn hảo, là một người hoàn thiện, là một vị thánh. Stephenie Meyer đã xây dựng Edward thành hình tượng một người anh hung lý tưởng, hoàn hảo. Nhưng không phải vì vậy mà Edward trở nên xa lạ với bạn đọc, mà ngược lại câu chuyện về ma-cà-rồng, Edward lại trở nên chân thật, gần gũi với cuộc sống đời thường hơn bao giờ hết, bởi Edward quá đổi đời thường. Và bất cứ ai đã đọc “Trăng non”đều tìm thấy một phần nào đấy hình bóng của mình, cũng như hình bóng thế giới mình đang sống trong câu chuyện về ma cà rồn này. Hay như của chuyện về Jacob, người sói cũng vậy. Ngoài những lúc biến thành sói thì Jacob cũng hoàn toàn giống một người bình thường, chính tất cả các điều đó đã làm cho cốt truyện của “Trăng non” trở nên đời thường, gần gũi với bạn đọc hơn. 3.1.2. Các môtíp tạo cốt truyện kỳ ảo trong Trăng non Để tạo nên một cốt truyện kỳ ảo hấp dẫn như trên Stephenie Meyer đã sử dụng kĩ thuật lồng ghép, đan xen giữa hai yếu tố ảo và thực trong suốt toàn bộ câu chuyện. Trước hết kỷ thuật lồng ghép các yếu tố ảo vào cốt truyện được khai triển qua nhiều môtíp kỳ ảo như: môtíp giấc mơ, môtíp biến dạng-hóa thân, môtíp cái chết, sau đó là cốt truyện được kết cấu làm nhiều phần, hai mươi bốn phần, mỗi phần có một tên riêng. Chính các môtíp và kiểu kết cấu này đã giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triển cốt truyện, tạo ra sự lồng ghép giữa ảo và thực. Sự có mặt của các môtíp đã làm cho cốt truyện của “Trăng non” mang nhiều đặc trưng của cốt truyện kỳ ảo cổ điển. Môtíp giấc mơ vốn là một môtíp rất quen thuộc trong các tác phẩm văn học kỳ ảo giấc mơ vốn đã là một điều bí ẩn mà con người qua bao thế hệ vẫn không ngừng tìm cách giải thích. Khác với văn học kỳ ảo cổ điển dung môtíp giấc mơ để bộc lộ niềm tin, tín ngưỡng tôn giáo hay gửi gắm khát vọng công bằng, hạnh phúc của người lao động, môtíp giấc mơ trong văn học kỳ ảo hiện đại nói chung và Trăng non nói riêng lại mang một ý nghĩa mới, giấc mơ sống cùng với những ước vọng, những nỗi bất an và cả những ám ảnh của nhân vật. Giấc mơ trở thành cầu nối của các nhân vật, là một thế giới khác cùng song song tồn tại bên cạnh thế giới hiện thực. Trong Trăng non môtíp giấc mơ chỉ xuất hiện với một nhân vật duy nhất, Bella swan. Hầu như giấc mơ xuất hiện liên tục trong các giấc ngủ của Bella. Giấc mơ của Bella không đơn thuần là những giấc mơ bình thường mà nhiều khi nó như một điều tiên tri, hoặc những khi nó trở thành ảo giác để Bella tìm về với những kỷ niệm cùng Edward, những kỷ niệm mà Bella sợ sẽ quên chúng, “hiện thời tôi vẫn thường xuyên nằm mơ thấy ác mộng, đêm nào chúng cũng đến thăm tôi … tất cả chỉ là một mê cung bất tận của hằng hà sa số, những cây xanh phủ đầy rêu, không gian im lặng, não nề đến mức hóa thành một thứ áp lực khó chịu ép vào hai thái dương. Trời mờ tối, hệt như lúc chạng vạng của một ngày đầy mây … trong khung cảnh ấy, tôi nhỏ bé đang vội vã, loanh quanh không tìm được lối đi … và rồi tôi cũng đến được tâm điểm của giấc mơ. Hiện giờ, tôi cũng còn cảm nhận được là ác mộng đang đến với mình” … [8,tr160]. Mỗi lần mỗi giấc mơ có thể xem là ác mọng đó xuất hiện là mỗi lần cốt truyện lại tăng thêm kịch tính và kỳ ảo. Chính những giấc mơ là cầu nối gắn kết Bella với hình ảnh giọng nói của Edward. Nhưng sau mỗi lần như vậy, trái tim Bella càng nát tan, đau đớn hơn. Cũn có đôi khi giấc mơ của Bella thể hiện chính nội tâm của nhân vật này. Đó là tâm trạng khi Edward nói lời chia tay và rồi bỏ cô ra đi “cơn ác mọng vẫn làm tình làm tội đầu óc tôi, buộc tôi phải lan man nghĩ vè những điều đã khiến mình đau khổ. Tôi không muốn nhớ lại cánh rừng một chút nào, rồi khi nhận ra là trong tâm trí của mình không còn hiện lên một hình ảnh nào nữa, tôi mới ý thức được rằng đôi mắt của mình đã mang đầy những nước, nỗi đau lại bắt đầu nhoi nhói trong khắp lồng ngực” [8,tr161]. Lúc này đây giấc mơ đã trở thành phương tiện để người đọc đi sâu vào thế giới nội tâm của một cô gái đang gặp bất hạnh trong tình yêu. Môtíp giấc mơ còn tạo thêm một không gian mới của thế giới ảo, không gian mộng ảo, mở rộng thêm trước hoạt động của nhân vật, đem cái kỳ ảo vào trong cốt truyện, khiến cho tình tiết của câu chuyện được triển khai một cách kỳ thú và hấp dẫn hơn, có thể nói đây là hiệu quả nghệ thuật mà môtíp giấc mơ đem lại cho tiểu thuyết này để hoàn thiện cho bữa tiệc kỳ ảo của mình, bên cạnh các môtíp trên Stephenie Meyer còn sử dụng môtíp biến dạng. Đây cũng là dạng môtíp chủ yếu trong các tác phẩm văn học cổ điển, ta thường bắt đầu các môtíp này trong các tác phẩm như thần thoại hy lạp của văn học phương tây, truyện cổ tích của phương đông và gần hơn là trong các tác phẩm hiện đại như hóa thân của Kafka. Thần thoại Hy lạp thường ghi nhận các trường hợp bị biến dạng như: Aracne bị nữ thần Athera biến thành con nhện do cô đã xúc phạm nữ thần, ông lão Battox bị thần Hernes biến thành đá vì tội bất tín… hay trong harry potter của Rowlong cũng có rất nhiều trường hợp biến dạng như: Giáo sư Mc Gonagall biến thành mèo, Harry biến thành anh chàng tóc đỏ… trong Trăng non là kiểu người biến thành sói, đó là Jacob cùng các bạn của cậu. Mặc dù là một trong những nét đặc trưng của cốt truyện kỳ ảo cổ điển, song môtíp biến dạng trong trăn non vẫn có sự khác biệt, thể hiện một tư duy nghệ thuật hiện đại. Đối với các tác phẩm văn học kỳ ảo, môtíp biến dạng thường được chia thành hai loại nhỏ hơn: môtíp tự biến dạng và môtíp bị biến dạng. Trong các tác phẩm văn học kỳ ảo cổ điển, môtíp biến dạng xuất hiện rất nhiều và chủ yếu là môtíp bị biến dạng như các  giáo dục nhận thức của tác phẩm đối với bạn đọc đã được nâng lên một mức cao hơn. trường hợp điển hình trong thần thoại Hy lạp mà chúng tôi đã nêu trên. Nhưng Trăng non thì hoàn toàn khác hẳn, ở đây chủ yếu là môtíp tự biến dạng, chỉ có môtíp tự biến dạng ngầm khẳng định vai trò ngày càng lớn của con người cho dù đó là người sói. Nếu như trước đây, con người không thể tự mình biến hóa được và phải nhờ vào sự trợ giúp từ các thế lực siêu nhiên, thì nay họ hoàn toàn có thể biến bản thân theo đúng như những gì mong muốn. Còn xét trong sự phát triển cốt truyện, môtíp tự biến dạng thường giúp nhân vật giải quyết được các rắc rối, thậm chí là mở nút một tình huống hay thắt nút cho một tình huống khác, chẳng hạn như sự tự biến dạng của Jacob và những người bạn của cậu biến thành sói để giai cứu Bella thoát khỏi cái chết trước ma-cà-rồng Lauren độc ác. Có thể nói, đề cao giá trị con người, đây chính là thông điệp giàu tính môtíp nhân văn mà Stephenie Meyer đã để cho người đọc tự khám phá thông qua môtíp biến dạng của mình, vì vậy chức năng Xuất hiện không nhiều nhưng có vai trò quan trọng trong việc thanh lọc tâm hồn cho đọc giả tiếp nhận tiểu thuyết Trăng non, chính là môtíp cái chết. Đọc tiểu thuyết ta thấy cuộc đối đầu giữa hai lực lượng người sói và ma-cà-rồng, giữa ma-cà-rồng tốt và ma-cà-rồng xấu, vì thế những người thương vong và mất mát, sự hy sinh và cái chết của cả hai bên là điều không thể tránh khỏi. Đọc tiểu thuyết, chúng ta thấy bóng dáng của các tử thần qua cái chết của những người dân vô tội, cái chết của Laurent, một ma-cà-rồng hút máu người song chúng ta có thể thấy những cái chết trong Trăng non không hề gợi lên cảm giác bi kịch cho người đọc, trái lại nó giúp bạn đọc nhận thấy được đâu mới là giá trị đích thực của cuộc đời, chết là chết, là chấm dứt một cuộc sồng anh hùng hay lỗi lầm và những gì để lại sau sự kết thúc đó mới là quan trọng. Đằng sau những cái chết là những bài học về đạo đức làm người. Có cái kết thúc là cái giá phải trả cho sự độc ác của bản thân như trường hợp của Laurent. Có những cái chết lại giúp khơi dậy ở đọc giả những trăn trở, suy nghĩ, những mối đồng cảm. Ở đây, chúng tôi muốn nói đến kết thúc cuộc đời của Laurent, là một tên ma-cà-rồng độc ác hút má người, Laurent cùng đồng bọn của hắn là James và Victoria đã từng giết hại không biết bao nhiều người dân vô tội, cái chết của hắn vừa là cái giá phải trả cho những hành động tội lỗi đó, vừa thể hiện niềm tin vào sự thất bại tất yếu của cái ác, và sự tồn tại vĩnh hằng của cái thiện. Những môtíp trên đã hé mở cánh cửa huyền bí để độc giả thâm nhập vào thế giới kỳ ảo của ma-cà-rồng, của người sói. Chúng vừa có sự tách biệt, và cũng có sự hòa trộn lẫn nhau. Trong môtíp này ta có thể bắt gặp một phần của môtíp khác, chúng cứ đan xen vào nhau, hòa quyện lẫn nhau, để rồi dệt lên một cốt truyện mông lung huyền ảo, sự hiện diện của cái môtíp kỳ ảo trong Trăng non đã trở thành phương tiện hữu hiệu để tác giả Stephenie Meyer phản ánh một cách chân thực, sinh động một thế giới tuy ảo mà lại thật vô cùng. Nghĩa là, trên một phương diện nào đó, chúng đã góp phần hoàn thiện cốt truyện kỳ ảo trong Trăng non. Vì vậy có thể nói các môtíp kỳ ảo trong Trăng non vừa là tấm bình phong kín đáo thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá hiện thực vừa góp phần thay đổi và nâng ao đón nhận của độc giả. 3.2. Nghệ thuật trần thuật Trần thuật “phương diện cơ bản của phương thức tự sự, là việc giới thiệu khái quát, thuyết mình, miêu tả đối với nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự vật theo cách nhìn của của một người thần thuật nhất định” [6,tr364]. Trần thuật gắn liền với toàn bộ công việc, bố cục, kết cấu tác phẩm. Tác phẩm dù kể theo trình tự nhân quả hay liên tưởng, kể nhanh hay chậm, kể ngắt quãng rồi bổ sung thì trần thuật là cả một hệ thống tổ chức phức tạp nhằm đưa hành động, lời nói nhân vật vào đúng vị trí của nó để người đọc có thể lĩnh hội theo đúng ý định tác giả. Là phương diện cơ bản của hình thức nghệ thuật trần thuật góp một phần không nhỏ trong việc quyết định sự thành công hay thất bại của tác phẩm. Tiểu thuyết Trăng non của Stephenie Meyer sử dụng nghệ thuật trần thuật trong sự hài hòa với các phương diện nghệ thuật khác của tác phẩm làm tăng thêm tính kỳ ảo cho tác phẩm, từ đó góp phần bộc lộ những quan niệm riêng của tác gia về con người, cuộc đời nhân sinh. Và để thấy rõ được đặc điểm của nghệ thuật trần thuật trong ngữ pháp thể hiện của nhà văn, chúng tôi triển khai phương diện nghệ thuật này ở ba điểm chính: dạng trần thuật, điểm nhìn trần thuật và giọng điệu trần thuật. 3.2.1. Dạng trần thuât Lịch sử văn học đã cho thấy có ba kiểu trần thuật cơ bản là: Dạng trần thuật ở ngôi thứ ba, trần thuật có sự chuyển hóa từ ngôi thứ ba sang ngôi thứ nhất và dạng nhà văn nhường quyền trần thuật cho nhân vật. Ở dạng thứ nhất tác giả lớn hơn nhân vât, đứng bên nhân vật, ở dạng thứ hai tác giả bằng với nhân vật, còn ở dạng thứ ba tác giả nhỏ hơn nhân vật, đứng sau nhân vật. Với cuốn tiểu thuyết giả tưởng và lãng mạn, người trần thuật trong Trăng non kể ở ngôi thứ nhất. Đây là phương thức kể chuyện thật nhất về cuộc đời của họ theo cách trực tiếp và tác giả được tham gia trực tiếp vào câu chuyện của họ, cùng chứng kiến những biến đổi theo cảm xúc ting cảm của cuộc đời nhân vật. Trong Trăng non Bella là nhân vật xưng “tôi” và kể lại toàn bộ câu chuyện. Từ khi cô chuyển đến Forks sống với bố, tại đây cô đã gặp Edward. Một ma-cà-rồng có vẻ đẹp thiên thần. Theo dòng kẻ của cô người đọc bị cuốn hút vào câu chuyện tình yêu của cô. Từ những phút giây hạnh phút đến đau khổ, bất hạnh được kể lại một cách sinh động, chân thực mà không kém phần kỳ ảo,… Với phương thức trần thuật này, người đọc có thể hình dung ra được cái đẹp bên ngoài của cô cũng như cảm nhận được thế giới nội tâm bên trong của cô: một cô gái sống giản dị, trong trắng thuần khiết, luôn hòa đồng với mọi người và được mọi người yêu mến. Đặc biệt cô là một con người yêu hết mình, sống hết mình cho tình yêu. Qua dạng trần thuật ở ngôi thứ nhất này chúng ta cũng được biết rõ hơn về thế giới ma-cà-rồng hiện đại một cách khách quan và không kém phần kỳ ảo. Đó là những ma-cà-rồng hiện đại không chỉ mang vẻ đẹp quyến rũ bên ngoài mà trong họ còn có những tình cảm tâm lý, họ sống trong một gia đình biết yêu thương chăm sóc lẫn nhau. Và đặc biệt là có tình yêu như con người. Bên cạnh ma-cà-rồng qua người kể chuyên, ta còn biết đến những người sói là kẻ thù của ma-cà-rồng. Cũng ma-cà-rồng, người sói có những đặc điểm khác người: mang trong mình thân nhiệt rất nóng, có sức mạnh phi thường… và họ cũng có tình thần hoàn toàn như con người vậy… tất cả đều được miêu tả thông qua người kể chuyện ở ngôi thứ nhất xưng “tôi”. Bella rất chân thực, khách quan nhưng không kém phần hấp dẫn đối với người đọc. 3.2.2. Điểm nhìn trần thuật: Điểm nhìn trần thuật là vị trí mà từ đó người trần thuật nhìn ra và miêu tả sự vật trong tác phẩm. Không thể có nghệ thuật nếu không có điểm nhìn, bởi nó thể hiện sự chú ý, quan tâm vào đặc điểm chủ thể trong việc tái tạo cái nhìn nghệ thuật, giá trị của sáng tạo nghệ thuật một phần không nhỏ là do đem lại cho người thường thức một cái nhìn mới đối với cuộc sống. Sự thay đổi của nghệ thuật bắt đầu từ đổi thay của điểm nhìn. Mọi tác phẩm văn học đều ẩn chứa quan niệm, tư tưởng của người sáng tại dù được công khai tuyên bố hay bị che dấu dưới bất kỳ hình thức nào. Do đó điểm nhìn trần thuật được xem là dấu hiệu chuẩn để khám phá con người thứ hai của chính tác giả trong thế giới nghệ thuật ngôn từ. Mặt khác, điểm nhìn trần thuật còn là một phương diện để người đọc nhìn sâu vào cấu tạo nghệ thuật và nhận ra đặc điểm phong cách của nhà văn. Trong Trăng non Stephenie Meyer đã để cho nhân vật Bella xưng tôi và kể lại câu chuyện của mình. Với điểm nhìn của nhân vật xung tôi này như là một con người nên thế giới ma-cà-rồng và người sói hiện lên một cách khách quan, tuy nhiên không kém phần sinh động. Với cái tôi ký ức mang tính tư thuật, người trần thuật có khả năng bao quát mọi biến cố, hành vi của câu chuyện,nó tự do di chuyển đi lại trong tác phẩm, tái tạo một thế giới kỳ ảo thổi một cái nhìn, một luồn sinh khí mới vào thế giới đó, Stephenie Meyer đã thực sự chinh phục tác giả bằng cuốn tiểu thuyết giả tưởng, lãng mạn Trăng non, nhà văn đã cung cấp cho người thưởng thức một quan điểm, một cái nhìn mới mẻ về một thế giới kỳ ảo cùng song song tồn tại với thế giới hiện thực, và hơn thế nữa, qua đó để nhà văn gửi gắm các vấn đề cuẩ cuộc sống đương đai. 3.2.3. Giọng điệu trần thuật Giọng điệu là “thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, tên gọi, dung từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thầm kín hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm” [6,tr134]. Giọng điệu phản ánh lập trường, xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả, đóng vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và có tác dụng truyền cảm cho người đọc. Thiếu một giọng điệu nhất định, nhà văn chưa thể viết ra được tác phẩm, mắc dù đã có đủ tài liệu và sắp xếp trong hệ thống nhân vật. Trong các tiểu thuyết văn học, cũng như ngôn ngữ, giọng điệu của nhân vật là rất quan trọng bởi đó là một trong những phương thức để tác giả xây dựng nhân vật. Qua giọng điệu mà tính cách của nhân vật được bộc lộ một cách đầy đủ mà chính xác nhất. Bên cạnh đó thì giọng điệu người trần thuật lại giữ vị trí chủ đạo. Qua giọng điệu của người trần thuật,độc giả có thể nắm bắt được ý tưởng của nhà văn thể hiện qua những câu chuyện được nói tới. Trong Trăng non, giọng điệu trữ tình là gam màu chủ đạo. Là một phụ nữ giàu sức sống, cá tính nhưng cũng rất đỗi dịu dàng, nên những gì Stephenie Meyer thể hiện trên trang viết bao giờ cũng ngập tràn yêu thương, sự bao dung của một trái tim nhân ái. Trăng non là cuốn tiểu thuyết nằm trong bộ truyện đầu tay của Stephenie Meyer, nó nằm trong mạch nguồn sáng tác chung của một cây bút nữ tinh tế và đầy nhạy cảm. Vì thế, giọng điệu chính của tác phẩm là giọng điệu trữ tình lãng mạn. Mặc dù có đôi khi nhà văn viết về những ma-cà-rồng độc ác và hình thù của bầy sói rất khủng khiếp nhưng cũng đầy nghệ thuật. Đọc Trăng non, người đọc cảm nhận ngay được sự ấm áp của giọng điệu trữ tình lãng mạn thấm đẫm tình yêu thương qua từng số phận. Ta có thể bắt gặp những lời văn mượt mà dịu ngọt chan chứa tình yêu thương, khi Bella và Edward đang say đắm trong tình yêu: “bình tĩnh nào Bella-hơi thở của anh lại phả vào má tôi. Và một lần nữa, anh lại nhẹ nhàng ấn môi mình vào môi tôi, sau đó lại quay đi, đặt hai tay của tôi ngay ngắn lên bụng” [8,tr28]. Bên cạnh đó có những giọng điệu u buồn, đau khổ của một tình yêu trắc trở: “Tôi nhanh chóng bị đốn ngã, tựa hồ như ngực tôi bị thủng một lỗ lớn, kục phủ ngũ tạng bị cắt hết, chỉ còn trơ lại những vết cắt mới khó lành rách bươm nằm quanh miệng nhữn vết thương cũ đang bắt đầu nức toạc, tóe máu…” [8,tr155]. Tóm lại, giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Trăng non là giọng trữ tình mượt mà ấm áp, xen lẫn vào sự hạnh phúc ngọt ngào cũng như đau khổ trong tình yêu, hay giọng điệu sắc lạnh của thế giới ma-cà-rồng, giọng điệu ấm áp của người sói-mỗi thế giới nhân vật đều mang một giọng điệu riêng phù hợp với mình. Mang giọng điệu trữ tình ấy theo suốt chiều dài tác phẩm, Stephenie Meyer đã mang đến cho mỗi trang văn trong Trăng non, sự chia sẻ với từng số phận đặc biệt là sự nâng niu, trân trọng đối với số phận trớ true của những nhân vật thuộc hai thế giới khác nhau. Nhà văn như hóa thân vào từng nhân vật trong tác phẩm như một sự cảm thông xâu sắc với từng khao khát và cả những nỗi đau, cùng họ cất những bước nhọc nhằn trên hành trình tìm về với bản ngã. Có thể nói, giọng điệu trong tác phẩm không chỉ có vai trò then chốt trong nghệ thuật kể chuyện mà nó còn là yếu tố cơ bản thể hiện phong cách nhà văn. Trong Trăng non, Stephenie Meyer sử dụng giọng trữ tình nhẹ nhàng đã góp phần vào thành công của bút kỳ ảo, chính điều này đã tạo nên sức hấp dẫn kỳ ảo đối với độc giả. KẾT LUẬN Ngày hôm nay, khi chúng ta đang nói về vấn đề này thì văn học kỳ ảo đã trở thành một trong những món ăn tinh thần không thể thiếu của bạn đọc khắp mọi nơi trên thế giới. Yếu tố kỳ ảo có mặt trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật của nhân loại từ lâu và là một hình thức ước lệ nghệ thuật giàu khả nưng tái tạo và khắc phá hiện thực. Xuất phát từ trí tưởng tượng bay bỗng của con người. Yếu tố kỳ ảo đã trở thành đối tượng hấp dẫn giới sáng tác nói chuyện, phê bình. Nó tạo ra các đột biến nghệ thuật rất độc đáo, bất ngờ, Nó tham gia tạo dựng hệ thống các điểm nhìn nghệ thuật mới, mở rộng nghệ thuật không gian của tác phẩm, dàn trãi và căng thêm chiều sâu của thời gian nghệ thuật. Việc sử dụng bút pháp kỳ ảo như là một phương thức nghệ thuật để chiếm lĩnh và tái hiện cuộc sống không tách rời các phương tiện thể hiện nghệ thuật khác, mà chúng ta đan kết, xoắn quyện với nhau, từ đó gia tăng hiệu quả triết lý nghệ thuật, tạo nên độ tin cậy và thuyết phục trong cách bình giá, nhận diện của con người và cuộc đời. 1. Văn học kỳ ảo là một dòng chảy mien viễn, không ngừng nghĩ từ quá khứ, hiện tại cho đến tương lai. Ở thời kỳ đầu các tác phẩm kỳ ảo chủ yếu được xây dựng thông qua thế giới thần linh chủ nghĩa của con người, và tạo nên bản chất nghệ thuật của thể loại này. Nhưng từ giai đoạn trung cận đại trở về sau. Bút pháp kỳ ảo trong văn học đã trở thành biểu hiện của một trình độ nhất định trong tư duy nghệ thuật, thấm chí trong giai đoạn hậu hiện đại, nó đã trở thành kỹ thuật viết  của một số nhà văn. 2. Trăng non là tiểu thuyết đánh dấu sự đổi mới  về nội dung lẫn nghệ thuật. Bút pháp hiện thực kết hợp với bút pháp kỳ ảo đã làm nên những trang viết thực ảo mơ hồ đan cài hấp dẫn, và xuyên qua lớp màu kỳ ảo đó là cốt lõi hiện thực đời sống của con người, và để phản ánh được đời sống xã hội tự nhiên vô cùng lớn, nhà văn đã gặp nhiều khó khăn khi thể hiện sự chiếm lĩnh của mình. Vì vậy, bút pháp kỳ ảo thực chất là những thủ pháp nghệ thuật đắc lực, là phương tiện của cánh cửa nghệ thuật của tác phẩm. Tác giả đã lột tả được tâm trang đời sống xã hội với sự nhập nhằng giữa cái hư và cái thực, với một hệ thống nhân vật đa dạng như nhân vật ma-cà-rồng, nhân vật người sói và không gian, thời gian mang sắc màu kỳ ảo đã làm cho cái hư, cái thực càng phát huy sức mạnh phản ánh đời sống của nó. Điều này đã tạo nên một thế giới nghệ thuật hấp dẫn lạ thường và tạo ra dấu ấn đặc biệt trong lòng người đọc. 3. Bên cạnh đó, bút pháp kỳ ảo còn được thể hiện trong việc xây dựng cốt truyện và ngôn từ nghệ thuật, nghệ thuật trần thuật. Cốt truyện với những môtíp quen thuộc và mới lạ đan xen, cùng sự chuyển hóa lồng ghép kỳ ảo đã làm cho câu chuyện trong tác phẩm Trăng non trở nên hấp dẫn, huyền bí, làm nên cảm nhận mới về cuộc sống và hiện tại. Cùng với đó là bút pháp độc đáo trong cách sử dụng ngôn từ. nghệ thuật như tượng trưng,biểu cảm,…Tất cả đã làm cho kỳ ảo trở thành tấm guồng: “giống con người lại mang trong thứ ánh sánh mới”. Đó chính là cách bày tỏ nỗi niềm, cùng sự phanh phui cuộc đời đến tận gốc rễ để đem lại niềm vui, niềm an ủi, khích lệ tinh thần dám đấu tranh của con người để được hưởng hạnh phúc. Ngoài ra nghệ thuật trần thuật cũng là một yếu tố góp phần vào sự thành công của bút pháp kỳ ảo cho tác phẩm. 4. Bút pháp kỳ ảo trong nghệ thuật đã  thực hiện được trọn vẹn sứ mạng của nó trong việc phản ánh đời sống và khát vọng, tư tưởng cùng ý thức chiếm lĩnh cuộc sống của con người hôm nay. Để qua đó đi đến cái đích cuối cùng là hướng đến những giá trị Chân-Thiện-Mỹ trong cuộc sống, trong cõi đời, cõi người này. Nó sẽ còn âm vang mãi trong dòng chảy văn học nhân loại. Stephenie Meyer đã chứng tỏ tài năng thực sự của mình khi sử dụng thành công bút pháp kỳ ảo. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.                     Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội 2.                     M.Bakhtin (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Nxb Trường viết văn Nguyễn Du 3.                     Lê Nguyên Cẩn (1999), Cái kỳ ảo trong tác phẩm của Balzac, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội 4.                     Nguyễn Văn Dân (1995), Những vấn đề lý luận văn học so sánh, Nxb Khoa học xã hội 5.                     Đặng Anh Đào (2001), Đổi mới nghệ thuật phương Tây hiện đại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 6.                     Lê Bá Hán (chủ biên),…(1995), Từ điển thuâth ngữ văn học, Nxb Giáo Dục 7.                     Stephenie Meyer, Tịnh Thuỷ (dịch)(2008), Chạng Vạng, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh 8.                     Stephenie Meyer, Tịnh Thuỷ (dịch)(2008), Trăng non, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh 9.                     Trần Đình Sử(1996), Lý luận văn học, Nxb Giáo Dục 10.                 Trần Đình Sử (chủ biên)(2007), Tự sự học, phần1, Nxb ĐHSP 11.                  Trần Đình Sử(chủ biên)(2008), Tự sự học, phần 2,Nxb ĐHSP 12.                 Phùng Văn Tửu(1990), Những tìm tòi đổi mới và tiểu thuyết hiện đại, Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội. 13.                 Tzevan Todorov (2004), Thi pháp văn xuôi, Nxb Đại Học Sư Phạm Hà Nội 14.                 Tzevan Todorov (2008), Dẫn luận về văn chương kỳ ảo, Nxb Đại Học Sư Phạm Hà Nội

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxho_thi_hai_yen_but_phap_ky_ao_trong_trang_non_cua_stephenie_meyer_659_.docx
Luận văn liên quan