Luận văn Các giải pháp phát triển kinh doanh vàng tại Việt Nam

MỤC LỤC CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀNG VÀ KINH DOANH VÀNG 1 1.1 Vai trò của vàng trong đời sống kinh tế – xã hội 1 1.2 Tình hình sản xuất, khai thác và tiêu thụ vàng trên thế giới và Việt Nam – Phân chia lại bản đồ khai thác và tiêu thụ . 2 1.2.1 Tình hình khai thác và tiêu thụ trên thế giới: 2 1.2.2 Tình hình nhập khẩu – khai thác – tiêu thụ tại Việt Nam 3 1.2.3 Cách quy đổi giá vàng theo VNĐ: . 4 1.3 Các sàn giao dịch vàng hiện nay: . 5 1.4 Các hình thức kinh doanh vàng tại Việt Nam 6 1.4.1 Nghiệp vụ mua bán giao ngay (Spot): 6 1.4.2 Mua bán kỳ hạn (Forward): . 6 1.4.3 Nghiệp vụ quyền chọn (Option): . 6 1.4.4 Tín dụng vàng: 7 1.4.5 Mua bán trực tiếp – môi giới: 8 1.4.6 Mua bán trạng thái: . 8 1.4.7 Chốt nguội, mua hộ vàng khách hàng: . 8 1.4.8 Kinh doanh phối hợp: 9 1.4.9 Kinh doanh vàng trên tài khoản: 9 1.5 Phân tích những yếu tố làm ảnh hưởng đến giá vàng . 10 1.5.1 Cung – Cầu 10 1.5.2 Do ảnh hưởng của giá DẦU . 11 1.5.3 Tình hình kinh tế của các cường quốc nhất là Mỹ và Châu Âu .12 1.5.4 Các nhân tố ảnh hưởng có liên quan đến chính sách tài chính - tiền tệ của các quốc gia trong điều hành kinh tế – Sức mạnh đồng USD .14 1.5.4.1 Ảnh hưởng trực tiếp của chính sách tiền tệ tới giá vàng .14 1.5.4.2 Ảnh hưởng gián tiếp của chính sách tiền tệ tới giá vàng thông qua sức mạnh đồng tiền .16 1.5.5 Lạm phát 17 1.5.6 Các tác động phụ: .18 1.5.6.1 Chính trị: .18 1.5.6.2 Đầu cơ: 18 1.5.6.3 Thời tiết – Thiên tai – Chu kỳ lễ hội - Khủng bố 19 CHƯƠNG 2: TỔNG HỢP BIẾN ĐỘNG GIÁ VÀNG THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM - THỰC TRẠNG KINH DOANH VÀNG VÀ NHỮNG TỒN TẠI . 20 2.1 Tổng quan tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam từ giữa năm 2007 đến giữa năm 2008 .20 2.1.1 Sự xuống dốc của nền kinh tế lớn nhất thế giới: .20 2.1.2 Giá dầu tăng kỷ lục: .23 2.1.3 Lạm phát đe dọa: 24 2.1.4 Ảnh hưởng của suy thoái Mỹ đến các nền kinh tế khác: .25 2.1.5 Tình hình kinh tế Việt Nam từ giữa năm 2007 đến nay: 25 2.2 Biến động giá vàng trên thế giới và Việt Nam .35 2.2.1 Biến động giá vàng trước 2007 trên thị trường quốc tế: 35 2.2.2 Biến động giá vàng Việt Nam trước 2007: . 37 2.2.3 Tổng hợp biến động giá vàng thế giới từ năm 2007 đến nay: 38 2.2.4 Tổng hợp biến động giá vàng tại Việt Nam từ năm 2007 đến nay: 46 2.3 Những tác động đặc trưng riêng khiến giá vàng bị ảnh hưởng không tương ứng với giá vàng thế giới và những tồn tại ở thị trường kinh doanh tại Việt Nam 50 2.3.1 Tác động của chính sách tiền tệ do ảnh hưởng của lạm phát đến giá vàng .51 2.3.2 Tác động từ quy định cấm nhập khẩu vàng của ngân hàng nhà nước 53 2.3.3 Tác động từ quy định hạn chế xuất khẩu vàng của NHNN 54 2.3.4 Những tác động do mội trường kinh doanh còn hạn chế: 54 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH DOANH VÀNG TẠI VIỆT NAM – KIỂM ĐỊNH BIẾN ĐỘNG GIÁ VÀNG THEO TỶ GIÁ 56 3.1 Những đề xuất đối với chính sách tỷ giá: 56 3.2 Những đề xuất đối với cơ quan hữu trách và các ngân hàng 58 3.2.1 Đối với cơ quan hữu trách: .58 3.2.1.1 Về vấn đề xuất nhập khẩu vàng .58 3.2.1.2 Phát triển vàng tiền tệ và sản xuất vàng theo tiêu chuẩn quốc tế: 59 3.2.1.3 Về quản lý hoạt động kinh doanh vàng: .59 3.2.2 Đối với những nghiệp vụ của ngân hàng thương mại: .60 3.3 Kiểm định biến động giá vàng theo sức mạnh đồng USD và phân tích biến động giá vàng tại Việt Nam theo tỷ giá. 62 3.3.1 Kiểm định giá vàng theo sức mạnh đồng USD trong mối tương quan với EUR và GBP 62 3.3.2 Kiểm định biến động giá vàng tại Việt Nam theo tỷ giá. .64

pdf91 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3051 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các giải pháp phát triển kinh doanh vàng tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g hàng hóa trú ẩn do không còn sự lựa chọn nào khác trong thời điểm này. Giá vàng giao kỳ hạn của Mỹ sau khi vọt lên đỉnh 1033,9USD/ounce đã quay đầu rơi mạnh trở lại. Sở dĩ có hiện tượng này xảy ra là do sau khi chuyển vốn sang thị trường hàng hóa, giới đầu tư ngay lập tức đẩy mạnh 45 bán ra khi giá cả tăng vọt nhằm chốt lời hiện thực hóa lợi nhuận, bù đắp lại những khoản thua lỗ trên thị trường chứng khoán. Kết quả là chốt phiên giao dịch tại Mỹ, giá vàng kỳ hạn tăng 3,1USD/ounce lên 1002,6USD/ounce, đánh dấu mức đóng cửa lần đầu tiên trên 1000USD/ounce của giá vàng. Giá vàng giao ngay kết thúc phiên ở mức 1003,6USD/ounce sau khi đạt đỉnh 1017,4USD/ounce. Tuy nhiên, theo giới phân tích, xu hướng bán vàng ra để chốt lời chỉ là tạm thời vì hiện tại vàng trở thành kênh đầu tư lưu trữ giá trị bền vững nhất trong trường hợp kinh tế suy thoái. Ngày 18/03, thông tin cắt giảm lãi suất 0,75% còn 2,25% chính thức công bố thì giá vàng đạt 1006,75 USD/ounce, ngay sau đó, giá vàng giảm nhanh chóng xuống còn 958.50 USD/ounce ngày 19/03 và 925 USD/ounce ngày 20/03. Trên thị trường quốc tế giá vàng giao ngay còn 928,8USD/ounce tức giảm 41,05USD/ounce so với phiên liền trước đó. Sau khi FED quyết định cắt giảm lãi suất dữ dội và liên tiếp từ 19/9/07 ở mức 5,25% xuống còn 2,25%, giới đầu tư quốc tế nghi ngờ rằng sẽ có hàng loạt các biện pháp bất ngờ và mạnh mẽ từ FED nữa mà những quyết định đó có thể tác động gián tiếp tiêu cực đến việc đầu cơ vàng, ví dụ như cảnh cáo và điều tra các quỹ đầu tư có sử dụng những biện pháp không minh bạch để đẩy giá vàng lên vì mục đích đầu cơ hay không? Đồng thời, cũng xảy ra những lo ngại rằng khi nền kinh tế suy thoái thật sự, lạm phát tăng cao thì đúng là vàng là tài sản an toàn nhất để gìn giữ giá trị nhưng với một mức giá cao như thế thì có cơ hội đầu tư nữa không khi mà những hàng hóa khác như dầu và thực phẩm là những sản phẩm tối cần thiết hơn, những lo ngại trên nghe có vẻ logic vì khi thế giới nắm giữ vàng trong tay mà những nhu yếu phẩm không đủ thì vẫn vô nghĩa. Tâm l ý này lập tức lan tỏa rộng rãi trên khắp các sàn giao dịch vàng quốc tế do đó đã xảy ra hiện tượng bán tháo vàng để quay lại đầu tư các mặt hàng thay thế khác như dầu hoặc thực phẩm. Đến 25/3/08, giá vàng lại đi lên với mức mở đầu ngày là 925USD/ounce, sau đó nó tiếp tục thẳng tiến vượt qua mức 940USD/ounce trên thị trường Châu Á phiên sáng 26/3 và chạm mức 951,9USD/ounce vào ngày 27/3/08. Trong những ngày cuối tháng 3, giá vàng không 46 có những chuyển biến bất ngờ khi vẫn xoay quanh mức 940-950USD/ounce. Giá vàng tăng giảm bất thường từ tháng 4 đến tháng 7 nhưng vẫn ở mức cao từ trên 850 đến 950 USD/ounce do những thông tin bất ổn về thị trường nhà đất của Mỹ. Tháng 8, giá vàng giảm lao dốc không cưỡng được do USD sau một thời gian dài giảm giá thì quay lại phục hồi đồng thời những tin tức về thị trường tài chính được cải thiện khiến nhà đầu tư bán vàng ra. Ngày 1/8 giá vàng còn ở mức 912.50 USD/ounce, đến ngày 8/8 giá vàng còn 852.50 USD/ounce, giá vàng giảm đến ngày 11/09 chỉ còn 740.75 USD/ounce do những thông tin về kinh tế Mỹ khả quan làm cho giới kinh doanh phấn khởi cũng như các quỹ đầu tư chuyển đổi từ vàng sang chứng khoán. Những ngày cuối tháng 9, bắt nguồn từ vụ sụp đổ của AIG và Lehman Brothers, ngày 16/09, giá vàng biến động khiến người theo dõi giá vàng dù sát sao nhất cũng phải bất ngờ, giá vàng trong 3 giờ đồng hồ tại phiên giao dịch Newyork đã tăng vọt 120 USD/ounce, mức cao nhất trong lịch sử biến động giá vàng từ trước đến nay. Từ đó, giá vàng mỗi ngày biến động với biên độ rộng hơn 50 USD/ngày do tình hình tài chính trên thị trường Mỹ ngày càng phức tạp, Bộ tài chính và Chủ tịch FED phải đệ trình những gói giải pháp cứu nguy khẩn cấp mà sẽ khiến ngân sách thâm hụt và lạm phát cao. 2.2.4 Tổng hợp biến động giá vàng tại Việt Nam từ năm 2007 đến nay: Cùng với xu hướng giá của thế giới, giá vàng Việt Nam giai đoạn này biến động khá phức tạp, những kỷ lục mới đã được thiết lập và không ít quỹ đầu tư, nhà đầu cơ phải sửng sốt vì sự bứt phá ngoạn mục này. Ngày đầu năm 2007, giá vàng SJC tại Hà Nội mua vào – bán ra là 12.310.000 - 12.390.000 đồng/lượng chủ yếu do giá vàng thế giới tăng, những ngày tiếp theo, giá vàng trong nước giảm 80.000 – 100.000 đồng/lượng do ảnh hưởng của giá vàng thế giới. Sang tháng 3, giá vàng tăng trở lại 12.770.000 – 12.840.000 đồng/lượng nhưng sức mua trên thị trường cũng không biến động nhiều. So với biến động của thế giới, giá vàng tại Việt Nam không tăng nhiều, hầu như chỉ xoay quanh mức 12.700.000 – 12.780.000 đồng/lượng. Tháng 9/2007, giá vàng thế giới tăng cao do những bất ổn về 47 hoạt động cho vay cầm cố của công ty Northern Rock và kỳ vọng cắt giảm lãi suất của FED làm giá vàng trong nước cũng ảnh hưởng theo tăng lên đến 13.820.000đồng/lượng. Ngày 1/11/2007, ngày đầu tiên sau khi FED tiếp tục cắt giảm 0,25% lãi suất cơ bản đồng USD, giá vàng trong nước lại tăng lên mức 15.320.000 đồng/lượng. Trong 2 tháng từ tháng 9 đến tháng 11, giá vàng trong nước đã tăng lên mức 1.500.000 đồng/lượng. Sau đợt cắt giảm lãi suất ngày 11/12/07, giá vàng tăng kết hợp với nhu cầu tăng cao, ngày 17/12/07, SJC bán ra thị trường ở mức kỷ lục 20.000 lượng vàng. Ngày 18/12/07, SJC mở cửa ở mức 15.560.000 sau đó giảm xuống mức 15.540.000 đồng/lượng trước khi tăng lên 15.800.000 đồng/lượng vào cuối giờ chiều. Theo giới kinh doanh vàng, nhu cầu vàng trong nước gia tăng đã đẩy giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới 30.000-40.000 đồng/lượng, tuy nhiên SJC và các ngân hàng lập tức nhập nguyên liệu dập vàng miếng đáp ứng nhu cầu thị trường. Cuối tháng 12, giá vàng trong nước tiếp tục tăng và vượt mốc 16.000.000 đồng/lượng do giá vàng thế giới tiếp tục tăng. Qua năm 2008, giá vàng tiếp tục leo thang, trên thị trường thế giới ngày 8/1 giá vàng tăng lên mức 890 USD/ounce thì trong nước đạt 17.050.000 đồng/lượng. Giá vàng thời điểm này đi lên mạnh mẽ, một phần ảnh hưởng do các nhân tố kinh tế của các cường quốc đang suy thoái, một phần tăng lên là do giới đầu cơ quốc tế đang đổ tiền vào mạnh mẽ để thu lợi nhuận trong những cơ hội đặc biệt nhạy cảm này. Sáng 15/1, SJC niêm yết giá mua bán là 17.540.000-17.640.000 đồng/lượng. Sáng 31/1, giá vàng trong nước lại quay đầu xuống sau ảnh hưởng của giá vàng thế giới khi FED quyết định cắt giảm lãi suất từ 3,5% xuống còn 3%. Giá vàng giữa tháng 2 giảm nhẹ xuống mức 17.660.000 đồng/lượng. Thị trường trong những ngày đầu năm liên tục dao động trong biên độ hẹp giữa 17.450.000-17.770.000 đồng/lượng do giá vàng thế giới ảnh hưởng giữa 2 luồng thông tin IMF sẽ bán vàng ra và USD sẽ mất giá do quyết định giảm lãi suất của FED. Sáng 15/2, SJC công bố giá vàng giao dịch tại mức 17.580.000- 17.660.000 đồng/lượng. Những ngày cuối tháng 2 được ghi nhớ là thời điểm lịch sử 48 của giá vàng thế giới lẫn Việt Nam. Sáng 25/2, giá vàng trong nước đạt mức 18.000.000 đồng/lượng từ cuối tuần trước và đóng cửa ở mức 18.260.000 đồng/lượng vào cuối giờ chiều. Ngày 26/2, giá vàng tiếp tục giảm và thậm chí rớt xuống dưới mức 18.000.000 đồng/lượng do mất giá theo vàng thế giới. Nhưng ngày 27/2, giá vàng Bảo Tín Minh Châu đã lên đến mức 18.740.000 đồng/lượng, đến ngày thứ năm 28/2 giá vàng giảm nhẹ để chờ đợi tình hình. Tuy nhiên, đến ngày 29/2, thị trường vàng trong nước lại tăng tốc mạnh và vượt qua mức 19.000.000 đồng/lượng và thiết lập mức 19.100.000 đồng/lượng. Như vậy, chỉ trong tuần cuối tháng 2, giá vàng đã liên tục xác lập mức giá kỷ lục theo sát giá vàng thế giới cũng chạm các đỉnh kỷ lục. Trong khi đó, giá dầu thô cũng chạm ngưỡng cao của lịch sử giá dầu và USD đã bốn lần vỡ đáy. Qua tháng 3, giá vàng SJC niêm yết giá vàng lúc 10 giờ sáng 12/3 ở mức 18.550.000- 18.660.000 đồng/lượng, giảm gần 100.000 đồng/lượng so với hôm trước. Việc điều chỉnh giảm liên tục của giá vàng Việt Nam cộng với sự tăng nhẹ của giá vàng thế giới đã khiến giá vàng trong nước về gần ngang bằng với giá thế giới. Ngày 17/3, giá vàng trong nước tiếp tục leo thang khi 11 giờ SJC niêm yết lại giá vàng tại mức 19.300.000- 19.430.000 đồng/lượng, các cửa hàng bán lẻ tại TP.HCM và Hà Nội cũng cập nhật và thay đổi liên tục bảng giá theo SJC, giá cao nhất lên đến 19.500.000 đồng/lượng. Tình hình thị trường vàng tăng quá nhanh khiến cho giới đầu tư cũng như người dân phản ứng thận trọng. Khác với những đợt tăng giá trước, sức mua vàng miếng đợt này không tăng vì giá đã quá cao. FED cắt giảm lãi suất chiết khấu một lần nữa vào ngày 18/03 còn 2,25%, giới đầu tư phải bán vàng bù lỗ cho danh mục đầu tư chứng khoán. Giá vàng thế giới giảm mạnh, giá vàng trong nước ngày 18/3 cũng giảm theo. Lúc 10 giờ sáng giá vàng SJC niêm yết ở mức 19.070.000-19.170.000 đồng/lượng, giảm 330.000 đồng/lượng so với hôm trước. Tiếp theo đó, giá vàng ngày 20/3 rơi thẳng xuống giảm 1.000.000 đồng/lượng làm chóng mặt ngay cả các nhà đầu tư bản lĩnh nhất, chỉ trong một đêm, giá vàng thế giới giảm tương đương 1.500.000 đồng/lượng kéo giá vàng trong nước giảm theo 1.000.000 đồng/lượng. Diễn biến này gây nhiều lo ngại và hoang 49 mang, bất ngờ thật sự cho các nhà đầu tư vàng. Ngày tiếp theo đó, vàng mất mốc 18.000.000 đồng/lượng, kết quả từ đà đi xuống của giá vàng thế giới. Đầu giờ ngày 23/3, SJC mở cửa với giá 17.950.000-18.100.000 đồng/lượng, sau đó vàng giảm và được điều chỉnh xuống mức 17.800.000-17.950.000 đồng/lượng, giảm 150.000 đồng/lượng. Có thể thấy trong thời gian này, giá vàng trong nước luôn cao hơn giá vàng thế giới gần 500.000 đồng/lượng và cách biệt giữa giá mua và giá bán rất cao thường là 150.000-200.000 đồng/lượng bởi l ý do giá vàng biến động quá bất ngờ và Việt Nam là đất nước nhập khẩu trên 95% nhu cầu tiêu thụ nên các doanh nghiệp và ngân hàng kinh doanh vàng lo sợ vàng biến động bất ngờ nên để giá mua vào thấp hơn giá bán rất nhiều. Ngày 24/3, giá vàng trong nước vẫn cao hơn giá thế giới quy đổi tương đương 500.000 đồng/lượng, giá vàng SJC bán ra đầu ngày là 18.100.000 đồng nhưng đến thời điểm 14 giờ lại giảm xuống còn 17.800.000 đồng/lượng, giảm đột ngột 300.000 đồng/lượng so với khi mở cửa tuy nhiên đến cuối ngày lại tăng lại lên mức 18.100.00 đồng/lượng. Các ngân hàng, doanh nghiệp kinh doanh vàng liên tục thay đổi giá mua – bán theo tình hình thực tế thị trường (bám sát giá vàng trên sàn ACB). SJC cho biết trong ngày đã thay đổi 8 lần giá giao dịch, mua vào 5.000 lượng, bán ra 16.000 lượng. Trên thị trường tự do, khối lượng giao dịch không cao song người mua vẫn nhiều hơn người bán. Trưa 26/3, SJC niêm yết mức giá 18.300.000-18.400.000 đồng/lượng. Giá vàng trong nước sáng 27/3 đã tăng thêm 350.000 đồng/lượng. SJC mua vào – bán ra tại Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng đạt mức 18.600.000-18.700.000 đồng/lượng. Suốt từ tháng 4 đến tháng 7, cũng do ảnh hưởng từ biến động giá vàng thế giới mà giá vàng quy đổi tại Việt Nam xoay quanh mức cao từ 18.000.000 – 19.000.000 đồng/lượng. Quan tháng 8, do tin tức ổn định được đưa ra từ Mỹ và các quỹ đầu tư bán vàng ra mạnh mẽ để bù đắp hoạt động kinh doanh chứng khoán thua lỗ, vàng đã lao dốc không phanh khiến giá vàng trong nước rớt xuống thảm hại. Ngày 01/08, giá vàng giao 50 dịch trên sàn ACB ở mức 18.615.000 đồng/lượng, đến ngày 06/08 còn 17.903.000 đồng/lượng, ngày 19/08 giá rớt xuống còn 16.629.000 đồng/lượng. Giá vàng rớt kéo dài đến tận tháng 9, ngày 12/09, giá vàng trên sàn chỉ còn 16.214.000 đồng/lượng. Đến ngày 17/09/08, giá vàng thế giới đột biến tăng 120 USD/ounce chỉ trong 1 ngày do ảnh hưởng từ vụ khủng hoảng tài chính trên Phố Wall làm sụp đổ các tổ chức tài chính hàng đầu nước Mỹ. Tại Việt Nam trên sàn ACB sáng ngày 18/09/08 giá vàng ở mức 18.300.000 đồng/lượng rồi giảm và tăng với biên độ rộng gần 500.000 đồng/lượng một ngày cho đến ngày 24/09. 2.3 Những tác động đặc trưng riêng khiến giá vàng bị ảnh hưởng không tương ứng với giá vàng thế giới và những tồn tại ở thị trường kinh doanh tại Việt Nam Ngân hàng nhà nước và các cơ quan hữu trách sau một thời gian đã có những bước tiến mới trong điều hành kinh doanh vàng như:  Đã triển khai kho ngoại quan vàng giúp việc nhập khẩu giảm được nhiều chi phí và thời gian;  Đã cho phép triển khai hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản tuy chưa theo chuẩn ounce của thế giới nhưng đã giúp vàng trong dân cư được đem ra lưu thông, tạo tính thanh khoản cho thị trường và cập nhật giá vàng theo sát biến động của thế giới  Đã cho phép huy động vàng không kỳ hạn – Huy động một lượng vàng đáng kể. Kinh doanh vàng ngày càng phát triển nhanh giúp Việt Nam phát triển và hòa nhập với môi trường kinh doanh quốc tế. Tuy nhiên trong thời điểm mới triển khai các sản phẩm kinh doanh vàng nên không tránh khỏi những bất cập ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư. Ngoài những nhân tố tác động đến giá vàng như đã nêu ở trên, còn có những yếu tố chủ quan do những điều kiện kinh doanh riêng có tại Việt Nam đã làm méo mó biến động giá và làm ảnh hưởng đến quyết định đầu tư. 51 Tình hình kinh tế Việt Nam như đã mô tả trong chương 1 đã làm cho các nhà điều hành chính sách kinh tế tại Việt Nam có những quyết định giúp cải thiện nền kinh tế, thắt chặt tiền tệ nhằm chống lạm phát. Tuy những quyết định này trong thời gian qua đã có những tác động tích cực, việc thắt chặt tiền tệ đã giảm lượng cung tiền ra thị trường, chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát có giảm bớt, nhập siêu đã bị hạn chế nhưng giá vàng trong những thời điểm đó cũng bị tác động không ít. Đồng thời, khuôn khổ pháp l ý chế tài hoạt động kinh doanh vàng cũng chưa rõ ràng và quy chế quản l ý chưa bảo vệ rủi ro cho người đầu tư đã khiến việc kinh doanh tại Việt Nam gặp nhiều trở ngại. 2.3.1 Tác động của chính sách tiền tệ do ảnh hưởng của lạm phát đến giá vàng Như đã phân tích ở trên, cung tiền nới lỏng quá mức từ năm 2006 – 2007 đã khiến năm 2008 Việt Nam phải đối phó với những thách thức vô cùng to lớn, nhất là tình trạng chỉ số giá tiêu dùng tăng cao 19,7% từ đầu năm đến tháng 07/08 và có nguy cơ là 25% đến cuối năm. Lạm phát leo thang cũng được góp phần bởi nguyên nhân đầu tư công kém hiệu quả mà ngốn một lượng tiền thái quá. Mức nhập siêu hiện tại là 16 tỉ đồng (kim ngạch nhập khẩu là 64,4 tỉ trong khi xuất khẩu là 48,57 tỉ đồng). Chính những bất ổn đó mà Ngân hàng nhà nước quyết tâm thắt chặt tiền tệ : Từ tháng 7 năm 2006 đến nay , ngân hàng nhà nước đã điều chỉnh mức lãi suất cơ bản từ 8,25% lên 14% như hiện nay, mạnh nhất là trong năm 2008 khiến vốn đầu tư khan hiếm, đẩy lãi suất vay lên cao. Do lo sợ lạm phát trong năm nay và tăng trưởng giảm khiến nhà đầu tư Việt Nam chọn vàng để bảo toàn vốn kinh doanh. Đồng thời, thị trường chứng khoán tụt dốc, USD được săn lùng bởi các nhà đầu tư muốn rút vốn cũng như các nhà sản xuất hay giới đầu cơ đều muốn tích trữ USD để phục vụ nhu cầu nhập khẩu khi hàng hóa trong nước đang tăng do lạm phát hoặc để kiếm lời. Chính những bất ổn này đã khiến có thời điểm đồng Việt Nam mất giá mạnh so với USD. Những ảnh hưởng đầu tiên có thể thấy từ tháng 6/08 khi thị trường chứng khoán tụt dốc không phanh và chỉ còn 364,71 điểm vào ngày 20/6/2008. Ngày 11/06, 52 tỷ giá NHNN niêm yết 1USD = 16.461 VND nhưng tỷ giá ngoài thị trường tự do là 17.500 đồng/USD. Giá vàng giao dịch trên sàn ACB lúc này là 18.345.000 đồng/lượng, cao hơn giá quy đổi 425.000 đồng/lượng. Ngày 16/06, tỷ giá NHNN niêm yết là 1 USD = 16.454 VND, tỷ giá tự do giao dịch tại mức 18.200 đồng/USD khiến giá vàng trên sàn là 18.437.000 đồng/lượng, cao hơn giá quy đổi đến 605.000 đồng/lượng mặc dù giá quy đổi đã được ACB sử dụng tỷ giá với biên độ cao tối đa. Không dừng lại ở đó, ngày 19/06, tỷ giá NHNN vẫn niêm yết ở mức 16.454 nhưng thị trường tự do USD đã bị đẩy lên đến mức 19.500 đồng/1USD làm giá vàng cao hơn mức quy đổi đến 770.000 đồng/lượng khi khớp lệnh trên sàn tại mức giá cao kỷ lục 19.049.000 đồng/lượng (giá thế giới quy đổi là 18.282.000 đồng/lượng = 892,48 USD/ounce). Diễn biến này kéo dài đến ngày 26/06 khi NHNN thông báo chính thức mức dự trữ ngoại hối trên 20 tỉ USD và kèm theo những biện pháp hành chánh để ổn định tỷ giá. Ngày 30/06, tỷ giá đã hạ nhiệt, giao dịch tự do rất hạn chế ở mức 17.500 đồng, những biện pháp của ngân hàng đã phát huy tác dụng, chênh lệch giữa giá giao dịch và giá quy đổi không còn, thậm chí lo ngại tỷ giá còn sụt giảm giá giao dịch lại thấp hơn giá quy đổi 58.000 đồng/lượng. Bắt đầu từ ngày 01/07 trở đi khi tỷ giá đã ổn định, tỷ giá tự do gần bằng với tỷ giá NHNN niêm yết thì giá giao dịch trên sàn lại thấp hơn giá quy đổi dần. Cộng với tác động giá thế giới quá cao, không nhà đầu tư cũng như đầu cơ nào muốn mua vào ở mức giá quá cao này khiến giá vàng ngày càng sụt giảm tương đối so với giá thế giới. Ngày 07/07, giá vàng tại 930,78 USD/ounce, giá trên sàn là 18.867.000 đồng/lượng, thấp hơn giá quy đổi đến 274.000 đồng/lượng. Đỉnh điểm là đến ngày 15/07, giá vàng thế giới là 973,4 USD/ounce nhưng giá tại sàn là 19.382.000 đồng/lượng, thấp hơn so với giá quy đổi là 620.000 đồng/lượng. Những động thái trên của nhà đầu tư cho thấy khi họ mất lòng tin vào VND thì vàng sẽ tăng giá đột biến tại thị trường trong nước khiến cung cầu bị bóp méo. Mà khi 53 vàng bị đẩy lên từ biến động tỷ giá như thế sẽ không tránh khỏi kéo theo những bất ổn trong sản xuất và các khu vực khác của nền kinh tế. (Xem Phụ lục 2 đính kèm) Đồ thị 15: Giá vàng quy đổi và thực tế giao dịch. 2.3.2 Tác động từ quy định cấm nhập khẩu vàng của ngân hàng nhà nước Ngân hàng nhà nước phối hợp cùng với các cơ quan liên đới và Hiệp hội kinh doanh vàng để quản l ý thị trường kinh doanh. Tháng 07/08, nhận thấy Việt Nam đã nhập khẩu 62 tấn vàng từ đầu năm khiến góp phần tăng nhập siêu, NHNN cùng với các cơ quan liên đới đã cùng quyết định không cấp phép nhập khẩu vàng nữa để giảm nhập siêu. Điều này cũng đã tác động góp phần khiến giá vàng giao dịch trên sàn giảm tương đối so với giá quy đổi theo công thức bình thường bởi nhà đầu tư nghĩ rằng khi không nhập khẩu nữa thì giá vàng hoàn toàn không ảnh hưởng bởi tất cả các chi phí phát sinh từ khâu nhập khẩu, chính điều này đã làm cho nhiều nhà đầu tư cho rằng vàng hiện tại giao dịch là nguồn vàng của dân cư Việt Nam tích lũy từ đó quy đổi tương đương trọng Giá vàng quy đổi và thực tế giao dịch 15,000,000 20,000,000 11 /06 /20 08 13 /06 /20 08 17 /06 /20 08 19 /06 /20 08 23 /06 /20 08 25 /06 /20 08 30 /06 /20 08 02 /07 /20 08 04 /07 /20 08 08 /07 /20 08 10 /07 /20 08 12 /07 /20 08 14 /07 /20 08 16 /07 /20 08 18 /07 /20 08 22 /07 /20 08 24 /07 /20 08 29 /07 /20 08 31 /07 /20 08 4/8 /08 6/8 /08 8/8 /08 14 /08 /20 08 22 /09 /08 24 /09 /08 26 /09 /08 30 /09 /08 N gày G iá v àn g (đ ồn g) Giá quy đổi Giá giao dịch 54 lượng rồi nhân tỷ giá. Giá vàng trong thời kỳ này giảm mạnh một phần do đã ổn định tỷ giá, một phần cũng vì l ý do này. 2.3.3 Tác động từ quy định hạn chế xuất khẩu vàng của NHNN Ngược lại và gây nhiều tranh cãi là quy định giấy phép hạn chế xuất khẩu vàng của Ngân hàng nhà nước. Do thói quen tiêu dùng, có khoảng 600 tấn vàng được nhập vào Việt Nam trong thời gian 10 năm trở lại đây trị giá khoảng 18 tỉ USD gần 300 tỉ VND. Khi thị trường trong nước biến động với những đặc trưng riêng khiến giá vàng trong nước thấp hơn thế giới thì các doanh nghiệp Việt Nam lại chưa được phép xuất khẩu vàng ra nước ngoài mặc dù đã có nhiều kiến nghị từ phía Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam. Xuất khẩu vàng sẽ khiến ngoại tệ được thu về và tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp trong nước, tạo điều kiện cho họ thu lợi nhuận và linh hoạt hơn đối với việc kinh doanh, thu hút lượng vàng chết rất lớn trong dân cư từ hàng chục năm nay đem ra trao đổi. Ngoại tệ thu được sẽ đi vào hoạt động một cách linh hoạt và như một nguồn vốn đầu tư trực tiếp cho nền kinh tế, đồng thời tránh được việc xuất khẩu lậu vàng qua biên giới. 2.3.4 Những tác động do mội trường kinh doanh còn hạn chế: - Nghiệp vụ của ngân hàng thương mại hiện nay còn rất hạn chế. Những nghiệp vụ cơ bản như đã kể ở chương 1: Option, Future, Spot, tín dụng vàng, kinh doanh trên tài khoản như hiện nay thậm chí vẫn còn chưa được phát huy tác dụng bởi trình độ chuyên môn của nhân viên phân tích ngân hàng còn hạn chế, nhiều trường hợp khách hàng mua các sản phẩm phái sinh vàng như Option, Future thì được ngân hàng tái k ý hợp đồng với các sàn giao dịch nước ngoài khiến chi phí hợp đồng tăng lên và không còn hiện quả cho nhà đầu tư nữa. - Tín dụng vàng như đã nói ở trên chủ yếu cũng được biến hóa thành hình thức kinh doanh vàng khi có biến động giá, tuy nhiên ngân hàng vẫn chưa kiểm soát được rủi ro cho hoạt động này khi giá vàng biến đổi không ngừng trong giai đoạn hiện nay khiến nhiều doanh nghiệp bị khoanh nợ không còn khả năng chi trả. 55 - Hoạt động kinh doanh vàng trạng thái của ngân hàng cũng chưa được phát huy mạnh do sợ rủi ro. - Sàn vàng ACB và một số sàn vàng đang triển khai hiện nay đưa ra những điều khoản ràng buộc hết sức khó khăn cho nhà đầu tư trong khi chưa có quy chế chính thức nào từ phía ngân hàng nhà nước và hiệp hội kinh doanh vàng để bảo vệ nhà đầu tư trước những rủi ro. Ngược lại, các tổ chức này hiện nay tùy tiện thay đổi những quy định về giao dịch, tỷ giá và lãi suất với thời gian thông báo ngắn làm nhà đầu tư không thể xử l ý kịp (không loại trừ khả năng làm lợi cho các thành viên giao dịch). - Một phần những tồn tại trên cũng xuất phát từ nguyên nhân khác biệt giữa vàng tiền tệ trong nước và quốc tế làm hạn chế khả năng tiếp cận thị trường vàng thế giới đặc biệt trong vấn đề xuất vàng. Kết luận chương 2: Chương 2 tổng hợp tình hình kinh tế tài chính thế giới và Việt Nam trong 1 năm trở lại đây làm nền tảng để khái quát những biến động giá vàng trên thế giới và tại Việt Nam. Đồng thời, cũng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng tại Việt Nam do những đặc trưng riêng có. Qua đó, có thể hình dung tương đối những khó khăn, tồn tại đối với việc kinh doanh vàng tại Việt Nam. Việc phát triển thị trường vàng Việt Nam rất khó khăn, không thể liều lĩnh nhưng cũng không nên chậm trễ. Trong chương 3 sẽ tập trung một số giải pháp đề xuất giải quyết những tồn tại trên và sử dụng phương pháp hồi quy để kiểm chứng cụ thể vấn đề tỷ giá tác động đến giá vàng như thế nào. 56 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH DOANH VÀNG TẠI VIỆT NAM – KIỂM ĐỊNH BIẾN ĐỘNG GIÁ VÀNG THEO TỶ GIÁ Tình hình kinh tế Việt Nam nói chung trong năm nay đã biến động nhiều theo chiều hướng khó khăn hơn các năm trước, một phần là do ảnh hưởng tình hình chung của thế giới. Những tồn tại trong chính sách điều hành nền kinh tế và quản l ý kinh doanh vàng còn nhiều bất cập khiến giá vàng biến đổi không ổn định và nhiều lúc gây khó khăn, thiệt hại cho nhà đầu tư rất nhiều từ những tồn tại đó. Qua đây, tôi xin chia đề xuất này thành 2 nhóm chính như sau: - Những đề xuất đối với chính sách tỷ giá. - Những đề xuất đối với những tồn tại từ phía cơ quan hữu trách và đối với nghiệp vụ kinh doanh vàng tại các ngân hàng 3.1 Những đề xuất đối với chính sách tỷ giá: Sự ổn định của thị trường tài chính là vô cùng quan trọng. Như đã thấy những biến động tỷ giá vào thời điểm tháng 6, USD bị hút quá mạnh làm tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do và thậm chí ngân hàng biến động hết sức hỗn loạn. Giá USD ngày 19/06 trên thị trường tự do lên đến 19.500 đồng khiến giá vàng trong nước cao hơn thế giới gần 800.000 đồng/lượng, giới đầu cơ đã nhân cơ hội này đồn thổi những tin tức tiêu cực để trục lợi. Khi tỷ giá được điều chỉnh thì giá vàng biến động theo chiều hướng ngược lại (thấp hơn giá quy đổi gần 700.000 đồng/lượng) mặc dù giá thế giới lại đi lên. Đa số những người mua vàng nhỏ lẻ sợ tâm l ý vàng còn lên nữa đã mua vàng vào và lỗ nặng sau đó khi NHNN điều chỉnh lại tỷ giá và có những biện pháp khống chế. Điều này gây tổn thất rất nhiều, tại sao NHNN và Vụ quản l ý ngoại hối đang quản l ý tỷ giá trên cơ sở thả nổi có điều chỉnh lại không khống chế được thị trường tự do 57 đang đẩy giá ngày một cao ngoài thị trường thời điểm đó. Ngày 11/06, NHNN niêm yết USD/VND = 16.461 thì bên ngoài bị đẩy lên 17.500 đồng/USD, ngày 19/06, NHNN niêm yết tỷ giá USD/VND = 16.454 nhưng thị trường bên ngoài là 19.500 đồng/USD. Nhận thấy biến động lớn gây thiệt hại không chỉ khu vực ngoại tệ mà còn ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh khi nhiều doanh nghiệp không thể có USD nhập hàng cũng như không dám nhận dự án nhập rồi tái xuất, ngân hàng nhà nước lúc này mới điều chỉnh tỷ giá. Ngày 10/06, NHNN niêm yết 1USD = 16.139 đồng, ngày 11/06, NHNN nâng lên mức 16.461 đồng/USD, tăng 322 đồng/USD – một mức tăng chưa từng có. Với biên độ rộng 2%, giá USD được quy đổi tối đa thành 16.790 đồng/USD, dễ dàng thấy rằng VND được neo giữ ổn định ở mức ổn định nhằm thu hút đầu tư nhưng không thể vượt qua được cung cầu thị trường và sức mạnh thật sự của đồng tiền. USD càng dần về sau thì ổn định xoay quanh mức trung bình 16.500 đồng/USD đến hiện nay. Một điều cần lưu ý là hiện nay nhiều sàn giao dịch vàng sử dụng tỷ giá niêm yết của Ngân hàng nhà nước với mức biên độ cao tối đa là 2% để quy đổi giá vàng quốc tế ra VND. Tuy nhiên, nhiều sàn giao dịch vàng ra đời, mỗi sàn giao dịch sử dụng những mức tỷ giá khác nhau thậm chí trong giai đoạn đầu là sai lệch rất nhiều so với giá niêm yết của Ngân hàng nhà nước khiến nhà đầu tư không thể tránh khỏi rủi ro tỷ giá khi giá vàng biến động mạnh bất ngờ đầu ngày do tỷ giá không hợp l ý. Các thị trường nước ngoài khi có những biến động vẫn phải sử dụng các biện pháp hành chánh để ổn định thị trường nhưng NHNN lúc đó đã chậm trễ trong việc thông báo dự trữ ngoại hối và có những biện pháp hành chánh buộc thị trường chợ đen phải chấm dứt hiện tượng làm giá. Tuy nhiên, điều cần thiết ở đây thiết nghĩ NHNN nên kịp thời điều chỉnh tỷ giá USD/VND hợp lý, tránh tình trạng như tỷ giá niêm yết USD/VND ngày 11/06 trên Website của NHNN là 16.461 nhưng theo quy đổi tỷ giá chéo tại các ngân hàng thông qua EUR và GBP thì tỷ giá thực giữa USD/VND lên đến khoảng 17.500 đồng/1USD. 58 Kinh doanh vàng tài khoản đã được NHNN cho phép, hoạt động này sẽ dần kéo giá vàng Việt Nam biến động sát với thế giới, NHNN cần quan tâm đến ảnh hưởng của tỷ giá đối với giá vàng để giá vàng không bị méo mó và bất ổn, tránh tình trạng đầu cơ làm giá. 3.2 Những đề xuất đối với cơ quan hữu trách và các ngân hàng 3.2.1 Đối với cơ quan hữu trách: 3.2.1.1 Về vấn đề xuất nhập khẩu vàng Việt Nam như đã biết trung bình mỗi năm nhập trên dưới 60 tấn vàng chưa kể khối lượng nhập lậu tiêu tốn rất nhiều ngoại tệ mà việc sử dụng vẫn chưa hiệu quả, chủ yếu là nằm trong khu vực dân cư. Thiết nghĩ NHNN và Vụ ngoại hối cũng như các ban ngành liên quan nên xem xét kỹ lợi hại để việc xuất nhập khẩu vàng được linh hoạt và đáp ứng được những lợi ích sau: - Giá vàng trong nước sẽ đi dần về hướng tương đương và biến động sát với thế giới hơn do đó các doanh nghiệp kinh doanh vàng và ngân hàng sẽ linh động hơn trong việc mua bán vàng. Trong khi hiện nay trong một số thời điểm giá vàng trong nước thấp hơn thế giới rất nhiều, người dân và nhà đầu tư không muốn giữ nhưng doanh nghiệp kinh doanh vàng vẫn phải mua vào. Nếu được phép xuất khẩu, doanh nghiệp kinh doanh sẽ hiệu quả hơn. Ngược lại khi giá vàng trong nước cao hơn thế giới thì các đơn vị kinh doanh vàng sẽ phải tính toán hạ thấp giá vàng bán ra để cạnh tranh và nhập khẩu về khối lượng khác với giá thấp hơn, vì thế người dân sẽ được lợi và tiến dần đến cân bằng hơn với giá thế giới. - Nếu xuất khẩu vàng được khai thông, sẽ huy động được một lượng vốn bằng vàng lớn trong dân cư và mang về nguồn ngoại tệ rất lớn trở thành nguồn vốn đầu tư trực tiếp phục vụ sản xuất kinh doanh. Đồng thời, nên mở rộng loại vàng được phép xuất khẩu thành vàng thỏi hay vàng miếng thay vì chỉ là vàng nguyên liệu hoặc nữ trang như hiện nay. Bởi khi nhập giá đã cao do thị trường nước ngoài đã phải biến vàng thỏi thành vàng nguyên liệu để 59 xuất cho Việt Nam, rồi nếu được phép xuất, phía Việt Nam lại phải nấu vàng miếng lại thành vàng nguyên liệu mới được xuất đi. Quy định này gây tốn kém nhiều chi phí cho các ngân hàng và doanh nghiệp muốn xuất khẩu vàng. 3.2.1.2 Phát triển vàng tiền tệ và sản xuất vàng theo tiêu chuẩn quốc tế: Hiện nay, vàng miếng Việt Nam chưa được chấp nhận lưu thông trên thị trường quốc tế, vấn đề ở đây có hai chỗ cần lưu ý: - Quy định 1 lượng = 1,20556 ounce khiến việc quy đổi chậm và không thích ứng với việc kinh doanh vàng tài khoản quốc tế chỉ sử dụng ounce. - Uy tín và năng lực của nhà sản xuất tại Việt Nam. Việc sản xuất nên được đảm bảo từ một ngân hàng đặc biệt là ngân hàng thuộc nhà nước quản l ý chứ không nên thuộc về trách nhiệm của riêng 1 doanh nghiệp nào đó (như SJC, Bảo Tín Minh Châu..) hay một ngân hàng thương mại đảm trách (ACB, AAA của NH Nông nghiệp…) để có thể đảm bảo được chất lượng và uy tín đối với thị trường nước ngoài, dần dần tạo được niềm tin khi mà Việt Nam không phải là một thị trường kinh doanh vàng truyền thống và lâu đời hay có thể nói là khá mới mẻ. Do vậy, trong khi đợi thời gian để được chấp nhận chất lượng và lưu thông trên thị trường quốc tế thì Nhà nước nên có biện pháp khuyến khích đẩy mạnh lưu thông vàng theo tiêu chuẩn quốc tế tại Việt Nam để sớm có cơ hội gắn kết việc kinh doanh trên thị trường quốc tế và giúp việc xuất nhập được dễ dàng. 3.2.1.3 Về quản l ý hoạt động kinh doanh vàng:  Hoạt động kinh doanh vàng và các quy định liên quan đến giao dịch vàng hiện nay là chưa đầy đủ, chỉ theo sau nhu cầu của thị trường với những ràng buộc chưa mang tính khách quan. Môi trường kinh doanh vàng chính vì vậy bị ảnh hưởng không kém. Hiện nay việc kinh doanh vàng trên tài khoản đã được phép phát triển nhưng quy chế quản l ý chung cho việc này vẫn còn bỏ ngỏ, mỗi ngân hàng hay tổ chức kinh doanh tự đưa ra những ràng buộc áp đặt mang nặng tính chủ quan và thậm chí gây nên tình 60 trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa nhà đầu tư tự do và các nhà sáng lập ra sàn. Bởi nhu cầu kinh doanh ngày càng mạnh mẽ, việc lưu thông vàng cần được phát triển lên tầm cao mới, giúp các nhà đầu tư ngày càng tiếp cận với những sản phẩm kinh doanh hiện đại, NHNN nên phối hợp cùng với Vụ quản l ý ngoại hối và Hiệp hội kinh doanh vàng ngồi lại cùng soạn thảo những quy định và chế tài riêng để áp dụng cho các tổ chức đang kinh doanh vàng trên tài khoản này để tránh rủi ro và thiệt hại cho nhà đầu tư  Tập trung phát triển nguồn nhân lực cho các ngân hàng để phát triển các sản phẩm phái sinh với chi phí thấp để phục vụ nhu cầu trong nước khỏi phải thông qua các tổ chức nước ngoài (Option, Future, Mua bán khống…)  NHNN cũng nên tổ chức tập trung và cho ra đời Trung tâm giao dịch dành cho vàng để các ngân hàng k ý gửi và giao dịch, tránh phải vận chuyển tới lui, trung tâm giao dịch này hoạt động công khai, minh bạch và hỗ trợ ngân hàng hay chính phủ khi gặp khó khăn thanh khoản. Quy định tách riêng hoạt động quản l ý và kinh doanh để tránh mâu thuẫn quyền lợi với nhà đầu tư.  NHNN cũng nên xem xét lại việc dự trữ vàng để đa dạng hóa danh mục dự trữ nhằm can thiệp bình ổn tỷ giá, giá vàng khi cần thiết và tránh rủi ro biến động USD khi đồng tiền này có nguy cơ mất giá trên thị trường. 3.2.2 Đối với những nghiệp vụ của ngân hàng thương mại:  Kinh doanh vàng trạng thái: Nếu có đủ nguồn lực và kinh nghiệm, việc kinh doanh vàng trạng thái tại các ngân hàng sẽ đem đến nhiều lợi nhuận cho các ngân hàng mặc dù không tránh khỏi những rủi ro. - Thay vì duy trì số dư ngoại tệ trên một số ngân hàng nước ngoài thì nên chuyển một phần qua vàng để tăng thu nhập khi có biến động giá 61 - Mua vàng khi giá thấp để cho vay hoặc đầu tư và bán vàng khi giá cao hoặc bán nguồn vàng huy động được của khách hàng với giá cao và mua vào trả lại vào lúc giá thấp – kinh doanh trạng thái này tuy chứa đựng rủi ro nhưng đem đến lợi nhuận vô cùng hấp dẫn.  Kinh doanh phối hợp không tồn tại trạng thái: - Ngân hàng có thể vay vàng hoặc lấy vàng huy động để bán kết hợp với việc mua một quyền chọn mua (call option) trong tương lai hoặc mua vàng kết hợp với việc mua một quyền chọn bán (put option) trong những thời điểm phù hợp. Việc kinh doanh này không tồn tại trạng thái, ít rủi ro hơn so với hoạt động mua bán trạng thái trong thời gian dài để kiếm lời. - Đồng thời, phát huy nghiệp vụ Option khi cần thiết để giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng khi các nhà đầu tư có nhu cầu tham gia hoạt động tín dụng vàng, tránh trường hợp nhà đầu tư không đủ khả năng trả nợ khi giá vàng biến động quá lớn. 62 3.3 Kiểm định biến động giá vàng theo sức mạnh đồng USD và phân tích biến động giá vàng tại Việt Nam theo tỷ giá. 3.3.1 Kiểm định giá vàng theo sức mạnh đồng USD trong mối tương quan với EUR và GBP Theo dõi dữ liệu dùng để hồi quy ở Phụ lục 1 SUMMARY OUT PUT  R2 = 84,72% cho thấy mức độ phù hợp của mô hình hồi quy biến động giá vàng theo biến động tỷ giá giữa USD và EUR với GBP. Biến động tỷ giá EUR và GBP với USD giải thích được 84,72% biến động giá vàng trong mô hình này.  Significance F = 0% tức là độ tin cậy của mô hình có khả năng đạt đến 100%  Số lượng mẫu lấy khách quan trong thời gian nhạy cảm của biến động tình hình tài chính trên thế giới. Regression Statistics Multiple R 0.920438998 R Square 0.847207949 Adjusted R Square 0.842114881 Standard Error 26.28664509 Observations 63 ANOVA df SS MS F Significance F Regression 2 229885.1063 114942.5531 166.3452931 0.000% Residual 60 41459.2626 690.98771 Total 62 271344.3689 Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Intercept -605.8123043 82.59244602 -7.334960199 0.00% -771.0217405 -440.603 X Variable 1 0.126266003 0.027331985 4.619715868 0.00% 0.071593911 0.180938 X Variable 2 -0.022353197 0.020435327 -1.09385071 27.84% -0.063229923 0.018524 63  P-value biến EUR/USD = 0% có nghĩa khả năng hệ số này của phương trình hồi quy = 0 là không xảy ra hay khả năng nhân tố này không ảnh hưởng đến giá vàng là 0 => đủ mức độ ảnh hưởng lớn.  P-value biến GPB/USD = 27,84% có nghĩa khả năng hệ số này của phương trình hồi quy = 0 là 27,84% (cao hơn 5%) => mức độ ảnh hưởng bị nghi ngờ cao => loại bỏ biến này khỏi mô hình.  Phương trình hồi quy: Giá vàng = -605.8123043 + 0.126266003 * Thay đổi điểm EUR/USD Khi tỷ giá EUR/USD biến động tăng 1 điểm thì giá vàng tăng 0,126 USD/ounce. Chạy lại mô hình với chỉ 1 biến EUR/USD SUMMARY OUTPUT Regression Statistics Multiple R 0.918782 R Square 0.844161 Adjusted R Square 0.841606 Standard Error 26.32895 Observations 63 ANOVA df SS MS F Significance F Regression 1 229058.3 229058.3 330.4296 0.00% Residual 61 42286.04 693.2137 Total 62 271344.4 Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Intercept -587.717 81.0491 -7.25138 0.00% -749.785 -425.65 X Variable 1 0.096942 0.005333 18.17772 0.00% 0.086278 0.107606  Significance F và P – Value = 0% cho thấy mức độ tin cậy của mô hình có thể đạt đến 100% và khả năng EUR/USD không ảnh hưởng đến giá vàng là 0.  R2 = 84,41% cho thấy EUR/USD giải thích được 84,41% biến động giá vàng trong mô hình hồi quy này. 64  Phương trình hồi quy: Giá vàng = -587.717+ 0.096942* Thay đổi điểm EUR/USD Khi tỷ giá EUR/USD biến động tăng 1 điểm thì giá vàng tăng 0,097 USD/ounce. Mức độ tương quan cùng chiều và độ tin cậy của mô hình cao cho thấy ảnh hưởng của điểm EUR/USD đến giá vàng. Hay nói cách khác đồng USD yếu đi so với EUR thì giá vàng tăng, điều này đã chứng minh thực nghiệm cho quan sát và l ý luận ở trên. 3.3.2 Kiểm định biến động giá vàng tại Việt Nam theo tỷ giá. Theo dõi dữ liệu dùng để hồi quy ở Phụ lục 2 SUMMARY OUTPUT Regression Statistics Multiple R 0.687732878 R Square 0.472976511 Adjusted R Square 0.462642717 Standard Error 299307.7057 Observations 53 ANOVA df SS MS F Significance F Regression 1 4.1003E+12 4.1003E+12 45.76988 0.00% Residual 51 4.56884E+12 89585102683 Total 52 8.66914E+12 Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Intercept -215000.443 46055.71038 -4.668268955 0.00% -307461.0685 -122539.8175 X Variable 1 400.8504647 59.25056591 6.76534407 0.00% 281.9000818 519.8008477  R2 = 47,29% cho thấy mức độ phù hợp của mô hình, chênh lệch tỷ giá giữa thị trường tự do và tỷ giá quy đổi theo NHNN công bố giải thích được 47,29% chênh lệch giá vàng giữa Việt Nam và thế giới.  Significance F = 0% tức là độ tin cậy của mô hình có khả năng đạt đến 100% 65  P-value = 0% có nghĩa khả năng hệ số này của phương trình hồi quy = 0 là không xảy ra hay khả năng chênh lệch tỷ giá không ảnh hưởng đến chênh lệch giá vàng là 0 => đủ mức độ ảnh hưởng lớn.  Phương trình hồi quy: Chênh lệch giá vàng = -215000.443 + 400.8504647 * Chênh lệch tỷ giá USD/VND giữa TT tự do và quy đổi theo NHNN công bố Khi chênh lệch tỷ giá USD/VND giữa thị trường tự do và quy đổi theo NHNN công bố tăng 1 đồng thì chênh lệch giá vàng giữa Việt Nam và thế giới biến động tăng 400 đồng. Chênh lệch tỷ giá tăng 1000đ thì chênh lệch giá vàng tăng 400.000 đồng và ngược lại. Điều này minh chứng cho thực tế phân tích ở Chương 2. Tóm tắt: Cả hai phương trình hồi quy đều đáng tin cậy, tuy nhiên chỉ thực hiện trong những thời điểm nhạy cảm mà giá vàng bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố này. Bởi vì ngoài các yếu tố về tỷ giá, giá vàng trong các thời điểm khác bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nhau. Ngoài ra, đây là mô hình hồi quy tuyến tính 1 biến, đã loại bỏ các biến động khác hoặc tương tác với các nhân tố khác, cần lưu ý khi sử dụng. Kết luận chương 3 Chương 3 tập hợp 3 vấn đề được đề xuất để giải quyết: Thứ 1 là về chính sách quản l ý vĩ mô về tỷ giá thuộc phạm vi của Ngân hàng nhà nước cần được quản l ý chặt chẽ và hợp l ý, tránh hiện tượng làm giá gây méo mó giá vàng ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh. Thứ 2 gồm những đề xuất đối với những tồn tại từ phía cơ quan hữu trách và đối với nghiệp vụ kinh doanh vàng tại các ngân hàng nhằm phát triển kinh doanh vàng ngày càng gần hơn với thị trường quốc tế. Thứ 3 là kiểm định giá vàng thế giới theo sức mạnh đồng USD và phân tích biến động giá vàng tại Việt Nam ảnh hưởng ra sao khi tỷ giá USD/VND trong những thời điểm bị biến động. KẾT LUẬN  Tình hình kinh tế thế giới đang đứng trước những khó khăn rất lớn do ảnh hưởng của rất nhiều nguyên nhân: Cuộc khủng hoảng tài chính các khu vực kinh tế lớn của thế giới như Mỹ và Châu Âu sẽ làm các quốc gia khác ảnh hưởng không nhỏ, giá dầu thô và các loại hàng hóa tăng cao chưa có dấu hiệu giảm mạnh trong khi lạm phát đe dọa khắp nơi. Đứng trước tình hình đó, Việt Nam cũng phải chuẩn bị những tình huống đối phó kịp thời với những biến động. Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng là một xu thế tất yếu, trong đó hội nhập về tài chính là không thể thiếu. Khi đất nước ta ngày càng mở cửa thì những ảnh hưởng từ thị trường tài chính bên ngoài là không nhỏ. Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng – một trong những hàng hóa đặc biệt được xem như bảo vệ tài sản dài hạn khi rủi ro tiền tệ xảy ra là một vấn đề đáng được quan tâm bởi từ trước đến nay, dù có qua bao thăng trầm, vàng vẫn chưa bao giờ thoát khỏi chức năng tiền tệ của mình. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng thế giới và Việt Nam không những đáp ứng yêu cầu tìm hiểu kiến thức về kinh doanh vàng mà còn để nhận thấy bao quát tầm ảnh hưởng của các chính sách kinh tế của một quốc gia tác động đến giá vàng như thế nào để từ đó có thể : - Dự đoán được giá cả biến động theo xu hướng nào trong thời gian sắp tới để đầu tư vào vàng hoặc chuyển thành vốn để kinh doanh. - Có được những nhìn nhận khách quan về những tồn tại trong môi trường kinh doanh vàng tại Việt Nam, từ đó giúp nhà đầu tư giảm bớt rủi ro và các cơ quan hữu trách cải thiện thêm những quy định của mình cho ngày càng phù hợp hơn. Luận văn được thực hiện với sự cố gắng tối đa tìm hiểu từ thực tế kinh doanh vàng. Việc sử dụng phương pháp hồi quy để xem xét ảnh hưởng của nhân tố tỷ giá đối với giá vàng trong thời gian ngắn có thể không bao quát trong suốt thời gian dài được bởi vàng bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố. Kiến nghị nên xem xét thêm ảnh hưởng của lãi suất giữa hai khu vực Mỹ và Châu Âu đến việc đầu tư vào vàng và các nhân tố ảnh hưởng khác. Đồng thời, thời gian và kiến thức có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, mong được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của Thầy Cô và độc giả.  TÀI LIỆU THAM KHẢO   Chủ biên Phó Giáo Sư – Tiến Sĩ Trần Ngọc Thơ, Phó Giáo Sư – Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Định và các tác giả PGS - TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang, TS. Nguyễn Thị Liên Hoa, Thạc Sĩ Nguyễn Khắc Quốc Bảo (2003), Tài Chính Quốc Tế, Nhà xuất bản Thống kê TP.HCM.  Huỳnh Phước Nguyên (2007), Luận văn Thạc Sĩ “Kinh doanh vàng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP.HCM”, Trường Đại học kinh tế TP.HCM.  Nguyễn Thị Huyền Trân (2008), Chuyên đề tốt nghiệp “Sàn giao dịch vàng – sân chơi cho các nhà đầu tư Việt Nam”, Trường Đại học kinh tế TP.HCM.  Các Website:  Cùng các tạp chí Thời báo kinh tế Sài Gòn, Báo cáo tình hình kinh tế Việt Nam của công ty Chứng khoán Thăng Long tháng 07/08. PHỤ LỤC: Phụ lục 1: Ngày Spot FX EUR/USD Spot FX GBP/USD Spot Gold Ngày Spot FX EUR/USD Spot FX GBP/USD Spot Gold 1 08/07/2008 15737.40 19782.4 927.55 32 7/8/08 15371.40 19446.2 874.1 2 09/07/2008 15660.50 19686.8 918.95 33 8/8/08 15169.60 19277.5 865.03 3 10/07/2008 15719.50 19810.1 929.55 34 9/8/08 15006.90 19206.5 856.35 4 10/07/2008 15771.20 19,765.10 939.05 35 11/8/08 14999.50 19166 854.08 5 11/07/2008 15778.20 19786.5 944.7 36 11/8/08 14937.00 19127.7 826.15 6 11/07/2008 15808.60 19775.9 949.05 37 12/8/08 14881.50 19049.1 808.5 7 12/07/2008 15935.30 19,895.40 963.95 38 15/08/2008 14687.70 18653.5 787.4 8 14/07/2008 15894.10 19,836.60 965.35 39 18/08/2008 14717.10 18659.7 796.7 9 14/07/2008 15899.60 19855.7 965.55 40 20/08/2008 14766.20 18648.5 816.25 10 15/07/2008 15984.60 20091.8 977.3 41 22/08/2008 14877.50 18750.8 836.5 11 15/07/2008 15994.50 20117.6 979.35 42 25/08/2008 14730.90 18438.5 818.15 12 16/07/2008 15916.10 20030.8 972.2 43 26/08/2008 14662.00 18379.9 826 13 16/07/2008 15933.50 20045 977.4 44 28/08/2008 14756.50 18368.6 833.65 14 17/07/2008 15843.00 20001.4 964 45 29/08/2008 14652.50 18197.1 830.9 15 17/07/2008 15859.70 20004.7 963.35 46 1/9/08 14635.30 18042.9 830 16 18/07/2008 15830.50 19966.2 957.63 47 3/9/08 14412.80 17690.2 790.5 17 18/07/2008 15845.00 19911.3 959.13 48 4/9/08 14528.70 17819.5 810.7 18 21/07/2008 15891.40 19933 964 49 6/9/08 14262.50 17658.8 803.3 19 22/07/2008 15871.30 19974.4 963.7 50 8/9/08 14319.30 17771.5 812.35 20 22/07/2008 15931.70 20023.2 968.3 51 9/9/08 14133.50 17637.5 780.3 21 23/07/2008 15771.50 19927.7 940.53 52 10/9/08 14055.10 17588.7 761.85 22 24/07/2008 15694.30 19983.5 920.73 53 11/9/08 13933.00 17495.2 746.58 23 29/07/2008 15744.50 19935.6 931.88 54 12/9/08 14227.50 17939 765.25 24 30/07/2008 15600.60 19819 913.98 55 15/09/08 14476.70 18109.5 784.6 25 31/07/2008 15582.50 19809.4 916.25 56 17/09/08 14335.40 18145.4 864.75 26 08/01/2008 15563.40 19754 910.7 57 19/09/08 14465.50 18313.5 873.3 27 08/04/2008 15581.50 19687.4 913.4 58 22/09/08 14523.90 18336.2 867.1 28 4/8/08 15577.40 19686.6 906.33 59 23/09/08 14796.20 18551.5 901.63 29 5/8/08 15533.60 19599.5 893.3 60 24/09/08 14670.20 18525.9 887.8 30 5/8/08 15514.60 19572.2 884.95 61 25/09/08 14731.50 18614.3 893.35 31 6/8/08 15466.00 19531 880.65 62 26/09/08 14579.90 18344.5 868.8 63 27/09/08 14612.50 18444 878.5 Phụ lục 2: Ngày Giá thế giới Giá quy đổi Giá giao dịch Chênh lệch GGD/ quy đổi TG áp dụng để quy đổi TG tự do Chênh lệch TG tudo/ TG quy đổi 1 11/06/2008 874.9 17,931,018 18,400,000 468,982 16,790 17,500 710 2 12/06/2008 875.5 17,940,018 18,388,000 447,982 16,787 17,500 713 3 13/06/2008 872.83 17,883,271 18,370,000 486,729 16,785 17,500 715 4 16/06/2008 870.4 17,831,442 18,437,000 605,558 16,783 18,200 1,417 5 17/06/2008 884.45 18,119,659 18,653,000 533,341 16,784 18,200 1,416 6 18/06/2008 883.53 18,103,055 18,677,000 573,945 16,786 18,800 2,014 7 19/06/2008 892.48 18,282,655 19,049,000 766,345 16,783 19,500 2,717 8 20/06/2008 899.48 18,423,465 18,944,000 520,535 16,781 18,600 1,819 9 23/06/2008 904.35 18,520,724 18,870,000 349,276 16,779 18,400 1,621 10 24/06/2008 885.35 18,133,647 18,690,000 556,353 16,780 18,600 1,820 11 25/06/2008 886.5 18,159,349 18,750,000 590,651 16,782 18,400 1,618 12 26/06/2008 891.4 18,257,259 18,744,000 486,741 16,780 17,500 720 13 30/06/2008 927 19,057,250 18,999,000 (58,250) 16,844 17,500 656 14 01/07/2008 924.08 19,000,809 18,999,000 (1,809) 16,847 17,500 653 15 02/07/2008 939.15 19,312,284 18,965,000 (347,284) 16,849 17,400 551 16 03/07/2008 944 19,410,614 18,980,000 (430,614) 16,848 17,400 552 17 04/07/2008 934.15 19,210,866 18,872,000 (338,866) 16,850 17,200 350 18 07/07/2008 930.78 19,140,565 18,867,000 (273,565) 16,849 17,200 351 19 08/07/2008 931.33 19,155,323 18,884,000 (271,323) 16,852 17,150 298 20 09/07/2008 918.6 18,892,964 18,780,000 (112,964) 16,851 17,100 249 21 10/07/2008 929.55 19,114,174 18,870,000 (244,174) 16,848 17,000 152 22 11/07/2008 944.4 19,412,947 18,979,000 (433,947) 16,843 16,920 77 23 12/07/2008 963.95 19,810,295 19,150,000 (660,295) 16,840 16,900 60 24 13/07/2008 963.95 19,810,295 19,120,000 (690,295) 16,840 16,900 60 25 14/07/2008 964.05 19,812,345 19,250,000 (562,345) 16,840 16,960 120 26 15/07/2008 978.45 20,106,399 19,450,000 (656,399) 16,839 16,900 61 27 16/07/2008 977.1 20,078,719 19,340,000 (738,719) 16,839 16,848 9 28 17/07/2008 963.35 19,788,408 19,224,000 (564,408) 16,832 16,800 (32) 29 18/07/2008 959.1 19,700,112 19,080,000 (620,112) 16,831 16,710 (121) 30 21/07/2008 958.75 19,691,747 19,065,000 (626,747) 16,830 16,700 (130) 31 22/07/2008 967.95 19,877,871 19,197,000 (680,871) 16,828 16,830 2 32 23/07/2008 948.95 19,486,201 18,980,000 (506,201) 16,826 16,830 4 33 24/07/2008 921 18,914,720 18,745,000 (169,720) 16,827 16,950 123 34 28/07/2008 930 19,097,962 18,990,000 (107,962) 16,826 16,900 74 35 29/07/2008 931.55 19,132,035 19,033,000 (99,035) 16,828 16,900 72 36 30/07/2008 917 18,832,765 18,780,000 (52,765) 16,827 16,900 73 37 31/07/2008 912 18,728,053 18,680,000 (48,053) 16,825 16,800 (25) 38 1/8/08 911 18,708,700 18,615,000 (93,700) 16,826 16,800 (26) 39 4/8/08 913.38 18,755,188 18,635,000 (120,188) 16,824 16,710 (114) 40 5/8/08 893.25 18,340,603 18,290,000 (50,603) 16,822 16,680 (142) 41 6/8/08 879.63 18,060,537 17,903,000 (157,537) 16,821 16,650 (171) 42 7/8/08 884.3 18,153,985 17,984,000 (169,985) 16,819 16,550 (269) 43 8/8/08 864.4 17,745,382 17,642,000 (103,382) 16,818 16,400 (418) 44 12/8/08 808.5 16,604,708 16,800,000 195,292 16,822 16,500 (322) 45 14/08/2008 831.5 17,076,841 17,290,000 213,159 16,823 16,570 (253) 46 15/08/2008 793.6 16,303,467 16,664,000 360,533 16,826 16,560 (266) 47 22/09/08 867.2 17,832,918 17,709,000 (123,918) 16,846 16,730 (116) 48 23/09/08 901.5 18,534,249 18,275,000 (259,249) 16,844 16,700 (144) 49 24/09/08 882.9 18,151,668 18,057,000 (94,668) 16,843 16,700 (143) 50 25/09/08 892.6 18,352,821 18,129,000 (223,821) 16,845 16,700 (145) 51 26/09/08 868.55 17,858,449 17,850,000 (8,449) 16,844 16,700 (144) 52 29/09/08 871.25 17,915,993 17,793,000 (122,993) 16,846 16,700 (146) 53 30/09/08 901.5 18,537,612 18,255,000 (282,612) 16,847 16,700 (147) Phụ lục 3 Những khái niệm phân tích kỹ thuật cần tìm hiểu thêm khi kinh doanh vàng • PTKT là việc nghiên cứu hành vi của thị trường chủ yếu bằng việc sử dụng đồ thị nhằm mục đích dự báo xu hướng giá trong tương lai. • Charles H Dow được xem là cha đẻ của PTKT. Năm 1884, ông đã đưa ra chỉ số bình quân giá đóng cửa của 11 cổ phiếu quan trọng nhất thị trường Mỹ. • Tổng quan về Phân tích kỹ thuật • Các dạng biểu đồ • Mức hỗ trợ và kháng cự • Đường xu hướng • Fibonacci • Một số mẫu hình thường gặp • Phân tích khối lượng Những giả định cơ sở của phân tích kỹ thuật • Biến động thị trường phản ánh tất cả • Các nhà PTKT cho rằng tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến giá đều được phản ánh trong giá. • Giá vận động theo xu thế • Cho rằng một xu thế đang vận động sẽ tiếp tục theo xu thế của nó cho đến khi nó đảo chiều. Những nhân tố ảnh hưởng giá vàng và kinh doanh vàng trên thế giới và tại Việt Nam Những kết quả đạt được khi nghiên cứu đề tài luận văn Luận văn “Các giải pháp phát triển kinh doanh vàng tại Việt Nam” đã nghiên cứu khái quát vai trò của vàng trong đời sống và phân tích cụ thể các nhân tố ảnh hưởng đến biến động giá vàng trong thời gian vừa qua. Thông qua đó, không những đáp ứng yêu cầu tìm hiểu kiến thức về kinh doanh vàng mà còn để nhận thấy bao quát tầm ảnh hưởng của các chính sách kinh tế của một quốc gia tác động đến giá vàng như thế nào để từ đó có thể : - Dự đoán biến động giá vàng để đầu tư hoặc chuyển thành vốn để kinh doanh. - Nhận biết những tồn tại trong môi trường kinh doanh vàng tại Việt Nam, từ đó giúp nhà đầu tư giảm bớt rủi ro và các cơ quan hữu trách cải thiện thêm những quy định của mình cho ngày càng phù hợp hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCác giải pháp phát triển kinh doanh vàng tại Việt Nam.pdf
Luận văn liên quan