Hiện nay, tại trung tâm Học viện, việc triển khai các nhiệm vụ tin học hóa công tác
quản lý là hoàn toàn có đủ điều kiện và tính khả thi. Đây là một nhiệm vụ, sớm hay muộn
nhất định không thể không thực hiện. Tuy nhiên, khi đã có đủ các điều kiện thì triển khai
sớm sẽ đem lại nhiều hiệu quả thiết thực không chỉ trong công tác quản lý mà còn thúc
đẩy nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo cán bộ và nghiên cứu khoa học.
87 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2302 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các giải pháp tin học hoá công tác quản lý tại trung tâm Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tác dụng chủ yếu của cổng thông tin điện tử
là cung cấp thông tin trực tuyến cho các đối tượng về các vấn đề liên quan đến một hoặc
một số lĩnh vực nhất định. Cổng thông tin điện tử của các bộ, ban ngành ở Trung ương và
các tỉnh, thành phố đều hướng đến mục tiêu cung cấp thông tin về quản lý hành chính nhà
nước và các nội dung liên quan đến thực hiện công cuộc cải cách nền hành chính ở nước
ta hiện nay. Cổng thông tin điện tử của Chính phủ1 là một mẫu hình của các cổng thông
tin điện tử ở nước ta hiện nay.
Các cổng thông tin điện tử cho phép mọi đối tượng có thể truy cập vào hệ thống để
tìm đọc, tìm kiếm và truy xuất các dữ liệu cần thiết, liên quan đến hoạt động của mình.
1 Truy cập theo địa chỉ:
- 66 -
Tuy vậy, theo đúng nghĩa đầy đủ của cổng thông tin điện tử thì trên hệ thống này còn
phải thiết kế các modules để những cá nhân có liên quan đến các hoạt động đó có thể cập
nhật dữ liệu và yêu cầu các cơ quan chức năng có trách nhiệm phải giải quyết. Kết quả xử
lý công việc ấy như thế nào sẽ được trả lời trên hệ thống và gửi đến địa chỉ của người yêu
cầu. Ở Singapor, các cổng thông tin điện tử đã đem lại nhiều hiệu quả to lớn đối với hoạt
động quản lý nhà nước. Tuy vậy, hiện nay, ngay cả Cổng thông tin điện tử của Chính phủ
và hầu như của tất cả các tỉnh, thành phố đều chưa đáp ứng được yêu cầu này.
Gần đây, Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh đã
quyết định xây dựng Cổng thông tin điện tử của Học viện với phương án dự định sẽ sử
dụng công nghệ của hãng Microsoft. Cụ thể là cài đặt ứng dụng Share Point 2007 của
hãng sản xuất phần mềm này. Chương trình này có thể cho phép đồng bộ dữ liệu, là hệ
thống mở, có khả năng phát triển. Các ứng dụng khác đều có thể tích hợp trên hệ thống
này. Tuy nhiên, chi phí để sử dụng phần mềm này rất lớn; quá trình phát triển phải lệ
thuộc vào bên ngoài vì Share Point 2007 là một phần mềm thương phẩm.
Hiện tại, đánh giá chung các cổng thông tin điện tử so với các trang thông tin điện
tử chưa có sự khác biệt lớn. Phần lớn các hệ thống này chủ yếu là cung cấp thông tin của
các chủ thể quản lý; nội dung chủ yếu là về các thủ tục quản lý hành chính nhà nước. Một
số hệ thống có thêm phần hướng dẫn chi tiết về thủ tục hành chính để công dân thực hiện
nhưng chưa được thiết kế để khi công dân có yêu cầu thì có thể sử dụng máy tính điện tử
để liên hệ với các cơ quan công quyền. Về cơ bản, hiện nay, các cổng thông tin điện tử ở
nước ta chưa có quan hệ tương tác giữa chủ thể và khách thể công tác quản lý. Nếu
không hướng đến thực hiện mục tiêu tương tác hai chiều thì các cổng thông tin điện tử
cũng sẽ chỉ là một hình thức thể hiện khác của các trang thông tin điện tử.
- Giải pháp thiết kế, xây dựng chương trình phần mềm quản lý trực tuyến tại trung
tâm Học viện
Xây dựng chương trình quản lý trực tuyến là một giải pháp khác được các tác giả
nghiên cứu đề tài đề xuất. Trên cơ sở kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học
trong những năm qua tại Học viện, Chương trình quản lý trực tuyến là một sản phẩm đã
được ứng dụng trong công tác quản lý của Viện Xã hội học1. Một hình thức thể hiện khác
của các hệ thống quản lý trực tuyến là Chương trình thi - kiểm tra trực tuyến của Ban Tin
1 Truy cập theo địa chỉ:
- 67 -
học lãnh đạo, quản lý đã sử dụng có hiệu quả từ năm 2007 đến nay1. Sau đây là một số
vấn đề cơ bản của giải pháp xây dựng chương trình quản lý trực tuyến.
Như đã phân tích ở chương 1 của báo cáo này, quản lý trực tuyến là ứng dụng công
nghệ thông tin - truyền thông, thực hiện các thao tác nghiệp vụ của quy trình tác nghiệp
về công tác quản lý trên môi trường mạng2. Vì vậy, các chương trình hay hệ thống quản
lý trực tuyến có những đặc trưng cơ bản là:
+ Tính chuyên dụng, chỉ thực hiện chức năng quản lý: Các hệ thống quản lý trực
tuyến hướng đến chương trình hóa các thao tác nghiệp vụ về công tác quản lý. Các dữ
liệu trên hệ thống quản lý trực tuyến chỉ nhằm phục vụ công tác quản lý. Những thông tin
không liên quan đến hoạt động quản lý có thể truyền tải trên trang thông tin điện tử mà
không thể hiện trên hệ thống quản lý trực tuyến. Tuy nhiên, trên các hệ thống quản lý
trực tuyến có thể tạo các liên kết nhanh để người sử dụng khi đang tác nghiệp trên hệ
thống vẫn có thể truy xuất dữ liệu ở các trang thông tin điện tử. Hệ thống quản lý trực
tuyến hoạt động trên nền tảng hạ tầng kỹ thuật thông tin của cơ quan, đơn vị.
+ Tương tác hai chiều: Các chủ thể và khách thể của hoạt động quản lý, tùy theo
mức độ, trách nhiệm và quyền hạn có thể cập nhật dữ liệu lên hệ thống quản lý trực tuyến
bằng chính máy tính điện tử mà mình đang sử dụng. Các cơ quan quản lý có trách nhiệm
xử lý yêu cầu của cấp dưới hoặc của đối tượng công tác quản lý có thể nhanh chóng nắm
bắt được yêu cầu do các đối tượng trực tiếp đề xuất những yêu cầu đó lên hệ thống. Kết
quả xử lý được thể hiện trên hệ thống quản lý trực tuyến và nếu cần thì gửi trực tiếp đến
đối tượng qua hệ thống thư điện tử.
+ Tác nghiệp ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào: Hoạt động trên nền tảng hạ tầng thông tin
tin học hóa, do đó khi được kết nối Internet, hệ thống quản lý trực tuyến sẽ đáp ứng yêu
cầu truy xuất và xử lý dữ liệu của tất cả các chủ thể và khách thể công tác quản lý dù học
đang ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào.
+ Tích hợp và chia sẻ tài nguyên thông tin phục vụ công tác quản lý: Trong hệ
thống quản lý trực tuyến, toàn bộ dữ liệu được quản trị bằng các hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
Vì vậy, nó cho phép tích hợp và chia sẻ tài nguyên thông tin. Với quyền hạn được cấp
cho từng đối tượng, các chủ thể có thể cập nhật các dữ liệu liên quan đến công tác quản
1 Truy cập theo địa chỉ:
2 Xem chuyên đề Một số lý thuyết về quản lý trực tuyến, TS Nguyễn Dũng Sinh, Kỷ yếu của đề tài.
- 68 -
lý trong phạm vi công việc của mình. Tất cả các đối tượng của công tác quản lý đều có
thể truy xuất dữ liệu (đọc, in trên giấy hoặc download về máy tính đang sử dụng).
+ Tất cả các nội dung liên quan đến hoạt động quản lý đều có thể đưa lên hệ thống
quản lý trực tuyến. Ví dụ: thông tin nội bộ; quản lý con người; lịch làm việc và các hoạt
động chung; lịch giảng dạy - học tập; kết quả thi - kiểm tra của các hệ lớp; các loại báo
cáo định kỳ; các tài liệu nghiệp vụ, thủ tục, mẫu biểu trong công tác quản lý; quản lý
công sản từ các đơn vị cấp cơ sở đến các cấp cao hơn; các loại danh bạ... Ngoài ra, còn có
thể tích hợp các modules khác như diễn đàn khoa học, ý kiến của cán bộ, công chức v.v..
Với các vấn đề thông tin cần bảo mật và chỉ từng cấp nhất định được truy cập, ví
dụ: quản lý cán bộ, công chức, hệ thống quản lý trực tuyến sẽ thực hiện biện pháp phân
vùng và xác định mức truy cập cho từng loại đối tượng khác nhau.
Từ những đặc trưng cơ bản trên, khi ứng dụng giải pháp xây dựng hệ thống quản lý
trực tuyến tại trung tâm Học viện, sẽ thu được những hiệu quả sau: hoàn toàn không phải
đầu tư thêm về cơ sở hạ tầng kỹ thuật thông tin; công tác quản lý có một hệ thống quản lý
chuyên biệt để quản lý tất cả các lĩnh vực; dữ liệu về công tác quản lý được cập nhật từ
các chủ thể công tác quản lý khác nhau nhưng được quản lý tập trung bằng một hệ quản
trị cơ sở dữ liệu; mọi chủ thể và khách thể của hoạt động quản lý đều có thể truy xuất dữ
liệu bằng máy tính của chính mình; đảm bảo thông tin đến với tất cả các đối tượng của
công tác quản lý nhanh chóng, chính xác, an toàn; có khả năng bảo mật cao.
Khi áp dụng giải pháp này, sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, vật tư tiêu hao trong
công tác quản lý; tiết kiệm vốn đầu tư cho thiết bị; giảm thiểu lao động tác nghiệp trong
các công đoạn của quy trình quản lý. Đó là hiệu quả kinh tế. Về phương diện xã hội, hệ
thống quản lý trực tuyến tạo điều kiện công khai, minh bạch mọi thông tin về công tác
quản lý để mọi chủ thể, khách thể của công tác quản lý vừa chủ động thực hiện nhiệm vụ,
vừa có điều kiện, khả năng giám sát được quá trình thực hiện công tác quản lý. Các thao
tác nghiệp vụ theo phương thức thủ công được thay thế bằng tin học hóa; nhiều công
đoạn trong quy trình tác nghiệp được chương trình hóa; một số công đoạn có thể tự động
hóa. Xa hơn là tạo nên một lề lối làm việc mới, thể hiện tính chuyên nghiệp và hiện đại.
- Mô hình quản lý trực tuyến tại trung tâm Học viện
Từ kết quả nghiên cứu lý thuyết về quản lý trực tuyến và kinh nghiệm thực tiễn xây
- 69 -
dựng một số chương trình quản lý trực tuyến hiện đang được khai thác, sử dụng, các tác
giả nghiên cứu đề tài đã đề xuất một mô hình quản lý trực tuyến có thể nghiên cứu ứng
dụng trong công tác quản lý tại trung tâm Học viện1.
+ Công cụ xây dựng chương trình quản lý trực tuyến: Visual Studio.net. Đây là một
công cụ xây dựng các chương trình phần mềm rất mạnh; chuyên nghiệp. Quá trình sử
dụng cho phép kết hợp với các ngôn ngữ lập trình khác.
+ Giao diện: Được thiết kế và xây dựng trên nền tảng công nghệ web nên về giao
diện, các hệ thống quản lý trực tuyến có hình thức bề ngoài tương tự các website. Tuy
vậy, sự khác nhau giữa một website với hệ thống quản lý trực tuyến là rất cơ bản. Đặc
trưng chủ yếu của các website là cung cấp thông tin cho người sử dụng. Vì vậy, các
website hầu như không cấu trúc các modules giữ vai trò, chức năng quản lý; quan hệ
tương tác rất hạn chế. Nếu có, thường chỉ trong phạm vi rất hẹp.
Ngược lại, hệ thống quản lý trực tuyến là phương tiện để thực hiện chức năng quản
1 Xem chuyên đề Một số lý thuyết về quản lý trực tuyến, TS Nguyễn Dũng Sinh, Kỷ yếu của đề tài.
- 70 -
lý trên môi trường mạng nên về hình thức có thể tương tự một website nhưng nó được
tích hợp nhiều modules có khả năng tương tác cao để cập nhật và tích hợp các nguồn dữ
liệu về công tác quản lý và được quản trị bằng một hệ quản trị cơ sở dữ liệu để sẵn sàng
đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý.
Tuy nhiên, được thiết kế và xây dựng trên nền tảng công nghệ web nên với bất cứ
máy tính điện tử nào của người sử dụng, khi cài đặt các trình duyệt web thì ở bất cứ đâu
và bất cứ khi nào cũng đều có thể truy cập vào hệ thống quản lý trực tuyến. Cách thức
truy cập vào hệ thống quản lý trực tuyến hoàn toàn như truy cập vào các website.
+ Các dòng dữ liệu luân chuyển trên hệ thống quản lý trực tuyến: Trên hệ thống
quản lý trực tuyến được thiết kế các kênh truy cập dữ liệu khác nhau. Người sử dụng, có
thể là chủ thể hoặc khách thể của quá trình quản lý nhưng khi được phép cập nhật dữ liệu
lên hệ thống quản lý trực tuyến thì đăng nhập để cập nhật dữ liệu. Tất cả mọi người khi
đăng nhập vào địa chỉ của hệ thống quản lý trực tuyến đều được phép truy xuất dữ liệu ở
mức chỉ đọc (read only, in hoặc có thể download).
Việc cập nhật dữ liệu được quy định cho từng thành viên trên cơ sở thực hiện chức
năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn trong hoạt động quản lý.
Khi dữ liệu được cập nhật lên hệ thống, chương trình quản lý trực tuyến được cài
đặt trên máy chủ quan hệ tương tác với hệ quản trị cơ sở dữ liệu để xử lý. Kết quả sẽ
được trả lại trên trình duyệt và lưu trữ trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Hệ quản trị cơ sở
- 71 -
dữ liệu phân quyền cho từng đối tượng khác nhau trong việc cập nhật, sửa đổi và xóa dữ
liệu. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu hoạt động theo cơ chế tự động khởi động khi hệ điều hành
máy chủ chương trình quản lý trực tuyến khởi động. Các máy chủ cài đặt chương trình
quản lý trực tuyến và hệ quản trị cơ sở dữ liệu thường xuyên duy trì chế độ sao lưu dự
phòng để đảm bảo an toàn đối với tất cả các nguồn dữ liệu đã được cập nhật lên hệ thống.
Với người sử dụng là đối tượng của hoạt động quản lý cần đọc dữ liệu thì sau khi
truy cập vào hệ thống quản lý trực tuyến, click chuột vào các modules hoặc biểu tượng để
yêu cầu máy chủ cung cấp những dữ liệu cần thiết của người sử dụng. Các yêu cầu này sẽ
được chương trình quản lý trực tuyến kết hợp với hệ quản trị cơ sở dữ liệu xử lý và nhanh
chóng trả kết quả về trên trình duyệt của máy tính người sử dụng. Quy trình trên sẽ được
lặp lại nếu người sử dụng đề xuất một yêu cầu khác được thể hiện bằng các modules hoặc
biểu tượng trên màn hình của hệ thống quản lý trực tuyến. Các đối tượng của công tác
quản lý cũng có thể đề xuất yêu cầu ở dạng cập nhật dữ liệu lên hệ thống. Tuy nhiên chỉ
trong một số modules nhất định. Ví dụ: diễn đàn khoa học; kiến nghị, đề xuất của cán bộ,
công chức...
+ Chức năng quản trị dữ liệu: Chức năng quản trị dữ liệu được thực hiện bởi các hệ
quản trị cơ sở dữ liệu. Trong hệ thống quản lý trực tuyến, các hệ quản trị cơ sở dữ liệu có thể
cài đặt trên cùng máy chủ cài đặt chương trình quản lý trực tuyến nhưng sẽ an toàn hơn nếu
nó được cài đặt trên một máy chủ khác và có kết nối với một máy chủ backup.
Các nhiệm vụ chủ yếu của hệ quản trị cơ sở dữ liệu là: quản lý tất cả các nguồn dữ
liệu được cập nhật lên hệ thống theo các cấu trúc nhất định; sẵn sàng đáp ứng yêu cầu
truy xuất dữ liệu từ chương trình; xác lập các mức truy cập khác nhau đối với người sử
dụng nhằm đảm bảo an toàn dữ liệu và an toàn hệ thống; từ các nguồn dữ liệu hiện có,
tạo lập các báo cáo định kỳ; thực hiện chế độ sao lưu dự phòng...
Ngoài ra, các hệ quản trị cơ sở dữ liệu này cũng có thể đảm nhận các vai trò như tạo
lập các báo cáo định kỳ hoặc các thông báo đột xuất khi có sự cố để chuyển đến người
quản trị hệ thống bằng thư điện tử hoặc điện thoại. Trên hệ thống quản lý trực tuyến, các
chủ thể quản lý có thể dễ dàng tạo mới các liên kết nhanh đến bất cứ mọi trang thông tin
điện tử để hỗ trợ thông tin cho các đối tượng của công tác quản lý.
Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu sử dụng trong giải pháp quản lý trực tuyến có thể là
- 72 -
SQL Server hoặc Oracle v.v..
+ Bảo mật và an toàn dữ liệu: Bảo mật và an toàn dữ liệu được thực hiện ở các mức
khác nhau. Ở mức thấp nhất, khi người sử dụng truy cập hệ thống quản lý trực tuyến
trong cùng mạng nội bộ thì bất cứ máy tính nào kết nối mạng đều có thể truy cập. Những
thành viên có nhiệm vụ cập nhật dữ liệu được cấp quyền với các mức khác nhau để can
thiệp vào từng module của hệ thống quản lý trực tuyến.
Ở mức cao hơn, khi hệ thống kết nối với Internet, vấn đề bảo mật được thực hiện
qua tường lửa của hệ thống mạng nội bộ. Theo mức độ xác định trên tường lửa, các máy
tính kết nối qua Internet sẽ được truy cập vào hệ thống và với sự phân quyền của hệ
thống quản lý trực tuyến, những thành viên có trách nhiệm cập nhật dữ liệu sẽ thực hiện
nhiệm vụ cập nhật dữ liệu như khi giao tiếp trong mạng nội bộ.
Tất cả các loại mật khẩu truy cập hệ thống quản lý trực tuyến đều được mã hóa ít
nhất là hai lần. Ngoài phương thức cấp quyền truy cập, những tài liệu có độ bảo mật cao
khi trao đổi trên hệ thống có thể áp dụng các biện pháp bảo mật khác như mã hóa dữ liệu.
+ Các nội dung về công tác quản lý tại trung tâm Học viện tích hợp vào chương
trình quản lý trực tuyến: Tất cả các nội dung về công tác quản lý tại trung tâm Học viện
đều có thể tích hợp vào hệ thống quản lý trực tuyến. Đó là:
Quản lý con người, bao gồm đội ngũ cán bộ, công chức và các đối tượng khác đang
công tác tại Học viện.
Quản lý công tác đào tạo như thông tin về học viên; chương trình, nội dung, bài
giảng, tài liệu tham khảo; kế hoạch giảng dạy và học tập của tất cả các lớp; kết quả thi -
kiểm tra của từng học viên; văn bằng chứng chỉ... Ngoài ra, trên hệ thống này có thể tích
hợp Chương trình thi - kiểm tra trực tuyến.
Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, gồm kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa
học của Học viện; các chương trình, đề tài, dự án, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, tổng
kết thực tiễn trong hệ thống Học viện; nguồn kinh phí; tiến độ thực hiện; báo cáo định kỳ
của các Chủ nhiệm đề tài...
Quản lý công văn, tài liệu vào / ra Học viện được in trên giấy và văn bản điện tử;
Quản lý vật tư, tài sản, tài chính của Học viện theo biểu mẫu quy định.
- 73 -
Các loại báo cáo định kỳ hàng tháng, ba tháng, sáu tháng, năm của các cơ quan, đơn
vị gửi Giám đốc Học viện hoặc các cơ quan thực hiện chức năng quản lý.
Các loại danh bạ, mẫu biểu về công tác quản lý.
Hệ thống quản lý trực tuyến cũng có thể tạo các modules tương tác giữa các chủ thể
và khách thể của công tác quản lý như cổng giao tiếp điện tử giữa cán bộ, công chức,
viên chức với các cơ quan lãnh đạo, quản lý của Học viện; các diễn đàn học thuật v.v..
Một đặc điểm quan trọng của hệ thống quản lý trực tuyến là khả năng tích hợp và
đồng bộ dữ liệu. Ví dụ: cơ quan Tổ chức - Cán bộ có thể đưa ra các mẫu biểu về quản lý
cán bộ, công chức để các đơn vị trực thuộc cập nhật dữ liệu. Vai trò của cơ quan Tổ chức
- Cán bộ là thẩm định tính xác thực và quản lý các dữ liệu đó trong toàn hệ thống. Tất
nhiên, mỗi cơ quan, đơn vị, sau khi cập nhật chỉ có thể truy xuất phần dữ liệu của đơn vị
mình, không được phép truy xuất dữ liệu về cán bộ, công chức của các đơn vị khác.
Nhưng với cơ quan Tổ chức - Cán bộ thì nguồn dữ liệu do tất cả các cơ quan, đơn vị cập
nhật lại được tích hợp để trở thành một cơ sở dữ liệu chung duy nhất về cán bộ, công
chức của toàn Học viện.
Tương tự, trên hệ thống quản lý trực tuyến, lịch giảng dạy - học tập, kết quả thi
kiểm tra của mỗi lớp... là do các đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ đào tạo tạo lập. Cơ
quan Quản lý đào tạo có vai trò thẩm định tính xác thực và quản lý toàn bộ các dữ liệu
này, tạo thành một cơ sở dữ liệu chung về quản lý công tác đào tạo.
Như vậy, với hệ thống quản lý trực tuyến, trong hoạt động quản lý có sự phân cấp,
phân quyền nhưng tất cả các thao tác nghiệp vụ về quản lý thì được thực hiện trên cùng
một hệ thống. Cách làm này tạo nên một nề nếp mới là dữ liệu buộc phải được cập nhật
thường xuyên; đảm bảo tính xác thực; những sai sót trong hoạt động quản lý được phát
hiện rất nhanh; đáp ứng yêu cầu thiết thực của từng cơ quan, đơn vị, đồng thời đáp ứng
yêu cầu quản lý tổng thể của Giám đốc Học viện và các cơ quan thực hiện chức năng
quản lý nhà nước của Học viện.
Tất cả các vấn đề nêu trên sẽ được thể hiện trong một chương trình phần mềm quản
lý trực tuyến áp dụng cho hệ thống quản lý trực tuyến tại trung tâm Học viện. Áp dụng
cách thức khảo sát, thiết kế và xây dựng chương trình phần mềm quản lý trực tuyến này
có thể ví như một bộ trang phục được may đo. Ngược lại, mua bản quyền một phần mềm
- 74 -
thương phẩm để cũng có thể thực hiện được các chức năng quản lý trực tuyến nhưng
chắc chắn các phần mềm ấy chỉ có thể ví như những bộ trang phục may sẵn.
+ Các điều kiện để ứng dụng giải pháp xây dựng chương trình quản lý trực tuyến:
Hiện tại, khi áp dụng giải pháp xây dựng hệ thống quản lý trực tuyến tại trung tâm Học
viện thì tất cả các điều kiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật thông tin đã được đáp ứng. Một
nhiệm vụ duy nhất phải thực hiện là khảo sát, thiết kế và xây dựng chương trình phần
mềm quản lý trực tuyến. Sau khi được xây dựng, chạy thử nghiệm, lấy ý kiến của các đơn
vị để hoàn thiện thì chương trình đã có thể đưa vào khai thác, sử dụng. Trong quá trình
khai thác, sử dụng, chương trình này vẫn có thể tiếp tục được mở rộng, bổ sung, sửa đổi,
hoàn thiện. Chương trình quản lý trực tuyến tại trung tâm Học viện được cài đặt trên máy
chủ của Trung tâm Tích hợp dữ liệu của Học viện.
2.3.2 Áp dụng rộng rãi công nghệ VPN và VLAN
Hiện nay, khi tại trung tâm Học viện chưa xây dựng được hệ thống quản lý trực
tuyến, các tác giả nghiên cứu đề tài cho rằng cần tích cực áp dụng các giải pháp công
nghệ tiên tiến trong việc chia sẻ tài nguyên thông tin và xử lý dữ liệu trên môi trường
mạng. Các công nghệ có thể tiếp tục phát triển và mở rộng là Virtual Private Network
(VPN) và mạng LAN ảo (VLAN).
- Công nghệ Virtual Private Network (VPN)
Virtual Private Network (VPN) là công nghệ xây dựng hệ thống mạng riêng ảo nhằm
đáp ứng nhu cầu chia sẻ thông tin, truy cập từ xa và tiết kiệm chi phí.
VPN cho phép các máy tính truyền thông với nhau thông qua một môi trường chia
sẻ như mạng Internet nhưng vẫn đảm bảo được tính riêng tư và bảo mật dữ liệu. Hiện tại,
khu vực 56B Quốc Tử Giám và 178 Tây Sơn đã sử dụng công nghệ VPN để kết nối với
mạng nội bộ tại trung tâm Học viện. Tuy nhiên, do sử dụng VPN dựa trên nền ISA Server
nên chất lượng hoạt động chưa ổn định, tốc độ kết nối còn chậm. Vì vậy, cần khắc phục
những hạn chế này để có thể phát huy hết tính năng kỹ thuật của các hệ thống mạng độc
lập ngoài khu vực trung tâm Học viện.
Công nghệ VPN cần thiết phải triển khai tới tất cả các Học viện trực thuộc nhằm
nâng cao năng lực trao đổi dữ liệu giữa Học viện trung tâm và các Học viện khu vực. Để
đảm bảo có thể phát huy hiệu quả của giải pháp này, biện pháp cơ bản nhất là trang bị hệ
- 75 -
thống thiết bị VPN chuyên dụng, sử dụng các Routers để đảm bảo độ ổn định tốc độ
đường truyền dữ liệu và nâng cao tốc độ truy cập vào hệ thống.
- Công nghệ mạng LAN ảo (VLAN)
Mạng LAN ảo (VLAN) là một nhóm các thiết bị mạng không phụ thuộc vào vị trí vật
lý hoặc theo các thiết bị chuyển mạch (Switch) mà các máy tính của người sử dụng (host)
kết nối vào. VLAN là một phân đoạn mạng logic có thể phân đoạn theo vị trí địa lý, nhóm
các host có cùng chức năng... Mọi cấu hình VLAN đều thực hiện bằng phần mềm được
tích hợp trên các thiết bị chuyển mạch (Switch). Hiện nay, trong hệ thống mạng tại trung
tâm Học viện tất cả các Switch đang sử dụng đều có tích hợp phần mềm này. Vì vậy, việc
sử dụng công nghệ VLAN hoàn toàn khả thi.
VLAN có khả năng mở rộng, bảo mật và quản lý mạng tốt hơn, chặn các luồng traffic
broadcast không cần thiết. Cũng vì vậy mà sử dụng băng thông hiệu quả hơn.
Học viện có hệ thống thiết bị chuyển mạch của hãng Cisco. Đây là những thiết bị có
tính năng mạnh. Trong các thiết bị ấy, chủ yếu là các loại chuyển mạch lớp 2 Catalys
2950, 2960 và chuyển mạch lớp 3 Catalys 3550, 3750 có thể ứng dụng giải pháp VLAN
có hiệu quả. Hiện tại, một số mạng LAN ảo đã được thiết lập tại trung tâm Học viện. Tuy
vậy, để nâng cao hiệu quả khai thác hệ thống hạ tầng thông tin của Học viện, trong giai
đoạn tiếp theo cần tiếp tục mở rộng ứng dụng công nghệ này. Khi số lượng máy tính điện
tử được đưa vào sử dụng ngày càng tăng, nhất là khi người học tăng cường sử dụng máy
tính điện tử cho việc nghiên cứu, học tập tại Học viện thì việc mở rộng các mạng LAN ảo
càng có tác dụng và hiệu quả rõ rệt; tăng hiệu suất sử dụng mạng và đảm bảo an toàn hệ
thống, an toàn dữ liệu.
+ Giải pháp quản lý người sử dụng bằng địa chỉ IP (địa chỉ của các máy tính):
Hiện nay, tại trung tâm Học viện, các máy tính điện tử kết nối mạng nội bộ của Học
viện đều sử dụng các địa chỉ IP tĩnh. Theo cách quản lý địa chỉ này, máy tính sẽ truy cập
mạng nhanh hơn, chia sẻ tài nguyên dễ hơn, máy chủ ít tham gia vào việc cấp phát, duy
trì địa chỉ. Tuy nhiên, cách quản lý địa chỉ này gặp nhiều hạn chế khi số lượng máy tính
điện tử kết nối vào mạng tăng nhanh.
Sử dụng địa chỉ IP tĩnh sẽ thường xuyên xảy ra việc trùng lặp địa chỉ giữa các máy
tính. Người sử dụng cũng có thể tùy tiện thay đổi địa chỉ IP trên máy tính họ sử dụng. Vì
- 76 -
vậy, các nhân viên kỹ thuật quản trị hệ thống rất khó khăn trong công tác quản lý. Sự
trùng lặp này gây nên tình trạng hiệu quả sử dụng địa chỉ không cao; lãng phí địa chỉ; mất
nhiều công sức, thời gian cho việc cấu hình lại hoặc cấu hình mới địa chỉ cho các máy
tính. Chuyển sang sử dụng địa chỉ IP động (DHCP) là một giải pháp khai thác có hiệu
quả cao số lượng địc chỉ IP được phép sử dụng. Tuy nhiên, để vừa đảm bảo yêu cầu bảo
mật vừ, khai thác các nguồn tài nguyên có hiệu quả cao thì có thể áp dụng biện pháp kết
hợp giữa sử dụng địa chỉ IP tĩnh và địa chỉ IP động.
Cụ thể là vẫn tiếp tục sử dụng một số địa chỉ IP tĩnh cho các máy tính của người sử
dụng có yêu cầu thực sự. Với những máy tính khác, nếu người sử dụng chỉ có nhu cầu
khai thác dữ liệu, không chia sẻ các nguồn dữ liệu và các tài nguyên thông tin khác thì
nên tạo lập các nhóm người sử dụng để sử dụng địa chỉ IP động. Trên thực tế, với các
máy tính truy cập mạng không dây tại trung tâm Học viện, việc sử dụng loại hình địa chỉ
IP động vẫn có khả năng truy cập mạng nội bộ của Học viện, truy cập Internet với chất
lượng đường truyền đáp ứng yêu cầu của người sử dụng.
2.3.3 Tiếp tục xây dựng, củng cố, phát triển cơ sở hạ tầng thông tin
Để tiến đến tin học hóa công tác quản lý tại trung tâm Học viện, về kỹ thuật - công
nghệ, bên cạnh các giải pháp nêu trên, các tác giả nghiên cứu đề tài đều khẳng định rằng,
hiện nay, tại trung tâm Học viện phải tiếp tục xây dựng, củng cố và phát triển cơ sở hạ
tầng thông tin của Học viện. Điều này được thể hiện trên một số nọi dung chủ yếu sau.
Một là, tiếp tục trang bị thêm máy tính điện tử cho các cơ quan, đơn vị, nhất là đối
với các chủ thể thực hiện chức năng quản lý cần phải nhanh chóng chuyển sang sử dụng
máy tính điện tử trong công tác quản lý nhưng chưa được trang bị đủ máy tính điện tử.
Tỷ lệ máy tính điện tử trên người sử dụng tại trung tâm Học viện hiện nay vẫn là 0,65
trong khi tỷ lệ này của khối các cơ quan bộ, ngành ở Trung ương là 0,79. Tuy vậy,
khoảng 10% số máy tính đang được sử dụng tại Học viện đã xuống cấp, lạc hậu về công
nghệ hoặc hư hỏng, cũ kỹ, không đáp ứng yêu cầu tác nghiệp. Tiến đến tin học hóa công
tác quản lý, Học viện cần nâng tỷ lên này lên mức 0,9 đến 1,0; tức là mỗi cán bộ, công
chức đều có máy tính điện tử để sử dụng cho công tác chuyên môn, nghiệp vụ. Các cơ
quan có trách nhiệm đầu tư thiết bị phải có kế hoạch để chủ động mua sắm các loại máy
tính điện tử và thiết bị công nghệ thông tin - truyền thông đảm bảo yêu cầu cao về chất
lượng. Nhất định không mua các máy tính điện tử được lắp ráp không có quy trình công
- 77 -
nghệ chuẩn để kiểm nghiệm; khi sử dụng không ổn định, nhanh chóng xuống cấp.
Đồng thời với việc trang bị thêm máy tính điện tử nên giảm dần, tiến đến giảm thiểu
việc trang bị máy in laser sử dụng riêng rẽ mà thay thế bằng máy in mạng. Như vậy
không chỉ tiết kiệm được chi phí mua máy in mà còn tiết kiệm giấy; mực in và đổi mới
cách thức làm việc. Trong thực tế, giảm một chiếc máy in là đã có thể tăng thêm một
chiếc máy tính điện tử.
Hai là, tiếp tục phát triển đường truyền dữ liệu đến tất cả các vị trí cần thiết để đảm
bảo ở đâu có máy tính điện tử thì cũng đều có thể truy cập mạng nội bộ và thực hiện được
các thao tác nghiệp vụ trong công tác quản lý trên môi trường mạng. Trong vấn đề này,
cần phải coi trọng việc đồng bộ hóa các thiết bị trên đường truyền dữ liệu. Với các vị trí
mà điều kiện phát triển đường truyền bằng cáp sợi quang có nhiều trở ngại và tốn kém thì
có thể sử dụng công nghệ không dây nhưng phải đặc biệt coi trọng chất lượng của các
thiết bị khi sử dụng công nghệ này.
Ba là, tiếp tục khai thác hiệu quả của giải pháp ứng dụng công nghệ VPN để mở
rộng đến các Học viện khu vực nhằm từng bước tạo thành nề nếp tin học hóa công tác
quản lý không chỉ tại trung tâm Học viện mà cả trong hệ thống Học viện.
Bốn là, tăng cường công tác đảm bảo cho hoạt động của hệ thống thông tin tin học
hoá. Trước mắt là đảm bảo nguồn điện liên tục cho Trung tâm Tích hợp dữ liệu của Học
viện; các hệ thống chống sét và phòng chống cháy, nổ...
Hiện tại, trung tâm Tích hợp dữ liệu đã được thiết kế ổn định tại nhà A4, phù hợp
với yêu cầu phát triển hệ thống mạng nội bộ của Học viện. Vị trí của Trung tâm Tích hợp
dữ liệu liên quan đến toàn bộ hệ thống cáp sợi quang, các thiết bị trên đường truyền dữ
liệu và các điều kiện đảm bảo an toàn, không thể thay đổi. Tuy vậy, hiện nay, khi lưới
điện bị gián đoạn thì các máy chủ tại trung tâm Tích hợp dữ liệu đều không thể hoạt động
vì không có nguồn điện. Đó là lý do khiến tất cả các máy tính điện tử khác tại trung tâm
Học viện không thể truy cập mạng và Internet.
Học viện cần có giải pháp cấp điện cho trung tâm Tích hợp dữ liệu khi tại trung tâm
Học viện mất điện từ nguồn điện lưới. Tại các tòa nhà mà đường truyền dữ liệu mới vươn
đến phải tiếp tục được đầu tư để xây dựng hệ thống chống sét và phòng chống cháy.
- 78 -
2.3.4 Những biện pháp cụ thể, mục tiêu và lộ trình thực hiện tin học hoá công tác quản lý
tại trung tâm Học viện đến năm 2015
Cuối cùng, trong nhóm giải pháp này, các tác giả nghiên cứu đề tài đã đề xuất các
biện pháp cụ thể, mục tiêu và lộ trình tin học hóa công tác quản lý tại trung tâm Học viện
đến năm 2015 như sau.
- Những biện pháp trước mắt
+ Xây dựng kế hoạch tổng thể về công nghệ thông tin - truyền thông giai đoạn 2011 -
2015 của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh bao gồm trung tâm Học
viện và các Học viện khu vực. Các tác giả nghiên cứu đề tài đều khẳng định đây là một
biện pháp cơ bản, có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình ứng dụng và phát triển công
nghệ thông tin - truyền thông của Học viện. Không xây dựng được các kế hoạch dài hạn,
ngắn hạn về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin - truyền thông là một trong
những nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế, yếu kém trong sự phát triển của lĩnh vực
này trong những năm gần đây. Trong thực tiễn, nhiệm vụ này không đòi hỏi nhiều về
nhân lực và chi phí nhưng lại đòi hỏi các cơ quan tham mưu cho lãnh đạo Học viện thực
sự phải có tầm nhìn dài hạn về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin - truyền thông
và coi trọng công tác xây dựng kế hoạch.
+ Lãnh đạo Học viện phải xác định nhiệm vụ tin học hóa các lĩnh vực hoạt động,
trước hết là tin học hóa công tác quản lý tại trung tâm Học viện. Khi các cơ quan lãnh
đạo, quản lý chưa đặt vấn đề ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin - truyền thông
đúng với vai trò và yêu cầu thực tiễn thì chưa thể nói đến triển khai nhiệm vụ tin học hóa
công tác quản lý.
Hiện tại, với các dự án công nghệ thông tin - truyền thông đang được triển khai tại
trung tâm Học viện cần được hướng đến thực hiện mục tiêu tin học hóa công tác quản lý;
đáp ứng các yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo cán bộ và nghiên cứu
khoa học. Trong quá trình triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông,
cần tập hợp được ý kiến của những người am hiểu về lĩnh vực này để triển khai có hiệu
quả thiết thực. Lãnh đạo Học viện cần xem xét, cân nhắc và ngăn chặn cách thức triển
khai đồng loạt các nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông, không đem lại
hiệu quả thiết thực.
Để thực hiện được yêu cầu này, bên cạnh cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà
- 79 -
nước về công nghệ thông tin - truyền thông, Học viện nên tổ chức các bộ phận, các hội
đồng tư vấn, thẩm định về kỹ thuật - công nghệ để tư vấn trước khi triển khai và thẩm
định, đánh giá hiệu quả thực hiện các dự án công nghệ thông tin - truyền thông. Cần ngăn
chặn và đề phòng cách triển khai và đánh giá, nghiệm thu các công trình dự án công nghệ
thông tin - truyền thông theo kiểu hành chính hoặc hình thức, rất dễ bỏ qua các yếu tố về
kỹ thuật - công nghệ.
+ Phân định chức năng quản lý nhà nước về công nghệ thông tin - truyền thông và
các hoạt động khác của Trung tâm Công nghệ thông tin mới được thành lập tại trung tâm
Học viện. Xác định rõ chức năng, trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý nhà
nước về công nghệ thông tin - truyền thông theo đúng quy định của Luật Công nghệ
thông tin và Nghị định của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông
trong các cơ quan nhà nước. Các hoạt động không thuộc chức năng quản lý nhà nước thì
chuyển giao cho các bộ phận khác hoặc thực hiện phương thức dịch vụ.
+ Xây dựng và ban hành các quy định về ứng dụng công nghệ thông tin - truyền
thông trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị; đồng thời xác định trách nhiệm của người
đứng đầu các cơ quan, đơn vị đối với nhiệm vụ ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin
- truyền thông. Có biện pháp cụ thể để nâng cao nhận thức về công nghệ thông tin -
truyền thông cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý tại trung tâm Học viện.
+ Tiếp tục triển khai đều đặn các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức kỹ năng
ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông cho các đối tượng. Nhiệm vụ đào tạo, bồi
dưỡng kiến thức kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông phải hướng vào đối
tượng chủ yếu là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý. Để thực hiện được yêu cầu này phải có
nhiều hình thức và phương pháp đào tạo bồi dưỡng phù hợp với đặc điểm của đối tượng.
Không nên tổ chức các lớp học dài ngày. Chương trình, nội dung phải thiết thực. Các thức tổ
chức, quản lý các lớp đào tạo, bồi dưỡng phải đổi mới để nâng cao chất lượng và hiệu quả.
+ Tiếp tục đầu tư các điều kiện thiết yếu, đồng thời khai thác triệt để khả năng hoạt
động của trung tâm Tích hợp dữ liệu và hệ thống mạng nội bộ tại trung tâm Học viện để
trao đổi dữ liệu phục vụ công tác quản lý.
+ Tiếp tục tổ chức tuyển chọn đủ số lượng cán bộ, kỹ sư, kỹ thuật viên để đáp ứng
yêu cầu công tác quản lý nhà nước về công nghệ thông tin - truyền thông và quản lý điều
- 80 -
hành hệ thống thông tin tin học hóa của Học viện. Đối với đội ngũ này, phải xác định chủ
trương, biện pháp, kế hoạch nâng cao năng lực công tác chuyên môn, nghiệp vụ. Coi
trọng việc cử cán bộ, kỹ sư đi học tập về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ ở các cơ sở
đào tạo chính quy, kể cả trong nước và ngoài nước.
- Các mục tiêu cụ thể của quá trình tin học hoá công tác quản lý và lộ trình thực hiện
+ Xây dựng kế hoạch tổng thể và xác định chủ trương tin học hóa công tác quản lý
là một mục tiêu cần được thực hiện ngay trong năm 2010. Trên cơ sở đó để tập hợp
những người có am hiểu sâu sắc cả về kỹ thuật, nghiệp vụ và quản lý nhà nước đối với
lĩnh vực công nghệ thông tin - truyền thông xây dựng kế hoạch. Kế hoạch tổng thể hay
chiến lược ứng dụng phát triển công nghệ thông tin - truyền thông của Học viện phải
được đặt trong bối cảnh thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; thể
hiện được các mục tiêu, định hướng phát triển lĩnh vực công nghệ thông tin - truyền
thông của Học viện trong giai đoạn 2011 - 2015 và những năm tiếp theo.
+ Đưa công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nhiệm vụ tin học hóa công tác
quản lý vào các chương trình, nội dung hoạt động thường xuyên của Học viện. Gắn
nhiệm vụ ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin - truyền thông của Học viện với các
nội dung được thảo luận về công tác lãnh đạo của các cấp ủy đảng trong đợt sinh hoạt
tiến đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng. Lãnh đạo Học viện cần coi đó là
một biện pháp có tác dụng nâng cao nhận thức của các đối tượng đối với nhiệm vụ tin
học hóa công tác quản lý tại trung tâm Học viện. Công tác này, nhất là với đối tượng cán
bộ lãnh đạo, quản lý cần được triển khai ngay từ năm 2010 và trong suốt quá trình thực
hiện các nhiệm vụ tin học hóa công tác quản lý tại trung tâm Học viện.
+ Trên cơ sở thực hiện các mục tiêu đã được xác định trong kế hoạch tổng thể về
ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin - truyền thông, từ năm 2011, triển khai xây
dựng các đề án, dự án cụ thể về tin học hóa công tác quản lý; xác định nguồn đầu tư để
thực hiện các đề án, dự án này. Hiện tại, chủ trương của Nhà nước là trích từ ngân sách
chi thường xuyên để ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin - truyền thông trong các cơ
quan nhà nước. Vì vậy, ngay từ năm 2011, cơ quan Kế hoạch - Tài chính của Học viện đã
phải dự kiến được các nguồn đầu tư thực hiện nhiệm vụ tin học hóa công tác quản lý
trong giai đoạn 2011 - 2015 tương ứng với các nhiệm vụ cụ thể.
Trong giai đoạn từ 2011 đến 2014, nếu các mục tiêu cụ thể trên được thực hiện thì
- 81 -
dự báo đến năm 2014, chậm nhất là năm 2015, nhiệm vụ tin học hóa công tác quản lý tại
trung tâm Học viện sẽ được cơ bản hoàn thành; các thao tác nghiệp vụ về công tác quản
lý trong các lĩnh vực chủ yếu đều có thể chuyển sang thực hiện trên môi trường mạng.
- 82 -
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta đang gấp rút tiến đến thực hiện
mục tiêu "đến năm 2020, về cơ bản, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo
hướng hiện đại". Thời gian để thực hiện mục tiêu này chỉ còn lại 10 năm. Đó là một
quãng thời gian không dài trong quá trình hướng đến thực hiện một mục tiêu có tầm vĩ
mô, trên phạm vi cả nước. Với vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Học viện Chính trị
- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, mọi cán bộ, công chức đều có trách nhiệm hướng
đến thực hiện các mục tiêu tiêu chung của đất nước. Điều đó được thể hiện trong mọi
hoạt động thường xuyên của Học viện.
Ngay nay, không thể quan niệm một nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa lại không
có sự đóng góp rất thiết thực của lĩnh vực công nghệ thông tin - truyền thông. Ứng dụng
công nghệ thông tin - truyền thông không chỉ hướng đến hiện đại hóa các lĩnh vực hoạt
động trong đời sống thực tiễn; góp sức cùng các ngành khoa học - công nghệ khác thúc
đẩy quá trình công nghiệp hóa đất nước; đem lại những hiệu quả to lớn trong sản xuất và
trong đời sống xã hội... mà còn là một điều kiện tiền đề để các nền kinh tế có thể tiếp cận
và chuyển dần sang kinh tế tri thức. Thông tin và công nghệ thông tin - truyền thông là
chiếc chìa khóa để mở cánh cổng vào nền kinh tế tri thức.
Từ những luận điểm trên về vai trò của công nghệ thông tin - truyền thông đối với
công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự phát triển của đất nước, các tác giả nghiên
cứu đề tài đều có chung một điểm xuất phát là Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia
Hồ Chí Minh nhất định phải tiến đến tin học hóa các lĩnh vực hoạt động của Học viện,
trước hết là tin học hóa công tác quản lý tại trung tâm Học viện.
Đến nay, các vấn đề về cơ sở khoa học; cơ sở lý luận, thực tiễn; các vấn đề lý thuyết
về tin học hóa và tin học hóa công tác quản lý... đã tương đối đầy đủ, rõ ràng. Tất yếu các
vấn đề này sẽ còn tiếp tục vận động theo sự vận động, phát triển của thực tiễn. Tuy vậy,
những điều kiện tiền đề về các nguồn lực đáp ứng cho quá trình tin học hóa công tác quản
lý tại trung tâm Học viện thì đã hội đủ. Vấn đề còn lại chỉ thuộc về nhân tố con người,
nhất là người lãnh đạo, quản lý.
- 83 -
Đội ngũ cán bộ quản lý giữ vai trò chủ thể trong công tác quản lý, hoạt động quản
lý. Trong công tác quản lý, các chủ thể quản lý luôn là nhân tố động nhất. Hiệu quả của
công tác quản lý trước hết phụ thuộc vào nhận thức, năng lực, trình độ và phương pháp tư
duy của các chủ thể quản lý. Tuy nhiên, với các chủ thể quản lý, đổi mới cách thức quản
lý, vượt qua những trở ngại về tâm lý, thói quen, nề nếp làm việc cũ... lại luôn luôn là
một thách thức lớn. Khi không vượt qua được thách thức ấy để theo kịp yêu cầu của thực
tiễn thì trở nên bảo thủ, lạc hậu.
Trong các giai đoạn trước đây, khi khoa học - công nghệ chưa phát triển, hoạt động
quản lý được thực hiện bằng các quy trình tác nghiệp chỉ thao tác thủ công vẫn đem lại
kết quả. Nhưng sẽ là sai lầm rất lớn khi khoa học - công nghệ đã và đang phát triển rất
nhanh chóng; đặc biệt là vai trò của công nghệ thông tin - truyền thông đã và đang làm
thay đổi rất nhiều quan niệm, nhận thức, phương pháp tư duy, lề lối làm việc, lối sống
của con người... mà các chủ thể quản lý không tiếp cận và ứng dụng nó trong hoạt động
thực tiễn. Ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin - truyền thông và tin học hóa là con
đường, giải pháp có hiệu quả cao nhất để Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ
Chí Minh tiếp tục đề cao được vai trò, vị thế, tầm vóc của Học viện trong công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trên cơ sở lý luận, lý thuyết và đánh giá thực trạng về ứng dụng công nghệ thông
tin - truyền thông, các tác nghiên cứu đề tài đã đề xuất ba nhóm giải pháp chủ yếu nhằm
thúc đẩy quá trình tin học hóa công tác quản lý tại trung tâm Học viện. Trong quá trình
thực hiện, cần coi đó là một hệ giải pháp, có mối quan hệ tương tác; không thể coi nhẹ
hoặc bỏ qua một giải pháp nào. Tuy nhiên, các tác giả nghiên cứu đề tài cũng đã xác định
các mục tiêu cụ thể, lộ trình đối với việc thực hiện một số biện pháp trước mắt. Đây là
những biện pháp có ý nghĩa rất quan trong nhằm hướng đến mục tiêu đến năm 2015, tại
trung tâm Học viện có thể thực hiện được yêu cầu tin học hóa công tác quản lý. Đó là
một điều kiện cơ bản để thực hiện mục tiêu tin học hóa các lĩnh vực hoạt động khác và
trong toàn hệ thống Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài và thực tiễn Học viện, Chủ nhiệm đề tài và các tác
giả tham gia nghiên cứu đề tài đề xuất lên Giám đốc Học viện một số kiến nghị sau.
Một là, Lãnh đạo Học viện cần thúc đẩy quá trình đổi mới và nâng cao trình độ
nhận thức về công nghệ thông tin - truyền thông của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các
- 84 -
cấp tại trung tâm Học viện.
Một trong những mặt hạn chế của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý tại trung tâm
Học viện là nhận thức về công nghệ thông tin - truyền thông. Hạn chế này thể hiện ở các
khía cạnh: không hiểu được vai trò của công nghệ thông tin - truyền thông; không coi
công nghệ thông tin - truyền thông là công cụ, phương tiện xử lý thông tin quan trọng
nhất đối với những người làm lãnh đạo, quản lý, đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học và
cuối cùng là ngại tiếp cận công nghệ thông tin - truyền thông. Một bộ phận trong cán bộ
lãnh đạo, quản lý còn quan niệm sai lệch rằng ứng dụng công nghệ thông tin - truyền
thông trong các cơ quan, đơn vị không thuộc trách nhiệm của họ mà là công việc của
những người, những bộ phận chuyên thực hiện nhiệm vụ này.
Chưa bàn về trình độ và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông mà
chỉ về phương diện nhận thức thì mặt bằng về nhận thức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo,
quản lý trong hệ thống Học viện thấp hơn hẳn so với mặt bằng về nhận thức đối với lĩnh
vực công nghệ thông tin - truyền thông của cán bộ lãnh đạo, quản lý các doanh nghiệp.
Khi những hạn chế nêu trên chưa được khắc phục ngay trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo,
quản lý của Học viện thì không thể tiến đến tin học hóa công tác quản lý và tin học hóa
các lĩnh vực hoạt động của Học viện.
Vì vậy, đề nghị Giám đốc Học viện cần có biện pháp tích cực và quyết liệt để khắc
phục mặt hạn chế này trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý. Tiếp đó là trong các đối
tượng khác của hoạt động quản lý tại Học viện.
Hai là, thực hiện đầy đủ chức năng quản lý nhà nước về công nghệ thông tin -
truyền thông. Hiện nay, về quản lý nhà nước đối với lĩnh vực công nghệ thông tin -
truyền thông tại trung tâm Học viện và trong hệ thống Học viện còn rất lỏng lẻo và có
nhiều khiếm khuyết. Các vấn đề thuộc chức năng quản lý nhà nước đã được quy định tại
Luật Công nghệ thông tin và Nghị định số 64/2007 NĐ/CP ngày 10/4/2007 chưa được
thực hiện tại trung tâm Học viện. Như vậy, công cụ quản lý trong ứng dụng và phát triển
công nghệ thông tin - truyền thông tại Học viện chưa được sử dụng có hiệu quả. Đề nghị
Giám đốc Học viện cần sớm xác định vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và các vấn
đề cụ thể trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực công nghệ thông tin - truyền thông ở
trung tâm Học viện và trong hệ thống Học viện. Phương án phù hợp nhất đối với Học
viện là thành lập Cục Công nghệ thông tin - truyền thông của Học viện Chính trị - Hành
- 85 -
chính quốc gia Hồ Chí Minh để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghệ
thông tin - truyền thông đối với tất cả các đơn vị trong hệ thống Học viện. Không thể vì
thiếu cán bộ chủ chốt mà chờ đợi, chậm trễ trong vấn đề này.
Ba là, xem xét các vấn đề về tin học hóa công tác quản lý đã được đề cập trong kết
quả nghiên cứu của đề tài để từ đó có thể kết hợp với các biện pháp khác nhằm tiến đến
tin học hóa công tác quản lý tại trung tâm Học viện.
Hiện nay, tại trung tâm Học viện, việc triển khai các nhiệm vụ tin học hóa công tác
quản lý là hoàn toàn có đủ điều kiện và tính khả thi. Đây là một nhiệm vụ, sớm hay muộn
nhất định không thể không thực hiện. Tuy nhiên, khi đã có đủ các điều kiện thì triển khai
sớm sẽ đem lại nhiều hiệu quả thiết thực không chỉ trong công tác quản lý mà còn thúc
đẩy nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo cán bộ và nghiên cứu khoa học.
Bốn là, phát huy sức mạnh của mọi nguồn lực tại trung tâm Học viện và trong hệ
thống Học viện để thực hiện nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông, tin
học hóa các lĩnh vực hoạt động của Học viện.
Tin học hóa là một loại hình hoạt động liên quan đến tất cả mọi cán bộ, công chức
trong các đơn vị của Học viện. Tin học hóa là nhằm mục tiêu để đội ngũ cán bộ lãnh đạo,
quản lý và mọi cán bộ, công chức có được một điều kiện làm việc có chất lượng và hiệu
quả cao hơn. Vì vậy, nhiệm vụ này không chỉ trông chờ vào một bộ phận, một số người
trực tiếp tham gia vào các dự án công nghệ thông tin - truyền thông; buông lỏng các khâu
tư vấn, kiểm tra, đánh giá, thẩm định chất lượng và kết quả của việc thực hiện các nhiệm
vụ này. Vì vậy, với tất cả các dự án công nghệ thông tin - truyền thông của Học viện, đề
nghị Giám đốc Học viện quy định phải công khai trên hệ thống thông tin của Học viện;
thông báo rộng rãi để mọi cán bộ, công chức tại trung tâm Học viện được biết. Đồng thời,
thành lập các bộ phận, các hội đồng để tư vấn trước khỉ triển khai và kiểm tra, đánh giá,
thẩm định về chất lượng, hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của các dự án này.
- 86 -
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Báo cáo tại Hội nghị chuyển giao phần mềm văn phòng bản quyền của Microsoft tại
Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, ngày 30/10/2008.
2 Báo cáo Tổng quan Đề tài cấp cơ sở năm 2008, Mã số: CS 08-05: Một số giải pháp
nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ khoa học ở Trung
tâm Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh hiện nay.
3 Báo cáo chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT Việt Nam năm 2009,
ngày 20-5-2009.
4 Bùi Huy Quỳnh, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, Khoa Công nghệ Thông
tin, Đánh giá kết quả học tập bằng trắc nghiệm với sự hỗ trợ của công nghệ thông
tin, thành phố Hồ Chí Minh, năm 2006.
5 Chính phủ, Nghị định số 64/2007/NĐ-CP, ngày 10/4/2007 Về ứng dụng công nghệ
thông tin trong các cơ quan nhà nước.
6 Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương, Quyết định
số100/QĐ-TƯ, ngày 22/10/2007 về chức năng, nhiệm vụ của Học viện Chính trị -
Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
7 Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương, Chỉ thị số 58-CT/TW, ngày
17/10/2000 Về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
8 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.
9 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006.
10 Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, Nghị quyết số
52-NQ/TW của ngày 30/7/2005.
11 Đỗ Quốc Sam, Thế nào là một nước công nghiệp, Tạp chí Cộng sản điện tử, ngày
25/9/2009,
12 Hà Trọng Nhân, Trường Đại học khoa học tự nhiên Hà Nội, Xây dựng hệ thống hỗ
trợ thi trắc nghiệm, Đồ án tốt nghiệp, Hà Nội năm 2005.
13 Hà Nội Mới, ngày 22/04/2007, Tin học hoá quản lý hành chính nhà nước phải được
triển khai mạnh mẽ, thiết thực và hiệu quả hơn.
14 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 5, Sửa đổi lối làm việc, NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội, năm 2000.
- 87 -
15 Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Tập bài giảng Tin học trong
hoạt động lãnh đạo, quản lý, năm 2000 và 2008.
16 Ngân hàng thế giới, Phân tích kinh tế các hoạt động đầu tư, NXB Văn hóa - Thông
tin, Hà Nội, 2002.
17 Ngô Tứ Thành và Lê Minh Thanh, Thông tin lượng tử, NXB Đại học QG Hà Nội, 2007.
18 Nguyễn Hồng Sơn (chủ biên), Giáo trình hệ thống mạng máy tính CCNA, Tập 1, Tập
2, NBX Lao động - Xã hội, thành phố Hồ Chí Minh, 2003.
19 Nguyễn Dũng Sinh, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Các giải pháp nâng cao hiệu quả
ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, năm 2002.
20 Nguyễn Khắc Khoa (chủ biên), Quản lý thông tin và công nghệ thông tin, NXB Khoa
học - Kỹ thuật, Hà Nội, 2000.
21 Nguyễn Kim Yến, Về đặc điểm và khả năng của tin học, Tạp chí Triết học, 2006
22 Nguyễn Tuấn Hoa, Tin học hóa từ các "nhà"
23 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, số 67/2006/QH11 ngày 29
tháng 6 năm 2006, Luật Công nghệ thông tin.
24 Richard Templar, Những quy tắc trong quản lý, NXB Tri Thức, Hà Nội, 2007
25 Sài gòn giải phóng, Tin học hóa quản lý hành chính giậm chân tại chỗ,
tai_cho/13/12/2009.
26 Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 72/2002/QĐ-TTg, ngày 10/6/2002, Về việc
thống nhất sử dụng bộ mã các kí tự Việt theo tiêu chuẩn TCVN 6909-2001 trong trao
đổi thông tin điện tử giữa các tổ chức của Đảng và Nhà nước.
27 Trần Sĩ Chương, Đẳng cấp nền kinh tế tùy thuộc hệ thống hành chính,
TuanVietnam.net, ngày 20/3/2010.
28 Tin học hóa quản lý hành chính: Còn thiếu sự phối hợp đa ngành,
vungtau.gov.vn/default.asp? tablename=W000000037&key=_000002717
29 Tin học hóa quản lý hành chính nhà nước: Hiệu quả, nhưng khó khăn vẫn còn,
30 Tin học hóa hành chính công,
hanh-chinh-cong-Bat-dau-tu-dau/65094161/217/
31 Trung tâm Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, Khoa học và công nghệ thế
giới, Thách thức và vận hội mới, Hà Nội 2005
32 Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn
2009 – 2010,
33 Ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước,
- 88 -
34 Văn phòng Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Thực trạng về ứng dụng công nghệ thông
tin trong công tác quản lý tại Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Đề tài Giám đốc giao
nhiệm vụ, năm 2005.
35 Viện Nghiên cứu và đào tạo quản lý kinh tế, Nguyên tắc quản lý - Bài học xưa và
nay, NXB Tài chính, Hà Nội 2007.
36 Vũ Thế Dũng, Ứng dụng công nghệ thông tin: Những rào cản xã hội,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Các giải pháp tin học hoá công tác quản lý tại trung tâm Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.pdf