Nhận thức của người tiêu dùng rau Hà Nội (cà chua và rau muống) về
-Consumer perception of vegetable (tomatoes and water morning glories) quality in
Hanoi), 2003
Năm 2003, Dự án SUSPER đã tiến hành điều tra 500 người tiêu thụ tại Hà Nội về
những đánh giá (nhận thức) của họ về ra quả vùng ven đô (chủ yếu và cà chua và rau
muống). Nghiên cứu tập trung vào đánh giá của người tiêu thụ về chất lượng sản phẩm
nhập từ Trung Quốc, Đà Lạt từ vùng ven đô, sản phẩm hữu cơ, sản phẩm an toàn (rau
quả sạch) và các sản phẩm bán tại các siêu thị. Nghiên cứu chỉ ra rằng có hai mặt nổi
lên khi đưa ra những nhận xét về chất lượng các sản phẩm là liên quan tới sức khỏe con
người và mẫu mà hình thức bề ngoài của sản phẩm. Các sản phẩm của Trung Quốc luôn
bị đánh giá thấp trong mọi trường hợp. Các sản phẩm bán tại siêu thị được đánh giá cao
nhưng được xem là đắt. Rau hữu cơ và rau sạch thí có hình thức không đẹp và không
tạo đươc sự tin cậy. Ngược lại rau của các vùng ven đô có hình thức tốt và tạo được cho
là có chất lượng nhưng lại không được xem là tốt cho sức khoẻ. Niềm tin vào chất
lượng sản phẩm được tạo nên hình ảnh người bán cũng như địa điểm bán sản phẩm.
Cuối cùng, nghiên cứu đã đưa ra một số đề xuất nâng cao khả năng marketing sản
phẩ
48 trang |
Chia sẻ: anhthuong12 | Lượt xem: 1308 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các nghiên cứu về ngành rau quả của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hấp nhất trồng rau, trong khi đó chỉ 59% số hộ thuộc nhóm có
thu thập cao nhất. Vấn đề này có liên quan đến sử dụng lao động nhiều trong trồng
rau - lợi thế của những hộ có nhiều lao động. Tỷ lệ các hộ trồng cây ăn quả không
khác nhau theo nhóm thu nhập.
• Rau và quả được trồng chủ yếu để bán hơn là để tiêu thụ trong gia đình. Mức độ
thương mại hoá trong sản xuất rau quả tăng trong những năm chín mươi. Số hộ
17
trồng để bán tăng từ 65% lên 70% và sản lượng để bán tăng từ 59% lên 68%. Tỷ lệ
hộ trồng để bán lớn nhất là các hộ nghèo và các hộ ở Tây nguyên.
• Các người buôn bán rau quả khác nhau về quy mô buôn bán và về mặt pháp lý. Chỉ
số ít thương gia vay tín dụng.
• Rất ít cơ sở kinh doanh có kho lạnh.Khách hàng chính của thương gia trong nước
trong mẫu điều tra là người chế biến, trong khi đó người xuất khẩu chủ yếu bán trực
tiếp cho khách hàng nước ngoài. Người chế biến mua 52% nguyên liệu từ thương
gia trong nước, khách nước ngoài mua 88% sản phẩm từ người xuất khẩu.
• Chi phí vận chuyển chiếm phần lớn (60%) trong chi phí hoạt động của các thương
gia.
• Các cơ sở chế biến tư nhân nhỏ thường chỉ chế biến hoặc rau hay hoặc quả và chủ
yếu là xấy khô, muối và đóng hộp. Xuất khẩu sang thị trường có thu nhập cao như
Cộng đồng Châu Âu, Úc và Mỹ hiện rất nhỏ, nhưng sẽ tăng. Yêu cầu cao về chất
lượng, bao gói, và điều kiện vệ sinh là trở ngại trong xuất khẩu.
• Việt nam nhập khẩu rau quả rất ít so với xuất khẩu, nhưng nhập khẩu đang tăng. Táo
và nho từ Niu-zi lân và Mỹ, quả nhiệt đới từ Thái lan sẽ ngày càng cạnh tranh với
sản phẩm của Việt nam tại thị trường trong nước.Tất cả các hộ ở Việt nam đều tiêu
thụ rau quả.
• Vì thu nhập tăng, nên tiêu thụ các loại rau quả cũng tăng, nhưng tăng khác nhau
giữa các loại. Tiêu thụ cam, xoài và loại quả khác tăng khi thu nhập tăng. Trái lại,
nhu cầu về xu hào và rau muống không liên quan đến thu nhập tăng. Phân tích kinh
tế cho hay độ co giản thu nhập đối với rau là 0,54, đối với quả là 1,09. Điều này
cho thấy tiêu thụ rau/người sẽ tăng bằng nửa tốc độ tăng thu nhập/người. Trong khi
đó, tiêu thụ quả sẽ tăng nhanh hơn về tăng thu nhập. Tiêu thụ quả cao hơn liên quan
với số người già trong hộ, trong khi đó tiêu thụ rau cao gắn liền với trình độ văn hoá
thấp của chủ hộ.
Từ kết quả phân tích khảo sát, nghiên cứu đưa ra rất nhiều các kiến nghị hỗ trợ chính
sách khác nhau về thị trường, xúc tiến thương mại, khuyến nông, an toàn thực phẩm.
Các kiến nghị này đưa vào phần kết luận kiến nghị trong Phần I.
2.2. Nghiên cứu thị trường quả của Trung Quốc “Product market study: fruit
market in China”
Đây là nghiên cứu chúng tôi tìm kiếm qua hệ thống mạng. Tuy nhiên là nghiên cứu rất
tốt về thị trường quả của Trung Quốc. Nghiên cứu đề cập tới thị trường tiêu thụ của
18
Trung Quốc, các yếu tố ảnh hưởng tới mức tiêu thụ của Trung Quốc như thu nhập, thị
hiếu, tính thời vụ, sự khác biệt về vùng
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đưa ra các chiến lược marketing của Trung Quốc đối với
quả như: kênh phân phối, xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường, các cản trở đối với
việc thực hiện các
2.3. RIFAV và VASI, Chiến lược của các tác nhân trong kênh cung cấp rau cho Hà
Nội (Strategies of stakeholders in vegetable commodity chain supplying Hanoi
market), 2002
Mục tiêu của nghiên cứu là tìm hiểu về thực trạng của một số vùng cung cấp rau cho Hà
nội, mô tả dòng (flow) cung cấp cho thị trường rau Hà Nội, tìm hiểu vai trò và mối quan
hệ giữa các tác nhân trong các kênh ngành hàng cung cấp rau cho thị trường Hà nội và
những thuận lợi cũng như cản trở đối với từng tác nhân. Nghiên cứu tập trung vào kênh
tiêu thụ của 4 vùng khác nhau: rau an toàn từ Đông Anh- nơi cung cấp chính rau an toàn
cho các siêu thị, cửa hàng, các công ty nhà nước, công ty tư nhân, căntin của trường học
và nhà trẻ; rau từ Mê Linh - cung cấp chủ yếu cho chợ đầu mối Dịch Vọng; kênh cung
cấp rau từ Gia Lâm- cung cấp chủ yếu cho chợ đầu mối Bắc Qua và kênh tiêu thụ rau từ
Thanh Trì- cung cấp chủ yếu cho Mỗ và chợ Ngã Tư Sở.
Nghiên cứu sử dụng các kết quả nghiên cứu chợ đêm của Viện Rau quả và VASI để tìm
ra nguồn cung cấp rau quả cho Hà nội và kênh cung cấp, chợ đầu mối, chợ bán lẻ. Sử
dụng các nghiên cứu của hai Viện về người thu gom, người bán đầu mối tại các chợ
trung tâm và các chợ đầu mối, chợ bán lẻ để tìm hiểu về tổ chức, hoạt động và kết quả
của các tác nhân trong quá trình thương mại hoá sản phẩm. Nghiên cứu cũng đánh giá
vai trò và mối quan hệ của các tác nhân trong các kênh. Ngoài ra, các tác giả cũng phân
tích các kết quả tài chính của các tác nhân, khả năng tạo lợi nhuận của mỗi đối tượng
trung gian trong các dòng chu chuyển khác nhau từ đó có thể thấy chiến lược kinh tế
của các tác nhân.
Nghiên cứu cho thấy rằng mối quan hệ giữa các vùng sản xuất và các chợ phụ thuộc vào
khoảng cách từ vùng sản xuất tới các chợ. Các tác nhân tham gia trực tiếp vào thị
trường, đặc biệt là người sản xuất và người thu gom nhằm tăng thu nhập, tạo sự cạnh
tranh cao hơn. Chiến lược này làm quy mô của các tác nhân trở nên nhỏ hơn và sự kết
nối giữa các tác nhân yếu đi. Chiến lược của các tác nhân là mở rộng quy mô sản xuất
và buôn bán đặc biệt là kênh rau quả sạch. Trên thực tế, khi thu nhập tăng, người tiêu
dùng có yêu cầu cao hơn về cả chất lượng, số lượng, chủng loại và dịch vụ. Tuy nhiên
tiêu dùng rau sạch ở thành phố còn giới hạn, điều này ảnh hưởng tới thu nhập của người
sản xuất. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để các tác nhân trong kênh ngành hàng rau sạch
cùng tạo nên một chuẩn về chất lượng sản phẩm. Một vấn đề quan trọng nữa là chi phí
vận chuyển và bến bãi cho tất cả các kênh ngành hàng rau quả.
19
2.4. Nguyễn Đỗ Tuấn, Những biện pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất rau ở
huyện Gia Lâm, Hà Nội, 2001
Đây là nghiên cứu dưới dạng luận án cao học. Mục tiêu của luận án là đề xuất các biện
pháp chủ yếu trên cơ sở tiếp cận lý luận và thực trạng phát triển sản xuất rau của huyện
Gia lâm nhằm phát triển sản xuất rau của địa phương theo hướng bền vững và hiệu quả.
Trên cơ sở tình hình phát triển sản xuất rau của một số nước trên thế giới và Việt Nam,
đặc điểm cơ bản của huyện Gia Lâm và thực trạng phát triển sản xuất rau của Gia lâm
tác giả đã đưa ra những biện pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất rau ở huyện Gia
Lâm
Nghiên cứu cũng cho một số kết luận chính sau:
• Phát triển sản xuất rau ở Gia Lâm là một vấn đề vô cùng cấp thiết.
• Nhà nước có vai trò quyết định trong việc khuyến khích và bảo hộ sản xuất rau.
• Diện tích và sản lượng rau của Gia Lâm tăng trưởng khá nhưng năng suất chưa cao
và không ổn định, chủng loại rau chưa tiến bộ, phẩm cấp rau còn thấp tạo sức cạnh
tranh yếu và hiệu quả kinh tế thấp.
• Gia Lâm chưa khai thác có hiệu quả lợi thế về con người, ven đô, gần nhiều cơ sở
khoa học kỹ thuật, vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn bất cập.
• Gia Lâm cần ứng dụng khoa học kỹ thuật mới và công nghệ tiên tiến trong sản xuất
rau, thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô như tín dụng, đầu tư, khuyến nông, giá
cả, quy hoạch và tổ chức hợp lý mạng lưới tiêu thụ đồng thời hoàn thiện các vùng
sản xuất rau hàng hoá và tổ chức tốt các dịch vụ đầu vào cho người trồng rau
• Nhà nước cần có chính sách khuyến khích hình thành các vùng sản xuất rau hàng
hoá tập trung gắn với chế biến, đưa sản xuất rau trong nhà lưới, thuỷ canh và tưới
tiêu khoa học vào chương trình sản xuất rau giai đoạn 2000-2010, giành một số vốn
để nhập công nghệ ché biến.
• Đối với chính quyền địa phương: cần tạo điều kiện cho nông dân vay vốn dễ dàng,
tổ chức tập huấn kỹ thuật và thị trường, tổ chức tốt dịch vụ đầu vào cũng như tìm
kiếm thị trường giúp nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất. Hộ gia đình cần thực
hiện triệt để quy trình sản xuất rau an toàn.
2.5. Lê Anh Tuấn, Tìm hiểu hệ thống thị trường tiêu thụ rau quả quận Đống Đa,
2001
Trong nghiên cứu này, tác giả dựa trên thực trạng thị trường rau quả của quận phân tích
ảnh hưởng của một số nhân tố chính tới quá trình hình thành và phát triển hệ thống thị
20
trường tiêu thụ rau quả của quận đồng thời đề xuất một số biện pháp về sản xuất và tiêu
thụ rau quả góp phần hoàn thiện và phát triển thị trường.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các kênh tiêu thụ của thị trường rau quả quận Đống Đa rất
phong phú và đa dạng. Mạng lưới chợ của quận tương đối nhiều nhưng quy mô nhỏ và
cơ sở hạ tầng kém nên chưa đáp ứng được nhu cầu của người mua và người bán. Số
lượng người bán rong đông gây cản trở giao thông, mất vệ sinh môi trường và mất công
bằng đối với những quầy bán lẻ. Họat động cả kênh tiêu thụ chưa hiệu quả, mang tính
thời vụ. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống thông tin thị trường nhất
là vấn đề chất lượng sản phẩm.
Chính vì vậy, nghiên cứu cho rằng quận Đống Đa cần quan tâm hơn nữa đối với hệ
thống thông tin thị trường tiêu thụ rau quả, có chính sách hỗ trợ khuyến khích các thành
viên tham gia hệ thống thị trường, phát triển cơ sở hạ tầng và tăng cường công tác quản
lý, giám sát chất lượng, tổ chức kinh doanh. Ban quản lý các chợ cần bố trí hợp lý vị trí
quầy hàng cho phù hợp, tăng cường công tác bảo vệ, quản lý và giữ gìn vệ sinh. Các
thành phần tham gia thị trường cần có phương hướng kinh doanh lâu dài, nâng cao
trình độ hiểu biết về thị trường, từng bước mở rộng quy mô kinh doanh.
2.6. Lê Thế Anh, Tìm hiểu hệ thống thị trường tiêu thụ rau quả tại quận Cầu Giấy,
2001
Tương tự báo cáo về hệ thống thị trường tiêu thụ rau quả tại quận Đống Đa vfa mặt
phươn pháp và cách tiếp cận. Nghiên cứu cho thấy, thị trường rau quả của quận Cầu
Giấy cũng như thị trường rau quả trên địa bàn Hà Nội đang tồn tại bất cập lớn, nhiều khi
lượng cung vượt quá lượng cầu vào những thời kỳ chính vụ và ngược lại trong các giai
đoạn khan hiếm sản phẩm. Các hoạt động thị trường trên địa bàn quận đều do người bán
buôn và bán lẻ đảm nhận. Người bán buôn thường ép giá người sản xuất, người bán lẻ
thường ép giá người tiêu dùng làm giảm động lực phát triển ngành rau quả nói riêng và
các sản phẩm nông sản nói chung. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển
hệ thống thông tin thị trường rau quả của quận: dân số, nguồn hàng và kênh tiêu thụ, giá
cả, cơ sở vật chất, cơ chế chính sách. Nhu cầu về rau quả ngày càng cao, đòi hỏi cần có
chính sách đầu tư nhiều hơn nữa cho sản xuất rau quả.
Quận cần có chính sách thoả đáng đối với những người tham gia thị trường, tạo cho họ
yên tâm phát triển. Cần có chính sách mới về việc tổ chức và lưu thông hàng hoá trên
địa bàn quận đồng thời cấp kinh phí xây dựng lại các chợ trên địa bàn quận, tạo điều
kiện cho các chợ đầu mối hoạt động tốt.
2.7. Đinh Đức Huấn, “Nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ rau sạch tại trung
tâm kỹ thuật rau hoa quả Hà Nội”, 2001
Trên cơ sở kết quả điều tra khảo sát tình hình sản xuất và tiêu thụ rau sạch tại Trung tâm
kỹ thuật rau hoa quả Hà Nội, nghiên cứu phân tích một số yếu tố gây ảnh hưởng đến
21
quá trình sản xuất rau sạch, đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ rau sạch
đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa quá trình sản xuất và tiêu
thụ rau sạch.
Nghiên cứu đưa ra một số kết luận sau:
• Quy mô sản xuất rau sạch hiện tại của Trung tâm còn nhỏ, năng suất và sản lượng
của một số loại rau sản xuất theo quy trình sạch thập.
• Chi phí trung gian làm giá cả của rau sạch trên thị trường bị đẩy lên rất cao.
• Chất lượng rau được sản xuất ra tại Trung tâm đều đảm bảo được các tiêu chuẩn
chẩt lượng của nhà nước quy định nhưng chủng loại rau còn nghèo nàn chưa đáp
ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Trung tâm chưa có hệ thống cửa hàng để
tiêu thụ sản phẩm, chưa tiếp cận trực tiếp được với đối tượng tiêu dùng nên hạn chế
khả năng tiêu thụ sản phẩm.
• Đa số dân chúng chưa có điều kiện tiếp cận với các loại rau sạch được sản xuất ra.
• Cần tìm ra các loại giống rau mới có chất lượng cao, có khả năng chống chịu tốt,
hoàn thiện quy trình sản xuất rau sạch. Nhà nước cần có chính sách đầu tư vốn và
mở rộng hoạt động khuyến nông cho người sản xuất. Cần tạo cơ hội thị trường cho
rau sạch không những đáp ứng nhu cầu nội địa mà còn có thể phục vụ cho nhu cầu
xuất khẩu nhằm phát triển sản xuất rau sạch với quy mô lớn hơn.
2.8. Paule Moustier (MALICA), Một số vấn đề về tổ chức và hiệu quả thị trường rau
Hà Nội (Some insights on the organization and efficiency of vegetable markets
supplying Hanoi)
Nghiên cứu được thực hiện bởi Paule Moustier, một chuyên gia nghiên cứu nhiều về thị
trường rau quả của Việt Nam nhất là thị trường tại các Trung tâm thành phố lớn như Hà
Nội, Tp. Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu cho thấy khi nhà nước thôi không kiểm soát thị trường lương thực thực
phẩm, các nhà hoạch định, các nhà nghiên cứu phải đối mặt với vấn đề hình thức hoạt
động của thị trường của các tư thương (private markets) và vai trò của Nhà nước trong
việc điều chỉnh các hoạt động đó. Các tài liệu về kinh tế đưa ra một cách giải quyết
mang tính truyền thống về hình thức thị trường thông qua mô hình cạnh tranh hoàn
hảo. Các tổ chức kinh tế đã đưa ra các công cụ để tìm hiểu về cơ chế tổ chức thị trường
nội địa. Kết quả điều tra định lượng và định tính về các kênh cung cấp rau quả cho Hà
Nội mô tả chung về các thị trường phi tổ chức của tư thương. Tổ chức của các chuỗi
ngành hàng phù hợp với một số dự đoán về các chi phí giao dịch như sắp xếp các hợp
đồng thường được giám sát thường xuyên hơn ở những kênh có đòi hỏi thông tin về
chất lượng và thời hạn cung cấp cao hơn.
22
Cùng với các chi phí giao dịch, vận chuyển và sản xuất quy mô nhỏ là nguyên nhân
chính để đưa ra mô hình mang tính tổ chức bao gồm sự phối hợp sản xuất của các vùng
ven đô với các giai đoạn thu gom. Trong phần kết luận, báo cáo đề xuẩt một vài khu vực
mà các cơ quan công quyền nên tham gia như tính dụng cho sản xuất và các thiết bi vận
chuyển, phổ biến kỹ thuật và thông tin thị trường nhằm vào việc phát triển cung cấp rau
quả trái mùa, thúc đẩy sự lien kết thu gom của các nhà sản xuất.
2.9. CIRAD, Nhận thức của người tiêu dùng rau Hà Nội (cà chua và rau muống) về
-Consumer perception of vegetable (tomatoes and water morning glories) quality in
Hanoi), 2003
Năm 2003, Dự án SUSPER đã tiến hành điều tra 500 người tiêu thụ tại Hà Nội về
những đánh giá (nhận thức) của họ về ra quả vùng ven đô (chủ yếu và cà chua và rau
muống). Nghiên cứu tập trung vào đánh giá của người tiêu thụ về chất lượng sản phẩm
nhập từ Trung Quốc, Đà Lạt từ vùng ven đô, sản phẩm hữu cơ, sản phẩm an toàn (rau
quả sạch) và các sản phẩm bán tại các siêu thị. Nghiên cứu chỉ ra rằng có hai mặt nổi
lên khi đưa ra những nhận xét về chất lượng các sản phẩm là liên quan tới sức khỏe con
người và mẫu mà hình thức bề ngoài của sản phẩm. Các sản phẩm của Trung Quốc luôn
bị đánh giá thấp trong mọi trường hợp. Các sản phẩm bán tại siêu thị được đánh giá cao
nhưng được xem là đắt. Rau hữu cơ và rau sạch thí có hình thức không đẹp và không
tạo đươc sự tin cậy. Ngược lại rau của các vùng ven đô có hình thức tốt và tạo được cho
là có chất lượng nhưng lại không được xem là tốt cho sức khoẻ. Niềm tin vào chất
lượng sản phẩm được tạo nên hình ảnh người bán cũng như địa điểm bán sản phẩm.
Cuối cùng, nghiên cứu đã đưa ra một số đề xuất nâng cao khả năng marketing sản
phẩm.
2.10. Bộ Thương mại, “Đề án Đẩy mạnh xuất khẩu rau hoa quả thời kỳ 2001 –
2010”, 2000
Để thực hiện Quyết định của Chính phủ và Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ
2001- 2010 trong đó mục tiêu đạt kinh ngạch xuất khẩu 1, 85 tỷ USD năm 2010, Bộ
Thương mại xây dựng đề án nhằm kiến nghị xử lý các vấn đề có liên quan trong sản
xuất - trồng trọt - chế biến và xuất khẩu rau quả, đặc biệt là các vấn đề về chính sách -
biện pháp tạo nguồn hàng có khả năng cạnh tranh cao và tìm kiến mở rộng thị trường
tiêu thụ ở nước ngoài. Cụ thể đề án bao gồm các phần:
• Tình hình xuất nhập khẩu rau quả trong thời gian qua (thế giới, Việt Nam)
• Mục tiêu xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2010 (theo Chiến lược, kim ngạch xuất
khẩu rau quả đến 2010 dự kiến đạt 1,85 tỷ USD trong đó hạt tiêu là 250 triệu USD)
• Định hướng chủng loại rau quả xuất khẩu (rau quả tươi: bắp cải, ngô ngọt, cà tím,
dứa, chuối, vải, xoài, dừa, thanh long, quả có múi..; rau quả chế biến: nấm, đậu
nành, nước quả và quả đóng hộp.. ngoài ra còn có gia vị và hoa, cây cảnh)
23
• Định hướng thị trường xuất khẩu (thị trường châu Á-TBD, thị trường Âu-Mỹ và thị
trường Trung cận đông và châu Phi)
• Chính sách, biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả: giống, tổ chức lại sản xuất,
kênh lưu thông, khuyến khích đầu tư sản xuất chế biến, đảm bảo chất lượng, kiểm
dịch, xúc tiến thương mại, hỗ trợ vận tải đối ngoại phục vụ xuất khẩu, xoá bỏ thủ
tục, lệ phí bất hợp lý
2.11. MALICA, Tổ chức thị trường rau Hà Nội, 2003
Nghiên cứu đưa ra bức tranh rõ nét về thị trường rau sạch tại Hà Nội thông qua việc tìm
hiểu nguồn gốc rau bán tại Hà Nội vào các khoảng thời gian trong năm, nghiên cứu tập
trung vào các phương tiện vận chuyển, tổ chức các kênh thị trường rau , mối quan hệ
giữa các mùa, nguồn gốc địa lý của các loại rau, khả năng phát triển sản xuất rau trái
mùa
Nghiên cứu tiến hành khảo sát vào tháng 3, 6, 8 và 11 để thấy được sự thay đổi trong
nguồn gốc sản phẩm và trong cách tổ chức kênh cung cấp. Phỏng vấn tập trung vào các
tác nhân khác nhau tham gia thị trường rau Hà Nội: người sản xuất, đầu mối, bán buôn,
bán lẻNghiên cứu cũng thực hiện các khảo sát ở cả chợ đầu mối và chợ bán lẻ.
Nghiên cứu đưa ra một số kết quả chính:
• Hầu hết loại rau ăn lá bán tại Hà Nội được trồng gần thành phố. Mặc dù loại rau này
được trồng quanh năm nhưng sản lượng giảm vào mùa lạnh. Các loại rau này hoàn
toàn không nhập từ các vùng ngoài đồng bằng sông Hồng.
• Hầu hết rau quả ôn đới (cà rốt, cà chua, bắp cải) bán tại Hà Nội vào mùa lạnh được
trồng ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Vào mùa nóng và ẩm, hầu hết rau quả này
được chuyển về từ những nơi xa như Sơn La, Lâm Đồng và Trung Quốc.
• Hầu hết rau được chở tới chở bằng phương tiện hai bánh (xe máy, xe đạp), chỉ một
phần nhỏ (1%)được chở tới chọ bằng xe tải
2.12. Ngành hàng rau quả Việt Nam
Nghiên cứu đưa ra một bức tranh chung về ngành rau quả Việt Nam từ sản xuất, chế
biến, tiếp thị trong nước tới xuất khẩu, kế hoạch và triển vọng.
Nghiên cứu cũng phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh tranh hiện tại như:
• Năng lực sản xuất: sản lượng quả nhiệt đới thấp so với các nước khác trong khu
vực, sự phát triển cây ăn quả trong thời gian qua phần nào mang tính tự phát của
người dân, năng suất cây ăn quả Việt Nam còn thấp
• Cơ cấu chi phí và giá cả: chi phí cao
24
• Chất lượng: thấp
• Tính đa dạng của sản phẩm
• Thị trường trong nước và xuất khẩu
• Các đối thủ cạnh tranh: chịu sự cạnh tranh mạnh
• Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh: điều kiện tự nhiên, xã hội, chính
sách tác động, tác động của hội nhập các tổ chức và các Hiệp định thương mại quốc
tế
Từ đó nghiên cứu đưa một số gợi ý về chính sách như: ưu tiên đầu tư nghiên cứu, thúc
đẩy chuyển dịch cơ cấu, hỗ trợ tín dụng, phát triển thị trường, xúc tiến thương mại, cải
cách doanh nghiệp, phát triển công nghệ và thông tin, an toàn vệ sinh thực phẩm
2.13. Dự án SUSPER (Viện Rau quả cùng CIRAD), “Thông tin thị trường rau theo
mùa ở Hà Nội”, 2003
Điều tra thị trường rau theo mùa ở Hà Nội nhằm tìm hiểu sự thay đổi nguồn gốc, giá cả
rau theo mùa cung cấp cho thị trường Hà Nội, kênh cung cấp một số loại rau cho các
chợ bán buôn, đánh giá định tính các yếu tố ảnh hưởng đến giá bán và theo dõi sự biến
động giá bán buôn và bán lẻ hàng tháng của một số loại rau
Một số kết luận từ nghiên cứu
• Khả năng tiêu thụ cà chua, bắp cải trái vụ ở các chợ bán buôn Hà Nội từ tháng 6 đến
tháng 9 khoảng 20-25 tấn /mỗi loại/mỗi ngày
• Phần lớn cà chua, bắp cải tiêu thụ ở các chợ bán buôn rau Hà Nội được cung cấp từ
Trung Quốc, Sơn La và Lâm Đồng
• Kênh cung cấp sản phẩm cho các chợ bán rau phụ thuộc vào từng loại rau, thời điểm
và vùng cung cấp
• Yếu tố tác động chủ yếu đến giá rau là chất lượng và nguồn gốc rau
• Mở rộng diện tích trồng bắp cải và cà chua
• Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng cho sản xuất rau trái vụ
2.14. Dự án Thúc đẩy sản xuất khoai tây ở Việt nam, Thị trường khoai tây ở Việt
Nam, 2003
Nghiên cứu đánh gía thực trạng sử dụng và nhu cầu của thị trường về khoai tây giống,
ăn tươi và chế biến, cung về khoai tây ở Việt Nam, các kênh thị trường và các đặc điểm
cơ bản của các thành phần tham gia vào thị trường khoai tây.
Nghiên cứu đưa ra một số kết quả chính:
25
• Mức tiêu dùng khoai tây hiện nay ỏ Việt Nam: 480.040 tấn. Trong đó bao gồm nhu
cầu khoai tây cho ăn tươi, nhu cầu khoai tây cho chế biến và nhu cầu khoai tây cho
xuất khẩu
• Việt nam vẫn tiếp tục là nước nhập khẩu khoai tây vì: cầu về khoai tây vượt so với
cung và lượng khoai tây trong nước chỉ sẵn có trong vòng 6 tháng trong năm trong
khi đó nhu cầu về khoai tây đòi hỏi phải có khoai tây quanh năm.
Từ đó nghiên cứu đưa ra một số đề xuất:
• Hình thành hệ thống sản xuất và cung cấp khoai tây một cách bền vững
• Hình thành vùng sản xuất khoai tây hàng hoá cho làm giống, chế biến và xuất khẩu
• Tăng cường công tác khuyến nông để nâng cao kiến thức và kỹ năng của người sản
xuất, người kinh doanh chế biến xuất khẩu và người tiêu dùng khoai tây
• Phát triển hệ thống kho lạnh
• Thực hiện các chính sách hỗ trợ có hiệu quả và hoàn thiện quy trình và thủ tục kiểm
dịch, hải quan để quản lý tốt hơn khoai tây nhập khẩu và xuất khẩu.
• Thành lập hiệp hội khoai tây và tăng cường “liên kết 4 nhà” giữa nhà nghiên cứu,
chế biến, nhà nông và thương lái thông qua canh tác hợp đồng.
2.15. Muriel Figuié (CIRAD), “Hành vi tiêu thụ rau ở Việt Nam” (“Vegetable
consumption behaviour in Vietnam”), tháng 4/2003
Đây là nghiên cứu về tình hình tiêu thụ rau ở Việt Nam. Lượng tiêu thụ rau bình quân
đầu người của Việt Nam sự khác nhau giữa thành thị nông thôn, giữa các vùng trong cả
nước. Phương pháp nghiên cứu kết hợp điều tra mức sống dân cư Việt Nam và khảo sát
điều tra người tiêu dùng.
Nghiên cứu cũng đề cập khá nhiều vấn đề liên quan đến cung cấp rau an toàn cho thành
thị, những vấn đề liên quan đến nhận thức của người tiêu dùng về rau an toàn, biện pháp
đế có thể giúp người tiêu dùng có thể có được rau an toàn.
Một số kết luận chính của nghiên cứu bao gồm:
• Rau tiêu thụ rộng rãi ở Việt Nam, và khi mức sống dân cư ngày càng tăng, người
tiêu dùng sẽ chú ý rẩt nhiều đến chất lượng rau của Việt Nam.
• Tuy nhiên hầu hết người tiêu dùng cho biết, rau rủi so mang lại cho sức khoe khi có
dư lượng hoá học những hộ không nhân biết được sự tác hại đó. Chính vì thế chiến
lược thông tin về rau an toàn, ưu điểm của rau an toàn là rất cần thiết.
• Thị trường “đường phố”: thị trường bán lẻ lớn nhất của Việt Nam.
26
• Nghiên cứu cũng đưa ra một số những gợi ý để có thể mua được rau an toàn/ như
nên chọn điểm mua, chọn sản phẩm, nơi cung cấp và nơi sản xuất.
2.16. Hoàng Tuyết Minh, Trần Minh Nhật và Vũ Tuyết Lan, Chính sách và giải
pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm rau quả, 2000
Nghiên cứu sử dụng số liệu nguồn số liệu thứ cấp mô tả được dùng trong phân tích, dự
báo.
Nội dung ngiên cứu bao gồm:
• Lợi thế sản phẩm xuất khẩu rau quả Việt Nam
• Kinh nghiệm thành công của một số nước trong lĩnh vực sản xuất - chế biến - xuất
khẩu rau quả
• Thực trạng hệ thống chính sách, cơ chế tác động tới hoạt động xuất khẩu rau quả
• Chính sách và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm rau quả
Kết quả nghiên cứu/kiến nghị :
• Hoàn thiện các chính sách thúc đẩy tiêu thụ rau quả bao gồm: chính sách đất đai,
chính sách phát triển thị trường xuất khẩu, đầu tư, vốn và tín dụng, bảo hiểm kinh
doanh xuất khẩu.
• Các giải pháp đề xuất:
o Qui hoạch vùng nguyên liệu gắn với công nghệ sau thu hoạch, hệ thống
tiêu thụ
o Đầu tư hoạt động nghiên cứu lai tạo giống, thâm canh cho năng suất cao,
chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu thị trường xuất khẩu
o Đầu tư công nghệ sau thu hoạch
o Mở rộng thịt rường xuất khẩu
o Giải pháp về vốn, tài chính
o Phát triển nguồn nhân lực
2.17. Lê Văn Hưng, Phát triển nông nghiệp hữu cơ trên thế giới và hướng phát triển
ở Việt Nam, 2004
Nội dung ngiên cứu
• Lịch sử và sự phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên thế giới
• Tình hình phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam
• Định hướng sản xuất hữu cơ trong thời gian tới
Phương pháp nghiên cứu
• Các số liệu thứ cấp
27
• Phương pháp thống kê mô tả được dùng trong phân tích, dự báo
Kết quả nghiên cứu
• Xây dựng các tiêu chuẩn, qui định và hướng dẫn cho sản xuất hữu cơ đối với các
loại cây trồng
• Hình thành hệ thống tổ chức chứng nhận thực hiện quá trình giám sát, kiểm tra,
thanh tra, công nhận và cấp giấy chứng nhận sản phẩm hữu cơ ở Việt Nam
• Mở rộng thị trường
• Qui hoạch vùng sản xuất tập trung, thâm canh, luân canh
• Áp dụng các tiến bộ KHKT trong sản xuất sản phẩm hữu cơ
• Tăng cường kiểm tra chất lượng, giáo dục tuyển truyền nâng cao nhận thức cho
người sản xuất và tiêu dùng
2.18. Nguyễn Thế Nhã, Sự phát triển của một số tiểu ngành trong nông nghiệp Việt
Nam: Tiểu ngành rau và quả, Nhà xuất bản nông nghiệp, 2004
Nội dung ngiên cứu
• Thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau quả trong 10 năm qua (1991-2000)
• Chủ trương phát triển rau quả trong thời gian tới
• Nghiên cứu một số mô hình phát triển
Phương pháp nghiên cứu
• Sử dụng nguồn số liệu thứ cấp
• Sử dụng thống kê mô tả trong phân tích, dự báo
Kết quả nghiên cứu
• Vai trò của sản xuất rau quả
• Những hạn chế trong sản xuất và tiêu thụ
• Điều kiện để phát triển rau quả trong thời gian tới
2.19. Ngô Văn Hải, Nghiên cứu đề xuất các giải pháp và chính sách phát triển các
ngành hàng sữa và dứa của nước ta, Đề tài khoa học cấp Bộ, 2004
Nội dung ngiên cứu
• Các vấn đề lý luận và thực tiến phát triển các ngành hàng sữa và dứa ở Việt Nam
• Các giải pháp, chính sách phát triển ngnàh hàng dứa
Phương pháp nghiên cứu
• Thu thập số liệu:
28
o Điều tra phỏng vấn bằng phiếu hỏi người sản xuất, chế biến, tiêu thụ.
o Địa bàn nghiên cứu Miền Núi và Trung du phía Bắc, Đồng bằng sông
Hồng, Duyên Hải miền Trung, Tây nguyên, Đồng Nam Bộ Đồng bằng
sông Cửu Long
o Hội thảo, thảo luận nhóm, PRA
o Sử dụng nguồn số liệu thứ cấp
• Phân tích số liệu:
o Sử dụng thống kê mô tả, quản lý dữ liệu bằng Excel
o Sử dụng mô hình PAM trong phân tích ngành hàng
Kết quả nghiên cứu
• Điều chỉnh đề án phát triển dứa trên quan điểm hiệu quả kinh tế ở môi trowngf hội
nhập kinh tế quốc tế.
• Cần thành lập cơ quanc huyên môn rà soát, thẩm định lịa các qui hoạch để tư vấn
cho chính phủ việc quyết định phát triển các ngành hàng một cách kịp thời với
những điều chỉnh cần thiết, bảo đảm phát triển hiệu quả , bền vững.
• Qui hoạch vùng sản xuất thâm canh tập trung với giá thành hạ, chất lượng cao phục
vụ chế biến và tiêu thụ.
2.20. Bộ Thương Mại, Dự thảo đề án đẩy mạnh xuất khẩu rau hoa quả thời kỳ 2001-
2010
Nội dung ngiên cứu
• Tình hình xuất nhập khẩu rau quả trên thị trường thế giới
• Sản xuất và Xuất khẩu rau quả Việt Nam trong thời gian qua
• Phương hướng và mục tiêu xuất khẩu rau quả của Việt Nam đến 2010
• Chính sách, biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả
Phương pháp nghiên cứu
• Sử dụng nguồn số liệu thứ cấp
• Sử dụng thống kê mô tả trong phân tích, dự báo
Kết quả nghiên cứu
• Dự thảo đề án mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả Việt Nam
29
2.21. Pham Van Hung, Bui Thi Gia, Nguyen Thi Minh Hien và Tsuji Kazunari, An
empirical study on vegetable marketing system in the Red River Delta, Northern
Vietnam, 2001
Nội dung ngiên cứu
• Đặc điểm sản xuất rau
• Cơ cấu và hoạt động thị trường
• Nhu cầu tiêu dùng rau
• Những đặc tính và hạn chế trong tiêu thụ rau
Phương pháp nghiên cứu
• Thu thập số liệu:
o Điều tra phỏng vấn bằng phiếu hỏi người sản xuất, tiêu thụ
o Địa bàn nghiên cứu Hưng Yên, Hà Nội
o Sử dụng nguồn số liệu thứ cấp
• Phân tích số liệu:
o Sử dụng thống kê mô tả
Kết quả nghiên cứu
• Vai trò của tư nhân trong tiêu thụ rau
• Thị trường tiêu thụ rau mang đặc tính phân tán, nhỏ lẻ và theo mùa vụ, chi phí trung
gian cao.
• Thiếu qui định, luật lệ trong thị trường bán buôn
• Hệ thống vận chuyển thô sơ, lạc hậu
• Thiếu các nghiên cứu thị trường rau
2.22. PhD. Đào Thế Anh, Hàng Thanh Tùng và Bc. Hồ Thanh Sơn, Review of
structure of perishable commodity chains vegetables, fruits and some industral crops
of Vietnam 1990 - 2004
Nội dung nghiên cứu
• Thực trạng sản xuất rau quả, cây công nghiệp ở Việt Nam
• Tiêu thụ rau quả, cây công nghiệp
Phương pháp nghiên cứu
• Sử dụng nguồn số liệu thứ cấp
• Phương pháp thống kê mô tả được dùng trong phân tích, dự báo
Kết quả
• Rau quả sản xuất chủ yếu phục vụ tiêu dùng tươi trong nước, tỷ lệ chế biến, xuất
khẩu rất thấp.
30
• Vấn đề rau quả sạch, an toàn đang ngày càng được chú trọng. Tỷ lệ lớn sản phẩm có
dư lượng hoá chất quá cao.
• Thiếu qui hoạch hợp lý, công nghệ sản xuất, chế biến hiện đại phù hợp với phát
triển ngành rau quả Việt Nam.
2.23. UBND thành phố Hồ Chí Minh, Chương trình phát triển rau sạch an toàn trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2002 - 2005
Nội dung nghiên cứu
• Đánh giá thực trạng sản xuất, kinh doanh,và tiêu thụ rau trên địa bàn thành phố
HCM
• Đánh giá được thực trạng ô nhiễm độc tố trên sản phẩm rau quả tại TP.HCM
• Triển khai sản xuất rau an toàn trong thời gian qua
• Nhận định và đánh giá chung
Phương pháp nghiên cứu
• Thu thập số liệu trên địa bàn thành phố nhiều năm qua để phân tích về số lượng
nhằm dự báo được nhu cầu tiêu dùng rau thời kỳ tiếp theo
• Trên cơ sở phân tích số liệu về chất lượng rau dể xúc sản xuất rau sạch, rau an toàn
đến năm 2010.
• Điều tra, dự báo nhu cầu tiêu dùng rau để triển khai kế hoạch mở rộng diện tích gieo
trồng rau an toàn.
2.24. Vũ Đình Hải, Kết quả điều tra đánh giá hiện trạng trồng dứa cayen ở một số
tỉnh duyên hải miền Trung và Trung du miền Núi phía Bắc, 2002
Nội dung
• Điều tra khí hậu, đất đai cho phát triển trồng dứa ở các tỉnh
• Kết quả trồng dứa cayen về diện tích và năng suất
• Sinh trưởng, khả năng thích ứng và các chỉ tiêu kỹ thuật của các giống dứa.
• Khả năng cung cấp giống cho sản xuất ở từng tỉnh. Thuận lợi và khó khăn
Phương pháp
• Điều tra về đất đai, khí hậu ở các tỉnh trồng dứa cayen
• Thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp
• Tổng hợp, tính toán, phân tích
Kết quả
• Đánh giá được hiện trạng đất đai, khí hậu và hiện trạng trồng dứa ở các tỉnh
31
• Đánh giá được DT, NS, SL dứa cayen tại một số điểm điều tra
2.25. TS. Ngô Hồng Bình, Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu phát triển cây ăn
quả ở các tỉnh vùng Bắc Trung bộ, 2005
Nội dung:
Nêu lên thực trạng sản xuất cây ăn quả vùng Bắc Trung bộ
• Sản xuất
• Tiêu thụ
o Thị trường trong nước
o Xuất khẩu quả
o Công nghệ sau thu hoạch
o Rút ra được những nguyên nhan chính của các hình thức trên
• Một số giải pháp chủ yếu nghiên cứu, phát triển cây ăn quả vùng Bắc Trung Bộ
Phương pháp:
• Thu thập số liệu thứ cấp
• Thông qua số liệu thí nghiệm
• Phân tích, tổng hợp các vấn đề rút ra kết luận
Kết quả:
• Đánh giá được hiệu quả kinh tế - xã hội của các mô hình trình diễn cây ăn quả
trong vùng.
• Bình tuyển thu nhập giống, cá thể ưu tú các giống dại của địa phương, nhập nội
giống cho một số vùng sinh thái.
• Điều tra bổ sung đánh giá thực trạng sản xuất giống, kỹ thuật, kinh tế, thị trường, xã
hội trên một số chủng loại cây ăn quả chính vùng duyên hải miền Trung.
2.26. GS.TSKH. Trần Thế Tục - PGS.TS Vũ Mạnh Hải và TS. Đỗ Đình Ca, Các
vùng trồng cam quýt chính ở Việt Nam, 2005
Nội dung:
Xác định 3 vùng trồng cam quýt của Việt Nam
• Vùng đồng bằng sông Cửu Long
• Vùng khu 4 cũ
• Vùng miền núi phía Bắc
Phương pháp:
• Thu thập số liệu thứ cấp - sơ cấp
• Tổng hợp phân tích để đưa ra kết luận
32
Kết quả:
• Chọn giống và cơ cấu giống cho từng vùng trồng cam quýt ở nước ta có nhiều vấn
đề cần giải quyết
• Phòng trừ sâu bệnh cho cam quýt là việc làm cấp thiết hiện nay
• Xử lý sau thu hoạch làm cho cam quýt có mã đẹp hơn vì ở vùng ĐBSCL khi quả
chính phần lớn mã quả màu vàng xanh, không đều nên ít hấp dẫn thị trường
• Đẩy mạnh kỹ thuật thâm canh cam quýt cần chú ý đến việc tạo hình, cắt tỉa, mật độ,
khoảng cách trồng thích hợp, bón phân đủ liều lượng và cân đối, trồng xen cây họ
đậu, bán vôi và cải tạo đất
2.27. ThS. Hoàng Bằng An, Đánh giá bước đầu về hiệu quả kinh tế sản xuất rau,
hoa, quả ở vùng đồng bằng sông Hồng, 2005
Nội dung:
• Đánh giá hiệu quả kinh tế một số lịa rau, hao, quả ở vùng đồng bằng sông Hồng
• Đánh giá được hiệu quả kinh tế một số loại rau, hoa, quả từ đó tìm ra các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các cây trồng này
Phương pháp:
• Thu thập thông tin, số liệu về diện tích, năng suất, sản lượng, chi phí, thu nhập một
số loại rau, hoa, quả vùng đồng bằng sông Hồng bằng cách tham khảo các tài liệu
nghiên cứu đã công bố, các loại báo cáo của các cơ quan quản lý ở các địa phương
vùng đồng bằng sông Hồng.
• Phỏng vấn trực tiếp bằng các phiếu điều tra đối với các đối tượng về sản xuất và tiêu
thụ rau, hoa quả.
• Xử lý tổng hợp số liệu trên phần mền EXEL
Kết quả:
• Những ưu thế của đồng bằng sông Hồng
o Ưu thế về khí hậu thời tiết thích hợp với các loại rau hao quả có nguồn
gốc ôn đới, Á nhiệt đới
o Ưu thế về lao động
o Ưu thế về cơ sở hạ tầng
• Hiệu quả kinh tế sản xuất rau hao quả vùng đồng bằng sông Hồng
o Đối với cây rau
o Đối với cây ăn quả
o Đối với cây hoa
33
• Rau hoa quả là những cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, với các ưu thế về tự nhiên -
kinh tế - xã hội của vùng đồng bằng sông Hồng có thể sản xuất quanh năm với hiệu
quả cao hơn một số cây trồng khác
2.28. Hồ Thanh Sơn, Bùi Thị Thái và Nguyễn Văn Tình, Báo cáo đánh giá hoạt
động sản xuất rau sạch tại huyện Tam Dương, Bình Xuyên, 2001
Vấn đề nghiên cứu
• Đánh giá tính hiệu quả của dự án về hoạt động sản xuất rau sạch tại huyện Tam
Dương, Bình Xuyên
• Đánh giá sự ảnh hưởng của dự án đến sự phát triển của địa phương
Phương pháp nghiên cứu
• Phương pháp thu thập số liệu (Thu thập số liệu thứ cấp, sơ cấp, điều tra khảo sát)
• Phương pháp tổng hợp, phân tích thống kê kinh tế
Kết quả nghiên cứu
• Lợi ích của dự án về mặt xã hội
• Tính xác đáng về mặt thị trường
• Tác động kinh tế kỹ thuật của hoạt động trồng rau sạch
• Hoạt động của các nhóm sản xuất rau sacghj và các mối quan hệ về mặt thị trường,
thể chế
2.29. GS.TS.KH Lê Doãn Diên, Nghiên cứu và đánh giá thực trạng ô nhiễm môi
trường ở một số vùng sản xuất rau quả trọng điểm, định hướng quy hoạch vùng sản
xuất rau quả an toàn về mặt vệ sinh thực phẩm, 2000
Các vấn đề nghiên cứu
• Nghiên cứu, đánh giá thực trạng ô nhiếm môi trường ở một số vùng sản xuất rau quả
trọng điểm phục vụ cho quy hoạch vùng sản xuất rau quả an toàn về mặt vệ sinh
thực phẩm góp phần nâng cao chất lượng rau quả nước ta, đồng thời góp phần bảo
vệ sức khoẻ cộng đồng.
• Dự báo xu thế phát triển các vùng sản xuất rau quả trong cả nước đến năm 2010
• Đề xuất các định hướng quy hoạch vùng sản xuất rau quả trọng điểm an toàn về mặt
vệ sinh thực phẩm.
Phương pháp nghiên cứu
• Phương pháp thống kê thu thập tài liệu: Sơ cấp và thứ cấp.
• Thống kê kinh tế, phân tích, so sánh.
34
• Phương pháp ngoại suy
• Phương pháp dự báo
• Phương pháp xác suất thống kê
• Phương pháp hoá học, lý học
Kết quả nghiên cứu
• Thực trạng và đánh giá sự ô nhiễm môi trường tại một số vùng sản xuất rau quả
trọng điểm ở nước ta.
• Dự báo xu thế phát triển các vùng sản xuất rau quả trong cả nước năm 2010
• Định hướng, quy hoạch vùng sản xuất rau quả an toàn về mặt vệ sinh thực phẩm ở
Việt Nam
• Các giải pháp về phạm trù kinh tế, xã hội, nhân văn; Cơ chế chủ trương, chính sách;
Khoa học công nghệ.
2.30. PGS.TS Trần Khắc Thi, Phát triển sản suất cà chua trong xu thế cạnh tranh
ASEAN, 2000
Các vấn đề nghiên cứu
• Nghiên cứu thực trạng sản xuất, thị trường cà chua
• Đánh giá thách thức và triển vọng cạnh tranh ở thị trường Việt nam
• Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh
Phương pháp nghiên cứu
• Phương pháp thu thập thông tin, số liệu: (Thứ cấp)
• Phương pháp phân tích, thống kê kinh tế
• Phương pháp so sánh
Nội dung nghiên cứu
• Tóm tắt tình hình sản xuất cà chua thông qua nghiên cứu, đánh giá về sản xuất nông
nghiệp, sản xuất công nghiệp, kỹ thuật trồng, quy trình chế biến.
• Nghiên cứu giá cả thị trường cà chua dựa trên tìm hiểu, nghiên cứu về chi phí sản
xuất và giá thành sản phẩm cà chua, giá thành sản phẩm cà chua chế biến, giá cà
chua trên thị trường thế giới.
• Đánh giá thách thức và triển vọng cạnh tranh của các sản phẩm cà chua ở Việt nam
thông qua đánh giá khả năng các mặt hàng cà chua xuất khẩu, những yếu tố hạn chế
xuất khẩu, từ đó đưa ra các giải pháp, chínha sách nhằm nâng cao khả năng cạnh
tranh các mặt hàng cà chua xuất khẩu.
35
2.31. MARD, Đề án phát triển rau quả và hoa, cây cảnh thời kỳ 1999-2010
Các vấn đề nghiên cứu
• Tìm hiểu thực trạng sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau quả, hoa, cây cảnh ở trên thế
giới và ở Việt Nam. Từ đó xây dựng đề án phát triển rau quả, hoa và cây cảnh thời
kỳ 1999-2010
Phương pháp thực hiện
• Thu thập số liệu thứ cấp
• Phương pháp phân tích thống kê
• Phương pháp so sánh
• Phương pháp dự báo
Nội dung nghiên cứu
• Nghiên cứu sơ lược về tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau quả, hoà, cây cảnh
trên thế giới và thực trạng ngành sản xuất rau hoa quả ở nước ta trên các khía cạnh:
Sản xuất nông nghiệp, chế biến và bảo quản, tiêu thụ.
• Định hướng và xây dựng giải pháp thực hiện trên cơ sở quy hoạch diện tích đất
trồng trọt; sản xuất nông nghiệp; bảo quản chế biến; các xia nghiệp, trung tâm hỗ
trợ; Thị trường xuất khẩu; vốn đầu tư; nguồn vốn; đào tạo, tập huấn, chính sách
• Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội và tổ chức thực hiện.
2.32. Trần Thế Tục và PTS. Lê Bá Thăng, Các phương pháp sử dụng trong thị
trường thu mua, bán buôn, bán lẻ và các dịch vụ hỗ trợ cho thị trường rau quả
Nội dung ngiên cứu
• Các phương thức tiêu thụ
• Các giải pháp lựa chọn
• Các dịch vụ hỗ trợ cần thiết
Phương pháp nghiên cứu
• Sử dụng nguồn số liệu thứ cấp
• Phương pháp thống kê mô tả được dùng trong phân tích, dự báo
Kết quả nghiên cứu
• Các giải pháp đề xuất
o Củng cố vai trò TCT rau quả Việt Nam làm trung tâm cho hoạt động tiêu
thụ trong và ngoài nước.
o Áp dụng phương thức thanh toán bù trừ không cần tiền mặt trên các hợp
đồng để giải quyết thiếu vốn trong kinh doanh.
36
o Đièu chỉnh các khoản thu từ người kinh doanh sang hỗ trợ người sản
xuất (giảm thuế, tránh đánh thuế 2 lần,...)
o Phổ biến hình thức thu mua theo hợp đồng
• Các dịch vụ hỗ trợ cần thiết bao gồm: cung cấp thông tin, tín dụng, vận chuyển, chế
biến.
2.33. Trần Khắc Thi (Chủ biên), Kỹ thuật trồng và công nghệ bảo quản, chế biến
một số loại rau, hoa xuất khẩu, (Thuộc chương trình KC.06 - Đề tài KC.06.10NN -
Đề tài trọng điểm cấp nhà nước), Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2003
Nội dung
• Đề tài trọng điểm cấp Nhà nước ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất các
sản phẩm xuất khẩu và sản phẩm chủ lực
• Nâng cao chất lượng sản phẩm
• Phát triểnm vùng thị trường xuất khẩu
• Đánh giá thị trường sx và xuất khẩu rau, hoa
• Xác định giống và kỹ thuật thâm canh các đối tượng rau, hoa của đề tài
• Nghiên cứu quy trình của công nghệ sau thu hoạch với một số sản phẩm rau, hoa
cho xuất khẩu
• Dự báo một số thị trường nhập khẩu tiềm năng
Phương pháp
• Thu thập tài liệu, số liệu qua các năm, các vùng trong nước
• Thiết lập quy trình kỹ thuật cụ thể của mỗi loại cây trồng
• Phân tích tình hình rút ra ưu, nhược của các quy trình kỹ thuật
Kết quả
• Xây dựng được quy trình cụ thể cho mỗi loại cây trồng để xuất khẩu cũng như sản
xuất cho sản phẩm bán trong nước
• Đây là công trình nghiên cứu nghiêm túc, có tác dụng tốt cho chương trình sản xuất
và xuất khẩu rau, hoa những năm tới
2.34. TS. Chu Doãn Thành và cộng sự, “Nghiên cứu công nghệ bảo quản cà chua”
Nội dung
• Nghiên cứu xác định công nghệ bảo quản cà chua đảm bảo thời hạn tồn trữ đến 25 –
30 ngày với tỷ lệ hư hao sau thu hoạch thấp hơn 10%.
37
• Sử dụng phương pháp xử lý nước nóng để xử lý sau thu hoạch thay thế cho việc sử
dụng các hóa chất truyền thống có thể gây tác hại cho sức khỏe con ngườn và môi
trường sinh thái.
• Nghiên cứu xác định ảnh hưởng của nhiệt độ bảo quản đến thời hạn bảo quản và
chất lượng của cà chua
• Nghiên cứu xác định ảnh hưởng của xử lý nhiệt bằng cách nhúng nước nóng đến
thời hạn bảo quản và chất lượng của cà chua
• Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại bao bì chất dẻo khác nhau (LDPE, HDPE và PP)
đến thời hạn bảo quản và chất lượng của cà chua.
Phương pháp
• Thiết kế thí nghiệm theo phương pháp chia ô 2 nhân tố: Phương pháp bao gói và
nhiệt độ xử lý.
• Số liệu nghiên cứu được xử lý thống kê (ANOVA) trên phần mềm EXCEL.
Kết quả
• Bảo quản ở nhiệt độ thường
• Bảo quản ở nhiệt độ mát 13oC
2.35. PSG.TS. Lê Văn Ái, Lê Văn Hoan, Ngô Văn Khoa và Trần Tiến Dũng, Các
giải pháp tài chính mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản hàng hoá
Nội dung ngiên cứu
• Một số vấn đề cơ bản về thị trường nông sản hàng hoá và vai trò của tài chính đối
với việc mở rộng thị trường nông sản.
• Thực trạng các giải pháp tài chính đối với vấn đề tiêu thụ nông sản của Việt Nam
trong thời gian qua.
• Các giải pháp tài chính mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản
Phương pháp nghiên cứu
• Sử dụng nguồn số liệu thứ cấp
• Sử dụng thống kê mô tả trong phân tích, dự báo
Kết quả nghiên cứu
• Các giải pháp tác động đến các yếu tố môi trường.
• Các giải pháp tài chính tác động đến cầu
• Các giải pháp tài chính tác động tới cung
38
2.36. Nguyễn Thị Tân Lộc, Sự phát triển của các cửa hàng, siêu thị trong ngành
hàng rau tươi tại Hà Nội và TPHCM - Việt Nam, 2002
Nội dung ngiên cứu
• Giới thiệu các cửa hàngvà siêu thị bán rau tươi tại hà Nội và TPHCM
• Chiến lược bán, cung ứng rau tươi của các cửa hàng và siêu thị
• Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phân phối của các cửa hàng và siêu thị
• Đánh giá và triển vọng
Phương pháp nghiên cứu
• Thu thập số liệu
o Điều tra phỏng vấn bằng phiếu hỏi chủ cửa hàng, siêu thị, người thu
gom, người tiêu dùng
o Địa bàn nghiên cứu Miền Núi và Trung du phía Bắc, Đồng bằng sông
Hồng, Duyên Hải miền Trung, Tây nguyên, Đồng Nam Bộ Đồng bằng
sông Cửu Long..
o Hội thảo, thảo luận nhóm, PRA.
o Sử dụng nguồn số liệu thứ cấp
• Phân tích số liệu
o Sử dụng thống kê mô tả, quản lý dữ liệu bằng Excel
Kiến nghị, đề xuất các giải pháp
• Quản lý chất lượng rau trong sản xuất và kinh doanh
• Qui hoạch cửa hàng và siêu thị tại các thành phố lớn
• Phát triển mối quan hệ giữa người sản xuất và bán hàng
• Hoạt động của Nhà nước trong việc theo dõi giá cả
• Cung cấp thông tin cho người tiêu dùng
• Đào tạo kiến thức marketing cho nhân viên cửa hàng, siêu thị
2.37. Viện Nghiên cứu thương mại, Một số ý kiến chuyên gia về Chính sách và chiến
lược xuất khẩu gia vị của Việt Nam
Nội dung ngiên cứu
• Sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gia vị Việt Nam
• Tiềm năng, triển vọng, những hạn chế và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu
• Chiến lược phát triển hồ tiêu Việt Nam
Phương pháp nghiên cứu
• Sử dụng nguồn số liệu thứ cấp
• Sử dụng thống kê mô tả trong phân tích, dự báo
39
Đề xuất, kiến nghị
• Đổi mới nhận thức đối với mặt hàng gia vị trong cơ cấu nông sản xuất khẩu Việt
Nam
• Xây dựng qui hoạch, kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, nhân lực trong sản
xuất, chế biến và tiêu thụ.
• Chính sách, giải pháp thị trường và xúc tiến
• Các giải pháp tín dụng
• Tăng cường hiệu lực quản lý vĩ mô
• Xây dựng các tiêu chuẩn phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế
2.38. Nguyễn Văn Diểm, Một số giải pháp chủ yếu phát triển thị trường tiêu thụ
nông sản hàng hoá miền núi nước ta thời kỳ đến 2010, 2004
Nội dung ngiên cứu
• Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển thị trường tiêu thụ hàng nông sản của
miền núi.
• Đánh giá thực trạng phát triển thị trường tiêu thụ nông snả hàng hoá miền núi
• Một số giải pháp chủ yếu phát triển thị trường tiêu thụ nông sản hàng hoá miền núi
Phương pháp nghiên cứu
• Sử dụng nguồn số liệu thứ cấp
• Sử dụng thống kê mô tả, nghiên cứu điển hình và phương pháp chuyên gia trong
phân tích, dự báo
Các kiến nghị, đề xuất
• Giải pháp phát triển sản xuất và nâng cao sức cạnh tranh cho hàng nông sản miền
núi
• Phổ biến KHKT, chuyển giao công nghệ và địa bàn miền núi
• Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ hàng nông sản miền núi
• Chính sách tiêu thụ
2.39. Bui Thi Gia, Dang Van Tien, Tran The Tuc và Satoshi Kai, Agricultural
Products Marketing in Japan and Vietnam, 2001
Nội dung ngiên cứu
• Những biến động về chức năng và cơ cấu thị trường rau quả ở Nhật Bản
• Sản xuất và tiêu thụ rau ở ngoại ô Hà Nội
40
• Điều tra thị trường rau an toàn Hà Nội
• Sản xuất và tiêu dùng rau quả ở Việt Nam
Phương pháp nghiên cứu
• Thu thập số liệu
o Điều tra phỏng vấn bằng phiếu hỏi người sản xuất, tiêu thụ
o Sử dụng nguồn số liệu thứ cấp
• Phân tích số liệu
o Sử dụng thống kê mô tả
o Hàm sản xuất Cobb-Doughlas
Kết quả nghiên cứu
• Diện tích và sản lượng rau tăng nhưng năng suất giảm
• Dư lượng thuốc trừ sâu và phân hoá học vượt quá ngưỡng cho phép
• Lợi ích giảm dần theo qui mô
• Cơ cấu rau tươi nghèo nàn
• Hệ thống tiêu thụ rau an toàn quá ít
• Nhận thức người sản xuất và tiêu dùng chưa cao về sản phẩm rau an toàn
• Nông sản miền núi
• Tổ chức thực hiện
2.40. Nguyễn Thị Tân Lộc, Phát triển các cửa hàng và siêu thị trong ngành hàng
rau tươi trên địa bàn thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, 2003
Nội dung nghiên cứu
• Nhu cầu rau tươi đối với người dân thành phố ( Hag Nội - TP. Hồ Chí Minh)
• Cung ứng rau tươi ở TP của các cửa hàng và siêu thị
• Đảm bảo cung ứng và số lương và chất lượng rau tươi cho người tiêu dùng
Phương pháp nghiên cứu
• Điều tra các cửa hàng, siêu thị, người thu gom, người bán buôn, người sản xuất và
người tiêu thụ rau tươi
• Thu thập số liệu
o Số liệu thứ cấp
o Số liệu sơ cấp
• Xử lý số liệu và phân tích
41
2.41. PGS.TS. Trần Khắc Thi, Một số kết quả nghiên cứu ứng dụng các giải pháp
khoa học công nghệ và thị trường để phục vụ chương trình xuất khẩu rau và hoa
Nội dung nghiên cứu
• Kết quả ứng dụng một số giải pháp công nghệ và thị trường để phục vụ chương
trình xuất khẩu rau và hoa
Phương pháp nghiên cứu
• Điều tra tình hình sản xuất và tiêu thụ rau và hoa trong nước theo phương pháp
điều tra nhanh nông thôn (RRA) và phương pháp tiếp cận đa ngành
• Khảo nghiêm các giống rau và hoa theo phương pháp khảo nghiệm giá trị canh tác
và giá trị sử dụng được bộ Nông nhgiệp và PTNT ban hành
• Mô hình được xây dựng tại vùng sản xuất tại vùng sản xuất hàng hoá
• Các thí nghiệm bảo quản được thiết kế theo phương pháp chia hai nhân tố: Phương
pháp bao gói và nhiệt độ xử lý
• Các thí nghiệm chế biến được thực hiện theo các phương pháp chuyên ngành trong
đó có sử dụng phương pháp cảm quan, phương pháp lý hoá
• Số liệu thí nghiệm được xử lý thống kê bằng chương trình EXEL
Kết quả nghiên cứu
• Kinh tế, thị trường
o SX rau, hoa tăng trưởng nhanh
o Hai vùng rau, hoa hàng hoá có lợi thế so sánh trong khu vực đồng bằng
sông Hồng và tỉnh Lâm Đồng cho năng suất, chất lượng cao
o Xuất khẩu rau, hoa, quả nói chung tăng đáng kể
• Các giải pháp nông học
o Xác định được giống rau, hoa tốt
o Xây dựng quy trình thâm canh
• Công nghệ bảo quản, chế biến
o Nghiên cứu công nghệ bảo quản
o Nghiên cứu công nghệ chế biến rau
2.42. Nguyễn Thị Tân Lộc, Tổ chức và quản lý chất lượng rau ở các kênh tiêu thụ
tại Hà Nội, 2002
Nội dung nghiên cứu
• Nhu cầu của người tiêu dùng về rau an toàn
• Nghiên cứu cung cầu về rau an toàn ở Hà Nội ở mức an toàn hoặc rau hữu cơ cho
người tiêu dùng trong thành phố
42
• Sản xuất rau hữu cơ và rau an toàn
• Những kênh tiêu thụ rau hữu cơ và rau an toàn tại Hà Nội
o Điểm bán lẻ ít, ít người cung cấp
o Chỉ có một số ít HTX tham gia sx rau an toàn hoặc rau hữu cơ
o Các kênh tiêu thụ
• Khả năng tìm ra nguồn gốc và kiểm soát
o Nhãn mác và khả năng tìm ra nguồn gốc
o Kiểm tra chứng nhận
• So sánh các chiến lược tiêu thụ
Phương pháp nghiên cứu
• Thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp
• Thu thập số liệu qua các siêu thị, cửa hàng bán ra an toàn
• Tổng hợp, tính toán, phân tích
Kết quả nghiên cứu
• Lượng rau an toàn chỉ chiếm 5% tổng lượng rau tiêu thụ và chỉ chiếm một phần nhỏ
trên thị trường.
• Trên thị trường còn thiếu sự tin tưởng vào rau an toàn do sự trao đổi thông tin không
rõ ràng và việc thiếu sự kiểm soát độ an toàn của rau.
• Trên rau an toàn thiếu thông tin chỉ dẫn về nguồn gốc và cách thức sản xuất
• Người nông dân được trực tiếp bán rau an toàn với nhãn mác và sự kiểm tra thích
hợp là sự lựa chọn tốt cho chiến lược thị trường
2.43. Ths. Nguyễn Xuân Hoản - VASI, Nghiên cứu ngành hàng rau ở Bắc Ninh
Nội dung nghiên cứu
• Nghiên cứu ngành hàng rau và khoai tây trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Phương pháp nghiên cứu
• Thu thập tài liệu: Sơ cấp, thứ cấp. Thu thập thông tin thông qua khảo sát, phỏng vấn
• Thống kê kinh tế, phân tích, so sánh.
Kết quả nghiên cứu
• Báo cáo tình hình chung của ngành hàng rau, khoai tay của Bắc Ninh và tìm hiểu
một số kênh tiêu thụ chính trên địa bàn
• Tìm ra một số khó khăn trong việc phát triển ngành hàng rau, khoai tây ở Bắc Ninh
• Đưa ra xu hướng phát triển của ngành hàng rau và khoai tây ở Bắc Ninh
43
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 410102911_tong_quan_nganh_hang_rau_qua_4526_2081378.pdf