Luận văn Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình - Một số khía cạnh pháp lý hình sự và tội phạm học

Hôn nhân và gia đình là một nhóm quan hệ xã hội chịu sự điều chỉnh của rất nhiều ngành luật. Luật HN&GĐ quy định về chế độ HN&GĐ, trách nhiệm của công dân, Nhà nước và xã hội trong việc củng cố chế độ HN&GĐ Việt Nam. Luật dân sự cũng điều chỉnh lĩnh vực HN&GĐ thông qua việc điều chỉnh quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ, chồng và các thành viên khác trong gia đình như giám hộ, đại diện, nuôi con nuôi, thừa kế, tài sản, quyền sở hữu. Luật hình sự không quy định quyền và nghĩa vụ nhân thân hay tài sản giữa vợ, chồng và các thành viên khác trong gia đình mà chỉ bảo vệ quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình thông qua việc quy định một loạt các hành vi bị coi là tội phạm và hình phạt tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi đó.

pdf108 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3697 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình - Một số khía cạnh pháp lý hình sự và tội phạm học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ững người cùng dòng máu về trực hệ là cha mẹ đối với con; ông, bà đối với cháu nội và cháu ngoại"), giữa anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha. Tuy nhiên, đối với những hành vi thuận tình giao cấu giữa cô, gì, chú, bác ruột với cháu ruột, thì BLHS 1999 lại chưa đề cập. Đây là vấn đề rất đáng quan tâm, bởi lẽ trong thời gian qua không ít trường hợp xảy ra việc cháu ruột có hành vi thuận tình giao cấu với cô, gì, chú, bác ruột bị xã hội lên án mạnh mẽ, gây ảnh hưởng xấu tới tình hình trật tự xã hội của địa phương, nhưng lại không bị xử lý về hình sự, vì pháp luật hình sự chưa quy định. Mặt khác, trong BLHS của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, thì hành vi thuận tình giao cấu với cháu ruột cũng bị coi là phạm tội loạn luân. Vì vậy, để góp phần bảo vệ thuần phong, mỹ tục, hạnh phúc gia đình, chúng tôi xin đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều 150 BLHS 1999 như sau: Điều 150. Tội loạn luân Người nào giao cấu với người cùng dòng máu về trực hệ, với anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ, anh chị em cùng mẹ khác cha, với cháu ruột, với cô, gì, chú, bác ruột thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. Thứ ba, đối với tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình được quy định tại Điều 151 BLHS 1999 Thực tiễn đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này cho thấy, trên thực tế, không ít trường hợp khi cha mẹ mất hoặc cha mẹ già yếu, bệnh tật không còn khả năng nuôi con, người anh hoặc người chị ngược đãi, hành hạ các em ruột của mình hoặc các em hành hạ, ngược đãi các anh chị ruột mình không còn khả năng lao động. Đây cũng là loại hành vi vi phạm chế độ HN&GĐ, có đối tượng bị xâm hại tương tự như những đối tượng như ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình. Mặt khác, Điều 58 Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh, chị, em như sau: 1. Trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để cấp dưỡng cho con, thì anh, chị đã thành niên không chung sống với em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. 2. Em đã thành niên không chung sống với anh, chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh, chị không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Như vậy, trong trường hợp một người ngược đãi, hành hạ anh, chị, em ruột của mình một cách nghiêm trọng, thì không có cơ sở pháp lý để xử lý theo quy định tại Điều 151 BLHS 1999, mà phải xử lý về tội hành hạ người khác được quy định tại Điều 110 BLHS 1999. Việc xử lý người đã ngược đãi, hành hạ anh, chị, em ruột của mình về tội hành hạ người khác là chưa hợp lý, vì hành vi phạm tội này bên cạnh việc xâm hại tới sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của anh, chị, em ruột, còn xâm hại chế độ HN&GĐ. Việc coi hành vi phạm tội ngược đãi, hành hạ anh, chị, em mình thuộc nhóm các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ mới thể hiện đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của nó. Vì vậy, tôi xin đề xuất sửa đổi, bổ sung điều luật này như sau: Điều 151: Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, anh chị em, cháu, người có công nuôi dưỡng mình Người nào ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, anh chị em, cháu, người có công nuôi dưỡng mình gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm. 3.3.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình 1- Đối với Cơ quan Công an Để nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ Cơ quan Công an phải tăng cường công tác nắm tình hình, đánh giá đúng thực trạng, phân tích rõ nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm, dự báo chính xác diễn biến của tình hình tội phạm để có giải pháp đấu tranh phòng, chống phù hợp. Trong công tác điều tra, nghiên cứu, nắm tình hình về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ phải tập trung làm một số công tác sau đây: Thứ nhất, phải tăng cường công tác điều tra cơ bản, kịp thời nắm được tình hình những người vi phạm pháp luật HN&GĐ, để từ đó phân loại đối tượng, có biện pháp xử lý thích hợp. Công tác nắm tình hình người vi phạm pháp luật HN&GĐ nói chung, phạm các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ nói riêng, phải phục vụ kịp thời cho việc tham mưu, đề xuất cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp để chỉ đạo các ngành, tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng tham gia đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ. Thứ hai, phải sử dụng các biện pháp xác minh, làm rõ hoạt động của những người vi phạm pháp luật HN&GĐ, nhất là những người thường có hành vi bạo hành trong gia đình có hệ thống và số đối tượng có biểu hiện phạm các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ. Số đối tượng này phải được lập thành danh sách riêng, nhanh chóng thông báo cho Cảnh sát khu vực, Công an để có biện pháp quản lý thích hợp. Thứ ba, tăng cường các biện pháp quản lý, giáo dục số đối tượng vi phạm pháp luật HN&GĐ ở cơ sở. Trước hết, cần làm tốt công tác giáo dục chính trị, tưởng, nâng cao nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ trực tiếp làm công tác quản lý, giáo dục những người có hành vi vi phạm pháp luật HN&GĐ ở cơ sở, phải thấy được tầm quan trọng, ý nghĩa của công tác này trong sự nghiệp bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Làm tốt công tác này, tình hình các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ sẽ được ngăn chặn và bị đẩy lùi. Trong công tác này, Cảnh sát khu vực, Cảnh sát hình sự, Công an phụ trách xã phải phối hợp với gia đình, nhà trường, các tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng, các cụm dân cư, tổ dân phố, tổ an ninh nhân dân… để tiến hành quản lý, giáo dục những người vi phạm pháp luật HN&GĐ, có quyết định xử xử phạt hành chính về các hành vi này. Công tác này là một việc làm mang tính thường xuyên, liên tục, phải theo sát, nắm chắc diễn biến của số đối tượng này để có biện pháp phân loại, quản lý cho phù hợp. Đối với những người vi phạm nhiều lần có hệ thống, Công an cơ sở cần tham mưu cho chính quyền địa phương những biện pháp xử lý đúng pháp luật. Thứ tư, phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, huy động toàn dân tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ nói riêng là một trong những biện pháp quan trọng của ngành Công an. Mục tiêu được đặt ra là phải tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong toàn xã hội về nhận thức và hành động trong đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ; phong trào này phải được duy trì thường, xuyên liên tục. Thông qua phong trào, nhân dân, cán bộ, công nhân viên phải nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc tuân thủ pháp luật HN&GĐ, đồng thời tích cực phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh xử lý với những hành vi vi phạm pháp luật HN&GĐ, các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ. Lãnh đạo Công an các cấp phải có kế hoạch kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, kịp thời có các hình thức động viên, khen thưởng những đơn vị, cá nhân cán bộ, chiến sĩ, quần chúng nhân dân có nhiều thành tích xuất sắc trong phong trào, đồng thời kiên quyết xử lý những cán bộ, chiến sĩ không hoàn thành nhiệm vụ. Với chức năng điều tra các vụ án hình sự, Cơ quan điều tra cần tiến hành điều tra các vụ án phạm tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, áp dụng mọi biện pháp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định để xác định tội phạm, lập hồ sơ, đề nghị truy tố, tìm ra nguyên nhân, điều kiện phạm tội và yêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục, phòng ngừa. Để hoạt động của Cơ quan điều tra đạt hiệu quả cao, cần thực hiện một số vấn đề sau: Thứ nhất, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cần thực hiện, kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ điều tra và kiểm tra việc thực hiện pháp luật trong hoạt động điều tra, xử lý các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ đối với Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh, cấp huyện, bảo đảm mọi hành vi phạm tội xâm phạm chế độ HN&GĐ đều bị khởi tố, điều tra theo đúng quy định của pháp luật. Thứ hai, cơ quan điều tra các cấp cần nghiên cứu, tổng hợp tình hình các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, công tác điều tra, xử lý các tội phạm này, thực hiện công tác thống kê các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ để rút ra những đặc điểm cần chú ý trong điều tra các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, rút ra những bài học kinh nghiệm để Cơ quan điều tra trong toàn quốc tránh được những sai sót không đáng có trong việc điều tra, xử lý loại tội phạm này. Thứ ba, giải quyết tốt những khiếu nại về quyết định, hành vi tố tụng hoặc tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của điều tra viên trong các vụ án về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Kiên quyết xử lý những điều tra viên lợi dụng chức vụ, quyền hạn có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình điều tra các vụ án về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ. 2- Đối với Viện kiểm sát Với chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, VKS có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả phòng ngừa và đấu tranh chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ. Để hoạt động của VKS đạt hiệu quả cao, cần giải quyết một số vấn đề sau: Thứ nhất, VKS các cấp cần làm tốt công tác phối hợp giữa các lực lượng trong ngành và phối hợp với các cơ quan có liên quan trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đối với các vụ án phạm tội xâm phạm chế độ HN&GĐ. Chỉ trên cơ sở sự phối hợp chặt chẽ trong ngành Kiểm sát và sự phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ giữa ngành Kiểm sát với Cơ quan điều tra, Tòa án, các cơ quan có liên quan khác, thì công tác đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ có thể đạt kết quả tốt. Ngoài ra, cần nghiêm túc thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ thông tin, báo cáo, đề xuất, và hướng dẫn, chỉ đạo giải quyết những vướng mắc trong quá trình điều tra, truy tố, các vụ án về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ. VKS cấp trên ngoài việc hướng dẫn, cần theo dõi chặt chẽ việc tổ chức thực hiện, thường xuyên kiểm tra nghiệp vụ theo quy định của quy chế kiểm tra trong ngành. Kết quả kiểm tra cần được tập hợp, thông báo rút kinh nghiệm chung cho VKS và Cơ quan điều tra để hoạt động điều tra các vụ án về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ đạt hiệu quả cao và đúng pháp luật. Đối với quan hệ phối hợp giữa các khâu công tác nghiệp vụ của VKS, thì công tác kiểm sát điều tra giữ vai trò chủ đạo trong việc phối hợp với các khâu công tác khác như kiểm sát giam giữ và cải tạo, tiếp dân, giải quyết khiếu tố, văn phòng tổng hợp, cơ quan điều tra của VKS. Cần nghiên cứu, cụ thể hóa các quy định về quan hệ phối hợp, nhất là vấn đề quản lý tin báo vi phạm, tin báo về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ. Ngoài ra, VKS các cấp cũng phải tăng cường quan hệ phối hợp với các cấp ủy Đảng, các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội ở địa phương... trong việc nắm thông tin vi phạm các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, và tranh thủ sự chỉ đạo, ủng hộ của Đảng, các ngành, các cấp trong công tác kiểm sát quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, thi hành án hình sự. Thứ hai, cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ, chính trị, kiến thức về pháp luật HN&GĐ đối với kiểm sát viên, cán bộ làm công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ. Yếu tố con người luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu để nâng cao hiệu quả công tác. Vì vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng và tổ chức lực lượng cán bộ, kiểm sát viên có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là phải có kiến thức về pháp luật HN&GĐ, những quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ là việc làm hết sức thiết thực. Lãnh đạo VKS luôn luôn phải quán triệt được tầm quan trọng của công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với cán bộ thuộc trách nhiệm quản lý của mình Cán bộ, kiểm sát viên được giao nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đối với các vụ án về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, phải là những người có phẩm chất đạo đức, chính trị tốt, có tinh thần đấu tranh bảo vệ pháp luật, không ngại va chạm, có trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm công tác. Và đặc biệt vấn đề đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ phải được các cấp lãnh đạo ngành kiểm sát quan tâm hơn nữa. Để nâng cao hiệu quả công tác, cần tổ chức thường xuyên các lớp tập huấn ngắn ngày theo từng chuyên đề cụ thể về công tác kiểm sát điều tra hình sự, trong đó đi sâu vào công tác kiểm sát điều tra đối với các vụ án về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ. Ngoài việc nâng cao kiến thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, các lớp tập huấn sẽ kịp thời tháo gỡ các vướng mắc trong thực tiễn kiểm sát tuân theo pháp luật đối với các vụ án này. Thứ ba, phải phân công và quy rõ trách nhiệm của từng cán bộ trong hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với các vụ án về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ. Những cán bộ, kiểm sát viên này phải có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, nghiên cứu và đề xuất kiến nghị với lãnh đạo VKS để hoạt động kiểm sát đạt hiệu quả cao hơn. Khi để xảy ra oan, sai, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phụ trách của mình thì người đó phải chịu trách nhiệm, kể cả TNHS nếu hành vi của người đó CTTP. Thứ tư, tăng cường công tác chỉ đạo kiểm tra; kịp thời biểu dương, phổ biến kinh nghiệm của những nơi làm tốt công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố đối với các vụ án về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, đồng thời có hình thức xử lý nghiêm minh đối với những tập thể, cá nhân để xảy ra tình trạng oan, sai, trái pháp luật hoặc bỏ lọt tội phạm. 3- Đối với Tòa án Đối với TAND các cấp, thì việc áp dụng đúng, thống nhất những quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ trong công tác xét xử các vụ án về các loại tội phạm này là vấn đề rất quan trọng. Có xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, thì mới có thể tạo tiền đề cho việc phát huy tính giáo dục, phòng ngừa, răn đe của các biện pháp xử lý về hình sự đã áp dụng, mới chỉ ra được những nguyên nhân, điều kiện của loại tội phạm này để có các kiến nghị đối với các cơ quan chức năng một cách thỏa đáng. Để làm tốt việc xét xử đối với các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ theo chúng tôi, ngành Tòa án cần: Thứ nhất, TANDTC cần tổ chức Hội nghị chuyên đề hướng dẫn công tác xét xử về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, trong đó chú ý đến các căn cứ cụ thể để quyết định hình phạt, các nguyên tắc áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS, bảo đảm việc xét xử các vụ án về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ được nghiêm minh. Cần áp dụng các biện pháp chế tài hình sự một cách đúng đắn, phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS; tránh khuynh hướng áp dụng hình phạt tù một cách tràn lan không dựa trên đúng các quy định của pháp luật hình sự hiện hành. Cần nghiên cứu tập hợp các bản án về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ trong phạm vi toàn quốc để xem xét, đánh giá, rút kinh nghiệm, phục vụ việc nâng cao kỹ năng xét xử của thẩm phán về loại tội phạm này và tạo điều kiện để nhân dân tham gia giám sát hoạt động xét xử của Tòa án. Ngoài ra, sau khi bản án hình sự về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ đã có hiệu lực pháp luật, TAND các cấp cần phối hợp chặt chẽ với VKS nhân dân, các cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành án, tổ chức tốt khâu thi hành án hình sự, thi hành phần dân sự trong bản án hình sự tránh tình trạng buông lỏng hiện nay. Thứ hai, TAND các địa phương cần phối hợp với Cơ quan điều tra, VKS tiến hành rà soát lại toàn bộ các vụ án về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ thuộc thẩm quyền xét xử của cấp mình. Tập trung nghiên cứu, đánh giá giá đúng tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm mà xử lý nghiêm minh theo đúng pháp luật, công bố kết quả xét xử trên các phương tiện truyền thông đại chúng để có tác động giáo dục, phòng ngừa, răn đe, cũng như động viên các tầng lớp nhân dân tham gia tích cực trong cuộc đấu tranh phòng, chống các tôi xâm phạm chế độ HN&GĐ. Thứ ba, cùng với việc áp dụng pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự đúng trong khâu xét xử, Tòa án các cấp cần chú ý phát hiện thiếu sót và các hành vi vi phạm pháp luật khác trong quan hệ HN&GĐ, các nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm. Trên cơ sở đó, Tòa án cần yêu cầu các cơ quan hữu quan có biện pháp cần thiết để khắc phục nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm. Nội dung này ít được các Tòa án chú ý hiện nay. Thứ tư, hiệu lực và hiệu quả của việc xét xử các vụ án về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ phụ thuộc rất nhiều vào khâu thi hành án hình sự, thi hành phần dân sự trong bản án hình sự. Trong lĩnh vực này, ngành Tòa án cần có sự phối hợp chặt chẽ với VKS, các cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án, bảo đảm bản án, quyết định hình sự của Tòa án về các vụ án phạm tội xâm phạm chế độ HN&GĐ đã có hiệu lực pháp luật đều được thực hiện trên thực tế. Nếu bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không được thực hiện hoặc thực hiện không triệt để, thì toàn bộ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử sẽ không có ý nghĩa và sẽ không đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Ngoài ra, Tòa án các cấp cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành án hình sự, thi hành phần dân sự trong bản án hình sự, đặc biệt là trong khâu cung cấp thông tin về những người phạm tội có được qua hoạt động xét xử để tổ chức tốt công tác giáo dục, cải tạo người bị kết án trở thành người lương thiện, có ích cho xã hội, tạo các điều kiện cần thiết để họ có thể tái hòa nhập cộng đồng, phòng ngừa họ phạm tội mới. Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng của Tòa án các cấp và các cơ quan có liên quan, vì có thực hiện tốt nhiệm vụ này, mới có thể đánh giá được hiệu quả của toàn bộ hoạt động tư pháp hình sự. Đồng thời, Tòa án các cấp cũng cần thông qua việc ra các quyết định thi hành án kịp thời, đúng pháp luật, để giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng, chống tội phạm. 3.3.3. Biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật hôn nhân và gia đình, những quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình Những quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ có mối liên hệ chặt chẽ với pháp luật HN&GĐ, vì vậy để đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm HN&GĐ có hiệu quả, cần làm tốt hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật HN&GĐ, những quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật HN&GĐ, những quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ là việc truyền đạt, giải thích rộng rãi đến các tầng lớp nhân dân, để mọi người đều biết các quy định của pháp luật HN&GĐ, các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, nhằm thuyết phục, vận động họ có thói quen sống theo pháp luật, làm theo pháp luật như là một đòi hỏi tất yếu của xã hội văn minh. Mục đích của tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật HN&GĐ, các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ là nâng cao ý thức, nhận thức và sự quan tâm của mỗi người về trách nhiệm cá nhân chăm lo xây dựng gia đình, làm cho gia đình thật sự trở thành tổ ấm; nâng cao sự hiểu biết pháp luật HN&GĐ, các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ trong các tầng lớp nhân dân; hình thành lòng tin vào sự cần thiết của pháp luật nói chung, pháp luật HN&GĐ nói riêng, lợi ích của các quy phạm pháp luật. Từ đó, hình thành tình cảm tôn trọng pháp luật, thái độ không khoan nhượng đối với các vi phạm pháp luật HN&GĐ và đối với các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ. Nội dung của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật HN&GĐ, các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ bao gồm: các thông tin về pháp luật nói chung và về pháp luật HN&GĐ, các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ nói riêng; các thông tin về việc thực hiện pháp luật, về tình hình vi phạm pháp luật HN&GĐ và về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, về việc điều tra, xử lý các vi phạm, các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ; các thông tin về kết quả nghiên cứu, điều tra xã hội học về thực hiện, áp dụng pháp luật về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, về vị trí, tác động của các văn bản pháp luật về HN&GĐ đối với đời sống kinh tế - xã hội; nhu cầu, đề xuất của các tầng lớp nhân dân đối với việc hoàn thiện pháp luật HN&GĐ, những quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ. Việc xác định đúng nội dung của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật HN&GĐ, các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ có ý nghĩa quyết định cho việc đạt tới mục đích của hoạt động này. Tuy nhiên, nội dung của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật HN&GĐ, các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ không thể tự thân đi vào nhận thức, tình cảm của người được giáo dục mà phải thông qua những kênh truyền tải thông tin, các cách thức và biện pháp tác động nhất định phù hợp với khả năng tiếp cận của các tầng lớp nhân dân. Do đó, hiệu quả của biện pháp này phụ thuộc không chỉ vào nội dung mà còn phụ thuộc vào các yếu tố tiếp theo của quá trình tuyên truyền pháp luật HN&GĐ, các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, đó là hình thức, phương tiện, phương pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật HN&GĐ, các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ. Hình thức giáo dục, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật HN&GĐ, các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ là các dạng hoạt động cụ thể để tổ chức quá trình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật HN&GĐ, những quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ. Có thể tiến hành các hình thức sau: - Phổ biến, nói chuyện pháp luật HN&GĐ, những quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm HN&GĐ, tại các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, tổ chức quần chúng, địa bàn dân cư, các hội nghị, hội thảo pháp luật HN&GĐ, trong các trường học. - Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật HN&GĐ, những quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm HN&GĐ thông qua các câu lạc bộ pháp luật, các đội thông tin, cổ động pháp luật, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật HN&GĐ. - Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật HN&GĐ, những quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm HN&GĐ thông qua báo chí, đài phát thanh, vô tuyến truyền hình, các phương tiện truyền thông đại chúng khác. Để việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đạt hiệu quả cao, cần phải kết hợp các hình thức khác nhau, nhằm phát huy hết sức mạnh tác động của từng hình thức, bổ sung, hỗ trợ cho những hạn chế của từng hình thức nêu trên. Những phương tiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật HN&GĐ, các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ có nhiều, nhưng chủ yếu gồm có các phương tiện sau đây: - Bằng lời nói trực tiếp. - Bằng các phương tiện truyền thông đại chúng. - Bằng những hiện vật nhìn thấy được. - Bằng các loại hình văn hóa, nghệ thuật. Có thể coi một loại phương tiện đặc thù của tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật HN&GĐ, những quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ là các quyết định của các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong hoạt động thi hành và bảo vệ pháp luật HN&GĐ, các bản án, quyết định hình sự của Tòa án về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ. Tất cả những hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật HN&GĐ, những quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, chỉ thật sự có ý nghĩa tích cực, tác động lành mạnh đến ý thức và hành vi tuân thủ pháp luật HN&GĐ của người dân, khi họ thấy được những quyết định đúng đắn, nghiêm minh, công bằng trong việc áp dụng những quy định của pháp luật để giải quyết, xử lý các vi phạm về pháp luật HN&GĐ, các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ. Như vậy, bản thân các quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyết trong việc giải quyết các vi phạm về pháp luật HN&GĐ, các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ đã chứa đựng yếu tố giáo dục pháp luật rất lớn và là phương tiện truyền tải nội dung giáo dục pháp luật HN&GĐ trực tiếp nhất. Thực tiễn tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về lĩnh vực này cho thấy, việc nghiên cứu để sử dụng và phát huy tác dụng của một số phương tiện như tranh, biển cổ động, các loại sổ bỏ túi, tờ rơi hay các loại hình nghệ thuật (phim ảnh, sân khấu,…) chưa được thực hiện nhiều, chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức. Đây là vấn đề cần được quan tâm khắc phục trong thời gian tới. Cần tiếp tục đa dạng hóa hình thức, phương tiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật HN&GĐ nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu phù hợp với đặc điểm của địa phương, để các cấp, các ngành, các cơ quan, đoàn thể có thể hiểu sâu vị trí, vai trò, tầm quan trọng của pháp luật HN&GĐ, qua đó, xác định rõ trách nhiệm của mình trong việc phối hợp, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các cơ quan bảo vệ pháp luật hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đặc biệt cần khuyến khích thành lập các loại hình Câu lạc bộ gia đình, nơi mọi người có thể tham gia các sinh hoạt theo giới tính, theo lứa tuổi, nghề nghiệp, theo sở thích để trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau những điều cần thiết trong trách nhiệm làm vợ, làm chồng, làm cha, làm mẹ, ông, bà... để ngay từ đầu, tránh được những bỡ ngỡ, những điều đáng tiếc không đáng có trong sứ mệnh thực sự quan trọng của đời sống gia đình. Nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng tủ sách pháp luật ở xã, phường, vì đây là nguồn cung cấp thông tin pháp luật quan trọng cho người dân. Để nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật HN&GĐ, bên cạnh việc nâng cao trách nhiệm của các tổ chức Đảng, chính quyền, các tổ chức, đoàn thể có liên quan, cần thiết phải đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật HN&GĐ thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam, ủy ban Dân số và kế hoạch hóa gia đình, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, giáo viên giảng dạy pháp luật trong các trường, phóng viên, biên tập viên chuyên mục HN&GĐ của các báo, đài phát thanh, vô tuyến truyền hình, cho cán bộ các cơ quan bảo vệ pháp luật như Tòa án, VKS, Tư pháp… Chính việc bồi dưỡng, đào tạo, chuyên môn hóa đội ngũ báo cáo viên về pháp luật HN&GĐ, các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ sẽ nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực này. 3.3.4. Biện pháp về tăng cường sự phối hợp giữa Công an, Viện kiểm sát, Tòa án với các tổ chức, đoàn thể có liên quan trong đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình. Để nâng cao hiệu đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, cần làm tốt sự phối hợp giữa Công an, VKS, Tòa án và sự phối hợp giữa các cơ quan này với các tổ chức, đoàn thể có liên quan. Để làm tốt sự phối hợp giữa Công an, VKS, Tòa án trong đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, cần làm tốt một số việc sau đây: Một là, cần giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ các cơ quan bảo vệ pháp luật có ý thức phối hợp chặt chẽ trong đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp trong đấu tranh phòng chống tội phạm; nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 08 ngày 02-01-2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới. Hai là, phải phối hợp trong công tác nắm tình hình, quản lý, xử lý tốt tin báo về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ. Công an, VKS, Tòa án cần rút kinh nghiệm về những biểu hiện thiếu phối hợp chặt chẽ trong khâu nắm tình hình, xử lý tin báo, tố giác về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ trong thời gian qua; chỉ đạo thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về công tác tiếp nhận và xử lý tin báo, tố giác tội phạm thuộc chức năng, nhiệm vụ của ngành mình. VKS phải thường xuyên kiểm sát chặt chẽ việc khởi tố của Cơ quan điều tra, phát hiện các trường hợp bỏ lọt tội phạm, người phạm tội để kịp thời yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố, hoặc khởi tố để yêu cầu Cơ quan điều tra tiến hành điều tra theo quy định của pháp luật, bảo đảm mọi tin báo, tố giác các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ đều được xác minh, xử lý kịp thời. Ba là, sự phối hợp hoạt động giữa Công an, VKS, Tòa án trong hoạt động điều tra, truy tố xét xử là biện pháp quan trọng phát huy sức mạnh tổng hợp của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ; sự phối hợp này còn nhằm hạn chế và khắc phục những sai lầm của mỗi cơ quan, bảo đảm tính khách quan, chính xác trong quá trình giải quyết vu án. Công an, VKS, Tòa án cần tăng cường công tác phối hợp kiểm tra liên ngành đặc biệt là kiểm tra các đơn vị nghiệp vụ của ba cơ quan ở cấp quận, huyện về hoạt động điều tra, truy tố, xét xử nói chung và đối với các vụ án về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ nói riêng. Nội dung kiểm tra tập trung vào những vụ án có dấu hiệu oan, sai hoặc có dư luận xấu; kịp thời rút kinh nghiệm, tránh bỏ lọt tội phạm, người phạm tội, đồng thời khắc phục, sửa chữa những vi phạm trong quá trình tiến hành tố tụng. Bốn là, tăng cường phối hợp đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, nhất là các vụ án về tội loạn luân phức tạp, dư luận quan tâm, phục vụ kịp thời nhiệm vụ chính trị của địa phương. Trong sự phối hợp hoạt động, phải bảo đảm đúng nguyên tắc, kiên quyết chống các biểu hiện của chủ nghĩa quan liêu, bè phái, cục bộ. Thực tiễn đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ cho thấy, hoạt động này sẽ không có hiệu quả nếu không có sự tham gia, phối hợp của các tổ chức, đoàn thể thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam, ủy ban Dân số và kế hoạch hóa gia đình, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam đều có thể có thông tin về các cá nhân vi phạm pháp luật HN&GĐ. Vì vậy, nếu không phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và làm tốt công tác phối hợp, thì hiệu quả đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ sẽ không cao. Để giải quyết vấn đề này, các cơ quan bảo vệ pháp luật cần làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc phân công trách nhiệm và phối hợp hoạt động của các tổ chức, đoàn thể có liên quan đến cuộc đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ của địa phương. Các cơ quan bảo vệ pháp luật cần chủ động xây dựng quy chế phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ nói chung, và có phương án phối hợp đối với từng vụ việc cụ thể. Hội Phụ nữ các cấp cần tiếp tục chỉ đạo lồng ghép ba chương trình: phòng, chống tội phạm - phổ biến, giáo dục pháp luật - xây dựng gia đình văn hóa với công tác đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ ở các cấp hội. Công an các cấp phải phối hợp với Hội Phụ nữ trực tiếp đến các gia đình thường xuyên có mâu thuẫn, lục đục, con em có biểu hiện hư hỏng, vi phạm pháp luật để có biện pháp giải quyết. Vận động cha mẹ, người lớn tuổi trong gia đình gương mẫu để con cháu noi theo, thực hiện tốt nghĩa vụ của gia đình đối với người cao tuổi, trẻ em. Phát động phong trào "nuôi con khỏe, dạy con ngoan", vận động chị em phụ nữ tham gia giúp đỡ những gia đình nghèo, khó khăn, đỡ đầu, nuôi dưỡng những em không còn cha mẹ, người thân, tham gia giáo dục các em thanh, thiếu niên hư ở cụm dân cư, tổ dân phố, thôn xóm của mình, tích cực tham gia phong trào đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật HN&GĐ, các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ. Công an các cấp cũng cần làm tốt công tác phối hợp với Hội Cựu chiến binh trong việc phát huy bản chất tốt đẹp của các đồng chí cựu chiến binh để tham gia công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, đạo đức cách mạng, những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam tại địa phương; vận động các đồng chí cựu chiến binh còn sức khỏe tham gia công tác đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ. Công an các cấp cũng cần phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, Hội người cao tuổi, Hội Nông dân, các đoàn thể quần chúng khác ở địa phương để các tổ chức này giúp các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác giữ gìn trật tự, an toàn xã hội như Hội Nông dân vận động hội viên quan tâm xây dựng gia đình văn hóa, Hội người cao tuổi có biện pháp nắm tình hình về các trường hợp hành hạ, ngược đãi người cao tuổi ở địa phương... Sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật với các tổ chức, đoàn thể là tiền đề quan trọng để từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm nói chung, các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ nói riêng. 3.3.5. Tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình. Ngày nay, hòa bình, ổn định và hợp tác để phát triển đang trở thành xu thế của các quốc gia trên thế giới. Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển sản xuất. Toàn cầu hóa kinh tế là xu thế tất yếu mà các quốc gia muốn phát triển tốt đều phải tham gia. Thế giới đang đứng trước nhiều vấn đề toàn cầu mà không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết nếu không có sự hợp tác đa phương. Quá trình hợp tác và liên kết khu vực, liên kết quốc tế về kinh tế, thương mại, văn hóa và nhiều lĩnh vực khác, ngày càng tăng nhanh và đang trở thành xu thế tất yếu trong cộng đồng quốc tế. Trong lĩnh vực đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, hợp tác quốc tế cũng đang trở thành vấn đề bức xúc bởi các lý do sau: Thứ nhất, cùng với xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế - văn hóa, các hành vi suy đồi, bạo hành trong quan hệ HN&GĐ cũng đang được các nước trên thế giới và khu vực quan tâm. Không riêng ở nước ta, tình hình các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ cũng đang diễn biến phức tạp, làm xói mòn đạo đức truyền thống của các dân tộc, nhất là các nước chịu ảnh hưởng của Nho giáo trước đây như Hàn Quốc, Nhật Bản.... Thứ hai, trong những năm gần đây ở Việt Nam, việc kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài ngày càng tăng. Hôn lễ thường được tiến hành ở Việt Nam, sau đó người vợ theo chồng về nước. Tuy nhiên, trên thực tế cũng đã xảy ra nhiều vụ hôn nhân với người nước ngoài, nhưng trên thực tế là buôn bán phụ nữ, đưa vào các nhà bán dâm, đối xử tệ bạc như con ở, khiến nhiều chị em phải trốn về nước và đã tố cáo những hành vi xấu xa này. Vì vậy, sự phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật của nước ta với các cơ quan bảo vệ pháp luật của những nước có liên quan là hết sức cần thiết. Thứ ba, ở các nước láng giềng với nước ta, có nhiều nét tương đồng về văn hóa, nhất là trong lĩnh vực HN&GĐ. Các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ cũng diễn ra phức tạp cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường. Vì vậy, việc trao đổi kinh nghiệm đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ cũng phải được đặt ra, vì điều này mang lại lợi ích cho các bên. Để tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, chúng tôi xin kiến nghị: Thứ nhất, phổ biến rộng rãi và tổ chức thực hiện các điều quốc tế, trong đó có các điều ước quốc tế về bảo vệ quyền phụ nữ, quyền trẻ em mà Nhà nước ta đã ký kết hoặc gia nhập. Chủ động nghiên cứu để ký kết các Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự với các nước, trước hết là với các nước láng giềng, các nước trong khu vực và các nước có quan hệ truyền thống, các nước có đông việt kiều làm ăn, sinh sống. Thứ hai, phải nhận thức đầy đủ những thuận lợi, khó khăn của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, hợp tác về tư pháp hình sự, trong đó có hợp tác đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ để chủ động triển khai các hoạt động xây dựng và hoàn thiện những quy định của pháp luật hình sự, trong đó có những quy định về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ theo lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước. Bộ Tư pháp cần chủ trì cho dịch BLHS của các nước có đông Việt kiều làm ăn sinh sống, các nước ASEAN. Đây là việc làm hết sức thiết thực, vì khi chúng ta có mối quan hệ nhiều mặt với các nước này, thì cũng cần tìm hiểu pháp luật hình sự hiện hành của họ, trong đó có các quy định về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ. Thứ ba, cần vận động các nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế và nước ngoài, phục vụ việc tìm hiểu kinh nghiệm đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, hỗ trợ việc tăng cường năng lực, hiệu quả công tác của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Thứ tư, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, cần cử các đoàn cán bộ gồm các nhà hình sự học, tội phạm học hàng đầu của đất nước đi nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm về lập pháp hình sự, đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ nói riêng. Đây là việc làm cần thiết, vì chúng ta cũng cần học tập, tiếp thu có chọn lọc những giá trị lập pháp hình sự tiên tiến cũng như kinh nghiệm trong đấu tranh phòng, chống tội phạm của các nước phát triển trên thế giới. Kết luận 1. Hôn nhân và gia đình là một nhóm quan hệ xã hội chịu sự điều chỉnh của rất nhiều ngành luật. Luật HN&GĐ quy định về chế độ HN&GĐ, trách nhiệm của công dân, Nhà nước và xã hội trong việc củng cố chế độ HN&GĐ Việt Nam. Luật dân sự cũng điều chỉnh lĩnh vực HN&GĐ thông qua việc điều chỉnh quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ, chồng và các thành viên khác trong gia đình như giám hộ, đại diện, nuôi con nuôi, thừa kế, tài sản, quyền sở hữu... Luật hình sự không quy định quyền và nghĩa vụ nhân thân hay tài sản giữa vợ, chồng và các thành viên khác trong gia đình mà chỉ bảo vệ quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình thông qua việc quy định một loạt các hành vi bị coi là tội phạm và hình phạt tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi đó. Trong BLHS 1999, các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ được quy định tại chương XV Phần các tội phạm (từ Điều 146 đến Điều 152) bao gồm các tội cụ thể sau: tội cưỡng ép kết hôn (Điều 146); tội cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ (Điều 14); tội vi phạm chế độ một vợ một chồng (Điều 14); tội tổ chức tảo hôn (Điều 14); tội tảo hôn (Điều 14); tội đăng ký kết hôn trái pháp luật (Điều 149); tội loạn luân (Điều 150); tội ngược đãi ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình (Điều 151); tội hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình (Điều 151); tội từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng (Điều 152); tội trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng (Điều 152). Bộ luật đã bổ sung ba tội danh mới, đó là tội đăng ký kết hôn trái pháp luật và tội từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng và trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng. Đây là sự bổ sung cần thiết, kịp thời của Nhà nước ta khi các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ ở nước ta đang có xu hướng gia tăng, phá hoại những giá trị đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam. 2. Tình hình các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ ở nước ta hiện nay vẫn đang diễn biến phức tạp. Hậu quả của nhóm tội này không những gây tác hại hết sức nghiêm trọng đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người cao tuổi, phụ nữ, trẻ em và các thành viên khác trong gia đình, mà còn làm băng hoại thuần phong, mỹ tục, xâm hại chế độ HN&GĐ tiến bộ XHCN, gây ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội. Một trong những nguyên nhân và điều kiện chủ yếu làm phát sinh, tồn tại, và phát triển nhóm tội này là do người dân chưa nhận thức đúng và đầy đủ về pháp luật HN&GĐ, và ý thức chấp hành pháp luật của người dân chưa cao. Mặt khác, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật HN&GĐ, những quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ còn nhiều hạn chế, kém năng động, thiếu sức thuyết phục, chưa phù hợp với từng loại đối tượng. Đáng chú ý, các cơ quan bảo vệ pháp luật còn thiếu kiên quyết, chưa nghiêm khắc, còn có biểu hiện buông lỏng trong đấu tranh phòng, chống các vi phạm pháp luật HN&GĐ, các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ.. 3. Trong bối cảnh nước ta đang hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, tình hình các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ trong thời gian tới sẽ còn diễn biến phức tạp, tiếp tục gây ra những thiệt hại to lớn đối với tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người cao tuổi, phụ nữ, trẻ em và các thành viên khác trong gia đình, ảnh hưởng xấu tới trật tự an toàn xã hội của đất nước. Trong thời gian tới, để đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ có hiệu quả, cần làm tốt các biện pháp cơ bản sau đây: - Cần sửa đổi, bổ sung một số quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, tình hình, diễn biến của các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ. - Công tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến pháp luật HN&GĐ, cũng như tác hại của các hành vi vi phạm pháp luật HN&GĐ, các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ là biện pháp cơ bản nhằm nâng cao ý thức tự giác chấp hành, tạo ra thói quen tuân thủ pháp luật về lĩnh vực này của người dân. Nội dung tuyên truyền pháp luật HN&GĐ phải thiết thực, dễ hiểu; hình thức tuyên truyền cần đa dạng, phong phú, phù hợp với từng loại đối tượng và địa bàn dân cư; cách làm phải thường xuyên, liên tục. 4. Đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ là nhiệm vụ rất khó khăn, phức tạp, vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài. Cần có kế hoạch và biện pháp cụ thể phù hợp với từng ngành, từng địa phương, từ việc bổ sung hoàn chỉnh cơ sở pháp lý của cuộc đấu tranh, đến việc tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật… Vì vậy, phải coi đây là cuộc đấu tranh của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp, các ngành, đặt dưới sự lãnh đạo thường xuyên, thống nhất của các cấp ủy Đảng. Phải phát động phong trào quần chúng tham gia đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, đồng thời phát huy vai trò nòng cốt của các tổ chức, đoàn thể như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, ủy ban Bảo vệ, chăm sóc bà mẹ và trẻ em Việt Nam, ủy ban Dân số và kế hoạch hóa gia đình, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam... Trong lãnh đạo, chỉ đạo, phải luôn luôn bám sát các Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhất là pháp luật HN&GĐ, để có những biện pháp, chủ trương sát thực, có hiệu quả. Chỉ trên cơ sở tiến hành đồng bộ các biện pháp trên, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống chính trị, mới có thể nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ hiện nay ở nước ta. danh mục Tài liệu tham khảo 1. Ph. Ăngghen (1972), Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước, Nxb Sự thật, Hà Nội. 2. Ban dự thảo Bộ luật hình sự sửa đổi (1998), "Bộ luật hình sự của Liên bang Nga", Dân chủ và pháp luật, (4). 3. Bộ Công an (2000), Tài liệu tập huấn chuyên sâu Bộ luật hình sự 1999, Công ty in Ba Đình, Hà Nội. 4. Bình luận khoa học Bộ luật hình sự (1999), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Phuthonphútthakhănty (người dịch), Kiều Đình Thụ (người hiệu đính). 6. "Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" (2000), Dân chủ và pháp luật, Số chuyên đề. 7. Bộ luật hình sự Nhật Bản (1994), Nguyễn Văn Hoàn (người dịch), Uông Chu Lưu (người hiệu đính) 8. Bộ luật hình sự Việt Nam (1997), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 9. Bộ luật hình sự Việt Nam (2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 10. Bộ Tư pháp, Bộ luật hình sự Thụy Điển. 11. Chính phủ (2001), Nghị định số 70/2001/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Hà Nội. 12. Lê Cảm (1999), Các nghiên cứu chuyên khảo về phần chung Luật hình sự, tập 1, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 13. Lê Cảm (1999), Hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 14. Lê Cảm (2000), "Luật hình sự Việt Nam thế kỷ XV- cuối thế kỷ XVIII", Dân chủ và pháp luật. 15. Lê Cảm (2005), Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 16. Nguyễn Văn Cừ (2003), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 17. Bùi Anh Dũng (2003), Tìm hiểu các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân, các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình, Nxb Lao động, Hà Nội. 18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1984), Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội. 19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 21. Nguyễn Ngọc Điệp (2000), Tìm hiểu các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình và các tội phạm đối với người chưa thành niên, Nxb phụ nữ, Hà Nội. 22. Lê Thị Thu Hà (2004), Tội cướp giật tài sản theo Luật hình sự Việt Nam: một số khía cạnh pháp lý hình sự và tội phạm học, Luận văn Thạc sĩ luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. 23. "Hà Giang trên con đường đổi mới" (2000), Dân chủ và pháp luật, Số chuyên đề. 24. Nguyễn Văn Hảo (1974), Bộ hình luật Việt Nam, Nxb Khai trí. 25. Hiến pháp Việt Nam (2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 26. Nguyễn Ngọc Hòa (2004), Cấu thành tội phạm lý luận và thực tiễn, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 27. "Hôn nhân và gia đình" (2000), Dân chủ và pháp luật, Số chuyên đề. 28. Khoa luật Trường Đại học Quốc gia Hà Nội (1997), Giáo trình lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội. 29. Khoa luật Trường Đại học Quốc gia Hà Nội (1999), Giáo trình Tội phạm học, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội. 30. Khoa luật Trường Đại học Quốc gia Hà Nội (2001), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần chung), Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội. 31. Khoa luật Trường Đại học Quốc gia Hà Nội (2003), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần riêng), Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội. 32. Luật hôn nhân và gia đình (2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 33. Đặng Văn Lung, Nguyễn Sông Thao, Hoàng Văn Trụ (1999), Phong tục tập quán các dân tộc Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 34. Đinh Văn Quế, Bình Luận khoa học Bộ luật hình sự phần Các tội phạm, Tập III Các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân, xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình (Bình luận chuyên sâu), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 35. Quốc hội (2000), Nghị quyết số 35/2000/QH ngày 09-06 về việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình 2000, Hà Nội. 36. Quốc triều hình luật (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 37. Lê Thị Sơn (1996), "Hoàn thiện chế định cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự", Luật học, (6) 38. Phan Đăng Thanh và Trương Thị Hòa (2000), Pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam xưa và nay, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 39. Lê Thi (2001), "Bạo lực đối với phụ nữ là nguyên nhân hạn chế sự tiến bộ và phát triển", Khoa học về phụ nữ, (2). 40. Kiều Đình Thụ (1996), Tìm hiểu luật hình sự Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 41. Trần Quang Tiệp (2003), Lịch sử Luật hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 42. Tòa án nhân dân tối cao (1975), Tập hệ thống hóa luật lệ về hình sự, tập 1, Hà Nội. 43. Tòa án nhân dân tối cao (1979), Tập hệ thống hóa luật lệ về hình sự, tập 2, Hà Nội. 44. Tòa án nhân dân tối cao (1998), Báo cáo tổng kết năm 1997, Hà Nội. 45. Tòa án nhân dân tối cao (1999), Báo cáo tổng kết năm 1998, Hà Nội. 46. Tòa án nhân dân tối cao (2000), Báo cáo tổng kết năm 1999, Hà Nội. 47. Tòa án nhân dân tối cao (2000), Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23-12 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2000, Hà Nội. 48. Tòa án nhân dân tối cao (2001), Báo cáo tổng kết năm 2000, Hà Nội. 49. Tòa án nhân dân tối cao (2002), Báo cáo tổng kết năm 2001, Hà Nội. 50. Tòa án nhân dân tối cao (2003), Báo cáo tổng kết năm 2002, Hà Nội. 51. Tòa án nhân dân tối cao (2004), Báo cáo tổng kết năm 2003, Hà Nội. 52. Tòa án nhân dân tối cao (2005), Báo cáo tổng kết năm 2004, Hà Nội. 53. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Tư pháp (2001), Thông tư liên tịch số 01/2001 ban hành ngày 03-01 hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09-06-2000 về việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình 2000, Hà Nội. 54. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ tư pháp (2001), Thông tư liên tịch số 01/2001 ban hành ngày 25-09 về hướng dẫn áp dụng các quy định tại Chương XV các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình của Bộ luật hình sự 1999, Hà Nội. 55. Tòa chính trị Đông Dương, Luật hình An Nam thi hành ở Bắc Kỳ. 56. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 57. Trường Đại học Luật Hà Nội (2000), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 58. Đào Trí úc (1994), Nghiên cứu về hệ thống pháp luật Việt Nam thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 59. Đào Trí úc (Chủ biên) (1995), Tội phạm học, Luật hình sự và luật tố tụng hình sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 60. Trịnh Tiến Việt (2002), "Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu, người có công nuôi dưỡng mình trong Bộ luật hình sự năm 1999", Kiểm sát, (9). 61. Trịnh Tiến Việt (2002), "Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng trong Bộ luật hình sự năm 1999", Kiểm sát, (4). 62. Trịnh Tiến Việt (2003), "Một số vấn đề cần lưu ý khi áp dụng các quy định tại Chương Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình trong Bộ luật hình sự năm 1999", Khoa học pháp lý, (1). 63. Nguyễn Như ý (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4_2604.pdf
Luận văn liên quan