Shakespear đã khai sinh ra một thể loại bi kịch mới : bi kịch tính cách,
chính tính cách của nhân vật quyết định số phận của họ và làm nên cái hay vở
kịch. Bi kịch của Shakespear đầy kịch tính, gay cấn. ông đã sử dụng biện
pháp lưỡng hóa để đào sâu nội tâm nhân vật. Ngòi bút của ông không chỉ
miêu tả ngoại diện nhân vật mà còn ông miêu tả những diễn biến, những diễn
biến trong tâm trạng, những cuộc đấu tranh trong tâm hồn các nhân vật. Tâm
lý các nhân vật của Shakespear biến đổi không ngừng theo hoàn cảnh khách
quan mà nó tiếp xúc. Nhân vật của Shakespear một khi được ông xây dựng
nên thì nó là một nhân vật sống, một con người sống, hành động suy nghĩ là
hành động suy nghĩ của chính nó chứ nó không chịu sự điều khiển của tác giả.
Nếu như với bi kịch truyền thống những gì thuộc về nhân vật và thế giới xung
quanh nó được đề xuất qua nhận xét của tác giả thì với Shakespear đều
chuyển qua phạm vi ý thức của nhân vật. Nhân vật của Shakespear có tính
độc lập của nó, trong nhân vật bao giờ cũng có một cái gì đó của chính nó chứ
nó không chịu sự điều kiến từ bên ngoài. Shakespear chính là người thầy của
thủ pháp : "tìm ra con người trong con người" mà nhiều tác giả sau này đều
phải học phương pháp sáng tác này của ông, kịch hiện đại, truyện, tiểu thuyết
hiện đại sau này đều học hỏi ít nhiều ở bi kịch của Shakespear.
86 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 6912 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cái bi và nghệ thuật bi kịch của Shakespear qua các vở kịch Rômeô – Juliet, Hamlet, Ôtenlô, vua Lear, Macbeth, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
theo đuổi và
phụng thờ, một sự hủy duyệt của lòng tin mà với Ôtenlô mất lòng tin là mất
tất cả.
Chàng giết Desdemona vì đau đớn phẫn nộ và tiếc hận rằng một con
người đạo đức đến như vậy lại có thể hành động xấu xa đến như thế. Ngay
trong hành động giết người của chàng ta cũng không nhì thấy "cái bản chất
man ri", "cái thú tính trở lại" như một số nhà phê bình như Shiegel đã phân
tích. Những phản ứng của Ôtenlô rất tự nhiên đối với một con người : tin lời
Iago, ngờ vực tất cả ngay cả những lời Emille khẳng định vì đức hạnh của
Desdemona, tuy vẫn yêu nhưng bây giờ chàng không còn bình tĩnh nữa sáng
suốt trang nhã như Ôtenlô thuở trước. Chàng trở nên cục cằn đến tát vợ trước
mặt mọi người. Chàng mất trí đến nói năng lảm nhảm ngay trong cuộc tiếp
tân, chàng phẫn ưất đến mê loạn, lúc nào chàng cũng bị ám ảnh bởi những
hình ảnh bẩn thỉu mà Iago đã gợi ra để cuối cùng chàng giết vợ, giết vợ nhưng
vẫn yêu vợ say đắm "Hãy để ta hôn em một lần nữa, một lần nữa thôi! Nhưng
thế dù có phải ra tay hành quyết thì tình yêu em lại đắm chìm trong trái tim
ta".
"Ta sẽ giết em và sẽ vẫn yêu em. Ta hôn em một lần nữa cuối cùng. Một
cái hôn dịu dàng, đằm thắm như vậy nhưng là một cái hôn chưa từng từng
thấy bao giờ. Ta khóc, nhưng đây là những giọt nước mắt ác nghiệt! Nỗi đau
đớn này thật siêu phàm, đánh vào chính người ta yêu dấu". Chàng biết rằng
"tắt ngọn đèn kia rồi tắt ngọn đèn này" hỡi ngọn đèn đang cháy sáng sau khi
ta dập tắt mi, nếu có hồi lại, ta vẫn có thể trả lại ánh sáng cho mi được, nhưng
còn ngọn lửa này, ôi kiệt tác tuyệt vời của hóa công kỳ diệu. Một khi ánh sáng
của mi tắt rồi ta không biết tìm đâu ra ngọn lửa thần Promethé để có thể nhen
lại áng sáng cho mi được". Nhưng "nàng phải chết" vì theo Iago, nàng đã chà
đạp lên tình yêu cao thượng đắm say của chàng để vụng trộm với phó tướng
của chàng, mà hành động đó công khai trước mặt mọi người. Đó chính là một
63
cách gián tiếp nàng cho Ôtenlô biết rằng mình có một người chồng không
xứng đáng. Lòng tự trọng của chàng không chịu nổi sự xúc phạm trắng trợn,
bỉ ổi đó.
Ôtenlô đã thi hành bản án nhân danh sự trong trắng của con người để trả
thù cho tình yêu, cho lòng tin, cho danh dự. Vì thế khi công lý được phơi bày,
mọi chuyện đã rõ, Ôtenlô đã khóc "như cây Ảrập đầm đìa nhựa thuốc".
Ôtenlô là con người "tuy không quen mủi lòng cũng đã rơi lệ chan hòa", "lệ ta
không cầm được, nhưng đây là giọt lệ mà thượng đế rỏ xuống khi phải trừng
trị đứa con yêu". Khóc không phải vì thương tiếc vì mất nàng mà còn vì sung
sướng khi thấy Desdemona vẫn nguyên vẹn là con người mà mình hằng tin
tưởng và yêu thương như ngày trước.
Và khi lòng tin được phục hồi thì Ôtenlô vui vẻ thanh thản khi đón nhận
cái chết bên người yêu, chàng cảm thấy thanh thản hơn vạn lần cuộc sống
trước đây.
"Ta hôn em trước khi giết em,và bây giờ đây, ta chỉ còn cách tự giết ta
và chết trên cặp môi của em. Sự tự sát của Ôtenlô không phải là một hành vi
tuyệt vọng. "Chàng chết trong sự bừng tỉnh dậy", trong niềm an ủi lớn khi
nhận thấy Desdemona vẫn là hiện thân trung thành của lý tưởng nhân văn chủ
nghĩa về tình yêu cao đẹp.
Ôtenlô vừa là con người chứa đầy mâu thuẫn", là "cả một thế giới phức
tạp" (smirnor). Tính chất của bi kịch không chỉ thể hiện ở chỗ lòng tin tan vỡ
mà trong một mức độ sâu sắc hơn trong hành động của con người phải tự hủy
hoại chính mình. Khi lòng tin ở cuộc đời đã được phục hồi thì Ôtenlô, con
người trước đây rất tự tin ở chính mình bây giờ lại mất lòng tin ở chính mình.
"Nhìn đây tôi có một thanh gươm..., tôi đã sống những ngày với cánh tay
nhỏ bé và thanh bảo kiếm này mở đường vượt qua những trở ngại khó khăn...
Nhưng khoe khang làm chi vô ích : Ai làm được số mệnh của mình. Thời ấy
64
đã qua rồi không còn nửa Ôtenlô biết về đâu bây giờ?"
Qua nhân vật Ôtenlô một lần nữa Shakespeare cho chúng ta thấy nhân
vật trong bi kịch của ông. Con người trong Shakespeare hàng động là chịu
trách nhiệm trước người khác" (Anixt)
"Ôtenlô là tấm bi kịch của lòng tin bi lừa dối" cái sai lầm lớn nhất của
chàng quan niệm được sự giả dối sự phản bội. Trong cách hiểu của Ôtenlô -
một đại biểu chân chính cho tư tưởng nhân văn chủ nghĩa thời phục hưng -
con người chỉ có thể là trung thực trong sạch như tuyết trắng, giả dối, phản
bội là trái với bản chất của con người cho nên gặp nó là Ôtenlô xông lên thủ
tiêu thủ tiêu không thương tiếc. Cho nên mặc dù chàng vẫn yêu Desdemona
tha thiết nhưng chàng vẫn giết nàng. Chàng coi đó là việc thi hành một bản án
nhân danh sự trong trắng của con người nhân danh sự an ninh xã hội. Nhưng
khi biết mình bị lừa dối và phạm sai lầm thì chàng cũng lại hành động một
cách rất tự nhiên : Chàng tự lập một bản án tử hình và tự xử "Ôtenlô không
thể hòa hoãn với tội ác trong những người khác hay bản thân mình. Chàng
hiểu trách nhiệm của mình đối với xã hội. Giết người và tự sát trong Ôtenlô là
trừng phạt tội lỗi. Việc làm của chàng không phải ai cũng làm nổi" (Nguyễn
Đức Nam -Shakespeare với chúng ta- TCVH số 8 1995).
Ôtenlô chính là con người tiến bộ của thời đại phực hưng, là sản phẩm
của một trình độ phát triển nhất định của loài người. Chàng là con người hiện
đại, hiện đại trong quan niệm về trách nhiệm của con người đối với vận mệnh
bản thân mình, hiện đại về mối quán hệ giữa cá nhân và xã hội.
Qua vở kịch này, Shakespeare muốn rung tiếng chuông cảnh tình con
người hãy nhận cho rỏ cái thế lực đen tối mới đang gieo họa xuống đầu nhân
loại. Ông ca ngợi những con người dũng cảm đứng lên đấu tranh như Ôtenlô,
Esdemona, Emilia và ca ngợi lý tưởng nhân văn chủ nghĩa. Tác phẩm có sức
tố cáo mạnh mẽ đến xã hội tư bản đang hình thành.
65
• Nghệ thuật:
Bi kịch "Ôtenlô" từ xưa đến nay vẫn được xem là một mẫu mực về
phương diện kịch. Hành động kịch tuy đơn giản nhưng kết cấu rất chặt chẽ.
Hành động từ đầu đến cuối xoay quanh một trục duy nhất : mối quan hệ giữa
Ôtenlô và Iago. Các nhân vật khác, các mối quan hệ khác mà Shakespeare xây
dựng cũng đều qui tụ để nhằm làm rõ mối quan hệ chính này, và làm rõ tính
cách đối lập giữa hai nhân vật trung tâm Ôtenlô và Iago. Shakespeare đã khai
thác triệt để mâu thuẫn, từ mâu thuẫn nhỏ tích tụ thành mâu thuẫn lớn ông đã
nâng dần kịch tính của tác phẩm lên mức độ cao nhất căng thẳng nhất.
Về diễn biến hành động kịch cũng rất khẩn trương căng thẳng càng về
cuối hành động kịch càng diễn ra bão táp, bão táp của cuộc đấu tranh giữa các
nhân vật và bão táp trong nội tâm mỗi nhân vật và đặc biệt trong nội tâm nhân
vật chính Ôtenlô.
Cái tài của Shakespeare trong vở kích này là "là cái khả năng thấu hiểu
các đối tượng đúng như chúng tồn tại" (Biôlinxky) là nêu ra tình chất vô nhân
đạo của những quan hệ tư bản chủ nghĩa mà Iago là đại diện tiêu biểu.
Tuy câu truyện được viết dựa vào một truyện đã có sẵn nhưng
Shakespeare đã xây dựng những nhân vật của mình một cách hết sức độc đáo
rất riêng của mình. Shakespeare cũng rất tài tình khi sử dụng phương pháp
lưỡng hóa để đi sâu vào nội tâm nhân vật. Ngoài ra ngôn ngữ của các nhân vật
trong vở kịch là ngôn ngữ hết sức đa dạng phong phú. Ông sử dụng ngôn ngữ
rất tài tình thông qua các nhân vật mà ta có thể hiểu được đoán được tính cách
của con người.
2.2.2.4. Vua Lear : Bi kịch của ý thức cá nhân cực đoan
Shakespeare viết "Vua Lear" vào năm 1605. Câu chuyện Vua Lear được
truyền tụng từ lâu ở Anh, đã được nhiều người biết đến và đã từng được biểu
66
diễn trên sân khấu. Nhưng Shakespeare đã dựng câu chuyện về con bất hiếu
đối với cha mẹ biến thành vở bi kịch có ý nghĩa lớn vượt xa ý nghĩa luân lý
tầm thường của những bản cũ. "Vua Lear" của Shakespeare đã đạt một giá trị
về triết lý và xã hội sâu sắc.
"Vua Lear thực chất là một tấn bi kịch của một xã hội thu nhỏ trong
phạm vi gia đình". Thông qua câu chuyện về mối quan hệ gia đình "Vua
Lear" vẽ lên một xã hội hết sức lộn xộn như Gloxtơ nó ở hồi đầu "ân ái phai
nồng, bằng hữu tuyệt giao, anh em chia rẽ, thành thị phản loạn, nông thôn
khích bác, cung đình bội nghịch, giữa cha và con tan nát cương thường". Xã
hội trong "Vua Lear" là xã hội "đảo điên, tán tác" ngược với luân thường đạo
lý : cha từ bỏ chính con gái yêu của mình, Cordelia, hai cô con gái lớn thì
đuổi bố ra khỏi nhà ngay sau khi được chia gia tài đất đai. Etmơn thì lập mưu
gạt anh rồi phản lại cha...
Một xã hội mà "cái ác đang ngày càng phát triển và có xu thế áp đảo, cái
thiện cũng như người tốt đang bị hủy diệt dần mòn" (Lương Duy Trung -Văn
học phương tây. 1998). Trong xã hội đó mọi quan hệ tự nhiên giữa con người
bị vi phạm. Xã hội bị cắt thành từ mảnh vụn, mỗi thành viên chỉ lo cho quyền
lợi của riêng mình chống lại mọi người khác.
Shakespeare xây dựng vở kịch chủ yếu xoay quanh mối quan hệ giữa hai
phái đối lập nhau : một bên là những kẻ ích kỷ chỉ nghĩ đến mình - hai cô con
gái của Vua Lear, Rêgan, Gônơrin, Etmơn, Cornơuôn... với một bên là những
người sống có đạo đức tôn trọng sự thật, danh dự lẽ công bằng : đó là công
chúa Cordelia, Kent, Etge, hề điên. Xung đột giữa hai loại người vị kỷ và vị
tha khiến cho vở kịch có một giá trị đạo đức lớn. Loại người vị kỷ đặt quyền
lợi riêng lên tất cả, bất chấp mọi đạo lý, họ sống lợi dụng nhau, khi quyền lợi
mâu thuẩn họ sẵn sàng giết nhau...Người vị tha thì luôn tôn trọng đạo lý,
không khi nào xa rời đạo lý dù cho họ có phải chịu nhiều tai họa. Họ không
vụ lợi sẵn sàng tận dụng và hy sinh vì người khác. Họ tiêu biểu cho lý tưởng
67
đạo đức của nhân dân.
Trong xung đột giữa hai loại người đó thì Vua Lear chiếm một vị trí đặc
biệt. Thông qua Vua Lear chúng ta có thể thấy được Shakespeare có một cảm
quan rất nhạy bén và sâu sắc về kịch tính của cuộc đời, về những thay đổi bất
ngờ, về những xung đột kịch liệt mà một người khác trong thời đại khác
không thể có được. Ở đầu vở kịch ta thấy đó là một ông vua độc đoán, một
ông vua kiểu trung cổ quan niệm quốc gia là của cá nhân mình "đem chia đất
cho con như chia một cái bánh ngọt". Ông có quyền năng vô hạn lúc nào cũng
được xung quanh ca ngợi phục tùng kính trọng. Ông kêu ngạo đánh giá mình
quá cao. Ông tưởng phẩm chất mình là đáng được hưởng sự trọng ấy chứ
không phải địa vị và quyền thế, ông đem chia đất cho các con, từ bỏ ngai
vàng của mình để chứng minh cho mọi người và nhất cho bản thân mình thấy
rằng dù rằng không ở trên ngai vàng nhưng ông vẫn có uy tín, vẫn được mọi
người kính trọng và phục tùng như trước. Nhưng Lear đã lầm, khi ông không
còn quyền thế và của cải trong tay thì các con quay trở lại khinh rẻ ông, mắng
chửi ông, xua đuổi ông, cả quần thần cũng chả coi ông ra gì. Chính lòng kiêu
ngạo quá chớn của Vua Lear đã dẫn dắt ông làm việc lầm lẫn này. Từ bậc
thang cao nhất của xã hội, một đế vương độc đoán, Vua Lear rơi xuống bậc
thang thấp nhất, bị hất hủi bị xua đuổi ra khỏi nhà biến thành một kẻ không
nhà không cửa đi lang thang trên cánh đồng mênh mông trong một đêm bão
táp nhập bọn cùng với những người điên, những kẻ ăn xin, những kẻ khố rách
áo ôm. Lúc đầu Lear rất tức giận vì mình vẫn là một con người ngày trước mà
sao bây giờ lại bị đối xử một cách khác. Dân dân Lear mới hiểu ra sự thật của
"chân lý". Ông hiểu ra rằng người ta chỉ sợ ông khi ông làm vua khi ông có
quyền hành mà thôi, chứ khi ông làm dân thường thì chả ai sợ ông cả... Lúc
này Lear mới hiểu rằng mình không phải là một con người đặc biệt mà là một
con người như bao người khác. Tiếng nói của ông bây giờ đâu còn giá trị gì,
mà ở trong xã hội tư bản này cái gọi là giá trị con người nêu không có tiền tài
địa vị làm cơ sở thì con người chỉ là "một con vật trần chuồng hai chân". Giác
68
ngộ được chân lý cay đắng đó thì Lear đã mất trí cũng như Gloxtơ "nhìn thấy
sự thật khi đã mù lòa" Lear đã rơi vào bi kịch là ở chỗ đó : mình là nạn nhân
của chính mình của chính những tư duy những ý nghĩ ảo tưởng của mình.
Do đâu mà Lear bị hắt hủi xua đuổi để cuối cùng rơi vào bi kịch? nguyên
nhân sâu xa bắt nguồn từ xã hội tư bản, hay như Max nói "từ trong làn nước
băng giá của sự tính toán vị kỷ" của chủ nghĩa tư bản. "Trong xã hội tư bản
mỗi cá nhân là một tổng thể nhu cầu đóng kín vào đó và chỉ tồn tại với những
người khác - và những người khác chỉ tồn tại với nó trong giới hạn họ trở
thành thủ đoạn lẫn cho nhau". Xã hội tư bản đã sản sinh ra những con người
vị kỷ, hai cô con gái lớn của Vua Lear, Regan, Gônơrin, Etmơn... chỉ lo cho
quyền lợi của mình sẵn sàng vùi dập người khác bất chấp mọi thủ đoạn.
Chủ nghĩa tư bản mà điển hình là giai cấp tư sản đã "đem đến cho nhân
loại một món quà : ý thức về cá nhân và đồng thời một tai họa : "chủ nghĩa cá
nhân"" (Nguyễn Đức Nam - Tạp chí văn học số 8 - 1985). "chủ nghĩa tư bản
xuất hiện cùng với nhu cầu giải phóng cá nhân thì vấn đề con người được đặt
ra đề cao và đặc biệt phát triển. Nhưng sự nhận thức ra cá nhân con người là
sức mạnh hai mặt, một mặt nó làm cho con người chỉ ý thức về mình mà thôi,
một mặt nó làm cho con người lớn lên, mặt khác làm cho con người có tham
vọng đặt mình cao hơn tất cả" (Lê Văn Chín - Văn học phương tây giản yếu).
Vua Lear là một trường hợp như thế, một nạn nhân "của chủ nghĩa cá nhân".
Ông có tham vọng đặt mình cao hơn tất cả, ở mọi lúc mọi nơi. Ông thích nghe
những lời tâng bốc, đòi hỏi sự đối xử cao nhất của con cái đối vớ mình mà
không cần biết đến thực tế. Regan và Gônơrin đã khôn ngoan biết được tính
cách ông, chúng đã dùng mọi lời giả dối đưa ông lên mây xanh để rồi "rút
ruột" ông. Cordelia thì chỉ đáp lại bằng tình cảm nghĩa vụ con cái đối vói cha
mẹ, như vậy đối với Lear là chưa đủ. Vì vậy ông từ bỏ Cordelia đem chia gia
tài cho hai cô con gái đâu : Regan, Gônơrin. Ông nghe những lời hoa mỹ giả
dối mà từ bỏ một tấm lòng chân thực "được lắm! Đem cái chân lý thực đi mà
69
làm của hồi môn. Tại đây ta gạt bỏ mọi ân tình phụ tử, mọi qun hệ huyết tộc
tông môn và từ đây ta coi như vĩnh viễn như người dưng nước lã" (I.1) Hành
động này là một sự điên rồ của Lear "Lesr đã tít mắt trước những lời nịnh hót
giả dối của hai cô con gái đầu và gạt bỏ Cordeha là người trung thực nhưng
không nói gì hết. Đó là một hành động thần bí ngu xuẩn và điên rồ. Nhưng
ông ta chỉ trở thành điên thực sau khi hai cô con gái ấy đã tỏ ra vong ơn bạc
nghĩa một cách hèn hạ nhất" (Hegel). Bị con hắt hủi ruồng rẫy đuổi ra khỏi
nhà, bị những người thân lạnh lùng, Lear lang thang "không nhà không cửa",
nếm trải những mưa gió cuộc đời, lúc đó Lear mơi tỉnh ngộ mới nhận thức
được đời và Lear đã đau khổ. Nỗi đau khổ trong tâm hồn Lear là nỗi đau khổ
mang tính bi kịch sâu sắc. Lear đau khổ không phải với thái độ cư xử của hai
cô con gái, vì bạc tính phụ tử mà Lear đau khổ vì vì giá trị con người không
được công nhận. Nếu trước kia Lear kiêu hãnh về uy quyền của mình, về giá
trị của con người mình bao nhiêu thì bây giờ Lear lại đau khổ vì nó bấy nhiêu.
Trước kia Lear kiêu hãnh sung sướng vì những lời nịnh hót tâng bóc của hai
cô con gái thì bây Lear đau xót chua cay khi nghe những lời mắng nhiếc thậm
tệ của chúng xúc phạm đến nhân phẩm của mình "ý niện về giá trị con người
đã tạo ra cho con người niềm kiêu hãnh thì đồng cũng tạo ra cho con người
niềm đau khổ bi kịch" (Lê Vãn Chín - Văn Học Thế Giới Giản Yếu).
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến bi kịch của Lear là xã hội tư bản. Xã hội tư
bản đã sản sinh ra cái gọi là chủ nghĩa cá nhân. Cá nhân nào cũng muốn đặt
mình lên trên tất cả, lên cao nhất. Vua Lear và hai cô con gái Lear cũng vậy.
Chính vì thế mà giữa họ nảy sinh ra mâu thuẫn và xung đột. Họ đấu tranh với
nhau để tồn tại. Và sự phát triển của người này là là do sự đau khổ và bị áp
bức của người khác mà ra" (Engles). Lear đau khổ khi nhận ra bản chất thực
của của những đứa con mình.
"Ôi lòng bất nhân của quân bất hiếu! Nó khác nào cái miệng ấy lại cắn
xé cái tay này khi đưa miếng cho nó ăn".
70
Nhưng bên cạnh đó tính cách của Lear cũng góp phần tạo nên cái bi
trong bi kịch "Vua Lear". Lear là một ông vua hết sức độc đoán, chuyên
quyền. Lear cho rằng mọi việc làm của mình điều đúng, không ai có quyền
can thiệp vào chuyện của ông. Chỉ vì những lời lẽ thật thà của Corđêlia mà
Lear đùng đùng nổi giận đuổi nàng đi, dứt tình phụ tử đối với nàng. Việc làm
dại dột này đã khiến cho Kent, một người hầu lân cận Lear hết sức bất bình.
Mặc dù Kent khuyên giải đến đâu Lear không chịu nghe vẫn cứ làm theo ý
mình. Nếu Lear bình tỉnh nghe lời góp ý của Kent thì có lẽ sự việc sẽ khác đi,
Lear đâu có bị rời vào cảnh như ngày hôm nay, đâu có rơi vào tình thế "tỉnh
táo trong hôn mê, và khôn ngoan trong điên dại" (lời Gloster)). Khi nhận ra
sai lầm của mình cũng là lúc Lear đau khổ dằn vặt trở thành một con người
mất trí, lang thang thét gào trong đêm bão táp.
Song song với bi kịch của Vua Lear còn có bi kịch của Glôxtơ, đã nghe
lời xiểm nịnh của đứa con ngoại tình Etmơn, đuổi đứa con chính thức của
mình là Etga đi. Nhưng cuối cùng Glôxtơ lại bị chính đứa con ngoại tình
Etmơn phản bội để rồi bị móc mắt. Ông cũng bị xua đuổi ra khỏi nhà mình để
trở thành kẻ lang thang. Shakespear cũng đã lên tiếng tố cáo xã hội "đảo điên
tan tác", thông qua cách ngộ khổ đau của hai người cha. Dưới một xã hội
"một nhà tù" này thì sự phản loạn ấy là chuyện bình thường, những người như
Lear và Glôxtơ ở xã hội này là không thiếu.
Nhưng cũng chính vì bị hắt hủi xua đuổi ra khỏi nhà biến thành những
kẻ lang thang không nhà không cửa nhập bọn cùng với những người điên,
những kẻ ăn xin, những người khố rách áo ôm nhan nhản khắp nước Anh lúc
bấy giờ. Chính lúc Lear đưa thân ra chịu rét như những người nghèo khổ kia,
Lear mới thấu hiểu những đau khổ của lớp người bần cùng trong xã hội, họ
phải chịu biết bao nỗi khổ, nỗi bất công. Vua Lear mới chợt hiểu những sai
lầm xưa kia của mình, Lear kêu lên "ôi nhưng kẻ áo manh, ở đây hay ở đâu
nữa đang niếm trải cảnh gió mưa hung tàn này, đầu đội trời bụng không gào
71
đói, thân mình tả tơi cho gió rét lùa vào tứ phía, làm sao các ngươi có thể
chống chọi được với thời tiết phũ phàng cay nghiệt? Trước đây ta ít nghĩ đến
sự tình này" (Hồi III lớp 4). Lear đã xám hối và nhìn xã hội bằng con mắt
khác trước. Lear rời bỏ những khái niệm cũ để đi tìm những khái niệm mới.
Lear đã thấy mà cái trước kia Lear không thấy "xưa kia chúng nịnh hót ta như
một con chó. Chúng nói rằng râu ta bạc phơ trong khi râu ta vẫn còn đen. Bất
kể ta nói điều gì chúng cũng vâng vâng, dạ dạ..." Cho đến khi mưa thấm ướt
cả người ta, gió lạnh làm ta run lên cầm cập... lúc đó ta mới tìm ra chúng, lúc
đó ta mới đánh hơi ra chúng. Thôi đi, chúng nó là những phường dối trá. Xưa
kia chúng nói rằng ta là tất cả. Đó là sự lừa bịp, ngay cả một cơn sốt ta cũng
không tránh được" (Hồi III cảnh 6).
Tư tưởng Lear đã thay đổi theo hoàn cảnh. Đau khổ đã dạy Lear làm
người. Lear lên tiếng bênh vực những kẻ nghèo khó, đứng lên chống lại cái xã
hội thối tha ngày xưa kia mà mình đại diện. "Hỡi những kẻ sống xa hoa hãy
lấy đây là thuốc đắng. Hãy dấn thân mà chung nếm khổ với kẻ nghèo hèn, hãy
biết san xẻ hớp những của thừa dùng cho trời khỏi mang điều bất công vô lý"
(hồi III lớp 4). Lear sẽ lập tòa án xử những tên tội phạm là những đứa con giá
bất hiếu, bất nhân, bất nghĩa của mình "hãy hủy diệt mọi mầm mống sinh ra
quân bạc cá". Cuối cùng Lear chết đi không thỏa hiệp với thế giới cũ. Vua
Lear chết là kết thúc một cuộc đời đầy đau khổ. "Con người vừa giác ngộ
chân lý, vừa tự giác biến chuyển theo chiều hướng tốt hơn, vừa nhận ra giá trị
đích thực của cuộc đời thì không còn được tồn tại nữa".
Sự diễn biến trong tính cách nhân vật xảy ra trong một bối cảnh xã hội
và thiên nhiên vô cùng hòa hợp. Những biến cố xã hội to lớn bao vây lấy tấn
bi kịch của gia đình Vua Lear. Tấn bi kịch của Lear chỉ là một phận nhỏ của
thế giới khổng lồ, "đảo điên, tan tác" và đầy biến động này. Shakespear
Không chỉ dừng lại ở đây mà còn cụ thể hơn, quan trọng hơn.
Shakespear với tư cách là một nghệ sĩ hiện thực ông đã vẽ lên những con
72
người cụ thể - những con người xấu tượng trưng cho những thế lực xấu -
trong cái xã hội ấy, tuân theo các qui luật xã hội ấy.
Ông dựng lên trước mắt chúng ta những nhân vật tiêu biểu cho sự tàn
phá của chủ nghĩa tư bản đối với hạnh phúc loài người. Ông ghi lại một cách
sắc xảo tâm lý và hành động của lớp người đó để cho mọi người nhận diện.
tuy những người đó chưa phải là nhưng điển hình tiêu biểu cụ thể cho giai cấp
tư sản Tây Âu như Grandez của Banzac. Chính vì thời đại chưa cho phép ông
vẽ lên điển hình trọn vẹn của giai cấp tư bản thế kỷ XIX. Shakespear chỉ mô
tả tập trung vào tâm địa của lớp người mới mang ý thức về "chủ nghĩa cá
nhân".
Chủ nghĩa cá nhân đã đục rỗng tâm hồn của hàng loạt những con người
trong "Lear" : Rêgan, Etmơn... Chúng ý thức rất rỏ về cái gọi là "chủ nghĩa
các nhân". Vì cá nhân mình mà chúng sống độc ác. Đối với chúng không có
gì là thiêng liêng ngoài địa vị, danh vọng, quyền lực của cải. Chúng không có
một luân lý nào hết. Chúng không cần một thứ ngụy trang nào hết để che đậy
cái dã tâm ích kỷ của mình. Gônơrin, Rêgan xua đuổi bố đi trong đêm bảo tố
một cách không thương xót. Không những thế Gônơrin còn đầu độc giết chết
em gái Rêgan để chiếm đoạt người yêu của em gái, còn sung sướng nói "có
thể chứ nếu không mình không tin tưởng ở thuốc men nữa" (Hồi V cảnh 3).
Chúng là những con người nhưng đã bị chính những tham vọng về ý
thức cá nhân, về đồng tiền tha hóa thành những con thú. Điển hình nhất ở đây
ngoài Gônơrin , Rêgan còn phải kể đến Etmơn, hắn là điển hình mộ "anh
hùng", thực sự một thời kỳ tích lũy nguyên thúy trong "Vua Lear" (Nguyền
Đức Nam - Tạp chí văn học 95). Hắn năng động tháo vát nhưng hết sức tàn
nhẫn, gian ác mưu mô, trắng trợn vô luân lý, hắn có thể dùng bất cứ thủ đoạn
nào để thành công. Với hắn phương châm sống là tự do hành động, tự do
cướp bóc, tự do phá hoại - tự do kiểu tư bản. Đối với hắn cuộc sống là cuộc
đời không có Chúa, không có Vua, không có cha, không anh em không bạn bè
73
mà chỉ có mình hắn là đủ. Với hắn phạm tội ác là chuyện thường tình, là điều
tất yếu của cuộc sống. Nghệ thuật của Shakespear thật là tấc tính khi miêu tả
tả nhân vật này "lôi nó ra trước tòa án công chúng". Nghệ thuật của
Shakespear đúng như Biôlinxky nhận xét "có được cái năng lực sáng tạo ở
bậc cao nhất và được trời phú cho một trí tuệ bao trùm cả thế giới. Shakespear
đồng thời có được cái phẩm chất khách quan của một thiên tài, cái phẩm chất
này khiến ông trước hết là một nhà soạn kịch và thể hiện ra cái khả năng thấu
hiểu các đối tượng đúng nhưng chúng ta đã tồn tại".
Các nhân vật trong "Vua Lear" được Shakespear xây dựng hết sức độc
đáo. Họ là điển hình cho nghệ thuật cá tính hóa nhân vật của Shakespear. Khi
nói về những người con bất hiếu với cha mẹ, nhưng đứa con tàn ác thì không
ai bằng Rêgan, Gônơrin. Retmơn. Nhưng khi nói về người con có hiếu đối với
cha mẹ thì cũng không ai bằng công chúa Corđêlia "nàng là nhân vật phụ nữ
thành công nhất của Shakespear. Ở nàng hội tụ tất cả những đức tính quí báu
nhất : dịu hiền, xinh đẹp, nhân ái cương nghị, dũng cảm. Nàng yêu thương
trân trọng cha nàng bằng chính tấm lòng mình nhưng lại bị cha chối bỏ đuổi
đi, nàng vẫn không hề giận mà vẫn tha thứ cho cha, sẵn sàng hy sinh tất cả và
cha. Nàng là con người đẹp nhất, cao thượng nhất, nhân từ nhất, tha thứ tất cả
để sống chan hòa cho dù mình có bị đối xử tệ bạc đến như thế nào.
Và đặc biệt nghệ thuật chuyển hóa tính cách bi kịch trong "Vua Lear" là
thắng lợi to lớn của chủ nghĩa hiện thực trong nghệ thuật Shakespear.
Shakespear thật tài tình khi miêu tả những diển biến tâm lý con người Lear :
một tính cách hết sức logic: Từ Lear - một nhà vua đến Lear, một con người
từ Lear xa lạ với nhân dân đứng trên nhân dân đến Lear sống trong nhân dân.
Vua Lear giờ đây đã hiểu hạnh phúc chân chính không phải là được ở trên
mọi người mà chính ở tâm lòng thanh thản gần gũi với mọi người. Tình cảm
của chúng ta cũng diễn biến theo diễn biến trong hồn Lear. Từ một thái độ
căm ghét một ông vua đến vô độ, đến cảm thương rồi cuối cùng bực dọc nổi
74
giận trước xã hội bất công, ngang trái.
Shakespear thật tài tình khi đặt bi kịch Lear vào một bôi cảnh thiên nhiên
xã hội hết sức phù hợp, rộng lớn, đặt cái nhỏ bé vào cái mênh mông, bão táp
trên đồng cỏ và bảo táp trong lòng Lear đã tạo nên hình tượng hài hòa tuyệt
đẹp. Những biến cố to lớn đang bao vây lấy tấm bi kịch gia đình vua Lear cho
chúng ta thấy rằng trong xã hội này còn biết bao những vi kịch như vua Lear
nữa.
Cũng như các nhân vật khác đều khác bao giờ Shakespear cũng sử dụng
nghệ thuật trộn lẫn cái bi và cái hài, qua đó bộc lộ điều mình muốn nói.
Tất cả các nhân vật khác đều đau khổ dằn vặt bởi những khát vọng lôi
cuốn nhưng nhân vật hề điên vẫn bình tỉnh sáng suốt, luôn miệng cười, những
lời nói, câu đùa, bài hát của hề điên ngoài tác dụng điều hòa không khí căng
thẳng còn cò vai trò quan trọng giúp Lear nhận thức được sự thật, vạch trần
những xấu xa công khai của xã hội nhưng vẫn tin tưởng ở tương lai.
Ai sống lâu rồi sẽ thấy hiển nhiên
Các thời thiên hạ không quen đi đằng đầu (III.2)
"Vua Lear" không chỉ là lời tố cáo đanh thép vào xã hội "đảo điên"
"phản loạn" mà còn là vở kịch mang ý nghĩa giáo huấn về luân lý đạo đức.
Con cái phải yêu thương cha mẹ. Những đứa con bất hiếu, ăn ở độc ác sẽ bị
trừng trị một cách thích đáng. Nhờ vậy mà "Vua Lear" được xếp vào một
trong những bi kịch xuất sắc nhát của Shakespear.
2.2.2.5. Macbeth
Mượn đề tài từ "Biên niên sử nước Anh, Ailen - xcôtlen". Shakespear
Shakespear viết Macbeth vào năm 1605 khi mà xã hội ngày càng trở nên
75
"đảo điên tan tác", khi mà con nguời được khẳng định, được đề cao ngày càng
có nhiều ham muốn và tham vọng đến không làm chủ được hành động mình.
Họ hành động gần như dưới sự chỉ huy hoàn toàn của bản năng của những
ham muốn, của những tham vọng... Tuy có lúc họ ý thức được việc mình làm
là sai trái nhưng họ đã không đủ sức chiến thắng lại nó và cuối cùng phải đền
tội do chính hành động của mình gây ra.
Tâm trạng của Shakespesar không ngừng băn khoăn ray rứt trước xã hội
ngày càng "đảo điên tan tác". Ông viết Macbeth để đi tìm ra nguyên nhân gây
nên tình trạng đó.
Mac - Parotta đã nhận xét về Macbeth : "Nếu Hămlet là nhà hiền triết
của bi thảm của Shakespesar thì Macbeth là nhà thơ bi thảm của ông
“Macbeth” là một vở kịch mô tả một con người khổng lồ, về những dục vọng
đen tối của thời đại Phục Hưng". Không giống như các nhân vật bi kịch khác
của Shakespesar. Macbeth là một nhân vật tội lỗi là nạn nhân của chính
những tham vọng của mình. Nhận thức được điều ác nhưng không đủ sức từ
bỏ điều ác. Macbeth bị ánh hào quang của chiếc ngai vàng làm lóe mắt, u mê,
mù quáng, làm lụi dần những tia sáng lương tâm le lói trong hắn. Hắn đã liên
tiếp lao vào tội ác mà mục đích là chiếc ngai vàng. Con đường đi đến chiếc
ngai vàng của hắn lát đầy thây người và đẫm máu.
Khác hẳn với vở bi kịch trước đó, viết Macbeth, Shakespesar muốn phơi
bày cho chúng thấy lịch sử của một tội ác từ khi nó đang được hoài thai đến
lúc sinh thành qua quá trình phát triển rồi đến những hậu quả do nó gây ra.
Ở “Macbeth” Shakespesar đã được trực tiếp chỉ cho chúng ta thấy
nguyên nhân gây nên bi kịch Macbeth không đâu xa lạ đó chính là những ham
muốn dục vọng của y. Đó chính là sự tác động của xã hội lúc bấy giờ, một xã
hội đồng tiền và "chủ nghĩa cá nhân " được đề cao.
Số phận của Macbeth được tiên đoán, mở đầu bằng những lời tiên tri mơ
76
hồ, bí ẩn của bọn phù thủy - những nhân vật huyền bí tượng trưng cho sự ngu
muội mù quáng tham lam và độc ác của con người. Diễn biến tâm trạng của
Macbeth khi nghe những lời tiên tri diễn ra rất phức tạp, đó là cả một quá
trình đấu tranh day dứt giữa một bên là cái thiện giữa một bên là cái ác và
điều xấu đang tồn tại trong con người y.
Thoạt đầu Macbeth khổ sở vì những lời tiên đoán mơ hồ, ông băn khoăn
ray rứt, nghi ngờ "những lời cám dỗ thần kỳ kia có thể là dở mà cũng có thể là
hay". Rồi sau đó Macbeth lại khổ sở vì chính lòng ham muốn để thực hiện
những lời tiên đoán đó. Macbeth biết rằng những lời tiên đoán sẽ thành sự
thực khi mà mình nhúng tay vào tội ác "lòng chàng rúng động, tóc chàng
dựng ngược vì ý nghĩ đó. Tương lai có vẻ như đầy hoa gấm, nhưng ai hết
chàng hiểu rõ hoa gấm đó là máu và nước mắt. Chưa nhúng tay vào tội ác
chàng câm nín, kinh hãi, nhưng ngay trong sự kinh hãi đó vẫn ray rứt mầm
mống của tội ác .Macbeth bản chất không phải là người xấu, người ác mà
cũng là một con người tràn trề những tình cảm yếu đuối. Đúng như vợ ông ta
đã nhận xét "chàng khao khát quyền uy, nhưng muốn chiếm đọat nó một cách
chính trực, muốn thành đạt nhưng không chơi trò gian lận". Trong tâm tư của
ông cũng có lúc ông mơ ước có được địa vị danh vọng một cách chính đáng
"phu quân không phải là người không có tham vọng, không phải không ao
ước địa vị lẫy lừng, nhưng lại không muốn làm điều tàn bạo cần thiết để đạt
được địa vị ấy. Muốn tiến bước cao, nhưng lại muốn đường hoàng, không
muốn bịp bợm nhưng lại muốn thắng một cách gian tà" giống như chú mèo
muốn ăn cá nhưng lại không muốn ướt chân" (Hồi I cảnh 5)
Bản chất của Macbeth vốn "chan chứa dòng sữa của tình nhân hậu dịu
hiền" nhưng điều gì đã khiến ông trở thành một kẻ giết người không tiếc tay,
một tên bạo chúa. Phải chăng đó chính là những tham vọng, cuồng vọng về
quyền lực, địa vị của chính ông? Phải chăng đó chính là những tác động của
xã hội bấy giờ xã hội tư bản chủ nghĩa, mà điển hình là người vợ y.
77
Macbeth là con người tràn đầy những tham vọng, dục vọng về quyền
lực, địa vị, dục vọng đen tối đó càng được thổi bùng lên được truyền cho lòng
can đảm bởi vợ ông ta, một con quỉ khát máu và hám danh lợi còn hơn chồng.
Mụ chính là hiện thân cho quá trình tích lũy tư bản của chủ nghĩa Tư Bản. Mụ
mưu mô xảo quyệt hiểu đời và biết cách để lừa đời. Mụ đã từng khôn ngoan
dạy đời cho Macbeth.
"Muốn lừa đời phải tạo ra một bộ mặt giống đời, trong ánh mắt, trong cử
động của bàn tay, trong lời nói phải làm ra vẻ vui tươi, niềm nở phải làm sao
giống được như một bông hoa dịu dàng vô hại, nhưng bên trong lại có rắn độc
cuộn mình" (II.5). Mụ là hiện thân đầy đủ nhất của cái ác, mụ sẵn sàng làm
mọi điều việc để đạt được mục đích của mình kể cả giết con : "tôi đã từng
nuôi, tôi đã được biết nỗi êm dịu sung sướng khi ôm con vào lòng cho nó bú.
Nhưng tôi cũng có gan giằng cái lợi đỏ hỏn không răng của nó ra khỏi đầu vú,
đập đầu nó cho óc văng ra tung tóe ngay chính lúc nó đang tươi rói mỉm
cười". (II.5). Mụ chính là người biến Macbeth từ một người tốt trở thành một
"con yêu tinh đầy tật xấu".
Khi biết những suy nghĩ trong đầu Macbeth thì mụ thúc giục Macbeth
hành động. Khi Macbeth chùn tay trước hành động tan ác thì mụ xúi dục,
truyền lòng can đảm cho chồng khi thì ngọt ngào "khi ông dám có ý định ấy
thì ông xứng đáng là người rồi. Bắt tay vào làm việc còn xứng đáng hơn nữa
kia" (II.5), khi thì chua cay xỉa xói "thế là trong hành động anh run sợ còn
trong ham muốn anh lại tỏ ra dũng cảm? Anh mơ ước chiếm được ngai vàng
để cho đời anh vinh hiển mà lại cứ sống hèn nhát với chính mình, anh khoe
khoang dám làm tất cả những gì một người đàn ông có thể làm khi thời cơ
đến anh lại thối lui thay vì phải hành động" (II.5).
Quá trình gây tội ác của Macbeth trải qua nhiều giai đoạn nhiều rắc rối,
phức tạp có lúc tưởng như được ngăn chặn, dừng lại hoặc gián đoạn. Lúc đầu
Macbeth hoàn toàn không muốn hành động. Ông cảm thấy việc làm của mình
78
là hoàn toàn sai trái, không được giết vua vì tình gia tộc, vì mình là bề tôi phải
có bổn phận trung quân, vì mình là gia chủ phải tỏ lòng hiếu khách. Hơn nữa
đức vua lại là người đức độ anh minh. Nhưng Macbeth đã không đủ sức
chống chọi với lòng ham muốn danh vọng địa vị, với lời xúi giục của mụ vợ.
Macbeth đã bước chân vào con đường tội ác và cứ thế y trượt dài trên con
đường đó. Y che dấu tội ác đầu tiên bằng những tội ác tiếp theo. Hắn không
còn ngần ngại chần chừ khi làm điều ác nữa mà hắn rất tỉnh táo giết người để
trấn an cơn điên loạn hốt hoảng ở trong hắn.
Nhận biết mình đang nhúng tay vào máu nhưng không đủ sức thắng nổi
dục vọng Macbeth trở thành nạn nhân của chính những dục vọng đen tối và
chút lương tri còn sót lại. Tuy đã đạt đến tuyệt đích của quyền uy nhưng vợ
chồng hắn nào có yên thân, ngày ngày sống trong tâm trạng phập phồng lo sợ
và hốt hoảng. Hồn ma của của Banque và những người khác hiện về đòi nợ
máu hay chính lương tâm trong con người hắn lên tiếng? Càng hoảng sợ
Macbeth càng lao vào tội ác, thẳng tay chém giết, càng thẳng tay chém giết y
càng lo âu run sợ. Cuộc sống của vợ chồng hắn luôn luôn bị dày vò bởi nhưng
cơn ác mộng ban đêm, những hoang tưởng ban ngày. Chúng trở nên thác
loạn. Tội ác mà chúng gây ra ngày càng chồng chất. Sự phẫn nộ ngàng càng
tăng. Những người thân xung quanh bỏ đi hết... Vợ chồng Macbeth cảm thấy
trơ trọi... Và cuối cùng cả vợ chồng hắn đều chết, chúng chết vì chính những
tham vọng của mình gây nên. Mỗi người chết vì một nổi đau khổ riêng : vợ
Macbeth chết vì sợ hãi trước những tội ác mà mình đã gây ra, mụ chết vì sợ bị
trừng phạt. Còn Macbeth chết vì sự trừng phạt của lương tâm hắn. Cái chết
của Macbeth là cái chết của nhân vật bi kịch.
Macbeth vốn trong sạch và lương thiện nếu gặp một môi trường tốt đẹp
hơn, nếu có một cánh tay đưa ra nâng đỡ thì ông đã trở thành người tốt. Ông
vốn là một viên tướng có tài, một cận thần trung quân ái quốc. Cái tốt đẹp gặp
phải môi trường xấu đã bị hủy duyệt vùi dập, cái xấu đã có điều kiện nẩy
79
mầm và vươn lên. Xã hội : bọn phù thủy, vợ đã đánh trúng lòng ham mê
quyền lực vốn tiềm ẩn trong con người Macbeth và các thế lực đó đã thành
công trong việc biến đổi hoàn toàn con người ông ta.
Nếu Macbeth thanh thản gây tội ác và sau đó vẫn tiếp tục tự nguyện làm
điều ác thì ông đã không trở thành một nhân vật bi kịch. Bi kịch của Macbeth
là ở chỗ ông ta gây tội ác nhưng vẫn mong muốn tiêu duyệt điều ác và thắng
được dục vọng của chính mình. Chút lương tri còn xót lại, lòng ham muốn
hướng thiện đã không thắng nổi tham vọng say mê quyền lực và tội ác tất yếu
sẽ xảy ra.
Macbeth đã rơi vào bi kịch, bi kịch của Macbeth đã làm ta xót thương.
Macbeth là nạn nhân của chính mình và của nhiều thế lực xung quanh khác.
Với Macbeth Shakespear đã thể hiện quan niệm của mình về cái bi. "Cái xấu
cái ác cũng có khả năng làm ta thông cảm và thương xót".
Nhân vật Macbeth rơi vào bi kịch do hoàn cảnh và tính cách của mình.
Macbeth là nhân vật bi kịch "gieo hành động gặt số phận". Theo Lê nin "bi
kịch có những dạng thức khác nhau : bi kịch của cái xấu, cái ác, cái cũ của sự
ngu dốt, sự lầm lẫn, bi kịch của cái đẹp, cái mới bị hủy diệt, v.v...". Đó chính
là những qui luật thường thấy của cái bi. Nhưng "hiện tượng bao giờ cũng
phong phú hơn qui luật" Macbeth chính là một trong những hiện tượng phong
phú đó. Bi kịch của Macbeth là bi kịch của cái xấu cái ác muốn vươn tới cái
tốt cái thiện nhưng thất bại. Qua Macbeth Shakespear muốn cảnh báo cho
chúng ta một điều : số phận bi kịch của Macbeth rất có thể trở thành số phận
của mỗi chúng ta, vì như người xưa đã nói con người sinh ra "tính bổn thiện"
và trong mỗi con người đều tiềm ẩn những tình cảm yếu đuối, đều có chứa ít
nhiều những suy nghĩ xấu xa, những điều ác. Cái thiện cái ác trong mỗi con
người luôn luôn giằng co tranh đấu tiêu diệt lẫn nhau và bi kịch xãy ra "các bi
của Shakespear đều xoay quanh một điểm, ẩn ở đó toàn bộ tính độc đáo của
mỗi chúng ta va chạm với tiến trình tất yếu của cái toàn thể" (Goethe).
80
• Với Macbeth Shakespear đã thể hiện đầy đủ nhất quan niệm của mình
về cái bi và bi kịch. Với Macbeth Shakespear đã xây dựng thành công tính
cách điển hình cho nghệ thuật bi kịch. "Macbeth" vẫn là một bi kịch đúng
nghĩa ở phương diện "bi kịch là sự bắt chước một hành động quan trọng và
hoàn chỉnh. Bi kịch thanh lọc tình cảm qua xót thương" (Aristote). Với tinh
thần sáng tạo tâm hồn nhạy bén và cảm quan thời đại Shakespear đã mở rộng
khái niệm bi kịch kịp thời phản ánh những chuyển biến cực kỳ phức tạp trong
tâm hồn con người ở hoàn cảnh mới. "Macbeth" đã thực hiện được nhiệm vụ
miêu tả một số phận dưới sự chi phối của tội ác, của cái "nguyên lý ác quỉ
trong con người". "Macbeth" thể hiện được chức năng "thanh lọc tình cảm
thông qua xót thương và sợ hãi" thông qua việc miêu tả cái ác và làm cho
người ta kinh hãi vì hậu quả của nó "giấc ngủ bình yên của Macbeth không
còn nữa vì tội ác đã giết chết nó".
Qua "Macbeth" Shakespear rút ra cho chúng ta một bài học. số phận bi
kịch của Macbeth là lời cảnh tỉnh đối với sự cám dỗ của cái ác núp sau lưng
những tham vọng, và nhắc nhở chúng ta phải xem xét lại khả năng chống trả
với mần mống của tội ác ngay trong tâm hồn mình. "Shakespear đã chú ý đến
cái sức mạnh tàn khốc núp kín trong ý thức con người, rồi có cơ hội bỗng
vùng lên để gieo chết chóc hoang tàn" (A.Anix).
Với Macbeth Shakespear đưa ra một cách lý giải mới về cái bi và nghệ
thuật bi kịch, số phận của nhân vật bi kịch. Macbeth không phải là nạn nhân
của hoàn cảnh của một ảo tưởng, một niềm tin đặt không đúng chỗ, không
phải là hiện thân cho lý tưởng trong cuộc đấu tranh với cái ác cái lạc hậu...
Trong hành động của mình, Macbeth hoàn toàn chủ động ý thức về hành động
về hành động tội lỗi của mình nhưng không đủ sức chống trả với sự hủy diệt
của tâm hồn mình, vì vậy Macbeth trở thành nạn nhân của tính cách chính
mình.
Với "Macbeth" Shakespear đã đưa ra một khái niệm rộng hơn về nhân
81
vật bi kịch. Nhân vật bi kịch vẫn có thể là kẻ xấu, kẻ ác khi nó vừa là thủ
phạm vừa là nạn nhân. Ý nghĩa của cái bi trong "Macbeth" bắt nguồn từ sự
xót thương và sợ hãi về tình trạng không lối thoát của con người khi bước
chân vào tội lỗi mà không đủ khả năng chống trả lại nó. Chủ thể bi kịch trong
"Macbeth" không còn là chủ thể bi kịch theo quan niệm Aristote "tính cách
nhân vật phải cao thượng". Macbeth nhân vật bi kịch đó là con người hành
động đầy tội lỗi, số phận của Macbeth do chính hành động tính cách mình tạo
nên. "Sự ngu dốt là một trong những nguyên nhân của những tấn bi kịch Hy
Lạp..." (Marx). Chính ngu dốt là một trong những nguyên nhân gây nên số
phận Macbeth. Ngu dốt là bản chất xấu xa của Macbeth là những tham vọng
về quyền uy và địa vị, Macbeth ngu dốt mù quáng làm theo những dục vọng
của mình và đã rơi vào bi kịch. Macbeth vừa là "hung thủ" vừa là nạn nhân
gây nên số phận mình. "Nguồn gốc duy nhất của cái bi là điều ác của con
người tạo ra cho người khác và cho chính bản thân mình" (A.Anixt).
Macbeth "gieo gió thì gặt bão" Macbeth ngỡ tội giết vua tước ngai vàng
nắm quyền hành địa vị sẽ làm mình xung sướng bình an, y cho đó là một việc
làm sáng suốt. Nhưng hắn đã lầm trong những tỉnh táo của mình. Hắn đã khổ
sở bởi sự trừng phạt của chính lương tâm hắn "ta ngày càng lo sợ Banque.
Tâm trí ta chứa đầy rắn rết độc địa... thế là sợ lại hoàn sợ". Đó là lời tự thú
của
con người có thế giới nội tâm thác loạn. "Macbeth biến thành một tên
hung bạo chỉ vì yếu đuối chứ không phải quen làm việc ác... Macbeth là hung
thủ nhưng là hung thủ có tâm hồn sâu sắc và mạnh khỏe, do đó gợi sự cảm
thông. Ông là một con người vừa có khả năng chiến thắng vừa vó khả năng sa
ngã và trong một chiều hướng khác đã có thể trở thành một người khác"
(Bielinxky).
Macbeth là một con người của một xã hội trong đó : một trong những
phương tiện để khẳng định cá nhân là giẫm đạp lên người khác. Có đức tính
82
của một chiến sĩ dũng cảm, một tướng lĩnh tài ba Macbeth muốn đứng lên
khẳng định mình. Hắn cho rằng chỉ có giết vua và làm vua thì mới trở thành
một con người với ý nghĩa trọn vẹn của nó. Đó chính là ngyên nhân gây nên
lòng tham của Macbeth, nhưng con đường đi đến ngai vàng lại con đường đi
qua tội ác. Macbeth trong suốt vở bi kịch luôn nhận ra cái sai của mình, luôn
luôn cố gắng lấy lại tính người đã mất, do đó nguyên nhân của cái bi trong
Macbeth không phải là cái chết của Macbeth mà đó chính là tính cách của
Macbeth. Diễn biến tâm lý Macbeth diễn ra rất phức tạp thể hiện một thế giới
nội tâm thác loạn, từ suy nghĩ đến hành động đó là cả một quá trình đấu tranh
không ngừng trong tâm tư của Macbeth. Cái tài về nghệ thuật của Shakespear
là sự thể hiện được điều đó. Vở kịch ngắn, bố cục chặt chẽ đầy kịch tính.
Không những thế Shakespear còn thật tài tình khi dựng lên những cảnh không
có thực mà hết sức thực. Những hồn ma hiện về có lẽ Shakespear cũng vậy
mà chúng ta cũng vậy chưa ai từng gặp. Nhưng Shakespear đã dựng lên
chúng và cho chúng sống thật sinh động.
Kết thúc vở bi kịch Shakespear đã đưa ra cho chúng ta một bài học có ý
nghĩa cái ác bao giờ cũng chỉ đem lại sự tàn phá và sự hủy diệt.
83
TỔNG KẾT
42T.oOo. . . .
"Trong bi kịch Shakespear nói cái gì ? Mục đích của bi kịch Shakespear
là gì? Đó là con người và nhân dân... Chính đó làm cho Shakespear vĩ đại"
(Puskin).
"Thế giới của William Shakespear là thế giới của một vạn tâm hồn". (Cô
- lơ - rít). "Shakespear siêu việt vô địch kia đã bao quát cả địa ngục, trần gian
và thiên đường. Đây quả là một vị chúa tể của tự nhiên... Mỗi vở kịch của ông
là một vũ trụ thu nhỏ lại. Ông ta không có những tư tưởng được nuông chiều,
không có những nhân vật được ưu đãi như Schiller. Các bạn hãy xem ông ta
chế tạo tàn nhẫn như thế nào cái anh chàng Hămlet tội nghiệp kia với những ý
định không lồ nhưng ý chí lại là ý chí của một đứa trẻ, cứ đi một bước lại vấp
ngã dưới gánh nặng của một nhiệm vụ quá sức chịu đựng của mình. Các bạn
hãy hỏi Shakespear vị chúa tể của những người pháp sư kia, tại sao ông ta lại
phải Lear thành một ông già yếu đuối hầu như là ngốc nghếch, tại sao ông ta
biểu lộ Macbeth là một con người biến thành một tên hung bạo chỉ vì yếu
đuối chứ không phải quen làm điều ác và ở vộ Macbeth một con người bản
chất hung bạo? Tại sao ông lại biểu hiện ở Corđêlia thành một người con gái
dễ thương và đa tình : một trái,tim đàn bà hiền lành và dịu dàng. Trái lại ông
lại biến các chị của nàng thành những con quỉ thèm thuồng tham lam và hung
bạo. Ông đã trả lời rằng trên đời là như vậy và không thể khác đi được".
(Biêlinxky).
Shakespear viết bi kịch cũng chính là Shakespear viết lại những gì đang
tồn tại và diễn biến trong xã hội ông đang sống. Shakespear có cảm quan rất
nhạy bén và sâu sắc về kịch tính của cuộc đời, những mâu thuẫn, những thay
đổi bất ngờ. Cho nên kịch của Shakespear cũng chính là những gì có thực xảy
ra xung quanh ông trong xã hội bấy giờ "nhân loại đó là nhân vật của ông,
84
nhân vật này luôn chết đi, sống lại yêu thương và căm thù... Hôm nay đội mũ
tai lừa nhưng ngày mai lại đội vòng nguyệt quế và thường mang cả hai cùng
một lúc". (Heine).
Với bi kịch của Shakespear các phạm trù về cái bi, bi kịch nhân vật bi
kịch, nghệ thuật bi kịch .... Được mở rộng và nâng cao, khái quát hơn so với
quan niệm cổ điển truyền thông. Với Shakespear cái bi không chì là sự mất
mát đau khổ là cái tốt là cái đẹp, cái cao thượng bị hy sinh hủy diệt mà cái bi
còn là cái ác cái xấu, cái ác cái xấu cũng khiến người ta cảm thông thương xót
bởi vì thủ phạm gây nên cái ác cái xấu lại chính là nạn nhân của chính nó. Với
Shakespear bi kịch không chỉ là ca ngợi, khẳng định sự bất tử của con người
hay phát hiện ra những phẩm chất tốt đẹp anh hùng của nó mà bi kịch còn là
sự phê phán những dục vọng của con người, miêu tả cuộc đấu tranh giữa nó
với khát vọng chân chính của con người. Bi kịch của Shakespear không khu
biệt với hài kịch mà cái bi thường xen lẫn cái hài, cái bi xen lẫn cái hùng đó
chính là nét độc đáo mới mẻ về nghệ thuật bi kịch của Shakespear.
Shakespear xây dựng nhân vật bi kịch của mình không theo một khuôn
mẫu có sẵn, không theo một qui ước nào cả. Mà nhân vật bi kịch của
Shakespear chính là những con người có thực thường gặp trong cuộc sống
hàng ngày. Nhân vật bi kịch không chỉ là "những con người có một mức độ
phát triển nhất định về chất người, phải được thoa vào một thứ dầu thánh nào
đó để có đủ sức va chạm với những thế lực bên ngoài hay bên trong" (Herzen)
mà nhân vật của ông là những con người chưa đủ sức chống chọi với hoàn
cảnh bên ngoài như Romeo - Juliet. Họ không chỉ là những con người cao
thượng tự biết mình phạm tội và tuyên bố rằng mình nhận trách nhiệm về các
tội lỗi mà mình đã làm như Ôtenlô hay cảm thấy mình phải có trách nhiệm
đối với xã hội như Hămlet mà họ còn là những con người mù quán say mê
quyền lực thích được tôn sùng, thích được đứng cao hơn người khác như Vua
Lear hay những con người tràn đầy dục vọng tội lỗi như Mabeth. Với bi kịch
85
cổ đại thì số phận nhân vật bi kịch là tiền định thì với Shakespear chính tính
cách nhân vật quyết định số phận của họ "mình là nạn nhân của chính mình"
(Causa -sui-Fichte).
Shakespear đã đưa bi kịch lên đến đỉnh cao nghệ thuật mà từ trước đến
giờ chưa một ai có thể đạt tới. Thiên tài nghệ thuật Shakespear trước hết như
một số nhà nghiên cứu (Max. Ang ghen, Biôlinxky...) đã nhận xét "có được
cái năng lực sáng tạo ở bậc cao nhất và được trời phú cho một trí tuệ bao trùm
cả thế giới. Shakespear đồng thời có được cái phẩm chất khách quan của một
thiên tài, cái phẩm chất này khiến ông trở nên trước hết là một nhà soạn kịch
và thể hiện qua khả năng thấu hiểu các đối tượng đúng như chúng tồn tại,
không phụ thuộc vào cá nhân mình, tự chuyển mình vào trong các đối tượng
và sống đời sống của chúng" (Biôlinxky).
Shakespear là người đầu tiên trong văn học khám phá ra những đặc trưng
bản chất của quan hệ tư bản chủ nghĩa. Shakespear rất khéo léo đưa tất cả
những gì xảy ra trong cuộc sống vào trong bi kịch của mình để cho công
chúng nhìn thấy được bộ mặt thật mà họ đang sống để cảnh báo cho họ. Với
bi kịch của mình Shakespear đã chỉ ra cho loài người thấy rằng thời đại Phục
Hưng đằng sau cái vẻ huy hoàng rực rỡ còn ẩn dấu một thế lực đen tối mà
nguy cơn đang đe dọa loài người. Và Shakespear đã lôi nó từ trong bóng tối ra
trước mọi người để cho mọi người nhận diện, để cảnh giác với nó.
Trong bi kịch của mình Shakespear đã khéo léo trộn lẫn cái bi với cái
hài, cái bi với cái hùng để thể hiện chân thực cuộc sống muôn màu muôn vẽ.
Cuộc đời con người có lúc vui lúc buồn, có tiếng cười có nước mắt, có lúc
huy hoàng rục rỡ nhưng cũng có lúc ảm đạm thê lương, nếu viết theo bi kịch
truyền thống thì không thể nào thể hiện hết được sự đa dạng đó. Shakespear
đã khéo tài tình xây dựng nhân vật trong bi kịch giống như con người thực ở
ngoài đời.
86
Shakespear đã khai sinh ra một thể loại bi kịch mới : bi kịch tính cách,
chính tính cách của nhân vật quyết định số phận của họ và làm nên cái hay vở
kịch. Bi kịch của Shakespear đầy kịch tính, gay cấn... ông đã sử dụng biện
pháp lưỡng hóa để đào sâu nội tâm nhân vật. Ngòi bút của ông không chỉ
miêu tả ngoại diện nhân vật mà còn ông miêu tả những diễn biến, những diễn
biến trong tâm trạng, những cuộc đấu tranh trong tâm hồn các nhân vật. Tâm
lý các nhân vật của Shakespear biến đổi không ngừng theo hoàn cảnh khách
quan mà nó tiếp xúc. Nhân vật của Shakespear một khi được ông xây dựng
nên thì nó là một nhân vật sống, một con người sống, hành động suy nghĩ là
hành động suy nghĩ của chính nó chứ nó không chịu sự điều khiển của tác giả.
Nếu như với bi kịch truyền thống những gì thuộc về nhân vật và thế giới xung
quanh nó được đề xuất qua nhận xét của tác giả thì với Shakespear đều
chuyển qua phạm vi ý thức của nhân vật. Nhân vật của Shakespear có tính
độc lập của nó, trong nhân vật bao giờ cũng có một cái gì đó của chính nó chứ
nó không chịu sự điều kiến từ bên ngoài. Shakespear chính là người thầy của
thủ pháp : "tìm ra con người trong con người" mà nhiều tác giả sau này đều
phải học phương pháp sáng tác này của ông, kịch hiện đại, truyện, tiểu thuyết
hiện đại sau này đều học hỏi ít nhiều ở bi kịch của Shakespear.
Không những thế Shakespear còn rất tài tình trong việc sử dụng ngôn
ngữ. Kịch của Shakespear là cả một kho ngôn ngữ vô cùng tận. Shakespear
dùng ngôn ngữ để làm nổi bậc tính cách nhân vật. Qua ngôn ngữ Shakespear
cũng cho chúng ta biết nhân vật thuộc tầng lớp nào, nghề nghiệp của họ là gì?
Họ là con người như thế nào ? "nhà thơ có "chiếc lưỡi đường mật" này
dùng ngôn ngừ mà cảm hóa chúng ta, làm chúng ta phải cùng tác giả yêu,
ghét, căm thù... ngôn ngữ ấy của nhà thơ lại thường xuyên biến đổi cho phù
hợp với hoàn cảnh và tâm lý tính cách của nhân vật. Ngôn ngữ đó khi đanh
thép, khi hùng hồn, khi tha thiết, khi lại não ruột như một tiếng thở dài"
(Trích lịch sử văn phương Tây - Tập I) .
87
Nhân loại càng tiến bộ người ta biết đến Shakespear càng nhiều ảnh
hưởng của Shakespear ngày càng lớn trên thế giới. Bi kịch của Shakespear
vẫn mãi mãi là những viên ngọc quí trong kho tàng văn học thế giới những
viên ngọc đó càng ngày càng tỏa sáng lấp lánh hơn.
88
THƯ MỤC THAM KHẢO
1. A.Anixt- Sáng tác của Shakespear – Nhà xuất bản SựThật 1963
2. Trần Văn Báu- Hămlet Hoàng Tử Đan mạch
3. Đặng Thế Bính- Tuyển tập kịch Shakespear - NXB Sân Khấu –
1995
4. Lê Văn Chín- Văn học phương tây giản yếu - Trường ĐHSP
1994
5. Marx – Engels- Về văn học nghệ thuật - NXB Sự Thật 1977
6. Engels- Phép biện chứng của tự nhiên- NXB Sự Thật 1976
7. Lê Bá HânTrần Đình sử □ Từ điển thuật ngữ văn học –
NXBGD- Hà Nội 1992
8. Đỗ Đức HiếuVăn học thời đại Phục Hưng - Tạp chí văn học-Số
2-1963
9. Đỗ Đức Hiếu (Chủ biên)-Giáo Trình Văn Học Phương Tây TI -
NXB Giáo Dác -Hà Nội 1996.
10. Đỗ Khánh Hoan- Lịch sử văn học Anh Quốc
11. 42TBùi Anh Kha, Bùi Ý, Bùi 42T6□ H ă m l e t - NXB V ă n
h ọ c - H à N ộ i 1986
42T
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cai_bi_va_nghe_thuat_bi_kich_cua_shakespear_qua_cac_vo_bi_kich_romeo_juliet_hamlet_otenlo_vua_lear_m.pdf