Luận văn Cái tôi trữ tình trong thơ trẻ Việt Nam 1965 - 1975

Cái tôi trữ tình trong thơ trẻ 1965 - 1975, với những dạng thức biểu hiện phong phú, đã tạo cho thơ 1945 - 1975 một chân dung tinh thần, một phong cách thời đại. Đặt vấn đề nghiên cứu cái tôi trữ tình trong thơ trẻ Việt Nam 1965 - 1975, luận án đi sâu khám phá những dạng thức, biểu hiện của cái tôi trữ tình trong xu hướng vận động. Đồng thời, luận án khảo sát chân dung cái tôi trữ tình ở những vùng thơ khác nhau để thấy rằng chịu sự chi phối của hoàn cảnh lịch sử, bối cảnh đời sống văn học, lí tưởng thẩm mĩ , cái tôi trữ tình cũng mang những diện mạo riêng. Dù có thể quan niệm về thơ trẻ Việt Nam 1965 - 1975 với nội hàm được mở rộng như trong luận án chưa thật thỏa đáng, nhất là ở phương diện luận giải thuật ngữ thơ trẻ song đây cũng là mong muốn của tác giả luận án trong việc khôi phục khuôn mặt vốn đa diện của thơ Việt Nam 1945 - 1975, trước hết là giai đoạn 1965 - 1975. Từ đó góp phần mở ra hướng nghiên cứu mới, khi quan điểm đánh giá văn học không còn “trượt theo quán tính” hầu hết cho rằng văn học Việt Nam 1945 - 1975 chỉ là sự hợp thành của văn học miền Bắc và vùng giải phóng

pdf214 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 4795 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cái tôi trữ tình trong thơ trẻ Việt Nam 1965 - 1975, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông chỉ hứa hẹn mà còn là trao gửi yêu tin. Hướng về tình cảm lớn lao của dân tộc, những con người yêu nhau trong thời khốc liệt vẫn gieo vào nhau niềm tin giản dị đến nao lòng. Ấp ủ trong những trái tim yêu vẫn là khát vọng và niềm tin cháy bỏng về ngày mai gặp mặt. Dẫu muôn trùng cách trở song chờ đợi họ vẫn là điểm đến của tình yêu: Cơn dông là đôi mắt em cười/ Chiều lạ quá, chiều ơi lay động mãi/ Giá lại phải băng qua trăm ngả đường phá hoại/ Thì hẳn chỗ cuối cùng, anh gặp vẫn là em (Những đoạn thơ tình viết giữa hai cuộc chiến tranh phá hoại - Bằng Việt). Với cái tôi trữ tình đa đoan, lật trở nhiều nỗi niềm riêng tư thì giọng điệu bi quan, giằng xé có khi cũng không phải là chuỗi giọng ám ảnh một đời. Đó chỉ là chặng đổ vỡ lòng tin tạm thời để về sau, lạc quan lại bừng sáng trong giọng điệu đậm chất suy tư. Khi những vết tổn thương đời tư đã lành lặn, giọng xốn xang hạnh phúc ngỡ òa lên nức nở: Bỗng một ngày em tới em ơi Anh gặp biển khơi gặp nhà ga bóng mát Anh thấy chân trời tuổi thơ bát ngát Em dạy anh nhìn cái thật của đời Hiểu bao điều lòng anh vẫn non tươi Chẳng còn là đám mây rách rưới Từ nay có nhau từ nay không còn bóng tối (Những ngày chưa có em - Lưu Quang Vũ) Cái tôi trong thế giới thơ tình Lưu Quang Vũ không tránh khỏi chông chênh. Nhưng tận sâu tâm thức cái tôi chẳng bao giờ chịu ở với bờ yên là phút khát vọng 185 thành màu trên khung vải (Người con giai đến phòng em chiều thu). Về bản chất, thơ trữ tình chính là nơi gửi gắm khát vọng thành thực của con người. Đi qua những bức tường gạch vỡ, những bãi nền đổ nát, những tháng ngày rơi vãi, cái tôi mới có những suy cảm về hạnh phúc giản dị là thế. Chính mâu thuẫn trong đời sống nội tâm tạo nên sự thống nhất trong tư tưởng nghệ thuật của Lưu Quang Vũ. Hầu như cuộc đời người nghệ sĩ hiến dâng cho nghệ thuật, cho lẽ sống, cho tình yêu bằng cái nhìn biện chứng: Đời sống là bờ/ Những giấc mơ là biển/ Bờ không còn nếu chẳng có khơi xa (Giấc mơ của anh hề). Có lẽ thật hiếm ngòi bút nào trong địa hạt thơ tình thời chống Mỹ lại đi đến tận cùng bản sắc tình yêu như bút thơ Lưu Quang Vũ. Những bông hoa không chết bao giờ không chỉ là suy nghiệm của Lưu Quang Vũ về chiến tranh, về cái chết của đồng đội trong đối cực mất - còn nghiệt ngã của chiến tranh mà đó còn là bản tự thuật của hạnh phúc trở về, của tình yêu vĩnh cửu. Giọng thơ tình mê đắm ấy vẫn không nguôi với “di chúc tình yêu”. Nhân hậu biết bao khi đó chính là sắc giọng của ước mơ một đời chưa thỏa nguyện, là lòng yêu còn đương khát, là hạnh phúc dở dang: Em cần gì giếng lạnh/ Tâm hồn anh cô quạnh dưới lòng sâu/ Ngẩng lên biền biệt mây cao/ Cuộc đời thăm thẳm/ Tình anh như cỏ lau/ Tìm nhau trên đất vắng/ Nơi ấy em về mưa sẽ tạnh/ Hoa cúc nở vàng trên cánh tay/ (Không đề). Khi hạnh phúc tái sinh, giọng thơ ấm áp trong lời tâm niệm hàm ơn cuộc sống: Chúng ta đi bên nhau trên mặt đất/ Dẫu chỉ riêng điều đó là có thật/ Đủ cho anh mãi mãi biết ơn đời (Em - Lưu Quang Vũ). 3.4.3. Giọng nghiệm suy, chất vấn Mang tâm thế tự nghiệm, cái tôi trữ tình trong thơ trẻ 1965 - 1975 luôn dằn vặt và không nguôi đi tìm lời giải đáp về nhiều vấn đề bức thiết của đời sống chiến tranh. Nhất là vấn đề thân phận dân tộc, số phận con người, cái còn lại đằng sau những vinh quang, mất - còn Chính vì thế, bên cạnh sắc điệu hoan ca, lạc quan, đẫm yêu tin, thơ trẻ còn dành một khoảng ngẫm suy trong sắc giọng suy tưởng, chất vấn. Ở đó, cái tôi trữ tình trải nghiệm cùng những điều lớn lao gắn chặt với sinh mệnh dân tộc đến những điều tưởng rất đời thường. 186 Chiến tranh trong nhãn quan của thế hệ thơ trẻ đâu chỉ là đường ra trận mùa này đẹp lắm (Phạm Tiến Duật), không chỉ là chiến công thành điệp khúc suốt mùa thu (Hoàng Nhuận Cầm) mà đó còn là tổn thất, thương tật, di chứng. Dù trong dòng chung của thơ thời kháng chiến chống Mỹ, những ngẫm suy như thế không phải là tư tưởng chủ đạo song đó là sắc diện rất thật của cái tôi trữ tình. Trong tư duy thơ trẻ miền Nam, hằn sâu vào cuộc sống là nỗi buồn chiến tranh. Cảnh tượng chới với của con người bị bỏ lại phía sau những trận càn đã trở thành niềm đau dai dẳng, đâu đâu cũng chỉ còn là dấu vết của thương tổn chiến tranh. Giọng điệu hẫng hụt gieo vào những dòng thơ tự do với biên độ câu thơ dài ngắn đan xen càng tạo nên chất trầm buồn, day trở: giữa lòng quê/ cuộc chiến bỏ quên người/ xe lăn đi/ đất mở rộng cơn đau/ đường gai chạy qua đồng máu chảy (Hành trình - Ngô Kha). Sự thật của cuộc chiến là những vành khăn tang, những vòng trắng. Trong lòng đô thị miền Nam, với cái tôi thơ trẻ, sự thật nghiệt ngã chiến tranh là những gì họ phải chứng kiến hàng ngày, là hình ảnh tội nghiệp của những người hoảng hốt trong nỗi đau vĩnh viễn mất người thân: khi trời đổ mưa/ tôi thấy người chị/ tay cầm cây nhang/ với vầng mây cô đơn trải làm khăn chế/ tôi thấy người lính trẻ/ chĩa súng dài trên mặt nước/ với giòng sông/ tôi thấy đứa bé mồ côi/ ngước nhìn ảnh cha/ với tương lai trên chiến địa (Mùa đông chiến tranh ở Huế - Ngô Kha). Những nghiệm suy về bức tranh xót đau của cuộc sống đạn lửa có khi còn phối vào thơ trẻ âm điệu của niềm bi quan, tuyệt vọng. Trở đi trở lại trong hồn thơ là nỗi ám ảnh về cái chết, về sự ra đi, về những âm thanh tức tưởi của con người. Đây là cung bậc cái tôi nếm trải đến tận cùng hiện thực đổ vỡ của chiến tranh. Giọng thơ chùng xuống, thao thiết với niềm đau thấm thía. Giọng bi quan trải thấm trên hàng loạt hình tượng thơ đầy ám gợi: Bây giờ con sống đây/ Bên những người đã chết/ Bên những người đang chết/ Cuộc sống mù lòa giữa mặt trời đen/ con mang máng thấy mình còn sống/ Khi ngồi âm thầm đếm nhịp trái tim/ Và con đếm nhịp trái tim/ Trong cơn hấp hối (Thưa mẹ, trái tim - Trần Quang Long). Hay với cái tôi phủ định, chối bỏ “thiên đường của thế giới tự do” vùng đô thị, thế giới nghệ thuật thơ là âm hưởng của giọng vỡ lẽ ê chề trước bi hài kịch chất chồng mâu thuẫn 187 giữa “kiếp sống con người và bài học tô son”. Trước những “sách vở buồn thiu như cơm nguội” bấy giờ, thơ trẻ chỉ còn tái tê sắc giọng của “những điều trông thấy”: Thấy mẹ già khóc từng buổi chợ/ Thấy em thơ vá áo vá quần/ Thấy cha tháng ngày còm cõi/ Thấy mẹ buồn nước mắt rưng rưng (Hòa bình ở Sài Gòn - Nguyễn Tường Giang). Cũng trong vùng thơ tạm chiếm miền Nam, song mang nặng cảm thức bi quan về chiến tranh, các nhà thơ đi ra ngoài khuynh hướng cách mạng của thời đại đã thể hiện một hình tượng cái tôi trữ tình đa đoan trong những hợp âm não nề. Giọng điệu thơ thảng thốt, suy sụp, tột cùng bẽ bàng khi người thơ chạm vào nỗi đau đơn độc: tôi đã về chiều nay không còn ai cổng ngoài kia đã khép chỉ còn lại một tôi cầm lòng nghe mưa chết không còn ai không còn ai (Mùa mưa này không còn ai - Phạm Cao Hoàng) Thơ trẻ có một sự chuyển đổi chất giọng trong trẻo hồn hậu sang bè trầm của giọng buồn. Dấu ấn đời tư có khi hằn vào thơ viết về dân tộc sự xót xa, hoài nghi trong tuyệt vọng. Đó là giọng điệu chất vấn trong niềm thổn thức của cái tôi trữ tình: Đến bao giờ Người mới được nghỉ ngơi/ Trong nắng ấm và tiếng cười trẻ nhỏ?/ Đến bao giờ đến bao giờ nữa/ Việt Nam ơi? (Việt Nam ơi - Lưu Quang Vũ). Trong hoàn cảnh chống chọi với những cơn sốt rừng già, không ít người lính trong thời chống Mỹ đã ra đi và bỏ lại đằng sau những lời đính hẹn dở dang, những mỏi mòn trông đợi. Cái tôi ngẫm ngợi về sự ra đi đột ngột của người lính trẻ, giọng thơ buồn thương, tiếc hẫng: Gió đi giật cục bàng hoàng/ Mây đỉnh núi chít khăn tang ngang trời/ Bao người yêu đã chết rồi/ Còn đau chưa nói được lời yêu nhau (Người đang yêu - Nguyễn Duy). 188 Nỗi đau mất mát không chỉ là câu chuyện bi kịch chiến tranh mà đó còn là những thương tổn tinh thần, vì thế, có thể thấy suy tư, trải nghiệm là chất giọng thể hiện chiều sâu tư tưởng của thơ trẻ. Thường xuất hiện trong thơ những câu hỏi tu từ vừa như chất vấn vừa là tự vấn. Nhất là ở mảng đời riêng tư, giọng thơ đầy dằn vặt qua câu hỏi mang màu sắc hoài nghi, trăn trở: Em nơi đâu? bao năm tháng qua rồi/ Người ta bảo rằng em đã chết/ Người ta bảo quên đi đừng phí sức/ Hãy chấp nhận những vách tường có sẵn/ Em làm gì có thật mà mong (Thơ tình viết về một người đàn bà không có tên III - Lưu Quang Vũ). Có lúc đối mặt với không gian tròng trành, hiểm trở, cái tôi như rơi vào vô vọng; giọng thơ buồn chao chát: Đây cửa sông, nơi anh ra biển/ Nơi anh về. Mong anh được bình yên/ Được bình yên trở lại cùng em/ Nhưng anh chỉ trở về trong những ngày bão tố (Một vùng cửa sông - Xuân Quỳnh). Khi nỗi cô đơn và hụt hẫng đã tột cùng thì con người mang vào thơ chất giọng tự trào. Nhưng chủ thể càng tỏ ra bất cần, giọng thơ lại càng cay đắng: Anh như thằng bờm/ Chẳng thiết trâu bò chẳng thiết lim/ Chỉ nhận nắm xôi cười ngặt nghẽo (Ngã tư tháng chạp - Lưu Quang Vũ). Trong suốt hành trình rong ruổi giữa nhân gian, người nghệ sĩ vẫn khắc khoải với những ước vọng không thỏa. Cái tôi đành gửi câu hỏi còn bỏ ngỏ về bản ngã đích thực của con người vào “di chúc tình yêu”. Giọng thơ rơi vào nỗi mong mỏi kiếm tìm, đầy chất nghiệm sinh: Lẽ sống và lẽ chết của anh/ Ta đi mãi về nhau tìm mãi bản thân mình/ Cuộc tìm kiếm suốt đời không tới đích (Di chúc tình yêu - Lưu Quang Vũ). Khi cuộc sống là những ngày hứng chịu cái nghèo cay cực, khi tiếng máy bay uy hiếp lưng trời, con người rơi vào cảm giác tủi phận trong tình yêu. Nhà thơ không giấu nổi giọng cay đắng xót lòng khi choán hết tâm can là ám ảnh áo cơm: Có tình yêu nào không cần cơm áo? Em ơi/ Em đã thấy sáng nay từng mảng cuộc đời/ Buộc vào nhau bằng những manh áo mỏng/ Những bát cơm không đủ níu lòng/ Đi giữa trời/ Rét mướt (Đi giữa rừng súng máy - Trần Phá Nhạc). Trong thơ trẻ vùng tạm chiếm miền Nam, bắt gặp không ít giọng suy nghiệm của cái tôi trữ tình cô đơn trong trống rỗng: Có một quảng đời tôi để trắng/ Sống cho qua/ Qua/ Cho qua luôn những tháng ngày còn của một đời/ Những tình nghĩa 189 không tròn/ Những hận thù không trả/ Những dự định không thành/ Những nét mặt nhòe tan trong kí ức/ Cũng cho qua (Nói một mình - Tô Thùy Yên). Cái tôi gắn với cái nhìn về tình yêu như là một số phận chung đôi bi thảm: cây buồn lá đến rơi thôi/ hồn dang cánh muộn thu đời nhá nhem/ mối đùn đất đắng cay em/ bù nhau chưa đủ lệ hoen ngày vàng/ chung thân tôi - địa ngục nàng (Phúc âm riêng của hai người - Du Tử Lê). Ý thức hiện sinh giữa một thực tại muôn vàn bế tắc, giữa cuộc sống ngột ngạt đã mang đến những trạng thái tình yêu đượm buồn, giọng thơ tự trào, in đậm cái tôi cô độc - cô độc hiện sinh: Ta về theo dấu chân mưa/ Hắt hiu phố chợ, ngày vừa xế tan/ Em đi, vỡ một cung đàn/ Hoàng hôn từ đấy mênh mang một trời (Lệ mưa - Trần Dzạ Lữ). Hay với cảm thức cô đơn đi cùng cái chết như một sự giải thoát, con người tình yêu hiện sinh thu mình trong thế giới của tình tự, cô độc, tôi đơn độc giữa tha nhân; giọng thơ bình thản nhưng đắng cay như lời tự thú: Như con thú nhận mũi tên tẩm độc/ Một phút thương em trải mấy thu sầu/ Ta muốn lánh mọi người - nghe tình khóc/ Một mình nằm chết lặng giữa hang sâu (Ngồi dưới trăng tan - Hạc Thành Hoa). Với cái tôi tình yêu mang nỗi bi lụy thường trực, trong thế giới nghệ thuật thơ giằng xé gam giọng não nùng, ai oán: sao thiên thu không là chôn sâu? Nên nắng xưa còn hanh mái tóc nhầu/ tôi đứng như xe tang ngừng ngập/ và một họ hàng khăn trắng buồn đau (Thiên thu - Nguyễn Tất Nhiên). 3.4.4. Giọng âu lo, dự cảm Thế giới riêng tư trong thơ trẻ 1965 - 1975 đối diện với những góc khuất bi kịch. Như đã khẳng định, đây hoàn toàn không phải là trạng thái tinh thần chủ đạo của người nghệ sĩ, song chính sự xuất hiện của cái tôi chông chênh với cảm giác mất mát trong thơ trẻ giai đoạn này đã hình thành thanh âm dự cảm xót đau. Trong các nhà thơ trẻ, phải nói Xuân Quỳnh đã đi đến cùng những tiên cảm về hạnh phúc trần thế. Ngay trong chặng sống hạnh phúc, bình yên nhất, hồn thơ ấy cũng rung lên sắc giọng phấp phỏng, chênh chao: Mùa thu nay sao bão mưa nhiều/ Những cửa sổ con tàu chẳng đóng/ Dải đồng hoang và đại ngàn tối sẫm/ Em lạc loài giữa sâu thẳm rừng anh (Tự hát). Cái tôi rơi vào trạng thái trơ trọi giữa không 190 gian đầy bão gió, không gian hoang lạnh. Giọng thơ chính là tiếng hớt hải của chủ thể đi tìm mình trong cõi sâu hút của tình yêu. Bởi mang trái tim quá sức vì chăm chút yêu thương, bởi khát khao thâu hết cõi nhớ cõi yêu về với thiên chức của người phụ nữ và cũng bởi mang trái tim đa đoan, thơ Xuân Quỳnh ăm ắp thanh âm dự cảm cách ngăn. Nhiều khi người thơ không thể đặt hết niềm tin vào người mình yêu. Trong tôi là giọng đan cài mâu thuẫn. Nhớ mong rồi chất vấn, tự nhủ rồi lại tự vấn: Dẫu nhớ em xa quá không gian/ Chớ thương em một mình vất vả/ Em ở đây bạn bè đông đủ cả/ Anh đi con đường này không anh? (Viết trên đường 20). Ngẫm nghiệm trước cái chênh vênh của tình yêu diệu vợi, giọng thơ Xuân Quỳnh thao thiết với nghìn nỗi lo âu: Anh, con đường xa ngái/ Anh, bức vẽ không màu/ Anh, nghìn nỗi lo âu/ Anh, dòng thơ nổi gió/ Mà em người đời thường/ Biết là anh có ở (Anh). Có lẽ bản chất của tình yêu là khao khát vươn đến sự hoàn thiện, vì thế trong những câu chuyện tình tứ giản dị, sáng trong của người phụ nữ vẫn không giấu được cảm thức e ngại, thậm chí không hài lòng khi được người yêu bày tỏ lời khen. Điều tưởng nghịch lí trong hồn thơ Lâm Thị Mỹ Dạ cũng trở nên có lí. Có lí một cách duyên dáng, nũng nịu. Cái tôi cứ thành thật trong giọng ưu tư, lo lắng: Em sợ lời khen của anh/ Như sợ chiều về, hắt tối/ Nhiều khi ngồi buồn một mình/ Trách anh sao mà nông nổi (Anh đừng khen em). Qua nhiều lần vay trả để có lại yêu thương, sau nhiều đổ vỡ, phải nói trong thơ trẻ Việt Nam 1965 - 1975, Lưu Quang Vũ là nhà thơ đã để lại nhiều nhất những cung âm dự cảm, lo âu, phấp phỏng về những điều quá mỏng manh trong hành trình con người kiếm tìm hạnh phúc. Hay có thể khẳng định giọng điệu dự cảm, tiên liệu chính là âm bản của thăng trầm trong cuộc đời người nghệ sĩ đa đoan này. Đến với thế giới nghệ thuật thơ Lưu Quang Vũ, người đọc hẳn đến được vùng cảm xúc không bình lặng với giọng thảng thốt trong dự cảm chia xa, giọng hối hả trước bao dự định còn dang dở: Riêng lòng anh anh không quên đâu/ Chỉ sợ trời mưa đổi mùa theo gió/ Cây lá với người kia thay đổi cả/ Em không còn màu mắt xưa (Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa). Trong thế giới nghệ thuật thơ trẻ, thiên nhiên là nơi đồng hành với nhiều ẩn ức của con người và đó cũng là khoảng không gian thành hình những dự cảm của 191 người nghệ sĩ. Hồn thơ Nguyễn Duy từng khắc khoải trước cái phẳng lặng của ngày mai, giọng thơ thảng thốt trong nỗi niềm khát gió: Trái đất sẽ ra sao khi một ngày nào kia không còn gió nữa/ lá cây bỗng hết xào xạc/ mây dừng lại và sao thôi nhấp nháy/ mùi hương hoa rụng xuống gốc cây hoa/ hạt phấn chết im lìm trong vỏ lép (Gửi từ vùng gió Phan Rang). Bên cạnh đó, giọng nghiệm sinh về hạnh phúc dễ tan vỡ của kiếp người còn được gửi vào không gian mưa. Hầu hết trong thơ Lưu Quang Vũ là những cơn mưa tàn nhẫn, mưa tựa hạnh phúc mong manh. Đắm mình trong màu mưa tâm trạng nên sau mỗi lần rạn vỡ, cái tôi nhà thơ cảm thấy rát đau vô cùng: Mưa trên đường xa, mưa trên cửa sổ tâm hồn/ Ôi tuổi thanh xuân trôi qua bằng những đêm trăn trở (Những ngày chưa có em...). Không gian đẫm mưa ấy kéo theo một chuỗi thời gian nhiều nếm trải. Ở đó, tuổi thanh xuân của đời người lại được đo bằng khoảng thời gian nặng trĩu ưu tư. Mưa vừa là không gian tâm trạng, vừa là dấu hiệu thời gian trôi chậm đến nao lòng. Giọng thơ vì thế giằng xé, trắc trở: Mưa cướp đi ánh sáng của ngày/ Đường chập choàng trong mối lo khó gỡ/ Thức chẳng yên nên dở dang giấc ngủ/ Hạnh phúc con người mong manh mưa sa (Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa). Sống trong hiện thực máu và súng luôn là mối đe dọa kinh hoàng, những tưởng các nhà thơ trẻ trong lòng đô thị miền Nam chỉ có thể trải mình trong cái tôi căm hận, oán thán; những tưởng xâm chiếm hết hồn thơ họ chỉ là những niềm đau chung đã ngấm lịm vào da thịt. Vậy mà trong tiếng lòng chung đó, người nghệ sĩ vẫn dành một góc nhỏ để trải nghiệm về trạng thái cô độc của hiện tại và xót xa hơn là tiên liệu về một khoảng thời gian định mệnh. Giọng thơ chùng xuống, đẫm buồn song cái tôi vẫn gắng gượng trong sắc giọng da diết nhớ. Giọng giằng xé của cái tôi cô độc như lạc đi trong nước mắt của chia li: Bây giờ những buổi chiều còn lại một mình/ em có biết chăng đời tôi rồi sẽ có một sớm mai nào/ ra đi không ngày trở lại/ tôi vẫn nhớ em khi đêm tối về/ âm thầm khóc trong chiếu chăn/ những giọt lệ vàng thánh thiện như nước mắt chim khuyên (Những buổi chiều một mình - Thái Ngọc San). Lê Văn Ngăn - cây bút của phong trào học sinh sinh viên thành thị miền Nam - cũng mang sắc giọng dự cảm trong tình yêu. Ở hồn thơ của một người đang rơi 192 vào tuyệt vọng, mây trời u ám là không gian của mòn mỏi đợi chờ; giọng thơ như hỏi như than: Anh sẽ lui về thành thị cũ/ soi mắt em trong tấm gương mờ/ ngó qua mái ngói mây trời đục/ biết đến đêm này khuya có mưa (Bên hồ Thủy Ngữ). Cái tôi mang cảm thức hiện sinh đeo đuổi âu lo, như là sự phản tỉnh tự do, là “dấu hiệu trung thực của hiện sinh” trong thơ trẻ vùng tạm chiếm miền Nam kéo theo những sắc giọng khắc khoải đầy dự cảm. Bắt gặp rất nhiều trong sáng tác của họ giọng điệu mang nặng cảm thức về thân phận định mệnh: Em đã chết lẽ nào em đã chết/ Chết trên xe lửa trúng mìn chết vô tình cho lịch sử/ Và phải anh còn sống đêm nay như những đêm nào/ Thấp thỏm đi dây trên lằn ranh sống chết chông chênh (Những người chết vô tình cho lịch sử - Tô Thùy Yên); ôi em mưa lạnh núi sông/ ngày đi vỡ nát cánh đồng tình yêu/ trong xa biển sóng thủy triều/ bóng em đâu thấy bọt bèo giạt trôi (Mưa thu trên quê hương - Thế Viên). Ngay trong cái nồng nàn, tình tứ, người thơ vẫn không giấu được sắc giọng hoài nghi, vồ vập trong nỗi sợ dở dang, tiếc nuối: trao hết cho nhau, tình vẫn còn ngờ/ vẫn chưa đủ vẫn còn như thiếu thốn/ chân bước chậm sao đường về vẫn ngắn/ hôn nát nhàu cả mặt vẫn chưa buông (Dỗ giấc người bất hạnh - Du Tử Lê). Hay giọng tiên cảm về tương lai tuyệt vọng cũng là sắc giọng thường trực trong thế giới thơ trẻ vùng tạm chiếm miền Nam, khi cái tôi trữ tình đứng giữa cảm giác thời gian đồng hiện - ngay trong hiện tại đã phấp phỏng những ngày đang đón đợi người thơ phía trước, khi cái tôi thơ trẻ vùng tạm chiếm miền Nam đối mặt với bi kịch đời tư: anh lang thang từ mùa xuân/ và cánh đồng cỏ nhọn/ những đồi cao lẫn khuất trong anh/ như thể đó mùa hạ sau sắp nở/ anh cũng già nua cùng tuyệt vọng/ như nắng mai (Trên đỉnh trời An Khê - Trần Thúc Vũ); Ta làm chim tuyệt vọng bỏ quên trời/ Nên cánh vỗ như tay chào vĩnh biệt/ Nên hót điệu khàn khàn thống thiết/ Em có chiêm bao thấy ngậm ngùi? (Giữa trần gian tuyệt vọng - Nguyễn Tất Nhiên). Cũng có khi thơ trẻ vang tỏa cung giọng phức hợp của trạng thái cái tôi vàng võ ưu phiền trước hố thẳm đau thương: Anh sống làm quen cùng cái chết Liếm lấy mặn mà trên đau thương Chìm mãi xuống em và mất tích Như mặt trời rã trong nước loang 193 (Hải phận - Tô Thùy Yên) “Giọng điệu chủ yếu không những không loại trừ mà còn cho phép tồn tại trong tác phẩm văn học những sắc điệu khác nhau” [81, tr.169]. Sự thể hiện cái tôi trăn trở về số phận con người trong chiến tranh đã hình thành trong thơ trẻ chất đằm sâu, trầm buồn; đậm tâm sự cá nhân mà giàu sức ám ảnh; nồng nàn mà rất thâm trầm trên nền cảm xúc và suy tưởng. Với cảm thức của cái tôi chiêm nghiệm thân phận đời tư, thấm thía nỗi đau chiến tranh, đối mặt với bi kịch riêng tư, quả thật thơ trẻ 1965 - 1975 có khi đã phá vỡ giọng điệu sử thi - vốn là “chủ âm” của bản hòa ca cách mạng, tạo sắc giọng riêng tây, rất thành thực của chủ thể sáng tạo. Từ đó, góp phần hòa phối nên bản tự thuật đa giọng điệu của thơ trẻ giai đoạn này. Thực tế chiến trường ác liệt và không khí chiến đấu của những năm 1965 - 1975 đã tạo điều kiện cho thơ trẻ bắt nhịp với cảm hứng sáng tạo. Trong dàn hòa ca đó, thơ trẻ đã xuất hiện nhiều giọng riêng và nhiều sắc giọng đa dạng, hợp thành giọng điệu đặc trưng của thơ 1965 - 1975. Dù đó là giọng ngợi ca hào sảng, giọng tin yêu đằm thắm, giọng suy tưởng trầm buồn hay giọng tiên cảm xót xa thì bật lên trên hết vẫn là chất đắm đuối trong những hồn thơ mặn mà với hiện thực đời sống. Với sự thể hiện giọng điệu nghệ thuật, thơ trẻ càng khắc sâu hơn sự đa diện của cái tôi trữ tình, vốn được xem là biểu hiện sắc nét của chân dung tinh thần thơ 1965 - 1975. Cái tôi trữ tình trong thơ trẻ 1965 - 1975 được thể hiện thông qua một số phương thức nghệ thuật khác nhau: thể thơ, thủ pháp nghệ thuật, ngôn ngữ, giọng điệu. Dù chưa phải hoàn toàn là những sáng tạo đặc sắc, song qua thế giới nghệ thuật ngôn từ được kết tinh từ ý thức trách nhiệm của ngòi bút, từ quan niệm về thơ và từ chất liệu sống dồi dào, thế hệ thơ trẻ đã thể hiện ý thức trong việc tìm tòi những hình thức biểu đạt phù hợp. Lực lượng thơ trẻ đã có ý thức khai thác tối đa hiệu quả thẩm mĩ của các phương thức biểu hiện nhằm thể hiện khá sinh động các dạng thức của cái tôi trữ tình; đồng thời phần nào khẳng định cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ và thể hiện được phong cách của một thế hệ. 194 KẾT LUẬN 1. Cái tôi trữ tình trong thơ trẻ 1965 - 1975, với những dạng thức biểu hiện phong phú, đã tạo cho thơ 1945 - 1975 một chân dung tinh thần, một phong cách thời đại. Đặt vấn đề nghiên cứu cái tôi trữ tình trong thơ trẻ Việt Nam 1965 - 1975, luận án đi sâu khám phá những dạng thức, biểu hiện của cái tôi trữ tình trong xu hướng vận động. Đồng thời, luận án khảo sát chân dung cái tôi trữ tình ở những vùng thơ khác nhau để thấy rằng chịu sự chi phối của hoàn cảnh lịch sử, bối cảnh đời sống văn học, lí tưởng thẩm mĩ, cái tôi trữ tình cũng mang những diện mạo riêng. Dù có thể quan niệm về thơ trẻ Việt Nam 1965 - 1975 với nội hàm được mở rộng như trong luận án chưa thật thỏa đáng, nhất là ở phương diện luận giải thuật ngữ thơ trẻ song đây cũng là mong muốn của tác giả luận án trong việc khôi phục khuôn mặt vốn đa diện của thơ Việt Nam 1945 - 1975, trước hết là giai đoạn 1965 - 1975. Từ đó góp phần mở ra hướng nghiên cứu mới, khi quan điểm đánh giá văn học không còn “trượt theo quán tính” hầu hết cho rằng văn học Việt Nam 1945 - 1975 chỉ là sự hợp thành của văn học miền Bắc và vùng giải phóng. 2. Các nhà thơ trẻ đến với thơ chính từ ý thức dấn thân của thế hệ, từ nỗi lòng đau đáu trải nghiệm thấm thía nỗi đau chiến tranh, từ những trăn trở, dằn vặt trước những số phận bi kịch; vì thế cái tôi trữ tình biểu hiện một cách đa dạng thế giới nhận thức, tình cảm của người nghệ sĩ. Bên cạnh cái tôi công dân mang cảm quan sử thi, cái tôi trữ tình trong thơ trẻ 1965 - 1975 còn là sự thể hiện sắc nét cái tôi sử thi biến thể, cái tôi phi sử thi với nhiều sắc thái biểu hiện phong phú. Đó là cái tôi giàu suy nghiệm trong những quan niệm nghệ thuật về thơ, trong những luận giải về chân dung tinh thần thế hệ; là cái tôi thấm nghiệm thực trạng chiến tranh, tự nghiệm số phận riêng tư với những nỗi niềm phức tạp Việc nhận diện cái tôi trữ tình được biểu hiện sinh động như thế góp phần đúc kết khá toàn diện tư duy nghệ thuật thơ trẻ, đồng thời khám phá được tận sâu đời sống nội cảm người nghệ sĩ trước bức tranh hiện thực đa âm sắc. 195 3. Đến với thơ trẻ Việt Nam 1965 - 1975, độc giả nhận diện được những biểu hiện phong phú của cái tôi trữ tình thông qua một số phương tiện nghệ thuật. Bằng năng lực sáng tạo, bằng quan niệm sắc sảo về sứ mệnh của thơ ca, dù trong những điều kiện hạn hẹp tất yếu của hoàn cảnh sáng tác, thơ trẻ vẫn thể nghiệm trên con đường làm mới hình thức biểu hiện nhằm khắc chạm một cách sắc nét chân dung cái tôi trữ tình. Tương ứng với từng biểu hiện của cái tôi trữ tình, các cây bút lựa chọn những hình thức biểu hiện phù hợp với thế giới quan, nhân sinh quan và phong cách sáng tạo; đưa người đọc khám phá sâu vào bản chất của cái tôi trữ tình giai đoạn này. 4. Thơ trẻ 1965 - 1975 là “mạch riêng giữa nguồn chung” thơ 1945 - 1975 với diện mạo phong phú của cái tôi trữ tình. Dẫu là cái tôi đậm chất sử thi hay là cái tôi đậm tâm sự cá nhân cũng là tiếng lòng chân thật của lớp nhà thơ đến với chiến trường sống và viết, đến với muôn mặt cuộc đời bằng hồn thơ giàu rung động, bằng những ngẫm suy đậm tinh thần thế hệ, bằng những nghiệm sinh hiển lộ ý thức đào sâu vào bản ngã và bằng một bút lực dồi dào. Cảm hứng sử thi là âm hưởng xuyên suốt hầu hết thế giới nghệ thuật thơ trẻ trong chiều sâu nhận thức mới. Tuy nhiên cảm hứng khơi sâu vào bản chất cuộc sống giàu chất liệu hiện thực qua dạng thức cái tôi sử thi biến thể và cái tôi phi sử thi với cảm thức về thân phận con người đầy nhân bản mới tạo nên bản sắc của thơ trẻ 1965 - 1975. Nhìn nhận một cách thỏa đáng về diện mạo cái tôi trữ tình trong thơ trẻ 1965 - 1975 cũng không nằm ngoài ý nghĩa khẳng định đầy đủ, sâu sắc hơn thuộc tính của một giai đoạn thơ vốn có nhiều biến động trong thơ Việt Nam 1945 - 1975. 196 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Bùi Bích Hạnh (2006), “Cái tôi trữ tình trong thơ tình yêu của Lưu Quang Vũ”, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, (31), tr.41-47. 2. Bùi Bích Hạnh (2009), “Thơ Lưu Quang Vũ và những biểu hiện của cái tôi trữ tình”, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, (17), tr.64-68. 3. Bùi Bích Hạnh (2010), “Cái tôi trữ tình trong thơ trẻ Việt Nam 1965 - 1975 với những ưu tư đời thường”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ Đại học Đà Nẵng, (5), tr.226-230. 4. Bùi Bích Hạnh (2010), “Quan niệm về thơ - Chân dung tự họa của thơ trẻ Việt Nam 1965 - 1975”, Đường biên, Nxb Văn học, Hà Nội, tr.127-140. 5. Bùi Bích Hạnh (2011), “Cái tôi tình yêu trong thơ trẻ Việt Nam 1965 - 1975, Tạp chí Khoa học và giáo dục Đại học Sư phạm - Đại học Huế, (3), tr.58-67. 6. Bùi Bích Hạnh (2011), “Chân dung tự họa - biểu hiện của cái tôi tự nghiệm trong thơ trẻ Việt Nam 1965 - 1975”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ Đại học Đà Nẵng, (6), tr.187-192. 7. Bùi Bích Hạnh (2012), “Cái tôi trải nghiệm nỗi đau chiến tranh trong thơ Việt Nam 1965 - 1975”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, (3), tr.60 - 72. 8. Bùi Bích Hạnh (2012), “Thơ tự do - Một trong những phương thức biểu hiện cái tôi trữ tình trong thơ trẻ Việt Nam 1965 - 1975”, Tạp chí Đại học Sài Gòn, (8/1), tr.33-39. 9. Bùi Bích Hạnh (2012), “Giọng điệu của cái tôi trữ tình trong thơ trẻ Việt Nam 1965 - 1975”, Tạp chí Đại học Sài Gòn, (8/2), tr.12-20. 197 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt 1. Aristote (1964), Nghệ thuật thơ ca, Nxb Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội. 2. M. Arnauđốp (1978), Tâm lý học sáng tạo văn học, Nxb Văn học, Hà Nội. 3. Phan Thị Vàng Anh - Trần Thị Thắng (tuyển chọn), (2006), Văn chương một thời để nhớ, Nxb Văn học, Hà Nội. 4. Vũ Tuấn Anh (1997), Nửa thế kỉ thơ Việt Nam 1945 - 1995 (Nhìn từ phương diện sự vận động của cái tôi trữ tình), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 5. Phạm Đình Ân (1983), “Tâm hồn, một thực thể thẩm mỹ của thơ ca trữ tình”, Văn học, (1), tr68-77. 6. Nguyễn Duy Bắc (1998), Bản sắc dân tộc trong thơ ca Việt Nam hiện đại (1945 - 1975), Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 7. Thu Bồn (1970), Tre xanh, Nxb Giải phóng, Hà Nội. 8. Thu Bồn (1972), Mặt đất không quên, Nxb Giải phóng, Hà Nội. 9. Thu Bồn (1999), Bài ca chim Chơ Rao, Nxb Giải phóng, Hà Nội. 10. Tôn Thất Bút (1972), “Xuân và niềm tin đã mất với người thơ hôm nay”, Nghiên cứu văn học, (11), tr.43-59. 11. Phạm Ngọc Cảnh (1976), Ngọn lửa dòng sông, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội. 12. Nguyễn Phan Cảnh (2001), Ngôn ngữ thơ, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 13. Hoàng Nhuận Cầm (1983), Những câu thơ viết đợi mặt trời, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. 14. Trúc Chi (1999), 30 năm một nền thơ cách mạng, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 15. Chim Trắng (1970), Tên em rực rỡ vô cùng, Nxb Giải phóng, Hà Nội. 16. Chim Trắng (1974), Một góc quê hương, Nxb Văn nghệ giải phóng, Hà Nội. 17. Nguyễn Trọng Chuẩn (1995), Triết học Tây Âu TK XVII - XVIII, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 198 18. Lâm Thị Mỹ Dạ (1983), Bài thơ không năm tháng, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. 19. Lâm Thị Mỹ Dạ (1988), Hái tuổi em đầy tay, Nxb Đà Nẵng. 20. Lâm Thị Mỹ Dạ - Ý Nhi (1974), Trái tim nỗi nhớ, Nxb Văn học, Hà Nội. 21. Hồng Diệu (1987), “Những chặng đường thơ Anh Ngọc”, Văn học, (6), tr12- 17. 22. Xuân Diệu (1984), Công việc làm thơ, Nxb Văn học, Hà Nội. 23. Xuân Diệu (1961), Trò chuyện với các bạn làm thơ trẻ, Nxb Văn học, Hà Nội. 24. Phạm Tiến Duật (1981), Ở hai đầu núi, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. 25. Cao Thế Dung (1969), Thi ca và thi nhân, Quần chúng xuất bản. 26. Đinh Xuân Dũng (2004), Văn học văn hóa - tiếp nhận và suy nghĩ, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 27. Nguyễn Tiến Dũng (2006), Lịch sử triết học phương Tây, Nxb Tổng hợp, TP. Hồ Chí Minh. 28. Nguyễn Tiến Dũng (1999), Chủ nghĩa hiện sinh - Lịch sử, sự hiện diện ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 29. Nguyễn Duy (1973), Cát trắng, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội. 30. Nguyễn Duy (1981), Phóng sự 30 - 4 - 75, Nxb Văn nghệ, TP Hồ Chí Minh. 31. Nguyễn Duy (1984), Ánh trăng, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. 32. Thành Duy (1982), Về tính dân tộc trong văn học, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 33. Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường viết văn Nguyễn Du - Tạp chí Văn nghệ Quân đội (1996), 50 năm văn học Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 34. Trần Trọng Đăng Đàn (1999), Góp mấy dòng vào văn học, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 35. Trần Thiện Đạo (2001), Chủ nghĩa hiện sinh và thuyết cấu trúc, Nxb Văn học, Hà Nội. 36. Hữu Đạt (1996), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 199 37. Phan Cự Đệ (chủ biên), Tuyển tập lý luận phê bình văn học miền Trung thế kỷ XX, Nxb Đà Nẵng, TP. Đà Nẵng. 38. Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức (1979), Nhà văn Việt Nam (1945 - 1975), Nxb Đại học & Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 39. Nguyễn Khoa Điềm (1975), Mặt đường khát vọng, Nxb Văn nghệ giải phóng, Hà Nội. 40. Nguyễn Khoa Điềm (1981), Đất và khát vọng, Nxb Văn học, Hà Nội. 41. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nxb Văn học, Hà Nội. 42. Trần Thái Đỉnh (2005), Triết học Descartes, Nxb Văn học, Hà Nội. 43. Trần Thái Đỉnh (2005), Triết học Kant, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 44. Hà Minh Đức (1977), Thực tiễn cách mạng và sáng tạo thi ca, Nxb Văn học, Hà Nội. 45. Hà Minh Đức (1998), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 46. Hà Minh Đức (chủ biên) (2008), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 47. Nguyễn Mộng Giác (1972), “Nhìn lại 15 năm văn học miền Nam”, Bách khoa, (361&362), tr40-51. 48. Nguyễn Mộng Giác (1974), “Nghĩ về thơ, truyện 1974”, Bách khoa, (421- 422), tr25-33. 49. Bằng Giang (1969), Từ Thơ mới đến thơ tự do, Nxb Phù Sa, Sài Gòn. 50. Huyền Giang (1995), “Có những quan niệm về con người cá nhân của phương Đông không?”, Văn học, (6), tr1-3 & tr49-52. 51. Trần Văn Giàu - Trần Bạch Đằng (Chủ biên) (1998), Địa chí Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh (tập 2), Nxb TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh. 52. Hồ Thế Hà (2004), Thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên, Nxb Văn học, Hà Nội. 53. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 200 54. Tế Hanh (1998), “Chữ và nghĩa trong thơ”, Văn học (12), tr18-22. 55. Tế Hanh - Khái Vinh (1971), “Thơ miền Nam, tiếng hát của quê hương”, Văn học, (5), tr29-36. 56. Nguyễn Văn Hạnh (2002), Văn học và văn hóa - vấn đề và suy nghĩ, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 57. Nguyễn Văn Hạnh, Lê Đình Kỵ (1976), Cơ sở lí luận văn học, tập 4, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 58. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương (1995), Lí luận văn học - Vấn đề và suy nghĩ, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 59. Hegel (1996), Mĩ học - những văn bản chọn lọc, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 60. Hegel (2005), Mĩ học, Nxb Văn học, Hà Nội. 61. Hoàng Ngọc Hiến (1992), Năm bài giảng về thể loại, Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội. 62. Đỗ Đức Hiểu (1989), Phê bình văn học hiện sinh chủ nghĩa, Nxb Văn học, Hà Nội. 63. Nguyễn Hữu Hiệu (giới thiệu và trình bày) (1970), Con đường sáng tạo, Nxb Quế Sơn Võ Tánh, Sài Gòn. 64. Lê Hoàng - Nguyễn Công Khế - Lê Văn Nuôi (Chủ biên) (1993), Tiếng hát những người đi tới, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. 65. Hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh (1998), Tuyển tập thơ 1945 - 1975, Nxb Hội nhà văn, TP. Hồ Chí Minh. 66. Lê Thị Bích Hồng (2008), “Chuyển biến nhận thức của đội ngũ nhà thơ trẻ trong chiến tranh giải phóng”, Diễn đàn văn nghệ, (184), tr 13-16. 67. Lê Thị Bích Hồng (2010), Chúng tôi làm thơ ghi lấy cuộc đời mình, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 68. Lê Thị Bích Hồng (2010), Thơ với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 201 69. Dương Thúy Hồng (2008), “Quan niệm của Nguyễn Đình Thi về thơ”, Diễn đàn văn nghệ, (5), tr7-9. 70. Bùi Công Hùng (1974), “Sự nghiệp giải phóng dân tộc và thơ trẻ ở miền Nam”, Văn học, (2), tr15-23. 71. Bùi Công Hùng (1985), “Nhạc điệu của thơ Việt Nam hiện đại trong 40 năm qua”, Văn học, (5-6), tr53-59. 72. Bùi Công Hùng (2000), Quá trình sáng tạo thơ ca, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 73. Bùi Công Hùng (2000), Sự cách tân thơ văn Việt Nam hiện đại, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 74. Mai Hương (1981), “Nghĩ về đóng góp của đội ngũ trẻ trong thơ chống Mỹ”, Văn học, (1), tr92-98. 75. Trần Đình Hượu (1995), Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại, Nxb Văn hóa thông tin, (tập 1), Hà Nội. 76. Tố Hữu (2003), “Đối với tôi, làm thơ là làm cách mạng bằng thơ”, Văn học, (2), tr3-6. 77. Roman Jakobson (2001), “Chủ âm”, Nghệ thuật như là thủ pháp, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, tr196-204. 78. Trần Nhâm Khang, Hoàng Bội Ngọc (1961), Cấu tứ trong thơ trữ tình, Nxb Văn học, Hà Nội. 79. Nguyễn Huy Khánh (1976), “Hai mươi năm văn học yêu nước tại các thành thị miền Nam (1954 - 1975)”, Văn học, (6), 32-46. 80. Lệ Khánh (1966), Vòng tay nào cho em, Hà Giang xuất bản, Sài Gòn. 81. M.B. Khraptchenko (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. 82. Đinh Trọng Lạc (1996), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 83. Đinh Trọng Lạc (1999), Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 84. Phùng Hữu Lan (1966), Trung Quốc triết học sử, Nxb Khai Trí, Sài Gòn. 202 85. Mã Giang Lân (1982), “Trường ca, vấn đề thể loại”, Văn học, (6), tr 103- 109&152. 86. Mã Giang Lân (1997), "Cái tôi trong thơ trữ tình", Tìm hiểu thơ, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 87. Mã Giang Lân (2001), Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 88. Mã Giang Lân (2004), Văn học Việt Nam 1945 - 1954, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 89. Phong Lê (2001), Một số gương mặt văn chương - học thuật Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 90. Thích Quảng Liên (1965), Sử cương triết học Ấn Độ, Nxb Bồ Đề, Sài Gòn. 91. Nguyễn Thế Lịch (2000), “Ngữ pháp của thơ”, Ngôn ngữ, (12), tr 54-60. 92. Nguyễn Văn Long (2003), Văn học Việt Nam trong thời đại mới, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 93. Nguyễn Văn Long (2005), “Thơ kháng chiến chống Mỹ trong tiến trình thơ Việt Nam hiện đại”, Văn nghệ, (22), tr12-13. 94. Trần Quang Long (1975), Thưa mẹ - trái tim, Nxb Văn nghệ giải phóng, Hà Nội. 95. Vân Long (Sưu tầm và tuyển chọn) (1995), Xuân Quỳnh - Thơ và đời, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 96. A. Lu - Kin, V.C. Xca - Che - Rơ - Sic - Cốp (1984), Nguyên lý Mỹ học Mác - Lê Nin, Nxb Sách giáo khoa Mác - Lê Nin, Hà Nội. 97. Trường Lưu (1999), “Mấy đặc điểm của văn học những năm kháng chiến chống Mỹ”, Văn nghệ Quân đội (9), tr98-108. 98. Phương Lựu (chủ biên) (2002), Lí luận Văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 99. Dương Hương Ly (1971), Mảnh đất nuôi ta thành dũng sĩ, Nxb Giải phóng, Hà Nội. 100. Dương Hương Ly (1986), Bài thơ hạnh phúc, Nxb Đà Nẵng. 101. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, (tập 3), Hà Nội. 203 102. C.Mác - Ph.Ăngghen – V.I.LêNin (1977), Về văn học và nghệ thuật, Nxb Chính trị Quốc gia, (tập 3), Hà Nội. 103. Đông Mai (1993), Xuân Quỳnh - một nửa cuộc đời tôi, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 104. Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên) (1988), Văn học Việt Nam 1945-1975, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 105. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 106. Nguyễn Đăng Mạnh (2001), Nhà văn - Tư tưởng và phong cách, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 107. Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên) - Nguyễn Văn Long (đồng chủ biên) (2004), Lịch sử văn học Việt Nam, (tập III), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 108. Nguyễn Đức Mậu (1973), Cây xanh đất lửa, Nxb Văn học, Hà Nội. 109. Nguyễn Đức Mậu (1975), Áo trận, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội. 110. Nguyễn Đức Mậu (1976), Mưa trong rừng cháy, Nxb Văn học Giải phóng, Hà Nội. 111. Nguyễn Đức Mậu (2001), “Thế hệ nhà thơ áo lính trong chiến tranh”, Văn nghệ Quân đội, Hà Nội. 112. Nguyễn Đức Nam (chủ biên) (1985), Thơ Việt Nam 1945-1985, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 113. Lê Thành Nghị (2001), “Văn học viết về chiến tranh cách mạng - đòi hỏi và thách thức của thời gian”, Nhà văn, (12), tr126-131. 114. Lê Tôn Nghiêm (1970), Lịch sử triết học Tây phương, Nxb Lá Bối, Sài Gòn. 115. Anh Ngọc (1977), Hương đất màu cờ, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội. 116. Anh Ngọc (1984), Ngàn dặm và một bước, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. 117. Phan Ngọc (1991), “Thơ là gì”, Văn học, (1), tr18-24. 118. Nguyễn Hữu Ngô (Sưu tầm và biên soạn) (2005), Trần Quang Long - Cuộc đời và tác phẩm, Nxb Thuận Hóa, Huế. 204 119. Bùi Văn Nguyên - Hà Minh Đức (2003), Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 120. Phan Thị Thanh Nhàn (1973), Hương thầm, Nxb Văn học, Hà Nội. 121. Phan Thị Thanh Nhàn (1977), Chân dung người chiến thắng, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. 122. Phan Thị Thanh Nhàn, Hoàng Thị Minh Khanh, Thúy Bắc (1969), Tháng giêng hai, Nxb Văn học, Hà Nội. 123. Vương Trí Nhàn (2001), Cánh bướm và đóa hướng dương, Nxb Văn nghệ, TP. Hồ Chí Minh. 124. Vương Trí Nhàn (2001), Những kiếp hoa dại, Nxb Văn nghệ, TP. Hồ Chí Minh. 125. Vương Trí Nhàn (2005), Cây bút đời người, Nxb hội Nhà văn, Hà Nội. 126. Thụ Nhân (1968), Chủ nghĩa hiện sinh, Thế Sự xuất bản, Sài Gòn. 127. Ý Nhi (1978), Đến với dòng sông, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. 128. Nhiều tác giả (2004), Giáo trình triết học Mác - LêNin, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. 129. Nhiều tác giả (1973), Gởi miền Bắc, Nxb Văn nghệ giải phóng, TP. Hồ Chí Minh. 130. Nhiều tác giả (1996), Một thời đại mới trong văn học, Nxb Văn học, Hà Nội. 131. Nhiều tác giả (2005), Ngô Kha - Ngụ ngôn của một thế hệ, Nxb Thuận Hóa, Huế. 132. Nhiều tác giả (1983), “Những ý kiến ngắn về thơ hiện nay”, Văn học, (1), tr141-153. 133. Nhiều tác giả (1965), Quê hương chiến thắng, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội. 134. Nhiều tác giả (1965), Quê ta anh hùng, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội. 135. Nhiều tác giả (1977), Sức bền của đất, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. 136. Nhiều tác giả (2005), Thái Ngọc San - khát vọng và tình ca để lại, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. 205 137. Nhiều tác giả (1984), Thơ ca chống Mĩ cứu nước, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 138. Nhiều tác giả (1971), Thơ ca miền Nam 1955 - 1970, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 139. Nhiều tác giả (1970), Thơ chọn lọc, Nxb Giải phóng, Hà Nội. 140. Nhiều tác giả (1968), Thơ chống Mỹ cứu nước, Nxb Văn học, Hà Nội. 141. Nhiều tác giả (2006), Thơ miền Nam trong thời chiến, Nxb Thư Ấn Quán, Hoa Kỳ. 142. Nhiều tác giả (2008), Thơ tự do miền Nam, Nxb Thư Ấn Quán, Hoa Kỳ. 143. Nhiều tác giả (1981), Thơ Văn nghệ Quân đội 1957 – 1982, Hà Nội. 144. Nhiều tác giả (1976), Thơ Việt Nam 1945 - 1975, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. 145. Nhiều tác giả (1985), Thơ Việt Nam (1945 - 1985), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 146. Nhiều tác giả (2002), Thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Lao động, Hà Nội. 147. Nhiều tác giả (1976), Từ điển triết học, Nxb Sự thật, Hà Nội. 148. Nhiều tác giả (1969), Văn học miền Nam trong lòng miền Bắc, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 149. Nhiều tác giả (2006), Vẻ đẹp văn học cách mạng, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 150. Nhiều tác giả (1997), Về con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 151. Lê Huy Oanh (1969), “Phong trào thơ siêu thực tại Pháp”, Văn (142), tr.56-89. 152. Lê Lưu Oanh (1998), Thơ trữ tình Việt Nam 1975 - 1990, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 153. Lê Lưu Oanh (2006), Văn học và các loại hình nghệ thuật, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 154. Ngô Thế Oanh (2003), Thu Bồn Thơ và trường ca, Nxb Đà Nẵng. 155. Võ Phiến (1972), “Nhìn lại 15 năm văn nghệ miền Nam”, Bách khoa, tr39-42. 156. Ngô Văn Phú (1972), Khúc hát về một con đường, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội. 157. Ngô Văn Phú (1978), Tháng năm mùa gặt, Nxb Thanh Niên, Hà Nội. 158. Thạch Phương (1974), “Một chặng đường khởi sắc của thơ yêu nước - tiến bộ ở các đô thị miền Nam”, Văn học, (4), tr43-53. 206 159. Vũ Quần Phương (1979), “Một đóng góp của thơ trong quân đội vào nền thơ Việt Nam: Sự đổi mới thi liệu - Xu hướng tiếp cận với đời sống”, Văn học, (6), tr102-109. 160. Vũ Quần Phương - Văn Thảo Nguyên (1969), Cỏ mùa xuân, Nxb Văn học, Hà Nội. 161. N.G Pospolov (1998), Dẫn luận nghiên cứu Văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 162. Bùi Minh Quốc (1978), Đôi mắt nhìn tôi, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 163. Xuân Quỳnh (1968), Hoa dọc chiến hào, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. 164. Xuân Quỳnh (1971), Gió Lào cát trắng, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. 165. Xuân Quỳnh (1978), Lời ru trên mặt đất, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. 166. Xuân Quỳnh (1984), Sân ga chiều em đi, Nxb Văn học, Hà Nội. 167. Xuân Quỳnh (1984), Tự hát, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. 168. Nguyên Sa (1967), Một bông hồng cho văn nghệ, Nxb Trình bầy, Sài Gòn. 169. Nguyên Sa (1963), Thơ Nguyên Sa, Đằng Giao trình bày, Sài Gòn. 170. Thái Ngọc San (1985), Khát vọng, Nxb Thuận Hóa, Huế. 171. Thái Ngọc San (2005), Khát vọng và tình ca để lại, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh. 172. J.P.Sartre (1946), Chủ nghĩa hiện sinh là một chủ nghĩa nhân đạo, Nxb Ga Giêm. 173. J.P.Sartre (1999), Văn học là gì, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 174. Phạm Văn Sĩ (1976), Văn học giải phóng miền Nam, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 175. Lê Văn Sơn (1999), “Đặc điểm tư tưởng thẩm mỹ của thơ ca yêu nước và cách mạng từ 1858 đến 1945”, Văn học, (9), tr73-82. 176. Trần Đăng Suyền (2002), Nhà văn hiện thực đời sống và cá tính sáng tạo, Nxb Văn học, Hà Nội. 177. Trần Đăng Suyền (2002), “Phong cách thơ Phạm Tiến Duật”, Văn học, (3), tr33-38. 178. Trần Đình Sử (1995), “Thời trung đại - cái tôi trong các học thuyết, trong đời sống và trong văn học”, Văn học, (7), tr1-4. 207 179. Trần Đình Sử (2001), Thi pháp thơ Tố Hữu, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 180. Trần Đình Sử (2001), Văn học và thời gian, Nxb Văn học, Hà Nội. 181. Trần Đình Sử (2003), Lí luận và phê bình Văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 182. Vũ Văn Sỹ (1999), “Nguyễn Duy - Người thương mến đến tận cùng chân thật”, Văn học, (10), tr68-74. 183. Vũ Văn Sỹ (1999), Về một đặc trưng thi pháp thơ Việt Nam (1945-1995), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 184. Vũ Văn Sỹ (2000), “Thơ Việt Nam trong tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc”, Văn học, (13), tr43-52. 185. Vũ Văn Sỹ (2005), Mạch thơ trong nguồn thế kỷ, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 186. Trần Hữu Tá (Nghiên cứu - Sưu tầm - Tuyển chọn) (2000), Nhìn lại một chặng đường Văn học, Nxb TP. Hồ Chí Minh. 187. Tạp chí Bách Khoa (1967/245-246, 248,251), (1971/340-341, 352-353), (1972/361-384), (1973/395-401). 188. Tạp chí Đối diện (1970/12, 13,17,27), (1971). 189. Tạp chí Đứng dậy (1975/68). 190. Tạp chí Khởi hành (1969 - 1973). 191. Tạp chí Tin Văn (1967/245-246, 248, 251). 192. Tạp chí Văn (1965/25-42), (1966/69), (1968/98-99,105,122), (1969/123- 124,131,135,139). 193. Tạp chí Ý thức (1969/2,4), (1970/3,6). 194. Trần Nhựt Tân (1971), Dư vang nghệ thuật, Nxb Hạnh, Sài Gòn. 195. Hoài Thanh (1978), Chuyện thơ, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. 196. Hoài Thanh, Hoài Chân (2003), Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội. 197. Nguyễn Bá Thành (1995), Tư duy thơ và tư duy thơ hiện đại Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội. 198. Trần Khánh Thành (1982), “Vài nét về hướng sáng tạo trong ngôn ngữ thơ Việt Nam hiện đại”, Văn học, (2), tr42-50. 208 199. Ngô Thảo (1993), Chiến trường sống và viết, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 200. Ngô Thảo (1995), “Bốn thế hệ nhà văn”, Văn học, (9), tr21-23. 201. Trần Đức Thảo (2004), Sự hình thành con người, Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội. 202. Thanh Thảo (1978), Dấu chân qua trảng cỏ, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. 203. Thanh Thảo (1985), Khối vuông rubic, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. 204. Mật Thể (1971), Phật giáo Khái luận, Nxb Minh Đức, Sài Gòn. 205. Nguyễn Đình Thi (1956), Mấy vấn đề văn học, Nxb Văn nghệ, Hà Nội. 206. Nguyễn Ngọc Thiện (1974), “Chỗ mạnh và chỗ yếu của thơ Phạm Tiến Duật”, Văn học, (4), tr81-90. 207. Hữu Thỉnh (1985), Từ chiến hào tới thành phố, Nxb Văn học, Hà Nội. 208. Hữu Thỉnh (chủ biên) (1997), Việt Nam - Nửa thế kỷ văn học, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 209. Hữu Thỉnh (2000), “Nhập cuộc và hành động - Vẻ đẹp của thơ ca kháng chiến”, Văn học, (2), tr7-8. 210. Hữu Thỉnh - Lâm Huy Nhuận (1975), Âm vang chiến hào, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội. 211. Hoàng Trung Thông (Chủ biên) (1979), Văn học Việt Nam chống Mỹ cứu nước, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 212. Vũ Duy Thông (1996), “Cảm hứng lãng mạn qua hình tượng Tổ quốc trong thơ hiện đại”, Văn học, (5), tr36-39. 213. Vũ Duy Thông (1998), Cái đẹp trong thơ kháng chiến Việt Nam 1945 - 1975, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 214. Lưu Khánh Thơ (biên soạn) (1997), Lưu Quang Vũ - Thơ và đời, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 215. Lưu Khánh Thơ (2001), Lưu Quang Vũ - Tài năng và lao động nghệ thuật, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 216. Lưu Khánh Thơ (2005), Thơ và một số gương mặt thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 209 217. Lưu Khánh Thơ (biên soạn) (2007), Đối thoại tình yêu Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 218. Lưu Khánh Thơ (tuyển chọn) (2008), Lưu Quang Vũ di cảo nhật ký - thơ, Nxb Lao động, Hà Nội. 219. Bích Thu (1995), “Chân dung người lính trong thơ”, Sông Hương, (3). 220. Lý Hoài Thu (2006), Đồng cảm và sáng tạo, Nxb Văn học, Hà Nội. 221. Trần Thức (2002), Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường, (tập 4), Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. 222. Trần Thức (chủ biên) (2005), Viết trên đường tranh đấu, Nxb Thuận Hóa, Huế. 223. Đặng Tiến (2009), Thơ - Thi pháp và chân dung, Nxb Phụ Nữ, TP. Hồ Chí Minh. 224. Phan Trọng Thưởng (1991), “Đặc điểm cơ bản của sự phát triển văn học trong điều kiện chiến tranh 1945-1975”, Văn học, (1), tr68-73. 225. Lê Ngọc Trà (1990), Lý luận và văn học, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. 226. Đông Trình (1972), Rừng dậy men mùa, Đối diện xuất bản. 227. Đông Trình (1982), Tên gọi mới của hạnh phúc, Nxb Hội Văn học nghệ thuật Quảng Nam - Đà Nẵng. 228. Vương Trọng (1979), Khoảng trời quê hương, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội. 229. Lý Chánh Trung (1971), “Tìm hiểu thế hệ hai mươi”, Đối diện, (25), tr.35-64. 230. Nguyễn Văn Trung (1967), Lược khảo văn học, (tập 1), Trung tâm học liệu - Bộ Giáo dục xuất bản, Sài Gòn. 231. Nguyễn Văn Trung (1968), Lược khảo văn học, (tập 2), Trung tâm học liệu - Bộ Giáo dục xuất bản, Sài Gòn. 232. Nguyễn Văn Trung (1970), Lược khảo văn học, (tập 3), Nxb Nam Sơn, Sài Gòn. 233. Thanh Tâm Tuyền (1956), Tôi không còn cô độc, Người Việt xuất bản. 234. Phạm Việt Tuyền (1973), Tôi đọc thơ, Phong trào Văn hóa xuất bản, Sài Gòn. 210 235. Trần Dạ Từ (1971), Thủa làm thơ yêu em, Nxb Thương yêu, Sài Gòn. 236. Huỳnh Hữu Ủy, “Nghệ thuật và vấn đề thời tính trong văn học”, Văn (142), tr2 - 14. 237. Chế Lan Viên (1971), “Thơ ở nước chúng tôi đang đánh Mỹ”, Suy nghĩ và bình luận, Nxb Văn học, Hà Nội, tr139-143. 238. Chế Lan Viên (1981), Nghĩ cạnh dòng thơ, Nxb Văn học, Hà Nội. 239. Bằng Việt (1977), Đất sau mưa, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. 240. Bằng Việt (2003), Thơ (Tuyển 1961 - 2001), Nxb Văn học, Hà Nội. 241. Lưu Quang Vũ (1993), Bầy ong trong đêm sâu, Nxb Hội Nhà văn Việt Nam, Hà Nội. 242. Lưu Quang Vũ - Bằng Việt (1968), Hương cây - Bếp lửa, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. 243. Phong Vũ (1981), “Tuổi trẻ với sáng tác văn học”, Văn học, (4), tr104-112. 244. Tần Hoài Dạ Vũ - Nguyễn Đông Nhật (2007), Phác thảo chân dung một thế hệ, Nxb Đà Nẵng. 245. Lê Anh Xuân (1975), Hoa dừa, Nxb Văn nghệ Giải phóng, TP. Hồ Chí Minh. 246. Lê Anh Xuân (1981), Thơ Lê Anh Xuân, Nxb Văn học, Hà Nội. II. Tiếng Anh 247. Hazel E. Barnes (1959), The literature of Possibility, University of Nebraska Press, Lincoln. 248. René Wellek and Austin Warren (1970), Theory of literature, Penguin Books, Endland. 249. V. M. Zhirmunsky (1985), Selected Writings Linguistics Poetics, Progress publishers, Moscow. III. Website 250. Cao Thoại Châu, “Phạm Cao Hoàng, đẳng cấp thi sĩ”, 251. Nguyễn Bảo Hưng, “Nguyễn Tất Nhiên, nhà thơ biểu tượng?”, 211 252. Du Tử Lê, “Vị trí và ảnh hưởng thơ Nguyên Sa trong văn học Việt”, 253. Nguyễn Vy Khanh, “Thi ca miền Nam 1954 - 1975”, 254. Hoàng Lan, “Thơ Việt một hành trình chưa ngừng nghỉ”, workId=10233 255. Trần Văn Nam, Trong dòng cảm thức văn học miền Nam phân định thi ca hải ngoại, VSTranVanNam/ 256. Trần Văn Nam, “Những dấu hiệu hiện đại hóa thơ hải ngoại”, 257. Phạm Văn Nhàn, “Luân Hoán, nhà thơ thế hệ chiến tranh”, 258. Chân Phương, “Cái mới đi về đâu”, Cai_Moi_di_Ve_dau.aspx 259. Đỗ Lai Thúy, “Thơ như là mỹ học của cái khác”, 260. Đặng Tiến, “Nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn”, 261. Nguyễn Văn Trung, “Nhìn lại tư trào hiện sinh tại miền Nam”, nhin-lai-tu-trao-hien-sinh-tai-mien-nam.html 262. Mai Vũ (sưu tầm và giới thiệu), “Chứng từ Thanh Tâm Tuyền”,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_01_14_9065994816_617.pdf
Luận văn liên quan