Luận văn Cạnh tranh đấu thầu xây dựng của Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị Hà Nội

Tuy nhiên, đấu thầu và cạnh tranh đấu thầu là một lĩnh vực hết sức phức tạp liên quan đến nhiều kiến thức về kinh tế, kỹ thuật. Mặt khác, ở nước ta, công tác đấu thầu nói chung và đấu thầu xây dựng nói riêng là một đối tượng nghiên cứu còn rất mới mẻ. Chính vì vậy, luận văn khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Với tinh thần cầu thị, tác giả mong muốn nhận được sự đóng góp chân thành của các thầy cô, các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp để tiếp tục hoàn thiện hơn nữa bản luận văn này.

pdf85 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4350 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cạnh tranh đấu thầu xây dựng của Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ản lý chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Công ty và các đơn vị thành viên. Điều này dẫn đến một số hạn chế sau: - Cơ chế giao khoán công việc cho đội sản xuất, công trường với những ràng buộc làm hạn chế tinh thần trách nhiệm và sự chủ động của người điều hành trực tiếp, làm giảm hiệu lực chỉ huy điều hành và mệnh lệnh sản xuất không được thực hiện nghiêm túc, đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, giảm uy tín của Tổng Công ty. - Sự phân cấp trách nhiệm giữa tổ chức của Tổng Công ty với các công ty thành viên không hợp lý. Hệ thống tổ chức ở Tổng Công ty còn cồng kềnh, rườm rà. Trong khi đó, tại một số các doanh nghiệp thành viên lại rất đơn giản và không được quan tâm, tạo điều kiện để phát huy quyền hạn, trách nhiệm của mình cũng như không được quan tâm về đào tạo nâng cao trình độ. - Nhiều bộ phận có tư tưởng chờ đợi, cầu toàn, cá biệt là những đòi hỏi về giá, về vốn chưa đúng, dẫn đến việc triển khai sản xuất thiếu tích cực, làm chậm tiến độ kế hoạch đề ra. Biểu hiện:  Một số đơn vị thành viên của Tổng Công ty còn chưa năng động tích cực trong việc tham gia đấu thầu, dự thầu tìm kiếm việc làm, mở rộng địa bàn thi công xây lắp. Năng lực thiết bị thi công còn yếu kém, chưa đồng đều trong nội bộ từng công ty và giữa các Công ty thành viên, đặc biệt chưa liên kết chặt chẽ để tận dụng năng lực thiết bị thi công giữa các đơn vị trong toàn Tổng Công ty.  Phần lớn các đơn vị thành viên có nền tài chính yếu, quy mô vốn nhỏ, hiệu quả sản xuất chưa cao nên tích lũy nội bộ thấp. Việc huy động vốn khó khăn dẫn đến việc đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ để sản xuất các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao bị hạn chế.  Một số đơn vị chưa phát huy hết khả năng, chưa tập trung đầu tư nâng cấp thiết bị, cải thiện điều kiện làm việc, bổ sung phần mềm, tính toán. Nên chất lượng sản phẩm tư vấn chưa cao. Bốn là, tiến độ thực hiện vẫn còn chậm. Trong một số dự án, do chưa tập trung hết các nguồn lực để phát huy sức mạnh trong việc thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh, nên số dự án, công trình đó còn chậm về thủ tục và tiến độ thi công. Năm là, công tác quảng bá, tiếp thị, công tác thị trường chưa chuyên nghiệp, quan điểm kinh doanh chưa xuất phát từ người tiêu dùng, chưa tìm hiểu các yếu tố khách quan của thị trường do tác động của các luật mới ban hành nên còn gặp nhiều bị động trong sản xuất kinh doanh Sáu là, mặc dù việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO, TQM đã được thực hiện ở hầu hết các công ty con và công ty mẹ, nhưng ở một vài công ty còn mang tính hình thức, chưa trở thành một nhu cầu của quá trình sản xuất kinh doanh của chính doanh nghiệp. Chương 3 định hướng phát triển và những giải pháp chủ yếu nâng cao sức cạnh tranh đấu thầu xây dựng của Tổng Công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị Hà Nội 3.1. định hướng phát triển và nâng cao sức cạnh tranh trong đấu thầu của Tổng Công ty 3.1.1. Xu hướng phát triển của cạnh tranh đấu thầu xây dựng Để dự báo xu hướng biến động và đánh giá về mức độ cạnh tranh đấu thầu trên thị trường xây dựng cơ bản chúng ta có thể phân tích dựa trên hai nhóm nhân tố cơ bản sau: nhóm các nhân tố từ phía cung và nhóm các nhân tố từ phía cầu. Nhóm nhân tố từ phía cung: Theo đánh giá của các nhà kinh tế học, nhân tố cung có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ cạnh tranh trên thị trường của bất kỳ hàng hóa nào. Theo nghĩa thông thường, cung về một hàng hóa là số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán ở một mức giá đã cho trong một khoảng thời gian nhất định. Cung về một hàng hóa phụ thuộc vào các nhân tố như giá cả trên thị trường, hàng hóa bổ sung và thay thế, số lượng nhà cung cấp, chính sách của Nhà nước. Như vậy, mức độ cạnh tranh đấu thầu trên thị trường xây dựng cơ bản trong thời gian tới sẽ rất phức tạp do một số nguyên nhân sau: - Số lượng các nhà cung cấp tham gia thị trường xây dựng cơ bản ngày càng tăng. Đó là các Tổng Công ty 90, Tổng Công ty 91, các doanh nghiệp nhà nước ở Trung ương, các doanh nghiệp nhà nước ở địa phương, các doanh nghiệp liên doanh nước ngoài, các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, các công ty cổ phần xây dựng, các công ty trách nhiệm hữu hạn, v.v... Sự tham gia của các nhà thầu trong lĩnh vực xây dựng đã làm cho hoạt động cạnh tranh đấu thầu vốn đã khốc liệt càng trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết - Chính sách của Nhà nước về lĩnh vực xây dựng cơ bản cũng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thị trường này. Với vai trò là người định hướng phát triển trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, Nhà nước đề ra cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực xây dựng cơ bản như ưu đãi tín dụng cho các doanh nghiệp, ưu đãi về mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp, ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, đặt hàng nhiều công trình lớn cho các doanh nghiệp thì thị trường sẽ có những biến động tương ứng theo hướng có lợi cho các doanh nghiệp. Mặt khác, một khi Nhà nước ban hành những biện pháp thắt chặt tín dụng, đánh thuế thu nhập nhiều hơn thì các doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt như giai đoạn hiện nay. Trong những năm gần đây, đặc biệt là giai đoạn 2001-2005, nền kinh tế Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng thấp, nền kinh tế giai đoạn 2002-2003 có những dấu hiệu của giảm phát, đây là dấu hiệu không tốt cho một nền kinh tế non trẻ như Việt Nam. Hơn nữa, theo các nghiên cứu của các chuyên gia kinh tế thì nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang trong giai đoạn bão hòa về vốn, nghĩa là hiệu quả của vốn đầu tư đã giảm rất nhiều so với giai đoạn 1990 - 2000; tình trạng đóng băng của thị trường bất động sản trong ba năm trở lại đây, bất chấp những nỗ lực của nhà nước, đã tạo ra sự chững lại của thị trường tài chính và thị trường xây dựng cơ bản. Theo các chuyên gia dự đoán, tình trạng đình trệ của thị trường xây dựng cơ bản sẽ còn tiếp tục trong vài năm tới. Nhóm nhân tố từ phía cầu: Theo nghĩa chung nhất cầu về một hàng hóa là số lượng hàng hóa mà người mua muốn mua và có khả năng thanh toán trong một thời gian nhất định. Cầu của một hàng hóa phụ thuộc vào các nhân tố như: giá cả của hàng hóa đó và hàng hóa liên quan, thu nhập (bao gồm thu nhập của dân cư, doanh nghiệp và nhà nước), tiến bộ công nghệ, thuế, thị hiếu của người tiêu dùng, v.v... Sự biến động về cầu trên thị trường xây dựng cũng tạo ra biến động lớn cho thị trường. Mức độ biến động về cầu trong lĩnh vực xây dựng cơ bản ảnh hưởng rất lớn đến cạnh tranh đấu thầu trên thị trường của các doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, trong giai đoạn hiện nay nhu cầu xây dựng của nhà nước và dân cư rất lớn, nhưng khả năng thanh toán của nhà nước cho lĩnh vực này còn nhiều bất cập. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế xây dựng, nhu cầu về xây dựng cơ bản của cả nhà nước và dân cư trong giai đoạn 2006-2010 là rất lớn. Nhưng điều đó còn phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng nói chung của nền kinh tế, nguồn thu ngân sách, thu nhập của các doanh nghiệp và dân cư, giá cả của hàng hóa trên thị trường. Có thể nói, xu hướng biến động của thị trường bất động sản trong thời gian tới là rất có lợi cho các doanh nghiệp. Bởi lẽ, Nhà nước đang ưu tiên đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng ở Trung ương, các thành phố lớn và vùng sâu, vùng xa. Hơn nữa, nhu cầu xây dựng của dân cư trong giai đoạn này cũng không nhỏ, nền kinh tế cũng đang có dấu hiệu phục hồi và bước vào thời kỳ tăng trưởng cao. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng, mặc dù cầu về xây dựng cơ bản là tương đối lớn, nhưng điều đó không có nghĩa là mức độ cạnh tranh đấu thầu trên thị trường này giảm và kém phần sôi nổi. 3.1.2. Định hướng phát triển của Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị Hà Nội trong những năm tới Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước. Vì thế định hướng phát triển của Tổng Công ty trong những năm tới không nằm ngoài quan điểm chỉ đạo, mục tiêu và nhiệm vụ đối với doanh nghiệp nhà nước của Đảng ta, thể hiện trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX; Nghị quyết Hội nghị lần thứ Ba, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX "Về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước", với quan điểm là tiếp tục đổi mới cơ chính sách đối với doanh nghiệp nhà nước để tạo động lực phát triển và nâng cao hiệu quả theo hướng: xóa bao cấp; doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng trên thị trường, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh, nộp đủ thuế và có lãi và một trong những nhiệm vụ cụ thể, là đổi mới và hiện đại hóa một bước quan trọng công nghệ và quản lý của đại bộ phận doanh nghiệp nhà nước [13. tr. 97]. Theo quan điểm chỉ đạo và những yêu cầu cụ thể trên đối với doanh nghiệp nhà nước của Đảng, Tổng Công ty đã định hướng cho việc xây dựng phát triển ổn định và bền vững của mình. Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị đã xác định cơ cấu ngành nghề chính của mình là: đầu tư sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, công nghiệp; tư vấn đầu tư xây dựng, trong đó phấn đấu tăng tỷ trọng doanh thu từ đầu tư là 29,7% năm 2005 lên 40% năm 2010. Toàn thể tập thể những người lao động Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị cố gắng phấn đấu đạt giá trị sản lượng tăng bình quân hàng năm là 11,5% năm tiến tới 2010 đạt giá trị sản lượng là 3.826 tỷ đồng [12. tr. 18]. Về kế hoạch sản lượng giai đoạn 2006-2010. Năm 2005, là năm đầu Tổng Công ty thí điểm theo mô hình công ty mẹ – công ty con, do đó, giá trị sản lượng chỉ đạt 1886 tỷ đồng. Tổng Công ty dự kiến năm 2007 sẽ phấn đấu tăng mức sản lượng lên 2479 tỷ đồng, tăng 32,28% so với năm 2005. Và toàn Tổng Công ty quyết tâm phấn đấu đến năm 2010 đạt giá trị sản lượng là 3826,97 tỷ đồng, tăng 104,21% so với năm 2005. Bảng 3.1: Dự kiến kế hoạch sản lượng năm 2006-2010 TT Ngành nghề Kế hoạch sản lượng năm 2006-2010 (Tỷ trọng) 2005 2006 2007 2008 2009 2010 1 Khối đầu tư - xây lắp 1.874 2.479,1 2.808,8 3.134,7 3.471,7 3.826,9 7 2 Khối sản xuất vật liệu - công nghiệp 411,4 500 556,45 604,86 657,73 715,47 3 Khối tư vấn thiết kế 61,8 122,68 151,96 176,85 203,00 216,50 Nguồn: Báo cáo kết quản sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty, năm 2005. Về kế hoạch nộp ngân sách: Năm 2005 Tổng Công ty đã hoàn thành vượt mức thành phố giao chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước. Năm 2006 Tổng Công ty phấn đấu mức nộp ngân sách là 56,73 tỷ đồng. Năm 2007, toàn Tổng Công ty phấn đấu đạt mức nộp ngân sách là 63,54 tỷ đồng, tăng so với năm 2006 là 12,11%. Đến năm 2010, toàn Tổng Công ty phấn đấu đạt mức nộp ngân sách là 91,71 tỷ đồng, tăng 103,8% so với 2005. Chi tiết kế hoạch nộp ngân sách của Tổng Công ty trong bảng sau [12. tr.11]. Bảng 3.2: Dự kiến kế hoạch nộp ngân sách năm 2006-2010 Tên đơn vị Kế hoạch nộp ngân sách năm 2006-2010 (tỷ đồng) 2006 2007 2008 2009 2010 Toàn Tổng Công ty 56,73 63,54 71,06 79,19 91,71 Nguồn: Báo cáo kết quản sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty, năm 2005. 3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong đấu thầu của Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị 3.2.1. Nhóm giải pháp nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị Để thực hiện các mục tiêu sản xuất kinh doanh đã đề ra, Tổng Công ty sẽ thực hiện một số giải pháp cơ bản sau đây: 3.2.1.1. Tăng cường vốn đầu tư nhằm hiện đại hóa trang thiết bị máy móc, kỹ thuật và công nghệ thi công Trong chương 2 của luận văn, chúng ta đã phân tích năng lực thiết bị kỹ thuật công nghệ của Tổng Công ty, đồng thời, đối chiếu với yêu cầu kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh của toàn Tổng Công ty giai đoạn 2006 – 2010, tôi cho rằng, máy móc thiết bị đóng góp rất lớn vào giá thành sản phẩm trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng. Do đó, việc đề ra các giải pháp nhằm phát triển các trang thiết bị kỹ thuật đồng bộ cho Tổng Công ty có một vai trò hết sức quan trọng trong việc cạnh tranh và thắng thầu các công trình xây dựng trong giai đoạn hiện nay. Đầu tư vốn để hiện đại hóa trang thiết bị, máy móc, kỹ thuật và công nghệ thi công là một trong những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao sức cạnh tranh của Tổng Công ty. Xuất phát từ thực trạng tài chính và trang thiết bị kỹ thuật của Tổng Công ty. Trên cơ sở định hướng phát triển của Tổng Công ty và dự báo xu hướng phát triển của thị trường xây dựng của cả nước nói chung và trên địa bàn Hà Nội nói riêng, trong những năm tới Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị sẽ đẩy mạnh hiện đại hóa trang thiết bị, máy móc, kỹ thuật và công nghệ thi công bằng những giải pháp cụ thể sau: - Xây dựng chiến lược đầu tư mua sắm trang thiết bị, máy móc công nghệ hợp lý. Tổng Công ty sẽ mua sắm các loại máy móc, thiết bị chuyên dùng đặc chủng, hiện đại, đồng bộ nhằm tạo nên những lợi thế trong cạnh tranh của mình và tạo ra uy tín về khoa học - công nghệ, năng lực thi công đối với các chủ dự án. Đồng thời, tiến hành rà soát lại máy móc hiện có, trên cơ sở đó có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp nhằm nâng cao tính năng sử dụng và giảm chi phí vận hành; thanh lý những máy móc cũ, công nghệ lạc hậu không còn đáp ứng với yêu cầu cạnh tranh của Tổng Công ty; - Gắn đầu tư với việc sử dụng một cách có hiệu quả máy móc, trang thiết bị. Trên cơ sở nhu cầu của thị trường xây dựng, yêu cầu đổi mới trang thiết bị, máy móc, Tổng Công ty sẽ có kế hoạch sử dụng một cách có hiệu quả thông qua việc liên danh, liên kết với các nhà thầu, cho thuê lại máy móc, thiết bị. - Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn và đầu tư trang thiết bị, máy móc và công nghệ. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh, Tổng Công ty sẽ thực hiện một trong các hình thức đầu tư như: tín dụng thuê mua, thuê của các doanh nghiệp khác; mua mới thiết bị; tham gia các liên danh đấu thầu. Để đạt hiệu quả cao trong đầu tư mua sắm trang thiết bị, máy móc, kỹ thuật và công nghệ, Tổng Công ty cần phải nghiên cứu một cách kỹ lưỡng tính năng, năm sản xuất, thiết bị thay thế, mức tiêu hao vật tư v.v... và lựa chọn hình thức mua sắm thích hợp. Có thể lựa chọn hình thức mua sắm trực tiếp hoặc thông qua đấu thầu. Thông thường, đối với những thiết bị có giá trị lớn, thì cần phải tiến hành đấu thầu mua sắm nhằm đảm bảo tính minh bạch trong đầu tư, lựa chọn được nhà cung ứng có uy tín và giá cả hợp lý. Trong trường hợp mua sắm trực tiếp, không thông qua đấu thầu, Tổng Công ty cần phải tiến hành thành lập Hội đồng Thẩm định giá, mời các chuyên gia hoặc các công ty tư vấn có trình độ kỹ thuật và am hiểu kỹ thuật. Mặt khác, cần phải tiến hành nghiên cứu, tham khảo một cách kỹ lưỡng giá cả, tính năng kỹ thuật từ nhà sản xuất, từ các doanh nghiệp có thiết bị, máy móc, công nghệ tương tự. Quá trình tổ chức mua sắm trang thiết bị phải được tiến hành trên cơ sở tuân thủ các qui định của pháp luật, cần thực hiện đúng qui trình, thủ tục, tuy nhiên, phải đảm bảo tính gọn nhẹ, linh hoạt, không làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án mua sắm và tiết kiệm một cách tối đa chi phí cho hoạt động này. 3.2.1.2. Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại nhằm xây dựng chiến lược cạnh tranh đấu thầu dài hạn Trong môi trường kinh doanh hiện đại, công tác Marketing có một vai trò sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. ý thức được tầm quan trọng của công tác Marketing, cũng như những nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty trong giai đoạn 2006-2010, tôi cho rằng, giải pháp về nghiên cứu thị trường là một giải pháp quan trọng giúp cho Tổng Công ty có thể duy trì thị phần của mình trên thị trường và có được lợi thế cạnh tranh khi tham gia đấu thầu trên thị trường Trên cơ sở kế nghiên cứu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của các địa phương, các ngành, Tổng Công ty cần phải xây dựng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh và chiến lược cạnh tranh của mình. Theo đó, để đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược cạnh tranh đấu thầu dài hạn, Tổng Công ty cần thực hiện một số giải pháp cụ thể sau: Thứ nhất, tăng cường thu thập thông tin liên quan đến các dự án và gói thầu. Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị là một trong những lĩnh vực kinh doanh tương đối đặc thù, việc tìm kiếm các dự án, gói thầu cần phải căn cứ vào kế hoạch phát triển, qui hoạch các khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, đường giao thông... Theo qui định của pháp luật, trước khi triển khai dự án chủ đầu tư cần phải thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về mục tiêu của dự án, những hạng mục của dự án sẽ thực hiện đấu thầu. Tuy nhiên, khoảng thời gian này thường rất ngắn, vì vậy ảnh hưởng đến việc hoạch định các giải pháp tham gia đấu thầu và chuẩn bị hồ sơ dự thầu. Do đó, để tăng cường năng lực cạnh tranh đấu thầu, Tổng Công ty cần phải tổ chức lại công tác thông tin, nghiên cứu thị trường theo hướng: - Về cơ cấu tổ chức: Thành lập bộ phận thông tin, nghiên cứu thị trường, có thể dưới hình thức Phòng Thông tin và nghiên cứu thị trường, trực thuộc Tổng Công ty, với đội ngũ nhân lực khoảng 4 đến 6 người, am hiểu chuyên môn, quan hệ rộng; - Về chức năng, nhiệm vụ: Bộ phận này có chức năng, nhiệm vụ tìm hiểu thông tin về các dự án đấu thầu; nghiên cứu về các chủ đầu tư là cơ quan nhà nước, doanh nghiệp...; nghiên cứu về các đối thủ cạnh tranh; thu thập thông tin về giá cả nguyên vật liệu, vị trí địa lý, điều kiện thi công các dự án... Thứ hai, đẩy mạnh công tác quảng cáo, xúc tiến bán hàng. Để tăng cường các hoạt động nhằm khuếch trương thanh thế và uy tín của Tổng Công ty, tìm hiểu nhu cầu của chủ đầu tư. Tổng Công ty cần phải thường xuyên tiến hành quảng cáo, giới thiệu khả năng tham gia các dự án và những thành tựu của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng, tham gia hội chợ, các hoạt động xúc tiến thương mại, tổ chức hội nghị khách hàng giới thiệu các sản phẩm, công nghệ mới nhằm mở rộng quan hệ với các bạn hàng, xây dựng website của Tổng Công ty để quảng bá đơn vị và tiếp nhận các thông tin phản hồi từ bạn hàng. Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu các thông tin về thị trường, hoạt động xúc tiến thương mại, Tổng Công ty cần xây dựng chiến lược cạnh tranh đấu thầu dài hạn. Để chiến lược này phát huy tính khả thi trong thực tế, Tổng Công ty cần xác định đúng đắn nhu cầu dự thầu và các nguồn lực: lao động, máy móc, kỹ thuật, tài chính... - Về nhu cầu dự thầu: Doanh thu hàng năm của Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị chủ yếu dựa vào giá trị của các hợp đồng trúng thầu. Giá trị của dự án trúng thầu là cơ sở quan trọng cho việc xác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty, chỉ tiêu này được xác lập dựa trên các yếu tố sau: Qtt = k. Qst Trong đó: - Qtt: Là giá trị các dự án trúng thầu trong năm; - Qst: Là giá trị tổng sản lượng theo kế hoạch trong năm; - k: là hệ số tăng trưởng về sản lượng. Để lập chiến lược sản xuất kinh doanh dài hạn, Tổng Công ty cần phải xác định doanh thu trong kế hoạch, từ đó đề ra yêu cầu, nhiệm vụ dự thầu. Chỉ tiêu này được xác lập dựa trên các thông số sau: Qtt =  Qgi = Qtb. m (i = 1 m) Trong đó: - Qtt: Là tổng doanh thu trúng thầu trong kỳ kế hoạch; - Qgi: Là giá trị gói thầu trúng thứ i (i = 1 m) - Qtb: Là giá trị trung bình các dự án trung thầu trong kỳ; - m: là số lần phải trúng thầu trong kỳ kế hoạch. - Về các nguồn lực của công ty: + Nguồn nhân lực. Hiện nay, nguồn nhân lực của toàn Tổng Công ty tương đối dồi dào, chất lượng, số lượng đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, để đảm bảo thực hiện chiến lược kinh doanh của Tổng Công ty, trong những năm tới đây công tác phát triển nguồn nhân lực cần phải được quan tâm đặc biệt, với mục tiêu xây dựng được đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đội ngũ công nhân có kinh nghiệm, lành nghề. từng bước hình thành cơ cấu hợp lý về trình độ nghề nghiệp của toàn Tổng Công ty, hướng tới cơ cấu tối ưu về trình độ nghề nghiệp trong đơn vị. Chú trọng nâng cao trình độ ngoại ngữ cho một bộ phận cán bộ, công nhân kỹ thuật; nâng cao kỹ năng thực hiện các qui trình công việc trong Tổng Công ty cho cán bộ và công nhân. + Máy móc, thiết bị, công nghệ thi công và vốn. Đây là vấn đề hết sức quan trọng có tác động lớn đến sự hình thành chiến lược phát triển kinh doanh của Tổng Công ty. Trước sự phát triển của khoa học - công nghệ và thị trường xây dựng, quá trình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ diễn ra hết sức gay gắt. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo chiến lược phát triển dài hạn của mình, Tổng Công ty cần phải dự báo được nhu cầu đổi mới máy móc, thiết bị, công nghệ thi công cũng như nhu cầu về vốn thực hiện các dự án để xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn của mình, duy trì hợp lý lượng vốn đổi mới, hiện đại hóa và đồng bộ công nghệ khoảng 41-42 tỷ VNĐ/ năm. 3.2.1.3. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng 15-20% năm về giá trị sản lượng theo kế hoạch phát triển của Tổng Công ty giai đoạn 2006-2010, ngoài những giải pháp quan trọng như marketing, đầu tư máy móc trang thiết bị kỹ thuật đồng bộ thì việc huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn là giải pháp mang tính cấp bách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đấu thầu của Tổng Công ty trong giai đoạn hiện nay. Năng lực tài chính đóng một vai trò hết sức quan trọng trong chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty, đây là một trong những tiêu chí để đánh giá nhà thầu có đủ tiêu chuẩn dự thầu hay không. Năng lực tài chính của doanh nghiệp xây dựng thể hiện ở qui mô về vốn tự có, hiệu quả sử dụng vốn và khả năng huy động vốn thực hiện các dự án. Để nâng cao năng lực tài chính của mình, Tổng Công ty cần tiến hành việc đa dạng hóa các hình thức huy động vốn. Theo đó, Tổng Công ty cần chủ động tìm kiếm các nguồn vốn vay trong và ngoài nước; thành lập quỹ tín dụng nhằm huy động vốn nhàn rỗi trong cán bộ, công nhân viên chức trong toàn Tổng Công ty; đẩy mạnh liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp khác nhằm tranh thủ sự hỗ trợ về vốn; duy trì mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng nguyên vật liệu, máy móc thi công để có được các điều kiện thuận lợi trong mua bán vật tư, máy móc trả chậm... Cùng với đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, Tổng Công ty cần giảm tối đa việc bị chiếm dụng vốn, đẩy mạnh công tác thu hồi công nợ. Bị chiếm dụng vốn, thu hồi công nợ chậm làm cho hiệu suất sử dụng vốn bị giảm sút, điều này tác động tiêu cực đến khả năng cạnh tranh của Tổng Công ty. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc bị chiếm dụng vốn và thu hồi công nợ chậm, có thể do nhà nước cấp vốn chậm, chủ đầu tư chưa thực hiện hết nghĩa vụ thanh toán như đã cam kết, do nhà thầu chuẩn bị hồ sơ quyết toán công trình chưa tốt... Để khắc phục tình trạng này, Tổng Công ty cần phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân của sự chậm trễ và khó khăn trong thu hồi nợ đối với từng dự án cụ thể, từ đó xây dựng kế hoạch thu nợ. Mặt khác, Tổng Công ty cần chú ý đến quá trình giải ngân của các dự án, kịp thời làm thủ tục thanh toán ngay theo khối lượng công việc đã thực hiện, hoàn thiện hồ sơ quyết toán theo đúng qui định của pháp luật; đưa ra các giải pháp thi công hợp lý, tránh tình trạng gián đoạn, chậm tiến độ dự án làm ảnh hưởng đến việc thanh quyết toán công trình. Để sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, Tổng Công ty cần phải tiến hành sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn vốn. Các khoản chi không cần thiết sẽ bị cắt, chi phí mua sắm trang thiết bị văn phòng, mua ô tô con phục vụ dự án, chi tiếp khách, điện, nước, điện thoại sẽ được kiểm soát một cách chặt chẽ. Các khoản đầu tư không có hiệu quả, chậm thu hồi vốn cần phải được xem xét lại, nguồn vốn cho các công trình sẽ được phân bổ một cách hợp lý. 3.2.2. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hồ sơ dự thầu và kỹ thuật đấu thầu của Tổng Công ty 3.2.2.1. Nâng cao năng lực xây dựng hồ sơ dự thầu Hồ sơ dự thầu có ảnh hưởng rất lớn đối với quá trình đấu thầu của doanh nghiệp. Để nâng cao năng lực xây dựng hồ sơ dự thầu, Tổng Công ty cần thực hiện một số giải pháp cơ bản sau: Thứ nhất, tăng cường điều tra và nghiên cứu thông tin về các dự án. Nắm bắt và xử lý thông tin về dự án để xây dựng hồ sơ dự thầu là một việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng, tác động lớn đến việc thắng thầu ở các dự án. Để làm tốt công tác điều tra và xử lý thông tin, Tổng Công ty cần: - Tăng cường tìm kiếm thông tin từ các chủ đầu tư. Thông thường các doanh nghiệp tiếp cận được thông tin từ chủ đầu tư và các dự án chủ yếu thông qua hồ sơ mời thầu. Đây là nguồn thông tin rất quan trọng, liên quan đến gói thầu mà doanh nghiệp cần xử lý. Để nắm bắt các cơ hội đầu tư đòi hỏi doanh nghiệp phải thu thập thông tin nhanh và chính xác, đồng thời, phải xử lý các thông tin tìm kiếm được một cách khoa học và nhanh nhất. Muốn vậy, Tổng Công ty phải mở rộng quan hệ với các chủ đầu tư, nâng cấp trang thiết bị thông tin liên lạc, giao trách nhiệm cụ thể cho các phòng ban hoặc cán bộ chuyên trách làm công tác thu thập và xử lý thông tin về chủ đầu tư. - Tăng cường thu thập thông tin về địa điểm thực hiện dự án. Đó là các thông tin như: đặc điểm vị trí địa lý, điều kiện kinh tế - xã hội, giao thông, liên lạc, điện, nước, các nhà cung ứng vật tư, các nhà thầu phụ, khả năng khai thác vật tư tại nơi diễn ra dự án. Đây là những thông tin quan trọng, tạo cơ sở cho việc thiết lập các giải pháp kinh tế - kỹ thuật như: công nghệ thi công, phương án cung ứng nguyên liệu, lựa chọn nhà thầu phụ, giá bỏ thầu dự án... Thứ hai, chú trọng đến khâu xây dựng hồ sơ dự thầu. Đây là khâu hết sức quan trọng nhưng lại diễn ra trong một thời gian ngắn, đòi hỏi cần phải được những người có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực hiện. Để xây dựng bộ hồ sơ dự thầu đảm bảo chất lượng, cần chú ý đến một số yếu tố sau: - Đảm bảo tính pháp lý của bộ hồ sơ. Hồ sơ phải đảm bảo tính pháp lý, đây là yếu tố quan trọng hàng đầu, bởi vì chủ đầu tư sẽ loại ngay những bộ hồ sơ không đảm bảo tính pháp lý mà không cần xem xét các nội dung khác của nhà thầu đưa ra. Để tránh việc bị loại vì hồ sơ không đảm bảo tính pháp lý, Tổng Công ty cần phải cử những người am hiểu tham gia công việc này hoặc nếu cần có thể thuê luật sư, công ty luật tư vấn. Mặt khác, bộ phận lập hồ sơ cần phải nghiên cứu kỹ các qui định của pháp luật về đấu thầu xây dựng và các qui định khác do bên mời thầu đặt ra. - Đảm bảo tính kỹ thuật của hồ sơ dự thầu. Đây là một yếu tố hết sức quan trọng phản ánh chất lượng hồ sơ dự thầu. Trên cơ sở thông tin thu thập được về dự án, bộ phận kỹ thuật sẽ lập hồ sơ đề xuất các giải pháp thi công theo yêu cầu của bên mời thầu. Hồ sơ phải thể hiện được các nội dung như: sơ đồ mặt bằng tổ chức thi công; công nghệ thi công và phương án sử dụng máy móc; nguyên vật liệu sử dụng; đội ngũ kỹ sư và công nhân tham gia dự án; tiến độ thực hiện dự án... - Xác định giá bỏ thầu hợp lý (trình bày ở phần 3.3.2.2) - Đảm bảo tính mỹ thuật, tính chính xác của hồ sơ dự thầu. Hồ sơ dự thầu phải được trình bày một cách khoa học, đảm bảo tính kỹ thuật và mỹ thuật. Để làm được điều này, Tổng Công ty nên mở lớp đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ xây dựng hồ sơ dự thầu, đội ngũ cán bộ làm công tác này phải thường xuyên học hỏi kinh nghiệm của các nhà thầu trong và ngoài nước về xây dựng hồ sơ dự thầu. Mặt khác, cần tiến hành việc kiểm tra, rà soát lại hồ sơ dự thầu trước khi nộp cho bên mời thầu để phát hiện lỗi. 3.2.2.2. Hoàn thiện kỹ năng phân tích giá cạnh tranh, xây dựng các phương án lựa chọn giá thầu hợp lý Giá bỏ thầu là yếu tố mang tính chất quyết định đối với việc giành thắng lợi hay thất bại trong đấu thầu xây dựng. Để đảm bảo việc trúng thầu và thực hiện dự án có lãi đòi hỏi phải có sự phân tích giá để bỏ thầu chính xác và có kế hoạch xây dựng các phương án bỏ thầu hợp lý. Chính vì vậy, việc hoàn thiện kỹ năng phân tích giá cạnh tranh, xây dựng các phương án chọn giá đấu thầu đóng vai trò hết sức quan trọng. Để làm tốt công tác này, trước hết Tổng Công ty cần phải xây dựng một đội ngũ chuyên gia có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm để đảm nhiệm công việc này, mặt khác quá trình phân tích giá cạnh tranh và xây dựng các phương án chọn giá đấu thầu cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau: Thứ nhất, việc xác định giá dự thầu cần phải được xác định trên cơ sở khoa học và căn cứ vào thực tế của từng dự án. Trong thực tế đấu thầu hiện nay, có nhiều doanh nghiệp để trúng thầu phải bỏ giá thầu dưới mức dự toán, chấp nhận lỗ, điều này dẫn tới hệ quả là công trình không đảm bảo chất lượng, dự án kéo dài, gây mất uy tín cho doanh nghiệp và chủ đầu tư. Công tác đấu thầu vẫn còn nhiều bất cập, có doanh nghiệp vẫn lợi dụng kẽ hở của pháp luật, móc nối với nhà đầu tư và các doanh nghiệp khác để "thông thầu", bỏ giá thầu thấp để được thực hiện dự án, tuy nhiên, trong điều kiện cạnh tranh lành mạnh, việc xác định giá thầu vẫn phải tuân theo những qui tắc nhất định, đó là: - Xác định giá dự thầu: n Gdth =  QI Đgi i = 1 Trong đó: - QI: là khối lượng xây lắp I do bên mời thầu cung cấp trên cơ sở dự toán được bóc ra từ bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công; - Đgi: là đơn giá dự thầu công tác xây lắp thứ I, do nhà thầu lập ra theo qui định chung về giá xây dựng được ấn định trong hồ sơ mời thầu; - n: là khối lượng xây lắp xác định trong hồ sơ mời thầu. - Chi phí tạo thành đơn giá dự thầu. Đơn giá dự thầu (Đgi) bao gồm chi phí vật liệu (VL); chi phí nhân công (NC); chi phí tiêu hao máy móc (MM); lãi của nhà thầu; thuế VAT. Ta có thể tính đơn giá dự thầu theo công thức: Đgi = ĐGdth (1 + Ktrg + Krr) Trong đó: - Đgi: Đơn giá dự thầu - ĐGdth: Cộng các chi phí, lãi và thuế trong đơn giá dự thầu - Ktrg: Hệ số trượt giá - Krr: Hệ số rủi ro - Mức lãi khi lập đơn giá dự thầu. Lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh được tính toán theo công thức: Lợi nhuận (trước thuế) = Doanh thu - Chi phí Khác với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường, trong lĩnh vực xây dựng người bán hàng (nhà thầu) bao giờ cũng phải xác định trước cho mình mức lãi (dự kiến) khi đề xuất mức giá bán, theo đó giá bán của công trình sẽ là: Giá bán  (CP vật liệu + CP máy móc + CP nhân công + CP quản lý) Thứ hai, doanh nghiệp cần xây dựng các phương án bỏ giá thầu hợp lý, lựa chọn phương án xây dựng giá thông qua việc xác định mức giá cao nhất, mức giá thấp nhất và dự kiến mức giá bỏ thầu có thể trúng. Mức giá cao nhất Gmax được xác định trên cơ sở dự toán theo bản vẽ thiết kế thi công. (thường khó chính xác, vì việc xây dựng dự toán phải tuân thủ các qui định về giá có sẵn mà chưa tính tới yếu tố biến động của thị trường). Mức giá thấp nhất Gmin là mức giá tối thiểu mà nhà thầu có thể bù đắp được các chi phí đã bỏ ra. Trong thực tế, có nhiều khi nhà thầu vẫn chấp nhận nhận công trình với giá Gmin để giải quyết việc làm cho đội ngũ lao động. Giá trúng thầu dự án là mức giá hợp lý nằm giữa Gmax và Gmin. Theo lý thuyết, giá trúng thầu không thể cao hơn mức giá trần và thấp hơn mức giá sàn. Do vậy, nhà thầu phải lựa chọn mức giá bỏ thầu hợp lý nhằm đảm bảo vừa trúng thầu vừa có lợi nhuận, khoảng giá dự thầu sẽ là: Gmax  Gdt  Gmin Trong đó: - Gmax: Mức giá tối đa - Gmin: Mức giá tối thiểu - Gdt: Mức giá bỏ thầu Giá dự thầu do nhà thầu đưa ra phụ thuộc vào nhiều yếu tố như địa điểm thực hiện dự án, tình trạng khấu hao máy móc, công nghệ thi công và các mục tiêu của nhà thầu đặt ra khi thực hiện dự án. Nhà thầu thường đưa ra các mục tiêu sau đây để lựa chọn phương án bỏ giá dự thầu: - Đạt lợi nhuận tối đa; - Đạt lợi nhuận trung bình; - Đạt lợi nhuận ở mức thấp; - Tạo việc làm cho người lao động, gây dựng uy tín, phát triển thị trường. 3.3. Một số kiến nghị đối với Nhà nước trong lĩnh vực cạnh tranh đấu thầu xây dựng cơ bản 3.3.1. Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động đấu thầu xây dựng Trong những năm vừa qua, công tác đấu thầu xây dựng đã có nhiều chuyển biến tích cực, hoạt động đấu thầu xây dựng đã tiết kiệm cho ngân sách nhà nước hàng ngàn tỷ đồng. Để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động đấu thầu xây dựng. Vấn đề hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động đấu thầu xây dựng cần tập trung vào một số điểm sau: Một là, tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng. Cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện nay đang tỏ ra bất cập trước sự phát triển của thực tiễn cuộc sống, có nhiều qui định đã tỏ ra không còn phù hợp và đang bị các doanh nghiệp làm ăn không chính đáng lợi dụng. Điều này đã tạo ra hàng loạt các hệ quả ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển về kinh tế - xã hội, là mảnh đất màu mỡ cho tệ quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước. Đối với doanh nghiệp, các qui định bất hợp lý đã tước đi cơ hội kinh doanh, sự bình đẳng trong cạnh tranh, trong đó có cạnh tranh đấu thầu xây dựng. Hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng cần tập trung vào một số trọng điểm sau: - Đối với chủ đầu tư. Với chủ đầu tư là Nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, Nhà nước cần phải có sự qui định một cách rõ ràng quyền hạn, trách nhiệm của các chủ đầu tư. Phân biệt rõ ràng giữa chức năng quản lý nhà nước với chức năng quản lý kinh tế của các chủ đầu tư. Xây dựng qui chế sử dụng, quản lý, phân bổ vốn đầu tư theo hướng đảm bảo tính công bằng và minh bạch, tránh các hiện tượng tiêu cực, lãng phí. Tăng cường năng lực quản lý vốn, quản lý dự án cho các chủ đầu tư, từng bước chuyên nghiệp hóa hoạt động quản lý dự án và đấu thầu dự án. Đối với chủ đầu tư là doanh nghiệp (tư nhân, có vốn đầu tư nước ngoài), Nhà nước cần có những qui định tạo ra sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong cạnh tranh đấu thầu, đặc biệt khi đấu thầu các dự án có sử dụng vốn từ ngân sách. - Đối với các cơ quan tư vấn, bao gồm tư vấn khảo sát, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát thi công... Đây là những cơ quan đóng vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện dự án. Nhà nước cần sớm đưa ra những cơ chế qui định một cách rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của các cơ quan tư vấn liên quan đến lĩnh vực xây dựng. Theo đó, cần tăng cường thêm quyền hạn, tính chủ động cho các cơ quan tư vấn trong việc chấm thầu, giám sát thi công một cách khách quan và khoa học; gắn trách nhiệm với quyền của các cơ quan tư vấn trong quá trình tác nghiệp; đa dạng hóa các hoạt động tư vấn theo hướng xã hội hóa. Hai là, nhanh chóng ban hành các văn bản dưới luật hướng dẫn thực hiện Luật đấu thầu mới được ban hành, tiếp tục hoàn thiện qui chế đấu thầu. Trong những năm vừa qua, qui chế đấu thầu đã đóng một vai trò hết sức quan trong trong công tác quản lý nhà nước về đấu thầu. Tuy nhiên, hiện nay qui chế đấu thầu có nhiều điểm tỏ ra không còn phù hợp với thực tiễn, trong đó đáng chú ý nhất là qui định nhà thầu có giá dự thầu thấp là người có cơ hội trúng thầu lớn nhất. Qui định này dẫn tới việc các nhà thầu thi nhau phá giá, thậm chí có những công trình mức giá trúng thầu chỉ bằng 50% giá dự toán. Giá trúng thầu thấp đã làm phát sinh hàng loạt hậu quả kinh tế, xã hội. đó là: - Công trình xây dựng không đảm bảo chất lượng và tiến độ thi công; - Do phải tiết kiệm chi phí, nhà thầu chỉ có thể sử dụng máy móc thi công, nhân lực hiện có của mình mà không thuê các loại máy móc hiện đại để thực hiện dự án, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc thực hiện dự án đúng tiến độ. Mặt khác, cũng chính vì phải tiết kiệm chi phí nên nhà thầu phải đưa vào công trình những vật tư không đạt yêu cầu, cắt xén khối lượng công việc... đã làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình. - Do bỏ giá thấp nên nhà thầu phải đối mặt với nhiều khả năng thua lỗ, phá sản nếu như cứ tiếp tục thực hiện dự án. Đã có không ít nhà thầu tìm cách trốn tránh trách nhiệm của mình, không thực hiện những yêu cầu đã được ký kết trong hợp đồng khi trúng thầu. Để hoàn thiện cơ sở pháp lý về đấu thầu, Nhà nước cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các qui định bất hợp lý, đó là: - Đổi mới cách tính giá các gói thầu, bỏ các qui định không rõ ràng, dẫn tới việc chủ đầu tư tùy tiện trong thực hiện; - Thay đổi các qui định hạn chế sự cạnh tranh giữa các nhà thầu, khuyến khích các nhà thầu cạnh tranh với nhau một cách lành mạnh trong đấu thầu; - Bãi bỏ các qui định mang tính chất thủ tục hành chính rườm rà, tăng cường quyền tự chủ, đề cao trách nhiệm của các bên tham gia đấu thầu; - Xây dựng hệ thống các chế tài xử lý những doanh nghiệp không thực hiện đúng các qui định trong qui chế đấu thầu và các thỏa thuận trong hợp đồng đã ký kết với chủ đầu tư. Việc sửa đổi, bổ sung qui chế đấu thầu cần phải đảm bảo các yếu tố sau: - Đề cao tinh thần trách nhiệm, tính tự chủ của các bên tham gia đấu thầu, đồng thời, có chế tài thích hợp xử lý các đối tượng vi phạm; - Đảm bảo tính ổn định và đồng bộ. Qui chế cần dự báo được xu hướng phát triển của công tác đấu thầu xây dựng trong một thời gian dài; đảm bảo tính thống nhất với các qui định pháp luật hiện hành; - Phù hợp với tập quán và thông lệ quốc tế về đấu thầu. 3.3.2. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động đấu thầu xây dựng Công tác thanh tra, kiểm tra đóng vai trò hết sức quan trong trong việc tạo ra sự lành mạnh của môi trường cạnh tranh đấu thầu và đảm bảo tính hiệu quả trong việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là các nguồn vốn từ ngân sách và vốn vay của nước ngoài. Hiện nay, công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động đấu thầu xây dựng cần tập trung vào một số nội dung sau: - Tiếp tục hoàn thiện các qui định pháp luật về xử lý các hành vi vi phạm quy chế đấu thầu, chế độ sử dụng, quản lý vốn của các dự án. Hiện nay, việc xử lý các vi phạm này được qui định rải rác trong các nghị định riêng lẻ của Chính phủ như Nghị định 88 CP, 14 CP và 66 CP và các thông tư hướng dẫn xử lý vi phạm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính mà chưa có một văn bản nào hệ thống hóa việc xử lý vi phạm trong công tác đấu thầu. - Nhà nước cần tập trung tiến hành thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ các qui định về đấu thầu, quản lý và sử dụng vốn đầu tư. Theo đó, cần tăng cường việc thanh tra, kiểm tra thông qua các hình thức thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất. Kiểm tra định kỳ được thực hiện trên cơ sở kế hoạch do người quản lý dự án lập ra, để chủ động trong công tác kiểm tra, cơ quan kiểm tra cần xây dựng kế hoạch kiểm tra, việc kiểm tra này cần tập trung vào những nội dung chủ yếu như: kiểm tra kế hoạch đấu thầu được duyệt; trình tự thực hiện đấu thầu; tình hình thực hiện hợp đồng; quá trình sử dụng và quản lý vốn đầu tư. Kết hợp việc kiểm tra định kỳ với kiểm tra đột xuất các dự án, nội dung kiểm tra cần tập trung làm rõ một số nội dung chủ yếu như: kiểm tra tính pháp lý của các dự án; kinh nghiệm, năng lực hành vi dân sự của nhà thầu; trình tự thực hiện dự án; kết quả lựa chọn nhà thầu; những vướng mắc, thắc mắc của các bên tham gia dự thầu. Sau khi tiến hành kiểm tra, thanh tra, cần có kết luận gửi cho đối tượng bị thanh tra, kiểm tra, gửi kết luận thanh tra và kiến nghị của mình cho các cơ quan có thẩm quyền xử lý. Trong trường hợp vi phạm có đủ yếu tố cấu thành tội phạm, cơ quan thanh tra, kiểm tra cần báo cáo cho các cơ quan bảo vệ pháp luật xử lý theo quy định của pháp luật. 3.3.3. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả bộ máy cơ quan quản lý đấu thầu xây dựng Cơ quan quản lý đấu thầu xây dựng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo cho hoạt động đấu thầu diễn ra một cách bình đẳng, có hiệu quả và đúng pháp luật. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả bộ máy cơ quan quản lý đấu thầu xây dựng hiện nay là một yêu cầu hết sức cấp bách, để làm tốt công tác này, Nhà nước cần thực hiện một số giải pháp sau: - Sắp xếp lại các tổ chức cơ quan, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các ban quản lý dự án. Theo đó, các cơ quan quản lý dự án cần được sắp xếp theo hướng tinh gọn, hiệu quả về mặt tổ chức. Cần phân biệt rõ chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của các ban quản lý dự án, từng bước thực hiện phân cấp quản lý dự án đối với các ban quản lý dự án. Việc phân cấp này có thể được thực hiện trên cơ sở các qui định về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản, căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ và qui mô của các dự án. - Cần xác định qui chế hoạt động của các ban quản lý dự án. Theo đó, cần xác định mối quan hệ của các ban quản lý dự án với cơ quan chủ quản. Hiện nay, chúng ta vẫn chưa xây dựng được qui chế thống nhất qui định mối quan hệ này, những sai phạm diễn ra ở các ban quản lý dự án trong thời gian vừa qua bắt nguồn từ nguyên nhân không xác định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước với các ban quản lý dự án. Do đó, việc xây dựng qui chế qui định chức năng, nhiệm vụ của các ban quản lý dự án đặt ra hiện nay là vấn đề rất cần thiết. kết luận Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang đòi hỏi công tác xây dựng hạ tầng cần phải được đẩy nhanh và phát triển sang một giai đoạn mới. Đây là thời cơ và cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp xây dựng hạ tầng trong việc vươn lên khẳng định vị thế của mình trên thương trường. Đấu thầu trong xây dựng cơ bản là một lĩnh vực hết sức quan trọng đối với mỗi một doanh nghiệp xây dựng. Cạnh tranh trong đấu thầu là hoạt động có tác động lớn đến hiệu quả sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Xuất phát từ tầm quan trọng của cạnh tranh đấu thầu, tôi đã lựa chọn đề tài "Cạnh tranh đấu thầu xây dựng của Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị Hà Nội" làm luận văn tốt nghiệp của mình, với mục tiêu tìm hiểu những vấn đề lý luận chung về cạnh tranh đấu thầu xây dựng, tìm hiểu thực trạng cạnh tranh đấu thầu, qua đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đấu thầu của Tổng Công ty. Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu trên, tôi đã tiến hành đi sâu nghiên cứu, phân tích tình hình sản xuất kinh doanh, hoạt động đấu thầu và những nhân tố tác động đến khả năng cạnh tranh của Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị. Trên cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh đấu thầu xây dựng của Tổng Công ty. Cụ thể, luận văn đã thực hiện những nội dung nghiên cứu sau đây: 1. Luận văn đã tìm hiểu những vấn đề chung về đấu thầu xây dựng (chương 1), với các nội dung cơ bản như: khái niệm, đặc điểm và những nhân tố tác động đến cạnh tranh đấu thầu xây dựng. 2. Trên cơ sở lý luận chung về đấu thầu, các tiêu chí đánh giá năng lực đấu thầu và những nhân tố tác động đến công tác đấu thầu, luận văn đã tiến hành phân tích, đánh giá kết quả đấu thầu, các nhân tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động cạnh tranh đấu thầu của Tổng Công ty (chương 2). 3. Từ những kết quả nghiên cứu ở chương 1 và 2, luận văn đã đề xuất một số định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đấu thầu xây dựng của Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị và nêu lên một số kiến nghị đối với Nhà nước nhằm hoàn thiện chính sách và các qui định pháp luật nhằm hoàn thiện qui chế, xây dựng môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp xây dựng nói chung, trong đó có các doanh nghiệp xây dựng hạ tầng; đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao vai trò quản lý của nhà nước đối với ngành xây dựng nói chung và hoạt động cạnh tranh đấu thầu xây dựng nói riêng. Tác giả đã hoàn thiện bản luận văn này trên tinh thần học hỏi và cầu thị, với mong muốn cung cấp những căn cứ lý luận và thực tiễn cho các cơ quan nhà nước trong việc hoạch định chủ trương, cơ chế, chính sách đối với sự phát triển của ngành xây dựng và đóng góp một phần hiểu biết nhỏ bé của mình vào sự phát triển của Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị. Tuy nhiên, đấu thầu và cạnh tranh đấu thầu là một lĩnh vực hết sức phức tạp liên quan đến nhiều kiến thức về kinh tế, kỹ thuật. Mặt khác, ở nước ta, công tác đấu thầu nói chung và đấu thầu xây dựng nói riêng là một đối tượng nghiên cứu còn rất mới mẻ. Chính vì vậy, luận văn khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Với tinh thần cầu thị, tác giả mong muốn nhận được sự đóng góp chân thành của các thầy cô, các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp để tiếp tục hoàn thiện hơn nữa bản luận văn này. Cuối cùng, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn đối với các thầy cô, Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị, bạn bè và người thân đã động viên, giúp đỡ hoàn thành bản luận văn này. danh mục tài liệu tham khảo 1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2000), Thông tư số 04/2000/TT-BKH ngày 26/5 hướng dẫn thực hiện Quy chế đấu thầu, Hà Nội. 2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2004), Thông tư số 01/2004/TT-BKH ngày 02/02 hướng dẫn thực hiện Nghị định 66/2003/NĐ-CP, Hà Nội. 3. Bộ Xây dựng, Quy chế đấu thầu, Hà Nội 4. Các văn bản của Thành ủy, Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội từ năm 2000 đến 2005, Tài liệu lưu hành nội bộ 5. Chính phủ (1999), Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7 về việc ban hành quy chế đầu tư và xây dựng, Hà Nội. 6. Chính phủ (1999), Quy chế quản lý đầu tư xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ, Hà Nội. 7. Chính phủ (1999), Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 1/9 về việc ban hành Quy chế đấu thầu, Hà Nội. 8. Chính phủ (2000), Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ về việc ban hành về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đầu tư và xây dựng, Hà Nội. 9. Chính phủ (2000), Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 05/05 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01/01/1999 của Chính phủ, Hà Nội. 10. Chính phủ (2003), Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đầu tư và xây dựng và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ, Hà Nội. 11. Chính phủ (2003), Nghị định số 66/2003/NĐ-CP ngày 12/06 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01/01/1999 và Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ, Hà Nội. 12. Công ty Đầu tư và phát triển hạ tầng đô thị Hà Nội (2006), Báo cáo kết quả sản xuất và kinh doanh năm 2005, Tài liệu lưu hành nội bộ. 13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Nghị quyết Hội nghị lần thứ Ba, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 14. Trần Minh Đạo (1998), Marketing, Nxb Thống kê, Hà Nội. 15. Ngô Đình Giao (Chủ biên) (1997), Giáo trình Quản trị kinh doanh tổng hợp, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 16. Hệ thống văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng, Quy chế đấu thầu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 17. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật đấu thầu, Hà Nội. 18. Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng (1999), Nxb Xây dựng, Hà Nội. 19. Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng và các quy định khuyến khích đầu tư phát triển (1999), Nxb Xây dựng, Hà Nội. 20. TS. Trần Bình Trọng, TS. Phạm Quang Phan, TS. Đào Phương Liên, TS. Lê Thục (2002), Kinh tế chính trị học, Nxb Thống kê, Hà Nội. 21. Vụ Quản lý đấu thầu (2003), Quy chế đấu thầu, Hà Nội. 22. Văn bản hướng dẫn thực hiện Quy chế đấu thầu (2003), Nxb Xây dựng, Hà Nội. 23. VietNam Economic News Online, 29 March 2006. phụ lục Thiết Bị Thi Công Công Trình Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị hiện có các thiết bị xe máy và dây chuyền thi công đồng bộ từ hạ tầng kỹ thuật đến xây lắp các công trình nhà cao tầng sau: TT Tên phương tiện - thiết bị Số lượng Ghi chú I Thiết bị thi công xây lắp và HTKT 1 Máy xúc - đào các loại 40 Tốt 2 Máy san 04 Tốt 3 Máy lu - đầm các loại 80 Tốt 4 Máy cẩu các loại 33 Tốt 5 Máy ép, khoan cọc các loại 11 Tốt 6 Máy rải thảm 06 Tốt 7 Máy nén khí 08 Tốt 8 Máy phát điện, máy hàn 30 Tốt 9 Máy bơm tĩnh bê tông 12 Tốt 10 Máy trộn bê tông 49 Tốt 11 Trạm trộn bê tông 09 Rất tốt 12 Hệ thống giáo 50.000 m- Rất tốt 13 Dây chuyền sản xuất cọc, cống ly tâm 02 Rất tốt 14 Máy vận thăng 20 Rất tốt 15 Cẩu tháp 10 Rất tốt TT Tên phương tiện - thiết bị Số lượng Ghi chú 16 Ôtô 5 đến 9 tấn 150 Tốt 17 Máy ủi từ 75 CV đến 175 CV 30 Tốt 18 Thiết bị đo đạc, kiểm tra chất lượng 56 Rất tốt II Thiết bị sản xuất vật liệu xây dựng 1 Lò hơi 03 Tốt 2 Trạm sản xuất vữa khô xây dựng 01 Tốt 3 Máy phát điện, máy hàn 10 Tốt 4 Cầu trục, tời, vận thăng, kích, băng tải 52 Tốt 5 Máy khoan 127 Tốt 6 Máy tiện, máy cắt, máy phay 102 Tốt 7 Máy ép, máy đột dập 41 Tốt 8 Máy nén khí, máy bơm hơi 25 Tốt 9 Máy hút bụi, quạt công nghiệp 46 Tốt 10 Máy nghiền, máy xay, máy cán thô mịn 195 Tốt 11 Máy bào, máy doa, máy mài bóng, máy nhào, đùn ép 56 Tốt 12 Máy phá đá 1 Tốt 13 Dây chuyền mạ 22 Tốt 14 Đường điện, tủ phân phối điện 29 Tốt 15 Hệ thống dây chuyền thiết bị sản xuất cắt thanh nhôm định hình 1 Tốt 16 Hệ thống dây chuyền thiết bị cưa, cắt 1 Tốt TT Tên phương tiện - thiết bị Số lượng Ghi chú thanh nhôm định hình 17 Dây chuyền sản xuất bê tông đúc sẵn 4 Tốt 18 Dây chuyền sản xuất các loại gạch nung 6 Tốt 19 Dây chuyền sản xuất các loại gạch ốp lát 6 Tốt III Trang thiết bị tư vấn đầu tư xây dựng 1 Máy vi tính + máy in 217 Tốt 2 Máy in màu 5 Tốt 3 Máy photocopy 86 Tốt 4 Máy Scan màu 5 Tốt 5 Máy Camera 10 Tốt 6 Máy chiếu ảnh 3 chiều 1 Tốt 7 Thiết bị đo đạc, kiểm tra chất lượng 20 Tốt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Cạnh tranh đấu thầu xây dựng của Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị Hà Nội (2).pdf
Luận văn liên quan