Luận văn Chất lượng bồi dưỡng đội ngũ công chức Tổng cục đường bộ Việt Nam

Bồi dưỡng đội ngũ công chức được xác định là một nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng, góp phần tích cực trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác, chất lượng và hiệu quả làm việc của đội ngũ công chức, đáp ứng yêu cầu công việc. Trong những năm qua, Tổng cục Đường bộ Việt Nam chủ trương tăng cường công tác bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực, phẩm chất đội ngũ công chức, làm thay đổi vượt bậc trong tư duy và thể chế hành chính. Qua thực tiễn thực hiện, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã gặt hái được nhiều kết quả tốt, tạo ra những chuyển biến tích cực trong bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ đội ngũ công chức Tổng cục. Có được điều này là nhờ Tổng cục đã thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, trong đó, đóng vai trò quan trọng là hoạt động bồi dưỡng đội ngũ công chức ngày càng được quan tâm đầu tư về cả số lượng lẫn chất lượng các khóa bồi dưỡng. Tuy nhiên bên cạnh những thành công đã đạt được, công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức Tổng cục Đường bộ Việt Nam còn một số tồn tại, chưa phát huy hết được vai trò của hoạt động này với yêu cầu nâng cao năng lực đội ngũ công chức của mình. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng đội ngũ công chức Tổng cục Đường bộ Việt Nam trở thành một yêu cầu bức thiết, với một hệ thống giải pháp đồng bộ từ hệ thống thể chế chính sách, đổi mới công tác quản lý bồi dưỡng, gắn đào tạo bồi dưỡng với các khâu của quy trình quản lý, phát triển công chức,. Hy vọng hệ thống giải pháp này khi đi vào thực tiễn sẽ nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng đội ngũ công chức của Tổng cục, góp phần xây dựng đội ngũ công chức chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

pdf124 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 623 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chất lượng bồi dưỡng đội ngũ công chức Tổng cục đường bộ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng đối với từng loại hình, từng khóa bồi dƣỡng thông qua điều tra, phỏng vấn học viên và cơ quan quản lý sử dụng học viên theo Bộ chỉ số đánh giá do Bộ Nội vụ quy định, tiến tới xây dựng và áp dụng Bộ chỉ số đánh giá chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng theo tiêu chuẩn quốc tế. Hai là: Chú trọng đánh giá toàn bộ khóa học (đánh giá sau khóa học) Đánh giá hiệu quả bồi dƣỡng công chức là rất cần thiết để nâng cao chất lƣợng hoạt động bồi dƣỡng công chức. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam chủ yếu quản lý theo đầu vào, các cơ quan, tổ chức đa số chỉ chú trọng vào số lƣợng các lớp bồi dƣỡng đƣợc mở, số lƣợng các học viên đƣợc tham gia bồi dƣỡng, các chƣơng trình bồi dƣỡng đã đƣợc mở (đầu vào) mà ít chú trọng đến đánh giá sau các khóa bồi dƣỡng (đầu ra). Trong khi đánh giá sau bồi dƣỡng có ý nghĩa lớn, giúp nắm bắt thông tin ngƣời học đã đƣợc thỏa mãn nhu cầu hay chƣa sau khóa bồi dƣỡng; họ đã đƣợc trang bị đúng, đủ những kiến thức, kỹ năng cần thiết và thái độ làm việc hiệu quả không. Đánh giá sau bồi dƣỡng cũng nhằm phát hiện những sự bất hợp lý của quá trình bồi dƣỡng. Chính vì vậy, công tác đánh giá sau các khóa bồi dƣỡng công chức cần đƣợc Tổng cục 85 Đƣờng bộ Việt Nam, trực tiếp là Vụ Tổ chức Cán bộ của Tổng cục quan tâm một cách xứng đáng và đổi mới hơn nữa công tác này để đáp ứng yêu cầu công tác. Nội dung đánh giá khóa học bao gồm đánh giá nội dung chƣơng trình, kiến thức, kỹ năng học viên có đƣợc sau khóa học; đánh giá giảng viên; đánh giá công tác tổ chức khóa học; mức độ đạt mục tiêu khóa học Trên cơ sở đánh giá từng phƣơng diện cụ thể, Vụ Tổ chức cán bộ - đơn vị tổ chức các khóa bồi dƣỡng công chức tiến hành tổng hợp, đánh giá toàn diện khóa học. Đánh giá chất lƣợng bồi dƣỡng là cơ sở xác định sự thành công và khả năng sƣ phạm của giảng viên; khả năng thu nhận và phát triển các kiến thức, kỹ năng của học viên, tính hợp lý của các phƣơng pháp giảng dạy; tính hợp lý của các tài liệu, giáo trình, phƣơng tiện hỗ trợ đƣợc sử dụng. Cần áp dụng theo Bộ chỉ số của Bộ Nội vụ ban hành, không tự đánh giá theo các tiêu chí riêng do đơn vị hoặc giảng viên tự đặt ra để đảm bảo tính khoa học, thống nhất. Thông qua những đánh giá chính xác về các khóa bồi dƣỡng, Vụ Tổ chức cán bộ nói riêng, Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam nói chung sẽ có đƣợc những thông tin xác thực và hữu ích làm căn cứ xây dựng kế hoạch và triển khai các khóa bồi dƣỡng tiếp theo, đảm bảo tính hiệu quả, thiết thực. 3.2.4. Đổi mới nội dung, phương pháp bồi dưỡng đội ngũ công chức Tổng cục Đường bộ Việt Nam 3.2.4.1. Đổi mới nội dung bồi dưỡng công chức của Tổng cục Giao thông đường bộ Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao mục tiêu của công tác “huấn luyện” cán bộ. Ngƣời viết: “Phải thực hành khẩu hiệu: làm việc gì học việc ấy. Vô luận ở quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, tổ chức, tuyên truyền, công an... Cán bộ ở môn nào phải học cho thạo công việc ở trong môn ấy” 86 [22, 60]. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, “thạo việc” có hai yêu cầu: Thứ nhất, phải nắm vững lý luận; Thứ hai, phải làm đƣợc việc. Ngƣời cho rằng, nếu chỉ đem lý luận khô khan nhét cho đầy óc ngƣời học; bày cho họ viết những chƣơng trình rất kêu; nhƣng đối với công việc thực tế, tổ chức, kinh nghiệm chỉ nói qua loa là lý luận suông. Tƣ tƣởng toát lên trong “Sửa đổi lối làm việc” của Ngƣời về công tác huấn luyện cán bộ là: học để làm việc; học phải đi đôi với hành. Ngƣời viết: “Lý luận cốt để áp dụng vào thực tế. Chỉ học thuộc lòng, để đem loè thiên hạ thì lý luận ấy cũng vô ích” [23, tr.55]. Chính vì vậy, mục tiêu bồi dƣỡng phải chuyển từ bồi dƣỡng về lý thuyết sang thực hành, từ bồi dƣỡng theo định hƣớng “cung” sang bồi dƣỡng theo “cầu”. Yêu cầu bồi dƣỡng công chức không chỉ dừng lại ở chỗ “biết” mà phải “làm” đƣợc và “làm đúng” những công việc mà cơ quan, đơn vị đòi hỏi. Nội dung chƣơng trình bồi dƣỡng cần đƣợc đổi mới nội dung đào tạo, bồi dƣỡng cần đảm bảo theo công thức PRACTICE: Practical - Tính thực tế, Relevant - Liên quan, Applicable - Tính áp dụng, Current - Hiện hành, mới đây, Time limit - Thời gian giới hạn, Important - Quan trọng, Challenging - Thách thức, khác trƣớc, Elective - Tuyển chọn, tổng hợp. Các giải pháp nhƣ sau: Một là: Đổi mới nội dung chƣơng trình bồi dƣỡng theo hƣớng nâng cao chất lƣợng, chú trọng tính hiệu quả và phù hợp với từng đối tƣợng. Các chƣơng trình bồi dƣỡng cần sát với thực tế, hƣớng vào các vấn đề thiết thực đặt ra từ quá trình thực thi công vụ, nâng cao kỹ năng hành chính. Thông qua bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng hành chính bảo đảm tính thống nhất trong hoạt động của Tổng cục, nhất là trong giải quyết các yêu cầu của nhân dân, doanh nghiệp. Thực hiện cơ chế đào tạo tiền công vụ và đào tạo, bồi dƣỡng trong công vụ theo định kỳ bắt buộc hàng năm cũng nhƣ chế độ đào tạo, bồi dƣỡng trƣớc khi bổ nhiệm. 87 Đối với công chức nói chung của Tổng cục, nội dung bồi dƣỡng phải bảo đảm trang bị đủ kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ theo yêu cầu công vụ, bồi dƣỡng công chức các ngạch hành chính, kiến thức văn hoá công sở, trách nhiệm và đạo đức công chức. Kiến thức cơ bản phải cung cấp cho học viên phƣơng pháp nghiên cứu, phƣơng pháp phát hiện, xử lý, giải quyết các vấn đề thực tiễn. Cần dành một tỷ lệ thích hợp cho kỹ năng thực hành trong cấu trúc chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng cho các đối tƣợng khác nhau để khi gặp những tình huống cụ thể trong công tác thì công chức có thể xử lý nhanh, kịp thời, hiệu quả. Đối với những viên chức đƣợc chuyển đổi từ 04 đơn vị sự nghiệp là Khu Quản lý đƣờng bộ thành công chức của 04 Cục Quản lý đƣờng bộ (theo Quyết định số 60/2013/QĐ-TTg ngày 21/10/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ): do mới đƣợc chuyển đổi thành công chức nên cần bổ sung bồi dƣỡng nội dung quản lý nhà nƣớc, chƣơng trình bồi dƣỡng ngạch chuyên viên, kĩ năng hành chính,... để phù hợp với vị trí công chức trong thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc, phù hợp với mô hình tổ chức mới của Tổng cục. Đối với đội ngũ công chức lãnh đạo quản lý cần chú trọng xây dựng nội dung kiến thức chuyên ngành khoa học lãnh đạo, trong đó đi sâu về kỹ năng lãnh đạo, quản lý, hƣớng tới việc xây dựng đội ngũ quản lý có đủ tài, tâm và tầm. Hai là: Chú trọng bồi dƣỡng theo vị trí việc làm. Theo khoản 3 điều 7 Luật Cán bộ, công chức thì vị trí làm việc là công việc gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu và ngạch công chức để xác định biên chế và bố trí công việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Có bốn bộ phận chính tạo thành vị trí việc làm là tên gọi vị trí việc làm (chức vị), nhiệm vụ và quyền hạn mà ngƣời đảm nhiệm vị trí việc làm phải thực hiện (chức trách), yêu cầu về trình độ, kỹ năng chuyên môn mà ngƣời đảm nhiệm vị trí việc làm phải đáp ứng (tiêu chuẩn) và tiền lƣơng (theo lý thuyết về vị trí việc làm thì tiền 88 lƣơng đƣợc trả tƣơng xứng với chức vụ, chức trách, tiêu chuẩn của ngƣời đảm nhiệm công việc. Điều này thể hiện rõ nét trong khu vực kinh doanh, do vậy tiền lƣơng đƣợc xác định là bộ phận chính của vị trí việc làm). Vị trí việc làm xác định rõ chức trách cần đảm nhiệm, các kiến thức, kỹ năng, thái độ cần có để thực hiện công việc.Thực chất bồi dƣỡng công chức theo vị trí việc làm là trang bị những kiến thức cần và đủ cho công chức, về chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng xử lý công việc theo từng loại vị trí việc làm trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, đáp ứng yêu cầu về chất lƣợng, hiệu quả. Yêu cầu nội dung chƣơng trình bồi dƣỡng công chức theo vị trí việc làm phải phục vụ thiết thực cho việc hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao và đáp ứng tiêu chuẩn của từng vị trí việc làm đó. Đối với từng vị trí việc làm cụ thể cần có nội dung, chƣơng trình bồi dƣỡng riêng. Về kiến thức, chƣơng trình bồi dƣỡng theo vị trí việc làm chỉ xác định những nội dung liên quan trực tiếp đến công việc và thƣờng trả lời cho câu hỏi: Với vị trí công tác của mình thì ngƣời học phải làm những công việc gì? Chƣơng trình bồi dƣỡng theo vị trí việc làm cần đƣợc bổ sung thêm kiến thức đảm bảo quyền lợi của “khách hàng”, của các đối tƣợng mà nền hành chính phục vụ. Về mặt kỹ năng: việc giảng dạy các kỹ năng cần thiết cho học viên là để trả lời câu hỏi: Làm thế nào để thực hiện có hiệu quả các công việc đó hoặc công việc đó cần đƣợc thực hiện theo quy trình nhƣ thế nào? Về thái độ thực hiện công vụ: thái độ thực hiện công vụ thƣờng là những chuẩn mực trong ứng xử, đảm bảo quá trình thực hiện công vụ đƣợc hiệu quả. Trên thực tế, nội dung thái độ ít khi (hoặc rất khó) thể hiện trong tài liệu chƣơng trình bồi dƣỡng nói chung, trong tài liệu chƣơng trình bồi dƣỡng theo vị trí việc làm nói riêng. Ngoài khả năng đƣợc thể hiện trong các chuyên đề có tính lễ tân, 89 giao tiếp hành chính, thông thƣờng đây là yêu cầu đƣợc kết hợp, thể hiện trong quá trình trang bị kiến thức, kỹ năng thực thi công vụ cho học viên. Trên thực tế hoạt động bồi dƣỡng công chức, khó có loại “kỹ năng” nào đƣợc thể hiện tách khỏi “kiến thức”; cũng không có loại “thái độ” nào lại đƣợc thể hiện ngoài công việc. Vì vậy, đổi mới nội dung bồi dƣỡng công chức theo vị trí việc làm phải đƣợc kết hợp chúng với nhau một cách hài hòa. Nhƣ vậy, trong bối cảnh nền hành chính đang thực hiện đề án xác định vị trí việc làm là một nội dung trọng tâm trong cải cách công vụ, công chức, để nâng cao chất lƣợng bồi dƣỡng công chức, Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam cần đổi mới nội dung bồi dƣỡng công chức theo hƣớng gắn với vị trí việc làm. Tổng cục cần xác định vị trí việc làm trong toàn Tổng cục, xác định những kiến thức, kĩ năng, nội dung cần bồi dƣỡng và đặt hàng với các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng để tiến hành bồi dƣỡng cho phù hợp, hiệu quả, đúng chủ trƣơng, xu hƣớng chung của nền hành chính. 3.2.4.2. Đổi mới phương pháp bồi dưỡng công chức ở Tổng cục Đường bộ Việt Nam Một là: Đổi mới phƣơng pháp bồi dƣỡng theo hƣớng “lấy ngƣời học làm trung tâm”. Cần đổi mới theo hƣớng nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý gắn với vị trí và trách nhiệm tƣơng ứng của đội ngũ công chức. Đội ngũ công chức Tổng cục Giao thông đƣờng bộ nhìn chung đã đạt chuẩn ở những trình độ nhất định, đã qua thực tiễn, có nhiều kinh nghiệm công tác, có khả năng tự học, tự nghiên cứu, phân tích đánh giá vấn đề. Vì vậy, đối với đối tƣợng này chỉ nên định hƣớng nội dung học tập, nghiên cứu, nêu vấn đề, tình huống và hƣớng dẫn, gợi mở, đối thoại để rèn luyện phƣơng pháp, kỹ năng giải quyết vấn đề, xử lý tình huống. Để việc học tập có kết quả, đạt chất lƣợng cao, sau mỗi bài học, cụm chuyên đề nên cho học viên đi nghiên cứu, khảo sát thực tế, thực tập rút kinh nghiệm với thời gian thích hợp. Nội dung đi nghiên cứu, 90 khảo sát thực tế phải sát với nội dung bài học, có giảng viên hƣớng dẫn, sau đợt nghiên cứu, thực tập học viên phải viết bài thu hoạch. Cần đổi mới phƣơng pháp dạy và học theo hƣớng chuyển từ “dạy” sang “hƣớng dẫn”; nghe và tiếp thu một cách thụ động sang tự học; chủ yếu là hƣớng dẫn, trao đổi thông tin, kinh nghiệm công tác; cùng nhau bàn bạc, thảo luận tìm biện pháp giải quyết tối ƣu một vấn đề nào đó đƣợc đặt ra. Điều này đòi hỏi có sự thay đổi trong nhận thức về vai trò của ngƣời “thầy” và “trò”. Hai là: Đa dạng hóa các phƣơng pháp học tập, ƣu tiên áp dụng các phƣơng pháp giảng dạy hiện đại. Tuỳ theo đặc thù của từng môn học có thể lựa chọn các phƣơng pháp phù hợp, vận dụng các phƣơng pháp giảng dạy tiên tiến kết hợp sử dụng các công cụ, phƣơng tiện dạy học hiện đại. Áp dụng các phƣơng pháp hiện đại nhƣ phƣơng tình huống, phƣơng pháp mô hình hoá, phƣơng pháp đóng vai,... nhằm tăng cƣờng tích cực hóa hoạt động học tập của học viên và tăng hiệu quả học tập. Áp dụng phƣơng pháp dạy và học tích cực cho học viên theo hƣớng lấy học viên là trung tâm, nêu vấn đề để học viên thảo luận, trao đổi kinh nghiệm thực tiễn theo hƣớng dẫn của giảng viên, báo cáo viên để sau khóa bồi dƣỡng có thể vận dụng đƣợc ngay vào công việc. 3.2.5. Nâng cao chất lượng cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và chất lượng đội ngũ giảng viên tham gia các khóa bồi dưỡng của Tổng cục Đường bộ Việt Nam 3.2.5.1. Về cơ sở đào tạo, bồi dưỡng Trên cơ sở tổng kết tình hình bồi dƣỡng trong thời gian qua, Tổng cục Đƣờng bộ cần có những đánh giá toàn diện về chất lƣợng của các khóa bồi dƣỡng, qua đó có những nhận định xác thực về chất lƣợng của cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng đã phối hợp mở lớp. Đây là căn cứ quan trọng để Tổng cục xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng, hợp tác với những cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng có uy tín, đảm bảo chất lƣợng. Vì chất lƣợng hoạt động bồi dƣỡng là quan trọng 91 nhất, cho nên, Tổng cục cũng sẽ phải cân nhắc phối hợp với các cơ sở đảm bảo chất lƣợng, với đội ngũ giảng viên giỏi và cơ chế quản lý phù hợp. 3.2.5.2. Về đội ngũ giảng viên Chất lƣợng hoạt động bồi dƣỡng công chức phụ thuộc phần nhiều vào chất lƣợng của đội ngũ giảng viên. Đội ngũ giảng viên này đóng vai trò quan trọng bởi vì họ vừa là lực lƣợng quyết định chƣơng trình, nội dung ĐTBD vừa là ngƣời trực tiếp truyền đạt kiến thức cho học viên. Do đó, muốn nâng cao chất lƣợng bồi dƣỡng công chức ở Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam cần nâng cao chất lƣợng của đội ngũ giảng viên tham gia các khóa bồi dƣỡng của Tổng cục. Một là, về năng lực: Đội ngũ giảng viên đƣợc lựa chọn tham gia bồi dƣỡng công chức phải có kiến thức chuyên sâu, giàu kinh nghiệm nghiên cứu thực tiễn, có phƣơng pháp giảng dạy phù hợp với đối tƣợng công chức của Tổng cục. Yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm cần đƣợc bảo đảm đối với đối tƣợng giảng viên đƣợc mời/ lựa chọn. Hai là, về thành phần: Từng bƣớc kiện toàn đội ngũ giảng viên cơ hữu và giảng viên kiêm chức của ngành, bổ sung đội ngũ giảng viên thỉnh giảng; Chú trọng xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức, các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực để đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dƣỡng theo nhu cầu công việc đạt kết quả. Đó là những nhà quản lý giỏi, những cán bộ, công chức có tài năng, giỏi về lý thuyết và thực hành trong lĩnh vực làm việc của họ. Có thể lựa chọn ngay những cán bộ, công chức trong Tổng cục nói riêng, Bộ Giao thông Vận tải nói chung để gia tăng chất liệu thực tiễn trong các khóa bồi dƣỡng của cơ quan. Ba là, định kỳ tổ chức bồi dƣỡng cho giảng viên về kiến thức, kỹ năng và phƣơng pháp giảng dạy; Tổ chức hội thi giảng dạy để tạo ra phong trào thi đua, học hỏi để nâng cao chất lƣợng và phƣơng pháp giảng dạy; Có chủ 92 trƣơng định kỳ luân chuyển cán bộ quản lý giữa các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng và các bộ phận trong từng cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng để học tập trao dồi phƣơng pháp, kinh nghiệm công tác trong các môi trƣờng khác nhau. Bốn là, đổi mới cơ chế tài chính, thu hút đội ngũ giảng viên chất lƣợng cao. Một trong những điều kiện tiên quyết để nâng cao chất lƣợng giảng viên các khóa bồi dƣỡng của Tổng cục tổ chức là phải có cơ chế về tài chính phù hợp. Nguồn tài chính dồi dào cho các khóa bồi dƣỡng sẽ giúp đơn vị tổ chức mời đƣợc những giảng viên giỏi, đảm bảo chất lƣợng khóa học, thu hút đối tƣợng học viên. 3.2.6. Tăng cường các nguồn lực cho hoạt động bồi dưỡng công chức của Tổng cục Đường bộ Việt Nam Một là, xây dựng và phát triển hoạt động của các trƣờng, các trung tâm trực thuộc Tổng cục. Đó là Trƣờng Trung cấp giao thông vận tải miền Bắc, Trƣờng Trung cấp giao thông vận tải miền Nam, Trƣờng Trung cấp nghề cơ giới đƣờng bộ, Trƣờng Trung cấp nghề GTVT Thăng Long, Trung tâm Kỹ thuật đƣờng bộ. Đối với các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng này này, cần quy hoạch mạng lƣới các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng theo hƣớng tránh chồng chéo, đảm bảo phát huy năng lực hoạt động, nâng cao chất lƣợng bồi dƣỡng một cách thực chất, đồng thời gắn với đầu mối quản lý cơ sở vật chất phục vụ bồi dƣỡng thống nhất. Cần sắp xếp lại về cơ cấu và vị trí tổ chức cho thích hợp với chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng trƣờng. Xây dựng quy định về việc mở lớp, lên lớp; đồng thời có sự phân công, phân nhiệm cụ thể giữa các cơ sở về hoạt động bồi dƣỡng công chức. Hai là, cần đầu tƣ trang thiết bị, vật chất cho hoạt động bồi dƣỡng, đáp ứng yêu cầu dạy, học theo phƣơng pháp mới. Các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng cần phát huy vai trò tham mƣu với cấp trên ban hành các quy định về tài chính, chuẩn cơ sở vật chất theo đặc thù của công tác đào tạo, bồi dƣỡng; 93 khai thác tối đa cơ sở vật chất, thiết bị đi đôi với xây mới, cải tạo, bảo dƣỡng, mua sắm trang thiết bị... Cơ sở vật chất, trang thiết bị phải đáp ứng đƣợc việc áp dụng, sử dụng các phƣơng pháp trao đổi tích cực. Cần giới hạn số lƣợng học viên cho từng lớp học cho phù hợp với việc áp dụng các phƣơng pháp bồi dƣỡng. Ba là, tăng cƣờng đầu tƣ nguồn lực tài chính cho hoạt động bồi dƣỡng. - Đầu tƣ trực tiếp từ ngân sách để củng cố cơ sở vật chất, hiện đại hóa trang thiết bị cho bồi dƣỡng công chức. - Thu hút và đa dạng hóa nguồn kinh phí cho công tác bồi dƣỡng cán bộ, công chức. Khuyến khích công chức tự học, tự bồi dƣỡng (kinh phí tự túc). Bốn là, đổi mới cơ chế tài chính cho bồi dƣỡng công chức - Quan tâm xây dựng chế độ chính sách hỗ trợ, khuyến khích cho đội ngũ giảng viên, cán bộ công chức tham gia đào tạo, bồi dƣỡng; có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ vật chất, tinh thần cho đội ngũ cán bộ, công chức có thành tích xuất sắc trong học tập, nâng cao trình độ, chuyên môn trong đào tạo, bồi dƣỡng. Thƣờng xuyên tiến hành đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng, đánh giá kết quả, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dƣỡng đặc biệt là bồi dƣỡng theo chức danh lãnh đạo và quy hoạch lãnh đạo. - Xây dựng và thực hiện đồng bộ cơ chế, chính sách về đào tạo, bồi dƣỡng công chức nói chung và bồi dƣỡng theo chức danh cho công chức nói riêng; gắn kết chặt chẽ giữa bồi dƣỡng, quản lý và sử dụng cán bộ, công chức; đổi mới, tổ chức thực hiện tốt chính sách ƣu đãi khuyến khích ngƣời tài, có chế độ khen thƣởng, kỷ luật nghiêm minh. - Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động đào tạo bồi dƣỡng nguồn nhân lực cho cơ quan, đơn vị. Đảm bảo cơ 94 chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, hoạt động theo cơ chế cạnh tranh cho các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức. - Xây dựng cơ chế đề cao và khuyến khích cán bộ, công chức lãnh đạo quản lý tự học; trao quyền và trách nhiệm cho cán bộ, công chức trong việc lựa chọn chƣơng trình, địa điểm và thời gian tham gia các khóa đào tạo, bồi dƣỡng để không ngừng nâng cao năng lực công tác. 3.2.7. Tăng cường hợp tác quốc tế về bồi dưỡng công chức Cần tăng cƣờng công tác hợp tác quốc tế về bồi dƣỡng công chức của Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam, góp phần tích cực thực hiện mục tiêu bồi dƣỡng, nâng cao trình độ của giảng viên, nghiên cứu khoa học chất lƣợng cao, từng bƣớc đạt trình độ khu vực và quốc tế. - Xây dựng kế hoạch hợp tác quốc tế về bồi dƣỡng công chức, tạo điều kiện cho công chức đƣợc đi trao đổi, nghiên cứu, học tập, tiếp thu kinh nghiệm của nƣớc ngoài cũng nhƣ thƣờng xuyên mời các chuyên gia nƣớc ngoài đến trao đổi, giảng dạy tại Tổng cục. Các hoạt động hợp tác quốc tế về bồi dƣỡng công chức phải có kế hoạch, nằm trong quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ và công chức nhà nƣớc nói chung. - Chƣơng trình bồi dƣỡng công chức của Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam tiến hành ở nƣớc ngoài hoặc có sự tham gia của nƣớc ngoài phải đảm bảo tính thiết thực, nội dung sát với yêu cầu công việc, gắn với các mục tiêu kinh tế - xã hội và phù hợp với điều kiện, khả năng của các đối tƣợng công chức nhƣ công chức quản lý, công chức làm công tác chuyên môn, công chức làm công tác tham mƣu,... 3.2.8. Tăng cường phối hợp với các cơ sở đào tạo để bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, có các chuyên đề chuyên sâu Trong tình hình hiện nay, đội ngũ công chức Tổng cục Đƣờng bộ cần phát triển, nâng cao cả về kiến thức, kĩ năng quản quản lý nhà nƣớc lẫn 95 nghiệp vụ, chuyên môn sâu. Vì thế, để nâng cao chất lƣợng bồi dƣỡng công chức của Tổng cục, cần tăng cƣờng phối hợp với các cơ sở đào tạo để bồi dƣỡng về chuyên môn nghiệp vụ, có các chuyên đề chuyên sâu. Thực hiện cơ chế cạnh tranh, thu hút hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng chuyên ngành có chất lƣợng cao vào quá trình bồi dƣỡng công chức của Tổng cục. Tạo điều kiện để đội ngũ công chức Tổng cục không chỉ đƣợc bồi dƣỡng ở hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức thuộc Bộ, Tổng cục mà có thể hợp tác với các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng chuyên sâu uy tín khác đủ khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực của công chức. Ví dụ nhƣ các Trung tâm đào tạo, bồi dƣỡng các kĩ năng mềm, các trung tâm đào tạo quốc tế với chuyên gia là ngƣời nƣớc ngoài,... 3.2.9. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động bồi dưỡng công chức Một là, đẩy mạnh đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng cho ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, xây dựng phần mềm phù hợp cho quản lý đào tạo, bồi dƣỡng công chức Trong đầu tƣ ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, tránh tình trạng chỉ chú trọng đến đầu tƣ các trang thiết bị, xây dựng hệ thống phần mềm ứng dụng mà quan tâm không đúng mức đến đào tạo, bồi dƣỡngnhân lực sử dụng những thiết bị này. Khi xây dựng phần mềm ứng dụng cần chú ý đến tính năng, hiệu quả, khả năng phát triển và tính thân thiện của phần mềm đối với ngƣời sử dụng. Hai là, phát triển nguồn nhân lực phục vụ việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo, bồi dƣỡng tại Tổng cục Đây là yếu tố then chốt, có ý nghĩa quyết định đối với việc ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông trong hoạt động của mỗi 96 đơn vị. Do vậy, cần xây dựng nguồn nhân lực đủ về số lƣợng và bảo đảm về chất lƣợng. Ba là, đổi mới chƣơng trình bồi dƣỡng công chức theo hƣớng khoa học và thực tiễn. Phải tăng cƣờng hơn nữa sự phối hợp giữa các ban ngành, địa phƣơng, giữa Tổng cục với các cơ sở đào tạo bồi dƣỡngchuyên ngành trong việc xác định một cách đúng đắn mục tiêu, nội dung của việc ứng dụng khoa học công nghệ vào ngành đƣờng bộ. 3.2.10. Tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động bồi dưỡng công chức Hoạt động thanh tra, kiểm tra có vị trí quan trọng trong việc bảo đảm nề nếp, kỷ cƣơng, nâng cao chất lƣợng các khóa bồi dƣỡng công chức. Chính vì vậy, cần tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra hoạt động bồi dƣỡng công chức, góp phần nâng cao chất lƣợng hoạt động bồi dƣỡng công chức của Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam. Một là: Tập trung nâng cao hiệu quả công tác thanh tra. Thực hiện thanh tra hàng năm có trọng tâm, trọng điểm; kịp thời tiến hành thanh tra đột xuất khi cần thiết. Tổ chức thanh tra, kiểm tra đúng quy trình quy định, kết luận rõ ràng, xử lý nghiêm các vi phạm. Thực hiện việc công khai kết luận thanh tra nhằm tác động vào cả hệ thống. Đẩy mạnh việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra theo đúng quy định. Hai là: Các trƣờng, các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng tăng cƣờng các điều kiện bảo đảm về kinh phí, vật chất, phƣơng tiện cho hoạt động thanh tra; tăng cƣờng phối hợp với cơ quan thanh tra trong việc xây dựng kế hoạch, tiến hành thanh tra và xử lý sau thanh tra về bồi dƣỡng công chức theo quy định pháp luật. Ba là: Gắn kết quả thanh tra, kiểm tra với công tác khen thƣởng, kỉ luật nhằm nâng cao tính nghiêm minh cũng nhƣ khuyến khích những tấm gƣơng tiêu biểu. Với kết quả thanh, kiểm tra, có thể biểu dƣơng, khen thƣởng những 97 đơn vị, cá nhân có thành tích tốt; Ngƣợc lại, có thể phê bình, xử lý kỉ luật đối với những thiếu sót, sai phạm. Điều này cần đƣợc thực hiện để công tác thanh, kiểm tra phát huy đƣợc sức mạnh của mình trong việc góp phần nâng cao chất lƣợng bồi dƣỡng công chức của Tổng cục. 3.3. Một số kiến nghị 3.3.1. Với Chính phủ Chính phủ cần nghiên cứu hoàn thiện các quy định pháp luật tạo cơ sở pháp lýthống nhất, đồng bộ, hiệu quả cho công tác bồi dƣỡng đội ngũ công chức Việt Nam. 3.3.2. Với Bộ Nội vụ - Hoàn thiện, bổ sung hệ thống thể chế quản lý về bồi dƣỡng công chức, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động bồi dƣỡng công chức; Bộ Nội vụ chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan báo cáo Chính phủ về thực trạng hoạt động đặc thù của các cơ sở bồi dƣỡng của các Bộ, Ngành để có cơ sở kiến nghị việc đổi mới cơ chế tài chính cho công tác bồi dƣỡng, cơ chế tài chính của các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng và chế độ giảng viên phù hợp. - Chỉ đạo, hƣớng dẫn biên soạn lại chƣơng trình, tài liệu bồi dƣỡng có cập nhật, bổ sung những kiến thức, nội dung mới phù hợp với từng giai đoạn và điều kiện thực tế của bộ, ngành, địa phƣơng, bảo đảm không trùng lặp, có kết cấu phù hợp giữa lý thuyết và thực tiễn theo chƣơng trình do Bộ Nội vụ ban hành. - Đổi mới công tác tổ chức, quản lý hoạt động bồi dƣỡng theo hƣớng hiện đại, chuyên nghiệp, áp dụng internet và công nghệ thông tin tiên tiến trong quản lý bồi dƣỡng. - Xây dựng chế độ hỗ trợ, khuyến khích cán bộ, công chức tham gia bồi dƣỡng, nhƣ đƣợc cơ quan quản lý bố trí thời gian học tập, tăng mức trợ 98 cấp cho học viên đi học xa; kết quả học tập là điều kiện xem xét thi đua khen thƣởng hàng năm,.. - Nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng viên, có chính sách thu hút giảng viên có trình độ, thâm niên, kinh nghiệm giảng dạy tại các trung tâm đào tạo bồi dƣỡng công chức của Bộ Nội vụ nhƣ Học viện Hành chính Quốc gia; Đại học Nội vụ, Trƣờng Đào tạo bồi dƣỡng cán bộ công chức- Bộ Nội vụ,...; tạo điều kiện cho giảng viên có thời gian nghiên cứu chƣơng trình, tài liệu, đi công tác thực tế để bổ sung kiến thức chuyên môn nghiệp vụ phục vụ cho công tác giảng dạy, tăng mức thù lao giảng dạy, tổ chức thi nâng ngạch, có các chế độ đãi ngộ hợp lý,... - Mở rộng hoạt động hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dƣỡng nhằm đổi mới nội dung, phƣơng pháp bồi dƣỡng công chức theo hƣớng tiệm cận với tiêu chuẩn và xu hƣớng của các quốc gia có nền công vụ tiên tiến trên thế giới; 3.3.3. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo - Hoàn thiện các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện của cơ sở đào tạo và đội ngũ giảng viên - Chuẩn hóa các quy trình thanh tra, kiểm tra đào tạo, bồi dƣỡng, đảm bảo tính khoa học, gọn nhẹ, dễ thực hiện. 3.3.4. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng - Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và triển khai đồng bộ, có hiệu quả hƣớng vào các nghiên cứu phục vụ giảng dạy và học tập. Chủ động triển khai thực hiện hợp tác với các trƣờng đại học trong và ngoài nƣớc. - Tập trung đi sâu bồi dƣỡng nghiệp vụ chuyên ngành chuyên sâu, bồi dƣỡng lãnh đạo, ngạch công chức chuyên ngành; Hoàn thiện các văn bản quy định phục vụ quản lý công tác bồi dƣỡng. - Xây dựng đội ngũ giảng viên đạt chuẩn; chú trọng phát triển đội ngũ giảng viên kiêm chức, đáp ứng đƣợc yêu cầu bồi dƣỡng công chức của Tổng cục. 99 3.3.5. Với Tổng cục Đường bộ Việt Nam - Xây dựng chế độ, chính sách về bồi dƣỡng phù hợp với tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm của đội ngũ công chức toàn Tổng cục; Có quy chế và chế tài đối với thái độ học tập, kết quả bồi dƣỡng của đội ngũ công chức; - Tiếp tục đổi mới nội dung, chƣơng trình và phƣơng pháp bồi dƣỡng; - Tổ chức một bộ phận (thuộc Ban Tổ chức Cán bộ) chịu trách nhiệm quản lý công tác bồi dƣỡng đội ngũ công chức. Phân công, giao nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể. - Tăng cƣờng sự quan tâm, đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác bồi dƣỡng; 100 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 Từ thực tiễn hoạt động bồi dƣỡng công chức tại Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam với những mặt đạt đƣợc, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế cũng nhƣ trên cơ sở quan điểm về vấn đề này, nội dung chính của Chƣơng 3 tập trung đƣa ra 9 giải pháp nâng cao chất lƣợng bồi dƣỡng đội ngũ công chức Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam, bao gồm: (1) Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, quy định về bồi dƣỡng đội ngũ công chức, (2) Tăng cƣờng sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và nâng cao nhận thức của đội ngũ công chức Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam về công tác bồi dƣỡng công chức, (3) Đổi mới công tác tổ chức và quản lý bồi dƣỡng đội ngũ công chức của Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam (4) Đổi mới nội dung, phƣơng pháp bồi dƣỡng đội ngũ công chức Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam, (5) Nâng cao chất lƣợng cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng và chất lƣợng đội ngũ giảng viên tham gia các khóa bồi dƣỡng của Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam, (6) Tăng cƣờng các nguồn lực cho hoạt động bồi dƣỡng công chức của Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam, (7) Tăng cƣờng hợp tác quốc tế về bồi dƣỡng công chức, (8) Tăng cƣờng phối hợp với các cơ sở đào tạo để bồi dƣỡng về chuyên môn nghiệp vụ, có các chuyên đề chuyên sâu, (9) Tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra hoạt động bồi dƣỡng công chức . Những giải pháp trên bao gồm nhiều biện pháp cụ thể, đƣợc chi tiết hóa, đảm bảo tính khả thi trên thực tế. Bên cạnh đó, Luận văn cũng có những đề xuất cụ thể đối với Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, với các cơ sở đào tạo và với bản thân Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam. Để có thể đạt đƣợc hiệu quả toàn diện, cần áp dụng đồng bộ, nghiêm túc và thƣờng xuyên cả 9 giải pháp này. Trên cơ sở đó, từng giai đoạn, từng đối tƣợng học viên có thể có sự vận dụng linh hoạt những giải pháp này để chủ động và phù hợp với điều kiện sẵn có. 101 KẾT LUẬN Bồi dƣỡng đội ngũ công chức đƣợc xác định là một nhiệm vụ thƣờng xuyên, có ý nghĩa quan trọng, góp phần tích cực trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác, chất lƣợng và hiệu quả làm việc của đội ngũ công chức, đáp ứng yêu cầu công việc. Trong những năm qua, Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam chủ trƣơng tăng cƣờng công tác bồi dƣỡng nhằm nâng cao năng lực, phẩm chất đội ngũ công chức, làm thay đổi vƣợt bậc trong tƣ duy và thể chế hành chính. Qua thực tiễn thực hiện, Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam đã gặt hái đƣợc nhiều kết quả tốt, tạo ra những chuyển biến tích cực trong bồi dƣỡng, nâng cao năng lực đội ngũ đội ngũ công chức Tổng cục. Có đƣợc điều này là nhờ Tổng cục đã thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng đội ngũ công chức, trong đó, đóng vai trò quan trọng là hoạt động bồi dƣỡng đội ngũ công chức ngày càng đƣợc quan tâm đầu tƣ về cả số lƣợng lẫn chất lƣợng các khóa bồi dƣỡng. Tuy nhiên bên cạnh những thành công đã đạt đƣợc, công tác đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ công chức Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam còn một số tồn tại, chƣa phát huy hết đƣợc vai trò của hoạt động này với yêu cầu nâng cao năng lực đội ngũ công chức của mình. Chính vì vậy, nâng cao chất lƣợng hoạt động bồi dƣỡng đội ngũ công chức Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam trở thành một yêu cầu bức thiết, với một hệ thống giải pháp đồng bộ từ hệ thống thể chế chính sách, đổi mới công tác quản lý bồi dƣỡng, gắn đào tạo bồi dƣỡng với các khâu của quy trình quản lý, phát triển công chức,... Hy vọng hệ thống giải pháp này khi đi vào thực tiễn sẽ nâng cao chất lƣợng hoạt động bồi dƣỡng đội ngũ công chức của Tổng cục, góp phần xây dựng đội ngũ công chức chất lƣợng cao, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Nội vụ, Dự án ADB (2009), Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ công tác bồi dưỡng đội ngũ công chức. 2. Bộ Nội vụ (2011), Báo cáo tổng kết 5 năm (2006 - 2010) thực hiện Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg và triển khai Quyết định 1374/QĐ- TTg v/v phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011 - 2015, Hà Nội. 3. Bộ Nội vụ (2011) Thông tƣ số 03/2011/TT-BNV ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ hƣớng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dƣỡng công chức. 4. Ngô Thành Can “Cải cách quy trình bồi dưỡng đội ngũ công chức nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ” (Tạp chí Tổ chức nhà nƣớc). 5. Ngô Thành Can (2007), Những yêu cầu cải cách công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, Tạp chí Tổ chức nhà nƣớc, số 5. 6. Ngô Thành Can (2014), Đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực trong khu vực công, NXB Lao động, Hà Nội. 7. Chính phủ (2010), Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về Quy định những người là công chức. 8. Chính phủ (2010), Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức. 9. Chính phủ (2011), Nghị quyết 30c/NQ-CP năm 2011 về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020. 10. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương khoá VIII về Chiến lược cán bộ thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997. 103 11. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khoá X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007. 12. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011. 13. Đại học Nội vụ (2011) Kỷ yếu hội thảo khoa học đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm ngành Nội vụ, Hà Nội - 2011 14. Nguyễn Trọng Điều (1999), Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức nhà nước hiện nay, đề tài khoa học cấp Bộ, Bộ Nội vụ. 15. Nguyễn Thị Minh Hà (2009), Kinh nghiệm đánh giá khóa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, tạp chí Tổ chức nhà nƣớc, số 11. 16. Lê Thị Vân Hạnh (2009), Trách nhiệm của cơ quan sử dụng lao động trong việc đánh giá các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tạp chí Tổ chức nhà nƣớc, số 2/2009. 17. Nguyễn Hữu Hải (2008) Về tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo cán bộ, công chức (Tạp chí Tổ chức Nhà nƣớc Số 9/2008) 18. Trần Quốc Hải (2008) “Hoàn thiện thể chế công vụ ở nước ta hiện nay”- Luận án Tiến sĩ Quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia. 19. Nguyễn Thu Hƣơng (2006), Phát triển nguồn nhân lực và đào tạo công chức trong nền công vụ ở một số nước ASEAN, Tạp chí Tổ chức Nhà nƣớc, số tháng 7/2006. 20. Nguyễn Khắc Hùng (2004), Cải cách công vụ trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta hiện nay, đề tài khoa học cấp Bộ, Học viện Hành chính Quốc gia. 104 21. Nguyễn Quốc Khánh (2010), (chủ nhiệm đề tài), Đề tài: “Nghiên cứu xác định vị trí, tiêu chuẩn chức danh và cơ cấu ngạch công chức hành chính ở cơ quan Bộ Nội vụ”. 22. Chu Xuân Khánh (2010), Hoàn thiện việc xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước chuyên nghiệp ở Việt Nam , Luận án Tiến sĩ Quản lý Hành chính công Học viện Hành chính Quốc gia. 23. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế do Bộ Nội vụ và Ngân hàng Phát triển Châu Á tổ chức: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam, Hà Nội, ngày 14-15/12/2005. 24. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế do Bộ Nội vụ và Ngân hàng Phát triển Châu Á tổ chức: Giám sát và đánh giá trong đào tạo cán bộ, công chức, Hạ Long, Quảng Ninh tháng 8/2007. 25. Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh toàn tập (tập 5), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000. 26. Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh toàn tập (tập 10), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000. 27. Hồ Chí Minh (X.Y.Z), Sửa đổi lối làm việc. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002. 28. Martin Minogue (ĐH Tổng hợp Manchester- Anh) (1996) “Đào tạo và phát triển đội ngũ công chức hành chính nhà nước” (tham luận Tọa đàm quốc tế về cải cách hành chính, Hà Nội, 1996). 29. Hoàng Hữu Nghị (2009) “Nâng cao chất lượng công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức ở thành phố Đà Nẵng” (Tạp chí Kinh tế xã hội Đà Nẵng- 2009) 30. Bùi Văn Nhơn (2008), Những giải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ công chức ở Việt Nam”, Đề tài nhánh của Đề tài cấp nhà nƣớc do PGS.TS Nguyễn Trọng Điều làm chủ nhiệm. 105 31. Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phƣơng, Nguyễn Thu Huyền (2004), Hệ thống công vụ và xu hướng cải cách của một số nước trên thế giới, Nxb Chính trị Quốc gia, tr. 364-365. 32. Thang Văn Phúc (2007), Đổi mới chương trình, giáo trình giảng dạy kiến tghức hành chính cho cán bộ, công chức nhà nước, Tạp chí Tổ chức nhà nƣớc, số tháng 7/2007. 33. Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Cán bộ, công chức năm 2008. 34. Nguyễn Đăng Quế (2013), Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở ở Tây Nguyên, Tạp chí Xây dựng Đảng, số tháng 9/2013. 35. Tài liệu hội nghị Tổng kết 5 năm (2006 - 2010) thực hiện Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg và triển khai Quyết định số 1374/QĐ-TTg về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ công chức giai đoạn 2011 - 2015. 36. Lƣu Kiếm Thanh (2012), Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức: một hình thức giáo dục - đào tạo đặc thù và chuyên biệt, Tạp chí Quản lý nhà nƣớc, số 201 (10/2012). 37. Vũ Văn Thiệp (2006), Căn cứ lý luận và thực tiễn của việc xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước, đề tài khoa học cấp Bộ, Bộ Nội vụ. 38. Lê Minh Thông, Nguyễn Danh Châu (2009), Kinh nghiệm công tác nhân sự các nước, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 39. Huỳnh Văn Thới (2010), Cần đào tạo cán bộ, công chức theo nhu cầu công việc, Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, số 254. 40. Thủ tƣớng Chính phủ (2003) Quyết định số 161/2003/QĐ-TTg ngày 04/8/2003 của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quy chế đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức. 106 41. Trần Thị Thanh Thủy (2010), Triết lý giáo dục và hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức, Tạp chí Tổ chức Nhà nƣớc, số tháng 6/2010. 42. . Đoàn Xuân Tiên (2012) “Giải pháp nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng công chức, kiểm toán viên theo định hướng Chiến lược phát triển Kiểm toán Nhà nước đến năm 2020”, với đề tài khoa học cấp Bộ (Kiểm toán Nhà nƣớc). 43. Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam (2016) Báo cáo tổng kết 5 năm công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ (2011 – 2015). 44. Trần Anh Tuấn (2009), Tiêu chuẩn công chức và vấn đề năng lực trong quá trình tiếp tục cải cách công vụ, công chức, Tạp chí Tổ chức Nhà nƣớc, số tháng 9/2009. 45. Trần Anh Tuấn (2012), Pháp luật về công vụ, công chức của Việt Nam và một số nước trên thế giới, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 46. Nguyễn Văn Trung, Phƣơng Xuân Thịnh (2009), Đào tạo và sử dụng công chức ở Australia, Tạp chí Tổ chức Nhà nƣớc, số tháng 7/2009. 47. Phan Thị Tuyết (2006) “Cơ sở khoa học của việc xây dựng quy chế quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ công chức Nhà nước”, Đề tài khoa học cấp Bộ (Bộ Nội vụ). 48. Nguyễn Văn Trung (2009) Công tác bồi dưỡng công chức ở một số nước (Tạp chí Tổ chức Nhà nƣớc Số 3/2009) 49. Trƣờng Bồi dƣỡng đội ngũ công chức -Bộ Nội vụ (2015) tài liệu Hội thảo "Nâng cao chất lượng bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nội vụ trong điều kiện hiện nay". 50. Nguyễn Ngọc Vân (2004), Nghiên cứu các luận cứ khoa học và giải pháp thực hiện phân công, phân cấp đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh cán bộ, công chức nhà nước, Đề tài khoa học cấp Bộ, Bộ Nội vụ. 107 51. Nguyễn Ngọc Vân (2008), Cơ sở khoa học của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính theo nhu cầu công việc, Đề tài khoa học cấp Bộ, Bộ Nội vụ. 52. Nguyễn Ngọc Vân (2009), Bồi dưỡng theo nhu cầu công việc - Giải pháp cải tiến, nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, Tạp chí Tổ chức Nhà nƣớc, số tháng 3/2009. 53. Nguyễn Ngọc Vân (2009), Trao đổi về đào tạo công chức, Tạp chí Tổ chức Nhà nƣớc, số tháng 3/2010. 54. Nguyễn Thị Thu Vân (2009), Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, Tạp chí Quản lý Nhà nƣớc, số 166 (11/2009). 55. Nguyễn Thị Thu Vân (2013), Mô hình tổ chức hệ thống đào tạo, bồi dưỡng công chức của các nước trên thế giới, Tạp chí Quản lý nhà nƣớc, số 206 (3/2013). 56. Lại Đức Vƣợng (2007), Bàn về chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, Tạp chí Tổ chức Nhà nƣớc, số tháng 5/2007. 57. Lại Đức Vƣợng (2008) “Các giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng đội ngũ công chức hành chính nhà nước đáp ứng yêu cầu quản lý công và hội nhập kinh tế quốc tế , đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (Bộ Nội vụ). 58. Lại Đức Vƣợng (2009) “Quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức hành chính trong giai đoạn hiện nay” , Luận án Tiến sĩ Quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia. 59. Lại Đức Vƣợng (2009), Đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng tiêu chuẩn công chức hành chính, Tạp chí Tổ chức Nhà nƣớc, số tháng 10/2009. 60. Nguyễn Thanh Xuân (2006), Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo vị trí chức danh, đề tài khoa học cấp Bộ, Bộ Nội vụ. 108 TIẾNG ANH 61. Donal L. Kirkpatrick and James D. Kirkpatrick, 3 rd ed. (2006), Evaluating Training Pragrams-The four level, Berrett-Koehler publishers Inc., CA. 62. Leslie Rae (1997), Planning and designing training programmes, Gower Published Limited. 63. George M. Piskurich, Peter Beckschu, Brandon Hall (2000), The ASTD Handbook of Training Design and Delivery, McGraw - Hill companies. 64. Training in Management Skills, Phillip L. Husnakr Uniaessity of San Diego, (2001) Prentice Hall, Upper Sadle Tiver, New Jesey 07458. Phụ lục 1 KẾT QUẢ BỒI DƢỠNG CÔNG CHỨC TỔNG CỤC ĐƢỜNG BỘ VIỆT NAM (2011-2015) Bồi dƣỡng cán bộ Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tổng số (1) Cán bộ làm công tác QLNN (chính quyền) (3) Cán bộ khối kinh tế, TCT (doanh nghiệp) (4) (1) (3) (4) (1) (3) (4) (1) (3) (4) (1) (3) (4) Bồi dƣỡng cán bộ 208 150 58 321 275 46 704 662 42 806 650 156 655 604 51 - Bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ 117 64 53 112 72 40 106 77 29 385 246 139 181 147 34 + Quản lý DA, CTGT, BTĐB 73 33 40 51 28 23 55 38 17 153 105 48 74 64 10 + Tổ chức cán bộ, chế độ chính sách 8 6 2 10 10 30 30 3 3 4 4 + Hành chính, văn phòng 4 4 14 13 1 1 1 61 57 4 3 3 + An toàn lao động 23 23 20 20 + Thanh tra, kiểm tra 9 9 1 1 9 9 6 6 + Báo chí, tuyên truyền, tuyên giáo, dân vận 8 3 5 2 2 4 3 1 4 4 + QL Tài chính, tài sản công, kiểm toán 1 1 2 2 6 3 3 7 4 3 4 4 + An toàn giao thông 1 1 8 8 6 3 3 3 3 39 26 13 + Khoa học công nghệ, môi trường 13 7 6 7 1 6 6 1 5 121 38 83 13 2 11 + Phương tiện người lái, vận tải 4 4 5 5 + Hội nhập quốc tế 2 2 1 1 1 1 + Pháp chế, VB QPPL 12 12 9 9 - Bồi dƣỡng chức danh 54 53 1 31 27 4 33 28 5 37 37 44 44 + QLNN chương trình Chuyên viên 18 18 6 2 4 6 6 24 24 14 14 + QLNN chương trình Chuyên viên chính 30 29 1 16 16 15 10 5 11 11 19 19 + QLNN chương trình Chuyên viên cao cấp 6 6 9 9 12 12 2 2 11 11 - Bồi dƣỡng cán bộ nguồn - Bồi dƣỡng quốc phòng - an ninh 13 11 2 25 23 2 27 26 1 17 14 3 126 121 5 + QPAN đối tượng 1 1 1 1 1 + QPAN đối tượng 2 9 9 14 14 12 11 1 11 10 1 21 19 2 + QPAN đối tượng 3 2 2 2 2 3 3 2 1 1 10 9 1 + QPAN đối tượng 4 2 2 8 6 2 11 11 4 3 1 95 93 2 - Bồi dƣỡng, học tập kinh nghiệm nƣớc ngoài 14 14 25 25 22 17 5 20 18 2 18 15 3 - Bồi dƣỡng khác 10 8 2 128 128 516 514 2 347 335 12 286 277 9 + Bồi dưỡng Tiếng Anh 2 2 24 24 62 62 81 81 7 7 + Đánh giá hệ thống ISO 6 6 14 14 + Đạo đức công vụ 186 186 259 247 12 265 256 9 + Khác 2 2 104 104 268 266 2 7 7 Phụ lục 2 NHU CẦU BỒI DƢỠNG CÔNG CHỨC TỔNG CỤC ĐƢỜNG BỘ VIỆT NAM (2016-2020) Bồi dƣỡng cán bộ Từ năm 2016 đến năm 2020 Tổng số (1) Cán bộ làm công tác đảng, đoàn thể (2) Cán bộ làm công tác quản lý nhà nƣớc (chính quyền) (3) Cán bộ khối kinh tế, tổng công ty (doanh nghiệp) (4) Cán bộ lực lƣợng vũ trang (5) - Bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ 1 325 + Quản lý DA, CTGT, BTĐB 405 + Tổ chức cán bộ, chế độ chính sách 266 + Hành chính, văn phòng 75 + An toàn lao động 52 + Thanh tra, kiểm tra 74 + Báo chí, tuyên truyền, tuyên giáo, dân vận 32 + QL Tài chính, tài sản công, kiểm toán 42 + An toàn giao thông 75 + Khoa học công nghệ, môi trường 182 + Phương tiện người lái, vận tải 40 + Hội nhập quốc tế 40 + Pháp chế, VB QPPL 42 - Bồi dƣỡng chức danh 153 + QLNN chương trình Chuyên viên 52 + QLNN chương trình Chuyên viên chính 75 + QLNN chương trình Chuyên viên cao cấp 26 - Bồi dƣỡng cán bộ nguồn - Bồi dƣỡng quốc phòng - an ninh 154 + QPAN đối tượng 1 3 + QPAN đối tượng 2 45 + QPAN đối tượng 3 16 + QPAN đối tượng 4 90 - Bồi dƣỡng, học tập kinh nghiệm nƣớc ngoài 132 - Bồi dƣỡng khác 1 708 + Bồi dưỡng Tiếng Anh 156 + Đánh giá hệ thống ISO 72 + Đạo đức công vụ 820 + Khác 660 Phụ lục 3 Số lƣợng công chức Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam chia theo ngạch công chức (năm 2016) STT Tên đơn vị Tổng số biên chế đƣợc giao Tổng số công chức hiện có Trong đó Chia theo ngạch công chức N ữ Đ ản g v iê n D ân t ộ c th iể u s ố T ô n g iá o C h u y ên v iê n c ao c ấp v à T Đ C V C v à tƣ ơ n g đ ƣ ơ n g C V v à tƣ ơ n g đ ƣ ơ n g C án s ự v à tƣ ơ n g đ ƣ ơ n g N h ân v iê n A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 1 Cơ quan Tổng cục 158 153 44 124 0 2 7 60 86 Cục Quản lý XD ĐB 45 43 6 38 1 11 31 3 Cục Quản lý ĐB cao tốc 20 15 4 8 1 0 0 4 11 0 0 4 Cục QLĐB I 167 146 28 108 2 1 22 122 1 5 Cục QLĐBII 150 123 24 111 0 0 0 6 115 2 0 6 Cục QLĐB III 127 50 2 34 2 1 1 49 7 Cục QLĐB IV 155 38 6 28 0 1 2 3 34 8 Trƣờng TCNCGĐB 1 1 9 Trƣờng TC GTVT Thăng Long 1 1 10 Trƣờng TCGTVT miền Bắc 1 1 11 Trƣờng TCGTVT miền Nam 1 1 12 Ban QLDA3 1 1 13 Ban QLDA4 1 1 14 Ban QLDA5 1 1 15 Ban QLDA8 1 1 16 Tạp chí ĐBVN 1 1 17 Trung tâm KTĐB 1 1 Tổng cộng 822 578 114 461 5 4 12 106 448 3 0 Phụ lục 4 Số lƣợng, chất lƣợng công chức Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam chia theo trình độ đào tạo (2016) STT Tên đơn vị Tổng số biên chế đƣợc giao Tổng số công chức hiện có Trình độ đào tạo chia theo Chuyên môn Chính trị Tin học Ngoại ngữ Quản lý NN T iế n s ĩ T h ạc s ĩ Đ ại h ọ c C ao đ ẳn g T ru n g c ấp S ơ c ấp C ử n h ân C ao c ấp T ru n g c ấp S ơ c ấp T ru n g c ấp t rở l ên C h ứ n g c h ỉ Tiếng Anh Ngoại ngữ khác C h u y ên v iê n c ao c ấp v à T Đ C h u y ên v iê n c h ín h v à T Đ C h u y ên v iê n v à T Đ Đ ại h ọ c tr ở l ên C h ứ n g c h ỉ (A , B ,C ) Đ ại h ọ c tr ở l ên C h ứ n g c h ỉ (A , B ,C ) C h ứ n g c h ỉ ti ến g d ân t ộ c A B 1 2 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 1 Cơ quan Tổng cục 158 153 6 68 79 0 0 0 5 47 9 10 5 3 15 2 11 12 8 3 11 17 87 49 Cục Quản lý XD ĐB 45 43 1 26 16 12 1 1 42 2 41 2 29 11 3 Cục Quản lý ĐB cao tốc 20 15 0 8 7 0 0 0 0 5 0 10 0 15 1 14 0 0 0 0 5 10 4 Cục QLĐB I 167 146 13 13 3 14 22 11 0 3 14 3 2 14 4 2 57 69 5 Cục QLĐBII 150 123 0 10 11 1 2 0 0 0 5 30 0 3 12 0 5 11 8 0 0 0 3 39 52 6 Cục QLĐB III 127 50 1 49 3 15 10 50 50 1 6 43 7 Cục QLĐB IV 155 38 2 38 0 0 3 11 40 39 1 4 31 8 Trƣờng TCNCGĐB 1 1 1 1 1 1 9 Trƣờng TC GTVT Thăng Long 1 1 1 1 10 Trƣờng TCGTVT miền Bắc 1 1 1 1 1 1 11 Trƣờng TCGTVT miền Nam 1 1 1 1 1 1 12 Ban QLDA3 1 1 1 1 13 Ban QLDA4 1 1 1 1 14 Ban QLDA5 1 1 1 1 1 1 15 Ban QLDA8 1 1 1 1 1 1 16 Tạp chí ĐBVN 1 1 1 1 1 1 17 Trung tâm KTĐB 1 1 1 1 1 1 Tổng cộng 822 578 7 132 439 2 0 0 6 94 91 236 12 567 21 543 3 12 0 26 230 269 Phụ lục 5 Số lƣợng công chức Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam chia theo độ tuổi (năm 2016) STT Tên đơn vị Tổn g số biên chế đƣợc giao Tổn g số công chức hiện có Chia theo độ tuổi T ừ 3 0 t rở x u ố n g T ừ 3 1 đ ến 4 0 T ừ 4 1 đ ến 5 0 Từ 51 đến 60 Tổn g số T rê n t u ổ i n g h ỉ h ƣ u N ữ t ừ 5 1 đ ến 5 5 N am t ừ 5 6 đ ến 6 0 T rê n t u ổ i n g h ỉ h ƣ u A B 1 2 32 33 34 35 36 37 38 1 Cơ quan Tổng cục 158 153 15 45 55 38 4 16 0 Cục Quản lý XD ĐB 45 43 4 17 17 2 1 2 0 3 Cục Quản lý ĐB cao tốc 20 15 4 6 1 2 0 1 0 4 Cục QLĐB I 167 146 5 40 68 33 1 7 0 5 Cục QLĐBII 150 123 3 44 39 37 0 10 0 6 Cục QLĐB III 127 50 6 12 17 15 12 7 Cục QLĐB IV 155 38 1 10 20 10 2 7 8 Trƣờng TCNCGĐB 1 1 9 Trƣờng TC GTVT Thăng Long 1 1 1 10 Trƣờng TCGTVT miền Bắc 1 1 1 11 Trƣờng TCGTVT miền Nam 1 1 1 12 Ban QLDA3 1 1 13 Ban QLDA4 1 1 14 Ban QLDA5 1 1 15 Ban QLDA8 1 1 16 Tạp chí ĐBVN 1 1 1 17 Trung tâm KTĐB 1 1 Tổng cộng 822 578 38 176 22 0 142 10 57 0 Phụ lục 6 SỐ LIỆU QUY HOẠCH CÔNG CHỨC TỔNG CỤC ĐƢỜNG BỘ VIỆT NAM THEO TỪNG GIAI ĐOẠN TT Chức danh Số lƣợng quy hoạch giai đoạn 2011 - 2016 Số lƣợng quy hoạch giai đoạn 2016 - 2021 Khối cơ quan 55 79 Vụ TCCB Vụ trƣởng 2 3 Phó Vụ trƣởng 3 3 Vụ KHĐT Vụ trƣởng 3 2 Phó Vụ trƣởng 6 10 Vụ Tài chính Vụ trƣởng 3 3 Phó Vụ trƣởng 3 3 Vụ ATGT Vụ trƣởng 2 2 Phó Vụ trƣởng 3 5 Vụ QLBTĐB Vụ trƣởng 2 4 Phó Vụ trƣởng 4 6 Vụ KHCN, MT và HTQT Vụ trƣởng 2 3 Phó Vụ trƣởng 2 5 Vụ Vận tải Vụ trƣởng 2 3 Phó Vụ trƣởng 2 2 Vụ QLPT và NL Vụ trƣởng 1 2 Phó Vụ trƣởng 2 5 Vụ Pháp chế - Thanh tra Vụ trƣởng 3 3 Phó Vụ trƣởng 6 7 Văn phòng Chánh VP 1 3 Phó Chánh VP 2 3 Kế toán trƣởng CQ 1 2 Khối đơn vị 79 135 Cục QLXDĐB Cục trƣởng 3 5 Phó Cục trƣởng 4 5 Cục QLĐBCT Cục trƣởng 2 3 Phó Cục trƣởng 2 3 Cục QLĐB I Cục trƣởng 2 3 Phó Cục trƣởng 6 11 Kế toán trƣởng 2 5 Chi Cục trƣởng 13 18 Cục QLĐB II Cục trƣởng 2 5 Phó Cục trƣởng 4 6 Kế toán trƣởng 3 3 Chi Cục trƣởng 8 10 Cục QLĐB III Cục trƣởng 2 5 Phó Cục trƣởng 6 10 Kế toán trƣởng 2 3 Chi Cục trƣởng 15 Cục QLĐB IV Cục trƣởng 2 5 Phó Cục trƣởng 2 3 Kế toán trƣởng 2 3 Chi Cục trƣởng 12 14

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_chat_luong_boi_duong_doi_ngu_cong_chuc_tong_cuc_duo.pdf
Luận văn liên quan