Trên cơ sở phân tích chính sách và thực trạng tổ chức triển khai thực hiện chính
sách BHTN trong gần hai năm qua, luận văn đã đưa ra những quan điểm hoàn thiện chính
sách, đặc biệt là đã có sự so sánh giữa hai mô hình là mô hình liên kết giữa hai ngành Lao
động Thương binh và Xã hội và BHXH Việt Nam hiện nay đang thực hiện và mô hình
BHXH Việt Nam thực hiện, đưa ra mô hình tối ưu tổ chức triển khai thực hiện chính sách
BHTN ở Việt Nam trong thời gian tới
119 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 7548 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HTN nói riêng nên không chốt sổ
được; nhiều doanh nghiệp không kịp thời làm các thủ tục để chốt sổ BHXH cho người
lao động để hưởng chế độ BHTN.
- Về bộ máy tổ chức thực hiện chính sách
Theo quy định thì BHXH Việt Nam chịu trách nhiệm thực hiện việc thu, chi và
quản lý quỹ BHTN, trong việc này BHXH Việt Nam triển thực hiện rất hiệu quả do có
một số lợi thế như được tổ chức theo ngành dọc 3 cấp là Trung ương, tỉnh, cấp huyện,
đối tượng tham gia BHTN cũng nằm trong đối tượng tham gia BHXH và cuối cùng là
BHXH Việt Nam đã có 15 năm kinh nghiệm quản lý quỹ tài chính tập trung là quỹ
BHXH, bảo hiểm y tế [25]
Trong khi đó ngành Lao động-Thương binh và Xã hội thực hiện việc tiếp nhận
và giải quyết các thủ tục hưởng chính sách BHTN, ở Trung ương là BHTN trực thuộc
Cục Việc làm, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và ở địa phương là Phòng BHTN,
Trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương. Tuy nhiên, do Phòng BHTN nghiệp trực thuộc Trung tâm giới
thiệu việc làm của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội hoạt động do địa phương quản lý
nên việc chỉ đạo từ trên Trung ương xuống các địa phương đã gặp phải những khó khăn
nhất định.
Việc phối hợp giữa Cục Việc làm, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội với
BHXH Việt Nam ở Trung ương rất chặt chẽ. Tuy nhiên, ở một số địa phương, công tác
phối hợp giữa hai ngành còn gặp nhiều khó khăn.
Do vậy, thực hiện mô hình hiện nay, người lao động bị thất nghiệp phải đến hai
ngành để làm thủ tục đăng ký thất nghiệp, hưởng các chế độ BHTN, gây khó khăn cho
người thất nghiệp. Hơn nữa, đây lại là hai ngành độc lập với nhau về tổ chức. Do đó, các
thủ tục hành chính phải qua rất nhiều khâu, gây khó khăn, phiền hà cho người hưởng
BHTN.
2.3.3. Nguyên nhân
- Nhận thức của người lao động về chính sách BHTN còn hạn chế, một số người
lao động chưa hiểu rõ quyền và trách nhiệm của mình, nhiều người lao động cho rằng cứ
thất nghiệp là được hưởng trợ cấp và được hưởng 1 lần là 3 tháng trợ cấp để về quê nghỉ
ăn tết; một số chưa biết điều kiện để được hưởng BHTN nên số lượng đăng ký thất
nghiệp nhiều, nhưng đa số lại chưa đủ điều kiện để hưởng BHTN.
- Nhận thức của người sử dụng lao động về trách nhiệm trong việc hoàn thiện các
thủ tục giấy tờ cho người lao động để đăng ký thất nghiệp và nộp hồ sơ hưởng BHTN
chưa rõ như các giấy tờ chứng minh về việc chấm dứt hợp đồng lao động, làm các thủ
tục chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động,....
- Các cơ quan, tổ chức chưa có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của chính
sách nên công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến ở một số địa phương còn chậm, hình
thức thông tin, tuyên truyền còn nghèo nàn dẫn đến một bộ phận không nhỏ người lao
động, người sử dụng lao động không nắm bắt được thông tin dẫn đến việc đăng ký thất
nghiệp và hoàn thiện hồ sơ hưởng BHTN chậm theo quy định, ảnh hưởng đến quyền lợi của
người lao động.
- BHTN là một chính sách rất khó quản lý và do chúng ta mới triển khai thực
hiện chính sách nên quy định đối tham gia BHTN mới chỉ là các doanh nghiệp có sử
dụng từ 10 lao động trở lên.
- Chính sách BHTN khác với chính sách bảo hiểm xã hội ở chỗ BHTN gắn rất
chặt các chính sách thị trường lao động như giải quyết việc làm, đào tạo, đào tạo lại...,
mà những vấn đề lại do ngành Lao động Thương binh và Xã hội quản lý.
Chương 3
QUAN Điểm Và Một Số Giải Pháp Chủ Yếu
Hoàn Thiện Chính Sách Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt NAM
3.1. QUAN Điểm Hoàn Thiện Chính Sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt NAM
- Chính sách BHTN được ban hành và thực hiện từ ngày 1/1/2009 và theo quy
định đến ngày 1/1/2010 mới có người đủ điều kiện hưởng các chế độ BHTN. Khoảng thời
gian tổ chức triển khai thực hiện như vậy cũng chưa nhiều để có thể đưa ra những nhận xét
đầy đủ về kết quả và những hạn chế của chính sách cũng như khâu tổ chức thực hiện chính
sách BHTN ở nước ta. Mặt khác, chính sách BHTN là một bộ phận của chính sách xã hội,
mục đích của chính sách này là nhằm ổn định xã hội trong tình trạng có người thất nghiệp,
không việc làm và không có thu nhập để đảm bảo cuộc sống thường xuyên của bản thân và
gia đình họ. Chính sách BHTN lại càng có ý nghĩa hơn đối với vấn đề an sinh xã hội khi
tình trạng thất nghiệp cao và kéo dài, nhất là trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế. Vì vậy,
mọi yếu tố sửa đổi, bổ sung về mặt chính sách phải mang ý nghĩa của sự hoàn thiện, chứ
tuyệt đối không được gây ra sự xáo trộn, bất ổn định, đặc biệt là những nội dung về đối
tượng tham gia, mức đóng góp và khung quyền lợi được hưởng.
- Chính sách xã hội mang tính lịch sử, nghĩa là nó được ban hành và thực hiện phù
hợp với từng giai đoạn kinh tế xã hội nhất định, giải quyết những vấn đề cấp bách do xã
hội đề ra.Vì vậy, khi những điều kiện kinh tế xã hội biến đổi, tăng trưởng và phát triển thì
chính sách BHTN cũng phải điều chỉnh cho phù hợp. Do đó, chính sách BHTN cũng phải
gắn với thực tiễn phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nhất là trong giai đoạn chính sách
BHTN mới được ban hành, lại gặp phải những khó khăn do tác động đến kinh tế vĩ mô
như khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 và hậu quả của nó vẫn còn nặng nề vào năm
2010. Những tác động này cũng ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng kinh tế và thị trường
lao động Việt Nam.
- Chính sách BHTN mới được thực hiện với khoảng thời gian còn ngắn so với các
chính sách xã hội khác như chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, vì vậy trong giai
đoạn này, việc sửa đổi chính sách BHTN chỉ nên đề cập đến những bất cập mà ngay khi
ban hành chính sách các chuyên gia trong lĩnh vực thị trường lao động đã thấy bất hợp lý
và khi tiến hành tổ chức thực hiện đã vấp phải và cần phải sửa đổi ngay. Những vấn đề đó
liên quan đến những nội dung cụ thể sau:
+ Phân loại cụ thể nhóm đối tượng tham gia BHTN để có quy định trách nhiệm
đóng góp BHTN của người lao động, người sử dụng lao động và đóng góp của Nhà nước.
+ Làm rõ những nguyên nhân mất việc làm như thế nào mới thuộc về điều kiện
hưởng BHTN nhằm hạn chế sự lạm dụng chính sách BHTN như là một cách thức để tăng
thu nhập cho người lao động.
+ Sự không hợp lý của khoản tiền chi trả trợ cấp một lần khi người thất nghiệp tìm
được việc làm trong thời kỳ còn đang được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
+ Những quy định cần thiết về giới thiệu việc làm và đào tạo nghề để Trung tâm
giới thiệu việc làm có đủ khả năng và điều kiện để giúp người thất nghiệp sớm trở lại thị
trường lao động và tìm được việc làm mới.
+ Những bất cập về tổ chức thực hiện như mối quan hệ giữa cơ quan BHXH cấp
tỉnh, cấp huyện với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các Trung tâm giới thiệu việc
làm và Phòng BHTN đã gây phiền hà, khó khăn cho người thất nghiệp khi đến đăng ký và
nhận quyền lợi thất nghiệp.
Do đó, trong khuôn khổ của luận văn và thời điểm nghiên cứu mà chính sách BHTN
mới được đưa vào thực hiện và có thể được coi là "giai đoạn vận hành thử", mặc dù đã có
những nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực thị trường lao động, về hệ thống chính sách thị
trường lao động và việc làm, nhưng để đáp ứng được những yêu cầu về việc sửa đổi, bổ sung
chính sách BHTN mang tính khả thi trong giai đoạn trước mắt cũng như làm nền tảng cho sự
phát triển của chính sách BHTN trong tương lai, tác giả xin đưa ra một số giải pháp chủ yếu
dưới đây.
3.2. Một Số Giải Pháp Chủ Yếu Hoàn Thiện Chính Sách bảo hiểm thất
nghiệp
3.2.1. Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc
Theo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới như Đức, Hàn Quốc, đặc biệt
những nước có điều kiện kinh tế và vị trí địa lý gần với Việt Nam như Thái Lan, Trung
Quốc thì đối tượng tham gia BHTN đều là những doanh nghiệp, đơn vị có sử dụng từ
một lao động trở lên. Trong khi đó, chúng ta chủ trưởng phát triển kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, đa dạng hóa hình thức sở hữu và khuyến khích phát triển
các doanh nghiệp vừa và nhỏ, xã hội hóa một số lĩnh vực như thể thao văn hóa, giáo
dục, y tế...,. Hiện nay chúng ta có khoảng 2000 doanh nghiệp mà Nhà nước chiếm giữ
cổ phần chi phối và có rất nhiều các doanh nghiệp tư nhân, TNHH, cổ phần... và các tổ
chức hoạt động như một doanh nghiệp khác được thành lập và hoạt động theo luật
doanh nghiệp nhưng chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Lực lượng lao động là đối
tượng tham giam BHXH cũng như BHTN chủ yếu tập trung trong các doanh nghiệp và
đây cũng là những đối tương yếu thế, dễ bị mất việc làm, dẫn đến thất nghiệp khi nền
kinh tế suy thoái, tao ra sự bất ổn cho xã hội. Theo Luật BHXH thì tất cả các doanh
nghiệp, tổ chức có sử dụng từ một lao động trở lên là đối tượng bắt buộc tham gia
BHXH, người lao động có giao kết hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên bắt buộc phải
tham gia BHXH, đây là nhóm lao động có việc làm và thu nhập ổn định nhất trong số
lao động có việc làm hiện nay. Hơn nữa, thu BHTN hiện nay cũng đang do BHXH Việt
Nam thực hiện. Để tạo sự thống nhất trong việc quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm
xã hội và BHTN, không để các doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở của pháp luật và bảo đảm
quyền lợi, công bằng cho mọi người lao động khi bị thất nghiệp không phải phụ thuộc
vào đơn vị sử dụng lao động, do đó nên mở rộng đối tượng tham gia BHTN như đối
tượng tham gia BHXH, chỉ trừ số công chức nhà nước thì không thuộc đối tượng tham
gia BHTN tạo điều kiện cho cơ quan BHXH trong việc quản lý, ghi sổ, tạo ra sự công
bằng trong lực lượng lao động và đơn vị sử dụng lao động cụ thể như sau:
- Người lao động tham gia BHTN là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng
lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác
định thời hạn từ đủ ba tháng trở lên.
- Người sử dụng lao động tham gia BHTN bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự
nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính
trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ
chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác
xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả
công cho người lao động.
3.2.2. Hoàn thiện các chế độ bảo hiểm thất nghiệp
Trợ cấp thất nghiệp
Theo khuyến cáo của ILO, tỷ lệ thất nghiệp tăng theo tỷ lệ thuận với mức trợ cấp
thất nghiệp và nếu mức trợ cấp thất nghiệp cao thì thời hạn để một người bị sa thải trở lại
thị trường lao động cũng kéo dài. Do đó cần phải có sự tính toán cân nhắc giữa tỷ lệ đóng
góp vào quỹ BHTN và tỷ lệ hưởng trợ cấp thất nghiệp trên cơ sở phân tích các chỉ số về số
người tham gia, tỷ lệ thất nghiệp của từng thời kỳ.... Hơn nữa, chính sách BHTN mới được
thực hiện ở Việt Nam chưa lâu. Vì vậy trong khuôn khổ nghiên cứu của luận văn chúng tôi
chỉ đề nghị hoàn thiện những điểm còn bất hợp lý và hạn chế được sự lạm dụng của người
lao động đối với chính sách BHTN, đề chính sách đạt được mục tiêu đề ra là chi trả trợ cấp
cho người thất nghiệp.
Nhà nước cần bỏ chế độ trợ cấp thất nghiệp một lần. Những người hưởng trợ cấp thất
nghiệp hàng tháng nếu tìm được việc làm trong thời gian đang hưởng trợ cấp thì không
được tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng nữa và cũng không được hưởng trợ cấp
thất nghiệp một lần. Người thất nghiệp đã tìm được việc làm, có nghĩa là họ có thu nhập để
lo cho bản thân và gia đình, nếu lại được hưởng thêm khoản trợ cấp thất nghiệp một lần
nữa thì không hợp lý và không đạt được mục đích của chính sách BHTN đề ra.
Hỗ trợ giới thiệu việc làm
Dù xét ở góc độ nào đều thấy giữa BHTN và giải quyết việc làm có mối liên hệ rất
chặt chẽ. Đó là hai giai đoạn của một quá trình, hai mặt của sự thống nhất. BHTN và giải
quyết việc làm dù cách thức tổ chức thực hiện khác nhau nhưng đều có một mục tiêu chung
là hướng về người lao động, tạo lập an sinh xã hội thông qua bảo đảm việc làm, thu nhập và
đời sống của người lao động. Giải quyết tốt việc làm cho người lao động chính là góp phần
giảm thiểu thất nghiệp và việc thực hiện đầy đủ những quy định về BHTN cũng góp phần
phát triển một thị trường lao động lành mạnh. Vì vậy, ngày nay tại các nước phát triển
không coi BHTN chỉ là biện pháp giải quyết hậu quả của thất nghiệp một cách thụ động, mà
coi BHTN là một chính sách của thị trường lao động tích cực. BHTN không chỉ đơn thuần
việc chi trả trợ cấp thất nghiệp, bảo vệ việc làm, nâng cao năng lực nghề nghiệp cho người
lao động, tìm việc làm cho người thất nghiệp. Do đó giới thiệu việc làm là cầu nối gắn kết
giữa BHTN và giải quyết việc làm, đây là khâu rất quan trọng, giúp cho người thất nghiệp
có nhu cầu tìm việc làm và người sử dụng lao động có nhu cầu tuyển lao động gặp nhau.
Trong thời gian tới để có thể phục vụ tốt mục tiêu giải quyết việc làm, thực hiện có
hiệu quả các chính sách thị trường lao động, đặc biệt là chính sách BHTN, hệ thống thông
tin thị trường lao động cần được hoàn thiện theo những hướng sau:
- Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động dịch vụ việc làm trên thị trường
lao động.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm, tăng
cường thanh tra, kiểm tra chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động giới thiệu
việc làm.
- Hình thành hệ thống sàn giao dịch và các điểm giao dịch vệ tinh, hệ thống giao
dịch việc làm trực tuyến và tạo điều kiện cho người lao động thuận lợi trong việc tiếp cận
và tìm kiếm việc làm theo hệ thống này.
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động trong phạm vi
toàn quốc.
- Nâng cao hiệu quả của công tác dự báo và phân tích thị trường lao động.
- Đi kèm với sự phát triển hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động là sự
phát triển đồng bộ về cơ sở vất chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng về thông tin và trình độ chuyên
nghiệp của đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn, giới thiệu việc làm.
Hỗ trợ dạy nghề, đào tạo nghề
Theo quy định của Luật BHXH thì người thất nghiệp đang hưởng trợ cấp thất nghiệp
được đào tạo nghề miền phí. Đào tạo nghề có ý nghĩa rất quan trọng, có thể coi là một khâu
then chốt để tạo cho người thất nghiệp chuyển đổi nghề từ đó có cơ hội sớm quay lại thị
trường lao động, tạo ra thu nhập, ổn định cuộc sống. Nhưng hiện nay theo quy định thì người
thất nghiệp được đào tạo nghề ngắn hạn không quá 6 tháng. Do vậy, chính sách chỉ có hiệu
quả đối với người thất nghiệp có trình độ thấp còn sẽ rất khó giải quyết đối với người thất
nghiệp có trình độ, chuyên môn, kỹ thuật cao khi muốn chuyển đổi nghề. Hơn nữa, việc người
lao động thất nghiệp có học nghề hay không lại do họ quyết định và phải tự làm đơn theo mẫu.
Vì vậy, muốn người lao động thất nghiệp học nghề để chuyển đổi nghề nghiệp để tìm được
việc làm, phải có quy định là trong thời gian bao lâu không tìm được việc làm thì người lao
động thất nghiệp băt buộc phải học nghề nâng cao hoặc học nghề mới. Đồng thời, hoàn thiện
hệ thống đào tạo nghề với nhiều hình thức và mô hình phù hợp đề người thất nghiệp lựa chọn.
- Mở rộng và phát triển mạng lưới dạy nghề theo hướng đa dạng về hình thức sở
hữu và loại hình đào tạo, từng bước khắc phục tình trạng mất cân đối giữa các vùng, các
ngành, giữa nhu cầu và năng lực đào tạo. Hình thành một số trường cao đẳng nghề, trung
cấp nghề trọng điểm để đào tạo nhân lực trình độ cao, tiếp cận với trình độ tiên tiến trong
khu vực và thế giới.
- Tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng dạy nghề, đổi mới nội dung
chương trình dạy nghề cho phù hợp với kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất, đề người lao
động sau khi học xong có thể làm được ngay.
- Xã hội hóa công tác dạy nghề và gắn với nơi sử dụng lao động như mô hình dạy
nghề trong doanh nghiệp hoặc gắn với doanh nghiệp, mô hình dạy nghề gắn với các khu
công nghiệp, khu chế xuất, vùng kinh tế động lực.
3.2.3 Hoàn thiện hệ thống tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp
ở Việt Nam, chính sách BHTN lần đầu tiên được ban hành và triển khai tổ chức
thực hiện. Điều đó cũng có nghĩa là tạo thêm một công cụ bảo đảm của xã hội nhằm chống
lại những rủi ro do mất việc làm gây ra đối với người lao động trong nền kinh tế thị trường.
Tuy nhiên, việc tổ chức thực hiện chính sách BHTN vào thời điểm này giúp cho chúng ta có
đủ thông tin để phân tích và đưa ra các mô hình tổ chức thực hiện từ kinh nghiệm của các
nước trên thế giới cho hợp lý, hiệu quả đối với thực trạng thị trường lao động của Việt Nam.
Đây là một công việc hoàn toàn mới đối với vấn đề quản lý thị trường lao động và
thực hiện chính sách thị trường lao động, chính sách BHTN ở nước ta. Chúng ta phải xây
dựng từ đầu hệ thống quản lý lao động và đăng ký lao động; Xây dựng mới và tiếp thụ
những hệ thống giới thiệu việc làm và đào tạo lại nghề hiện có cho người lao động thất
nghiệp; tổ chức thu và chi trả trợ cấp thất nghiệp cũng như quản lý quỹ BHTN… Không
những vậy, chúng ta cũng cần có một cái nhìn tổng thể về thị trường lao động, về những
đặc trưng của thị trường lao động và nạn thất nghiệp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay để
từ đó có thể ngay từ bước đi ban đầu đã đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm thực hiện
tốt chính sách BHTN.
Mô hình triển khai thực hiện chính sách BHTN ở Việt Nam nếu theo nội dung
công việc sẽ bao gồm những hệ thống sau:
1. Hệ thống tổ chức thu đóng góp và chi trả chế độ bảo hiểm thất nghiệp;
2. Hệ thống quản lý người lao động thất nghiệp;
3. Hệ thống tư vấn và giới thiệu việc làm cho người lao động bao gồm cả đăng ký
nhu cầu lao động cho doanh nghiệp;
4. Hệ thống đào tạo lại, đào tạo mới, đào tạo nâng cao nghề cho người lao động
thất nghiệp.
Theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới cũng như xuất phát từ đặc điểm về tổ
chức và hoạt động của thị trường lao động Việt Nam và cũng tận dụng được cơ sở vật chất,
con người của các tổ chức đang thực hiện các chính sách xã hội hiện nay đối với người lao
động, nhằm vẫn đảm bảo tổ chức triển khai thực hiện chính sách BHTN hiệu qua nhưng
không tăng thêm đầu mối, không làm tăng biên chế…, từ đó có thể đề xuất ra mô hình tổ
chức thực hiện chính sách BHTN ở nước ta như sau:
- Mô hình thứ nhất là: ngành BHXH tổ chức thực hiện;
- Mô hình thứ hai là: Liên kết giữa 2 ngành: Lao động Thương binh và Xã hội và
BHXH.
3.2.3.1 Mô hình thứ nhất: Ngành Bảo hiểm xã hội tổ chức thực hiện
Theo mô hình này, chức năng quản lý nhà nước và Thanh tra về chuyên ngành
BHTN vẫn thực hiện như hiện nay. Chỉ có chức năng tổ chức thực hiện chính sách BHTN
do hệ thống ngành BHXH hiện nay đảm nhận.
Mô hình 3.1: Mô hình BHXH Việt Nam hiện nay
BảO HIểM Xã HộI VIệT NAM
BảO HIểM Xã HộI TỉNH
Ban
nghiệp
vụ 1
Ban
nghiệp vụ
2
Ban
nghiệp vụ
17
Ban
nghiệp vụ
18
BảO HIểM Xã HộI
CấP QUậN, HUYệN
HộI ĐồNG QUảN Lý BHXHVN
Phòng
nghiệp
vụ 1
Phòng
nghiệp vụ
2
Phòng
nghiệp vụ
7
Phòng
nghiệp vụ
8
Khi triển khai tổ chức thực hiện chính sách BHTN theo mô hình này thì chỉ cần bổ
sung thêm chức năng, nhiệm vụ cho ngành BHXH cụ thể như sau:
ở Bảo hiểm xã hội Việt Nam:
Theo Nghị định 94/2008/NĐ-CP thì cơ cấu tổ chức Bảo hiểm xã hội Việt Nam ở
Trung ương gồm: 12 Ban và 6 Đơn vị sự nghiệp. Trong đó có các Ban dưới đây liên quan
trực tiếp đến việc thực hiện chính sách BHTN là:
- Ban Thực hiện chính sách BHXH: tổ chức hướng dẫn thực hiện chính sách
BHTN; kiểm tra điều kiện hưởng, sau đó tính toán mức hưởng và thời gian hưởng cho
người thất nghiệp.
- Ban Thu: hướng dẫn và quản lý về nghiệp vụ thu BHTN; nghiệp vụ theo dõi tình
hình biến động của người lao động thất nghiệp (đăng ký thất nghiệp); về giải quyết các vấn
đề có liên quan đến sự phối hợp thực hiện với các ngành khác như: giới thiệu việc làm, đào
tạo nghề… Liên kết xây dựng hệ thống thông tin giới thiệu việc làm trong phạm vi cả nước
nhằm giúp từng cơ sở, địa phương cũng như người lao động có thể biết được nguồn việc
làm không chỉ ở địa bàn mình đang quản lý hay địa bàn người lao động đang sống mà là
nhu cầu lao động trong cả nước.
- Ban Chi: hướng dẫn và quản lý về nghiệp vụ chi trả các trợ cấp BHTN và các
khoản hỗ trợ giới thiệu việc làm, hỗ trợ đào tạo nghề...
Ban Kế hoạch -Tài chính có nhiệm vụ lập kế hoạch thu - chi chế độ BHTN; Ban
tuyên truyền thực hiện tuyên truyền về chính sách BHTN tới các doanh nghiệp và người
lao động; Trung tâm thông tin xây dựng và ứng dụng phần mềm quản lý về lao động thất
nghiệp và ngân hàng việc làm…
BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
Những hoạt động trực tiếp về thực hiện chính sách BHTN được tiến hành ở
BHXH cấp tỉnh và BHXH cấp huyện. Tại BHXH cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương hiện nay thì tùy theo quy mô và khối lượng công việc mà cơ cấu tổ chức có 8 phòng
nghiệp vụ (ở 59 tỉnh); 9 phòng nghiệp vụ (ở 3 tỉnh) hoặc 11 phòng nghiệp vụ (ở 2 thành
phố lớn):
Những nội dung cụ thể về tổ chức thực hiện chính sách BHTN sẽ gắn liền với
BHXH cấp tỉnh và cấp huyện, bao gồm:
- Phòng Thu được bổ sung thêm nhiệm vụ: Thu BHTN; Cấp thẻ BHYT cho đối
tượng tham gia BHTN khi bị thất nghiệp; Tiếp nhận nhu cầu lao động của các đơn vị tham
gia BHXH; Tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động bị thất nghiệp; Tư vấn, gửi đi
đào tạo lại hoặc đào tạo mới ngành nghề cho người lao động thất nghiệp. Tổng hợp chung
về công tác thu BHTN trên địa bàn BHXH tỉnh quản lý.
- Phòng Chính sách được bổ sung thêm nhiệm vụ: tiếp nhận hồ sơ và giải quyết
chế độ BHTN. Tổng hợp chung về thực hiện các chế độ BHTN trên địa bàn BHXH tỉnh
quản lý.
- Phòng Kế hoạch - Tài chính được bổ sung thêm nhiệm vụ: quản lý về chi BHTN: chi
trả tiền trợ cấp BHTN, chi hỗ trợ giới thiệu việc làm, chi hỗ trợ đào tạo nghề; Xây dựng kế
hoạch thu - chi về BHTN trên địa bàn BHXH tỉnh quản lý.
- Các Phòng khác theo chức năng nhiệm vụ được giao, phối hợp thực hiện chính
sách BHTN, ví dụ quản lý lao động thất nghiệp của Phòng Công nghệ Thông tin; tuyên
truyền về chính sách BHTN...
Tuy nhiên, đối với một số tỉnh và thành phố lớn có nhiều người tham gia và hưởng
BHTN có thể thành lập một phòng riêng lấy tên là Phòng BHTN. Phòng BHTN sẽ đảm
nhận nhiệm vụ chuyên về đăng ký lao động thất nghiệp, chi trả trợ cấp thất nghiệp, tư vấn
và giới thiệu việc làm cho người lao động thất nghiệp; tư vấn và gửi đi đào tạo nghề cho
người lao động thất nghiệp và hỗ trợ chi phí đào tạo nghề. Ngoài ra để thực hiện cải cách
hành chính, hiện nay trong hệ thống BHXH các tỉnh, thành phố đều có Phòng tiếp nhận -
quản lý hồ sơ sẽ giúp cho việc tiếp cận giữa người lao động thất nghiệp với việc thực hiện
chính sách BHTN một cách dễ dàng, thuận tiện và hiệu quả.
BHXH quận, huyện
BHXH huyện được bổ sung thêm nhiệm vụ: Thu đóng góp BHTN; cấp thẻ bảo
hiểm y tế cho đối tượng tham gia BHTN khi bị thất nghiệp; tiếp nhận nhu cầu lao động của
các doanh nghiệp; liên kết với các trung tâm giới thiệu việc làm để cùng tư vấn, giới thiệu
việc làm cho người lao động thất nghiệp; gửi đi đào tạo lại nghề hoặc đào tạo nghề mới
cho người lao động thất nghiệp; tiếp nhận hồ sơ, giải quyết chế độ BHTN; quản lý chi về
BHTN; chi trả tiền trợ cấp BHTN, chi hỗ trợ đào tạo nghề... cho các đối tượng tham gia
BHTN trên địa bàn huyện (quận) quản lý.
3.2.3.2. Mô hình thứ hai: Liên kết giữa hai ngành Lao động - Thương binh và Xã
hội và Bảo hiểm xã hội
Mô hình này là mô hình đang triển khai thực hiện chính sách BHTN theo nghị
định 127/2008/CPNĐ-CP ngày 12/12/2008 - mô hình liên kết giữa 2 ngành: Lao động -
Thương binh và xã hội và BHXH phối hợp tổ chức thực hiện chính sách BHTN, mô hình
này đã được trình bày ở phần trên.
3.2.3.3. Phân tích, lựa chọn mô hình tối ưu
Để có thể xác định một cách khoa học mô hình nào cần lựa chọn, chúng ta phân
tích từng mô hình theo các tiêu chí tổng hợp sau:
Bảng 3.1: So sánh lựa chọn mô hình tổ chức BHTN
TT Chỉ tiêu
Các mô hình đề nghị Mô
hình
tối ưu
Mô hình 1 Mô hình 2
1
Đối tượng tham gia
BHTN
Đang quản lý đối tượng
này
Sẵn sàng quản lý phục vụ
đối tượng
Mô hình
1
2
Người sử dụng
lao động tham
gia BHTN
Đang là đối tác thực hiện
BHXH, nay bổ sung
thêm BHTN
Sẵn sàng là đối tác
thực hiện BHTN
Mô hình
1
3 Quản lý quỹ Bổ sung thêm nhiệm vụ Bổ sung thêm nhiệm vụ Mô hình
BHTN 1
Trả trợ cấp thất
nghiệp
Bổ sung thêm nhiệm vụ Bổ sung thêm nhiệm vụ
Mô hình
1
Hỗ trợ học nghề
Trả kinh phí cho các tổ
chức dạy nghề để đào
tạo nghề
Trả kinh phí cho các tổ
chức dạy nghề để đào
tạo nghề
Mô hình
2
Hỗ trợ tìm việc làm
Sẵn sàng thực hiện
nhiệm vụ
Sẵn sàng thực hiện
nhiệm vụ
Mô hình
2
Đóng bảo hiểm y tế
cho người hưởng trợ
cấp thất nghiệp
Đang thực hiện nhiệm
vụ này
Sẵn sàng thực hiện
nhiệm vụ
Mô hình
1
Chi phí quản lý
Chỉ cần bổ sung thêm
một phần kinh phí
Chi phí quản lý lớn
Mô hình
1
4
Hồ sơ tham gia
BHTN
Hình thành hồ sơ cùng
bộ hồ sơ tham gia
BHXH
Sẵn sàng thực hiện
Mô hình
1
5
Hồ sơ hưởng
BHTN
Hồ sơ có nhiều điểm
tương tự hồ sơ hưởng
chế độ BHXH
Sẵn sàng thực hiện
Mô hình
1
6
Quản lý nhà
nước
về BHTN
Không có chức năng
này
Dựa vào chức năng của
Ngành Lao động
Mô hình
2
7
Thanh tra về
BHTN
Không có chức năng
này
Dựa vào chức năng của
Ngành Lao động
Mô hình
2
8
Bộ máy thực
hiện chính sách
BHTN
Đă có
Đă có nhưng chồng
chéo, chi phí nguồn
nhân lực cao.
Mô hình
1
9
Cơ sở vật chất kỹ
thuật phục vụ
Đă có Đang hình thành
Mô hình
1
10
Mạng lưới thực
hiện thu, chi
BHTN
Đă hình thành mạng
lưới
từ huyện đến tỉnh
Dựa vào ngành BHXH
Việt Nam
Mô hình
1
Nguồn: Tổng hợp của tác giả.
Từ nội dung trên và xem xét các chỉ tiêu theo bảng trên, có thể đưa ra các nhận xét
như sau:
Đối tượng tham gia BHTN:
Đối tượng tham gia BHTN là một bộ phận trong số lao động tham gia BHXH mà
hiện tại BHXH Việt Nam đang quản lý, vì vậy rất thuận lợi khi lựa chọn mô hình thứ nhất
để thực hiện chính sách BHTN.
Người sử dụng lao động tham gia BHTN:
Đơn vị sử dụng lao động là một bộ phận trong số đơn vị sử dụng lao động đă tham
gia với cơ quan BHXH thực hiện chế độ BHXH cho người lao động. Lựa chọn mô hình
thứ nhất vừa đáp ứng được các yêu cầu: thuận tiện, nhanh chóng, gọn, nhẹ, tiết kiệm chi
phí quản lý, tiết kiệm nguồn nhân lực, chỉ cần một chủ thể quản lý đối với một khách
thể,… mà mô hình thứ hai không đáp ứng được. Điều này đặc biệt thể hiện rõ hơn khi
người lao động bị thất nghiệp, họ chỉ cần trình báo trực tiếp với cơ quan BHXH cấp địa
phương quản lý là có thể nhận được các quyền lợi cho phép, tránh tình trạng lại vừa phải
trình báo tại cơ quan lao động, rồi lại phải liên hệ với cơ quan BHXH như mô hình hiện
nay mới nhận được tiền trợ cấp…
Sử dụng quỹ BHTN:
Quỹ BHTN được xem như là quỹ thành phần, cấu thành nên quỹ BHXH chung. Quỹ
BHTN độc lập với ngân sách nhà nước, được nhà nước bảo hộ. Trong trường hợp quỹ
BHTN không đáp ứng được yêu cầu chi trả thì được điều tiết từ các quỹ thành phần khác
nhằm kịp thời chi trả chế độ BHTN.
- Hỗ trợ học nghề: Các cơ sở dạy nghề trực thuộc ngành Lao động hoặc do ngành
Lao động quản lý, vì thế thuận tiện trong việc đào tạo nghề cho lao động thất nghiệp, tuy
nhiên như thế sẽ thiếu khách quan, thiếu dân chủ, không minh bạch,... dễ dẫn đến tiêu cực.
Nếu lựa chọn mô hình thứ nhất, khi có phát sinh quan hệ về đào tạo nghề thì cơ quan
BHXH giới thiệu người thất nghiệp sang các cơ sở dạy nghề tương thích để đào tạo nghề,
đồng thời trả kinh phí đào tạo cho các cơ sở dạy nghề.
- Hỗ trợ tìm việc làm: Lao động thất nghiệp được cơ quan BHXH tư vấn miễn phí để
tìm việc làm mới. Cơ quan BHXH ký kết hợp đồng với các Trung tâm giới thiệu việc làm
(như ký hợp đồng với các Bênh viên trong chế độ bảo hiểm y tế) để các trung tâm này
thường xuyên cung cấp thông tin về lao động việc làm, cơ quan BHXH trả kinh phí cho
các Trung tâm giới thiệu việc làm.
Cơ quan BHXH cần xây dựng mối quan hệ với các sở, ban, ngành: Lao động, Kế
hoạch, Ban quản lý các khu công nghiệp, Liên đoàn lao động,... để nắm bắt nhu cầu lao
động, việc làm miễn phí.
Thông qua mạng lưới các doanh nghiệp thường xuyên có quan hệ với cơ quan
BHXH để tiếp nhận thông tin về việc làm. Theo lẽ tự nhiên, các doanh nghiệp đều có biến
động về lao động. Đây cũng được xem là kênh cung cấp thông tin việc làm quan trọng.
- Đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng trợ cấp thất nghiệp: Đây là là một trong
những nhiệm vụ ngành BHXH đang thực hiện.
- Chi phí quản lý: Bổ sung thêm nhiệm vụ thực hiện chính sách BHTN, Ngành
Bảo hiểm xã hội không tiêu tốn thêm nhiều kinh phí vì đă sẵn có cơ sở vật chất kỹ thuật,
nguồn nhân lực,... vì thế nguồn tiền tiết kiệm được từ chi tiêu phục vụ quản lý được bổ
sung tăng trưởng quỹ BHTN, đảm bảo mức chi cho các chế độ BHTN ngày càng tăng cao.
Mô hình thứ hai không có được tính ưu việt này.
Hồ sơ tham gia BHTN, hồ sơ hưởng BHTN:
Nếu lựa chọn mô hình thứ nhất thì những thủ tục có thể bỏ các loại sau:
- Sổ lao động của người lao động.
- Bản sao quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc
giấy phép hoạt động của người sử dụng lao động.
- Giấy phép sử dụng lao động hoặc giấy chứng nhận đăng ký sử dụng lao động do cơ
quan quản lý lao động địa phương cấp đối với người sử dụng lao động.
Mô hình thứ hai không có điều kiện để kiểm nghiệm cơ sở dữ liệu này.
Quản lý nhà nước về BHTN:
Theo quy định thì cơ quan quản lý nhà nước về BHTN là ngành Lao động, vì thế
ngành Lao động không thể là ngành vừa quản lý Nhà nước, vừa thanh tra về BHTN, đồng
thời là cơ quan tổ chức thực hiện chính sách BHTN.
Bộ máy thực hiện chính sách BHTN:
Ngành BBHXH với đội ngũ cán bộ, công chức viên chức hùng hậu được bố trí
làm việc tại cơ quan BHXH từ Trung ương đến tận quận, huyện, thị xă hoàn toàn có thể
đảm nhận thêm nhiệm vụ thực hiện chính sách BHTN mà chỉ cần bổ sung thêm rất ít
nguồn nhân lực.
Lựa chọn mô hình thứ hai thì lại chồng chéo, khó phân định nhiệm vụ.
Mô hình lựa chọn phải là mô hình đồng thời đáp ứng được các yêu cầu:
- Đảm bảo thực hiện tốt chế độ chính sách BHTN, đảm bảo đầy đủ, kịp thời các
quyền lợi hợp pháp cho người lao động.
- Đảm bảo tính hiệu quả cả về kinh tế - xã hội cho từng địa phương và trên phạm
vi cả nước khi triển khai thực hiện chính sách BHTN.
Qua nội dung phân tích trên, nhận thấy mô hình thứ nhất là tối ưu, phù hợp với quy
mô chính sách BHTN hiện hành và hệ thống tổ chức các chính sách BHXH hiện hành. Hệ
thống BHXH hiện nay gánh vác thêm chức năng thực hiện chức năng tổ chức thực hiện
chính sách BHTN về cơ bản chỉ là tăng thêm nhiệm vụ trên cơ sở bổ sung, bố trí thêm việc,
phân công chuyên trách hệ thống bộ máy hoạt động mang tính chuyên nghiệp hiện có. Đồng
thời bộ máy hiện có mở rộng quan hệ với các trung tâm giới thiệu việc làm, các cơ sở dạy
nghề trên cơ sở hợp đồng phối hợp công việc và chi trả đầy đủ theo quy định của Nhà nước.
Chắc chắn mô hình này sẽ mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cho việc ban hành một chính
sách mang nội dung mới của bảo hiểm xã hội là BHTN.
Kết Luận
Chính sách BHTN là một chính sách cơ bản của chính sách thị trường lao động và
đã tổ chức triển khai thực hiện ở nước ta được gần hai năm. Chính sách BHTN không chỉ
đơn thuần là hoạt động thu, chi trả trợ cấp thất nghiệp mà mục tiêu lớn hơn là các giải pháp
ngăn ngừa tình trạng thất nghiệp, đưa người lao động bị thất nghiệp quay trở lại thị trường
lao động, thông qua hoạt động tư vấn, đào tạo nghề và giới thiệu việc làm. Tuy thời gian
thực hiện chưa được nhiều nhưng chính sách BHTN đã là chỗ dựa tin cậy cho những
người lao động tham gia BHTN bị mất việc làm được bù đắp một phần thu nhập, được
chăm sóc y tế trong thời gian thất nghiệp và đặc biệt được tạo mọi điều kiện thuận lợi học
nghề, chuyển đổi nghề nghiệp, được tư vấn giới thiệu việc làm miễn phí. Tuy nhiên, bên
cạnh những kết quả đạt được là cơ bản, việc triển khai thực hiện chính sách BHTN cũng
đã bộc lộ những điểm còn tồn tại, hạn chế, bất cập cả về chính sách và trong tổ chức thực
hiện chính sách BHTN cần phải được xem xét, giải quyết một cách nghiêm túc. Trên cơ sở
phân tích những vấn đề lý luận về thất nghiệp, chính sách BHTN và thực trạng chính sách
hỗ trợ người lao động mất việc làm, thôi việc theo Bộ luật Lao động, chính sách hỗ trợ lao
động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước và chính sách BHTN đang thực hiện
của nước ta trong thời gian qua, luận văn đã có những đóng góp dưới đây:
1. Luận văn đã làm rõ thêm những vấn đề lý luận về thất nghiệp, nguyên nhân, hậu
quả của thất nghiệp, BHTN, chính sách BHTN, kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và
việc thực hiện chính sách BHTN là một tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường
như Việt Nam chúng ta.
2. Trên cơ sở phân tích thực trạng lao động, việc làm và thất nghiệp của Việt Nam
trong những năm qua, đặc biệt là thực trạng chính sách hỗ trợ người lao động khi bị mất
việc làm, thôi việc trong những năm qua tác giả đã có những đánh giá mặt được, tồn tại
của các chính sách và các chính sách này không mang tính xã hội. Vì vậy, phải có một
chính sách chung cho tất cả mọi người lao động và có sự chia sẻ trách nhiệm của các bên
tham gia đó là chính sách BHTN.
3. Trên cơ sở phân tích chính sách và thực trạng tổ chức triển khai thực hiện chính
sách BHTN trong gần hai năm qua, luận văn đã đưa ra những quan điểm hoàn thiện chính
sách, đặc biệt là đã có sự so sánh giữa hai mô hình là mô hình liên kết giữa hai ngành Lao
động Thương binh và Xã hội và BHXH Việt Nam hiện nay đang thực hiện và mô hình
BHXH Việt Nam thực hiện, đưa ra mô hình tối ưu tổ chức triển khai thực hiện chính sách
BHTN ở Việt Nam trong thời gian tới.
Chính sách BHTN mới được thực hiện ở Việt Nam, đặc biệt là trong điều kiện thị
trường lao động của nước ta chưa hoàn thiện, lại do hai ngành cùng tổ chức thực hiện, vì
vậy đây là một vấn đề khá phức tạp và nhạy cảm. Dù đã có sự cố gắng nỗ lực của tác giả
nhưng không thể không tránh khỏi những hạn chế và tôi mong nhận được những ý kiến
đóng góp hoàn thiện luận văn để góp phần vào việc thực hiện thành công chính sách
BHTN ở nước ta.
danh mục tài liệu tham khảo
1. Bùi Quỳnh Anh (2008), "Nội dung cơ bản của bảo hiểm thất nghiệp theo Luật Bảo
hiểm xã hội hiện hành ở Việt Nam", Hội thảo khoa học: Chính sách bảo hiểm thất
nghiệp ở Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức.
2. Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương (2010), Tổng điều tra dân số và
nhà ở Việt Nam năm 2009 - Các kết quả chủ yếu, Hà Nội.
3. Bảo hiểm xó hội Việt Nam (2007), Luật Bảo hiểm thất nghiệp của Cộng hũa Liờn
bang Đức năm 1969, (Tài liệu dịch tham khảo), Hà Nội.
4. Bảo hiểm xó hội Việt Nam (2009), Công văn số 1615/BHXH-CSXH ngày 2/6 hướng
dẫn thực hiện thu, chi bảo hiểm thất nghiệp, Hà Nội.
5. Bảo hiểm xó hội Việt Nam (2009), Công văn số 2035/BHXH-CSXH ngày 26/6 về sửa
đổi, bổ sung Công văn số 1615/BHXH-CSXH ngày 2/6/2009, Hà Nội.
6. Bảo hiểm xó hội Việt Nam (2009), Báo cáo của Trung Quốc trong Hội nghị cấp cao
về an sinh xó hội các nước Đông Nam Á + Trung Quốc tổ chức tại Trung Sơn -
Trung Quốc, (Tài liệu dịch tham khảo), Hà Nội.
7. Bảo hiểm xó hội Việt Nam (2009), Báo cáo của đoàn Bảo hiểm xó hội Việt Nam đi
làm việc và khảo sát về bảo hiểm thất nghiệp tại Thái Lan, (Tài liệu lưu hành
nội bộ), Hà Nội.
8. Bảo hiểm xó hội Việt Nam (2009), Báo cáo của đoàn Bảo hiểm xó hội Việt Nam đi
làm việc và khảo sát về bảo hiểm thất nghiệp tại Hàn Quốc, (Tài liệu lưu hành
nội bộ), Hà Nội.
9. Bảo hiểm xó hội Việt Nam (2010), Công văn số 116/BHXH-CSXH ngày 15/01 về sửa
đổi bổ sung Công văn số 1615/BHXH-CSXH ngày ngày 2/6/2009, Hà Nội.
10. Bảo hiểm xã hội - Những điều cần thiết (2001), Nxb Thống kê, Hà Nội.
11. Bộ Lao động-Thương binh và Xó hội (2009), Thông tư số 04/2009/TT-BLĐTBXH
ngày 22/01 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP
ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Bảo hiểm xó hội về bảo hiểm thất nghiệp, Hà Nội.
12. Bộ Lao động-Thương binh và Xó hội (2009), Thông tư số 34/2009/TT-BLĐTBXH
ngày 16/10 về sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 04/2009/TT-BLĐTBXH
ngày 22/01/2008, Hà Nội.
13. Bộ Lao động-Thương binh và Xó hội (2010), Tờ trỡnh số 29/TTr-BLĐTBXH ngày 7/6
về việc ban hành nghị định quy định chính sách đối với người lao động dôi dư do
thực hiện sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước
làm chủ sở hữu, Hà Nội.
14. Bộ Tài chính (2002), Quyết định số 85/2002/QĐ-BTC ngày 1/7 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính về việc thành lập "Quỹ hỗ trợ lao động", Hà Nội.
15. Bộ Tài Chính (2009), Thông tư số 96/2009/TT-BTC ngày 20/5 hướng dẫn chế độ tài
chính đối với quỹ bảo hiểm thất nghiệp, Hà Nội.
16. Cẩm nang dịch vụ việc làm (2005), Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
17. Chính phủ (2002), Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4 về việc trợ cấp đối với lao
động dôi dư trong doanh nghiệp nhà nước, Hà Nội.
18. Chính phủ (2002), Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương, Hà Nội.
19. Chính phủ (2003), Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18/4 quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về việc làm, Hà Nội.
20. Chính phủ (2003), Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 9/5 quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động, Hà Nội.
21. Chính phủ (2003), Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10 quy định về tuyển dụng,
sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước,
Hà Nội.
22. Chính phủ (2005), Nghị định số 19/2005/NĐ-CP ngày 28/02 quy định điều kiện, thủ
tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm, Hà Nội.
23. Chính phủ (2007), Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25/12 quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động-Thương binh và Xó hội,
Hà Nội.
24. Chính phủ (2008), Nghị định số 71/2008/NĐ-CP ngày 05/6 về sửa đổi, bổ sung một số
điều Nghị định số 19/2005/NĐ-CP ngày 28 tháng 2 năm 2005 của Chính phủ
quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc
làm, Hà Nội.
25. Chính phủ (2008), Nghị định số 94/2008/NĐ-CP ngày 28/8 về chức năng, nhiệm vụ
của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Hà Nội.
26. Chính phủ (2008), Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xó hội về bảo hiểm thất
nghiệp, Hà Nội.
27. "Cuộc chiến toàn cầu với thất nghiệp" (2003), Báo Quân đội nhân dân, ngày 1/5.
28. Đặng Anh Duệ (2008), "Một số ý kiến về tổ chức thực hiện chế độ bảo hiểm thất
nghiệp theo Luật Bảo hiểm xã hội", Hội thảo khoa học: Chính sách bảo hiểm thất
nghiệp ở Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức.
29. Đảng Cộng sản Việt Nam (1992), Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung
ương (khóa VII), Hà Nội.
30. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung
ương (khóa VIII), Hà Nội.
31. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. Nguyễn Văn Định (2008), Giáo trình Bảo hiểm, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà
Nội.
33. Nguyễn Văn Định (2008), "Vấn đề bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động ở Việt
Nam hiện nay", Hội thảo khoa học: Chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam,
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức.
34. Phạm Thị Định (2008), "Thực trạng lao động việc làm và thất nghiệp ở Việt Nam",
Hội thảo khoa học: Chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam, Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân tổ chức.
35. Phạm Thị Định (2008), "Kinh nghiệm tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở các nước" Hội
thảo khoa học: Chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam, Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân tổ chức.
36. Lê Duy Đồng (2002), "Thực trạng thị trường lao động ở Việt Nam và phương hướng
phát triển giai đoạn 2001 - 2010", Thông tin thị trường lao động, (1).
37. Nguyễn Thị Hải Đường (2008), "Điều kiện và khả năng đáp ứng nhu cầu bảo hiểm
thất nghiệp cho người lao động ở Việt Nam", Hội thảo khoa học: Chính sách bảo
hiểm thất nghiệp ở Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức.
38. Bùi Sỹ Lợi (2004), "Mấy ý kiến về giải quyết việc làm và dạy nghề cho người lao
động", Lao động và Công đoàn, (304).
39. "Mặt trái của trợ cấp thất nghiệp tại Pháp" (2004), Báo Quân đội nhân dân, ngày 2/3.
40. Nâng cao năng lực cán bộ công đoàn về công tác bảo hiểm xã hội (2006), Nxb Lao
động, Hà Nội.
41. Nguyễn Nam Phương - Ngô Quỳnh An (2008), "Đặc điểm tình hình thất nghiệp ở Việt
Nam", Hội thảo khoa học: Chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam, Trường
Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức.
42. Nguyễn Nam Phương - Ngô Quỳnh An (2008), "Một số vấn đề về khả năng tham gia
bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam", Hội thảo khoa học: Chính sách bảo hiểm thất
nghiệp ở Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức.
43. Quốc hội (1994), Luật Lao động, Hà Nội.
44. Quốc hội (2002), Luật Lao động (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
45. Quốc hội (2006), Luật Bảo hiểm xã hội, Hà Nội.
46. Quốc hội (2006), Dạy nghề, Hà Nội.
47. Quốc hội (2008), Luật Bảo hiểm y tế, Hà Nội
48. Phạm Đình Thành (2008), "Bàn về mô hình tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm
thất nghiệp ở Việt Nam", Hội thảo khoa học: Chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở
Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức.
49. Tổ chức Lao động Quốc tế (1934), Công ước số 44 ngày 23/6 về bảo đảm tiền trợ cấp
cho người thất nghiệp không tự nguyện.
50. Tổ chức Lao động Quốc tế (1952), Công ước số 102 ngày 22/6 về Quy phạm tối thiểu
về an sinh xã hội.
51. Tổ chức Lao động Quốc tế (1988), Công ước số 168 ngày 21/6 về xúc tiến việc làm và
bảo vệ chống lại thất nghiệp.
52. Tổ chức Lao động Quốc tế (2004), Một số công ước và khuyến nghị của Tổ chức Lao
động Quốc tế, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
53. Tổng cục Thống kê (2005), Báo cáo kết quả điều tra lao động việc làm năm 2004, Hà
Nội.
54. Tổng cục Thống kê (2005), Niên giám thống kê năm 2004, Hà Nội.
55. Tổng cục Thống kê (2006), Báo cáo kết quả điều tra lao động việc làm năm 2005, Hà
Nội.
56. Tổng cục Thống kê (2006), Niên giám thống kê năm 2005, Hà Nội.
57. Tổng cục Thống kê (2007), Báo cáo kết quả điều tra lao động việc làm năm 2006, Hà
Nội.
58. Tổng cục Thống kê (2007), Niên giám thống kê năm 2006, Hà Nội.
59. Tổng cục Thống kê (2008), Báo cáo kết quả điều tra lao động việc làm năm 2007, Hà
Nội.
60. Tổng cục Thống kê (2008), Niên giám thống kê năm 2007, Hà Nội.
61. Tổng cục Thống kê (2009), Niên giám thống kê năm 2008, Hà Nội.
62. Tổng cục Thống kê (2010), Báo cáo kết quả điều tra lao động việc làm năm 2009, Hà
Nội
63. Tổng cục thống kê (2008), Những kết quả chủ yếu - Điều tra biến động dân số, nguồn
lao động và kế hoạch hóa gia đình, ngày 1/4, Hà Nội.
64. Vụ Chính sách Lao động và Việc làm (1997), Báo cáo nghiên cứu "Dự ỏn mụ hỡnh
chớnh sỏch để thực hiện bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam", Hà Nội.
65. Vụ Chính sách Lao động và Việc làm (1999), Báo cáo Đề án "Chính sách bảo hiểm
thất nghiệp ở Việt Nam", Hà Nội.
Tiếng Anh
66. Global Employment Trends, Geneve, 2003.
67. Global Employment Trends, Geneve, 2004.
68. Key Indicators of the Labour Market, Geneve, 2004.
69. Social Protection Discussion Paper Series, Geneve, 2005.
70.
Phụ lục
Phụ lục 1
Tình hình thu BHTN năm 2009 và 9 tháng đầu năm 2010
STT
BHXH
Năm 2009 Tính đến tháng 9/2010
Số người
(người)
Số tiền
(triệu đồng)
Số người
(người)
Số tiền
(triệu đồng)
I VùNG ĐồNG BằNG SÔNG HồNG
1 Hà Nội 854.751 367.152 914.089 292.134
2 Hải Phòng 191.452 65.239 210.991 60.702
3 Vĩnh Phúc 74.224 26.310 76.275 19.377
4 Bắc Ninh 60.837 19.602 80.036 23.963
5 Hải Dương 120.041 34.939 133.610 36.552
6 Hưng Yên 62.771 17.290 66.275 18.331
7 Hà Nam 25.709 7.788 32.518 8.354
8 Nam Định 58.229 17.508 60.524 19.116
9 Thái Bình 54.349 14.737 60.168 12.606
10 Ninh Bình 27.259 8.148 45.731 16.127
Tổng 1.529.622 578.713 1.680.217 507.262
II VùNG ĐÔNG BắC
11 Hà Giang 5.611 1.989 21.767 6.400
12 Cao Bằng 9.495 3.416 11.553 3.537
13 Lào Cai 15.480 5.517 17.218 5.389
STT
BHXH
Năm 2009 Tính đến tháng 9/2010
Số người
(người)
Số tiền
(triệu đồng)
Số người
(người)
Số tiền
(triệu đồng)
14 Bắc Kạn 4.782 1.659 5.091 1.497
15 Lạng Sơn 26.996 9.675 30.372 11.504
16 Tuyên Quang 19.844 7.625 29.716 13.225
17 Yên Bái 15.687 6.092 15.484 4.600
18 Thái Nguyên 73.828 29.491 76.838 24.741
19 Phú Thọ 89.667 31.559 60.733 34.363
20 Bắc Giang 45.066 12.669 57.083 12.309
21 Quảng Ninh 177.093 75.819 188.893 67.060
Tổng 483.549 185.511 514.748 184.625
III VùNG TÂY BắC
22 Điện Biên 21.214 8.279 21.613 7.292
23 Lai Châu 14.701 4.733 4.359 6.202
24 Sơn La 44.737 18.095 46.765 14.664
25 Hoà Bình 20.650 7.249 29.982 10.614
Tổng 101.302 38.356 102.719 38.772
IV VùNG BắC TRUNG Bộ
26 Thanh Hoá 76.446 24.236 106.232 33.188
27 Nghệ An 129.167 52.475 120.726 43.100
28 Hà Tĩnh 20.515 6.779 49.363 16.348
STT
BHXH
Năm 2009 Tính đến tháng 9/2010
Số người
(người)
Số tiền
(triệu đồng)
Số người
(người)
Số tiền
(triệu đồng)
29 Quảng Bình 25.723 9.186 39.795 20.140
30 Quảng Trị 30.016 12.105 30.754 10.158
31 TT- Huế 62.227 22.708 69.274 22.764
32 Đà Nẵng 121.005 46.379 134.858 45.561
33 Quảng Nam 68.158 23.394 74.619 23.664
34 Quảng Ngãi 39.789 15.422 44.792 15.851
35 Bình Định 59.113 22.537 61.252 20.649
36 Phú Yên 24.923 8.525 33.128 13.911
37 Khánh Hoà 67.306 22.270 65.555 29.925
Tổng 724.388 266.016 830.348 295.259
V KHU VựC TÂY NGUYÊN
38 Kon Tum 11.886 4.222 22.310 10.974
39 Gia Lai 40.124 14.327 49.334 16.173
40 Đăk Lăk 36.728 13.525 66.536 25.849
41 Đăk Nông 6.359 1.971 7.280 4.363
42 Lâm Đồng 26.738 9.438 39.720 13.238
Tổng 121.835 43.483 185.180 70.597
VI VùNG ĐÔNG NAM Bộ
STT
BHXH
Năm 2009 Tính đến tháng 9/2010
Số người
(người)
Số tiền
(triệu đồng)
Số người
(người)
Số tiền
(triệu đồng)
43 TP. Hồ Chí Minh 1.345.122 610.910 1.402.478 545.672
44 Ninh Thuận 22.566 8.678 23.035 7.589
45 Bình Thuận 48.445 17.699 50.123 15.892
46 Bình Dương 492.234 169.903 532.788 148.944
47 Bình Phước 50.577 18.656 55.672 17.634
48 Đồng Nai 442.694 168.021 445.832 140.639
49 Bà Rịa - Vũng
Tàu
104.677 57.835 113.878 50.509
50 Tây Ninh 58.373 18.260 65.794 16.668
Tổng 2.564.688 1.069.962 2.689.600 943.552
VII VùNG ĐồNG BằNG SÔNG CửU LONG
51 Long An 102.548 29.594 120.968 31.132
52 Đồng Tháp 52.677 19.196 54.990 19.158
53 An Giang 49.373 18.321 56.591 20.875
54 Tiền Giang 56.160 21.259 60.702 20.179
55 Vĩnh Long 30.162 9.816 37.654 13.572
56 Bến Tre 36.051 14.113 39.151 13.466
57 Kiên Giang 20.254 7.575 19.822 7.086
58 Cần Thơ 56.345 19.295 131.634 20.838
STT
BHXH
Năm 2009 Tính đến tháng 9/2010
Số người
(người)
Số tiền
(triệu đồng)
Số người
(người)
Số tiền
(triệu đồng)
59 Hậu Giang 7.033 2.303 15.866 4.802
60 Trà Vinh 18.070 4.666 27.323 8.755
61 Sóc Trăng 16.798 5.786 24.013 10.721
62 Bạc liêu 5.410 1.856 6.892 2.254
63 Cà Mau 16.675 4.615 28.892 9.820
Tổng 467.556 158.385 624.498 182.658
Tổng cộng 5.992.940 2.340.426 6.627.310 2.222.725
Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: Những Vấn Đề Lý Luận CHUNG Về Chính Sách bảo
hiểm thất nghiệp
6
1.1. Khái quát về thất nghiệp, bảo hiểm thất nghiệp 6
1.2. Những vấn đề cơ bản về chínhsách bảo hiểm thất nghiệp 19
1.3. Kinh nghiệm về chính sách bảo hiểm thất nghiệp của một số nước
trên thế giới và một số bài học cho Việt Nam
37
Chương 2: Thực Trạng Thất Nghiệp Và Chính Sách bảo hiểm thất
nghiệp ở Việt NAM Từ NĂM 2004 Đến NAY
48
2.1. Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam từ 2004 đến nay 48
2.2. Thực trạng chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay 56
2.3. Đánh giá chung 82
Chương 3: QUAN Điểm Và Một Số Giải Pháp Chủ Yếu Hoàn
Thiện Chính Sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt
NAM
87
3.1. Quan điểm hoàn thiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
hiện nay
87
3.2. Một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp 89
KẾT LUẬN 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
Phụ lục 110
danh mục các chữ viết tắt
BHXH: Bảo hiểm xã hội
BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
Tờn bảng Trang
1.1 So sánh quy định về BHTN của Hàn Quốc và Việt Nam 39
1.2 So sánh quy định về BHTN của Trung Quốc và Việt Nam 42
1.3 So sánh quy định về BHTN của Thái Lan và Việt Nam 44
1.4 So sánh quy định về BHTN của CHLB Đức và Việt Nam 46
2.1 Nguồn lao động thường xuyên được chia theo giới tính
và khu vực, giai đoạn 2004-2009
49
2.2 Trình độ học vấn của lực lượng lao động năm 2008 49
2.3 Tỷ trọng lao động có việc làm chia theo khu vực kinh tế qua
hai cuộc điều tra 1/7/1999 và 1/9/2009
50
2.4 Tỷ trọng lao động có việc làm theo vị thế làm việc qua hai
cuộc điều tra 1/8/2007 và 1/9/2009
51
2.5 Tình hình thất nghiệp ở Việt Nam (2004-2009) 51
2.6 Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam phân theo khu vực thành thị
và nông thôn (2004- 2009)
52
2.7 Tỷ lệ thất nghiệp thành thị và thiếu việc làm nông thôn 52
2.8 Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam phân theo giới tính (2004- 2009) 53
2.9 Tỷ lệ thất nghiệp thành thị chia theo vùng lãnh thổ 54
2.10 Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động thất nghiệp qua
hai cuộc điều tra 1/8/ 2007 và 1/9/2009
55
2.11 Chế độ BHTN ở Việt Nam hiện nay 59
2.12 Tình hình thu BHTN năm 2009 và 9 tháng đầu năm 2010 77
3.1 So sánh lựa chọn mô hình tổ chức BHTN 98
DANH MỤC CÁC Mễ HèNH
Số hiệu
mụ hỡnh
Tờn mụ hỡnh Trang
2.1 Mô hình tổ chức thực hiện BHTN hiện nay 75
3.1 Mô hình BHXH Việt Nam hiện nay 95
.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN-Chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay.pdf