7. Nhìn một cách tổng quát nhất thì những chính sách của Mỹ đối với Grudia suy cho
cùng quan trọng nhất vẫn là chính sách an ninh năng lượng. Việc đảm bảo nguồn cung cấp
dầu và khí đốt cho một nền kinh tế khổng lồ đang khát dầu như Mỹ đã có ảnh hưởng và
phần lớn quyết định đến các chính sách khác của Washington đối với Grudia trong các lĩnh
vực quân sự, chính trị hay phát triển dân chủ
8. Những nỗ lực điều chỉnh và thúc đẩy quan hệ với Grudia được tiến hành trong suốt
hai nhiệm kỳ của tổng thống George W. Bush, cuối cùng đã dẫn đến ký kết Hiệp định đối
tác chiến lược giữa Hoa Kỳ và Grudia. Hiệp định này đã khẳng định sự ủng hộ của Mỹ đối
với đồng minh Grudia và đã tạo ra được một bước ngoặt quan trọng trong quan hệ giữa hai nước.
132 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1204 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chính sách của Hoa Kỳ đối với Grudia (1993-2009), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng giềng phía nam của mình nữa.
Trên thực tế, chính những nguồn năng lượng ở vùng biển Caxpi đã thu hút sự chú ý
của giới lãnh đạo nước Mỹ và cũng là nguồn gốc phát sinh mọi chính sách khác của Mỹ đối
với các nước ở khu vực Caxpi nói chung và Grudia nói riêng. Việc Mỹ giúp đỡ xây dựng hệ
thống đường ống dẫn dầu BTC (Bacu - Tbilisi - Ceyhan) và sau đó là BTE (Bacu- Tbilisi -
Erzurum) để vận chuyển dầu và khí đốt từ khu vực này tới các thị trường thế giới, tránh đi
qua lãnh thổ Nga cho thấy mưu toan do Mỹ đưa ra và được nhiều đồng minh của Liên Xô
cũ hối hả thực hiện là giảm bớt ảnh hưởng của Nga đối với toàn khu vực này, cả về kinh tế,
chính trị, ngoại giao và quân sự. Và việc hoàn thành các đường ống dẫn dầu và dẫn khí đốt
tự nhiên này cũng chứng tỏ một bước tiến vượt bậc trong việc hợp tác phát triển năng lượng
và vận hành hành lang năng lượng dưới thời tổng thống Bush so với thời tổng thống
B.Clinton.
Bên cạnh đó, để đảm bảo an ninh dầu khí, bảo vệ hành lang vận chuyển năng lượng
và đế chống khủng bố thì Mỹ đã thực hiện một chính sách đối ngoại khác là hợp tác quân sự
với ba nước trong khu vực Nam Cápcadơ. Mỹ đã tăng cường sự hiện diện quân sự ở Trung
Á và Nam Cápcadơ. Những nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ này cũng được Mỹ hứa bảo
trợ với tham vọng biến nơi đây trở thành hậu cứ của Mỹ. Ở giai đoạn đầu, sự hợp tác của
Mỹ và các nước Trung Á, Nam Cápcadơ diễn ra trong khuôn khổ các dự án mà Mỹ giúp đỡ
các nước này. Đồng thời, sự có mặt của Mỹ tại Trung Á và Grudia cũng đã áp sát biên giới
của Nga. Như vậy, với việc giương cao ngọn cờ chống khủng bố thì sự hợp tác, hỗ trợ về
lĩnh vực an – quân sự của Mỹ dưói thời tổng thống Bush đã được đẩy mạnh hơn hẳn so với
thời tổng thống B.Clinton.
Đặc biệt, trong cuộc chiến cuộc chiến tranh 5 ngày giữa Grudia và Nga (7-12/8/2008,
Mỹ cũng đã ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ của Grudia và hứa hẹn viện trợ để giúp Grudia
khắc phục hậu quả sau chiến tranh. Tuy nhiên, trong thế đối trọng và so sánh lợi ích chiến
lược mà Mỹ có được ở Nga thì Mỹ đã không thể có một chính sách quyết đoán hơn trong
vấn đề này mà chỉ là sự thể hiện một thái độ lưng chừng và tránh một cuộc đối đầu trực diện
với Matxcơva.
Cho đến những ngày cuối cùng trong nhiệm kỳ II của tổng thống Bush, Mỹ và
Grudia đã đạt được thỏa thuận và đi đến ký kết một Hiệp định đối tác chiến lược nhằm tái
khẳng định sự ủng hộ của Mỹ đối với Grudia và tăng cường hơn nữa mối quan hệ giữa hai
nước trên nhiều lĩnh vực. Hiệp định này cũng được xem như một thành tựu quan trọng cho
việc điều chỉnh và thúc đẩy chính sách của Hoa Kỳ đối với Grudia dưới thời tổng thống
Bush.
Như vậy, so với thời tổng thống B.Clinton thì chính quyền Mỹ dưới thời tổng thống
Bush đã không ngừng đẩy mạnh và thực thi chính sách của mình đối với Grudia vì những
lợi ích thiết thực của Mỹ tại quốc gia này và đã đạt được những thành tựu nhất định.
KẾT LUẬN
Sau khi Liên bang Xô Viết tan rã, đã làm xuất hiện một khoảng trống quyền lực
trong không gian hậu Xô Viết và Mỹ đã nhanh chóng tiếp cận khu vực này.
1. Không phải là nước lớn như Ukraine, nhưng Grudia luôn có vị trí quan trọng trong
chính sách đối ngoại của Mỹ ở khu vực “sân sau” của Nga. Vấn đề mấu chốt chính là vị trí
của dải đất này. Nắm được Grudia là khống chế được hai vùng biển chiến lược Caspi và
Biển Đen. Ngoài ý nghĩa về an ninh và quân sự, Grudia còn có vai trò chi phối hoạt động
vận chuyển dầu lửa và khí đốt – mặt hàng quan trọng, dòng máu nuôi sống nền kinh tế của
nhiều nước châu Âu nói chung và Mỹ nói riêng.
2. Dưới thời tổng thống George H. W. Bush, sau khi Grudia tuyên bố độc lập năm
1991, Mỹ đã nhanh chóng thiết lập quan hệ ngoại giao với Grudia. Mặc dù trong giai đoạn
đầu, Mỹ chưa có một chính sách riêng biệt đối với quốc gia này (mà chỉ là những chính sách
chung cho các quốc gia vừa mới tách ra độc lập); nhưng cũng đã tạo ra những nền móng ban
đầu cho việc tiếp cận và thực hiện chính sách can dự của Mỹ đối với Grudia trong nhiệm kỳ
của các vị tổng thống kế nhiệm sau này.
3. Sang thời tổng thống B.Clinton, Hoa Kỳ vẫn chưa đưa ra một chính sách xuyên
suốt và lâu dài đối với Grudia; mà chính sách của Washington đối với Tbilisi phần lớn là hệ
quả của chính sách của Mỹ đối với Nga, Iran... Tuy vậy, vai trò của Grudia đã dần được
định hình trong chính sách đối ngoại của Washington trong các lĩnh vực an ninh quân sự,
chính trị và năng lượng. Trong đó, quan trọng nhất là vị trí chiến lược của Grudia trong
chính sách năng lượng của Mỹ ở giai đoạn này. Và đặc biệt, đến thời tổng thống Bush thì vị
trí chiến lược này của Grudia đã được phát huy triệt để hơn. Nếu như ở thời Tổng thống
B.Clinton, đất nước Grudia bé nhỏ và không giàu có về nguồn năng lượng dầu mỏ, lại được
Washington chọn làm quốc gia quá cảnh vận chuyển nguồn năng lượng dầu mỏ cho phương
Tây mà không qua lãnh thổ của Nga; thì đến thời Tổng thống Bush ý định này mới được
thực hiện thành công với việc đưa vào sử dụng tuyến đường ống dẫn dầu Baku-Tbilisi-
Ceyhan. Việc Mỹ xây dựng đường ống BTC tới nay vẫn là một trong những dấu ấn của
chiến lược tạo ra một rào chắn giữa Nga và các quốc gia Nam Cápcadơ để đảm bảo an ninh
dầu khí cho các nước phương Tây. Bên cạnh đó, đường ống dẫn khí đốt Nam Cápcadơ
(BTZ) cũng được thực thi dưới thời chính quyền Bush làm cho Grudia trở thành một quốc
gia ngày càng có vai trò quan trọng trong hành lang năng lượng của phương Tây.
4. Để bảo vệ tuyến đường ống dẫn dầu nằm gần đường biên giới đầy bất ổn của Nga,
hẳn nhiên Mỹ phải tăng cường vấn đề an ninh – quân sự, không ngừng trang bị trang thiết
bị, vũ khí chiến đấu và huấn luyện binh sĩ cho Grudia. Và dưới thời Bush, chính sách này
được đẩy mạnh hơn hẳn so với thời Tổng thống B.Clinton. Mặt khác, với tác động to lớn
của sự kiện nước Mỹ bị khủng bố vào ngày 11/9/2001, Tổng thống Bush đã gương cao ngọn
cờ chống khủng bố, thiết lập nhiều căn cứ quân sự và huấn luyện quân đội ở nhiều nước trên
thế giới để thực thi chính sách chống khủng bố của mình. Grudia cũng không phải là một
trường hợp ngoại lệ. Mỹ đã huấn luyện và hỗ trợ rất nhiều cho quân đội Grudia và được đáp
lại bằng việc quốc gia này đã gửi quân giúp Mỹ chống khủng bố tích cực ở khu vực Trung
Đông.
5. Mặt khác, để thực hiện chiến lược toàn cầu, siết chặt các nước vào trong tầm ảnh
hưởng và kiểm soát của Mỹ thì ngọn cờ thúc đẩy dân chủ đã được các đời tổng thống Mỹ
giương cao và tận dụng triệt để. Việc hỗ trợ thúc đẩy dân chủ kiểu Mỹ cũng đã được chính
quyền B.Clinton tiến hành ở Grudia, nhưng phải đến thời Tổng thống Bush với chính sách
hỗ trợ và hậu thuẫn đắc lực của chính quyền và các tổ chức xã hội ở Washington thì chính
sách thúc đẩy dân chủ kiểu Mỹ mới thực sự đem lại kết quả và đem đến một sự thay đổi lớn
đối với chính quyền Grudia. Dưới sự hậu thuẫn đắc lực của Mỹ, phe đối lập ở Grudia đã tiến
hành thành công cuộc “Cách mạng hoa hồng” vào năm 2003 lật đổ chính quyền
Shevarnadze đưa Sasskashvili lên làm Tổng thống, xây dựng một chính quyền mới thân
phương Tây, thoát khỏi ảnh hưởng của Nga.
6. Chính sách của Mỹ đối với Grudia từ thời B.Clinton cho đến thời Bush cũng đề
cập đến nguyện vọng giải quyết vấn đề chia cắt lãnh thổ ở Grudia. Sau khi tách ra độc lập từ
năm 1991, tình hình Grudia luôn bất ổn bởi những cuộc xung đột li khai giữa Grudia và các
khu vực tự trị Abkhadia, Nam Ossetia. Đặc biệt, với cuộc xung đột Nga – Grudia vào tháng
8/2008 về vấn đề Nam Ossetia, Mỹ đã có những nỗ lực lên tiếng phản đối hành động của
Nga và nêu cao sự đồng hành, sát cánh của Mỹ đối với Grudia trong cuộc chiến thống nhất
lãnh thổ Grudia. Có thể khẳng định rằng trong vấn đề giành quyền can dự và giải quyết tình
trạng chia cắt lãnh thổ của Grudia từ thời B.Clinton cho đến thời Bush thì chính quyền Bush
đã có những chính sách cụ thể và mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, trong thế đối trọng và phải lựa
chọn giữa Nga và Grudia đối với lợi ích của Mỹ trong Chiến lược toàn cầu thì hẳn nhiên Mỹ
không thể lựa chọn Grudia mà để mất lòng Nga. Cho nên mặc dù chính sách của Mỹ đối với
vấn đề này đã được thúc đẩy hơn trước nhưng vẫn không đem lại được kết quả mà chính
quyền Sasskashvili mong muốn.
7. Nhìn một cách tổng quát nhất thì những chính sách của Mỹ đối với Grudia suy cho
cùng quan trọng nhất vẫn là chính sách an ninh năng lượng. Việc đảm bảo nguồn cung cấp
dầu và khí đốt cho một nền kinh tế khổng lồ đang khát dầu như Mỹ đã có ảnh hưởng và
phần lớn quyết định đến các chính sách khác của Washington đối với Grudia trong các lĩnh
vực quân sự, chính trị hay phát triển dân chủ
8. Những nỗ lực điều chỉnh và thúc đẩy quan hệ với Grudia được tiến hành trong suốt
hai nhiệm kỳ của tổng thống George W. Bush, cuối cùng đã dẫn đến ký kết Hiệp định đối
tác chiến lược giữa Hoa Kỳ và Grudia. Hiệp định này đã khẳng định sự ủng hộ của Mỹ đối
với đồng minh Grudia và đã tạo ra được một bước ngoặt quan trọng trong quan hệ giữa hai
nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tiếng Việt:
* Sách
1. Brzezinski Z., Lê Phương Thúy dịch (1999), Bàn cờ lớn, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
2. Bill Clinton (2007), “Đời tôi-My Life”, Nxb Công an Nhân dân. Tp HCM.
3. Phí Như Chanh (chủ biên) (2004): Thế giới, khu vực và một số nước lớn bước vào năm
2004, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Vương Dật Châu (2004), An ninh quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa: Sách tham khảo,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Clinton W. (1997), Chiến lược an ninh quốc gia–sự cam kết và mở rộng, 1995- 1996,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Trịnh Huy Hóa (biên dịch) (2005), Geogria, Nxb Trẻ.
7. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Quan hệ quốc tế (2001), Giáo trình quan
hệ quốc tế, Hệ cử nhân chính trị.
8. Hà Mỹ Hương (2003), Quan hệ Nga – Mỹ sau Chiến tranh lạnh: Sách tham khảo, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Jentleson Bruce W., Linh Lan, Yên Hương, Diệu Hương, Ngọc Uyểndịch (2004),
Chính sách đối ngoại Hoa Kỳ: Động cơ của sự lựa chọn trong thế kỷ XXI (sách tham
khảo), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Trần Bá Khoa (2000), Tìm hiểu những thay đổi lớn trong chiến lược quân sự của Mỹ,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Nguyễn Văn Lập (2002), Trật tự thế giới sau 11 – 9, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
12. Nguyễn Văn Lập (chủ biên) (2002), Quan hệ Nga – Mỹ vừa là đối tác vừa là đối thủ,
Nxb Thông tấn, Hà Nội.
13. Maridôn Tuarenơ (1996), Sự đảo lộn của thế giới địa chính trị thế kỷ XXI, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
14. Trình Mưu – Vũ Quang Vinh (chủ biên)(2005), Quan hệ quốc tế những năm đầu thế kỷ
XXI: vấn đề, sự kiện và quan điểm, Nxb Lý luận chính trị.
15. Nguyễn Duy Quý (chủ biên) (2002), Thế giới trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Randall B. Ripley và James M. Lindsay (chủ biên) (2002), Chính sách đối ngoại của
Hoa Kỳ sau Chiến tranh lạnh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Phạm Minh Sơn (chủ biên) (2008), Chính sách đối ngoại của một số nước lớn trên thế
giới, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
18. Thomas J. McCormick (2004), Nước Mỹ nửa thế kỷ chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ
trong và sau Chiến tranh lạnh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Nguyễn Quang Thuấn (chủ biên) (2007), Cộng đồng các quốc gia độc lập: quá trình
hình thành và phát triển, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
20. Lê Bá Thuyên (1997), Hoa Kỳ: cam kết và mở rộng: chiến lược toàn cầu mới của Mỹ,
Nxb Khoa học xã hội.
21. Tình hình thế giới 1989 – 1990: niên san kinh tế và địa chính trị thế giới, Nxb Khoa học
xã hội, 1990.
22. Viện Thông tin Khoa học Xã hội (2003), Khủng bố và chống khủng bố với vấn đề an
ninh quốc tế, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
23. Viện thông tin khoa học xã hội (2004), Chủ nghĩa khủng bố toàn cầu: vấn đề và cách
tiếp cận, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
* Báo, tạp chí
24. Hồ Châu (2005), “Chiến lược Á – Âu của Mỹ từ sau Chiến tranh lạnh – nhìn từ góc độ
địa – chính trị”, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, (1), tr.19–26.
25. Phạm Văn Dân – Phạm Thị Phúc (2001), “Những xu hướng khác nhau trong chính sách
đối ngoại của Nga và Mỹ thời gian gần đây”, Tạp chí nghiên cứu châu Âu, (6), tr.
45–51.
26. Nguyễn Tùng Dương (2009), “Tương lai thế và lực của Mỹ: “khoảnh khắc đơn cực” đã
thực sự chấm dứt?”, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, (1), tr. 133–148.
27. Giôn Phôn–Xtơ (2003), “Chủ nghĩa đế quốc và cuộc chiến vì dầu lửa”, Tạp chí cộng
sản, (32), tr. 57–61.
28. Nguyễn An Hà (2008), “Những động thái mới trong chính sách đối ngoại của Liên
Bang Nga”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, (8), tr. 3–14.
29. Nguyễn An Hà (2009), “Sự trỗi dậy của Liên Bang Nga trong bối cảnh mới”, Tạp chí
cộng sản, (798), tr.102–106.
30. Đỗ Thanh Hải (2005), “Cạnh tranh ảnh hưởng Mỹ - Nga ở Trung Á và Cápcadơ sau sự
kiện 11/9”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (7), tr. 29–36.
31. Bùi Hiền (2008), “Chiến tranh Grudia là sự cáo chung chính sách đơn cực của Mỹ”, Tạp
chí Nghiên cứu châu Âu, (10), tr.15–23.
32. Nguyễn Thị Hoa (2002), “Mỹ muốn xây dựng “trật tự thế giới mới””, Tạp chí cộng sản,
(31), tr. 55–59.
33. Vũ Dương Huân (2008), “Xung đột quân sự ở Nam Ossetia: nguyên nhân, phản ứng
quốc tế và triển vọng tình hình”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, (8), tr.15–24.
34. Hà Mỹ Hương (1996), “Sự phát triển các xung đột liên quốc gia trong không gian hậu
Xô Viết”, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, (11), tr.36–41.
35. Hà Mỹ Hương (2001), “Sự điều chỉnh chiến lược toàn cầu sau Chiến tranh lạnh của Mỹ:
từ G.Bush (cha) đến Bill Clinton”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (1), tr.38–43.
36. Nguyễn Thái Yên Hương (2007), “Chính sách đối ngoại của Mỹ trong những năm cuối
nhiệm kỳ của tổng thống George W. Bush”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (2), tr.21–
32.
37. Đỗ Sơn Hải (2008), “Xung đột tại Nam Ossetia: một mẫu hình xung đột trong thời đại
toàn cầu hóa”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, (10), tr.24–29.
38. Nguyễn Văn Lan (2006), “Chiến lược toàn cầu mới của Mỹ và tác động của nó đối với
tình hình thế giới”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (2), tr.22–34.
39. Thái Văn Long (2002), “Những động thái mới trong chính sách đối ngoại của Liên
Bang Nga với Mỹ và Nato thời gian gần đây”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, (2),
tr.48–53.
40. Nguyễn Đình Luân (2003), “Tìm hiểu logic địa – chính trị trong chiến lược đối ngoại
của Mỹ sau Chiến tranh lạnh”, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, (1), tr.25–37.
41. Nguyễn Đình Luân (2004), “Tìm hiểu logic kinh tế trong chính sách đối ngoại của Mỹ”,
Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, (58), tr.53-58.
42. Phan Doãn Nam (2009), “Năm 2008: sự hình thành của thế giới đa cực?”, Tạp chí cộng
sản, (795), tr.101–106.
43. Ngô Duy Ngọ (2008), “Chính trị hóa vấn đề năng lượng trong quan hệ quốc tế”, Tạp chí
Nghiên cứu Châu Âu, (2), tr.20–32.
44. Đỗ Trọng Quang (2006), “Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trước và sau vụ khủng bố
11/9”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (1), tr.45–51.
45. Minh Thành (2008), “Cuộc chiến Nga - Grudia và những điều chưa biết”, báo Tin tức,
số 122 (2860).
46. Nguyễn Đức Thắng (2007), “Âm mưu, thủ đoạn của Mỹ và Phương Tây tiến hành
“Cách mạng màu sắc” ở các nước Trung Á và Đông Âu”, Tạp chí Nghiên cứu Châu
Âu, (5), tr.14–20.
47. Thông tấn xã Việt Nam (1993), “Bill Clinton - Diễn văn nhậm chức tổng thống ngày
20-1-1993”, Tin nhanh ngày 21/1.
48. Thông tấn xã Việt Nam (1994), “Bill Clinton – Thông điệp liên bang ngày 25-1-1994”,
TLTKĐB, ngày 29/1.
49. Thông tấn xã Việt Nam (1994), “Các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ xếp hàng xin
viện trợ Mỹ”, TLTKĐB, ngày 15/03.
50. Thông tấn xã Việt Nam (2001), “Phát biểu của Tổng thống G.Bush trước Quốc hội Mỹ
ngày 21/9/2001”, TLTKĐB, ngày 25-26/9.
51. Thông tấn xã Việt Nam (2002), “Vấn đề năng lượng của khu vực Caxpi đang ở bước
ngoặt”, TLTKĐB, Các vấn đề quốc tế, tháng 5.
52. Thông tấn xã Việt Nam (2004), “Thái độ của Nga và Mỹ trước cuộc khủng hoảng ở
Grudia”, TLTKĐB, ngày 23/08.
53. Thông tấn xã Việt Nam (2004), “Xu thế và triển vọng địa chiến lược thế giới”,
TLTKĐB, Các vấn đề quốc tế, tháng 9.
54. Thông tấn xã Việt Nam (2004), “Trung Quốc, Nga, Mỹ có thể hợp tác ở Trung Á ?”,
TLTKĐB, Các vấn đề quốc tế, tháng 12.
55. Thông tấn xã Việt Nam (2005), ““Cách mạng đường phố” ở sân sau của Nga”, TLTK,
(4).
56. Thông tấn xã Việt Nam (2005), “Sự thay đổi của các nước cộng hòa hậu Xô Viết”,
TLTKĐB, ngày 11/06.
57. Thông tấn xã Việt Nam (2005), ““Cách mạng sắc màu” và cuộc đọ sức Mỹ - Nga ở khu
vực SNG”, TLTKĐB ngày 01/11.
58. Thông tấn xã Việt Nam (2007), “Thông điệp liên bang của tổng thống Putin”, TLTKĐB,
năm 2005, 2006, 2007.
59. Thông tấn xã Việt Nam (2008), "Phức tạp việc Nga công nhận độc lập Nam Ossetia và
Abkhadia", TLTKĐB, ngày 27/8.
60. Thông tấn xã Việt Nam (2008), "Grudia và cuộc đối đầu Nga-Mỹ", TLTKĐB, ngày
28/8.
61. Thông tấn xã Việt Nam (2008), "Rắc rối pháp lý qua việc Nga công nhận độc lập Nam
Ossetia và Abkhadia", TLTKĐB, ngày 28/8.
62. Thông tấn xã Việt Nam (2008), ““Nhân đạo”- mô hình can thiệp của Mỹ”, TLTKCN,
ngày 2/11.
63. Thông tấn xã Việt Nam (2008), “Về không gian địa - chính trị hậu Xô Viết”, TLTKĐB,
ngày18/12.
64. Lê Khương Thùy (2004), “Chiến lược an ninh quốc gia mới của chính quyền G.W.Bush
sau sự kiện 11–9 và tác động đối với Việt Nam”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (1), tr.
40–48.
65. Nguyễn Cảnh Toàn (2008), “Xung đột Grudia – Nga: liều thuốc thử?”, Tạp chí Nghiên
cứu châu Âu, (8), tr.25–35.
66. Trần Trọng (2005), “Dầu mỏ và những biến động trong quan hệ quốc tế”, Tạp chí Cộng
sản, (13), tr.68–72.
- Tiếng Anh:
67. Pavel K. Baev (1997), Challenges and Options in the Caucasus and Central Asia,
Strategic Studies Institute United States Army War College, at
1TU
68. Stephen J. Blank (1994), Energy and Security in Transcaucasia, Strategic Studies
Institute United States Army War College, at
1TU
69. Stephen J. Blank (2002), The Future of Transcaspian Security, Strategic Studies
Institute United States Army War College, at
1TU
70. Ariel Cohen, Ph.D.(2004), “America’s Grudian Challenge”, Heritage Foundation,
(910), January 12.
71. Svante E. Cornell (2005), ‘US engagement in the Caucasus: Changing gears’, Helsinki
Monitor, (2).
72. Svante E. Cornell (2007), Georgia after the rose revolution : geopolitical predicament
and implications for U.S. policy, Strategic Studies Institute United States Army War
College, at
1TU
73. Daniel Fried (2008), Current Situation in Georgia and Implications for U.S. Policy,
September 9, Washington, DC.
74. R. Craig Nation (2007), Russia, the United States, and the Caucasus, Strategic Studies
Institute United States Army War College, at
1TU
75. Jim Nichol (2003), Central Asia’s New States: Political Developments and Implications
for U.S. Interests, April 1, CRS IB9310.
76. Jim Nichol (2008), Armenia, Azerbaijan, and Georgia: Security Issues and Implications
for U.S. Interests, January 31, CRS RL30679.
77. Jim Nichol (2008), Georgia fRepulic]: Recent Developments and U.S. Interests,
December 10, CRS 97-727.
78. Jim Nichol (2008), Russia-Georgia Conflict in South Ossetia: Context and Implication
for U.S. Interests, October 24, CRS RL34618.
79. Jim Nichol (2008), Armenia, Azerbaigian, and Georgia: Political Developments and
Implications for U.S. Interests, November 6, CRS RL33453.
80. S. Frederick Starr and Svante E. Cornell (2005), The Baku-Tbilisi-Ceyhan Pipeline: Oil
Window to the West, Central Asia-Caucasus Institute and Silk Road Studies Program.
81. The White House, Office of the Press Secretary (2005), President Addresses and
Thanks Citizens in Tbilis, Georgia, May 5, at
1TU
82. US Department of State, Georgia
at 1TU
83. US Department of State (2002), The National Security Strategy of the United States of
America, at 1TU
84. US Department of State (2009), United States-Georgia Charter on Strategic
Partnership, Washington, D.C, on January 9, at
1TU
85. Stephen Zunes (2008), “US Role in Grudia Crisis”, Foreign Policy In Focus, August
14, Washington, DC.
- Web
86. 1TU
87. 1TU
88. 1TU
89. 1TU
90. 1TU
91. 1TU
92. 1TU
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Một số bản đồ, lược đồ và hình ảnh về Hoa Kỳ và Grudia
Hình 1: Bản đồ Grudia
Nguồn: 1TU
Hình 2: Bản đồ khu vực Nam Cápcadơ (Grudia, Azerbaijan, Armenia)
1TU
Hình 4: Vị trí đường ống dẫn dầu Nam Cápcadơ
Nguồn: 1TU
Hình 3 :Lược đồ một số cuộc “cách mạng sắc màu” tiêu biểu trong không gian SNG
(2003 – 2006)
“Cách mạng
hoa hồng”
2003
“Cách mạng
vàng chanh”
2005
“Cách mạng
cam” 2004
“Cách mạng
màu Jean”
2006
Hình 5: Tuyến đường ống dẫn dầu Baku-Tbilisi-Ceyhan
Nguồn: 1TU
Hình 6: Bản đồ chiến sự Grudia – Nam Ossetia
Nguồn: 1TU
Hình 7: Bộ trưởng quốc phòng Donald H. Rumsfeld đàm phán với Bộ trưởng quốc phòng Grudia-
tướng David Tevzadze (trái) và Đại sứ Mỹ tại Grudia Dick Miles (bên phải) sau khi đến Tbilisi,
Grudia vào ngày 5 tháng 12 năm 2003
Nguồn: 1TU
Hình 8: Ngoại trưởng Hoa Kỳ Colin Powell tiếp đón tổng thống Grudia tại Washington,
ngày 25/02/2004. Nguồn: 1TU
Hình 9: Tổng thống G. W. Bush và tổng thống Mikheil Saakashvili gặp nhau tại Tbilisi ngày
10/05/2005. Nguồn: 1TU
whitehouse.archives.gov/infocus/europe/2005/may/photoessay4/02.htmlU1T
Hình 10: Hàng ngàn người dân Grudia tụ tập tại Quảng trường Tự Do (Tbilisi-Grudia) để nghe
Tổng thống G.W.Bush phát biểu. Nguồn: 1TU
whitehouse.archives.gov/infocus/europe/2005/may/photoessay4/04.htmlU1T
Hình 11: Ngoại trưởng Hoa Kỳ Condoleezza Rice đến thăm Grudia sau cuộc xung đột Nam
Osectia, ngày 15/08/2008.
Nguồn: 1TU
Hình 12: Phó tổng thống Mỹ Cheney đến thăm Grudia vào ngày 04/09/2008
Nguồn: 1TU
georgia-ukraine-and-azerbaijan/U1T
Phụ lục 2: Những chuyến viếng thăm quan trọng giữa lãnh đạo hai nước Hoa Kỳ và
Grudia
- Từ Hoa Kỳ:
+ Tháng 12/2003: Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ - ông Donald
Rumsfeld.
+ Ngày 25-26/01/2004: Chuyến thăm của Ngoại trưởng Hoa Kỳ - ông Collin Powell.
+ Ngày 9-11/05/2005: Chuyến thăm của Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ - ông
Stephen Hadley.
+ Ngày 9-11/05/2005: Chuyến thăm của Ngoại trưởng Hoa Kỳ - Bà Condoleezza
Rice.
+ Ngày 9-11/05/2005: Chuyến thăm của Tổng thống Mỹ - Ông George W.Bush.
+ Ngày 19-21/03/2006: Chuyến thăm của Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ - Bà
Henrietta H.Fore.
+ Ngày 26-28/08/2006: Chuyến thăm của Đoàn đại biểu Quốc hội Hoa Kỳ do thượng
nghị sĩ Senator John McCain.
+ Ngày 16-18/10/2006: Chuyến thăm của Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ - ông Daniel
Fried.
+ Ngày 9/07/2008: Chuyến thăm của Ngoại trưởng Hoa Kỳ - Bà Condoleezza Rice.
+ Ngày 15/08/2008: Chuyến thăm của Ngoại trưởng Hoa Kỳ - Bà Condoleezza Rice.
+ Ngày 4/09/2008: Chuyến thăm của Phó tổng thống Hoa Kỳ - Ông Richard Cheney.
- Từ Grudia:
+ Ngày 24-27/02/2004: Chuyến thăm của Tổng thống Grudia – Ông Mikheil
Saakashvili.
+ Tháng 09/2004: Chuyến thăm của Tổng thống Grudia – ông Mikheil Saakashvili.
+ Tháng 9/2005: Chuyến thăm của Tổng thống Grudia – Ông Mikheil Saakashvili.
+ Ngày 15-17/12/2005: Chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ ngoại giao Grudia – ông
Gela Bezhuashvili.
+ Tháng 2/2006: Chuyến thăm của Thủ tướng Grudia – Ông Zurab Noghaideli.
+ Ngày 11-14/07/2006: Chuyến thăm của Phát ngôn viên chính phủ Grudia – Bà Nini
Burjanadze.
+ Tháng 9/2006: Chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ ngoại giao Grudia – Ông Gela
Bezhuashvili.
+ Ngày 3-6/07/2006: Chuyến thăm của Tổng thống Grudia – Ông Mikheil
Saakashvili.
+ Ngày 11/09/2007: Chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ ngoại giao Grudia – Ông Gela
Bezhuashvili.
+ Ngày 18-20/03/2008: Chuyến thăm của Tổng thống Grudia – Ông Mikheil
Saakashvili.
+ Ngày 20-23/04/2008: Chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ ngoại giao Grudia – Ông
Gregory Vashadze.
+ Tháng 1/2009: Chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ ngoại giao Grudia – Ông Gregory
Vashadze.
16TPhụ lục 3: Những Nghị quyết quan trọng của Quốc hội Hoa Kỳ:16T
6T+ 6TNghị quyết Thượng viện số 344. Thể hiện sự hỗ trợ cho kế hoạch hòa bình ở Nam
Ossetia của chính phủ Grudia và tái hòa nhập thành công vào lãnh thổ Grudia (21/12/2005).
6T+ 6TNghị quyết Thượng viện số 33. Thể hiện quan điểm của Thượng viện về việc Hoa
Kỳ cần phải mở rộng mối quan hệ với nước Cộng hòa Grudia bằng cách bắt đầu đàm phán
để tham gia vào một thỏa thuận thương mại tự do (ngày 18/01/2007).
6T+ 6TLuật Tự do Hợp nhất năm 2007 của NATO để chứng thực sự mở rộng hơn nữa của
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp
nhận kịp thời Albania, Croatia, Grudia, và Macedonia vào NATO và cho các mục đích khác
(10/04/2007).
6T+ 6TNghị quyết Thượng viện số 439 và Nghị quyết Hạ viện số 997. Thể hiện sự hỗ trợ
mạnh mẽ của Thượng viện / Hạ viện với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương để tham gia
vào một kế hoạch hành động thành viên với Grudia và Ukraina (14/02/2008 và 01/04/2008).
6T+ 6TNghị quyết Thượng viện số 550. Thể hiện quan điểm của Thượng viện về những
tuyên bố của Chính phủ Liên bang Nga làm ảnh hưởng đến sự toàn vẹn lãnh thổ của nước
Cộng hòa Grudia (03/06/2008).
6T+ 6TCộng hòa Grudia tăng cường hỗ trợ thương mại, phục hồi kinh tế, và xây dựng lại
Đạo luật năm 2008 (09/09/2008).
Phụ lục 4: Thông tin về Quan hệ giữa NATO và Grudia
- Năm 1992, Grudia trở thành một thành viên của Hội đồng hợp tác Bắc Đại Tây
Dương (NACC);
- Ngày 23/3/1994, Grudia tham gia chương trình Đối tác vì Hòa bình (PFP).
- Ngày 18/07/1995, Grudia tham gia Hiệp định về Quy chế Quân lực (SOFA) giữa
các quốc gia thành viên Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương và các quốc gia khác tham gia trong
chương trình Đối tác vì Hòa bình.
- Từ năm 1995, sự hợp tác đã đạt được những tiến bộ trong lĩnh vực giáo dục. Các
chuyên gia Grudia trải qua các khóa đào tạo thường niên tại trường NATO ở
Oberammergau (Đức) và trường Cao đẳng Quốc phòng NATO tại Rome (Italy).
- Năm 1996, Grudia xây dựng và đệ trình lên NATO Chương trình Hợp tác riêng
(IPP).
- Ngày 01/05/1997, Quốc hội Grudia phê chuẩn Hiệp định về Quy chế Quân lực
(SOFA) giữa các quốc gia thành viên Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương và các quốc gia khác
tham gia trong chương trình Đối tác vì Hòa bình.
- Ngày 30/05/1997, Hội đồng Quan hệ đối tác Châu Âu - Đại Tây Dương (EAPC) đã
được thành lập và Grudia trở thành một trong những thành viên sáng lập ra hội đồng này.
- Ngày 22/04/1998, một phái đoàn ngoại giao với NATO được thành lập và Đại sứ
Grudia trình quốc thư đến Tổng thư ký NATO.
- Tháng 03/1999, Grudia tham gia vào Qui trình hoạch định kế hoạch và đánh giá
(PARP) của chương trình Đối tác vì Hòa bình. Cứ hai năm, Grudia cam kết tham gia thực
hiện những mục tiêu hợp tác và nó sẽ giúp Grudia đạt được các khả năng tương tác và đảm
bảo sự tham gia thành công trong hoạt động gìn giữ hòa bình do NATO dẫn đầu.
- Ngày 19/10/2000, Quốc hội Grudia phê chuẩn Nghị định bổ sung Hiệp định về Quy
chế Quân lực (SOFA) giữa các quốc gia thành viên Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương và các
quốc gia khác tham gia vào chương trình Đối tác vì Hòa bình.
- Tháng 03/2001, Grudia thường xuyên tham vấn chính trị với Cơ quan quốc tế
NATO, và điều này trở nên quan trọng thiết thực với Grudia. Những tham vấn thường được
tổ chức ở cấp Thứ trưởng Bộ Ngoại giao từ phía Grudia và người đứng đầu về chính trị từ
phía NATO.
Các cuộc họp cấp cao được tổ chức thường xuyên về các vấn đề kiểm soát vũ khí và
giải trừ quân bị dưới hình thức 26+1 (26 quốc gia thành viên của NATO + Grudia).
- Ngày 11-23/06/2001, huấn luyện quân sự quy mô lớn đa quốc gia "Đối tác Hợp tác
- 2001" được tổ chức chung giữa NATO và các nước đối tác ở Poti, Grudia.
- Ngày 17-28/06/2002, huấn luyện quân sự quy mô lớn đa quốc gia "Nỗ lực hợp tác
tốt nhất - 2002" được tổ chức giữa NATO và các nước đối tác ở Tbilisi, Grudia.
- Tháng 06/2002, Grudia tiến hành hợp tác với Cơ quan Cung cấp và Duy trì của
NATO (NAMSA) trong các chương trình thực hiện dưới sự bảo trợ của Quỹ Ủy thác
Chương trình Đối tác vì Hòa bình.
- Nghị quyết N1661 của Quốc hội Grudia (ngày 13/09/2002) cũng phù hợp với Điều
48 của Hiến pháp của Grudia, các nhà chức trách Grudia được hướng dẫn để bắt đầu thực
hiện, cùng với các cơ quan nghị viện tương ứng về một quá trình hội nhập vào NATO, thúc
đẩy và thực hiện có hiệu quả việc hội nhập vào NATO của Grudia và xác định chủ trương
quan trọng trong chính sách đối nội và đối ngoại của Grudia.
- Ngày 21- 22/11/2002, tại Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Prague, Grudia đưa ra
nguyện vọng của mình để trở thành thành viên NATO và bày tỏ mong muốn tham gia vào
chương trình mới "Kế hoạch Hành động cho chương trình Hợp tác" (IPAD).
- Ngày 28/12/2002, Hội đồng An ninh Quốc gia Grudia đã thông qua Chương trình
Nhà nước về hội nhập Châu Âu-Đại Tây Dương của Grudia. Chương trình bao gồm năm nội
dung chính: 1) các vấn đề chính trị và kinh tế; 2) các vấn đề quốc phòng và quân sự; 3) vấn
đề duy trì; 4) các vấn đề an ninh; 5) các vấn đề pháp lý.
- Ngày 14/03/ 2003, vòng tham vấn chính trị thứ ba đã được tổ chức giữa NATO và
Grudia tại Brussels, với sự tham gia của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Grudia và Phó Tổng Thư
ký NATO về các vấn đề Chính trị.
- Ngày 27/05/2003, theo Nghị định N235 của Tổng thống Grudia, Hội đồng điều
phối Quốc gia về Hội nhập Châu Âu-Đại Tây Dương được thành lập nhằm tăng cường nỗ
lực và phối hợp hành động của các cơ quan nhà nước trong quá trình hội nhập của Grudia
vào NATO. Hội đồng đã được chủ trì bởi Tổng thống Grudia.
- Tháng 09/2003, huấn luyện về lĩnh vực y tế trong quân đội với quy mô lớn đa quốc
gia "Med Care-Rescuer-03" đã được tổ chức ở Tbilisi giữa NATO và các nước đối tác.
- Tháng 12/2003, một dự thảo Kế hoạch Đối tác cho Grudia đã được soạn thảo.
- Ngày 07/04/2004, một cuộc họp cấp cao giữa Grudia và NATO tổ chức tại
Brussels, nơi Tổng thống Mikheil Saakashvili của Grudia đã trình bày với Tổng thư ký
NATO Jaap de Hoop Scheffer, giới thiệu Kế hoạch hành động trong chương trình đối tác
của Grudia.
- Vào ngày 23-24/04/2004, một phiên họp của Nhóm Cố vấn Chính sách Đại Tây
Dương đã được tổ chức ở Tbilisi dưới sự chủ trì của Phó Tổng Thư ký Chính trị NATO và
Đại sứ Gunter Altenburg.
- Ngày 07/06/2004, tại trụ sở NATO ở Brussels, Ủy ban Tăng cường Chính trị Cao
cấp (SPCR) đã tổ chức một cuộc họp với đại diện của Grudia dưới hình thức 26+1. Phó
Tổng Thư ký Chính trị NATO Gunter Altenburg dẫn đầu cuộc họp này, nhằm xem xét các
kế hoạch hành động quan hệ đối tác cá nhân Grudia.
- Ngày 28-29/06/2004, tại Hội nghị thượng đỉnh NATO tổ chức tại Istanbul, Grudia,
Azerbaijan và Uzbekistan chính thức gia nhập Kế hoạch Hành động Hợp tác.
- Tháng 08/2004, Kế Hoạch Hành động Hợp tác của Grudia đã được chính thức gởi
lên NATO.
- Ngày 29/10/2004, Hội đồng Bắc Đại Tây Dương của NATO đã thông qua Kế hoạch
Hành động Hợp tác của Grudia và Grudia chuyển sang giai đoạn thứ hai gọi là hội nhập
Châu Âu-Đại Tây Dương.
Kế hoạch Hành động Hợp tác của Grudia bao gồm bốn phần: 1. chính trị và các vấn
đề an ninh. 2. quốc phòng, an ninh và các vấn đề quân sự; 3. công khai thông tin, các vấn đề
khoa học và môi trường và quản lý cuộc khủng hoảng dân sự, 4. quản lý quốc phòng, an
ninh và quản lý tài nguyên. Phần đầu tiên của Kế hoạch là một cuộc khảo sát chung của các
vấn đề đã nêu trên, trong khi phần thứ hai bao gồm một danh sách cụ thể và thời gian liên
quan đến các biện pháp cần thiết. Kế hoạch này bao gồm một chương trình lớn về quốc
phòng và vấn đề an ninh, chẳng hạn như chính sách quốc phòng, chiến đấu chống khủng bố,
quan hệ với các nước láng giềng, lập kế hoạch quốc phòng, tài chính của hệ thống phòng
thủ, những tình huống khủng hoảng và phòng thủ dân sự.
- Năm 2005, theo quyết định của Tổng thống Grudia, một Ủy ban quốc gia đã được
thiết lập để thực hiện Kế hoạch Hành động Hợp tác. Ủy ban được giao nhiệm vụ phối hợp
và kiểm soát việc thực hiện Kế hoạch Hành động Hợp tác.
- Ngày 14/02/2005, thỏa thuận về việc bổ nhiệm nhân viên liên lạc Chương trình đối
tác vì hòa bình giữa Grudia và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương đã có hiệu lực, theo
đó một sĩ quan liên lạc cho Nam Caucasus được bổ nhiệm tới Grudia.
- Ngày 02/03/2005, một thỏa thuận đã được ký kết về việc Grudia hỗ trợ việc quá
cảnh của các lực lượng NATO và các nhân viên NATO.
Quá trình thực hiện Kế hoạch Hành động Hợp tác đang được tiến hành. Ngày 7-
11/03/2005, nhóm đánh giá việc thực hiện chương trình IPAP đã tới Tbilisi. Ngày
18/05/2005, xem xét đánh giá kết quả IPAP được tổ chức tại Brussels.
- Ngày 26-29/09/2005, nhóm đánh giá thực hiện chương trình IPAP đã tới Tbilisi để
đánh giá chương trình IPAP của Grudia. Ngày 5/10/2005, cuộc tham vấn đã được tổ chức
với đại diện của Cơ quan quốc tế của NATO.
- Ngày 06-09/03/2006, nhóm đánh giá thực hiện chương trình IPAP đã tới Tbilisi.
- Ngày 13/04/2006, các cuộc thảo luận của báo cáo đánh giá thực hiện Kế hoạch
Hành động Hợp tác đã được tổ chức tại trụ sở NATO, theo hình thức 26+1.
- Ngày 21/09/2006 một cuộc họp không chính thức các Bộ trưởng Ngoại giao của các
thành viên NATO được tổ chức tại New-York, đã thông qua một quyết định để bắt đầu tăng
cường đối thoại với Grudia về vấn đề gia nhập NATO. Grudia tham gia đối thoại là một
bước quan trọng trong quá trình chuyển đổi từ hình thức của quan hệ đối tác sang một ứng
viên của NATO. Đối thoại tăng cường đại diện cho một cơ chế hợp tác song phương giữa
Liên minh và Grudia, với mục tiêu chủ yếu cung cấp cơ sở để Grudia đi vào vào giai đoạn
MAP (Kế hoạch Hành động Thành viên).
- Ngày 14/12/2006, cuộc họp đầu tiên trong hình thức của đối thoại tăng cường về
các vấn đề thành viên đã được tổ chức tại trụ sở NATO ở Brussels. Trong cuộc họp, hai bên
đã thảo luận một loạt các vấn đề trong khuôn khổ đối thoại tăng cường và cũng đã nhất trí
về lịch trình cho các cuộc họp cho tương lai.
- Ngày 01/02/2007 cuộc tham vấn chuyên đề đầu tiên được tổ chức trong khuôn khổ
tăng cường đối thoại giữa Đoàn đại biểu Grudia và Nhân viên quốc tế của NATO. Các bên
đã thảo luận các vấn đề liên quan đến việc ưu tiên, quá trình liên tục cải cách và các kế
hoạch tương lai của Grudia trong lĩnh vực Quốc phòng.
- Ngày 19-23/02/ 2007 Nhóm đánh giá kế hoạch IPAP tới thăm Grudia.
- Ngày 21/03/2007, cuộc họp NATO-Grudia theo hình thức 26+1 ở cấp Ủy ban
Chính trị của NATO đã được tổ chức tại trụ sở NATO. Hội nghị đã tập trung giải quyết
những xung đột trên lãnh thổ của Grudia
. - Ngày 22/03/2007, lần tham vấn chuyên đề thứ hai dưới hình thức tăng cường đối
thoại giữa các phái đoàn Grudia và đại diện các nhân viên quốc tế của Liên minh đã được tổ
chức tại trụ sở NATO ở Brussels. Tại cuộc họp, hai bên tập trung vào một loạt các vấn đề
chính trị, bao gồm cả các vấn đề về giải quyết những xung đột, quyền con người và dân tộc
thiểu số, tăng cường các quy định của pháp luật, đấu tranh chống khủng bố.
- Ngày 15/05/2007, lần tham vấn chuyên đề thứ ba dưới hình thức tăng cường đối
thoại về các vấn đề pháp lý giữa Grudia và Nhân viên quốc tế của NATO đã được tổ chức
tại trụ sở NATO ở Brussels.
Cuộc họp với Ủy ban Chính trị-quân sự NATO (PMSC), theo hình thức 26+1, được
tổ chức tại Brussels vào ngày 05/06/2007. Tại cuộc họp, Grudia đã trình bày và thảo luận về
dự thảo Chiến lược Quốc phòng (SDR).
- Ngày 11/06/2007 lần tham vấn thứ 4 dưới hình thức tăng cường đối thoại về các
vấn đề bảo mật thông tin giữa Grudia và Văn phòng An Ninh NATO (NOS) đã được tổ
chức tại trụ sở NATO ở Brussels.
- Ngày 05/07/2007 lần tham vấn thứ 5 về vấn đề tài nguyên và các vấn đề kinh tế
giữa đoàn đại biểu Grudia và NATO đã được tổ chức tại trụ sở NATO ở Brussels.
- Ngày 02/10/2007 cuộc họp chính trị cao cấp được tổ chức tại trụ sở NATO,
Brussels theo hình thức 26+1 trong khuôn khổ tăng cường đối thoại về vấn đề giải quyết
xung đột.
- Ngày 28-31/10/2008 nhóm đánh giá của NATO đã đến thăm Grudia để đánh giá cải
cách trong khuôn khổ kế hoạch IPAP.
- Ngày 13-16/02/2008 một nhóm các đại diện thường trực của Latvia, Đức, Ý,
Estonia, Ba Lan và Hội đồng Bắc Đại Tây Dương viếng thăm Grudia.
- Ngày 18-19/02/2008 Hội thảo "Về khía cạnh An ninh kinh tế: phương pháp cải
thiện hợp tác trong Quốc phòng và An ninh" đã được tổ chức ở Tbilisi trong khuôn khổ
EAPC.
- Ngày 26 /03/2008 cuộc họp NATO-Grudia dưới hình thức 26+1 được tổ chức tại
trụ sở NATO, Brussels để xem xét đánh giá kế hoạch IPAP.
- Ngày 03/04/2008 tại Hội nghị thượng đỉnh Bucharest, Liên minh quyết định rằng
Grudia sẽ trở thành nước thành viên NATO.
- Ngày 24-25/04/2008 cuộc họp NATO-Grudia về các vấn đề chính trị được tổ chức
ở Tbilisi trong khuôn khổ đối thoại tăng cường.
- Ngày 28/04/2007 cuộc họp NATO-Grudia đã được tổ chức tại trụ sở NATO,
Brussels theo hình thức 26 +1 về các vấn đề giải quyết xung đột với sự tham gia của đại
diện đặc biệt của Grudia, ông David Bakradze.
- Ngày 03/06/2008 một cuộc gặp giữa Tổng thư ký NATO Jaap de Hoop Scheffer và
Chủ tịch Quốc hội Grudia, Nino Burjanadze đã diễn ra tại trụ sở NATO, Brussels.
- Ngày 17-19/6/2008 Hội thảo về việc cải thiện hệ thống nhân sự và dự trữ trong
ngành quốc phòng đã được tổ chức ở Tbilisi trong khuôn khổ EAPC.
- Ngày 17/06/2008 phái đoàn Grudia đã tổ chức cuộc họp với Văn phòng đại diện an
ninh NATO trong thời gian Phó Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Grudia thăm trụ sở NATO,
Brussels.
- Ngày 18/06/2008 cuộc họp NATO-Grudia về các vấn đề chính trị được tổ chức tại
trụ sở NATO, Brussels với sự tham gia của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Grudia, Eka
Tkeshelashvili.
- Ngày 20/06/2008 một cuộc họp giữa Tổng thống Grudia, ông Mikheil Saakashvili
và Tổng thư ký NATO Jaap de Hoop Scheffer đã được tổ chức tại trụ sở NATO, Brussels.
- Ngày 12/08/2008 cuộc họp NATO-Grudia đã được tổ chức tại trụ sở NATO,
Brussels theo hình thức 26+1 về các vấn đề “xâm lược” quân sự của Nga đối với Grudia.
- Ngày 12/08/2008 cuộc họp giữa NGF + Hoa Kỳ với các nhà lãnh đạo của đoàn đại
biểu các nước thành viên NATO được tổ chức tại trụ sở NATO, Brussels để thảo luận về
các sự kiện mới nhất ở Grudia.
- Ngày 19/08/2008 cuộc họp bất thường của các Bộ trưởng Ngoại giao các nước
thành viên được tổ chức tại trụ sở NATO, Brussels để thảo luận về các sự kiện mới nhất ở
Grudia.
- Vào ngày 21-22/08/2008 một nhóm gồm 15 đại diện của Ủy ban Kế hoạch Dân sự
khẩn cấp của NATO (CEP) viếng thăm Grudia để đánh giá thiệt hại gây ra bởi cuộc chiến
tranh với Liên bang Nga.
- Ngày 21-22/08/2008 đại diện đặc biệt của NATO ở Caucasus và Trung Á Robert
Simmons viếng thăm Grudia.
- Ngày 15-16/9/2008 văn bản pháp lý thành lập Ủy ban NATO-Grudia đã được ký
kết trong chuyến thăm chính thức của Hội đồng Bắc Đại Tây Dương và Tổng thư ký NATO
tới Grudia. và cuộc họp đầu tiên của Ủy ban này đã được tổ chức.
- Ngày 10/10/2008 cuộc họp chính thức giữa các Bộ trưởng Quốc phòng của Ủy ban
NATO-Grudia đã được tổ chức ở Budapest.
- Ngày 18/11/2008 cuộc họp toàn thể Hội đồng Nghị viện NATO được tổ chức tại
Valencia, Tây Ban Nha. Cuộc họp thông qua tài liệu về cuộc xung đột Nga-Grudia. Tài liệu
bày tỏ sự lo ngại về hoạt động của Nga.
- Ngày 3/12/2008 cuộc họp giữa các Bộ trưởng Ngoại giao của Ủy ban NATO -
Grudia được tổ chức tại trụ sở NATO ở Brussels. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao NATO quyết
định hợp tác với Grudia thông qua Ủy ban NATO-Grudia. Ủy ban này đã thảo luận và phát
triển Chương trình hợp tác quốc gia thường niên.
Phụ lục 5: Hiệp định đối tác chiến lược giữa Hoa Kỳ và Grudia
United States-Georgia Charter on Strategic Partnership
3TBUREAU OF EUROPEAN AND EURASIAN AFFAIRS
16TPreamble
The United States of America and Georgia:
1. Affirm the importance of our relationship as friends and strategic partners. We intend to
deepen our partnership to the benefit of both nations and expand our cooperation across a
broad spectrum of mutual priorities.
2. Emphasize that this cooperation between our two democracies is based on shared values
and common interests. These include expanding democracy and economic freedom,
protecting security and territorial integrity, strengthening the rule of law and respect for
human rights, including the right of dignified, secure and voluntary return of all internally
displaced persons and refugees, supporting innovation and technological advances, and
bolstering Eurasian energy security.
3. Stress our mutual desire to strengthen our relationship across the economic, energy,
diplomatic, scientific, cultural and security fields.
Section I: Principles of Partnership
This Charter is based on core basic principles and beliefs shared by both sides:
1. Support for each other’s sovereignty, independence, territorial integrity and inviolability
of borders constitutes the foundation of our bilateral relations.
2. Our friendship derives from mutual understanding and appreciation for our shared belief
that democracy is the chief basis for political legitimacy and, therefore, stability.
3. Cooperation between democracies on defense and security is essential to respond
effectively to threats to peace and security;
4. A strong, independent, sovereign and democratic Georgia, capable of responsible self-
defense, contributes to the security and prosperity not only of all Georgians, but of a Europe
whole, free and at peace.
5. An increasingly democratic Georgia can unleash the full creative potential of its
industrious citizens, and thereby catalyze prosperity throughout the region and beyond.
6. The United States encourages efforts by Georgia to deepen its political, economic,
security, and social ties with other nations of the Euroatlantic community.
7. The partners declare that their shared goal is the full integration of Georgia into European
and transatlantic political, economic, security, and defense institutions as Georgia meets the
necessary standards.
Section II: Defense and Security Cooperation
Our two countries share a vital interest in a strong, independent, sovereign, unified, and
democratic Georgia. The United States recognizes Georgia’s important contributions to
Coalition efforts in Iraq as demonstrating Georgia’s potential as a net provider of security.
Deepening Georgia’s integration into Euro-Atlantic institutions is a mutual priority, and we
plan to undertake a program of enhanced security cooperation intended to increase Georgian
capabilities and to strengthen Georgia’s candidacy for NATO membership. In this
connection, we note the Alliance’s affirmation at its Bucharest Summit in April 2008 that
Georgia will become a member of NATO.
1. Working within the framework of the NATO-Georgia Commission, the United States and
Georgia intend to pursue a structured plan to increase interoperability and coordination of
capabilities between NATO and Georgia, including via enhanced training and equipment for
Georgian forces.
2. Recognizing the persistence of threats to global peace and stability, and recalling the
Georgian and Russian commitment within the August 12 ceasefire agreement to the non-use
of force, the United States and Georgia intend to expand the scope of their ongoing defense
and security cooperation programs to defeat these threats and to promote peace and stability.
A defense and security cooperation partnership between the United States and Georgia is of
benefit to both nations and the region.
3. Acknowledging the growing threat posed by the proliferation of weapons of mass
destruction, the United States and Georgia pledge to combat proliferation of weapons of
mass destruction and dangerous technologies through adherence to international
nonproliferation standards, effective enforcement of export controls, and strengthened
enforcement of such controls.
4. Building on the existing cooperation among their respective agencies of defense and
armed forces, the United States supports the efforts of Georgia to provide for its legitimate
security and defense needs, including development of appropriate and NATO-interoperable
military forces.
Section III: Economic, Trade and Energy Cooperation
The United States and Georgia intend to expand cooperation to enhance job creation and
economic growth, support economic/market reform and liberalization, continue to improve
the business climate, and improve market access for goods and services. We recognize that
trade is essential to promoting global economic growth, development, freedom, and
prosperity. We welcome the emergence of a Southern Corridor of energy infrastructure. The
United States endeavors to facilitate the integration of Georgia into the global economy and
appropriate international economic organizations.
1. Acknowledging the importance of increased investment to economic growth and
development, the United States and Georgia intend to pursue an Enhanced Bilateral
Investment Treaty, to expand Georgian access to the General System of Preferences, and to
explore the possibility of a Free-Trade Agreement.
2. The United States is committed to assisting the post-war reconstruction and financial
stabilization of Georgia. We intend to work together to respond to the needs of the Georgian
people, implement policies and programs that reduce poverty in the country, and promote
the welfare of all Georgian citizens through investments and sustained improvements in the
health and education systems.
3. Recognizing the importance of a well-functioning, market-oriented energy sector, the
United States and Georgia intend to explore opportunities for increasing Georgia’s energy
production, enhance energy efficiency, and increase the physical security of energy transit
through Georgia to European markets. We intend to build upon over a decade of
cooperation among our two countries and Azerbaijan and Turkey, which resulted in the
Baku-Tbilisi-Ceyhan and Baku-Supsa oil pipelines and the Baku-Tbilisi-Erzurum natural
gas pipelines, to develop a new Southern Corridor to help Georgia and the rest of Europe
diversify their supplies of natural gas by securing imports from Azerbaijan and Central
Asia.
Section IV: Strengthening Democracy
Recognizing Georgia’s significant achievements to date, our two countries commit to work
together to strengthen media freedom, parliament, judicial reform, the rule of law, civil
society, respect for human rights and fundamental freedoms, and anti-corruption efforts. We
rededicate ourselves to our shared values of democracy, tolerance and respect for all
communities, and intend to cooperate as follows:
1. The United States and Georgia pledge cooperation to bolster independent media, freedom
of expression, and access to objective news and information, including through assistance to
journalists and media outlets.
2. The United States and Georgia pledge cooperation to strengthen further the rule of law,
including by increasing judicial independence. In this regard, the United States intends to
provide assistance in this process, including training of judges, prosecutors, defense
lawyers, and police officers. Through enhanced law-enforcement and judicial-branch
relationships, we plan to address common transnational criminal threats such as terrorism,
organized crime, trafficking in persons and narcotics, money laundering, and cyber crime.
3. The United States and Georgia plan to work together to promote good governance by
increasing the transparency and accountability of Georgia’s executive branch and legislative
processes, and expanding citizen and media access to government deliberation.
4. The United States and Georgia pledge to work together to increase political pluralism in
Georgia, including by encouraging the development of political parties, think tanks, and
non-governmental organizations, with their participation in developing legislation and
enacting reforms to create a more competitive electoral environment.
5. The United States and Georgia plan to work together to strengthen the capacity of
Georgian civil society to develop and analyze public policy, advocate on behalf of citizen
interests, participate in the legislative process, and provide oversight of public officials.
Section V: Increasing People-to-People and Cultural Exchanges
The United States and Georgia share a desire to increase our people-to people contacts and
enhance our cultural, educational and professional exchange programs that promote
democracy and democratic values and increase mutual understanding.
1. Recognizing the importance of increased contact between the people of the United States
and Georgia, both sides intend to promote further cultural and social exchanges and
activities through initiatives such as the Fulbright Program, the Future Leaders Exchange
Program (FLEX), Undergraduate Exchange (UGRAD), Legislative Education and Practice
(LEAP), the International Visitor Leadership Program, and the English Language Teaching
and Learning Program.
2. Stressing the necessity of innovation and dynamism to the future of our two countries, the
United States and Georgia intend to promote increased cooperation in higher education,
business, and scientific research. The United States plans to facilitate the application process
for U.S. visas consistent with U.S. laws and procedures so that qualified individuals in
cultural, educational, business, and scientific activities are given the opportunity to
participate.
3. In Georgia’s post-war environment, the United States and Georgia intend to restore
damaged cultural-heritage sites and media outlets, and to foster continued contacts between
the residents of Abkhazia and Tskhinvali Region/South Ossetia and the rest of Georgia.
Signed at Washington, DC on January 9, 2009.
For the United States of America: For Georgia:
Condoleezza Rice Grigol Vashadze
Secretary of State Minister of Foreign Affairs
1TU
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chinh_sach_cua_hoa_ky_doi_voi_grudia_1993_2009_3717.pdf