Sự kiện 11-9-2001 đóng vai trò là yếu tố kết nối Mỹ dưới thời tổng thống Bush và
Indonesia gần nhau hơn. Vì vậy, ngoài vị trí được xem là đối tác chiến lược của Mỹ ở
Đông Nam Á, Indonesia còn là đồng minh thân cận của Mỹ trong cuộc chiến chống
khủng bố. Nhưng Indonesia cũng là trở ngại của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố vì
tâm lí chống đối người Mỹ phát triển mạnh ở Indonesia và thái độ có phần dè chừng
trong việc hợp tác với Mỹ chống khủng bố của Chính phủ Indonesia.
Tóm lại, chiến lược toàn cầu của Mỹ được thực hiện ở Đông Nam Á, cụ thể là
chính sách của Mỹ đối với Indonesia (1993 – 2008) chứng tỏ: Mỹ luôn thực thi chính
sách ngoại giao trên thế mạnh, nhằm phục vụ lợi ích của Mỹ trong các giai đoạn khác
nhau. Và trong mỗi giai đoạn, một khi lợi ích thay đổi thì chính sách của Mỹ ngay lập
tức sẽ thay đổi cho phù hợp.
Chỉ có Chiến tranh lạnh, sự kết thúc chiến tranh lạnh và cuộc chiến chống khủng
bố mới giải thích được chính sách của Mỹ đối với Indonesia.
92 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1782 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Indonesia từ năm 1993 đến năm 2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c an ninh quốc gia, đây là sự điều
chỉnh lớn trong chính sách đối ngoại của Đảng Cộng hòa. Do đó, chiến lược an ninh
quốc gia “Đánh đòn phủ đầu” hay “Tấn công phòng ngừa” cũng được ra đời. Nhìn
chung, chiến lược đối ngoại của Mỹ thay đổi theo chiều hướng cứng rắn, hiếu chiến hơn
so với trước. Những mục tiêu cơ bản trong chiến lược toàn cầu của Mỹ không có gì thay
đổi như: duy trì vị trí cường quốc số một thế giới, nắm giữ vai trò lãnh đạo thế giới,
ngăn chặn các cường quốc thù địch, thúc đẩy nền kinh tế mở toàn cầu. Chính sách đối
ngoại hiếu chiến của chính quyền G.Bush đã khiến cho Mỹ trở thành đối tượng của chủ
nghĩa khủng bố ở khắp mọi nơi trên thế giới. Vì vậy, sau sự kiện 11/9/2001, cuộc chiến
chống khủng bố được ưu tiên hàng đầu và chi phối chính sách đối ngoại của Mỹ. Đối với
Nam Á, Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Mỹ đã có những chính sách phù hợp để tăng cường
ảnh hưởng tại khu vực này. Trong hai nhiệm kì của mình, Tổng thống G. Bush phải đối
mặt với nhiều thách thức như lún sâu vào cuộc chiến tại Iraq, Afganistan, cuộc chiến
chống khủng bố, vấn đề Trung Đông, hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên.
Xét về tiềm lực quân sự, kinh tế Mỹ áp đảo các nước khác nhưng không thể
nắm giữ vai trò lãnh đạo thế giới hay áp đặt ý đồ của mình đối với các nước khác một
cách dễ dàng. Trọng tâm chiến lược đối ngoại của Mỹ hiện nay và trong thời gian tới
vẫn là duy trì vị trí siêu cường , trước mắt cuộc chiến chống khủng bố sẽ là trọng điểm
chiến lược. Indonesia sẽ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược Đông Nam Á của Mỹ.
Quan hệ Mỹ – Indonesia sẽ ngày càng được chú trọng nhằm làm phương tiện để Mỹ duy
trì và củng cố lợi ích của mình tại khu vực và ngăn chặn bất cứ nước nào nổi lên thách
thức vai trò và lợi ích của Mỹ. Do vậy, chính sách của Mỹ đối với Indonesia có những
thay đổi cần thiết, phù hợp với vị thế mới của Indonesia trong chiến lược của Mỹ tại khu
vực Đông Nam Á.
3.2.2.1 Thúc đẩy nối lại hợp tác toàn diện về quân sự:
Mỹ thực thi một chính sách tương đối thận trọng vì Indonesia là quốc gia có dân
số Hồi giáo lớn nhất thế giới và là nước gánh chịu nhiều thiệt hại nhất do các nhóm
khủng bố ở Đông Nam Á gây ra. Vấn đề Hồi giáo ở Indonesia cũng là nhân tố gây ảnh
hưởng không nhỏ tới sự hợp tác chống khủng bố giữa Indonesia và Mỹ. Sau một thời
gian dài căng thẳng trong quan hệ song phương do Mỹ thực hiện lệnh cấm vận về quân
sự, sau khi xảy ra khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, Mỹ bắt đầu lôi kéo Indonesia.
Lần đầu tiên vào tháng 4 – 2002, Bộ Quốc phòng hai nước đã tổ chức đối thoại về an
ninh. Trong chuyến thăm tới đảo Bali ngày 22-10-2003, Tổng thống G.W. Bush và Tổng
thống Megawatti đã cùng nhau kí tuyên bố chung, theo đó sẽ “tăng cường quan hệ hợp
tác song phương trong cuộc chiến chống khủng bố”, bao gồm cả việc xây dựng năng lực
và chia sẽ thông tin tình báo và đặt biệt là hướng tới mối quan hệ hợp tác về quân sự
giữa hai nước. Tổng thống G. W. Bush cũng tuyên bố sẽ viện trợ quân sự cho Indonesia
trị giá 157 triệu USD với mục đích nâng cao chất lượng giảng dạy và giảm thiểu những
tác động tiêu cực của những trường Hồi giáo tại nước này. Trong năm tài chính 2002,
tổng hỗ trợ về an ninh và kinh tế của Mỹ cho Indonesia là 142,35 triệu USD; năm 2003
là 161,41 triệu USD; năm 2004 là 127,81 triệu USD; năm 2005 là 174,64 triệu USD. Từ
năm 2004, khi Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono lên cầm quyền ở Indonesia,
quan hệ giữa hai nước không ngừng được cải thiện. Sự phát triển chính sách quan trọng
trong năm 2005 đã chấm dứt cái mà người Indonesia “cấm vận” quân sự. Tiến trình này
diễn ra từng bước một. Tháng 2-2005, Ngoại trưởng Mỹ Rice tuyên bố nối lại chương
trình Huấn luyện và giáo dục quân sự quốc tế (IMET) cho Indonesia, vì Jakarta đã hợp
tác trong điều tra vụ phục kích tại Timika tỉnh Papua tháng 8 - 2002, làm thiệt mạng hai
công dân Mỹ và một công dân Indonesia. Eric John, Phó trợ lí Ngoại trưởng Mỹ phụ
trách vấn đề Đông Á – Thái Bình Dương, trong bài phát biểu tài một cuộc hội thảo của
“Hội Mỹ - Indonesia” (USINDO) ở Washington DC, về quan hệ đối tác chiến lược Mỹ -
Indonesia, đã đánh giá sự kiện này như sau: “Với quyết định nối lại IMET, chúng ta hy
vọng hơn 40 sĩ quan quân đội Indonesia sẽ được tham dự các khóa huấn luyện quân sự
chuyên nghiệp cùng với sĩ quan Mỹ năm 2006, kể cả huấn luyện việc giám sát dân sự và
tôn trọng nhân quyền”[102,9]. Tháng 5-2005, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia thăm
Mỹ thảo luận khôi phục quan hệ hợp tác quân sự giữa hai nước; cho phép bán các loại
trang bị quân sự không gây sát thương cho Indonesia và nối lại viện trợ tài chính để mua
trang bị quân sự Indonesia, Chương trình bán thiết bị quân sự cho nước ngoài (FMS) cho
phép Indonesia mua thiết bị quân sự của Mỹ thông qua các kênh của chính phủ Mỹ,
chương trình FMS cũng cho phép chính phủ Mỹ hỗ trợ việc mua phụ tùng và dịch vụ
cho các loại thiết bị quân sự không phải vũ khí, như phi đội máy bay C-130 của
Indonesia, nòng cốt của những nỗ lực cứu trợ, khắc phục hậu quả thiên tai (sóng thần tại
Aceh); kí biên bản ghi nhớ tăng cường hợp tác chống khủng bố (MOU), đây là cái mốc
đánh dấu bước phát triển mới trong việc hợp tác quân sự toàn diện Mỹ - Indonesia.
Tiếp đó, Ngoại trưởng Rice thực hiện bước tiếp theo, quyết định xóa bỏ những
hạn chế pháp lí đối với chương trình “Tài trợ quân sự cho nước ngoài” (FMF) và xác
nhận việc cấp phép xuất khẩu vũ khí cho Indonesia là nằm trong lợi ích quốc gia của
Mỹ. Đây là một quyết định quan trọng, cho phép Mỹ hỗ trợ quá trình cải cách đang diễn
ra trong quân đội Indonesia, nâng cao khả năng, phối hợp tác chiến và sự kiểm soát dân
sự. Quyết định này cũng gạt bỏ một cản trở lớn để hợp tác chặt chẽ hơn với chính phủ
Indonesia trên mọi lĩnh vực. Tháng 11/2005, mười một tháng sau vụ sóng thần, hai nước
đã nối lại quan hệ quân sự đầy đủ, bất chấp việc Indonesia vẫn chưa hoàn tất xét xử các
quan chức quân sự phải chịu trách nhiệm về vụ tàn sát dân thường ở Đông Timor năm
1999.
Lí do người Mỹ đưa ra để phục hồi đầy đủ quan hệ quân sự với Indonesia là: Họ
tin vào tầm quan trọng chiến lược của Indonesia; Đánh giá cao sự chuyển tiếp dân chủ
mà Indonesia đang tiến hành trong những năm gần đây; Mỹ cần hợp tác với Chính phủ
Indonesia để đạt được những mục tiêu an ninh sống còn của mình.
Mỹ cho rằng giúp đỡ quân sự có chủ đích sẽ hỗ trợ tiến trình cải cách của
Indonesia và phục vụ cho lợi ích an ninh của Mỹ.
Năm 2004, Cơ quan Quản lí hạt nhân Indonesia và Cơ quan An ninh Hạt nhật Mỹ
(NNSA) đã kí thỏa thuận song phương về an toàn và an ninh hạt nhân, theo đó hai bên
mở rộng phạm vi hợp tác chống phổ biến vũ khí hạt nhân và hỗ trợ cho Cơ quan Năng
lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) trong lĩnh vực chống phổ biến vũ khí hủy diệt.
Sau thảm họa sóng thần năm 2004, Chính phủ Indonesia tuyên bố cho phép quân
đội nước ngoài đến tỉnh Aceh tham gia cứu trợ và Mỹ đã triển khai 13.000 quân, cùng 20
tàu chiến, 75 máy bay quân sự và hàng trăm xe vận tải quân sự tới khu vực ngoài khơi
tỉnh Aceh, phía bắc đảo Sumatra và các nước lân cận, tiến hành hoạt động cứu trợ cả trên
không và trên bộ.
Trong khuôn khổ hợp tác quân sự song phương, Mỹ đã viện trợ cho Indonesia 15
tàu tuần tiểu, 07 trạm ra-đa giám sát biển nhằm giúp nước này bảo đảm an ninh hàng hải,
08 động cơ đi-ê-zen Caterpillar-3616 để hoàn thiện các tàu khu trục Yani. Mỹ cam kết sẽ
bán máy bay chiến đấu F16 cho Indonesia, giúp nước này thành lập một phi đội bay vào
năm 2014.
Trong nhiệm kì hai, chính quyền Bush đã có những động thái tiếp tục đẩy mạnh
quan hệ với chính phủ của Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono. Hai bên đã trao đổi
nhiều chuyến thăm cấp cao như chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Susilo Bambang
Yudhoyono; các chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng và Tư lệnh Thái Bình Dương.
Quốc hội Mỹ cúng đã phê duyệt chi 1 triệu USD trong quỹ FMF dành cho Hải
quân Indoneisa năm 2006. IMET cũng tài trợ 800.000 USD cho Indonesia trong năm tài
chính 2006.
Trên thực tế, Indonesia được coi là có vai trò quan trọng, được Mỹ coi là đối tác
then chốt trong cuộc chiến chống khủng bố ở mặt trận Đông Nam Á. Việc Mỹ tăng
cường quan hệ với quốc gia đông tín đồ Hồi giáo này không chỉ nhằm mục đích thúc đẩy
cuộc chiến chống khủng bố ở Đông Nam Á mà còn hy vọng Jakarta sẽ phát huy vai trò
quan trọng trong tiến trình hòa bình Trung Đông.
3.2.2.2 Thúc đẩy tiến trình dân chủ, nhân quyền ở Indonesia:
Thúc đẩy dân chủ, nhân quyền là một trong ba trụ cột trong chính sách đối ngoại
của Mỹ, đặc biệt là dưới thời Tổng thống Clinton. Tuy nhiên, sau sự kiện 11/9/2001,
Chính quyền G. W. Bush coi vấn đề chống khủng bố là trọng tâm trong chính sách đối
ngoại của mình, còn nhân quyền được Mỹ “hy sinh” để đỏi lấy sự hợp tác quân sự cùng
với sự ủng hộ về chính trị cho các hoạt động mới.
Tuy nhiên, điều này cũng không có nghĩa là chính quyền G. W . Bush không còn
coi trọng chính sách về nhân quyền. James A. Kelly, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn
đề về Đông Bắc Á và Châu Á – Thái Bình Dương từng tuyên bố Mỹ có những quan tâm
nghiêm túc về vấn đề nhân quyền ở một số nước thành viên ASEAN, như trình bày trong
báo cáo về nhân quyền và Báo cáo Thường niên về nạn buôn người của Bộ Ngoại giao.
Cho đến nay, Nhân quyền chưa từng là vấn đề nghị sự lớn của ASEAN một phần vì lo
ngại sự can thiệp vào vấn đề nội bộ của các nước thành viên. Các tổ chức khác trong khu
vực đã tạo ra cơ chế nhân quyền để giúp các thành viên giải quyết các vấn đề khó khăn
này. Mỹ ủng hộ nỗ lực liên tục của ASEAN trong việc thành lập Ủy ban Nhân quyền
ASEAN và chúng ta yêu cầu quỹ châu Á hỗ trợ ASEAN về cơ chế này. Tôn trọng những
chuẩn mực chung, cơ bản về nhân quyền là một phần không thể thiếu trong chính sách
ngoại giao của Mỹ và mang lại lợi ích cho mọi công dân trên thế giới.
Trong việc trợ giúp an ninh của Mỹ trên thế giới, các nước nhận viện trợ và những
người tham gia chương trình này phải tiếp tục bị giám sát chặt chẽ các hiện tượng vi
phạm nhân quyền. Những tiến bộ về nhân quyền và việc xem xét trách nhiệm về các vụ
vi phạm nhân quyền tại Đông Timor vẫn có vai trò quan trọng và sẽ ảnh hưởng đến sự
phát triển quan hệ quân sự - quân sự của Mỹ. Thi hành công lí đối với những kẻ giết
người tại Timika cũng vẫn là một ưu tiên cao đối với Chính phủ Mỹ.
Ngày 20 tháng 7 năm 2005, Thượng viện Mỹ thông qua dự luật Chuẩn chi các
Hoạt động nước ngoài năm tài chính 2006, là dự luật tiếp tục áp đặt những hạn chế đối
với chương trình Tài trợ Quân sự Nước ngoài (FMF) cũng như đối với việc xuất khẩu vũ
khí “giết người” cho Indonesia trừ phi một số điều kiện được đáp ứng.
Dự luật được Hạ viện thông qua lại hủy bỏ tất cả hạn chế đối với việc trợ quân sự.
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật nói trên hầu như không gặp phải sự phản đói nào ngoài
một yêu cầu của hạ nghị sĩ Patrick Kennedy thuộc Đảng Dân chủ, là người ủng hộ
những hạn chế theo luật định đang bị ban lãnh đạo nước Mỹ thuộc Đảng Cộng hòa ngăn
cản, đề cập đến hồ sơ nhân quyền và tư pháp nghèo nàn của quân đội Indonesia.
Về vấn đề dân chủ, ông James A. Kelly phát biểu rằng: “Chúng ta sẽ tiếp tục nỗ
lực của mình để thúc đẩy dân chủ ở Indonesia với nguồn tài trợ ESF và DA (giúp đỡ
phát triển). Những nỗ lực này nhằm tăng cường những cơ hội giáo dục, đòi hỏi ở trong
nước về chính phủ lương thiện và sự tôn trọng nhiều hơn đối với nhân quyền của cá
nhân; chúng ta cũng tăng cường những khía cạnh chủ chốt của những nỗ lực chống
khủng bố ở Indonesia”.[54,3]
Đánh giá về tiến trình dân chủ hóa của Indonesia từ khi Tổng thống Suharto từ
chức, Eric John, Phó trợ lí ngoại trưởng Mỹ phu trách Đông Á – Thái Bình Dương, tại
một cuộc hội thảo của “Hội Mỹ - Indonesia” tại Washington DC rằng: “Indonesia đã sửa
đổi đáng kể Hiến pháp, cân bằng quyền lực của chính phủ và cải cách hệ thống bầu cử.
Indonesia trổi dậy như nền dân chủ lớn thứ ba thế giới. Quân đội và cảnh sát không còn
đóng vai trò chính trị chính thức. Tổ chức dân sự và quyền Tự do báo chí đang “nở hoa”
tại Indonesia. Tiến trình phi tập trung hóa đang đảy chính phủ đến gần với dân hơn.
Chúng ta (Mỹ) cảm kích trước quá trình chuyển tiếp dân chủ vững chắc đang diễn ra tại
Indonesia. Các cuộc tranh luận chính trị sôi động; chiến dịch chống tham nhũng, kể cả
việc giám sát chặc chẽ hơn những người nắm quyền lãnh đạo, nền báo chí năng động, tự
do và một xã hội dân sự đang phát triển ở Indonesia. Gần đây, Indonesia đề nghị phục
hồi hệ thống quân khu làm một biện pháp chống khủng bố, các tổ chức dân sự và nhà
lãnh đạo chính trị đã phát động cuộc tranh luận về vấn đề này. Cuộc tranh luận chứng tỏ
các hình thức dân chủ thảo luận được khuyến khích và bảo vệ.
Một lĩnh vực khác cũng tiến bộ không kém là vấn đề Aceh, nơi Chính phủ
Indonesia, kể cả lực lượng vũ trang, và phong trào li khai (GAM) đã hợp tác với nhau
một cách xây dựng để giải quyết xung đột kéo dài nhiều thập kỉ qua, trong khuôn khổ
hiệp định hòa bình mang tính bước ngoặc, kí ngày 15 tháng 8 năm 2005”[102,6].
3.2.2.3 Triển khai quân tại eo biển Malacca, gia tăng can dự và kiểm soát
trên biển.
Một trong những mục tiêu gia tăng sự thâm nhập quân sự vào Đông Nam Á là
nhằm đảm bảo an ninh cho các tuyến đường biển đi qua Malacca. Với Mỹ, eo Malacca
nằm trong những lợi ích của Mỹ và nó dường như không có gì thay đổi trong nhiều thập
kỉ nay. Trong những năm gần đây, Mỹ cùng với các nước ASEAN đã tiến hành nhiều
cuộc tập trận.
Sau sự kiện khủng bố 11 tháng 9 năm 2001, mạng lưới khủng bố Al – Qeada và
các chi nhánh của nó tại Đông Nam Á đã không ít lần dự định tấn công địa điểm chiến
lược này. Cuối năm 2002, các lực lương Mỹ tại Afganistan đã tìm thấy một cuốn băng
video quay hoạt động của các tàu hải quân Malaysia. Rõ ràng ít nhiều đã xuất hiện nhiều
mối liên hệ giữa âm mưu khủng bố của Al – Qeada nhằm vào eo biển Malacca. Ngày 26
tháng 1 năm 2004, J.I là kẻ chủ mưu đánh đắm chiếc phà ở vịnh Manila làm 116 người
chết. Ngoài vấn nạn khủng bố, tình trạng cướp biển tại eo Malacca cũng khiến các nước
Đông Nam Á lo ngại. Theo cơ quan hàng hải quốc tế, số vụ cướp tại Malacca và những
nước ven vùng biển này đã gia tăng nhanh chóng, chiếm khoảng 1/8 tỏng số các vụ cướp
biển trên toàn thế giới. Riêng năm 2003, có khoảng 189 vụ cướp biển trên toàn cầu, có
đến 40% trong số đó xảy ra ở Đông Nam Á9 . Tháng 3 năm 2003, một tàu chở hóa chất
của Indonesia đã bị 10 phần tử vũ trang bắt cóc; tháng 6 năm 2004, một chiêc tàu và một
chiếc xà lan đã mất tích trên đường tới cảng Klang ở Malaysia.
Trước những diễn biến trên, điều phối viên phụ trách chống khủng bố của Bộ
Ngoại giao Mỹ William Pope tại Hội nghị Manila chỉ rõ: Al – Qeada và đồng minh khu
vực J.I đã có những kế hoạch tấn công hàng hải khu vực, đặc biệt là tại eo biển Malacca.
Vì vậy, việc đảm bảo an ninh, an toàn cho eo biển Malacca kể từ sau vụ khủng bố 11
tháng 9 là tối cần thiết. trách nhiệm không chỉ thuộc về Indonesia, Malaysia, Singapore,
mà còn là trách nhiệm của các bên hữu quan và cộng đồng quốc tê.
Trước thực tế Malacca có nhiều mối lo ngại khủng bố, đầu tháng 4/2004, trong
buổi điều trần về dự toán ngân sách của Bộ Quốc phòng Mỹ năm 2005, Tư lệnh quân
Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, tướng Thomas Fargo đã tiết lộ phương hướng
chống khủng bố mới của Lầu Năm Góc có tên gọi là “sáng kiến an ninh hàng hải khu
vực” (Regional Maritime Security Initiative - RMSI). Theo kế hoạch này, Mỹ sẽ phái
lính thủy đánh bộ và lực lượng đặc nhiệm đến eo biển Malacca để phòng ngừa hoạt động
tấn công khủng bố, chống phổ biến vũ khí hủy diệt, buôn lậu ma túy và cướp biển. Tuy
nhiên, sáng kiến này đã bị Indonesia và cả Malaysia phản đối mạnh mẽ. Indonesia cho
9 Dẫn lại theo Nguyễn Hoàng Giáp (2007), Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ với Đông Nam Á sau Chiến tranh
lạnh, NXB Lí luận chính trị, Hà Nội, Tr190
rằng Malacca là của các nước ở vùng biển này, an ninh ở eo biển Malacca là thuộc trách
nhiệm của của họ, họ có khả năng đảm bảo an ninh mà không cần thiết triển khai lực
lượng ngoài khu vực, thậm chí có thể phản tác dụng bằng cách làm gia tăng các hoạt
động chống khủng bố. Mặc dù không được quyền trực tiếp tham gia vào hoạt động giữ
gìn an ninh tại Malacca, song giữa Mỹ và Indonesia đã có những nhượng bộ nhất định.
Trong tương lai, Mỹ vẫn sẽ tìm cách có thể có một vài vai trò quan trọng trong việc đảm
bảo an ninh tại địa điểm này.
Vào thời điểm kết thúc diễn đàn đối thoại về an ninh kéo dài 2 ngày giữa các quan
chức quốc phòng Mỹ và Indonesia tại Jakarta khai mạc ngày 2 tháng 8 năm 2005, thiếu
tướng John Allen, Giám đốc phụ trách các vấn đề Châu Á và Thái Bình Dương tại Lầu
Năm Góc cho biết Mỹ ủng hộ kế hoạch của Malaysia, Singapore và Indonesia, theo đó
sẽ bắt đầu các cuộc tuần tra phối hợp trên không vào tháng sau đó đối với khu vực eo
biển Malacca, nơi đang bị nạn cướp biển hoành hành [100,18].
Kế hoạch trên một phần được coi là nhằm giúp trấn an các công ty nước ngoài
đang lo ngại về tình hình an ninh trên tuyến đường biển bận rộn nhất thế giới này, hiện
được nhiều người coi là một mục tiêu tấn công chủ yếu của các tổ chức quốc tế và khu
vực. Kế hoạch này dường như được đưa ra để thay thế cho Sáng kiến An ninh Hàng hải
khu vực (RMSI) tập trung vào khu vực Malacca mà Mỹ đã đề nghị.
Sự gia tăng lực lượng và can dự của Mỹ trên biển, nhất là quanh khu vực eo biển
Malacca có tác động sâu sắc đến cục diện chính trị và hợp tác an ninh ở Đông Nam Á
nói riêng, châu Á – Thái Bình Dương nói chung. Trước hết, sự hiện diện quân sự của Mỹ
tại eo Malacca nhằm mục tiêu khống chế Indonesia và khu vực, trước hết là đường biển.
Điều này đang củng cố thế nổi trội ảnh hưởng chính trị và quân sự của Mỹ tại khu vực
Đông và Đông Nam Á, đảm bảo an ninh cho tuyến đường biển, kiềm chế sự trỗi dậy của
Trung Quốc. Rõ ràng, eo Malacca, nơi có 90% lượng dầu mỏ nhập khẩu của Nhật Bản
và 80% của Trung Quốc đi qua, đã tạo ra sự nhạy cảm đặc biệt ở khu vực này. Sự hiện
diện quân sự của Mỹ có thể tạo ra sự cạnh tranh quân sự, nhất là từ phía Trung Quốc.
Mặc khác, sự gia tăng hiện diện của Mỹ tại eo Malacca cũng tạo ra cơ hội hợp tác an
ninh mới truyền thống lẫn phi truyền thống, góp phần ngăn chặn nạn cướp biển, khủng
bố, làm tăng tầm quan trọng của vị trế địa - chính trị Indonesia, Đông Nam Á trong bàn
cờ chiến lược của các nước lớn.
3.3 Tác động của chính sách của Mỹ đối với Indonesia và khu vực.
3.3.1 Đối với Indonesia:
Ý đồ chiến lược của Mỹ đối với Indonesia là xuất phát từ lợi ích của Mỹ, vị trí
chiến lược và vai trò của Indonesia ở khu vực và thế giới. Ý đồ này nằm trong nội dung
chiến lược của Mỹ đối với Đông Nam Á và châu Á – Thái Bình Dương sau Chiến tranh
lạnh. Do vậy, Mỹ đã tăng cường các cuộc tiếp xúc với Indonesia. Sau năm 1975, vị trí
của Mỹ giảm sút trong khu vực, trong khi đó, phần lớn các hoạt động thương mại và đầu
tư ở Đông Nam Á là do các công ty xuyên quốc gia của Nhật Bản nắm giữ và chi phối.
Nhiều nền kinh tế đang trỗi dậy như Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan trở thành đối
thủ cạnh tranh với Mỹ.
Tăng cường quan hệ với Indonesia không chỉ vì lợi ích kinh tế thuần túy, mà cao
hơn là lợi ích chính trị, Mỹ có thể tác động sâu hơn, thúc đẩy nhanh tiến trình dân chủ ở
Indonesia. Bởi Indonesia là một trong những quốc gia đông tín đồ Hồi giáo, theo quan
điểm của Mỹ, xung đột giữa Hồi giáo với văn minh phương Tây, là nguồn khởi phát của
chủ nghĩa khủng bố. Giới cầm quyền Mỹ cho rằng: “Chính sách của Mỹ chỉ có thể được
thúc đẩy thông qua can dự chứ không phải cô lập, thông qua hợp tác chứ không phải
kiềm chế”10
Trong tiến trình hợp tác với Mỹ, theo giới quan sát, Indonesia dường như muốn
thiết lập quan hệ kinh tế, chiến lược chặt chẽ hơn với Mỹ. Theo giáo sư Carlyle Thayer,
chuyên gia về châu Á, thì “Indonesia có thể không bao giờ công khai liên kết với Mỹ
nhưng họ có thể học cách chơi” giữ khoảng cách cân bằng giữa Mỹ và Trung Quốc.
Nhưng trên thực tế, quan hệ giữa Mỹ và Indonesia còn nhiều khó khăn và phức tạp do
nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Về kinh tế, Mỹ không thể đáp ứng cơn khát
đầu tư của Indonesia, sự nghi kỵ của thế giới Hồi giáo đối với Mỹ và quan ngại của Mỹ
trước một quốc gia có dân số theo đạo Hồi lớn nhất thế giới này. Theo ông Syamsul
Hadi, chuyên gia phân tích chính trị thuộc đại học Indonesia thì về mặt chính trị, cản trở
lớn nhất là, xin trích, “chính phủ Indonesia cảm thấy Mỹ gây sức ép mạnh đối với
Indonesia và các nước Đông Nam Á là phải lựa chọn đứng về bên nào”11.
10 Tạp chí Thông tin công tác tư tưởng, số 2/2000, tr 17, 18)
11 dẫn lại theo Đức Tâm (RFI)
loi-keo-indonesia-.html
Ngay sau khi vừa thay Suharto, dưới sức ép của quốc tế, trước hết là Mỹ, Tổng
thống Indonesia B. J. Habibie đã quyết định để cho người dân Đông Timor được trưng
cầu về sự lựa chọn tiếp tục nằm trong thành phần liên bang Indoneisa hay trở thành một
nước độc lập. Quyết định vội vàng này đã dẫn đến một loạt những xáo động nghiêm
trọng sau đó. Điều này diễn ra quá bất ngờ khiến ngay chính người dân Indonesia cũng
chưa chuẩn bị sẳn sàng để đón nhận nền độc lập. Còn nội bộ Indonesia, đặc biệt trong
giới quân đội, cũng chưa có sự nhất trí. Vì vây, ngay sau khi người dân Đông Timor bỏ
phiếu tán thành độc lập thì lực lượng du kích và các phần tử không tán thành độc lập đã
tiến hành cướp phá, bắn giết bừa bãi người dân Đông Timor tạo ra một thảm họa và cái
cớ để Mỹ, Austialia và các nước phương Tây tiến hành can thiệp.
3.3.2 Đối với khu vực
Chính sách đối ngoại của Mỹ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình thế, đặc biệt là
sau Chiến tranh lạnh. Chính sách của Mỹ đối với Indoneisa đã và đang có ảnh hưởng
quan trọng tới tình hinh châu Á – Thái Bình Dương nói chung và khu vục Đông Nam Á
nói riêng. Trên bình diện khu vực, chính sách của Mỹ đối với Indonesia có vai trò quan
trọng đặc biệt: đó là chính sách của siêu cường duy nhất có thực lực kinh tế, thế lực quân
sự và ảnh hưởng chính trị mạnh nhất với một quốc gia có tiềm lực kinh tế có tầm ảnh
hưởng và có vai trò quan trọng trong khu vực.
Những ảnh hưởng của Mỹ và Indoneisa tới sự ổn định an ninh, chính trị trong khu
vực là một yếu tố thuyết phục. Chính sách bành trướng của Mỹ được thực thi có hệ
thống từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay đã được cộng đồng quốc tế nhìn nhận.
Đối với Indonesia, do sự ổn định và phát triển quốc gia nên cần sự có mặt một cường
quốc như Mỹ đề cân bằng quyền lực khu vực.
Chính sách của Mỹ đối với Indoneisa đã và đang có ảnh hưởng quan trọng tới tình
hình châu Á – Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng. Indonesia là một
nước rộng lớn, đông dân và có vị trí quan trọng trong khu vực. Chính sách của một siêu
cường duy nhất có thế lực kinh tế, thế lực quân sự và ảnh hưởng chính trị mạnh nhất với
một quốc gia có vị trí quan trọng như Indonesia có tầm ảnh hưởng sâu rộng.
Bên cạnh đó, ảnh hưởng của Mỹ và Indonesia tới sự ổn định an ninh, chính trị
trong khu vực là một yếu tố được thừa nhận thuyết phục.
Sự hiện diện và can dự của Mỹ ở Indonesia trên tất cả các lĩnh vực từ hợp tác an
ninh quốc phòng cho đến thương mại, đầu tư, giáo dục, nhân đạo trong thời kì sau chiến
tranh lạnh không chỉ để củng cố quan hệ vốn có, mà còn cho phép Mỹ tăng cường ảnh
hưởng mới như được sử dụng tàu chiến, cùng tham gia tuần tra an ninh trên eo biển
Malacca với Indonesia, đã kí được FTA song phương, mở rộng và từng bước làm sâu sắc
các mối quan hệ nhiều chiều, đa diện với Indonesia. Điều này cho phép Mỹ tăng cường
lợi ích chiến lược và duy trì thế nổi trội của họ ở Đông Nam Á nói chung, kiềm chế hay
ít ra tạo thế cân bằng tương đối trước sự gia tăng nhanh chóng ảnh hưởng của Trung
Quốc xuống khu vực này, kiểm soát các huyết mạch giao thông ở eo biển Malacca,
chống lại nguy cơ khủng bố lan rộng ở Đông Nam Á. Xu hướng can dự của Mỹ tại
Indonesia đang có chiều hướng gia tăng, tác động tích cực đến cục diện chính trị, an ninh
và hợp tác kinh tế của ASEAN và các nước thành viên.
Việc Mỹ trở lại và quan tâm nhiều hơn đối với Indonesia là nhân tố góp phần duy
trì cân bằng chiến lược và quyền lực tại khu vực, thúc đẩy sự hợp tác an ninh và kinh tế,
hạn chế sự ảnh hưởng của Trung Quốc, ngăn chặn hay làm giảm nguy cơ nạn cướp biến
và khủng bố quốc tế lan rộng .
Hiện nay, Mỹ là đối tác chiến lược quan trọng, là đối tác thương mại, là nước đầu
tư và viện trợ chủ yếu của Indonesia và nhiều nước Đông Nam Á khác. Xuất phát từ
những toan tính riêng của mình, các nước Đông Nam Á hoan nghênh sự có mặt của Mỹ
ở Indonesia và khu vực, coi Mỹ là lực lượng quan trọng tạo nên cân bằng quyền lực đảm
bảo an ninh ổn định cho Indonesia và khu vực.
Chính sách thúc đẩy dân chủ, nhân quyền của Mỹ ở Indonesia dẫn đến Indonesia
tiến dần theo thể chế dân chủ kiểu phương Tây. Nếu thành công trong quá trình biến đổi
chính trị và trong việc xây dựng nhà nước liên bang mới, Indonesia có thể trở thành một
hình mẫu cho việc giải quyết các mâu thuẫn phức tạp thông qua biện pháp chính trị, chứ
không phải quân sự, để các nước noi theo. Trong trường hợp ngược lại, Indonesia sẽ
không phải chủ thể để bàn về vấn đề an ninh khu vực mà là đối tượng an ninh để các
nước khác can thiệp.
Hiện nay, các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ, Australia quan tâm và cổ vũ tinh
thần rất lớn cho quá trình chuyển đổi ở Indonesia. Họ hy vọng nếu thành công thì tình
hình Indonesia sẽ có tác động sâu rộng đối với khu vực Đông Á và cả trên thế giới. Ở
Đông Á, sau quá trình chuyển đổi tương đối suôn sẽ theo hướng dân chủ ở Hàn Quốc,
Thái Lan, Đài Loan, Philippin, nếu Indonesia thành công sẽ là một minh chứng mới cho
thuyết “dân chủ hóa gắn với kinh tế thị trường” của Mỹ. Còn trên trường quốc tế, nếu
thành công, Indoonesia sẽ là trở thành một nước Hồi giáo dân chủ lớn nhất thế giới, có
tác động ôn hòa bớt trào lưu chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan đang có nguy cơ phát triển
trong thế giới Hồi giáo hiện nay.
*
* *
Từ khi lên cầm quyền, G. W. Bush thực hiện điều chỉnh quan trọng chiến lược an
ninh quốc gia của Mỹ. Về cơ bản, xu hướng điều chỉnh đã được hình thành từ trước đó,
dựa trên thế và lực của Mỹ, cũng như trong bối cảnh thế giới vào thế kỉ XXI có nhiều
biến động.
Kể từ sau sự kiện 11-9-2001, Mỹ đã chuyển hướng chính sách ngoại giao sang
“đánh đòn phủ đầu”, theo đó, Mỹ chú trọng lợi ích hợp tác trong cuộc chiến chống
khủng bố. Phương châm ngoại giao của Mỹ là lấy chống khủng bố làm tiền đề, trong đó
Mỹ sẽ căn cứ vào mục tiêu chống khủng bố cụ thể để tìm đồng minh có giá trị. Mỹ kiên
quyết phản kích lâu dài với những tập đoàn và tổ chức tin theo chủ nghĩa khủng bố,
những quốc gia ủng hộ và giúp đỡ cho những phần tử khủng bố, sẳn sàng giúp đỡ và hợp
tác với những nước ủng hộ Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố.
Indonesia là quốc gia được Mỹ đánh giá là có vị trí chiến lược quan trọng, là nước
lớn ở Đông Nam Á và là nước có đông tín đồ Hồi giáo sinh sống. Từ lâu, Mỹ có chủ
trương giúp xây dựng Indonesia theo mô hình của phương Tây, sự cản trở chủ trương
này của Mỹ chính là nhà độc tài Suharto vẫn cầm quyền.
Sau sự kiện 11-9-2001, xuất phát từ nhu cầu cuộc chiến chống khủng bố, Mỹ cần
sự ủng hộ của Indonesia (một quốc gia Hồi giáo dân chủ), và những nước có đông tín đồ
Hồi giáo trong khu vực, đồng thời, nhằm truy đuổi và tiêu diệt những phần tử khủng bố
Al – Qeada chạy sang Đông Nam Á lánh nạn và tổ chức các cuộc khủng bố, Mỹ đã
tuyên bố xem Đông Nam Á là “mặt trận thứ hai” trong cuộc chiến chống khủng bố.
Đồng thời dùng nó để quay trở lại khu vực này. Tuyên bố nối lại quan hệ quân sự toàn
diện với Indonesia là một trong những bước đi quan trọng để Mỹ tăng cường sự dính líu
trong khu vực.
Bên cạnh việc nối lại hợp tác quân sự với Indonesia, Mỹ còn bộc lộ ý đồ kiểm
soát tuyến đường biển quan trọng chạy qua khu vực, eo biển Malacca. Mọi cố gắng của
Mỹ là đạt được kết quả phần nào khi Mỹ được phép phối hợp với Indonesia, Malaysia và
Singapore tham gia tuần tra trên biển quanh khu vực này.
Các cuộc đối thoại an ninh song phương thường niên giữa Mỹ và Indonesia là một
kết quả quan trọng, sự khẳng định của Mỹ sự ủng hộ của Mỹ đối với Indonesia và tăng
cường hơn nữa quan hệ giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực.
Chính quyền Bush không ngừng đẩy mạnh việc điều chỉnh và thúc đẩy chính sách
của Mỹ đối với Indonesia cũng như khu vực đông Nam Á vì những lợi ích to lớn của Mỹ
tại quốc gia này.
KẾT LUẬN
Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Mỹ với lợi thế siêu cường duy nhất đã nhanh
chóng điều chỉnh, thiết lập chính sách đối ngoại phù hợp với từng khu vực, từng quốc
gia để phục vụ lợi ích chiến lược của Mỹ trên phạm vi toàn cầu. Theo đó, chính sách của
của Mỹ đối với Indonesia (1993 - 2008) vẫn nhắm đến cái đích cuối cùng là duy trì, bảo
vệ lợi ích chính trị, kinh tế, an ninh của Mỹ tại Indonesia và khu vực Đông Nam Á nói
riêng và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nói chung. Chính sách của Mỹ đối với
Indonesia nhằm duy trì sự dính líu của Mỹ tại đây trong khi Mỹ rút hết lực lượng quân
đội.
Từ năm 1993 đến nay, chính sách của Mỹ đối với Indonesia trải qua nhiều biến cố
thăng trầm của lịch sử.
Trong giai đoạn 1993 – 2001, xét về nhiều phương diện, hai nhiệm kì cầm quyền
của tổng thống Clinton là thời gian chính sách của Mỹ đối với Indonesia có phần mờ
nhạt. Trong thời gian này, do vai trò của Indonesia không còn quan trong như thời kì
Chiến tranh lạnh, mục tiêu của Mỹ đối với Indonesia và khu vực Đông Nam Á là nhằm
duy trì hiện trạng khu vực. Chính sách của Mỹ tập trung thú đẩy dân chủ và nhân quyền
ở nước này. Một mặt duy trì sự dính líu ở mức có thể thông qua việc hỗ trợ quân sự cho
Indonesia.
Cũng trong giai đoạn này, vấn đề Đông Timor hay đúng hơn là vấn đề nhân quyền
ở Đông Timor là một trong những mối quan tâm đặc biệt, chi phối nhiều thời gian của
Clinton trong quỹ thời gian ít ỏi ông dành cho Đông Nam Á.
Trong thời kì cầm quyền, B. Clinton vẫn chưa đưa ra được một chính sách xuyên
suốt và lâu dài đối với Indonesia. Tuy vậy, vai trò của Indoneisa dần được định hình
trong chính sách của Mỹ trong các lĩnh vực an ninh, quân sự và nhân quyền. Trong đó,
quan trọng nhất là vị trí chiến lược của Indonesia trong lĩnh vực an ninh, kinh tế.
Mặt khác, để thực hiện chiến lược toàn cầu, siết chặt các nước trong tầm kiểm
soát và ảnh hưởng của Mỹ, ngọn cờ thúc đẩy dân chủ, nhân quyền được các đời tổng
thống Mỹ giương cao và tận dụng triệt để. Việc hỗ trợ thúc đẩy dân chủ, nhân quyền
được Mỹ chú trọng thời cầm quyền của Clinton, nó được đưa lên là một trong những
chính sách trọng tâm của Mỹ đối với Indonesia giai đoạn này. Đến thời Tổng thống Bush
với những chính sách hỗ trợ và hậu thuẫn của chính quyền và các tổ chức phi chính phủ
thì chính sách thúc đẩy dân chủ, nhân quyền đem lại kết quả. Tuy nhiên, nó không còn là
mục tiêu ưu tiên hàng đầu của Mỹ trong chính sách đối với Indoneisa do những ưu tiên
của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố.
Chính sách của Mỹ đối với Indonesia suy cho cùng vẫn là chính sách an ninh –
quân sự. Việc đảm bảo sự ổn định và an ninh ở Indonesia và khu vực đã ảnh hưởng và
có phần quyết định đến những chính sách khác của Mỹ đối với Indonesia.
Trong thời gian từ 2001 – 2008, lịch sử ghi nhận sự thay đổi trong chính sách của
chính phủ Bush với Đông Nam Á.
Trước sự kiện 11-9-2001, Chính phủ Bush kế thừa người tiền nhiệm, thực hiện
chính sách duy trì hiện trạng khu vực Đông Nam Á, tránh không can thiệp sâu vào tình
hình nội bộ khu vực.
Sau sự kiện 11-9-2001, Mỹ nhận thấy để tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố và duy trì
lợi ích lâu dài tại Đông Nam Á, chính phủ Bush phải tranh thủ sự ủng hộ và tham gia
của các nước có đông tín đồ Hồi giáo sinh sống vào liên minh chống khủng bố do Mỹ
dẫn đầu. Do vậy, tổng thống Bush đã thay đổi quan điểm theo chiều hướng ngày càng
can dự vào Đông Nam Á. Làm ấm lại quan hệ với Indonesia vốn bị lạnh nhạt từ sau
những vụ vi phạm nhân quyền ở Đông Timor.
Sự kiện 11-9-2001 đóng vai trò là yếu tố kết nối Mỹ dưới thời tổng thống Bush và
Indonesia gần nhau hơn. Vì vậy, ngoài vị trí được xem là đối tác chiến lược của Mỹ ở
Đông Nam Á, Indonesia còn là đồng minh thân cận của Mỹ trong cuộc chiến chống
khủng bố. Nhưng Indonesia cũng là trở ngại của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố vì
tâm lí chống đối người Mỹ phát triển mạnh ở Indonesia và thái độ có phần dè chừng
trong việc hợp tác với Mỹ chống khủng bố của Chính phủ Indonesia.
Tóm lại, chiến lược toàn cầu của Mỹ được thực hiện ở Đông Nam Á, cụ thể là
chính sách của Mỹ đối với Indonesia (1993 – 2008) chứng tỏ: Mỹ luôn thực thi chính
sách ngoại giao trên thế mạnh, nhằm phục vụ lợi ích của Mỹ trong các giai đoạn khác
nhau. Và trong mỗi giai đoạn, một khi lợi ích thay đổi thì chính sách của Mỹ ngay lập
tức sẽ thay đổi cho phù hợp.
Chỉ có Chiến tranh lạnh, sự kết thúc chiến tranh lạnh và cuộc chiến chống khủng
bố mới giải thích được chính sách của Mỹ đối với Indonesia.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
*TÀI LIỆU SÁCH TIẾNG VIỆT
1. Zbigniew Brzezinski (1999), Bàn cờ lớn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Bill Clinton (2007), Đời tôi – My life, Nxb Công an nhân dân, Tp. HCM.
3. William Clinton (1997), Chiến lược an ninh quốc gia, sự cam kết và mở rộng,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Lê Vinh Danh (2001), Chính sách công của Hoa Kỳ: Giai đoạn 1935 – 2001,
NXB. Thống Kê. Lê Phụng Hoàng (2009), Lịch sử quan hệ quốc tế ở Trung
Đông, Khoa Lịch sử Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh.
5. William A. Degregorio (1995), Bốn mươi hai đời tổng thống Hoa Kỳ (The
complete book of U.S. presidents), Hoàng Điệp và những người khác dịch, NXB.
Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam.
6. Nguyễn Anh Dũng (1990), Về chiến lược toàn cầu của đế quốc Mỹ, NXB. Sự
Thật, Hà Nội.
7. Đánh giá chiến lược các điểm nóng và cơ cấu lực lượng thế giới, Nxb công an
nhân dân , 1998.
8. Bruce W. Jentleson (2004), Chính sách đối ngoại của Hoa Kì – động cơ sự lựa
chọn trong thế kỉ XXI (sách tham khảo), William Clinton (1997), Chiến lược an
ninh quốc gia, sự cam kết và mở rộng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Trần Bá Khoa (2000), Tìm hiểu những thay đổi lớn trong chiến lược quân sự của
Mỹ (sách tham khảo), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
10. Dương Phú Hiệp, Nguyễn Duy Dũng (2002), Điều chỉnh chính sách của Nhật
Bản, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Dương Phú Hiệp, Vũ Văn Hà (2006), Cục diện châu Á Thái Bình Dương, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Vũ Đăng Hinh (chủ biên) (2000), Nước Mỹ vấn đề, sự kiện và tác động, NXB
KHXH, Hà Nội.
13. Lê Phụng Hoàng (2007), Lịch sử quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai
(1945-1995), Nxb Đại học sư phạm Tp. HCM, Tài liệu lưu hành nội bộ.
14. Nguyễn Thái Yên Hương (2005), Can thiệp nhân đạo trong chính sách đối ngoại
của Mỹ, Nxb Thế giới, Học viện Quan hệ quốc tế.
15. Lê Linh Lan (Cb) (2004), Về chiến lược an ninh của Mỹ hiện nay, NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
16. Nguyễn Văn Lập (2002), Trật tự thế giới sau 11/9 (sự chuyển hướng đồng loạt
trong chính sách), Nxb Thông tấn, Hà Nội.
17. Annie Lenkh, Marie France (1995), Thực trạng nước Mỹ, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội.
18. Lý Thực Cốc (1996), Mỹ thay đổi lớn chiến lược toàn cầu, NXB Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
19. Thomas J. McCormick (2004), Nước Mỹ nửa thế kỷ: Chính sách đối ngoại của
Hoa Kỳ trong và sau Chiến tranh lạnh (America's half – century United States
foreign policy in the cold war and after), Thùy Dương, Thanh Thủy, Minh Long,
Hồng Hạnh dịch, NXB. Chính trị Quốc gia.
20. Trương Tiểu Minh (2002), Chiến tranh lạnh và di sản của nó, NXB. Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
21. Trình Mưu, Vũ Quang Vinh (2005), Quan hệ quốc tế những năm đầu thế kỉ XXI,
vấn đề, sự kiện và quan điểm, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
22. Trình Phối (1997), Thế giới cuối thế kỉ nhìn lại, Nxb Lao động, Hà Nội.
23. Colin Powell (2004), Hành trình nước Mỹ của tôi, NXB Công an nhân dân, Hà
Nội.
24. Randall B. Ripley, James M. Lindsay (2002), Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ
sau Chiến tranh lạnh (U. S. Foreign policy after the cold war), Trần Văn Tụy
dịch, NXB. Chính trị Quốc gia.
25. Stanley O. Roth, "Indonesia: Confronting the Political and Economic Crises",
Testimony before the House International Relations Committee, Subcommittee on
Asia and the Pacific, Washington, DC, February 16, 2000
26. Bill Sammon (2008), Tổng thống Bush và chiến dịch toàn cầu, Nxb Tổng hợp,
Tp. HCM.
27. Nguyễn Thiết Sơn (2004), Hoa Kỳ – kinh tế và quan hệ quốc tế, NXB. Khoa học
Xã hội, Hà Nội.
28. Nguyễn Thiết Sơn (2002), Nước Mỹ đầu thế kỉ XXI, NXB. Khoa học Xã hội, Hà
Nội.
29. Nguyễn Xuân Sơn (2005), Chiến lược đối ngoại của một số nước lớn (Mỹ, Nga,
Trung Quốc, Nhật Bản, EU, Ấn Độ) trong hai thập niên đầu thế kỉ XXI,
30. Nguyễn Cơ Thạch (1998), Thế giới trong 50 năm qua (1945 – 1995) và thế giới
trong 25 năm tới (1996 - 2020), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
31. Nguyễn Anh Thái (cb) (1996), Lịch sử thế giới hiện đại, tập 4, NXB Đại học quốc
gia, Hà Nội.
32. Thông tấn xã Việt Nam (2002), Trật tự thế giới sau 11/9, Nxb Thông tấn, Hà Nội.
33. Trương Thị Thủy (2003), Nước Mỹ năm đầu thế kỉ XXI, Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội.
34. Lê Khương Thùy (2003), Chính sách của Hoa Kì đối với ASEAN trong và sau
Chiến tranh lạnh, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
35. Lê Bá Thuyên (1997), Hoa Kì cam kết và mở rộng(chiến lược toàn cầu mới của
Mỹ), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
36. Lại Văn Toàn (chủ biên), Phạm Nguyên Long (2004), Chủ nghĩa khủng bố toàn
cầu vấn đề và cách tiếp cận, NXB. Khoa học Xã hội.
37. Trung tâm nghiên cứu cơ bản châu Á và các vấn đề cơ bản châu Á – Thái Bình
Dương(1993), Vai trò của Hoa Kì ở châu Á: quyền lợi và chính sách, Bản dịch
của Viện thông tin khoa học, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.
38. Trung tâm Thông tin Khoa học xã hội, Viện Khoa học Công an (1998), Đánh giá
chiến lược các điểm nóng và cơ cấu lực lượng trên thế giới, Nxb Công an Nhân
dân, Hà Nôi.
39. Viện nghiên cứu bản vệ hòa bình và an ninh Nhật Bản (1994), Vấn đề an ninh khu
vực Đông Nam Á, Nxb Chính trị Quốc gia, hà Nội.
40. Viện Thông tin Khoa học xã hội (2003), Khủng bố và chống khủng bố với vấn đề
an ninh quốc tế, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
41. Bob Woodward (2003), Bush và quyền lực nước Mỹ, Nxb Lao động, Hà Hội.
42. Phạm Ngọc Uyển (1998), Điểm lại chính sách của chính quyền Bill Clinton (1992
- 1996), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
* TẠP CHÍ CHUYÊN NGÀNH
43. Kurt M. Campbell (2010), “Nguyên tắc can dự của Mỹ tại khu vực Châu Á – Thái
Bình Dương”, Tạp Chí Châu Mỹ ngày nay, Số 5/2010, tr 26-30.
44. W. J. Clonton,“Diễn văn nhậm chức tổng thống ngày 20/1/1993”. TTXVN (tin
nhanh), 20/1/1993.
45. Phạm Cao Cường, Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Đông Nam Á từ sau sự
kiện 11-9, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 6/2005, tr 23-40.
46. Phạm Cao Cường (2005), Đằng sau cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ ở Đông
Nam Á, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 2/2005, tr 18-29.
47. Lê Phan Dy (1994), “Ngoại giao nhân quyền của Mỹ”, Tạp chí Cộng sản, số 7
tháng 7/1994, Tr 59.
48. Luận Thùy Dương (2009), “Chính sách của Mỹ đối với khu vực Đông Nam Á”,
Tạp chí Cộng sản, số 806, tr. 34-43.
49. Vũ Công Giao (2003), “Về thực chất của tự do tôn giáo trong chính sách ngoai
giao nhân quyền của Mỹ”, Tạp chí Cộng sản, số 35, tháng 12/2003, Tr57 -58.
50. Nguyễn Thanh Hiền (2005), “Tìm hiểu về thực trạng an ninh khu vực Đông Á”,
Tạp chí Nghiên cứu Nhật bản và Đông Bắc Á, Số 1(55), tr. 20-28.
51. Nguyễn Quốc Hùng (2003), “Nhật Bản và trật tự thế giới ở Đông Á thế kỷ XX”,
Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, (2), tr. 25 – 30.
52. Hà Mỹ Hương (2007), “An ninh Đông Nam Á trong chiến lược của Mỹ”, Tạp chí
Cộng sản, số 17 (137), tr. 15-23.
53. ThS Nguyễn Lan Hương (2011), “So sánh phương thức thực hiện chính sách đối
ngoại của tổng thống Bill Clinton và tổng thống G. W. Bush”, Tạp chí Châu Mỹ
ngày nay, Số 01/2011, tr 25-36.
54. James A. Kelly, Bản điều trần trước Ủy ban đối ngoại Hạ viện Mỹ, Thông tấn xã
Việt Nam (Tài liêu tham khảo), ngày 2 – 6- 2004.
55. Nguyễn Hoàng Giáp (2005), “Tác động của sự điều chỉnh chiến lược toàn cầu
mới của Mỹ đến Đông Nam Á”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 6/2005,
tr18-23.
56. Nguyễn Kim Lân (2002), “Tác động của sự điều chỉnh Chiến lược toàn cầu của
Mỹ đến an ninh Đông Nam Á và Châu Á – Thái Bình Dương”, Tạp chí Châu Mỹ
ngày nay, số 12/ 2002, tr 21-23.
57. Võ Hải Minh (2006), “Lợi ích quốc gia – nền tảng trong quá trình hoạch định
chiến lược an ninh quốc gia Hoa Kì”, Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới,
Cộng sản (12).
58. Đỗ Trọng Quang (2005), “Cuộc chiến chống khủng bố ở Đông Nam Á và chủ
trương đánh đòn phủ đầu của Mỹ”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số7, tr 47-68.
59. Phạm Đức Thành (2003), “Sự điều chỉnh chiến lược của Mỹ và tác động của nó
đến khu vực Đông Nam Á”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 10-2003.
60. Nguyễn Văn Lan, “Chiến lược toàn cầu mới của Mỹ và tác động của nó với tình
hình thế giới”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 2/2006.
61. GS. TS Nguyễn Thiết Sơn(2005), “Chính sách và vai trò của Mỹ ở khu vực châu
Á - Thái Bình Dương”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 1/ 2005, tr 3-11.
62. Thông tấn xã Việt Nam (1994), “Mỹ điều chỉnh chính sách với châu Á để giảm
bớt căng thẳng”, Tài liêu tham khảo đặc biệt, ngày 1-7, tr 9.
63. Thông tấn xã Việt Nam (1997), “Indonesia trước ngày bầu cử”, Tài liêu tham
khảo đặc biệt, ngày 2/6, tr 2-4.
64. Thông tấn xã Việt Nam (1997), “Chương trình của ngoại trưởng Mỹ Madeleine
K. Albright” , Tài liêu tham khảo đặc biệt, ngày 30/1, tr 1- 5.
65. Thông tấn xã Việt Nam (1997), “Chính sách đối ngoại của Mỹ”, Tài liêu tham
khảo đặc biệt, ngày 5/3, tr 2-4.
66. Thông tấn xã Việt Nam (1999), “Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ cho thế kỉ
XXI”, Tài liêu tham khảo đặc biệt, ngày 04/01, tr. 3 – 10.
67. Thông tấn xã Việt Nam (1999), “Đông Nam Á lo ngại sự phân rã ở Indonesia”,
Tài liêu tham khảo đặc biệt , ngày 23/11, tr 1-5.
68. Thông tấn xã Việt Nam (1999), “Đường hướng dân chủ ở Indonesia”, Tài liêu
tham khảo đặc biệt, ngày 28/10, tr 16 -17.
69. Thông tấn xã Việt Nam (1999), “Indonesia cải tổ lực lượng vũ trang”, Tài liêu
tham khảo đặc biệt, ngày 6/11, tr 10-11.
70. Thông tấn xã Việt Nam (1999), “Đông Nam Á lo ngại sự phân rã ở Indonesia”,
Tài liêu tham khảo đặc biệt, ngày 23/11, tr 1-5.
71. Thông tấn xã Việt Nam (1999), “Mỹ - Indonesia nối lại hợp tác quân sự”, Tài liêu
tham khảo đặc biệt, ngày 13/12, tr 1-4.
72. Thông tấn xã Việt Nam (2000), “Tình hình Indonesia”, Tài liêu tham khảo đặc
biệt, ngày 15/1, tr 10-11.
73. Thông tấn xã Việt Nam (2000), “Indonesia tiến hành cải tổ”, Tài liêu tham khảo
đặc biệt, ngày 24/6, tr 12-15.
74. Thông tấn xã Việt Nam (2000), “Indonesia bất ổn định chính trị”, Tài liêu tham
khảo đặc biệt, ngày 17/7, tr 11-13.
75. Thông tấn xã Việt Nam (2000), “Mỹ xét lại quan hệ quân sự với Indonesia”, Tài
liêu tham khảo đặc biệt, ngày 14/9, tr 9-11.
76. Thông tấn xã Việt Nam (2000), “Mỹ - Indonesia quan hệ tiếp tục xấu đi”, Tài liêu
tham khảo đặc biệt, ngày 2/11, tr 1-4.
77. Thông tấn xã Việt Nam (2000), “Mỹ điều chỉnh chính sách đối với Indonesia”,
Tài liêu tham khảo đặc biệt, ngày 21/9, 1-3.
78. Thông tấn xã Việt Nam (2000), Nhìn lại chính sách đối ngoại thời Clinton, Tài
liêu tham khảo.
79. Thông tấn xã Việt Nam (2000), Bill Clinton, Chính trị gia của thập kỉ 90, Tài liêu
tham khảo.
80. 100.Thông tấn xã Việt Nam (2002), Báo cáo của Bộ Quốc phòng 4 năm 2 lần,
ngày 30/9, Tài liêu tham khảo.
81. Thông tấn xã Việt Nam (2001), “Indonesia – nguy cơ từ cuộc chiến chống khủng
bố”, Tài liêu tham khảo đặc biệt, ngày 15/10, tr 4-10.
82. Thông tấn xã Việt Nam (2002), “Tình hình nội bộ Indonesia”, Tài liêu tham khảo
đặc biệt, ngày 1/3, tr 1-3.
83. Thông tấn xã Việt Nam (2002), “Tin liên quan đến Indonesia”, Tài liêu tham khảo
đặc biệt, ngày 6/6, tr1-9.
84. Thông tấn xã Việt Nam (2002), “Mỹ và Indonesia hợp tác quân sự trong cuộc
chiến chống khủng bố”, Tài liêu tham khảo đặc biệt, ngày 26/6, tr 3-6.
85. Thông tấn xã Việt Nam (2002), “Indonesia, quân đội quay trở lại chính trường”,
Tài liêu tham khảo đặc biệt, ngày 2/8, tr 17-21.
86. Thông tấn xã Việt Nam (2002), “Quan hệ Indonesia và Mỹ”, Tài liêu tham khảo
đặc biệt, ngày 21/9, tr 1-10.
87. Thông tấn xã Việt Nam (2002), “Quan hệ Mỹ - Indonesia với cuộc chiến chống
khủng bố’, Tài liêu tham khảo đặc biệt, ngày 24/9, tr 12-27.
88. Thông tấn xã Việt Nam (2002), “Indonesia với cuộc chiến chống khủng bố”, Tài
liêu tham khảo đặc biệt, ngày 30/9, tr 1-10.
89. Thông tấn xã Việt Nam (2002), “Indonesia với cuộc chiến chống khủng bố”, Tài
liêu tham khảo đặc biệt, ngày 7/10, tr 1-11.
90. Thông tấn xã Việt Nam (2002), “Indonesia tăng cường các biện pháp chống
khủng bố”, Tài liêu tham khảo đặc biệt, ngày 19/10, tr1-10.
91. Thông tấn xã Việt Nam (2002), “Indonesia với các biện pháp chống khủng bố”,
Tài liêu tham khảo đặc biệt, ngày 28/10, tr 1-14.
92. Thông tấn xã Việt Nam (2002), “Indonesia trước sức ép của Mỹ trong cuộc chiến
chống khủng bố”, Tài liêu tham khảo đặc biệt, ngày 5/11, tr4-17.
93. Thông tấn xã Việt Nam (2002), “Quan hệ Mỹ và các nước”, Tài liêu tham khảo
đặc biệt, ngày 27/12, tr 7-9.
94. Thông tấn xã Việt Nam (2003), “Chính sách an ninh của Mỹ và quan hệ Mỹ với
Indonesia”, Tài liêu tham khảo đặc biệt, ngày 9/1, tr 14 -15.
95. Thông tấn xã Việt Nam (2003), “Mỹ trở lại Đông Nam Á va quan hệ Mỹ - Trung
Quốc”, Tài liêu tham khảo đặc biệt, ngày 8/2, tr 17-20.
96. Thông tấn xã Việt Nam (2004), “Mỹ thích ai trở thành tổng thống Indonesia”, Tài
liêu tham khảo đặc biệt, ngày 28/6, tr1-5.
97. Thông tấn xã Việt Nam (2005), “Indonesia và nổ lực thúc đẩy một quốc gia Hồi
giáo ôn hòa ở Đông Nam Á”, Tài liêu tham khảo đặc biệt, ngày 10/1, tr 12 – 19.
98. Thông tấn xã Việt Nam (2005), “Chiến lược quay lại Đông Nam Á của Mỹ”, Tài
liêu tham khảo đặc biệt, ngày 27/4/2005, tr 8 -15.
99. Thông tấn xã Việt Nam (2005), “Mỹ - Indonesia quan hệ sẽ mạng lại lợi ích cho
cả hai”, Tài liêu tham khảo đặc biệt, ngày 1/6, 7-11.
100. Thông tấn xã Việt Nam (2005), “Mỹ và Indonesia trở lại hợp tác quân sự
toàn diện”, Tài liêu tham khảo đặc biệt, ngày 13/9, tr 15-20.
101. Thông tấn xã Việt Nam (2005), “Quan hệ quân sự Indonesia và Mỹ”, Tài
liêu tham khảo đặc biệt, ngày 26/12, tr 11-16.
102. Thông tấn xã Việt Nam (2006), “Quan hệ đối tác Mỹ và Indonesia”, Tài
liêu tham khảo đặc biệt, ngày 27/1, tr 6 -12.
103. Thông tấn xã Việt Nam (2006), “Quan hệ Mỹ - Indonesia – ASEAN”, Tài
liêu tham khảo đặc biệt, ngày 1/4, tr 16 -20.
104. Thông tấn xã Việt Nam (2006), “Tình hình Indonesia và vai trò của nước
này trong cộng đồng Đông Á”, Tài liêu tham khảo đặc biệt, ngày 22/2, tr12-17.
105. Thông tấn xã Việt Nam (2006), “Quan hệ Mỹ và Indonesia bốn thập kỉ qua
và thời gian”, Tài liêu tham khảo đặc biệt, ngày 4/3, tr 9 – 12.
106. Thông tấn xã Việt Nam (2006), “Quan hệ Indonesia – Mỹ”, Tài liêu tham
khảo đặc biệt, ngày 22/11, tr 4-6.
107. Thông tấn xã Việt Nam (2007), “Triển vọng quan hệ Indonesia và Mỹ
trong năm 2007”, Tài liêu tham khảo đặc biệt 25/3, tr 9-15.
108. Thông tấn xã Việt Nam (2007), “Mỹ bố trí lại các quan chức ngoại giao ở
Đông Nam Á”, Tài liêu tham khảo đặc biệt 14/6, tr1-6.
109. Thông tấn xã Việt Nam (2008), “Nền dân chủ sẽ định hình ở Indonesia”, Tài
liêu tham khảo đặc biệt 1/11, tr 15 – 20.
110. Thông tấn xã Việt Nam(2006), Những vấn đề quốc tế: Chính sách Đông Nam Á
của Trung Quốc và Mỹ, Tài liêu tham khảo, số 7/2006.
111. Đánh giá chiến lược các điểm nóng (sách tham khảo nội bộ), NXB Công an
nhân dân, Hà Nội, 1998.
112.Lê Đình Tĩnh (2005), “Mỹ và vấn đề an ninh Đông Nam Á hiện nay”, Tạp chí
Các vấn đề quốc tế, số 60, tr. 67-75.
113.Tạ Minh Tuấn, “Vai trò của Mỹ trong các cơ chế an ninh “mềm” ở châu Á –
Thái Bình Dương”, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 69, tr. 53-60.
114. Stanley A. Weiss (2001), “Lực lượng vũ trang Indonesia có thể cơ cấu lại với sự
giúp đỡ của Washington”, Tài liêu tham khảo đặc biệt, 23-8-2001, TTX VN.
* TÀI LIỆU TIẾNG ANH
114. Ralph A. Cossa, Brad Glosserman, Michael A. McDevitt, Nirav Patel, James
Przystup, Brad Roberts, “The United States and the Asia-Pacific Region:
Security Strategy for the Obama Administration”, tháng 2/2009, pp.10, 15.
116. Ralph A. Cossa, “Security Implications of Conflict in the South China Sea:
Exploring Potential Triggers of Conflict”, A Pacific Forum CSIS, tháng 3/1998,
p. 7
117. Isaak I. Dore (1984), International law and the superpower: normative order in
devide world, N. J. Reetgers University.
118. Marian Irish, Henry B. Mayo, Roy C. Macridis (1966), World pressures on
American foreign policy, NXB. Prentice – Hall.
119. Henrry Kissinger (1999), “The Architecture of an American Foreign Policy, in
Preparing America’s Foreign Policy for the 21st Century”, edited by David L.
Boren & Edward J. Perkins, University of Aklahoma Press.
120. Glenn P. Hastedt (2002), American foreign policy, tập 8, NXB. Dushkin.
121. Glenn P. Hastedt (2000), American foreign policy, tập 6, NXB. Dushkin.
122. J. Robert Kerrey, Robert A. Manning, The United and Southeast Asia: A Policy
Agenda for the New Administration, Report of an Independent Tast Force
Sponsored by the Council on Foreign Relations, p, 22.)
123. Larry Niksch, U.S.-Indonesian Relations.
124. Aurelia E. Brazeal, Statement before the House International Relations
Committee, Subcommittee on East Asian and Pacific Affairs, Washington, DC,
May 7, 1997 : US Relations With Indonesia
125. Các vấn đề an ninh khu vực Đông Nam Á: Cơ hội cho hòa bình, ổn định, thịnh
vượng và Winston Lord, Bộ trưởng khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.
126. Đức Tân (RFI)
tranh-gianh-anh-huong-loi-keo-indonesia-.html
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chinh_sach_doi_ngoai_cua_my_doi_voi_indonesia_tu_nam_1993_den_nam_2008_932.pdf