Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn thực hiện chính sách giảm nghèo
bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số từ thực tiễn tỉnh Phú Yên cho
thấy, giảm nghèo bền vững là một trong những vấn đề vừa cấp bách, vừa
cơ bản lâu dài, là một chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước, là chủ
trương và nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh.
Thực tế cho thấy, việc triển khai thực hiện các chính giảm giảm nghèo
bền vững đã giúp cho đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh xóa đói, giảm
nghèo, tiếp cận được các thành quả của quá trình phát triển kinh tế - xã hội,
thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng. Tuy chưa theo kịp tốc độ của
vùng đồng bằng, vùng đô thị, của người Kinh, song đời sống của đồng bào
dân tộc thiểu số đã có những thay đổi tích cực, kết cấu hạ tầng phát triển, thị
trường hàng hóa đã bắt đầu hình thành, dần dần thay thế nền kinh tế tự cung,
tự cấp trước đây.
Tuy nhiên, kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phát triển
còn chậm, đời sống đồng bào còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo và cận
nghèo còn cao, thoát nghèo chưa bền vững, công cuộc giảm nghèo còn nhiều
thách thức. Chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực còn thấp; năng lực, trình
độ của đội ngũ cán bộ cơ sở, cán bộ người đồng bào dân tộc thiểu số ở một số
địa phương chưa đáp ứng yêu cầu; công tác quản lý nhà nước thực hiện về
giảm nghèo bền vững còn nhiều hạn chế và bất cập, cần tiếp tục chấn chỉnh,
đổi mới.
116 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 802 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng thuận lợi với các dịch vụ xã hội cơ bản.
Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện, xã nghèo, thôn đặc biệt khó
khăn được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là
hạ tầng thiết yếu như giao thông, điện, nước sinh hoạt.
Phấn đấu 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu vay vốn, có điều
kiện tiếp cận và được tín chấp vay vốn phát triển sản xuất tăng thu nhập.
75
100% người nghèo được cấp thẻ Bảo hiểm y tế; hỗ trợ 50% mệnh giá
mua thẻ Bảo hiểm y tế cho hộ cận nghèo mua thẻ Bảo hiểm y tế.
100% trẻ em mẫu giáo và học sinh, sinh viên đồng bào dân tộc thiểu số
được miễn, giảm học phí và được hỗ trợ chi phí học tập.
100% hộ nghèo có nhà ở tạm bợ, dột nát được hỗ trợ làm nhà ở.
Trên 95% hộ dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch hoặc nước sinh
hoạt hợp vệ sinh; đến hết năm 2015 giải quyết được 70% số hộ thiếu đất ở,
đất sản xuất.
100% cán bộ tham gia công tác giảm nghèo ở các cấp được tập huấn
nâng cao năng lực giảm nghèo bền vững [5].
3.2. Các giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách giảm nghèo
bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số
3.2.1. Hoàn thiện thể chế chính sách
Để hoàn thiện thể chế chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào
dân tộc thiểu số trong thời gian đến, trước hết chúng ta cần rà soát lại các
chính sách, công cụ giảm nghèo bền vững để loại bỏ sự trùng lắp, sự không
hiệu quả, không phù hợp của chính sách giảm nghèo bền vững hiện nay. Đối
với bộ máy thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững: Cần tăng cường hơn
nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, đồng
thời Mặt trận, các hội đoàn thể như: phụ nữ, thanh niên, cựu chiến binh phải
phát huy vai trò, trách nhiệm trong công tác vận động nhân dân trong thực
hiện công tác giảm nghèo bền vững.
Để giảm nghèo nhất là giảm nghèo bền vững, cũng như thực hiện tốt
công tác giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số theo chúng
tôi cần phải tiến hành các giải pháp chung cơ bản sau:
Một là, vấn đề quan trọng nhất theo chúng tôi là thể chế về giảm nghèo bền
vững của Nhà nước, hay nói cách khác là việc xây dựng, ban hành và tổ chức,
76
triển khai thực hiện các chính sách, quy định của Nhà nước về công tác giảm
nghèo bền vững.
Đối với nước ta, các chính sách giảm nghèo bền vững của Trung ương
phải đồng bộ, thống nhất, hạn chế đầu mối, giúp cho cấp địa phương, nhất là
ở cơ sở dễ thực hiện. Các chính sách phải thiết lập khung và cơ chế thực hiện
thống nhất, tránh mỗi chính sách mỗi kiểu áp dụng, mỗi bộ, ngành mỗi cách
thực hiện khác nhau. Chính sách ban hành phải ổn định trong ít nhất giai đoạn
5 năm. Các chính sách, dự án, chương trình giảm nghèo bền vững phải sát với
nhu cầu và nguyện vọng của cộng đồng, nhân dân. Phương thức thực hiện
phải cổ vũ cho việc hình thành ý thức tự lực, khuyến khích nỗ lực vươn lên
của đối tượng hưởng lợi.
Đối với tỉnh, cần xây dựng và ban hành cơ chế ưu đãi đặc biệt thu hút
đầu tư vào khu vực miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó tập
trung vào các lĩnh vực có tiềm năng và thế mạnh của miền núi. Ban hành quy
chế thực hiện tốt việc lồng ghép vốn thực hiện chương trình, dự án; quy định
về phân cấp quản lý đầu tư, cơ chế đầu tư, đấu thầu, cơ chế tài chính, giám
sát, phù hợp với đặc thù và năng lực tổ chức thực hiện ở các huyện miền núi;
ban hành chính sách khuyến khích đối với các xã thoát khỏi Chương trình
135, cũng như hộ thoát nghèo để các xã, các hộ nghèo có điều kiện phát triển
bền vững.
Hoàn thiện chính sách cán bộ vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Xây dựng
đội ngũ cán bộ công chức, viên chức đủ phẩm chất, bảo đảm tiêu chuẩn chung
và tiêu chuẩn chức danh, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực đảm
nhiệm chức trách, nhiệm vụ được giao trong hệ thống chính trị, trong các đơn
vị sự nghiệp. Xây dựng đội ngũ cán bộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ có
phẩm chất và năng lực đáp ứng được yêu cầu của địa phương. Cần thực hiện
tốt hơn công tác điều động, luân chuyển, thu hút cán bộ, với việc ban hành cơ
77
chế đối với cán bộ được điều động, luân chuyển về miền núi; chính sách đối
với những người có uy tín.
Hai là, đẩy mạnh phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao dân trí; thực
hiện tốt công tác y tế và chăm sóc sức khỏe, nâng cao đời sống văn hóa và
tinh thần cho nhân dân. Đây là giải pháp rất cơ bản, có ý nghĩa tạo động lực
trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo. Giáo dục - đào tạo là khâu đột phá,
là cơ sở và là con đường cơ bản để phát triển nguồn nhân lực miền núi. Cần
thực hiện hoàn thành phổ cập giáo dục Trung học cơ sở; nâng cao chất lượng
và hiệu quả giáo dục, đào tạo; đẩy mạnh việc hướng nghiệp dạy nghề. Thực
hiện nghiêm túc chính sách thu hút và luân chuyển giáo viên công tác tại miền
núi; chính sách hỗ trợ cho các cháu mẫu giáo và học sinh con hộ nghèo các
cấp phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn và thôn đặc biệt khó khăn.
Thực hiện tốt công tác đào tạo nghề cho nông thôn. Đổi mới và phát
triển đào tạo nghề theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo
điều kiện thuận lợi để lao động tham gia học nghề phù hợp với trình độ học
vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của mình. Gắn liền với đó nâng
cao chất lượng lao động và tăng số lượng lao động ở các huyện miền núi tham
gia xuất khẩu lao động, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập.
Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, tiếp tục đưa bác
sĩ về công tác tại các trạm y tế ở xã, đi đôi với phát triển y tế thôn, bản, thực
hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh. Tập trung xây dựng, mở rộng cơ sở
y tế, khám chữa bệnh; đảm bảo đồng bào được sử dụng các dịch vụ y tế; thực
hiện chương trình chăm sóc sức khoẻ, bảo hiểm y tế cho đồng bào.
Trong xây dựng trung tâm cụm xã, các điểm sinh hoạt văn hóa tại các
thôn, bản nên kết hợp xây dựng khu sinh hoạt thể dục, thể thao nhằm khuyến
khích phong trào rèn luyện thể dục, thể thao nâng cao sức khỏe, thể lực. Hỗ
trợ các hộ đồng bào dân tộc thiểu số di dời chuồng trại, xây dựng nhà vệ sinh,
78
cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh, thực hiện ăn chín, uống sôi, sinh hoạt
hợp vệ sinh; giảm thiểu tình trạng mất vệ sinh nơi sinh sống. Đẩy mạnh công
tác truyền thông, vận động kết hợp cung cấp các dịch vụ kế hoạch hóa gia
đình để nâng cao chất lượng dân số ở miền núi.
Ba là, chú trọng việc thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất gắn với điều
kiện tự nhiên, tiềm năng từ đất, từ rừng của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và
miền núi.Hỗ trợ sản xuất phải sát với nhu cầu và nguyện vọng của cộng đồng,
nhất là đối với các đối tượng là cộng đồng các dân tộc thiểu số tại vùng cao,
vùng sâu. Cần định hướng được thị trường tiêu thụ sản phẩm gắn với thực
hiện tốt công tác qui hoạch sản xuất; sản xuất phải gắn với thị trường, định
hướng thị trường. Không phải cứ sản xuất, chăn nuôi sản phẩm mà không cần
biết thị trường cần gì, quan trọng là phải biết thị trường cần gì để đáp ứng.
Đồng thời, xây dựng các mô hình sản xuất hiệu quả, mô hình nông dân chủ
chốt, các nhóm hỗ trợ để nhân rộng, hướng dẫn và cùng nhau hỗ trợ thực
hiện; có thể kết hợp định canh, định cư xen kẻ giữa người Kinh và đồng bào
dân tộc thiểu số để tạo động lực hỗ trợ nhau trong sản xuất, phát triển kinh tế.
Bốn là, tăng cường công tác tư vấn, hướng nghiệp, đào tạo nghề và giải
quyết việc làm cho người lao động. Đồng thời, phát triển các loại hình kinh tế
hợp tác, doanh nghiệp nhỏ và vừa của người nghèo, hộ nghèo, phát triển kinh
tế hộ gia đình. Tiếp tục đẩy mạnh cho vay vốn từ các nguồn vốn ưu đãi của
quỹ giảm nghèo, quỹ quốc gia về việc làm, ngân hàng chính sách xã hội và
quỹ tín dụng của các đoàn thể. Gắn cho vay vốn với hướng dẫn hộ nghèo cách
làm ăn theo hướng điều chỉnh cơ cấu vay vốn ngành nghề có hiệu quả, phù
hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội từng địa phương và theo khả năng
quy mô, trình độ sản xuất từng hộ.
Năm là, huy động các nguồn lực tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng,
nhất là việc lồng ghép các nguồn vốn cùng tạo nên “một dòng chảy” mạnh mẽ
79
để thực hiện mục tiêu giảm nghèo; thu hút các thành phần kinh tế đầu tư sản
xuất, kinh doanh, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động, nhất là
những lĩnh vực, ngành nghề truyền thống có nguồn nguyên liệu dồi dào,
những sản phẩm độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số. Cần triển khai
công tác xúc tiến và chuẩn bị đầu tư để tranh thủ các nguồn vốn cho phát triển
và xóa đói, giảm nghèo; ưu tiên đầu tư giải quyết tốt công tác định canh định
cư gắn với phát triển kết cấu hạ tầng cho vùng nghèo.
Sáu là, áp dụng tiến bộ khoa học và kỹ thuật vào sản xuất và đời sống.
Tăng thêm cán bộ khuyến nông, khuyến lâm; thường xuyên tập huấn cho đội
ngũ này để có năng lực tiếp cận thực tiễn, có năng lực chuyên môn, hiểu biết
phong tục tập quán, ngôn ngữ và văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số để
hướng dẫn cho đồng bào thuần thục kỹ thuật canh tác các loại cây trồng, vật
nuôi, nhất là kỹ thuật trồng lúa nước và thâm canh cây trồng cạn. Thường
xuyên tổ chức tham quan học tập, xây dựng mô hình trình diễn để đồng bào
dân tộc thiểu số “mắt thấy, tai nghe”, khuyến khích đồng bào dân tộc thiểu số
vươn lên thoát nghèo bền vững.
Bảy là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy trách nhiệm của Mặt
trận và các Hội, đoàn thể trong phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền
vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Các cấp ủy đảng tập trung
lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng các nhiệm vụ trọng tâm cho từng thời kỳ về xây
dựng, quản lý và phát triển kinh tế - xã hội, chú trọng xây dựng chính quyền,
đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực
hiện nhiệm vụ giảm nghèo bền vững.
Tám là, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, gắn với công khai, minh
bạch, mở rộng dân chủ. Công tác tuyên truyền về chính sách giảm nghèo bền
vững phải được nâng cao chất lượng qua nhiều hình thức, đặc biệt là ở cấp cơ
sở để vận động, quán triệt đúng và đầy đủ hơn nữa tinh thần và nội dung
80
chính sách, pháp luật giảm nghèo cho các cấp, các ngành và người dân có
nhận thức rõ và thống nhất để huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và
người dân trong việc tổ chức, triển khai, thực hiện.
Chín là, yếu tố quan trọng để thực hiện giảm nghèo bền vững là Nhà
nước tạo động lực giảm nghèo bền vững thông qua các chính sách phát triển
kinh tế - xã hội và ý chí vượt nghèo của người nghèo. Các chương trình giảm
nghèo và phát triển kinh tế xã hội cần được nhân dân trong cộng đồng tham
gia, thảo luận và quyết định, qua đó nâng dần nhận thức về vai trò và trách
nhiệm của người nghèo, hộ nghèo trong việc triển khai các chương trình giảm
nghèo bền vững cho chính mình. Người dân trong tâm thế người sản xuất
làm chủ, điều đó cũng đồng nghĩa với việc phát huy được năng lực của bản
thân người nghèo. Đồng thời, phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra” phải được thực hiện xuyên suốt trong các hoạt động của chương
trình giảm nghèo bền vững ở từng địa phương.
3.2.2. Nhóm giải pháp tổ chức thực hiện chính sách
Vai trò của cán bộ làm công tác giảm nghèo bền vững trong thực hiện
các chính sách để xóa đói giảm nghèo là rất quan trọng, đòi hỏi phải đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, vì vậy để góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc
giảm nghèo bền vững thì việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là cần thiết, đặc biệt
là cán bộ thôn, bản. Việc đào tạo, bồi dưỡng phải có kế hoạch, phân loại đối
tượng phù hợp.
Chính quyền địa phương các cấp từ tỉnh đến huyện, xã cần tăng cường
cán bộ cho đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là ở tại chỗ trong các cơ quan, ban,
ngành, đoàn thể ở cấp tỉnh, cũng như cấp huyện để tham gia làm công tác
giảm nghèo bền vững.
- Rà soát, phân loại hộ nghèo để tìm ra nguyên nhân cũng như nguyện
vọng của người nghèo để có biện pháp hỗ trợ phù hợp
81
Để giảm nghèo bền vững có hiệu quả cần phải hiểu biết sâu sắc và đầy
đủ về người nghèo, hộ nghèo. Do đó cần chú ý tổ chức bộ máy làm công tác
giảm nghèo bền vững đồng bộ và bố trí cán bộ chuyên trách có tâm huyết, có
tinh thần trách nhiệm và năng lực phù hợp để triển khai thực hiện chương
trình đến tận thôn, bản; kiên trì gắn bó, sâu sát với người nghèo. Chú ý điều
tra, phúc tra, nắm chắc thực trạng đói nghèo của từng địa phương cơ sở, thấu
đáo hoàn cảnh cuộc sống và quá trình chuyển biến cụ thể của từng người
nghèo, hộ nghèo. Từ đó có cơ sở phân tích, đánh giá, xác định mục tiêu,
nhiệm vụ và triển khai các giải pháp, chính sách hỗ trợ, chăm lo hộ nghèo,
người nghèo thiết thực và phù hợp.
- Tổ chức lồng ghép, khắc phục tình trạng chồng chéo trong đầu tư các
chương trình, dự án và chính sách hỗ trợ giảm nghèo bền vững
Bên cạnh việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo
bền vững giai đoạn 2011-2015 nói chung và các chính sách, dự án giảm
nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng của Chính phủ, cần thực
hiện lồng ghép các chính sách, dự án giảm nghèo của tỉnh nhằm đạt hiệu quả
cao nhất, tránh thất thoát, lãng phí.
Cần xác định quan niệm về “lồng ghép”. Lồng ghép được thực hiện trên
cùng một địa bàn đầu tư, hay lồng ghép trong cùng một dự án. Qua nghiên
cứu cho thấy, lồng ghép trên cùng một địa bàn tương đối thuận lợi hơn. Để
tiến hành lồng ghép các chương trình, dự án trước hết cần đánh giá thực trạng,
xem xét nguồn lực, trên cơ sở đó xác định các địa phương, vùng lãnh thổ, hay
dự án cần lồng ghép. Các Sở Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính và sở chuyên
ngành cần phối hợp, có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh
xem xét, quyết định nội dung lồng ghép một cách cụ thể.
Tóm lại, những giải pháp nêu trên cần phải tiến hành đồng bộ, bằng sự
nỗ lực của toàn hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đồng thời, cần
82
phải nhận rõ giải pháp mang tính đột phá đối với giảm nghèo bền vững và
phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, thiết nghĩ
cần thực hiện tốt công tác giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; hỗ
trợ phát triển sản xuất và phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông, thủy
lợi. Đây có thể được xem như những yếu tố mang tính động lực, đảm bảo cho
mục tiêu giảm nghèo và giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số
ở tỉnh Phú Yên.
3.2.3.Nhóm giải pháp về điều kiện đảm bảo thực hiện chính sách
Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững cần tính toán cụ thể nhu cầu
về nguồn kinh phí cho kế hoạch hàng năm và trung hạn, trong đó có nguồn
vốn từ ngân sách trung ương, địa phương, vốn vay, vốn huy động đóng góp
của tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư hưởng lợi. Trên cơ sở đó, dự kiến
phân bổ cho các chương trình, dự án cụ thể. Trong phân bổ nguồn lực, tập
trung ưu tiên đầu tư nguồn lực cho các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng
có tỷ lệ hộ nghèo cao, nhất là đối với những chính sách, dự án phù hợp với
điều kiện tự nhiên, xã hội của mỗi vùng. Các địa phương có điều kiện như
nhau phân bổ đảm bảo công bằng theo số lượng đối tượng và mức độ khó
khăn.
- Tăng cường phân cấp quản lý
Cấp tỉnh, huyện: Lập kế hoạch giảm nghèo bền vững của địa phương;
huy động bổ sung nguồn lực và chủ động phân bổ cho cấp xã; hướng dẫn và
giám sát thực hiện của cấp xã; xác nhận xã đặc biệt khó khăn, xã nghèo; công
nhận xã thoát nghèo.
Cấp xã: Xác định hộ nghèo, công nhận hộ thoát nghèo, huy động nguồn
lực tại chỗ, tổ chức thực hiện các chính sách và dự án trên địa bàn, tự giám sát
đánh giá.
83
- Kế hoạch hoá việc thực hiện các chương trình, dự án giảm nghèo bền
vững
Các hoạt động về giảm nghèo bền vững phải được xây dựng kế hoạch
hàng năm từ xã đến tỉnh trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương và của các ngành. Các huyện căn cứ vào chương trình của tỉnh và tình
hình thực tế của địa phương để xây dựng, phê duyệt và triển khai thực hiện
chương trình giảm nghèo bền vững của địa phương. Định kỳ hàng quý, 6 tháng,
hàng năm, sơ kết, tổng kết và thông báo công khai kết quả thực hiện chương
trình trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các sở, ngành có liên quan xây
dựng kế hoạch triển khai, hướng dẫn các địa phương thực hiện các hoạt động
giảm nghèo bền vững đã được phân công theo chức năng.
- Tổ chức, kiện toàn hệ thống tổ chức chỉ đạo thực hiện ở các cấp
Kiện toàn Ban Chỉ đạo và cơ quan giúp việc Ban Chỉ đạo làm công tác
giảm nghèo từ cấp tỉnh tới cấp xã. Phân công các thành viên Ban Chỉ đạo cấp
tỉnh phụ trách các địa bàn lồng ghép với sự phân công các lãnh đạo phụ trách
các xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2020. Hình thành và củng cố
hệ thống bộ phận giúp việc ở 2 cấp: tỉnh và huyện. Đối với cấp xã, lồng ghép
thực hiện Đề án Phát triển nghề công tác xã hội để có cán bộ hoặc cộng tác
viên chuyên trách bảo đảm hiệu lực chỉ đạo điều hành và sự phối kết hợp giữa
các cơ quan quản lý các hợp phần của chương trình.
- Phân công trách nhiệm giữa các ngành
Các sở, ban ngành tỉnh theo chức năng của từng ngành và nhiệm vụ được
phân công có trách nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch và phối hợp với
Ủy ban nhân dân các huyện triển khai thực hiện các chính sách và dự án giảm
nghèo do ngành quản lý, theo dõi, nhất là trong công tác triển khai thực hiện
và kiểm tra, giám sát cần có sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng, thực hiện
84
thường xuyên, liên tục, kịp thời báo cáo kết quả cũng như giải quyết những
khó khăn, vướng mắc cho các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện.
- Phát huy vai trò tích cực của các tổ chức đoàn thể trong việc thực hiện
chương trình, chính sách giảm nghèo bền vững
Phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh với Ban Chỉ
đạo Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững các huyện tập trung chỉ đạo
giúp đỡ, hỗ trợ các xã nghèo, hộ nghèo.Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp
chủ trì, phối hợp với chính quyền và đoàn thể các cấp tổ chức tuyên truyền,
vận động toàn dân hưởng ứng, tham gia các cuộc vận động hỗ trợ giảm nghèo
như phong trào “Ngày vì người nghèo”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư”, “xây dựng nông thôn mới”; động
viên, phát huy tính tự chủ của người dân vươn lên thoát nghèo. Các tổ chức
hội, đoàn thể cấp tỉnh duy trì và phát huy những kết quả đã đạt được, tích cực
giúp đỡ những hội viên nghèo, yếu thế của tổ chức mình trong việc tiếp cận
các chính sách ưu đãi, nhất là chính sách tín dụng đối với hộ nghèo, hộ cận
nghèo.
3.2.4. Nhóm giải pháp thanh tra kiểm tra
Các hoạt động về giảm nghèo bền vững phải có sự tham gia của người
dân, đặc biệt là người nghèo. Đồng thời với công tác giám sát và đánh giá,
trên cơ sở thông tin đầy đủ tới người dân về chủ trương, chính sách và sự hỗ
trợ của Nhà nước trong công tác giảm nghèo; tổ chức cho nhân dân tham gia
các hoạt động giảm nghèo, đảm bảo tính công khai, dân chủ, minh bạch.
Hàng năm, tổ chức sơ kết và thông báo công khai kết quả thực hiện các
hoạt động giảm nghèo bền vững. Tăng cường công tác giám sát của các sở,
ban, ngành tại các huyện và báo cáo về cơ quan thường trực Chương trình (Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội) để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân
85
tỉnh và Bộ, ngành Trung ương về tình hình thực hiện chương trình, chính sách
giảm nghèo bền vững.
Thực hiện hệ thống chỉ tiêu giám sát, đánh giá phù hợp ở các cấp từ tỉnh
đến xã. Các địa phương tự tổ chức giám sát, đánh giá và báo cáo theo định kỳ
6 tháng, hàng năm và 5 năm. Tạo cơ chế thuận lợi để phát huy giám sát của
cộng đồng: gồm giám sát của các tổ chức đoàn thể và của người dân.
Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện nghiêm túc cải
cách hành chính, rút ngắn thời gian làm các thủ tục đầu tư và xây dựng, tạo
điều kiện thuận lợi và cùng với chủ đầu tư tháo gỡ những vướng mắc trong
việc thực hiện. Thường xuyên kiểm tra, giám sát để đảm bảo thực hiện đúng
mục đích, kế hoạch, tránh thất thoát và đảm bảo sử dụng nguồn vốn hiệu quả
cao. Thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư xây dựng, sản xuất và
tiêu dùng để tăng tích lũy ở cả 3 khu vực Nhà nước, doanh nghiệp và dân cư.
Công tác kiểm tra, giám sát đầu tư của cơ quan chức năng, chủ đầu tư,
cộng đồng dân cư vùng dự án sẽ góp phần chấn chỉnh công tác quản lý và
nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư trên địa bàn. Các cơ quan chức năng của
tỉnh và các địa phương cần tăng cường trách nhiệm trong hoạt động thanh tra,
kiểm tra, giám sát để bảo đảm chất lượng công trình xây dựng; xử lý nghiêm
theo quy định của pháp luật những trường hợp vi phạm. Giám sát thường
xuyên, trực báo định kỳ, báo cáo công khai, khách quan kết quả giám sát là
những hoạt động cần được tiến hành nghiêm túc, thực sự có những chuyển
biến tích cực sau giám sát để bảo đảm cho chương trình, dự án, chính sách
được thực hiện đúng tiến độ, đúng qui định và hiệu quả.
3.4. Một số kiến nghị
3.4.1. Đối với Trung ương
Để đảm bảo phát triển khinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số bền vững,
đề nghị các Bộ, ngành Trung ương nghiên cứu và xây dựng hệ thống chính
86
sách thực hiện công tác dân tộc ở vùng dân tộc thiểu số vùng miền núi mang
tính ổn định trong thời gian dài, tác động trực tiếp đến mục tiêu giảm nghèo;
hạn chế những chính sách hỗ trợ ngắn hạn, nhỏ lẻ, làm cho nguồn lực phân
tán, hiệu quả giảm nghèo thấp. Đặc biệt cần tăng nguồn vốn cho hỗ trợ phát
triển sản xuất, giúp hộ nghèo ở vùng dân tộc miền núi có điều kiện tổ chức
sản xuất, vươn lên thoát nghèo.
Xem xét bổ sung một số chính sách đối với các hộ cận nghèo và hộ mới
thoát nghèo ở vùng dân tộc miền núi, vùng đặc biệt khó khăn nhất là chính
sách phát triển sản xuất, hỗ trợ xóa nhà ở tạm, đất ở, đất sản xuất và nước sinh
hoạt, giáo dục đào tạo, y tế và các chính sách an sinh xã hội khác, nhằm tạo
điều kiện để hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo hạn chế tái nghèo nhằm
thoát nghèo bền vững.
Vùng miền núi dân tộc là khu vực còn nhiều tiềm năng nhưng cũng còn
nhiều khó khăn, Trung ương cần quan tâm có cơ chế, chính sách hỗ trợ, tăng
suất đầu tư và tạo thuận lợi cho việc thu hút các thành phần kinh tế tham gia
đầu tư các dự án phát triển sản xuất kinh doanh, sử dụng lao động tại địa
phương là người dân tộc thiểu số,..
Tiếp tục đầu tư vốn cho các chương trình, dự án đã khẳng định được
hiệu quả và tính đúng đắn trong giai đoạn 2011-2015 như: Chương trình mục
tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (CT 135); Chính sách hỗ trợ giải quyết đất
sản xuất, đất ở và nước sinh hoạt cho hộ dân thiểu số nghèo và hộ nghèo (QĐ
755/QĐ-TTg); Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ dân vùng khó khăn theo
Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg; Chính sách định canh định cư theo Quyết
định số 33/QĐ-TTg; Chính sách huyện nghèo theo Nghị quyết số
30a/2008/NQ-CP;... đồng thời nghiên cứu, rà soát loại bỏ các chính sách
không còn phù hợp ra khỏi diện đầu tư tập trung nguồn lực nhằm đầu tư phát
triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc miền núi bền vững.
87
Nghiên cứu tăng định mức hỗ trợ các chính sách an sinh xã hội để phù
hợp với tình hình thực tế hiện nay như: Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ
nghèo vùng khó khăn, chính sách hỗ trợ di dân định canh định cư, chính sách
cho vay vốn đối với hộ dân tộc đặc biệt khó khăn,...
Chính phủ nên nghiên cứu lồng ghép để xây dựng một chương trình mục
tiêu quốc gia tổng thể về giảm nghèo đa chiều để tập trung nguồn lực, ưu tiên
cho các địa bàn nghèo, địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số, hạn chế
tình trạng các chương trình và dự án chồng chéo, phân tán và ngắn hạn như
trong thời gian qua. Tăng cường đa dạng hóa các hình thức quản lý, trong đó
có sự kết hợp giữa quản lý của Nhà nước và của xã hội.
Đổi mới việc xây dựng và thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
nhằm giảm đói nghèo. Các chương trình cần tập trung hơn nữa vào đối tượng
nghèo nhất thông qua việc tăng định mức phân bổ ngân sách cho các vùng
nghèo và bảo đảm phân bổ đúng cho các đối tượng nghèo.
Chính sách giảm nghèo bền vững khác với chính sách bảo trợ xã hội,
nghĩa là không phải cho người nghèo “cá” mà phải là cho họ “cần câu”.
Nghiên cứu nghiêm túc, cách đi thực tế đối với giảm nghèo bền vững, không
phải là cách áp đặt từ trên xuống dưới mà phải từ thực tiễn, trả lời cho câu
hỏi: giảm nghèo cho ai; do ai làm; ai hưởng lợi ? Phải “đưa cuộc sống đi vào
chính sách”.
Cần đánh giá lại công tác quản lý, thực hiện đối với các chính sách,
chương trình, dự án. Hiện tại, tồn tại quá nhiều đầu mối các Bộ, ngành, cơ
quan Trung ương đối với các chính sách, chương trình đã ảnh hưởng không
nhỏ đến công tác quản lý, điều hành, triển khai thực hiện.
Cần đẩy mạnh phân cấp quản lý về các địa phương gắn với tăng cường
trách nhiệm để công tác quản lý được thông suốt, đảm bảo tính tự chủ, linh
88
hoạt và sử dụng các nguồn lực đầu tư phù hợp với thực tế của từng địa
phương, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực.
Đối với tỉnh Phú Yên đề nghị bố trí vốn thực hiện với quy mô thích hợp
cho các chương trình vì hiện nay nguồn vốn bố trí thực hiện quá thấp so với
kế hoạch (đặc biệt là Chương trình theo Nghị quyết 30a) nên khó đạt mục tiêu
giảm nghèo bền vững. Đồng thời tăng và nâng mức hỗ trợ đảm bảo đủ định
mức và thời gian thích hợp để hộ nghèo thoát nghèo bền vững.
Cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ các hộ cận nghèo nhiều hơn nhằm tạo
mọi điều kiện thuận lợi để họ thoát nghèo bền vững, tránh nguy cơ tái nghèo
như hỗ trợ về vốn, khoa học kỹ thuật. Đồng thời, cho phép thực hiện chính
sách đối với hộ vừa mới thoát nghèo trong thời gian 02 năm đầu thực hiện
được hưởng mức 50% như các chính sách đối với hộ nghèo.
Nghiên cứu ban hành cơ chế lồng ghép và quản lý ngân sách đối với các
chính sách, chương trình, dự án để các địa phươngcó cơ sở thực hiện, đảm
bảo được khả năng huy động, điều tiết nguồn vốn thực hiện mục tiêu đầu tư
đồng bộ, phát huy hiệu quả các chính sách, chương trình, dự án.
Đề nghị có quy định thống nhất trong cả nước từ Trung ương đến cơ sở
về bộ máy quản lý nhà nước chuyên trách trong thực hiện các chương trình
phục vụ công tác giảm nghèo bền vững (quản lý chương trình, phân bổ vốn,
tổ chức thực hiện) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương trong quá
trình triển khai thực hiện và đánh giá kết quả.
3.4.2. Đối với địa phương
Để nâng cao hiệu quả các chương trình, chính sách giảm nghèo bền vững
cần phải có sự lãnh đạo chặt chẽ hơn nữa của các cấp ủy đảng, chính quyền,
sự phối hợp đồng bộ của các sở, ban, ngành và địa phương trong chỉ đạo, điều
hành, triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo, gắn với việc xây dựng hệ
thống chỉ tiêu, theo dõi, giám sát, đánh giá thực hiện ở các cấp. Chú trọng
89
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường công tác đào tạo cán bộ nắm
vững nghiệp vụ, cần bố trí cán bộ quản lý theo dõi chuyên trách về lĩnh vực
công tác giảm nghèo bền vững tại cơ sở.
Tiếp tục cũng cố và kiện toàn tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công
tác dân tộc cấp huyện đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Trong
quá trình chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thục hiện các chính sách dân tộc, các
chương trình, dự án vùng đồng bào dân tộc không ngừng học hỏi, nâng cao
trình độ năng lực hoạt động của đội ngũ làm công tác dân tộc ở các cấp.
Thường xuyên có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho cán
bộ làm công tác dân tộc.
Đẩy mạnh đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng dân tộc miền
núi. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác dân tộc đáp
ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác trong từng giai đoạn. Chú trọng công tác quy
hoạch, đào tạo và sử dụng cán bộ trẻ người dân tộc thiểu số đã được chọn lựa
nhằm sớm cải thiện trình độ cán bộ trong hệ thống chính trị ở cơ sở. Có chính
sách đặc thù để thu hút đội ngũ trí thức trẻ và công tác tại các xã đặc biệt khó
khăn. Không ngừng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực lãnh đạo của các
cấp ủy, năng lực điều hành của chính quyền các cấp và sự phối hợp với tổ
chức đoàn thể, phát huy có hiệu quả quyền làm chủ của nhân dân trong việc
thực hiện các nhiệm vụ chính trị địa phương. Bảo đảm an ninh quốc phòng,
trật tự an toàn xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng về đường lối, chủ trương của Đảng, cơ
chế, chính sách hỗ trợ giảm nghèo bền vững của Nhà nước để năng cao nhận
thức của cộng đồng xã hội về tầm quan trọng, tính thiết thực trong công tác
giảm nghèo, qua đó động viên toàn xã hội chăm lo cho người nghèo, làm
chuyển biến nhận thức của người nghèo, không ỷ lại trông chờ vào Nhà nước,
có ý thức tự lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo bền vững.
90
Tập trung hơn nữa việc chỉ đạo thực hiện phát triển kinh tế - xã hội vùng
đồng bào dân tộc. Ưu tiên vốn và huy động các nguồn lực, phối hợp lồng
ghép có hiệu quả các nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia của Trung
ương với nguồn vốn địa phương và các nguồn vốn huy động khác để tiếp tục
đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu vùng đồng bào dân
tộc thiểu số. Ngoài nguồn vốn được Trung ương đầu tư, hàng năm ngân sách
tỉnh phải dành một phần vốn thích hợp để đầu tư phát triển miền núi, nhất là
vùng đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn: đường giao thông nông thôn, giao
thông nội đồng, trường học, trạm y tế, các công trình thủy lợi, nước sạch
Tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, nhằm
tăng năng suất cây trồng, giảm chi phí. Đẩy mạnh công tác khuyến nông –
khuyến lâm, thường xuyên mở các lớp tập huấn chuyển giao ứng dụng các
tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào phục vụ sản xuất. Xây dựng các chính sách
khuyến khích, thu hút đầu tư vào các dự án trồng cây công nghiệp mang tính
chiến lược, trồng rừng, xây dựng thủy điện, sản xuất vật liệu xây dựng, chế
biến nông, lâm sản, dịch vụ du lịch nhằm tạo ra những tác động mang tính
động lực làm thay đổi nhanh cơ cấu sản xuất và tạo việc làm cho đồng bào
miền núi. Sử dụng tốt các nguồn lực lao động để đầu tư phát triển kinh tế và
các lĩnh vực văn hóa – xã hội.
Tăng cường sự tham gia của người dân từ việc xác định đối tượng thụ
hưởng đến việc lập kế hoạch, triển khai thực hiện ở thôn, bản; đảm bảo tính công
khai, dân chủ, minh bạch. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn
lực, đảm bảo đúng mục tiêu, đúng đối tượng, không thất thoát; kiên quyết xử lý
các tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn kinh phí của chương trình không đúng mục
đích, không có hiệu quả.
Cần có sự lồng ghép đồng bộ trong thực hiện giữa các chính sách, dự án
hỗ trợ để các chương trình tác động, hỗ trợ lẫn nhau, tạo cho các đối tượng
91
thụ hưởng đủ điều kiện phát triển kinh tế gia đình, từng bước vươn lên thoát
nghèo bền vững. Kết hợp các chương trình, dự án giảm nghèo với việc thực
hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
Nguồn vốn đầu tư cho chương trình từng bước đáp ứng nhu cầu kế hoạch
trong từng giai đoạn cụ thể, trong đó ưu tiên những chương trình mang tính
cấp thiết và tạo nền cơ bản cho phát triển, vì vậy cơ cấu nguồn vốn phải phân
bổ hợp lý (đặc biệt ở cấp cơ sở, chú trọng trong việc đánh giá điều kiện của
từng hộ để lựa chọn, hỗ trợ đúng đối tượng).
Thường xuyên cập nhật, phân tích diễn biến, nguyên nhân, xác định danh
sách cụ thể của người nghèo, vùng nghèo để có kế hoạch hỗ trợ phù hợp với
thực tế, xây dựng lộ trình thực hiện các chính sách, cơ chế đặc thù, các biện
pháp đột phá nhằm thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo, làm cơ sở để
đảm bảo tính giảm nghèo bền vững.
Ủy ban nhân dân tỉnh cần ban hành một số chính sách về thu hút đầu tư
nhằm tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong
nước, nước ngoài đầu tư vốn, khoa học kỹ thuật vào phát triển sản xuất. Tiếp
tục xây dựng và thực hiện một số chính sách liên quan đến đồng bào dân tộc
thiểu số như: chính sách đối với người có uy tín; chính sách tín dụng đối với
đồng bào sản xuất kinh doanh giỏi; chính sách cử tuyển, bố trí sử dụng cán
bộ, v.v..
92
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn thực hiện chính sách giảm nghèo
bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số từ thực tiễn tỉnh Phú Yên cho
thấy, giảm nghèo bền vững là một trong những vấn đề vừa cấp bách, vừa
cơ bản lâu dài, là một chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước, là chủ
trương và nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh.
Thực tế cho thấy, việc triển khai thực hiện các chính giảm giảm nghèo
bền vững đã giúp cho đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh xóa đói, giảm
nghèo, tiếp cận được các thành quả của quá trình phát triển kinh tế - xã hội,
thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng. Tuy chưa theo kịp tốc độ của
vùng đồng bằng, vùng đô thị, của người Kinh, song đời sống của đồng bào
dân tộc thiểu số đã có những thay đổi tích cực, kết cấu hạ tầng phát triển, thị
trường hàng hóa đã bắt đầu hình thành, dần dần thay thế nền kinh tế tự cung,
tự cấp trước đây.
Tuy nhiên, kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phát triển
còn chậm, đời sống đồng bào còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo và cận
nghèo còn cao, thoát nghèo chưa bền vững, công cuộc giảm nghèo còn nhiều
thách thức. Chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực còn thấp; năng lực, trình
độ của đội ngũ cán bộ cơ sở, cán bộ người đồng bào dân tộc thiểu số ở một số
địa phương chưa đáp ứng yêu cầu; công tác quản lý nhà nước thực hiện về
giảm nghèo bền vững còn nhiều hạn chế và bất cập, cần tiếp tục chấn chỉnh,
đổi mới.
Để thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững, tiến đến giảm nghèo bền
vững cho đồng bào dân tộc thiểu số cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp,
với sự vào cuộc của nhiều cấp, nhiều ngành, huy động đóng góp của toàn xã
hội, trong đó nguồn lực và sự quản lý của Nhà nước vẫn là chủ yếu, nội lực và
93
quyết tâm thoát nghèo của bản thân mỗi người dân là quyết định.
Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc
thiểu số phải kiên trì, bền bỉ và lâu dài, cần phải có lộ trình thích hợp. Nhà
nước, xã hội và cộng đồng cần nhận thức đúng trách nhiệm thực hiện giảm
nghèo bền vững, cùng chung tay hỗ trợ người dân thoát nghèo bền vững; đặc
biệt là việc tự giác, chủ động thực hiện, có trách nhiệm hơn nữa để vươn lên
thoát nghèo của người dân.
Hy vọng với chủ trương đúng đắn của Tỉnh ủy, sự quản lý điều hành có
hiệu lực và hiệu quả của các cơ quan hành chính nhà nước ở tỉnh, sự tích cực
tham gia, tập hợp, vận động của Mặt trận và các hội đoàn thể, nhất là với
truyền thống đoàn kết, nỗ lực vươn lên, trong thời gian đến, đồng bào dân tộc
thiểu số nói riêng và người dân trong tỉnh Phú Yên nói chung sẽ sớm thoát
nghèo bền vững, vươn lên xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, như mong
muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh là làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ
ăn thì khá giả, người khá giàu thì giàu thêm.
Trong những năm tới, Đảng và Nhà nước ta xác định đảm bảo an sinh xã
hội là mục tiêu hàng đầu, tập trung đảm bảo mức sống tối thiểu cho người dân
là việc làm cấp bách. Để đạt được mục tiêu này, việc nghiên cứu, rà soát lại
các chính sách giảm nghèo bền vững trong thời gian qua là thật sự cần thiết.
Nhìn một cách tổng quan, các chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng
bào DTTS ở nước ta hiện nay là rất rộng, giàn trãi ở nhiều lĩnh vực, nhưng
phân tán, hiệu quả hạn chế, chưa thực sự khuyến khích các hộ nghèo vươn
lên. Hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững, các Bộ ngành Trung ương cần
rà soát lại các chính sách giảm nghèo bền vững hiện nay, nhằm hoàn thiện
chính sách giảm nghèo bền vững thật phù hợp với từng vùng, từng địa
phương, bên cạnh đó cần thiết kế khung giám sát, đánh giá, xây dựng đội ngũ
nhà chính sách, giúp Đảng và Nhà nước ta hoạch định một cách chính xác các
94
chính sách giảm nghèo phù hợp với từng giai đoạn, điều kiện từng địa phương
đem lại hiệu quả cao nhất cho mục tiêu giảm nghèo bền vững ở Việt Nam,
cũng như ở tỉnh Phú Yên.
95
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Yên (2010), Văn kiện Đại hội Đại
biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2010-2015, Công ty cổ phần in –
Thương mạiPhú Yên.
2. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2000), Quyết định số
1143/2000/QĐ- LĐTBXH ngày 01/11/2000 về việc điều chỉnh chuẩn hộ
nghèo giai đoạn 2001 - 2005.
3. Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2009), Thông tư liên tịch
số:10/2009/TTLT-BKH-BTC ngày 30/10/2009 quy định lồng ghép các
nguồn vốn thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững
trên địa bàn các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày
27/12/2008 của Chính phủ.
4. Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2014), Thông tư liên tịch số
02/2014/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 10/02/2014 của Bộ Tài chính-Bộ Kế
hoạch và Đầu tư: Hướng dẫn lồng ghép các nguồn vốn thực hiện Chương
trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn các huyện nghèo.
5. Ban dân tộc tỉnh Phú Yên (2015), Báo cáo số 317/BC-BDT ngày
19/10/2015 về Tổng kết 5 năm triển khai thực hiện Nghị định số
05/2011/NĐ-CP ngày 14/11/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc.
6. Ban dân tộc tỉnh Phú Yên (2016), Báo cáo số 516/BC-BDT ngày
08/12/2016 về Kết quả tổng hợp xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc
khu vực I, II, III vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Phú Yên giai đoạn
2016-2020.
7. Chính phủ (2011), Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 về định
hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ 2011-2020.
8. HĐND tỉnh Phú Yên (2013), Báo cáo số 108/BC-HĐND ngày
96
29/11/2013 về kết quả giám sát việc thực hiện Nghị định số 134/2006/NĐ-
CP của Chính phủ.
9. HĐND tỉnh Phú Yên (2013), Báo cáo số 112/BC-HĐND ngày
29/11/2013 về kết quả giám sát tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ sản
xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP và
dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135.
10. HĐND tỉnh Phú Yên (2013), Báo cáo số 123/BC-HĐND ngày
01/12/2013 về kết quả giám sát việc thực hiện các Chương trình đầu tư
phát triển trên địa bàn 03 huyện miền núi từ năm 2006 - 2012.
11. UBND tỉnh Phú Yên (2015), Báo cáo số 247/BC-UBND, ngày
28/12/2015 về kết quả điều tra hộ nghèo, hộ cận 5 năm 2011-2015 của
tỉnh Phú Yên.
12. UBND tỉnh Phú Yên (2016), Báo cáo số 200/BC-UBND ngày
18/11/2016 về tình hình thực hiện công tác dân tộc và các chương trình,
chính sách dân tộc miền núi năm 2016.
13. UBND tỉnh Phú Yên (2016), Báo cáo số 199/BC-UBND ngày
18/11/2016 về kết quả thực hiện Chương trình giải quyết việc làm, giảm
nghèo năm 2016 phương hướng giải quyết việc làm, giảm nghèo năm
2017 tỉnh Phú Yên.
14. Đỗ Phú Hải (2013), Tập bài giảng Tổng quan về chính sách công.
15. Nguyễn Thị Hằng (1997), Xóa đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta
hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Lê Quốc Lý (2012), Chính sách xóa đói giảm nghèo – Thực trạng và
giải pháp, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
17. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Phú Yên (2013), Báo cáo
tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo từ năm 2005 đến
năm 2012 tỉnh Phú Yên.
97
18. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Phú Yên (2014), Báo cáo
tình hình, kết quả thực hiện Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững
năm 2011-2013.
19. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Phú Yên (2015), Báo cáo
tình hình, kết quả thực hiện Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững
theo Nghị quyết 30a.
20. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày
12/12/2008 về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở.
21. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày
30/01/2011 về việc ban hành chuẩn nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai
đoạn 2011-2015.
22. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 1200/QĐ-TTg ngày
31/8/2012 về việc phê duyệt khung kế hoạch triển khai Nghị quyết số
80/NQ-CP.
23. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày
8/10/2012 về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền
vững giai đoạn 2012-2015.
24. Thủ tướng Chính phủ (2012),Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg ngày
04/12/2012 về việcban hành chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối
với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012 - 2015.
25. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 2052/QĐ-TTg ngày
10/11/2010 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú
Yên đến năm 2020.
26. Thủ tướng Chính phủ(2012),Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg ngày
04/12/2012 về việcban hành chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối
với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012 - 2015.
27. Thủ tướng Chính phủ(2015),Quyết định số1614/QĐ-TTg ngày
98
15/9/2015 về Phê duyệt Đề án tổng thể “Chuyển đổi phương pháp tiếp cận
đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-
2020.
28. Thủ tướng Chính phủ(2015),Quyết định số59/2015/QĐ-TTg ngày
19/11/2015 về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho
giai đoạn 2016-2020.
29. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày
8/10/2012 về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền
vững giai đoạn 2012-2015.
30. Tỉnh ủy Phú Yên (2011), Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 13/10/2011 về
đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu giảm nghèo nhanh và bền
vững ở 03 huyện miền núi của tỉnh giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến
năm 2020.
31. Ủy Ban thường vụ Quốc hội (2014), Báo cáo số 595/BC-ĐGS ngày
10/02/2014 Kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm
nghèo, giai đoạn 2005-2012 tại tỉnh Phú Yên.
32. Ủy ban Dân tộc (2013), Quyết định số 447/QĐ-UBDT ngày 19/9/2013
về công nhận thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân
tộc và miền núi giai đoạn 2012-2015.
33. UBND tỉnh Phú Yên (2011), Quyết định số 280/QĐ-UBND ngày
20/12/2011 về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu giảm nghèo nhanh và
bền vững tỉnh Phú Yên, giai đoạn 2011-2015.
34. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006), Nhà xuất bản
chính trị quốc gia, Hà Nội.
35. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011), Nhà xuất bản
chính trị quốc gia, Hà Nội.
99
36. Văn phòng Chính phủ (2013), Thông báo số 186/TB-VPCP ngày
03/5/2013 thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội
nghị đánh giá và triển khai thực hiện chính sách vùng dân tộc và miền núi.
Bảng 1.1. THỰC TRẠNG HỘ NGHÈO VÀ HỘ CẬN NGHÈO GIAI ĐOẠN 2011-2016
STT Huyện/TX/TP
Tổng
Số hộ
Hộ nghèo Hộ cận nghèo Nhân khẩu
nghèo
Nhân khẩu
cận nghèo
Tổng
Số hộ
Tỷ lệ Tổng Số hộ Tỷ lệ
1 TP. Tuy Hòa 42.898 2.559 5,97 3.829 8,93 10.236 13.916
2 TX. Sông Cầu 24.942 3.905 15,66 5.482 21,98 15.620 21.928
3 H. Phú Hòa 28.114 4.716 16,77 5.799 20,63 18.864 23.196
4 H. Tây Hòa 31.437 4.245 13,50 4.481 14,25 16.980 17.924
5 H. Đông Hòa 31.525 4.266 13,53 2.962 9,40 17.064 11.848
6 H. Tuy An 34.175 7.869 23,03 5.732 16,77 31.476 22.928
7 H. Đồng Xuân 16.181 8.126 50,22 2.133 13,8 32.504 8.632
8 H. Sơn Hòa 13.842 3.791 27,39 1.985 14,34 15.164 7.940
9 H. Sông Hinh 11.289 6.129 54,29 1.420 12,58 24.516 5.680
Tổng cộng 234.403 45.606 19,46 33.823 14,43 182.424 133.992
Bảng 1.2. THỐNG KÊ GIẢM HỘ NGHÈO NĂM 2011
STT Huyện/TX/TP Tổng
Số hộ
Hộ nghèo Hộ cận nghèo Số hộ thoát
nghèo trong
năm
Số hộ tái
nghèo
trong
năm
Số hộ
còn lại
cuối
năm
Tỷ lệ hộ
nghèo
cuối năm
Tổng
số hộ
Tỷ lệ Tổng
số hộ
Tỷ lệ
1 TP. Tuy Hòa 42.898 2.559 5,97 3.479 8,11 393 50 2.216 5,01
2 TX. Sông Cầu 24.942 3.905 5,66 5.482 21,98 619 120 3.406 13,26
3 H. Phú Hòa 28.114 4.716 16,77 5.799 20,63 702 140 4.154 14,65
4 H. Tây Hòa 31.437 4.245 3,50 4.481 14,25 622 150 3.773 11,65
5 H. Đông Hòa 31.525 4.266 13,53 2.962 9,4 623 150 3.793 11,68
6 H. Tuy An 34.175 7.869 23,03 5.732 16,77 1.024 170 7.015 19,93
7 H. Đồng Xuân 16.181 8.126 50,22 2.133 13,18 585 100 7.641 45,84
8 H. Sơn Hòa 13.842 3.791 27,39 1.985 14,34 423 80 3.445 24,16
9 H. Sông Hinh 11.289 6.129 54,29 1.420 12,58 439 100 5.790 49,8
Tổng cộng 234.403 45.606 19,46 33.473 14,28 5.433 1.060 41.233 17,08
Bảng 1.3. THỐNG KÊ GIẢM HỘ NGHÈO NĂM 2012
STT Huyện/TX/TP Tổng
Số hộ
Hộ nghèo Hộ cận nghèo Số hộ
thoát
nghèo
trong
năm
Số hộ
tái
nghèo
trong
năm
Số hộ
còn lại
cuối
năm
Tỷ lệ
hộ
nghèo
cuối
năm
Tổng
số hộ
Tỷ lệ Tổng
số hộ
Tỷ lệ
1 TP. Tuy Hòa 44.185 2.216 501 3.050 6,9 433 80 1.863 4,09
2 TX. Sông Cầu 55.690 3.406 13,26 4.858 18,91 634 120 2.892 10,93
3 H. Phú Hòa 28.957 4.154 14,34 5.096 17,6 719 140 3.575 11,99
4 H. Tây Hòa 32.380 3.773 11,65 1.009 12,38 646 160 3.287 9,86
5 H. Đông Hòa 35.200 7.015 19,93 5.049 14,34 1.060 180 6.135 16,92
6 H. Tuy An 16.666 7.641 45,84 1.890 11,34 600 100 7.141 41,6
7 H. Đồng Xuân 14.257 3.445 24,16 1.777 12,47 436 80 3.089 21,03
8 H. Sơn Hòa 11.628 5.790 49,8 1.251 10,76 449 100 5.441 45,43
9 H. Sông Hinh 11.628 5.790 49,8 1.251 10,76 449 100 5.441 45,43
Tổng cộng 241.435 41.233 17,08 29.628 12,27 5.624 1120 36.729 14,77
Bảng 1.4. THỐNG KÊ GIẢM HỘ NGHÈO NĂM 2013
STT Huyện/TX/TP Tổng
Số hộ
Hộ nghèo Hộ cận nghèo Số hộ
thoát
nghèo
trong năm
Số hộ tái
nghèo
trong
năm
Số hộ
còn lại
cuối
năm
Tỷ lệ hộ
nghèo
cuối năm
Tổng
số hộ
Tỷ lệ Tổng
số hộ
Tỷ lệ
1 TP. Tuy Hòa 45.511 1.863 4,09 2.608 5,73 454 90 1.499 3,2
2 TX. Sông Cầu 26.461 2.892 10.93 4.216 15,93 659 130 2.363 8,67
3 H. Phú Hòa 29.826 3.575 11,99 4.372 14,66 747 150 2.978 9,7
4 H. Tây Hòa 33.351 3.287 9,86 3.523 10,56 670 170 2.787 8,11
5 H. Đông Hòa 33.445 3.306 9,88 2.322 6,94 672 170 2.804 8,14
6 H. Tuy An 36.256 6.135 16,92 4.345 11,98 1.086 180 5.229 14
7 H. Đồng Xuân 17.166 7.141 41,6 1.640 9,55 615 100 6.626 37,48
8 H. Sơn Hòa 14.685 3.089 21,03 1.563 10,64 447 80 2.722 18
9 H. Sông Hinh 11.977 5.441 45,43 1.077 8,99 459 100 5.082 41,19
Tổng cộng 248.677 36.729 14,77 25.666 10,32 5.810 1.170 32.089 12,53
Bảng 1.5. THỐNG KÊ GIẢM HỘ NGHÈO NĂM 2014
STT Huyện/TX/TP Tổng
Số hộ
Hộ nghèo Hộ cận nghèo Số hộ
thoát
nghèo
trong năm
Số hộ tái
nghèo
trong
năm
Số hộ
còn lại
cuối
năm
Tỷ lệ hộ
nghèo
cuối
năm
Tổng
số hộ
Tỷ lệ Tổng
số hộ
Tỷ lệ
1 TP. Tuy Hòa 46.876 1.499 3,2 2.153 4,59 465 90 1.124 2,33
2 TX. Sông Cầu 27.255 2.363 8,67 3.554 13,04 685 140 1.818 6,48
3 H. Phú Hòa 30.721 2.978 9,7 3.626 11,8 764 150 2.364 7,47
4 H. Tây Hòa 34.352 2.787 8,11 3.023 8,8 685 170 2.272 6,42
5 H. Đông Hòa 34.448 2.804 8,14 1.988 5,77 687 170 2.287 6,45
6 H. Tuy An 37.344 5.229 14 3.620 9,69 1.114 180 4.295 11,17
7 H. Đồng Xuân 17.681 6.626 37,48 1.383 7,82 630 100 6.096 33,47
8 H. Sơn Hòa 15.126 2.722 18 1.343 8,88 458 80 2.344 15,04
9 H. Sông Hinh 12.336 5.082 41,19 897 7,27 470 100 4.712 37,08
Tổng cộng 256.138 32.089 12,53 21.586 8,43 5.958 1180 27.311 10,35
Bảng 1.6. THỐNG KÊ GIẢM HỘ NGHÈO NĂM 2015
STT Huyện/TX/TP Tổng
Số hộ
Hộ nghèo Hộ cận nghèo Số hộ
thoát
nghèo
trong năm
Số hộ tái
nghèo
trong
năm
Số hộ
còn lại
cuối
năm
Tỷ lệ hộ
nghèo
cuối năm
Tổng
số hộ
Tỷ lệ Tổng
số hộ
Tỷ lệ
1 TP. Tuy Hòa 48.282 1.124 2,33 1.684 3,49 486 100 738 1,48
2 TX. Sông Cầu 28.073 1.818 6,48 2.873 10,23 701 140 1.257 4,35
3 H. Phú Hòa 31.643 2.364 7,47 2.858 9,03 793 160 1.31 5,31
4 H. Tây Hòa 35.383 2.272 6,42 2.508 7,09 701 170 1.741 4,78
5 H. Đông Hòa 35.481 2.287 6,45 1.644 4,63 702 170 1.755 4,8
6 H. Tuy An 38.464 4.295 11,17 2.873 7,47 1.152 190 3.333 8,41
7 H. Đồng Xuân 18.200 6.096 33,47 1.118 6,14 646 100 5.550 29,59
8 H. Sơn Hòa 15.580 2.344 15,04 1.116 7,16 469 80 1.955 12,18
9 H. Sông Hinh 12.706 4.712 37,08 712 5,6 481 100 4.331 33.09
Tổng cộng 263.823 27.311 10,35 17.385 6,59 6.131 1210 22.390 8,24
Bảng 1.7. KẾT QUẢ GIẢM NGHÈO CỦA CÁC HUYỆN THỊ XÃ, THÀNH PHỐ
Từ năm 2011-2015
ST
T
Huyện, thị xã,
thành phố
Tỷ lệ
hộ
nghèo
đầu kỳ
Tỷ lệ hộ
nghèo
cuối
năm
2011
Tỷ lệ
giảm
nghèo
năm
2011
Tỷ lệ hộ
nghèo
cuối
năm
2012
Tỷ lệ
giảm
nghèo
năm
2012
Tỷ lệ hộ
nghèo
cuối
năm
2013
Tỷ lệ
giảm
nghèo
năm
2013
Tỷ lệ hộ
nghèo
cuối
năm
2014
Tỷ lệ
giảm
nghèo
năm
2014
Tỷ lệ hộ
nghèo
cuối
năm
2015
Tỷ lệ
giảm
nghèo
năm
2015
Kết quả
giảm
nghèo
trong 05
năm
1 Thành phố Tuy Hòa 5.97 5.21 0.76 4.54 0.67 3.86 0.68 3.10 0.76 2.67 0.43 3.30
2 Thị xã Sông Cầu 15.66 13.06 2.60 11.11 1.95 8.70 2.41 6.23 2.47 4.98 1.25 10.68
3 Huyện Phú Hòa 16.77 13.28 3.49 11.05 2.23 8.82 2.23 4.99 3.83 3.86 1.13 12.91
4 Huyện Đồng Xuân 50.22 44.07 6.15 50.55 6.48 44.91 5.64 37.05 7.86 30.41 6.64 19.81
5 Huyện Tây Hòa 13.50 11.54 1.96 8.60 2.94 6.78 1.82 4.77 2.01 3.30 1.47 10.20
6 Huyện Sơn Hòa 27.39 22.01 5.38 19.60 2.41 17.02 2.58 13.51 3.51 11.00 2.51 16.39
7 Huyện Sông Hinh 54.29 51.09 3.20 50.05 1.04 41.87 8.18 32.58 9.29 26.33 6.25 27.96
8 Huyện Tuy An 23.03 20.59 2.44 18.04 2.55 14.88 3.16 10.63 4.25 7.52 3.11 15.51
9 Huyện Đông Hòa 13.53 11.84 1.69 10.55 1.29 8.13 2.42 5.31 2.82 4.48 0.83 9.05
TỔNG CỘNG 19.46 16.96 2.50 15.69 1.27 13.03 2.66 9.73 3.30 7.72 2.01 11.74
Bảng 1.8. BẢNG TỔNG HỢP DỰ ÁN NHÂN RỘNG MÔ HÌNH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
GIAI ĐOẠN 2011-2015
STT ĐƠN VỊ
Tổng
số
mô
hình
Tổng số
hộ
nghèo
tham
gia dự
án
Tổng số
lao
động
tham
gia dự
án
Đối tượng Tổng kinh phí thực hiện (triệu đồng)
Ghi
chú
Hộ
nghèo
Dân tộc
Hộ
nghèo
khác
Tổng cộng
Vốn hỗ
trợ
(TW)
Vốn ngân
sách tỉnh
Vốn hỗ
trợ của
huyện,
xã
Vốn
đối
ứng
hộ
dân
1 Huyện Đông Hòa 3 36 47 36 475 200 100 175
2 Huyện Tây Hòa 6 40 78 40 775 200 200 375
3 Huyện Phú Hòa 5 57 84 9 48 729 270 200 259
4 Huyện Sơn Hòa 7 94 194 54 40 1,893 678 499 716
5 Huyện Sông Hinh 9 127 302 116 11 1,516 900 396 70 150
6 Huyện Đồng Xuân 7 121 281 28 93 1,964 900 500 564
7 Huyện Tuy An 6 102 181 102 1,513 550 400 36 527
8 TX. Sông Cầu 6 64 128 64 840 100 500 240
9 TP. Tuy Hòa 2 20 37 20 310 200 110
TỔNG CỘNG 51 661 1,332 207 454 10,015 3,998 2,795 106 3,116
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_chinh_sach_giam_ngheo_ben_vung_doi_voi_dong_bao_dan.pdf