Luận văn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triên nông thôn trên quan điểm phát triển bền vững ở tỉnh Bạc Liêu

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, là một nội dung của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, vùng miền, lãnh thổ. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là yêu cầu cần thiết và khách quan phù hợp với quy luật phát triển kinh tế - xã hội. Trong thời gian qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu bước đầu được định hình, đã có sự chuyển dịch đúng hướng song còn chậm và chưa thật sự vững chắc, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá mặc dù Bạc Liêu là tỉnh có nhiều điều kiện để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại

pdf175 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1294 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triên nông thôn trên quan điểm phát triển bền vững ở tỉnh Bạc Liêu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lợi Mục tiêu, nhiệm vụ - Chủ động kiểm soát nước mặn, cấp và trữ ngọt trên kênh rạch, tiêu úng, xổ phèn và cải tạo đất, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất theo hướng thâm canh tăng năng suất, đa dạng hóa sản phẩm trên từng vùng và tiểu vùng. - Phòng chống sạt lở, thiên tai, lũ lụt do triều cường, nước biển dâng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất và dân sinh. - Gắn phát triển hệ thống công trình thủy lợi với phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hệ thống đường sá, cầu cống và giao thông thủy, tạo thuận lợi cho bố trí lại dân cư và củng cố quốc phòng - an ninh. - Cấp nước cho nhu cầu dân sinh và một số ngành kinh tế khác. Giải pháp công trình Toàn tỉnh Bạc Liêu được phân thành 3 vùng với 17 khu thủy lợi với nhiệm vụ và giải pháp công trình chủ yếu như sau: Vùng Nam QL1A: Nhiệm vụ chính là cung cấp nước mặn chủ động cho trên 62-65 ngàn ha nuôi trồng thủy sản và ngăn mặn, giữ ngọt cho 9-10 ngàn ha đất sản xuất nông nghiệp, định hướng giải pháp công trình chủ yếu: - Hoàn chỉnh hệ thống đê bao sông - biển và bờ bao kênh - rạch khép kín theo các tiểu khu thủy lợi nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng. - Xây dựng bờ bao phân ranh vùng trồng nhãn, sản xuất lúa và rau màu. - Định kỳ nạo vét hệ thống kênh cấp II, nạo vét và mở mới hệ thống kênh cấp III và nội đồng phù hợp với hệ thống cấp I và cấp II cũng như yêu cầu sản xuất. - Nâng cấp kênh dọc theo đê biển đông là trục cấp nước, kênh dọc theo đê Trường Sơn làm trục tiêu nước. - Khu vực từ đê Trường Sơn trở ra biển Đông bỏ ngỏ, không xây dựng các cống đầu kênh cấp II, dân tự đầu tư cống cấp III theo yêu cầu của sản xuất. - Khu vực từ đê Trường Sơn trở vào QL1A, hoàn chỉnh hệ thống cống cấp II và cấp III vượt cấp thông với kênh trục Bạc Liêu - Cà Mau, còn lại không xây dựng cống cấp II và cấp III vượt cấp mà thay bằng cầu giao thông, dân tự đầu tư cống cấp III và nội đồng theo yêu cầu của sản xuất. - Lợi dụng triều biển Đông, mở các cống để tiêu nước, xổ phèn và chất thải, nước thải sau khi đã xử lý ra các kênh trục. Trong trường hợp tiêu tự chảy không kịp, sẽ tăng cường tiêu bổ sung bằng động lực. Vùng Bắc QL 1A *Tiểu vùng chuyển đổi: Nhiệm vụ chính là cung cấp nước mặn và nước ngọt, thau chua, rửa phèn và tiêu úng để chủ động sản xuất cho 60-61 ngàn ha đất NTTS; ngăn mặn triệt để, trữ và cấp ngọt cho 11-12 ngàn ha đất sản xuất nông nghiệp, định hướng giải pháp công trình chủ yếu: - Nâng cấp các cống và đê bao trong hệ thống phân ranh mặn ngọt trong và ngoài tỉnh để đảm bảo ngăn mặn triệt để, tiêu úng, xổ phèn cho tiểu vùng ngọt hóa và điều tiết mặn chủ động, tiêu úng, xổ phèn cho tiểu vùng chuyển đổi. - Hoàn chỉnh hệ thống cầu trên kênh cấp II và cống trên kênh cấp III. - Bổ sung kênh cấp II, nhất là khu vực Phó sinh - Chủ Chí, Chủ Chí - Khúc Tréo, Láng Trâm. - Nạo vét các kênh cấp II và cấp III vượt cấp bị bồi lắng nhằm tăng khả năng dẫn và trữ nước mặn phù hợp với yêu cầu sản xuất cũng như lịch đóng mở cống. - Hoàn thiện hệ thống kênh cấp III và nội đồng phù hợp với yêu cầu cấp và thoát nước từ kênh cấp II và cấp III vượt cấp đến được đồng ruộng và ngược lại. - Lợi dụng triều biển Đông và triểu biển Tây để tiêu nước, xổ phèn tự chảy cho các khu vực, tăng cường thêm biện pháp tiêu động lực khi tiêu thoát không kịp. - Đầu tư hệ thống trạm bơn điện từng ô và toàn tiểu khu vừa làm nhiệm vụ cấp mặn cho nuôi tôm, tiêu nước đầu vụ và tiêu úng cho sản xuất lúa. *Tiểu vùng ngọt hóa: Nhiệm vụ chính là ngăn mặn triệt để và cấp ngọt, thau chua, rửa phèn và tiêu úng để chủ động sản xuất 64-65 ngàn ha đất sản xuất nông nghiệp và cấp mặn cho trên 2,4 ngàn ha đất nuôi trồng thủy sản nước lợ, định hướng giải pháp công trình chủ yếu: - Hoàn chỉnh hệ thống cống và đê bao phân ranh mặn ngọt trong và ngoài tỉnh (kể cả các công trình liên quan với tỉnh Sóc Trăng). - Nâng cấp hệ thống cống và đê Đông Nàng Rền để tăng khả năng bổ sung nước từ sông Hậu qua tỉnh Sóc Trăng. Hoàn chỉnh hệ thống cống đầu kênh cấp III để chủ động điều tiết nước khi cần thiết. - Nạo vét các kênh cấp II, cấp III vượt cấp bị bồi lắng và bổ sung thêm các kênh cấp II để tăng khả năng cấp ngọt từ Quản Lộ - Phụng Hiệp về kết hợp với tiêu úng, xổ phèn, nhất là đối với khu vực Đông Quản Lộ - Giá Rai (bao gồm hệ thống Hòa Bình và hệ thống Vĩnh Phong). - Nâng cấp và đầu tư mới hoàn chỉnh hệ thống kênh cấp III và kênh nội đồng. - Đầu tư thêm hệ thống trạm bơm điện theo ô và tiểu khu để chủ động tưới tiêu phục vụ sản xuất. Giải pháp phi công trình và điều tiết nước - Chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi kết hợp với điều chỉnh lịch thời vụ linh hoạt phù hợp với điều kiện sinh thái của từng tiểu vùng và diễn biến thời tiết, khí hậu của từng vụ trong năm. - Tăng cường công tác quan trắc, xây dựng và điều chỉnh kế hoạch điều tiết mặn - ngọt linh hoạt phù hợp với yêu cầu sản xuất của các tiểu vùng. 3.4.1.2. Phát triển giao thông Hoàn chỉnh mạng lưới giao thông theo quy hoạch đã được phê duyệt, trong đó tập trung vào hoàn thành các tuyến đường chính sau: - Ưu tiên đầu tư nâng cấp các tuyến Quốc lộ: cầu Dần Xây - Ninh Quới - Ngan Dừa - Quốc lộ 1A, Quản Lộ - Phụng Hiệp, Gành Hào - Giá Rai - Phó Sinh - Cạnh Đền và 17 tuyến đường tỉnh. - Đầu tư nâng cấp các tuyến đường huyện để đảm bảo xe 4 bánh đến được trung tâm của 20 xã còn lại trên địa bàn tỉnh. - Kết hợp với các tuyến đê bao và bờ bao, hình thành các tuyến đường phục vụ sản xuất tập trung, trong đó ưu tiên cho các vùng nuôi tôm CN&BCN 17 ngàn ha, vùng lúa chất lượng cao phục vụ xuất khẩu 50 ngàn ha, vùng tôm - lúa đặc sản 20 ngàn ha và các vùng sản xuất rau an toàn tập trung. 3.4.1.3. Phát triền nguồn điện Dự kiến nhu cầu điện thương phẩm năm 2020 khoảng 1.980 triệu kwh với nhịp độ tương ứng là 13,7%/năm cho thời kỳ 2011-2020. Hoàn thiện mạng lưới điện trung thế và hạ thế trong phạm vi toàn tỉnh theo quy hoạch, trong đó ưu tiên cho các vùng nuôi tôm CN&BCN và các tuyến phục vụ các trạm bơm điện. 3.4.1.4. Đầu tư phát triển trạm, trại và khu nông nghiệp công nghệ cao - Củng cố và tăng cường các hoạt động của Trung tâm giống và các trại trực thuộc cũng như các trại sản xuất giống của dân, tập trung cho sản xuất và nhân giống tốt nhằm cung cấp đủ cho nhu cầu địa phương; tiếp nhận, sản xuất thử và nhân rộng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thành công về: + Nhân giống thủy sản và cây trồng. + Sản xuất sản phẩm thủy sản theo hướng sạch an toàn sinh học. + Sản xuất rau, hoa, cây cảnh ứng dụng công nghệ cao. + Hoàn thiện các quy trình canh tác tiên tiến. + Áp dụng các phương pháp tưới nước tiết kiệm. + Sử dụng các chế phẩm sinh học. + Úng dụng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học.v.v. - Xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao đại diện cho vùng mặn và tiểu vùng lợ trên cơ sở nâng cấp và mở rộng Trại giống thủy sản cấp I hiện có tại xã Vĩnh Hậu, huyện Hòa Bình từ 25 ha lên 50 ha. 3.4.2. Giải pháp về khoa học - công nghệ, khuyến nông - lâm - ngư 3.4.2.1. Đẩy mạnh chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, từng bước hình thành các vùng nông nghiệp úng dụng công nghệ cao Đẩy mạnh ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ là một trong bốn nội dung chính trong chương trình hành động của Chính phủ và các địa phương về đẩy mạnh tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Các nội dung chủ yếu của tỉnh cần tập trung vào trong giai đoạn tới: - Xúc tiến mạnh mẽ công tác chuyển giao ứng dụng các thành tựu của công nghệ sinh học và kỹ thuật sản xuất phù hợp với từng đối tượng sản xuất trên từng vùng và tiểu vùng, gồm: + Chương trình sản xuất lúa chất lượng cao phục vụ xuất khẩu, lúa sạch và lúa đặc sản trên đất nuôi tôm. + Chương trình phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học. + Chương trình cơ giới hóa nông nghiệp. + Chương trình tập huấn, đào tạo nghề cho nông dân - Tiếp tục triển khai và nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả, phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng và tiểu vùng, tạo đột phá trong phát triển nông nghiệp và thủy sản, gồm: + Mô hình 3 tăng, 5 giảm, 1 phải trong sản xuất lúa. + Mô hình sản xuất lúa kết hợp với nuôi thủy sản. + Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến kết hợp. + Mô hình 2 lúa + 1 màu (vụ xuân hè với các loại cây trồng chính là bắp, đậu nành, dưa hấu, mè, đậu đỗ các loại). + Mô hình sản xuất lúa sạch và sản xuất rau an toàn. + Mô hình cải tạo vườn tạp (trồng cây ăn trái, rau) và mô hình trồng rau, màu trên bờ vuông tôm. + Mô hình nuôi các loại thủy đặc sản (cá sấu, ba ba, cá trình, cá lăng, cá bống tượng, lươn, ếch). + Mô hình chăn nuôi gia trại và trang trại kết hợp với nuôi trồng thủy sản. - Thử nghiệm và nhân rộng (khi thành công) các kỹ thuật canh tác tiết kiệm nước và công nghệ tưới thích hợp với từng loại cây trồng cạn. - Hướng dẫn người sản xuất cách thức phối trộn và sử dụng các loại phân bón, chế phẩm sinh học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi và thủy sản để giúp tăng năng suất và giảm chi phí, cũng như sơ chế biến các loại phụ phẩm trong trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản để nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm thiểu sức ép về ô nhiễm, góp phần bảo vệ môi trường. - Chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về xử lý chất thải cho các trang trại và hộ chăn nuôi lớn, trong nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh. - Chuyển giao công nghệ chế biến nông sản và công nghệ sau thu hoạch, nhất là với các loại sản phẩm mới trong hệ thống đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi. - Thử nghiệm các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, để là cơ sở cho nhân rộng trong giai đoạn sau năm 2015, với các đối tượng chính là sản xuất giống cây trồng và vật nuôi, sản xuất rau an toàn, nuôi trồng thủy sản chuyên canh thâm canh cao, kỹ chuật chăn nuôi heo và gà trang trại.v.v. - Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào trồng, phục hồi rừng ngập mặn ven biển nhằm hạn chế thiên tai và ảnh hưởng của tình trạng nước biển dâng, từng bước sử dụng có hiệu quả đất bãi bồi ven biển. - Chú trọng xây dựng mạng lưới sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản đảm bảo cung cấp đủ giống cho sản xuất với chất lượng đảm bảo, phù hợp với điều kiện sinh thái của từng tiểu vùng. Cùng với đẩy mạnh chuyển giao công nghệ sản xuất giống theo các phương pháp nhân giống hiện đại cho các cơ sở nhân giống, cần tăng cường công tác kiểm định giống trước khi đưa ra tiêu thụ. Hạn chế tối đa tình trạng sử dụng các giống kém chất lượng và không sạch bệnh. Từng bước hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trước mắt tập trung vào sản xuất giống và sản xuất các sản phẩm an toàn: - Vùng sản xuất giống thủy sản tập trung ứng dụng công nghệ cao, bao gồm: ở phường Nhà Mát, TP. Bạc Liêu (122 ha), ở xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình (200 ha) và ở xã Long Điền Tây, huyện Đông Hải (200 ha). - Vùng sản xuất giống lúa tập trung ứng dụng công nghệ cao, gồm: xã Ninh Hòa, Ninh Quới, Ninh Quới A (huyện Hồng Dân); xã Vĩnh Hưng, Vĩnh Hưng A (huyện Vĩnh Lợi); xã Vĩnh Bình, Minh Diệu, Vĩnh Mỹ B, thị trấn hòa Bình (huyện hòa Bình); xã Phong Thạnh Đông, Phong Thạnh Đông A (huyện Giá Rai); xã Hưng Phú, Vĩnh Phú Đông, Vĩnh Thanh (huyện Phước Long). - Vùng sản xuất rau an toàn tập trung ứng dụng công nghệ cao ở các ở Vĩnh Trạch Đông (TP. Bạc Liêu); Vĩnh Thanh, Vĩnh Phú Đông, Hưng Phú (Phước Long), TT. Ngan Dừa (Hồng Dân), Long Điền Tây và An Trạch (Đông Hải). - Vùng sản xuất lúa + tôm càng xanh ứng dụng công nghệ cao ở xã Phước Long, huyện Phước Long. 3.4.2.2. Đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất nông - ngư nghiệp a. Cơ giới hóa nông nghiệp - Đối với trồng trọt tập trung vào các khâu làm đất, gieo sạ, phun thuốc, thu hoạch và phơi sấy, đặc biệt đối với sản xuất lúa cần đẩy mạnh cơ giới hóa đồng bộ tất cả các khâu trong quy trình sản xuất: + Đến năm 2015, hầu hết diện tích lúa được gieo bằng máy sạ hàng. + Chuyển từ bơm nước bằng máy xăng – dầu sang các trạm bơm điện với quy mô công suất vừa và nhỏ phục vụ từ 20-50 ha, tùy độ lớn của từng khu ruộng và quy mô của tổ hợp tác, trong đó ưu tiên đầu tư cho các vùng chuyên canh lúa. + Chuyển từ phun thuốc trừ sâu bình sang phun máy có công suất lớn. + Đẩy mạnh cơ giới hóa khâu thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp. + Tăng tỷ lệ sấy thóc vụ hè thu đến năm 2015 đạt 40-50% sản lượng và đến năm 2020 đáp ứng nhu cầu sấy toàn bộ sản lượng. - Đối với chăn nuôi: Tăng cường trang bị cơ giới hóa khâu cung cấp thức ăn và khâu vệ sinh chuồng trại, hiện đại hóa khâu làm mát đối với các trang trại nuôi heo và nuôi gà theo phương thức chuồng kín. - Đối với nuôi trồng thủy sản: Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất giống và trong mô hình nuôi thâm canh, đảm bảo xử lý tốt về chất thải để đảm bảo cân bằng sinh thái, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng theo từng thị trường xuất khẩu. b. Hiện đại hóa đánh bắt thủy sản Tập trung đầu tư cho đánh bắt xa bờ, chuyển từ tàu công suất nhỏ sang tàu công suất lớn (từ 90CV trở lên), trang bị các phương tiện đánh bắt hiện đại để tăng năng suất đánh bắt. 3.4.2.3. Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông - Xây dựng hoàn thiện mạng lưới khuyến nông (bao gồm cả khuyến lâm, ngư, ngành nghề nông thôn) từ tỉnh xuống đến xã trên cơ sở, tăng cường và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ khuyến nông ở cấp huyện, bố trí đủ cán bộ chuyên trách nông nghiệp cho cấp xã, tổ chức tốt mạng lưới cộng tác viên ở thôn ấp nhằm làm tốt vai trò hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông – lâm – thủy sản. - Nâng cao chất lượng công tác khuyến nông – lâm – ngư, đặc biệt phải bám sát yêu cầu thực tiễn và tương lai phát triển để xây dựng kế hoạch phù hợp và hiệu quả, đưa chương trình đào tạo nghề cho nông dân vào các trường và các trung tâm dạy nghề. Tiếp tục xây dựng và thực hiện các chương trình khuyến nông trọng điểm và chuyên sâu, nhằm chuyển giao nhanh những kết quả nghiên cứu về giống, các mô hình sản xuất có hiệu quả trên từng vùng sinh thái, tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hóa. - Phát triển mạnh các câu lạc bộ khuyến nông và đưa các nội dung khuyến nông vào các chương trình truyền thông, mạng internet. - Tăng kinh phí đầu tư từ ngân sách, tranh thủ các nguồn vốn tài trợ trong và ngoài nước cũng như kêu gọi các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia trực tiếp vào công tác khuyến nông. - Có chính sách ưu đãi để thu hút cán bộ khuyến nông về cơ sở nhằm ổn định mạng lưới khuyến nông viên, nâng cao chất lượng hoạt động. - Nhân rộng dịch vụ tư vấn, bảo hiểm phát triển nông lâm thủy sản. 3.4.2.4. Chính sách phát triển khoa học công nghệ - Ưu tiên cho các đề tài nghiên cứu ứng dụng, sản xuất thử nhằm tạo bước đột phá về nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cho các sản phẩm nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản, hướng tới xây dựng nền nông nghiệp an toàn và bền vững, các lĩnh vực được xác định cần tập trung gồm: - Ứng dụng các thành tựu của công nghệ sinh học vào tạo giống, nhân giống và sản xuất giống các sản phẩm chủ lực của tỉnh, nhằm giúp nông dân chủ động sử dụng các giống với chất lượng cao, giá thành hạ, sạch bệnh, đáp ứng kịp thời số lượng theo thời vụ sản xuất. - Ứng dụng công nghệ cao, hoàn thiện quy trình sản xuất cho từng loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản và từng mô hình chuyển đổi cơ cấu sản xuất. - Các chương trình ứng dụng các mô hình sản xuất mới đối với các sản phẩm mà tỉnh có lợi thế và có tiềm năng mở rộng diện tích để hình thành các vùng nguyên liệu lớn là lúa gạo, thủy sản, rau - quả. - Thu hút các chương trình nghiên cứu của Trung ương và hợp tác quốc tế, của các cơ quan nghiên cứu trong vùng miền, nhất là các đề tài có tính đột phá (giống mới cho năng suất và chất lượng cao, công nghệ sản xuất kết hợp với chế biến kèm theo), các đề tài nhằm tìm ra giải pháp ứng phó với tình trạng nước biển dâng, sử dụng tiết kiệm nước tưới vào mùa khô, phát triển rừng ngập mặn.v.v. - Hỗ trợ tín dụng cho các hợp tác xã, tổ kinh tế hợp tác, chủ trang trại mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ nhu cầu cơ giới hóa của hộ, đồng thời làm dịch vụ cho các hộ khác trong vùng. - Khuyến khích các cơ sở kinh doanh máy móc nông nghiệp mở rộng các hình thức bán trả góp hoặc cho thuê thông qua chính sách tín dụng và thuế. - Chú trọng đầu tư cải tạo mặt bằng đồng ruộng, mở rộng quy mô đất sản xuất, hình thành các vùng sản xuất tập trung đi đôi với phát triển hệ thống giao thông vận chuyển để tạo thuận lợi cho việc đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng. 3.4.3. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực - Kết hợp đồng bộ giữa tăng cường tập huấn về khuyến nông, lâm, ngư với ưu tiên cho đào tạo ngành nghề, công nhân kỹ thuật, kiến thức về quản lý sản xuất và kinh doanh, kiến thức thị trường; thu hút lao động có trình độ đại học về nông thôn. - Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo với các ngành, các địa phương và cơ quan xúc tiến việc làm, các khu công nghiệp, khu du lịch, để có kế hoạch đào tạo phù hợp với yêu cầu chuyển đổi cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn của tỉnh. - Liên kết chặt chẽ với các cơ sở đào tạo và các trung tâm giới thiệu việc làm ngoài tỉnh, nhất là ở Tp. Cần Thơ và Tp. Hồ Chí Minh để tạo đầu ra vững chắc cho đào tạo, đóng góp thiết thực cho chuyển dịch cơ cấu lao động trong tỉnh và đưa lao động ra khu vực nông thôn và ra ngoài tỉnh. - Đa dạng hóa các hình thức đào tạo, có cơ chế và chính sách khuyến khích đối với hình thức đào tạo nghề thông qua thực tiễn tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, có như vậy mới đảm bảo chỉ tiêu tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo năm 2015 đạt 50% và 65% năm 2020. Nhu cầu đào tạo khoảng 30-40 ngàn lao động nông thôn trong giai đoạn 2011-2015 và 15-20 ngàn lao động trong giai đoạn 2016- 2020. - Chú trọng đào tạo lao động quản lý và cán bộ chuyên môn cho các tổ chức kinh tế tập thể, trang trại và doanh nghiệp nông nghiệp. - Tranh thủ tối đa sự trợ giúp từ chương trình đào tạo mỗi năm 1 triệu lao động ở nông thôn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đặc biệt là các đối tượng được hưởng chính sách trợ giúp đào tạo), tiến hành xây dựng dự án đào tạo nguồn nhân lực ở nông thôn đáp ứng các yêu cầu nêu trên. 3.4.4. Giải pháp về đầu tư vốn cho phát triển nông nghiệp 3.4.4.1. Ước tính nhu cầu vốn Ước tính tổng nhu cầu vốn đầu tư cho chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh (không kể vốn đầu tư thủy lợi của Trung ương) khoảng 3.756 tỉ đồng, trong đó: - Phân theo giai đoạn: giai đoạn 2011-2015 là 1.939 tỉ đồng và giai đoạn 2016-2020 là 1.817 tỉ đồng. - Phân theo nguồn vốn: Ngân sách tỉnh 1.364 tỉ đồng (36,3%); vốn dân và doanh nghiệp 2.254 tỉ đồng (60%), trong đó hỗ trợ từ nguồn vốn vay 1.020 tỉ đồng (27,2%); vốn tài trợ và vốn khác 138 tỉ đồng (3,7%). 3.4.4.2. Giải pháp huy động và sử dụng các nguồn vốn a. Vốn ngân sách - Ngoài tăng vốn đầu tư phục vụ yêu cầu chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản từ nguồn ngân sách địa phương, tranh thủ nguồn vốn ngân sách hàng năm từ trung ương và vốn ODA đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng. - Các cấp, các ngành cần tập trung làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư cho các lĩnh vực phát triển trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, trồng rừng, sản xuất và cung ứng giống, phát triển công nghệ sau thu hoạch, bảo quản và chế biến.v.v. để kịp thời tiếp cận với nguồn vốn từ các chương trình, dự án quốc gia và quốc tế. - Tập trung đầu tư cho hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nhất là các vùng còn tiềm năng chuyển đổi, các huyện vùng sâu, vùng xa (Đông Hải, Hồng Dân, Phước Long), các vùng sản xuất tập trung như: vùng nuôi tôm CN- BCN, vùng lúa chất lượng cao, vùng lúa đặc sản, vùng rau an toàn để tạo thuận lợi cho chuyển đổi cơ cấu sản xuất và thu hút đầu tư. - Tăng cường hơn nữa vốn đầu tư hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu, khuyến nông, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, mua sắm máy móc phục vụ cơ giới hóa, đào tạo nghề cho nông dân và chuyên môn cho lực lượng cán bộ quản lý và khuyến nông, nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng nông sản, trong đó ưu tiên cho lĩnh vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sản xuất và cung ứng giống, công nghệ sau thu hoạch, bảo quản và chế biến nông thủy sản. - Phân cấp đầu tư mạnh mẽ hơn nữa cho cấp huyện và cấp xã trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng với cơ chế giám sát hữu hiệu để vừa triển khai nhanh các dự án với chất lượng đảm bảo, vừa sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. b. Vốn dân và doanh nghiệp Ngoài các biên pháp khuyến khích nông dân và doanh nghiệp tăng vốn đầu tư cho chuyển đổi mô hình sản xuất, thâm canh tăng vụ, trồng rừng, phát triển ngành nghề, xây dựng cơ sở chế biến, đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, tiếp tục tập trung vào các giải pháp hỗ trợ sau: - Kéo dài chương trình trợ giá lãi suất đến năm 2015 hoặc 2020 và mở rộng đối tượng vay được hỗ trợ, bao gồm: vay cho mua máy móc (máy kéo công suất lớn, trạm bơm, mát gặt đập liên hợp, máy sấy), xây dựng trang trại chăn nuôi và NTTS, xây dựng đồng ruộng phục vụ chuyển đổi mô hình sản xuất, cải tạo vườn tạp trồng cây lâu năm, trồng rừng sản xuất, phát triển ngành nghề. - Đề nghị các ngân hàng khoanh nợ và dãn nợ cũ đối với các hộ nuôi tôm thua lỗ, đa dạng hóa các hình thức cho nông dân vay vốn, trong đó chú trọng mở rộng các hình thức cho vay không phải thế chấp và cho vay bảo hiểm, tăng vốn vay trung hạn và dài hạn với lãi suất và thời gian phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của từng loại cây trồng, vật nuôi. - Thực hiện chính sách cho vay theo nhóm đối tượng ngành nghề, trong đó ưu tiên cho các nhóm ngành nghề mà tỉnh có chủ trương khuyến khích phát triển, nhất là các cây trồng, vật nuôi nằm trong các vùng dự án phát triển nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến và xuất khẩu. - Mở rộng hình thức liên kết tay ba giữa doanh nghiệp, tổ chức tín dụng và nông dân trong việc cho nông dân vay vốn sản xuất nhằm giảm bớt các thủ tục vay vốn còn đang bất cập hiện nay. - Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến nông sản, sản xuất thức ăn chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản đi đôi với đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, kèm theo các hoạt động khuyến nông, thông qua đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục quản lý đầu tư, nhất là thủ tục cấp và giao đất, giảm tiền thuê đất và miễn giảm thuế đối với các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp cao hơn so với các lĩnh vực khác. - Khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường liên kết, liên doanh đầu tư với các doanh nghiệp lớn ngoài tỉnh, nhất là ở TP. Hồ Chí Minh. c. Vốn tài trợ và vốn khác Chú trọng kêu gọi các dự án tài trợ từ các chính phủ và các tổ chức quốc tế cho lĩnh vực phát triển khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển sản xuất đối với vùng đồng bào dân tộc, vùng sản xuất khó khăn và bảo vệ tài nguyên môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu và nước biển dâng. 3.4.5. Giải pháp về tổ chức sản xuất 3.4.5.1. Phát triển kinh tế hộ - Kinh tế hộ là đơn vị kinh tế tự chủ, có vai trò quan trọng trong sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và tiếp tục tồn tại lâu dài trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, kinh tế hộ có nhiều hạn chế cần được nhà nước cũng như các doanh nghiệp hỗ trợ, - Tạo điều kiện phát huy tốt hơn vai trò tự chủ trong sản xuất kinh doanh, chuyển nhanh sang sản xuất hàng hóa, trong đó tập trung vào các chính sách lớn như: chính sách đất đai, đầu tư và tín dụng, khuyến nông, tiêu thụ nông sản. - Khuyến khích hộ nông dân chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, phát triển dịch vụ nông nghiệp, chế biến nông sản, ngành nghề nông thôn để giảm bớt hộ thuần nông, tăng số hộ kiêm ngành nghề và dịch vụ, nhằm tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân và xóa đói giảm nghèo. - Trợ giúp các hộ ít đất có thể chuyển sang các mô hình sản xuất sử dụng ít đất, nhưng sử dụng nhiều lao động, mô hình chăn nuôi gia trại để tăng thu nhập và sử dụng tốt nguồn lao động, khắc phục tình trạng tái nghèo. 3.4.5.2. Phát triển kinh tế tập thể - Tạo sự thông suốt về chỉ đạo trong các cấp, các ngành, tăng cường công tác vận động, tuyên truyền về Luật Hợp tác xã và những mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác thành công trên địa bàn tỉnh, huyện và các tỉnh lân cận để tăng tính thuyết phục; nâng cao nhận thức của người dân về tính cấp thiết và lợi ích của kinh tế hợp tác trong nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa. - Củng cố các HTX đã có tiếp tục phát triển để làm nòng cốt cho phong trào, đi đôi với vận động và tạo điều kiện thuận lợi để thành lập các HTX, trong đó chú trọng phát triển các HTX đa chức năng, gồm: sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, tín dụng nội bộ, cung ứng vật tư với hình thức quản lý khác nhau từ thấp tới cao. - Khuyến khích người dân thành lập tổ kinh tế hợp tác phù hợp với yêu cầu sản xuất, trình độ quản lý sản xuất kinh doanh với các loại hình hợp tác như: tổ hợp tác về thủy nông, về tiêu thụ nông sản, về chăn nuôi, về ngành nghề, về tương trợ vốn, về sản xuất và cung ứng giống.v.v.v 3.4.6. Giải pháp về tiêu thụ sản phẩm 3.4.6.1.Mở rộng hình thức ký kết hợp động thu mua nông thủy sản - Tiếp tục hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp chế biến nông thủy sản ký kết hợp đồng tiêu thụ theo Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ bằng các chính sách khuyến khích cụ thể như: hỗ trợ nông dân hình thành vùng sản xuất tập trung và ứng dụng khoa học - công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm; hình thành hợp tác xã, tổ kinh tế hợp tác làm đầu mối ký kết hợp đồng tiêu thụ với doanh nghiệp; các doanh nghiệp ký kết hợp đồng thu mua nông thủy sản cho nông dẫn sẽ được hưởng những quy chế ưu đãi của tỉnh.v.v.v. - Tạo môi trường thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đến đầu tư sản xuất kinh doanh các mặt hàng nông thủy sản xuất khẩu mà tỉnh có thế mạnh là lúa gạo và thủy sản. - Cụ thể hóa khung pháp lý cho việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế, xử lý tốt các tranh chấp dân sự trong ký kết hợp đồng thu mua nông thủy sản. 3.4.6.2. Đẩy mạnh công tác dự báo thông tin thị trường - Các ngành có liên quan như Công thương, Nông nghiệp và PTNT, và các hiệp hội ngành hàng phân công lãnh đạo phụ trách công tác xúc tiến thương mại và bố trí người có năng lực đi sâu thu thập, xử lý và phổ biến thông tin thị trường hàng hóa để cung cấp cho người sản xuất qua hệ thống thông tin đại chúng và khuyến nông nhằm gắn sản xuất với thị trường, tăng khả năng tiếp thị, điều chỉnh sản xuất phù hợp với diễn biến của thị trường. - Tổ chức xúc tiến thương mại một các có hiệu quả với nhiệm vụ tư vấn kinh doanh đối với các doanh nghiệp về thị trường trong và ngoài nước; tổ chức tập huấn, giao lưu cho doanh nhân thuộc các thành phần kinh tế, ưu tiên xây dựng đội ngũ doanh nhân có bản lĩnh, kinh nghiệm và kiến thức đáp ứng yêu cầu trong tiến trình hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới. - Quan tâm khai thác thị trường các nước trong khu vực, EU, Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Hồng Kông, Nga, Trung Đông đối với các mặt hàng gạo, thủy sản và rau quả đông lạnh. Chú trọng khai thác thị trường Campuchia về tiêu thụ các sản phẩm trồng trọt và thủy sản, nhập khẩu các nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến và sản xuất ngành nghề. - Có chính sách khen thưởng cụ thể đối với các doanh nghiệp và cá nhân tìm được thị trường xuất khẩu mới, có sức mua lớn. Thành lập, quản lý và sử dụng có hiệu quả quỹ hỗ trợ xuất khẩu. 3.4.6.3. Xây dựng chợ nông thôn và mạng lưới tiêu thụ sản phẩm an toàn - Hình thành các chợ đầu mối tiêu thụ nông thủy sản hàng hóa tại các vị trí thích hợp, đồng thời tích cực triển khai quy hoạch mạng lưới chợ nông thôn để mở rộng thị trường, tăng khả năng giao lưu hàng hóa nông – lâm – thủy sản, cung ứng vật tư phân bón, để người dân mua bán trực tiếp không qua trung gian. - Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống trung tâm thương mại, các điểm bán sản phẩm nông thủy sản an toàn tại các chợ đầu mối, chợ thành phố, thị xã và chợ huyện trên địa bàn tỉnh. - Phát triển các phương thức giao dịch thị trường hiện đại, nhất là hàng hóa nông thủy sản và vật tư nông nghiệp để ổn định giá, giảm bớt rủi ro cho người sản xuất và người tiêu dùng. - Tăng cường quản lý nhà nước về giá đối với một số mặt hàng thiết yếu theo quy định của Trung ương; xây dựng tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường. - Nâng cao chất lượng các dịch vụ bảo hiểm sản phẩm, nhất là các dịch vụ bảo hiểm đối với hàng nông sản. - Đẩy mạnh xã hội hóa, vận dụng hợp lý những mặt tích cực của cơ chế thị trường, với các chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng nhằm khuyến khích và huy động các thành phần kinh tế trong và ngoài nước phát triển mạnh các dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, nhất là các sản phẩm mới trong hệ thống đa dạng hoá cây trồng vật nuôi. - Tăng cường hợp tác, liên kết và phối hợp phát triển với các tỉnh khác trong và ngoài nước nhất là thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh ĐBSCL, trên cơ sở phát huy thế mạnh đặc thù của nhau để cùng phát triển, hai bên cùng có lợi. 3.4.7. Chính sách khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất Trong những năm qua, tỉnh đã linh hoạt, thông thoáng trong vận dụng các chính sách về đất đai, thuế, đầu tư hạ tầng, nhất là tạo ưu đãi và điều kiện thuận lợi về giá thuê đất, giải phóng nhanh mặt bằng, nên đã thu hút đầu tư cho phát triển các sản phẩm mũi nhọn của tỉnh đã khá thành công. Tuy nhiên, sức hút đầu tư vào lĩnh vực phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản vẫn còn hạn chế. Do đó, cần tập trung hơn vào các giải pháp như sau: - Ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các vùng đất sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản thuộc vùng sâu, vùng xa nhằm tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư vào khai thác phát triển sản xuất. - Xúc tiến tích tụ ruộng đất phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa và sản xuất hàng hóa lớn cũng như tạo thuận lợp để người dân có thể góp vốn cổ phần bằng đất vào các doanh nghiệp. - Áp dụng khung ưu đãi nhất về đất đai cho các nhà đầu tư, các hợp tác xã xây dựng các cơ sở chế biến, kho tàng, văn phòng làm việc, đặc biệt là đầu tư vào các vùng khó khăn hoặc các lĩnh vực sản xuất mang tính đột phá và có ảnh hưởng lôi kéo lớn với sản xuất ở khu vực nông hộ. - Tiếp tục miễn, giảm thuế cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản cao hơn so với đầu tư vào các lĩnh vực khác trên địa bàn tỉnh. 3.5. Các giải pháp xây dựng và phát triển nông thôn theo hướng bền vững 3.5.1. Về xây dựng nông thôn mới + Xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. + Lập kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo tỉnh, trong đó tập trung chỉ đạo thực hiện việc lập Quy hoạch xây dựng nông thôn mới; đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo và thực hiện các chính sách an sinh xã hội; đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả; phát triển giáo dục, đào tạo; phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn; xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn; cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị-xã hội trên địa bàn; giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn. + Mỗi huyện, thành phố chọn 1 xã điểm để thực hiện và nhân rộng mô hình. + Tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương và sự phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh tập trung chỉ đạo xây dựng huyện Phước Long trở thành huyện nông thôn mới theo sự chỉ đạo của Trung ương. 3.5.2. Về phát triển ngành nghề nông thôn + Tiếp tục khôi phục và phát triển các ngành nghề, làng nghề hiện có trên địa bàn như: Chế biến lương thực, thực phẩm, khai thác muối biển, đan đát, mộc gia dụng và các hoạt động dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn. + Phối hợp với các sở, ngành có liên quan tổ chức tốt việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với việc chuyển giao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường, nâng cao khả năng thích ứng của nông dân với những biến động của thị trường, quá trình hội nhập kinh tế thế giới và biến đổi khí hậu toàn cầu. 3.5.3. Về thực hiện chính sách hỗ trợ nông dân + Hỗ trợ cho nông, ngư dân kịp thời khi gặp thiên tai, dịch bệnh theo đúng các quy định của Nhà nước (Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh). + Tiếp tục theo dõi việc thực hiện các chính sách hỗ trợ đầu tư công nghệ sau thu hoạch ( hỗ trợ lãi suất mua máy gặt đập liên hợp); chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản (Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 23/9/2009 của Chính phủ và Quyết định số 63/2010/QĐ- TTg ngày 15/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ), KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, là một nội dung của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, vùng miền, lãnh thổ. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là yêu cầu cần thiết và khách quan phù hợp với quy luật phát triển kinh tế - xã hội. Trong thời gian qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu bước đầu được định hình, đã có sự chuyển dịch đúng hướng song còn chậm và chưa thật sự vững chắc, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá mặc dù Bạc Liêu là tỉnh có nhiều điều kiện để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại. Để sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh Bạc Liêu trong 10 năm tới đạt mức tăng trưởng cao và phát triển bền vững, hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng - vật nuôi trên địa bàn tỉnh là tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực là lúa, thủy sản, rau màu và chăn nuôi vịt, heo, gà. Trong đó, ổn định diện tích chuyên lúa và chỉ tăng diện tích 3 vụ lúa khi chủ động được nguồn nước tưới và kiểm soát mặn ở tiểu vùng ngọt; sớm hình thành vùng sản xuất tôm - lúa và vùng nuôi tôm quảng canh cải tiến kết hợp riêng biệt ở tiểu vùng chuyển đổi; tăng diện tích nuôi tôm CN- BCN ở mức vừa phải, mở rộng mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp đi đôi tích cực trồng rừng phòng hộ ven biển; đẩy mạnh phát triển chăn nuôi vịt, heo và gà; tận dụng mặt nước ao đìa, kênh mương và bãi bồi ven biển nuôi trồng thủy sản. Với mục tiêu đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản và phát triển bền vững, giải pháp đột phá và ưu tiên hàng đầu là đầu tư đồng bộ hệ thống thủy lợi, nhất là hệ thống kiểm soát mặn; thứ hai là chú trọng ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học, công nghệ sau thu hoạch để nâng cao năng suất, tiêu chuẩn chất lượng và hạ giá thành nông sản hàng hóa; thứ 3 là tổ chức lại sản xuất theo hướng tập trung gắn với tăng cường kết cấu hạ tầng, xây dựng đồng ruộng và cơ giới hóa nông nghiệp, phát triển mạnh công nghiệp chế biến và ngành nghề nông thôn, tổ chức tốt khâu tiêu thụ; thứ tư là tập trung đầu tư cho công tác đào tạo để góp phần nâng cao năng suất lao động nông nghiệp và tạo điều kiện chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn, giảm sức ép về việc làm và tạo thuận lợi cho cơ giới hóa đồng bộ sản xuất nông nghiệp; thứ năm là tăng cường liên kết liên doanh với các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long , trong cả nước và hợp tác quốc tế. Thực trạng nông thôn của 50 xã trên địa bàn tỉnh cho thấy mức độ đạt chuẩn Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới còn rất thấp, hầu hết các tiêu chí đạt dưới mức chuẩn theo qui định của Bộ tiêu chí như: Công tác quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch chưa chặt chẽ; hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn còn thiếu và chưa đồng bộ, chất lượng thấp, năng lực thích ứng, đối phó với thiên tai còn nhiều bất cập; kinh tế nông thôn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp ở trình độ thấp, ngành nghề nông thôn chậm phát triển, thu nhập bấp bênh, lao động nông nghiệp ở khu vực nông thôn còn phổ biến; tỷ lệ hộ nghèo còn cao,...Cán bộ tham gia chương trình từ tỉnh đến cơ sở chưa được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ nên rất lúng túng khi triển khai thực hiện chương trình. 2. Kiến nghị Các ngành, các địa phương tiếp tục quan tâm đầu tư hơn nữa cho xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ cho chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh theo vùng và tiểu vùng sinh thái. Trong đó, đặc biệt chú trọng cho đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi và hệ thống điện đồng bộ, nhằm đảm bảo chủ động trong kiểm soát mặn, cấp ngọt, tiêu úng và xổ phèn, hạn chế tác hại của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Tiếp tục thực hiện chương trình hỗ trợ lãi vay cho nông dân để mua sắm máy móc, chuyển đổi mô hình sản xuất của nông hộ. Các ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân và doanh nghiệp vay đủ vốn với thời gian vay phù hợp với chu kỳ sản xuất của từng loại sản phẩm và được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định hiện hành. Các cơ quan quản lý cấp trên và các viện, trường tích cực hỗ trợ tỉnh thực hiện có hiệu quả chương trình trọng điểm, các dự án ưu tiên, nhằm tạo động lực cho sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản phát triển phát triển và bảo vệ sự ổn định trong phát triển như tăng vụ gắn với đa dạng hóa loại hình sử dụng đất lúa, nuôi trồng thủy sản, phát triển chăn nuôi, hạn chế tác hại của biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng Ưu tiên hơn nữa cho công tác đào tạo nghề cho nông dân để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi cơ cấu sản xuất và chuyển dịch mạnh mẽ lao động nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài nguyên Môi trường và các bộ ngành có liên quan sớm giúp tỉnh xây dựng chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng để làm căn cứ, cơ sở cho các ngành, các cấp điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Thế Anh – Đào Thế Tuấn - Lê Quốc Anh (1998), Nghiên cứu luận cứ khoa học của chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước KC.07.17 2. Lê Huy Bá (2006), Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững, Nxb Khoa học và kĩ thuật. 3. Nguyễn Văn Bích – Chu Tiến Quang (1999), Phát triển nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn CNH, HĐH ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp. 4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2005), Thông tư số 01/2005 về hướng dẫn thực hiện định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam). 5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2008), Phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững (Hội nghị phát triển bền vững toàn quốc lần thứ 2). 6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Sổ tay hướng dẫn xây dựng Nông thôn mới. 7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Thông tư số 54/2009/TT – BNNPTNT- Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. 8. Chính Phủ (2009), Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020. 9. Chính phủ (2004), Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam), ban hành theo Quyết định 153/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25/8/2004. 10. Chính phủ (2004), Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. 11. Nguyễn Sinh Cúc (2007), Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2006 và triển vọng năm 2007, Tạp chí cộng sản, (771), tr 50 – 57. 12. Cục Thống Kê tỉnh Bạc Liêu, Niên giám thống kê tỉnh Bạc Liêu 2010 13. Cục Thống Kê tỉnh Bạc Liêu, Kết quả điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006.(3tập) 14. Hoàng Thị Chỉnh (2005), Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Cà Mau theo hướng phát triển bền vững, Đề tài trọng điểm cấp bộ. 15. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2008), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. 16. Nguyễn Điền (1997), Viện kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, Công nghiệp hoá nông nghiệp - nông thôn các nước Châu Á và Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị, Quốc Gia, Hà Nội. 17. Nguyễn Thành Độ, Lê Du Phong (1999), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới, Nxb Chính trị quốc gia. 18. Ngô Đình Giao (1994), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá nền kinh tế quốc dân. Tạp chí CN (số tháng 9), tr32. 19. Nguyễn Thị Hiền (1995), Vai trò và tác động của thị trường đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn Việt Nam, Ủy Ban Khoa học Nhà nước, Đại học Kinh tế quốc dân. 20. Lâm Quang Huyên (1995), Kinh tế nông hộ và các hình thức hợp tác trong nông nghiệp, Nxb Khoa học xã hội. 21. Đào Xuân Học (2009), Kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Hội thảo Việt Nam thích ứng với biến đổi khí ngày 31/07/2009. 22. Đinh Phi Hổ (2003), Kinh tế nông nghiệp: Lý thuyết và Thực tiễn, Nxb Thống kê, Hà Nội 23. Đặng Văn Phan (2009), Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam thời kì hội nhập, Nxb Giáo dục. 24. Đặng Văn Phan(2008),Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam, Nxb Giáo dục 25. Nguyễn Đình Quế, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. 26. Lưu Văn Sùng (2004), Một số kinh nghiệm điển hình về phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH, HĐH, Nxb Chính trị quốc gia. 27. Sở Công thương tỉnh Bạc Liêu, Qui hoạch công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2006 – 2010, tầm nhìn đến năm 2020. 28. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bạc Liêu, Báo cáo cáo qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020. 29. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu, Đề án xây dựng huyện nông thôn mới Phước Long thời kì 2010 – 2020. 30. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu, Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản giai đoạn 2008 – 2010 và định hướng đến năm 2020. 31. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu, Điều chỉnh qui hoạch sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp tỉnh Bạc Liêu đến năm 2010. 32. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu, Qui hoạch sử dụng đất tỉnh Bạc Liêu đến năm 2010. 33. Đặng Kim Sơn (2001), CNH từ nông nghiệp – lý luận, thực tiễn và triển vọng áp dụng ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 34. Đặng Văn Sơn – Hoàng Thu Hiền (200), Một số vấn đề phát triển nông nghiệp nông thôn. Nxb Thống kê 35. Trương Thị Minh Sâm (2001), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng nông thôn ngoại thành TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm Kinh tế học và phát triển, Nxb Khoa học - Xã hội. 36. Lê Đình Thắng (1998), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Nông nghiệp. 37. Bùi Tất Thắng (2006), Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam, Nxb Khoa học – Xã hội. 38. Lê Quốc Sử (2001), Chuyển dịch cơ cấu và xu hướng phát triển kinh tế nông nghiệp Việt Nam theo hướng CNH, HĐH từ thế kỉ XX đến thể kỉ XXI trong thời đại tri thức, Nxb Thống kê. PHỤ LỤC Một góc Thành phố Bạc Liêu Một góc Thành phố Bạc Liêu Vườn nhãn Bạc Liêu Vườn nhãn Bạc Liêu Mô hình lúa – cá Mô hình lúa - tôm Mô hình lúa – cá Mô hình lúa - tôm Máy gặt đập liên hợp Xây dựng giao thông nông thôn Nguồn ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Bạc Liêu (www.baclieu.gov.vn) Chế biến tôm xuất khẩu Ra khơi Chế biến tôm xuất khẩu Ra khơi Lúa Một bụi đỏ Thu hoạch lúa Một bụi đỏ ở Hồng Dân Lúa Một bụi đỏ Thu hoạch lúa Một bụi đỏ ở Hồng Dân BỘ TIÊU CHÍ NÔNG THÔN MỚI TT Tiêu chí Nội dung Tiêu chí Chỉ tiêu vùng ĐBSCL theo QĐ 491 1 Quy hoạch Đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới cấp xã (quy hoạch chung) Đạt II. HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI 2 Giao thông Tỷ lệ đường trục xã được cứng hóa, đạt chuẩn 100% Tỷ lệ đường trục thôn được cứng hóa, đạt chuẩn 70% Đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa và % được cứng hóa 100%(50% cứng hóa) Tỷ lệ đường trục chính nội đồng được cứng hóa 70% 3 Thủy lợi Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh. Đạt Tỷ lệ km kênh mương được kiên cố hóa /số km kênh mương do xã quản lý. 45% 4 Điện Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện Đạt Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên an toàn từ các nguồn 98% 5 Trường học Trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia 70% 6 Cơ sở vật chất văn hóa Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ VH-TT DL Đạt Tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khu thể thao thôn đạt chuẩn của Bộ VH-TT DL 100% 7 Chợ nông thôn Chợ đạt chuẩn của Bộ xây dựng Đạt 8 Bưu điện Điểm phục vụ bưu chính viễn thông Đạt Có Internet đến thôn Đạt 9 Nhà ở dân cư Số nhà tạm, nhà dột nát không Nhà đạt chuẩn của Bộ xây dựng 75% III. KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT 10 Thu nhập Thu nhập bình quân đầu người/năm so với mức bình quân chung của tỉnh 1,3 lần 11 Hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo 7% 12 Cơ cấu lao động Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực Nông, lâm, ngư nghiệp 40% 13 Tổ chức sản xuất Có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt động có hiệu quả Có IV. VĂN HÓA-XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG 14 Giáo dục Phổ cập giáo dục trung học Đạt Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (Phổ thông, bổ túc, học nghề) 70% Tỷ lệ lao động qua đào tạo >20% 15 Y tế Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế 20% Y tế xã đạt chuẩn quốc gia Đạt 16 Văn Hóa Tỷ lệ thôn, làng đạt chuẩn làng văn hóa theo quy định của Bộ VH-TT-DL 70% 17 Môi trường Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia 85% Các cơ sở SX-KD đạt tiêu chuẩn về môi trường Đạt Không có các hoạt động gây suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp Đạt Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch Đạt Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định Đạt V. HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ 18 Hệ thống chính trị - xã hội Trình độ cán bộ xã đạt chuẩn Đạt Có đủ số lượng các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo qui định Đạt Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn "trong sạch, vững mạnh" Đạt Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đạt danh hiệu tiên tiến trở lên Đạt 19 An ninh trật tự Tình hình An ninh, trật tự xã hội Đạt Một số chỉ tiêu kinh tế tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2000-2010 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm Tốc độ tăng (%/năm) 2000 2005 2010 2001-2005 2006-2010 1. GDP (giá SS 1994) Tỉ đồng 2.452 5.075 8.773 15,7 11,57 - Công nghiệp + XD Tỉ đồng 488 1.172 2.162 19,2 13,03 TĐ: CN chế biến Tỉ đồng 331 684 1.185 15,6 11,62 - Nông, lâm, ngư Tỉ đồng 1.425 2.733 4.106 13,9 8,48 TĐ: Thuỷ sản Tỉ đồng 550 2.038 3.266 29,9 9,89 - Dịch vụ Tỉ đồng 540 1.171 2.505 16,8 16,43 2. GDP (giá hiện hành) Tỉ đồng 3.136 7.784 17.507 19,9 17,60 - Công nghiệp + XD Tỉ đồng 556 1.721 4.222 25,3 19,66 Tỉ lệ so với tổng GDP % 18 22 24 4,5 1,76 TĐ: CN chế biến Tỉ đồng 369 968 2.957 21,2 25,02 Tỉ lệ /GDP CN&XD % 66 56 70 -3,3 4,56 - Nông, lâm, ngư Tỉ đồng 1.891 4.487 9.131 18,9 15,27 Tỉ lệ so với tổng GDP % 60 58 52 -0,9 -2,16 TĐ: Thuỷ sản Tỉ đồng 731 3.228 6.398 34,6 14,66 Tỉ lệ so với GDP NLNN % 39 72 70 13,2 -0,56 - Dịch vụ Tỉ đồng 688 1.575 4.154 18,0 21,41 Tỉ lệ so với tổng GDP % 22 20 24 -1,6 3,71 3. GDP/người (giá HH) Tr.đồng 4,2 9,6 20,18 17,9 16,02 4. Vốn đầu tư xã hội Tỉ đồng 556 2.339 4.734 33,3 15,14 TĐ: đầu tư NLDN&TS Tỉ đồng 84 806 1.515 57,2 13,45 Tỉ lệ so với tổng đầu tư % 15 34 17,9 -100,00 5. Thu NSNN trên địa bàn Tỉ đồng 208 684 1.325 26,9 14,14 6. Tổng chi ngân sách Tỉ đồng 487 903 2.128 13,1 18,70 7. Tỷ lệ đầu tư/GDP % 17,7 30,0 27,0 11,1 -2,09 8. Giá trị xuất khẩu Triệu USD 70 114 219 10,3 13,95 - Hàng nông sản Triệu USD 2 2 45 1,7 86,40 Tỉ lệ so với tổng KNXK % 3 2 21 -7,8 60,04 - Hàng thủy sản Triệu USD 68 112 174 10,5 9,21 Tỉ lệ so với tổng KNXK % 97 98 79 0,2 -4,22 (Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Bạc Liêu năm 2010) Diện tích và sản lượng thủy sản nuôi phân theo huyện, thành phố Ghi chú: DT: Diện tích; NSBQ: Năng suất bình quân; SL: Sản lượng (Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Bạc Liêu năm 2010) Bố trí diện tích tôm - lúa theo huyện, thành phố (Đơn vị: ha) Đơn vị Năm Tăng, giảm Chia ra 2010 2015 2020 2011-2015 2016-2020 Toàn tỉnh 22.134 33.000 35.000 12.866 10.866 2.000 H. Vĩnh Lợi 366 750 1.000 634 384 250 H. Phước Long 5.095 8.500 10.000 4.905 3.405 1.500 H. Hồng Dân 15.963 18.750 19.000 3.037 2.787 250 H. Giá Rai 710 5.000 5.000 4.290 4.290 (Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Bạc Liêu năm 2010) 2005 2010 So sánh 2010/2005 (%) Huyện, thị DT NSBQ SL DT NSBQ SL DT NSBQ SL (ha) (tạ/ha) (tấn) (ha) (tạ/ha) (tấn) (ha) (tạ/ha) (tấn) TOÀN TỈNH 118.712 9,24 109.690 125.767 11,87 149.281 105,94 128,46 136,09 TP.Bạc Liêu 6.982 22,78 15.903 6.579 27,24 17.920 94,23 119,58 112,68 Hồng Dân 16.792 6,18 10.376 23.094 8,09 18.682 137,53 130,91 180,05 Phước Long 17.584 7,74 13.605 18.400 11,51 21.181 104,64 148,71 155,69 Vĩnh Lợi 2.846 7,54 2.145 2.968 8,52 2.528 104,29 113,00 117,86 Hòa Bình 15.796 15,15 23.937 15.837 12,47 19.750 100,26 82,32 82,51 Giá Rai 20.295 4,96 10.076 20.358 8,95 18.212 100,31 180,44 180,75 Đông Hải 38.417 8,76 33.648 38.531 13,24 51.008 100,30 151,14 151,59 Lịch thời vụ một số mô hình sản xuất chính

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2012_08_21_5603679883_7285.pdf
Luận văn liên quan