Cải cách, xây dựng nền hành chính nhà nước là đòi hỏi của thực tiễn xã
hội Việt Nam, là một trong những nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của
Đảng trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước và tăng cường hội nhập quốc tế. Muốn thực hiện thành công mục tiêu
cải cách nền hành chính nói chung, mục tiêu cải cách thủ tục hành chính nói
riêng thì điều cần thiết cần phải đổi mới cơ chế thực hiện thủ tục hành chính.
Do đó, việc thực hiện cơ chế “một cửa”, cơ chế “một cửa” liên thông tại cơ
quan hành chính các cấp chính là quá trình hoàn thiện phương thức giải quyết
các quan hệ hành chính giữa cơ quan nhà nước và công dân, khắc phục những
hạn chế tồn tại của cơ chế „nhiều cửa”.
Từ những kết quả đạt được của việc thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ
quan hành chính nhà nước các cấp đã khẳng định đây là cơ chế có những ưu
việt và là hướng thực hiện cải cách thủ tục hành chính đúng đắn. Tuy nhiên,
việc thực hiện cơ chế “một cửa” vẫn còn những vướng mắc, hạn chế nhất định
như các thủ tục hành chính liên quan đến nhiều cơ quan hành chính thì người
dân vẫn phải đi lại nhiều lần, qua nhiều cơ quan khác nhau, tình trạng đứt
khúc trong qui trình giải quyết thủ tục hành chính còn tồn tại, trình độ năng
lực cán bộ thực hiện cơ chế còn hạn chế, cơ sở vật chất còn thiếu thốn.Do
đó, cơ chế “một cửa” đang tiếp tục được hoàn thiện theo hướng xây dựng và
thực hiện cơ chế một cửa liên thông giữa các cơ quan hành chính nhà nước
với nhau, để đạt được mục tiêu đem đến sự phục vụ thuận tiện, hiệu quả nhất
cho nhân dân và cơ quan nhà nước.
Hà Nội là trái tim của cả nước, là trung tâm đầu nào về chính trị, kinh tế,
xã hội, là một trong những địa phương tiên phong trong công cuộc cải cách
HCNN nói chung và cải cách thủ tục hành chính nói riêng. Thực tế công tac
cải cách thủ tục hành chính đã cho thấy quyết tâm cao của đào tạo nguồn
nhân lực, các khoản kinh phí cần thiết để tổ chức triển khai cơ chế “một cửa”.85
Cơ chế “một cửa” là giải pháp đổi mới hữu hiệu trong CCHC, góp phần phục
vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu chính đáng của người dân, tổ chức, thúc đẩy
kinh tế - xã hội phát triển, từng bước thực hiện công bằng xã hội.
Thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” trong quản
lý HCNN tại Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy được triển khai từ những thời
kỳ đầu và đến nay đã thu được những kết quả đáng ghi nhận. Cùng với sự ra
đời và đi vào hoạt động của Luật tổ chức chính quyền địa phương, cải cách
thủ tục hành chính phải được triển khai thực hiện trên các nội dung sau:
Một là, các thủ tục hành chính phải được xây dựng trên cơ sở pháp luật,
nhằm thực hiện luật. Thủ tục hành chính cũng chính là sự hướng dẫn một
cách trình tự, cụ thể việc thực hiện những điều quy định của pháp luật. Thí dụ,
khi luật quy định trẻ em sinh ra phải được chứng thực khai sinh tại chính
quyền địa phương (cấp cơ sở), thì quy định đó là căn cứ để Nhà nước thực
hiện sự quản lý dân số, hộ khẩu; người có nghĩa vụ phải thực hiện quy định
đó là cha, mẹ hoặc người giám hộ của đứa trẻ. Nhưng việc thực hiện đó lại
phải thông qua những quy định thủ tục mang tính hướng dẫn do Nhà nước
ban hành như: cha, mẹ hay người giám hộ của đứa trẻ đến cơ quan nhà nước
làm khai sinh phải có những giấy tờ pháp lý chứng thực nhân thân, chứng
thực người đó đúng là cha, mẹ hay người giám hộ, v.v. Các thủ tục hành
chính về kết hôn, ly hôn, khai tử, di chuyển hộ khẩu cũng tương tự như vậy và
thường đã được mẫu hoá, mang tính thống nhất trong cả nước. Vấn đề là ở
chỗ, thời gian, chất lượng thực hiện các thủ tục hành chính thông thường đó là
không giống nhau ở các địa phương.
Có một thực tế là, ở những vùng sâu, vùng xa và nhất là ở những vùng
miền núi, nơi có phần đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, việc thực
hiện các thủ tục hành chính thông thường như thế thường gặp những trở ngại
do đi lại khó khăn, nhiều ngưòi mù chữ và đói nghèo. Bởi vậy, cải cách thủ
tục hành chính ở những vùng, miền này không chỉ là nhằm vào việc đơn giản86
hơn về nội dung, điều kiện thực hiện thủ tục, mà còn nhằm vào cách thức thực
hiện thủ tục sao cho thuận tiện đối với người dân, để họ thực hiện được đầy
đủ các quyền và nghĩa vụ của mình trước Nhà nước. Điều đó đòi hỏi cán bộ
chính quyền xã, thôn, bản cần tăng cường hơn công tác dân vận, đưa việc
thực hiện những thủ tục khai sinh, khai tử, kết hôn, di chuyển. (là những thủ
tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người dân) đến gần dân hơn nữa.
Nếu không thực hiện được việc này thì công tác quản lý nhà nước về dân số,
dân tộc, tôn giáo, đất đai, tài nguyên, môi trường, y tế, giáo dục, v.v. ở những
vùng, miền này khó tránh khỏi bị bỏ sót, bỏ trống. Hiện tượng di dân tự do,
phá rừng làm rẫy tùy tiện, đói nghèo triền miên ở một số địa phương thuộc
một vài tỉnh miền núi phía Bắc, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh
sống, là những ví dụ về sự bỏ trống, bỏ sót trong công tác quản lý nhà nước ở
các địa phương này.
99 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 604 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cơ chế “một cửa” tại ủy ban nhân dân quận – Từ thực tiễn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ách thức thực hiện
thủ tục hành chính. Hơn nữa, qua thời gian thực hiện cơ chế “một cửa”, cơ
chế “một cửa liên thông” tại các cơ quan hành chính nhà nước đã khẳng định
tính đúng đắn, chắc chắn của hai cơ chế này nên cần thiết phải được qui định
ở một văn bản pháp lý có vị trí cao hơn văn bản của Thủ tướng Chính phủ.
Việc ban hành Nghị định thay thế Quyết định nhằm nâng cao hiệu lực pháp lý
và tính thống nhất trong thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa” liên thông;
đồng thời Nghị định này sẽ tạo hành lang pháp lý chặt chẽ, đầy đủ hơn cho
việc thực hiện cơ chế “một cửa”, cơ chế “một cửa” liên thông tại địa phương,
bao gồm: quy định rõ các lĩnh vực công việc thực hiện theo cơ chế “một cửa”,
các lĩnh vực công việc thực hiện theo cơ chế “một cửa” liên thông; các điều
kiện cần thiết về cơ sở vật chất, cán bộ, công chức, tài chính, cơ chế, chính
sách và quy định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương trong việc tổ
chức thực hiện cơ chế “một cửa”, cơ chế “một cửa liên thông”. Các quan hệ
xã hội luôn luôn biến đổi, đòi hỏi cách thức giải quyết công việc của cơ quan
hành chính nhà nước cũng cần phù hợp, tương xứng với sự thay đổi của các
quan hệ xã hội đó, do vậy cần phải nghiên cứu để hoàn thiện hệ thống văn bản
pháp luật về cơ chế “một cửa”, cơ chế “một cửa” liên thông.
Hệ thống pháp luật Việt Nam, nhất là những văn bản pháp luật trong lĩnh
vực chuyên ngành rất nhiều nhưng vẫn còn thiếu, phân tán, manh mún, chưa
có sự hoàn chỉnh thống nhất. Do đó, việc bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn
bản pháp luật tạo nên sự quản lý thống nhất, chặt chẽ là hết sức cần thiết. Chỉ
một bộ phận không có Luật chuyên ngành điều chỉnh hoặc có Luật chuyên
67
ngành điều chỉnh nhưng không có quy định khác thì mới áp dụng thủ tục
thành lập doanh nghiệp chung. Bởi vậy, để hoàn thiện được pháp luật về cơ
chế “một cửa”, cần có sự thống nhất về trình tự, thủ tục đồng bộ với nội dung
trong các luật chuyên ngành.
Tình trạng phân cấp trong quản lý nhà nước còn nhiều bất cập, chồng
chéo. Việc quy định không rõ ràng dẫn đến tình trạng nhiều cấp, ngành cùng
tham gia quản lý một lĩnh vực, dẫn đến nhiều cơ quan có thẩm quyền ban
hành thủ tục hành chính, hay một thủ tục hành chính có nhiều cơ quan cùng
tham gia giải quyết một công việc. Điển hình như các lĩnh vực cấp phép xây
dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sử dụng nhà, lao
động thương binh và xã hội.. phải thực hiện ở nhiều cấp. Bởi vậy cần phải có
sự phân cấp quản lý rõ ràng, không để tình trạng việc địa phương làm tốt,
thuận lợi cho nhân dân lại không được trao quyền.
3.2.1.2. Tăng cường năng lực và quan tâm chế độ đãi ngộ cho đội ngũ
cán bộ, công chức
Công cuộc đổi mới xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do
dân, vì dân đang đặt ra những yêu cầu cấp bách về nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ, công chức, đặc biệt là cán bộ, công chức thực hiện công tác cải
cách hành chính nói chung và cán bộ, công chức công tác tại bộ phận “một
cửa” nói riêng. Trong bất cứ hoạt động nào thì yếu tố con người luôn là yếu tố
trung tâm và trong cải cách hành chính cũng vậy. Con người là một nhân tố
quyết định thành công trong hoạt động quản lý HCNN. Để nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong việc thực hiện thủ tục hành chính của
cơ quan hành chính cần thực hiện cá giải pháp sau:
Thứ nhất, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng làm
việc, giao tiếp, ứng xử và kinh nghiệm giải quyết công việc của cán bộ, công
chức là giải pháp cơ bản góp phần nâng cao hiệu quả quản lý HCNN, từ đó
lấy cơ sở để quản lý chất lượng công việc của đơn vị và của cá nhân. Trước
68
tiên phải xây dựng nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức sao cho
phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, công việc được giao. Đối với cán bộ, công
chức làm việc tại bộ phận “một cửa” nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải đảm
bảo yêu cầu nhiệm vụ, công việc được giao. Đối với cán bộ, công chức làm
việc tại bộ phận “một cửa” phaair đảm bảo yêu cầu đặc thù tính chất công
việc, cần có trọng tâm, trọng điểm và theo chuyên đề như: kỹ năng hành
chính; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng tiếp nhận và xử lý hồ sơ hành chính, kỹ
năng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO trong quá trình
giải quyết thủ tục hành chính và ứng dụng tin học. Công tác đào tạo, bồi
dưỡng nghiệp vụ phải được tổ chức định kỳ một năm/4 đợt và có sự phân bổ
hợp lý để tất cả các cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận “một cửa” đều
được tham gia đầy đủ mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động chung.
Thứ hai, bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức đủ trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ vững vàng phù hợp ngành nghề được đào tạo, có năng lực, phẩm
chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao làm việc tại bộ phận “một cửa” để
đảm bảo công việc được giải quyết nhanh và thông suốt. Đồng thời, phân
công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ, công chức. Có cơ chế ràng buộc khen
thưởng, kỷ luật, đồng thời khuyến khích, động viên kịp thời đối với cán bộ,
công chức có sáng kiến, sáng tạo trong công việc, tạo môi trường làm việc
thân thiện, cởi mở, đoàn kết nội bộ làm tăng thêm sức mạnh tập thể.
Thứ ba, quan tâm tới chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, công chức nhà
nước. Quan điểm chỉ đạo trong cải cách tiền lương phải gắn hiệu quả công
việc với chế độ tiền lương. Hiện nay, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, công
chức nói chung còn thấp. Đặc biệt là cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận
“một cửa” cũng vậy, lương và phụ cấp của họ chưa đáp ứng được nhu cầu
cuộc sống, trong khi họ phải đáp ứng được nhu cầu cuộc sống, trong khi họ
phải đảm nhận khối lượng công việc rất lớn. Cán bộ, công chức làm việc tại
bộ phận “một cửa” là bộ mặt của cơ quan, đơn vị nên mọi giao dịch hành
69
chính của tổ chức, công dân đều phải thông qua bộ phận này. Chế độ tiền
lương và phụ cấp không được chi trả hợp lý, điều này ảnh hưởng không nhỏ
đến tâm lý, thái độ và tinh thần trách nhiệm của họ đối với công việc được
giao. Đồng thời, đây còn là mầm mống của các biểu hiện tiêu cực, cửa quyền,
tham nhũng, hạch sách tổ chức, công dân, doanh nghiệp khi đến liên hệ công
tác. Do vậy, yêu cầu cấp bách đặt ra là phải có cơ chế, chính sách tiền lương
phụ cấp trách nhiệm hợp lý cho đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong cơ
quan nhà nước nói chung, và các bộ, công chức làm việc tại bộ phận “một
cửa” nói riêng để đảm bảo nhu cầu của họ có thể sống bằng lwowg và giúp họ
yên tâm công tác, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Để giải pháp này mang lại hiệu quả, mỗi cán bộ, công chức tại bộ phận
“một cửa” cần phát huy hết khả năng của mình trong lao động sáng tạo và
tinh thần đoàn kết hợp tác, đồng thời cần có sự giám sát chặt chẽ của các cấp
lãnh đạo.
3.2.2. Nhóm các giải pháp riêng
3.2.2.1. Giải pháp về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền
đối với thực hiện cơ chế “một cửa”
- Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, củng cố xây dựng
chính quyền trong sạch, vững mạnh; đổi mới phương thức, nội dung hoạt
động của cả hệ thống chính trị theo hướng “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học
dân và có trách nhiệm với dân”.
- Gắn việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở với viẹc giải quyết tốt đơn
thư khiếu nại, tố cáo, công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng và công tác cải cách
thủ tục hành chính hoàn thiện cơ chế “một cửa”. Lãnh đạo và các cơ quan chức
năng có nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện CCHC và hoàn thiện cơ chế “một cửa” của
Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy cần thường xuyên đi sâu đi sát, chỉ
đạo và giúp đỡ các Ủy ban nhân dân phường thuộc quận để rà soát, đánh giá,
tháo gỡ khó khăn ách tắc trong quá trình thực hiện cơ chế “một cửa”.
70
- Cầu Giấy là một quận nội thành Hà Nội, quá trình đô thị hóa, hiện đại
hóa diễn ra với tốc độ cao làm nảy sinh nhiều vấn đề mới chưa có trước đây
làm cho cán bộ, công chức tiếp nhận và giải quyết công việc theo thủ tục hành
chính nhiều khi lúng túng. Do vậy, để thực hiện tốt và có hiệu quả việc giải
quyết công việc theo cơ chế “một cửa” trong những năm tiếp theo, Ủy ban
nhân dân quận Cầu Giấy cần tập trung chỉ đạo các Ủy ban nhân dân phường
thực hiện nghiêm túc việc đánh giá, rà soát các thủ tục hành chính để kịp thời
phát hiện những vướng mắc, những thủ tục hành chính không còn phù hợp để
sửa đổi, bãi bỏ theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bãi
bỏ, nhằm ngày càng đơn giản hóa các thủ tục hành chính và quy trình, cơ chế
giải quyết, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh, sản xuất, đầu tư xây dựng cơ
bản trong giải quyết hồ sơ hành chinh của công dân, tổ chức.
3.2.2.2. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và
quan tâm đời sống vật chất, tinh thần đối với đội ngũ cán bộ, công chức làm
việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
Để nâng cao chất lượng của cơ chế “một cửa” cần phải đào tạo, bồi
dưỡng, đào tạo lại, bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức phù hợp với việc
thực hiện cơ chế. Cần tiến hành các biện pháp sau:
Về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
- Cần phải thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức và các
văn bản mới về lĩnh vực đăng ký kinh doanh nhằm làm cho cán bộ, công chức
tại Bộ phận TN & TKQ nắm chắc hướng dẫn thủ tục hành chính, đồng thời
nâng cao được kỹ năng xử lý tình huống. Bên cạnh đó cần tổ chức cho bộ phận
này tham quan, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với những tỉnh làm tốt, có hiệu
quả. Đây cũng là hình thức tập huấn đem lại hiệu quả nhất, thiết thực nhất.
+ Đối với công chức đang được bố trí làm việc tại Bộ phận TN & TKQ
theo cơ chế “một cửa” và công chức chuyên môn trong từng lĩnh vực phải
được thường xuyên tham dự các lớp bồi dưỡng về quản lý hành chính nhà
71
nước, các chuyên đề về phương thức thực hiện qui trình tiếp nhận và giải
quyết hồ sơ hành chính theo cơ chế “một cửa”; kỹ năng giao tiếp hành chính,
kiến thức về quản trị mạng, kỹ năng soạn thảo và ban hành các văn bản quản
lý hành chính nhà nước... Đối với những công chức trẻ cần tạo điều kiện cho
tham dự các lớp tập huấn nâng cao trình độ kiến thức và kỹ năng quản lý hành
chính nhà nước.
+ Đối với đối tượng tuyển dụng để đào tạo, bổ sung dự nguồn nhân sự
cho bộ phận TN & TKQ cần phải đạt trình độ chuyên môn tối thiểu là trình độ
trung cấp, ưu tiên bố trí sắp xếp cho những đối tượng có trình độ đại học, độ
tuổi dưới 30 tuổi. Đưa lực lượng này tham gia các lớp đào tạo đại học hành
chính tập trung, các lớp bồi dưỡng quản lý hành chính nhà nước tiền công vụ
trước khi tuyển dụng chính thức. Đây chính là nguồn nhân lực quan trọng để
bổ sung cho đội ngũ cán bộ công chức tại cấp cơ sở trong thời gian lâu dài.
+Thực tế cho thấy đội ngũ công chức chuyên môn làm việc tại Bộ phận
TN & TKQ đã được đào tạo cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ nhưng chuyên
môn hành chính văn phòng chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn. Điều này cho thấy trong
kế hoạch đào tạo cán bộ công chức cần được bồi dưỡng chuyên môn về hành
chính văn phòng.... để tạo sự thuận lợi cho công tác bố trí, sắp xếp cán bộ công
chức vào làm việc tại Bộ phận “một cửa”.
+ Về kế hoạch và chương trình, phương pháp đào tạo bồi dưỡng: hàng
năm theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ngành cần xây dựng kế
hoạch đào tạo, bồi dưỡng cụ thể, sắp xếp thời gian hợp lý để cử công chức đi
học và có kế hoạch bố trí người thay thế để công chức yên tâm học tập. Cần
có chế độ khuyến khích công chức học ngoài giờ hành chính và các ngày nghỉ
để nâng cao trình độ. Ủy ban nhân dân tỉnh cần có kế hoạch phối hợp với các
cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh mở các lớp bồi dưỡng cho CB, CC. Cần xây
dựng tài liệu của chương trình bồi dưỡng theo hướng: giảm bớt thời gian trình
bày lý luận, tăng thời gian thực hành các kỹ năng chuyên sâu như: kỹ năng
72
giao tiếp hành chính; kỹ năng xây dựng đề án cải cách hành chính; kỹ năng
tiếp nhận và xử lý hồ sơ hành chính, kỹ năng ứng dụng tin học trong xử lý hồ
sơ hành chính.
+ Về phương pháp đào tạo, bồi dưỡng: Hiện nay, khi đào tạo bồi dưỡng
CB, CC đang sử dụng chủ yếu phương pháp đào tạo "người thầy là trung tâm
của quá trình đào tạo" nên vai trò, vị trí của người học không được chú trọng
đúng mức, trong khi đội ngũ công chức là lực lượng đã và đang thực hiện các
công việc tác nghiệp cụ thể, có những kinh nghiệm, kỹ năng xử lý tình huống
chuyên môn nhất định. Cần phải có phương pháp giảng dạy, đào tạo phù hợp
phát huy những ưu thế của đội ngũ này.
- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nội dung và hình thức tuyển dụng công
chức vào làm việc trong các cơ quan nhà nước; tiếp tục có những ưu tiên đối
với sinh viên tốt nghiệp đại học loại giỏi, loại xuất sắc; có chính sách thỏa đáng
trong đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, thu hút nhân tài.
Có chế độ chính sách đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ, công chức làm
tại bộ phận tiếp nhận & trả kết quả (TN &TKQ)
- Để cán bộ, công chức nói chung và công chức tại bộ phận TN & TKQ
nói riêng yên tâm công tác, phát huy hết khả năng và năng lực làm việc, gắn
bó với cơ quan tổ chức, làm việc lâu dài trong hệ thống công vụ cần có chế độ
ưu đãi về vật chất, tinh thần cho công chức làm việc tại bộ phận TN & TKQ
trong điều kiện cho phép như: qui định chế độ phụ cấp cho lực lượng này
khoảng từ 25-30% lương. Khi bố trí sắp xếp vị trí công tác lãnh đạo, quản lý
cần ưu tiên bố trí những công chức đã làm việc tại bộ phận TN & TKQ, bảo
đảm cho CB, CC nói chung và công chức làm việc tại bộ phận TN & TKQ
nói riêng có vị trí xứng đáng trong xã hội và tạo tâm lý yên tâm, tự hào khi
được thực thi công việc tại Bộ phận TN & TKQ.
- Đồng thời, cần bố trí tăng thêm kinh phí ngân sách cho công tác cải
cách thủ tục hành chính, dành một phần kinh phí sử dụng cho việc khen
73
thưởng và tạo điều kiện học tập, trao đổi kinh nghiệm, tham quan trong và
ngoài nước về các cơ chế thực hiện thủ tục hành chính.
- Xây dựng chế độ hỗ trợ và thu hút cán bộ công chức có trình độ chuyên
môn cao về công tác để thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” đạt hiệu quả.
Ủy ban nhân dân quận, Ủy ban nhân dân Thành phố cần có đề án thu hút,
khuyến khích người có trình độ đại học chính qui, thủ khoa, thạc sĩ cả trong
và ngoài nước bằng chế độ tài chính, bố trí nhà ở công vụ hoặc chế độ mua
nhà trả góp, hưởng các loại phụ cấp và phúc lợi xã hội trong điều kiện cho
phép. Tạo điều kiện về môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao, phát huy
năng lực sở trường, sự cống hiến đóng góp và phấn đấu vươn lên của từng
công chức trẻ; công khai việc đánh giá, qui hoạch đào tạo, bố trí cán bộ gắn
với nhiệm vụ được phân công; thực hiện chế độ khen thưởng kịp thời để họ
yên tâm công tác.
3.2.2.3. Giải quyết TTHC theo hướng liên thông
- Liên thông ngang ( là cách thức giải quyết công việc của cá nhân, tổ
chức thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của nhiều cơ quan hành chính nhà nước
cùng cấp: Toàn bộ quá trình liên thông từ bộ phận một cửa đến các phòng ban
chuyên môn thụ lý, giải quyết đều được xây dựng thành quy trình chặt chẽ,
quy định rõ trách nhiệm và cách thức giao nhận hồ sơ đảm bảo theo yêu cầu
của hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO. Đặc biệt chú trọng lĩnh
vực cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp phép xây dựng (2 lĩnh vực
có nhiều hồ sơ và tính phức tạp trong quá trình giải quyết). Mở rộng phạm vi
liên thông đến các đơn vị phối quản: Thuế, Kho bạc thông qua phần mềm
quản lý hồ sơ một cửa.
- Liên thông dọc: Là cách thức giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức
thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của giữa các cơ quan hành chính các cấp. Các
TTHC liên thông trong lĩnh vực này thường xẩy ra tình trạng hồ sơ quá hạn
nhiều nhất, người dân phải bổ sung nhiều loại giấy tờ liên quan và phải đi lại
74
nhiều lần. Do đó việc liên thông dọc kiểu này cơ quan chủ trì thực hiện giải
quyết hồ sơ hành chính phải có quy chế phối hợp thực hiện rất rõ ràng, phân
công trách nhiệm, thời gian hoàn thành từng nội dung công việc rất cụ thể cho
từng cơ quan, đơn vị và quy chế phối hợp này phải được cơ quan hành chính
cấp cao nhất trong quy trình thực hiện liên thông phê duyệt để có cơ sở pháp
lý thực hiện thống nhất.
+ Đối với việc liên thông dọc này cần phải được ứng dụng công nghệ
thông tin từ khâu tiếp nhận, đến giải quyết và trả kết quả hồ sơ hành chính để
giảm được thời gian thực hiện, chi phí đi lại và minh bạch, tiện theo dõi, kiểm
soát quá trình thực hiện giữa các cơ quan trong chuỗi quy trình thực hiện.
+ Đối với liên thông dọc này cần giảm các cấp liên thông trong một quy
trình giải quyết thủ tục hành chính.
- Cần tăng cường giải quyết TTHC theo phương thức thụ lý song song
đối với các nhóm TTHC:
Trong một số hệ thống hành chính, việc thụ lý hồ sơ thủ tục thường được
tiến hành “tuần tự”, có nghĩa là hồ sơ được giải quyết ở một cơ quan, đơn vị
trước sau đó chuyển sang cơ quan, đơn vị tiếp theo. Cách này do đó sẽ kéo dài
thời gian thụ lý, đặc biệt với hồ sơ luôn phải chuyển qua bộ phận hành chính
văn thư để được nơi tiếp theo.
Việc thụ lý song song là việc có nhiều TTHC được các cơ quan chuyên
môn khác nhau đồng thời thụ lý mà không làm ảnh hưởng đến yêu cầu hồ sơ
thủ tục và quá trình ra quyết định của mỗi cơ quan chuyên môn. Nhóm thủ tục
hành chính loại này được thực hiện đối với các thủ tục hành chính mà yêu cầu
hồ sơ đầu vào của TTHC này không phụ thuộc vào kết quả đầu ra của TTHC
kia. Về mặt pháp lý, việc thụ lý song song các thủ tục hành chính không mâu
thuẫn hau trái với bất cứ văn bản quy phạm pháp luật nào, nhưng thường ít
được nhắc đến trong văn bản quy phạm pháp luật. Cũng chính vì thế nên phần
lớn người dân, tổ chức không biết rằng có nhiều trường hợp, họ có thể nộp hồ
75
sơ thụ lý song song.
Để tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân nhanh chóng nhận được kết quả
giải quyết nhiều TTHC, cơ quan nhà nước cần phải ban hành hướng dẫn cụ
thể để người dân biết được rõ những thủ tục nào có thể thụ lý song song trong
khuân khổ pháp luật cho phép. Căn cứ vào đó người dân có thể chọn cách
thực hiện song song nhiều thủ tục.
Đối các nhóm thủ tục hành chính thực hiện song song này. Cơ quan có
thẩm quyền phải xây dựng quy trình phối hợp thực hiện rất cụ thể, rõ ràng để
người dân thể thực hiện. Điển hình thư nhóm thủ tục hành chính liên thông
thực hiện đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho
trẻ em dưới sáu tuổi được thực hiện liên thông song song. Công dân chỉ phải
nộp hồ sơ tại UBND phường và nhận 3 kết quả tại UBND phường, việc thực
hiện đăng ký thường trú và cáp thẻ bảo hiểm y tế được thực hiện song song
đồng thời, đã rút ngắn được thời gian giải quyết, công dân không phải đi lại
nhiều lần, đỡ tốn kém.
3.2.2.4. Giải pháp về ứng dụng CNTT và truyền thông trong cải cách thủ
tục hành chính, xây dựng mô hình một cửa điện tử.
Mục tiêu của ứng dụng CNTT trong cải cách TTHC là tạo ra một
phương thức vận hành thông suốt, hiệu quả của bộ máy công quyền, thông
qua việc sử dụng các hệ thống thông tin điện tử. CNTT và truyền thông là một
công cụ rất cơ bản để tăng cường tính công khai, minh bạch. Đây là một công
cụ quan trọng tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước một
cách nhanh chóng, giảm thời gian và chi phí cho người dân. Do đó phải tăng
cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tiếp nhận và giải quyết thủ tục
hành chính cho công dân. Đảm bảo 100% TTHC thực hiện cơ chế một cửa, cơ
chế một cửa liên thông được tin học hóa; quy trình từ khâu tiếp nhận, đến
khâu giải quyết, thụ lý hồ sơ hành chính và trả kết quả phải được thực hiện
hoàn toàn trên mạng máy tính và cung cấp trạng thái giải quyết hồ sơ hành
76
chính để người dân có thể tra cứu, kiểm tra, theo dõi tình trạng giải quyết hồ
sơ hành chính của mình trên mạng internet.
- Phải xây dựng và chuẩn hóa các cơ sở dữ liệu như đất đai, đô thị, hộ
tịch, đăng ký kinh doanh, tài chính, đầu tư, chế độ chính sách của người
dân,... là tiền đề và cơ sở quan trọng để đưa ứng dụng công nghệ thông tin
trong giải quyết TTHC, rút gắn được thời gian, quy trình giải quyết, và công
khai, minh bạch tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân.
- Giao tiếp giữa người dân và các cấp lãnh đạo qua môi trường Internet
(email, trao đổi trực tuyến...) là một phần của việc ứng dụng CNTT trong cải
cách hành chính. Người đứng đầu các cấp chính quyền, các cơ quan, đơn vị
phải công khai hòm thư điện tử để người dân biết và phải có trách nhiệm trả
lời email của người dân như các văn bản khác.
- Hiện đại hóa trang thiết bị công nghệ thông tin tại Bộ phận tiếp nhận và
trả kết quả như: Màn hình cảm ứng, kiot tra cứu, máy quét mã vạch để phục
vụ nhân dân thuận tiện trong việc tra cứu thông tin về thủ tục hành chính.
- Tăng cường xây dựng các dịch vụ công trực tuyến trong giải quyế công
việc cho người dân, doanh nghiệp:
Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử là xu hướng tất yếu của các
nước trên thế giới với việc cung cấp ngày càng nhiều hơn các dịch vụ công
trực tuyến cho người dân. Ở Việt Nam cung cấp dịch vụ công trực tuyến là
nội dung quan trọng trong tiến trình cải cách hành chính. Với việc sử dụng
công nghệ thông tin và viễn thông, dịch vụ công trực tuyến đáp ứng nhu cầu
giao dịch của công dân và tổ chức ở bất cứ đâu có kết nối internet, vượt mọi
dào cản về địa lý, không gian và thời gian và đặc biệt là hạn chế việc công
chức tiếp xúc nhiều với người dân để giảm phiền hà sách nhiễu, sử dụng dịch
vụ công trực tuyến giúp người dân đỡ chi phí đi lại, cơ quan nhà nước giảm
chi phí hành chính, mọi thông tin được công khai minh bạch, thời gian giải
quyết hồ sơ hành chính cũng rõ ràng cụ thể. Do vậy tăng cường sử dụng dịch
77
vụ công trực tuyến là một phương pháp hữu hiệu giúp cải cách TTHC được
hiệu quả hơn.
Đối với quận Cầu Giấy đã có nhiều dịch vụ công trực tuyến mức độ 2, và
một số dịch vụ công trực tuyến mức độ 3. Thực hiện các dịch vụ công trực
tuyến mức độ 3 và tiến đến mức độ 4 trên Cổng giao tiếp điện tử của quận và
thành phố để nhân dân thuận tiện trong giải quyết thủ tục hành chính, góp
phần giảm được chí phí hành chính, thời gian đi lại, công sức, tiền bạc của
nhân dân là một trong những biện pháp hữu hiệu để nâng cao công tác cải
cách thủ tục hành chính của quận.
Giải pháp tổ chức thực hiện cụ thể: Phòng Nội vụ quận chủ trì xây dựng
Đề án chính quyền điện tử quận Cầu Giấy giai đoạn 2016-2020, phấn đấu đến
năm 2020, 100% TTHC thực hiện cơ chế “một cửa”, cơ chế “một cửa liên
thông” của UBND quận được tin học hóa. Có trên 80% lĩnh vực giải quyết
TTHC của quận đạt dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và trên 50% đạt dịch
vụ công trực tuyến mức độ 4. Đảm bảo 100% hồ sơ của công dân, tổ chức
nộp qua mạng internet được giải quyết thành công trên hệ thống cung cấp
dịch vụ công trực tuyến mức 3 và 4 của UBND quận.
3.2.2.5. Tăng cường cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ thông tin vào
thực hiện cơ chế
Thứ nhất, tiếp tục đầu tư xây dựng mới, sửa chữa trụ sở làm việc của bộ
phận TN & TKQ tại một số phường chưa bảo đảm tiêu chuẩn theo qui định
của Quyết định số 07/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Bố trí quầy
giao dịch và công chức chuyên môn làm việc tại bộ phận TN & TKQ liên
thông theo đúng hướng dẫn áp dụng hình thức hoạt động thống nhất của Sở
Nội Vụ. Phòng làm việc của bộ phận “một cửa” liên thông cần bố trí đối với
Ủy ban nhân dân cấp huyện: tối thiểu 80m2; đủ vị trí cho 4- 5 công chức ngồi
làm việc; trong tổng diện tích phòng làm việc của bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả, cơ quan phải dành 50% diện tích để bố trí nơi ngồi chờ cho tổ chức, cá
78
nhân. Bố trí sắp xếp phòng làm việc của Bộ phận TN & TKQ liên thông cần
có hai cửa: “một cửa” để cá nhân, tổ chức vào làm thủ tục giấy tờ; “một cửa”
để công chức làm việc tại Bộ phận TN & TKQ liên thông liên hệ nội bộ với
các bộ phận khác, tránh trường hợp bố trí phòng làm việc của Bộ phận TN &
TKQ liên thông chỉ có “một cửa” ra vào chung cho cả người phục vụ và
người được phục vụ, như vậy sẽ làm cho không khí làm việc không được
nghiêm túc, dễ tạo sự lộn xộn, gây trở ngại cho quá trình xử lý công việc của
bộ phận TN & TKQ liên thông.
Thứ hai, rà soát lại các trang thiết bị, phương tiện làm việc đã cũ, hư
hỏng, tăng cường bổ sung nguồn kinh phí mua sắm các trang thiết bị đồng bộ,
tại văn phòng làm việc của Bộ phận TN & TKQ, cần phải trang bị đầy đủ máy
in, máy photo, thùng thư góp ý, để phục vụ khi nhân dân có yêu cầu photo
giấy tờ, văn bản thực hiện các thủ tục hành chính, trang bị thêm tủ đựng hồ sơ
cho công chức chuyên môn bảo đảm đầy đủ điều kiện làm việc theo hướng
hiện đại hóa công sở. Các bảng biểu cần được bố trí treo ở những vị trí phù
hợp, thuận tiện cho nhân dân theo dõi, tìm hiểu.
Thứ ba, bố trí sắp xếp lại các trang thiết bị tại phòng làm việc của bộ
phận TN & TKQ theo hướng gọn gàng, sạch sẽ, sử dụng hợp lý và thuận tiện.
Muốn vậy, công chức tại bộ phận TN & TKQ cần được tập huấn về phương
thức quản lý 5S (sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng).
Phương pháp quản lý 5S yêu cầu: mỗi công chức chuyên môn làm việc
tại Bộ phận TN &TKQ phải thực hiện cách làm việc như sau: Sàng lọc: liệt kê
tất cả những phương tiện, giấy tờ, vật dụng hiện có của mình, sau đó loại ra
những vật không cần thiết và giữ lại những đồ vật, tư liệu cần thiết phục vụ
cho công việc; Sắp xếp: tiến hành sắp xếp lại chỗ làm việc của riêng mình:
bản thân công chức cần xem xét lại cách sắp xếp hồ sơ, vật dụng tại nơi làm
việc của mình, sau đó quyết định các vị trí sắp xếp ưu tiên, ưu tiên những hồ
sơ, giấy tờ, vật dụng hay dùng đến để ở vị trí dễ lấy, dễ tìm thấy, lập danh
79
sách các loại hồ sơ, giấy tờ và vị trí cất giữ chúng; Sạch sẽ: thực hiện phương
thức nơi làm việc luôn sạch sẽ ngay khi hoàn thành công việc xong, săn sóc,
duy trì việc giữ gìn nơi làm việc của mình luôn sạch sẽ ở mức độ cao nhất;
Sẵn sàng: Luôn có ý thức tốt về 4S, hình thành thói quen và không ngừng cải
thiện thói quen đó.
Nếu bản thân công chức chuyên môn làm việc tại Bộ phận TN & TKQ
thực hiện được phương thức làm việc 5S sẽ nâng cao được tính tự chủ của
bản thân mỗi công chức chuyên môn làm việc tại bộ phận này, nâng cao hình
ảnh của cơ quan công quyền trong giải quyết thủ tục hành chính cho công
dân, tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại, tìm kiếm giấy tờ, vật dụng của
công chức, 5S làm cho nơi làm việc của công chức tại bộ phận “một cửa”
thoải mái hơn, đem lại hiệu quả cao hơn cho công việc giải quyết thủ tục hành
chính, tạo được sự khác biệt so với cơ chế làm việc nhiều cửa trước đây.
Chng Thứ tư, cần tiếp tục đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin trong quy
trình xử lý công việc giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau và trong
giao dịch với tổ chức cá nhân, thực hiện việc tiếp nhận các ý kiến đóng góp,
kiến nghị của người dân qua cổng thông tin điện tử của thành phố. Hoàn
thành 100% việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 9001:2008 trong cơ quan hành chính cấp quận, cấp phường.
+ Tiếp tục rà soát, thống kê, đánh giá lại chất lượng các trang thiết bị
dành cho hoạt động công nghệ thông tin (máy tính, máy in, máy fax..), các
phần mềm ứng dụng đã được trang bị cho cơ sở và khả năng sử dụng của cán
bộ, công chức khi giải quyết công việc.
+ Tiếp tục hoàn thiện hệ thống nối mạng nội bộ (LAN) ở cấp tỉnh và cấp
huyện; các sở, ngành, các phòng chuyên môn với nhau tạo sự chuyên môn hóa.
+ Xây dựng qui định thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong thực
hiện các thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại các cơ quan chuyên
môn cấp tỉnh và các huyện, thành phố. Cần tăng cường hoạt động xử lý công
80
việc trên máy vi tính của cán bộ, công chức nhất là đối với cán bộ lãnh đạo.
Tổ chức đào tạo quản trị mạng cho công chức thực hiện việc TN & TKQ; đổi
mới chương trình và cách thức tập huấn, hướng dẫn đội ngũ CB, CC trong
quá trình sử dụng tin học (ngoài nội dung chương trình tin học cơ bản, công
chức thuộc lĩnh vực chuyên môn nào chỉ phải học chuyên sâu về các phần
mềm ứng dụng của công việc đó để áp dụng cho công việc đạt kết quả, như
vậy sẽ phù hợp với khả năng, trình độ của công chức, hạn chế được việc mất
thời gian, chi phí học tập, nâng cao được khả năng ứng dụng trên thực tế).
Chính phủ cần tổng kết đánh giá việc ứng dụng các phần mềm Công
nghệ thông tin xác định phần mềm nào phù hợp, có hiệu quả khi giải quyết
công việc, để xây dựng phần mềm ứng dụng chung cho cả nước đáp ứng nội
dung và yêu cầu của cải cách thủ tục hành chính, tránh tình trạng hiện nay
mỗi đơn vị hành chính tự xây dựng thiết kế phần mềm cho riêng mình, vừa
tốn kém, vừa không đồng bộ.
3.2.2.6. Tăng cường cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát
Công tác kiểm tra, giám sát có vị trí, vai trò quan trọng trong hoạt động
quản lỷ của các cơ quan hành chính nhà nước. Trong điều kiện hiện nay, do
sự tác động của kinh tế - xã hội đã làm cho công tác giáo dục, rèn luyện đội
ngũ cán bộ, công chức gặp nhiều khó khăn. Sự khó khăn đó thể hiện ở những
tiêu cực, suy thoái trong cán bộ, công chức về phẩm chất đạo đức, lối sống.
Có những trường hợp ranh giới giữa cái tốt và cái xấu, giữa đúng và sai trở
nên mờ nhạt, khó phân biệt rạch ròi. Điều đó đặt ra cho công tác kiểm tra gặp
phải những khó khăn, lúng túng. Bởi vậy, cần phải tăng cường và nâng cao
hơn nữa công tác kiểm tra. Để thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám
sát việc triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân
quận, cần thực hiện các giải pháp sau:
81
Thứ nhất, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát của cấp ủy
Đảng, Mặt trận Tổ quốc, cơ quan quản lý cấp trên đối với việc thực hiện thủ
tục hành chính tại Ủy ban nhân dân quận:
Thành ủy chỉ đạo Đảng ủy Ủy ban nhân dân quận, Mặt trận Tổ quốc và
các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp thực hiện thanh tra, kiểm tra đột xuất
việc tếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận “một cửa” trên địa
bàn quận đưa ra biện pháp và hướng xử lý, điều chỉnh kịp thời.
Tăng cường vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc quận trong việc tuyên
truyền, động viên nhân dân tham gia công tác giám sát thực hiện cải cách thủ
tục hành chính tại Ủy ban nhân dân quận thông qua phiếu điều tra thăm dò tổ
chức, công dân có nhu cầu giải quyết thủ tục hành chính tại địa phương. Có
thể kiểm tra sổ sách ghi chép việc tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ tại bộ phận
“một cửa”.
Có thể nói các biện pháp trên sẽ mang lại những thông tin tương đối
khách quan, giúp cho lãnh đạo quận có hướng điều chỉnh thích hợp về quy
trình giải quyết thủ tục hành chính, phân công và bố trí cán bộ hợp lý, đặc biệt
là đối với đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tại bộ phận “một cửa”.
Cần có chế tài khen thưởng, kỷ luật trong công tác thanh tra, kiểm tra:
khen thưởng kịp thời, động viên khuyến khích cán bộ, công chức, có tâm
huyết, trách nhiệm với công việc; xử lý nghiêm minh trường hợp cán bộ, công
chức có hành vi vi phạm đạo đức công vụ, gây phiền hà, sách nhiễu nhân dân.
Thứ hai, tăng cường sự giám sát của nhân dân. Để nhân dân có thể thực
hiện quyền giám sát của mình cần thường xuyên tổ chức công tác tuyên
truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách và thông tin, kiến thức về cải
cách thủ tục hành chính trên toàn địa bàn quận, thành phố thông qua các
phương tiện thông tin đại chúng như: truyền hình, báo chí, đài phát thanh
phường, tờ rơi, phổ biến tại bảng tin khu dân phố.. Để công dân, tổ chức nắm
bắt thông tin và tham gia quá trình giám sát định kì tổ chức tiếp xúc dân, tổ
82
chức diễn đàn đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận, tiếp
thu những ý kiến đóng góp để công tác quản lý nhà nước và phục vụ nhân dân
ngày một tốt hơn.
3.2.2.7.Tăng cường công tác tuyên truyền về cải cách thủ tục hành chính
Công tác tuyên truyền cần tiến hành một cách thường xuyên, liên tục và
xây dựng kênh thông tin trao đổi về công tác cải cách thủ tục hành chính bằng
nhiều hình thức khác nhau. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức để đội
ngũ cán bộ, công chức qua đó nâng cao tính chuyên nghiệp, hăng hái tham gia
thực hiện tốt các mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ, giải pháp đã được xác định
trong việc cải cách thủ tục hành chính.
Nâng cao ý thức tự giác, chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành
chính, tạo động lực và bước phát triển mới trong công cuộc cải cách HCNN.
Đồng thời thông tin, tuyên truyền đầy đủ đến mói tầng lớp nhân dân về tầm
quan trọng, các chủ trương, chính sách, lộ trình, giải pháp thực hiện CCHC
của Đảng và Nhà nước, thu hút sự quan tâm, góp ý và giám sát của quần
chúng nhân dân đến hoạt động của các cơ quan HCNN trên địa bàn quận.
Tăng cường tuyên truyền cải cách hành chính trong nội bộ từng cơ quan,
đơn vị, địa phương bằng nhiều hình thức phù hợp như: tuyên truyền qua các
buổi họp báo, các buổi nói chuyện chuyên đề, lồng ghép trong việc tuyên
truyền pháp luật tại cộng đồng dân cư... thường xuyên đưa tin, bài về cải cách
hành chính gửi các cơ quan báo, đài ở Trung ương và địa phương để phục vụ
công tác tuyên truyền. Niêm yết công khai, đầy đủ và thường xuyên cập nhật
các thủ tục hành chính liên quan đến tổ chức, công dân tại bảng niêm yết thủ
tục hành chính hoặc Kiosk tra cứu thủ tục hành chính đặt tại bộ phận “một
cửa” Ủy ban nhân dân quận.
Thường xuyên cập nhật Bộ thủ tục hành chính mới ban hành hoặc được
sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ lên Cổng thông tin điện tử của Thành phố và
trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân quận.
83
Tổ chức việc tiếp nhận ý kiến nhận xét, đóng góp, kiến nghị của tổ chức, công
dân về thủ tục hành chính.
Thủ trương cơ quan, đơn vị kiểm tra việc công khai thủ tục hành chính
tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình và tổ chức tiếp nhận ý kiến của tổ chức
công dân về thủ tục hành chính theo đúng quy định. Đồng thời kịp thời phản
hồi những ý kiến đóng góp của tổ chức, công dân về cải cách thủ tục hành
chính qua hộp thư góp ý tại cơ quan hoặc trên trang thông tin điện tử.
Có thể nói, nếu giải pháp này được thực hiện thường xuyên, liên tục sẽ
mang lại những hiệu quả tích cực trong hoạt động cải cách HCNN nói chung
và cải cách thủ tục hành chính nói riêng nâng cao được ý thức, trách nhiệm
của cán bộ, công chức trong quá trình thực thi nhiệm vụ được giao đảm bảo
khoa học, chuyên nghiệp.
Tiểu kết chương 3
Quá trình CCHC đòi hỏi phải được thực hiện thường xuyên, liên tục,
phát huy được những thế mạnh của mỗi đơn vị, địa phương trong việc thực
hiện nhiệm vụ chung. Nội dung Chương 3 của Luận văn trên cơ sở khái quát
quan điểm chỉ đạo của Đảng, các quy định của Nhà nước về thực hiện CCHC
theo cơ chế “một cửa” nói chung, kế hoạch, phương hướng của Ủy ban nhân
dân Quận nói riêng. Vấn đề CCHC theo cơ chế “một cửa” tại Ủy ban nhân
dân quận đòi hỏi phải tìm ra nhữn giải pháp sáng tạo phù hợp với điều kiện
kinh tế, xã hội, tình hình an ninh trật tự tại địa phương. Trong chương 3, học
viên đã khái quát những giải pháp chung và giải pháp cụ thể với mục đích
nhằm cải thiện đáng kể hiệu quả thực hiện CCHC theo cơ chế “một cửa” tại
địa bàn quận. Hy vọng rằng, những giải pháp này sẽ giúp cho cơ quan nhà
nước có thẩm quyền của các địa phương trong cả nước nói chung vận dụng để
thực hiện tốt công tác CCHC theo cơ chế “một cửa” tại địa phương.
84
KẾT LUẬN
Cải cách, xây dựng nền hành chính nhà nước là đòi hỏi của thực tiễn xã
hội Việt Nam, là một trong những nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của
Đảng trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước và tăng cường hội nhập quốc tế. Muốn thực hiện thành công mục tiêu
cải cách nền hành chính nói chung, mục tiêu cải cách thủ tục hành chính nói
riêng thì điều cần thiết cần phải đổi mới cơ chế thực hiện thủ tục hành chính.
Do đó, việc thực hiện cơ chế “một cửa”, cơ chế “một cửa” liên thông tại cơ
quan hành chính các cấp chính là quá trình hoàn thiện phương thức giải quyết
các quan hệ hành chính giữa cơ quan nhà nước và công dân, khắc phục những
hạn chế tồn tại của cơ chế „nhiều cửa”.
Từ những kết quả đạt được của việc thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ
quan hành chính nhà nước các cấp đã khẳng định đây là cơ chế có những ưu
việt và là hướng thực hiện cải cách thủ tục hành chính đúng đắn. Tuy nhiên,
việc thực hiện cơ chế “một cửa” vẫn còn những vướng mắc, hạn chế nhất định
như các thủ tục hành chính liên quan đến nhiều cơ quan hành chính thì người
dân vẫn phải đi lại nhiều lần, qua nhiều cơ quan khác nhau, tình trạng đứt
khúc trong qui trình giải quyết thủ tục hành chính còn tồn tại, trình độ năng
lực cán bộ thực hiện cơ chế còn hạn chế, cơ sở vật chất còn thiếu thốn...Do
đó, cơ chế “một cửa” đang tiếp tục được hoàn thiện theo hướng xây dựng và
thực hiện cơ chế một cửa liên thông giữa các cơ quan hành chính nhà nước
với nhau, để đạt được mục tiêu đem đến sự phục vụ thuận tiện, hiệu quả nhất
cho nhân dân và cơ quan nhà nước.
Hà Nội là trái tim của cả nước, là trung tâm đầu nào về chính trị, kinh tế,
xã hội, là một trong những địa phương tiên phong trong công cuộc cải cách
HCNN nói chung và cải cách thủ tục hành chính nói riêng. Thực tế công tac
cải cách thủ tục hành chính đã cho thấy quyết tâm cao của đào tạo nguồn
nhân lực, các khoản kinh phí cần thiết để tổ chức triển khai cơ chế “một cửa”.
85
Cơ chế “một cửa” là giải pháp đổi mới hữu hiệu trong CCHC, góp phần phục
vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu chính đáng của người dân, tổ chức, thúc đẩy
kinh tế - xã hội phát triển, từng bước thực hiện công bằng xã hội.
Thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” trong quản
lý HCNN tại Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy được triển khai từ những thời
kỳ đầu và đến nay đã thu được những kết quả đáng ghi nhận. Cùng với sự ra
đời và đi vào hoạt động của Luật tổ chức chính quyền địa phương, cải cách
thủ tục hành chính phải được triển khai thực hiện trên các nội dung sau:
Một là, các thủ tục hành chính phải được xây dựng trên cơ sở pháp luật,
nhằm thực hiện luật. Thủ tục hành chính cũng chính là sự hướng dẫn một
cách trình tự, cụ thể việc thực hiện những điều quy định của pháp luật. Thí dụ,
khi luật quy định trẻ em sinh ra phải được chứng thực khai sinh tại chính
quyền địa phương (cấp cơ sở), thì quy định đó là căn cứ để Nhà nước thực
hiện sự quản lý dân số, hộ khẩu; người có nghĩa vụ phải thực hiện quy định
đó là cha, mẹ hoặc người giám hộ của đứa trẻ. Nhưng việc thực hiện đó lại
phải thông qua những quy định thủ tục mang tính hướng dẫn do Nhà nước
ban hành như: cha, mẹ hay người giám hộ của đứa trẻ đến cơ quan nhà nước
làm khai sinh phải có những giấy tờ pháp lý chứng thực nhân thân, chứng
thực người đó đúng là cha, mẹ hay người giám hộ, v.v. Các thủ tục hành
chính về kết hôn, ly hôn, khai tử, di chuyển hộ khẩu cũng tương tự như vậy và
thường đã được mẫu hoá, mang tính thống nhất trong cả nước. Vấn đề là ở
chỗ, thời gian, chất lượng thực hiện các thủ tục hành chính thông thường đó là
không giống nhau ở các địa phương.
Có một thực tế là, ở những vùng sâu, vùng xa và nhất là ở những vùng
miền núi, nơi có phần đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, việc thực
hiện các thủ tục hành chính thông thường như thế thường gặp những trở ngại
do đi lại khó khăn, nhiều ngưòi mù chữ và đói nghèo... Bởi vậy, cải cách thủ
tục hành chính ở những vùng, miền này không chỉ là nhằm vào việc đơn giản
86
hơn về nội dung, điều kiện thực hiện thủ tục, mà còn nhằm vào cách thức thực
hiện thủ tục sao cho thuận tiện đối với người dân, để họ thực hiện được đầy
đủ các quyền và nghĩa vụ của mình trước Nhà nước. Điều đó đòi hỏi cán bộ
chính quyền xã, thôn, bản cần tăng cường hơn công tác dân vận, đưa việc
thực hiện những thủ tục khai sinh, khai tử, kết hôn, di chuyển... (là những thủ
tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người dân) đến gần dân hơn nữa.
Nếu không thực hiện được việc này thì công tác quản lý nhà nước về dân số,
dân tộc, tôn giáo, đất đai, tài nguyên, môi trường, y tế, giáo dục, v.v. ở những
vùng, miền này khó tránh khỏi bị bỏ sót, bỏ trống. Hiện tượng di dân tự do,
phá rừng làm rẫy tùy tiện, đói nghèo triền miên ở một số địa phương thuộc
một vài tỉnh miền núi phía Bắc, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh
sống, là những ví dụ về sự bỏ trống, bỏ sót trong công tác quản lý nhà nước ở
các địa phương này.
Hai là, các cơ quan, cấp chính quyền có thẩm quyền ban hành quy định
thủ tục hành chính cần có sự tham vấn từ phía các cán bộ, công chức thực thi
công vụ, các cán bộ, công chức làm việc ở bộ phận “một cửa” và từ phía
khách hàng (tổ chức và người dân). Nhà nước ban hành thủ tục hành chính
không chỉ để quản lý mà còn để thực hiện mục tiêu cao hơn là nâng cao chất
lượng phục vụ, dịch vụ xã hội. Vì vậy, sự tham vấn đó là hết sức cần thiết để
phát huy tính chủ động, ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức trong hoạt
động công vụ cũng như để thực hiện Quy chế dân chủ, phát huy vai trò giám
sát, đánh giá của người dân đối với công tác quản lý của Nhà nước. Mặt khác,
điều đó còn có tác dụng làm hạn chế việc ban hành quy định thủ tục và cách
thức thực hiện thủ tục theo lối tuỳ tiện mà một số cơ quan, cấp chính quyền đã
mắc phải.
Ba là, thủ tục hành chính phải linh hoạt, nhằm đáp ứng kịp thời và tốt
nhất nhu cầu của toàn xã hội. Thủ tục hành chính tuy là những quy định
hướng dẫn mang tính chất pháp lý, bắt buộc để thực hiện các quyền và nghĩa
87
vụ của cả phía Nhà nước và công dân, nhưng trong đời sống thường có những
tình huống nằm ngoài ý chí của Nhà nước cũng như ý muốn của người dân.
Chẳng hạn, việc xảy ra các tình huống động đất, sóng thần, cháy nổ, lũ lụt...,
dẫn đến các giấy tờ, hồ sơ gốc bị thất lạc, tiêu huỷ; người dân trải qua các tình
huống này muốn thực hiện các quyền, nghĩa vụ và các nhu cầu khác của mình
thì không thể đáp ứng được các quy định thủ tục hành chính.
Nếu quan niệm thủ tục hành chính là những quy định có tính nguyên tắc,
nhất nhất phải thực hiện đúng như vậy, thì trong các tình huống nói trên,
người dân đành bó tay; và do đó, có thể dẫn đến các hiện tượng hoặc chấp
nhận thiệt thòi, hoặc chạy vạy lo lót cho được việc. Cho nên, cần quan niệm
thủ tục hành chính cũng chỉ là phương tiện, cách thức để thực hiện sự quản lý
và phục vụ dân được tốt hơn; do vậy, phương tiện, cách thức thực hiện cần
phải linh hoạt để cốt sao thực hiện được mục tiêu quản lý và phục vụ xã hội,
phục vụ dân được nhiều nhất, tốt nhất. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước
được đánh giá, ghi nhận là ở việc Nhà nước thể hiện đúng được bản chất của
nó và ở mục tiêu đạt được chứ không phải ở hình thức, phương tiện hay cách
thức thực hiện mục tiêu.
Bốn là, tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng cơ chế “một cửa”,
tiến tới xây dựng cơ chế “một cửa” liên thông giữa các sở, ban, ngành có chức
năng quản lý nhà nước và các cấp chính quyền trong vấn đề giải quyết thủ tục
cấp giấy phép cho các tổ chức và cá nhân thực hiện các dự án đầu tư sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ. Đồng thời, xây dựng quy định thủ tục hành chính xử lý
vi phạm sau cấp phép, với yêu cầu làm rõ trách nhiệm của bên vi phạm và của
cơ quan, cấp chính quyền có trách nhiệm xử lý vi phạm. Đẩy mạnh công tác
rà soát thủ tục hành chính nội bộ, xây dựng quy định về mối quan hệ làm việc
nội bộ và phối hợp giữa các cơ quan hữu quan theo các tiêu chí: pháp luật,
dân chủ, công bằng, công khai về các quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm, nhằm
88
góp phần xây dựng văn hoá công sở, gữi gìn trật tự, kỷ cương trong hoạt động
công vụ.
Mặt khác, tiếp tục đẩy mạnh công tác rà soát các quy định thủ tục hành
chính ở bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ giấy tờ. Trước mắt, cần tập trung vào
một số loại thủ tục: 1- Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cấp
giấp phép xây dựng; 2- Thủ tục liên quan đến hợp tác đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam; 3- Thủ tục xuất nhập khẩu; 4- Thủ tục xuất, nhập cảnh; 5- Thủ tục
thành lập, giải thể doanh nghiệp; 6- Thủ tục đăng ký kinh doanh, dịch vụ; 7-
Thủ tục tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; 8- Thủ tục nhập, tách hộ khẩu,
thay đổi hộ tịch.
Trong một chừng mực hạn chế về thời gian và điều kiện nghiên cứu mặc
dù học viên đã cố gắng hoàn thành Luận văn,nhưng chắc chắn vẫn còn nhiều
điểm sai sót. Học viên rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của
quý thầy cô để đề tài này được nghiên cứu hoàn thiện hơn. Xin chân thành
cảm ơn!
89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Nội Vụ (2013), Tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính, ban hành
kèm theo quyết định số 2367/QĐ-BNV ngày 31/12/2013, Hà Nội;
2. Bộ Nội Vụ (2015), Quyết định số 2007/QĐ-BNV về việc Ban hành kế
hoạch triển khai xác định chỉ số cải cách hành chính năm 2015 của các
bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương, Hà Nội;
3. Chính Phủ (1994), Nghị quyết 38/CP ngày 04/05/1994 về cải cách một
bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của tổ chức, cá
nhân, Hà Nội;
4. Chính Phủ (2010), Nghị định 63/2010/NĐ ngày 8/6/2010 về kiểm soát thủ
tục hành chính, Hà Nội;
5. Chính Phủ (2011), Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 8/11/2011 ban hành
Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020, Hà Nội;
6. Chính Phủ (2013), Nghị định số 48/2013/NĐ-CP gày 14/5/2013 về sửa
đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ
tục hành chính, Hà Nội;
7. Chính Phủ (2015), Nghị quyết 36/NQ-CP ngày 14/10/2015 về Chính phủ
điện tử, Hà Nội;
8. Trần Công Dũng (2010), Vách ngăn hay ngăn cách nơi giao dịch “một
cửa”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 6;
9. Đảng bộ Quận Cầu Giấy (2015), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Cầu Giấy
lần thứ XXIV nhiệm kỳ 2010-2015, Hà Nội;
10. Đảng bộ Quận Cầu Giấy(2015), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận Cầu
Giấy lần thứ XXV bhiệm kỳ 2015-2020, Hà Nội;
11. Nguyễn Ngọc Hiến (2001), Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính ở
Việt Nam, NXb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. TS. Trần Minh Hương (2008), (Chủ biên), Giáo trình Luật Hành chính
90
Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội;
13. Lê Chi Mai (2005), Từ mô hình “một cửa” – một giải pháp để cải cách
dịch vụ hành chính công, Thông tin khoa học hành chính số 3/2005
14. Phòng Tư pháp Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy (2014), Báo cáo số
04/BC-TP ngày 07 tháng 12 năm 2014 tổng hợp về công tác kiểm soát thủ
tục hành chính năm 2014 trên địa bàn quận Cầu Giấy, Hà Nội
15. Phòng Tư pháp Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy (2015), Báo cáo số
15/BC-TP ngày 18 tháng 12 năm 2015 tổng hợp về công tác kiểm soát thủ
tục hành chính năm 2015 trên địa bàn quận Cầu Giấy, Hà Nội;
16. Quốc Hội, Luật Tổ chức Chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày
19 tháng 6 năm 2015;
17. Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội,Văn bản số 1555/STTTT-ƯDCNTT
ngày 15/11/2013 hướng dẫn các thành phần cơ quan điện tử;
18. S.Chiavo – Campo và P.S.A Sunaram (2006), Phục vụ và duy trì – cải
thiện hành chính công trong một thế giới cạnh tranh, ADB – Ngân hàng
phát triển Châu Á, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.
19. Nguyễn Văn Thâm (2002), (Chủ biên), Thủ tục hành chính – Lý
luậnvà thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội;
20. Nguyễn Văn Thâm (2005), (Chủ biên), Thủ tục hành chính, Nxb
Giáo dục;
21. Oxford learner‟s pocket Dictionary of Business English
22. Thủ tướng Chính Phủ (2001), Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg
ngày17/01/2001 về thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà
nước giai đoạn 2001-2010, Hà Nội;
23. Thủ tướng Chính Phủ (2007), Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10/01/2007
phê duyệt Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản
lý nhà nước giai đoạn 2007-2010, Hà Nội;
91
24. Thủ tướng Chính Phủ (2007), Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày
22/06/2007 ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa”, cơ chế một
cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, Hà Nội ;
25. Thủ tướng Chính Phủ (2015), Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày
25/03/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế
“một cửa”, cơ chế, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở
địa phương, Hà Nội;
26. Từ điển bách khoa Việt Nam (2005), tập 4, Nhà Xuất bản Từ điển
Bách Khoa Hà Nội
27. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2003), Quyết định số 156/2003/QĐ-
UB ngày 11/11/2003 về thực hiện cơ chế “một cửa” trong giải quyết thủ
tục hành chính tại các cơ quan hành chính nhà nước thành phố Hà Nội;
28. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2004), Quyết định số 193/QĐ-UBND
ngày 25 tháng 02 năm 2004 về việc thành lập Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và
trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính quận Cầu Giấy;
29. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2009), Quyết định số 84/2009/QĐ-
Ủy ban nhân dân ngày 01/7/2009 về việc ban hành Quy định thực hiện cơ
chế “một cửa”, cơ chế “một cửa” liên thông tại các cơ quan hành chính
nhà nước thuộc thành phố Hà Nội;
30. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2011), Quyết định số 09/1909/QĐ-
UBND ngày 8/5/2011 về việc ban hành kế hoạch cải cách hành chính của
thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015;
31. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2015), Báo cáo sơ kết công tác Cải
cách hành chính giai đoạn I (2011 – 2015);
32. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2015), Kế hoạch số 226/KH-UBND
ngày 28/12/2015 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về cải cách
hành chính năm 2016 của thành phố Hà Nội;
92
33. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội(2016), Quyết định số 07/2016/QĐ-
UBND ngày 08/03/2016 về việc ban hành Quy định thực hiện cơ chế một
cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính nhà nước
thuộc thành phố Hà Nội;
34. Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XV;
35. Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVI;
36. Nguyễn Cửu Việt (2010), Giáo trình Luật Hành chính, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội.
37. Tạ Thị Hải Yến (2012), Hoàn thiện cơ chế “một cửa”, cơ chế “một
cửa liên thông” đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, Báo điện tử
www.thutuchanhchinh.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_co_che_mot_cua_tai_uy_ban_nhan_dan_quan_tu_thuc_tie.pdf