Ngân hàng nhà nước có những chiến lược phát triển mới cho toàn
ngành ngân hàng, đảm bảo sự phát triển bình đẳng giữa các ngân hàng. Đồng
thời tạo điều kiện cho sự hợp tác hoạt động giữa các ngân hàng đối với những
dự án quy mô lớn. Việc này sẽ tận dụng được thế mạnh của mỗi ngân hàng
trong việc thẩm định dự án đầu tư
69 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3752 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thành phố cần từ 400-500 triệu viên/năm. Khả năng cung
ứng gạch lò Tuynel trên địa bàn Thành Phố Hà Tĩnh là 200 triệu viên chưa kể các
nguồn cung cấp từ các tỉnh lân cận như Quãng Bình ,Nghệ An. Với công suất 10
triệu viên/năm và có lợi thế về vị trí nên xí nghiệp có thuận lợi hơn trong tiêu thụ
so với các xí nghiệp gạch khác cùng trong Sở nghiệp. Bên cạnh đó Sở XD còn có
công văn chính thức hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho xí nghiệp gạch ngói Cầu Họ.
. Tóm lại thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án là tương đối vững chắc
trên cơ sở hợp đồng tiêu thụ và khả năng cung cấp cho các đại lý, tư nhân. tuy
nhiên trong cơ chế thị trường thì chất lượng sản phẩm vẫn là yếu tố quyết định.
3) Hiệu quả kinh tế của dự án:
a) Định mức tiêu hao nguyên vật liệu:
Căn cứ thuyết minh nguồn đất và khả năng thực tế của xí nghiệp, tham
khảo kết quả hội nghị đánh giá hiệu qủa đầu tư công nghệ sản xuất gạch ngói
nung bằng lò Tuynel và định mức tiêu hao nguyên vật liệu của xí nghiệp gạch
khác, so sánh với định mức tiêu hao của các đơn vị thuộc Bộ xây dựng, Chi
nhánh Cẩm Xuyên lấy tỷ lệ 74% đất khai thác tại chỗ với giá 8000đ/m3 , 26% đất
mua ngoài với giá bình quân 15500đ/m3.
Chi phí của dự án được xác định như sau:
Bảng 11: Chi phí nguyên vật liệu
Tính trên 1000 sản phẩm
Loại Tiêu hao Đơn giá Thành tiền
Đất sản xuất -m3 1,3 9.950 12.935
Than - kg 145 240 34.800
Điện - kw 3,5 810 30.375
Nguyên liệu phụ 2000
Cộng 80.110
Căn cứ theo quy định của nhà nước và tình hình thực tế tại xí nghiệp, tỷ lệ
khấu hao tài sản cố định tại xí nghiệp được xác định như sau:
Bảng 12: Khấu hao tài sản cố định bình quân năm
Tên tài sản Nguyên giá Tỷ lệ trích Số khấu hao
Tài sản có 761.781.375 5.5% 42.000.000
Tài sản vay: Thiết bị 2.815.000.000 12.5% 351.875.000
Nhà xưởng 3.357.000.000 10% 335.700.000
Cộng 729.575.000
b) Chi phí nhân công:
Với nguồn nhân lực dành cho dự án chi phí lương của dự án được xác định
bao gồm:
Bảng 13: Chi phí lương của dự án
Đơn vị: Đồng
Bộ phận Lương Số
người
Lương tháng Lương năm
I/Quản lý
Ban giám đốc 550.000 02 1.100.000 13.200.000
Nghiệp vụ và quản lý 300.000 14 4.200.000 50.400.000
II/Bộ phận trực tiếp sản
xuất
Kỹ thuật 300.000 04 1.200.000 14.400.000
Lao động phổ thông 294.000 125 36.750.000 441.000.000
Tổng lương 145 43.250.000 519.000.000
Thực tế ngày công lao động tại xí nghiệp từ 250 đến 280 ngày/ năm. Số ca
làm việc: 02 ca/ ngày. Số giờ máy hữu ích: 5 giờ/ca
c) Nhu cầu vốn lưu động bình quân năm:
Nhu cầu vốn lưu động bình quân năm được xác định với sản lượng sản
xuất là 10.000.000, vốn tự có và coi như tự có là 1.090.000.000, vòng quay vốn
lưu động năm 2 vòng.
Nhu cầu cho dự trữ: +nguyên liệu: 250.000.000
+bán thành phẩm: 180.000.000
+thành phẩm: 200.000.000
cộng: 630.000.000
Chi phí SCTX 4% khấu hao: 29.000.000
Chi phí chung 5% doanh thu: 165.000.000
Nhu cầu vay vốn lưu động được xác định:
10000 x 80,110 + 519 + 29 + 165 + 630 - 1.090
=
2
=527.050.000đ
lãi phải trả là : 548.000.000*1.15%*12 = 72.732.900
Chi phí của dự án được tổng hợp
Chi phí nguyên vật liệu = sản lượng * đơn giá
Chi phí nhân công = tiền lương + BHXH &KPCĐ
Lãi vay được tính với lãi suất 0.81%/tháng
Chi phí chung = 5% * doanh thu
Bảng 14 : Dự tính chi phí sản xuất của dự án:
Đơn vị: 1000
TT Khoản mục Công suất thiết kế
10.000 11.000 12.000 13.000
1 Chi phí NVL 801.100 881.210 961.320 1.041.430
2 Chi phí nhân công 617.610 617.610 617.610 617.610
3 Khấu hao 729.575 729.575 729.575 729.575
4 Tiền lãi ngân hàng 730.231 730.231 730.231 730.231
5 Chi phí chung 165.000 181.500 198.000 214.500
Tổng chi phí 3.043.516 3.140.126 3.236.736 3.333.346
Tổng chi phí trên một viên gạch chuẩn của xí nghiệp gạch ngói Cầu Họ
trung bình là 275 đ/viên là cao hơn chi phí của các doanh nghiệp hiện tại đang sản
xuất sản phẩm lò nung Tuynel là 253đ/viên. Tuy nhiên giá xuất xưởng của các
doanh nghiệp là 320đ/viên là thấp hơn so với giá ban đầu dự tính của dự án,
nhưng tính đến giá buôn thì cao hơn vì các doanh nghiệp này còn phải chịu phí
vận chuyển trung bình là 20đ/viên.
Dựa trên những chi phí của sản xuất hiện có và khả năng khai thác công
suất dây chuyền công nghệ thiết bị sẽ đầu tư, dự án được xác định trên một số giả
thiết:
Vòng đời của dự án là 10 năm với tỷ suất chiết khấu là 12%
Năm đầu dự án chỉ sản xuất và tiêu thụ được 90% công suất thiết kế
Giá thành sản phẩm tính bình quân trên giá gạch 2 lỗ được xác định là
330đ/viên. Khi công suất tăng cao giá của sản phẩm có thể giảm xuống.
Doanh thu của dự án được xác định:
Doanh thu = sản lượng * đơn giá thành phẩm
Thuế doanh thu = doanh thu*4%
Doanh thu thuần = doanh thu- thuế doanh thu
Tổng lợi nhuận trước thuế = doanh thu thuần – tổng tổng chi phí
Tổng lợi nhuận sau thuế = tổng lợi nhuận trước thuế - thuế lợi nhuận (25%)
Hiệu quả kinh tế của dự án được thể hiện ở bảng kèm theo:
Bảng15 : Bảng tính hiệu quả kinh tế dự án
TT Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm
10
1 Sản lượng sản
xuất
10000 11000 11000 12000 13000 13000 13000 13000 13000 13000
2 Giá đơn vị (đồng) 330 330 330 330 330 300 300 290 290 290
3 Doanh thu 330000
0
363000
0
363000
0
396000
0
429000
0
390000
0
390000
0
377000
0
377000
0
377000
0
4 Thuế doanh thu
4%
132000 145200 145200 158400 171600 156000 156000 150800 150800 150800
5 Doanh thu thuần 316800
0
348480
0
348480
0
380160
0
411840
0
374400
0
374400
0
361920
0
361920
0
361920
0
6 Tổng chi phí 305357
1
305669
0
292318
0
291403
0
288510
1
266767
5
252897
3
264950
3
228262
4
228262
4
7 Chi phí NVL 801100 881210 881210 961320 104143
0
104143
0
104143
0
104143
0
104143
0
104143
0
8 Lương 519000 519000 519000 519000 519000 519000 519000 519000 519000 519000
9 Bảo hiểm 19% 98610 98610 98610 98610 98610 98610 98610 98610 98610 98610
TT Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm
10
10 Khấu hao TSCĐ 729575 729575 729575 729575 729575 687575 687575 687575 335700 335700
11 Sửa chữa lớn và
SCTX (4% KH)
29183 29183 29183 29183 29183 27503 27503 27503 13428 13428
12 Chi phí chung
(3%DT)
99000 108900 108900 118800 128700 117000 117000 113100 113100 113100
13 Chi phí tiêu thụ
(2%DT)
66000 72600 72600 79200 85800 78000 78000 75400 75400 75400
14 Lãi ngân hàng 711103 617612 484102 378342 252803 98557 87314 86885 85956 85956
15 Nhu cầu vốn lưu
động
527142 575447 575447 623752 672057 661467 661467 658217 651179 651179
16 Lãi ngắn hạn 69583 75959 75959 82335 88711 87314 87314 86885 85956 85956
Lãi dài hạn 641520 541654 408143 296007 164091 11243 - - - -
Tổng lợi nhuận
trước thuế
246429 573310 706820 104597
0
140489
9
123232
5
137102
7
112049
7
148737
6
148737
6
Thuế lợi nhuận 61607 143327 176705 261492 351225 308081 342757 280124 371844 371844
Tổng lơi nhuận
sau thuế
184822 429982 530115 784477 105367
4
924244 102827
0
840373 111523
2
115532
TT Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm
10
Tỷ suất lợi
nhuận/DT
7% 16% 19% 26% 33% 32% 35% 30% 39% 39%
Doanh thu + 50%
khấu hao
549609 794770 894902 114926
5
141846
2
126803
2
137205
8
118416
1
128338
2
126338
2
NPV=-776115000 IRR=9%
46
d) Khả năng trả nợ của dự án và kế hoạch trả nợ ngân hàng
Nguồn trả nợ của dự án được xác định trên lợi nhuận để lại, khấu hao
và các nguồn hợp pháp của doanh nghiệp:
Bảng16 : Nguồn vốn trả nợ của dự án
Đơn vị : 1000
Khoản
mục
Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7
P ròng 75% 138616 321981 387676 576457 775560 674803 749291
KHCB 729575 729575 729575 729575 729575 687575 687575
Nguồn
khác
150000 150000 - - - - -
Tổng 101819
1
120155
6
111725
1
130603
2
150513
5
136237
8
143686
6
Nguồn trả nợ bình quân từ dự án là 894.741.000
Thời gian trả nợ của dự án = Tổng vốn đầu tư / nguồn vốn trả nợ
= 6.600.000.000 / 894.741.000 = 7 năm
Thời hạn vay vốn: = Thời gian trả vốn + Thời gian lắp đặt chạy thử
= 7 năm + 4 tháng = 88 tháng
Kế hoạch trả nợ của dự án: trên cơ sở doanh số cho vay và nguồn trả
nợ ngân hàng thì dự án có : tiền lãi của dự án được trả theo tháng, tiền gốc sẽ
trả theo định kỳ quý như sau:
47
Bảng 17: Kế hoạch trả nợ của dự án
Thời gian VNĐ USD
Năm Quý Năm Quý
2010 717.000.000 179.250.000 16.643 4.160,75
2011 717.000.000 179.250.000 16.643 4.160,75
2012 717.000.000 179.250.000 16.643 4.160,75
2013 717.000.000 179.250.000 16.643 4.160,75
2014 717.000.000 179.250.000 16.643 4.160,75
2015 717.000.000 179.250.000 16.643 4.160,75
2016 679.000.000 169.750.000 16.642 4.160,5
4) Rủi ro tiềm ẩn và hướng khắc phục:
Qua nghiên cứu tìm hiểu về doanh nghiệp và dự án xin vay vốn ngân
hàng nhận thấy : doanh nghiệp không có nguồn hỗ trợ để trả nợ. Nguồn trả nợ
của dự án phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn khấu hao và lợi nhuận thu được từ
dự án. Vì vậy việc tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng. Nếu việc
tiêu thụ thấp hơn tính hiệu quả dự án thì DN sẽ gặp phải khó khăn trong vấn
đề trả nợ ngân hàng. Đây là dự án được đầu tư gần như toàn bộ (95%) bằng
vốn vay Ngân hàng nên XN không được đầu tư song song hai dự án khác
nhau trong thời gian vay vốn ngân hàng, cần tập trung đầu tư để dự án này
thật sự đi vào hoạt động ổn định.
Ngân hàng đề nghị doanh nghiệp: thế chấp toàn bộ dây chuyền sản
xuất gạch Tuynel cho Ngân hàng NN&PTNT Hà Tĩnh. Đồng thời doanh
nghiệp phải mua bảo hiểm cho sản phẩm này.
Xét thấy dự án là một bước ngoặt đáng kể trong phương hướng phát
triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng sản
phẩm, đa dạng hoá sản phẩm. Sau khi đầu tư, doanh nghiệp sẽ quản lý, tận
dụng và khai thác được triệt để, hiệu quả hơn nguồn đất được giao và nguồn
nhân công có sẵn. Trên góc độ kinh tế thì hiệu quả dự án mang lại không cao
so với ngành khác vì xí nghiệp đầu tư gần 100% vốn vay và lĩnh vực đầu tư
48
có tỷ suất lợi nhuận thấp. Dự án có nguồn trả nợ ngân hàng. Và để hỗ trợ cho
một doanh nghiệp địa phương có cơ hội phát triển để có điều kiện hoà nhập
và góp phần vào quá trình công nghiệp hoá ngành sản xuất vật liệu tĩnh nhà,
tăng nguồn thu ngân sách và cải thiện đời sống của người lao động, giải
phóng được một phần sức lao động thủ công. Chi nhánh Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn Cẩm Xuyên đã đề nghị Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Hà Tĩnh xét duyệt cho doanh nghiệp được vay vốn tín dụng theo kế
hoạch nhà nước năm 2009
III. Đánh giá về hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại
Agribank Hà Tĩnh.
Có thể thấy rằng hoạt động thẩm định của ngân hàng đã đạt được
những bước tiến đáng khích lệ bởi vì hoạt động kinh doanh thẩm định cho
vay vốn của ngân hàng mới thực sự hoạt động trong khoảng10 năm gần đây.
Nhận thức được tầm quan trọng của thẩm định dự án đầu tư, Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh đã luôn chú trọng thực hiện tốt và
nâng cao chất lượng thẩm định. Phát huy truyền thống, đẩy mạnh đổi mới
toàn diện, chủ động sáng tạo phát huy nội lực ngân hàng đã đạt được những
kết quả khả quan.
Thành công nổi bật của hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Ngân
hàng trong thời gian qua đã góp phần tích cực vào hoạt động cho vay, nâng
cao doanh số cho vay cũng như chất lượng tín dụng, giảm bớt nợ quá hạn và
các rủi ro tín dụng. Chất lượng thẩm định ngày càng được nâng cao đã giúp
cho ngân hàng càng giành được nhiều dự án đầu tư quan trọng, góp phần vào
sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Nhìn chung các khoản vay
của ngân hàng đều được thẩm định trước khi cho vay. Việc kiểm tra, phân
tích đánh giá dự án được tiến hành theo quy trình thẩm định của ngân hàng
làm cơ sở cho quyết định đầu tư của ngân hàng.
1.Những kết quả thẩm định của ngân hàng thể hiện ở một số mặt sau:
49
1.1 Trình tự thẩm định tại ngân hàng được tiến hành có hệ thống và chính
xác.
Các khách hàng có nhu cầu tín dụng đều được ngân hàng tư vấn cung
cấp đầy đủ những thông tin về dịch vụ ngân hàng. Mọi dự án có nhu cầu tín
dụng đều được xem xét khách quan và có thiện chí.
Quy trình thẩm định của Ngân hang và phát triển nông thôn Hà Tĩnh
Việt Nam được ngân hàng NN&PTNT Hà Tĩnh vận dụng một cách linh hoạt,
có sự phối hợp chặt chẽ thống nhất giữa các bộ phận, không có sự mâu thuẫn
chồng chéo. Những doanh nghiệp có quan hệ lâu dài với Ngân hàng thì việc
thẩm định tư cách pháp lý được bỏ qua khi doanh nghiệp có nhu cầu vay tín
dụng. Những dự án vay theo cùng một lĩnh vực đầu tư thì ngân hàng đã tiến
hành nghiên cứu kỹ lĩnh vực đó đáp ứng nhu cầu của các dự án mà không
phải giao cho hai cán bộ thẩm định khác nhau. Hệ thống lưu trữ thông tin
khoa học giúp cho quá trình thẩm định thuận tiện và chính xác, theo dõi quá
trình cho vay của khách hàng đảm bảo hiệu quả cho vay tín dụng của ngân
hàng.
Việc phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm giữa những người thực
hiện thẩm định đã làm cho trách nhiệm của cán bộ phận được nâng cao, tạo
được sức mạnh tập thể, loại bỏ được rủi ro đạo đức của cán bộ ngân hàng.
Mọi thông tin về dự án đầu tư đều được thu thập kịp thời để có biện
pháp giải quyết đúng đắn, tránh mọi rủi ro có thể xảy ra cho ngân hàng.
1.2 Nội dung thẩm định được đảm bảo từ kiểm tra năng lực chủ đầu tư đến
xem xét hiệu quả dự án:
Với mục tiêu tăng trưởng là lợi nhuận, ngân hàng đề cao công tác thẩm
định trên các nội dung. Nếu như tính khả thi của dự án là điều kiện cần trong
hoạt động tín dụng thì năng lực của chủ đầu tư được xem là điều kiện đủ. Nội
dung thẩm định được coi là nền tảng vững chắc đảm bảo tính an toàn và khả
thi của dự án.
50
Với phương pháp thẩm định khoa học, trên cơ sở nguồn thông tin của
khách hàng, căn cứ những quy định của pháp luật, việc thẩm định được tiến
hành từ tổng quát đến chi tiết. Ngân hàng đã quan tâm đến các chỉ tiêu hiệu
qủa tài chính của dự án đầu tư như NPV,IRR thời gian hoàn vốn... làm cho
kết quả thẩm định được toàn diện và chính xác hơn.
Ngân hàng đã xác định được bảng tính khả năng trả nợ, thu nợ, biện
pháp đảm bảo rủi ro, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hồi gốc và lãi vay
của ngân hàng. Qua đó chất lượng và hiệu quả hoạt động cho vay của ngân
hàng được nâng cao đảm bảo phục vụ nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất.
1.3 Đội ngũ cán bộ
Công tác thẩm định là một hoạt động đóng vai trò quan trọng trong
hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đây là công việc tương đối mới của
ngân hàng trong cơ chế thị trường. Ngân hàng đã phải đối phó với nhiều thách
thức mới trong hoạt động này. Cán bộ tín dụng tại đây vừa làm công tác cho
vay đồng thời đảm nhiệm cả công tác thẩm định điều tra. Ngân hàng đã tạo
điều kiện tổ chức các khoá đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn toàn diện về
các mặt: nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ thẩm định, nghiệp vụ kế toán, các kiến
thức tổng hợp về luật pháp, môi trường, ngoại ngữ, tin học... cho cán bộ tín
dụng.
Ngân hàng có một đội ngũ cán bộ tín dụng thẩm định trẻ trung, năng
động và có chuyên môn. Đây là một nguồn tài nguyên quý giá của ngân hàng
Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh cần phải được đầu tư và sử
dụng hiệu quả.
1.4 Công tác quản lý khoa học, kịp thời.
Hoạt động thẩm định đã được tiến hành một cách thuận lợi là do có sự
quản lý của ban lãnh đạo. Ban giám đốc đã có sự chỉ đạo kịp thời cho hoạt
động tại ngân hàng trong việc triển khai các kế hoạch tiến hành các hoạt động
đúng tiến độ. Hội sở chính đã tổ chức các lớp tập huấn nâng cao trình độ
chuyên môn của cán bộ thẩm định tại Ngân hàng. Đây là một công tác quan
51
trọng giúp cho việc điều hành hoạt động thẩm định đạt hiệu quả cao. Hoạt
động thẩm định đi vào nề nếp và khoa học là do định hướng của lãnh đạo và
những con người làm việc có trình độ.
Quản lý hoạt động thẩm định không chỉ đối với cán bộ tín dụng mà sự
quản lý của lãnh đạo đã tác động tới từng bộ phận từng dự án. Nhiều dự án
cần phải có sự chỉ đạo của ban giám đốc để tiến hành thẩm định cho vay, nhất
là các dự án mới, những lĩnh vực mới trong hoạt động cho vay của ngân hàng
như cho vay mua máy móc thiết bị sản xuất mới, dây truyền công nghệ tiên
tiến hiện đại cải tạo nâng cao chất lượng sản phẩm ... với những vướng mắc
và sai sót trong quá trình thẩm định được ban lãnh đạo bổ sung và cho thẩm
định lại.
2 Hiệu quả của hoạt động thẩm định thể hiện ở trên các mặt sau:
2.1 Thẩm định dự án đầu tư mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàng:
Thẩm định giúp ngân hàng lựa chọn những dự án hiệu quả để đầu tư từ
đó góp phần nâng cao doanh số và chất lượng tín dụng. Hoạt động thẩm định
luôn đạt mức 120 đến 125% kế hoạch, chiếm khoảng 40% nguồn vốn hoạt
động của ngân hàng.
Quy mô hoạt động cho vay phản ánh năng lực và uy tín của ngân hàng.
Với nhu cầu ngày càng lớn trong địa bàn, ngân hàng đã lựa chọn những dự án
hiệu quả cho hoạt động tín dụng của mình.Ngân hàng luôn tìm cho mình
những dự án mới, những khách hàng mới như Công ty cổ phần sắt thép Nghĩa
Tình,doanh nghiệp bánh kẹo tư nhân Hiền Ký... Bên cạnh những doanh
nghiệp nhà nước ngân hàng đã quan tâm hơn đến các doanh nghiệp ngoài
quốc doanh. Nhiều hình thức cho vay của ngân hàng được phát triển như tín
dụng ngắn hạn cho những doanh nghiệp đã vay vốn dài hạn, tín dụng trung
dài hạn, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh chất lượng
sản phẩm, bảo lãnh tạm ứng ngân hàng, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước...
2.2 Kết quả thẩm định:
52
Thẩm định là cơ sở quan trọng để ban giám đốc ra quyết định cho vay.
Với hoạt động thẩm định, ban giám đốc có kế hoạch quản lý điều hành hoạt
động cho phù hợp và hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng tín dụng ngay từ
khâu đầu tiên trong quy trình cho vay. Với những thách thức trong thời kỳ đổi
mới và sự nỗ lực của cán bộ ngân hàng, trong những năm qua chi nhánh đã
đạt được kết quả thẩm định nhất định.
Năm 2007 chi nhánh có số dự án được thẩm định cho vay chiếm 93%
số dự án có nhu cầu. Năm 2008 số dự án được thẩm định chiếm 83%. Tuy
nhiên đến năm 2009 số dự án được vay đã tăng lên 95%. Doanh số cho vay
của ngân hàng tăng lên, thời gian vay của ngân hàng cũng kéo dài hơn. Việc
mở rộng các hoạt động cho vay của ngân hàng đã giúp ngân hàng phân tán rủi
ro trong hoạt động cho vay. Trên cơ sở thẩm định ngân hàng đã tăng quy mô
cho vay trong từng năm. Những dự án được vay vốn kịp thời đã phát huy tác
dụng trong nền kinh tế nâng cao đời sống, duy trì việc làm, giảm thất nghiệp
cho người lao động ...
Thẩm định là hoạt động dựa trên nhiều giả thiết khác nhau cho nên khó
tránh khỏi rủi ro tiềm ẩn. Tuy nhiên những phán đoán đúng trong quá trình
thẩm định dự án đã giúp ngân hàng hạn chế được những rủi ro thể hiện trên
các mặt như: số thu nợ của ngân hàng đạt ở mức cao luôn chiếm khoảng 75%
đến 85% doanh số cho vay. Nợ quá hạn thấp do ngân hàng đã chú ý đến các
nguyên nhân nợ quá hạn như khách hàng kinh doanh thua lỗ, vốn cho vay sử
dụng không đúng mục đích hay khách hàng có chủ ý lừa đảo... trong quá trình
thẩm định dự án đầu tư. Năm 2007 số nợ quá hạn là 120 triệu đồng, năm 2008
số dự nợ là 1419 triệu, năm 2009 nợ quá hạn hầu như không có. Các khoản nợ
lãi phải trả quá hạn đã được ngân hàng phối hợp cùng với chủ đầu tư giải
quyết kịp thời trong quý, trong năm.
Trong quá trình đưa dự án đi vào hoạt động các doanh nghiệp không
thể lường trước được những biến cố bất trắc có thể xảy ra như bão lụt, cháy
nổ, hoả hoạn... có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc trả nợ, ngân
53
hàng đã yêu cầu các doanh nghiệp mua bảo hiểm. Đây là một yếu tố quan
trọng bảo đảm vốn vay của ngân hàng.
2.3 Đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Số dự án được vay đạt 90% số dự án xin vay. Những dự án được vay đã
được đầu tư đúng thời điểm, kịp thời cơ và phát huy hiệu quả cao. Số liệu
tổng hợp cho thấy dự án vay vốn năm 2009 đã tạo việc làm cho 296 lao động,
lợi nhuận tăng thêm từ các dự án này là 415 triệu đồng và lợi nhuận nộp ngân
sách nhà nước tăng 78 triệu đồng.
Khách hàng đến với ngân hàng được hướng dẫn tận tình những thông
tin cần thiết phục vụ cho nhu câù vay vốn của khách hàng. Điều tra về ý kiến
của khách hàng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng cho thấy hoạt động
thẩm định của ngân hàng: thời gian thẩm định nhanh chóng, thủ tục thuận tiện
không gây phiền hà cho khách hàng.
Thẩm định dự án đầu tư ở ngân hàng đã đóng vai trò như một nhà tư
vấn giúp cho chủ dự án có những khẳng định và quyết định đúng đắn và kịp
thời cho hoạt động đầu tư của mình.
Ngân hàng là nguồn cung cấp vốn quan trọng cho đầu tư phát triển. Khi
thoả mãn được nhu cầu của khách hàng là ngân hàng cũng thoả mãn được
mục tiêu cho vay vốn của ngân hàng. Để hoạt động kinh doanh có hiệu quả,
ngân hàng đã có chiến lược thu hút khách hàng và thoả mãn một cách tốt nhất
nhu cầu của khách hàng. Thẩm định là khâu quan trọng thiết lập mối quan hệ
tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng. Hiệu quả thẩm định đã làm tăng số
khách hàng đến với ngân hàng, tăng số dự án đầu tư, vốn được bỏ ra vào thời
điểm thích hợp.
Như vậy, hoạt động thẩm định đã phát huy được vai trò quan trọng
trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng với tư cách là một nhà
đầu tư, vừa với tư cách là một tổ chức tín dụng, thẩm định luôn là điều kiện
cần thiết cho quyết định đầu tư của ngân hàng.
3. Những mặt tồn tại, yếu kém.
54
Hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng NN&PTNT Hà Tĩnh
đã không ngừng được đổi mới và nâng cao. Tuy nhiên so với yêu cầu mà nền
kinh tế đòi hỏi thì ngân hàng còn chưa đáp ứng hết được với tiềm năng của
một ngân hàng thương mại hàng đầu của đất nước. Chất lượng thẩm định là
một trong những nguyên nhân quan trọng có ảnh hưởng lớn đến việc cho vay
đầu tư của ngân hàng, kết quả kinh doanh của ngân hàng như lợi nhuận thu
được từ dự án, nợ quá hạn, vòng quay vốn của ngân hàng. Hoạt động thẩm
định ở Ngân hàng còn tồn tại một số mặt sau:
- Các dự án mà ngân hàng thực hiện thẩm định cho vay phụ thuộc vào
chỉ tiêu giao kế hoạch vốn từ Bộ kế hoạch và đầu tư, Ngân hàng NN&PTNT
Việt nam. Việc tự tìm kiếm các dự án là tương đối mới mẻ đối với ngân hàng.
Do đó khó tránh khỏi những thiếu sót, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có kiến
thức rất vững về mọi mặt: kinh tế, thị trường, ngân hàng, kỹ thuật, kế toán,
phân tích tổng hợp...
- Tuy đã có nhiều cố gắng trong hoạt động thẩm định dự án nhưng kết
quả thẩm định, phân tích đánh giá dự án chưa cao. Việc tính toán các chỉ tiêu
NPV, IRR thời gian hoàn vốn và một số chỉ tiêu khác chỉ mang tính hình
thức, chưa được xem là những chỉ tiêu cơ bản cho việc phân tích, đánh giá lựa
chọn dự án. Các chỉ tiêu này được tính như một chỉ tiêu bổ xung tham khảo.
Đặc biệt trong thẩm định chưa dự đoán được hết rủi ro tiềm ẩn trong đầu tư
dự án.
-Tại chi nhánh, bộ phận thẩm định luận chứng kinh tế kỹ thuật và tư
vấn đầu tư chưa tách biệt với bộ phận tín dụng, cán bộ tín dụng kiêm cả hoạt
động tín dụng và thẩm định do vậy có ảnh hưởng tới công tác chuyên môn
thẩm định.
- Hiện nay tại chi nhánh các văn bản chế độ thẩm định dự án đầu tư còn
thiếu nhiều. Các văn bản liên quan về thẩm định hầu như không có và được
cập nhật kịp thời như phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, hướng dẫn về
cấp giấy phép xây dựng thông tư hướng dẫn của bộ khoa học công nghệ và
môi trường, các văn bản về đơn giá xây dựng cơ bản của uỷ ban nhân dân
thành phố Hà Tĩnh và các văn bản dưới luật của nhà nước và ngân hàng... đã
ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự án tại chi nhánh.
55
- Hiện nay, các dự án vay vốn đầu tư được đảm bảo vốn vay bằng thế
chấp tài sản hình thành từ vốn vay. Vì vậy, với những dự án thẩm định không
chặt chẽ sẽ dẫn đến hậu quả là không phát huy được hiệu quả kinh tế của dự
án, dự án không có khả năng trả nợ và hậu qủa nghiêm trọng là ngân hàng sẽ
phải ôm về cho mình những dây chuyền thiết bị công nghệ cũ kỹ lạc hậu, khó
có thể bán hoặc cho ai thuê.
56
Chương III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THẨM ĐỊNH
DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI AGRIBANK HÀ TĨNH CHI NHÁNH
CẨM THÀNH
I. Quan điểm về nhận thức công tác thẩm định.
Công tác thẩm định là nhiệm vụ chuyên môn của toàn thể cán bộ công
nhân viên trong Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển từ ban lãnh
đạo đến trưởng phó phòng và các cán bộ tín dụng trực tiếp làm công tác thẩm
định kể cả cán bộ nghiệp vụ có liên quan.
Việc nhận thức sâu về vai trò , yêu cầu của công tác này đối với toàn bộ
hoạt động ngân hàng đầu tư phát triển là rất quan trọng. Thời gian cho vay và
thu hồi vốn đối với loại cho vay này kéo dài từ 3 đến 10 năm. Đặc biệt trong
quá trình đổi mới chuyển sang cơ chế thị trường hoạt động kinh tế có nhiều
phức tạp. Do vậy, nếu không làm tốt công tác thẩm định thì sẽ ảnh hưởng rất
lớn đến chất lượng tín dụng nói riêng và chất lượng hoạt động kinh doanh nói
chung.
Do đó việc thống nhất quan điểm nhận thức trong công tác thẩm định
là điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu qủa thẩm định dự án đầu tư tại ngân
hàng. Một số quan điểm về công tác thẩm định dự án cần quán triệt là:
* Công tác thẩm định của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn trước hết phải từ góc độ của người bỏ vốn, người cho vay vốn để xem
xét và thẩm định dự án.
* Công tác thẩm định của ngân hàng nông nghiệp và phát triển phải
được xuất phát từ tình hình thực tiễn trong ngành nhằm phục vụ cho nhiệm vụ
phát triển kinh tế đất nước, nhiệm vụ kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp
và phát triển nông thôn Hà Tĩnh trong từng giai đoạn với phương châm:
Vững chắc trong tăng trưởng, đảm bảo khả năng thanh toán nhanh, tiếp tục
đổi mới toàn diện, mở rộng thị phần, đa dạng hoá hoạt động ngân hàng và
57
các loại dịch vụ, tăng cường quản trị điều hành, lấy hiệu quả và tiết kiệm chi
phí làm mục tiêu hoạt động, củng cố và giữ vững uy thế, vai trò chủ đạo trong
sự nghiệp phục vụ đầu tư phát triển của toàn hệ thống ngân hàng nông nghiệp
Việt Nam.
*Công tác thẩm định dự án phải được coi là một nghiệp vụ trong nhiệm
vụ chuyên môn của mỗi cán bộ tín dụng, đồng thời phải được phổ biến đến
các cán bộ nghiệp vụ để từng cán bộ hiểu sâu sắc về tầm quan trọng của công
việc này nhằm có sự phối kết hợp giữa các bộ phận giúp cho cán bộ làm công
tác thẩm định có điều kiện hoàn thành tốt hơn công tác này.
*Công tác thẩm định phải có sự chỉ đạo từ Ngân hàng nông nghiệp Việt
nam, Ngân hàng nông nghiệp Hà Tĩnh xuống các chi nhánh thực hiện như
việc ban hành hướng dẫn cụ thể, kịp thời những thay đổi phát sinh mới trong
quy trình thẩm định dự án để thống nhất trong toàn ngành để cán bộ dễ thực
hiện.
*Công tác thẩm định phải được tiến hành thường xuyên, liên tục trong
cả quá trình bỏ vốn (trước, trong, và sau), từng cán bộ tín dụng có làm được
như vậy mới có khả năng đảm bảo an toàn vốn vay.
*Công tác thẩm định phải được thường xuyên tổng kết thực tiễn, rút ra
những mặt tồn tại còn chưa làm được để có biện pháp chấn chỉnh và đưa ra
những đề xuất mới cho việc thẩm định được tốt hơn.
*Công tác thẩm định phải được coi trọng, thiết thân với người lãnh đạo,
từ đó có kế hoạch biện pháp tổ chức chỉ đạo điều hành cụ thể phát huy vai trò
tham mưu có hiệu qủa cho lãnh đạo ngân hàng cấp trên.
*Cán bộ tín dụng làm công tác thẩm định phải luôn chủ động, năng lực
sáng tạo, có khả năng tổng hợp, phân tích và năng lực tổng kết thực tiễn và có
tâm với nghề nghiệp. Đồng thời ở chi nhánh cần phải có những cán bộ thẩm
định giỏi về các lĩnh vực để giúp cho việc điều tra dự án đem lại hiệu quả cao.
II. KIẾN NGHỊ VỀ PHÍA NGÂN HÀNG
1. Tổ chức điều hành:
58
Các dự án đến với ngân hàng thường có quy mô và lĩnh vực hoạt động
rất khác nhau. Việc phân bổ cán bộ phụ trách cần dựa vào năng lực của mỗi
người, đòi hỏi phải có sự hợp tác chặt chẽ, giúp đỡ lẫn nhau để phát huy hơn
nữa trình độ kinh nghiệm và thế mạnh của mỗi cán bộ. Do đó công tác tổ
chức quản lý điều hành là rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động
kinh doanh của ngân hàng, chất lượng thẩm định. Để đáp ứng yêu cầu của
công việc ngân hàng cần quan tâm đến các vấn đề sau:
- Tuyển chọn cán bộ: Ngân hàng cần có một chế độ tuyển dụng thích
đáng để có thể thu hút được những người có năng lực, trình độ. Có thể tuyển
dụng những người được đào tạo từ các trường liên quan đến chuyên ngành
như ngân hàng, tài chính, kinh tế, kỹ thuật...
Mặt khác, sự cải tiến chế độ làm việc của ngân hàng có thể thu hút
những cán bộ chuyên môn giỏi về làm việc tại chi nhánh tạo nên nguồn lực
mạnh giúp cho hoạt động của ngân hàng ngày một hiệu quả hơn.
- Phân công công việc: việc phân công công tác phải gắn chặt với trách
nhiệm của mỗi cán bộ. Ngân hàng nên rà soát lại đôi ngũ cán bộ thẩm định,
chuyển sang làm những công việc khác đối với những cán bộ thẩm định
không đáp ứng yêu cầu công việc, bổ xung thêm cán bộ vào những bộ phận
còn thiếu. Bố trí các cán bộ có ý thức, tinh thần trách nhiệm cao vào những vị
trí chủ chốt để phát huy hơn nữa sức mạnh của yếu tố con người.
- Đào tạo cán bộ: Ngân hàng cần tiến hành đào tạo mới và đào tạo lại
để nâng cao trình độ, khả năng làm việc của tất cả cán bộ thẩm định. Ngân
hàng tổ chức cho cán bộ có khả năng tham gia vào các khoá học nâng cao
hoặc bổ trợ cho nghiệp vụ chuyên môn thông qua các khoá học ngắn hạn có
thể kéo dài một hoặc hai năm ở các trường nghiệp vụ chuyên môn.
Ngân hàng thường xuyên cập nhật hướng dẫn các văn bản luật, chính
sách mới của nhà nước. Tổ chức trao đổi nghiệp vụ chuyên môn trong phòng
cũng như của các ngân hàng bạn. Đồng thời ngân hàng tạo điều kiện cho các
cán bộ được tham gia các khoá học đào tạo chuyên môn nghiệp vụ trong và
ngoài ngành nhằm nâng cao năng lực của tất cả các cán bộ trong ngân hàng.
59
- Chính sách động viên đãi ngộ:
Thu hút cán bộ có chuyên môn giỏi là một vấn đề khó đối với công tác
tuyển dụng nhưng để có thể phát huy cao năng lực làm việc của cán bộ cũng
cần đặc biệt quan tâm. Ngân hàng nên có chính sách đãi ngộ khuyến khích
trách nhiệm, ý thức vươn lên để hoàn tất công việc được giao. Đồng thời cũng
có những biện pháp xử lý đối với những cán bộ làm việc không nghiêm túc
gây thất thoát tài sản của ngân hàng bên cạnh chế độ khen thưởng rõ ràng đối
với cán bộ làm việc giỏi. Hàng năm, ngân hàng có thể tổ chức cho cán bộ đi
nghỉ mát, du lịch thăm quan tạo động lực phấn đầu cho cán bộ, cơ hội thăng
tiến trong công việc. Bên cạnh đó, ngân hàng nâng cao ý thức phê bình và tự
phê bình để đẩy mạnh hơn nữa chất lượng làm việc của ngân hàng.
Mặt khác chi nhánh có số cán bộ hoạt động đa số là nữ giới nên cũng
cần chú ý đến chế độ nghỉ đẻ, thai sản... tạo điều kiện cho chị em hoàn thành
tốt nhiệm vụ. Ngân hàng có một đội ngũ làm việc trẻ trung, phần lớn là thanh
niên nên cũng cần chú ý đến các hoạt động công tác đoàn, công đoàn để phát
huy sức mạnh của thanh niên trong ngân hàng.
Cần có sự phối hợp giữa Ngân hàng trung ương và Ngân hàng địa
phương Việc chuyên môn hoá hoạt động thẩm định là rất cần thiết. Thẩm định
là một hoạt động quan trọng, đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có sự am hiểu sâu
rộng nhiều lĩnh vực : pháp luật, thị trường, kinh tế, ngân hàng... nhờ đó mà
thẩm định dự án đầu tư được chính xác và có hiệu quả. Bộ phận thẩm định
được thành lập riêng rẽ sẽ đi sâu vào nghiệp vụ thẩm định chi tiết dự án đầu
tư, đảm bảo tính chính xác của dự án đầu tư trên các mặt: kỹ thuật, kinh tế ,
thị trường... Sự chuyên môn hoá hoạt động thẩm định sẽ nâng cao chất lượng
và kết quả công tác thẩm định.
2. Năng lực chuyên môn của cán bộ thẩm định.
Lực lượng lao động trong hệ thống Ngân hàng nói chung hầu hết
chuyển tiếp từ hệ thống Ngân hàng thời bao cấp. Số mới tuyển dụng chưa tích
luỹ được nhiều kiến thức về ngân hàng trong cơ chế thị trường. Do đó sự
không bắt mạch với sự phát triển của xã hội là điều khó tránh khỏi và sẽ bỏ lỡ
60
cơ hội, hay có lúc không đủ sức thẩm định những dự án lớn, đầu tư dẫn đến
rủi ro.
Tăng cường đào tạo bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng thẩm định cho cán
bộ tín dụng làm công tác thẩm định. Thẩm định là hoạt động mang tính chủ
quan và chịu tác động từ cán bộ thẩm định, kết quả thẩm định là cơ sở ra
quyết định tín dụng của ngân hàng, cho nên đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho
cán bộ thẩm định là điều hết sức cần thiết. Nó sẽ giúp cho cán bộ thẩm định
vững vàng, tự chủ sáng suốt trong việc đánh giá xem xét dự án. Làm tốt công
tác cán bộ ngân hàng sẽ tránh được những rủi ro đáng tiếc xảy ra - phòng
bệnh hơn chữa bệnh. Đây là công việc cần được chú trọng nhằm đưa hoạt
động thẩm định dự án đầu tư ngày càng hoàn thiện.
3. Thông tin, trang thiết bị:
Việc thu thập đầy đủ để xử lý chính xác thông tin là điều kiện cần cho
những nhận xét, đánh giá đúng đắn, thẩm định dự án đầu tư là yêu cầu cần
thiết trước khi xác lập quan hệ tín dụng với khách hàng. Có một hệ thống
công nghệ trang thiết bị hiện đại sẽ hỗ trợ rất lớn cho công việc này.
Hiện nay, trụ sở của chi nhánh chưa đủ điều kiện , tầm cỡ của một ngân
hàng trong cơ chế thị trường. Để ngân hàng có thể cạnh tranh được trong
điều kiện nền kinh tế thị trường, cũng như đáp ứng xu hướng hội nhập nền
kinh tế khu vực thì ngân hàng cần phát triển hoàn thiện hơn nữa hệ thống
trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của ngân hàng.
Giải pháp công nghệ hiện đại, áp dụng kỹ thuật phân tích tính toán
hiện đại có thể giải quyết được các dự án phức tạp.. Hệ thống máy tính cần
được đổi mới lien tục để nâng cao hiệu qủa của thiết bị, hệ thống hiện tại đã
cũ và khấu hao gần hết. Thẩm định là công việc đòi hỏi nhiều thông tin tổng
hợp và tư duy, do vậy lắp đặt một hệ thống nối mạng giữa các bộ phận trong
ngân hàng là rất thiết thực.
Bên cạnh đó Ngân hàng cần phải tiến hành sưu tầm tất cả các văn bản
chế độ, quy định của pháp luật liên quan đến công tác tín dụng và thẩm định
61
dự án giao cho phòng kinh doanh bảo quản lưu giữ. Đồng thời hàng quý,
hàng năm chi nhánh tổ chức mời các chuyên gia, thầy giáo giỏi về pháp luật
về chế độ xây dựng cơ bản... để truyền đạt kiến thức cho cán bộ ngân hàng
đặc biệt là cán bộ làm công tác tín dụng, thẩm định nhằm nâng cao hơn nữa
kiến thức chuyên môn.
Để có thể thu thập được đầy đủ thông tin kịp thời ngân hàng cần thực
hiện khai thác triệt để thông tin từ các nguồn sau:
- Thông tin từ trung tâm thông tin rủi ro ngân hàng nhà nước, các cơ
quan kiểm toán, cơ quan chủ quản cấp trên, cơ quan quản lý nhà đất, chính
quyền địa phương.
- Thông tin nắm bắt qua trao đổi phỏng vấn khách hàng nhằm mục
đích đánh giá nhận xét tư cách, năng lực, phẩm chất, uy tín của khách hàng và
giải trình những điểm chưa rõ hoặc còn mâu thuẫn trong hồ sơ vay vốn.
- Thông tin từ quan hệ tín dụng, thanh toán tiền gửi của khách hàng với
các ngân hàng khác. Trong điều kiện khách hàng quan hệ tín dụng với nhiều
ngân hàng đòi hỏi xác định chính xác thông tin về quan hệ tín dụng của khách
hàng với từng ngân hàng. Các thông tin lấy từ số liệu sổ sách chứng từ kế
toán, báo cáo tài chính của khách hàng, từ số liệu do trung tâm rủi ro ngân
hàng nhà nước cung cấp, thông tin qua bạn bè, dư luận xã hội, báo chí, và số
liệu từ chính ngân hàng mình và từ đó xác định số liệu thực tế của khách hàng
và tính trung thực, chính xác của các thông tin này.
- Thông tin từ khách hàng cung cấp từ hồ sơ vay:
Căn cứ tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh, vốn tự có
thực tế, chất lượng tài sản nợ, tài sản có, hiệu quả sản xuất kinh doanh, khả
năng thanh toán... Các thông tin này nên thu thập theo số liệu 3 năm liên tục
trước thời điểm xin vay để ngân hàng có thể rút ra được kết luận chính xác.
- Điều tra thực tế tại các cơ sở sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tiến hành kiểm tra khảo sát, tham quan thực tế tại các nhà máy, phân xưởng
văn phòng... và gặp gỡ trao đổi với cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp
62
để có đánh giá chính xác về trình độ quản lý kỹ thuật, chất lượng uy tín sản
phẩm trên thị trường của khách hàng hiện tại và tương lai.
4. Thực hiện công tác khách hàng:
Khách hàng là đối tượng hoạt động quan trọng của ngân hàng, là cơ sở
cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Vì vậy, công tác khách hàng cực kì
quan trọng đặc biệt trong nền kinh tế thị trường.Với lợi thế về lĩnh vực đầu tư
phát triển ban lãnh đạo chi nhánh phải lập ra kế hoạch lên phương án cử cán
bộ tín dụng đi tiếp thị, khảo sát các doanh nghiệp có nhu cầu dự án trên địa
bàn tỉnh Hà Tĩnh và các vùng lân cận. Từ đó, ngân hàng mới có điều kiện
tham gia vào các dự án ở giai đoạn tiền khả thi và có thể làm tốt công tác tư
vấn giúp cho các doanh nghiệp tiến hành phân tích xem xét dự án của mình có
thực hiện được không.
5. Nội dung thẩm định :
- Chỉ tiêu tài chính:
Một điểm dễ nhận thấy trong quá trình thẩm định tại Ngân hàng là số
liệu phân tích ở trạng thái tĩnh trong khi hoạt động của ngân hàng chịu yếu tố
ảnh hưởng của thời gian. Việc đánh giá xem xét theo mặt băng trung bình một
năm chỉ đáp ứng yêu cầu xác định thời gian trả nợ theo phương pháp giản
đơn.
Các dự án đầu tư thường có vòng đời dài, vốn lớn. Việc không quy đổi
các khoản thu chi về cùng một mặt bằng thời gian làm cho sự phân tích dự
báo có sự sai lệch. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay , những rủi ro , biến động
kinh tế có thể xuất hiện như trượt giá, lạm phát... Vì vậy, cần phải có phương
pháp quy đổi giá trị của dòng tiền ở các thời điểm khác nhau về cùng một thời
điểm để xem xét, phân tích tạo điều kiện so sánh lựa chọn dự án.
Để có thể quy đổi giá trị của các dòng tiền về cùng một mặt bằng thì
việc xác định tỷ suất chiết khấu cũng rất quan trọng. Căn cứ vào các nguồn
vốn tham gia dự án để xác định tỷ suất chiết khấu hợp lý. Những dự án đầu tư
bằng nguồn vốn tự có là chủ yếu thì tỷ suất chiết khấu được tính bằng khả
63
năng sinh lời vốn tự có của doanh nghiệp. Trường hợp dự án thực hiện chủ
yếu bằng vốn vay ngân hàng thì tỷ suất chiết khấu là lãi suất cho vay của ngân
hàng. Trường hợp nguồn vốn tham gia dự án gồm nhiều nguồn khác nhau thì
ta xác định tỷ suất chiết khấu bình quân
n
i
i
n
i
ii
k
rk
r
1
1
.
trong đó : ki: lượng vốn nguồn i tham gia vào dự án.
ri: khả năng sinh lời của nguồn vốn i
n: số nguồn vốn tham gia vào dự án
Trong quá trình phân tích dự án, phần giá trị thanh lý tài sản cuối đời
dự án chưa được quan tâm đến. Khoản này sẽ được cộng vào khoản tiền thu ở
cuối năm dự án. Ngân hàng cần chú ý xác định đúng giá trị khoản tiền này.
Việc đi sâu phân tích đánh giá thị trường tiêu thụ sản phẩm giải pháp
công nghệ, chất lượng sản phẩm của dự án, ảnh hưởng tới môi trường ... Cần
chú ý tới các chỉ tiêu như giá trị hiện tại ròng (NPV), tỷ suất hoàn vốn nội bộ
(IRR), tính kỳ hoàn vốn có chiết khấu, xác định điểm hoà vốn cần phải được
áp dụng rộng rãi và phải trở thành quy định bắt buộc đối với việc phân tích
đánh giá dự án tại chi nhánh.
Đặc biệt trong việc xem xét các chỉ tiêu, ngân hàng chỉ dừng lại ở năm
xem xét cho vay dự án. Việc xem xét các chỉ tiêu nên tiến hành trên cả đời dự
án để đảm bảo tính chính xác và sát thực của dự án.
- Phân tích thị trường của dự án: đây là khâu quan trọng phản ánh tính
khả thi của dự án. Chủ đầu tư nhiều khi không lường hết được các yếu tố,
hoặc do chủ quan duy ý chí mà không tính đến đầu ra của sản phẩm, chất
lượng giá cả... do đó cán bộ tín dụng cần chú ý đến :
+ Tính tiến bộ hay lạc hậu của công nghệ sản xuất ra sản phẩm.
+ Tính cạnh tranh về giá cả và chất lượng sản phẩm.
64
+ Thị hiếu người tiêu dùng về sản phẩm đó.
+ Tính kinh tế, chính trị nói chung của thị trường trong và ngoài
nước có ảnh hưởng liên quan đến sản phẩm.
+ Tính thực thi của các hợp đồng về tiêu thụ sản phẩm vì có khi
hợp đồng chỉ có tính chất hình thức không thể là căn cứ để đánh giá khả năng
tiêu thụ sản phẩm của dự án.
- Phân tích độ nhạy của dự án:
Độ nhạy của dự án là một chỉ tiêu quan trọng xác định hiệu qủa tài
chính của dự án. Nó phản ánh nếu những biến động lớn xảy ra mà dự án vẫn
đảm bảo các chỉ tiêu tài chính thì dự án vay vốn của ngân hàng là có hiệu quả
cao.
Dự án được xem xét trên một loạt giả thiết nên sự sai lệch là khó tránh
khỏi. Sử dụng chỉ tiêu độ nhạy của dự án sẽ giúp ngân hàng xác định được
tính hiệu quả và ổn định của dự án cho vay vốn.
Tuy nhiên, việc phân tích rủi ro còn nhiều bật cập. Các chỉ tiêu trong
phân tích còn đơn giản, không được tập hợp từ các dự báo tổng hợp mà chủ
yếu là do chủ quan của cán bộ hoặc dựa vào báo cáo của chủ đầu tư. Thực tế
việc lập và đánh giá dự án theo mặt bằng giá của một năm nào đó làm sai lệch
đáng kể tình trạng dự án và không ít trường hợp dẫn đến những sai lầm khi
xem xét đánh giá dự án. Do đó khi đánh giá dự án phải tính đến những khả
năng tác động đến dự án như tỷ giá hối đoái thay đổi ảnh hưởng đến chi phí
thực tế của các dự án vay ngoại tệ, thuế tăng lên ảnh hưởng đến chi phí xuất
xưởng của dự án, những tác động làm tăng giảm doanh thu do nhu cầu thị
trường và khả năng cung cấp của thị trường trong tương lai.
Ngân hàng có thể xem xét độ nhạy của dự án thông qua những biến
động ở các khoản thu chi của dự án. Doanh thu của dự án có thể giảm đi khi
không bán được hàng hoặc dự án có thể tăng các khoản phải thu. Trong dự án
trên chỉ xem xét công suất sản xuất của dự án chứ chưa phản ánh được công
suất tiêu thụ của dự án. Về mặt chi phí có thể tăng lên do lãi suất tăng..Như
65
vậy có những thời điểm tỷ giá hối đoái tăng giảm sẽ ảnh hưởng đến giá trị
phát vay của ngân hàng làm tăng vốn đầu tư của ngân hàng vào dự án. Mặt
khác chi phí có thể tăng trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hay sản xuất chung
của dự án. Đây là những nhân tố rất khó dự đoán, do đó có thể xem xét mức
độ thay đổi các chỉ tiêu theo tỷ lệ % so với dự án đầu tư ban đầu để xác định
độ an toàn , hiệu quả của dự án.
- Thông tin khách hàng.
Ngân hàng đã cố gắng trong việc thu thập thông tin qua nhiều biện
pháp trực tiếp và gián tiếp, nhưng chủ yếu vẫn dựa vào báo cáo tài chính, và
các báo cáo khác của chủ đầu tư. Trong đó các báo cáo này không thể thoát
khỏi độ trễ về thời gian. Đó là chưa nói đến các báo cáo của doanh nghiệp
chưa được thống nhất thực hiện kiểm toán bắt buộc. Nhiều doanh nghiệp chưa
có đủ báo cáo , thường thiếu, gây khó khăn cho cán bộ thẩm định trong việc
tổng hợp số liệu.
Ngân hàng đã có sự tiếp cận làm tăng lượng khách hàng truyền thống
tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu thập thông tin. Tuy nhiên cần phải cải
tiến chính sách lựa chọn khách hàng, lựa chọn đối tác đầu tư có trọng điểm
không tràn lan. Nhiều dự án là mới mẻ đối với ngân hàng, việc tìm hiểu khách
hàng và dự án là không hề dễ dàng. Ngân hàng cần đi học hỏi thêm ở các
ngân hàng bạn trong những lĩnh vực này. Tìm hiểu khách hàng thì tài sản thế
chấp chỉ là điều kiện cần, điều kiện đủ để an toàn trong tín dụng là phương án
kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp có uy tín và được tín nhiệm trong
thương trường.
Theo quy định của pháp luật thì khách hàng vay có nghĩa vụ cung cấp
đầy đủ thông tin tài liệu một cách trung thực liên quan đến việc vay vốn và
chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin tài liệu. Tổ chức tín dụng
có quyền chấm dứt cho vay thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện khách hàng
cung cấp thông tin sai sự thật. Tuy nhiên không một tổ chức tín dụng nào
muốn chấm dứt hợp đồng và thu nợ trước hạn. Ngân hàng không thể phủ
nhận trên thực tế có doanh nghiệp đã không sòng phẳng trong việc cung cấp
66
các báo cáo tài chính. Cho nên ngân hàng cần thu hút khách hàng, khai thác
thông tin chính xác. Ngày nay, phần lớn các doanh nghiệp đều được ứng dụng
tin học, việc lập báo cáo định kỳ là không có gì trở ngại. Hình thức yêu cầu
khách hàng thực hiện thanh toán qua ngân hàng là rất tốt. Tuy nhiên việc
thanh toán này chưa được phổ biến và bản thân doanh nghiệp cũng không
muốn bị kiểm tra nguồn thu chi của mình. Đây cũng là một thách thức đối với
ngân hàng.
Xây dựng một chiến lược khách hàng có sức cạnh tranh là một mục
tiêu hàng đầu của ngân hàng. Để làm được điều đó thì ngân hàng phải nghiên
cứu các mặt thị trường , đối thủ và chính mình. Về phía ngân hàng, do cạnh
tranh với nhau để chiếm thị phần đầu tư vốn vào các doanh nghiệp cho nên
nhiều trường hợp ngân hàng cho vay đã dễ dãi với doanh nghiệp trong việc
cung cấp thông tin, báo cáo tài chính. Nếu ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp
cung cấp tài liệu theo đúng chế độ thì bị xem là “đòi hỏi” so bì với ngân hàng
khác.
III. KIẾN NGHỊ VỚI CƠ QUAN CẤP TRÊN
1. Nhà nước:
a) Cải thiện môi trường kinh tế:
Các chính sách và cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước đang
trong quá trình đổi mới và hoàn thiện nên thường có sự điều chỉnh. Nhiều
doanh nghiệp trong kế hoạch kinh doanh đã không theo kịp nên bị động, dự
báo nhu cầu không sát nên dẫn đến phát triển tràn lan như : thép, mía đường,
gốm sứ...
Việc ban hành một số chủ trương chính sách kinh tế của chính phủ do
không dự đoán được trước những khó khăn vướng mắc khi triển khai thực
hiện dự án nên đã tạo ra những rủi ro không dự đoán được. Đã có không ít
doanh nghiệp bị thua lỗ do không theo kịp chính sách quản lý kinh tế mà hậu
quả là các ngân hàng cho vay phải chịu.
67
Nhà nước cần đưa ra chính sách phát triển hợp lý, tránh những tình
trạng xấu cho việc thực hiện hành động của các tổ chức kinh tế, gây thiệt hại
cho cả chủ đầu tư và nền kinh tế.
b) Cải thiện môi trường pháp lý:
Hành lang pháp lý là công cụ quản lý của nhà nước đối với các thành
phần kinh tế. Tuy nhiên hệ thống pháp lý ở Việt nam cần phải được hoàn
thiện hơn nữa để điều chỉnh không chỉ hoạt động của ngân hàng mà của cả
khách hàng.
Sự rủi ro trong kinh doanh tiền tệ đã là rủi ro lớn nhất trong mọi hoạt
động kinh doanh, nhưng rủi ro ngân hàng ở Việt nam còn bị nhân lên bởi vì:
điều kiện hành lang pháp lý vừa thiếu vừa không ổn định, đôi khi lại không
rõ ràng, hoặc có luật rồi mà không thực hiện được. Bên cạnh đó một số chủ
trương chính sách của ngành ngân hàng lại luôn bị thay đổi, thậm chí chỉ
trong thời gian ngắn nhiều vấn đề thực tế đã xảy ra nhưng lại chưa được quy
định bổ xung kịp thời.
Nhà nước cần khẩn trương hoàn thiện cơ chế chính sách và hệ thống
các văn bản pháp quy để đủ khuôn khổ pháp lý cần thiết cho việc thực hiện
luật ngân hàng, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả và năng
động, an toàn.
2. Ngân hàng cấp trên
Hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và đặc
biệt trước sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Việc đẩy mạnh hơn nữa
việc sắp xếp lại hệ thống ngân hàng, kiện toàn và củng cố lại, tập trung phát
triển theo định hướng của ngân hàng về vai trò chủ đạo của ngân hàng quốc
doanh là rất cần thiết. Bên cạnh đó cần tích cực tổ chức các hội nghị kinh
nghiệm toàn ngành nâng cao sự hiểu biết hợp tác giữa các chi nhánh. Trong
năm tới , ngân hàng nông nghiệp phấn đấu trở thành ngân hàng số 1 Viêt Nam
về khả năng huy động vốn và khả năng thu hồi vốn
68
Hỗ trợ nguồn nhân lực cho các thành viên của ngân hàng. Tạo điều kiện
cơ sở vật chất tốt cho các chi nhánh hoạt động đáp ứng được nhu cầu phát
triển của đất nước và phù hợp với vai trò của Ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn Hà Tĩnh .
Ngân hàng nhà nước có những chiến lược phát triển mới cho toàn
ngành ngân hàng, đảm bảo sự phát triển bình đẳng giữa các ngân hàng. Đồng
thời tạo điều kiện cho sự hợp tác hoạt động giữa các ngân hàng đối với những
dự án quy mô lớn. Việc này sẽ tận dụng được thế mạnh của mỗi ngân hàng
trong việc thẩm định dự án đầu tư.
IV. VỀ PHÍA ĐỐI TÁC ĐẦU TƯ
Khách hàng vay vốn-chủ đầu tư- là người trực tiếp chịu trách nhiệm về
dự án vay vốn cần chấp hành nghiêm chỉnh việc xây dựng và lập dự án theo
đúng quy định của pháp luật.
Sự hợp tác của chủ đầu tư đảm bảo 90% thành công của công tác thẩm
định cho vay đầu tư của ngân hàng. Kết quả thẩm định là cơ sở để chủ đầu tư
có thể thu hút vốn từ phía ngân hàng. Việc xem xét đánh giá kỹ lưỡng dự án
đầu tư trên các mặt: thị trường, kỹ thuật, tài chính vừa có lợi cho chủ đầu tư
và ngân hàng. Đồng thời chủ đầu tư cần đảm bảo thực hiện đầu tư đúng với
nội dung và mục đích được phê duyệt, tránh lãng phí nguồn vốn. Khách hàng
tạo điều kiện cho ngân hàng tiến hành xem xét đánh giá dự án trong khuôn
khổ cho phép như : cung cấp các thông tin báo cáo trung thực làm cơ sở cho
ngân hàng quyết định có bỏ vốn cho dự án hay không. Đây là nguồn vốn rất
hữu hiệu cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Mặt khác khi ngân hàng đã biết rõ về khách hàng thì điều kiện vay vốn
cũng dễ dàng hơn, thậm chí khách hàng có thể còn được hưởng ưu đãi đặc
biệt trong quan hệ tín dụng tại ngân hàng như lãi suất ưu đãi, đảm bảo thế
chấp...
69
Có thể thấy hoạt động thẩm định của ngân hàng là một hoạt động phức
tạp, tổng hợp tư duy của nhiều lĩnh vực. Do đó cần phải có sự hợp tác giữa
các ban ngành nhà nước để hoạt động này có hiệu quả hơn trong nền kinh tế
thị trường, giữ đúng vai trò của nó trong hoạt động của ngân hàng cũng như
của công cuộc đầu tư.
KẾT LUẬN
Công tác thẩm định DAĐT không chỉ quan trọng đối với các NHTM mà còn
có ý nghĩa đối với cả các chủ đầu tư. Công tác thẩm định DAĐT có tốt thì
mới giảm thiểu được những rủi ro trong hoạt động tín dụng của NH cũng như
đảm bảo cho thành công của dự án.
Qua một thời gian thực tập tại agribank Hà Tĩnh, nhận thấy được những
mặt mạnh cũng như những mặt hạn chế còn tồn tại trong công tác thẩm định
DAĐT, em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp như đã nêu trên nhằm góp
phần hoàn thiện hơn nữa công tác thẩm định dự án tại Agribank Hà Tĩnh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng NN và PTNT thành phố Hà Tĩnh.pdf