Công tác thẩm định là một công việc hết sức phức tạp, đòi hỏi Ngân
hàng phải luôn hoàn thiện dần qua thực tế chứ không được dừng lại ở lý
thuyết bởi thực tế hoạt động đầu tư luôn có sự biến động. Việc sớm hoàn
thiện một quy trình thẩm định, đưa vào một số chỉ tiêu mà các nước phát triển
đang sử dụng cùng với những giải pháp cụ thể về cơ chế chính sách, năng
lực, là thực sự cần thiết để nâng cao chất lượng công tác thẩm định. Tuy
nhiên để làm được điều đó đòi hỏi phải có sự nỗ lực không chỉ riêng của
ngành Ngân hàng mà phải có sự phối hợp đồng bộ của các ngành, các cấp có
liên quan.
82 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2563 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiệm lô hàng đầu tiên, tạm tính 2500T/năm đạt 83% công suất dự
án. Các năm tiếp theo là 3000T/năm đạt 100% công suất dự kiến.
+ Giá bán: Dựa trên giá nhập khẩu các loại thuốc nổ an toàn hầm lò có
sức công phá lớn trên thế giới để xác định giá bán sản phẩm như sau:
Thuốc nổ Superdyne, giá nhập: 1.395 USD/tấn (21,6 triệu đồng/tấn)
Thuốc nổ P3151, giá nhập: 1.830 USD/tấn (27,8 triệu đồng/tấn)
Thuốc nổ GOMA2, giá nhập: 1.750 USD/tấn (26,7 triệu đồng/tấn)
Giá bán tạm tính của loại thuốc nổ nhũ tương hầm lò là 19.149 ngàn
đồng/tấn, giảm 2,5 đến 8,7 triệu đồng/tấn so với các sản phẩm nhập ngoại.
- Chi phí sản xuất: căn cứ vào số liệu do nhà cung cấp dây chuyền thiết
bị cung cấp
+ Chi phí NVL: Theo định mức tiêu hao của dây chuyền và giá thành
của NVL mà nhà cung cấp dây chuyền thiết bị cung cấp, tạm tính 9.779
ngànđồng/tấn.
+ Chi phí điện năng: tạm tính 143 ngàn đồng/tấn.
+ Chi phí nhân công: Bao gồm tiền lương, tiền công, phụ cấp và
BHXH phải trả cho người lao động tạm tính 687 ngàn đồng/tấn.
+ Chi phí khác được ước tính bằng 6% so với chi phí trực tiếp. Chi phí
khác tạm tính là 631 ngàn đồng/tấn bao gồm chi phí dịch vụ mua ngoài và các
chi phí liên quan đến hoạt động khác của dự án.
+ Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ tạm tính 419 ngàn đồng/tấn và được
phân bổ đều cho các năm của dự án.
+ Chi phí quản lý của dự án tạm tính bằng 10 % chi phí trực tiếp là
1.154 ngàn đồng/tấn.
47
+ Chi phí tiêu thụ của dự án bằng 0.1% chi phí trực tiếp tạm tính là
15 ngàn đồng/tấn.
- Khấu hao TSCĐ: phần xây lắp được khấu hao trong 10 năm, phần
thiết bị khấu hao trong 7 năm, chi phí dự phòng và chi phí khác khấu hao
trong 5 năm. Khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
- Lãi vay ngân hàng tính bằng lãi suất huy động TGTK 12 tháng trả lãi
sau của NHCVN + 3,5%/năm nhưng không thấp hơn 12%/năm.
* Các bảng tính toán hiệu quả của dự án
48
Bảng 15: Sản lượng và doanh thu dự án dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương an toàn hầm lò
Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm10
Sản lượng (T/năm) 2500 3000 3000 3000 3000 3000 3000 3000 3000 3000
Giá bán (ngàn đ/Tấn) 19149 19149 19149 19149 19149 19149 19149 19149 19149 19149
Doanh thu (Trđ) 47,873 57,447 57,447 57,447 57,447 57,447 57,447 57,447 57,447 57,447
(Nguồn: Báo cáo thẩm định dự án đầu tư - P. khách hàng DN vừa và nhỏ)
Bảng 16: Chi phí hoạt động dự án dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương an toàn hầm lò
Đơn vị: Triệu đồng
Khoản mục Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm10
Chi phí NVL 24,448 29,337 29,337 29,337 29,337 29,337 29,337 29,337 29,337 29,337
Chi phí điện năng 358 429 429 429 429 429 429 429 429 429
Chi phí nhân công 1,720 2,064 2,064 2,064 2,064 2,064 2,064 2,064 2,064 2,064
Chi phí khác 1,628 1,953 1,953 1,953 1,953 1,953 1,953 1,953 1,953 1,953
Chi phí sửa chữa lớn 1047.5 1257 1257 1257 1257 1257 1257 1257 1257 1257
Chi phí quản lý 3627.5 4353 4353 4353 4353 4353 4353 4353 4353 4353
Chi phí tiêu thụ 37.5 45 45 45 45 45 45 45 45 45
Tổng cộng 32,865 39,438 39,438 39,438 39,438 39,438 39,438 39,438 39,438 39,438
(Nguồn: Báo cáo thẩm định dự án đầu tư - P. khách hàng DN vừa và nhỏ)
49
Bảng 17: Khấu hao dự án dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương an toàn hầm lò
Đơn vị: Triệu đồng
Khoản mục Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10
Xây lắp 2252 2252 2252 2252 2252 2252 2252 2252 2252 2252
Thiết bị 4099 4099 4099 4099 4099 4099 4099
Chi phí khác 3620 3620 3620 3620 3620
Tổng 9970 9970 9970 9970 9970 6350 6350 2252 2252 2252
(Nguồn: Báo cáo thẩm định dự án đầu tư - P. khách hàng DN vừa và nhỏ)
Bảng 18: Lãi vay dự án dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương an toàn hầm lò
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
D nợ đầu kỳ 30000 24000 18000 12000 6000
Trả nợ gốc trong kỳ 6000 6000 6000 6000 6000
D nợ cuối kỳ 24000 18000 12000 6000 0
Lãi vay (12%/năm) 3600 2880 2160 1440 720
(Nguồn: Báo cáo thẩm định dự án đầu tư - P. khách hàng DN vừa và nhỏ)
50
Bảng 19: Kết quả kinh doanh dự án dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương an toàn hầm lò
Đơn vị: Triệu đồng
Khoản mục Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10
Doanh thu 47873 57447 57447 57447 57447 57447 57447 57447 57447 57447
Chi phí hoạt động 32865 39438 39438 39438 39438 39438 39438 39438 39438 39438
Khấu hao 9970 9970 9970 9970 9970 6350 6350 2252 2252 2252
LN trước thuế và lãi vay 5038 8039 8039 8039 8039 11659 11659 15757 15757 15757
Lãi vay 3600 2880 2160 1440 720
Lợi nhuận trước thuế 1438 5159 5879 6599 7319 11659 11659 15757 15757 15757
Thuế TNDN 402.6 1444.5 1646.1 1847.7 2049.3 3264.5 3264.5 4411.9 4411.9 4411.9
Lợi nhuận sau thuế 1035 3714 4233 4751 5270 8394 8394 11345 11345 11345
Dòng tiền hàng năm từ dự án 14605 16564 16363 16161 15960 14744 14744 13597 13597 13597
Tính toán các chỉ số:
LN trước thuế/DT (%) 3.00 8.98 10.23 11.49 12.74 20.30 20.30 27.43 27.43 27.43
LN sau thuế/Vốn tự có (%) 2.35 8.43 9.61 10.78 11.96 19.05 19.05 25.75 25.75 25.75
LNST/Tổng VĐT (%) 1.23 4.42 5.03 5.65 6.27 9.98 9.98 13.49 13.49 13.49
NPV 15024
IRR (%) 0.18
51
(Nguồn: Báo cáo thẩm định dự án đầu tư - P. khách hàng DN vừa và nhỏ)
Bảng 20: Bảng tính điểm hoà vốn dự án dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương an toàn hầm lò
Đơn vị: Triệu đồng
Khoản mục Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm10
Định phí 18283 18505 17785 17065 16345 12005 12005 7907 7907 7907
Khấu hao 9970 9970 9970 9970 9970 6350 6350 2252 2252 2252
Lãi vay 3600 2880 2160 1440 720
Chi phí sửa chữa lớn 1047.5 1257 1257 1257 1257 1257 1257 1257 1257 1257
Chi phí quản lý 3627.5 4353 4353 4353 4353 4353 4353 4353 4353 4353
Chi phí tiêu thụ 37.5 45 45 45 45 45 45 45 45 45
Biến phí 28152 33783 33783 33783 33783 33783 33783 33784 33784 33784
Tổng chi phí 46435 52288 51568 50848 50128 45788 45788 41690 41690 41690
Doanh thu 47,873 57,447 57,447 57,447 57,447 57,447 57,447 57,447 57,447 57,447
Điểm hoà vốn lời lỗ(%) 0.93 0.78 0.75 0.72 0.69 0.51 0.51 0.33 0.33 0.33
(Nguồn: Báo cáo thẩm định dự án đầu tư - P. khách hàng DN vừa và nhỏ)
52
Bảng 21: Bảng cân đối trả nợ dự án dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương an toàn hầm lò
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm8 Năm9 Năm 10
Nguồn trả nợ 6499.7 7839.3 8098.5 8357.7 8616.9 8007.3 8007.3 7023.4 7023.4 7023.4
60% khấu hao 5982.0 5982.0 5982.0 5982.0 5982.0 3810.0 3810.0 1350.9 1350.9 1350.9
50% LNST 517.7 1857.2 2116.4 2375.6 2634.8 4197.2 4197.2 5672.5 5672.5 5672.5
Trả nợ gốc 6000 6000 6000 6000 6000 - - - - -
Cân đối 499.7 1839.3 2098.5 2357.7 2616.9 8007.3 8007.3 7023.4 7023.4 7023.4
(Nguồn: Báo cáo thẩm định dự án đầu tư - P. khách hàng DN vừa và nhỏ)
53
Nhận xét:
- Với mức lãi suất chiết khấu lấy bằng lãi suất vay bình quân của các ngân
hàng đảm bảo phù hợp với diễn biến của nguồn vốn huy động trên thị trường
là 12% thì giá trị hiện tại ròng NPV là 15.024 triệu đồng, cho thấy dự án khả
thi và có hiệu quả.
- Dự án có tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR bằng 18% cao hơn lãi suất vay
ngân hàng và lãi suất chiết khấu dự kiến. Do vậy, dự án đầu tư được coi là
hiệu quả.
- Thu nhập ròng BQ của dự án: 14.993 triệu đồng
- Lợi nhuận ròng BQ: 6.983 triệu đồng
- Thu nhập BQ dùng trả nợ: 7.649 triệu đồng
- Thời gian hoàn vốn: 5 năm (phù hợp với thời gian trả nợ).
4.3. Phân tích độ nhạy của dự án
- Khi chi phí tăng 4%
- Khi doanh thu giảm 4%
54
* Khi chi phí tăng 4%:
Bảng 22: Độ nhạy của dự án khi chi phí tăng 4%
Đơn vị: Triệu đồng
Khoản mục Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10
Doanh thu 47873 57447 57447 57447 57447 57447 57447 57447 57447 57447
Chi phí hoạt động 34180 41016 41016 41016 41016 41016 41016 41016 41016 41016
Khấu hao 9970 9970 9970 9970 9970 6350 6350 2252 2252 2252
LN trước thuế và lãi vay 3723 6461 6461 6461 6461 10081 10081 14179 14179 14179
Lãi vay 3600 2880 2160 1440 720
Lợi nhuận trước thuế 123 3581 4301 5021 5741 10081 10081 14179 14179 14179
Thuế TNDN 34.5 1002.8 1204.4 1406.0 1607.6 2822.8 2822.8 3970.2 3970.2 3970.254
Lợi nhuận sau thuế 89 2579 3097 3615 4134 7259 7259 10209 10209 10209
Dòng tiền hàng năm từ dự án 13659 15429 15227 15025 14824 13609 13609 12461 12461 12461
Tính toán các chỉ số:
LN trước thuế/DT (%) 0.26 6.23 7.49 8.74 9.99 17.55 17.55 24.68 24.68 24.68
LN sau thuế/Vốn tự có(%) 0.20 5.85 7.03 8.21 9.38 16.48 16.48 23.17 23.17 23.17
LNST/Tổng VĐT(%) 0.11 3.07 3.68 4.30 4.92 8.63 8.63 12.14 12.14 12.14
NPV 9445
IRR(%) 0.16
(Nguồn: Báo cáo thẩm định dự án đầu tư - P. khách hàng DN vừa và nhỏ)
Nhận xét: Như vậy, nếu chi phí của dự án tăng 4%, NPV = 9.445 triệu đồng > 0, tỷ suất hoàn vốn nội bộ của dự án đạt
16% cao hơn lãi suất vay ngân hàng và tỷ suất chiết khấu dự kiến. Do đó dự án vẫn đảm bảo hiệu quả và khả năng trả nợ.
55
* Khi doanh thu giảm 4%:
Bảng 23: Độ nhạy của dự án khi doanh thu giảm 4%
Đơn vị: Triệu đồng
Khoản mục Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10
Doanh thu 45958 55149 55149 55149 55149 55149 55149 55149 55149 55149
Chi phí hoạt động 32865 39438 39438 39438 39438 39438 39438 39438 39438 39438
Khấu hao 9970 9970 9970 9970 9970 6350 6350 2252 2252 2252
LN trước thuế và lãi vay 3123 5741 5741 5741 5741 9361 9361 13459 13459 13459
Lãi vay 3600 2880 2160 1440 720
Lợi nhuận trước thuế -477 2861 3581 4301 5021 9361 9361 13459 13459 13459
Thuế TNDN -133.5 801.11 1002.7 1204.3 1405.9 2621.1 2621.1 3768.5 3768.5 3768.5
Lợi nhuận sau thuế -343 2060 2578 3097 3615 6740 6740 9691 9691 9691
Dòng tiền hàng năm từ dự án 13227 14910 14708 14507 14305 13090 13090 11943 11943 11943
Tính toán các chỉ số:
LN trước thuế/DT (%) -1.04 5.19 6.49 7.80 9.10 16.97 16.97 24.40 24.40 24.40
LN sau thuế/Vốn tự có(%) -0.78 4.68 5.85 7.03 8.21 15.30 15.30 22.00 22.00 22.00
LNST/Tổng VĐT(%) -0.41 2.45 3.07 3.68 4.30 8.02 8.02 11.52 11.52 11.52
NPV 6897
IRR (%) 0.15
(Nguồn: Báo cáo thẩm định dự án đầu tư - P. khách hàng DN vừa và nhỏ)
Nhận xét: Như vậy, nếu doanh thu của dự án giảm 4%, NPV = 6.897 triệu đồng > 0, tỷ suất hoàn vốn nội bộ của dự án
đạt 15% cao hơn lãi suất vay ngân hàng và tỷ suất chiết khấu dự kiến. Do đó dự án vẫn đảm bảo hiệu quả và khả năng trả nợ.
56
4.4. Kế hoạch vay vốn và trả nợ
* Kế hoạch vay vốn:
- Số tiền cho vay: 30.000.000.000 đồng (Ba mươi tỷ đồng chẵn)
- Phương thức cho vay: Cho vay theo dự án đầu tư
- Mục đích: Thực hiện toàn bộ gói thầu số 1 (thiết kế, cung cấp thiết bị,
hướng dẫn giám sát thi công xây dựng, lắp đặt, chạy thử, đào tạo và chuyển
giao công nghệ) thuộc dự án đầu tư dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương
hầm lò.
- Hình thức phát tiền vay: nhận nợ bằng VNĐ để mua ngoại tệ theo tỷ
giá của NHCT tại ngày nhận nợ để thanh toán cho nhà cung cấp theo hợp
đồng giao nhận thầu.
- Thời gian vay: 06 năm (trong đó thời gian giải ngân ân hạn: 01 năm)
- Lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm 12 tháng trả lãi sau của NHCTVN
+ 3,5%/năm nhưng không thấp hơn 12%/năm.
- Tiến độ giải ngân để thanh toán cho nhà thầu: Tổng giá trị hợp đồng
giao nhận thầu 1.829.413 USD, trong đó:
+ 10% tổng giá trị hợp đồng trị giá 182,941.3 USD và 50% tiền đào tạo
và chuyển giao công nghệ trị giá 90.000 USD: Công ty đã thanh toán bằng
vốn tự có.
+ Sau khi giao nhận xong vật tư thiết bị trọn bộ sẽ thanh toán 70% giá
trị bằng phương thức tín dụng chứng từ. Vật tư thiết bị trọn bộ được giao làm
3 chuyến hàng, do đó Công ty đề nghị Ngân hàng xem xét mở 03 thư tín dụng
và thanh toán theo từng phần:
57
Bảng 24: Giá trị vật tư thiết bị dự án Dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ
tương an toàn hầm lò
ĐVT: USD
Chi tiết Giá trị
Thời gian
giao
hàng dự
kiến
Thanh
toán 70%
bằng
phương
thức L/C
Chuyến hàng 1: Thiết bị chính (bao
gồm cả chi phí thiết kế)
877.081,5
Cuối
06/2007
613.957,05
Chuyến hàng 2: ống thép cấp thoát
nước
49.339,5
Cuối
07/2007
34.537,65
Chuyến hàng 3: Máy đóng thuốc 323.320,0
Cuối
8/2007
226.324
Tổng cộng 1.249.741 874.818,7
(Nguồn: Báo cáo thẩm định dự án đầu tư - P. khách hàng DN vừa và nhỏ)
+ Giá trị còn lại của hợp đồng giao nhận thầu trị giá 681.653 USD sẽ
thanh toán TTR sau khi chủ đầu tư ký biên bản hoàn thành từng hạng mục.
(Giá trị này nhà thầu yêu cầu phải có bảo lãnh thanh toán của Ngân hàng phía
chủ đầu tư).
* Kế hoạch trả nợ:
- Trong thời gian ân hạn: không phải trả nợ gốc, trả lãi 3 tháng 1 lần
vào ngày cuối tháng của tháng thứ ba tính trên dư nợ thực tế.
- Trong thời gian trả nợ:
+ Trả nợ gốc thành 20 kỳ hạn, định kỳ 3 tháng một lần vào ngày cuối
tháng của tháng thứ 3, số tiền 1.500 triệu đồng/kỳ hạn.
58
+ Trả lãi 3 tháng một lần vào ngày cuối tháng của tháng thứ 3.
Lịch trả nợ gốc và lãi cụ thể sẽ được thoả thuận lại sau khi đã giải ngân
xong.
- Nguồn trả nợ: từ 60% nguồn khấu hao, 50% lợi nhuận sau thuế của dự
án và các nguồn thu hợp pháp khác của Công ty.
4.5. Phân tích rủi ro
+ Rủi ro do nhu cầu sản phẩm giảm: Sản phẩm thuốc nổ nhũ tương an
toàn hầm lò chưa có mặt trên thị trường Việt Nam mà phải nhập khẩu với giá
rất đắt. Mặt khác theo quy hoạch phát triển ngành than đến năm 2020 của
Chính phủ thì nhu cầu sử dụng loại sản phẩm này cho việc khai thác than
ngày càng tăng. Do vậy, độ rủi ro khi đầu tư dự án dây chuyền sản xuất thuốc
nổ nhũ tương hầm lò là tương đối thấp.
+ Rủi ro cạnh tranh: Với việc đầu tư dự án trên, sản phẩm thuốc nổ nhũ
tương hầm lò sẽ là sản phẩm độc quyền trên thị trường Việt Nam. Đồng thời
với giá bán cạnh tranh (giảm từ 2,5 dến 8 triệu đồng/tấn so với các sản phẩm
cùng loại nhập khẩu), sản phẩm thuốc nổ này vừa đáp ứng được nhu cầu sử
dụng ngày càng tăng ở trong nước, vừa thay thế các sản phẩm thuốc nổ nhập
ngoại với giá đắt, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm.
+ Rủi ro từ chi phí: dự kiến nếu tổng chi phí sản xuất của dự án tăng
4% thì dự án vẫn có hiệu quả, đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng (theo bảng
tính toán độ nhạy của dự án).
+ Phân tích rủi ro hoàn trả vốn vay: Chủ đầu tư dự án là Công ty Công
nghiệp hóa chất mỏ - TKV, một đơn vị có chức năng sản xuất kinh doanh đặc
thù, hoạt động hiệu quả và là khách hàng truyền thống, uy tín của Ngân hàng.
Mặt khác khoản vay có tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay nên đảm bảo
khả năng trả nợ cho Ngân hàng.
59
C. Kết luận
- Dự án "Dây chuyền sản xuất thuốc nổ an toàn nhũ tương hầm lò" là
một dự án góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng của thuốc nổ, đảm
bảo an toàn trong các mỏ hầm lò có khí và bụi nổ, phù hợp với chủ trương
hiện đại hoá ngành vật liệu nổ công nghiệp. Dự án khả thi, có hiệu quả, đảm
bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng trong thời hạn vay vốn.
- Dự án đáp ứng đủ các điều kiện vay vốn của ngân hàng.
- Chủ đầu tư là Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ - TKV với ngành
nghề kinh doanh đặc thù, hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục phát triển có
tình hình tài chính lành mạnh, khả năng tự chủ tài chính và thanh toán các
khoản nợ đến hạn. Mặt khác trong quan hệ tín dụng, Công ty luôn thể hiện uy
tín của mình, thực hiện vay vốn trả nợ gốc và lãi đầy đủ đúng hạn và là khách
hàng truyền thống của Ngân hàng.
- Cho vay đầu tư dự án: "dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương an
toàn hầm lò" với số tiền 30 tỷ đồng sẽ đem lại các nguồn thu cho Ngân hàng:
+ Thu lãi tiền vay: 10.350 triệu đồng
+ Thu từ phí mở và thanh toán L/C: 1.500 USD
+ Thu phí thanh toán TTR: 1.630 USD
+ Thu phí bảo lãnh thanh toán: 5.000 USD
- Việc cho vay đối với Công ty không những đem lại nguồn thu từ lãi
tiền vay mà còn làm tăng nguồn thu dịch vụ từ phí mở L/C, thanh toán TTR,
phí chuyển tiền, góp phần làm tăng tăng lợi nhuận của chi nhánh, đồng thời
duy trì được mối quan hệ với khách hàng truyền thống.
Vì vậy, đề nghị Ban Giám đốc duyệt cho vay dự án "Dây chuyền sản
xuất thuốc nổ nhũ tương an toàn hầm lò" đối với Công ty Công nghiệp Hóa
chất mỏ như sau:
60
- Số tiền cho vay: 30.000.000.000 đồng (Ba mươi tỷ đồng chẵn)
- Phương thức cho vay: Cho vay theo dự án đầu tư
II. Đánh giá về công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng
Công Thương Hoàn Kiếm
1. Đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư: Dây chuyền sản
xuất thuốc nổ nhũ tương an toàn hầm lò
Qua việc nghiên cứu cụ thể dự án: "Dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ
tương an toàn hầm lò", ta có thể có một số đánh giá về công tác thẩm định tài
chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm như sau:
- Về nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư: "Dây chuyền sản xuất
thuốc nổ nhũ tương an toàn hầm lò" được thẩm định dựa trên hệ thống các chỉ
tiêu phân tích tài chính đầy đủ, việc thẩm định tài chính dự án cũng được dựa
trên những số liệu khá chính xác do số liệu này đã được xác minh lại.
- Về phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư: dự án được thẩm
định theo phương pháp trình tự kết hợp với phương pháp thẩm định dựa vào
phân tích độ nhạy của dự án.
- Về quy trình thẩm định: các bước tiến hành thẩm định dự án trên đã
được thực hiện đầy đủ chính xác theo quy trình thẩm định do Ngân hàng
Công Thương Việt Nam quy định.
- Thông tin phục vụ cho cán bộ thẩm định chủ yếu là thông tin từ khách
hàng vay vốn.
- Dự án này được cán bộ am hiểu lĩnh vực mà dự án dự kiến đầu tư,
nhiều kinh nghiệm tác thẩm định.
2. Đánh giá chung về công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư của
Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm
61
2.1. Những kết quả đạt được
2.1.1. Về quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư
Hiện nay Ngân hàng Công Thương Việt Nam đã ban hành quy trình
cho vay dự án đầu tư. Điều này tạo ra sự thống nhất trong thẩm định của toàn
bộ hệ thống Ngân hàng. Quy trình thẩm định đã được hướng dẫn rõ ràng, đầy
đủ và chi tiết từng yếu tố phải xem xét, tạo thuận lợi cho cán bộ thẩm định có
thể nhìn nhận dự án toàn diện về mọi mặt. Các khâu từ tiếp nhận hồ sơ, thu
thập phân tích thông tin, rồi tiến hành thẩm định về thu đầu tư, về tính chất
pháp lý của dự án, thẩm định về phương diện của thị trường, phương diện kỹ
thuật, phương diện tài chính,… đều được đặt trong một quy trình hợp lý, kết
hợp chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau tạo nên chất lượng của công tác thẩm
định dự án.
Qua đó ta thấy:
- Phân định rõ về quyền hạn và trách nhiệm đối với cán bộ, các phòng
liên quan.
- Quy rõ trình tự tác nghiệp, phối hợp thực hiện các bước công việc,
xác định rõ nội dung cơ bản cần phải tiến hành, phục vụ cho việc phán quyết
tín dụng trung và dài hạn, bảo lãnh vay vốn.
2.1.2. Về phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư
Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư được tiến hành trên sự kết
hợp phương pháp thẩm định theo trình tự và phương pháp thẩm định dựa vào
phân tích độ nhạy.
Trong khi thẩm định, ngoài tuân thủ những quy chế, hướng dẫn của
Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính,…
NHCT Hoàn Kiếm cũng có phương pháp nghệ thuật riêng tạo nên chất lượng
cao trong công tác thẩm định.
2.1.3. Về nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư
62
Việc thẩm định tài chính dự án đầu tư nằm trong một quy trình thẩm
định thống nhất được ban hành bởi Ngân hàng Công Thương Việt Nam.
Thẩm định tài chính như là khâu thẩm định cuối cùng sau khi đã tiến hành
thẩm định các khía cạnh khác của dự án đầu tư như: khía cạnh thị trường, khía
cạnh kỹ thuật, khía cạnh tổ chức quản lý thực hiện dự án, khía cạnh phân tích
môi trường xã hội,… Để thẩm định tài chính dự án đầu tư một cách chính xác,
cán bộ thẩm định cần phải xác minh tính chính xác của nguồn số liệu do chủ
đầu tư cung cấp. Điều này được Ngân hàng đặc biệt quan tâm bởi các nguồn
số liệu này là dữ liệu quan trọng để tính toán các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả
tài chính dự án đầu tư.
2.1.4. Về nguồn thông tin phục vụ cho công tác thẩm định tài chính
dự án đầu tư
Từ nguồn số liệu do khách hàng cung cấp, cán bộ thẩm định tiến hành
phân tích, đánh giá độ chính xác của các nguồn thông tin thông qua việc so
sánh với các dự án tương tự, hoặc đánh giá thông qua việc nghiên cứu thị
trường. Do đó Ngân hàng đã xử lý tốt nguồn thông tin đầu vào của dự án.
Bên cạnh nguồn thông tin do chủ dự án cung cấp, Ngân hàng rất chú
trọng những nguồn thông tin khai thác từ các phương tiện thông tin đại chúng,
từ hệ thống Ngân hàng, từ các cơ quan quản lý Nhà nước,… Đồng thời, việc
thu nhập thông tin trực tiếp cũng luôn được coi trọng, Ngân hàng không chỉ
căn cứ vào những báo cáo tài chính mà quan trọng hơn là những hoạt động cụ
thể, từ những người lao động cụ thể ở doanh nghiệp. Nguồn thông tin này đôi
khi lại chính xác hơn cho công tác thẩm định.
2.1.5. Về cán bộ thẩm định tài chính dự án đầu tư
Hiện nay, công tác thẩm định dự án đầu tư do hai phòng đảm nhận đó
là phòng dịch vụ khách hàng và phòng quản lý rủi ro. Cán bộ thẩm định đều
là những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, đồng thời luôn
63
có ý thức trau dồi học hỏi thêm kiến thức nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của hoạt động thẩm định.
Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm cũng chú ý phân công cán bộ
thẩm định chuyên môn hoá theo từng ngành, lĩnh vực đầu tư. Ngoài ra Ngân
hàng rất chú ý đến công tác đạo tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ thẩm
định. Ngân hàng đã liên tục cử cán bộ tham gia các khoá bồi dưỡng nghiệp vụ
cho NHCT Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước thành phố Hà Nội, ngay tại Ngân
hàng cũng tổ chức những buổi hội thảo về chuyên môn. Những công tác này
đã tạo điều kiện nâng cao chất lượng làm việc tài Ngân hàng nói chung và
công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư nói riêng.
2.2. Những tồn tại và nguyên nhân
2.2.1. Những tồn tại
Tuy đạt được những kết quả rất tốt ở trên nhưng trong công tác thẩm
định của NHCT Hoàn Kiếm vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định, chính
những hạn chế này đã làm cho chất lượng thẩm định của Ngân hàng còn chưa
cao như mong muốn, và Ngân hàng vẫn không tránh khỏi những dự án không
hiệu quả. Sau khi cho vay nhiều lần phải giảm lãi suất hay gia hạn nợ, gây
khó khăn cho ngân hàng.
- Về quy trình thẩm định:
+ Hoạt động thẩm định tại Ngân hàng được tiến hành bởi hai phòng
dịch vụ khách hàng và quản lý rủi ro. Chỉ có phòng khách hàng được tiếp xúc
trực tiếp với khách hàng, còn phòng quản lý rủi ro chủ yếu dựa vào dự án do
khách hàng cung cấp. Do đó dễ dẫn đến những ý kiến khác nhau.
+ Quy trình thẩm định được ban hành chung cho tất cả các dự án xin
vay vốn tại Ngân hàng. Tuy nhiên, trên thực tế không phải dự án nào cũng
giống nhau nên cần có những hướng dẫn cụ thể cho từng loại dự án đầu tư để
đảm bảo chất lượng công tác thẩm định.
- Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư
64
+ Việc thẩm định doanh thu của dự án đầu tư thường được cán bộ thẩm
định đánh giá theo cảm tính hoặc theo kế hoạch của doanh nghiệp, giá bán sản
phẩm thường dựa vào đơn đặt hàng mà chưa phân tích dựa vào yếu tố cung
cầu.
+ Nhiều khoản mục chi phí khi xác định chi phí đầu tư được Ngân hàng
bỏ qua hoặc chấp nhận định mức chi phí do khách hàng đưa ra.
+ Ngân hàng chưa quan tâm đến thời gian thu hồi vốn đầu tư, điều này
ảnh hưởng đến thời gian trả nợ của dự án, và ảnh hưởng đến khả năng cho
vay các dự án khác của Ngân hàng.
+ Thẩm định kỹ thuật gặp nhiều khó khăn do cán bộ thẩm định chủ yếu
là tốt nghiệp các trường Đại học khối Kinh tế, nên không có chuyên môn sâu
về kỹ thuật.
- Về phương pháp thẩm định
Hiện tại Ngân hàng đang áp dụng hai phương pháp là thẩm định theo
trình tự và thẩm định dựa vào phân tích độ nhạy. Tuy nhiên phương pháp so
sánh chỉ tiêu là một trong những phương pháp quan trọng để đánh giá tính
hiệu quả về mặt tài chính của dự án đầu tư.
Do các dự án khác nhau sẽ được thẩm định theo những phương pháp
khác nhau, mà mỗi phương pháp có những ưu nhược điểm riêng của nó.
Chính vì vậy mà các chỉ tiêu đánh giá của dự án vẫn có những sai xót nhất
định. Thông thường các cán bộ tín dụng thường tính toán tất cả các chỉ tiêu
sau đó dựa theo cảm nhận tính chủ quan của dự án và tính hiệu quả của nó mà
lựa chọn những mục tiêu phù hợp. Như vậy là đôi khi chỉ tiêu mà ngân hàng
sử dụng không phản ánh chính xác về hiệu quả của dự án.
- Về cán bộ thẩm định
Hiện nay, công tác phân công quản lý khách hàng của các NHTM Việt
Nam nói chung và NHCT Hoàn Kiếm nói riêng chưa có sự phân công cán bộ
tín dụng theo ngành nghề kinh tế rõ ràng. Cán bộ tín dụng làm việc chủ yếu
65
theo kiểu đa năng, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm song không đi chuyên sâu
vào một ngành cụ thể nào nên không có nhiều kiến thức chuyên ngành hẹp.
Nếu cán bộ ngân hàng không có kiến thức chuyên môn của riêng mình về
chuyên ngành cần thẩm định trong dự án của khách hàng sẽ đưa ra những đánh
giá sai, gây bức xúc cho doanh nghiệp hoặc ngược lại, bị doanh nghiệp thông
tin sai mà không biết, gây ra những quyết định sai lầm trong cho vay.
2.2.2. Nguyên nhân
∗ Nguyên nhân khách quan
- Hiện nay hệ thống chính sách pháp luật về hoạt động cho vay của các
Ngân hàng thương mại đang được sửa đổi và bổ sung, có nhiều thay đổi đòi
hỏi cán bộ thẩm định phải thường xuyên cập nhật thông tin để kịp thời thay
đổi theo những điều chỉnh của pháp luật.
Về môi trường pháp lý, hầu hết các văn bản còn chồng chéo nhau tạo
nên những kẽ hở không có những hữu hiệu đối với chủ đầu tư. Thêm vào đó
các văn bản được ban hành thường xuyên có sự thay đổi làm cho đầu tư trở
nên không ổn định, làm cho việc đánh gia dự án cũng như việc dự đoán trước
các tình hình đều không chính xác, dẫn đến ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả
của dự án.
Các văn bản thẩm định trước khi đưa đến ngân hàng đôi khi đã được
các cơ quan có thẩm quyền thẩm định trước dẫn đến công tác thẩm định của
ngân hàng chỉ là thủ tục, nó làm mất tính tự chủ, độc lập của ngân hàng. Như
vậy hoạt động của NHCT Hoàn Kiếm sẽ bị ảnh hưởng bởi những cơ quan
Nhà nước như Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Công Thương
Việt Nam,…
- Sự phối hợp giữa các Ngân hàng thương mại còn hạn chế. Do đó ảnh
hưởng tới chất lượng nguồn thông tin về khách hàng vay vốn.
Không những thế, sự xuất hiện của nhiều Ngân hàng nước ngoài, Ngân
hàng cổ phần đã làm giảm phần lớn thị phần của các Ngân hàng quốc doanh
66
nói chung và của ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm nói riêng. Khách hàng
giờ đây có nhiều sự lựa chọn hơn, và ngược lại, về phía ngân hàng lại có ít cơ
hội chọn lựa cân nhắc những dự án hiệu quả hơn. Vì sức ép cạnh tranh, Ngân
hàng muốn tận dụng tối đa, đáp ứng tối đa những khách hàng tới với mình, vì
vậy mà đôi khi công tác thẩm định bị xem nhẹ sau mục tiêu về tăng dư nợ hay
tăng tỉ trọng cho vay trung dài hạn trong cơ cấu cho vay.
- Khả năng lập và quản lý dự án của chủ đầu tư hạn chế nên dự án được
lập thường không bám sát thực tế, có nhiều biến động khi đi vào thực tế. Điều
này gây khó khăn cho cán bộ thẩm định vì không được tiếp cận với dự án
hoàn chỉnh và đã được chuẩn hóa.
67
∗ Nguyên nhân chủ quan
- Yếu tố con người chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác thẩm định
tài chính dự án đầu tư. Cán bộ thẩm định thường gặp khó khăn trong bước
thẩm định thị trường, thẩm định kỹ thuật của dự án ảnh hưởng tới chất lượng
thẩm định tài chính. Trong quá trình thẩm định còn do các giới hạn như về
thời gian và năng lực nên còn chưa sáng suốt phát hiện ra những hạn chế của
dự án làm cho chất lượng thẩm định chưa cao. Một điều cũng ảnh hưởng lớn
đến công tác thẩm định đó là các văn bản được ban hành và sửa đổi liên tục
làm cho các cán bộ tín dụng tiếp cận không kịp thời gây ra những thiếu sót
nhất định.
- Thông tin phục vụ công tác thẩm định mang tính chắp vá, cập nhật
chậm do chủ yếu được lấy từ các nguồn khác nhau và hồ sơ của khách hàng.
- Hiện tại Ngân hàng còn thiếu nhiều trang thiết bị hiện đại phục vụ cho
phân tích, dự báo.
- Và một nguyên nhân cũng có gây ảnh hưởng đến hoạt động thẩm định
đó là vấn đề địa bàn hoạt động của ngân hàng: còn quá chật hẹp, lại nằm trong
khu phố cổ không thuận lợi cho việc trao đổi thông tin với khách hàng,…
68
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN
HÀNG CÔNG THƯƠNG HOÀN KIẾM
I. Giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự
án đầu tư tại NHCT Hoàn Kiếm
1. Coi trọng công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ tại Ngân
hàng chính là mấu chốt nâng cao chất lượng công tác thẩm định
trong toàn bộ hệ thống
Năng lực của cán bộ thẩm định là yếu tố quan trọng nhất, quyết định
chất lượng của công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư. Do đó, để hoàn
thiện công tác thẩm định cần phải hoàn thiện yếu tố con người. Với cán bộ
thẩm định đòi hỏi phải có trình độ, hiểu biết và phẩm chất đạo đức vì họ chính
là những người thu thập và xử lý thông tin cần thiết của dự án đầu tư.
- Để có được những cán bộ giỏi, kinh nghiệm và đạo đức tốt, trước hết
ngân hàng cần phải chú trọng khâu tuyển dụng. Trong tuyển chọn, bố trí cán
bộ cần kết hợp hài hòa giữa năng lực chuyên môn và tư chất đạo đức. Cần
hướng dẫn cho nhân viên mới nắm rõ mục tiêu, quy định của Ngân hàng và
các chế độ chính sách pháp luật liên quan.
- Trong công việc không chỉ đòi hỏi cán bộ có chuyên môn giỏi, năng
động linh hoạt mà còn đòi hỏi có đạo đức, kinh nghiệm, khả năng giao tiếp
với khách hàng, thu hút khách hàng, nhạy bén với thông tin… Muốn thế ngân
hàng phải tạo ra các hoàn cảnh điều kiện phù hợp để cán bộ mạnh dạn và phát
huy hết những phẩm chất đó của mình.
- Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định. Ngân hàng cần
thường xuyên cho các cán bộ thẩm định tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn về
69
nghiệp vụ thẩm định, các buổi tọa đàm trao đổi kinh nghiệm, cung cấp thông
tin thẩm định,…
- Ngân hàng nên có những đãi ngộ hợp lý với những cán bộ làm việc
tốt, có thành tích tốt để tạo cho họ một sự động viên khích lệ trong công việc.
Hiện nay tại Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm cán bộ tín dụng phải làm
luôn cả công việc thẩm định do đó có quá nhiều công việc chồng chất nhau
dẫn đến hiệu quả không cao. Ngân hàng nên có một phòng thẩm định riêng để
giúp cán bộ thẩm định làm việc có hiệu quả hơn.
2. Nội dung, phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư cần
đầy đủ, khoa học và chính xác hơn
- Có thể nói rằng thẩm định tài chính là khâu cần thiết nhất trong việc
xác định dự án có hiệu quả hay không. Chính vì vậy cần quan tâm hơn đến
khâu thẩm định tài chính dự án đầu tư. Trước hết để hỗ trợ cho cán bộ thẩm
định, Ngân hàng có thể xây dựng những quy trình, phương pháp thẩm định tài
chính cụ thể cho các dự án phân theo nhóm ngành nghề nhất định để cán bộ
thẩm định có thể tránh hay chú trọng đối với những dự án có đặc điểm, điều
kiện khác nhau. Tuy vậy khi thẩm định một dự án phải thẩm định đầy đủ các
nội dung trong công tác thẩm định, và trong từng nội dung phải xem xét kỹ
tìm những giải pháp hợp lý để không mang tính hình thức, phải khoa học,
chính xác và đáp ứng được mục tiêu chung.
- Chú ý thẩm định tính đầy đủ của vốn đầu tư
Ngân hàng cần xem xét đầy đủ từng bộ phận trong tổng vốn đầu tư:
Vốn đầu tư cho tài sản cố định, vốn lưu động dòng, vốn dự phòng, vốn tài trợ
cho các chi phí khác. Trong đó cần chú ý đến vốn đầu tư cho tài sản cố định,
vì nó chiếm tỉ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư, ngân hàng cần căn cứ vào bản
thiết kế công trình để xem xét đầy đủ các hạng mục các thiết bị, số lượng và
đơn giá. Ngân hàng cần xem xét giá trị còn lại trên sổ sách, giá trị sau khi
đánh giá lại xem có hợp lý không. Chủ đầu tư thường giảm bớt tổng vốn đầu
70
tư xuống để dễ vay vốn ngân hàng hơn. Vì thế khi xem xét ngân hàng không
nên chú ý nhiều đến những bảm tường trình của chủ đầu tư mà cần xem xét
các bản thiết kế tuỳ theo các lĩnh vực mà tính toán tổng vốn đầu tư cho hợp lý
và chính xác. Điều này giúp ngân hàng tránh được những rủi ro cần thiết khi
dự án đi vào thực hiện như thiếu vốn, dự án đình trệ.
- Trong quá trình thẩm định về nguồn vốn vay cần chú ý khi đánh giá
về nguồn tài trợ, cần đặc biệt xem xét điều kiện cụ thể của từng nguồn vay:
Trước hết ngân hàng cần đánh giá xem dự án khi vay cần bao nhiêu vốn vay
và tỷ trọng của vốn chủ sở hữu chiếm có nhiều không. Thông thường các
ngân hàng thường cho không cho vay các dự án mà có vốn chủ sở hữu nhỏ.
Điều này lại ngược lại với tâm lý của chủ đầu tư, họ chỉ muốn đầu tư nhiều
nhờ nguồn vốn vay chứ không phải từ nguồn chủ sở hữu là chính. Chính vì
thế ngân hàng cần xem xét kĩ lưỡng dự án phân tích xem nguồn tài trợ gồm
những bộ phận nào, điều kiện của từng nguồn vay, nhất là về lãi suất, thời hạn
trả, từ đó đánh giá liệu dự án có gánh nặng về trả nợ hay không. Hai nguồn trả
nợ chính của dự án là lợi nhuận sau thuế và khấu hao, nhưng điều này được
ngân hàng rất ít quan tâm, vì thế khi rủi ro xảy ra chủ đầu tư không phải chỉ
trả nợ mỗi ngân hàng mà nhiều chủ nợ khác.
- Nâng cao độ chính xác khi dự toán các yếu tố doanh thu chi phí, dòng
tiền của dự án: Đây là khâu quan trọng, và khó khăn nhất. Để dự đoán được
các yếu tố này chính xác ngân hàng cần xem xét kĩ dự án. Các chỉ tiêu này
không phải chỉ dự đoán trong thời gian gần mà suốt cả đời của dự án.
Các chỉ tiêu tính toán về chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và các chỉ
tiêu phản ánh hiệu quả của dự án, ngân hàng cần tính toán một cách hợp lý,
chính xác theo các chỉ tiêu như chi phí cố định, chi phí biến đổi, tổng chi phí.
Ngân hàng cần đặc biệt chú ý đến nguồn nguyên liệu đầu vào, xem xét chúng
nhập từ trong nước hay nước ngoài, từ đó tính toán các chi phí hợp lý.
71
Để xác định được doanh thu ngân hàng phải chú trọng đến 3 yếu tố
chính đó là công suất thực hiện, mức tiêu thụ và giá bán sản phẩm, muốn dự
đoán được công suất thực hiện thì khâu thẩm định kĩ thuật phải chính xác.
Ngân hàng cần xem mức độ phù hợp của công nghệ và trang thiết bị về chủng
loại số lượng,… công việc này đòi hỏi cán bộ thẩm định phải hiểu biết về kỹ
thuật. Muốn dự đoán được mức tiêu thụ và giá bán sản phẩm thì khâu thẩm
định thị trường phải là chính xác. Ngân hàng có thể ngiên cứu đối thủ cạnh
tranh, nghiên cứu điểm mạnh yếu, cơ hội rủi ro của doanh nghiệp, của sản
phẩm, đánh giá chất lượng sản phẩm, tiến hành định vị sản phẩm trên thị
trường, đồng thời áp dụng các mô hình thống kê, kinh tế lượng để xác định
mức tiêu thụ và giá bán. Ngân hàng cũng nên tham khảo các dự báo về tình
hình kinh tế, tình hình thị trường.
- Lựa chọn những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính phù hợp với
những đặc điểm của từng dự án.
Trong quá trình thẩm định dự án có rất nhiều các phương pháp và chỉ
tiêu khác nhau. Dù ngân hàng có các dự đoán chính xác đến đâu thì cũng
không thể nói nó chính xác hoàn toàn được. Vì vậy cần tìm ra các chỉ tiêu phù
hợp với những dự án có những đặc điểm khác nhau, các chỉ tiêu mà ta thường
thấy đó là:
+ NPV: Khi sử dụng NPV như một tiêu chuẩn để đánh giá dự án đầu
tư, ta phải phân biệt giữa hai tình huống. Trường hợp thứ nhất ta coi dự án
đầu tư độc lập với những dự án khác. Trường hợp thứ hai ta phải lựa chọn
một trong các dự án loại trừ nhau. Khi sử dụng chỉ tiêu này Ngân hàng nên
tính với các mức lãi suất khác nhau, với những dự án dài hạn thì nên sử dụng
kết hợp với những phương pháp IRR, thời gian hoàn vốn.
+ IRR: Suất hoàn vốn đo lường tỷ lệ hoàn vốn của một dự án đầu tư, nó
cũng được sử dụng làm tiêu chuẩn để xem xét dự án. Tương tự NPV, khi sử
72
dụng IRR lên một tiêu chuẩn đầu tư ta cần phân biệt giữa hai trường hợp như
vậy. Chỉ tiêu này cũng rất được chú ý với những dự án dài hạn.
+ Chỉ tiêu hoàn vốn: Thời gian hoàn vốn (PP) của một dự án là độ dài
thời gian để thu hồi toàn bộ khoản đầu tư ban đầu của dự án. Theo phương
pháp đánh giá thời gian hoàn vốn, nếu rút ngắn được thời gian hoàn vốn sẽ tốt
hơn cho một dự án đầu tư. Chỉ tiêu này cho phép đo lường mức độ rủi ro của
dự án, và cũng là chỉ tiêu để ngân hàng đánh giá xem dự án có bảo đảm đủ
tiến độ hoàn trả nợ của dự án hay không?
+ Ngoài các chỉ tiêu trên ngân hàng còn có thể sử dụng các chỉ tiêu
khác như PI, tỷ lệ lợi ích chi phí - B/C, MIRR,…
Chỉ số doanh lợi (PI) là chỉ số phản ánh khả năng sinh lợi của dự án,
tính bằng tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền trong tương lai chia cho vốn
đầu tư bỏ ra ban đầu.
PI cho biết một đồng vốn đầu tư bỏ ra sẽ tạo ra bao nhiêu đồng thu
nhập. Thu nhập này chưa tính đến chi phí vốn đầu tư đã bỏ ra.
PI =
∑
CFt
(1 + k)t
CF0
PI càng cao thì dự án càng dễ được chấp nhận, nhưng tối thiểu phải
bằng lãi suất chiết khấu. Nếu không, chi phí cơ hội đã bỏ qua khi thực hiện dự
án không được bù đắp bởi tỷ suất sinh lợi của dự án.
Trường hợp các dự án là độc lập với nhau. Dự án nào có:
PI > 1: Chấp nhận dự án
PI < 1: Loại bỏ dự án
Trong trường hợp nguồn vốn bị giới hạn, chúng ta không thể xếp hạng
ưu tiên các dự án theo tiêu chuẩn NPV của nó. Thay vào đó, chúng ta sẽ xếp
hạng ưu tiên theo tỷ số hiện giá các khoản thu nhập trong tương lai so với vốn
đầu tư bỏ ra ban đầu tức là theo tiêu chuẩn tỷ số sinh lợi PI. Tuy nhiên tiêu
73
chuẩn PI sẽ không hoàn toàn có tác dụng trong trường hợp bị giới hạn tại bất
kỳ một năm nào đó trong suốt khoảng thời gian hoạt động của dự án.
Tỷ số lợi ích - chi phí kinh tế B/C: thông thường giá trị lợi ích và chi
phí kinh tế sẽ được quy chuyển về mặt bằng thời gian hiện tại. Khi tính chỉ
tiêu này cũng có thể tính theo giá trị lợi ích kinh tế tương đương bình quân
năm và chi phí kinh tương đương bình quân năm.
Khi chỉ tiêu B/C được sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội dự
án đầu tư thì dự án sẽ được chấp nhận khi B/C > 1 tức là khi tổng chi của dự
án quy về mặt bằng thời gian hiện tại lớn hơn tổng chi của dự án quy về mặt
bằng thời gian hiện tại. Ngược lại, khi B/C ≤ 1 thì dự án có thể bị bác bỏ hoặc
phải điều chỉnh lại dự án.
Nói chung với mỗi một dự án đầu tư ngân hàng chỉ nên áp dụng những
chỉ tiêu nào phù hợp để áp dụng. Sau đó tổng hợp lại và đưa ra quyết định
đúng đắn. Điều quan trọng trong việc tính toán các chỉ tiêu trên là ngân hàng
phải lấy một mức lãi suất chiết khấu hợp lý. Các ngân hàng thường lấy lãi
suất cho vay làm lãi suất chiết khấu nhưng điều này là không hợp lý. Ngân
hàng nên lấy lãi suất bình quân gia quyền làm lãi suất chiết khấu và khi tính
các chỉ tiêu nên lấy một vài mức lãi suất chiết khấu khác nhau.
- Thẩm định độ rủi ro và khả năng trả nợ của dự án cần chi tiết hơn:
+ Với độ rủi ro của dự án: Trong thời buổi hiện nay nền kinh tế thị
trường luôn luôn biến động, chính vì thế giá cả và mức tiêu thụ sản phẩm
cũng biến động theo. Sự lên xuống của các yếu tố này làm các dự đoán của
ngân hàng sai lệch so với ban đầu. Chính vì thế ngân hàng cần coi trọng khâu
thẩm định rủi ro của dự án hơn. Cần phải đưa ra các mức biến động khác nhau
để có thể xem xét độ rủi ro của dự án một cách hợp lý.
+ Thẩm định khả năng trả nợ: Khi một dự án đi vào thực hiện phải có
nguồn vốn đầu tư mà nguồn vốn này dự án không chỉ vay ngân hàng mà có
rất nhiều chủ nợ. Do đó, khi thu được lợi nhuận ngân hàng không thể lấy hết
74
phần cho vay mà chỉ lấy phần tỷ lệ nào đó. Vì vậy ngân hàng phải tìm hiểu nợ
chung của dự án phải trả và phải trả riêng ngân hàng. Ngoài ra, với những
nguồn trả nợ nhỏ hơn nguồn nợ phải trả thì ngân hàng phải yêu cầu chủ đầu tư
giải thích thêm các nguồn khác có thể dùng để trả nợ cho ngân hàng.
3. Nâng cao cơ chế điều hành, thu thập thông tin, công nghệ phát
triển
Một ngân hàng muốn hoạt động tốt không chỉ phụ thuộc vào cán bộ
công nhân viên trong ngân hàng mà quan trọng nhất đó là sự chỉ đạo đúng
hướng của ban lãnh đạo cấp trên. Phải biết coi hoạt động thẩm định là quan
trọng nhất để đưa ra quyết định cho vay hay không cho vay? Muốn vậy không
chỉ cấp trên chỉ đạo tốt mà cán bộ thẩm định cũng phải làm việc hết sức chính
xác và nghiêm ngặt.Tăng cường kiểm soát nội bộ, triển khai những quy chế
và hướng dẫn thẩm định dự án của NHCT Việt Nam.
- Trong thời đại thông tin đang bùng nổ, cạnh tranh gay gắt không chỉ
giữa các ngân hàng trong nước mà còn cả những ngân hàng nước ngoài. Vì
thế ngân hàng cần phải không ngừng hiện đại hoá trang thiết bị thông tin:
+ Các nguồn thông tin mà NHCT Hoàn Kiếm còn ít sử dụng đó là CIC,
từ Ngân hàng Nhà nước, NHCT Việt Nam cần được tăng cường hơn. Ngân
hàng cần tăng cường lắp đặt các phần mềm đang phát triển để thu thập thông
tin tốt hơn. Một dự án khi thẩm định nếu có nhiều thông tin sẽ giúp cán bộ
thẩm định đánh giá tôt hơn trong việc xem xét có khả thi hay không? Và giúp
ngân hàng tránh được những rủi ro nhất định xảy ra.
- Một vấn đề mà NHCT Hoàn Kiếm đã tìm cách khắc phục từ rất lâu đó
là vấn đề về trụ sở. Do nằm trong địa bàn phố cổ nên việc xây dựng mở rộng
ngân hàng là rất khó. Vì thế ngân hàng đã có kiến nghị lên NHCT Việt Nam
cần có trụ sở mới để sánh ngang với tầm vóc của ngân hàng. Nhưng song
song với việc kiến nghị, ngân hàng cần tích luỹ nguồn lực tài chính để mua
trụ sở mới.
75
II. Những kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư
tại Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm
1. Kiến nghị đối với Nhà nước và các Bộ ngành có liên quan
- Đề nghị Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các Bộ Tài chính, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Tổng cục Thống kê,… xây dựng đề án xác
định hệ thống chỉ tiêu thẩm định mang tính chuẩn mực cùng các ngưỡng đánh
giá cho từng ngành công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng cơ bản,… làm cơ sở
để so sánh, đánh giá dự án.
- Đề nghị các bộ, ngành cần phối hợp chặt chẽ trong việc thẩm định và
phê duyệt các dự án đầu tư, nâng cao trình độ, chất lượng thẩm định dự án.
- Nhà nước cần quy định rõ hơn trách nhiệm của chủ đầu tư và người
có thẩm quyền quyết định đầu tư, trách nhiệm của các bên đối với các kết quả
thẩm định trong nội dung dự án đầu tư. Đã là chủ đầu tư thì thoát ly khỏi chức
năng quản lý Nhà nước để tập trung vào công tác quản lý xây dựng, tổ chức
hạch toán, sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư.
- Nhà nước chỉ đạo các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện chế độ kế
toán, thống kê và thông tin báo cáo theo đúng quy định, thực hiện chế độ
kiểm toán bắt buộc tạo điều kiện giúp ngân hàng trong việc phân tích tình
hình tài chính doanh nghiệp, tài chính dự án.
2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Công Thương Việt Nam
- Thứ nhất về việc tổ chức hoạt động, Ngân hàng Công Thương Việt
Nam cần có những văn bản, quy định về công tác thẩm định phải hợp lý hơn
với những đặc điểm riêng của từng chi nhánh. Làm sao cho hoạt động của các
ngân hàng vừa nằm trong khuôn khổ pháp lý nhưng cũng phải tạo cho họ tính
độc lập, tạo cho ngân hàng nâng cao được tính tự chủ, tính linh động của
chính mình.
- Về việc thu thập, xử lý thông tin: Ngân hàng Công Thương Việt Nam
cần thiết lập mạng lưới thông tin để các ngân hàng trong nước có thể trao đổi
thông tin, nắm rõ tình hình và dặc điểm của từng khách hàng trong hệ thống
76
ngân hàng,giúp họ giải quyết tốt các rủi ro xảy ra. Ngân hàng Công Thương
Việt Nam nên tích luỹ nguồn năng lực về công nghệ, vật chất sẵn sàng có
những công nghệ mới áp dụng cho hệ thống ngân hàng.
- Ngân hàng Công Thương Việt Nam nên tăng cường công tác đào tạo
cán bộ ngân hàng, nâng cao trình độ, khả năng hoạt động của họ đặc biệt về
hoạt động thẩm định dự án.
- Một vấn đề mà Ngân hàng Công Thương Việt Nam cần chú ý hơn
đối với NHCT Hoàn Kiếm đó là vấn đề trụ sở. Trong những năm gần đây
NHCT Hoàn Kiếm đã phát triển một cách nhanh chóng và điều kiện về trụ sở
hiện thời không còn phù hợp ngang bằng với tầm vóc của ngân hàng nữa. Vì
thế ngân hàng cần tăng qui mô hoạt động, mở rộng trụ sở là hoàn toàn hợp lý
và chính đáng.
77
3. Kiến nghị đối với chủ đầu tư
- Đề nghị các chủ đầu tư nâng cao năng lực lập và thẩm định các dự án
đầu tư, chấp hành nghiêm chỉnh việc xây dựng và lập dự án theo đúng nội
dung quy định trong thông tư số 09/BKH/VPTĐ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
về xây dựng và thẩm định dự án.
- Các chủ đầu tư cần phải nhận thức đúng vai trò, vị trí của công tác
thẩm định dự án trước khi quyết định đầu tư để có những dự án thực sự có hiệu
quả. Các dự án phải được xác định đầu tư đúng tổng số vốn theo thời điểm xây
dựng, khắc phục tình trạng làm với khối lượng nhiều nhưng tính toán ít để dễ
được phê duyệt.
78
KẾT LUẬN
Qua các phần đã trình bày ở trên phần nào chúng ta cũng có thể thấy
được tầm quan trọng của hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư đối với
các ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm
nói riêng.
Công tác thẩm định là một công việc hết sức phức tạp, đòi hỏi Ngân
hàng phải luôn hoàn thiện dần qua thực tế chứ không được dừng lại ở lý
thuyết bởi thực tế hoạt động đầu tư luôn có sự biến động. Việc sớm hoàn
thiện một quy trình thẩm định, đưa vào một số chỉ tiêu mà các nước phát triển
đang sử dụng cùng với những giải pháp cụ thể về cơ chế chính sách, năng
lực,… là thực sự cần thiết để nâng cao chất lượng công tác thẩm định. Tuy
nhiên để làm được điều đó đòi hỏi phải có sự nỗ lực không chỉ riêng của
ngành Ngân hàng mà phải có sự phối hợp đồng bộ của các ngành, các cấp có
liên quan.
Cuối cùng, một lần nữa em xin cảm ơn cô giáo hướng dẫn Th.S
Nguyễn Thu Hà, cùng các cán bộ phòng Khách hàng Doanh nghiệp vừa và
nhỏ -
Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành
bài viết này.
79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đầu tư cho hệ thống thông tin và hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng
góp phần thẩm định hiệu quả dự án đầu tư, Nguyễn Mậu Sơn,
www.sbv.gov.vn.
2. Các báo cáo thường niên của Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm
3. Công tác thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của các
Ngân hàng thương mại Việt Nam nhìn từ góc độ chuyên môn hóa, ThS
Nguyễn Đức Thắng, www.hvnh.edu.vn.
4. Giáo trình Kinh tế đầu tư, TS. Từ Quang Phương, PGS.TS Nguyễn
Bạch Nguyệt - ĐH Kinh tế quốc dân, Nxb ĐH KTQD, năm 2007.
5. Giáo trình Lập dự án đầu tư, PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt - ĐH
KTQD, Nxb Thống Kê, năm 2005.
6. Lập và thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư, Đinh Thế Hiển,
Nxb Thống kê, năm 2002.
7. Luật Đầu tư, Quốc Hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2005.
8. Tài chính doanh nghiệp hiện đại, PGS.TS Trần Ngọc Thơ - ĐH Kinh
tế Tp. Hồ Chí Minh, Nxb Thống kê, năm 2005.
9. Thẩm định dự án đầu tư, Vũ Công Tuấn, Nxb Thành phố Hồ Chí
Minh, năm 2002.
10. Thẩm định tài chính dự án, Lưu Thị Hương, Nxb Tài chính, năm
2004.
11. Tình huống trong đầu tư, tài liệu cho các khóa học chuyên ngành
KTĐT, cao học và nghiên cứu sinh, TS. Nguyễn Hồng Minh, ĐH KTQD.
12. www.mpi.gov.vn
13. www.sbv.gov.vn
14. www.vietinbank.com.vn
80
81
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn huy động tại NHCT Hoàn Kiếm ..................................... 16
Bảng 2: Kết quả hoạt động tín dụng tại NHCT Hoàn Kiếm ...................................... 17
Bảng 3: Kết quả của các hoạt động dịch vụ khác tại NHCT Hoàn Kiếm ................... 18
Bảng 4: Các phương diện phân tích dự án ................................................................ 25
Bảng 5: Doanh thu hàng năm của dự án .................................................................... 26
Bảng 6: Chi phí hoạt động hàng năm của dự án đầu tư ............................................. 27
Bảng 7: Khấu hao hàng năm của dự án đầu tư .......................................................... 28
Bảng 8: Kế hoạch trả nợ của dự án đầu tư................................................................. 28
Bảng 9: Tổng hợp doanh thu - chi phí, lợi nhuận của dự án ...................................... 30
Bảng 10: Dòng tiền của dự án đầu tư ........................................................................ 31
Bảng 11: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CNHC Mỏ ................. 39
Bảng 12: Tình hình tài chính của công ty CNHC Mỏ ............................................... 41
Bảng 13: Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của công ty CNHC Mỏ .......................... 43
Bảng 14: Tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư dự án dây chuyền sản xuất thuốc
nổ nhũ tương an toàn hầm lò .................................................................................... 45
Bảng 15: Sản lượng và doanh thu dự án dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương an
toàn hầm lò ............................................................................................................... 48
Bảng 16: Chi phí hoạt động dự án dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương an toàn
hầm lò ...................................................................................................................... 48
Bảng 17: Khấu hao dự án dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương an toàn hầm lò .. 49
Bảng 18: Lãi vay dự án dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương an toàn hầm lò ..... 49
Bảng 19: Kết quả kinh doanh dự án dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương an
toàn hầm lò ............................................................................................................... 50
Bảng 20: Bảng tính điểm hoà vốn dự án dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương an
toàn hầm lò ............................................................................................................... 51
Bảng 21: Bảng cân đối trả nợ dự án dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương an
toàn hầm lò ............................................................................................................... 52
Bảng 23: Độ nhạy của dự án khi doanh thu giảm 4% ................................................ 55
Bảng 24: Giá trị vật tư thiết bị dự án Dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương an
toàn hầm lò ....................................................................................................... 57
82
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10504_4725.pdf