Luận văn Công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý theo pháp luật Việt Nam

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế về mọi mặt dẫn đến tất yếu phải hoàn thiện môi trường pháp lý nói chung trong đó có hoàn thiện pháp luật về CTLHD. Nhu cầu sử dụng DVPL của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước ngày một tăng nhanh, số lượng các vụ việc và tính phức tạp của chúng sẽ ngày một lớn hơn, khách hàng nhiều hơn và đa dạng hơn. Phạm vi hoạt động của các luật sư trong các CTLHD cũng được mở rộng, sự cạnh tranh giữa các luật sư trên thị trường DVPL ở trong nước và quốc tế cũng ngày một gay gắt do Việt Nam đã là thành viên của WTO. Để đáp ứng được yêu cầu trên, việc hoàn thiện pháp luật về CTLHD phải hướng tới mục tiêu chủ yếu và cuối cùng là tạo ra một hành lang pháp lý an toàn, đồng bộ, thống nhất, có tính khả thi cao nhằm bảo đảm đầy đủ cả về số lượng và chất lượng, trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức của đội ngũ luật sư – thành viên của CTLHD và tạo điều kiện để CTLHD hoạt động hiệu quả. Để làm được điều này luận án đã vạch ra một số định hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật về CTLHD sao cho phù hợp với yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp, phục vụ sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng định hướng và các giải pháp được luận án đưa ra có tính khả thi cao hay không còn phải chờ thực tiễn trả lời, với những căn cứ lý luận và thực tiễn đã được phân tích, đánh giá có liên quan đến định hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật về CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL, tác giả luận án tin tưởng rằng chúng có giá trị tham khảo nhất định đối với công tác lập pháp. Về phần mình, người viết sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm nhằm bổ sung những căn cứ lý luận và thực tiễn cho các giải pháp của luận án để bảo đảm cho các kiến nghị, đề xuất của tác giả luận án có tính thuyết phục hơn.

pdf168 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 684 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý theo pháp luật Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các CTLHD ở Việt Nam thƣờng là mô hình đóng kín giữa những thân hữu có thể tin tƣởng lẫn nhau. “Có nhiều cơ sở để dự báo mô hình kinh doanh chủ yếu của người Việt Nam trong một tương lai gần vẫn là doanh nghiệp vừa và nhỏ; sức mạnh của họ chủ yếu là niềm tin giữa những người trong một gia đình, dòng họ, bạn bè” [51, tr.338]. Vì vậy, một thành viên có quyền đại diện cho các thành viên còn lại trong việc ký kết giao dịch với bên thứ ba mà có thể không gặp bất kỳ trở ngại nào. Về lợi ích thứ hai, do ở các quốc gia khác thừa nhận hợp danh hữu hạn là mô hình chỉ cần ít nhất một TVHD và một TVGV nên việc khẳng định CTHD có tƣ cách pháp nhân sẽ làm cho đời sống pháp luật đƣợc ổn định lâu dài là chính xác. Thí dụ, trƣờng hợp một CTLHD thông thƣờng có hai luật sƣ là TVHD mà một trong hai thành viên này qua đời, nếu không tìm đƣợc TVHD khác để thay thế, công ty có thể dễ dàng chuyển sang hoạt động theo hình thức hợp danh hữu hạn bằng cách kết nạp thêm TVGV. Nhƣng ở Việt Nam thì lại khác, CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL khi gặp sự cố đối với TVHD thì có thể chấm dứt sự tồn tại của nó. Thí dụ, nếu CTHD chỉ có hai TVHD mà một ngƣời đột ngột qua đời thì công ty đứng trƣớc nguy cơ giải thể rất cao nếu thành viên còn lại không tìm đƣợc ngƣời để tiếp tục hợp danh bởi LDN (2014) yêu cầu số lƣợng TVHD trong công ty ở bất kỳ thời điểm nào cũng không đƣợc nhỏ hơn hai và pháp luật Việt Nam cũng chƣa dự liệu trƣờng hợp chuyển đổi từ CTHD thông thƣờng sang CTHD hữu hạn. 140 Theo tác giả luận án, CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL dù có tƣ cách pháp nhân hay không vẫn tham gia các quan hệ kinh doanh bình thƣờng với tƣ cách là một doanh nghiệp và các chủ thể thực hiện các giao dịch với công ty cũng luôn nhận thức đƣợc rằng mình giao kết với loại chủ thể nào và vì sao họ lựa chọn CTHD. Ở nhiều quốc gia, CTHD đơn giản chỉ là một thực thể kinh doanh có bản chất là các nhà đầu tƣ tin tƣởng nhau, cùng kinh doanh, tạo dựng thƣơng hiệu từ uy tín, kỹ năng nghề nghiệp và họ cùng nhau chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của chính liên kết mà mình tạo ra. Ở mỗi nƣớc, tùy thuộc vào nhu cầu phát triển kinh tế và chiến lƣợc phát triển thị trƣờng mà các nhà làm luật có những định hƣớng và cụ thể hóa khác nhau về các chủ thể kinh doanh cũng nhƣ tƣ cách pháp lý của chúng, trong đó có CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL. Thí dụ, ở các nƣớc theo hệ thống thông luật (common law) nhƣ Hoa Kỳ, trƣớc đây hợp danh chỉ đƣợc xem là một sự liên kết giữa các thành viên (legal aggregate hay aggregate theory), tức là một nhóm các cá nhân, hợp danh không có sự tồn tại độc lập với các thành viên của nó và không bao giờ đƣợc xem là một pháp nhân (separate legal entity). Vì thế, hợp danh không thể đi kiện hoặc bị kiện dƣới danh nghĩa của chính nó. Hơn nữa, về nguyên tắc, hợp danh cũng không thể tồn tại liên tục, bất cứ khi nào một thành viên ra khỏi hợp danh, nó sẽ bị giải thể. Ngày nay thì ngƣợc lại, đa số các bang theo UPA (1997) coi hợp danh là một thực thể tách biệt với các thành viên của nó (pháp nhân) đối với hầu hết các mục đích. Việc coi hợp danh là một thực thể độc lập thể hiện ở những điểm sau: (i) Tài sản của hợp danh tách biệt với tài sản của thành viên; (ii) Các thành viên phải chịu trách nhiệm với tƣ cách là ngƣời đƣợc ủy thác của hợp danh; (iii) Mỗi thành viên đƣợc xem là một đại diện của hợp danh; và (iv) Hợp danh có thể đi kiện và bị kiện bằng tên của chính nó [106, tr.654]. Ở rất ít khía cạnh, UPA (1997) xem hợp danh là sự liên kết của các thành viên, hai trong số những khía cạnh quan trọng nhất là mọi thành viên vẫn phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ của hợp danh và hợp danh không phải là đối tƣợng chịu thuế. Nhƣ vậy, theo UPA (1997) thì hợp danh không đƣợc xem là pháp nhân ở một số mục đích và đƣợc coi là pháp nhân ở hầu hết các mục đích khác. Điều này cho thấy, LDN (2014) quy định tƣ cách pháp nhân của CTHD trong khi vẫn bắt các TVHD phải chịu trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ của công ty là giống mô hình hợp danh của đa số các bang ở Mỹ. Theo pháp luật Úc, mặc dù tất cả các công ty đều đƣợc coi là pháp nhân, nhƣng điều đó không có nghĩa là các nghĩa vụ của pháp nhân chỉ đƣợc thanh toán bằng tài sản riêng của chính nó, cũng không có nghĩa là các thành viên của pháp 141 nhân đều đƣợc hƣởng chế độ trách nhiệm hữu hạn, tức là cũng có pháp nhân mà các thành viên là chủ sở hữu của nó vẫn phải chịu trách nhiệm vô hạn. Thí dụ, công ty trách nhiệm vô hạn theo Luật Công ty của Úc là pháp nhân nhƣng trách nhiệm của thành viên là vô hạn [29, tr.57]. Các chủ nợ của loại công ty này không có quyền trực tiếp khởi kiện đòi các thành viên phải thanh toán số nợ mà công ty của họ không trả đƣợc trong khi công ty đó còn đang hoạt động. Do vậy, để thu hồi nợ, các chủ nợ của công ty sẽ phải tiến hành thủ tục đòi thanh lý công ty, khi tiến hành thanh lý công ty thì các nguyên tắc pháp lý về trách nhiệm vô hạn của thành viên sẽ đƣợc áp dụng, nếu tài sản của công ty không đủ đáp ứng việc thanh toán cho các chủ nợ, thì mỗi thành viên công ty sẽ phải chịu trách nhiệm không có giới hạn về các nghĩa vụ của công ty. Đặc điểm này tƣơng đối giống với chế độ trách nhiệm vô hạn của các TVHD trong CTHD của Việt Nam. Từ những phân tích ở trên, theo ngƣời viết, không nên quy định tƣ cách pháp nhân cho CTHD nói chung và CTLHD nói riêng. Lý do để loại bỏ tƣ cách pháp nhân của CTHD nói chung và CTLHD nói riêng nhằm thu hút các nhà đầu tƣ lựa chọn loại doanh nghiệp này nhƣ sau: Thứ nhất, nếu LDN quy định CTHD có tƣ cách pháp nhân thì vô hình chung thu nhập của một cá nhân sẽ bị đánh thuế hai lần đó là vừa chịu thuế thu nhập doanh nghiệp vừa chịu thuế thu nhập cá nhân. Thứ hai, bản chất khi quy định một tổ chức có tƣ cách pháp nhân là để đời sống pháp luật đƣợc đơn giản hóa và ổn định lâu dài, nhƣng theo phân tích ở trên thì CTHD ở Việt Nam không thật sự cần tƣ cách pháp nhân đến mức nhƣ thế. Thứ ba, việc quy định CTHD có tƣ cách pháp nhân sẽ trái với quy định tại Điều 74 của BLDS (2015) là pháp nhân có tài sản độc lập và phải tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. 3.2.6. Cần có sự thống nhất về vấn đề giải thể đối với công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý Đối với vấn đề giải thể, LLS (2012) không quy định điều kiện và trình tự, thủ tục giải thể đối với CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL nên sẽ áp dụng các quy định của LDN (2014) với tƣ cách là luật chung. Khoản 1(b) Điều 201 LDN (2014) quy định CTHD bị giải thể theo quyết định của tất cả các TVHD, tức là CTHD muốn giải thể tự nguyện thì cần phải đạt đƣợc sự tán thành của tất cả các TVHD theo nguyên tắc nhất trí. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 3 Điều 177 LDN (2014) về quyền quyết định các vấn đề quan trọng của HĐTV lại có quy định khác, đó là quyết định giải thể CTHD chỉ cần ít nhất ba phần tƣ (3/4) tổng số 142 TVHD chấp thuận. Nhƣ vậy, hai điều luật quy định về cùng một vấn đề nhƣng lại mâu thuẫn nhau. Vậy thì CTHD nói chung và CTLHD nói riêng bị giải thể khi có sự đồng ý của ba phần tƣ (3/4) số TVHD hay phải có sự nhất trí của tất cả các TVHD? Tác giả luận án cho rằng LDN (2014) nên quy định theo hƣớng CTHD sẽ bị giải thể khi có ít nhất ba phần tƣ (3/4) số TVHD nhất trí bởi vì tỷ lệ đó cũng là khá lớn rồi, không nên cố duy trì một công ty khi mà đa số TVHD không muốn tiếp tục kinh doanh trong đó nữa. Đối với trƣờng hợp giải thể theo quyết định của tòa án mà CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL phải thực hiện trên tinh thần của Điều 203 LDN (2014) cũng phải làm rõ. Hiện nay chƣa có văn bản hƣớng dẫn tòa án sẽ giải thể công ty trong những trƣờng hợp nào. Mặc dù Bộ luật Hình sự (2015) đã có quy định xử lý đối với pháp nhân thƣơng mại tại Điều 79 nhƣng theo quy định này thì tòa án chỉ có thẩm quyền tuyên bố đình chỉ đối với hoạt động của công ty mà không có thẩm quyền giải thể công ty. Pháp luật nhiều nƣớc cũng cho phép tòa án ra quyết định giải thể công ty trong một số trƣờng hợp nhất định nhƣng họ xác định rõ các trƣờng hợp công ty bị tòa án ra quyết định giải thể. Thí dụ, theo pháp luật của Hoa Kỳ, tòa án có quyền ra quyết định giải thể công ty khi thỏa mãn một số điều kiện nhất định nhƣ khi có bằng chứng rõ ràng rằng sự tồn tại của công ty là thiếu tính thực tế (hoạt động kinh doanh nếu tiếp tục đƣợc tiến hành thì chắc chắn công ty sẽ bị thua lỗ) [159, Điều 801]. Còn ở Anh khi có các căn cứ tại Điều 35 Luật Hợp danh (1890) sửa đổi năm 2002 thì tòa án cũng ra quyết định giải thể công ty. Những trƣờng hợp đó là: khi một thành viên bị mất trí; khi có thành viên không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng hợp danh; có thành viên có lỗi trong việc thực hiện hoạt động kinh doanh, theo quan điểm của tòa án, có ảnh hƣởng không tốt đến việc tiến hành hoạt động kinh doanh; khi một thành viên liên tục vi phạm hợp đồng hợp danh khiến hoặc có hành vi khác liên quan đến hoạt động kinh doanh của hợp danh khiến cho các thành viên khác không thể tiếp tục kinh doanh trong hợp danh với thành viên đó; khi hoạt động kinh doanh của hợp danh nếu đƣợc tiến hành thì sẽ bị thua lỗ; và bất cứ trƣờng hợp nào phát sinh mà tòa án thấy việc giải thể là cần thiết. Do đó, pháp luật Việt Nam cần nghiên cứu sửa đổi theo hƣớng khi tòa án hủy Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì công ty phải thực hiện thủ tục giải thể, còn nếu vẫn để tòa án có thẩm quyền quyết định giải thể công ty thì phải có hƣớng dẫn trong những trƣờng hợp nào thì tòa án đƣợc làm nhƣ vậy. 143 3.2.7. Quy định một cách cụ thể và đầy đủ về vấn đề tổ chức lại công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý Hiện nay, LDN (2014) quy định CTHD chỉ đƣợc tổ chức lại dƣới hai hình thức là hợp nhất và sáp nhập, các quy định này mang nặng ý chí chủ quan của Ban soạn thảo, có lẽ họ cho rằng CTHD ở Việt Nam thƣờng có quy mô nhỏ nên không thích hợp để áp dụng hình thức chia và tách công ty. Trong khi đó, với tƣ cách là một pháp nhân thì doanh nghiệp này hoàn toàn có thể thực hiện việc chia, tách theo quy định của BLDS. Tuy nhiên, nếu pháp luật quy định về các thủ tục chia và tách đối với CTHD cũng sẽ xuất hiện nhiều vấn đề cần phải giải quyết đó là về nguyên tắc, các công ty mới đƣợc hình thành trên cơ sở chia, tách sẽ là doanh nghiệp cùng loại với doanh nghiệp bị chia, tách. Do vậy, nếu chia, tách CTHD sẽ làm hình thành một số CTHD mới trong khi TVHD vẫn không thay đổi. Việc này sẽ mâu thuẫn với quy định tại khoản 4 Điều 32 LLS (2012): Một luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề luật sư. Cho nên, pháp luật không cần phải quy định về trƣờng hợp chia và tách CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL; đối với trƣờng hợp tổ chức lại công ty là hợp nhất và sáp nhập, pháp luật về CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL cần quy định rõ là những loại hợp danh nào đƣợc phép hợp nhất hay sáp nhập với nhau, thủ tục hợp nhất và sáp nhập cũng nhƣ các hậu quả phát sinh từ việc thực hiện hai thủ tục này nhƣ thế nào? Hình thức pháp lý của công ty hợp nhất hoặc sáp nhập là gì?... Theo tác giả luận án, sau khi LLS thừa nhận sự hiện diện của CTLHD hữu hạn nhƣ kiến nghị tại giải pháp thứ hai thì việc hợp nhất hoặc sáp nhập có thể đƣợc tiến hành giữa các CTLHD thông thƣờng với nhau hoặc giữa một CTLHD thông thƣờng với một hay nhiều CTLHD hữu hạn, hình thức pháp lý của công ty hợp nhất hoặc sáp nhập có thể là CTLHD thông thƣờng hoặc CTLHD hữu hạn tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên. Còn về vấn đề chuyển đổi CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL. LDN (2014) không có quy định nào cho phép CTHD đƣợc chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp khác. Thực tế bất kỳ doanh nghiệp nào trong quá trình hoạt động cũng có những yếu tố chủ quan và khách quan tác động vào dẫn tới nhu cầu chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. CTHD cũng không phải ngoại lệ, trƣờng hợp một CTHD có hai TVHD và một hoặc nhiều TVGV khác, nếu một trong số TVHD bị chấm dứt tƣ cách thành viên, lúc này công ty có nhu cầu chuyển đổi sang hình thức doanh nghiệp khác để tiếp tục hoạt động kinh doanh nhƣng lại không có quy chế chuyển đổi? Hơn nữa, việc thực hiện hai bƣớc là giải thể doanh nghiệp cũ và 144 thành lập doanh nghiệp mới sẽ phức tạp hơn so với việc tiến hành chuyển đổi loại hình doanh nghiệp mà không có sự thay đổi lớn về thành viên. Còn LLS (2012) chỉ quy định việc chuyển đổi từ CTLHD thông thƣờng sang công ty luật TNHH và ngƣợc lại; trong khi đó, các biến thể của CTHD nói chung và CTLHD nói riêng ở các nền tài phán trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều, có thể do ý chí chủ quan của chính các TVHD hoặc do các điều kiện khách quan chi phối. Việc thiếu các quy định về chuyển đổi CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL là một khiếm khuyết lớn trong hệ thống pháp luật về CTHD ở Việt Nam, ảnh hƣởng đến sự phát triển của mô hình kinh doanh này trong nền kinh tế thị trƣờng. Để đảm bảo sự phát triển của thị trƣờng DVPL cũng nhƣ phát huy đƣợc vai trò, tiềm năng trí tuệ của các chuyên gia pháp lý, pháp luật về CTHD cần phải hoàn thiện các thủ tục chuyển đổi CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, hầu hết pháp luật của các quốc gia khi đã phân tách giữa loại hình hợp danh thông thƣờng và hợp danh hữu hạn thì cũng có quy chế pháp lý điều chỉnh vấn đề chuyển đổi giữa hai loại hình hợp danh này. Thí dụ, ở Hoa Kỳ, do pháp luật quy định rất rõ các loại hình hợp danh khác nhau nên việc tổ chức lại hợp danh đƣợc thực hiện một cách hết sức đơn giản. Điều 902 Luật Hợp danh thống nhất của Hoa Kỳ quy định về việc chuyển đổi một hợp danh thông thƣờng thành một hợp danh hữu hạn. Điều 903 quy định chuyển một hợp danh hữu hạn thành một hợp danh thông thƣờng. BLTM (2001) của Hàn Quốc cũng quy định rất rõ việc chuyển đổi một CTHD thông thƣờng thành một CTHD hữu hạn và ngƣợc lại trên cơ sở sự thống nhất ý chí của tất cả các thành viên tại Điều 242 và Điều 286. Việc hợp nhất CTHD thông thƣờng đƣợc quy định tại Điều 230 cũng với điều kiện là phải đƣợc sự chấp thuận của tất cả các thành viên. Sau khi cho phép CTLHD thông thƣờng có thể có TVGV, LLS (2012) có thể quy định đầy đủ hơn về các trƣờng hợp chuyển đổi, cụ thể hơn về điều kiện chuyển đổi và hậu quả của việc chuyển đổi. Theo tác giả, phải xác định các vấn đề sau: (1) Pháp luật về CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL cần dự liệu trƣờng hợp chuyển đổi từ CTLHD thông thƣờng sang CTLHD hữu hạn và ngƣợc lại. Khi xuất hiện một trong các điều kiện nhƣ có thành viên chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc rút vốn khỏi công ty mà CTLHD thông thƣờng không còn đủ số lƣợng thành viên tối thiểu thì có thể kết nạp thêm thành viên mới có trách nhiệm hữu hạn để chuyển thành CTLHD hữu hạn hoặc khi CTLHD thông thƣờng vẫn còn đủ thành viên mà muốn chuyển sang CTLHD hữu hạn thì có thể chuyển một luật sƣ là TVHD sang TVGV, TVGV này vẫn phải chịu trách nhiệm vô hạn về 145 các nghĩa vụ của công ty đƣợc xác lập trƣớc khi chuyển thành TVGV. Trƣờng hợp đang là CTLHD hữu hạn mà các TVGV rút khỏi công ty thì các TVHD có thể thỏa thuận thống nhất để chuyển sang hoạt động dƣới hình thức CTLHD thông thƣờng. Để làm đƣợc việc này và tránh sự mâu thuẫn với LLS (2012), LDN (2014) phải tách bạch rõ ràng giữa hai hình thức hợp danh đó là CTHD thông thƣờng và CTHD hữu hạn; (2) Pháp luật cũng cần quy định thêm về điều kiện chuyển đổi là phải có sự nhất trí của tất cả các luật sƣ đối với trƣờng hợp CTLHD thông thƣờng chuyển đổi thành CTLHD hữu hạn và của tất cả các luật sƣ là TVHD và các luật sƣ là TVGV đối với trƣờng hợp chuyển đổi từ CTLHD hữu hạn sang CTLHD thông thƣờng; (3) Đặc biệt để bảo vệ quyền lợi của bên thứ ba tham gia giao dịch với công ty thì pháp luật cũng phải xác định rõ trách nhiệm của TVHD đối với các nghĩa vụ của công ty trƣớc và sau khi chuyển đổi. 3.2.8. Đổi mới việc đăng ký, cấp phép đối với công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ pháp lý Hiện nay vẫn còn có sự chƣa hợp lý, thiếu thống nhất trong các quy định của pháp luật về đăng ký, cấp phép đối với CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL nhƣ quy định về về cơ quan thực hiện việc cấp đăng ký hoạt động cho các loại CTHD cung cấp DVPL. Thẩm quyền xem xét, ra quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập CTLHD thuộc Sở Tƣ pháp (cơ quan hành chính có thẩm quyền chuyên môn cấp tỉnh). Điều này chƣa nhất quán với pháp luật doanh nghiệp về cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập các chủ thể kinh doanh, tạo ra sự lộn xộn, mâu thuẫn và khó thực hiện cho nhà đầu tƣ cũng nhƣ hoạt động quản lý nhà nƣớc. Ngoài ra, để đƣợc kinh doanh, các luật sƣ tham gia thành lập công ty cần phải tiến hành thủ tục đăng ký hoạt động. Việc pháp luật quy định tổ chức hành nghề cung cấp DVPL dƣới hình thức CTHD phải đăng ký hoạt động tại Sở Tƣ pháp là mâu thuẫn với LDN (2014) về bản chất của đăng ký doanh nghiệp và chức năng của cơ quan đăng ký kinh doanh. Thực trạng pháp luật này đã phá vỡ quan niệm truyền thống về cơ quan đăng ký kinh doanh, mặc nhiên coi Sở Tƣ pháp là một loại cơ quan đăng ký kinh doanh. Theo tác giả luận án, CTLHD cần đƣợc quy định là phải đăng ký tại Sở Kế hoạch và Đầu tƣ nhƣ các doanh nghiệp khác chứ không phải đăng ký hoạt động tại Sở Tƣ pháp nhƣ hiện tại thì mới bảo đảm đƣợc tính thống nhất trong các quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp. Ngoài ra, cần đảm bảo sự thống nhất giữa quy định của LDN (2014) và LLS (2012) về điều kiện để một luật sƣ có thể tham gia hơn một tổ chức hành nghề cung cấp DVPL. LLS (2012) quy định ngƣời có chứng chỉ hành nghề không đƣợc 146 sử dụng chứng chỉ hành nghề để thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề cung ứng DVPL thứ hai nhƣ văn phòng luật sƣ (đây là tổ chức đƣợc thành lập dƣới hình thức doanh nghiệp tƣ nhân) hoặc CTLHD khác cũng nhƣ không đƣợc cùng một lúc hành nghề cung ứng DVPL trong hai tổ chức trở lên. Quy định này có ƣu điểm là chuyên môn hóa và nâng cao chất lƣợng DVPL nhƣng lại không thống nhất với LDN (2014) đồng thời nó cũng làm hạn chế quyền tự do thành lập doanh nghiệp của nhà đầu tƣ bởi theo khoản 1 Điều 175 LDN (2014), TVHD vẫn đƣợc làm chủ doanh nghiệp tƣ nhân hoặc TVHD của CTHD khác nếu đƣợc sự nhất trí của các TVHD còn lại. Tinh thần của quy định này là dựa trên sự tôn trọng và bảo đảm quyền của TVHD - Các chủ sở hữu công ty. Tuy nhiên, khoản 3 Điều 183 LDN (2014) lại quy định mỗi cá nhân chỉ đƣợc phép thành lập một doanh nghiệp tƣ nhân. Chủ doanh nghiệp tƣ nhân không đƣợc đồng thời là thành viên CTHD. Từ các quy định trên chúng ta thấy có hai sự việc nhƣ sau: (i) Nếu một TVHD của một CTHD muốn làm chủ một doanh nghiệp tƣ nhân thì họ hoàn toàn có thể làm đƣợc điều đó, họ chỉ cần đƣợc sự nhất trí của các TVHD còn lại; (ii) Nhƣng nếu chủ của một doanh nghiệp tƣ nhân muốn làm TVHD trong một CTHD thì không thể đƣợc kể cả khi ngƣời này nhận đƣợc sự nhất trí của tất cả các thành viên của CTHD. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng hai sự việc trên về bản chất không có gì khác nhau nhƣng quy định của pháp luật về mỗi trƣờng hợp lại không giống nhau. Đây rõ ràng là một sự mâu thuẫn, gây khó khăn cho các nhà đầu tƣ khi muốn thành lập doanh nghiệp. Trên thực tế đã có trƣờng hợp có ngƣời đang là TVHD của một CTHD muốn thành lập doanh nghiệp tƣ nhân và nhờ luật sƣ tƣ vấn. Luật sƣ sau khi nghiên cứu tình huống đã trả lời rằng quy định của LDN về vấn đề này có sự mâu thuẫn và khuyên khách hàng trên nên lựa chọn thành lập các loại hình doanh nghiệp khác [121]. Vậy pháp luật cần đi theo hƣớng nào? Có chấp nhận hay không việc một TVHD của một CTHD là TVHD của một CTHD khác hoặc là chủ doanh nghiệp tƣ nhân? Xuất phát từ nhận thức vấn đề nào cũng có tính hai mặt của nó, nếu các nhà đầu tƣ có tiềm năng lớn về mặt tài chính, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp, theo tác giả luận án, không nên hạn chế quyền thành lập nhiều cơ sở kinh doanh của họ. Điều đó có nghĩa pháp luật cần xem xét khả năng cho phép chủ doanh nghiệp tƣ nhân có thể là TVHD trong CTHD. Đồng thời để đảm bảo sự thống nhất với LDN (2014) thì LLS (2012) nên cho phép một luật sƣ có thể là thành viên của nhiều tổ chức hành nghề khác nhau (CTLHD, công ty luật TNHH hoặc văn phòng luật sƣ) nếu đƣợc sự đồng ý của các luật sƣ còn lại. Quy định nhƣ vậy sẽ phát huy đƣợc năng lực của những ngƣời có trình độ chuyên môn 147 tốt nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc lợi ích của khách hàng khi sử dụng loại dịch vụ có tính rủi ro cao này. Điều đó sẽ thuận lợi cho Việt Nam khi gia nhập WTO vì nó phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế. Thật vậy, Điều 1066 BLDS&TM Thái Lan quy định: “Không thành viên nào của CTHD có thể là thành viên có trách nhiệm vô hạn trong một CTHD khác tiến hành hoạt động kinh doanh có bản chất tương tự và cạnh tranh với công ty mà không có sự chấp thuận của các tất cả các thành viên còn lại.” Còn Điều 594(1)(ii) Luật Công ty (2006) của Nhật Bản có phần khắt khe hơn khi quy định: “Các thành viên điều hành hoạt động kinh doanh sẽ không được thực hiện các hành vi sau nếu không có sự chấp thuận của tất các thành viên còn lại:(i)... (ii) trở thành giám đốc, cán bộ điều hành hoặc thành viên điều hành hoạt động kinh doanh của một công ty có hoạt động kinh doanh tương tự hoạt động kinh doanh của công ty thành viên.” Có thể thấy nếu LDN (2014) chỉ hạn chế việc một TVHD đồng thời là chủ doanh nghiệp tƣ nhân hoặc TVHD của CTHD khác (do đó họ vẫn có thể là thành viên của công ty TNHH hoặc công ty cổ phần) và pháp luật Thái Lan chỉ hạn chế một thành viên đồng thời là TVHD của một CTHD khác kinh doanh cùng ngành nghề thì Luật Công ty của Nhật Bản có phạm vi hạn chế rộng hơn nhiều, đó là TVHD không đƣợc là thành viên của tất cả các công ty khác (kể cả công ty TNHH hay công ty cổ phần) có cùng ngành nghề kinh doanh với CTHD đó. Ngoài ra, LLS (2012) cũng có điểm tƣơng đồng với Luật Công ty của Nhật Bản khi cấm một luật sƣ hành nghề tại nhiều tổ chức khác nhau, không chỉ tại các CTLHD khác mà còn cả ở công ty luật TNHH hay văn phòng luật sƣ (đây là những tổ chức hành nghề có cùng ngành nghề kinh doanh với CTLHD). 148 Kết luận chương 3 1. Hội nhập quốc tế là một quá trình phát triển tất yếu, diễn ra dƣới nhiều hình thức, cấp độ và trên nhiều lĩnh vực khác nhau, theo tiến trình từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, nó đã trở thành một xu hƣớng chính của thế giới hiện đại. Trong quá trình phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, ngày càng xuất hiện các hình thức đầu tƣ mới, đa dạng và phong phú. Do đó, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về thị trƣờng, trong đó có pháp luật về CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL là điều hết sức cần thiết nhƣng cũng cần phải tuân theo những định hƣớng cụ thể, đồng thời phải đảm bảo sự tƣơng thích với pháp luật trong khu vực, pháp luật quốc tế và phù hợp với điều kiện thực tiễn nƣớc ta. 2. Hoàn thiện pháp luật về CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL phải đƣợc đặt trong tiến trình hoàn thiện hệ thống pháp luật về doanh nghiệp nói chung, phải chú trọng thực hiện việc này trong nhiều văn bản pháp luật ở các cấp độ khác nhau để tạo thành một hệ thống thống nhất, lôgic, hiệu quả và hiện đại. Cần đặc biệt chú ý khắc phục những mâu thuẫn, chồng chéo giữa các văn bản luật chuyên ngành điều chỉnh hoạt động và tổ chức của CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL. Việc hoàn thiện phải trên cơ sở quyền tự do kinh doanh, tự do lập hội; nâng cao văn hóa kinh doanh là một chính sách lớn của pháp luật về CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL. 3. Hoàn thiện pháp luật về CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL phải đƣợc cụ thể hóa bằng các giải pháp phù hợp nhƣ đã phân tích nhằm bù đắp, khỏa lấp những khiếm khuyết của hệ thống pháp luật Việt Nam về CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL. Cần chú ý thực hiện các giải pháp đó một cách đồng bộ để tạo điều kiện cho loại hình doanh nghiệp mới này ở Việt Nam có thể phát triển mạnh mẽ trong tƣơng lai, khiến nó có vai trò giống nhƣ vai trò và tầm quan trọng của nó trong nền kinh tế thị trƣờng của các quốc gia phát triển. 149 KẾT LUẬN Công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL có vai trò khá quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế- xã hội ở Việt Nam, là phƣơng tiện để các nhà đầu tƣ thực hiện mục đích và nhu cầu cuộc sống. Với tƣ cách là một thực thể kinh doanh tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trƣờng, các vấn đề về nó tất yếu phải đƣợc điều chỉnh bằng pháp luật. Việc nghiên cứu pháp luật về CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL là điều hết sức cần thiết, nhằm tìm ra mô hình điều chỉnh pháp luật phù hợp đối với chúng, bảo đảm sự phát triển ổn định và ngày càng tốt hơn trong nền kinh tế. Đây là một bộ phận cấu thành pháp luật về chủ thể kinh doanh nằm trong cấu trúc pháp luật về nền kinh tế thị trƣờng, là loại hình kinh doanh mới xuất hiện ở Việt Nam nên trong bộ phận pháp luật này còn có những khiếm khuyết, những điểm chƣa thực sự phù hợp với bản chất của loại hình doanh nghiệp này, khiến cho nhà đầu tƣ có phần e ngại khi lựa chọn để kinh doanh trong khi các mô hình khác có lợi thế hơn nhiều. Có những quy định còn thể hiện sự sao chép pháp luật nƣớc ngoài; do đó, khi áp dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam thì chƣa thực sự bảo đảm đƣợc tính khả thi. Qua việc nghiên cứu đề tài, luận án đã làm sáng tỏ các vấn đề lý luận nhƣ: Khái niệm, đặc điểm, vai trò của CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL; Khái niệm, vai trò, nội dung và nguồn của pháp luật về CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL; ƣu thế của chúng so với các hình thức kinh doanh DVPL khác, qua đó có thể thấy rằng mô hình kinh doanh này tƣơng đối phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Song, thực tế cho thấy hình thức kinh doanh này còn chịu sự điều chỉnh có nhiều bất cập từ khía cạnh luật thực định nên chƣa thể thu hút đƣợc các nhà đầu tƣ nhƣ ở các nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng phát triển. Với tính chất là một loại hình doanh nghiệp, mặc dù có nhiều điểm chung với các hình thức kinh doanh khác nhƣng nó cũng có nhiều nét riêng biệt khiến cho các quy định pháp luật điều chỉnh chúng cũng mang những đặc điểm riêng. Tuy nhiên, các quy định pháp luật của Việt Nam điều chỉnh CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL vẫn chƣa lột tả đƣợc bản chất của thực thể kinh doanh này. Nhiều quy định nằm trong các văn bản khác nhau còn mâu thuẫn, chƣa thống nhất, khiến cho việc áp dụng chúng vào cuộc sống chƣa đƣợc nhƣ ý muốn. Điều đó có nghĩa là thực trạng pháp luật về CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL ở Việt Nam đã bộc lộ nhiều thiếu sót, nhƣợc điểm gây ra những trở ngại cho việc thực hiện quyền tự do kinh doanh nói chung và quyền lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh của nhà đầu tƣ nói riêng. 150 Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế về mọi mặt dẫn đến tất yếu phải hoàn thiện môi trƣờng pháp lý nói chung trong đó có hoàn thiện pháp luật về CTLHD. Nhu cầu sử dụng DVPL của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc ngày một tăng nhanh, số lƣợng các vụ việc và tính phức tạp của chúng sẽ ngày một lớn hơn, khách hàng nhiều hơn và đa dạng hơn. Phạm vi hoạt động của các luật sƣ trong các CTLHD cũng đƣợc mở rộng, sự cạnh tranh giữa các luật sƣ trên thị trƣờng DVPL ở trong nƣớc và quốc tế cũng ngày một gay gắt do Việt Nam đã là thành viên của WTO. Để đáp ứng đƣợc yêu cầu trên, việc hoàn thiện pháp luật về CTLHD phải hƣớng tới mục tiêu chủ yếu và cuối cùng là tạo ra một hành lang pháp lý an toàn, đồng bộ, thống nhất, có tính khả thi cao nhằm bảo đảm đầy đủ cả về số lƣợng và chất lƣợng, trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức của đội ngũ luật sƣ – thành viên của CTLHD và tạo điều kiện để CTLHD hoạt động hiệu quả. Để làm đƣợc điều này luận án đã vạch ra một số định hƣớng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật về CTLHD sao cho phù hợp với yêu cầu của công cuộc cải cách tƣ pháp, phục vụ sự nghiệp xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng định hƣớng và các giải pháp đƣợc luận án đƣa ra có tính khả thi cao hay không còn phải chờ thực tiễn trả lời, với những căn cứ lý luận và thực tiễn đã đƣợc phân tích, đánh giá có liên quan đến định hƣớng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật về CTHD hoạt động trong lĩnh vực cung cấp DVPL, tác giả luận án tin tƣởng rằng chúng có giá trị tham khảo nhất định đối với công tác lập pháp. Về phần mình, ngƣời viết sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm nhằm bổ sung những căn cứ lý luận và thực tiễn cho các giải pháp của luận án để bảo đảm cho các kiến nghị, đề xuất của tác giả luận án có tính thuyết phục hơn. DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ 1. Đồng Thái Quang (2014), Công ty hợp danh theo pháp luật Cộng hòa Pháp và một vài so sánh với pháp luật Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 9(270) năm 2014, tr. 34-38. 2. Đồng Thái Quang (2018), Bàn về hình thức góp vốn vào công ty hợp danh, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 5(314) năm 2018, tr. 31-34. 3. Đồng Thái Quang (2018), Công ty luật hợp danh trách nhiệm hữu hạn - Một hình thức tổ chức kinh doanh mới của luật sƣ, Tạp chí Pháp luật và phát triển, số 7+8 năm 2018, tr. 69-75. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng việt 1. Vũ Thị Lan Anh (2009), “Pháp luật Singapore về các hình thức tổ chức kinh doanh”, Luật học, (12), tr. 51-57. 2. Vũ Thị Lan Anh (2016), “Quy định mới của Luật Doanh nghiệp năm 2014 về ngƣời đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp”, Luật học, (4), tr. 3-11. 3. Lê Việt Anh (2008), “Về tƣ cách pháp nhân của công ty hợp danh”, Nghiên cứu lập pháp, (1), tr. 44- 47, 54. 4. Trần Quỳnh Anh (2012), “Tìm hiểu pháp luật công ty của Cộng hòa Liên bang Đức”, Nghiên cứu Châu âu – European Studies Review N01 (136), tr. 29-37. 5. Trần Thị Bảo Ánh (2017), “Luật Doanh nghiệp năm 2014 - Những bất cập cần khắc phục”, Luật học số, (5), tr. 3-10. 6. Đồng Ngọc Ba (2005), “Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn về các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam”, Luật học, (1), tr. 12-18. 7. Đào Lộc Bình (2012), “Đề xuất vấn đề sửa đổi Luật Doanh nghiệp năm 2005”, Nghề luật, (3), tr. 19-26. 8. Bộ Kế hoạch và đầu tƣ (2013), Báo cáo tổng kết thi hành Luật Doanh nghiệp 2005, Hà Nội. 9. Bộ Tƣ pháp (2012), Tổng thuật pháp luật một số nước về luật sư, Hà Nội. 10. Nguyễn Văn Bốn (2019), Quản trị công ty luật theo pháp luật Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội. 11. Lê Thị Châu (1997), Quyền sở hữu tài sản của công ty, Nxb. Lao động. 12. Ngô Huy Cƣơng (2009), “Khái niệm công ty hợp danh tại Luật Doanh nghiệp 2005”, Nghiên cứu lập pháp, (11), tr. 23-26. 13. Ngô Huy Cƣơng (2004), Hợp đồng thành lập công ty ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Viện nhà nƣớc và pháp luật, Hà Nội. 14. Ngô Huy Cƣơng (2013), Giáo trình Luật Thương mại: Phần chung và thương nhân, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. 15. Ngô Huy Cƣơng (2014), “Dự án sửa đổi Luật Doanh nghiệp 2005: Bình luận những vấn đề pháp lý chủ yếu”, Nghiên cứu lập pháp, (13), tr. 21-29. 16. Bùi Ngọc Cƣờng (Chủ biên), Đồng Ngọc Ba, Vũ Đặng Hải Yến (2008), Giáo trình Luật Thương mại, Tập 1, Nxb. Giáo dục. 17. Nguyễn Thị Dung (2010), “Hoàn thiện quy định về góp vốn và xác định tƣ cách thành viên công ti theo Luật Doanh nghiệp năm 2005”, Luật học, (9), tr. 28-37. 18. Nguyễn Thị Dung (Chủ biên) (2017), Luật Kinh tế chuyên khảo, Nxb. Lao động, Hà Nội. 19. Lục Việt Dũng (2015), So sánh pháp luật Việt Nam và pháp luật Nhật Bản về công ty hợp danh, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. 20. Trần Ngọc Dũng, Trần Ngọc Anh (2017), “Các quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 về công ty hợp danh và giải pháp hoàn thiện”, Nhà nước và Pháp luật, (3), tr. 37-42, 54. 21. Đỗ Văn Đại (2005), “Cần quy định hợp lý về công ty hợp danh”, Nghiên cứu lập pháp, (6), tr. 52-55. 22. Nguyễn Văn Đông (2013), “Bàn về tƣ cách pháp nhân của công ty hợp danh theo quy định của Luật Doanh nghiệp”, Kiểm sát, (19), tr. 39-41. 23. Nguyễn Minh Đức (2018), Công ty luật hợp danh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội. 24. Trƣơng Thanh Đức (2017), Luận giải về Luật Doanh nghiệp năm 2014, Nxb. Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội. 25. Friedrich Kubler, Jurgen Simon (1992), Mấy vấn đề pháp luật kinh tế Cộng hòa Liên bang Đức, Nxb. Pháp lý, Hà Nội. 26. Francis Lemeunier (1993), Nguyên lý và thực hành luật thương mại, luật kinh doanh, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 27. Nguyễn Thị Thùy Giang (2009), Pháp luật Việt Nam về công ty hợp danh, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. 28. Đậu Huy Giang (2014), Pháp luật về công ty luật ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa luật – Đại học Quốc gia Hà Nội. 29. Bùi Xuân Hải (2004), “Vài nét về các loại hình công ty theo Luật Công ty của Úc”, Khoa học pháp lý, (6), tr. 55-59. 30. Bùi Xuân Hải (2006), “Tiếp nhận pháp luật nƣớc ngoài: Lý thuyết và thực tiễn trong pháp luật công ty Việt Nam”, Nghiên cứu lập pháp, (7), tr. 23-29. 31. Bùi Xuân Hải (2008), “Pháp luật doanh nghiệp và đầu tƣ với vấn đề hội nhập”, Nghiên cứu lập pháp, (1), tr. 37-43. 32. Đào Thị Thu Hằng (2016), Pháp luật về chủ thể kinh doanh, Nxb. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 33. Nguyễn Am Hiểu (2003), “Hình thức pháp lý doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay nhìn từ góc độ luật so sánh”, Nhà nước và Pháp luật, (4), tr. 37-42. 34. Nguyễn Am Hiểu (2017), “Tăng cƣờng nhận thức và năng lực áp dụng pháp luật cho doanh nghiệp”, Dân chủ và Pháp luật, (11), tr. 22-24. 35. Phan Trung Hoài (2007), “Từng bƣớc xây dựng quan niệm về dịch vụ pháp lý phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế”, Nhà nước và Pháp luật, (2), tr. 24-28. 36. Nguyễn Thị Huế (2006), “Về tƣ cách pháp lý của công ty hợp danh theo quy định của pháp luật Việt Nam”, Nhà nước và Pháp luật, (4), tr. 56-60. 37. Nguyễn Thị Huế (2011), “Các hình thức vốn góp trong công ty hợp danh ở Việt Nam”, Dân chủ và Pháp luật, (9), tr. 44-48. 38. Nguyễn Thị Huế (2011), “Về hình thức pháp lý của công ty hợp danh”, Nhà nước và Pháp luật, (6), tr. 29-33. 39. Nguyễn Thị Huế (2012), Pháp luật về công ty hợp danh ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội. 40. Nguyễn Vinh Hƣng (2011), “Công ty hợp danh có hay không có tƣ cách pháp nhân”, Dân chủ và Pháp luật, (7), tr. 29-31. 41. Nguyễn Vinh Hƣng (2013), “Công ty hợp danh theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 - Một số bất cập và kiến nghị”, Dân chủ và Pháp luật, (7), tr. 35-40. 42. Nguyễn Vinh Hƣng (2015), “Phân biệt công ty hợp danh và công ty hợp vốn đơn giản theo Luật Doanh nghiệp năm 2014”, Nghề luật, (11), tr. 9-13. 43. Nguyễn Vinh Hƣng (2015), Xây dựng chế định pháp luật về công ty hợp vốn đơn giản ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. 44. Nguyễn Vinh Hƣng (2015), “Cần xây dựng loại hình doanh nghiệp phù hợp với nền kinh tế Việt Nam”, Dân chủ và Pháp luật, (8), tr. 33-36. 45. Phạm Hoài Huấn (Chủ biên) (2015), Luật Doanh nghiệp Việt Nam: Tình huống - Dẫn giải - Bình luận, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 46. Bùi Nguyên Khánh (1998), “Một vài khía cạnh pháp lý về chế độ trách nhiệm của công ty hợp danh”, Nhà nước và Pháp luật, (8), tr. 14-19. 47. Bùi Nguyên Khánh (Chủ biên) (2016), Cải cách pháp luật về doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay, Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện Nhà nƣớc và pháp luật, Hà Nội. 48. Nguyễn Thị Khế (2007), Pháp luật về tổ chức các hình thức kinh doanh, Nxb. Tƣ pháp, Hà Nội. 49. Liên đoàn luật sƣ Việt Nam, Báo cáo tổng kết năm 2017 – Phương hướng hoạt động năm 2018, Hà Nội. 50. Bùi Thị Hằng Nga (Chủ biên), Trƣơng Trọng Hiểu, Giản Thị Lê Na (2017), Pháp luật doanh nghiệp: Quy định và tình huống, Nxb. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 51. Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo Luật Kinh tế, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. 52. Phạm Duy Nghĩa (2006), “Giấc mơ của nửa triệu doanh nghiệp với một đạo luật chung: Luật Doanh nghiệp 2005 nhìn từ một góc nhìn so sánh”, Nhà nước và Pháp luật, (7), tr. 50-55. 53. Phạm Duy Nghĩa (2006), “Sự thay đổi trong pháp luật công ty Cộng hòa Liên bang Đức và so sánh với pháp luật công ty Việt Nam”, Nghiên cứu lập pháp, (7), tr. 54-57, 60. 54. Phạm Duy Nghĩa (2006), Giáo trình Luật Kinh tế, Tập 1: Luật Doanh nghiệp (Tình huống - phân tích - bình luận), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. 55. Minh Ngọc, Ngọc Hà (2013), Giáo trình luật kinh tế, Nxb. Lao động, Hà Nội. 56. Lê Minh Phiếu (2006), “Các loại hình doanh nghiệp phổ biến ở Pháp”, Khoa học pháp lý, (4), tr. 48-55. 57. Lê Thanh Phong (2004), “Tìm hiểu về công ty hợp danh trong pháp luật Việt Nam và Cộng hòa Pháp”, Dân chủ và Pháp luật, (10), tr. 34-37. 58. Mai Duy Phƣớc (2015), “Pháp luật về công ty hợp danh ở Việt Nam”, Dân chủ và Pháp luật, (4), tr. 26-28. 59. Phùng Anh Quốc (2017), Tổ chức và hoạt động của công ty hợp danh theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội. 60. Lê Minh Toàn (Chủ biên) (2002), Giáo trình Luật kinh tế Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 61. Nguyễn Thị Phƣơng Thảo (2012), Công ty hợp vốn đơn giản theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. 62. Thủ tƣớng Chính phủ (2011), Quyết định phê duyệt chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020, Hà Nội. 63. Tăng Thị Thúy (2008), Pháp luật điều chỉnh quan hệ thương mại dịch vụ pháp lý Việt Nam trong tương quan với quy định của tổ chức thương mại thế giới, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. 64. Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật Thương mại Việt Nam, Tập 1, Nxb. Tƣ pháp, Hà Nội. 65. Trƣờng Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình pháp luật về chủ thể kinh doanh, Nxb. Hồng Đức. 66. Trƣờng Đại học Ngoại Thƣơng (2011), Giáo trình pháp luật doanh nghiệp, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội. 67. Lê Tài Triển (1959), Luật Thương mại toát yếu, Quyển 2, Bộ giáo Quốc gia giáo dục xuất bản. 68. Lê Tài Triển (Chủ biên), Nguyễn Vạng Thọ, Nguyễn Tân (1973), Luật thương mại Việt Nam dẫn giải, Quyển II, Kim lai Ấn quán, Sài Gòn. 69. Nguyễn Quý Trọng, Nguyễn Minh Đức (2018), “Quản trị nội bộ công ty luật hợp danh - Góc nhìn từ thực tiễn”, Dân chủ và Pháp luật, (2), tr. 10-14, 26. 70. Nguyễn Quý Trọng, Nguyễn Minh Đức (2018), “Công ty luật hợp danh - Nhận diện những yếu tố tác động”, Dân chủ và Pháp luật, (4), tr. 26-29. 71. Nguyễn Quý Trọng, Nguyễn Phụng Dƣơng (2015), “Công ti luật hợp danh – Công ti đối nhân đặc thù”, Luật học, (7), tr. 52-59. 72. Nguyễn Văn Tuân (2005), “Dịch vụ pháp lý và nhu cầu trong nền kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam”, Dân chủ và Pháp luật, (10), tr. 8-13. 73. Nguyễn Văn Tuân (2014), Pháp luật về luật sư và đạo đức nghề nghiệp luật sư, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 74. Nguyễn Văn Tuân (2017), Tìm hiểu về luật sư và nghề luật sư (Câu hỏi và bài tập tình huống), Nxb. Hồng Đức. 75. Ủy ban kinh tế của Quốc hội (2016), Thể chế pháp luật kinh tế một số quốc gia trên thế giới, Nxb. Tài chính, Hà Nội. 76. Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội (2001), Pháp lệnh luật sư, Hà Nội. 77. Nguyễn Thị Thu Vân (1996), Pháp luật về công ty, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tƣ pháp, Hà Nội. 78. Nguyễn Thị Thu Vân (1998), Một số vấn đề về công ty và hoàn thiện pháp luật về công ty ở Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 79. Hoàng Thị Vịnh (2014), Hợp đồng dịch vụ pháp lý ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội. 80. Nguyễn Thị Yến (2017), “Công ti hợp danh theo Luật Doanh nghiệp năm 2014 - Bất cập và kiến nghị hoàn thiện”, Luật học, (1), tr. 89-96. 81. Vũ Đặng Hải Yến (2003), Một số vấn đề pháp lý về công ty hợp danh, Luận văn thạc sĩ luật học, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội. 82. Vũ Đặng Hải Yến (2004), “Hƣớng hoàn thiện pháp luật liên quan đến công ti hợp danh ở Việt Nam hiện nay”, Luật học, (3), tr. 59-64. 83. Vũ Đặng Hải Yến (2010), “Hoàn thiện pháp luật về công ti hợp danh ở Việt Nam”, Luật học, (9), tr. 70-76. II. Tài liệu tiếng anh 84. A. James Barnes, Terry Morehead Dworkin, Eric L. Richards (1991), Law For Business, 4 th Edition, Homewood [etc]: Irwin, cop. 85. Andrea Cahn and David C. Donald (2010), Comparative company law: text and cases on the laws governing corporations in Germany, the UK and the USA, Cambridge University Press. 86 Angela Schneeman (2012), The law of corporations and other business organisations, Cengage Learning, 6 th Edition, USA. 87. Daniel V. Davidson, Brenda E. Knowles, Robert R. Jespersen, Lynn M. Forsythe (1987), Comprehensive Business Law: Principles and Cases, Kent pub. Com 88. Edward S. Adams (2014), Re-thinking the law firm Organizational Form and Capitalization Structure, Missouri Law Review. 89. Frank Wooldridge (2009), The general partnership in German law, Amicus curie, Issue 79, Spring. 90. Frank Wooldridge (2009), The general partnership under French Law, Amicus curie, Issue 77, Autumn 91. Frank Wooldridge (2009), The German limited partnership and silent partnerships, Amicus curie, Issue 80, Spring. 92. Gary Meggitt, Limited Liability Partnerships in Hong Kong: Challenges and conundrums, University of Hong Kong Faculty of Law Research Paper No, 2013/027. 93. Jame L. Nolan, Molly E. Thurmond, Karla C. Shippey, Alexandra Woznick, Edward G. Hinkelman (1996), Philippines Business: The Portable Encyclopedia for Doing Business with the Philippines, World Trade Press. 94. James Burdett, Priya Kumar, Zoe Pople (2013), The Limited Partnership, PLC Magazine, Issue 07, UK. 95. Hwee Ying (2007), Nature and liability shield of limited liability partnerships in Singapore, Singapore Academy of Law Journal. 96. Kenneth W. Clarkson, Roger LeRoy Miller, Frank B. Cross (2015), Business Law: Text and Cases, 13 rd Edition, Cengage Learning. 97. Kitty Lam (2005), Limited liability partnership and liability capping legistalion for the Practice of law in selected places, Research and Library Services Division, Legislative Council Secretaria.t 98. Marianne M. Jennings, David P. Twomey Stephanie M. Greene (2016), Business Law: Principles for Today’s Commercial Environment, 5th Edition. Cengage Learning. 99. Mads Andenas, Frank Wooldridge (2012), European comparative company law, Cambridge University Press. 100. Mathias Reimann, Joachim Zekoll (2005), Introduction to German Law, 2 nd Edition, Cluwer Law International, USA. 101. Mohammad Rizal Salin (2013), Limited Liability Partnership in Malaysia: A corporate governance perspective, Commercial Law Review. 102. Michael Wendler, Bernd Tremml, Bernard Becker (2010), Keys aspect of German Business Law: A practical manual, 4 th Edition, Publisher: Springer Berlin Heidelberg. 103. N. Scott Murphy (1995), It’s nothing personal: The public costs of limited liability law partnerships, Indiana Law Journal, Issue 1, Volume 7. 104. Peter Layer (2006), Legal forms in the global marketplace: Effect on international business”, Publisher: Routledge, UK. 105. Robert J Wilczek (2010), Company Law and Securities, Australian. 106. Richard A. Mann, Barry S. Roberts (2016), Business Law and the Regulation of Business, 12 th Edition, Cengage Learning. 107. Robert R. Keatinge, Allan G. Don, George W. Coleman, Elizabeth G. Hester (1995), Limited liability partnership: The next step in the evolution of the unincorporated business organization, The American Bar Association, Vol. 51, No. 1 108. Roger LeRoy Miller (2017), Business Law Today: Text and Cases, 11 th Edition, Cengage Learning. 109. Wei Chuyi (2014), Proposals to Establish a Partnership Bankruptcy Regime in China: With Lessons from the UK and US, International Insolvency Review. III. Tài liệu trên các website 110. Amit M. Sachdeva & Sachin Sachdeva (2009), The Indian LLP Law: Some concerns for lawyers and chartered accountants, truy cập 9h00 ngày 07/02/2016. 111. Bộ Tƣ pháp (2016), Luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế: Cần tăng cường cả về chất và lượng, cac-don-vi-thuoc-bo.aspx?ItemID=2590, truy cập 8h20 ngày 08/02/2018. 112. Bộ tƣ pháp (2017), Nâng cao chất lượng, tính chuyên nghiệp của luật sư, bo.aspx?ItemID=2678, truy cập 15h ngày 16/05/2018. 113. Nguyễn Văn Bốn (2016), Ba năm thi hành Luật sửa đổi, bổ sung Luật Luật sư - Kết quả, hạn chế và kiến nghị, ov.vn/qt/tintuc/Pages/xay-dung-phap-luat.aspx?ItemID=304, truy cập 21h12 ngày 03/5/2018. 114. Charles Mo, Joanne Mok and Marwick Quan, Winston &Strawn (2017), Regulation of the legal profession in Hong Kong: overview, https://uk.practicallaw.thomsonreuters.com/w-010- 3473?transitionType=Default&contextData=(sc.Default)&firstPage=true&comp=pl uk&bhcp=1, truy cập 15h00 ngày 16/07/2018. 115. Phạm Thị Hồng Đào (2016), Một số hạn chế của Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư năm 2014 cần hoàn thiện, cuu-trao-doi.aspx?ItemID=2066, truy cập 10h12 ngày 21/05/2018 116. Hoàng Thị Thanh Hoa, Uông Hồng Thắng (2017), Thực trạng thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay - Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện, truy cập 23h00 ngày 10/06/2018. 117. Nguyễn Vinh Hƣng (2018), Các hình thức pháp lý của loại hình công ty đối nhân, hinh-cong-ty-111oi-nhan. 118. Kranti Prakash Sai, Limited liability partnership in India: A general analysis, truy cập 15h00 ngày 23/07/2016. 119. Đỗ Trần Hà Linh (2018), Một số điểm bất cập trong quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 cần khắc phục, trong-quy-dinh-cua-luat-doanh-nghiep-2014-can-khac-phuc-a462.html, truy cập 10h23 ngày 29/06/2018. 120. Legal Department - Finacial Services Commission (2013), Concept Paper on Limited Liability Partnerships, https://www.fscmauritius.org/media/3014/fsc-llp-concept-paper4313.pdf. 121. Luật Hoàng Phi (2017), Thành viên hợp danh có được làm chủ doanh nghiệp tư nhân không , lam-chu-doanh-nghiep-tu-nhan-khong/, truy cập 14h20 ngày 16/05/2018. 122. Ministry of Law (2014), New regulatory framework for legal practice in Singapore, https://www.mlaw.gov.sg/news/press-releases/new-regulatory- framework-for-legal-practice-in-Singapore.html, truy cập 11h20 ngày 02/04/2017 123. Mark J. Kohler, When do limited liability limited partnerships (LLLPs) make sense? truy cập 08h07 ngày 17/08/2016. 124. Nam Phƣơng (2007), Không thu thuế thu nhập cá nhân thành viên hợp danh có hợp lý, truy cập 10h ngày 03/04/2016. 125. Đặng Minh Phƣơng (2018), Hoàn thiện một số quy định liên quan đến góp vốn trong doanh nghiệp, kinh-te.aspx?ItemID=204, truy cập ngày 15/08/2018. 126.Partnerships, partnerships.html#ixzz42CeDr8zo, truy cập 10h00 ngày 12/03/2016. 127. Shih Lee (2015), Limited liability partnerships for lawyers - A long wait, long/, truy cập 17h13 ngày 16/07/2017. 128. The Law Commission and The Scottish Law Commission (2003), Partnership Law, , truy cập 18h00 ngày 4/8/2018. 129. The Law Commission and The Scottish Law Commission (2001), Limited Partnerships Act 1907, truy cập 21h ngày 9/7/2018. 130. Robert W. Hillman (2003), Organizational Choices of Professional Services Firms: An Empirical Study, https://papers.ssrn.com/abstract=367360, truy cập 16h02 ngày 11/02/2016. 131. Văn phòng Chính phủ (2007) Công văn số 6066/VPCP-XDPL: V/v Thông báo ý kiến Thủ tướng về dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân ngày 23/10/2007, page=1&mode=detail&document_id=43839, truy cập ngày 08h00 ngày 21/08/2018. IV. Văn bản pháp luật trong nước 132. Chính phủ (2015), Nghị định số 96/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp, Hà Nội. 133. Chính phủ (2015), Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/09/2015 về đăng ký doanh nghiệp, Hà Nội. 134. Chính phủ (2007), Nghị định số 28/2007/NĐ-CP ngày 26/02/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư, Hà Nội. 135. Chính phủ (2013), Nghị định 123/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư, Hà Nội. 136. Chính phủ (2000), Nghị định 03/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp (1999), Hà Nội. 137. Quốc hội (2014), Luật Doanh nghiệp, Hà Nội. 138. Quốc hội (2014), Luật Đầu tư, Hà Nội. 139. Quốc hội (2014), Luật Phá sản, Hà Nội. 140. Quốc hội (2012), Luật Luật sư, Hà Nội. 141. Quốc hội (2015), Bộ luật Dân sự, Hà Nội. 142. Việt Nam Cộng hòa (1973), Bộ luật Thƣơng mại. V. Văn bản pháp luật nước ngoài 143. China (2006), Partnership Enterprise Law of the People‟s Republic of China. 144. China (2007), Law of the People‟s Republic of China on lawyers. 145. Canada (1991), Civil Code of Québec. 146. France (2000), Commercial Code. 147. Japan (2006), Companies Act. 148. Jersey (1994) Limited Partnerships Law. 149. Malaysia (1976), Legal Profession Act. 150. Malaysia (1961), Partnership Act. 151. Malaysia (2012), Limited Liability Partnership Act. 152. Ontario (1990), Limited Partnerships Act. 153. Philippines (1987), Civil Code. 154. Republic of Korea (2001), Commercial Code. 155. Singapore (1994), Partnership Act. 156. Singapore (2005), Limited Liability Partnership Act. 157. Singapore (2008), Legal Profession Act. 158. Thailand (2014), Civil and Commercial Code. 159. US (1997), Uniform Partnership Act. 160. US (2001), Uniform Limited Partnership Act. 161. UK (2002), Partnership Act. 162. UK (1890), Limited Liability Partnership Act. 163. UK (1907), Limited Partnerships Act.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_cong_ty_hop_danh_hoat_dong_trong_linh_vuc_cung_cap.pdf
Luận văn liên quan