Luận văn Đặc điểm phát triển phê bình và nghiên cứu lý học trên mạng

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Phần 1: TỔNG QUAN VỀ VĂN HỌC MẠNG I. Các tác giả trên văn học mạng . II. Khái quát nội dung văn học mạng Phần 2: SỰ PHÁT TRIỂN PHÊ BÌNH, NGHIÊN CỨU VĂN HỌC MẠNG I. Nhà phê bình văn học mạng . 1. Họ là ai . 2. Nguyên nhân họ có sự quan tâm đến văn học mạng II. Nội dung chính của sự nghiên cứu, lí luận văn học mạng 1. Nhận xét về những cây bút trẻ hiện nay trên văn học mạng 2. Các nhà phê bình chuyên nghiệp . 3. Các nhà phê bình không chuyên 4. Xu hướng phát triển của phê bình văn học mạng . TÀI LIỆU THAM KHẢO

doc23 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2824 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm phát triển phê bình và nghiên cứu lý học trên mạng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TRUYÊN TRUYỀN -----š›&š›----- BÀI TIỂU LUẬN ®Æc ®iÓm ph¸t triÓn phª b×nh vµ nghiªn cøu lÝ luËn v¨n häc trªn m¹ng Lớp: Truyền hình K30-A2 Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Trần Thị Trâm Hà Nội – Tháng 11 năm 2010 Nhóm 5 Lớp TH K30 – A2 gồm các sinh viên thực hiện: Nguyễn Thúy Phương Phạm Thị Quỳnh Trần Thị Quỳnh Phạm Thị Tâm Dương Văn Thành Nguyễn Anh Thư Nguyễn Thị Ngọc Thúy Nguyễn Thị Thủy Vũ Thị Kiều Trang Ngô Minh Trang MỤC LỤC š› TRANG LỜI NÓI ĐẦU……………………………………………………… Phần 1: TỔNG QUAN VỀ VĂN HỌC MẠNG………………….. Các tác giả trên văn học mạng…………………………………. Khái quát nội dung văn học mạng……………………………… Phần 2: SỰ PHÁT TRIỂN PHÊ BÌNH, NGHIÊN CỨU VĂN HỌC MẠNG Nhà phê bình văn học mạng……………………………………. Họ là ai………………………………………………………... Nguyên nhân họ có sự quan tâm đến văn học mạng………….. Nội dung chính của sự nghiên cứu, lí luận văn học mạng……… 1. Nhận xét về những cây bút trẻ hiện nay trên văn học mạng…… 2. Các nhà phê bình chuyên nghiệp………………………………. 3. Các nhà phê bình không chuyên……………………………….. 4. Xu hướng phát triển của phê bình văn học mạng………………. TÀI LIỆU THAM KHẢO LỜI NÓI ĐẦU C uốn theo những vòng quay của sự phát triển văn học Việt Nam, văn học mạng đã ra đời như một sản phẩm tất yếu của thời kì bùng nổ Internet trên toàn cầu hiện nay. Đó như một luồng gió mới thổi vào nền văn chương nước ta, vừa như một món ăn lạ hấp dẫn lại vừa chập chững rụt rè trẻ thơ. Với những trang blog (nhật kí mạng) hết sức ngẫu nhiên, những dòng tâm sự đến khắc khoải của các tác giả trên đó như chạm đúng vào tâm tư, trái tim của người đọc, rồi được hiện dần lên qua các trang sách ngoài đời đã tạo nên một làn sóng mới đầy sinh khí – làn sóng của VĂN HỌC MẠNG. Nhưng cũng giống như một sản phẩm vừa tung ra trên thị trường, những quan điểm, những bình luận về sản phẩm đó là không thể tránh khỏi. Và văn học mạng cũng vậy, cũng vấp phải những “rào cản” đó. Một đội ngũ những nhà phê bình, nghiên cứu, lí luận văn học mạng đã ra đời, lúc đầu còn khá mới mẻ, nhưng dần dần cũng đã có những quan điểm nhất quán và rõ ràng. Nên chăng, văn học mạng đang rất cần những nhà phê bình – cả chuyên và không chuyên – cùng góp tay tạo nên một dòng chảy riêng rẽ trong nền phê bình văn học hiện nay, song song với văn học truyền thống? Từ những nhận định đó, chúng em – nhóm 5 thuộc lớp Truyền hình K30-A2 đã cùng nhau xây dựng nên một bài tiểu luận chi tiết với chủ đề: Đặc điểm phát triển phê bình và nghiên cứu lí luận văn học trên mạng. Với đề tài này, chúng em sẽ đưa ra 2 nội dung chủ chốt: 1.Tổng quan về văn học mạng, 2. Sự phát triển phê bình, nghiên cứu về văn học mạng, trong đó phần 2 sẽ là phần trọng tâm. Với những bài giảng ở trên lớp cộng với sự hướng dẫn cụ thể của cô giáo Trần Thị Trâm – giảng viên bộ môn văn học dân gian Việt Nam, chúng em đã có được một hướng đi vững vàng hơn. Tuy vậy nhưng bài tiểu luận này chắc chắn không thể thiếu những phần sơ xuất và thiếu sót nên chúng em rất mong nhận được sự góp ý từ phía thầy cô giáo và các bạn. Chúng em xin chân thành cám ơn. Hà Nội ngày 07/11/2010 Nhóm 5 lớp Truyền hình K30-A2 Phần 1: TỔNG QUAN VỀ VĂN HỌC MẠNG šª› CÁC TÁC GIẢ TRÊN VĂN HỌC MẠNG Nền văn học chính thống (văn học viết) từ xưa đến nay có lẽ vẫn được coi là môi trường đầu tiên và thuận lợi nhất cho việc phát triển một tài năng văn chương của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng. Một nhà văn, nhà thơ trẻ muốn nổi tiếng phải gửi thật nhiều bản thảo cho các nhà xuất bản, rồi chờ xem có được lên trang; một nhà báo giỏi phải đi thu thập thật nhiều thông tin nóng hổi rồi tức tốc đến tòa soạn viết bài, nộp tin…, tất cả đều phải thông qua kênh thông tin viết ra giấy rồi nộp bài. Và họ cũng ít khi được viết một sự thật trần trụi quá mức, được phô diễn hết mức cảm xúc của mình qua trang giấy, bởi độc giả không dễ chấp nhận như vậy (và cả những người biên tập). Nhưng hiện nay, nếu đặt nền văn học mạng mới mẻ với những nhà văn dám nói lên cá tính của mình lên một chiếc cân thì chắc chắn, quan niệm trên đã dần bị xóa bỏ. Họ là Trần Thu Trang, Trang Hạ, Keng, Hà Kin, Giao Chi, Nguyễn Quang Lập,…những chàng trai, cô gái được coi là người tiên phong cho nền văn học mạng được biết đến chủ yếu thông qua kênh blog cá nhân. Họ là những người trẻ, rất trẻ, nếu tính từ năm 2005 – năm văn học mạng mới được người xem biết đến thì họ chỉ tầm độ tuổi từ 21-25, và mang đến nhiều suy nghĩ mới lạ cho văn học Việt Nam. Họ có thể viết truyện của chính họ trên blog, hay dịch các tác phẩm ở nước ngoài mà chủ yếu là Trung Quốc rồi in thành sách như Nhật ký tình yêu TIO (Trần Thu Trang), Khi nào anh thuộc về em (Cấn Vân Khánh)….     Trang Hạ, nổi tiếng là một dịch giả văn học mạng, mà đình đám là Xin lỗi em chỉ là con đĩ của Tào Đình. Nhưng cô còn nổi tiếng hơn với bức ảnh nằm dài trên mô tô như một tuyên ngôn “đời ta là những chuyến xe” được trưng bày ngạo nghễ trên blog cá nhân. Những đống lửa trên vịnh Tây Tử là tập truyện ngắn mang chất kí sự những vùng đất cô đã đi qua trên đất Đài Loan. Nơi đó có những con người, cảnh ngộ, và trên hết, là tâm trạng của một người đàn bà mỏng manh, yếu đuối, cô đơn vì đã trót chọn cho mình con đường phiêu lưu không dừng lại, đam mê tự do và khao khát tận hưởng, nhưng cũng sợ bị tổn thương và tuyệt vọng. Hình ảnh người đàn bà day dứt giữa nghĩa vụ và cá nhân Trang Hạ viết cũng chính là số đông phụ nữ chỉ dám mơ ước mà không dám thoát ra thực tế.             Ngô Thị Giáng Uyên, mà tác phẩm nổi tiếng là tập bút kí Ngón tay mình còn thơm mùi oải hương, ghi lại cảm xúc đi qua mười bốn nước Châu Âu- Anh, Áo, Bỉ, Đức, Hà Lan, Hi Lạp, Liechtenstein, Pháp, Scotland, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Xứ Wales, Ý. Từng là một học sinh giỏi, nhận học bổng danh giá đi Anh học MBA ở đại học Southampton. Trong quá trình học, cô đi du lịch qua nhiều nước và viết. Từng trang viết là từng sự chăm chút nhưng chất du kí hiện rất rõ, đi để lang thang, để ăn những món ăn mình thích, để hít hà mùi cà phê mình ghiền, để chụp những tấm ảnh mình ao ước... Sự giản dị và tự nhiên ấy thu hút người đọc trẻ tuổi, truyền vào trong họ niềm đam mê du khảo, chinh phục và khám phá cuộc sống. Tác giả đem cái nữ tính, tươi trẻ của mình vào trang viết, không triết lí sâu sắc, không nghị luận khô khan, tả mà hóa ra kể, như là viết nhật kí.             Dương Thụy, tương tự như Ngô Thị Giáng Uyên, nhận học bổng đi Pháp du học, những khóa du học dài hạn và ngắn hạn tại Bỉ, Pháp, Anh... và sau khi tốt nghiệp cũng làm việc ở một số nước châu Âu không chỉ giúp cô trở thành một trong số ít cây bút trẻ có vốn tri thức dày dặn mà còn đủ vốn sống về mảng đề tài mà các nhà văn trong nước rất khó đụng đến: cuộc sống của giới sinh viên. Bước chân cô đặt chân trên hầu hết các nước châu Âu và một số nước châu Á. Ngoài những tập truyện ngắn, tiểu thuyết lấy bối cảnh nước ngoài như Cáo già, gái già và tiểu thuyết diễm tình, Oxford thương yêu, Bồ câu chung mái vòm, Hành trình những người trẻ... thì Venise và những cuộc tình gondola là tập bút kí du lịch đúng nghĩa khi cô đi qua các nước châu Âu như Pháp, Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Áo... Viết trong tư thế của một người đi nhiều, học nhiều, ghi chép nhiều, hầu hết tác phẩm của Thụy đều có ít nhiều màu sắc báo chí (Dương Thụy từng làm việc như một nhà báo ở báo Hoa Học Trò) với nhiều chủ động đưa vào các thông tin về vùng đất, con người, cuộc sống của bối cảnh diễn ra câu chuyện. Qua tác phẩm của mình, cô muốn chia sẻ về những tâm tư của một người đi tìm kiến thức ở nơi xa, hạnh phúc nhiều nhưng khó khăn cũng không ít.  Đều là những nhà văn trẻ, từng đạt nhiều giải thưởng trong nước (Trang Hạ từng đạt giải Văn học tuổi xanh, Văn học tuổi 20..., Giáng Uyên đạt giải nhất thơ của tạp chí Áp Trắng...Dương Thụy đã có ba giải thưởng văn học... ), và có nghề nghiệp ổn định (Trang Hạ là phóng viên, Dương Thụy làm PR cho công ty dược phẩm Sanofi, Ngô Thị Giáng Uyên làm việc cho tập đoàn dược phẩm  Wyeth), họ tìm đến việc viết văn như một nhu cầu chia sẻ, và những trang viết du kí của họ là một thôi thúc trong tâm hồn muốn khám phá thế giới. Chân dung họ phản ánh một lớp người trẻ xông xáo, năng động, vươn lên, hòa nhập toàn cầu mà vẫn không mất đi bản sắc, cá tính của mình Cả một tập hợp những tác giả trẻ trên văn học mạng hầu như đều bước ra từ cuộc sống của những blogger. Họ chắc chắn phải thông thạo về Internet, phải biết tự chủ với chính những lời mình viết ra bởi chỉ một giây sau sẽ có ngay những lời nhận xét, bình phẩm về vấn đề đó. Việc tìm cho mình một phong cách riêng, một đề tài đúng “gu” của mình là không hề đơn giản. Vì vậy mà sự phong phú, đa dạng về nội dung trên văn học mạng cũng khá sôi nổi. Họ viết về những vấn đề gì, nội dung của những vấn đề đó ra sao sẽ được trình bày rõ hơn ở ngay mục II dưới đây. KHÁI QUÁT NỘI DUNG VĂN HỌC MẠNG Việc văn học mạng có phát triển như hiện nay một phần là do nó mới lạ về hình thức thể hiện (qua internet), nhưng một phần là do những nội dung trên đó có nhiều nét khác biệt về nội dung so với văn học viết thời trước. Nếu ở thời gian trước, văn học chủ yếu hướng về đất nước, nhân dân với hai cuộc chiến tranh khốc liệt của dân tộc thì bây giờ, văn học mạng đã có nhiều đề tài phong phú hơn, rộng mở hơn, đi sâu hơn vào đời sống, tâm tư tình cảm trong xã hội hiện đại. Có thể chia nội dung văn học mạng thành ba mảng đề tài lớn: 1. Tình yêu, 2.Đồng tính, tình dục, 3. Đề tài trinh thám, kinh dị. Về mảng đề tài tình yêu, ta có thể thấy các tác giả trẻ ở văn học mạng khi viết thường xây dựng các tuyến nhân vật ít, nhiều tâm sự tự hỏi chính bản thân mình, tình cảm thường rối ren và có quan hệ với nhau giữa các nhân vật. Lấy ví dụ ở các tập truyện Chuyện tình New York – Hà Kin; Phải lấy người như anh - Trần Thu Trang, Tuyết đen – Giao Chi),… chủ yếu xoay quanh tình yêu đôi lứa và những cảm xúc, suy tư trước những vấn đề xã hội. Về mảng đề tài đồng tính hay tình dục, Những đốm lửa trên vịnh Tây Tử (Trang Hạ), Dị bản (Keng), Cho em được gần em thêm chút nữa (Gào) có thể coi là những tác phẩm tiêu biểu viết về vấn đề khá nhạy cảm này. Lời văn của những câu chuyện có phần “hút” một lượng độc giả lớn đã gây nên nhiều sự tranh cãi trên diễn đàn văn học, cũng bởi nó đã quá nhạy cảm. Gần đây, có tiểu thuyết Sợi xích của Lê Kiều Như cũng viết về đề tài tình dục nhưng cuối cùng đã bị thu hồi lại bởi mức độ “phô” quá nhiều những từ ngữ nhạy cảm về chuyện thầm kín của vợ chồng. Thường khi viết về đề tài này, ví dụ như Những đốm lửa trên vịnh Tây Tử (Trang Hạ) chính là những trải nghiệm quý báu của cô về những năm tháng sống ở Đài Loan học tập và tiếp xúc, mới được độc giả coi như “tạm chấp nhận”. Về mảng đề tài cuối cùng, đó là một đề tài nghe có vẻ như đã thu hút được một lượng độc giả nhất định đó là trinh thám và kinh dị. Năm 2009, sự xuất hiện tiểu thuyết trinh thám - kinh dị “Trại Hoa Đỏ” dày hơn 500 trang của Di Li được chú ý. Rất nhiều ý kiến đánh giá cao khả năng viết nhanh, lao vào một dòng văn sắp có nguy cơ “tiệt chủng” ở Việt Nam. Di Li được coi là nhà văn Việt Nam đầu tiên đặt bút viết về thể loại tiểu thuyết trinh thám kết hợp kinh dị. Hay có nhà văn trẻ Phan Hồn Nhiên rất “được lòng” các độc giả tuổi teen khi xuất bản một series truyện theo thể loại fantasy (một thể loại truyện kì ảo tưởng tượng) như Những đôi mắt lạnh, The Joker, Chuỗi hạt Azoth…Nội dung đi sâu vào vấn đề tình bạn, tình yêu ẩn đằng sau mỗi con chữ qua những trang văn vừa rùng mình lại thoáng chút hồi hộp. Phần 2: SỰ PHÁT TRIỂN PHÊ BÌNH, NGHIÊN CỨU VĂN HỌC MẠNG šª› NHÀ PHÊ BÌNH VĂN HỌC MẠNG Họ là ai: Khi nói đến cụm từ “nhà phê bình văn học”, người ta sẽ thường nghĩ đến đó là những người chuyên đi bình luận, bình phẩm các tác phẩm văn học trong nước và nước ngoài thông qua trang viết thường niên, và đó là những người có cái nhìn tổng thể rất rộng và lời văn sắc bén. Nhưng đối với văn chương trên mạng, các nhà phê bình văn học bỗng trở thành mới mẻ bởi sự phát triển của dòng văn học này chứ đủ lâu để tồn tại các chức danh riêng cho “nhà phê bình”. Nhưng ta hãy cứ định nghĩa “nhà phê bình văn học” rồi từ đó sẽ hiểu về “nhà phê bình văn học mạng”, tuy rằng có thể chưa được đầy đủ cho lắm. Bằng cách thông qua câu chuyện hài hước về một câu hỏi tưởng chừng như ngây ngô của đứa trẻ khi hỏi bố nó về định nghĩa một nhà phê bình văn học, ta chợt giật mình : “Ừ nhỉ, một cách đơn giản như vậy thôi sao, thật trẻ con!”. Đây là câu chuyện đã từng gây nhiều tranh cãi trong giới phê bình về nội dung lạ thường của nó… Chân dung tác giả của câu chuyện biếm gây dư luận một thời Bé Chích Chòe (*) học lớp hai. Ba của Bé Chích Chòe đang đọc báo. Bé sà vào ôm cổ Ba và ghé mắt đọc ké. Mới lẩm bẩm vài chữ, Bé hỏi Ba:   + NHÀ PHÊ BÌNH VĂN HỌC là gì hở Ba ?   - Ờ ờ …  + Là… Ờ Ờ hả Ba ?  - Không. Ba đang tìm cách trả lời cho con dễ hiểu. Ba kể chuyện này xong, con sẽ hiểu Nhà Phê Bình Văn học là gì. Chuyện vui ở quê mình thời đánh Mỹ.   Các chú bộ đội đóng quân trong một nhà dân. Các chú đang ăn cơm chiều. Một bạn bằng tuổi con đang chơi với em còn nhỏ. Bổng nhiên bạn ấy gọi:  + Mạ ơi em ẻ !   - Đừng ỏm để mấy chú ăn con ! Mẹ bạn ấy trả lời.  Nghĩa là Mẹ của bạn ấy muốn nói: “Suỵt ! Các chú đang ăn cơm. Đừng gọi ầm lên như rứa mà làm các chú ăn cơm mất ngon”.   Chỉ đơn giản thế thôi. Nhưng một chú trong bàn ăn nghe thế thì làm toáng lên. Chú ấy nghĩ là Mẹ của bạn nhỏ ấy “chơi xỏ” các chú ấy bằng câu nói “đừng ỏm để mấy chú ăn”. Rồi chú ấy nói là Mẹ của bạn ấy thiếu văn hóa, mất lịch sự, quê mùa. Chú ấy nói “trời đánh còn tránh bữa ăn” là. Vân vân và vân vân. Đó, “Nhà Phê bình văn học” là thế con ạ.   + A ! Con hiểu rồi. Hôm qua con nghe Ba nói với Mẹ: “chuyện bé xé ra to”. Nhà Phê bình văn học là người hay “xé chuyện nhỏ thành chuyện to”. Đúng không Ba ?   - Ừ. Gần đúng như thế !   + Sao lại “gần đúng” hở Ba ? Ba vừa kể sự tích ra đời của Nhà Phê bình văn học mà ? Thế, sau đó Mẹ bạn ấy có giải thích cho chú ấy hiểu không?   - Không. “Gần đúng” là không hoàn toàn đúng y như rứa. Cô ấy không để ý vì còn bận công việc.   Mà chú ấy cũng chỉ nói trong mâm cơm thôi. Cũng có chú hiểu ý của Mẹ bạn đó và giải thích cho chú ấy. Chú khác thì bênh ý kiến chú kia. Rồi có chú bảo vệ ý kiến chú này. Thế là các chú cãi nhau ỏm tỏi cho đến hết buổi tối.    + Sao thế nhỉ ? Các chú ấy phức tạp nhỉ? Như vậy,… chuyện bé tí mà xé ra to thế thì gọi là gì hở Ba?   - Gọi là “diễn đàn văn học” con ạ!   + A ! Con hiểu rồi. Chuyện không có gì mà “cãi nhau ỏm tỏi” gọi là DIỄN ĐÀN VĂN HỌC.   -Thế,… giờ ra chơi thỉnh thoảng con và các bạn chia hai phe cãi nhau ỏm tỏi, có gọi là “diễn đàn văn học” được không ạ ?   - Có thể. Nhưng tụi con còn nhỏ nên người ta gọi là “diễn đàn chí chóe” của con nít. Hôm sau ngủ dậy quên hết chuyện cũ và đến lớp lại chơi với nhau. Nhà Phê bình văn học họ không như tụi con. Họ học nhiều, đọc nhiều nên họ nhớ dai và không chịu thua nên cứ cãi nhau hoài. Họ cãi nhau các hội nghị chưa xong họ đưa lên báo, lên mạng cãi tiếp.   ….. + Sao người lớn phức tạp thế hở Ba ?   - Không phức tạp không phải là người lớn con ạ. Người lớn sợ gọi nhau là “đứa con nít nhiều tuổi”.   …. + Thế ngày nào các bạn con cũng cãi nhau thì sau này có trở thành “Nhà Phê bình văn học”, không Ba ?  - Không chắc. Nhưng có thể trở thành… thầy cãi. Là Luật sư đó. Thôi, con đi chơi đi. Ba không muốn con trở thành Nhà Triết học sớm quá !  + Luật sư là thầy cãi. Thế Nhà triết học là gì ạ ?   - Thôi ! Thôi để Ba đọc đã. Hôm sau ba trả lời. OK? Đi chơi đi…   Chú thích (*): Bé Chích Chòe là tên biếm họa, không phải là nhân vật thật Đọc xong câu chuyện này, chắc hẳn ai cũng phải phì cười vì độ hài hước của nó. Một nhà phê bình văn học lại đem so sánh với thầy…cãi (luật sư) và là một người chuyên đem “chuyện bé xé ra to”. Thế nhưng khi nhìn nhận vấn đề một cách nghiêm túc, ta có thể tổng kết rằng: những nhà phê bình văn học là những người đang ngồi trên một bàn tròn văn học để cùng bình luận, phân tích các khía cạnh khác nhau của một tác phẩm hay nhiều tác phẩm văn học. Mỗi người sẽ có một quan điểm khác nhau, một nhận định khác nhau, có thể đôi lúc gây ra những bất đồng quan điểm hay đồng thuận thì nó cũng trở thành một DIỄN ĐÀN VĂN HỌC. Các nhà phê bình văn học mạng cũng vậy. Họ cũng bình luận, bình bàn các tác phẩm, mổ xẻ các con chữ, các tầng ý nghĩa mà nhà văn muốn nhắn gửi. Họ khác các nhà phê bình giấy ở chỗ là họ sử dụng Internet làm công cụ trực tiếp cho các bài bình luận của mình. Họ thường là những người còn rất trẻ (Trần Ngọc Hiếu, Cao Việt Dũng, Trang Hạ, Nhà văn Ngô Thảo, Inrasara, các nhà xuất bản…) nhưng những lời bình của họ về văn học mạng vẫn có những ý kiến khá sắc nét. Nguyên nhân họ có sự quan tâm đến văn học mạng: Văn học mạng mang đến hơi thở của cuộc sống hiện đại. Đó có thể là những vấn đề khá mới mẻ mà các tác phẩm trước đây của nền văn học viết chưa đề cập tới nhiều. Đôi khi đơn giản chỉ là những cảm xúc rất riêng của cá nhân tác giả. Sự phát triển nhanh chóng của mạng lưới Internet đã kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của văn học mạng trong những năm gần đây. Các tác phẩm trên mạng được đăng tải trên các diễn đàn văn học hay những blog cá nhân, thu hút sự quan tâm của nhiều cư dân mạng. Việc gây được tiếng vang lớn trong lòng độc giả đã khiến cho các tác phẩm này trở thành đề tài mới mẻ cho giới phê bình nghiên cứu nhìn nhận và đánh giá, góp phần cho các tác phẩm ra đời sau này ngày càng hoàn thiện hơn. Đó chỉ là một trong nhều lí do mà khiến cho các nhà phê bình nghiên cứu quan tâm đến văn học mạng. Sự ra đời hàng loạt của các tác phẩm trên mạng khiến cho nền văn học mạng bị bão hòa, chưa tạo được điểm nhấn, bản sắc cho riêng mình. Các nhà nghiên cứu phê bình nên vào cuộc, đóng góp ý kiến của giới chuyên môn để các tác giả trẻ lựa chọn cho mình được con đường đi đúng đắn và phù hợp nhất. Cũng có thể mảnh đất màu mỡ này còn tiềm ẩn bao điều mới mẻ chưa được khám phá. Nó có những góc cạnh rất mới và rất riêng đòi hỏi người đọc phải tự suy ngẫm và nhìn nhận vấn đề theo nhiều chiều hướng khác nhau. Nghiên cứu một tác phẩm để tìm thấy những giá trị quý báu mà tác giả muốn gửi gắm. Phê bình để làm nổi bật rõ những mặt mạnh và mặt yếu của một tác phẩm. Từ đó để góp phần cho các tác phẩm ra đời sau này ngày càng hoàn thiện hơn. Xã hội luôn không ngừng vận động và phát triển. Và văn học cũng không nằm ngoài quy luật đó. Văn học cũng chuyển mình đổi mới, tiếp thu những giá trị mới mẻ của cuộc sống hiện đại. Các nhà nghiên cứu phê bình chuyên môn hãy tìm cho mình một mảnh đất mới để kiếm tìm thêm những giá trị văn học đích thực, làm giàu có thêm truyền thống văn học lâu đời. NỘI DUNG CHÍNH CỦA SỰ NGHIÊN CỨU, LÍ LUẬN VĂN HỌC MẠNG Nhận xét về những cây bút trẻ hiện nay trên văn học mạng Một đặc điểm chung của những nhà văn trên mạng là họ dường như rất thích bộc lộ những quan điểm riêng và những suy nghĩ của mình về các sự việc trong cuộc sống. Một chiếc lá thu rơi cuối mùa, một ánh mắt đi ngang qua cũng đủ làm cho họ viết nên câu chuyện tình đậm chất cái tôi cá nhân. Nhưng tuy vậy, dường như mỗi người vẫn có một cái tôi riêng, một định kiến riêng về công việc viết văn trên mạng của mình. Tác giả Doãn Dũng nếu ngày trước rất thích gửi các truyện của mình lên báo tạp chí, bất kể bài hay hay không hay và lại rất ghét sự chờ đợi bài mình vì không thấy được đăng thì tác giả của Dị Bản (Keng) lại không ưa hình thức ấy. Cô đòi hỏi sự toàn vẹn trong con chữ, nhiều người nói tác phẩm của cô chỉ là sự phù phiếm nhưng nó lại chính là những gì bước ra từ cuộc sống thật của chính cô. Trang Hạ đi lên từ những trang bản dịch của Trung Quốc (Xin lỗi em chỉ là con đĩ, Mẹ điên…) và 4 triệu lượt người đọc trên blog đã chứng tỏ sức hút của các tác phẩm đến từ văn học mạng đã cuốn hút đến thế nào. Phan An với tự nhận mình là nhà lãng mạn quạnh quẽ đã tuyên bố không thích việc PR truyện của…chính mình, mà chỉ có thể PR cho truyện của người khác!. Nhưng dù anh có nhiều bạn bè cả trên mạng lẫn ngoài đời nhưng sao vẫn thấy quạnh quẽ bên đời!. Và một nhân vật khác cũng từng “làm mưa làm gío” không chỉ ở Việt Nam mà còn được dịch ra bản tiếng Anh và tặng kèm đĩa CD thì đấy chỉ có thể là Hà Kin với Chuyện tình New York thấm đẫm nước mắt biết bao độc giả trẻ. Chị có thể biến một dòng cảm xúc đời thường thành một sợi dây tình cảm nhẹ nhàng kéo độc giả đến với mình qua câu chuyện của một cô gái có ngọai hình đặc biệt với một chàng trai mang trong mình ba dòng máu Brazil - Phillipines - Nhật Bản. Giới trẻ “mê” giọng văn của chị cũng chỉ bởi chị thấu hiểu được tâm tư của chính những chuyện tình của người trẻ hiện nay, dệt nên bởi màu cảm xúc từ chính cái tôi cá nhân chị chứ không phải là một ai khác… Các nhà nghiên cứu, phê bình, lí luận văn học dành phần lớn những trang viết của mình vào các tác phẩm tiêu biểu trên mạng. Những bài viết đó thường hướng tới những cây bút trẻ như: Trang Hạ với bản dịch Xin lỗi, em chỉ là con đĩ của Tào Đình, Keng với Dị bản hay như Hà Kin với Chuyện tình New York, Trần Thu Trang với Phải lấy người như anh. Dưới góc nhìn của những nhà phê bình, các tác phẩm này mang nhiều màu sắc khác nhau của cuộc sống hiện đại, phản ánh những góc khuất, tâm tư tình cảm sâu lắng nhất của tâm hồn con người. Có những bài nhận xét đánh giá đồng tình nhưng bên cạnh đó cũng có những ý kiến cho rằng những khía cạnh mà tác phẩm đề cập tới còn quá mới mẻ và lạ lẫm, cách viết còn non, chưa để lại dấu ấn gì sâu sắc cả. Nhiều lúc câu chuyện mơ hồ, trừu tượng, mông lung một cách khó hiểu. Cách nhìn nhận, đánh giá và suy luận của mỗi người theo nhiều chiều hướng khác nhau. Nhưng suy cho cùng, tất cả những điều đó góp phần làm cho nền văn học mạng ngày càng hoàn thiện và phát triển hơn nữa. Các nhà phê bình, nghiên cứu lí luận văn học mạng chuyên nghiệp Hiện nay mặc dù văn học mạng còn khá non trẻ và đang “loay hoay đi tìm chỗ đứng” trên diễn đàn văn học nhưng không vì thế mà thiếu đi những nhà phê bình chuyên nghiệp. Như đã nói ở phần trên, những nhà phê bình chuyên nghiệp cũng chỉ là một định nghĩa mang tầm khái quát và chưa rõ ràng. Nhưng một nền văn chương mới mẻ ra đời thì hẳn nhiên là không thể thiếu những luồng ý kiến trái chiều và bình phẩm về nó, tất nhiên trong đó không thiếu những người có chuyên môn cao và có óc thẩm định rõ ràng. Hiện tại ta có thể coi Trần Ngọc Hiếu, Nguyễn Đăng Điệp, Nguyễn Chí Hoan, Trang Hạ… là những nhà phê bình chuyên nghiệp như thế, xét theo một bình diện nổi bật nào đó của họ. Trần Ngọc Hiếu là một nhà phê bình khá nổi tiếng trên diễn đàn văn học mạng với những cái nhìn khách quan và nổi bật, thu hút được nhiều sự chú ý. Anh đã có một bài luận khá dài về “Nhận diện văn học Việt Nam”, trong đó có các nhận xét về văn học mạng như một hình thức văn hóa đặc thù, là một không gian mở, một hiện tượng giao tiếp đặc biệt, tác phẩm của công nghệ… Nếu các tác phẩm văn học mạng ăn khách ở Trung Quốc có vẻ như đa dạng hơn về thể tài (diễm tình, trinh thám, kiếm hiệp) thì các tiểu thuyết mạng “đình đám” ở Việt Nam về cơ bản chỉ đi theo một mạch. Những Phải lấy người như anh, Cock-tail cho tình yêu (Trần Thu Trang), Chuyện tình New York (Hà Kin), Tuyết đen (Giao Chi), nhìn chung, có thể xem như là sự tiếp nối của dòng văn học tình cảm chủ nghĩa, hay theo cách diễn đạt nôm na, nó đi theo mạch “sến” vốn luôn đậm đà trong văn nghệ Việt Nam. Có thể thấy những tác giả này khi viết dường như không đặt quá nhiều những mục tiêu nghiêm trọng. Họ kể chuyện một cách tự nhiên với lối viết biến thể từ nhật ký, đặc biệt là ở thể loại tản văn. Anh cũng nhận xét về đề tài đồng tính, một đề tài được văn học mạng khai thác mạnh, xuất hiện ở trong khá nhiều những tác phẩm ăn khách nhất, gây xôn xao nhất như Chuyện tình New York (Hà Kin), Những đốm lửa trên vịnh Tây Tử (Trang Hạ), Dị bản (Keng)…- rằng có lẽ không nên chỉ nhìn nhận như một cách “tìm của lạ” để khơi gợi sự tò mò của công chúng. Văn học mạng không phải là lĩnh vực đầu tiên thể hiện hình tượng người đồng tính nhưng trước đó, để được hiện diện trong nghệ thuật đại chúng không phải như một hiện tượng bệnh hoạn, người đồng tính đa phần chỉ có thể len vào sân khấu hài kịch, trở thành nhân vật gây cười bằng cách phóng đại, cường điệu hóa sự lệch chuẩn của mình. PGS - TS Nguyễn Đăng Điệp - Phó Viện trưởng Viện Văn học đã trình bày quan điểm của mình về loại hình văn học mạng “đã tồn tại như một thực tế. Nó là loại hình văn học mới bên cạnh văn học truyền miệng và văn học viết vốn đã quá quen thuộc. Hiện nay có hai hướng gần như ngược nhau: thứ nhất, tập hợp các bài viết, sáng tác trên mạng rồi xuất bản (in); thứ hai, tung những tác phẩm đã in (giấy) lên mạng. Theo tôi, điều này có lợi cho người đọc vì lượng người truy cập internet hiện nay khá lớn, lại nhanh và rẻ. Tuy nhiên, công bằng mà nói, nhiều tác phẩm viết trên mạng chất lượng chưa cao, thậm chí, đó chỉ mới là những suy nghĩ thoáng qua, những cảm xúc của các bloger tìm cách chia sẻ tâm trạng của mình...Vì thế, nếu tìm trong văn học mạng những tác phẩm đạt chất lượng nghệ thuật cao thì rất khó. Nhưng rất có thể, khi tất cả mọi người cầm bút đều quen với internet, coi viết văn trên mạng là một thói quen và một niềm thích thú thì lúc ấy tình hình sẽ khác” Nguyễn đăng điệp Nguyễn Chí Hoan – nhà phê bình văn học với thường bị gắn với phong cách phê bình "rối rắm, khó hiểu" lại đưa ra nhận định về văn học trẻ ngày nay gắn liền với mạng Internet nhưng các sáng tác văn chương đưa lên không gian mạng không phải là “ảo”. Nếu có cái “ảo” nào đáng nói thì chính là những kỳ vọng rằng một “nền văn chương internet” sẽ có thể đảo lộn, thay mới hệ giá trị truyền thống của văn học. Tuy vậy ông cũng dự đoán tương lai “văn trẻ” sẽ đi vào khủng hoảng, trong đó có văn học mạng, bởi thường chỉ gặp một số những biểu hiện làm lạ trên mặt chữ, mà không thấy được các xúc cảm và cách suy nghĩ mới. Nguyễn Chí hoan Ngược lại với nhà phê bình Nguyễn Chí Hoan, Trang Hạ đã khẳng định nền văn học này có sự tương tác rất cao với bạn đọc “Văn học mạng xuất hiện mà không cần ai công nhận. Nó tự xây dựng các tiêu chí cho nó. Nó buộc người đọc phải chấp nhận, thậm chí nó có ma lực hấp dẫn lớn tới mức, cuốn rất nhiều bạn đọc văn học mạng trở thành người viết văn học mạng, trong đó có tôi.” Cô cũng nêu lên quan điểm của mình khi được đặt câu hỏi: “Có phải văn học mạng luôn cần đến các chữ S (SEX, SHOCK) để thu hút người xem hay không?” một cách bình thản: “Văn học mạng nước ngoài đông người đọc nhất là truyện tình, có chút sex hoặc có chút nổi loạn…Vì thế, có clickview cao, tất nhiên không tránh được các yếu tố trên. Một so sánh …tiểu thuyết văn học mạng “Xin lỗi, em chỉ là con đĩ” có hơn vạn lời bình, tranh luận của độc giả, còn tác phẩm kế bên là “Totem Sói” chỉ có 5 lời bình luận ngắn ngủn…câu view là thử thách bắt buộc một tác phẩm văn học mạng phải vượt qua, nếu không, nó sẽ trôi xuống thùng rác…không phải để khuyến khích các tác giả viết thiên về sex, câu khách, mà để các tác phẩm cạnh tranh và chịu thử thách trên mạng trước khi thành hình. Bên cạnh đó, cô nhận xét về các trang web về văn học Việt Nam như phongdiep.net, evan, lucbat.com... chưa phải là văn học mạng, bởi: “Nó không hề sản sinh ra bất kỳ tác phẩm văn học mạng nào…tác phẩm được gọi là văn học mạng khi được sáng tác từng phần trên mạng, quan trọng hơn, phải được độc giả tham gia vào quá trình sáng tác, thậm chí thay đổi cả kết cấu và nội dung, cả văn phong của tác phẩm, ở đó, nhà văn xây dựng được nhóm công chúng của riêng mình, nhận những phản hồi từ độc giả để thay đổi tác phẩm của mình”. Trang hạ Các nhà phê bình chuyên nghiệp – tất nhiên mỗi người sẽ có cái nhìn khác nhau về văn học mạng, có kẻ khen, người chê nhưng chính những ý kiến tham gia của họ mới giúp cho nền văn học mạng nhận được sự quan tâm của đông đảo độc giả. Một nền văn học mới ra đời không chỉ là một vật phẩm để trưng bày mà còn phải nhận nhiều ý kiến khác nhau để giúp mình thêm hoàn thiện và có được chỗ đứng trên văn đàn Việt Nam. Các nhà phê bình, nghiên cứu lí luận văn học mạng không chuyên Diễn đàn văn học mạng không chỉ là nơi để những cây bút trẻ tự khẳng định giá trị của bản thân mà nó còn là nơi thu hút sự quan tâm của nhiều độc giả, giới phê bình và nhà xuất bản. Có những nhà phê bình, nghiên cứu mà tên tuổi họ đã được khẳng định qua những cống hiến, đóng góp cho nền văn học mạng ngày một phát triển mạnh mẽ hơn. Nhưng bên cạnh đó còn những tên tuổi chưa được công chúng biết đến, cho dù những đóng góp của họ hết sức to lớn. Những bài nhận xét, đánh giá tuy chưa thật sắc sảo nhưng cũng ít nhiều để lại một chút dấu ấn gì đó. Họ có thể chưa được gọi là nhà phê bình hay nghiên cứu nhưng những đóng góp của họ trong lĩnh vực phê bình, nghiên cứu thì không thể phủ nhận được. Những đối tượng này làm việc ở nhiều nghành nghề khác nhau, đó có thể là: người làm trong ngành xuất bản, nhà thơ, nhà báo... hay thậm chí chỉ là những người quan tâm đến văn học mạng. Ở họ quy tụ chung lại một điểm đó là yêu văn học và muốn đóng góp cho nền văn học mạng ngày một phát triển hơn nữa. Mặc dù không được đào tạo bài bản, song có lẽ chính nhờ điểm đó mà góc nhìn đánh giá mỗi tác phẩm của họ lại trở nên phong phú hơn. Không bị gò bó bởi những quan điểm lí luận, cách nhìn nhận của mỗi người vì thế cũng có phần thoáng hơn. Họ nhìn nhận và đánh giá vấn đề dưới một góc nhìn mới mẻ nhất. Họ đem đến cho nền văn học sự trẻ trung và sự táo bạo. Phê bình, nghiên cứu và lí luận văn học là một công việc chẳng hề dễ dàng gì và không phải ai cũng có đủ năng lực để mà nhận xét về một tác phẩm. Họ phải là những người am hiều văn học, nắm vững đặc trưng của các loại hình nghệ thuật, và có một vốn kiến thức uyên thâm. Một tác phẩm phê bình, lí luận văn học chỉ thực sự đi vào lòng khán giả khi nó hội tụ đủ các yếu tố sau: tinh tế, sắc sảo, đầy lí luận góc cạnh thuyết phục người đọc. Không phải là những lí luận khô khan, cứng nhắc, phê bình cũng cần đến yếu tố văn học vì nó giúp cho bài văn thêm nhiều sắc màu, thu hút và lôi cuốn hơn. Có lẽ khi nhắc tới phê bình, nghiên cứu, lí luận văn học mạng, thường người ta chỉ nghĩ đến những tên tuổi lớn như là: Nguyễn Đăng Điệp, Trần Ngọc Hiếu, Phong Điệp... Đó quả là một thiếu sót lớn nếu chúng ta chưa quan tâm tới những nhận xét, đánh giá của những người khác nữa như: Lê Thiếu Nhơn (nhà thơ, nhà báo, thư kí tòa soạn tạp chí kiến thức gia đình), Nguyễn Đức Bình (giám đốc nhà xuất bản văn nghệ), Lê Thanh Huy (giám đốc công ty sách Bách Việt)... Lấy ví dụ như câu hỏi liệu những người viết văn trên mạng có thể được gọi là nhà văn hay không, ông Nguyễn Đức Bình – Giám đốc NXB Văn Nghệ nhận định : “Đối với những tác giả viết sách trên mạng hay mới in sách chưa định hình, chúng ta nên gọi chung là tác giả, như thế dễ được xã hội chấp nhận hơn”. Nhưng cũng có thể như ông Lê Thanh Huy – Giám đốc Công ty Sách Bách Việt nói: “Việc một người viết văn trên mạng được gọi hay tự xưng là nhà văn mạng cũng không quan trọng bằng việc độc giả và giới chuyên môn có coi họ là nhà văn hay không”. Họ cũng quan tâm tới sự phát triển của văn học mạng nên mới nhìn nhận các tác phẩm dưới con mắt của một nhà phê bình. Cũng xin trích đăng một cuộc trò chuyện giữa phóng viên và nhà văn Nguyễn Vĩnh Nguyên về vấn đề tiếp nhận văn học mạng với thái độ sòng phẳng Nguyễn Vĩnh Nguyên "Một tác phẩm giá trị không cứ gì phải câu nệ vào việc người ta đánh giá nó qua nhãn mác, được đóng chuẩn “trong luồng” hay “ngoài luồng” mà phải thông qua giá trị của nó - phẩm chất đích thực của văn học" - nhà văn Nguyễn Vĩnh Nguyên trò chuyện về văn chương trên mạng * Anh nhận xét gì về văn chương trên mạng? Tôi thấy xuất bản mạng khá hào hứng. Thời gian đầu, các địa chỉ website được những người viết trẻ chúng tôi chuyền tay nhau và cập nhật từng ngày, một phần vì hiếu kỳ, phần đáp ứng được “nhu cầu thực tế” là cần tự do, cởi mở trong giới thiệu tác phẩm, quan điểm văn học, cái mà cơ chế xuất bản (báo chí và sách) chính thống chưa đáp ứng được. * Độ tin cậy của văn bản trên báo giấy/sách in so với trên mạng? Tôi chưa từng tin vào văn chương trên mặt báo. Vì hiện nay cả nước có hơn 600 tờ báo, hầu hết đều có trang dành cho văn chương, nhưng người cầm bút trẻ, những người say mê thể nghiệm vẫn chưa có đất để giới thiệu sáng tác của mình đến bạn đọc. Nếu có xuất hiện trên báo thì tác phẩm của họ cũng được mài giũa, cắt xén một cách... “đúng chủ trương”. Những nhà văn danh tiếng ngồi các ghế biên tập bây giờ thử hỏi mấy người chịu đọc, chịu học để tiếp nhận hay ủng hộ cái mới, cái “khác gu” với mình?  Gần đây, trong môi trường xuất bản, sự xuất hiện của nhiều công ty sách tư nhân khá mạnh tay, cộng với những cựa quậy về cơ chế in ấn, đang cho thấy những dấu hiệu khả quan trong việc xuất bản sách (cả văn học dịch lẫn văn học trong nước). Nhưng một khi sự cởi mở của môi trường xuất bản sách báo chính thống chưa đáp ứng được mong đợi thì tôi vẫn chọn văn chương trên mạng để đặt hy vọng. Hy vọng món “hàng độc” trong những ổ cứng của các nhà văn máu mê cách tân sẽ xuất hiện trên mạng trước khi nó được chấp nhận trong môi trường xuất bản chính/ truyền thống. * Anh gửi tác phẩm đến các trang web văn học hay báo giấy? Tại sao? Tôi nghĩ trước hết là sự tự do và sự chấp nhận tính phong phú, đa phong cách, đa chiều quan điểm, thể hiện khá rõ trên hầu hết trang web văn học mạng. Trước đây, khi văn học mạng mới xuất hiện, khuấy động môi trường viết và đọc, tôi cũng gởi cho vài trang web văn học mạng trong và ngoài nước. Sau này thì tôi... lười công bố hơn trước, cả báo lẫn mạng. Tôi thích để những tác phẩm riêng lẻ trong máy tính, khi thấy cần thì gom lại in thành những cuốn sách mới hoàn toàn.  * Anh có cho rằng văn chương trên mạng đang có những cây bút thực sự đáng chú ý nhưng nằm ngoài “vùng phủ sóng” của giới phê bình?  Tôi dám chắc là có. Vì tôi đã đọc họ, những nhóm viết, những cây bút rất đáng chú ý; tuy nhiên giới phê bình “chính thống” hoặc mang thiên kiến, mắc chứng chậm cảm, hoặc bị tê liệt bởi quan niệm, lý luận cũ kỹ, thiếu trang bị để tiếp nhận và sống chung với cái mới, thiếu can đảm nhìn nhận và bảo vệ cái mới; thiếu sự dự cảm và tiên đoán; hoặc có khi đơn giản chỉ là… không biết lên mạng để tìm đọc, nên không biết đến họ. Tuy nhiên, không có các nhà phê bình, các tác giả đó vẫn làm công việc của họ là viết. Một tác phẩm hay đích thực không phải chỉ sống, được biết đến nhờ có sự quan tâm của các nhà phê bình. * Theo anh, những nhược điểm và mặt trái chủ yếu của văn học trên mạng, nếu có, là gì? Chính sự tự do vừa là mặt phải vừa là mặt trái của văn chương mạng. Mặt phải là, anh chấp nhận mọi nỗ lực tìm kiếm, không thiên kiến. Nhưng mặt trái là, khi chấp nhận tất cả, đồng thời anh cũng sẽ chấp nhận những thứ phế phẩm, những “đứa con tật nguyền”... Chính vì thế, ở góc độ bạn đọc, tôi luôn đọc và tiếp nhận văn học mạng với thái độ sòng phẳng, khá “lạnh đầu”, tiếp nhận những thứ cần cho mình và biết loại bỏ những gì không quan tâm. Không phải thứ gì trên những website văn học cũng là sáng tác văn học. * Theo anh, liệu có chăng một xu hướng coi văn học trên mạng là “không chính thống”, “ngoài luồng”, từ đó có một thái độ dè dặt, nghi kỵ đối với văn học trên mạng? Cấm và không cấm trong cơ chế chúng ta xưa nay đã làm nảy sinh bi kịch: tác phẩm chính thức và không chính thức, trong luồng và ngoài luồng... Nếu chúng ta chỉ loay hoay với những “nhãn mác” kiểu xã hội học như vậy thì có lẽ văn học Việt không lớn, không hội nhập nổi là chuyện dễ hiểu. Tôi thấy rõ ràng có sự phân biệt và nghi kỵ. Một tác phẩm giá trị không cứ gì phải câu nệ vào việc người ta đánh giá nó qua nhãn mác, được đóng chuẩn “trong luồng” hay “ngoài luồng” mà phải thông qua giá trị của nó - phẩm chất đích thực của văn học. Khốn nỗi, bây giờ trong giới sáng tác có nhiều người mượn danh cái “ngoài luồng” để tự hào vênh váo, lại cũng có những kẻ chứng tỏ sự “đúng đường lối” của mình bằng những cách rất “trong luồng” để kiếm cái danh. Chung quy đều xuất phát từ não trạng hẹp hòi và sự mặc cảm, tự ti của một đời sống văn học đơn điệu, ít sự kiện lại nhiều quy định; tự hoài nghi đồng thời hay chụp mũ. Nó cứ quằn quại trong những đồn thổi không đâu. * Liệu văn học xuất bản chính thức và văn học mạng có thể cùng tồn tại không? Tôi nghĩ chúng ta nên nhìn nhận bình đẳng và thấy được phần đóng góp của nó vào việc thúc đẩy, kích thích môi trường tự do sáng tạo trong bối cảnh nước ta. Xuất bản mạng hay trên giấy truyền thống chẳng qua chỉ khác nhau về phương tiện, kênh truyền tải tác phẩm. Không nên có sự phân biệt văn học xuất bản chính thức và văn học mạng. Đến khi nào chúng ta coi tất cả đều chính thức và tự do thì sẽ khuyến khích cho sự minh bạch, công khai. Từ đó, chúng ta không phải bận tâm đến những hội chứng nhãn mác nữa mà sẽ có thì giờ, tâm huyết đầu tư cho những giá trị mới đích thực của một nền văn học đang đứng trước nhiều điều cần tự vấn để hội nhập. Mạng Internet là công cụ hữu ích giúp nhà văn đưa tác phẩm của mình đến gần công chúng hơn. Công chúng có thể cảm nhận tác phẩm và trực tiếp chia sẻ ý kiến của mình với tác giả, có thể đồng tình hoặc phản đối, thậm chí chỉ là những suy nghĩ chủ quan của mỗi cá nhân. Có rất nhiều ý kiến phản hồi chứng tỏ dư luận có nhiều người thực sự muốn văn học mạng phát triển hơn nữa. Họ chỉ ra những thiếu xót của những nhà văn trẻ, họ đi sâu vào từng góc cạnh của tác phẩm. Họ đưa ra ý kiến nhận xét chỉ vì muốn các tác phẩm ra đời sau có thể khắc phục được những nhược điểm và phát huy được những thế mạnh sẵn có. Bạn có thể đọc một tác phầm nhưng chưa chắc đã có thể nhận xét được chính xác về tác phẩm đó. Và những nhà phê bình không chuyên cũng không nằm ngoài số đó. Có những ý kiến của họ đưa ra là những phát hiện mới mẻ, đáng được ghi nhận. Nhưng bên cạnh đó cũng còn những ý kiến chưa thật sự thuyết phục, chưa xác đáng với những gì mà tác phẩm thể hiện. Những người tuổi đời còn rất trẻ, không được đào tạo bài bản trong lĩnh vực nghiên cứu, phê bình, lí luận, họ chủ yếu chỉ nhìn nhận tác phẩm dưới lăng kính của cuộc sống hiện đại. Họ đào sâu tìm tòi, tìm ra được cái hồn của mỗi tác phẩm, đánh giá và nhìn nhận nó theo hướng tích cực nhất. Để rồi mục đích cuối cùng là góp phần hoàn thiện tác phầm đó hơn mà thôi. Nói một cách khác, họ luôn muốn khai phá tìm kiếm những giá trị tốt đẹp của cuộc sống được gửi gắm trong mỗi tác phẩm. Những nhà phê bình chuyên môn có quan điểm lí luận riêng của họ. Họ tuân theo một chuẩn mực nhất định nào đó. Còn những nhà phê bình không chuyên, họ nhận xét đánh giá một tác phẩm theo quan điểm và suy nghĩ riêng của bản thân. Đó không hẳn là những nhận xét xác đáng. Nhưng với những gì họ đóng góp, chúng ta cũng nên công nhận công sức của họ trong việc giúp cho nền văn học mạng ngày một phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Để giỏi về một lĩnh vực nào cũng cần đòi hỏi có thời gian tìm tòi, nghiên cứu và sáng tạo. Thời gian sẽ là thước đo để đánh giá năng lực của mỗi người. Không thể xuất sắc ngay khi mới chập chững vào nghề, nhưng với những gì đã làm được trong thời gian này, chúng ta có thể đặt niềm tin vào thế hệ trẻ sẽ mang một màu sắc mới cho phê bình, nghiên cứu, lí luận văn học trong tương lai. Những đóng góp của họ đáng để công chúng nhìn nhận và có những cái nhìn mới mẻ hơn về lĩnh vực mà nhiều người vẫn nghĩ là khô khan này. Phê bình nghiên cứu trên mạng thực sự vẫn còn là một lĩnh vực rất mới. Ở đó chưa thực sự thu hút sự quan tâm của nhiều nhà phê bình tên tuổi, uy tín mà chủ yếu là những người trẻ luôn muốn thử sức mình trong nhiều lĩnh vực. Họ đến với văn học vì tình yêu, sự đam mê và ham muốn được cống hiến, được góp sức mình cho sự nghiệp phát triển của văn học nước nhà. Sự chuyển mình đổi mới của nền văn học cần đến những con người như vậy. Họ chính là lực lượng chủ đạo trên các diễn đàn văn học. Họ đóng góp ý kiến, xây dựng các quan điểm dựa trên nội dung chủ yếu của mỗi tác phẩm. Họ làm công việc nhặt sạn ở mỗi tác phẩm. Họ tìm ra những giá trị tốt đẹp đáng được trân trọng mà mỗi tác giả muốn gửi gắm. Khen có, chê có, không kiêng dè hay xu nịnh, họ đi sâu vào những vấn đề mà mình muốn khai thác. Họ thỏa sức để cho cái tôi của mình có cơ hội được thể hiện, mặc sức nói ra những điều mà mình suy nghĩ khi nghiền ngẫm về tác phẩm. Những nhà phê bình không chuyên vẫn đang loay hoay trên con đường tìm được chỗ đứng vững chãi trong lòng độc giả. Họ vẫn chưa được công nhận như những nhà phê bình thực thụ song ở họ đã nhen nhóm những tố chất để có thể làm được điều đó. Chúng ta hãy tiếp thêm niềm tin để họ có thể phát huy hơn nữa thế mạnh của mình. Hãy để họ được cống hiến, được khẳng định cái tôi cá nhân, được góp sức mình cho sự nghiệp phát triển văn học. Nền văn học mạng là mảnh đất màu mỡ thu hút sự quan tâm của giới phê bình. Đó sẽ là nơi để các nhà phê bình văn học không chuyên thử sức vì văn học mạng khác với văn học dân gian và văn học viết. Nó có tính tương tác cao giữa nhà văn và độc giả. Bất kì ai cũng có thể đánh giá, nhận xét và góp ý cho tác phẩm mà mình đã đọc. Những ý kiến phù hợp nhất sẽ được chính tác giả tiếp thu và rút kinh nghiệm cho các tác phẩm sau này. Những ý kiến bình thường, hời hợt rất dễ bị lãng quên. Ngược lại những ý kiến đánh giá, góp ý có nội dung sâu sắc sẽ được công chúng tiếp nhận như một bài phê bình, nghiên cứu lí luận thực sự. Công chúng sẽ là những người công tâm nhất trong việc đánh giá năng lực của những nhà phê bình không chuyên đó. Những người làm công việc phê bình, nghiên cứu, lí luận văn học không chuyên thực sự sẽ còn gặp nhiều khó khăn trong lĩnh vực mà mình theo đuổi. Họ cần trang bị cho mình vốn hiểu biết về văn học để có được những cái nhìn sâu sắc hơn nữa. Và quan trọng nhất là họ hãy giữ vững niềm tin để có thể theo đuổi được con đường gian nan và đầy trắc trở mà mình đã chọn lựa. Xu hướng phát triển của phê bình văn học mạng Thời gian gần đây, nhất là trong những ngày này, phê bình văn học mạng nước ta dường như đang vươn lên để tự nhận thức chính xác về mình. Đấy là dấu hiệu đáng mừng của sự trưởng thành. Nhìn lại nền văn học 1930-1945 hay qua hai cuộc chiến tranh chống đế quốc Pháp và Mỹ của dân tộc ta, chủ yếu giới phê bình văn chương trong nước đi theo một “khuôn mẫu” nhất định, ấy là sự phê bình các tác phẩm chủ yếu về ca ngợi chứ ít khi đề cập đến các mảng tối trong đời sống. Điều đó có lẽ cũng phản ánh thái độ nhân nhượng nói trên về chất lượng nghệ thuật trong hoàn cảnh văn học trước hết phải làm nhiệm vụ tuyên truyền kịp thời chăng? (Theo Nguyễn Đăng Mạnh). Trở lại với nền văn học hiện đại, trong đó có văn học mạng, những cái tên như  Hoài Nam, Đoàn Ánh Dương, Nhã Thuyên, Đoàn Minh Tâm, Trần Thiện Khanh, Trần Văn Toàn… xuất hiện với tần suất khá dầy các bài phê bình trên báo chí, cũng như trên các diễn đàn văn học khác; thể hiện thái độ “nhập cuộc” và đồng hành  cùng văn học trẻ. Qua những gương mặt tiêu biểu này  đã phần nào cho chúng ta  thấy diện mạo về một thế hệ phê bình trẻ của ngày hôm nay . Điểm chung của lực lượng phê bình trẻ hiện nay đó là họ đều có  trình độ học vấn cao, có ý thức làm việc chuyên nghiệp và sự tâm huyết với văn chương. PGS, TS Văn Giá bình luận: Thế hệ trước chúng tôi, trừ một vài gương mặt, còn đại đa số chịu ảnh hưởng khá nặng nề cái quan niệm phê bình “làm roi quất ngựa” một thời. Nên về tâm thế là tự cho mình đứng cao hơn người sáng tác, cho phép lên lớp, dạy dỗ người sáng tác. Thành ra, mối quan hệ giữa giới phê bình và sáng tác nhiều lúc cơm chẳng lành canh chẳng ngọt. Thế hệ chúng tôi, về cơ bản đã có ý thức khắc phục, và trên thực tế đã khắc phục được tình trạng trên. Cái quan niệm “phê bình văn học cũng là văn học”, rồi nữa, phê bình chẳng qua là “trình bày một cách đọc văn bản nghệ thuật ngôn từ” trên một tinh thần đối thoại lành mạnh về cơ bản đã được quán triệt. Nhờ đó, phê bình thế hệ này đoạn tuyệt với vai trò “phán quan”, mà cố gắng hướng tới chia sẻ, hiểu được nông nỗi của người sáng tác, và không ngần ngại, thậm chí nhiệt thành trình bày con- người- phê bình với tất cả cái hay cái dở của mình ra trước bạn đọc. Phê bình văn học thực chất cũng là kiểu sáng tác đặc biệt. Những người cầm bút phê bình và những nguời sáng tác chẳng qua cũng là những kẻ “đồng bệnh”. Nhờ vậy, người làm phê bình cũng có một tư thế đàng hoàng giữa chốn trường văn trận bút. Tuy nhiên, chỉ trong vai trò hoà giải như thế hệ chúng tôi đã và đang làm, thực ra chưa đủ. Phê bình còn phải có khả năng nhận biết, gợi ý, thúc đẩy, khích lệ sáng tác, và thậm chí cao hơn, có khả năng tổ chức đời sống văn học theo một cách nào đó.  Chưa một thế hệ nào làm được đến nơi đến chốn vai trò sáng giá này. Văn học mỗi thời có phê bình của chính nó. Nhà phê bình Văn Giá kỳ vọng: Tôi nghĩ, với một tâm thế đồng hành, phê bình thế hệ hôm nay sẽ có một thái độ ứng xử mới, một tâm thế tiếp cận mới vào đời sống văn học đương đại. Có thể không lâu sau nữa, khi văn học mạng đã có được chỗ đứng trên văn đàn Việt Nam thì một đội ngũ các nhà phê bình, lí luận văn học chuyên nghiệp với các buổi thảo luận theo đúng khuôn mẫu của các buổi phê bình văn học viết quen thuộc sẽ được phát triển. Nhưng để làm được điều đó thì không chỉ cần những tác phẩm gây shock của các tác giả văn học mạng mà quan trọng hơn là cần nhìn về phía độc giả để xem họ sẽ quyết định một nền văn học mạng phát triển ra sao. Đó có thể mới là điều kiện tiên quyết nhất cho một nền văn chương mới còn nhiều chông gai và phức tạp này. TÀI LIỆU THAM KHẢO YNguyễn Đăng Mạnh Báo Văn nghệ, Hà Nội, số 35 (29-8-1987) YVăn chương mạng và những ảo tưởng của người viết. Nguồn:Tuổi trẻ Online Y Nhận diện văn học mạng Việt Nam - Trần Ngọc Hiếu YInrasara: “Văn học mạng”. Nguồn: www.tienve.org YChuyên đề văn học mạng (kỳ 2): Khi giới xuất bản và phê bình cất tiếng Nguồn: www.vanhocmang.net YNơi gặp gỡ của những người yêu thơ Bích Khê. Nguồn: www.bichkhe.org YVăn học mạng: một cách lấp lỗ hổng của đời sống văn học. Nguồn: www.phongdiep.net YVăn học mạng - cơ hội đầy thách thức của nhà văn. Nguồn: evan.vnexpress.net YGiới xuất bản và giới phê bình nghĩ gì về văn học mạng?. Nguồn: www.lethieunhon.com YVăn trẻ hay cuộc đua về cá tính?. Nguồn:www.dilivn.com ----------- Hết ----------

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐặc điểm phát triển phê bình và nghiên cứu lý luận văn học trên mạng.doc
Luận văn liên quan