Trước đây tôi thường nghĩ đến một vấn đề: Nền văn hóa Sở đẹp đẽ đã
đi đâu mất rồi? Tôi từng xâm nhập vào khu vực sông Lệ La Giang, cách
Khuất Tử Từ khoảng 20km. Xem xét và tìm hiểu phong tục tập quán người
bản địa nơi đây, vẫn còn có một số từ ngữ địa phương phù hợp với Sở Từ. Ví
dụ như người bản địa nói “trạm lập” (đứng lại) hay “thê (tê) lập” (dừng lại)
đều có nghĩa là “tập”, hoàn toàn phù hợp với “Dục viễn tập nhi vô sở chỉ”1
trong Li Tao của Khuất Nguyên, Ngoài ra thì vết tích của Văn hóa Sở hầu
như không còn nữa. Nếu như chúng ta men theo Động Đình Hồ đi ngược lên
Tương Giang, có thể phát hiện rất nhiều địa danh có liên quan đến Sở Từ, như:
Quân Sơn, Bạch Thủy, Chúc Dung Phong, Cửu Nghi Sơn,.
132 trang |
Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 2402 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm văn học tầm căn qua sáng tác của phùng ký tài (roi thần, gót sen ba tấc, âm dương bát quái), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hụ nữ đối với họ chỉ như một trò
chơi để khoe khoang sự hiểu biết của bản thân và thỏa mãn thú vui ích kỉ.
Hương Liên dần dần nhận ra sự khắc nghiệt của đôi chân bó. Cô ôm mối hận
mà sống qua ngày cũng chỉ vì đứa con trong bụng. Sinh con ra, khi nghe u
Phan nói chân con gái mình “lại một đôi chân trời sinh hiếm hoi”, cô toan tự
tử cùng con bởi cô thương con, biết rằng “vì đôi chân này mà đời mẹ tan nát,
mẹ không muốn con cũng tan nát như mẹ. Cũng không phải mẹ ra đi nên bắt
con cùng đi mà là mẹ đưa chân con, đi cùng với con” [33; tr.233]. Bó chân
ngay từ đầu không phải là một điều hạnh phúc với Hương Liên. Nhưng vì
cuộc sống của mình và con, cô phải gắng gượng và “chỉ nghĩ sẽ có ngày nhờ
đôi chân nhỏ có một không hai trong thiên hạ, cô sẽ giẫm cả nhà họ Đồng
xuống dưới chân, chỉ không biết số cô có cho cô trả mối hận đó hay không mà
thôi” [33; tr.242]. Người mẹ đó hiểu rõ những vinh nhục mà mình phải gánh
chịu nên điều đó lí giải vì sao khi gần đến ngày bó chân, Hương Liên đã sai
người đưa bé Liên Tâm – con gái của mình, ra đi. Hành động này của Hương
Liên phải chăng cũng chính là một hình thức phủ nhận việc bó chân mà
Phùng Ký Tài muốn chúng ta hiểu?
Việc phê phán chân bó có lẽ được thể hiện rõ nhất bắt đầu từ hồi thứ
mười ba của tác phẩm khi bắt đầu trong xã hội có quy định phụ nữ không
được bó chân. Hàng loạt những tờ giấy như “Bài ca khuyên cởi chân”, “Bài
ca cởi chân”, “Lời dụ về việc khuyên ngăn bó chân”, “Nỗi khổ vì bó chân”,
“Cái hại của bó chân”, “Nghiệp chướng của bó chân”, “Cái lợi của cởi chân”,
“Các cách cởi chân”, “Niềm vui khi cởi chân”, được phát trong nhân dân
đã có ảnh hưởng rất lớn tới phụ nữ đã từng bó chân. Trong nhà họ Đồng dần
dần có những người đã bắt đầu cởi chân bó vào ban đêm như mẹ con Đổng
Thu Dung, Nguyệt Lan, Nguyệt Quế. Nhưng khổ nỗi bàn chân tuy để trần,
không bó nữa nhưng “không duỗi thẳng ra được, cứ oặt ẹo sưng sưng như con
vịt bỏ trong nước lã mà luộc. Đầu ngón chân đều cong quặp cả vào, nắn cũng
không ra, trên dưới, bên phải bên trái bị cọ sát phồng rộp lên, mu bàn chân
sưng tấy, trông thật đáng thương” [33; tr.369]. Ngay cả Nguyệt Quế cũng phải
thốt lên “Con hận đôi chân này lắm”. Ngoài đường, người ta bắt đầu truyền
tai nhau về việc phải nộp “thuế bó chân” “người nào chân ba tấc mỗi ngày
phải nộp ba mươi tiền, dài thêm một tấc được giảm mười tiền, dài sáu tấc
miễn nộp” [33; tr.347] làm cho những ai có chân bó đều núp ở nhà sợ hãi.
Những bài diễn thuyết của Sở nghiên cứu phong tục đã một mực phủ
nhận tất cả về chân bó. Họ nói rằng “Mọi vật trên đời này đều có thiên tính,
sinh trưởng tự nhiên”, “Phải nói rằng bó chân khổ hơn đau ốm rất nhiều”, cha
mẹ bắt con bó chân tức là không yêu thương con, “bố mẹ nào bắt con gái bó
chân, người ấy ác như rắn độc, dã thú” [33; tr.366] “Chẳng trách người nước
ngoài bảo các bậc làm cha làm mẹ người Trung Quốc có trái tim gấu, tim hổ,
tim beo, tim sắt!” [33; tr.349]. Họ cũng cho rằng “bó chân cốt làm thỏa mãn ý
thích của các ông” và “vì chiều theo ý thích của đàn ông, chị em chúng ta
ngay từ lúc bốn, năm tuổi đã sáng bó chân, tối bó chân, ngày nào cũng bó,
cho đến chết cũng vẫn phải bó” [33; tr.350]. Không những thế, họ còn kể ra
những cái bất lợi, cái khổ của bàn chân bó: “bó nên chạy không nổi, đi không
nhanh, con chim con vịt cũng đuổi không kịp. Mùa hè hấp hơi thôi inh, mùa
đông lạnh đến phát cước! Rồi gọt chai chân, khêu chai nhọn, khổ đến cùng
cực rồi” [33; tr.350], “phụ nữ đã bó chân thì thể lực cũng bị thương, con cái
sinh ra cũng không được khỏe mạnh” [33; tr.350] nên “không trừ bỏ bó chân
thì không xong” [33; tr.351]. Thậm chí mạnh mẽ hơn, họ cho rằng “Bó chân
mới là phản tổ tông” [33; tr.351]. Ra đường, chân to chửi chân nhỏ là “góc
bánh thiu”, “móng giò thối”, “chó chê tiền”.
Không chỉ thế, qua suy nghĩ của Qua Hương Liên ở hội thi chân khi
nhìn thấy bàn chân của Ngưu Tuấn Anh cũng đã nói lên khá rõ những điều đó.
Hương Liên sắt đá là thế, bình tình là thế nhưng tim cũng đã bắt đầu đập thùm
thụp, “sững người, ngẩn người kinh ngạc, mất trí”. Đôi chân trần ấy “da láng
như lụa, ngón chân như đầu chim sẻ, vừa bóng, vừa láng, vừa nõn nà, vừa
sống động, từ mu bàn chân đến gan bàn chân mềm mại cong cong, tất cả đều
tự nhiên như hoa như lá, như cá như chim, muốn dáng nào có dáng đó, hình
vốn thế nào để nguyên như thế, muốn để trần thì trần, thích xem thì cho xem.
Còn chân mình làm sao có thể phô trần ra? Và nếu để trần mà so sánh thì chân
mình lại chả khác củ khoai môn nướng?” [33; tr.392]. Từ trong thâm tâm,
Hương Liên hiểu rất rõ những điều bấp cập mà bàn chân bó đem lại nhưng
với tư cách là người có đôi chân bó đẹp nhất thành Thiên Tân, lại đứng đầu
gia đình có truyền thống chân bó đẹp và giờ đây là đứng đầu hội Triền túc, cô
không còn cách nào khác hơn là phải bảo vệ đôi bàn chân bó. Thực ra ngay từ
lúc trao con cho người khác để đem nó đi tránh cho con phải bó chân, Hương
Liên đã hiểu được tất cả những điều không đúng đó.
Các học giả thời nay đã nhận định: “phụ nữ bó chân chứa bao nhiêu
máu và nước mắt của phụ nữ Trung Quốc cổ đại, nó biểu thị cho con người
thấy sự hèn kém, địa vị phục tùng, sự áp bức, giam cầm, coi thường đối với
phụ nữ Trung Quốc cổ đại, thể hiện phu quyền nghiêm trọng và hiện tượng
bất bình đẳng giữa nam và nữ của Trung Quốc cổ đại” [12; tr.778]. Trong tác
phẩm, Phùng Ký Tài không hề bày tỏ thái độ của mình một cách trực tiếp
nhưng thông qua tất cả những lời nói, suy nghĩ, diễn văn của nhân vật trong
tác phẩm ở trên, ông đã gián tiếp phủ nhận tục bó chân mà nhiều người coi
như là một nét văn hóa tồn tại cả nghìn năm trong xã hội Trung Hoa. Với
Phùng Ký Tài, cũng như Lỗ Tấn trước đây, tác phẩm của ông là một lời thức
tỉnh những người dân đang con chìm đắm trong những suy nghĩ mê muội để
đem lại cho họ một cái nhìn đúng đắn và chín chắn hơn. Văn hóa đối với
Phùng Ký Tài phải là những cái có giá trị và công bằng nên dù đi ngược lại
với truyền thống thì tác phẩm của ông vẫn được tôn vinh và có chỗ đứng
trong lòng độc giả.
3.3. Văn hóa âm dương và tục lưu truyền của gia bảo trong Âm dương
bát quái
3.3.1. Quan niệm của người Trung Quốc về âm dương
Văn hóa là tài sản vô cùng quan trọng của một quốc gia, bởi nó làm cho
dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất
cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động. Nếu không có
một nền văn hóa riêng, đậm đà bản sắc dân tộc, một quốc gia sẽ bị lẫn lộn với
các nước khác, đặc biệt là những nước láng giềng. Trung Quốc có lẽ rất tự
hào vì văn hóa âm dương của họ là một trong những nét văn hóa truyền thống
có từ thời thượng cổ và “là hình mẫu cơ bản của văn hóa Trung Hoa”, “hạt
nhân của văn hóa truyền thống” [19; tr.52]
Theo các nhà nghiên cứu, văn hóa Âm Dương có từ rất sớm, Kinh Dịch
sau này chỉ có tác dụng kế thừa và gợi mở. Âm Dương có thể coi là “cái đạo
của trời đất, là kỉ cương của vạn vật, là nguồn gốc của mọi sự thay đổi, là
ngọn nguồn của sự sinh diệt” [19; tr.53-54]. Văn hóa Âm Dương là nền tảng
của văn hóa truyền thống Trung Quốc, nó thâm nhập vào mọi khía cạnh của
văn hóa Trung Quốc. Dịch truyện có câu: “Dịch hữu thái cực, thị sinh lưỡng
nghi” (Dịch có thái cực, thái cực sinh lưỡng nghi) đã khái quát được mối quan
hệ giữa âm và dương. Khởi đầu là Thái Cực, chưa có sự biến hóa. Thái Cực
này vận động biến thành hai khí âm và dương. Âm dương là hai mặt đối lập
của một sự vật nhưng có sự thống nhất từ vi mô đến vĩ mô, từ một sự vật cụ
thể đến toàn thể vũ trụ. Nó tồn tại dựa vào nhau và chuyển hóa cho nhau.
Tượng trưng cho dương là một vạch liền, tượng trưng cho âm là một vạch đứt.
Trước hết, âm dương là hai cực đối lập, mâu thuẫn nhau trên nhiều
phương diện:
Về tính chất: dương thì cứng, nóng, âm thì mềm, lạnh. Về đường
đi lối về: dương là thăng (đi lên), âm là giáng (đi xuống), “cái này đi
ra thì cái kia đi vào, cái này dịch sang bên trái, thì cái kia dịch sang
bên phải”.
Âm dương còn đối lập nhau cả ở phương vị nữa. Theo “Nội
kinh”, khí dương lấy phía Nam làm phương vị, lấy phía Bắc làm nơi
tàng thế. Khí âm lấy phía Bắc làm phương vị, lấy phía Nam làm nơi
tiềm phục. Nếu suy rộng hơn nữa thì phàm những thuộc tính tương đổi
như hoạt động với trầm tĩnh, sáng sủa với đen tối, đông – tây, trong xã
hội : quân tử – tiểu nhân, hưng phấn với ức chế, vô hình với hữu hình
chồng – vợ, vua – tôi1
Tuy nhiên, ngay cả cái gọi là âm dương cũng chỉ có ý nghĩa tương đối,
vì trong dương bao giờ cũng có âm, trong âm bao giờ cũng có dương. Khi
dương phát triển đến thái dương thì trong dương đã có sẵn âm và ngược lại.
Chính vì vậy, mọi sự vật trong vũ trụ không có ý nghĩa tuyệt đối bởi nó luôn
có sự vận động và chuyển hóa giữa âm và dương như đã nói ở trên. Ngay cả
Lão Tử cũng nói: “Phúc là chỗ núp của họa, họa là chỗ dựa của phúc”. Có lẽ
nhận thức được điều đó nên người Trung Quốc từ xưa đã quan niệm theo kiểu
“tái ông thất mã”, bình tĩnh đón nhận những họa phúc, may rủi xảy ra với
mình trong cuộc sống.
1 Dẫn lại theo bài viết Học thuyết âm dương ngũ hành trong tư tưởng cổ đại Trung Quốc của tác giả Trần Thị
Huyền trên Tạp chí Triết học, 2009.
Văn hóa Âm Dương có liên quan đến rất nhiều lĩnh vực trong xã hội và
văn hóa Trung Quốc như thiên văn học, văn học nghệ thuật, bói toán, kiến
trúc, địa lí, y học, quân sự, và cũng ảnh hưởng đến cách tư duy của người
Trung Quốc. Từ âm dương (lưỡng nghi) sẽ sinh tứ tượng. Tứ tượng là 4 thể
trạng Thái dương, Thái âm, Thiếu dương, Thiếu âm, theo nguyên tắc chồng
hai vạch lên nhau. Tứ tượng sinh ra bát quái (tám thẻ càn, khôn, chấn, cấn, li,
khảm, đoài, tốn). Cách biến đối chính là chồng thêm một hào nữa lên thành ba
hào, mỗi hào có thể là Âm hoặc Dương. Bát quái là tám quẻ khái quát âm
dương trong vũ trụ.
Bát quái vốn dĩ là “mật mã văn hóa gồm các phù hiệu của sự bói Phệ”
[23; tr. 245] là một công cụ để bói toán từ thời kì viễn cổ. Cùng với sự phát
triển về văn minh và nhận thức, người đời sau đã có nhiều cách lí giải làm bát
quái ngày càng kì bí khôn lường. Có khi bát quái gắn liền với quan niệm về
phương vị trong không gian: Chấn là đông, tốn là đông nam, li là nam, khôn
là tây nam, đoài là tây, càn là tây bắc, khảm là bắc, cấn là đông bắc. Có khi
bát quái là các trạng thái nguyên sơ của thiên nhiên hình thành nên vũ trụ:
Càn – trời, khôn – đất, chấn – sấm, tốn – gió, khảm – nước, li – lửa, cấn – núi,
đoài – đầm. Bát quái có khi lại là đại biểu cho các loại tính chất trong vũ trụ:
càn là khỏe, khôn là thuận, chấn là động, tốn là vào, khảm là hãm, li là lệ, cấn
là dừng, đoài là vui. Có khi bát quái lại tượng trưng cho các loài động vật, cho
quan niệm luân lí gia đình, cho cả các bộ phận trên cơ thể con người, Nói
như vậy cũng để thấy rằng, bát quái đã đi vào rất nhiều bình diện của cuộc
sống và luôn luôn biến đổi không ngừng.
Theo truyền thuyết, bát quái do Phục Hi – một vị thần trong thần thoại
Trung Quốc, nhìn chim bay thú chạy, nước chảy mây trôi, nghe gió từ tám
phương thổi tới hay những bức đồ bình trên lưng con long mã trên sông
Hoàng Hà mà hiểu được lẽ biến hóa của vũ trụ, mới đem lẽ đó vạch thành nét.
Bát quái của Phục Hy được gọi là “Tiên Thiên Bát Quái”. Đến đời Chu, Chu
Văn Vương đã xếp đặt lại 8 quẻ Tiên Thiên, lại lập ra được cả 64 quẻ trùng
quái, đặt ra “Hậu Thiên Bát Quái”. Bản chất của bát quái chính là sự biến hóa,
tương sinh tương khắc.
Đến nay, âm dương bát quái vẫn là bí ẩn, một tài sản trí tuệ triết học vô
cùng phong phú của đất nước Trung Hoa.
3.3.2. Sự biến hóa của âm dương bát quái trong tác phẩm của
Phùng Ký Tài
Truyện Âm dương bát quái của Phùng Ký Tài xoay quanh cửa hàng
giấy Tụy Hoa Trai lâu đời và có tiếng ở đất Thiên Tân. Tác phẩm thông qua
việc tìm kiếm cái tráp vàng do tổ tiên nhà họ Hoàng truyền lại để nói lên dụng
ý của tác giả. Theo dịch giả Phạm Tú Châu thì mặc dù có nhiều mớ tình tiết
hỗn độn, “phức tạp, li kì, huyền bí” nhưng “ý đồ đổi mới tinh thần và tâm lí
dân tộc của tác giả thì rõ rệt” [33; tr.8].
Trước hết, có thể thấy trong tác phẩm, Phùng Ký Tài đã pha trộn rất
nhiều thuyết âm dương bát quái vào các tình tiết của câu chuyện. Nguyên
phần đầu – “Đôi lời bâng quơ”, tác giả đã trình bày khá rõ những am hiểu của
mình về thuyết âm dương bát quái. Phùng Ký Tài cho rằng không chỉ vạn vật
trong vũ trụ mà ngay cả con người cũng vậy, “mỗi người một tâm địa chẳng
khác gì chiếc kính vạn hoa, xoay một cái chợt biến đi biến lại, làm sao mới có
thể chia rõ, làm rõ, nhận rõ, sửa rõ, nói rõ chúng đây? Cụ kị chúng ta chỉ cần
dùng đến có hai chữ: âm dương” [33; tr.409] Âm dương là nguồn gốc, khái
quát và lí giải cho tất cả những thay đổi của cả con người và xã hội. Âm
dương “không phải là một thứ chia làm hai” [33; tr.410], giữa âm và dương
“lại còn là tương giao tương hợp, tương cảm tương khắc, tương phản tương
thành, tương khắc tương sinh.” [33; tr.410] Bát quái lại “chuyển động va
chạm nhau”, “âm dương lụi mọc, biến hóa vô cùng” làm cho “giữa trời đất có
nhật nguyệt đầy vơi, năm tháng qua lại, vạn vật hưng thịnh; cây cỏ có héo khô
xanh tốt, người có sinh lão bệnh tử, tai hỉ họa phúc; việc có lên xuống, nhà có
thịnh suy, nước có hưng vong” [33; tr.410]. Như vậy, âm dương bát quái xuất
hiện ở mọi mặt của đời sống.
Thuyết âm dương bát quái trong tác phẩm của Phùng Ký Tài được biểu
hiện ở nhiều mặt trong tác phẩm Âm dương bát quái như cây cỏ, vạn vật, các
mùa trong năm và thậm chí cả nhân vật nhưng ở đây chúng tôi chỉ xét trên hai
vấn đề là nhà họ Hoàng cùng hiệu giấy Tụy Hoa Trai và cái tráp vàng. Bài
Bát quái ca nói “Hưng tức là suy, suy tức là hưng/ Có tức là không, không
tức là có” [33; tr.413], hiệu giấy lâu đời Tụy Hoa Trai và cái tráp vàng của tổ
tiên nhà họ Hoàng phản ánh rõ nhất những điều trên. Cái tráp và hiệu giấy
chính là hình ảnh của truyền thống gia đình người Trung Hoa – tục lưu truyền
của cải gia tài cho đời sau.
Sư hưng suy của nhà họ Hoàng gắn liền với cái hiệu giấy Tụy Hoa Trai.
Tụy Hoa Trai “là hàng bán giấy nam đã có hàng trăm năm nay, nhà họ Hoàng
đã truyền được năm đời”, lớn nhỏ có hơn mười hàng với những người có tài
năng “vừa có học lại vừa buôn bán” “tài bút mực của các vị chưởng cự cao
hơn một gang so với nơi khác” [33; tr.462] Thời đó, người ta rất coi trọng
hàng giấy hơn các cửa hàng khác vì văn nhân ưa chuộng sự cao nhã. Hiệu
giấy Tụy Hoa Trai thời đó phát triển không ngừng không chỉ bởi tiếng tăm đã
truyền từ bao đời mà còn chính là bởi cách ửng xử của những người đứng đầu
cửa hiệu có tài năng và quan hệ bạn bè rộng rãi. Các nhà thư pháp, các họa sĩ,
các nhà điêu khắc ở vệ Thiên Tân đều lấy làm vinh dự khi được mua giấy ở
cửa hàng Tụy Hoa Trai. Do đó, cửa hàng ngày càng lớn mạnh, càng thịnh
vượng. Trong bốn đời trước đó, đời nào cũng chỉ đơn truyền nhưng đến trước
Nhạ Nhạ một đời – tức đời cha anh ta thì lại đổi thành song truyền. Cha Nhạ
Nhạ và người mà Nhạ Nhạ gọi là chú Hai là hai anh em trai của nhà họ Hoàng.
Nếu những đời trước, tuy đơn truyền nhưng ai cũng vừa giỏi học thức lại vừa
giỏi buôn bán thì đến đời thứ năm này lại cũng chia làm hai: Ông Cả giỏi
buôn bán nhưng không thích sách vở “hễ nhìn thấy sách là váng đầu”, “tuy
rằng không có chữ nghĩa nhưng buôn bán đầu có chủ ý”; trong khi đó ông Hai
lại là một con mọt sách “đi đại tiện cũng mang sách vào nhà tiêu”, mê Lão
Trang, đạo thiền nhà Phật, “coi kinh sách là cơm ăn, coi đồng tiền như đồng
vụn” [33; tr.463].
Lịch sử từ xưa đã chứng minh, thời đại nào cũng vậy, sự việc nào cũng
vậy, luôn luôn phát triển như một đồ thị parabol – có phát triển, đến cực thịnh
thì sẽ bắt đầu suy vong. Hiệu giấy Tụy Hoa Trai này cũng không nằm ngoài
quy luật ấy, vốn dĩ từ xa xưa đã rất phát trển, ông Cả đã làm cho nó phát triển
đến cực thịnh “cửa hàng mở rộng thành năm gian”, “hàng ngày cứ chiều đến
là lắp cửa ván nghỉ hàng, mỗi tấm ván rộng thước rưỡi mà phải lắp đến chín
chín tám mươi mốt tấm” [33; tr.463] và rồi khi ông chết đi vì một tai nạn, cửa
hàng bắt đầu bước vào suy thoái. Ông Hai không biết và cũng không quan
tâm đến buôn bán nên không chịu nối nghề, ông Cửu Cửu quen nghe lời sai
bảo nên tự mình không có chủ ý, rồi “miệng ăn núi lở”, “Tụy Hoa Trai như
đứng trên sườn dốc, không leo lên được thì phải tụt xuống”, dần dần phải bán
cửa hàng, đục mấy gian nhà kho ở sân trước làm thành cửa hàng, hai năm sau
sa vào cảnh đóng cửa “xếp xó những gia sản tổ tiên để lại”, “lạnh tanh như
miếu cổ”. Bây giờ, mỗi lần có khách nào vào cửa hàng, ông Cửu Cửu còn
ngạc nhiên “giật mình hết vía”. Nhưng rồi khi vào tay Nhạ Nhạ, hiệu giấy lại
tiếp tục được phát triển “con tính trên bàn tính lách cách không ngơi nghỉ”,
“hàng ngày mặt ghế bên quầy chẳng cần phải lấy chổi phất trần phủi bụi vì
tay áo, vạt áo của khách đã chùi bóng lộn” rồi “pha trà, rót trà, đón khách, tiếp
khách” [33; tr.464] nhộn nhịp. Cửa hiệu lại phát triển thịnh vượng như xưa
“cơ hồ chèn đổ được các cửa hàng giấy nam khác”. Ông Cửu Cửu nói với
Nhạ Nhạ rằng: “Cha cậu còn sống cũng chưa được thấy cảnh thịnh vượng như
bây giờ” [33; tr.477]. Sau này khi bà Hai chết, ông Hai bỏ đi cầu Phật, cả gia
tài nhà họ Hoàng đều thuộc về Nhạ Nhạ. Nhạ Nhạ bán bớt một số đất hoang
trong khuôn viên của gia đình, chuyển hiệu giấy Tụy Hoa Trai khi xưa thành
nhà thuốc chữa bệnh cả bằng đông y và tây y. Nhờ sự giúp sức của bạn bè,
hiệu thuốc ngày càng phát triển “tiền bạc thành xâu chui vào tráp đựng tiền”
[33; tr.655].
Vậy, việc chuyển từ hiệu giấy có từ lâu đời mấy trăm năm sang hiệu
thuốc có bán cả thuốc tây mang ý nghĩa gì? Phải chăng Phùng Ký Tài đã có
một cái nhìn rộng mở hơn đối với những thành tựu của văn hóa phương Tây?
Đối với Phùng Ký Tài, có lẽ, văn hóa phải sự kết tinh, hòa nhập một cách hài
hòa những cái tiến bộ. Một dân tộc nếu không biết tiếp thu tinh hoa của cái
mới thì sẽ không bao giờ phát triển được. Đây chính là căn bệnh mà đất nước
Trung Quốc mắc phải: luôn luôn coi dân tộc mình là nhất, là trung tâm, là tiến
bộ. Phùng Ký Tài thông qua hình ảnh hiệu giấy đã mang đến cho chúng ta
một cái nhìn cởi mở hơn về văn hóa. Nhà họ Hoàng bỗng chốc trở thành ngôi
nhà giàu có, bắt mắt ở vệ Thiên Tân và còn thịnh vượng hơn trước chính là
minh chứng rõ ràng cho điều đó.
Ở đây, cũng có thể nói, quy luật âm dương trong bát quái đã được
Phùng Ký Tài thể hiện rất rõ: khi phát triển đến cực thịnh thì ngay chính bản
thân của sự vật đã hàm chứa cái suy, cũng như trong dương vốn dĩ có âm,
trong âm vốn dĩ có dương. Thịnh suy chẳng qua cũng chỉ là hai mặt biến hóa
của âm dương trong vũ trụ mà thôi. Nhưng không phải ngẫu nhiên mà nhà họ
Hoàng hết thịnh lại đến suy, hết suy lại đến thịnh. Có được những điều đó là
do sự lao động chăm chỉ và tài năng của những người trong gia đình nhà họ
Hoàng bao đời nay như cha Nhạ Nhạ và cả Nhạ Nhạ. Vậy cái cuối cùng mà
Phùng Ký Tài muốn nói tới ở đây là gì? Không phải ông đơn thuần đề cập
đến sự thịnh suy như một biểu hiện của âm dương bát quái mà chính là đề cao
con người cùng tài năng của họ trong cuộc sống. Có lẽ chỉ có sự lao động
chăm chỉ không ngại khổ ngại khó mới đem lại cho con người những giá trị
đích thực. Những gì đã có của tổ tiên để lại chỉ tạo nên một sự thuận lợi cho
con cháu đời sau, cái quan trọng phải biết giữ gìn và phát triển những cái đó.
Tất cả những trò bói toán, như lời Bát Ca nói, chỉ là “nói để lừa” bởi “việc
trên đời không thế này thì thế kia, nói thế nào cũng đúng được một nửa” [33;
tr.659].
Cái tráp vàng nhà họ Hoàng cũng là đầu mối cho mâu thuẫn giữa Nhạ
Nhạ và gia đình ông chú Hai. Tương truyền nhà họ Hoàng có cái tráp đựng rất
nhiều vàng do tổ tiên để lại. Theo lí thì chiếc tráp đó phải thuộc về gia đình
Nhạ Nhạ bởi bố anh ta là con trưởng của nhà họ Hoàng nhưng hiện giờ chiếc
tráp đó đang nằm ở nhà chú Hai. Vì vậy, theo lời khuyên của vợ, anh ta tìm
đủ mọi cách để dò hỏi về cái tráp nhưng chưa ai từng biết mặt mũi cái tráp ra
sao, ngay cả cha Nhạ Nhạ cũng chỉ nói điều đó với con mà chưa từng nhìn
thấy cái tráp vàng đó. Nhạ Nhạ và vợ anh ta điên cuồng tìm kiếm với rất
nhiều thủ đoạn, thậm chí đi xem bói rất nhiều nơi, đưa thầy về nhà đào bới
khắp nơi nhà họ Hoàng nhưng cái mà họ tìm thấy chưa bao giờ là cái tráp
vàng mà có khi nó là một cái bình cũ ở gốc cây có con rắn vàng khè, có khi là
một cái hũ có một bọc chuột con. Còn cái tráp vàng khảm đá lấp lánh mà bà
Hai đưa có năm đồng tiền vàng trong đó thì họ lại nói nó là đồ giả. Cho đến
tận cuối truyện cũng không ai biết rằng cái tráp vàng nhà họ Hoàng thực ra có
hay là không. Sự việc ở đời đúng là có có không không. Nếu chúng ta tin là
có thì nó sẽ có, còn nếu không tin thì sẽ không có, hư hư, thực thực. Nhưng
thực sự ý nghĩa của đằng sau cái tráp vàng là gì? Có lẽ như bà Hai nói: “Một
cái tráp nhỏ, có lẽ nào đựng cả núi vàng, núi bạc? Tổ tiên truyền lại cho đời
sau chẳng qua là muốn truyền cái ý nghĩa là còn cái tráp thì nhà họ Hoàng còn
gốc rễ, có vậy mà thôi.” [33; tr.499] Cái tráp có thể là có, cũng có thể là
không, điều đó tùy thuộc vào ý nghĩ của chúng ta. Đến cuối truyện Nhạ Nhạ
mới nhận ra điều đó, dù có cái tráp hay không thì cũng không phải là điều
quan trọng. Nó cũng chẳng giúp ích được gì cho anh ta. Vậy những cái mà tổ
tiên để lại thực sự đã không còn hữu dụng. Phùng Ký Tài muốn chúng ta hiểu
rằng, những giá trị của tổ tiên để lại là không thể phủ nhận nhưng nếu nó
không giúp ích được gì cho con cháu thì không có cũng không sao, không
nhất thiết phải cố công tìm kiếm và tìm hiểu cho ra lẽ.
Âm dương bát quái khi vào đời sống được lồng vào trong câu chuyện
nhà họ Hoàng: nhà họ Hoàng từ thịnh đến suy rồi lại từ suy đến thịnh, cái tráp
của tổ tiên hư hư thực thực có có không không. Nhưng ẩn sau tất cả những
điều đó là một thái độ phê phán những cái tổ tiên để lại mà không có tác dụng.
Có lẽ Phùng Ký Tài muốn mọi người nhìn nhận lại một cách đúng đắn những
cái gì là có giá trị và những gì là không có giá trị. Đó như là một sự thức tỉnh,
đánh thức con người khỏi chìm đắm vào những mê muội. Tác phẩm Âm
dương bát quái của Phùng Ký Tài thực sự là một tác phẩm khó đọc bởi có
quá nhiều tình tiết đan cài vào nhau nhưng ý đồ phê phán của tác giả thì thật
rõ nét.
KẾT LUẬN
Văn hóa là di sản vô giá của mỗi dân tộc nhưng vấn đề nhìn nhận văn
hóa như thế nào thì ở mỗi thời đại, mỗi cá nhân có sự khác biệt. Thiết nghĩ,
ngày nay, ở mỗi quốc gia, vấn đề dùng văn học để đi sâu vào tìm hiểu văn hóa
ngày càng được chú trọng nhưng chưa trở thành một dòng văn học vì lực
lượng sáng tác mỏng và chưa có hệ thống. Văn học tầm căn ở Trung Quốc là
cái nhìn của con người hiện đại với những vấn đề văn hóa dân tộc khi mà
những giá trị này đang dần dần bị mai một. Do đó, văn học tầm căn ngoài giá
trị về văn học còn có giá trị về lịch sử và giá trị về văn hóa. Chính sự du nhập
của văn minh phương Tây cùng ý thức tự tìm tòi đổi mới của các nhà văn đã
đem lại cho chúng ta những tác phẩm không chỉ tái hiện một cách rộng rãi
văn hóa của dân tộc mà còn đem lại cho người đọc cái nhìn lựa chọn, phản
tỉnh dựa trên một hệ thống phong phú các biện pháp nghệ thuật mới mẻ. Văn
học tầm căn chính là một cách để nhìn nhận lại những được – mất, tốt – xấu
của dân tộc để tự tin bước vào thời đại mới.
Trước đây, khi mới xuất hiện, Hàn Thiếu Công cho rằng, các nhà văn
cần khai thác chất liệu dân gian từ những vùng đất xa xôi, hẻo lánh bởi đó
chính là nơi nuôi dưỡng những giá trị văn hóa bản địa hết sức phong phú.
Phùng Ký Tài với bộ ba tác phẩm của mình đã cho người đọc thấy rằng, văn
hóa đô thị cũng là một mảnh đất đầy tiềm năng. Ông là một trong những nhà
văn tầm căn góp phần mở rộng phạm vi khái niệm của dòng văn học này. Roi
thần, Gót sen ba tấc, Âm dương bát quái của Phùng Ký Tài thông qua các
vấn đề về đề tài, chủ đề, nhân vật, những chất liệu văn hóa dân gian, một lần
nữa làm sáng tỏ những đặc điểm của văn học tầm căn. Không chỉ khai thác
những chất liệu từ vùng đất thành thị Thiên Tân yêu dấu trong thời kỳ đầy
hỗn tạp, Phùng Ký Tài còn mở rộng đến mảnh đất Trung Hoa giàu truyền
thống thông qua một số tập tục văn hóa đã có từ rất lâu như tục để bím tóc,
tục bó chân hay truyền gia bảo. Nói thế để thấy rằng, Phùng Ký Tài là một
nhà văn rất có trách nhiệm với văn hóa dân tộc. Ở ông có một sự kết hợp hài
hòa giữa văn hóa địa phương và văn hóa quốc gia. Nghiên cứu về văn học
tầm căn, về Phùng Ký Tài và những tác giả của dòng văn học này là một vấn
đề có tính chất lâu dài và cần được thực hiện một cách nghiêm túc.
Với luận văn này, chúng tôi đã bước đầu tìm hiểu về một trào lưu lớn
của văn học Trung Quốc được các học giả đánh giá cao mà chưa được nghiên
cứu ở Việt Nam – dòng văn học tầm căn và làm rõ một số đặc điểm của văn
học tầm căn qua một số sáng tác tiêu biểu làm tiền đề cho việc nghiên cứu các
vấn đề khác. Luận văn cũng đã giới thiệu cho người đọc một cách cụ thể và
đầy đủ hơn một tác giả độc đáo của văn học hiện đại Trung Quốc – tác giả
Phùng Ký Tài, không chỉ với tư cách một nhà văn mà còn là một nhà văn hóa
có “tầm” và có “tâm”. Thông qua luận văn, người đọc có thể có một cái nhìn
đúng đắn hơn với những phong tục đã tồn tại từ rất lâu đời trong xã hội Trung
Quốc để thấy được đâu là cái tiến bộ, đâu là cái lạc hậu. Đọc tác phẩm của
Phùng Ký Tài, chúng ta cũng sẽ có cái nhìn đúng đắn hơn với những vấn đề
văn hóa của chính dân tộc mình.
Văn học tầm căn là một mảnh đất màu mỡ với rất nhiều tác giả tiêu
biểu, nhiều tác phẩm đặc sắc và hầu như chưa được nghiên cứu. Luận văn
mới chỉ là những tìm hiểu ban đầu về một tác giả và một số tác phẩm. Vì vậy,
những bài viết sau có thể nghiên cứu về tác giả khác hoặc nghiên cứu cùng
lúc về nhiều tác giả để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt trong cách
tiếp cận văn hóa và cách “tầm căn” của các nhà văn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Vương Văn Anh chủ biên (2005), Văn học Trung Quốc nhìn từ Thượng
Hải, Phạm Công Đạt dịch, NXB Văn học, Hà Nội.
2. Giả Bình Ao (1999), Quê cũ, tập truyện, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà
Nội.
3. Giả Bình Ao (2003), Hoài niệm sói, Nxb Văn học, Hà Nội.
4. Giả Bình Ao (2005), Phế đô, Vũ Công Hoan dịch, Nxb Văn học, Hà Nội.
5. Trịnh Bình (2012), Địa lý Trung Quốc, Nxb Tổng hợp, Tp Hồ Chí Minh.
6. Phan Văn Các (1991), “Nhận diện văn học Trung Quốc thời kỳ mới trên
bình diện lí luận”, Tạp chí Văn học, trang 67.
7. Lý Duy Côn chủ biên (2004), Trung Quốc nhất tuyệt, tập 1, Trương
Chính, Phan Văn Các, Ông Văn Tùng, Nguyễn Bá Thính dịch, Nxb Văn
hóa Thông tin, Tp Hồ Chí Minh.
8. Hàn Thiếu Công (2007), Bố bố bố, Trần Quỳnh Hương dịch, Nxb Hội
Nhà văn, Hà Nội.
9. Hàn Thiếu Công (2008), Từ điển Mã Kiều, Sơn Lê dịch, Nxb Hội Nhà
văn, Hà Nội.
10. Tang Du chủ biên (2000), Mười đại mưu lược gia Trung Quốc, Phong
Đảo dịch, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
11. Dương Ngọc Dũng (1998), Kinh Dịch và cấu hình tư tưởng Trung Quốc,
Nxb Văn học xã hội, Hà Nội.
12. Đường Đắc Dương chủ biên (2003), Cội nguồn văn hóa Trung Hoa, Nxb
Hội Nhà Văn, Hà Nội.
13. Hán Đạt, Tào Dư Chương (2007), Lịch sử Trung Quốc 5000 năm, Nxb
Trẻ, Tp Hồ Chí Minh.
14. Lâm Ngữ Đường (2001), Trung Hoa đất nước con người, Nxb Văn hóa
Thông tin, Hà Nội.
15. Hương Giang (2005), Những ứng xử trong xã hội Trung Hoa cổ xưa,
Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
16. Lê Giảng (2008), Các triều đại Trung Hoa, Nxb Thanh niên, Tp Hồ Chí
Minh.
17. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2006), Từ
điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
18. Hồ Sĩ Hiệp (2007), Một số vấn đề văn học Trung Quốc đương đại, Nxb
Tổng hợp, Đồng Nai.
19. Phạm Khang, Lê Minh (2011), Tìm hiểu văn hóa Trung Hoa, Nxb Văn
hóa Thông tin, Hà Nội.
20. Đinh Gia Khánh (1991), Thần thoại Trung Quốc, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội.
21. Nguyễn Thị Khánh và nh.ng.khác (1999), Văn học Mỹ Latin, Chuyên đề,
Nxb Thông tin Khoa học Xã hội, Hà Nội.
22. Đàm Gia Kiên chủ biên (1993), Lịch sử văn hóa Trung Quốc, Trương
Chính và nh.ng.khác dịch, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
23. Trần Đức Lâm, Trúc Chi (2009), Văn hóa Trung Hoa trong các con số,
Nxb Bách Khoa, Hà Nội.
24. Phong Lê (giới thiệu), Vân Thanh (tuyển chọn) (2001), Tô Hoài – về tác
gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
25. Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Phương Nam, Lê Ngọc Trà (2003),
Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
26. Phương Lựu chủ biên, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà,
La Khắc Hòa, Thành Thế Thái Bình (2006), Lí luận văn học, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
27. Márquez G.G. (2003), Trăm năm cô đơn, Nguyễn Trung Đức và
nh.ng.khác dịch, Nxb Văn học, Hà Nội.
28. Milan Kundera (1998), Nghệ thuật tiểu thuyết, Nguyên Ngọc dịch, NXB
Đà Nẵng, Đà Nẵng.
29. Morton S.W., Lewis C.M. (2008), Lịch sử và văn hóa Trung Quốc, Tri
thức Việt dịch, Nxb Tổng hợp, Tp Hồ Chí Minh.
30. Mạc Ngôn (2002), Đàn hương hình, Trần Đình Hiến dịch, Nxb Phụ nữ,
Hà Nội.
31. Mạc Ngôn (2004), Mạc Ngôn và những lời tự bạch, Nguyễn Thị Thại dịch,
Nxb Văn học, Hà Nội.
32. Trần Minh Sơn (giới thiệu, tuyển chọn và dịch) (2004), Phê bình văn học
Trung Quốc đương đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
33. Phùng Ký Tài (2006), Roi thần – Gót sen ba tấc – Âm dương bát quái,
Phạm Tú Châu dịch và giới thiệu, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
34. Phùng Ký Tài (2007), “Vợ cao chồng lùn”, Nguyệt san Công Giáo và
Dân Tộc, (146), Tp Hồ Chí Minh.
35. Lỗ Tấn (2004), Tuyển tập truyện ngắn, Nxb Văn học, Hà Nội.
36. Tạp chí Sài Gòn giải phóng (16-6-2002), “Văn học đương đại Trung
Quốc: Các nhà văn trẻ dồn sức sáng tác văn xuôi”.
37. Trần Đức Thảo (1996), Tìm cội nguồn ngôn ngữ và ý thức, Đoàn Văn
Chúc dịch, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
38. Thế kỷ mới (15-12-1996), “Tục bó chân của phụ nữ Trung Hoa và vấn
đề tính dục”.
39. Tư Mã Thiên (2008), Sử ký Tư Mã Thiên, Phan Ngọc dịch, Nxb Văn học,
Hà Nội.
40. Lộc Phương Thủy chủ biên (2007), Lý luận-Phê bình văn học thế giới
thế kỷ 20 (2 tập), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
41. Ngô Tất Tố (2003), Kinh dịch, Nxb Văn học, Hà Nội.
42. Phan Thị Trà (2012), Tìm hiểu dòng văn học tầm căn Trung Quốc, Luận
văn Thạc sĩ văn học, Trường ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn, Tp Hồ
Chí Minh.
43. Vạn Vân Tuấn và nh.ng.khác biên soạn (2000), Khái yếu lịch sử văn học
Trung Quốc, 1, Bùi Hữu Hồng dịch, Nxb Thế giới, Hà Nội.
44. Vạn Vân Tuấn và nh.ng.khác biên soạn (2000), Khái yếu lịch sử văn học
Trung Quốc, 2, Bùi Hữu Hồng dịch, Nxb Thế giới, Hà Nội.
45. Phùng Văn Tửu dịch (2008), Những huyền thoại, Nxb Tri thức.
46. Sử Trọng Văn, Trần Kiều Sinh (2012), Văn hóa Trung Quốc, Nxb Tổng
hợp, Tp Hồ Chí Minh.
47. Tào Đại Vi, Tôn Yến Kinh (2012), Lịch sử Trung Quốc, Đặng Thúy
Thúy dịch, Nxb Tổng hợp, Tp Hồ Chí Minh.
48. Viện Ngôn ngữ học (2005), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng và Trung
tâm từ điển học, Hà Nội – Đà Nẵng.
Website Tiếng Việt
49. Đỗ Văn Hiểu, “Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo (magic realism)”, website
lyluanvanhoc.wordexpress.com.
hi%E1%BB%87n-th%E1%BB%B1c-huy%E1%BB%81n-
%E1%BA%A3o-magic-realism/
50. Bài báo “Nhà văn Mạc Ngôn: Làng quê là báu vật của tôi”, website
vietbao.vn
toi/40030110/105/
51. “Vua cờ”, Tạp chí sông Hương, số 164 (tháng 10), website
tapchisonghuong.com.vn
52. Đỗ Ngọc Yên (2010), “Đọc Phế đô của Giả Bình Ao”, website
tapchisonghuong.com.vn
Gia-Binh-Ao.html
53. Việt Lâm tổng hợp (2012), “Tần Xoang lên phim Trương Nghệ Mưu”,
website baomoi.com
Muu/152/7697698.epi
54. Hà Linh (2008), “Tần Xoang của Giả Bình Ao đạt giải thưởng Mao
Thuẫn”, website trieuxuan.info.
55. “Giả Bình Ao: viết văn đã ngấm vào tôi”, website vnexpress.net
56. “Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Đàn hương hình của Mạc Ngôn”,
Website vienvanhoc.org.vn
trong-tieu-thuyet-quot;dan-huong-hinhquot;-cua-mac-ngon.aspx
57. Trần Gia Phụng (2009), “Đại nạn Trung Hoa thời cận đại”, Website
vcomtech.net
=401:i-nn-trung-hoa-thi-cn-i&catid=37:quanheviettrung&Itemid=526
58. Nguyễn Vũ Tuấn Anh (2010), “Cội nguồn Kinh dịch và thuyết âm
dương ngũ hành”, Website lyhocdongphuong.org.vn.
dich-va-thuyet-am-duong-ngu-hanh-1561/
59. Phùng Ký Tài (2005), “Cửu vạn trên núi”, Website nld.com.vn.
60. Vũ Phong Tạo lược dịch (2008), “Nhà văn Phùng Ký Tài được mời làm
Tham sự của Chính phủ Trung Quốc”, Website vanvn.net.
61. Thu Hiền tổng hợp (2007), “Tục bó chân và nỗi đau của người phụ nữ
Trung Quốc”, Website vietbao.vn.
Quoc/75155782/159/
62. Bài báo “Nhà văn Hàn Thiếu Công tìm gốc rễ đô thị ở nông thôn”,
Website vietnamese.cri.vn.
63. Vũ Phong Tạo lược dịch (2010), “Trách nhiệm chủ yếu nhất của người
tri thức là giáo dục lãnh đạo”, Website trieuxuan.info.
64. Khánh Phương thực hiện (2010), “Không cần phải ‘đánh bóng’ nhân
dân”, Trần Quang Đức phiên dịch, Website tiasang.com.vn.
=41
65. Hồ Thế Hà và Văn Nhân thực hiện (2008), “Tâm sự của các nhà giáo
‘kép’”, Website tapchisonghuong.com.vn
giao-kep.html
66. Hiền Hòa (2004), “Dịch giả Trần Đình Hiến: người bị Mạc Ngôn hớp
hồn”, Website vnexpress.net.
67. Hoàng Hường (2010), “Văn học vết thương cần được rộng đường hơn”,
Website khoavanhoc-ngonngu.edu.vn
ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id
=830%3Aqvn-hc-vt-thngq-cn-c-rng-ng-hn&catid=63%3Avn-hc-vit-
nam&Itemid=106&lang=vi
Website Tiếng Trung Quốc
68. 冯骥才
8D
69. 第 36节:文学的“根”(韩少功)
70. 寻根文学
71. 文学的“根”
72. 第七章 第十节 寻根文学
73. 请不要用“旧村改造”这个词 (冯骥才)
74. 冯骥才:文化上自我糟蹋的潮流正在“所向披靡”
75. 天津的文化
76. 天津市
PHỤ LỤC 1
GỐC CỦA VĂN HỌC
(trích)
Hàn Thiếu Công
Trước đây tôi thường nghĩ đến một vấn đề: Nền văn hóa Sở đẹp đẽ đã
đi đâu mất rồi? Tôi từng xâm nhập vào khu vực sông Lệ La Giang, cách
Khuất Tử Từ khoảng 20km. Xem xét và tìm hiểu phong tục tập quán người
bản địa nơi đây, vẫn còn có một số từ ngữ địa phương phù hợp với Sở Từ. Ví
dụ như người bản địa nói “trạm lập” (đứng lại) hay “thê (tê) lập” (dừng lại)
đều có nghĩa là “tập”, hoàn toàn phù hợp với “Dục viễn tập nhi vô sở chỉ”1
trong Li Tao của Khuất Nguyên, Ngoài ra thì vết tích của Văn hóa Sở hầu
như không còn nữa. Nếu như chúng ta men theo Động Đình Hồ đi ngược lên
Tương Giang, có thể phát hiện rất nhiều địa danh có liên quan đến Sở Từ, như:
Quân Sơn, Bạch Thủy, Chúc Dung Phong, Cửu Nghi Sơn,... Nhưng rất nhiều
miếu chùa, lầu cát đều không phải là dành cho người dân Sở cư ngụ: Khổng
Tử và Quan Công đều là đến từ phương Bắc, còn Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
lại đến từ Ấn Độ. Về lịch sử lâu dài của Trường Sa, bây giờ đã trở thành một
tòa thành Cách mạng, ngoài việc tìm ra các di chỉ của cuộc Cách mạng Tân
Hợi và Cách mạng ruộng đất, thì rất khó nhìn thấy một di tích cổ nào khác.
Dòng sông Văn hóa Sở rộng lớn mênh mông như thế là vào lúc nào, và ở nơi
đâu đã bị gián đoạn và khô hạn?
Hơn hai năm về trước, nhà thơ Lạc Hiểu Phu đã đến khu Đồng Tộc,
huyện Thông Đạo (Tương Tây) tham gia ca hội, lúc trở về có nói với tôi: Tìm
1 Dục viễn tập nhi vô sở chỉ: muốn đi xa nhưng không có chỗ để dừng chân.
thấy rồi! Bà ấy tìm thấy dòng chảy của nền Văn hóa Sở ở đỉnh Sùng Sơn, nơi
mà các dân tộc Miêu, Đồng, Dao, Thổ sinh sống tại Tương Tây. Con người ở
nơi đó quen với việc “chế kị hà dĩ vi y hề, tập phù dung dĩ vi thường 1”, người
đeo đầy cỏ lá, trang sức rất nhiều, hát hay múa giỏi, kêu quỷ gọi thần. Chỉ có
ở nơi đó bạn mới có thể cảm nhận được cảnh giới thần bí, hoa lệ, phóng đãng,
cô đơn, phẫn nộ trong Sở Từ. Họ sùng bái chim, ca ngợi chim, bắt chước
chim, tập làm “truyền nhân của chim”, nền Văn hóa này hoàn toàn khác biệt
với nền Văn hóa “truyền nhân của rồng ” ở lưu vực Hoàng Hà. Điều này đã
chứng thực cho giả thuyết của Lý Trạch Hậu.Về sau, tôi càng chú ý nhiều hơn
đến Tương Tây, quả nhiên đã thu nhặt được rất nhiều phát hiện mới. Trong sử
có ghi chép: Thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, nhân dân Miêu Tộc đã làm ăn
sinh sống ở khu vực gần Động Đình Hồ (tức là vùng đất Sở thời xưa, và cũng
chính là khu vực “Đông Hải” trong truyền thuyết của người Miêu), về sau do
bị thiên tai, loạn lạc mới men theo dòng Ngũ Hệ đi ngược lên trên, di chuyển
về hướng Tây Nam (theo truyền thuyết của người Miêu thì sau khi Xi Vưu bị
Hoàng Đế đánh bại, con cháu của Xi Vưu mới lùi vào trong núi rừng). Trong
sử ca Ba sơn thiệp thủy2 của người Miêu, đã phản ánh lịch sử bi tráng của
người Miêu trong giai đoạn di dân về hướng Tây. Xem ra, thuyết nói Văn hóa
Sở hòa nhập vào Tương Tây không phải là không có căn cứ.
Văn học có gốc rễ, gốc rễ của văn học cần phải bắt sâu vào thổ nhưỡng
văn hóa truyền thống của dân tộc. Rễ mà không sâu tất lá khó tươi tốt. Vì vậy,
một tác giả trẻ ở Hồ Nam đã đi tìm và đưa ra câu trả lời cho vấn đề là “tầm
căn”. Ở đây có thể kể hai ví dụ, một Nam, một Bắc .
1 “chế kị hà dĩ vi y hề, tập phù dung dĩ vi thường”: lấy lá sen làm áo, kết phù dung làm quần. Ngụ ý dùng để
chỉ cá tính độc lập của người dân nơi đây .
2 “Ba sơn thiệp thủy”: tạm dịch là “Trèo đèo lội suối”
Nam là ở Quảng Đông. Người ta thường nói Hồng Kông là “sa mạc văn
hóa”, đó chỉ sợ có liên quan đến việc không có cơ sở văn hóa. Bạn đến những
vùng gần Hồng Kông như Thâm Quyến, có thể nhìn thấy cả một nền kinh tế
thịnh vượng, có những khách sạn huy hoàng, đủ các thể loại vui chơi giải trí,
tòa nhà Thương Mại hùng vĩ, nhưng sẽ rất khó nhìn thấy di chỉ của nền văn
hóa truyền thống. Ngược lại bạn có thể thường xuyên nghe thấy những từ ngữ
ngoại lai: Taxi, xe Bus, Well, Ok và thậm chí là “Hi”. Dân gian Lĩnh Nam có
rất nhiều Đạo Thiên Chúa, họ xem trọng “Thương” (kinh doanh buôn bán)
hơn là trọng “Văn” (văn hóa). Văn hóa Khách Gia cơ bản là du nhập từ khu
vực Trung Nguyên, nhà văn Hồ Nam Diệp Úy Lâm là người Khách Gia, gốc
gác ở Việt1, tự xưng quê hương mình là ở Hà Nam . Trong “Quảng Chí Dịch”
của Vương Sĩ Tính có nói: Người Việt được chia làm 4 loại, “Loại thứ nhất
gọi là Khách hộ, sống trong thành quách, biết tiếng Hán, làm nghề thương;
Loại thứ hai gọi là Đông nhân, sống ở quê, biết tiếng Mân, làm nghề trồng
trọt; Loại thứ ba gọi là Ly nhân, sống ở những thôn làng xa xôi hẻo lánh,
không biết tiếng Hán, chỉ dựa vào khai khẩn đất hoang mà kiếm sống; Loại
thứ tư gọi là hộ, sống trong các hang động, lại giống tộc Thủy, biết âm Hán
âm, làm nghề khai thác biển mà sống.” Điều này chính là một đầu mối để
phân tích nền Văn hóa truyền thống của người Quảng Đông. Bây giờ các nhà
văn Quảng Đông nếu làm rõ lại các di sản văn hóa, biết đâu có thể tìm thấy
một số bảo vật khác trong nền văn hóa “ly nhân” và “ hộ”.
Bắc là ở Tân Cương. Trong những năm gần đây xuất hiện rất
nhiều nhà thơ trong số những người Hán ở Tân Cương, nhưng nhà văn, tiểu
thuyết gia thì lại rất ít, đây có thể chỉ là hiện tượng lâm thời. Lúc tôi đến Tân
Cương, gặp gỡ một số nhà văn trẻ, họ nói muốn cho ra đời một nền văn học
Tây bộ phồn vinh, thì nhất định phải nỗ lực lượm nhặt những cái tinh hoa
1 Việt : là tên gọi khác của Quảng Đông.
trong nền văn hóa truyền thống. Tôi cảm thấy điều đó là rất đúng. Màu sắc
văn hóa của Tân Cương rất phong phú. Trong tộc người Nga Trắng có một bộ
phận “quy hóa quân” và gia quyến sau khi chiến bại đã di dời đến đây, họ
mang đến đây nền văn hóa Eastern Orthodox Church của châu Âu; Nền văn
hóa al-Islam của tộc người Duy, Hồi là men theo con đường tơ lụa đến từ
các khu vực Ả-Rập và Ba-Tư trên Thế Giới; Văn hóa Hán và Đạo Nho
cũng có ảnh hưởng lớn ở khu vực này; Còn các thế hệ sau của các quân
nhân tộc Mông, Mãn cũng đều mang những nét văn hóa riêng của mình gia
nhập vào đại gia đình dân tộc mới này. Sự hội tụ của các nền văn hóa khác
nhau, cộng với những trang lịch sử bi hùng của các dân tộc, chính là động
lực thúc đẩy việc ra đời của những tác phẩm “kì hoa dị quả”. Nền văn học
nước Nga trong thế kỷ 19 và nền văn học nước Nhật trong thế kỷ này sở dĩ
đặc sắc như thế chính là nhờ vào sự ảnh hưởng hai mặt của nền văn hóa
Đông, Tây kết hợp.Nếu như cắt bỏ truyền thống, lạc mất khí mạch, chỉ là
chuyển dịch các chủ đề và thủ pháp của nền văn học trong nước, thì đó
cũng chỉ là dòng nước không có nguồn, rất khó có cơ hội phát triển.
Mấy năm trước, có không ít tác giả lúc nào cũng dòm ngó nền văn học
hải ngoại, như đói như khát, dẫn nhập một lượng lớn không ít các tác phẩm
văn học nước ngoài. Nào là Sartre, Hemingway, Aitmatov, đều tạo ra được
tiếng vang lớn. Ngay cả những tác phẩm không được đánh giá cao như “The
godfather” và “Kramer vs. Kramer”, đều trở thành chủ đề nóng. Gần đây, có
một hiện tượng đáng mừng đó là: Giới nhà văn trẻ đã bắt đầu biết nhìn nhận
đến mảnh đất dưới chân họ đang đứng, quay trở lại ngày hôm qua của dân tộc,
xuất hiện rất nhiều giác ngộ văn học mới. Tập tiểu thuyết “Thương Châu” của
Giả Bình Ao mang đậm sắc thái văn hóa Tần Hán, đã thể hiện sự tìm hiểu kĩ
lưỡng của cậu ấy đối với địa lý, lịch sử, dân tình của Thương Châu, tự sáng
tạo bố cục, mở rộng những phạm vi mới, ranh giới mới. Tập tiểu thuyết
“Người trên Cát Xuyên Giang” của Lý Hàng Dục thì lại mang khí vận của
nền văn hóa Ngô Việt. Nếu như nói nét văn hóa trong tiểu thuyết của Bình Ao
chỉ thể hiện sự quan sát bên ngoài “Thương Châu”, thì nét văn hóa trong tiểu
thuyết của Hàng Dục lại thể hiện sự trải nghiệm bên trong “Người trên Cát
Xuyên Giang ” – Cậu ấy từng nói với tôi rằng cậu ấy đang nghiên cứu sự hài
hước, hóm hỉnh và sự cô độc của phương Nam... đó đều là những đề tài rất có
ý nghĩa. Cùng lúc đó, Ô Nhiệt Nhĩ Đồ ở tận Thảo nguyên xa xôi cũng dùng
tác phẩm của anh ấy để kết nối nền văn hóa dân tộc Ngạc Ôn Khắc trong quá
khứ và tương lai, dùng những đốm lửa, tiếng hí ngựa và bão tuyết kết nối với
sự tương ứng của nền văn học trong nội địa xa xôi. Lý Đà đã từng đánh giá và
bình luận về tác phẩm ấy, ở đây tôi không cần phải nói nhiều về điều đó. []
PHỤ LỤC 2
PHÙNG KÝ TÀI: XU HƯỚNG CHÀ ĐẠP LÊN CHÍNH VĂN HÓA
CỦA CHÚNG TA ĐANG ĐỔ GÃY TAN TÁC
Phùng Ký Tài
Chúng ta cần phải có một cái nhìn đúng: Trong một nền văn hóa, trào
lưu chà đạp lên chính mình đang đỗ gãy tan tác.
Lịch sử lâu đời của chúng ta đã nuôi dưỡng và kết tinh thành tinh hoa
văn hóa, đặc biệt là những cái lừng danh, vang dội – Từ những danh thành,
danh trấn, danh phố, danh nhân, danh tác, cho đến phần mộ của những danh
nhân sau khi qua đời và cả những nhân vật chính trong các tác phẩm nổi tiếng,
cho đến ngày nay đều được liệt vào danh sách di sản các loại văn hóa đều
đang bị phai mờ, cần phải được làm mới, và thậm chí là có thể phá bỏ để làm
lại, lại tả rồng vẽ phượng, lại mang vàng đeo bạc, lại kẻ mắt tô môi , để làm
mới với đời.
Số ít những khu phố lịch sử còn sót lại trong quá trình quy hoạch cải
cách thành phố, vô tình được phát hiện là một trong những nguồn tài nguyên
du lịch trời cho. Những khu đã dỡ bỏ thì không thể nào khôi phục lại được,
còn những khu chưa dỡ bỏ thì cũng khó mà thoát khỏi kiếp nạn – Khu du lịch
Thương nghiệp vừa được quy hoạch – Trên thực tế nó vốn dĩ là khu phố
Thương nghiệp. Càng không may đó là khu Cổ thôn Cổ trấn được người đời
gọi là “Gia viên tinh thần cuối cùng” cũng đang được mượn danh là “Đằng
lộng hoán điểu”, được di dời về khu vực dân cư, sau đó lại tổ chức đấu thầu,
và lần lượt được cải tạo thành cửa hàng, nhà hàng, quán trà, quán cà-fe, tạo
thành tập đoàn “Thiên đường lữ khách”; trong Thiên đường này ngay cả một
gian “bảo tàng” để xem các di tích lịch sử cũng không có, người hướng dẫn
du lịch thì thêu dệt ra những câu chuyện dân gian giả tạo để thu hút khách du
lịch. Còn về các căn nhà cũ của những danh nhân đã từng ở, mọi người bày ra
la liệt những thứ nào là đồ dùng bằng gỗ, bình cổ, lọ cổ, văn phòng tứ bảo...
toàn những thứ chẳng có liên quan gì đến những danh nhân đã từng sinh sống
trước đó; chẳng có ai chú ý đến chữ “nhân” trong chữ danh nhân cả, họ chỉ
chú ý đến chữ “danh” trong danh nhân mà thôi. Còn có việc những miếu chùa
dùng để an ủi tâm linh những người quá cố, giờ đây lại được dùng để làm nơi
họp chợ của người trần. Còn về các di sản văn hóa khác, đa số đều là đối
tượng được dùng để làm “hàng giả, hàng nhái”. Trong khi đó thì những nội
hàm của lịch sử, ý nghĩa của văn hóa, khí chất và tinh thần bản địa thì chẳng
biết là đã đi đâu hết rồi? Chẳng có ai hỏi, cũng chẳng có ai quan tâm, để ý. Có
người từng nói du lịch vốn dĩ là nền văn hóa “thức ăn nhanh”, cưỡi ngựa xem
hoa, không cần tỉ mỉ quá. Vậy thì nên đi mà xem văn hóa lịch sử của chúng ta
ở trong phim ảnh vậy!
Danh nhân lịch sử của chúng ta chỉ cần chạy lên trên màn ảnh bạc, thì
bất luận là minh quân trọng thần, hay là tài tử giai nhân, thì ai nấy cũng đều
có võ, động một tý là ra tay đánh đấm, thậm chí là đeo kiếm lên phòng. Hình
như họ đều sinh sống trong đường ống thời gian. Mặc dù trên người thì mặc
cổ trang, kiểu tóc và trang sức thì lại là thời thượng; không thể hiện rõ khu
vực, triều đại, tất cả các đạo cụ ăn mặc đi đứng, vật phẩm và lễ tục đều là biên
diễn tào lao; chỉ cần có hình dạng già một chút là được, hoặc là càng kỳ quặc
càng tốt, lịch sử ở trong đó thực chất cũng chỉ là danh nghĩa, giống như một
cái túi không dùng để ném tất cả những thứ rác rưởi, che mắt thiên hạ vào đó.
Một bên là lịch sử chân thật thì lại bị rút ruột, mổ xẻ, lạm dụng cải tạo; một
bên là sự giả tạo lịch sử thì lại được tôn vinh, tồn tại – Đó chính là văn hóa
lịch sử thời nay trong mắt của người dân Trung Quốc. Thông qua sự sáng tạo
thô bỉ như thế, nên trong mắt của người dân, Cổ thôn Cổ trấn cũng chỉ là
những gian nhà cũ lâu năm không được tu sửa, còn những gian nhà của các
danh nhân thì cũng chỉ là những gian nhà mà các danh nhân ấy lúc lâm thời
sinh sống mà thôi, chùa miếu đều là những nơi để đốt hương bái lạy nhưng
không biết nó có linh nghiệm hay không, còn những nhân vật trong lịch sử thì
ai nấy cũng đều biết đi quyền múa cước, thoát không nổi tình yêu nam nữ, tất
cả đều chẳng hề nghiêm túc chút nào; không hề có chút cảm giác trang trọng,
cảm giác thần thánh, cảm giác hậu trọng, và thậm chí là mỹ cảm nào cả.
Không phải là chúng ta đi đến đâu cũng ca ngợi nền văn hóa vĩ đại lâu
đời của dân tộc Trung Hoa hay sao? Nhưng như ngày nay, người Trung Quốc
biết tìm ở đâu để có thể cảm nhận được sự vĩ đại lâu đời ấy nữa? Đi đến một
thành phố mới có thể tìm thấy một viện bảo tàng hay sao? Văn hóa không tinh
túy, không sâu sắc, làm thế nào để có thể thực hiện được “văn hóa lớn, văn
hóa mạnh”? Một nền văn hóa hùng mạnh thực sự là nhất định phải tinh túy,
sâu sắc. Ví dụ như Từ Tống, Thơ Đường, âm nhạc của Vienna, văn học Nga
và điện ảnh Mỹ. Chỉ có ở trong nền văn hóa tinh túy, sâu sắc thì mới có
thể xuất hiện những tác phẩm lớn và những danh nhân nổi tiếng, nền văn
minh của xã hội mới được nâng cao. Vấn đề là xã hội bây giờ đang có trào
lưu thô bỉ, dung tục, giả thật lẫn lộn, tạo ra một nền “ngụy văn hóa” (văn
hóa giả tạo), khiến cho nền văn hóa của chúng ta trở nên nông cạn, phù
phiếm, trống rỗng, buồn cười và dung tục, thậm chí là chỉ còn có hư danh,
một mặt có hại cho lịch sử quan và cảm xúc văn hóa công chúng, một mặt
làm tổn thương đến sự thuần khiết của văn hóa Trung Hoa và khả năng kế
thừa của nó. Tôi tin rằng, một thế hệ lớn lên trong môi trường văn hóa như
thế rất khó có thể dành tình yêu và sự kính trọng cho chính nền văn hóa
của mình. Nếu chúng ta không yêu thương và tôn trọng văn hóa của chính
mình, thì cho dù nền văn hóa ấy có vĩ đại đến bao nhiêu đi nữa cuối cùng
cũng sẽ bị diệt vong và chỉ còn là hư danh? Nhưng cuối cùng là động cơ nào
và lực lượng nào đã làm cho cái trào lưu ấy tồn tại và phát triển lợi hại đến
như thế? Tôi nghĩ để nói rõ vấn đề này chỉ cần một câu thôi, đó chính là “lấy
văn hóa để mưu lợi”. Bởi vì kiếm tiền để phát tài, bởi vì GDP. GDP chính là
thước đo thành tích của chính phủ - đây cũng là một trong những điểm mấu
chốt của vấn đề. Bất luận là thứ gì chỉ cần đưa vào thị trường thì sẽ không thể
tránh khỏi sự ràng buột trong quy luật thị trường, không thể tránh khỏi việc vì
nhu cầu tiêu dùng và vì lợi ích thương nghiệp mà điều chỉnh chính mình.
Nhưng điều chỉnh thì cũng cần phải có khoa học, không thể nào lệch lạc, và
thậm chí là phá hủy chính mình để đổi lấy lợi ích kinh tế, cũng giống như việc
khai thác tài nguyên tự nhiên không thể phá hoại sinh thái. Văn hóa là có tính
đặc thù. Bởi vì chức năng xã hội quan trọng nhất của văn hóa chính là chức
năng tinh thần. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến văn minh xã hội và tố chất toàn
dân. Không thể vì bán nhanh, bán chạy, vì giá trị lợi nhuận lớn và vì chạy
theo “giá trị GDP điên cuồng”, mà có thể vứt bỏ chuẩn mực tinh thần vốn có
trong văn hóa. Đó chính là chuẩn mực về văn minh, về kiến thức, về đạo đức,
về cái thiện, cái đẹp. Cái chuẩn mực này cũng chính là sự tôn nghiêm của văn
hóa, một khi sự tôn nghiêm này bị chà đạp và vứt bỏ, thì văn hóa cũng sẽ mất
đi ý nghĩa tồn tại bên trong nó. Bởi vì nền văn hóa bị chà đạp, cho nên tinh
thần của con người nhất định cũng sẽ bị chà đạp. Vì vậy nói, tác hại thực sự
của vấn đề - không phải là mang văn hóa ra để kiếm tiền, mà là chà đạp lên
văn hóa để kiếm tiền. Còn có cách kiếm tiền nào ngu ngốc hơn thế, dã man
hơn thế nữa không? Khi mà tố chất văn minh xã hội đang đi lên, cái gì càng
tốt đẹp thì càng có thị trường; Còn khi mà tố chất văn minh xã hội đi xuống,
cái gì càng thô bỉ xấu xa thì càng có thị trường. Tại vì sao chúng ta lại có thể
bán rẻ văn hóa, thậm chí là chà đạp không thương tiếc lên chính nền văn hóa
của mình chỉ để thắng được thị trường và kiếm được lợi nhuận?
Chúng ta có nghe được nền văn hóa của chúng ta đang kêu gọi: Xin
đừng chà đạp lên văn hóa của chính mình! Bất kỳ con người có lương tâm
văn hóa nào cũng đều không thể phớt lờ được lời kêu gọi này.
PHỤ LỤC 3
MỘT SỐ HÌNH ẢNH
Nhà văn Phùng Ký Tài Bộ ba “quái thế kỳ đàm”
Bức tranh “Sau rừng cây là mặt trời” nổi tiếng của Phùng Ký Tài
Bím tóc
Âm dương bát quái
Gót sen ba tấc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2012_08_21_7247189786_0355.pdf