Khách quan mà nói, Bùi Chí Vinh không phải là một nhà thơ lớn.
Anh có quan niệm riêng khi không gia nhập Hội Nhà văn Việt Nam hay Hội
Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh. Anh không muốn biến mình thành rô-bốt
văn chƣơng ở một nơi mà theo anh cần “cải tổ đến tận gốc rễ, bởi nó thiếu
tính chuyên nghiệp và không giúp ích được gì cho người sáng tác về vật chất
lẫn tinh thần hội viên”. Đó là quyền lựa chọn riêng của anh. Tuy nhiên, những
người yêu thơ Bùi Chí Vinh lại thấy họ có quyền đòi hỏi ở anh nhiều hơn.
Bên cạnh cách sáng tác dựa vào những phút bùng nổ, thăng hoa kiểu “trời
cho”, ở anh cần có thêm sự tĩnh lặng suy ngẫm, trau chuốt. Thơ cần thật tinh.
Nếu bình tâm suy ngẫm và suy ngẫm thì chất thơ trong mỗi bài thơ hẳn sẽ lấp
lánh hơn. Và 170 bài thơ sẽ là một bữa tiệc nhiều món ngon hấp dẫn, chứ
không phải một mâm cỗ đầy ắp những món lạ nhưng khó nuốt. Bùi Chí
Vinh đã kiêu hãnh một cách khiêm nhường tạo cho mình một phong cách thơ
riêng. Anh không di thực, anh đào xới cả văn hoá trầm tích lẫn hiện sinh vỉa
hè Sài Gòn để gieo tiếng Việt, rồi chờ một mùa thơ như gã nông phu chờ mùa,
trong nhiều bất trắc bão gió nắng mưa.
133 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1568 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc sắc nghệ thuật thơ Bùi Chí Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dạng thức khẩu ngữ xuất hiện khá nhiều trong thơ Bùi Chí Vinh. Điều
này không có gì lạ. Các nhà thơ khác thi thoảng cũng sử dụng hình thức khẩu
ngữ trong thơ. Nguyễn Du cũng đã từng đặt vào mồm Tú Bà: Thôi thôi vốn
liếng đi đời nhà ma; Lưu Trọng Lư từng viết: Mƣa mãi mƣa hoài/ Mƣa chi
mƣa mãi; Thế Lữ thốt lên trong Tiếng gọi bên sông: Đi đâu vội bấy, hỡi ai
ơi!; Tản Đà tha thiết nhắn: Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi/ Trần thế em nay
chán nữa rồiCó điều, Bùi Chí Vinh dùng khẩu ngữ như một phương thức
biểu đạt thường trực.
Ngôn ngữ vỉa hè trong thơ Bùi Chí Vinh mang tính suồng sã, đời
thường là loại ngôn ngữ xuất phát từ điểm nhìn có tính chất dân chủ hóa. Nhà
thơ xuất hiện như một người bình thường giữa xô bồ phức tạp bụi bặm. Nó
thể hiện sự khước từ chất thơ gắn với cái đẹp một cách thơ mộng, cách điệu,
vượt lên trên đời sống hàng ngày. Nó cũng phản ánh vị trí bình thường của
nhà thơ trong cuộc sống đời thường:
Chán cảnh triều đình ƣa dạ vũ
Ghét gớm ghê một lũ nịnh thần
Ra cha quán cóc tìm chút rƣợu
Yến ẩm cùng quan võ quan văn
101
(Bùi Vương ác mộng)
Anh cũng có cái nhìn cận cảnh với ngôn ngữ thơ cực kì đời, cực kì hiện
thực, với những từ ngữ thông tục:
Ả điếm đƣợc no nhờ bƣớc hai hàng
Tôi đƣợc làm ngƣời nhờ đói quanh năm
(Đói)
Những câu thơ “giật cục” như nhát búa đóng vào tâm thức chúng ta về
một sự thực xót xa!
Xưa cụ Nguyễn Du tả cái nụ hàm tiếu của Thuý Vân khiến ai cũng
ngẩn ngơ: Hoa cười ngọc thốt đoan trang. Nay tả nụ cười của người yêu, Bùi
Chí Vinh không ngần ngại khi có lối so sánh “trăm cây” (nghĩa là trăm lượng
vàng) sặc mùi vật chất:
Em đã đến không ngƣời đƣa kẻ đón
Nhoẻn miệng cƣời ngang giá trị “trăm cây”
(Đằng sau những quầy đổi tiền)
Đói khát, nợ nần, cơm ăn, nước uống, tiền bạc tràn vào thơ, nằm
chỏng quèo biểu tình đợi người thu nhặt. Nhà thơ sử dụng kiểu liệt kê để nói
về những vấn đề này:
Bà già nhai trầu và bõm bẽm đơn ca
Bài vọng cổ sáu câu về cơm áo
Bà già làm một triệu nghề độc đáo
Lên bục đọc diễn văn, xuống bục ngủ vỉa hè
Bà già disco mở cửa hàng nhậu nhẹt
Chăn gối thừa trong các phòng khuê
(Thời của người già)
Đó còn là chất ngang tàng bỗ bã:
Gặp chiều mƣa lạnh
Chén tạc chén thù
102
Đem thơ tặng Phạm
Đếch cần thiên thƣ
(Ghẹo Phạm Thiên Thư)
Hay như cách dùng từ đệm “cha” trong câu thơ:
Ra cha quán cóc tìm chút rƣợu
Yến ẩm cùng quan võ quan văn
(Bùi Vương ác mộng)
khác với từ “cha”- là đại từ để trỏ, thuộc ngôi thứ hai số ít, không mang nét
nghĩa chỉ cha mẹ - trong hai câu thơ:
Xỏ giàm vào mõm nữa cha
Để cho số tuổi ta già theo răng
(Thơ xích lô)
Dạ dày ta nhảy lung tung
Nhảy dăm phút nữa dám khùng nghe cha
(Thơ xích lô)
Cũng có khi đó là tiếng chửi:
Nhƣ là góa phụ tắt kinh
Ruột xe có chửa thình lình, chết cha
(Thơ xích lô)
“Ngôn ngữ vỉa hè” có khi tạo cảm giác không đẹp nơi người đọc. Nó
làm cho người đọc vốn quen thuộc với sự lãng mạn của hiện tượng mƣa từ
trước đến nay trong thơ ca như:
Gió đƣa mắt biếc cƣời xinh,
Cho anh về với ân tình ngày xƣa .
Nắng lên trời ngả bóng mƣa,
Giọt sƣơng tím nhỏ, nô đùa thời gian.
(Lãng tử mưa qua bụi trần – Hoài Vũ)
103
bỗng trở nên “choáng” khi đọc:
Những giọt nƣớc sỗ sàng đang ói
(Mưa, sự lặp lại)
Loại ngôn ngữ này đã góp phần đổi mới thơ, không muốn thơ ở mãi
trong từ trường thơ mộng của thơ kiểu cũ và sự nghiêm trang của ngôn ngữ
thơ Cách mạng.
Kể cả trong đề tài tình yêu, nơi cần những mĩ từ trau chuốt, Bùi Chí
Vinh cũng không ngần ngại đưa vào hàng loạt từ ngữ dung tục, quá tự nhiên,
những câu bỗ bã, suồng sã. Người đọc sẽ dễ dàng nhăn mặt, bịt mũi dị ứng
với thứ ngôn ngữ xuất hiện bằng những từ khó chấp nhận. Anh từng thốt lên
Anh yêu em thấy mẹ; Rang muối sao mà thơm thấymẹ; Các em nhƣ
miếng cá kho/ Ngó thì thấy “đã”, cắn vô thấy bà. Có người cho rằng vấn
đề ở đây là tính mức độ. Cần làm chủ ngòi bút, cần tôn trọng người đọc và
cũng nên nghĩ về “nhận thức Á Đông” để hướng đến cái đẹp của thơ ca.
Nhưng, cứ đọc hết toàn bài thơ, đặt nó vào “môi trường diễn xướng”, đặt nó
trong hoàn cảnh sáng tác cụ thể của từng bài thì bài thơ vẫn mang đầy đủ tố
chất của một bài thơ hay. Tại sao thế? Vì sự vận động của mạch thơ được sự
chỉ đạo về tư tưởng nghệ thuật của Bùi Chí Vinh. Những chất liệu khẩu ngữ
ấy được chuyển hóa thành ngôn ngữ thi ca thực sự bởi ngôn ngữ đó mang tính
chất khẩu ngữ nhưng được gọt giũa, chọn lọc để lập tứ thơ, tìm hình ảnh, khai
thác biểu tượng.
Và, với anh, làm thơ là một cuộc đối thoại. Thơ anh mang hơi thở của
sự sống hằng thường. Vì thế, đôi lúc anh cũng sử dụng tiếng lóng trong thơ.
“Thƣ” trong câu thơ sau có nghĩa là “ếm”, “ếm bùa”:
Nếu trời cho tôi có bùa
Tôi sẽ “thư” hết những kẻ ăn cơm một ngày ba buổi
(Đói)
104
Phong cách ngôn ngữ được Bùi Chí Vinh vận dụng trong thơ rất đa
dạng, lúc thô mộc, xù xì, lúc trau chuốt, chọn lọc, nhưng phần lớn đều là dụng
công nghệ thuật. Nó tạo ra giọng điệu thơ khó lẫn với người khác. Chính thao
tác quen dùng khẩu ngữ trong thơ đã góp phần làm nên một Bùi Chí Vinh
sáng tác thơ nhanh và dễ đến mức như lấy thơ từ trong túi ra.
Thơ ca hiện đại nói chung và thơ ca Bùi Chí Vinh nói riêng không chỉ
đi tìm cái đẹp của thiên nhiên mà còn khai thác vẻ đẹp của cuộc sống con
người trong qui luật vận động có tính thời đại và lịch sử của nó. Vì thế, đọc
thơ Bùi Chí Vinh ta thấy nhiều bài thơ được cấu hình bằng ngôn ngữ của đời
sống tự nhiên, là ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày, thậm chí, đó là ngôn ngữ đối
đáp “lượm” được từ lề đường, hè phố, anh “bê” nguyên vào thơ, đến nỗi
nhiều người không chấp nhận được, hoặc những người ủng hộ anh đôi lúc
cũng dè dặt. Đó là hệ quả từ một quá trình lăn lộn kiếm sống, bươn chải tìm
việc, hết mình vì bạn bè, bằng hữu, gia đình để “khạc” (từ dùng của Bùi Chí
Vinh trong hồi ký của anh) ra thơ.
Chúng ta còn thấy tính vỉa hè của ngôn ngữ được dùng qua cách biểu
đạt của hình thức thơ - đối - thoại. Ngôn ngữ thơ khi được khai thác ở hướng
này thường giàu chất tự nhiên của đời sống. Nó khiến người đọc như vừa
được đối thoại trực tiếp, vừa nghe cuộc đối thoại trực tiếp, vừa tạo những ấn
tượng, cảm xúc hồn nhiên và được chấp nhận tồn tại như một lẽ tự nhiên của
nó:
Tại bạn lắm nghề nên lắm nghiệp
Hết bán gạo xong đến bán nhà
Bán nhà đâu sƣớng bằng bán cá
Xƣa Thúy Kiều còn phải bán “bar”
(Thơ bán cá)
Tác giả đang đối thoại với bạn mình và động viên bạn về nghề bán cá
mưu sinh bất đắc dĩ của bạn. Nhưng vấn đề đang nói đến là quán ngữ “gái bán
105
bar” - một quán ngữ xuất hiện từ vỉa hè Sài Gòn từ những năm trước 1975,
khi Sài Gòn bị biến thành nơi ăn chơi trác táng với “những cô gái ít học, thích
son phấn, thích tụ tập, nhảy đầm và lấy Tây”. Gái bán bar là những phụ nữ
kiểu như vậy và “công sở” họ làm là những nhà hàng, khách sạn, vũ trường...
Tuy nhiên, không phải lúc nào Bùi Chí Vinh đưa yếu tố khẩu ngữ và
thứ “ngôn ngữ vỉa hè” vào thơ cũng đạt được hiệu quả tốt. Một sự sơ sẩy, quá
đà, dễ dãi trong cách chơi từ, đùa chữ của anh cũng để lại những hạt sạn đáng
tiếc: Mệnh phụ tuột quần đứng ngóng ngã tƣ; hay Ả điếm trở về mang theo
hơi thối.
Tóm lại, có thể gọi tính dân dã vỉa hè của ngôn ngữ thơ Bùi Chí Vinh là
một thứ đặc sản có từ cuộc sống Sài Gòn. Nói một cách nghiêm chỉnh thì đó
là một sự táo bạo, mạnh dạn, cá tính trong quá trình sáng tạo nghệ thuật của
Bùi Chí Vinh. Nó thể hiện thế giới quan, tầm nhìn, sự tiến bộ của người sáng
tác. Nó chứng minh mối quan hệ mật thiết giữa văn và đời, giữa con người cá
thể với cộng đồng cuộc sống. Tuy nó không nuôi dưỡng tâm hồn người bằng
nghệ thuật ngôn từ, nhưng nó chuyển tải được chức năng nhận thức của văn
học.
Hơn nữa, không riêng gì Bùi Chí Vinh mà các nhà thơ đương đại đều
có quan niệm về ngôn ngữ thơ khác với giai đoạn, thời kì trước đó. Họ xem
ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ tự qui chiếu, thiên về ngôn ngữ biểu đạt nội dung
hơn hình thức. Bùi Chí Vinh muốn tìm tòi và thể nghiệm cái mới lạ, nhưng
“sự mới lạ nhiều khi đến mức khó chấp nhận của thơ, lại có thể chấp nhận
nhƣ những bƣớc dò tìm khó nhọc của một cá thể đến với những tâm hồn đồng
điệu” [6, 134]. Ở góc độ cảm thụ văn chương mà nói, cái bất lợi của một tác
phẩm sử dụng nhiều ngôn ngữ vỉa hè là khó được những người không quen
với loại ngôn ngữ ấy (đặc biệt là giới văn nghệ sĩ) cảm nhận và chấp nhận.
Đối với loại độc giả này, tác phẩm văn chương ấy là một công trình gợi sự tò
mò, hoặc hấp dẫn họ ở những lí do khác, mà ngôn ngữ vỉa hè là một chướng
106
ngại. Song, Bùi Chí Vinh đã thành công khi anh sử dụng chính những vật liệu
có sẵn trong cuộc sống này, không thèm gọt giũa, cho vào thơ, để phản ánh
hiệu quả tri giác của con người đối với hiện thực khách quan, trong việc cần
thiết phải phân biệt những ý nghĩa cơ bản đó bằng những từ ngữ khác nhau.
Khi đó, tính hình tượng và tính cụ thể trong ngôn ngữ thơ Bùi Chí Vinh chẳng
những không làm phương hại tính khái quát, tính trừu tượng, mà ngược lạiẩic
hai được phát triển song song, tạo sắc thái mới cho thơ ca của anh.
3.3.2. Phương ngữ Nam Bộ trong thơ và hiệu quả nghệ thuật của nó
Trước khi đi vào vấn đề, chúng ta cần hiểu khái niệm phương ngữ.
Phƣơng ngữ (tiếng Anh: dialect, tiếng Pháp: dialecte, đều có nguồn gốc
từ tiếng La tinh là dialectus; và từ La tinh này lại có cội nguồn Hi Lạp:
dialektos) ban đầu có nghĩa là nói năng, hội thoại, mà hội thoại bao giờ cũng
xảy ra tại một nơi, cho nên sau này, dialektos có nghĩa phái sinh là tiếng địa
phƣơng [63, 13].
Theo Hoàng Thị Châu thì phƣơng ngữ là một thuật ngữ ngôn ngữ học
được dùng để chỉ “sự biểu hiện của ngôn ngữ toàn dân hay với một địa
phương khác” [15, 29]
Còn xét về đặc điểm thì “Phương ngữ là hình thái nhất định của một
ngôn ngữ. Hình thái ấy có những đặc điểm riêng trong hệ thống ngữ âm, ngữ
pháp, từ vựng và được sử dụng ở một môi trường địa lý hẹp hơn môi trường
của ngôn ngữ” [97, 142].
Như vậy, phƣơng ngữ là hình thức ngôn ngữ có hệ thống ngữ âm, từ
vựng, ngữ pháp riêng biệt được sử dụng ở một phạm vi lãnh thổ hay xã hội.
Nó hẹp hơn ngôn ngữ vồn được hiểu là một hệ thống ký hiệu và qui tắc kết
hợp của tiếng nói toàn dân tộc. Các phương ngữ khác (có người gọi là tiếng
địa phương, phương ngôn) khác nhau trước hết là ở cách phát âm, sau đó là từ
vựng, kể cả ngữ pháp.
107
Có thể nói, nếu từ toàn dân là phương tiện chung nhất của mỗi tác giả
khi sáng tạo tác phẩm thì phương ngữ là những dấu hiệu biểu hiện phong cách
và cá tính nhà thơ. Nó là một trong nhiều dấu hiệu làm nên cái riêng của từng
tác giả. Nó phản ánh quá trình sáng tác của tác giả đó có ảnh hưởng đến quá
trình sinh sống, sự tiếp nhận văn hóa vùng miền. Nói về vai trò của tiếng địa
phương trong sáng tác của nhà văn, nhà thơ, Hữu Đạt có nhận định: „Thứ nhất
nó có vai trò làm nổi bật cá tính, tâm lý của con người ở mỗi vùng đất, quê
hương cụ thể và để cá biệt hóa những cái chung. Thứ hai, nó là biến thể của
ngông ngữ chung, nhưng cũng có khi lại hoạt động ở thế bổ sung cho ngôn
ngữ chúng thống nhất. Đó là trường hợp nó chỉ những sản vật riêng, đặc sắc
của từng vùng khác nhau”.
Trong thực tiễn sáng tạo thi ca của văn học Việt Nam từ xưa đến nay,
nhiều tác giả đã sử dụng phương ngữ như một đặc trưng thi pháp và tạo ra
những hiệu quả thẩm mĩ đặc biệt (Nguyễn Du, Tố Hữu, Nguyễn Ngọc Tư).
Họ đã dùng đến phương ngữ như một phương tiện để phát huy tối đa tính độc
đáo của sáng tác. Họ cũng không sử dụng phương ngữ tràn lan khiến cho
người đọc khi tiếp nhận tác phẩm sẽ bị ức chế.
Sở dĩ cần nói cặn kẽ như vậy vì phương ngữ Nam Bộ trong sáng tác của
Bùi Chí Vinh là lớp từ không phải chính thống nhưng sự hiện diện của nó tạo
chỗ đứng riêng cho thơ Bùi Chí Vinh không lẫn vào đâu được. Nhiều người
cũng thừa nhận rằng cái độc đáo làm nên phong cách Bùi Chí Vinh là sự chân
chất, mộc mạc tươm ra từ nồng độ phương ngữ Nam Bộ đậm đặc. Ngôn ngữ
trong sáng tác của Bùi Chí Vinh không “rặt Nam Bộ” như Nguyễn Đình
Chiểu, Sơn Nam thời trước hay Mai Ninh, Nguyễn Ngọc Tư hiện giờ, nhưng
đó lại là thứ ngôn từ góp nhặt từ lời ăn tiếng nói, sinh hoạt, văn hóa, cuộc
sống thường nhật ở Sài Gòn. Đọc tác phẩm của Bùi Chí Vinh, ta sẽ nhận ra
rằng, nếu phương ngữ Nam Bộ được dùng đúng chỗ thì cùng với những tác
108
giả văn học đương đại khác, đây có thể cấu thành một nhánh văn chương đặc
biệt, không kém những chuẩn mực ở những miền khác.
Có thể nói Bùi Chí Vinh là một trong những nhà thơ sử dụng nhiều
phương ngữ Nam Bộ - một hiện tượng lạ, mới trong dòng văn học đương đại.
Bùi Chí Vinh đã mạnh dạn khoác lên mình một chiếc áo đa sắc màu về
phương ngữ Nam Bộ. Điều đó tạo một hiệu quả nghệ thuật nhất định trong
sáng tác thơ anh.
Ta bắt gặp phương ngữ Nam Bộ ngay trong tựa đề tác phẩm. Nào là:
Ngó lại tiền nhân; Đụng độ Nguyễn Đức Sơn, Ghẹo Phạm Thiên Thƣ, Cách
nhậu với Nguyễn Bắc Sơn, Nói dóc xuống Sài Gòn đòi nợ, Ngộ, Cái dằm, Ve
chai hành, Tứ khoái, Hết biết, Cây dƣơng ốm (tập Thơ đời, gồm 11/60 bài, tỉ
lệ 18.3 %). Rồi đến Coi chừng, Trái mít Bình Dƣơng, Anh và thằng nhóc (tập
Thơ tình, gồm 3 /110 bài, tỉ lệ 2.7 %).
Từ tỉ lệ này, có thể thấy rằng, khi nói đến đề tài thế sự, Bùi Chí Vinh
dùng thứ ngôn ngữ bình dân để diễn đạt, dù đó là ở ngay đầu đề tác phẩm.
Còn với loại thơ tình, có lẽ anh trau chuốt vốn từ ngữ hơn một chút, nên lớp
từ địa phương Nam Bộ ít xuất hiện ở tiêu đề bài thơ.
Bước vào nghiệp thơ ca, Bùi Chí Vinh đã soi rọi thơ bằng vẻ mặn mà,
đơn sơ của tiếng nói miền đất phương Nam. Không khoa trương, không cầu
kì, không cường điệu mà cứ chân thật, bình dị, những từ ngữ xuất hiện trong
câu thơ mà dân miền Nam đọc lên nghe quen thuộc vô cùng:
Không xỉn nhƣng mà hơi lạng quạng
Nên các em hãy cố ngậm ngùi
Nếu thấy ta đọc thơ hào sảng
Yêu cầu cả đám cạn li coi!
(Thơ rượu)
Thì ta mừng ké dùm con mắt
Gặp đàn bà là đá lông nheo
109
Các em trời đất cho khuynh quốc
Khuynh cả đời ta muốn lộn lèo.
(Thượng thọ, Thơ đời,112)
Với phụ nữ, ta định làm gì vậy
Sao lại chàng ràng nhƣ gã Lã Phụng Tiên?
(Phố động)
Vài lời nhắn lão Tề Thiên
Tội chi không liệng vòng kiềng kim cô?
(Tứ khoái)
Chao ơi, cái bệnh anh hùng ngộ
Xỉn quá làm vua cũng bắt mê
(Bùi Vương ác mộng)
Ta đi dụ khị ngƣời phàm
Thấy huynh hiền sĩ từ quan lên rừng
(Thơ xích lô)
Phải chiếc guốc biết đi
Thì đúng là cổ tích
Nhƣng đằng này em thích
Làm chiếc guốc sút ra.
(Chuyện chiếc guốc)
Với 1069 lần sử dụng những từ ngữ Nam Bộ (thống kê qua hai tập thơ),
chúng ta thấy rằng không như những nhà thơ đương thời hay những nhà thơ
mang trong mình hai dòng văn hóa Bắc - Nam, Bùi Chí Vinh đã không ngại,
không sợ người đọc biết mình là người Nam Bộ hay nói khác hơn là anh đã
không phải cố sửa giọng, nắn giọng, thay đổi thói quen dùng từ của mình để
người đọc cảm thấy có tính toàn dân. Ngược lại, anh để cho lời thơ, câu thơ
thuần Nam Bộ của mình trôi chảy một cách tự nhiên. Số lượng từ ngữ Nam
Bộ được dùng trong tác phẩm của anh vừa đủ để tạo ra một diện mạo thơ
110
riêng của anh. Điều này đã làm cho thơ anh có phong vị riêng mà nhiều người
khi đọc thơ anh cảm thấy yêu thích (không phải vì lý do đồng hương nữa),
dẫu chưa một lần đến Nam Bộ cũng cảm hết được. Sự thú vị của nó hiện ra
mồn một. Chất Nam Bộ ấy ẩn chứa trong tâm hồn của những người sống giữa
Sài Gòn phồn hoa đô hội, phố thị xô bồ nhưng phóng khoáng, nhân hậu, thẳng
thắn, trung thực hết mình trong đời sống.
Có lẽ điều làm nên sự đặc sắc trong thơ thi sĩ họ Bùi này là sự kết hợp
việc dùng phương ngữ Nam Bộ để tạo ra không gian văn hóa Nam Bộ.
Không gian văn hóa Nam Bộ trong thơ Bùi Chí Vinh chỉ là sự phác
thảo thuần túy, đơn nét, người đọc nhận ra sau khi đọc thơ anh. Đó là những
tập quán, cách sinh hoạt, lối sống, cách đối đãi bạn bè, đặc sảntheo kiểu
Nam Bộ, rặt Nam Bộ.
Trước hết là văn hóa ẩm thực. Điều này thể hiện rõ tính cộng đồng.
Người miền Nam gặp nhau hỏi thân tình: “Nhậu không?” là có ngay một cuộc
uống-rượu-không-lí-do mà đối tượng không phân biệt già trẻ lớn bé, thân sơ
(đương nhiên trong cuộc vui đó cũng có chuyện kính trên nhường dưới). Hãy
nhìn Bùi Chí Vinh vẽ ra một cuộc nhậu trong Thơ rƣợu của mình:
Đầu đuôi bạn mời ta uống rƣợu
Kể tiếu lâm chơi, cƣời khan chơi
Cần chi phải bồ đào, mỹ tửu
Xƣa nay ai đã kỉ nhân hồi
Xây chừng bàn rƣợu dăm ba đứa
Nhìn nhau chợt hiểu sắp sƣơng sƣơng
Đứa nào lƣng cũng còng nhƣ ngựa
Làm sao mà không cạn hồ trƣờng
111
Thì chí của ai, thằng đó biết
Riêng chí của ta, ta mỏi mệt
Chí lớn chí nhỏ đổ đầy li
Khí phách chuyền một vòng cạn hết.
Cái kiểu xây chừng bàn rƣợu dăm ba đứa (vài người ngồi cùng bàn,
mặt hướng vào nhau gọi là xây), sƣơng sƣơng (rượu đã ngấm vào người,
nhưng chưa say hẳn), chuyền một vòng cạn hết (ở miền Nam, mọi người trong
bàn nhậu uống rƣợu (không phải uống bia, uống bia kiểu khác) chung trong
một cái ly cối (loại ly cỡ lớn, cách gọi dân gian), rượu được rót vào trong ly,
chuyền đi tuần tự cho từng người, người cuối cùng phải uống hết số rượu còn
trong ly – người miền Nam không uống rượu mỗi người một chung (cốc) như
người miền Bắc), thì chính đó là kiểu văn hóa Nam Bộ.
Hay như một kiểu chúc mừng, tán thành thật đời thường đã vẽ lên một
không gian sinh hoạt Nam Bộ thân tình :
Không xỉn nhƣng mà hơi lạng quạng
Nên các em hãy cố ngậm ngùi
Nếu thấy ta đọc thơ hào sảng
Yêu cầu cả đám cạn ly coi
(Thơ rượu)
Cũng có thể gọi những biểu hiện ấy là văn hóa cộng đồng Nam Bộ.
Nhìn chung, trong đời sống của người Nam Bộ, do nhiều nguyên nhân xã hội
và lịch sử, tâm thức duy cộng đồng chiếm ưu thế hơn so với tâm thức duy cá
nhân. Hay nói cụ thể hơn, chỉ có tính cộng đồng mà không có tính cá nhân,
ngược lại với văn hóa phương Tây. Con người cá nhân ở đây phụ thuộc cộng
đồng, sống vì cộng đồng, vui với cộng đồng. Đó là sự đoàn kết một cách tự
giác không toan tính, là nét đẹp văn hóa của Nam Bộ nói riêng trong dòng
chảy văn hóa cả nước nói chung.
Rồi đến đặc sản, món ngon Nam Bộ :
112
Đến nhà gặp bạn hiền bán cá
Cá rô, cá sặc, cá thòi lòi
Mà ta thì vốn thằng láu cá
Thấy cá là chỉ muốn nướng trui
(Thơ bán cá)
Ngay trong cả cách xưng hô, Bùi thi sĩ cũng thể hiện chất thật thà, đơn
sơ, bình dị nhưng đậm đà tình cảm bình dân. Đó là những từ nhân xưng đặc
trưng của phương ngữ Nam Bộ không có ở phương ngữ Bắc Bộ. Chẳng hạn
như xƣng qua được dùng ở ngôi thứ nhất (và gọi là bậu ) trong quan hệ tình
thân (xưa dùng trong quan hệ vợ chồng). Bây giờ anh đưa vào lời nói của
nhân vật mình làm cho ngôn ngữ trở nên mộc mạc :
Ông già kể: nếu ƣng nhậu rắn
Mời mấy em lên núi một lần
Khô hổ khô trăn qua chất đống
Gọi là có dịp ngộ tri âm
(Ông già bắt rắn)
Ngay cả khẩu ngữ trong phương ngữ Nam Bộ cũng được anh sử dụng
một cách khéo léo trong ngôn ngữ đối thoại, phản án được tâm tình, tình cảm
của nhân vật trữ tình. Đó là lúc anh gật gù :
- Ờ, sao trái đất lắm đàn bà
- Ờ, sao trái đất lắm đàn ông
- Ờ, sao trái đất lại có ta
Có khi lại bật ra tiếng cười khan:
Hê hê, thủy tổ nhà ta lạ
Khinh ngai vàng, mê gái thiệt sao ?
(Họ Bùi)
Nhìn lại việc sử dụng phương ngữ Nam Bộ rất thoải mái trong thơ Bùi
Chí Vinh, ta thấy có hai nguyên nhân chính. Xét về khách quan, đó là do
113
nguồn gốc, xuất xứ của sự việc, đối tượng được đề cập đến trong thơ anh quy
định. Còn xét về chủ quan, đó là do nguồn gốc, xuất xứ của tác giả. Nam Bộ
là nơi quê hương, nơi sinh trưởng, thành danh có những mảnh vỡ văn hóa
găm vào da thịt, khiến cho sáng tác của anh vừa mang đậm phong vị miền đất
này, lại vừa dễ đọc, dễ hiểu, bình dân như cách nói, cách nghĩ của người dân
miền Nam nói chung và người Sài Gòn nói riêng.
Xét ở phương diện nào đó, văn hóa như một dòng chảy, có sức mạnh
vô hình, tiềm tàng, dù trải qua bao thời gian và bất cứ không gian nào, có
thiên biến vạn hóa vẫn không tách khỏi cội nguồn. Nam Bộ là vùng đất mới,
thậm chí còn rất mới so với chiều dài lịch sử của đất nước, và tộc người Việt
xuất hiện ở đây chỉ mới năm ba thế kỷ (do sự di dân từ phương Bắc, với
những lí do về lịch sử và địa dư). Trên đường Nam tiến, chắc chắn những
người di dân này đã mang theo di sản văn hóa của cả mấy ngàn năm từ miền
Bắc, miền Trung vào. Trong điều kiện thiên nhiên - cuộc sống như vậy, tất
nhiên nền văn hóa ấy phải ứng biến cho phù hợp. Có thể kết luận rằng: văn
hóa Nam Bộ, văn hóa Sài Gòn chính là chồi lộc hoa trái của hạt giống văn hóa
truyền thống Việt Nam mà thôi. Và Bùi Chí Vinh, con người sinh trưởng tại
Nam Bộ, với tư cách là chủ thể sáng tạo văn học, đã ươm được một vườn thơ
mà mọi thứ hoa lá cành đều có sự “đột biến gen”, dị biệt. Thật may mắn cho
vùng miền nào cũng có được một nhà thơ thể hiện được cái chất của địa
phương mình như Bùi Chí Vinh đã làm cho Sài Gòn, cho Nam Bộ.
3.3.3. Việc sử dụng điển tích để tạo tính liên văn bản
Điển tích và nghệ thuật sử dụng điển tích là một nét đặc thù, một
phương thức nghệ thuật đặc biệt trong văn học Việt Nam (điều này thể hiện rõ
trong văn học trung đại, do ảnh hưởng xu hướng đề cao cái vô ngôn, gợi mà
không tả, tính chất kiệm lời và quan niệm sùng cổ của triết học và mĩ học
phương Đông). Hầu hết trong các sáng tác văn học của các thời kì, việc dùng
114
điển tích, dù ít dù nhiều để giãi bày những tư tưởng, tâm sự thầm kín, cốt là
cho lời thơ thêm phần trang trọng, chữ dùng ít mà ý nghĩa cao xa, thể hiện sự
uyên bác, khả năng hiểu biết sâu rộng của tác giả văn học. Một điển tích có
thể gợi cho người đọc cả một câu chuyện, một bài học, một quan niệm về
cuộc sống. Điển tích còn làm cho sự biểu đạt thêm phần ý nhị, sâu sắc, ngắn
gọn, súc tích và nhờ tác dụng gợi liên tưởng mà nó mang lại sự thú vị, đậm đà
hơn trong việc cảm nhận tác phẩm. Chính vì vậy, nó có vai trò quan trọng
trong việc tạo thành giá trị nội dung cũng như hình thức của tác phẩm.
Trong văn học hiện đại, duy trì việc dùng điển tích “từ nguồn văn liệu
của dân tộc nhằm phát huy cái đẹp trong văn học nước nhà và để chứng minh
rằng văn chương nước mình cũng có rất nhiều điển cố” (Dương Quảng Hàm).
Không chỉ vậy, Bùi Chí Vinh dùng điển tích còn để tạo tính liên văn bản,
nghĩa là đọc những bài thơ có sử dụng điển tích của anh, người đọc như đứng
trước những cửa sổ dẫn vào những đường link thông tin trên mạng internet, ở
đó, mỗi điển tích có sức gợi mở, liên tưởng sâu rộng, không chỉ giải thích mà
mỗi điển tích trong thơ anh đều có một ý nghĩa nghệ thuật nhất định.
Trong Việt Nam văn học sử yếu, chương thứ mười bảy, Tính cách chính
của tác phẩm về văn chƣơng: Các điển cố, Dương Quảng Hàm đã nói đến
điển cố một cách cụ thể và khoa học. Ông tách cách dùng điển cố ra làm hai
phép: một là dùng điển, hai là lấy chữ .Trong “cách dùng điển”, ông nói điển
cố là một từ hoặc một câu mà ám chỉ đến một việc cũ, một tích xưa khiến
người đọc phải nhớ đến việc ấy, tích ấy mới hiểu được ý nghĩa và sự lí thú của
câu văn, câu thơ. Các điển tích được lấy từ trong sử truyện, truyện cổ tích,
truyện thần tiên, tiểu thuyết, hay các sáng tác thơ văn của những bậc tiền
bối Trong “cách lấy chữ”, ông nói: “Lấy chữ là mượn một vài chữ trong
câu thơ và câu văn cổ để đặt vào câu văn mình, khiến cho người đọc câu văn
hoặc câu thơ kia mới hiểu được ý mình muốn nói”. Ngoài ra, ông còn nói đến
115
công dụng của việc dùng điển, lấy chữ trong văn chương như: “làm cho câu
văn gọn gàng ít chữ mà nhiều ý; lời văn đậm đà lí thú, kín đáo trang nhã”.
Việc sử dụng điển tích trong thơ Bùi Chí Vinh quả có gây ít nhiều khó
khăn đối với người đọc hiện đại, nhất là người đọc bình dân. Nói như vậy
không có nghĩa là khẳng định ngôn ngữ thơ Bùi Chí Vinh là ngôn ngữ thơ bác
học, nhưng, ở một chừng mực nhất định, phải hiểu được những giá trị gọi là
liên văn bản mà nhà thơ mở ra trước mắt độc giả.
Ở mỗi trường hợp sử dụng, điển tích đều thể hiện được tính đa dạng và
linh động. Một điển tích luôn mang một nội dung lớn hơn nhiều so với sức
hàm chứa của bản thân từ ngữ. Ngoài mặt hiện thực, mặt biểu trưng của điển
tích mang một giá trị quan trọng đối với ý nghĩa của tác phẩm. Điển tích vừa
mang nhiều hình ảnh cụ thể vừa thể hiện được tính khái quát cao. Sự đa dạng
của điển tích tùy thuộc vào khả năng vận dụng của mỗi người.
Trong thơ Bùi Chí Vinh, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng điển tích là
để trò chuyện với các bậc tiền bối; để bá cổ quàng vai với các văn nhân thi sĩ
đương thời; để thể hiện sự uyên bác, sự sâu sắc, lời hết mà ý vô cùng; và nhà
thơ dùng cả khi nói đến ranh giới giữa sự thô tục và thanh nhã.
Điển tích về danh nhân trong thơ Bùi Chí Vinh được sử dụng để ca
ngợi gương người xưa đồng thời thể hiện sự khát khao thực hiện lí tưởng của
bản thân anh. Bùi Chí Vinh đã nhắc đến hoàn cảnh của người xưa để nói lên
những tâm tư tình cảm của riêng mình.
Đọc khổ thơ:
Ta cũng mơ làm ông tƣớng Bình Ngô
Tƣởng thời này khác thời xƣa chúa đất
Ngờ đâu minh quân chỉ yêu mến công thần
Lúc hạt gạo vẫn còn nguyên hạt thóc.
(Sự nhẹ dạ của Nguyễn Trãi)
116
người đọc sẽ cảm nhận nỗi đau Bùi Chí Vinh. Anh đau vì chưa thực hiện trọn
vẹn khát vọng, lí tưởng, hoài bão thì đã thấy cuộc đời hư ảo và ngắn ngủi.
Hơn nữa, anh vốn không thích hợp với lợi danh, coi thường vinh hoa phú quí,
không chịu luồn cúi. Điều này thích hợp với Nguyễn Trãi nên anh đã đối thoại
với Ức Trai.
Bùi Chí Vinh nhắc đến Cao Bá Quát là để xưng tụng, ngợi ca một nhà
thơ nổi danh từ thế kỉ XIX của văn học Việt Nam. Bùi Chí Vinh có hẳn một
bài thơ cho bậc tiên sinh: Tế Cao Bá Quát.
Sinh thời, Cao Bá Quát tự nói, đại loại rằng: thiên hạ có bốn bồ chữ,
mình ông đã chiếm đến hai bồ. Điều này được Bùi hậu sinh thể hiện trọn vẹn
qua hai câu lục bát:
Thiên hạ chữ nghĩa bốn bồ
Mình ông giữ đến hai bồ, ớn chƣa.
Sáng tác của Cao Bá Quát thể hiện tư tưởng độc lập, chí làm trai nhưng
còn ôm cả cái mộng thay đổi cuộc đời và chuyển vần số mệnh. Cho nên, trước
lúc bị hành hình, ông ứng khẩu đọc đôi câu đối:
Một chiếc cùm lim chân có đế
Ba hàng xích sắt bƣớc thì vƣơng.
Câu đối kia tương truyền là của họ Cao, được Bùi Chí Vinh đưa vào
thơ mình với giọng trang trọng và ngậm ngùi:
...
Đôi hàng xích sắt bƣớcvƣơng chân rồi.
Trong bài Ngó lại tiền nhân, Bùi Chí Vinh cũng đã làm một cuộc hội
ngộ với các nhân vật nổi tiếng trong lịch sử văn học Việt Nam trung đại. Anh
viết hai câu:
Ta thƣơng anh hùng ở “phố Hàng Nâu”
Giả làm phổng sành mặt mày lơ láo.
117
là nhắc đến ý thơ của Tú Xương ở bài thơ Phố Hàng Nâu: Ở phố Hàng Nâu
lắm phổng sành.
Sau đó, Rồi rủ Hồ Xuân Hƣơng chơi cờ tƣớng tay đôi, Bùi Chí Vinh
nhắc đến bài thơ Đánh cờ ngƣời tương truyền của Bà Chúa thơ Nôm.
Không chỉ đối thoại với danh nhân Việt Nam, anh còn thân tình nhắc
đến những kỳ nhân Trung Quốc như Đỗ Mục – nhà thơ kiệt xuất thời Vãn
Đường – khi đem lời thơ của bậc tiền bối chêm vào mạch thơ của mình, khiến
người đọc cảm thấy thi nhân xưa quá đỗi gần gũi với chúng ta, bất chấp sự
cách biệt hơn mười thế kỉ:
Huynh nổi tiếng bạc tình thi sĩ
“Lạc phách giang hồ tái tửu hành”
Ta đi lính quân hàm trung sĩ
Cũng từng ở ác chốn lầu xanh.
(Uống rượu với Đỗ Mục)
Còn với Trần Tử Ngang (đời Đường), anh như đang nói chuyện với bạn
tri âm:
Ta có lời xin lỗi Trần Tử Ngang
Hà tất phải “Độc sảng nhiên nhi thế hạ”
“Niệm thiên địa chi du du”, bạn niệm một mình
thì phí quá.
(Ngó lại tiền nhân)
Chỉ có bạn tri âm mới thuộc và hiểu hết ý nghĩa của Đăng U Châu đài
ca và sử dụng nghệ thuật tập cổ một cách tài tình như thế.
Kim Dung là cây đại thụ trong làng tiểu thuyết võ hiệp, là một trong
những nhà văn có ảnh hưởng nhất của văn học Trung Quốc hiện đại. Nhà thơ
Bùi Chí Vinh cũng nhắc đến một số nhân vật nổi tiếng của ông như: Tạ Tốn -
nhân vật cao thủ của giới võ lâm, là một trong những người đạt tới cảnh giới
cao nhất của võ học - trong tiểu thuyết Ỷ Thiên Đồ Long kí:
118
Nhà ngƣơi bốc ta cứ nhƣ chƣởng
Rằng thơ ta ngông nhƣ Tạ Tốn
Câu trƣớc câu sau Đồ Long đao
Vần dƣới vần trên Ỷ Thiên kiếm.
(Cách nhậu với Nguyễn Bắc Sơn)
Và cả những nhân vật trong Tiếu ngạo giang hồ như Nhạc Bất Quần,
Điền Bá Quang cũng được Bùi Chí Vinh cố tình so sánh nghịch lí để Ghẹo
Phạm Thiên Thƣ:
Vì huynh quân tử
Nhƣ Nhạc Bất Quần
Ta đành tiểu tử
Nhƣ Điền Bá Quang.
(Ghẹo Phạm Thiên Thư)
Ai mê truyện kiếm hiệp cũng biết Nhạc Bất Quần, chưởng môn Hoa
Sơn của Ngũ Nhạc kiếm phái trong tác phẩm Tiếu ngạo giang hồ của Kim
Dung, đã dẫn đao tự cung (tự thiến) để luyện Tịch Tà kiếm phổ. Lão đã lấy
trộm Tịch Tà kiếm phổ rồi đổ mọi tội lỗi lên đầu đại đệ tử của mình là Lệnh
Hồ Xung - nhân vật chính của Tiếu ngạo giang hồ - âm thầm luyện tập với âm
mưu hợp nhất Ngũ Nhạc kiếm phái và lên làm đại giáo chủ. Nhạc Bất Quần
được gọi là Quân tử kiếm nhưng thực sự lại là một kẻ ngụy quân tử, nhiều
mưu mô. Truyện miêu tả Nhạc xuất hiện lần đầu tiên là một thư sinh mặc áo
bào xanh, tay phe phẩy quạt lông (dấu hiệu của phong cách tiêu sái), trạc
khoảng ngoài bốn mươi tuổi mặc dù lúc đó đã ngoài sáu mươi. Tên "Nhạc Bất
Quần" nguyên nghĩa là "không chơi với ai" nhưng lại có rất nhiều bạn bè. Còn
Điền Bá Quang có ngoại hiệu là Giang dƣơng đại đạo Thái hoa dâm tặc Vạn
lý độc hành Khoái đao, mười hai chữ ấy mô tả đặc điểm của Điền Bá Quang
và tài khinh công của y, khoái đao là món vũ khí y thường xài.
119
Qua sự chuyển dịch và sử dụng điển tích một cách sáng tạo, ta thấy
không có bài nào mà Bùi Chí Vinh dụng điển một cách hiểm hóc hay lạm
dụng nó tạo sự khó hiểu và khô khan cho tác phẩm.
Với những người bạn thuộc giới văn nhân thi sĩ đương thời, ta thấy anh
như một bằng hữu tràn đầy tình cảm, thể hiện qua việc nhắc tới thơ họ với tất
cả sự trân trọng và thân tình.
Trong tình bằng hữu, anh vẽ chân dung văn học những người bạn bằng
thơ. Người đọc có cảm tưởng như anh đang trò chuyện, như đang nâng li
uống rượu cùng những người ở xa, những người đã khuất. Với đối tượng này,
ngoài cái thân tình (nhưng đôi khi cũng suồng sã), anh viết thật tự nhiên,
trong cái nhìn của một con người vướng vào nghiệp thơ và từng lên bờ xuống
ruộng với nghề:
Kiếm ta, ta cứ ngông cuồng
Sánh vai với Nguyễn Đức Sơn cũng kì
Kì thì theo Thiệu mà đi
Ta theo bác đã chắc gì tịnh tâm
Chẳng thà bút vẩy, thơ đâm
Rong chơi một trận cát lầm đi qua
Đừng khen chê trƣớc mặt ta
Sợ e tiếng gáy làm gà ghét nhau
Cầm bằng trong cuộc bể dâu
Cƣa nhau chén rƣợu cho sầu chia hai.
(Đụng độ Nguyễn Đức Sơn)
Nguyễn Đức Sơn là một nhà thơ ở miền Nam trước 1975, nổi tiếng với
những vần thơ đầy khiêu khích và không ngại dùng từ tục. Ông vốn sở trường
thơ lục bát. Ông có những bài thơ tinh gọn đến mức độ tối thiểu về chữ mà
vẫn dào dạt ý tứ. Có bài thơ đơn giản câu từ như:
Cái lỗ của em
120
Cùng với cái lỗ huyệt
Mở ra hai đầu sinh tử bất tuyệt
(Hai đầu sinh tử)
đủ nói hết về chế độ mẫu hệ, về nơi khai sinh ra loài người. Có bài thơ chỉ ba
câu, mỗi câu một chữ như “Hột – Thì – Le” đủ nói hết về bản chất sinh tồn
thiện ác của nhân loại. Bùi Chí Vinh đã “mượn những ý thơ độc đáo đó để
đưa vô bài thơ làm tặng ông như một thứ giai thoại truyền khẩu”:
“Hột thì le” thật đó sao?
Ta dân “thảy lỗ” đến chào đồng môn
Xƣa nay hai kẻ du côn
Ít khi đời sống cô hồn nhƣ nhau
Nhƣ miếng trầu khác miếng cau
Nhƣng có cau, chẳng có trầu, nhƣ không
Nhƣ không sinh chuyện động phòng
Hột sao le đƣợc “nụ hồng thi ca”
Nhƣ không sinh nở đàn bà
“Cái lỗ tối cổ” thành ra tầm thƣờng.
(Đụng độ Nguyễn Đức Sơn)
Bùi thi sĩ cũng không quên nhắc đến nhà thơ tài hoa Nguyễn Bắc Sơn.
Nguyễn Bắc Sơn là một hiện tượng đặc biệt trong thi ca Việt Nam. Thơ ông
xuất hiện ở miền Nam vào cuối thập niên 60 và lập tức được các nhà phê bình
văn học, giới sáng tác, và người đọc đón chào nồng nhiệt. Cho đến nay, ông
đã viết khoảng 50 bài thơ, đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc
sống: chiến tranh, tình yêu, tình bạn... Hãy nghe họ Bùi đối thoại với Nguyễn
Bắc Sơn :
"Ta làm thơ bài nào cũng hay"’
Nghe gã Nguyễn Bắc Sơn nói thế
Té ra gừng già ngƣơi chƣa cay
121
Ta chỉ hạt tiêu mà rơi lệ.
(Cách nhậu với Nguyễn Bắc Sơn)
Điển tích về danh nhân nói chung trong thơ Bùi Chí Vinh thường dễ
dàng nhận ra. Điển tích loại này thường giúp cho người đọc cảm nhận được cả
một chiều sâu tâm sự của nhà thơ. Điển tích làm cho tâm tư của Bùi Chí Vinh
lắng đọng lại sau từ ngữ.
Đọc thơ, ta thấy những người bạn của Bùi Chí Vinh đang đối thoại, gặp
gỡ, chào hỏi, bá vai quàng cổ nhau một cách thân tình. Anh như một nhà
ngoại giao, giới thiệu người này người khác với độc giả. Thành ra, trong cách
dụng điển của anh thể hiện sự am hiểu, uyên bác.
Là một người từng hăm hở trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, vậy
mà, có lúc anh muốn buông xuôi tất cả, muốn sống ẩn dật, náu mình, vui thú
điền viên như những kẻ sĩ tiền bối, đặc biệt là Cao Bá Quát. Điều này được
nhắc đến trong Gác kiếm ở Bình Dƣơng. Có tầm hiểu biết văn hóa, lịch sử
kim cổ đông tây, anh mới nhắc đến những sự kiện xưa. Như khi nhắc đến
Quốc Oai (Hà Tây cũ) là nhắc đến chuyện Cao Bá Quát từng làm giáo thụ ở
đó; nhắc chuyện “bướm Trang Chu” là nhắc chuyện Trang Chu mằm mê thấy
mình hóa bướm, tỉnh ra không biết bướm là mình hay mình là bướm; còn “nồi
kê” là chuyện Trang Chu một đời mơ chuyện làm quan, khi tỉnh dậy thấy nồi
kê chưa chín; nhắc đến “cờ Thang Vũ” là nhắc chuyện Cao Bá Quát dựng cờ
phò tá Lê Duy Mật chống lại triều đình Tự Đức.
Điển tích đã tạo nên một ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Gợi lại
quá khứ và liên tưởng đến hiện tại, người đọc có thể cảm nhận tình cảm của
Bùi Chí Vinh một cách chân thành và sâu sắc.
Trong thơ Bùi Chí Vinh, nhắc tới điển tích còn là lúc anh muốn nói đến
ranh giới giữa sự thô tục và thanh nhã. Đó là khi anh nhắc đến chuyện Đức
Mẹ Maria sinh ra Chúa Giê-su mà vẫn đồng trinh:
Làm gì có chuyện con gà mái
122
Đẻ trứng mà không bị mất “din”
(Thơ rượu)
Chúng ta biết rằng, điển tích trình bày nhiều mặt của cuộc sống, nên
phương thức hình thành và và hình thức thể hiện của nó rất đa dạng và phong
phú. Một phong cách sử dụng điển tích trong thơ Bùi Chí Vinh là điển tích
chịu sự tác động nghiêm ngặt từ thanh vận, niêm luật của thể loại thơ ca (kể
cả thơ tự do) nên thường là những từ ngữ ngắn gọn, có khi chỉ lấy ý, hiếm khi
được trình bày bằng câu cú dài dòng; bài nào dùng điển thì những điển cố
thường mang nét tương đồng và mang tư tưởng chủ đạo cho cả bài thơ. Phong
cách sử dụng điển tích này đã giúp cho người đọc dễ dàng nhận ra điển tích và
cảm thấy như nhà thơ đang đưa ta đến làm quen, trò chuyện vớ giới văn nhân
thi sĩ. Điều này chứng tỏ Bùi Chí Vinh giỏi về vấn đề giao tiếp, quan hệ. Cuộc
vui nào của anh cũng có rất nhiều người. Muốn khám phá con đường đi vào
thế giới tâm hồn của Bùi Chí Vinh, cần phải chú ý các điển tích. Với nghệ
thuật sử dụng điển tích, Bùi Chí Vinh có những nét độc đáo riêng biệt mà
không dựa theo một nguyên tắc cụ thể nào. Lối dùng điển này đã thể hiện
được phong cách của anh và phong cách đó rất phù hợp với tư tưởng, tình
cảm của con người Việt Nam vốn có tư duy sâu sắc, giàu biểu cảm và kín đáo.
Vì vậy, điển tích như là chiếc chìa khóa của sáng tác thơ Bùi Chí Vinh để mở
ra thế giới muôn màu muôn vẻ mà tác phẩm phản ánh cũng như thế giới tâm
hồn nhạy cảm, tinh tế của anh.
Lời thơ của Bùi Chí Vinh mang dáng dấp bụi bặm trùng khít với phong
cách thơ bình dân, thơ ứng khẩu của anh. Anh đã vận dụng và tái tạo một khối
lượng đồ sộ những phương ngữ Nam Bộ, những điển tích, điển cố trong văn
học, đưa chúng vào thơ, song song với việc tìm chỗ đứng cho lớp ngôn ngữ hè
phố. Tất cả những thể nghiệm của Bùi Chí Vinh về phương diện ngôn ngữ đã
chứng tỏ con đường hiện đại hóa thơ ca của nhà thơ luôn đứng trên nền tảng
123
của những giá trị truyền thống. Đó cũng là lựa chọn đúng đắn và phù hợp cho
thi ca dân tộc trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
KẾT LUẬN
1. Bùi Chí Vinh là một hiện tượng độc đáo của thơ Việt Nam sau 1975.
Khi mới nổi tiếng trên thi đàn, anh và thơ anh được xếp vào ô “thơ trẻ”. Tuy
“thơ trẻ” là một khái niệm ước lệ, không “ăn chết” theo một đối tượng nhất
định, nhưng ít nhất lúc được dùng để chỉ định một đối tượng nào đó, nó đã chỉ
ra được nét mới mẻ, đầy biến động hàm chứa trong đối tượng - một sự biến
động cần thiết cho mọi sự phát triển. Quả trong hơn 30 năm qua, Bùi Chí
Vinh đã tạo dựng được dấu ấn rất riêng của mình cả trong thơ lẫn trong văn,
nhất là trong thơ. Thơ anh là một kênh thẩm mỹ độc đáo, luôn gây hứng thú
bất tận cho lớp độc giả “ruột” của anh, tất nhiên cũng tạo ra những phản ứng
không hoàn toàn tích cực ở những độc giả chỉ quen với loại thơ đạo mạo, “mũ
cao áo dài”. Đây là chuyện hoàn toàn bình thường trong tiếp nhận văn học mà
chắc Bùi Chí Vinh ý thức được rất rõ và ứng xử với nó một cách thoải mái,
thích thú.
2. Thơ của Bùi Chí Vinh tràn đầy khẩu khí kiểu “anh Hai Nam Bộ”.
Thơ anh cảm nhận bằng cách nghe sẽ khoái hơn đọc thầm bằng mắt. Anh ít
gọt giũa, trau chuốt về ngôn từ. Sự hấp dẫn của thơ anh chính là chất khí khái,
ngang tàng và cách thổ lộ, chia sẻ chân thành, thẳng thắn. Giọng thơ của Bùi
Chí Vinh có vẻ tưng tửng, đôi chỗ cà rỡn nhưng phía sau là cái tình sâu nặng
của một người sống hết mình với cái đẹp, tình yêu, với con người và cuộc
đời. Thơ của Bùi Chí Vinh thuộc dòng thơ ngông, đầy chất lãng tử. Nó gần
gũi với phong cách thơ ngang tàng, hào sảng của các nhà thơ miền Nam hiện
124
đại như Nguyễn Đức Sơn, Nguyễn Bắc Sơn, Phạm Trích Tiên, Phạm Thiên
Thư, Trịnh Bửu Hoài, Phạm Hữu Quang, Vũ Ngọc Giao... Phong cách thơ
Bùi Chí Vinh đã từng bị coi là lập dị. Có ai đó từng nói rằng: cái khốn khó
nhất đời người là họ vất vả đưa mình vào thế giới. Nhưng Bùi thi sĩ của chúng
ta lại nằm ngoài quan niệm đó. Anh làm thơ tự nhiên tựa nói thơ. Thơ đối với
anh như hơi thở của cuộc sống. Thơ anh được đón nhận, tri ngộ vì nó nói lên
tiếng nói của đông đảo quần chúng.
3. Khách quan mà nói, Bùi Chí Vinh không phải là một nhà thơ lớn.
Anh có quan niệm riêng khi không gia nhập Hội Nhà văn Việt Nam hay Hội
Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh. Anh không muốn biến mình thành rô-bốt
văn chƣơng ở một nơi mà theo anh cần “cải tổ đến tận gốc rễ, bởi nó thiếu
tính chuyên nghiệp và không giúp ích được gì cho người sáng tác về vật chất
lẫn tinh thần hội viên”. Đó là quyền lựa chọn riêng của anh. Tuy nhiên, những
người yêu thơ Bùi Chí Vinh lại thấy họ có quyền đòi hỏi ở anh nhiều hơn.
Bên cạnh cách sáng tác dựa vào những phút bùng nổ, thăng hoa kiểu “trời
cho”, ở anh cần có thêm sự tĩnh lặng suy ngẫm, trau chuốt. Thơ cần thật tinh.
Nếu bình tâm suy ngẫm và suy ngẫm thì chất thơ trong mỗi bài thơ hẳn sẽ lấp
lánh hơn. Và 170 bài thơ sẽ là một bữa tiệc nhiều món ngon hấp dẫn, chứ
không phải một mâm cỗ đầy ắp những món lạ nhưng khó nuốt. Bùi Chí
Vinh đã kiêu hãnh một cách khiêm nhường tạo cho mình một phong cách thơ
riêng. Anh không di thực, anh đào xới cả văn hoá trầm tích lẫn hiện sinh vỉa
hè Sài Gòn để gieo tiếng Việt, rồi chờ một mùa thơ như gã nông phu chờ mùa,
trong nhiều bất trắc bão gió nắng mưa.
125
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Adler, “Nhà thơ - người thợ lành nghề hay nhà tiên tri”,
2. Admin, “Loại tác phẩm trữ tình”,
3. Trịnh Xuân An (1971), Thời đại mới, văn học mới, Nxb Văn học, Hà
Nội.
4. Đào Duy Anh (2005), Hán Việt tự điển, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà
Nội.
5. Nguyễn Kim Anh, Vũ Ngọc, Hà Thanh Vân, Hoàng Tùng (nghiên
cứu, sưu tầm, tuyển chọn, giới thiệu, 2002), Văn thơ nữ Nam Bộ thế kỉ
XX, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Vũ Tuấn Anh (1998), “Đôi nét về quy luật vận động thơ Việt Nam
hiện đại”, 50 năm văn học sau Cách mạng tháng Tám, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội.
7. Vũ Tuấn Anh (2001), Văn học Việt Nam hiện đại, nhận thức và thẩm
định, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
8. Lại Nguyên Ân (biên soạn, 1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội.
9. Mikhail Bakhtin (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh
Cư dịch, Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội.
10. Nguyễn Duy Bắc (1998), Bản sắc dân tộc trong thơ ca hiện đại, Nxb
Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
126
11. S.Barnet, W. Burto (1992), Nhập môn văn học, Hoàng Ngọc Hiến
dịch, Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội.
12. Phạm Quốc Ca (2002), Mấy vấn đề về thơ Việt Nam 1975- 2000,
Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
13. Nguyễn Phan Cảnh (1987), Ngôn ngữ thơ, Nxb Đại học và Giáo dục
chuyên nghiệp, Hà Nội.
14. Huy Cận, Hà Minh Đức (1997), Nhìn lại một cuộc cách mạng trong
thi ca, tái bản lần 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
15. Hoàng Thị Châu (2004), Phƣơng ngữ học Tiếng Việt, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội.
16. Nguyễn Huệ Chi (1976), “Từ nghĩa rộng đến nghĩa hẹp hai chữ văn
học trong quá khứ”, Tạp chí Văn học, (5), tr. 14-31.
17. Jean Cohen (1998), “Thơ và nghiên cứu thơ”, Đỗ Lai Thúy dịch, Văn
học nƣớc ngoài.
18. Nguyễn Văn Dân (1998), Lý luận văn học so sánh, Nxb Khoa học Xã
hội, Hà Nội.
19. Joseph Duemer (2003), “Thơ Việt Nam nhìn từ bên ngoài”, H.H
dịch, Lao động, (Tết Quý Mùi), tr. 38.
20. Trƣơng Đăng Dung (2003), “Phương thức tồn tại của tác phẩm văn
học”, Văn học nƣớc ngoài, (4), tr 38-44.
21. Lê Chí Dũng (2007), Những suy nghĩ mới, những tiếp cận mới về
Ngữ văn, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
22. Lê Tiến Dũng (2007), Nhà văn và phong cách, Nxb Đại học Quốc
gia thành phố Hồ Chí Minh.
23. Phan Huy Dũng (1999), Kết cấu thơ trữ tình (nhìn từ góc độ loại
hình), Luận án tiến sĩ Ngữ văn, ĐHSP Hà Nội.
24. Trần Tiến Dũng (2003), “Thơ”, Tạp chí Thơ, (số Xuân), tr.35 - 39.
127
25. Hữu Đạt (2000), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà
Nội.
26. Lê Đạt (2002), “Đừng tìm cách hiểu nghĩa thơ”, trả lời phỏng vấn,
Đức Kế và Đình Tường thực hiện, Giáo dục và Thời đại, (94), tr.7.
27. Nguyễn Khoa Điềm (2003), “Mục tiêu chân chính của văn học là
hướng đến chân - thiện - mỹ”, Văn nghệ quân đội, (587).
28. Nguyễn Đăng Điệp (2002), “Những ngả đường sáng tạo của thơ ca”,
www.talawas.org.
29. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nxb Văn
học, Hà Nội.
30. Trịnh Bá Đĩnh (2002), Chủ nghĩa cấu trúc và văn học, Nxb Văn học
và Trung tâm nghiên cứu Quốc học.
31. Lý Đợi (2003), “Ba ý niệm nhỏ với thơ Việt”, www.tienve.org.
32. Hà Minh Đức - Lê Bá Hán (1996), Cơ sở lý luận văn học, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
33. Hà Minh Đức (1998), Nhà văn nói về tác phẩm, Nxb Văn học, Hà
Nội.
34. Hà Minh Đức (1998), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện
đại, tái bản lần 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
35. Hà Minh Đức (2002), Văn chƣơng, tài năng và phong cách, Nxb
Khoa học Xã hội, Hà Nội.
36. Hà Minh Đức – Bùi Văn Nguyên (2003), Thơ ca Việt Nam, hình
thức và thể loại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
37. Bảo Định Giang (1976), Từ trong máu lửa, Nxb Văn học Giải phóng.
38. Nguyễn Thạch Giang, Lữ Huy Nguyên (1999), Từ ngữ điển cố văn
học, Nxb Văn học, Hà Nội.
39. Trần Thanh Giao, “30 năm sáng tác văn học Thành phố Hồ Chí
Minh”,
128
40. Trần Thanh Giao, “Những cây bút trẻ Thành phố Hồ Chí Minh
mươi lăm năm trở lại đây”, http: //www.vannghesongcuulong.org.
41. Dƣơng Quảng Hàm (1968), Việt Nam thi văn hợp tuyển, in lần thứ 9,
Trung tâm Học liệu Sài Gòn xuất bản.
42. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên,
2006), Từ điển Thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
43. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Nhƣ Phƣơng (1999), Lý luận văn học,
vấn đề và suy nghĩ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
44. Lê Anh Hiền (2002), Thơ ca, ngôn ngữ - tác giả và tác phẩm, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
45. Hoàng Ngọc Hiến (1997), Tập bài giảng nghiên cứu văn học, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
46. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
47. Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá
(chủ biên, 2004), Từ điển Văn học (bộ mới), Nxb Thế giới, Hà Nội.
48. Nguyễn Thái Hòa (1996), “Đi tìm cái mới trong biểu đạt thơ Việt
Nam nửa thế kỉ qua”, Tạp chí Văn học, (7), tr. 36-43.
49. Nguyễn Thái Hòa (1999), “Tiếng Việt và thể thơ lục bát”, Tạp chí
Văn học, (2), tr.26-27.
50. Nguyễn Văn Hoàn (1999), Văn học dân tộc và thời đại, Nxb Khoa
học Xã hội, Hà Nội.
51. Bùi Công Hùng (1983), Góp phần tìm hiểu nghệ thuật thơ ca, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
52. Bùi Công Hùng (2000), Sự cách tân thơ văn Việt Nam hiện đại, Nxb
Văn hóa thông tin.
53. Nguyễn Thanh Hùng (1996), Bản chất văn hóa của nghệ thuật, Nxb
Văn học, Hà Nội.
129
54. Nguyễn Thanh Hùng (2002), Đọc và tiếp nhận văn chƣơng, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
55. Nguyễn Văn Kha (2002), Văn học, cảm nhận và suy nghĩ, Nxb Khoa
học Xã hội, Hà Nội.
56. Nguyễn Thị Dƣ Khánh (1995), Phân tích tác phẩm văn học nhìn từ
thi pháp, Nxb Giáo dục.
57. Đinh Gia Khánh (chủ biên, 2001), Điển cố văn học, Nxb Văn học,
Hà Nội.
58. Nguyễn Bách Khoa (2003), Khoa học văn chƣơng, Nxb Văn hóa
Thông tin, Hà Nội.
59. M.B.Khrapchenko (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát
triển văn học, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.
60. Lê Đình Kỵ (1984), Tìm hiểu văn học, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
61. Lê Đình Kỵ (1986), Nguyên lí văn học, Khoa Ngữ văn, Trường Đại
học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
62. Lê Đình Kỵ, Lê Tiến Dũng, Huỳnh Nhƣ Phƣơng (1992), Tài liệu
tham khảo lý luận văn học, Khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Thành
phố Hồ Chí Minh.
63. Trần Thị Ngọc Lang (1995), Phƣơng ngữ Nam Bộ, Nxb Khoa học
Xã hội, Hà Nội.
64. Mã Giang Lân (1983), “Suy nghĩ thêm về tứ thơ”, Tạp chí Văn học,
(6), tr. 14-18.
65. Mã Giang Lân (1984), Nhà thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Khoa học Xã
hội, Hà Nội.
66. Mã Giang Lân (1986), “Sự hình thành các tứ thơ”, Tạp chí Văn học,
(10), tr 19-24.
67. Mã Giang Lân (2003), “Nhận xét ngôn ngữ thơ hiện đại Việt Nam”,
Tạp chí Văn học, (3), tr 37-44.
130
68. Ngô Tự Lập (2008), Văn chƣơng nhƣ là quá trình dụng điển, Nxb Tri
thức, Hà Nội.
69. Mai Quốc Liên (1979), Nhà thơ, cơn bão và những cánh hoa (Tiểu
luận - Phê bình), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
70. Đoàn Ánh Loan (2003), Điển cố và nghệ thuật sử dụng điển cố, Nxb
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
71. Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn (2006), Văn học Việt Nam sau
1975 - Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
72. Phƣơng Lựu (2009), Vì một nền lý luận văn học dân tộc - hiện đại,
Nxb Văn học, Hà Nội.
73. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Nhà văn Việt Nam hiện đại- chân dung
và phong cách, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
74. Nguyễn Xuân Nam (1998), “Thử bàn về chuẩn mực đánh giá thơ
hiện đại”, 50 năm Văn học sau Cách mạng tháng Tám, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội.
75. Phan Ngọc (1995), Cách giải thích văn học bằng ngôn ngữ học, Nxb
Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
76. Phùng Quý Nhâm (1991), Thẩm định văn học, Nxb Văn nghệ, Thành
phố Hồ Chí Minh.
77. Nhiều tác giả (1979), Nhà văn Việt Nam (1945- 1975), tập 1, Nxb
Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
78. Nhiều tác giả (1990), Giáo trình văn học Việt Nam 1945- 1975, tập 2,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
79. Nhiều tác giả (1998), Thơ - nghiên cứu, lý luận, phê bình, Nxb Đại
học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
80. Nhiều tác giả (2000), Tuyển tập thơ Việt Nam 1975- 2000, Nxb Hội
Nhà văn, Hà Nội.
81. Nhiều tác giả (2001), Viết thơ, Nxb Thanh niên.
131
82. Lê Lƣu Oanh (1998), Thơ trữ tình Việt Nam 1975- 1990, Nxb Đại
học quốc gia Hà Nội.
83. Hoàng Phê (chủ biên, 2009), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng và
Trung tâm Từ điển học.
84. Thạch Phƣơng, Hồ Lê, Huỳnh Lứa, Nguyễn Quang Vinh (1992),
Văn hóa dân gian ngƣời Việt ở Nam Bộ, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
85. G.N. Pôxpelôp (chủ biên, 1998), Dẫn luận nghiên cứu văn học, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
86. Jean Paul Sartre (1998), “Văn học là gì?”, (Nguyên Ngọc dịch), Tạp
chí Văn học, (3), tr 4-10.
87. Đặng Đức Siêu (1998), Ngữ liệu văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
88. Lê Văn Sơn (2001) Đặc điểm của thơ, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
89. Trịnh Vân Thanh (1966), Thành ngữ điển tích danh nhân từ điển,
Nxb Văn học, Hà Nội.
90. Nguyễn Bá Thành (1997), Tƣ duy thơ và tƣ duy thơ Việt Nam hiện
đại, Nxb Văn học, Hà Nội.
91. Trần Khánh Thành, (2003), Thi pháp thơ Huy Cận, Nxb Văn học,
Hà Nội.
92. Đỗ Lai Thúy (1992), Con mắt thơ, Nxb Lao động, Hà Nội.
93. Đỗ Lai Thúy (2006), “Phong cách học và phê bình văn học”,
www.evan.com.vn.
94. Trần Thức (sưu tầm và tuyển chọn, 2001), Kim Dung, tác phẩm và
dƣ luận, Nxb Văn học, Hà Nội.
95. Bùi Đức Tịnh (1999), Ngôn ngữ học và Văn học, Tập 2, Nxb Văn
nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.
96. Cù Đình Tú (1983), Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt,
Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
132
97. Hoàng Tuệ (1996), Một số vấn đề về chuẩn hóa ngôn ngữ trong đời
sống văn hóa xã hội, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
98. Lê Ngọc Trà (2006), Lý luận và Văn học, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ
Chí Minh.
99. Viện Ngôn ngữ học (1994), Từ điển tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội
- Trung tâm Từ điển học, Hà Nội.
100. Viện Văn học (1983), Về một vùng văn học, Nxb Đà Nẵng.
101. Viện Văn học (1984), Nhà thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Khoa học Xã
hội, Hà Nội.
102. Viện Văn học (1984), Nhà thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Khoa học Xã
hội, Hà Nội.
103. Viện Văn học (2005), Lý luận và phê bình văn học- đổi mới và phát
triển, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
104. Bùi Chí Vinh (2007), Thơ đời, Nxb Thanh niên, Thành phố Hồ Chí
Minh.
105. Bùi Chí Vinh (2007), Thơ tình, Nxb Thanh niên, Thành phố Hồ Chí
Minh.
106. Bùi Chí Vinh, “Phát minh của thi sĩ”,
107. Bửu Ý (1967), “Kim Dung, Tạ Tốn và Ỷ Thiên Đồ Long”, Tác giả
thế kỉ XX, Nxb An Tiêm, Sài Gòn.
108. Đỗ Ngọc Yên (1998), “Về cái mới trong văn chương Việt Nam hôm
nay”, www.evan.com.vn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_sac_nghe_thuat_tho_bui_chi_vinh_4504.pdf