Hùng hồn nghĩa là mạnh mẽ và lưu loát; ngợi ca nghĩa là khen, dùng lời nói
để kể lại cái hay, cái đẹp của người. Giọng điệu hùng hồn trong lời văn tế xuất hiện
ở phần ngợi ca công đức của người chết. Đây là đoạn văn đậm chất hùng ca đó:
“Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu bầu ngòi; trong tay
cầm một ngọn tầm vông nào đợi sắm dao tu nón gõ.
Hoả mai đánh bằng rơm con cúi cũng đốt xong nhà dạy đạo kia, gươm đeo
dùng bằng lưỡi dao phay cũng chém rớt đầu quan hai nọ.
Chi nhọc quan quản gióng trống kỳ, trống giục, đạp rào lướt tới coi giặc
cũng như không; nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vào liều mình
như chẳng có.
132 trang |
Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 2986 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc trưng nghệ thuật của văn tế nôm trung đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u nông dân thì phải so sánh cụ thể “ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”
(Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc), phải cụ thể hoá cảm xúc bằng những từ khẩu ngữ
“Gớm mặt quân thù/ Là phường giặc lõ” (Văn tế ông Cai Trí)
Đáng chú ý nhất là sự kết hợp giữa từ Hán Việt đầy trang trọng và từ thuần
Việt mộc mạc, cụ thể:
- “Chữ thê tùng phu quý, em nam than không nhờ của cũng nhờ công;
Câu phụ tác tử thừa, bậu nong nả chưa nên vai đà nên vác.”
(Văn tế vợ- Bùi Hữu Nghĩa)
- “Chữ đại đức tất đắc kì thọ, động tới phát buồn;
Câu tích phước tất hữu dư khương, nghe càng thêm chát.”
(Văn tế vợ- Bùi Hữu Nghĩa)
Sự sắp xếp những từ ngữ tưởng không thể đứng cạnh nhau trong cùng câu
văn tế đã tạo hiệu quả rất lớn: công lao của người vợ được tôn vinh, sự éo le của đời
người càng nổi rõ, tấm tình của chồng với vợ lại càng xúc động lòng người. Cùng
bày tỏ sự ngợi khen tính nết và diễn tả nỗi lòng của người còn sống, song nếu so
sánh với một bài khác dùng để tế Hoàng hậu, tế vua ta sẽ thấy sự khác biệt:
- “Bông đào nở mừng duyên nghi thất, buổi quy ninh vâng đôi lẽ dặn dò;
Giá ngọc trong khuyên nét sạ bình, lượt kiều dưỡng được mọi bề cặn kẽ”
(Văn tế Lê Ngọc Hân- Phan Huy Ích)
- “Liều trâm thoa mong theo chốn chân du, da tóc trăm thân nào có tiếc;
Ôm cưỡng bảo luống ngập ngừng di thể, sữa măng đôi chút lại thêm
thương”
(Văn tế vua Quang Trung- Lê Ngọc Hân)
Có thể nói cách sử dụng từ ngữ, chọn lựa hình ảnh khác nhau này đã làm nên
nét khác biệt về sắc thái ngôn ngữ.
3.1.4.3. Hài hước dí dỏm
Không trang nghiêm cổ kính cho phù hợp với không khí trang trọng của lễ
tang, không mộc mạc giản dị khiến người nghe xúc động trước tấm lòng thương
cảm chân thành, những bài văn tế kẻ thù và tế sống tạo nên sắc thái mới mẻ cho văn
tế- sắc thái hài hước. Chất hài được gợi lên trước tiên qua cách miêu tả đối tượng rất
cụ thể, chi tiết với bút pháp tả thực. Chỉ bằng vài từ ngữ miêu tả, so sánh ngắn gọn,
hình dáng và bản chất của đối tượng đã hiện lên:
- “Ta đã đành rụt cổ như rùa;
Ả cũng chớ vật mình tựa sả”
(Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ- Nguyễn Du)
- “Mắt ông xanh lè, mũi ông thò lõ;
Đít ông cưỡi lừa, mồm ông huýt chó”
(Văn tế Ri-vi-e- Nguyễn Khuyến)
Hay:
- “Giai tế hình dung xem cũng khá, tóc rễ tre, da đồng điếu, phỏng chừng
trong một áng mấy người này?
Tân lang tuổi tác đã bao nhiêu, hạt cau gốc, quả mướp xơ, phỏng đâu đã bốn
tuần thêm lẻ nữa.”
(Văn tế sống- Khuyết danh)
Thành ngữ là loại từ thường xuyên sử dụng trong văn tế sống, không chỉ vậy
nó còn được dùng khá nhiều: 30 thành ngữ /3 bài. Chỉ riêng “Văn tế sống Trường
Lưu nhị nữ” đã là quá nửa (chưa kể những kết cấu gần gũi thành ngữ). Nhiều nhất là
những thành ngữ mang ý chê bai, tiêu cực: quýt làm cam chịu, nói tỏi nói hành, áo
gấm đi đêm, trồng sung ra vả, hàng thịt nguýt hàng cá, trâu cột ghét trâu ăn, chê
muống ôm dền, có tiếng không có miếng
Các từ láy tượng thanh, tượng hình xuất hiện khá nhiều và là phương tiện
không thể thiếu của văn tế sống để biểu đạt điều tác giả muốn nói. Ví dụ như: rù rì,
ra rả, loè xoè, xả xả, tắc tắc hò rì, tùng tùng dạ á, rả rã,
Để tạo nên hiệu quả trào lộng, các tác giả khi làm văn tế giặc và tế sống còn
dùng loại tiếng chửi – khẩu ngữ dân gian đặc biệt – những tưởng không thể và
không nên có trong thể loại này:
- “Phụt ngọn đèn trước mặt, đếch sự đời chẳng phải đứa tiểu tâm;
Đùng tiếng lói sau nhà, đù mẹ kiếp! bỗng có thằng đại phá.”
(Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ- Nguyễn Du)
- “Khốn nạn thân ông!
Đéo cha mẹ nó!”
(Văn tế Ri-vi-e- Nguyễn Khuyến)
- “Chết quách yên mồ,
Sống càng nặng nợ”
(Văn tế sống vợ- Trần Tế xương)
Như vậy, với mục đích trào lộng, chế giễu, châm biếm, những bài tế sống
hầu như thưa vắng các từ Hán Việt trang trọng, những điển cố cổ kính; các tác giả
đã vượt qua cánh cửa hẹp gò bó của quy định thể loại để cho ngôn ngữ đời sống đi
vào một cách tự nhiên, gần gũi mà vẫn không hề khiên cưỡng.
3.2.Thể tài
3.1.5. Thể thơ:
Sử dụng những thể mang đậm màu sắc Việt Nam cũng là hình thức đặc biệt
của thể loại văn tế. Tồn tại dưới dạng thơ đáng lưu ý nhất là “Văn tế thập loại chúng
sinh” của Nguyễn Du và “Khóc Dương Khuê” của Nguyễn Khuyến. Sự kết hợp
nhịp nhàng giữa thơ thất ngôn và lục bát tạo nên nhiều cung bậc trầm bổng bi ai rất
dễ ngâm hay hát. Sự cân đối, tương xứng về nhịp điệu âm vận bằng trắc, các cặp từ
láy luyến chiếm tỉ lệ không nhỏ đã làm cho câu thơ uyển chuyển hơn, dễ đọc, hàm
súc và đảm bảo trong việc biểu đạt dụng ý tác giả là khiến người chết cảm thấu và
người nghe cảm hiểu.
3.1.6. Thể văn xuôi
Văn xuôi được làm khá tự do, thoải mái, không câu thúc về đăng đối niêm
luật. Tuy mạch văn phóng túng nhưng vẫn có âm hưởng cân đối trang trọng của văn
tế truyền thống. Yếu tố nổi bật trong câu chính là nhịp điệu được tạo bởi những
cách ngắt nhịp cân đối. Về mặt này, “Văn tế chị” của Nguyễn Hữu Chỉnh và “Khóc
Trương Quỳnh Như” của Phạm Thái là hai tác phẩm tiêu biểu.
3.1.7. Thể câu đối phú
Ở thể này có bài “Khóc vợ” của Nguyễn Khuyến. Tiếng khóc như tiếng hát
dài này đối nhau rất chỉnh qua cách sử dụng các thành ngữ và lối nói như thành
ngữ: “hay lam hay làm, thắt lưng bó que, xắn váy quay cồng, tất tả chân đăm đá
chân chiêu” đối chan chát với “vất vơ vất vưởng, búi tóc củ hành, buông quần lá
tọa, gật gù tay đũa chạm tay chén” đã gợi nên hình ảnh mẫu mực của người vợ Việt
Nam đảm đang tần tảo khiến ai nấy đều cảm phục và thương quý.
3.1.8. Thể tán
Thể này xuất hiện với bài “Văn tế ông Cai Trí”. Bài tế bắt đầu bằng những
câu 4 chữ gợi nhắc tới dạng câu tứ tự trong thể phú Đường luật với vai trò kể lại
hoàn cảnh hy sinh của ông Cai Trí. Mạch cảm xúc được đẩy lên cao với bốn câu
cách cú cảm khái hoàn cảnh và sự hy sinh của nhân vật. Chính bởi có nét khác biệt
so với bài tán mở rộng sự khen ngợi đối tượng thông thường nên chúng tôi tạm gọi
là thể tán- biến thể.
3.1.9. Thể phú Đường luật
Hầu hết các tác phẩm mà luận văn khảo sát đều thuộc thể phú theo cả hai lối:
Phú lưu thủy và phú Đường luật. Trong đó, phú Đường luật là thể thức phổ biến
nhất (44/58 bài, chiếm 75.86%). Việc lựa chọn thể tài này có ý nghĩa riêng của nó.
Như ta đã biết, hai nội dung chính của bài văn tế là kể lại hành trạng, ngợi ca công
lao đức hạnh người chết và biểu lộ lòng thương tiếc của người còn sống. Để thể
hiện nội dung vừa tự sự vừa trữ tình đó, thể phú - thể loại bán thi bán văn– tỏ ra
thích hợp nhất. Trong hai tiểu loại phú thì loại phú Đường luật được lựa chọn nhiều
hơn để viết văn tế vì những kiểu câu tứ tự, song quan, gối hạc, cách cú đi theo từng
cặp có thể co duỗi linh hoạt, thích hợp cho sự chuyển đổi linh hoạt của nội dung.
Mặt khác, để biểu thị âm hưởng trang trọng- yêu cầu quan trọng nhất của thể văn tế,
những loại câu biền ngẫu gồm hai vế đối nhau tạo nên sự cân đối trong phú Đường
luật là hình thức lý tưởng nhất.
Vần luật trong văn tế lối phú Đường luật có khi chặt chẽ, có khi phóng
khoáng. Phần lớn chỉ dùng độc vận- vần trắc toàn bài (chiếm 90.90% ). Một số bài
gieo hạn chế trong một số vần (chiếm 9.1%). “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là một ví
dụ tiêu biểu về mặt dùng độc vận:
“Lòng dân trời tỏ... tiếng vang như mõ... ở trong làng bộ... mắt chưa từng
ngó... nhà nông ghét cỏ... muốn ra cắn cổ... treo dê bán chó... ra tay bộ hổ... làm
quân chiêu mộ... không chờ bày bố... dao tu nón gõ... đầu quan hai nọ... liều mình
như chẳng có... tàu đồng súng nổ... xác phàm vội bỏ... gươm hùm treo mộ ... hai
hàng lụy nhỏ cho đáng số... mắc mớ chi ông cha nó... xiêu mưa, ngã gió... nghe
càng thêm hổ... ở với man di rất khổ... trôi theo dòng nước đổ... dật dờ trước ngõ...
nghìn năm tiết rỡ... một phường con đỏ... muôn đời ai cũng mộ... đủ đền công đó...
một câu vương thổ ...”.
Cách gieo độc vận không dễ dàng này đã góp phần tạo cho bài văn tế có một
âm điệu hết sức thống thiết. Ta tưởng như nhà thơ viết liền một mạch. Khi cảm xúc
dâng trào vần điệu cứ gọi nhau đến.
Tóm tại, kiểu đặt câu văn biền ngẫu cùng cách tạo vần này đã đưa đến sự
cộng hưởng về âm điệu: lúc khai mở cảm xúc thì dồn dập thống thiết, lúc kể lại
cuộc đời thì chậm rãi tiếc nhớ; lúc ca tụng công lao thì hùng tráng mạnh mẽ, lúc
nhìn lại tình cảnh người còn sống thì mênh mang tư lự
3.3.Kết cấu
Trong văn tế Nôm trung đại, ngoài kết cấu thông thường theo trình tự thời
gian đã thành quy định của thể loại, chúng tôi còn thấy một số dạng kết cấu sau đây:
3.3.1.Kiểu dùng quan niệm của nhà Phật và nhà Nho để mở bài và kết bài
(19/58 bài, chiếm 32. 8%)
Những khái niệm thuộc về Phật giáo như “sinh ký tử quy”, “thiện”, “phúc”,
“sinh hoá”, “sắc không” được nhắc đến ngay từ đầu bài tế để làm nền cho cảm xúc
của người đứng tế. Ví dụ:
- “cho hay sinh là ký mà tử là quy; mới biết mệnh ấy yểu mà danh ấy thọ”
(Văn tế tướng sĩ trận vong- Nguyễn Văn Thành)
- “Rằng trời đất “ký ngữ” đều mệnh cả, ai là vinh mà ai chẳng là khô”
(Tế chúng sinh văn- Nguyễn Bá Xuyến)
Và những khái niệm đó cũng được nhắc lại một phần trong đoạn kết để an ủi
vong linh người đã mất. Ví dụ:
- “Cơ huyền diệu hoặc thâm trầm chưa rõ, thiêng thời về cố quận, để hương
thơm lửa sáng, kiếp tái sinh lại nhận cửa tiền quân;”.
(Văn tế tướng sĩ trận vong- Nguyễn Văn Thành)
- “Nam vô cứu khổ cứu nạn, đã thoát trầm luân; hộ trì thử thổ thử dân, chớ
làm yêu lệ.”.
(Tế chúng sinh văn- Nguyễn Bá Xuyến)
Với cách mở đầu bằng việc trách cứ “tạo hoá”, số mệnh; các tác giả dù băn
khoăn “máy tạo khó đoán” (Văn tế Lê Ngọc Hân- Phan Huy Ích), dù ví von “tạo
hoá ghét ghen” (Văn tế Cao Thắng- Võ Phát), dù giận dữ mắng nhiếc “càn khôn”
(Khóc con gái- Bùi Hữu Nghĩa) hay tiến đến muốn “đánh nhào con tạo hoá” (Văn
tế mẹ- Nguyễn Khuyến) thì đều hướng đến thương người mà tâm sự với người và
qua đó thương mình:
- “Trông đóa bạch vân thăm thẳm, tình nghĩa xưa lìa dứt vì đâu?
Dâng tuần hoàng thủy vơi vơi, nghi văn ấy thấu soi chăng nhẽ?”
(Văn tế Lê Ngọc Hân- Phan Huy Ích)
- “Nước mắt kia không khi nào ráo, mạch sầu này ai múc cho hao;
Doành lòng đây đã biết mấy chiều, dây thảm nọ ai tề cho vắn”
(Khóc con gái- Bùi Hữu Nghĩa)
3.3.2.Kiểu dùng những ẩn dụ từ hình ảnh thiên nhiên (9/58 bài, chiếm
15.5%)
Những bài văn tế theo kết cấu này có xu hướng tận dụng hình ảnh thiên
nhiên để phô bày tình cảm. Đây là đoạn mở đầu bài “Văn tế vua Quang Trung”:
“Than rằng:
Chín từng ngọc sáng bóng trung tinh, ngoài muôn dặm vừa cùng trông vẻ
thụy;
Một phút mây che vừng Thái Bạch, trong sáu cung thoắt đã nhạt hơi hương.
Tơ đứt tấc lòng ly biệt;
Châu sa giọt lệ cương thường”
Để diễn tả sự đau xót trong lòng, tác giả tiếp tục mượn ngoại vật:
- “Gió lạnh buồng đào, rơi cầm nẩy sắt;
Sương pha cung đỏ, hoen phấn mờ gương”
- “Hang núi cũng phàn nàn đòi chốn;
Cỏ hoa đều sùi sụt mấy hàng”
Người đọc cũng có thể thấy điều này khi khảo sát “Văn tế Lê Ngọc Hân” (Phan Huy
Ích), “Văn tế vợ” ( Bùi Hữu Nghĩa),
3.3.3.Kiểu giãi bày tình cảnh người còn sống với người đã mất (15/58 bài,
chiếm 25.86%)
Tình cảnh của người còn sống được nhắc đến nhiều trong những bài tế theo
kết cấu này. Thử khảo sát “Văn tế chồng” (Trần Tế Xương) và “Văn tế vợ” (Bùi
Hữu Nghĩa). Đây là phần mở đầu:
- “con thơ vợ dại”, “cửa vắng nhà thanh”
- “khôn ngăn giọt lệ”
Tác giả tập trung miêu tả cảnh sống của vợ (Văn tế chồng), chồng (Văn tế
vợ), con cái và người thân ở các phần sau:
- “Mẹ thiếp thì;
Con chàng còn”
- “khi túng thiếu manh quần tấm áo, biết lấy ai mà cậy nhờ;
khi lạt thèm miếng bánh đồng hàng, biết theo ai mà thỏ thẻ.”
Tất cả chỉ hướng đến một điều là mong người chết hiểu lòng người sống:
- “dưới suối vàng ai hỡi xét soi,
trên dương thế lấy gì báo bổ.”
- “Thơ tử biệt anh ngâm vài chập, đặng tỏ qua tấm dạ bi thương;
Rượu chung tình anh rót vài ly, ngỏ cùng bậu tấc lòng chung thuỷ.”
3.3.4.Kiểu ca ngợi trực tiếp người đã mất để khẳng định về lẽ sống (11/58 bài,
chiếm 18.96%)
Kiểu kết cấu này thường gặp ở những tác phẩm tế những anh hùng nghĩa sĩ.
Mở đầu không phải than thở, tiếc xót như phần lớn các bài tế mà là khen ngợi, tụng
ca:
- “Ðạo thần tử hết lòng phò chúa, gian nan từng trải dạ trung thành;
Ðấng anh hùng vì nước quên mình, điên bái chẳng lay lòng trung nghĩa.
Ngọc dầu tan vẻ trắng nào phai;
Trúc dẫu cháy tiết ngay vẫn để.”
(Văn tế Phò mã Chưởng Hậu quân Võ Tánh và lễ bộ Thượng thư Ngô
Tùng Châu- Đặng Đức Siêu)
- “Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ.
Mười năm công vỡ ruộng, chưa chắc còn danh nổi tợ phao; một trận nghĩa
đánh Tây, tuy là mất tiếng vang như mõ.”
(Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc- Nguyễn Đình Chiểu)
Sau phần hồi tưởng lại quá khứ oai hùng của người đã khuất, kết lại là lẽ
sống đúng đắn mà họ đã nêu cao:
- “Ðôi chữ cang thường nghĩa nặng
Ngàn thu quang nhạc khí thiêng”
(Văn tế Phò mã Chưởng Hậu quân Võ Tánh và lễ bộ Thượng thư Ngô
Tùng Châu- Đặng Đức Siêu)
- “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc”
(Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc- Nguyễn Đình Chiểu)
3.3.5.Kiểu đưa câu hỏi tu từ ở phần mở và kết nhằm mục đích chất vấn, đối
thoại (2/58 bài, chiếm 3.44%)
Kết cấu này chỉ gặp ở những tác phẩm viết theo lối văn xuôi, tự do. Nguyễn
Hữu Chỉnh thương chị mà khắc khoải bằng ba câu hỏi ngay phần Lung khởi:
“Than ôi!
Dòng nước chảy về đâu, biết có về Đông Hải vậy chăng?
Hồn phách chị ở đâu, biết có về Đông Hải vậy chăng? Hay là nơi Bồng hồ,
Lãng uyển, hay là Tứ phủ, Thanh đô?
Rồi kết lại bằng hai câu hỏi đầy ái ngại:
“Vậy thì chén đất vàng từ đây, nấm cỏ xanh từ đây, muôn nghìn kiếp cũng từ
đây, thăm thẳm biết bao giờ lại thấy vậy chăng?
Giang đình một lá, quải biệt đôi nơi. Chín suối là đâu? Có linh xin hưởng.”
(Văn tế chị)
Tương tự, Phạm Thái khóc người tình cũng bằng hai câu hỏi ngay sau lời hô
gọi “Nương tử ơi” đầy táo bạo:
“Chướng căn ấy bởi vì đâu? Oan thác ấy bởi vì đâu?
(Khóc Trương Quỳnh Như)
Sau đó là dồn dập những tiếng than, những câu hỏi rồi kết thúc cũng bằng hai câu
hỏi với điệp khúc “vì đâu” chứa chất bao ai oán.
Rõ ràng, việc sử dụng những câu hỏi chỉ là hình thức tự vấn của người ở lại.
Mượn lời Nguyễn Khuyến trong trường hợp này “Biết đưa ai, ai biết mà đưa?”
(Khóc Dương Khuê), rõ là hỏi đấy mà không có câu trả lời. Nhưng những lời trách
cứ ấy rất có chiều sâu, vả lại còn có ý vị chua chát bởi thổn thức những uất ức, bất
lực trước những phi lý khó lòng chấp nhận đối với đời người.
3.3.6.Kiểu kể chi tiết về gia cảnh, tính nết của đối tượng ngay từ phần mở bài
(2/58 bài, chiếm 3.44%)
Kết cấu này thường gặp ở những tác phẩm có chức năng tự trào, hài hước và
châm biếm, chế giễu. Với những tác phẩm theo kết cấu này, phần Lung khởi không
cần thiết bởi choán ngay đầu bài tế là nội dung hồi tưởng về người được tế. Nguyễn
Khuyến miêu tả trực tiếp ngoại hình tên tướng giặc Ri-vi-e sau câu mào đầu “Nhớ
ông xưa” (Văn tế Ri-vi-e). Còn Trần Tế Xương thì bắt đầu bằng những câu kể về
gia cảnh vợ mình “Con gái nhà dòng/ Lấy chồng kẻ chợ” (Văn tế sống vợ). Có thể
thấy ở đây, mục đích đã chi phối nội dung và hình thức khá rõ.
Nhìn chung, không có một khuôn mẫu nào là chung cho kết cấu của tất cả
các bài văn tế. Cách phân chia, sắp xếp ở trên cũng chỉ là tương đối. Bởi lẽ, có
những bài văn tế mở đầu theo kiểu 1- kiểu dùng quan niệm của nhà Phật và nhà
Nho để mở bài và kết bài nhưng vì đối tượng là anh hùng, tướng sĩ nên phần cuối
vẫn có nội dung mong người đã khuất phù hộ cho người sống tiếp nối sự nghiệp còn
dang dở thay vì chỉ dốc cạn nỗi xót xa và mong người chết hiểu lòng mình như với
những đối tượng khác. Ví dụ Văn tế Cao Thắng, Văn tế trận vong tướng sĩ Từ đó
có thể thấy kết cấu văn tế là kết cấu mở mà đóng và ngược lại. Nghĩa là, yếu tố chi
phối không phải tài năng tác giả, không phải công thức thể loại mà là đối tượng của
bài văn và dòng cảm xúc chân thực của tác giả ngay khi đứng trước cái chết của đối
tượng ấy.
3.4.Phương thức thể hiện và giọng điệu
3.4.1.Phương thức thể hiện:
3.4.1.1.Tự sự
Cùng là thể loại trữ tình nhưng văn tế có ưu việt hơn thơ nhiều. Với dung
lượng lớn, câu văn đa dạng, văn tế rất linh hoạt để tự sự, trữ tình và nghị luận.
Yếu tố tự sự trong văn tế có lẽ phải bàn đến đầu tiên bởi lẽ đây là mục đích
đầu tiên của người sáng tác- gợi nhắc về hành trạng, cuộc đời người đã ra đi. Phần
tự sự này cũng không có khuôn mẫu. Bởi lẽ, có tác giả chú trọng kể về hình dáng,
tính nết người được tế (“Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ”, “Khóc con gái”,); có
tác giả tập trung vào những chi tiết về cuộc đời, hoạt động (“Văn tế nghĩa sĩ Cần
Giuộc”, “Văn tế Trương Định”,); có tác giả kể nhiều về những kỉ niệm gắn bó
với người chết (“Khóc Dương Khuê”); lại có tác giả gom tất cả vào bài văn như sợ
bỏ sót lại điều gì cũng là có lỗi với người đã khuất (“Văn tế vợ”, “Nam Hải tế
văn”,). Phần tự sự thường dùng những câu biền ngẫu dài ngắn xen kẽ khiến văn
tế trở nên rất gần với văn xuôi.
3.4.1.2.Trữ tình
Về phương thức phản ánh, Văn tế căn bản phải là trữ tình, mặc dù có yếu tố
tự sự. Hơn nữa, trong văn tế, ngay cả những đoạn tự sự cũng không phải là những
đoạn tự sự thuần túy mà là tự sự - biểu cảm, tự sự trong không khí trang nghiêm và
xúc động. Nhân vật trữ tình trong văn tế- tác giả thường bộc lộ cảm xúc của mình
một cách trực tiếp và muốn người đọc chia sẻ cảm xúc đó. Đọc văn tế, những lời
văn thổn thức của người đứng tế đã gợi dậy trong lòng người nghe, người đọc
những tình cảm, nghĩ suy lắng đọng, khiến họ xúc động như đang chứng kiến cái
chết của người được tế, dù có khi đó chỉ là những tình cảm riêng tư. Yếu tố trữ tình
được bộc lộ rõ nét qua những câu cảm thán, những thán từ, những từ láy biểu cảm.
Có thể lấy “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” làm ví dụ. Mở đầu bài văn tế là tiếng than
“Hỡi ôi” và kết thúc cũng bằng một lời than “Ôi thôi thôi”. Nỗi đau dường như
không thể kìm nén được đã tự bật lên như xé tâm can người đọc. Ngòi bút của
Nguyễn Đình Chiểu ở đây quả thật đã nức nở trên từng trang giấy. Nỗi đau thương
man mác bao trùm vạn vật và thấm vào từng câu, từng chữ, trong giọt nước mắt của
bà mẹ già bên ngọn đèn khuya, trong bước chân bơ vơ của người vợ yếu dưới bóng
xế chiều :
“Đau đớn bấy! Mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều;
Não nùng thay! Vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ”.
Có thể nói, Nguyễn Đình Chiểu đã đau đớn, xúc động tận đáy lòng khi viết
những câu văn trên. Và chính những câu văn ấy đã tác động không nhỏ tới từng
người nghe, người đọc.
3.4.1.3.Nghị luận
Có thể rất lạ nếu nói văn tế- loại văn khóc người chết lại có yếu tố nghị luận.
Thế nhưng, đây lại là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm nên bản chất
thể loại. Mỗi một câu văn không chỉ hướng về người đã chết mà còn hướng về
người còn sống để đối thoại, gửi gắm.
Văn tế là thể loại cho phép đào sâu tận cùng những cảm xúc, suy tưởng của
cá thể để hòa nhập nó với những giá trị của cộng đồng. Cảm xúc mạnh mẽ đó giúp
người nghe văn tế, trong khoảnh khắc trang nghiêm; trọng thể của lễ tang có thể
“ngộ” ra những chân lý sâu xa của nhân sinh mà một lí trí tỉnh táo có khi lại khó
lòng tiếp cận được. “Văn tế thập loại chúng sinh” của Nguyễn Du là tiếng khóc của
một tâm hồn vĩ đại trước cái chết oan khuất của những số phận bất hạnh dưới thời
phong kiến. Qua tác phẩm, chúng ta còn thấy được cả một bản án đối với chế độ
độc ác, xấu xa khiến bao con người phải chìm trong bể khổ: “Cõi dương còn thế
nữa là cõi âm”. Qua tác phẩm, ta còn nhận ra những triết lý thâm trầm của tác giả
về cuộc đời, con người. Chẳng hạn như:
- “Sống thời tiền chảy bạc ròng
Thác không đem được một đồng nào đi”
- “Kiếp phù sinh như hình bào ảnh
Có chữ rằng vạn cảnh giai không”
Nghe, đọc “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, chúng ta không chỉ thấy tấm lòng
thương cảm tha thiết, trân trọng sâu sắc của Nguyễn Đình Chiểu đối với người
nghĩa sĩ nông dân mà còn nhận ra nghĩa vụ của mình:
“Nước mắt anh hùng lau chẳng ráo, thương vì hai chữ thiên dân; cây hương
nghĩa sĩ thắp thêm thơm, cám bởi một câu vương thổ”
Như vậy, qua bài văn tế, người viết còn trực tiếp hoặc gián tiếp nói lên quan
niệm của mình về thế sự, nhân sinh. Có thể khẳng định văn tế chuyên chở trong
dáng hình thể loại khóc thương bao nhiêu thông điệp có ý nghĩa cho người đang
sống. Điều quyết định giá trị nội dung không chỉ là sự chân thành trong cảm xúc mà
còn là quan niệm đúng đắn về cuộc sống, lẽ sống. Dĩ nhiên, những quan niệm này ít
nhiều còn bị ràng buộc bởi thuyết định mệnh và không nằm ngoài triết lý Nho-
Phật- Đạo, hơn nữa còn chịu ảnh hưởng rất sâu sắc quan niệm về cái chết. Nhưng
chúng ta không thể không thấy những vấn đề nhân sinh tích cực mà các tác giả văn
tế đặt ra về sự sống, về cách sống thông qua miêu tả nghịch cảnh giữa những người
tài, đức và cái chết bất ngờ, oan khuất hoặc nêu lên tinh thần vì nước quên thân, vì
nghĩa bỏ mình của những con người trung nghĩa,
3.4.2.Giọng điệu
Đặc sắc nhất về hình thức nghệ thuật của văn tế là sử dụng câu cú một cách
đa dạng, phong phú để chuyển tải được nhiều giọng điệu: đau đớn thê lương, tiếc
nuối nhớ nhung, bi tráng hào hùng, ưu tư trầm mặc, chân thành tha thiếtTuy
nhiều màu nhiều vẻ nhưng có thể xếp văn tế Nôm trung đại vào bốn loại giọng điệu
sau:
3.4.2.1.Giọng buồn thảm, bi ai
Theo tự điển Tiếng Việt là thảm là thương người hay thảm thương thân mình
mà buồn; bi ai là buồn và ai oán. Tế người chết, tức là khóc thương, do đó giọng
điệu buồn thảm, bi ai là điều gần như ở bất cứ bài văn tế đọc trước linh sàng người
đã mất nào cũng có. Nguyễn Hữu Chỉnh “Khóc chị” bằng giọng điệu chứa chan sầu
não này:
“Ôi! tạo vật làm sao, con người thế mà đến điều đau đớn thế!
Bên trời góc bể, thân cố có ai, đất khách quê người, bui một chị một em, đã
hình đơn bóng chếch.”
Câu văn xót xa trách cứ, nghi ngờ tạo hoá trớ trêu bằng những từ cảm thán “ôi”,
“làm sao”, câu cảm thán với cấu trúc “thế mà(lại ) thế”, nhịp văn ngắn, gấp khúc
diễn tả nỗi đau quặn lòng khi tình cảnh quá khứ “bui” (duy chỉ có) một chị một em vốn
đã neo người, hiện nay mất một lại càng ai oán bội phần.
Bùi Hữu Nghĩa làm “Văn tế vợ” cũng thế:
“Lúc anh vụt về thăm mẹ, để lời dặn em đừng rủn chí, việc ở ăn lo đà sẵn cả,
mới trở lưng xuống bến sụt sùi;
Nay sao đành bỏ cả chồng con, nghe đặng tin anh xiết kinh hoàng, nỗi tới lui
không biết dường bao, luống ngửa mặt lên trời van vỉ”
Đoạn văn nhắc lại một kỉ niệm trong quá khứ- còn gần nhau, thấy nhau thế
mà hiện tại khi vĩnh viễn xa lìa lại không thể gặp mặt. Câu văn viết theo kiểu gối
hạc, từ ngữ được trãi ra, phù hợp để diễn tả nỗi buồn đau khi hồi tưởng quá khứ.
Những từ láy “sụt sùi”, “van vỉ” cùng với từ để hỏi “sao đành”; sự kết hợp nhịp
điệu đều đặn của bốn vế câu trên với nhịp dồn dập của bốn vế câu dưới và phép
tăng tiến cảm xúc “nghe tinkinh hoàng”- “tới lui”- “ngửa mặt lên trời” khiến
người ta hình dung ra vẻ bối rối, đớn đau của người còn sống. Những khúc nôi của
nỗi lòng người đứng tế khi âm dương cách trở vì vậy mà được phô bày cả.
3.4.2.2.Giọng hùng hồn, ngợi ca
Hùng hồn nghĩa là mạnh mẽ và lưu loát; ngợi ca nghĩa là khen, dùng lời nói
để kể lại cái hay, cái đẹp của người. Giọng điệu hùng hồn trong lời văn tế xuất hiện
ở phần ngợi ca công đức của người chết. Đây là đoạn văn đậm chất hùng ca đó:
“Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu bầu ngòi; trong tay
cầm một ngọn tầm vông nào đợi sắm dao tu nón gõ.
Hoả mai đánh bằng rơm con cúi cũng đốt xong nhà dạy đạo kia, gươm đeo
dùng bằng lưỡi dao phay cũng chém rớt đầu quan hai nọ.
Chi nhọc quan quản gióng trống kỳ, trống giục, đạp rào lướt tới coi giặc
cũng như không; nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vào liều mình
như chẳng có.
Kẻ đâm ngang, người chém ngược làm cho mã tà ma ní hồn kinh; bọn hè
trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt, tàu đồng súng nổ.”
(Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc- Nguyễn Đình Chiểu)
Giọng văn hùng tráng, phép đối tài tình, các động từ mạnh được chọn lọc và
đặt đúng chỗ, đã tô đậm tinh thần tự nguyện, dũng cảm xả thân của những người
nghĩa sĩ Cần Giuộc. Động từ chéo “đâm ngang , chém ngược” làm tăng thêm sự sôi
nổi, mạnh mẽ cho khí thế của cuộc chiến đấu, nhất thời khiến quân giặc thất điên,
bát đảo. Ngòi bút Nguyễn Đình Chiểu đến đây như bay nhảy lên vô cùng sảng khoái
với hàng loạt động từ tràn đầy sinh lực và dũng khí đạp, lướt, xô, xông, đâm, chém,
hò, ó nối tiếp nhau theo một nhịp điệu dồn dập, sôi nổi.
Giọng điệu này chủ yếu xuất hiện ở những bài tế anh hùng nghĩa sĩ. Bởi
những cái chết vì nghĩa ấy có tác dụng khiến người ta trong đau xót vẫn mạnh mẽ
tiến lên:
“Cửa tía lầu vàng đành kẻ khuất, đem thân bách chiến, để tiếng thơm cho tỏ
mặt anh hùng;
Súng đồng gươm bạc mặc người còn, truyền lịnh ba quân, thét hơi mạnh để
xây nền bình trị”
(Văn tế Cao Thắng- Võ Phát)
3.4.2.3.Giọng châm biếm, chế giễu
Giọng điệu này thể hiện qua lời văn, hơi văn mạnh mẽ, sắc sảo, thâm thuý
nhằm vạch trần thực chất cái lố bịch, xấu xa của đối tượng đáng cười: “cái
cười châm biếm là “cái cười sâu sắc và nghiêm túc”, là “cái cười xuyên thấm”,
“đào sâu vào đối tượng” (E.G.Ruđneva).
Sự xuất hiện giọng điệu châm biếm ở văn tế xuất phát từ những tác phẩm
cười cợt. Đối tượng hướng đến là những tên thực dân, những kẻ tay sai hại dân, hại
nước. Trong văn tế Nôm trung đại, đối tượng này là Ri-ve-e. Nhà thơ tế hắn mà
thực chất là đả kích hắn qua việc vẽ nên bức chân dung hí hoạ về hắn - từ đầu tới
chân - và qua câu chửi ở phần kết thúc “khốn nạn”, “đéo cha mẹ”. Nhịp văn gọn,
đanh được tạo bởi những câu ngắn và rất ngắn xen kẽ đã tạo nên giọng điệu đặc
trưng của tác phẩm, cũng là tiếng chửi cay độc bằng văn tế hiếm hoi trong thời kì
trung đại.
3.4.2.4.Giọng trào lộng, hài hước
Hài hước là giọng điệu không thể có trong một thể loại như văn tế, nhưng
văn tế Nôm trung đại lại có. Chất trào lộng, hài hước tuy không phải đặc trưng
nhưng vẫn là một góp mặt thú vị. “Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ” của Nguyễn Du
rất giàu giọng điệu này. Ví dụ một đoạn tự sự - biểu cảm:
“Công lênh ấy ai mà nhớ đến, cũng liều bằng ruổi ngựa đường dài;
Mối manh kia ta đã biết rồi, thôi cũng chớ dấu voi ruộng rạ.
Một chú thì bên mũi trâu từ thuở bé, lắc lắc hò rì!
Một anh thì cắt cỏ ngựa đến tận già, tùng tùng dạ á!”
Nói về những người mà hai cô gái lấy làm chồng, tác giả đặc biệt khai thác
giá trị của các từ tượng hình, tượng thanh “lắc lắc hò rì”, “tùng tùng dạ á” để vừa
giới thiệu, miêu tả đối tượng, vừa biểu đạt ít nhiều thái độ của chính mình.
Ví dụ một lời than:
“Ôi,
Nước sông Giang Đình!
Nương than Phan Xá!”
Thông thường, bày tỏ tiếc thương trước sự mất mát, người ta phải viện đến
nhật nguyệt, Thái Sơn, Đông Hải,tức là những sự vật kì vĩ , trường tồn vĩnh viễn.
Ở đây, tác giả lại dùng những sự vật gần gũi trước nhà rất bình thường. Độ vênh
này tạo chất hóm hỉnh cho câu văn tế. Chất hóm hỉnh, hài hước như thế hầu như tìm
đâu trong bài tế này cũng có.
Một ví dụ khác là “Văn tế sống vợ” của Trần Tế Xương:
“Ông tu tác cửa cao nhà rộng, toan để cho dâu;
Anh lăm le bia đá bảng vàng, cho vang mặt vợ”
Giọng điệu hài hước ở đây bật lên từ những từ ngữ bình dị, gần gũi “tu tác”,
“lăm le”, từ cấu trúc câu: làm cái này (tu tác cửa nhà) vì mục đích kia “toan để
cho”, “cho”. Ở đây còn có sự cố ý “đánh rơi” từ ngữ khi để mất từ “vẻ” trong từ
“vẻ vang”. Sự giấu từ này kết hợp với từ láy “lăm le” nằm trong cụm “lăm le bia đá
bảng vàng” biến câu văn từ trang trọng thành hài hước, thậm chí là chua chát ngậm
ngùi. Cái đức ông chồng vốn nhiều dự định lớn lao, vốn cũng muốn làm nên sự
nghiệp để giúp vợ kia thực chất đã không làm được gì cả. Thế nên mới khuyên vợ
mình bằng những từ ngữ vừa có tính quy phạm lại vừa bình dân:
“Thôi thôi chết quách yên mồ, sống càng nặng nợ.
Chữ nhất phẩm ơn vua vinh tứ, ngày khác sẽ hay;
Duyên trăm năm ông Nguyệt xe dây, kiếp này đã lỡ.
Mình đi tu cho thành tiên thành phật, để rong chơi Lãng Uyển Bồng Hồ,
Tớ nuôi con cho có rể có dâu, để trọn vẹn đạo chồng nghĩa vợ”
Cách nói này phải chăng cũng là một sự tự nhận trách nhiệm của mình và tri ân vợ.
Có thể thấy, văn tế Nôm trung đại có sự gặp gỡ nhiều giọng điệu trái chiều.
Thể loại điển hình cho cảm hứng cảm thương mang giọng điệu buồn thảm đã đành,
đâu đó vẫn có những tiếng cười - cay độc, chua chát, hồn nhiên, hóm hỉnh.
KẾT LUẬN
Trong văn học Việt Nam cũng như văn học phương Đông thời phong kiến,
loại văn viếng, tế người đã khuất được phổ biến từ lâu. Là một phương thức đặc biệt
bày tỏ tình cảm xót thương chân thành, sâu sắc nhất dành cho người đã chết và gửi
gắm ý nguyện thiết tha nhất cho người còn sống, văn tế Nôm trung đại đã phần nào
đó làm đa dạng hơn “khu vườn thể loại” của văn học dân tộc.
1. Văn tế Nôm trung đại có vùng tiếp nhận đặc thù riêng biệt. Các yếu tố về
chủ thể, đối tượng, nội dung, mục đích, phương thức sáng tác của văn tế rất đa
dạng. Nhưng chung quy lại bài văn tế ra đời chỉ nhằm hướng đến hai đối tượng:
người đã chết và người còn sống, với một niềm tin vững chắc đầy tính tâm linh về
sự tồn tại của thế giới bên kia. Dòng nội cảm mang màu sắc linh thiêng của chủ thể
sáng tạo trong vùng văn hoá lịch sử cụ thể và đặc biệt ấy đã chi phối toàn bộ mọi
biểu hiện của nội dung và hình thức thể loại.
2. Hình tượng nhân vật trữ tình trong văn tế Nôm trung đại dù chưa thực sự
là những nhân vật có tính cách riêng trong các mối quan hệ cụ thể nhưng đều là
những hình tượng thẩm mĩ mang đậm giá trị nhân sinh. Cho nên, như chúng tôi đã
từng khẳng định trong phần đầu, xét ở một phương diện nào đó, văn tế nói chung,
văn tế nôm trung đại nói riêng vừa đậm đà cảm hứng yêu nước, vừa sâu sắc cảm
hứng nhân đạo. Cũng có thể nói văn tế Nôm trung đại bắt nguồn từ chủ nghĩa yêu
nước và chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam.
3. Không gian và thời gian nghệ thuật của văn tế Nôm trung đại có xu hướng
vượt khỏi những cảm nhận thấy, biết bên ngoài để đi vào khám phá những chiều
kích mang tính tâm linh bên trong con người. Niềm tin tưởng và sự ngưỡng vọng
của người xưa đã tạo nên những tín hiệu thẩm mĩ mang màu sắc linh thiêng và
không kém phần độc đáo.
4. Phương thức thể hiện và giọng điệu của văn tế Nôm trung đại rất đa dạng.
Bên cạnh các yếu tố đóng vai trò chủ đạo, các tác giả đã tạo nên một số yếu tố mới
để tăng thêm sức mạnh nghệ thuật cho bài văn, diễn tả thành công nhất nội dung
muốn chuyển tải của mình.
5. Viết văn tế khóc người qua đời là một việc thông thường đã trở thành nét
truyền thống có tính nhân văn, văn hóa của dân tộc ta. Nhưng viết cho hay, nghĩa là
vừa chân thành bộc lộ tình cảm thương xót người chết vừa truyền tới người sống
những ý nghĩ, cảm xúc tốt đẹp thì không phải ai cũng làm được. Dần dần nhiều tác
phẩm loại này đã trở thành khuôn sáo, không còn giá trị biểu cảm nữa. Đọc văn tế
Nôm trung đại trái lại, chúng tôi nhận thấy các tác giả đã không hề "làm văn", ngôn
ngữ vừa hàm súc, trang trọng lại không thiếu chất truyền cảm, chân thật khiến tác
phẩm thấm vào lòng người đọc cho đến hôm nay. Vì thế, những bài văn tế Nôm ấy
đã trở thành những áng văn chương được nhiều người trân trọng.
Văn tế Nôm trung đại cũng góp phần đánh dấu một bước “bình dân hóa” một
thể loại văn chương bác học khiến nó được sử dụng rộng rãi hơn trong đời sống
cộng đồng và cũng thể hiện sự phát triển của dòng văn học tiếng Việt, làm nền tảng
cho văn học Quốc ngữ sau này.
6. Khảo sát văn tế Nôm trung đại về mặt nghệ thuật, trong một luận văn sẽ
khó lòng tìm hiểu chi tiết, cặn kẽ cho đến cùng. Văn tế nói chung, văn tế Nôm trung
đại nói riêng có thể nói là một mảnh đất còn nhiều phương diện để khám phá. Tuy
nhiên, trong khuôn khổ có hạn về năng lực và thời gian, chúng tôi chỉ mới thâm
nhập được phần nào. Tin rằng còn nhiều vấn đề đặt ra trong quá trình tiếp xúc với
thể loại mà để nghiên cứu và giải quyết rốt ráo cần đòi hỏi nhiều thời gian và công
phu hơn nữa.
Sức sống, sự tồn tại của thể loại đặc biệt này không chỉ trên văn bản mà còn
là trong đời sống, trong tín ngưỡng. Sự tồn tại của văn tế trong đời sống hiện thực,
tín ngưỡng vẫn đang vẫy gọi những bàn tay đào xới. Tiếp tục khám phá nó, chúng
ta sẽ góp phần gìn giữ, phát triển vẻ đẹp văn hoá của thể loại này để văn tế ngày nay
không chỉ còn là một phương tiện phục vụ sinh hoạt tôn giáo, thế tục đơn thuần.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Huyền Anh (1960), Việt Nam danh nhân từ điển.
2. Toan Ánh (2002), Văn hóa Việt Nam những nét đại cương, Nxb. Văn học.
3. Thế Anh, (2009), “Thử tìm hiểu ai là tác giả bài Văn tế một công chúa”, Hán
Nôm, (1), tr. 59 – 60.
4. Hoa Bằng (1962), “Từ câu đối Việt Nam đến Văn tế cổ và kim”, Nghiên cứu
Văn học, (11), tr. 91 - 95.
5. Bùi Huy Bích (1971), Hoàng Việt văn tuyển, tập 2, quyển 2, Nxb. Sài Gòn, Phủ
Quốc vụ khanh.
6. Phan Kế Bính (1970), Việt Hán văn khảo, Mặc Lâm xb, Sài Gòn.
7. Bùi Hạnh Cẩn (biên soạn) (1996), Tổng tập thơ phú Nôm của Nguyễn Huy
Lượng, Nxb. Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.
8. Nguyễn Duy Cần (1992), Trang Tử tinh hoa, Nxb. TP. Hồ Chí Minh.
9. Nguyễn Tài Cẩn (1995), Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt, Nxb. Giáo dục,
Hà Nội.
10. Phong Châu – Nguyễn Văn Phú (1960), Văn tế cổ và kim, Nxb. Văn hoá – Viện
Văn học, Hà Nội.
11. Phong Châu – Nguyễn Văn Phú (1960), Phú Việt Nam cổ và kim, Nxb. Văn
hoá, Hà Nội.
12. Nguyễn Đổng Chi (1942), Việt Nam cổ văn học sử, Nxb. Hàn Thuyên, Hà Nội.
13. Trương Chính (1972), “Cha ông ta đã vận dụng các thể loại văn học Trung
Quốc như thế nào vào thơ Nôm”, Văn học, (2), tr. 1- 8.
14. Trương Chính (1978), “Về bài văn tế sống hai cô gái Trường Lưu”, Văn học,
(4), tr. 102 - 111.
15. Phan Trần Chúc (1960), Văn chương quốc âm thế kỉ XIX, Nxb. Khai Trí, Sài
Gòn.
16. Xuân Diệu (1965), “Đọc Văn chiêu hồn của Nguyễn Du”, Văn học, (11), tr. 35 -
47.
17. Lê Chí Dũng (2001), Tính cách Việt Nam trong thơ Nôm luật Đường, NXB Văn
học.
18. Phạm Đức Dương (2011), “Thế giới tâm linh”, Văn hiến Việt Nam, (4), tr. 9 -
11.
19. Phan Trọng Điềm, Bùi Văn Nguyên (1962), Lê Thánh Tông, Thập giới cô hồn
quốc ngữ văn, trong Hồng Đức quốc âm thi tập, Nxb. Văn hóa, Viện Văn
học.
20. Nguyễn Tiến Đoàn, Nguyễn Phan Quang (1981), “Thêm một bài văn tế Phan
Bá Vành”, Văn học, (1), tr. 140 - 144.
21. Lê Quý Đôn (1995), Vân đài loại ngữ, Nxb. Văn hoá thông tin.
22. Bảo Định Giang (2002), Những ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Nam bộ
nửa sau thế kỷ XIX, Nxb. Trẻ TP.HCM.
23. Bảo Định Giang (1999), “Sự phẫn uất và đau xót vô hạn trong thơ văn sau ngày
Vĩnh Long rơi vào tay Thực dân Pháp”, Văn học, (1), tr. 9 - 14.
24. Bảo Định Giang (2001), “Từ Hịch Trương Định đến thơ văn khóc Trương
Định”, Văn học, (5), tr. 14 - 19.
25. Nguyễn Thạch Giang (1999), Từ ngữ văn Nôm, Nxb. Khoa học xã hội.
26. Nguyễn Thạch Giang, Nguyễn Huy Mỹ (1990), “Một số ý kiến về hai bài Văn
tế sống hai cô gái Trường Lưu, Thác lời trai phường nón của Nguyễn Du và
bài Thác lời gái phường vải của Nguyễn Huy Quýnh”, Hán Nôm, (2), tr. 63
- 70.
27. Nguyễn Thiện Giáp (2000), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb. Giáo dục.
28. Trần Văn Giáp (1970), Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, tập 1, Nxb. Thư viện Quốc
gia.
29. Trần Văn Giàu (1983), Nguyễn Đình Chiểu, đạo làm người, Sở VH-TT Long
An, Long An.
30. Trần Văn Giàu (1983), Trong dòng chủ lưu của văn học Việt Nam- tư tưởng
yêu nước. Nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.
31. Trần Văn Giàu (1993), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam,
Nxb. TP. HCM.
32. Nguyệt Hạ biên soạn (2007), Phong tục hôn lễ, tang lễ, tế lễ Việt Nam, Nxb. Đà
Nẵng.
33. Dương Quảng Hàm (1968), Việt Nam văn học sử yếu, Trung tâm học liệu Sài
Gòn.
34. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên (1997), Từ điển
thuật ngữ văn học, Nxb. Đại học quốc gia, Hà Nội.
35. Hoàng Xuân Hãn (1977), “Lễ Vu lan với văn tế cô hồn”, Văn học, (2), tr. 116 -
145.
36. Đặng Thị Hảo (2009), “Phạm Thái - tài hoa và bi kịch”, Nghiên cứu văn học,
(9), tr. 52 - 68.
37. Vũ Thanh Hằng (1980), “Thêm một dị bản nữa về bài Văn tế nghĩa sĩ Cần
Giuộc”, Văn học, (2), tr. 59 - 66.
38. Vũ Thanh Hằng (1988), “Từ ngữ hình tượng về cuộc đời và con người trên văn
bản thơ văn Nguyễn Đình Chiểu”, Hán Nôm, (2), tr. 54 - 57.
39. Vũ Thanh Hằng (1990), “Một bài văn tế bằng chữ Nôm”, Hán Nôm, (1), tr. 89 -
102.
40. Phạm Thị Hảo (2008), Khái niệm và thuật ngữ lý luận văn học Trung Quốc,
Nxb. Văn học.
41. Hồ Sĩ Hiệp – Hoài Anh (1990), Những danh sĩ miền Nam, Nxb. Tổng hợp Tiền
Giang.
42. Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá đồng chủ biên
(2003), Từ điển văn học (bộ mới), Nxb. Thế giới, Hà Nội.
43. Nguyễn Phạm Hùng (2001), Văn học Việt Nam (từ thế kỷ X đến thế kỷ XX),
Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội.
44. Trần Đình Hượu, Lê Chí Dũng (1988), Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời
1900- 1930; Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp.
45. Bửu Kế (2005), Tầm nguyên từ điển (cổ văn học từ ngữ tầm nguyên), Nxb.
Thanh niên.
46. Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương (1978), Văn học Việt Nam thế
kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XVIII, tập 1, Nxb. Đại học và trung học chuyên
nghiệp, Hà Nội.
47. Vũ Khiêu (1997), Nho giáo và phát triển ở Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà
Nội.
48. Vũ Văn Kính (1978), “Mấy ý kiến về việc hiệu đính văn bản Văn tế thập loại
chúng sinh”, Văn học, (4), tr. 96 - 101.
49. Trần Trọng Kim (1992), Nho giáo, Nxb. TP. Hồ Chí Minh tái bản, TP. HCM.
50. Ưu Thiên Bùi Kỷ (1956), Quốc văn cụ thể, Nxb. Tân Việt.
51. Lê Đình Kỵ (1998), Phê bình nghiên cứu văn học, Nxb. Giáo dục.
52. Nguyễn Lân (2006), Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, Nxb. Văn học.
53. Nguyễn Hiến Lê (1966), Cổ văn Trung Quốc, quyển thượng, Nxb. Tao Đàn, Sài
Gòn.
54. I.L.Litsevich (2000), Tư tưởng văn học cổ Trung Quốc, Trần Đình Sử dịch,
Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
55. Nguyễn Lộc (1976), Thơ văn yêu nước nửa sau thế kỷ XIX, Nxb. Văn học, Hà
Nội.
56. Nguyễn Lộc (1976), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX, Nxb. Đại học và
giáo dục chuyên nghiệp.
57. Nguyễn Lộc (1978), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ
XIX, Nxb. Đại học và giáo dục chuyên nghiệp.
58. Phạm Thế Ngũ (1997), Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, Nxb. Đồng
Tháp.
59. Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức (1999), Thơ ca Việt Nam, hình thức và thể loại,
Nxb. TP HCM.
60. Bùi Văn Nguyên chủ biên (1995), Tổng tập văn học Việt Nam, tập 5, Nxb.
Khoa học xã hội, Hà Nội.
61. Nguyễn Tá Nhí (2005), “Văn tế các vong hồn ở Đa Giá Thượng”, Hán Nôm,
(6), tr. 15 - 18.
62. Nhiều tác giả (2008), Tác phẩm nghị luận văn học trung đại, Nxb. Văn học.
63. Nhiều tác giả (1976), Hợp tuyển thơ văn yêu nước - thơ văn yêu nước nửa sau
thế kỷ XIX (1858-1900), Nxb. Văn học.
64. B.L.Riftin (2007), “Thể loại trong văn học Trung Quốc thời trung đại”, Trần
Nho Thìn dịch, Nghiên cứu văn học, (11), tr. 24 - 34.
65. Nguyễn Ngọc San (1992), “Tìm hiểu giá trị và cấu trúc của điển cố trong tác
phẩm Nôm”, Hán Nôm, (2), tr.32 - 35.
66. Nguyễn Ngọc San (1995), “Qua văn thơ Nôm, tìm hiểu cách phân định từ loại
của người xưa”, Hán Nôm, (1), tr. 25 - 29.
67. Trần Lê Sáng, Phạm Đức Duật (1972), “Cuộc đời và thơ văn Bùi Hữu Nghĩa”,
Văn học, (2), tr. 69 - 81.
68. Vương Hồng Sển (1979), “Thêm một bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc mới sưu
tầm được”, Văn học, (2), tr. 81 - 87.
69. Vương Hồng Sển (1993), Khảo về đồ sứ men Lam Huế, quyển thượng, Đồ sứ từ
Hậu Lê đến sơ Nguyễn, Nxb. Tp.HCM.
70. Đặng Đức Siêu (2002), Hành trình văn hóa Việt Nam, Nxb. Lao động, Hà Nội.
71. Trần Đình Sử (1995), Giáo trình Thi pháp học, trường Đại học sư phạm TP.
HCM.
72. Trần Đình Sử (2005), Thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb. Đại học quốc
gia Hà Nội.
73. Bùi Duy Tân (1995), “Văn học chữ Hán trong mối tương quan với văn học
Nôm ở Việt Nam, Văn học, (2), tr. 12- 15.
74. Bùi Duy Tân (2001), Khảo và luận một số tác gia - tác phẩm văn học trung đại
Việt Nam, tập 2, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội.
75. Bùi Duy Tân (1976), “Vấn đề thể loại trong văn học Việt Nam thời cổ”, Văn
học, (3), tr. 70 - 80.
76. Bùi Duy Tân (1992), “Về mối quan hệ giữa văn học Trung Quốc và văn học
Việt Nam”, Văn học, (9), tr. 9 - 12.
77. Nguyễn Minh Tấn chủ biên (1981), Từ trong di sản, Nxb. Tác phẩm mới, Hà
Nội.
78. Cao Tự Thanh (1988), “Thêm một số thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu”, Hán
Nôm, (2), tr. 65 - 67.
79. Trần Thị Băng Thanh (1981), “Nguyễn Bá Xuyến, một tác giả đáng được lưu ý
của văn học Việt Nam đầu thế kỷ XIX”, Văn học, (3), tr. 71 - 75.
80. Trần Thị Băng Thanh (2006), Xuyến ngọc hầu- tác phẩm (Công thần Nguyễn
Án phủ sứ truyện), Nxb. Khoa học xã hội.
81. Phạm Minh Thảo (2008), Phong tục tang lễ, Nxb. Thanh niên.
82. Nguyễn Văn Thế (2008), “Đặc trưng hệ thống thể loại của văn chương yêu
nước nửa sau thế kỷ XIX ở Việt Nam”, Nghiên cứu văn học, (1), tr. 83 -
95.
83. Phạm Thiều (2001), Nguyễn Hữu Huân, nhà yêu nước kiên cường, nhà thơ bất
khuất, Nxb. Trẻ, Tp.HCM.
84. Trần Nho Thìn (2003), Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa, Nxb.
Giáo dục.
85. Trương Thìn (1992), Việc tang lễ, Nxb. Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
86. Long Giang Đỗ Phong Thuần (1960), Lịch sử cận đại danh nhân: thi tập, Nxb.
Ấn quán Ban Mai.
87. Nguyễn Xuân Tính (2010), Văn cúng văn tế, Nxb. Giáo dục.
88. Nguyễn Đông Triều (2010), “Cảm hứng vô thường trong một số bài văn tế
trung đại Việt Nam”, Đạo Phật ngày nay. Com.
89. Nguyễn Đông Triều (2010), “Một số công trình liên quan đến văn tế trung đại
Việt Nam – điểm lại và định hướng”,
ngonngu.edu.vn.
90. Nguyễn Đông Triều (2011), “Ảnh hưởng thuyết nhân quả và nghiệp báo trong
một số bài văn tế Hán Nôm”,
91. Nguyễn Đông Triều (2011), “Dụ tế huân thần – một tuyển tập văn tế có giá trị
cao”,
92. Nguyễn Đông Triều (2011), “Vài nét về nghệ thuật văn tế Hán Nôm qua Dụ tế
huân thần”,
93. Nguyễn Đông Triều (2011), “Ảnh hưởng của Nho giáo đối với quan niệm về
"cái chết" trong văn tế Hán Nôm”,
ngonngu.edu.vn.
94. Nguyễn Đông Triều (2011), “Thê tiến vong phu văn - một bài tế văn mang đậm
tinh thần Phật giáo”,
95. Nguyễn Quảng Tuân khảo đính và chú giải (1996), Nguyễn Du toàn tập, Nxb.
Văn hóa thông tin nghiên cứu Quốc học.
96. Nguyễn Quảng Tuân, Nguyễn Khắc Thuần (1987), Từ ngữ thơ văn nguyễn
Đình Chiểu: thơ và văn tế, Nxb. Tp. HCM.
97. Phạm Tuấn (2006), “Nguyễn Du và Văn tế thập loại chúng sinh trong tương
quan văn hóa Phật giáo”, Hán Nôm, (2), tr. 50 - 57.
98. Trần Tường (1978), “Văn tế Quận Vành”, Văn học, (3), tr. 151 - 153.
99. Phan Diễm Phương (1997), “Về giá trị chức năng của thể thơ lục bát và song
thất lục bát trong thơ ca Việt Nam trung – cận đại, Văn học, (8), tr. 47 - 57.
100. Lê Trí Viễn chủ biên (1986), Cơ sở ngữ văn Hán Nôm, tập 3: văn bản và minh
giải văn bản, Nxb.Giáo dục.
101. Lê Trí Viễn (1996), Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam, Nxb. Khoa học xã
hội.
102. Lê Trí Viễn (2002), Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao càng nhìn càng sáng,
Nxb.Giáo dục.
103. Ngô Gia Võ (1998), “Đặc trưng thể loại của văn tế”, Hán Nôm, (1), tr. 14 - 19.
104. Phạm Tuấn Vũ (2005), “Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu một mối lương
duyên giữa văn học viết thời trung đại và văn học dân gian”, Văn hóa dân
gian, (5), tr. 37 - 41.
105. Phạm Tuấn Vũ (2007), “Một số suy nghĩ về văn tế Việt Nam thời trung đại”,
Hán Nôm, (5), tr. 52 - 58.
106. Trần Ngọc Vương chủ biên (1999), Văn học Việt Nam dòng riêng giữa nguồn
chung, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội.
107. Trần Ngọc Vương chủ biên (2007), Văn học Việt Nam thế kỷ X - XIX, những
vấn đề lí luận và lịch sử, Nxb.Giáo dục, Hà Nội.
108. Trần Quốc Vượng (2003), Văn hoá Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, Nxb. Văn
học, Hà Nội.
109. Nguyễn Thị Thanh Xuân (1987), Sài Gòn - Gia Định qua thơ văn xưa, Nxb.
Tp. HCM.
110. Hoàng Hữu Yên, Nguyễn Lộc (1962), Văn học Việt Nam thế kỷ XVIII nửa đầu
thế kỷ XIX, Nxb. Giáo dục.
PHỤ LỤC
NHỮNG BÀI VĂN TẾ NÔM ĐƯỢC NGHIÊN CỨU
1. Nguyên tắc sắp xếp văn bản phần Phụ lục:
- Sắp xếp theo thời gian.
- Sắp xếp theo loại tác giả: hữu danh và vô danh.
2. Những bài văn tế Nôm được khảo sát:
Stt Tên tác phẩm Tác giả Nguồn tư liệu
1 Văn tế Nguyễn Biểu Trần Trùng
Quang
Văn tế cổ và kim, tr.
19-20
2 Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ Nguyễn Du Văn tế cổ và kim, tr.
23-29
3 Văn tế thập loại chúng sinh Nguyễn Du Văn tế cổ và kim, tr.
31–37
4 Văn tế chị Nguyễn Hữu
Chỉnh
Văn tế cổ và kim, tr.
38–39
5 Văn tế vua Quang Trung Lê Ngọc Hân Văn tế cổ và kim, tr.
40-42
6 Văn tế công chúa thứ nhất vương
phi cựu triều
Nguyễn Huy
Lượng
Tổng tập thơ phú
Nôm Nguyễn Huy
Lượng, tr. 72-76
7 Văn tế điện tế đức hoàng khảo
Vũ Hoàng Đế
Phan Huy Ích Tác phẩm nghị luận
văn học trung đại, tr.
38-40
8 Văn tế Lê Ngọc Hân Phan Huy Ích Văn tế cổ và kim, tr.
44-46
9 Kỷ mùi đông nghĩ ngự điện Vũ
hoàng hậu tang, quốc âm văn
Phan Huy Ích Tác phẩm nghị luận
văn học trung đại, tr.
47-49
10 Văn tế các tướng sĩ trận vong Phan Huy Ích Văn tế cổ và kim, tr.
47-48
11 Văn tế Trương Quỳnh Như Phạm Thái Văn tế cổ và kim, tr.
49-50
12 Song nữ tế tế thái thủy văn Bà Huyện Thanh
Quan
Hán Nôm, (1), tr. 89-
102.
13 Tế trận vong tướng sĩ Nguyễn Văn
Thành
Văn tế cổ và kim, tr.
51-54
14 Văn tế phò mã Chưởng Hậu
quân Võ Tánh và lễ bộ Thượng
thư Ngô Tùng Châu
Đặng Đức siêu www.thivien.net
15 Văn tế Bá Đa Lộc (viết hộ Nguyễn
Vương)
Đặng Đức Siêu www.thivien.net
16 Văn tế quận công Châu Văn
Tiếp
Đặng Đức Siêu Lịch sử cận đại danh
nhân, thi tập, tr. 14-
16
17 Văn tế Bá Đa Lộc (viết hộ Đông
cung Cảnh)
Đặng Đức Siêu www.thivien.net
18 Văn tế trận vong tướng sĩ Nguyễn Bá
Xuyến
Xuyến ngọc hầu- tác
phẩm (Công thần
Nguyễn Án phủ sứ
truyện), tr. 68–70
19 Đại nghĩ Cẩm Cơ thương nhân tế
văn
Nguyễn Bá
Xuyến
Xuyến ngọc hầu- tác
phẩm (Công thần
Nguyễn Án phủ sứ
truyện), tr. 76–78
20 Đại nghĩ Tiện nghi ông tế văn Nguyễn Bá
Xuyến
Xuyến ngọc hầu- tác
phẩm (Công thần
Nguyễn Án phủ sứ
truyện), tr. 78–79
21 Đại nghĩ Phượng Trì y gia tế văn Nguyễn Bá
Xuyến
Xuyến ngọc hầu- tác
phẩm (Công thần
Nguyễn Án phủ sứ
truyện), tr. 79–82
22 Nghĩ Thượng Mỗ ca công gia tế
văn
Nguyễn Bá
Xuyến
Xuyến ngọc hầu- tác
phẩm (Công thần
Nguyễn Án phủ sứ
truyện), tr. 82–83
23 Tế chúng sinh văn Nguyễn Bá
Xuyến
Xuyến ngọc hầu- tác
phẩm (Công thần
Nguyễn Án phủ sứ
truyện), tr. 83–85
24 Đại soạn bản ấp hương lão tế văn Nguyễn Bá
Xuyến
Xuyến ngọc hầu- tác
phẩm (Công thần
Nguyễn Án phủ sứ
truyện), tr. 110–111
25 Đại soạn Đông An huyện nhân tế
văn
Nguyễn Bá
Xuyến
Xuyến ngọc hầu- tác
phẩm (Công thần
Nguyễn Án phủ sứ
truyện), tr. 111–113
26 Tế nhạc trượng văn Nguyễn Bá
Xuyến
Xuyến ngọc hầu- tác
phẩm (Công thần
Nguyễn Án phủ sứ
truyện), tr. 113–115
27 Tế Đông Hoa tự tăng nhân văn Nguyễn Bá
Xuyến
Xuyến ngọc hầu- tác
phẩm (Công thần
Nguyễn Án phủ sứ
truyện), tr. 115–117
28 Tây Lĩnh thứ thất nhũ mẫu tế
văn
Nguyễn Bá
Xuyến
Xuyến ngọc hầu- tác
phẩm (Công thần
Nguyễn Án phủ sứ
truyện), tr. 118
29 Đại nghĩ Chương Đức huyện,
Ứng Thiên xã tế hậu văn
Nguyễn Bá
Xuyến
Xuyến ngọc hầu- tác
phẩm (Công thần
Nguyễn Án phủ sứ
truyện), tr. 118-119
30 Đại nghĩ thương nhân ngu tế văn Nguyễn Bá
Xuyến
Xuyến ngọc hầu- tác
phẩm (Công thần
Nguyễn Án phủ sứ
truyện), tr. 120–121
31 Nam Hòa phường ông Xã ngu tế
văn
Nguyễn Bá
Xuyến
Xuyến ngọc hầu- tác
phẩm (Công thần
Nguyễn Án phủ sứ
truyện), tr. 121–123
32 Đại nghĩ tang gia tế văn Nguyễn Bá
Xuyến
Xuyến ngọc hầu- tác
phẩm (Công thần
Nguyễn Án phủ sứ
truyện), tr. 123–126
33 Nghĩ Liên trưởng Sâm tế văn Nguyễn Bá
Xuyến
Xuyến ngọc hầu- tác
phẩm (Công thần
Nguyễn Án phủ sứ
truyện), tr. 127–128
34 Đại nghĩ ông Trưởng vạn tế văn Nguyễn Bá
Xuyến
Xuyến ngọc hầu- tác
phẩm (Công thần
Nguyễn Án phủ sứ
truyện), tr. 128–129
35 Đại nghĩ tang gia tế văn Nguyễn Bá
Xuyến
Xuyến ngọc hầu- tác
phẩm (Công thần
Nguyễn Án phủ sứ
truyện), tr. 130–131
36 Đại nghĩ tang gia tế văn Nguyễn Bá
Xuyến
Xuyến ngọc hầu- tác
phẩm (Công thần
Nguyễn Án phủ sứ
truyện), tr. 215–216
37 Hựu đại nhân tế gia Quốc âm
văn
Nguyễn Bá
Xuyến
Xuyến ngọc hầu- tác
phẩm (Công thần
Nguyễn Án phủ sứ
truyện), tr. 216–217
38 Đại nghĩ Tiến sĩ Nguyễn đại
nhân nhạc trượng tế văn
Nguyễn Bá
Xuyến
Xuyến ngọc hầu- tác
phẩm (Công thần
Nguyễn Án phủ sứ
truyện), tr. 218-219
39 Văn tế vợ Bùi Hữu Nghĩa Văn tế cổ và kim, tr.
61-64
40 Khóc con gái Bùi Hữu Nghĩa Văn tế cổ và kim, tr.
65-67
41 Văn tế vợ Bùi Hữu Nghĩa Bùi Hữu Nghĩa, con
người và thơ văn, tr.
134-137
42 Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Nguyễn Đình
Chiểu
Văn tế cổ và kim, tr.
76-78
43 Văn tế Trương Định Nguyễn Đình
Chiểu
Văn tế cổ và kim,
tr.80-82
44 Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục
tỉnh
Nguyễn Đình
Chiểu
Văn tế cổ và kim, tr.
85-89
45 Chúng tử tế mẫu văn Nguyễn Đình
Chiểu
Hán Nôm, (2), tr. 65-
67
46 Văn tế Cao Thắng Võ Phát Văn tế cổ và kim, tr.
90-92
47 Khóc Dương Khuê Nguyễn Khuyến Ngữ văn 11, tập 1,
tr.31-32
48 Văn tế Ri-vi-e Nguyễn Khuyến Văn tế cổ và kim, tr.
94
49 Văn tế mẹ Nguyễn Khuyến Nguyễn Khuyến, tác
phẩm chọn lọc, tr.
265-267
50 Khóc vợ Nguyễn Khuyến Nguyễn Khuyến, tác
phẩm chọn lọc, tr.
265-267
51 Văn tế sống vợ Trần Tế Xương Văn tế cổ và kim, tr.
95-96
52 Văn tế chồng Trần Tế Xương Văn tế cổ và kim, tr.
96-98
53 Văn tế Hầu Tạo Khuyết danh Văn tế cổ và kim, tr.
56-59
54 Văn tế Quận Vành Khuyết danh Văn học, (3), tr. 151-
153
55 Văn tế Phan Bá Vành Khuyết danh Văn học, (1), tr. 140-
144
56 Nam Hải tế văn Khuyết danh Văn tế cổ và kim, tr.
67-74
57 Văn tế ông cai Trí Khuyết danh Thơ văn yêu nước sau
nửa thế kỷ XIX, tr.
494 - 495
58 Văn tế sống Khuyết danh Văn tế cổ và kim, tr.
142-145
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2012_08_21_1243594122_5893.pdf