Luận văn Đảng bộ Học viện Quân y lãnh đạo công tác thanh niên trong giai đoạn hiện nay

Trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước, tình hình thanh niên cả nước nói chung và thanh niên quân đội nói riêng tiếp tục có những biến đổi sâu sắc, phải đối diện với những khó khăn thách thức mới, cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, nhận thức chính trị của thanh niên tiếp tục diễn ra, nhưng có thể khẳng định: thanh niên Học viện Quân y tiếp tục phát huy được truyền thống 60 năm đơn vị anh hùng; có ý thức và thái độ chính trị rõ ràng đối với vận mệnh của đất nước, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, có tinh thần xung kích đi đầu trong thực hiện nhiệm vụ của Học viện.

pdf113 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4097 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đảng bộ Học viện Quân y lãnh đạo công tác thanh niên trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c định rõ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chính trị, các cơ quan chức năng trong Học viện và nhiệm vụ của tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong công tác thanh niên. Cấp ủy phải qui định hàng tháng, hàng quí có kế hoạch làm việc giữa cấp uỷ với ban chấp hành đoàn cơ sở, để nắm tình hình hoạt động của tổ chức đoàn và tình hình thanh niên, phát huy vai trò tham mưu, đề xuất của tổ chức đoàn về công tác đoàn và phong trào thanh niên. Qui định rõ chế độ kiểm tra, báo cáo của cơ quan chính trị, của trưởng ban, trợ lý thanh niên và bí thư đoàn cơ sở với cấp ủy các cấp về mọi mặt của công tác thanh niên. Định kỳ, cơ quan chính trị tổng hợp báo cáo của các đơn vị, kết hợp với đi kiểm tra thực tế để báo cáo cấp uỷ cấp mình kết quả hoạt động công tác đoàn và phong trào thanh niên. Các uỷ viên thường vụ phải có kế hoạch thường xuyên xuống các đơn vị thuộc quyền tiếp xúc với thanh niên, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của thanh niên, nghe ý kiến của thanh niên, để hiểu sâu sắc tình hình đơn vị, trên cơ sở đó đóng góp ý kiến cho lãnh đạo, chỉ huy các cấp và đề xuất kịp thời những vấn đề mới cần giải quyết, giúp cho cấp uỷ luôn nắm chắc tình hình thanh niên và lãnh đạo chặt chẽ, có hiệu quả công tác thanh niên. Để thực hiện nghiêm qui chế lãnh đạo công tác thanh niên cấp uỷ phải làm tốt những nội dung biện pháp cơ bản sau: Cấp uỷ các cấp cần phổ biến rộng rãi trong toàn đơn vị, trước hết phải quán triệt, học tập qui chế cho các tổ chức đảng, cơ quan chính trị, cán bộ chính trị và ban chấp hành đoàn các cấp, giúp cho các chủ thể tiến hành công tác thanh niên nắm vững và thực hiện. Trong quá trình công tác, cấp uỷ phải 84 căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ cụ thể của từng tổ chức và cá nhân, phải lãnh đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc để bảo đảm những qui định đó có hiệu lực trong hoạt động lãnh đạo công tác thanh niên. Cấp uỷ phải gương mẫu đi đầu trong việc quán triệt và thực hiện nghiêm túc qui chế, lấy đó làm cơ sở để lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động đối với công tác thanh niên. Phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các tổ chức, các lực lượng tiến hành công tác thanh niên trong toàn Học viện để quá trình thực hiện qui chế lãnh đạo của đảng ủy về công tác thanh niên có sự thống nhất, hiệu quả. Tăng cường công tác kiểm tra của cấp ủy các cấp đối với các tổ chức đảng, tổ chức chỉ huy, cơ quan chính trị, tổ chức đoàn thanh niên trong việc thực hiện qui chế lãnh đạo về công tác thanh niên. Định kỳ sơ tổng kết, rút kinh nghiệm, kịp thời nghiên cứu bổ sung để hoàn thiện qui chế lãnh đạo công tác thanh niên của đảng bộ Học viện ngày càng hoàn chỉnh . 2.2.3. Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp hoạt động của các tổ chức Đoàn, quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn Lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đoàn vững mạnh toàn diện Tổ chức cơ sở đoàn là lực lượng nòng cốt trong các hoạt động của phong trào thanh niên góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đào tạo, điều trị và nghiên cứu khoa học, xây dựng đảng bộ TSVM và xây dựng đơn vị VMTD. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng, thường xuyên bổ sung lực lượng trẻ cho Đảng, kế tục sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và của Chủ tịch Hồ Chí Minh; là lực lượng nòng cốt trong phong trào thanh niên; là trường học XHCN; đại diện quyền lợi của thanh niên; phụ trách Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh [17, tr.66]. Vì vậy xây dựng tổ chức đoàn vững mạnh là một khâu quan trọng trong nội dung lãnh đạo công tác thanh niên của đảng bộ, vừa là điều kiện đảm bảo cho sự lãnh đạo của đảng bộ đối với công tác thanh niên được thực hiện có 85 kết quả, đồng thời tích cực tham gia vào công tác xây dựng đảng bộ Học viện trong sạch vững mạnh. Tổ chức đoàn là nơi giúp cho đảng bộ tổ chức, bồi dưỡng, giáo dục đoàn viên thanh niên về chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng, truyền thống của dân tộc, Quân đội, và đơn vị, giáo dục lý tưởng, đạo đức lối sống lành mạnh cho thanh niên; tổ chức các hoạt động xung kích tham gia vào các nhiệm vụ của đơn vị; đề xuất ý kiến và giải quyết những nguyện vọng và quyền lợi chính đáng của thanh niên; tổ chức phối hợp hoạt động với tổ chức Đoàn ở địa phương nơi đóng quân, góp phần tham gia xây dựng địa bàn chính trị ổn định. Thực tiễn trong những năm qua, các tổ chức cơ sở đoàn tuy đã có nhiều nỗ lực cố gắng trong tổ chức hoạt động, song cũng còn nhiều hạn chế trước yêu cầu đòi hỏi của sự phát triển chung của tuổi trẻ. Trong báo cáo của Phòng Chính trị tại Đại hội đoàn Học viện Quân y lần thứ VII đã chỉ rõ: Một số tổ chức Đoàn chưa chú trọng đúng mức công tác giáo dục rèn luyện đoàn viên thanh niên; còn thụ động, lúng túng về nội dung, hình thức, phương pháp; tính giáo dục, cảm hoá còn hạn chế. Nội dung, hình thức hoạt động của một số tổ chức Đoàn còn phiến diện, thiếu sức thuyết phục, hiệu quả sinh hoạt chưa cao. Vai trò chức năng của Đoàn trong một số đơn vị còn mờ nhạt. Một số ít tổ chức Đoàn duy trì chế độ, nề nếp sinh hoạt chưa đều, kém hấp dẫn [6, tr.8]. Do vậy để khắc phục những hạn chế đó, vấn đề đặt ra hiện nay đối với đảng bộ Học viện Quân y là phải lãnh đạo xây dựng các tổ chức đoàn vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đoàn thanh niên hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ, có chất lượng, đạt hiệu quả cao. Bảo đảm cho Đoàn thực sự là đội quân xung kích cách mạng, là đội dự bị tin cậy của Đảng, là trường học cộng sản chủ nghĩa của thanh niên, đại diện cho quyền và lợi ích của thanh niên, phát huy tốt vai trò của Đoàn góp phần tham gia xây dựng đảng bộ TSVM, xây dựng đơn vị VMTD. 86 Để xây dựng tổ chức cơ sở đoàn vững mạnh toàn diện, cấp ủy phải lãnh đạo xây dựng Ban chấp hành đoàn cấp mình vững mạnh, có năng lực tổ chức hoạt động, thực sự là hạt nhân của công tác thanh niên của đơn vị. Thường xuyên lãnh đạo kiện toàn ban chấp hành đoàn đủ về số lượng, chất lượng, có cơ cấu hợp lí. Lãnh đạo ban chấp hành đoàn hoạt động đúng chức năng nhiệm vụ, tổ chức có hiệu quả các phong trào xung kích của đoàn hướng vào nhiệm vụ chính trị của đơn vị, đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tập hợp, nâng cao chất lượng giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện đoàn viên thanh niên; duy trì tốt các chế độ nề nếp sinh hoạt, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức đoàn các cấp, xây dựng đạt tiêu chuẩn tổ chức đoàn vững mạnh, thực sự là tổ chức đại diện cho quyền lợi của thanh niên. Cấp ủy các cấp cần thường xuyên bám sát mọi hoạt động của ban chấp hành đoàn để tổ chức bồi dưỡng nâng cao cho ban chấp hành các cấp về năng lực, kinh nghiệm phương pháp hoạt động công tác đoàn; đồng thời phân công cấp uỷ viên phụ trách chỉ đạo chặt chẽ mọi hoạt động của Đoàn, đặc biệt là Đại hội Đoàn các cấp, kế hoạch hoạt động hàng tháng, hàng quí và các hoạt động trọng điểm thi đua xung kích. Mặt khác, đảng bộ phải thường xuyên sơ kết, tổng kết công tác xây dựng tổ chức đoàn trong đơn vị để kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo Đoàn hoạt động có hiệu quả. Lãnh đạo đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp hoạt động, phát huy vai trò xung kích của tổ chức Đoàn Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp hoạt động trong tập hợp giáo dục rèn luyện đoàn viên, thanh niên là yêu cầu khách quan nhằm phát huy vai trò xung kích của tổ chức đoàn, vừa đáp ứng với đòi hỏi thực tiễn của đoàn viên thanh niên. Thực tiễn những năm qua, các tổ chức đoàn ở Học viện Quân y đã có nhiều cố gắng tìm tòi, đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp hoạt động, tuy nhiên việc đổi mới đó chưa thường xuyên, còn đơn điệu, thiếu tính sáng 87 tạo, chưa phù hợp với tâm lý thanh niên.Vì vậy, đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động, nâng cao chất lượng vận động, tập hợp và phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức đoàn làm cho tổ chức đoàn mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức, thực sự là lực lượng nòng cốt của phong trào thanh niên là một nhu cầu từ thực tiễn, đáp ứng sự phát triển của xã hội. Đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp hoạt động của tổ chức đoàn phải bám sát vào nhiệm vụ của đơn vị, đặc điểm lứa tuổi thanh niên, phát huy được tính tích cực, sáng tạo của thanh niên; phải khai thác, phát huy tốt những nội dung, hình thức, phương pháp hoạt động còn giá trị, trên cơ sở đó phát triển sáng tạo ra những nội dung, hình thức phương pháp mới, sinh động, hấp dẫn, hiệu quả. Việc đổi mới công tác giáo dục, tập hợp đoàn viên thanh niên phải góp phần nâng cao nhận thức về lý tưởng cách mạng, tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc và đạo đức cách mạng; nâng cao trình độ nhận thức về Chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm quả Đảng, ý thức chấp hành pháp luật, kỷ luật quân đội, lối sống và thẩm mỹ. Xây dựng cho ĐVTN có bản lĩnh chính trị vững vàng, có thái độ, động cơ phấn đấu đúng đắn, tự giác trong học tập, công tác, xác định rõ tư tưởng, thấy rõ vinh dự và trách nhiệm của thanh niên, khắc phục khó khăn quyết tâm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của Học viện, góp sức vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để đạt được yêu cầu đó, đòi hỏi đảng bộ Học viện phải lãnh đạo tổ chức đoàn thanh niên đổi mới toàn diện công tác giáo dục. “Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, quan tâm chỉ đạo của chỉ huy và cơ quan chính trị các cấp đối với công tác giáo dục đoàn viên thanh niên” [10, tr.64]. Ngoài những nội dung học tập theo qui định của quân đội, của đoàn, đảng bộ cần định hướng tăng cường giáo dục cho thanh niên hiểu biết sâu sắc về Đảng, về 88 truyền thống của dân tộc, quân đội, Học viện và đơn vị, những gương anh hùng liệt sỹ, những tấm gương sáng trong đơn vị, đồng thời bồi dưỡng cho thanh niên có kiến thức toàn diện về kinh tế, chính trị, khoa học công nghệ, văn hoá, xã hội, để cho thanh niên trở thành những con người phát triển toàn diện. Nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của thanh niên, lựa chọn nội dung phù hợp, đa dạng hoá hình thức, phương pháp giáo dục, kết hợp giữa giáo dục cơ bản với các hình thức sinh hoạt mang tính xã hội dễ nhớ, dễ hiểu, đáp ứng được lợi ích, nhu cầu chính đáng, phù hợp với từng đối tượng thanh niên để thu hút, thúc đẩy tính tự giác của thanh niên vào quá trình hoạt động. Các hình thức, phương pháp công tác đoàn mang tính truyền thống như giáo dục, vận động thuyết phục, nêu gương và tổ chức thanh niên tham gia các hoạt động thực tiễn cần được kế thừa, phát triển; đồng thời tổ chức cho ĐVTN giúp nhau chăm lo lợi ích thiết thực của mình về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật thông qua các câu lạc bộ có tính chuyên ngành và sở thích; tạo điều kiện xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, dân chủ, để thanh niên phát triển nhân cách và cống hiến nhiều nhất. Lãnh đạo tổ chức đoàn đẩy mạnh thi đua, phát huy vai trò xung kích, sáng tạo thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm của đơn vị. Các phong trào thi đua vừa phải bám sát nhiệm vụ chính trị đồng thời vừa phải đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng, đa dạng, phong phú của thanh niên. Mỗi phong trào hành động của thanh niên đều phải hướng đến các mục tiêu giáo dục, rèn luyện thanh niên, thực hiện được nhiệm vụ của đơn vị và củng cố tổ chức đoàn vững mạnh. Khuyến khích động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị và trình độ chuyên môn nghiệp vụ và học tập tốt, say mê nghiên cứu khoa học, cải tiến kỹ thuật, vừa nêu cao y đức trong điều trị, tự giác trong rèn luyện kỷ luật, xây dựng đơn vị chính qui mẫu mực. Mặt khác, đảng bộ cần lãnh đạo các tổ chức đoàn xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, nâng cao đời sống tinh thần cho thanh niên thông 89 qua các hoạt động Câu lạc bộ thứ bảy, các phong trào văn hóa văn nghệ, TDTT …ngăn ngừa các dòng văn hoá độc hại xâm nhập vào đơn vị; đồng thời lãnh đạo tổ chức đoàn đấu tranh bảo vệ trận địa chính trị tư tưởng của Đảng ở đơn vị, ngăn chặn chiến lược “diễn biến hoà bình”, âm mưu bạo loạn lật đổ, và “phi chính trị hoá quân đội” của các thế lực thù địch. Lãnh đạo xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ Đoàn Đội ngũ cán bộ đoàn của Học viện Quân y có vai trò rất quan trọng đối với công tác đoàn và phong trào thanh niên của đơn vị. Họ là những người chịu trách nhiệm trước cấp ủy đảng, người chính trị viên, người chỉ huy và tổ chức đoàn về mọi mặt hoạt động, xây dựng và củng cố tổ chức đoàn. Họ có trách nhiệm tham mưu, đề xuất với cấp ủy đảng, chính trị viên và người chỉ huy về những nội dung, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo công tác đoàn và phong trào thanh niên; đồng thời họ cũng là những người trực tiếp tổ chức thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, người chính trị viên, người chỉ huy và tổ chức đoàn cấp trên về công tác đoàn và phong trào thanh niên. Đội ngũ cán bộ đoàn còn là những người trực tiếp giáo dục và rèn luyện đoàn viên theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo của Học viện để họ trở thành người cán bộ, nhân viên y tế vừa hồng vừa chuyên; trực tiếp tập hợp thanh niên và tổ chức các phong trào xung kích của thanh niên thực hiện thắng lợi các nghị quyết của cấp ủy đảng trong đơn vị. Họ đại diện cho ý chí, nguyện vọng và bảo vệ lợi ích chính đáng của đoàn viên. Đội ngũ cán bộ đoàn là lực lượng nòng cốt xây dựng tổ chức đoàn, tổ chức đảng, xây dựng đơn vị vững mạnh. Suy đến cùng, kết quả của các chủ trương lãnh đạo về công tác thanh niên của Đảng được trở thành hiện thực đến đâu phụ thuộc chủ yếu vào tổ chức đoàn cơ sở và và đội ngũ cán bộ đoàn mạnh hay yếu. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, vì vậy huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng” [29, tr. 269]. 90 Với vai trò to lớn đó, đội ngũ cán bộ đoàn là cầu nối giữa cấp ủy các cấp với thanh niên, trực tiếp đưa nghị quyết lãnh đạo của cấp uỷ đến với thanh niên. Từ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ đoàn, đặt ra cho đảng bộ Học viện Quân y phải thường xuyên lãnh đạo xây dựng và phát huy tốt vai trò của đội ngũ cán bộ đoàn. Đội ngũ cán bộ đoàn ở Học viện Quân y hiện nay, hầu hết có trình độ cao, 65% có trình độ Đại học 35% có trình độ trung học, tuổi đời bình quân là 23, 98% là kiêm nhiệm, 16% là sỹ quan. 84% là Học viên, chiến sỹ và quân nhân chuyên nghiệp. Trong những năm qua, được sự quan tâm của cấp ủy avf người chỉ huy các cấp, hầu hết cán bộ đoàn đã trau dồi và rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng, nỗ lực phấn đấu vươn lên hoàn thành nhiệm vụ, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình say mê công tác. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số cán bộ đoàn chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình, thiếu hăng say trong công tác; một số cán bộ không muốn làm công tác đoàn, một bộ phận cán bộ đoàn thiếu năng lực tập hợp giáo dục đoàn viên thanh niên, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của Đoàn trong giai đoạn mới. Số cán bộ có kinh nghiệm đã quá tuổi, số cán bộ trẻ có trình độ lại thiếu kinh nghiệm thực tiễn. Trong khi đó, một số cấp ủy thuộc đảng bộ Học viện chưa quan tâm đúng mức việc bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, chưa có những chính sách thích đáng nhằm động viên khích lệ cán bộ làm công tác đoàn. Vì vậy, quan tâm lãnh đạo xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ Đoàn là giải pháp quan trọng để bảo đảm sự lãnh đạo của đảng bộ Học viện Quân y đối với công tác thanh niên đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ hiện nay. Trong bối cảnh hiện tại, trước yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ giáo dục, đào tạo và phát triển tiềm năng của tuổi trẻ, đảng bộ Học viện cần quán triệt, bám sát chủ trương đường lối của Đảng, nhiệm vụ của quân đội, đơn vị mà cụ thể là nội dung trong Nghị quyết 25/NQTW của Ban Chấp hành Trung ương, qui định 948 của Bộ Quốc phòng và Nghị quyết 187 của Thường vụ 91 Đảng uỷ Quân sự Trung ương về công tác thanh niên quân đội trong thời kỳ mới, phải xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn đủ mạnh cả về số lượng và chất l- ượng. Cần lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn có phẩm chất chính trị vững vàng, kiên định với mục tiêu lý tưởng của Đảng, tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao; có tri thức, kỹ năng nghiệp vụ, khả năng tổ chức các loại hình hoạt động phù hợp với đặc điểm tâm lý của thanh niên; có trình độ chuyên môn cao, linh hoạt, năng động và sáng tạo trong công việc; có lối sống lành mạnh, khiêm tốn, giản dị, có phương pháp vận động thuyết phục quần chúng và có độ tuổi phù hợp, sức khoẻ tốt, sẵn sàng đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của thanh niên. Để xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn đáp ứng yêu cầu trên, đảng bộ Học viện cần làm tốt một số một số vấn đề cơ bản sau đây. Trước hết,cần lựa chọn, bố trí, sắp xếp cán bộ đoàn hợp lý. Chủ động lựa chọn, bố trí sắp xếp cán bộ đoàn các cấp theo hướng bố trí những cán bộ có phẩm chất năng lực làm công tác đoàn, trọng tâm là các đồng chí bí thư, phó bí thư đoàn các cấp. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác đoàn kết hợp với tính chủ động chủ động tự học tập, tự bồi dưỡng, rèn luyện của đội ngũ cán bộ đoàn. nhiêm chỉnh thực hiện các nguyên tắc, chế độ trong quản lý, sử dụng đội ngũ cán bộ đoàn, đồng thời cần quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ cán bộ đoàn. Kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn với củng cố, kiện toàn tổ chức đoàn, tổ chức đảng các cấp và xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. Việc lựa chọn bố trí đúng cán bộ làm công tác đoàn trước hết phải đánh giá trên tiêu chuẩn và hiệu quả công tác. Phải nghiên cứu, vận dụng hướng dẫn 114/CT của Tổng cục Chính trị về hướng lựa chọn bố trí cán bộ đoàn phù hợp. Trong đó đặc biệt chú ý trong việc lựa chọn giới thiệu cho đoàn những cán bộ có đủ tiêu chuẩn để bầu vào cương vị bí thư đoàn và các uỷ viên ban 92 chấp hành. Thực tế cho thấy, lựa chọn bố trí đúng cán bộ, nhất là bí thư đoàn là việc làm hết sức quan trọng. Ở đâu lựa chọn bố trí đúng cán bộ thì ở đó các chủ trương lãnh đạo của cấp uỷ đối với công tác thanh niên được quán triệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả, ở đó dân chủ được phát huy, tập hợp được trí tuệ của thanh niên, tạo được sự thống nhất ý chí và hành động trong tổ chức đoàn. Ngược lại, ở đâu việc lựa chọn cán bộ đoàn không tốt thì ở đó cán bộ đoàn không phát huy được vai trò trách nhiệm, hoạt động của đoàn kém hiệu quả, nội bộ thiếu đoàn kết, thống nhất. Cấp ủy các cấp phải có quan điểm đúng đắn, thận trọng, khách quan và công tâm trong lựa chọn và sắp xếp cán bộ đoàn. Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cấp ủy đảng, người chỉ huy, cơ quan chức năng với các tổ chức ddaonf và đoàn viện thanh niên của đơn vị trong việc lựa chọn cán bộ. Cán bộ được lựa chọn phải phù hợp về lứa tuổi, có đủ phẩm chất, năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn, tâm huyết với thanh niên, có khả năng vận động, thuyết phục, cởi mở, gàn gũi, thu hút thanh niên vào các phong trào hành động và được đoàn viên thanh niên tín nhiệm suy tôn. Thứ hai, cần chăm lo bồi dưỡng phẩm chấ và năng lực công tác cho cán bộ đoàn. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác đoàn, đảng bộ cần coi trọng công tác đào tạo, giáo dục cán bộ đoàn các cấp. Coi đây là nhiệm vụ thường xuyên của công tác cán bộ, là công việc gốc của Đảng. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn các cấp cần quan tâm độ tuổi, thực sự có trình độ năng lực, nhiệt tình, tiêu biểu trong thanh niên, có khả năng vận động quần chúng. Phải xây dựng và ban hành quy chế cán bộ làm công tác đoàn trong đó xác đinh rõ trách nhiệm của các cấp uỷ đảng trong việc đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ đoàn. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn cần hướng vào bồi dưỡng phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, tinh thần trách nhiệm, lòng 93 nhiệt tình, đức tính khiêm tốn, cầu thị; trang bị và nâng cao những kiến thức, kỹ năng công tác đoàn, những kinh nghiệm vận động quần chúng. Phát hiện những vấn đề mà cán bộ đoàn còn yếu, những nội dung mà phong trào thanh niên đang đòi hỏi để tập trung bồi dưỡng, xây dựng người cán bộ đoàn thực sự là tấm gương cho thanh niên phấn đấu noi theo. Đổi mới nội dung, đa dạng hoá hình thức bồi dưỡng như: mở lớp tập huấn nghiệp vụ tập trung, tập huấn ngắn hạn tại các đoàn cơ sở hoặc do cấp trên tổ chức; cử cán bộ đi học các chương trình đào tạo của Trung ương Đoàn, của Quân đội. Tăng cường, động viên khuyến khích cá nhân cán bộ đoàn tự học tập, đa dạng hóa một số hình thức bồi dưỡng tại đơn vị như hội thi cán bộ đoàn giỏi, hội thảo, tọa đàm về công tác đoàn, tham quan, học tập kinh nghiệm thực tế. v.v Đối với việc phát hiện, bồi dưỡng tạo nguồn cơ bản cho cán bộ chủ chốt, cấp ủy các cấp phải có quy hoạch dài hạn, ngắn hạn để cử những cán bộ trẻ có phẩm chất, năng lực đi đào tạo bồi dưỡng kiến thức một cách toàn diện, có hệ thống, đồng bộ, chuyên sâu về nghiệp vụ công tác đoàn và phong trào thanh niên ở các trường đào tạo trong và ngoài quân đội. Thứ ba, làm tốt công quản lý, tạo điều kiện về chế độ, chính sách đối với cán bộ làm công tác đoàn. Quản lý đội ngũ cán bộ Đoàn có ý nghĩa quan trọng ở chỗ, thông qua đó cấp ủy các cấp nghiên cứu tìm hiểu, xem xét đánh giá đúng đúng đắn về phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống và năng lực công tác đoàn, nắm được tình cảm và nguyện vọng của đội ngũ cán bộ làm công tác đoàn để có chủ trương giúp đỡ họ hoàn thành nhiệm vụ. Để quản lí tốt đội ngũ cán bộ làm công tác đoàn, đòi hỏi các cấp ủy đảng phải có phương pháp làm việc khoa học, xử lý đúng dắn các thông tin thực tế về cán bộ đoàn. Việc đánh giá, nhận xét, phân loại cán bộ phải dựa trên tiêu chuẩn và kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao; thực hiện quản lí 94 cán bộ đoàn thông qua các tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan chính trị kết hợp với tổ chức đoàn thanh niên các cấp. Thông qua quản lý, đề ra những yêu cầu cụ thể cho cán bộ đoàn phấn đấu rèn luyện; kịp thời phát huy ưu điểm khắc phục nhược điểm của từng cán bộ đoàn. Động viên kịp thời những cán bộ đoàn hoàn thành tốt nhiệm vụ, khuyến khích những cán bộ đoàn tích cực học tập, hăng say công tác, giành những ưu đãi về vật chất và tinh thần cho cán boojddoanf yên tâm, phấn khởi công tác, khuyến khích tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, sẵn sàng cống hiến trí tuệ và lòng nhiệt tình cho phong trào. Trong quá trình sử dụng cán bộ đoàn cần có cơ chế hợp lý, chú ý đến bồi dưỡng, tạo nguồn kế cận, phân hướng sử dụng cán bộ khi hết tuổi đoàn; cần kết hợp xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn với xây dựng đội ngũ cán bộ chỉ huy, lãnh đạo nhằm tạo ra sự thống nhất trong hệ thống tổ chức đảng, chính quyền, quần chúng dưới sự lãnh đạo mọi mặt của đảng ủy Học viện. Lựa chọn, sử dụng cán bộ đoàn phù hợp với lứa tuổi, thời gian không quá dài để khai thác tính năng động sáng tạo của tuổi trẻ. 2.2.4. Phối hợp hoạt động công tác thanh niên của Học viện với công tác thanh niên của điạ phương Trong xu thế phát triển chung đòi hỏi phải tăng cường quan hệ đoàn kết quân – dân thì việc phối hợp chặt chẽ hoạt động của các đơn vị quân đội với với các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể ở địa phương nơi đóng quân là một yêu cầu bức thiết. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là lực lượng trẻ xung kích thực hiện sự gắn kết này. Việc phối hợp Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong quân đội với các tổ chức đoàn trên địa bàn đóng quân là phối hợp tuyên truyền, vận động, giáo dục thanh niên chấp hành và thực hiện thắng lợi đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của cách mạng, của Quân đội; giáo dục nâng cao cảnh giác cách mạng vạch trần mọi âm mưu thủ đoạn của chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đỏ của các thế lực thù địch. 95 Thực tế ở một số đơn vị thuộc Học viện Quân y trong những năm vừa qua cho thấy, kết quả của sự phối hợp hoạt động với các địa phương, cơ quan, đoàn thể, các trường đại học cao đẳng trong khu vực đã đem lại hiệu quả rất to lớn trên nhiều lĩnh vực. Đối với các tổ chức đoàn, bằng các hoạt động phong trào giao lưu kết nghĩa, thể thao, văn hoá văn nghệ, thông tin tuyên truyền, các hoạt động phối hợp hoạt động nhân đạo từ thiện, thanh niên tình nguyên, hội nghị khoa học, hội thi, hội thao...thông qua đó đã giúp cho nhiều tổ chức đoàn cải tiến nội dung, hình thức, phương pháp tập hợp giáo dục đoàn viên thanh niên, tăng cường sự hiểu biết, đoàn kết lẫn nhau giữa thanh niên địa phương, học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng trong khu vực với thanh niên Học viện Quân y, tô đẹp thêm truyền thông bộ đội Cụ Hồ, “quân với dân như cá với nước”. Tuy nhiên, các hoạt động phối hợp đó chưa thường xuyên và chưa đồng đều giữa các đơn vị, hoạt động theo mùa vụ, tổ chức đoàn chưa thực sự chủ động, nhạy bén trong việc xác định nội dung hoạt động phối hợp, vì vậy để khai thác phát huy sức mạnh và đạt hiệu quả cao đòi hỏi đảng bộ Học viện phải lãnh đạo xây dựng được kế hoạch phối hợp công tác của cấp ủy, chỉ huy, tổ chức đoàn các cấp với chính quyền và tổ chức đoàn địa phương, cơ quan, đơn vị, trường học, xác định rõ phương hướng, nội dung hoạt động cho tổ chức đoàn thanh niên giữa hai đơn vị. Cấp ủy các cấp cần lãnh đạo tốt việc chủ động phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền, tổ chức đoàn thanh niên của địa phương và các trường Đại học, cao đẳng trong khu vực, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động phối hợp kết nghĩa trong công tác tuyên truyền giáo dục nhận thức cho thanh niên về mục tiêu lý tưởng của Đảng, truyền thông tốt dẹp của dân tộc, của quân đội, của đơn vị và điạ phương. Giáo dục cho thanh niên hiểu rõ tình hình nhiệm vụ của cách mạng, trách nhiệm nghĩa vụ của thanh niên đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc; chuẩn bị cho thanh niên có tâm thế và tinh thần tốt, sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ với niềm tự hào và quyết tâm cao nhất. 96 Thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu văn hoá, TDTT, KHCN, Nhân đạo từ thiện… giữa đoàn thanh niên trong Học viện với đoàn viên, thanh niên địa phương và học sinh, sinh viên các trường bạn, nâng cao đời sống tinh thần trong thanh niên. Thực hiện tốt phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng môi trường văn hoá” góp phần xây dựng đơn vị, trường học, địa phương nơi đóng quân có môi trường văn hoá lành mạnh phong phú. Thông qua lãnh đạo thực hiện có hiệu quả công tác dân vận, hướng dẫn đoàn thanh niên đơn vị chủ động phối hợp chặt chẽ với đoàn thanh niên địa phương, tổ chức các hoạt động kết nghĩa, các hoạt động nhân đạo từ thiên, thanh niên tình nguyện chung sức vì cộng đồng, nhằm giúp đỡ lẫn nhau và góp phần thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của Học viện, địa phương và trường bạn, tăng cường đoàn kết quân dân. Lãnh đạo phối hợp hoạt động công tác thanh niên của Học viện với công tác thanh niên của điạ phương và các trường đại học, cao đẳng khu vực đóng quân là góp phần phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng, trong và ngoài đơn vị đối với việc tiến hành công tác thanh niên, có ý nghĩa rất quan trọng đến việc nâng cao chất lượng giáo dục, rèn luyện thanh niên và góp phần to lớn vào việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của các tổ chức đoàn cho phù hợp với giai đoạn hiện nay. Đây là giải pháp quan trọng góp phần nâng cao chất lượng lãnh đạo công tác thanh niên của đảng bộ Học viện Quân y. 2.2.5. Phát huy vai trò của cơ quan chính trị và đội ngũ cán bộ chính trị các cấp đối với công tác thanh niên của Học viện Trên cơ sở nâng cao nhận thức, trách nhiệm lãnh đạo của đảng bộ đối với công tác thanh niên, việc phát huy vai trò của cơ quan chính trị và đội ngũ cán bộ chính trị các cấp đối với công tác thanh niên là giải pháp quan trọng nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp ủy đảng và sức mạnh của đội 97 ngũ cán bộ chính trị, sự quan tâm hướng dẫn chỉ đạo của cơ quan chính trị cấp trên đối với công tác thanh niên Học viện. Trong Nghị quyết số 51/NQTW của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Khoá IX đã chỉ rõ: ở mỗi cấp có cơ quan chính trị và cán bộ chính trị đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng cùng cấp và sự chỉ đạo của cơ quan chính trị cấp trên. Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chính trị các cấp là tiến hành công tác đảng công tác chính trị, xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và tiến hành công tác vận động quần chúng. Như vậy, cơ quan chính trị các cấp là cơ quan tham mưu giúp việc của Đảng uỷ cấp mình, có nhiệm vụ làm tham mưu cho đảng uỷ đề ra các chủ trương biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động công tác đảng công tác chính trị nói chung, công tác thanh niên nói riêng và trực tiếp hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các tổ chức đoàn trong việc thực hiện kế hoạch công tác thanh niên. Qui định 948 của Bộ Quốc phòng về công tác thanh niên trong quân đội đã chỉ rõ: “Cơ quan chính trị trực tiếp quản lý, chỉ đạo mọi mặt đối với công tác thanh niên và tổ chức đoàn trong đơn vị. Hướng dẫn việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch công tác thanh niên của các đơn vị thuộc quyền.” [4, tr. 64]. Trên cơ sở những qui định trên, để phát huy vai trò của cơ quan chính trị và đội ngũ cán bộ chính trị các cấp, nhiệm vụ chủ yếu cần tập trung làm tốt một số vấn đề cơ bản sau: Một là, cơ quan chính trị và cán bộ chính trị các cấp phải thường xuyên học tập, nghiên cứu, nắm vững các quan điểm, nghị quyết của Đảng, hướng dẫn chỉ đạo của cấp trên, bám sát mọi mặt hoạt động của đơn vị, nắm vững tình hình thanh niên và công tác thanh niên trong Học viện để giúp cho cấp ủy các cấp luôn nắm kịp thời tình hình công tác thanh niên; tham mưu cho đảng uỷ ra quyết định chính xác những vấn đề về công tác thanh niên. Căn cứ vào hướng dẫn của Thủ trưởng Tổng cục chính trị, tình hình thực tế ở đơn vị, cơ 98 quan chính trị các cấp phải xây dựng kế hoạch công tác thanh niên trong đơn vị thuộc quyền cụ thể, sát thực và phù hợp, đồng thời hướng dẫn, các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện nghị quyết lãnh đạo của cấp uỷ, kế hoạch của chính uỷ Học viện. Hai là, với tư cách là cơ quan chủ trì hoạt động công tác thanh niên, cơ quan chính trị phải xây dựng kế hoạch chỉ đạo và hướng dẫn sát với từng đặc điểm nhiệm vụ của mỗi đơn vị, đẩy mạnh công tác nghiên cứu đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Đoàn, thường xuyên theo dõi, phát hiện và bồi dưỡng những cán bộ đoàn có phẩm chất, năng lực tốt để giới thiệu làm công tác đoàn các cấp. Thường xuyên quản lý chặt chẽ, kiểm tra theo dõi sát mọi hoạt động của các tổ chức đoàn cấp dưới, bảo đảm cho nghị quyết lãnh đạo của các cấp ủy đảng và kế hoạch công tác đảng, công tác chính trị, kế hoạch công tác thanh niên được tổ chức đoàn các cấp hoạt động có hiệu quả, phát huy chức năng nhiệm vụ của mình, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ học tập, điều trị, nghiên cứu khoa học và rèn luyện, xây dựng đơn vị chính qui mẫu mực. Làm tốt công tác sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm các phong trào của thanh niên để nhân rộng điển hình tiên tiến, khích lệ các tổ chức đoàn tích cực hoạt động. Ba là, cơ quan chính trị phải hướng dẫn các cấp ủy xây dựng tổ chức đảng TSVM gắn với xây dựng tổ chức đoàn vững mạnh và đơn vị VMTD. Chỉ đạo cho ban chấp hành đoàn các cấp triển khai ý kiến đóng góp phê bình cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng cùng cấp. Bốn là, cơ quan chính trị cấp trên phải bám sát các hoạt động phong trào để trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn giúp đỡ tổ chức đoàn cấp dưới bồi dưỡng nâng cao nhận thức toàn diện và kỹ năng hoạt động công tác đoàn cho đội ngũ cán bộ đoàn ở các cấp, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ đoàn của Học viện làm tốt công tác tập hợp giáo dục, rèn luyện đoàn viên thanh niên. Trên cơ sở kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn, cơ quan chính trị cấp trên cần đề xuất với các 99 cấp uỷ cử những cán bộ trẻ tuổi, có triển vọng phát triển đi đào tạo nâng cao nghiệp vụ ở các cơ sở đào tạo bồi dưỡng trong và ngoài Quân đội. Năm là, để phát huy vai trò của cơ quan chính trị và đội ngũ cán bộ chính trị các cấp, đảng bộ Học viện Quân y cần củng cố kiện toàn cơ quan chính trị các cấp, xây dựng cơ quan chính trị đủ theo biên chế, thực sự vững mạnh, hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ. Đối với cán bộ làm công tác Đoàn cần có độ tuổi phù hợp, có kinh nghiệm làm công tác vận động quần chúng, phải có kiến thức sâu về công tác thanh niên để có đủ tư duy khoa học, khả năng nghiên cứu, nhận định xem xét đánh giá tình hình từ đó tham mưu đúng và trúng cho cấp ủy các cấp những vấn đề về công tác thanh niên, giúp cấp ủy các cấp lãnh đạo, chỉ đạo tốt công tác thanh niên. Mặt khác phải có phương pháp tác phong công tác sâu sát gần gũi thanh niên, được cán bộ, đoàn viên thanh niên tín nhiệm. Sáu là, tăng cường công tác kiểm của cấp ủy các cấp đối với cơ quan chính trị và cán bộ chính trị, đặc biệt là cán bộ chủ trì công tác đảng, công tác chính trị về việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo chức trách, bảo đảm mọi nghị quyết của đảng phải được thực hiện có hiệu quả. Mặt khác cần tăng cư- ờng gặp gỡ, tiếp súc thanh niên, lấy ý kiến phê bình của thanh niên đối với cán bộ, đảng viên. 100 KẾT LUẬN Thanh niên là chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng tiếp sức và kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng ta khẳng định thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Chăm lo, phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển vững bền của đất nước.Chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục thanh niên thành là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quan trọng của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, gia đình, nhà trường và xã hội. Đảng đề ra đường lối, chủ trương định hướng cho thanh niên hành động, xác định các chuẩn mực cho thanh niên phấn đấu; xây dựng các tấm gương điển hình tiêu biểu cho thanh niên học tập và noi theo. Làm tốt công tác thanh niên là bảo đảm sự kế tục và phát triển không ngừng của dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa. Quân đội nhân dân Việt Nam là trường học lớn góp phần giáo dục bồi dưỡng các thế hệ thanh niên Việt Nam góp sức mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, thanh niên Học viện Quân y là lực lượng xung kích đi đầu trong thực hiện thắng lợi nhiệm vụ học tập, điều trị, nghiên cứu khoa học và rèn luyện, xây dựng Học viện thành một trung tâm khoa học, các mạng và từng bước hiện đại. Lãnh đạo công tác thanh niên là một trong những chức năng nhiệm vụ của đảng bộ Học viện Quân y. Quán triệt sâu sắc quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thanh niên và công tác thanh niên, mọi hoạt động lãnh đạo của đảng bộ Học viện đối với công tác thanh niên đều nhằm tạo điều kiện để thanh niên tu 101 dưỡng, rèn luyện và trưởng thành, phát huy vai trò của tuổi trẻ trong xây dựng và thực hiện nhiệm vụ của đơn vị. Sự lãnh đạo của đảng bộ Học viện Quân y đối với công tác thanh niên là đề ra nội dung, phương thức lãnh đạo đúng đắn, phù hợp; phát huy sức mạnh của các cấp ủy, người chỉ huy, cơ quan chính trị các cấp và các tổ chức, các lực lượng trong toàn đơn vị nhằm tập hợp, thu hút, động viên, cổ vũ thanh niên hăng hái học tập, ra sức rèn luyện, xung kích đi đầu trong thực hiện mọi nhiệm vụ của đơn vị. Trong quá trình lãnh đạo cần khắc phục những yếu tố quan liêu, áp đặt hoặc buông lỏng lãnh đạo, tránh tình trạng bao biện làm thay, thiếu dân chủ đối với tổ chức đoàn. Cần có thái độ khách quan khoa học trong việc phân tích thực trạng, tìm ra các nguyên nhân và bài học kinh nghiệm làm cơ sở cho việc tăng cường sự lãnh đạo công tác thanh niên của đảng bộ Học viện Quân y trong thời kỳ mới. Trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước, tình hình thanh niên cả nước nói chung và thanh niên quân đội nói riêng tiếp tục có những biến đổi sâu sắc, phải đối diện với những khó khăn thách thức mới, cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, nhận thức chính trị của thanh niên tiếp tục diễn ra, nhưng có thể khẳng định: thanh niên Học viện Quân y tiếp tục phát huy được truyền thống 60 năm đơn vị anh hùng; có ý thức và thái độ chính trị rõ ràng đối với vận mệnh của đất nước, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, có tinh thần xung kích đi đầu trong thực hiện nhiệm vụ của Học viện. Để tăng cường sự lãnh đạo của đảng bộ Học viện Quân y đối với công tác thanh niên cần thực hiện tốt các giải pháp: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp uỷ đảng và cơ quan chính trị các cấp các cấp đối với công tác thanh niên; Đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của đảng bộ đối với công tác thanh niên; Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp hoạt động của các tổ chức Đoàn, quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn; Phối hợp hoạt động công tác thanh niên của Học viện với công tác thanh niên của điạ 102 phương; phát huy vai trò của cơ quan chính trị và cán bộ chính trị các cấp đối với công tác thanh niên. Phát huy sức mạnh tổng hợp lãnh đạo công tác thanh niên ngang tầm với nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, cùng với thanh niên cả nước, thanh niên Quân đội nói chung, thanh niên Học viện Quân y nói riêng ra sức phấn đấu, học tập, rèn luyện, trau dồi lý tưởng cách mạng, giầu trí tuệ, giỏi chuyên môn, cường tráng về thể lực, trong sáng về đạo đức, xây dựng công tác thanh niên Học viện Quân y ngày càng phát triển vững chắc, tuổi trẻ Học viện Quân y kế tục truyền thống đơn vị Anh hùng, cống hiến hết khả năng của mình góp phần xây dựng Học viện, Quân đội và sự thành công của sự nghiệp cách mạng của Đảng, của Dân tộc, vì một mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. 103 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Dân vận Trung ương (2001), Đảng Cộng sản Việt Nam với công tác vận động thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. Ban Thanh niên quân đội (1998), Thực tiễn đổi mới hoạt động của Đoàn Thanh niên góp phần xây dựng quân đội về chính trị trong thời kì mới, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Lưu hành nội bộ. 3. Ban Tổ chức Trung ương (2000), Mối liên hệ giữa Đảng với quần chúng, Thư mục trích dẫn, Hà Nội. 4. Bộ Quốc phòng (1992), Qui định số 948/QĐQP về công tác thanh niên trong Quân đội, Các văn bản của Đảng và Quân đội từ 1985 đến 1997, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 5. Lê Văn Cầu (1999), “Thực trạng và giải pháp công tác xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn”, Tạp chí thanh niên, (01). 6. Phạm Gia Cư (2000), “Xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn ở đơn vị cơ sở trong quân đội hiện nay”, Tạp chí Thanh niên, (22). 7. Phạm Gia Cư (2001), Nâng cao chất lượng công tác thanh niên ở đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam trong tình hình hiện nay, Luận án Tiến sỹ Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 8. Văn Tiến Dũng (1980), Thế hệ trẻ Việt Nam với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc XHCN, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 9. Dương Tự Đam ( ), Thanh niên giáo dục và phát triển, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 10. Đảng bộ Học viện Quân y (2005), Văn kiện đại hội Đảng bộ Học viện Quân y lần thứ XIX nhiệm kỳ 2005-2010, (Lưu hành nội bộ). 104 11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1985), Nghị quyết 26- NQ/TW ngày 04/7/ 1985, Nghị quyết của Bộ Chính trị về đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên, Các văn bản của Đảng và Quân đội về công tác thanh niên từ năm 1985 đến năm 1997, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Nghị quyết số 25-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên, Các văn bản của Đảng và Quân đội về công tác thanh niên từ năm 1985 đến năm 1997, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII về công tác thanh niên trong thời kỳ mới, Các văn bản của Đảng và Quân đội về công tác thanh niên từ năm 1985 đến năm 1997, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam Khoá X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Nghi quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. Đảng uỷ Quân sự Trung ương (1993), Nghị quyết số 187/NQ-ĐU của Thường vụ ĐUQSTW về công tác thanh niên quân đội trong thời kỳ 105 mới, Các văn bản của Đảng và Quân đội từ 1985 đến 1979, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 20. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2007), Điều lệ Đoàn Thanh niên, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 21. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2007), Văn kiện Đại hội đại biểu Đoàn toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 22. Nguyễn Văn Hùng (2001), Đảng Cộng sản Việt Nam với công tác vận động thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 23. Đoàn Khuê (1996), “Đảng đạt niềm tin sâu sắc vào thanh niên trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc”, Thông tin thanh niên quân đội, (1). 24. Vũ Trọng Kim (2002), “Thế hệ trẻ việt nam mãi mãi đi theo con đường Đảng, Bác Hồ đã chọn”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (07). 25. Nguyễn Lam (1986), Đảng là người tổ chức và lãnh đạo Đoàn Thanh niên lao động chúng ta, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 26. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 27. C.Mác - Ph.Ăngghen (1972), Về thanh niên, Nxb Cận vệ, Hà Nội. 28. C.Mác - Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 16, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 29. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 30. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 31. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 32. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 33. Đinh Văn Nam (1985), Để hiểu đúng và tin thanh niên, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 34. Phạm Đình Nghiệp (1999), Đổi mới hoạt động của các tổ chức quần chúng trong quân đội nhằm tăng cường hiệu quả xây dựng quân đội về chính trị trong giai đoạn mới, Đề tài chương trình KXB 96-06. 106 35. Phạm Đình Nghiệp (2000), Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ Việt Nam trong tình hình mới, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 36. Ngô Bích Ngọc (2004), Sự lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng đối với Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong các trường đại học và cao đẳng ở Hà Nội giai đoạn hiện nay. Luận án tiến sĩ khoa học Chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 37. Vũ Oanh (1996), “Mấy vấn đề về xây dựng lý tưởng cho thanh niên hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, (11). 38. Nguyễn Trọng Oánh ( ), Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong hệ thống chính trị, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 39. Lê Khả Phiêu (2000), “Năm thanh niên vinh dự cao quí và trách nhiệm nặng nề với thế hệ trẻ”, Tạp chí Thanh niên, (02). 40. Phòng Chính trị Học viện Quân y (2007), Báo cáo của Phòng Chính trị Học viện Quân y tại Đại hội đoàn Học viện Quân y lần thứ VII, (Lưu hành nội bộ). 41. Hoàng Bình Quân (2002), “Tình hình tư tưởng của thanh niên hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, (9). 42. Phạm Thanh Quý (2003), Xây dựng tổ chức đoàn cơ sở trung đoàn vững mạnh ở các binh đoàn chủ lực Quân đội nhân dân Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 43. Nguyễn Văn Quyết (1990), Đẩy mạnh quá trình hình thành và phát triển phẩm chất chính trị của thanh niên quân đội ta trong giai đoạn hiện nay, Luận án Phó tiến sĩ, Hà Nội. 44. Đoàn Văn Thái (2007), Đổi mới phương thức hoạt động và lề lối làm việc của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong tiến trình cải cách hành chính ở Việt Nam, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 45. Thông tin Thanh niên Quân đội, từ số 30 đến số 46, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 107 46. Thư viện Quân đội (1997), Thanh niên trong LLVT- lực lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 47. Tổng cục Chính trị (1997), Các văn bản của Đảng và Quân đội về công tác thanh niên từ năm 1985 đến năm 1997, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 48. Tổng cục Chính trị (1998), Công tác đảng, công tác chính trị tập 1, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 49. Tổng cục Chính trị (1998), Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng công tác Đoàn, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 50. Tổng cục Chính trị (2003), Giáo dục, rèn luyện thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 51. Tổng cục Chính trị (2008), Văn kiện Đại hội Đoàn Quân đội lần thứ VII, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 52. Từ điển tiếng Việt (1994), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 106 tæ chøc §¶ng trùc thuéc §¶ng ñy Häc viÖn Qu©n y Th­êng vô §¶ng uû §¶ng bé BÖnh viÖn 103 (§¶ng bé cÊp trªn trùc tiÕp c¬ së, cã: §¶ng bé Tr­êng trung cÊp Qu©n y I (§¶ng bé 3 cÊp, §¶ng bé ViÖn Báng Lª H÷u Tr¸c (15 chi bé trùc thuéc) §¶ng bé Trung t©m §µo t¹o NCYHQS (07 chi bé trùc thuéc) §¶ng bé Phßng ChÝnh trÞ (05 chi bé trùc thuéc) §¶ng bé V¨n phßng (06 chi bé trùc thuéc) §¶ng bé Phßng hËu cÇn (06 chi bé trùc thuéc) §¶ng bé HÖ Sau ®¹i häc (52 chi bé trùc thuéc) §¶ng bé HÖ §¹i häc (22 chi bé trùc thuéc) Chi bé J4 Chi bé J5 Chi bé J6 Chi bé J7 Chi bé J8 Chi bé J9 Chi bé Ban QLCT Chi bé HÖ 3 Chi bé K10 Chi bé K18 Chi bé K20 Chi bé K21 Chi bé K30 Chi bé K31 Chi bé K50 Chi bé K52 Chi bé K53 Chi bé K55 Chi bé K56 Chi bé K57 Chi bé K58 Chi bé K61 Chi bé K69 Chi bé K80 Chi bé K81 Chi bé K82 Chi bé K83 Chi bé K84 Chi bé K85 §¶ng uû Häc viÖn QU©n y §¶ng bé HÖ Qu¶n lý häc viªn d©n sù (09 chi bé trùc thuéc) Chi bé TT NC Y-D­îc Chi bé K40 Chi bé K90 107 Ban Gi¸m ®èc Phßn g ChÝn h trÞ V¨n phßn g Phßn g ®µo t¹o Phßn g Sau ®¹i häc Phßn g KHCN -MT Phßn g Th«n g tin Phßn g HËu cÇn Phßn g Tran g bÞ VT- Phßn g Tµi chÝn h Ban C«ng nghÖ th«n g Ban Qu¶n lý c«ng tr×n 10 Bé m«n: qu©n sù TDTT, KHCB, KHXH&NV, 07 Bé m«n: Y häc c¬ së 04 Bé m«n: Y häc qu©n sù 37 Bé m«n: Y häc l©m sµng HÖ Sau ®¹i häc HÖ §¹i häc HÖ Quèc tª HÖ Qu¶n lý häc viªn d©n sù Tr­êng Trung cÊp Qu©n y I (06 khoa, 05 phßng, 02 Trung t©m HuÊn luyÖn Nghiªn cøu Y häc Trung t©m øng dông vµ S¶n xuÊt thuèc thùc Trung t©m Nghiªn cøu Y-D­îc häc Qu©n sù Trung t©m Phßng chèng nhiÔm ®éc Trung t©m C«ng nghÖ Ph«i Trung t©m §µo t¹o Nghiªn cøu D­îc BÖnh viÖn 103 (33 Bé m«n– Khoa; 02 Bé m«n; 05 Khoa, 07 Phßng, Ban) ViÖn Báng Lª H÷u Tr¸c (01 Bé m«n; 12 Khoa vµ La b«; 07 Phßng, Ban) 108 Ghi chó nh÷ng tõ viÕt t¾t: KHCN-MT (Khoa häc C«ng nghÖ M«i tr­êng); VT-KT (VËt t­ – Kü thuËt); TDTT (ThÓ dôc – ThÓ thao); KHCB (Khoa häc c¬ b¶n); KHXH&NV (Khoa häc X· héi vµ Nh©n v¨n). 108 Phụ lục 3 KẾT QUẢ XÂY DỰNG ÐẢNG BỘ HỌC VIỆN QUÂN Y TỪ NĂM 2004-2008 (Đánh giá chất lượng và bình xét hàng năm) Nội dung Năm 2004 % Năm 2005 % Năm 2006 % Năm 2007 % Năm 2008 % Tổ chức đảng trong sạch vững mạnh 90,01% 96,19% 93,72% 96,41% 93,9% Không trong sạch vững mạnh 9,99% 3,81% 6,28% 3,59% 6,1% §¶ng viªn ®ñ t­ c¸ch 99,45% 99,97% 99,81% 99,8% 99,79% §¶ng viªn ®ñ t­ c¸ch hoµn thµnh tèt n/vô 94,06% 95,99% 94,11% 88,71% 83,09% §¶ng viªn vi ph¹m t­ c¸ch 0,55% 0,03% 0,19% 0,2% 0,21% Nguồn: Ban tổ chức Học viện Quân y cung cấp (tháng 10/2008) 109 Phụ lục 4 TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LUỢNG TỔ CHỨC ÐOÀN, ÐOÀN VIÊN HỌC VIỆN QUÂN Y TỪ NĂM HỌC (2003 – 2004) ÐẾN (2007-2008) TẬP THỂ ĐCS CÁ NHÂN phát S ố T T Năm học KẾT QUẢ BÌNH XÉT triển TS TS VM KhÁ TB Y Ế U VM ĐOÀN VIÊN CÁN BỘ ĐOÀN Thanh niờn Đản g CÐ DB Dự bình ĐV XS ĐV Kh ĐV TB ĐV Yếu T.Số DB GIỎI KHÁ TB Yế u Ti ên tiế n khá 1 2003-2004 86 84 49 58,33% 26 30,95% 09 10,72 % 08 1892 46,41 % 1562 38,32% 615 15,o8% 7 2 2004-2005 87 85 56 65.88 % 22 25,88 % 07 8,24% 08 4118 200 4 48, 66% 1588 38,56 % 587 14,25 % 358 358 200 55,8 6% 151 42,17 % 07 1,9 7% 111 3 2005-2006 87 84 45 53,57% 27 32,14% 12 14,29% 0 09 4096 180 0 43,99 % 2021 49,34% 265 6,47% 10 0,24% 411 396 219 55,30 % 160 40,40% 17 4,30% 0 227 4 2006-2007 97 97 52 53,61% 38 39,17% 07 7,22% 0 09 4973 203 5 40,92 % 2241 45,06% 663 13,34% 34 0,68% 457 457 216 47, 26% 213 46,61 % 27 5,9 1% 0 1 0 , 2 2 % 327 110 5 2007-2008 102 102 65 63,72 % 25 24,5% 12 11,8% 0 11 5998 2813 46,90 % 2502 41,72% 663 11,04% 20 0,3 4% 475 475 261 54,9 4% 185 38,95% 29 6,1 1% 0 233

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf5_8585.pdf
Luận văn liên quan