Thứ nhất, đối tượng lấy mẫulà khách hàng đã bay cùng Việt Nam Airline trong
vòng một năm qua. Và khách hàng được hỏi về cảm nhận của họ về dịch vụ của
Việt Nam Airline trong lần bay gần đây nhất, do đó những đánh giá của khách hàng
có thể bị lệch, bị ảnh hưởng bởi những lần bay trước đó. Để có được những đánh
giá chính xác hơn, nhà nghiên cứu nên phỏng vấn khách hàng về một chuyến bay cụ
th ể ngay sau khi họ thực hiện xong chuyến bay đó.
Thứ hai, kết quả của mẫu thu được có tỷ lệ nam lớn gần gấp hai lần so với nữ, cụ
th ể nam chiếm 63.6% và nữ chiếm 36.4%. Ngoài ra mẫu được thu thập không theo
tỷ lệ giữa các tuyến bay. Do đó, tính tổng quát hóa của mẫu làchưa cao. Để nâng
cao khả năng tống quát của mẫu, nghiên cứu cần được lặp lại với việc thu thập mẫu
theo một tỷ lệ hợp lý hơn.
Khắc phục hai hạn chế trên là một hướng cho nghiên cứu tiếp theo.
124 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2740 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ lên sự thỏa mãn của khách hàng tại Việt Nam Airlines, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
như bị áp đặt chi phí cho chuyến đi của mình. Với thực tế
này, thì giá cả không phải là yếu tố quan tâm của khách hàng cho nên nó không tạo
nên sự thỏa mãn khách hàng mà yếu tố chính và quan trọng nhất chính là chất lượng
dịch vụ. Kết quả cũng cho thấy rằng, chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn khách hàng
là gần như nhau, nghĩa là có chất lượng thì có sự thỏa mãn khách hàng.
4.5 So sánh hai mô hình
Như đã phân tích ở trên, các chỉ tiêu đánh giá độ phù hợp của mô hình với dữ
liệu thị trường cho thấy rằng cả hai mô hình đều đạt được sự thích hợp.
Khi so sánh hai mô hình, ta thấy rằng trị thống kê Chi-bình phương của mô hình
SERVPERF là 563.676 lớn hơn Chi-bình phương của mô hình AIB là 436.149, tuy
nhiên khi tính tương đối theo bậc tự do thì chỉ số CMIN/df của 2 mô hình đều
không có sự khác biệt lớn (Bảng 4.17)
Ngoài ra các chỉ tiêu đánh giá độ phù hợp khác như: chỉ số thích hợp so sánh CFI
(comparative fit index); chỉ số TLI (Tucker & Lewis index) và chỉ số RMSEA (root
mean square error approximation) ở cả hai mô hình đều có giá trị gần bằng nhau và
đều đạt yêu cầu về độ thích hợp (Bảng 4.27).
Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh
HV:Đỗ Duy Nhật GVHD:PGS.TS Bùi Nguyên Hùng
72
Bảng 4. 27 So sánh các chỉ tiêu đánh giá của hai mô hình
Các chỉ tiêu Mô hình Serperf
Mô hình
Airline Industry
Số thành phần 4 4
Số biến quan sát 20 18
Chi-bình phương 563.676 436.149
Bậc tự do 283 235
p 0.000 0.000
CMIN/df 1.992 1.856
TLI 0.955 0.964
CFI 0.961 0.970
RMSEA 0.049 0.045
R 2 (SERV QUAL) 0.740 0.690
Tuy nhiên, khi xét đến mức độ giải thích của thành phần chất lượng dịch vụ (SERV
QUAL) lên sự thay đổi phương sai của Sự thỏa mãn thì kết quả cho thấy mô hình
thang đo SERVPERF giải thích tốt hơn đạt 74% so với mô hình thang đo AIB 69%.
Và kết quả trong nghiên cứu này cũng có phần tương tự như kết quả trong bài
nghiên cứu của Cuningham và cộng sự tại thị trường Mỹ và Hàn Quốc năm 2002.
Kết quả cho thấy rằng hệ số R 2 hiệu chỉnh của mô hình SERVPERF lớn hơn so với
mô hình AIB.
Tuy nhiên, cả hai mô hình thang đo đều thích hợp với dữ liệu thị trường, do đó nên
kết hợp cả hai mô hình này trong việc đánh giá Sự thỏa mãn của khách hàng ở lĩnh
vực dịch vụ hàng không.
Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh
HV:Đỗ Duy Nhật GVHD:PGS.TS Bùi Nguyên Hùng
73
CHƯƠNG 5
Ý NGHĨA VÀ KẾT LUẬN
5.1 Giới thiệu
Nghiên cứu này có 3 mục tiêu chính là: (1) Kiểm định mô hình SERVPERF
và mô hình Airline Industry base (AIB) trong lĩnh vực dịch vụ Hàng không tại thị
trường nội địa Việt Nam mà cụ thể là Việt Nam Airline; (2) Kiểm định mô hình lý
thuyết về mối quan hệ giữa Chất lượng dịch vụ sự Thỏa mãn và Lòng trung thành
của khách hàng. Việc xây dựng mô hình nghiên cứu được dựa vào lý thuyết về Chất
lượng dịch vụ, lý thuyết về đo lường và đánh giá đo lường đã có trên thị trường thế
giới. (3) So sánh độ thích hợp của hai mô hình SERVPERF và AIB dựa vào kết quả
của việc phân tích hai mô hình thang đo này;
Phương pháp nghiên cứu sử dụng để kiểm định mô hình đo lường và mô hình
nghiên cứu bao gồm hai bước chính: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp định tính thông qua kỹ thuật
thảo luận tay đôi. Nghiên cứu này dùng để điều chỉnh, bổ sung các biến quan sát
cho hai mô hình thang đo làm cho bộ thang đo phù hợp hơn với đặc điểm văn hóa,
kinh tế xã hội ở thị trường Việt Nam. Nghiên cứu chính thức cũng được thực hiện
bằng phương pháp định lượng thông qua kỹ thuật bút vấn với mẫu lấy theo phương
pháp thuận tiện có kích thước là n = 420. Nghiên cứu này dùng để kiểm định lại
thang đo và mô hình nghiên cứu. Thang đo được đánh giá sơ bộ thông qua phương
pháp độ tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Mô hình
thang đo sau đó được kiểm định lại độ giá trị và độ tin cậy thông qua phương pháp
phân tích nhân tố khẳng định CFA. Mô hình lý thuyết được kiểm định thông qua
phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM với sự hỗ trợ của phần
mềm AMOS 5.0.
Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh
HV:Đỗ Duy Nhật GVHD:PGS.TS Bùi Nguyên Hùng
74
Mục đích của chương này là tóm tắt lại các kết quả chính và đưa ra kết luận từ
nghiên cứu. Chương này gồm hai phần chính, (1) tóm tắt kết quả chủ yếu và đóng
góp về mặt lý thuyết, về phương pháp cùng với ý nghĩa của chúng đối với nhà quản
trị và nhà nghiên cứu, (2) các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.
5.2 Kết quả chính và đóng góp của nghiên cứu
Kết quả chính của đề tài nghiên cứu này đã hoàn thành được 4 mục tiêu đề ra.
Thứ nhất, về mô hình đo lường, với 420 mẫu thu thập được, hai thang đo được
đánh giá sơ bộ bằng độ tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá
EFA. Kết quả đánh giá sơ bộ cho thấy mô hình SERVPERF gồm 4 thành phần với
20 biến quan sát; mô hình AIB cũng bao gồm 4 thành phần với 18 biến quan sát.
Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA cho thấy mô hình SERVPERF bao gồm
4 thành phần: (1) Sự chuyên nghiệp của hãng được đo lường bằng 7 biến quan sát;
(2) Nhân viên được đo lường bằng 6 biến quan sát; (3) Sự đồng cảm được đo lường
bằng 4 biến quan sát và (4) Sự hữu hình được đo lường bằng 3 biến quan sát. Mô
hình AIB bao gồm 4 thành phần: (1) Năng lực hãng được đo lường bằng 6 biến
quan sát; (2) Tiện nghi được đo lường bằng 5 biến quan sát; (3) đề bù được đo
lường bằng 3 biến quan sát và (4) Hành lý được đo lường bằng 4 biến quan sát. Kết
quả cũng cho thấy hai mô hình thang đo SERVPERF và AIB đều đạt yêu cầu vệ độ
tin cậy tổng hợp, phương sai trích, độ giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Kết quả này
có ý nghĩa sau:
(1) Kết quả này cung cấp một hệ thống thang đo lường Chất lượng dịch vụ cho
ngành hàng không tại thị trường Việt Nam.
(2) Các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực tiếp thị có thể sử dụng, điều chỉnh, bổ
sung các thang đo lường này cho các nghiên cứu của mình trong lĩnh vực
tiếp thị dịch vụ nói chung và ngành hàng không nói riêng. Kết quả của
nghiên cứu này cũng cho thấy rằng, không nên đo lường các khái niệm
tiềm ẩn bằng chính chúng. Lý do là mỗi đối tượng nghiên cứu có thể hiểu
các biến tiềm ẩn theo những cách khác nhau. Cụ thể ở nghiên cứu này là
Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh
HV:Đỗ Duy Nhật GVHD:PGS.TS Bùi Nguyên Hùng
75
khi đo lường chất lượng dịch vụ hàng không chúng ta phải được đo lường
bằng nhiều thành phần và mỗi thành phần phải được đo lường bằng nhiều
biến quan sát.
(3) Kết quả nghiên cứu này cũng gợi ý cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch
vụ, đặt biệt là dịch vụ hàng không là: không nên đánh giá chất lượng dịch
vụ một cách chung chung như chất lượng dịch vụ này cao hay thấp v.v mà
chất lượng dịch vụ phải được đo bằng một tập nhiều thang đo để đo lường
các khái niệm thành phần có liên hệ với nhau và chúng cùng tạo nên chất
lượng dịch vụ. Ngoài ra thang đo lường trong nghiên cứu tiếp thị phải được
kiểm định độ giá trị và độ tin cậy khi sử dụng chúng. Nếu việc này không
được thực hiện một cách hợp lý thì giá trị của kết quả nghiên cứu là vấn đề
cần được xem xét lại.
Thứ hai, về mô hình nghiên cứu, kết quả phân tích SEM cho thấy các chỉ số đánh
giá độ phù hợp như CFI, TLI, RMSEA của cả hai mô hình đều đạt yêu cầu. Điều
này có nghĩa rằng cả hai mô hình nghiên cứu đều phù hợp với dữ liệu thị truờng.
Việc chấp nhận giả thuyết về mối quan hệ nhân quả giữa Chất lượng dịch vụ hàng
không và Sự thỏa mãn của khách hàng trong nghiên cứu này, mang lại một số ý
nghĩa thiết thực cho nhiều đối tượng khác nhau: đối tượng là các doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ nói chung và dịch vụ hàng không nói riêng, các công ty hỗ trợ tiếp
thị quảng cáo, khuyến mại, nghiên cứu thị trường, cũng như các nhà nghiên cứu
trong ngành tiếp thị.
Trong một nghiên cứu gần đây về giá trị thương hiệu tại thị trường tiêu dùng Việt
Nam (Nguyễn Đình Thọ, 2007) đã cho thấy rằng, chất lượng cảm nhận là yếu tố
quan trọng nhất tạo nên giá trị thương hiệu và là yếu tố chính tạo nên sự thỏa mãn
và lòng trung thành của khách hàng. Vì vậy, nếu nắm bắt được những tiêu chí tạo
nên chất lượng dịch vụ hàng không, các nhà kinh doanh ngành hàng không sẽ dễ
dàng hơn trong việc cải thiện chất lượng dịch vụ của mình để ngày càng đáp ứng
Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh
HV:Đỗ Duy Nhật GVHD:PGS.TS Bùi Nguyên Hùng
76
đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng, nghĩa là làm thỏa mãn họ và từng bước duy
trì lòng trung thành của họ.
Trong bối cảnh Việt Nam đang trong thời kỳ mở cửa ngành hàng không, cùng với
sự xuất hiện của các hãng hàng không giá rẻ và tình hình bất ổn của giá xăng dầu
thế giới (đây là nguyên liệu đầu vào chủ yếu của ngành hàng không, chiếm tới 35%
tổng chi phí) thì việc cạnh tranh về giá, khuyến mãi là yếu điểm của các hãng hàng
không truyền thống như Việt Nam Airline. Vũ khí cạnh tranh còn lại cho các hãng
truyền thống là Chất lượng dịch vụ. Vì vậy nắm bắt được các yếu tố chất lượng dịch
vụ và cải thiện chúng một cách có hiệu quả là yếu tố sống còn của các hãng này
trong đó có Viet Nam Airline.
Ngoài ra, kết quả ước lượng các hệ số tải giữa các thành phần lên khái niệm chất
lượng dịch vụ hàng không đều có ý nghĩa thống kê. Kết quả này mang lại cho các
nhà quản trị một số thông tin sau đây:
Với mô hình SERVPERF thì thành phần Sự chuyên nghiệp của hãng có mức độ
đóng góp lớn nhất vào chất lượng dịch vụ hàng không tại Việt Nam Airline, thể
hiện ở việc hãng giữ đúng lời hứa, máy bay cất cánh đúng giờ, quan tâm giải quyết
khiếu nại cho khách hàng v.v…Tiếp theo là thành phần nhân viên,thể hiện ở năng
lực, thái độ phục vụ của nhân viên. Kế đến là thành phần Đồng cảm thể hiện ở sự
quan tâm đến và chăm sóc khách hàng và cuối cùng là Sự hữu hình thể hiện bởi bề
ngoài như trang thiết bị, cơ sở vật chất v.v…
Với mô hình AIB thì thành phần Năng lực hãng giải thích nhiều nhất cho chất
lượng dịch vụ hàng không, thể hiện ở mạng lưới, tần suất bay, giờ bay, nhân viên và
độ an toàn của dịch vụ. Tiếp theo là thành phần Tiện nghi trên máy bay, rồi Thủ tục
đền bù và sau cùng là Xử lý hành lý.
Do đó, để cải thiện chất lượng dịch vụ hàng không, nhà quản trị cần quan tâm cải
thiện các yếu tố ở trên với mức độ ưu tiên hợp lý tùy thuộc vào nguồn lực của công
ty.
Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh
HV:Đỗ Duy Nhật GVHD:PGS.TS Bùi Nguyên Hùng
77
Thứ ba, kết quả so sánh hai mô hình SERVPERF và AIB cho thấy cả hai mô hình
đều phù hợp với dữ liệu thị trường. Tuy nhiên, đối với mô hình thang đo
SERVPERF thì mức độ giải thích của chất lượng dịch vụ lên sự thay đổi phương sai
của Sự thỏa mãn lớn hơn (74%) so với mô hình thang đo AIB (69%). Kết quả này
tương tự với kết quả của Cuningham và cộng sự thực hiện ở thị trường hàng không
Mỹ và Hàn Quốc năm 2002. Tuy nhiên, khi đánh giá chất lượng dịch vụ hàng
không, để việc đánh giá mang tính toàn diện và tổng quát hơn thì các nghiên cứu
cần kết hợp hai mô hình với nhau.
5.3 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo
Tương tự như bất kỳ dự án nghiên cứu nào, nghiên cứu này còn tồn tại nhiều
hạn chế.
Thứ nhất, đối tượng lấy mẫu là khách hàng đã bay cùng Việt Nam Airline trong
vòng một năm qua. Và khách hàng được hỏi về cảm nhận của họ về dịch vụ của
Việt Nam Airline trong lần bay gần đây nhất, do đó những đánh giá của khách hàng
có thể bị lệch, bị ảnh hưởng bởi những lần bay trước đó. Để có được những đánh
giá chính xác hơn, nhà nghiên cứu nên phỏng vấn khách hàng về một chuyến bay cụ
thể ngay sau khi họ thực hiện xong chuyến bay đó.
Thứ hai, kết quả của mẫu thu được có tỷ lệ nam lớn gần gấp hai lần so với nữ, cụ
thể nam chiếm 63.6% và nữ chiếm 36.4%. Ngoài ra mẫu được thu thập không theo
tỷ lệ giữa các tuyến bay. Do đó, tính tổng quát hóa của mẫu là chưa cao. Để nâng
cao khả năng tống quát của mẫu, nghiên cứu cần được lặp lại với việc thu thập mẫu
theo một tỷ lệ hợp lý hơn.
Khắc phục hai hạn chế trên là một hướng cho nghiên cứu tiếp theo.
Thứ ba, với mục tiêu đã đề ra, nghiên cứu này chỉ xem xét sự tác động của Chất
lượng dịch vụ đến Sự thỏa mãn của khách hàng. Có thể còn nhiều yếu tố khác nữa
góp phần vào việc giải thích cho sự thỏa mãn của khách hàng Việt Nam Airlines
như giá cả cảm nhận, cảm nhận về rủi ro, các chương trình khuyến mãi, chương
Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh
HV:Đỗ Duy Nhật GVHD:PGS.TS Bùi Nguyên Hùng
78
trình khách hàng thường xuyên v.v...Vấn đề này đưa ra một hướng nữa cho các
nghiên cứu tiếp theo.
Thứ tư, nghiên cứu này chưa xem xét đến sự khách biệt trong cảm nhận của các
nhóm khách hàng khác nhau về các thành phần chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn
khách hàng. Tiến hành xem xét thêm vấn đề này cũng là một hướng cho nghiên cứu
tiếp theo.
Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh
HV:Đỗ Duy Nhật GVHD:PGS.TS Bùi Nguyên Hùng
79
Tài liệu tham khảo.
1. Bùi nguyên Hùng & Nguyễn Thúy Quỳnh Loan (2004), Quản lý chất lượng,
Nxb Đại học Quốc gia TP.HCM.
2. Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2007), Nghiên cứu thị trường,
Nxb Đại học Quốc gia TP.HCM.
3. Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2007), Nghiên cứu khoa học
Marketing: Ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, Nxb Đại học Quốc
gia TP.HCM.
4. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), “Phân tích dữ liệu nghiên
cứu với SPSS”, nhà xuất bản thống kê.
5. Lê Thành Long (2006), “Sử dụng thang đo SERVPERF để đánh giá chất
lượng đào tạo ĐH tại ĐH An Giang”. Đề tài nghiên cứu khoa học khoa
Quản trị kinh doanh Đại Học An Giang.
6. Nguyễn Huy Phong (2007), “Servqual hay Servperf – một nghiên cứu so
sánh trong thị trường Việt Nam”. Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản trị
doanh nghiệp ĐHBK TPHCM.
7. Phạm Đức Kỳ (2006), “Nghiên cứu sự trung thành của khách hàng đối với
dịch vụ thông tin di động tại TP.Hồ Chí Minh”. Luận văn thạc sĩ chuyên
ngành Quản trị doanh nghiệp ĐHBK TPHCM.
8. Bei, L.T., Chiao, Y.C., (2006), “The determinants of customer loyalty: an
analysis of intangibile factors in three service industries,” International
Journal of Commerce & Management, Vol.16 No.3&4, pp.177.
9. Consuegra, D. M., Molina, A., and Esteban, A. (2007), “An integarated
model of price, satisfaction and loyalty: an empirical analysis in the service
sector,” Journal of Product & Brand Management, Vol.16 No.7, pp.459-468.
Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh
HV:Đỗ Duy Nhật GVHD:PGS.TS Bùi Nguyên Hùng
80
10. Cunningham, L.F., Young, C.E. and Lee, M. (2002), “Cross-cultural
perspectives of service quality and risk in air transportation,” Journal of Air
Transportation, Vol.7 No.1, pp.3-26.
11. Dimitriades, Z.S, (2006), “Customer satisfaction, loyalty and commitment in
service organizations: Some evidence from Greece,” Management Research
News Vol.29 No.12, pp.782-800.
12. Gourdin, K. N. (1988), “Bringing Quality Back to Commercial Air Travel,”
Transportation Journal, Vol.27 No.3.
13. Gourdin, K. N., and Kloppenborg, T. J. (1991), “Identifying Service Gaps in
Commercial Air Travel: The First Step Toward Quality Improvement,”
Transportation Journal, Vol.31 No.1, pp.22-30.
14. Hellier, P.K., Geursen, G.M., Carr, R.A., Rickard, J.A., (2003), “Customer
repurchase intention: A general structural equation model,” European
Journal of Marketing, Vol.37 No.11/12, pp.1762-1800.
15. Jame L.Arbuckle (2006), “Amos 7.0 User’s Guide”, URL:
16. James A. Fitzsimmons & Mona J. Fitzsimmons (2001), “Service
Management, Operation, Strategy and Information Technology”. Mc Graw-
Hill, Inc.
17. Jay Heizer & Barry Render (2006), Operation Management, Pearson/
Prentice Hall.
18. Kalapurkal, R., Dickson, P.R., & Urbany, J. E., (1991), “Perceiver Price
Fairness and Dual Entitlement,” Advances in Consumer Research, Vol.18.
19. Martins, M., & Monroe, K.B., (1994), “Perceived Fairness: A New Look at
an Old Construst,”Advances in Consumer Research, Vol.21.
Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh
HV:Đỗ Duy Nhật GVHD:PGS.TS Bùi Nguyên Hùng
81
20. Philip Kotler & Gary Armstrong (2004), Những nguyên lý Tiếp thị, Nxb
Thống kê.
21. Prayag, G. (2007), “Assesing international tourist’s perceptions of service
quality at Air Mauritius,” International Journal of Quality & Reliability
Management, Vol.24 No.5, pp. 492-514.
22. Rex B. Kline (1998), “Pricnciples and Practice of Structural Equation
Modelling”,The Guilford Press, New York London.
23. Seth, N., Deshmukh, S.G., and Vrat, P., (2004), “Service quality models: a
review,” International Journal of Quality & Reliability Management, Vol. 22
No.9, pp.923-949.
24. Sultan, F. and Simpson, M.C. (2000), “International service variants: airline
passenger expectations and perceptions of service quality”, Journal of
Services Marketing, Vol.14 No.3, pp. 188-216.
25. Xia, L., Monroe, K.B., and Cox, J.L. (2004), “ The Price Is Unfair! A
conceptual framework of price fairness perceptions,” Journal of Marketing,
Vol. 68, pp.1-15.
26. Xia, L., Monroe, K.B., and Cox, J.L. (2004), “Perception of price fairness
influence consumer behavior,” Marketing News, pp. 52.
27. Zins, A.H, (2001), “Relative attitudes and commitment in customer loyalty
models: Some experimences in the commercial airline industy,” International
Journal of Service Industry Management, Vol.12 No.3, pp.269-294.
Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh
HV:Đỗ Duy Nhật GVHD:PGS.TS Bùi Nguyên Hùng
i
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: Đỗ Duy Nhật.
Ngày, tháng, năm sinh: 01/05/1980.
Nơi sinh: Thừa Thiên Huế.
Địa chỉ liên lạc: Thôn Bồ Điền, Xã Phong An, Huyện Phong Điền, Thừa Thiên
Huế.
Dân tộc: Kinh.
II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
1999 - 2004 : Sinh viên khoa Điện-Điện tử Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí
Minh.
2005 - 2006 : Học viên khóa chuyển đổi Cao Học Quản Trị Doanh nghiệp,
Trường Đại Học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh.
2006 - 2008 : Học viên cao học ngành Quản trị Doanh nghiệp, Khoa Quản Lý
Công Nghiệp, Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh.
III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC
2004 – nay: Công tác tại phòng Khai thác bay, Công ty Jetstar Pacific Airline.
Người khai
Đỗ Duy Nhật
Phụ lục
Đỗ Duy Nhật
1
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC A...........................................................................................................3
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN ..........................................................................3
PHỤ LỤC B ...........................................................................................................7
XỬ LÝ SỐ LIỆU ...................................................................................................7
PHỤ LỤC 1: CÁC KẾT QUẢ THÔNG TIN VỀ MẪU.......................................8
Phụ lục 1.1 Phân bố mẫu theo giới tính....................................................................8
Phụ lục 1.2 Phân bố mẫu theo độ tuổi......................................................................8
Phụ lục 1.3 Phân bố mẫu theo công việc..................................................................8
Phụ lục 1.4 Phân bố mẫu theo thu nhập ...................................................................8
Phụ lục 1.5 Phân bố mẫu theo số lần bay trong năm ................................................8
Phụ lục 1.6 Phân bố mẫu theo lần bay gần nhất .......................................................9
Phụ lục 1.7 Phân bố mẫu theo tuyến bay..................................................................9
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ DỮ LIỆU THỐNG KÊ MÔ TẢ.................................10
Phụ lục 2.1 Kết quả thống kê biến độc lập .............................................................10
Phu lục 2.2 Kết quả thống kê biến phụ thuộc .........................................................11
PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA .............12
Phụ lục 3.1 Kết quả EFA thang đo SERVPERF (chưa loại biến) ...........................12
Phụ lục 3.2 Kết quả EFA thang đo SERVPERF (hiệu chỉnh).................................13
Phụ lục 3.3 Kết quả EFA thang đo Airline Industry (chưa loại biến) .....................15
Phụ lục 3.4 Kết quả EFA thang đo Airline Industry (hiệu chỉnh) ...........................17
Phụ lục
Đỗ Duy Nhật
2
Phụ lục 3.5 Kết quả EFA thang đo Sự thỏa mãn và Lòng trung thành....................18
PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CFA CÁC THANG ĐO .......................19
Phụ lục 4.1 Kết quả CFA thang đo thành phần Sự hữu hình TAN và Đồng cảm
EMP ......................................................................................................................19
Phụ lục 4.2 Kết quả CFA thang đo thành phần Năng lực hãng CAP ......................19
Phụ lục 4.3 Kết quả CFA thang đo thành phần Nhân viên STA .............................20
Phụ lục 4.4 Kết quả CFA mô hình đo lường tới hạn (thang đo SERVPERF) .........21
Phụ lục 4.5 Giá trị ước lượng các mối quan hệ trong mô hình nghiên cứu (thang đo
SERVPERF)- chưa chuẩn hóa ...............................................................................22
Phụ lục 4.6 Giá trị ước lượng các mối quan hệ trong mô hình nghiên cứu (thang đo
SERVPERF)- chuẩn hóa .......................................................................................23
Phụ lục 4.7 Kết quả CFA thang đo thành phần Sự hoạt động OPE.........................24
Phụ lục 4.8 Kết quả CFA thang đo thành phần Tiện nghi COM.............................24
Phụ lục 4.9 Kết quả CFA thang đo thành phần Đền bù BUM và Hành lý BAG .....25
Phụ lục 4.10 Kết quả CFA mô hình đo lường tới hạn (thang đo AIB) ....................26
Phụ lục 4.11 Giá trị các ước lượng trong mô hình nghiên cứu (thang đo AIB)-chưa
chuẩn hóa ..............................................................................................................27
Phụ lục 4.12 Giá trị các ước lượng trong mô hình nghiên cứu (thang đo AIB)- chuẩn
hóa ........................................................................................................................28
Phụ lục 4.13 Hệ số tương thích của hai mô hình nghiên cứu. .................................29
Phụ lục
Đỗ Duy Nhật
3
PHỤ LỤC A
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN
Phụ lục
Đỗ Duy Nhật
4
XIN KÍNH CHÀO QUÍ KHÁCH
Tôi là Đỗ Duy Nhật, học viên MBA Khoa Quản Lý Công Nghiệp, trường
ĐH Bách Khoa TPHCM. Tôi đang tiến hành nghiên cứu đề tài: “Các yếu tố Chất
lượng dịch vụ ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của khách hàng Việt Nam Airlines”. Đề
tài này có ý nghĩa giúp các Hãng Hàng Không nội địa nói chung và VN Airlines
riêng nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của
khách hàng. Xin quí khách vui lòng dành ra một ít thời gian quí báu của mình để
giúp chúng tôi hoàn thành bảng khảo sát bên dưới.
Trước tiên, chúng tôi xin cám ơn tinh thần thiện chí của quí khách. Và cũng xin lưu
ý là không có quan điểm nào là đúng hay sai cả, tất cả các quan điểm của quí khách
đều rất cần thiết.
I. THÔNG TIN CHUNG
Xin quí khách vui lòng cho biết
1. Trong vòng 12 tháng qua, quí khách đã đi máy bay bao nhiêu lần?
0lần 1 lần 2-4 lần 5-10 lần Trên 10 lần
3. Lần bay nội địa với VietNam Airlines gần nhất cách đây bao lâu?
Dưới 1 tháng 1-3 tháng 3-6 tháng 6-12 tháng
3. Trong lần bay nội địa gần đây nhất cùng với VietNam Airlines quí khách đã bay
tuyến nào?
TP.HCM-HANOI TP.HCM -DANANG TP.HCM -HUE
TP.HCM-VINH TP.HCM-HAIPHONG
Tuyến khác (Xin ghi rõ ở đây):
4. Trong vòng 1 tháng trở lại đây, quí khách có tham gia chương trình khảo sát
về Chất lượng dịch vụ Hàng Không nào không?
Có Không
Phụ lục
Đỗ Duy Nhật
5
II. ĐÁNH GIÁ CỦA QUÍ KHÁCH.
Trong lần bay nội địa gần đây nhất cùng VietNam Airlines, xin quí khách vui
lòng cho biết mức độ đồng ý của mình qua các phát biểu dưới đây.
1. Hãng có máy bay mới 1 2 3 4 5
2. Hãng có cơ sở vật chất liên quan đến dịch vụ trông bắt mắt. 1 2 3 4 5
3. Nhân viên ăn mặc đẹp và gọn gàng 1 2 3 4 5
4. Hãng có cơ sở vật chất tương xứng với dịch vụ cung cấp. 1 2 3 4 5
5. Hãng cung cấp dịch vụ đúng như đã cam kết 1 2 3 4 5
6. Hãng thể hiện mối quan tâm thật sự để giải quyết
các trở ngại cho khách hàng 1 2 3 4 5
7. Hãng phục vụ đáng tin cậy 1 2 3 4 5
8. Hãng cung cấp dịch vụ đúng giờ như đã cam kết. 1 2 3 4 5
9. Hãng rất cố gắng để tránh không xảy ra sai sót nào. 1 2 3 4 5
10. Hãng luôn cập nhật thông tin kịp thời về chuyến bay. 1 2 3 4 5
11. Hãng giải quyết sự cố rất nhanh chóng. 1 2 3 4 5
12. Nhân viên luôn sẵn sàng giúp đỡ khách hàng. 1 2 3 4 5
13. Nhân viên đáp ứng nhanh chóng yêu cầu của khách hàng. 1 2 3 4 5
14. Quí khách có thể tin tưởng vào nhân viên của Hãng. 1 2 3 4 5
15. Quí khách cảm thấy yên tâm khi trao đổi với nhân viên. 1 2 3 4 5
16. Nhân viên lịch sự và nhã nhặn 1 2 3 4 5
17. Nhân viên có đủ thông tin để trả lời khách hàng. 1 2 3 4 5
18. Hãng biết quan tâm đến khách hàng. 1 2 3 4 5
19. Nhân viên biết quan tâm đến khách hàng. 1 2 3 4 5
20. Nhân viên hiểu được mong muốn của khách hàng 1 2 3 4 5
21. Hãng coi trọng lợi ích của khách hàng. 1 2 3 4 5
22. Hành lý được giao/nhận đúng lúc. 1 2 3 4 5
23. Hành lý được xử lý cẩn thận và đảm bảo. 1 2 3 4 5
24. Qui trình giao nhận hành lý thuận tiện. 1 2 3 4 5
25. Thủ tục check-in có hiệu quả. 1 2 3 4 5
Rất
không
đồng
ý
Không
đồng
ý
Bình
thường
Đồng
ý
Rất
đồng
ý
Phụ lục
Đỗ Duy Nhật
6
26. Thông tin đền bù, được hãng cung cấp đầy đủ khi có sự cố 1 2 3 4 5
27. Chính sách bồi thường của Hãng công bằng và thỏa đáng 1 2 3 4 5
28. Thủ tục đền bù thuận tiện. 1 2 3 4 5
29. Dịch vụ của Hãng rất an toàn. 1 2 3 4 5
30. Hãng sử dụng những trang thiết bị cần thiết cho chuyến bay. 1 2 3 4 5
31. Nhân viên không có sự phân biệt đối xử 1 2 3 4 5
32. Ghế ngồi thoải mái. 1 2 3 4 5
33. Chỗ để chân đủ rộng. 1 2 3 4 5
34. Khoang hành khách thông thoáng và mát mẻ. 1 2 3 4 5
35. Khoang hành khách và ghế ngồi sạch sẽ vệ sinh. 1 2 3 4 5
36. Dịch vụ thức ăn và thức uống tốt. 1 2 3 4 5
37. Hãng cung cấp đủ tần suất bay. 1 2 3 4 5
38. Hãng có các giờ bay thuận tiện. 1 2 3 4 5
39. Hãng có đủ các đường bay. 1 2 3 4 5
40. Nói chung, quí khách rất hài lòng với dịch vụ của Hãng. 1 2 3 4 5
41. Quí khách cảm thấy rất thoải mái khi bay cùng với Hãng. 1 2 3 4 5
42. Bay cùng với Hãng là lựa chọn thích hợp của quí khách. 1 2 3 4 5
43. Quí khách sẽ mua vé của Hãng trong những lần bay tới. 1 2 3 4 5
44. Quí khách thuyết phục người thân sử dụng dịch vụ của hãng. 1 2 3 4 5
45. Quí khách sẽ giới thiệu dịch vụ của Hãng cho người khác 1 2 3 4 5
III. THÔNG TIN CÁ NHÂN.
Quí khách vui lòng cho biết thêm về một số thông tin liên quan sau.
1. Giới tính của anh/chị là Nam Nữ
2. Độ tuổi của anh/chị là
Duới 23 Từ 23-35 Từ 35-50 Trên 50
3. Nghề nghiệp của anh/chị là: Quản lý cấp cao Quản lý cấp trung Nhân viên
Khác (Xin ghi rõ ở đây):
4. Thu nhập bình quân hàng tháng của anh/chị là
Dưới 4 triệu 4-8triệu 8-15triệu Trên 15 triệu
Chân thành cám ơn anh/chị.
Rất
không
đồng
ý
Không
đồng
ý
Bình
thường
Đồng
ý
Rất
đồng
ý
Phụ lục
Đỗ Duy Nhật
7
PHỤ LỤC B
XỬ LÝ SỐ LIỆU
Phụ lục
Đỗ Duy Nhật
8
PHỤ LỤC 1: CÁC KẾT QUẢ THÔNG TIN VỀ MẪU
Phụ lục 1.1 Phân bố mẫu theo giới tính
Frequency Percent(%) Valid Percent Cumulative Percent
Nam 267 63.6 63.6 63.6
Nu 153 36.4 36.4 100.0
Valid
Total 420 100.0 100.0
Phụ lục 1.2 Phân bố mẫu theo độ tuổi
Frequency Percent(%) Valid Percent Cumulative Percent
Duoi 23 12 2.9 2.9 2.9
Tren 50 30 7.1 7.1 10.0
Tu 24_35 235 56.0 56.0 66.0
Tu 36_50 143 34.0 34.0 100.0
Valid
Total 420 100.0 100.0
Phụ lục 1.3 Phân bố mẫu theo công việc
Frequency Percent(%) Valid Percent Cumulative Percent
Khac 37 8.8 8.8 8.8
Nhan vien 142 33.8 33.8 42.6
Quan ly cap cao 60 14.3 14.3 56.9
Quan ly cap trung 181 43.1 43.1 100.0
Valid
Total 420 100.0 100.0
Phụ lục 1.4 Phân bố mẫu theo thu nhập
Frequency Percent Valid Percent(%) Cumulative Percent
Duoi 4 trieu 64 15.2 15.2 15.2
Tren 15 trieu 65 15.5 15.5 30.7
Tu 5-8 trieu 153 36.4 36.4 67.1
Tu 9-15 trieu 138 32.9 32.9 100.0
Valid
Total 420 100.0 100.0
Phụ lục 1.5 Phân bố mẫu theo số lần bay trong năm
Frequency Percent Valid Percent(%) Cumulative Percent
1 lan 32 7.6 7.6 7.6
2-4 lan 156 37.1 37.1 44.8
5-10 lan 132 31.4 31.4 76.2
Tren 10 lan 100 23.8 23.8 100.0
Valid
Total 420 100.0 100.0
Phụ lục
Đỗ Duy Nhật
9
Phụ lục 1.6 Phân bố mẫu theo lần bay gần nhất
Frequency Percent Valid Percent (%) Cumulative Percent
1-3 thang 132 31.4 31.4 31.4
3-6 thang 56 13.3 13.3 44.8
6-12 thang 29 6.9 6.9 51.7
Duoi 1 thang 203 48.3 48.3 100.0
Valid
Total 420 100.0 100.0
Phụ lục 1.7 Phân bố mẫu theo tuyến bay
Frequency Percent Valid Percent (%) Cumulative Percent
TpHCM_DaNang 80 19.0 19.0 19.0
TPHCM_HaNoi 245 58.3 58.3 77.4
TpHCM_Hue 25 6.0 6.0 83.3
TpHCM_Vinh 34 8.1 8.1 91.4
TpHCM-HaiPhong 10 2.4 2.4 93.8
Tuyen khac 26 6.2 6.2 100.0
Valid
Total 420 100.0 100.0
Phụ lục
Đỗ Duy Nhật
10
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ DỮ LIỆU THỐNG KÊ MÔ TẢ
Phụ lục 2.1 Kết quả thống kê biến độc lập
N Min Max Mean Std. Deviation Variance Skewness Kurtosis
TAN01 420 1.00 5.00 3.4405 .77784 .605 -.091 .203
TAN02 420 1.00 5.00 3.2500 .69904 .489 .203 .909
TAN03 420 2.00 5.00 3.6643 .67280 .453 -.237 -.009
TAN04 420 1.00 5.00 3.3571 .75118 .564 -.116 -.106
CAP05 420 1.00 5.00 3.1571 .91347 .834 -.373 -.148
CAP06 420 1.00 5.00 3.1452 .87683 .769 -.116 .013
CAP07 420 1.00 5.00 3.2619 .82211 .676 -.363 .251
CAP08 420 1.00 5.00 2.6881 .97967 .960 .107 -.391
CAP09 420 1.00 5.00 3.2333 .82782 .685 -.204 .299
CAP10 420 1.00 5.00 3.3762 .87468 .765 -.466 .185
CAP11 420 1.00 5.00 3.0500 .78462 .616 .001 .371
STA12 420 1.00 5.00 3.5024 .75208 .566 -.515 .407
STA13 420 1.00 5.00 3.3500 .77174 .596 -.256 .336
STA14 420 1.00 5.00 3.4571 .74126 .549 -.400 .371
STA15 420 1.00 5.00 3.4857 .72939 .532 -.414 .307
STA16 420 1.00 5.00 3.5762 .76399 .584 -.759 .785
STA17 420 1.00 5.00 3.4143 .78152 .611 -.271 .077
EMP18 420 1.00 5.00 3.1738 .80912 .655 -.246 .360
EMP19 420 1.00 5.00 3.2786 .74796 .559 -.332 .258
EMP20 420 1.00 5.00 3.0714 .73744 .544 -.113 .420
EMP21 420 1.00 5.00 3.0738 .82721 .684 -.062 .246
EMP21A 420 1.00 5.00 3.4000 .75809 .575 -.285 -.170
BAG22 420 1.00 5.00 3.4476 .75659 .572 -.386 -.098
BAG23 420 1.00 5.00 3.2929 .78922 .623 -.336 -.025
BAG24 420 1.00 5.00 3.4238 .72553 .526 -.316 .003
BAG25 420 1.00 5.00 3.5405 .73493 .540 -.630 .646
BUM26 420 1.00 5.00 2.9881 .76458 .585 -.173 .402
BUM27 420 1.00 5.00 2.9024 .75840 .575 -.165 .341
BUM28 420 1.00 5.00 2.9262 .75480 .570 -.011 .325
OPE29 420 2.00 5.00 3.5571 .64743 .419 -.108 -.189
OPE30 420 1.00 5.00 3.6095 .63314 .401 -.191 .247
OPE30A 420 1.00 5.00 3.5714 .75503 .570 -.779 .844
OPE31 420 1.00 5.00 3.4857 .73914 .546 -.343 .066
OPE37 420 1.00 5.00 3.2667 .75388 .568 -.249 -.086
OPE38 420 1.00 5.00 3.3952 .74793 .559 -.274 -.130
OPE39 420 1.00 5.00 3.2905 .80357 .646 -.130 -.335
COM32 420 1.00 5.00 3.4643 .72208 .521 -.008 -.053
COM33 420 1.00 5.00 3.3643 .77130 .595 -.040 -.132
COM34 420 2.00 5.00 3.5762 .66008 .436 -.133 -.156
COM35 420 1.00 5.00 3.6452 .64468 .416 -.474 .535
COM36 420 1.00 5.00 3.2571 .77894 .607 -.057 -.030
Valid N
(listwise) 420
Phụ lục
Đỗ Duy Nhật
11
Phu lục 2.2 Kết quả thống kê biến phụ thuộc
N Min Max Mean Std. Deviation Variance Skewness Kurtosis
SAT40 420 1.00 5.00 3.2881 .73465 .540 -.293 .647
SAT41 420 1.00 5.00 3.3143 .70882 .502 -.253 .799
SAT42 420 1.00 5.00 3.3405 .75732 .574 -.492 .581
LOY43 420 1.00 5.00 3.3619 .76153 .580 -.292 .244
LOY44 420 1.00 5.00 3.3214 .78105 .610 -.269 .028
LOY45 420 1.00 5.00 3.3857 .75921 .576 -.381 .086
Valid N (listwise) 420
Phụ lục
Đỗ Duy Nhật
12
PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA
Phụ lục 3.1 Kết quả EFA thang đo SERVPERF (chưa loại biến)
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .927
Approx. Chi-Square 4.971E3
df 231
Bartlett's Test of Sphericity
Sig. .000
Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings
Rotation Sums of
Squared Loadingsa
Factor Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % Total
1 8.994 40.882 40.882 8.572 38.964 38.964 6.953
2 1.942 8.827 49.709 1.480 6.726 45.690 6.875
3 1.535 6.976 56.685 1.062 4.828 50.518 6.010
4 1.191 5.416 62.101 .818 3.718 54.237 3.824
5 .900 4.092 66.193
6 .832 3.780 69.972
7 .734 3.338 73.310
8 .602 2.737 76.047
9 .572 2.601 78.648
10 .543 2.466 81.114
11 .523 2.379 83.493
12 .464 2.111 85.604
13 .435 1.979 87.583
14 .424 1.929 89.512
15 .396 1.798 91.311
16 .354 1.611 92.921
17 .339 1.539 94.460
18 .319 1.452 95.912
19 .266 1.211 97.123
20 .228 1.037 98.160
21 .209 .950 99.110
22 .196 .890 100.000
Extraction Method: Principal Axis Factoring.
a. When factors are correlated, sums of squared loadings cannot be added to obtain a total variance.
Phụ lục
Đỗ Duy Nhật
13
Pattern Matrixa
Factor
1 2 3 4
TAN01 -.027 -.152 -.011 .531
TAN02 -.017 -.016 .048 .798
TAN03 -.060 .162 -.002 .623
TAN04 .133 .005 .026 .639
RLI05 .800 .007 -.122 .116
RLI06 .705 .158 -.097 .000
RLI07 .651 .072 -.062 .179
RLI08 .814 -.157 .127 -.106
RLI09 .689 .040 -.044 -.002
RES10 .480 .159 .074 -.050
RES11 .588 .058 .175 -.096
RES12 .104 .719 .028 -.044
RES13 .161 .711 .021 -.147
ASS14 .099 .758 -.012 -.007
ASS15 .098 .714 .023 .011
ASS16 -.174 .802 .015 .066
ASS17 .021 .503 .183 .008
EMP18 .207 -.059 .741 -.012
EMP19 -.075 .156 .795 .010
EMP20 -.220 .213 .746 -.003
EMP21 .321 -.156 .629 .042
EMP21A .025 .125 .230 .167
Extraction Method: Principal Axis Factoring.
Rotation Method: Promax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 6 iterations.
Phụ lục 3.2 Kết quả EFA thang đo SERVPERF (hiệu chỉnh)
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .926
Approx. Chi-Square 4.861E3
df 210
Bartlett's Test of Sphericity
Sig. .000
Total Variance Explained
Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings
Rotation Sums of
Squared Loadingsa
Factor Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % Total
1 8.812 41.963 41.963 8.399 39.993 39.993 6.858
2 1.941 9.244 51.206 1.484 7.067 47.060 6.738
3 1.514 7.208 58.414 1.053 5.013 52.073 5.773
4 1.177 5.604 64.018 .811 3.864 55.937 3.691
5 .833 3.966 67.983
6 .775 3.690 71.673
7 .630 2.999 74.672
8 .573 2.726 77.398
Phụ lục
Đỗ Duy Nhật
14
9 .554 2.637 80.035
10 .525 2.500 82.535
11 .475 2.264 84.799
12 .437 2.082 86.881
13 .425 2.022 88.902
14 .405 1.931 90.833
15 .356 1.696 92.530
16 .346 1.648 94.178
17 .320 1.522 95.700
18 .268 1.275 96.975
19 .228 1.087 98.062
20 .210 1.000 99.062
21 .197 .938 100.000
Extraction Method: Principal Axis Factoring.
a. When factors are correlated, sums of squared loadings cannot be added to obtain a total variance.
Pattern Matrixa
Factor
1 2 3 4
TAN01 -.018 -.146 -.019 .520
TAN02 -.029 -.017 .060 .818
TAN03 -.053 .165 -.003 .615
TAN04 .135 .008 .028 .636
CAP05 .805 .008 -.126 .111
CAP06 .712 .160 -.106 -.007
CAP07 .658 .075 -.069 .172
CAP08 .811 -.159 .129 -.101
CAP09 .679 .036 -.033 .008
CAP10 .482 .159 .071 -.049
CAP11 .592 .058 .168 -.096
STA12 .093 .715 .040 -.032
STA13 .148 .706 .035 -.132
STA14 .103 .761 -.018 -.008
STA15 .106 .717 .012 .007
STA16 -.168 .801 .009 .063
STA17 .028 .504 .175 .008
EMP18 .222 -.047 .713 -.011
EMP19 -.073 .157 .794 .022
EMP20 -.221 .212 .750 .009
EMP21 .326 -.154 .623 .049
Extraction Method: Principal Axis Factoring.
Rotation Method: Promax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 6 iterations.
Phụ lục
Đỗ Duy Nhật
15
Phụ lục 3.3 Kết quả EFA thang đo Airline Industry (chưa loại biến)
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .896
Approx. Chi-Square 4.384E3
df 171
Bartlett's Test of Sphericity
Sig. .000
Total Variance Explained
Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings
Rotation Sums of
Squared Loadingsa
Factor Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % Total
1 7.459 39.256 39.256 7.049 37.102 37.102 5.521
2 1.935 10.186 49.442 1.595 8.396 45.497 5.166
3 1.599 8.416 57.858 1.226 6.453 51.951 4.667
4 1.467 7.719 65.577 1.119 5.887 57.838 4.167
5 .883 4.650 70.226
6 .739 3.890 74.116
7 .711 3.743 77.859
8 .608 3.200 81.060
9 .565 2.974 84.034
10 .474 2.493 86.527
11 .400 2.105 88.632
12 .368 1.936 90.568
13 .321 1.690 92.257
14 .294 1.546 93.803
15 .282 1.485 95.288
16 .271 1.428 96.716
17 .247 1.302 98.018
18 .194 1.022 99.040
19 .182 .960 100.000
Extraction Method: Principal Axis Factoring.
a. When factors are correlated, sums of squared loadings cannot be added to obtain a total variance.
Pattern Matrixa
Factor
1 2 3 4
BAG22 .024 -.097 .855 -.033
BAG23 -.041 -.042 .804 .036
BAG24 -.044 .054 .831 .039
BAG25 .011 .083 .536 .009
BUM26 -.012 .000 .051 .787
BUM27 -.030 .010 -.042 .951
BUM28 .055 -.017 .046 .808
OPE29 .624 .005 .164 -.034
Phụ lục
Đỗ Duy Nhật
16
OPE30 .666 .045 .112 -.076
OPE30A .227 .143 .168 .086
OPE31 .513 .054 .203 -.072
FRE37 .735 .019 -.087 .101
FRE38 .886 -.038 -.155 .008
FRE39 .776 -.038 -.073 .020
COM32 -.041 .886 -.011 -.052
COM33 -.034 .854 -.082 .019
COM34 -.007 .816 .042 -.002
COM35 .041 .717 .008 .015
COM36 .184 .443 .034 .042
Extraction Method: Principal Axis Factoring.
Rotation Method: Promax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 6 iterations.
Phụ lục
Đỗ Duy Nhật
17
Phụ lục 3.4 Kết quả EFA thang đo Airline Industry (hiệu chỉnh)
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .892
Approx. Chi-Square 4.253E3
df 153
Bartlett's Test of Sphericity
Sig. .000
Total Variance Explained
Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings
Rotation Sums of
Squared Loadingsa
Factor Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % Total
1 7.195 39.973 39.973 6.800 37.777 37.777 5.272
2 1.935 10.750 50.723 1.596 8.869 46.646 4.976
3 1.599 8.883 59.606 1.228 6.825 53.471 4.461
4 1.465 8.141 67.747 1.118 6.212 59.683 4.021
5 .831 4.619 72.366
6 .730 4.054 76.420
7 .617 3.426 79.847
8 .565 3.141 82.987
9 .487 2.708 85.695
10 .402 2.235 87.930
11 .370 2.056 89.987
12 .322 1.787 91.774
13 .296 1.644 93.419
14 .282 1.568 94.986
15 .274 1.521 96.508
16 .249 1.386 97.893
17 .196 1.087 98.980
18 .184 1.020 100.000
Extraction Method: Principal Axis Factoring.
a. When factors are correlated, sums of squared loadings cannot be added to obtain a total variance.
Pattern Matrixa
Factor
1 2 3 4
BAG22 .028 -.092 .852 -.030
BAG23 -.037 -.037 .797 .039
BAG24 -.039 .058 .828 .041
BAG25 .012 .086 .530 .012
BUM26 -.010 .002 .053 .782
BUM27 -.027 .012 -.039 .952
BUM28 .056 -.014 .049 .802
OPE29 .612 .012 .166 -.028
OPE30 .660 .050 .117 -.072
OPE31 .500 .060 .201 -.066
OPE37 .735 .022 -.079 .102
Phụ lục
Đỗ Duy Nhật
18
OPE38 .875 -.033 -.146 .010
OPE39 .774 -.035 -.064 .022
COM32 -.038 .883 -.006 -.050
COM33 -.030 .850 -.077 .020
COM34 -.004 .812 .044 .001
COM35 .041 .712 .010 .018
COM36 .184 .442 .037 .044
Extraction Method: Principal Axis Factoring.
Rotation Method: Promax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 6 iterations.
Phụ lục 3.5 Kết quả EFA thang đo Sự thỏa mãn và Lòng trung thành
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .866
Approx. Chi-Square 2.111E3
df 15
Bartlett's Test of Sphericity
Sig. .000
Total Variance Explained
Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings
Factor Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %
1 4.385 73.091 73.091 4.067 67.781 67.781
2 .727 12.109 85.200
3 .301 5.015 90.216
4 .269 4.477 94.692
5 .191 3.183 97.875
6 .127 2.125 100.000
Extraction Method: Principal Axis Factoring.
Factor Matrixa
Factor
1
SAT40 .797
SAT41 .803
SAT42 .818
LOY43 .789
LOY44 .883
LOY45 .847
Phụ lục
Đỗ Duy Nhật
19
PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CFA CÁC THANG ĐO
Phụ lục 4.1 Kết quả CFA thang đo thành phần Sự hữu hình TAN và Đồng cảm
EMP
Phụ lục 4.2 Kết quả CFA thang đo thành phần Năng lực hãng CAP
CAP
CAP05
e5
CAP06
e6
CAP07
e7
.77
CAP08
e8
CAP09
e9
.66
CAP10
e10
CAP11
e11
.81 .77
.64 .54
.72
.26 .14
2 = 25.971; df = 12; p = .011; CMIN/df = 2.164
CFI = .989; TLI = .981; RMSEA =. 053
2 = 563.676; df = 283; p = .331; CMIN/df = 1.131
CFI = .999; TLI = .998; RMSEA =. 018
TAN
TAN02
e2
TAN03
e3
TAN04
e4
.77
EMP
EMP18
e18
EMP19
e19
EMP20
e20
EMP21
e21
.71 .67
.35 .43
.48
.74 .69 .81 .81
Phụ lục
Đỗ Duy Nhật
20
Phụ lục 4.3 Kết quả CFA thang đo thành phần Nhân viên STA
STA
STA12
e12
STA13
e13
STA14
e14
STA15
e15
STA16
e16
STA17
e17
.50 .38
.67 .74 .80 .78 .73.72
2 = 14.215; df = 7; p = .047; CMIN/df = 2.031
CFI = .995; TLI = .989; RMSEA =. 050
Phụ lục
Đỗ Duy Nhật
21
Phụ lục 4.4 Kết quả CFA mô hình đo lường tới hạn (thang đo SERVPERF)
.39
TAN
TAN02 e2.73
TAN03 e3
.69
TAN04 e4
.78
.76
AIR
CAP05 e5
.79 CAP06 e6
.77
CAP07 e7.79
CAP08 e8
.73
CAP09 e9
.67
CAP10 e10
.56
CAP11 e11
.66
.71
STA
STA12 e12
STA13 e13
STA14 e14
STA15 e15
STA16 e16
STA17 e17
.74
.72
.81
.79
.70
.68
.69
EMP
EMP18 e18
EMP19 e19
EMP20 e20
EMP21 e21
.83
.75
.66
.79
.23
.50
.35
.28
SERV QUAL
.63
.84
.83
SAT
SAT40
e40
.84
SAT41
e41
.85
SAT42
e42
.84
d4
d5
d6
d7
.42
LOY43
e43
.68
LOY44
e44
.76
LOY45
e45
.73
.68.56
.48
.87
.32
.12
-.14
.86
2 = 563.676; df = 283; p = .000; CMIN/df = 1.992
CFI = .961; TLI = .955; RMSEA =. 049
Phụ lục
Đỗ Duy Nhật
22
Phụ lục 4.5 Giá trị ước lượng các mối quan hệ trong mô hình nghiên cứu
(thang đo SERVPERF)- chưa chuẩn hóa
Regression Weights: (Group number 1 - Default model)
Estimate S.E. C.R. P Label
TAN <--- SERV QUAL 1.000
STA <--- SERV QUAL 1.461 .162 9.001 *** par_21
EMP <--- SERV QUAL 1.734 .187 9.296 *** par_22
CAP <--- SERV QUAL 1.955 .204 9.560 *** par_32
SAT <--- SERV QUAL 1.661 .174 9.574 *** par_33
TAN02 <--- TAN 1.000
TAN03 <--- TAN .911 .075 12.124 *** par_1
TAN04 <--- TAN 1.140 .090 12.667 *** par_2
CAP05 <--- CAP 1.000
CAP06 <--- CAP .935 .056 16.824 *** par_3
CAP07 <--- CAP .905 .052 17.306 *** par_4
CAP08 <--- CAP .990 .064 15.509 *** par_5
CAP09 <--- CAP .766 .055 14.052 *** par_6
CAP10 <--- CAP .678 .059 11.413 *** par_7
CAP11 <--- CAP .719 .052 13.827 *** par_8
STA12 <--- STA 1.000
STA13 <--- STA .996 .049 20.157 *** par_9
STA14 <--- STA 1.070 .069 15.526 *** par_10
STA15 <--- STA 1.033 .069 15.039 *** par_11
STA16 <--- STA .962 .069 13.894 *** par_12
STA17 <--- STA .947 .072 13.137 *** par_13
EMP18 <--- EMP 1.000
EMP19 <--- EMP .834 .045 18.563 *** par_14
EMP20 <--- EMP .725 .054 13.498 *** par_15
EMP21 <--- EMP .973 .060 16.274 *** par_16
SAT40 <--- SAT 1.000
SAT41 <--- SAT .976 .037 26.062 *** par_23
SAT42 <--- SAT 1.031 .052 20.002 *** par_24
LOY43 <--- SAT .840 .057 14.830 *** par_26
LOY44 <--- SAT .962 .056 17.270 *** par_27
LOY45 <--- SAT .899 .055 16.364 *** par_28
Phụ lục
Đỗ Duy Nhật
23
Phụ lục 4.6 Giá trị ước lượng các mối quan hệ trong mô hình nghiên cứu
(thang đo SERVPERF)- chuẩn hóa
Standardized Regression Weights: (Group number 1 - Default model)
Estimate
TAN <--- SERV QUAL .627
STA <--- SERV QUAL .840
EMP <--- SERV QUAL .831
CAP <--- SERV QUAL .870
SAT <--- SERV QUAL .859
TAN02 <--- TAN .732
TAN03 <--- TAN .692
TAN04 <--- TAN .777
CAP05 <--- CAP .789
CAP06 <--- CAP .768
CAP07 <--- CAP .793
CAP08 <--- CAP .728
CAP09 <--- CAP .667
CAP10 <--- CAP .559
CAP11 <--- CAP .660
STA12 <--- STA .742
STA13 <--- STA .720
STA14 <--- STA .806
STA15 <--- STA .791
STA16 <--- STA .703
STA17 <--- STA .676
EMP18 <--- EMP .827
EMP19 <--- EMP .747
EMP20 <--- EMP .658
EMP21 <--- EMP .787
SAT40 <--- SAT .844
SAT41 <--- SAT .854
SAT42 <--- SAT .845
LOY43 <--- SAT .684
LOY44 <--- SAT .764
LOY45 <--- SAT .735
Phụ lục
Đỗ Duy Nhật
24
Phụ lục 4.7 Kết quả CFA thang đo thành phần Sự hoạt động OPE
Phụ lục 4.8 Kết quả CFA thang đo thành phần Tiện nghi COM
COM
COM36
e36
COM35
e35
COM34
e34
COM33
e33
COM32
e32
.52 .21
.60 .73 .76 .85 .76
2 = 4.281; df = 3; p = .233; CMIN/df = 1.427
CFI = .999; TLI = .996; RMSEA =. 032
OPE
OPE38
e38
OPE37
e37
OPE39
e39
.44 .48
OPE31
e31
OPE30
e30
OPE29
e29
.78
.13
.66 .60 .62 .60 .76
.35
2 = 6.020; df = 5; p = .304; CMIN/df = 1.204
CFI = .999; TLI = .997; RMSEA =. 022
Phụ lục
Đỗ Duy Nhật
25
Phụ lục 4.9 Kết quả CFA thang đo thành phần Đền bù BUM và Hành lý BAG
BAG
BAG25
e25
BAG24
e24
BAG23
e23
BAG22
e22
.74
BUM
BUM28
e28
BUM27
e27
BUM26
e26
.28 .42 .35
.73.91.60.80 .76 .85
.54
2 = 5.384; df =10; p = .864 CMIN/df =0.538
CFI = 1.000; TLI = 1.006; RMSEA =. 000
Phụ lục
Đỗ Duy Nhật
26
Phụ lục 4.10 Kết quả CFA mô hình đo lường tới hạn (thang đo AIB)
.45
BAG
BAG25e25
BAG24e24
BAG23e23
BAG22e22
.75
.49
BUM
BUM28e28
BUM27e27
BUM26e26
.59
COM
COM36e36
COM35e35
COM34e34
COM33e33
COM32e32
.65OPE
OPE38e38
OPE37e37
OPE39e39
.27
.31
.30
.27
.53
.23
.29
.73
.90
.62
.79
.82
.85
.75
.72
.83
.76
.63
.75
.68
.69
SERV QUAL SAT
SAT40
e40
SAT41
e41
SAT42
e42
LOY43
e43
LOY44
e44
LOY45
e45
d1
d2
d3
d4
.72.60
OPE31e31
OPE30e30
OPE29e29
.69
.69
.68.34
.52
.81
.67
.70
.77
.65 .73.82.90.89 .70
.83
-.25
2 = 420.092; df =235; p = .000 CMIN/df =1.788
CFI = .972; TLI = .67; RMSEA =.043
Phụ lục
Đỗ Duy Nhật
27
Phụ lục 4.11 Giá trị các ước lượng trong mô hình nghiên cứu (thang đo AIB)-
chưa chuẩn hóa
Regression Weights: (Group number 1 - Default model)
Estimate S.E. C.R. P Label
OPE <--- SERV QUAL 1.152 .126 9.140 *** par_27
BAG <--- SERV QUAL 1.000
BUM <--- SERV QUAL 1.114 .130 8.566 *** par_28
COM <--- SERV QUAL 1.099 .121 9.093 *** par_29
SAT <--- SERV QUAL 1.426 .139 10.249 *** par_34
BAG22 <--- BAG 1.000
BAG23 <--- BAG 1.014 .059 17.120 *** par_8
BAG24 <--- BAG 1.144 .073 15.725 *** par_9
BAG25 <--- BAG .800 .066 12.071 *** par_10
BUM26 <--- BUM 1.000
BUM27 <--- BUM 1.019 .070 14.504 *** par_11
BUM28 <--- BUM 1.063 .081 13.195 *** par_12
COM32 <--- COM 1.000
COM33 <--- COM 1.023 .049 20.720 *** par_13
COM34 <--- COM 1.013 .068 14.949 *** par_14
COM35 <--- COM .906 .066 13.685 *** par_15
COM36 <--- COM .903 .074 12.133 *** par_16
OPE37 <--- OPE 1.000
OPE38 <--- OPE .956 .063 15.230 *** par_17
OPE39 <--- OPE 1.032 .083 12.489 *** par_18
OPE31 <--- OPE .899 .075 11.924 *** par_21
OPE30 <--- OPE .825 .066 12.544 *** par_22
OPE29 <--- OPE .831 .067 12.354 *** par_23
LOY43 <--- SAT .755 .050 14.978 *** par_30
LOY44 <--- SAT .871 .048 18.151 *** par_31
SAT42 <--- SAT .942 .043 21.838 *** par_32
SAT41 <--- SAT .970 .037 26.017 *** par_33
SAT40 <--- SAT 1.000
LOY45 <--- SAT .814 .048 17.068 *** par_35
Phụ lục
Đỗ Duy Nhật
28
Phụ lục 4.12 Giá trị các ước lượng trong mô hình nghiên cứu (thang đo AIB)-
chuẩn hóa
Estimate
OPE <--- SERV QUAL 0.815
BAG <--- SERV QUAL 0.670
BUM <--- SERV QUAL 0.699
COM <--- SERV QUAL 0.771
SAT <--- SERV QUAL 0.829
BAG22 <--- BAG 0.751
BAG23 <--- BAG 0.730
BAG24 <--- BAG 0.896
BAG25 <--- BAG 0.618
BUM26 <--- BUM 0.793
BUM27 <--- BUM 0.814
BUM28 <--- BUM 0.853
COM32 <--- COM 0.752
COM33 <--- COM 0.720
COM34 <--- COM 0.833
COM35 <--- COM 0.763
COM36 <--- COM 0.630
OPE37 <--- OPE 0.713
OPE38 <--- OPE 0.693
OPE39 <--- OPE 0.690
OPE31 <--- OPE 0.654
OPE30 <--- OPE 0.701
OPE29 <--- OPE 0.690
LOY43 <--- SAT 0.649
LOY44 <--- SAT 0.731
SAT42 <--- SAT 0.815
SAT41 <--- SAT 0.896
SAT40 <--- SAT 0.891
LOY45 <--- SAT 0.703
Phụ lục
Đỗ Duy Nhật
29
Phụ lục 4.13 Hệ số tương thích của hai mô hình nghiên cứu.
Chỉ tiêu đánh giá Mô hình lý thuyết
(Thang đo SERVPERF)
Mô hình lý thuyết
(Thang đo Airline Indu)
CMIN 563.676 436.149
Degrees of freedom df 383 235
p 0.000 0.000
Number of parameters 94 89
CMIN/df 1.992 1.856
Normed fit index (NFI) 0.925 0.937
Relative fit index (RFI) 0.923 0.926
Incremental fit index (IFI) 0.961 0.97
Tucker-Lewis index (TLI) 0.955 0.964
Comparative fit index (CFI) 0.961 0.97
Parsimony ratio (PRATIO) 0.871 0.851
Parsimony-adjust (NFI) 0.805 0.798
Parsimony-adjust CFI 0.837 0.826
Noncentrality parameter estimate (NCP) 280.676 201.149
NCP lower bound 216.939 146.297
NCP upper bound 352.196 263.822
FMIN 1.345 1.041
F0 0.67 0.48
F0 lower bound 0.518 0.349
F0 upper bound 0.8411 0.63
RMSEA 0.049 0.045
RMSEA lower bound 0.043 0.039
RMSEA upper bound 0.054 0.052
PCLOSE 0.64 0.883
Akaike information criterion (AIC) 751.676 614.149
Browne-Cudeck criterion (BCC) 764.625 625.443
Bayes information criterion (BIC)
Consistent AIC (CAIC)
Expected cross validation index (ECVI) 1.794 1.466
ECVI lower bound 1.642 1.335
ECVI upper bound 1.965 1.615
MECVI 1.825 1.493
Hoelter.05 index 241 262
Hoelter.01 index 254 278
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_thac_si_do_duy_nhat_5394.pdf