Luận văn Đánh giá chuẩn mực kiểm toán Việt Nam về báo cáo kiểm toán và một số kiến nghị liên quan

1. Nhận định chung về đề tài Kiểm toán là việc xác minh tính trung thực của thông tin kế toán và những nghiệp vụ tài chính, và báo cáo kiểm toán là phương tiện thông báo của kiểm toán viên cho người sử dụng rằng báo cáo tài chính của đơn vị có trung thực và hợp lý hay không. Do đó, ý kiến của kiểm toán viên trên báo cáo kiểm toán và việc người sử dụng hiểu về ý kiến này như thế nào chiếm một vị trí quan trọng. Do đó, mặc dù đây là một đề tài thiên về lý luận nhưng rất cần thiết và không thể xem nhẹ. Vấn đề cải thiện chuẩn mực báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính là điểm đáng quan tâm trong thời đại ngày nay, nhất là trong thời kỳ nền kinh tế phát triển mạnh, nhu cầu đầu tư, tín dụng của người dân ngày càng cao và cũng đòi hỏi một sự hội nhập về mặt các quy định kế toán kiểm toán nói chung với các nước khác trên thế giới. Và theo người viết thì đây là một đề tài quan trọng và đáng để được quan tâm cho những người sử dụng báo cáo kiểm toán và nhất là đối với những người ban hành các quy định về kiểm toán nhằm giúp báo cáo kiểm toán đạt được mục đích vốn có của nó. 2. Những kết quả đạt được Sau khi thực hiện luận văn “Đánh giá chuẩn mực kiểm toán Việt Nam về báo cáo kiểm toán và một số kiến nghị liên quan”, người viết nhận thấy rằng: - Các chuẩn mực kiểm toán luôn phát triển theo hướng ngày một nâng cao chất lượng kiểm toán, nâng cao uy tín ngành nghề kiểm toán và vấn đề kiến nghị hoàn thiện chuẩn mực kiểm toán Việt Nam về báo cáo kiểm toán cũng không nằm ngoài hướng phát triển này. Bên cạnh việc giải thích rõ những hạn chế tiềm tàng của chuẩn mực này, nghiên cứu cho thấy một khoảng cách thông tin về báo cáo kiểm toán có thể được rút ngắn bởi chính những người làm luật thông qua việc hoàn thiện chuẩn mực kiểmtoán;

pdf105 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2407 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá chuẩn mực kiểm toán Việt Nam về báo cáo kiểm toán và một số kiến nghị liên quan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n báo cáo kiểm toán thể hiện rằng báo cáo tài chính tuân thủ các quy định, chuẩn mực về kế toán Nhà đầu tư Nhân viên tín dụng (0,11433) I Nhân viên tín dụng 0,76620Kiểm toán viên Nhà đầu tư 0,45380 Thuật ngữ “đảm bảo hợp lý” thể hiện rằng báo cáo tài chính là không có các sai sót trọng yếu Nhà đầu tư Nhân viên tín dụng 0,31240 II Nhân viên tín dụng 28,44676Kiểm toán viên Nhà đầu tư 30,79620 Về thuật ngữ “cơ sở chọn mẫu”, bạn nghĩ kiểm toán viên thường sẽ kiểm tra bao nhiêu phần trăm các giao dịch bán hàng Nhà đầu tư Nhân viên tín dụng (2,34944) I Nhân viên tín dụng 20,92593Kiểm toán viên Nhà đầu tư 20,65217 Kiểm toán viên NÊN chọn mẫu bằng bao nhiêu phần trăm các giao dịch bán hàng Nhà đầu tư Nhân viên tín dụng 0,27375 I Nhân viên tín dụng (26,16667)Kiểm toán viên Nhà đầu tư (16,28261) Bạn nghĩ rằng kiểm toán viên THỰC TẾ sử dụng bao nhiêu phần trăm lợi nhuận trước thuế để xác định mức trọng yếu Nhà đầu tư Nhân viên tín dụng (9,88406) I Nhân viên tín dụng (33,64583)Kiểm toán viên Nhà đầu tư (26,39946) Bạn nghĩ rằng kiểm toán viên NÊN sử dụng bao nhiêu phần trăm lợi nhuận trước thuế để xác định mức trọng yếu Nhà đầu tư Nhân viên tín dụng (7,24638) I Loại I: Nhóm những người sử dụng khác với kiểm toán viên Loại II: Một nhóm người sử dụng và kiểm toán viên khác với nhóm người sử dụng còn lại - 69 - 2.4.4. Đánh giá kết quả khảo sát Thông qua việc đánh giá chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 700 – “Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính”, bằng cách xem xét việc áp dụng chuẩn mực trong thực tế, xem xét mối quan hệ của chuẩn mực với các quy định pháp luật, với các chuẩn mực kiểm toán, các chuẩn mực kế toán; và khảo sát khoảng cách thông tin về báo cáo kiểm toán, người viết nhận thấy rằng khoảng cách thông tin của báo cáo kiểm toán vẫn còn tồn tại cả về tổng thể báo cáo kiểm toán và các thuật ngữ trên báo cáo. Với mục tiêu của báo cáo kiểm toán là làm tăng sự tín nhiệm về thị trường tài chính, giảm rủi ro thông tin cho người sử dụng và do đó, làm tăng mức độ đầu tư và hiệu quả của thị trường vốn. Tuy nhiên, nếu khoảng cách thông tin vẫn tồn tại, nghĩa là kiểm toán viên và người sử dụng chưa chia sẻ ý nghĩa về trách nhiệm và giới hạn của chức năng kiểm toán (tổng thể) và các thuật ngữ sử dụng trong báo cáo như là “trọng yếu” và “đảm bảo hợp lý”, thì báo cáo kiểm toán không thể đạt được mục tiêu của nó. 2.4.4.1. Các đánh giá về tổng thể ý nghĩa báo cáo kiểm toán Xét về khía cạnh xem xét tổng thể ý nghĩa của báo cáo kiểm toán, khảo sát ở trên cho ta thấy có 3 sự khác biệt trong giải thích của kiểm toán viên và người sử dụng với mong muốn của người sử dụng rằng kiểm toán viên phải thể hiện trách nhiệm của mình đúng như những gì thể hiện trên báo cáo kiểm toán và rằng họ đánh giá tầm quan trọng của báo cáo kiểm toán cao hơn đánh giá của kiểm toán viên. Theo người viết, nguyên nhân của vấn đề này có thể là do: - Các kiểm toán viên còn chưa đánh giá hết tầm quan trọng của báo cáo kiểm toán đối với người sử dụng vì cho rằng báo cáo kiểm toán chủ yếu phục vụ đối với cơ quan thuế như là một thủ tục bắt buộc; - Người sử dụng ở Việt Nam có thông lệ hiếm khi sử dụng báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính để ra quyết định đầu tư hay cho vay vì họ chỉ dựa trên những quyết định cá nhân thông qua chính các nguồn thông tin hay các thủ tục phân tích của chính bản thân họ; - 70 - - Ở Việt Nam hiện nay chưa có các quy định cũng như xử phạt đối với các công ty kiểm toán đưa ra các quyết định chưa chính xác, cũng như chưa xảy ra vụ kiện nào của người sử dụng báo cáo kiểm toán đối với công ty kiểm toán nên việc người sử dụng nghi ngờ rằng có thể các kiểm toán viên chưa làm hết trách nhiệm của mình, là cũng có thể xảy ra; - Các chuẩn mực kiểm toán hiện nay còn nhiều thiếu sót, chưa chặt chẽ, lại chưa có các quy định hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kiểm toán nên việc các kiểm toán viên có làm hết trách nhiệm của mình hay không là điều không thể kiểm chứng. Ngoài ra, còn có 4 khác biệt của một nhóm người sử dụng và kiểm toán viên với nhóm người sử dụng còn lại về sự tin tưởng vào báo cáo kiểm toán và về khả năng phát hiện gian lận của kiểm toán viên đối với báo cáo tài chính. Khảo sát chỉ ra rằng, trong khi kiểm toán viên và nhân viên tín dụng tin vào khả năng hoạt động liên tục của đơn vị và khả năng đầu tư vào đơn vị là tốt có thể tìm thấy trên báo cáo kiểm toán thì nhà đầu tư lại cho rằng báo cáo kiểm toán không thể đáng tin về vấn đề này. Hay trong khi kiểm toán viên và nhà đầu tư cho rằng báo cáo kiểm toán không cung cấp thông tin về việc đơn vị được kiểm toán có đạt được các mục tiêu chiến lược thì các nhân viên tín dụng lại tin tưởng báo cáo kiểm toán về vấn đề này. Những khác biệt này xuất phát từ những lý do sau: - Trách nhiệm của kiểm toán viên trên báo cáo kiểm toán hiện nay không được thiết lập để thể hiện khả năng quản lý tốt, khả năng đầu tư tốt hay đơn vị có đạt được các mục tiêu chiến lược hay không; - Các quyết định tin tưởng vào những khả năng trên của người sử dụng thể hiện mong muốn của người sử dụng rằng trách nhiệm của kiểm toán viên phải cao hơn những gì kiểm toán viên thể hiện; còn việc các kiểm toán viên tin vào vấn đề này có thể xuất phát từ việc am hiểu của kiểm toán viên đối với trách nhiệm công việc của họ còn khá mơ hồ, các kiểm toán viên chưa thật sự hiểu rõ giới hạn trách nhiệm của mình đối với báo cáo kiểm toán. - 71 - 2.4.4.2. Các đánh giá về các thuật ngữ sử dụng trên báo cáo kiểm toán Hầu hết các khác biệt đối với các thuật ngữ sử dụng trên báo cáo kiểm toán là giữa kiểm toán viên và người sử dụng báo cáo kiểm toán, về thuật ngữ “trình bày hợp lý”, “cơ sở chọn mẫu” và “trọng yếu”. Chỉ duy nhất có một khác biệt giữa cả ba nhóm người về thuật ngữ “đảm bảo hợp lý”. Các khác biệt này khởi nguồn từ: - Thuật ngữ “đảm bảo hợp lý” chưa được giải thích cụ thể trong bất kỳ một chuẩn mực kiểm toán viên nào và thuật ngữ này khá mơ hồ nên không tránh khỏi việc các đối tượng có liên quan đến báo cáo kiểm toán tự giải thích thuật ngữ và tự hiểu theo một hướng khác nhau. Điều này thể hiện một sự khác biệt toàn diện và thuật ngữ này nên được làm rõ trong báo cáo kiểm toán; - Đối với thuật ngữ “trình bày hợp lý”, người sử dụng báo cáo kiểm toán thận trọng hơn khi nhất trí thấp hơn kiểm toán viên về việc thể hiện rằng các nghiệp vụ kế toán được ghi nhận đúng về bản chất kinh tế và rằng báo cáo tài chính tuân thủ các quy định, chuẩn mực về kế toán. Điều này cho thấy niềm tin vào kiểm toán viên vẫn chưa đạt đến những gì kiểm toán viên thể hiện, điều này xuất phát từ niềm tin chưa trọn vẹn vào nghề nghiệp kiểm toán và đạo đức của kiểm toán viên ở người sử dụng; - Theo khảo sát thì kiểm toán viên đang kiểm tra mẫu quá nhiều so với mong muốn của họ đối với nghiệp vụ bán hàng và mức trọng yếu mà người sử dụng nghĩ cũng cao hơn mức mà kiểm toán viên sử dụng. Tuy nhiên, trong khi người sử dụng yêu cầu kiểm toán viên phải kiểm tra mẫu nhiều hơn thực tế họ nghĩ kiểm toán viên đang làm thì họ lại đề nghị mức trọng yếu phải tăng lên, điều này hoàn toàn mâu thuẫn nhau vì khi mức trọng yếu tăng lên thì số mẫu mà kiểm toán viên kiểm tra sẽ ít hơn. Do đó, cho thấy rằng người sử dụng đang hiểu sai thuật ngữ “trọng yếu” sử dụng trên báo cáo kiểm toán, họ không cho rằng “trọng yếu” là mức tối thiểu để đảm bảo những mẫu kiểm tra phải lớn hơn mức này mà cho rằng “trọng yếu” là phần trăm (%) báo cáo tài chính được kiểm tra bởi kiểm - 72 - toán viên. Để khắc phục vấn đề này, có lẽ cần có những lớp hướng dẫn cho người sử dụng về khái niệm trọng yếu trên báo cáo kiểm toán. Từ những đánh giá trên, ta thấy rõ ràng chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700- “Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính” còn nhiều vấn đề chưa rõ, vẫn chứa đựng những khoảng cách thông tin không cần thiết làm suy giảm giá trị của báo cáo kiểm toán, ảnh hưởng đến uy tín nghề nghiệp kiểm toán. Để khắc phục vấn đề này, người viết xin nêu ra một số kiến nghị ở chương ba, những đề xuất này nhằm làm giảm khoảng cách khoảng cách thông tin giữa các đối tượng liên quan đến báo cáo kiểm toán, nâng cao giá trị của báo cáo kiểm toán và ngành nghề kiểm toán. - 73 - Chương 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TRÊN CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ VSA 700 3.1. Mục đích của các kiến nghị về VSA 700 3.1.1. Góp phần tăng cường chất lượng báo cáo kiểm toán, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động đầu tư và tín dụng Với mục tiêu của báo cáo kiểm toán là sự thông báo những phát hiện của kiểm toán viên đến người sử dụng về báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán, nên việc ý định thông báo của kiểm toán viên được người sử dụng báo cáo kiểm toán hiểu như thế nào là rất quan trọng. Bất kỳ một khoảng cách thông tin nào tồn tại trên báo cáo kiểm toán đều dẫn đến hiệu quả không mong muốn từ việc sử dụng báo cáo kiểm toán như: đầu tư không hiệu quả, hoạt động tín dụng ngoài ý muốn… Do đó, việc hoàn thiện chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700 – Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính sẽ góp phần tăng cường chất lượng báo cáo kiểm toán và nâng cao giá trị của ngành nghề kiểm toán đối với người sử dụng ở Việt Nam. 3.1.2. Đảm bảo tính hệ thống của hệ thống chuẩn mực kế toán và kiểm toán Việt Nam Như đã phân tích ở chương 2, do là một trong bốn chuẩn mực được ban hành ngay từ những ngày đầu của hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam vào năm 1999, trải qua hơn 10 năm với nhiều sự thay đổi trong chuẩn mực kế toán và các chuẩn mực kiểm toán được ban hành từ năm 2000 đến nay, VSA 700 đã trở nên lạc hậu và thiếu tính nhất quán trong cách lập luận và thuật ngữ với các chuẩn mực kiểm toán, kế toán khác của Việt Nam. Do đó, việc sửa đổi VSA 700 là cần thiết nhằm giúp hệ thống hóa các chuẩn mực về kiểm toán và kế toán ở Việt Nam. - 74 - 3.1.3. Phù hợp với các thông lệ quốc tế Hiện nay, trong khi chuẩn mực kiểm toán quốc tế về báo cáo kiểm toán (ISA 700) đã trải qua ba lần thay đổi cho ngày càng phù hợp hơn với sự phát triển của các chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán và thực tiễn nền kinh tế, thì chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700 vẫn chưa thay đổi từ khi ban hành năm 1999 với những quy định khá giống với ISA 700 ban hành lần đầu tiên vào năm 1994. Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là khá nhiều, do đó, việc VSA 700 và ISA 700 quá khác biệt nhau cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp nước ngoài. Nhằm thúc đẩy việc thu hút đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp này hoạt động thì việc áp dụng chuẩn mực kiểm toán quốc tế hoặc toàn cầu hóa chuẩn mực kiểm toán Việt Nam là một điều tất yếu. 3.2. Nội dung các kiến nghị Xuất phát từ những yêu cầu trên cho việc hoàn thiện VSA 700, căn cứ vào những đánh giá về chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700 ở chương 2, người viết xin nêu ra một số đề xuất sau đây nhằm giúp hoàn thiện VSA 700, rút ngắn khoảng cách thông tin và giảm thiểu sự khác biệt với chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA 700. 3.2.1. Quy định pháp lý về xử phạt khi vi phạm chuẩn mực Từ những đánh giá ở chương 2 về chuẩn mực báo cáo kiểm toán, ta thấy người sử dụng chưa hoàn toàn tin tưởng rằng kiểm toán viên đã làm hết trách nhiệm của mình như đã nêu trên báo cáo kiểm toán. Do đó, người viết đề xuất rằng Bộ tài chính nên xem xét có thêm một phần về vấn đề xử phạt khi vi phạm chuẩn mực trong từng trường hợp cụ thể và giám sát việc thực hiện nghiêm túc nhằm nâng cao tính pháp lý cho chuẩn mực, nâng cao tính ràng buộc đối với các công ty kiểm toán và kiểm toán viên, góp phần làm tăng chất lượng báo cáo kiểm toán, mang lại niềm tin cho người sử dụng báo cáo kiểm toán. Vấn đề xử phạt có thể được quy định như sau: - 75 - - Xử phạt hành chính đối với Công ty kiểm toán phát hành báo cáo kiểm toán có nội dung vi phạm chuẩn mực, tùy theo hành vi vi phạm có ảnh hưởng như thế nào đến người sử dụng mà đề ra mức phạt. Tuy nhiên, mức phạt hành chính phải được đặt ra với số tiền thật cao nhằm thể hiện sự răn đe của pháp luật và tầm quan trọng của báo cáo kiểm toán vì số người sử dụng báo cáo kiểm toán cho quyết định tài chính của mình rất lớn (bao gồm hiện hữu và tiềm năng); - Rút giấy phép hành nghề của kiểm toán viên vi phạm các quy định trong chuẩn mực, trong trường hợp kiểm toán viên chưa làm hết trách nhiệm của mình, gây hậu quả chưa nghiêm trọng; - Xử lý hình sự đối với kiểm toán viên thực hiện kiểm toán do chểnh mảng khi thực hiện kiểm toán, không làm tròn trách nhiệm của mình, gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến người sử dụng báo cáo kiểm toán và nền kinh tế nói chung. Việc giám sát sự tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán nói chung, chuẩn mực về báo cáo kiểm toán nói riêng cần được giao cho một cơ quan Nhà nước phụ trách; ví dụ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Lý do chọn cơ quan này là do ảnh hưởng quan trọng của báo cáo kiểm toán đối với thị trường chứng khoán. 3.2.2. Thay đổi tiêu đề báo cáo kiểm toán thành “Báo cáo của kiểm toán viên độc lập” Hiện nay, kiểm toán được phân chia ra thành ba loại: - Kiểm toán nhà nước; - Kiểm toán nội bộ; và - Kiểm toán độc lập. Do đó, việc tên báo cáo kiểm toán hiện nay là “Báo cáo kiểm toán” dễ dàng dẫn đến một câu hỏi cho người sử dụng rằng báo cáo này là của kiểm toán nhà nước, hay kiểm toán nội bộ, hay kiểm toán độc lập. Việc xác định báo cáo do kiểm toán loại nào ban hành cũng rất quan trọng vì mục tiêu của mỗi loại kiểm toán là khác nhau, như: - 76 - - Kiểm toán nhà nước: chủ yếu kiểm tra việc sử dụng ngân sách nhà nước và các quy định pháp lý có liên quan đến đơn vị; - Kiểm toán nội bộ: kiểm tra sự tuân thủ các luật lệ và quy định đã được nhà nước hay chính đơn vị ban hành, bao gồm kiểm tra báo cáo tài chính và các loại báo cáo, quy trình thực hiện khác; - Kiểm toán độc lập: kiểm tra sự trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính. Chính vì vậy, tiêu đề “Báo cáo kiểm toán” nên được đổi thành “Báo cáo của kiểm toán viên độc lập” nhằm giúp người sử dụng có thể hình dung ra mục tiêu và phạm vi của báo cáo kiểm toán ngay từ tiêu đề của báo cáo. 3.2.3. Nêu rõ trong đoạn mở đầu của báo cáo kiểm toán về giới hạn chuẩn mực/quy định kế toán áp dụng cho hệ thống báo cáo tài chính Trong thời đại hiện nay, nhiều đơn vị sử dụng báo cáo kiểm toán để gửi sang các nước khác cho mục đích hợp nhất báo cáo ở công ty mẹ hay do nhu cầu thu hút đầu tư của chính đơn vị… Điều này đòi hỏi báo cáo kiểm toán phải chỉ rõ ra rằng báo cáo kiểm toán mà kiểm toán viên độc lập ban hành chỉ tuân thủ theo các nguyên tắc và thông lệ kế toán ở Việt Nam chứ không phải của các nước khác là rất cần thiết, tránh cho những giả định và những hiểu nhầm không đáng có về việc sử dụng báo cáo tài chính. Nội dung của đoạn mở đầu của báo cáo kiểm toán theo VSA 700 nên được thêm một đoạn như sau: “Báo cáo tài chính kèm theo không nhằm phản ánh tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ theo các nguyên tắc và thông lệ kế toán được chấp nhận chung tại các nước khác ngoài Việt Nam.” 3.2.4. Phân chia trách nhiệm của Ban giám đốc ra thành một đoạn riêng biệt trên báo cáo kiểm toán Hiện nay, VSA 700 quy định, trong đoạn mở đầu của báo cáo kiểm toán, ngoài việc chỉ rõ các báo cáo tài chính là đối tượng của cuộc kiểm toán cũng như ngày lập và - 77 - niên độ tài chính của các báo cáo này, trách nhiệm lập báo cáo tài chính của Ban giám đốc và trách nhiệm đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính cũng được đề cập đến. Tuy nhiên, việc đặt chung trách nhiệm của Ban giám đốc đơn vị và kiểm toán viên này cùng với việc diễn giải chung chung về trách nhiệm đã dẫn đến những mong đợi không mong muốn về trách nhiệm của kiểm toán viên từ người sử dụng như phân tích ở chương 2. Do đó, việc tách biệt trách nhiệm của các bên chi tiết hơn cùng với tiêu đề ra thành các đoạn khác nhau trên báo cáo kiểm toán là cần thiết. Trách nhiệm của Ban giám đốc được trình bày cụ thể như sau: - Tiêu đề “Trách nhiệm của Ban giám đốc (hay Tổng giám đốc/Giám đốc) đối với báo cáo tài chính” phải đặt ở trước đoạn này trên báo cáo kiểm toán. - Nội dung phần trách nhiệm của Ban giám đốc phải chỉ ra rằng: họ có trách nhiệm lập báo cáo tài chính tuân thủ theo chuẩn mực kế toán hay quy định cụ thể nào; và các thủ tục kiểm soát nội bộ mà họ thiết lập là cần thiết nhằm đảm bảo báo cáo tài chính được lập là không có sai phạm trọng yếu, bao gồm sai sót hay gian lận. Ví dụ: “Trách nhiệm của Tổng giám đốc đối với báo cáo tài chính Tổng giám đốc công ty chịu trách nhiệm về việc lập và trình bày hợp lý các báo cáo tài chính này theo chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành, và mỗi thủ tục kiểm soát nội bộ được thiết lập là cần thiết cho việc đảm bảo báo cáo tài chính được lập là không có sai phạm trọng yếu, bao gồm sai sót hay gian lận.” 3.2.5. Chỉnh sửa đoạn “Phạm vi kiểm toán” trên báo cáo kiểm toán, bao gồm trách nhiệm của kiểm toán viên và đổi tên thành “Trách nhiệm của kiểm toán viên” Theo VSA 700, đoạn phạm vi kiểm toán bao gồm “công việc kiểm toán đã được lập kế hoạch và thực hiện để có được sự đảm bảo hợp lý là các báo cáo tài chính không còn chứa đựng những sai sót trọng yếu” (VSA 700, đoạn 18) và những công việc đã thực hiện, như: - Các phương pháp kiểm toán (chọn mẫu, thử nghiệm cơ bản,...) những bằng chứng kiểm toán đủ để xác minh được thông tin trong báo cáo tài chính; - 78 - - Đánh giá việc tuân thủ chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận); Các nguyên tắc và phương pháp kế toán được áp dụng để lập báo cáo tài chính; - Đánh giá các ước tính kế toán và xét đoán quan trọng đã được Tổng giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị được kiểm toán thực hiện khi lập báo cáo tài chính; - Đánh giá việc trình bày toàn bộ tình hình tài chính trên các báo cáo tài chính. Đoạn phạm vi này thực chất mô tả trách nhiệm của kiểm toán viên, trong khi một phần trách nhiệm về việc đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính của kiểm toán viên lại được VSA 700 đặt trên đoạn mở đầu. Do đó, nên tách đoạn trách nhiệm từ đoạn mở đầu trên báo cáo kiểm toán, đặt chung với đoạn phạm vi này để tạo thành một đoạn mô tả về trách nhiệm của kiểm toán viên. Về phạm vi của cuộc kiểm toán phải nêu lên được những công việc chủ yếu mà kiểm toán viên đã thực hiện và giới hạn trách nhiệm của kiểm toán viên ngoài những vấn đề mà VSA 700 đã nêu, như: - Công việc kiểm toán là thực hiện các thủ tục cần thiết để đạt được bằng chứng cho những số liệu và ghi chú trên báo cáo tài chính; - Việc lựa chọn các thủ tục tùy thuộc vào phán đoán của kiểm toán viên, bao gồm việc đánh giá những rủi ro trọng yếu rằng báo cáo tài chính có sai sót hay gian lận hay không. Bằng việc đánh giá rủi ro, kiểm toán viên sẽ xem xét các thủ tục kiểm soát nội bộ mà đơn vị thiết lập cho việc lập báo cáo tài chính để thiết kế các thủ tục kiểm toán cho phù hợp, nhưng không nhằm mục đích nêu ý kiến về tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị. Nếu trong trường hợp kiểm toán viên được yêu cầu nêu ý kiến về tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị cùng với việc kiểm toán báo cáo tài chính thì sẽ bỏ đoạn kiểm toán viên xem xét hệ thống kiểm soát nội bộ không nhằm mục đích nêu ý kiến về tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ; - Giới hạn trách nhiệm của kiểm toán viên cũng nên được thiết lập nhằm hạn chế những mong muốn trách nhiệm của người sử dụng đối với kiểm toán viên quá rộng và - 79 - lệch ra khỏi những gì thuộc nghĩa vụ của kiểm toán viên đối với đơn vị. VSA 700 cần thiết lập thêm một câu về giới hạn trách nhiệm của kiểm toán viên rằng: công việc kiểm toán báo cáo tài chính không nhằm nêu lên khả năng quản lý của đơn vị, đầu tư vào đơn vị có tốt hay không và liệu đơn vị có đạt được các mục tiêu chiến lược hay không. Vấn đề giới hạn này nên được nêu rõ trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700. Minh họa cho phần trách nhiệm của kiểm toán viên trên báo cáo kiểm toán: “Trách nhiệm của kiểm toán viên Trách nhiệm của chúng tôi là đưa ra ý kiến về các báo cáo tài chính căn cứ vào cuộc kiểm toán. Chúng tôi đã thực hiện công việc kiểm toán theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (hoặc Chuẩn mực kiểm toán Quốc tế được chấp nhận). Các chuẩn mực này yêu cầu chúng tôi tuân thủ các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp, và lập kế hoạch và thực hiện cuộc kiểm toán để có sự đảm bảo hợp lý là các báo cáo tài chính không còn chứa đựng các sai sót trọng yếu. Công việc kiểm toán báo cáo tài chính không nhằm nêu lên khả năng quản lý của đơn vị, khả năng đầu tư vào đơn vị là tốt hay không và đơn vị có đạt được các mục tiêu chiến lược hay không. Công việc kiểm toán là thực hiện các thủ tục cần thiết để đạt được bằng chứng cho những số liệu và ghi chú trên báo cáo tài chính. Các thủ tục được chọn lựa tùy thuộc vào sự phán đoán của kiểm toán viên, bao gồm việc đánh giá những rủi ro trọng yếu rằng báo cáo tài chính có sai sót hay gian lận hay không. Bằng việc đánh giá rủi ro, chúng tôi xem xét các thủ tục kiểm soát nội bộ mà đơn vị thiết lập cho việc lập báo cáo tài chính để thiết kế các thủ tục kiểm toán cho phù hợp, nhưng không nhằm mục đích nêu ý kiến về tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị. Chúng tôi cũng tiến hành đánh giá sự thích hợp của các chính sách kế toán sử dụng và sự hợp lý của các ước tính kế toán của Giám đốc cũng như cách trình bày tổng quát các báo cáo tài chính. Chúng tôi cho rằng công việc kiểm toán của chúng tôi đã đưa ra những cơ sở hợp lý để làm căn cứ cho ý kiến của chúng tôi.” - 80 - 3.2.6. Định nghĩa thuật ngữ “đảm bảo hợp lý” trên chuẩn mực về báo cáo kiểm toán Trong phần khảo sát thực tế ở chương 2, người viết nhận thấy có khoảng cách thông tin giữa các đối tượng có liên quan đến báo cáo kiểm toán về một thuật ngữ trên báo cáo kiểm toán. Kiểm toán viên và từng nhóm người sử dụng báo cáo có cách giải thích khác nhau đối với thuật ngữ “đảm bảo hợp lý” và điều này góp phần làm suy giảm giá trị thông tin của báo cáo kiểm toán. Do đó, khoảng cách thông tin này nên được khắc phục bằng cách thêm định nghĩa về thuật ngữ “đảm bảo hợp lý” trên báo cáo kiểm toán nhằm đem đến một giải thích chung cho các đối tượng liên quan đến báo cáo kiểm toán. Định nghĩa cho thuật ngữ “đảm bảo hợp lý” nên được đặt trong phần giải thích về các thuật ngữ sử dụng trong chuẩn mực, và ở phần đầu tiên của chuẩn mực kiểm toán về báo cáo tài chính; với nội dung như sau: Đảm bảo hợp lý: Nghĩa là kiểm toán viên thực hiện các thủ tục kiểm toán nhằm đảm bảo chắc chắn rằng báo cáo tài chính không có các sai sót trọng yếu; nhưng không đảm bảo tuyệt đối rằng không có bất kỳ một sai sót nào trên báo cáo tài chính. Kiểm toán viên chỉ chịu trách nhiệm (đảm bảo) đối với những sai sót trọng yếu (hợp lý) trên báo cáo tài chính mà thôi. Tuy nhiên, khi giải thích thuật ngữ “đảm bảo hợp lý” như ở trên thì một khái niệm mơ hồ mới lại xuất hiện trên báo cáo kiểm toán, đó là “trọng yếu”. Trong VSA 400 “Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ” đã định nghĩa thuật ngữ trọng yếu như sau: Thông tin được xem là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu thông tin đó hay thông tin thiếu chính xác thì sẽ ảnh hưởng đến các quyết định của người sử dụng báo cáo tài chính. Mức độ trọng yếu tùy thuộc vào tầm quan trọng của thông tin hay của sai sót và được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét cả trên tiêu chuẩn định lượng và định tính. Tuy VSA 400 có giải thích về thuật ngữ “trọng yếu” nhưng định nghĩa về mức trọng yếu cũng nên được giải thích cụ thể hơn trong VSA 700. Do đó, người viết đề - 81 - nghị, để làm rõ thuật ngữ “đảm bảo hợp lý” thì cần có thêm định nghĩa “mức trọng yếu” trong VSA 700 như sau: Mức trọng yếu: Là giá trị xác định tối thiểu mà kiểm toán viên sử dụng trong các thủ tục kiểm toán của mình, như giá trị mẫu kiểm tra phải lớn hơn giá trị trọng yếu; bất cứ một sai sót đơn lẻ hay tổng các sai sót phát sinh dưới mức trọng yếu là đều chấp nhận được, không làm thay đổi ý kiến chấp nhận của kiểm toán viên). Giá trị tối thiểu (mức trọng yếu) càng thấp thì công việc của kiểm toán viên được yêu cầu càng cao và số lượng mẫu mà kiểm toán viên phải kiểm tra cũng càng nhiều. 3.2.7. Sửa đổi nội dung ý kiến kiểm toán không phải là chấp nhận toàn phần Các quy định về ý kiến kiểm toán hiện nay của VSA 700 đã quá lạc hậu so với các chuẩn mực kế toán và kiểm toán khác ban hành sau nó. Do đó, các quy định này cần được thay đổi để phù hợp với hệ thống chuẩn mực kế toán và kiểm toán hơn. - Thay đổi định nghĩa của ý kiến chấp nhận từng phần rằng ý kiến chấp nhận từng phần sẽ không còn được sử dụng trong trường hợp “bị ảnh hưởng bởi yếu tố tuỳ thuộc (hoặc ngoại trừ) mà kiểm toán viên đã nêu ra trong báo cáo kiểm toán”, bởi vì các yếu tố tùy thuộc không trọng yếu, như tính hoạt động liên tục của đơn vị hay các yếu tố chưa chắc chắn khác đều đã được quy định trong chuẩn mực kế toán, do đó, việc kiểm toán viên ngoại trừ những vấn đề này đã không còn thích hợp nữa. - Không sử dụng cụm từ “Không nhất trí với Giám đốc đơn vị được kiểm toán về việc lựa chọn và áp dụng chuẩn mực và chế độ kế toán, hoặc sự không phù hợp của các thông tin ghi trong báo cáo tài chính hoặc phần thuyết minh báo cáo tài chính” vì cụm từ chưa nêu lên được ý nghĩa bao quát của vấn đề rằng báo cáo tài chính có sai sót trọng yếu, vấn đề cốt lõi của việc tạo thành ý kiến không phải chấp nhận toàn phần. Ngoài ra, ý kiến chấp nhận từng phần hoặc không chấp nhận còn có thể bị ảnh hưởng bởi các vấn đề về tuân thủ luật pháp, về gian lận, các sự kiện sau niên độ, vi phạm tính hoạt động liên tục, chứ không chỉ là “Không nhất trí với Giám đốc đơn vị”. Do đó, nên đổi cụm từ này thành “Báo cáo tài chính có sai sót trọng yếu”. - 82 - Như vậy, sẽ có hai trường hợp dẫn đến ý kiến không phải là chấp nhận toàn phần. Và tùy theo phán đoán của kiểm toán viên trong từng trường hợp về tính lan tỏa của vấn đề, có gây ảnh hưởng đến phần lớn báo cáo tài chính hay không mà kiểm toán viên sẽ đưa ra ý kiến thích hợp. Bảng 3.1 bên dưới thể hiện các trường hợp ý kiến của kiểm toán viên trên báo cáo kiểm toán. Bảng 3.1: Phân loại ý kiến trên báo cáo kiểm toán của kiểm toán viên Phán đoán của kiểm toán viên về tính lan tỏa và khả năng ảnh hưởng của vấn đề lên báo cáo tài chính Vấn đề hình thành nên ý kiến không phải là chấp nhận toàn phần Trọng yếu nhưng không lan tỏa Trọng yếu và lan tỏa Báo cáo tài chính có sai sót trọng yếu (kể cả hành vi không tuân thủ luật pháp, gian lận, vi phạm tính hoạt động liên tục, sự kiện phát sinh sau niên độ không điều chỉnh) Ý kiến chấp nhận từng phần Ý kiến trái ngược (không chấp nhận) Không thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp Ý kiến chấp nhận từng phần Ý kiến từ chối Một khi ý kiến chấp nhận từng phần được kiểm toán viên lựa chọn, trong trường hợp do báo cáo tài chính có sai sót trọng yếu thì kiểm toán viên phải trình bày rõ vấn đề sai sót trọng yếu như thế nào, vi phạm quy định gì, ảnh hưởng của vấn đề này đến từng khoản mục nào trên báo cáo tài chính, với số tiền bao nhiêu là trách nhiệm của kiểm toán viên. Còn nếu ý kiến chấp nhận từng phần hay từ chối liên quan đến việc không thể thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp thì kiểm toán viên có trách - 83 - nhiệm chỉ rõ ra rằng kiểm toán viên đã làm hết trách nhiệm hay chưa và làm như thế nào (thực hiện các thủ tục thay thế có được hay không và kết quả như thế nào). Đây là vấn đề mang tính bắt buộc thể hiện trên báo cáo kiểm toán đối với kiểm toán viên nhằm giúp người đọc đánh giá được mức độ ảnh hưởng đến báo cáo tài chính là quan trọng đối với mục tiêu sử dụng của họ hay không (báo cáo tài chính có sai sót trọng yếu), hay liệu rằng kiểm toán viên đã làm hết trách nhiệm của mình hay chưa và mức độ quan trọng của giới hạn như thế nào. Nếu trường hợp ý kiến không phải là chấp nhận toàn phần, thì kiểm toán viên phải thêm một đoạn cơ sở của ý kiến không phải là chấp nhận toàn phần này trước đoạn ý kiến kiểm toán và được đặt tên rõ ràng như “Cơ sở của ý kiến chấp nhận từng phần”, “Cơ sở của ý kiến không chấp nhận” và “Cơ sở của ý kiến từ chối”. Và theo đó, tiêu đề của đoạn ý kiến trên báo cáo kiểm toán cũng phải được thay đổi theo cho phù hợp hơn, như “Ý kiến chấp nhận từng phần”, “Ý kiến không chấp nhận” và “Ý kiến từ chối” nhằm giúp cho người đọc báo cáo kiểm toán biết được ngay ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính mình đang sử dụng là thuộc loại nào: chấp nhận hay không chấp nhận để có cái nhìn tổng thể và sự chú ý, nếu cần thiết vào báo cáo tài chính. Minh họa các kiến nghị thay đổi trên báo cáo kiểm toán về báo cáo kiểm toán với ý kiến chấp nhận từng phần do có sai sót trọng yếu: “Cơ sở của ý kiến chấp nhận từng phần Hàng tồn kho của Công ty thể hiện trong bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/20… là xxx. Ban giám đốc công ty đã không trình bày hàng tồn kho trên cơ sở giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được tại ngày kết thúc niên độ tài chính mà chỉ trình bày giá gốc của hàng tồn kho, điều này vi phạm chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 về hàng tồn kho. Nếu công ty đánh giá và ghi nhận hàng tồn kho trên cơ sở giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được, thì số tiền yyy nên được ghi giảm hàng tồn kho để đưa chúng về giá trị thuần có thể thực hiện được. Theo đó, giá vốn hàng bán sẽ tăng lên yyy, và lợi nhuận trước thuế, thu nhận sau thuế và vốn chủ sở hữu sẽ giảm đi yyy, zzz và zzz một số tiền tương ứng. - 84 - Ý kiến chấp nhận từng phần Theo ý kiến của chúng tôi, ngoại trừ ảnh hưởng của vấn đề nêu trong đoạn Cơ sở của ý kiến chấp nhận từng phần, báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của Công ty ABC tại ngày 31/12/20…, cũng như kết quả hoạt động kinh doanh và các luồng lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành và các quy định pháp lý có liên quan.” 3.2.8. Sửa đổi nội dung ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần có đoạn nhấn mạnh Theo VSA 700, ý kiến chấp nhận toàn phần có đoạn nhấn mạnh được quy định rất chung chung là nhằm “làm sáng tỏ một số yếu tố ảnh hưởng không trọng yếu đến báo cáo tài chính, nhưng không có ảnh hưởng đến báo cáo kiểm toán”, với mục đích “giúp người đọc đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố này đến báo cáo tài chính”. Việc quy định các trường hợp được sử dụng báo cáo kiểm toán với ý kiến chấp nhận toàn phần có đoạn nhấn mạnh không rõ ràng dẫn đến việc kiểm toán viên tùy ý sử dụng loại ý kiến này thay cho ý kiến chấp nhận từng phần hay không chấp nhận đối với một số vấn đề nhạy cảm trên báo cáo tài chính như một số dẫn chứng trong chương 2, dẫn đến chất lượng báo cáo kiểm toán chưa cao. Do hiện nay các chuẩn mực kế toán cũng khá đầy đủ về các vấn đề mà trước đây chưa có nên người viết đề nghị để khắc phục vấn đề này, nên có quy định rằng ý kiến chấp nhận toàn phần có đoạn nhấn mạnh của kiểm toán viên chỉ được nêu ra trong những trường hợp sau: - Không chắc chắn về khả năng tổn thất về vấn đề pháp lý; - Áp dụng sớm một hay nhiều chuẩn mực kế toán nào đó; - Có tai họa lớn đã xảy ra, tiếp tục tồn tại và có ảnh hưởng trọng yếu đến tình hình tài chính của công ty. Ngoài ra những vấn đề nhấn mạnh về báo cáo tài chính, trong một số trường hợp, kiểm toán viên còn có thể cần lưu ý với người sử dụng báo cáo về vấn đề nào đó - 85 - liên quan đến hiểu biết của người sử dụng về báo cáo tài chính, về trách nhiệm của kiểm toán viên, hiểu về báo cáo kiểm toán….thì một đoạn nhấn mạnh về các vấn đề khác cần được thêm vào trên báo cáo kiểm toán tại vị trí của vấn đề có liên quan. Những vấn đề kiểm toán viên muốn nhấn mạnh trên báo cáo kiểm toán phải là những thông tin mà luật pháp, các quy định và các chuẩn mực nghề nghiệp không cấm (như chuẩn mực đạo đức liên quan đến tính bảo mật thông tin); và cũng không phải là những thông tin mà Ban giám đốc đơn vị yêu cầu công bố. Bảng 3.2 minh họa những trường hợp có đoạn nhấn mạnh khác và vị trí của đoạn nhấn mạnh khác trên báo cáo kiểm toán. Bảng 3.2: Vị trí của đoạn nhấn mạnh trên báo cáo kiểm toán của kiểm toán viên Vấn đề đưa ra đoạn nhấn mạnh khác trên báo cáo kiểm toán Vị trí của đoạn nhấn mạnh khác trên báo cáo kiểm toán Hiểu biết của người sử dụng về công việc kiểm toán Đặt ngay sau đoạn ý kiến kiểm toán Hiểu biết của người sử dụng về trách nhiệm của kiểm toán viên hoặc là báo cáo kiểm toán Đặt ngay sau đoạn trách nhiệm của kiểm toán viên Báo cáo nhiều hơn một bộ báo cáo tài chính Đặt ngay sau đoạn mở đầu Giới hạn người sử dụng báo cáo kiểm toán Đặt một đoạn ở cuối báo cáo kiểm toán, sau ý kiến kiểm toán - 86 - Như vậy, báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn phần sau khi thay đổi theo kiến nghị của người viết thì sẽ có mẫu như sau: BÁO CÁO CỦA KIỂM TOÁN VIÊN ĐỘC LẬP Kính gửi: Ban giám đốc (Giám đốc/Tổng giám đốc) của Công ty ABC Chúng tôi đã kiểm toán bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/X cùng với báo cáo kết quả kinh doanh, cáo cáo lưu chuyển tiền tệ và các ghi chú báo cáo tài chính kèm theo cho năm tài chính kết thúc cùng ngày của Công ty ABC. Báo cáo tài chính kèm theo không nhằm phản ánh tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ theo các nguyên tắc và thông lệ kế toán được chấp nhận chung tại các nước khác ngoài Việt Nam. Trách nhiệm của Ban giám đốc đối với báo cáo tài chính Ban giám đốc công ty chịu trách nhiệm về việc lập và trình bày hợp lý các báo cáo tài chính này theo chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành, và mỗi thủ tục kiểm soát nội bộ được thiết lập là cần thiết cho việc đảm bảo báo cáo tài chính được lập là không có sai phạm trọng yếu, bao gồm sai sót hay gian lận. Trách nhiệm của kiểm toán viên Trách nhiệm của chúng tôi là đưa ra ý kiến về các báo cáo tài chính căn cứ vào cuộc kiểm toán. Chúng tôi đã thực hiện công việc kiểm toán theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (hoặc Chuẩn mực kiểm toán Quốc tế được chấp nhận). Các chuẩn mực này yêu cầu chúng tôi tuân thủ các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp, và lập kế hoạch và thực hiện cuộc kiểm toán để có sự đảm bảo hợp lý là các báo cáo tài chính không còn chứa đựng các sai sót trọng yếu. Công việc kiểm toán báo cáo tài chính không nhằm nêu lên khả năng quản lý của đơn vị, khả năng đầu tư vào đơn vị là tốt hay không và đơn vị có đạt được các mục tiêu chiến lược hay không. Công việc kiểm toán là thực hiện các thủ tục cần thiết để đạt được bằng chứng cho những số liệu và ghi chú trên báo cáo tài chính. Các thủ tục được chọn lựa tùy - 87 - thuộc vào sự phán đoán của kiểm toán viên, bao gồm việc đánh giá những rủi ro trọng yếu rằng báo cáo tài chính có sai sót hay gian lận hay không. Bằng việc đánh giá rủi ro, chúng tôi xem xét các thủ tục kiểm soát nội bộ mà đơn vị thiết lập cho việc lập báo cáo tài chính để thiết kế các thủ tục kiểm toán cho phù hợp, nhưng không nhằm mục đích nêu ý kiến về tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị. Chúng tôi cũng tiến hành đánh giá sự thích hợp của các chính sách kế toán sử dụng và sự hợp lý của các ước tính kế toán của Giám đốc cũng như cách trình bày tổng quát các báo cáo tài chính. Chúng tôi cho rằng công việc kiểm toán của chúng tôi đã đưa ra những cơ sở hợp lý để làm căn cứ cho ý kiến của chúng tôi. Ý kiến của kiểm toán viên Theo ý kiến của chúng tôi, báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của Công ty ABC tại ngày 31/12/X, cũng như kết quả kinh doanh và các luồng lưu chuyển tiền tệ trong năm tài chính kết thúc tại ngày 31/12/X, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành và các quy định pháp lý có liên quan. TP. Hồ Chí Minh, ngày... tháng... năm .... Công ty kiểm toán ABC Tổng giám đốc Kiểm toán viên (Họ và tên, chữ ký, đóng dấu) (Họ và tên, chữ ký) Số đăng ký hành nghề Số đăng ký hành nghề - 88 - KẾT LUẬN 1. Nhận định chung về đề tài Kiểm toán là việc xác minh tính trung thực của thông tin kế toán và những nghiệp vụ tài chính, và báo cáo kiểm toán là phương tiện thông báo của kiểm toán viên cho người sử dụng rằng báo cáo tài chính của đơn vị có trung thực và hợp lý hay không. Do đó, ý kiến của kiểm toán viên trên báo cáo kiểm toán và việc người sử dụng hiểu về ý kiến này như thế nào chiếm một vị trí quan trọng. Do đó, mặc dù đây là một đề tài thiên về lý luận nhưng rất cần thiết và không thể xem nhẹ. Vấn đề cải thiện chuẩn mực báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính là điểm đáng quan tâm trong thời đại ngày nay, nhất là trong thời kỳ nền kinh tế phát triển mạnh, nhu cầu đầu tư, tín dụng của người dân ngày càng cao và cũng đòi hỏi một sự hội nhập về mặt các quy định kế toán kiểm toán nói chung với các nước khác trên thế giới. Và theo người viết thì đây là một đề tài quan trọng và đáng để được quan tâm cho những người sử dụng báo cáo kiểm toán và nhất là đối với những người ban hành các quy định về kiểm toán nhằm giúp báo cáo kiểm toán đạt được mục đích vốn có của nó. 2. Những kết quả đạt được Sau khi thực hiện luận văn “Đánh giá chuẩn mực kiểm toán Việt Nam về báo cáo kiểm toán và một số kiến nghị liên quan”, người viết nhận thấy rằng: - Các chuẩn mực kiểm toán luôn phát triển theo hướng ngày một nâng cao chất lượng kiểm toán, nâng cao uy tín ngành nghề kiểm toán và vấn đề kiến nghị hoàn thiện chuẩn mực kiểm toán Việt Nam về báo cáo kiểm toán cũng không nằm ngoài hướng phát triển này. Bên cạnh việc giải thích rõ những hạn chế tiềm tàng của chuẩn mực này, nghiên cứu cho thấy một khoảng cách thông tin về báo cáo kiểm toán có thể được rút ngắn bởi chính những người làm luật thông qua việc hoàn thiện chuẩn mực kiểm toán; - 89 - - Nghiên cứu này giúp người viết nhìn nhận được thực tế việc vận dụng và sự hiểu biết của các đối tượng có liên quan đối với chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700 về báo cáo kiểm toán ở Việt Nam với quy mô đánh giá nhỏ hơn thông qua khảo sát một số đối tượng liên quan đến báo cáo kiểm toán tại thành phố Hồ Chí Minh; - Từ việc tìm hiểu lý thuyết và tiếp cận thực tế thông qua khảo sát bằng phương pháp khảo sát thực tế, người viết đã đưa ra được một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chuẩn mực kiểm toán Việt Nam về báo cáo kiểm toán. 3. Những hạn chế của đề tài 3.1. Hạn chế khách quan Khối lượng tư liệu về báo cáo kiểm toán rất lớn nhưng người viết chỉ có thể nghiên cứu được một số chuẩn mực, tài liệu hướng dẫn hay một số nghiên cứu có liên quan, do đó, phần cơ sở lý luận có thể chưa được đầy đủ và rõ ràng. 3.2. Hạn chế chủ quan Do trình độ của người viết có giới hạn và thời gian thực hiện đề tài còn hạn chế nên luận văn này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Người viết rất mong được sự đóng góp ý kiến nhằm giúp người viết hoàn thiện đề tài này hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bộ môn Kiểm toán, Khoa Kế toán-Kiểm toán, Trường Đại học Kinh Tế TP. HCM, Kiểm toán, NXB Thống Kê, 2005. 2. Bộ Tài Chính, Hệ thống 33 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 3. Theo Saga (2009), “Như thế nào là “trung thực và hợp lý””, (ngày truy cập 06/07/2010) 4. Tuấn Linh (2008), “”Đã kiểm toán” cũng phải thận trọng!”, (ngày truy cập 01/07/2010) 5. Vũ Hữu Đức (2008), Chuyên đề: Báo cáo kiểm toán, Trường Đại học Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh Tiếng Anh 6. Aguilar et. al. (2003), “Do Spanish Firms Change Auditor to Avoid a Qualified Audit Report”, International Journal of Auditing, No. 7, p. 37-53 7. Asare et. al. (2009), “Investors’, Auditors’, And Lenders’ Understanding Of The Message Conveyed By The Standard Audit Report”, (ngày truy cập 05/09/2010) 8. Bailey et. al. (1983), “Effects of Audit Report Wording Changes on Perceived Message”, Journal of Accounting Research, Vol. 21, No. 2 Autumn 1983, p. 355- 370 9. Beattie et. al. (2000), “Behind the Audit Report: A Descriptive Study of Discussions and Negotiations Between Auditors and Directors”, International Journal of Auditing, No. 4, p. 107-202 10. Berollary et. al. (2006), “Weighing the Public Interest - Is the Going Concern Opinion Still Relevant?”, The CPA Journal (online), 2006 11. Epstein et. al. (1994), “Investor Views of Audit Assurance: Recent Evidence of The Expectation Gap”, Journal of Accountancy, January 1994, p. 60-66 12. Fadzly et. al. (2004), “Audit expectation gap-The case of Malaysia”, Managerial Auditing Journal, Vol. 19, No. 7, p. 897-915 13. Gómez (2003), “The usefulness of the audit report in investment and financing decisions”, Managerial Auditing Journal, 18/6/7 (2003), p. 549-559 14. IFAC, ISA 700 “Forming an opinion and reporting on financial statements”, Handbook 2010 15. IFAC, ISA 705 “Modifications To The Opinion In The Independent Auditor’s Report”, Handbook 2010 16. IFAC, ISA 706 “Emphasis Of Matter Paragraphs And Other Matter Paragraphs In The Independent Auditor’s Report”, Handbook 2010 17. International Federation of Accountants, International Standards on Auditing, 2010, 18. Joseph et. al. (2000), “Audit Committee Composition and Auditor Reporting”, The Accounting Review, Vol. 75, No. 4, p. 453-467 19. Marshall A. Geiger (1994), “The New Auditor’s Report-Have the Benefits of Wording Changes Been Acknowledged Outside the CPA Profession?”, Journal of Accountancy, November 1994, p. 59-64 20. Micheal Firth (1978), “Qualified Audit Reports: Their Impact on Investment Decisions”, The Accounting Review, Vol. 53, No. 3, p. 642-650 21. Michael Maingot (2006), “The Evolution of the Standard Unqualified Auditor’s Report in Canada”, Canadian Accounting Perspectives, Vol.5, No. 1, p. 19-36 22. Robert R. Davis (2004), “Using Disclaimers in Audit Reports - Discerning Between Shades of Opinion”, The CPA Journal (online), 2004 23. Sumutka, Alan R. (1989), “Implementing SAS 58: reports on audited financial statements. (statement of auditing standards)”, The CPA Journal (online), 1989 24. Thompson, James H. (1997), “SAS 79 amends SAS 58 - A Change in the Reporting about Uncertainties”, National Public Accountant, Vol. 42, No. 1 Các trang web chính Phụ lục 1 BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT KHOẢNG CÁCH THÔNG TIN VỀ BÁO CÁO KIỂM TOÁN TỔNG QUAN VỀ Ý NGHĨA CỦA BÁO CÁO KIỂM TOÁN Tầm quan trọng của báo cáo kiểm toán Xin vui lòng cho biết ý kiến của bạn đối với những câu hỏi dưới đây bằng cách cho điểm từ 1 đến 5 tương ứng với mức độ quan trọng như sau: 1: Không quan trọng 2: Có thể quan trọng 3: Quan trọng 4: Khá quan trọng 5: Rất quan trọng K hô ng q ua n trọ ng C ó th ể qu an tr ọn g Q ua n trọ ng K há q ua n trọ ng R ất q ua n tr ọn g 1 Tầm quan trọng của báo cáo kiểm toán trong các quyết định đầu tư/cho vay 1 2 3 4 5 2 Tầm quan trọng của báo cáo kiểm toán trong việc đánh giá báo cáo tài chính không có gian lận trọng yếu 1 2 3 4 5 Mức độ tin tưởng vào báo cáo kiểm toán Xin vui lòng cho biết ý kiến của bạn đối với những câu hỏi dưới đây bằng cách cho điểm từ 1 đến 5 tương ứng với mức độ tin tưởng như sau: 1: Không tin tưởng 2: Có thể tin tưởng 3: Tin tưởng 4: Khá tin tưởng 5: Rất tin tưởng K hô ng ti n tư ởn g C ó th ể tin tư ởn g T in tư ởn g K há ti n tư ởn g R ất ti n tư ởn g 3 Mức độ tin tưởng của báo cáo kiểm toán về khả năng tồn tại và phát triển của đơn vị 1 2 3 4 5 4 Mức độ tin tưởng của báo cáo kiểm toán về khả năng đơn vị được quản lý tốt 1 2 3 4 5 5 Mức độ tin tưởng của báo cáo kiểm toán về khả năng đầu tư vào đơn vị là tốt 1 2 3 4 5 6 Mức độ tin tưởng của báo cáo kiểm toán về khả năng đơn vị đạt được các mục tiêu chiến lược 1 2 3 4 5 7 Mức độ tin tưởng của báo cáo kiểm toán về việc kiểm toán viên đã làm hết trách nhiệm của mình như những gì đã nêu trong phần trách nhiệm của kiểm toán viên trên báo cáo kiểm toán 1 2 3 4 5 Khả năng kiểm toán viên có thể phát hiện gian lận Xin vui lòng cho biết ý kiến của bạn đối với câu hỏi dưới đây bằng cách cho điểm từ 1 đến 5 tương ứng với khả năng phát hiện như sau: 1: Hoàn toàn không thể 2: Có thể phát hiện ít (dưới 50%) 3: Phát hiện khoảng 50% 4: Phát hiện phần lớn 5: Phát hiện tất cả H oà n to àn k hô ng th ể C ó th ể ph át h iệ n ít Ph át h iệ n kh oả ng 5 0% Ph át h iệ n ph ần lớ n Ph át h iệ n tấ t c ả 8 Theo bạn, Kiểm toán viên có thể phát hiện các gian lận trọng yếu trên báo cáo tài chính hay không? 1 2 3 4 5 VỀ CÁC THUẬT NGỮ SỬ DỤNG TRÊN BÁO CÁO KIỂM TOÁN Xin vui lòng cho biết ý kiến của bạn đối với câu hỏi dưới đây bằng cách cho điểm từ 1 đến 5 tương ứng với mức độ đồng ý như sau: 1: Hoàn toàn không đồng ý 2: Không đồng ý 3: Bình thường 4: Đồng ý 5: Hoàn toàn đồng ý H oà n to àn k hô ng đ ồn g ý K hô ng đ ồn g ý B ìn h th ườ ng Đ ồn g ý H oà n to àn đ ồn g ý Ý nghĩa của các thuật ngữ trên báo cáo kiểm toán 9 Thuật ngữ “trình bày hợp lý” trên báo cáo kiểm toán thể hiện các nghiệp vụ kế toán được ghi nhận đúng về bản chất kinh tế. 1 2 3 4 5 10 Thuật ngữ “trình bày hợp lý” trên báo cáo kiểm toán thể hiện rằng báo cáo tài chính tuân thủ các quy định, chuẩn mực về kế toán. 1 2 3 4 5 11 Thuật ngữ “đảm bảo hợp lý” thể hiện rằng báo cáo tài chính là không có các sai sót trọng yếu. 1 2 3 4 5 12 Về thuật ngữ “cơ sở chọn mẫu”, bạn nghĩ kiểm toán viên thường sẽ kiểm tra bao nhiêu phần trăm các giao dịch bán hàng (vui lòng điền vào ô bên cạnh mức từ 1% đến 100%) 13 Kiểm toán viên NÊN chọn mẫu bằng bao nhiêu phần trăm các giao dịch bán hàng (vui lòng điền vào ô bên cạnh mức từ 1% đến 100%) Mức trọng yếu trên báo cáo kiểm toán 14 Bạn nghĩ rằng kiểm toán viên THỰC TẾ sử dụng bao nhiêu phần trăm lợi nhuận trước thuế để xác định mức trọng yếu (vui lòng điền vào ô bên cạnh mức từ 1% đến 100%) 15 Bạn nghĩ rằng kiểm toán viên NÊN sử dụng bao nhiêu phần trăm lợi nhuận trước thuế để xác định mức trọng yếu (vui lòng điền vào ô bên cạnh mức từ 1% đến 100%) Thông tin chung Bạn vui lòng cho biết thông tin về ngành nghề công việc của bạn bằng cách chọn 1 trong 4 lựa chọn sau: Nhà đầu tư Tín dụng (cho vay) Kiểm toán viên Khác (vui lòng ghi rõ bên dưới) Nghề nghiệp của bạn, nếu thuộc nhóm “Khác”: ……………………………………………………………………………………………………… Phụ luc 2 KẾT QUẢ KHẢO SÁT KHOẢNG CÁCH THÔNG TIN VỀ BÁO CÁO KIỂM TOÁN CỦA ASARE ET. AL. NĂM 2009 Nhóm nhân tố “Vĩ mô” Nhóm tham gia (I) Nhóm tham gia (J) Chênh lệch (I – J) *Loại Nhà đầu tư -0.762Kiểm toán viên Ngân hàng -0.177 Tầm quan trọng của báo cáo kiểm toán trong việc ra quyết định đầu tư (cho vay) Nhà đầu tư Ngân hàng 0.585 II Nhà đầu tư -0.916Kiểm toán viên Ngân hàng -0.907 Tầm quan trọng của báo cáo kiểm toán trong việc đánh giá báo cáo tài chính không có gian lận trọng yếu Nhà đầu tư Ngân hàng 0.009 I Nhà đầu tư 0.936Kiểm toán viên Ngân hàng 0.232 Mức độ tin tưởng mà báo cáo kiểm toán chuẩn đem lại về khả năng tồn tại và phát triển trong tương lai của công ty Nhà đầu tư Ngân hàng -0.704 II Nhà đầu tư -1.372Kiểm toán viên Ngân hàng -1.448 Mức độ tin tưởng mà báo cáo đem lại về công ty có được quản lý tốt không Nhà đầu tư Ngân hàng -0.076 I Nhà đầu tư -1.475Kiểm toán viên Ngân hàng -1.923 Mức độ tin tưởng mà báo cáo đem lại rằng công ty tốt cho việc đầu tư Nhà đầu tư Ngân hàng -0.448 I Nhà đầu tư -1.783Kiểm toán viên Ngân hàng -1.809 Mức độ tin tưởng mà báo cáo đem lại rằng công ty có đạt được các mục tiêu chiến lược hay không Nhà đầu tư Ngân hàng -0.026 I Nhà đầu tư 16.944Kiểm toán viên Ngân hàng 15.724 Khả năng các kiểm toán viên phát hiện các gian lận trọng yếu Nhà đầu tư Ngân hàng -1.220 I Nhóm nhân tố “Vi mô” Nhóm tham gia (I) Nhóm tham gia (J) Chênh lệch (I – J) *Loại Nhà đầu tư 2.32 Kiểm toán viên Ngân hàng -7.535 Thuật ngữ “trình bày hợp lý” ngụ ý gì về mức độ đảm bảo về mặt kinh tế của các nghiệp vụ Nhà đầu tư Ngân hàng -9.856 II Nhà đầu tư 11.938 Kiểm toán viên Ngân hàng -2.768 Thuật ngữ “trình bày hợp lý” ngụ ý gì về mức độ đảm bảo phù hợp với GAAP Nhà đầu tư Ngân hàng -14.707 II Nhà đầu tư 5.858 Kiểm toán viên Ngân hàng -3.391 Thuật ngữ “đảm bảo hợp lý” ngụ ý mức đảm bảo là bao nhiêu Nhà đầu tư Ngân hàng -9.249 II Nhà đầu tư -34.811 Kiểm toán viên Ngân hàng -16.836 Về thuật ngữ “cơ sở chọn mẫu”, bạn nghĩ kiểm toán viên thường sẽ kiểm tra bao nhiêu phần trăm các giao dịch bán hàng Nhà đầu tư Ngân hàng 17.975 III Nhà đầu tư -9.454 Kiểm toán viên Ngân hàng 3.942 Kiểm toán viên nên chọn mẫu bao nhiêu phần trăm các giao dịch bán hàng Nhà đầu tư Ngân hàng 13.396 II Nhà đầu tư 18.784 Kiểm toán viên Ngân hàng -4.156 Mức độ đảm bảo cho các khoản phải thu Nhà đầu tư Ngân hàng -22.940 II Nhà đầu tư 7.297 Kiểm toán viên Ngân hàng -3.603 Mức độ đảm bảo cho tài khoản tiền Nhà đầu tư Ngân hàng -10.90 II Nhà đầu tư -2.725 Kiểm toán viên Ngân hàng -2.706 Bạn tin rằng kiểm toán viên THỰC TẾ sử dụng bao nhiêu phần trăm thu nhập ròng để xác định mức trọng yếu Nhà đầu tư Ngân hàng 0.019 I Loại I: Nhóm những người sử dụng khác với kiểm toán viên Loại II: Một nhóm người sử dụng và kiểm toán viên khác với nhóm người sử dụng còn lại Loại III: Tất cả những nhóm người tham gia khác với nhau Nguồn: Stephen K. Asare và Arnold Wright, Investors’, Auditors’, and Lenders’ Understanding of The Message Conveyed By The Standard Audit Report, 2009

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_vo_thi_nhu_nguyet_4077.pdf
Luận văn liên quan