Luận văn Đánh giá chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội

Thực hiện đường lối của Đảng, trong những năm qua, phong trào xây dựng nông thôn mới đã diễn ra sôi nổi ở khắp các địa phương trên cả nước, thu hút sự tham gia của cả cộng đồng, phát huy được sức mạnh của cả xã hội. Huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội cũng là một trong những địa phương tích cực hưởng ứng và sớm triển khai thực hiện Chương trình này. Với mục tiêu, giải pháp rõ ràng, Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện bước đầu đã có những khởi sắc và đạt nhiều kết quả quan trọng: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch tích cực theo định hướng gắn nông nghiệp, lâm nghiệp với phát triển chăn nuôi và dịch vụ; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được tăng cường ngày càng đồng bộ; các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn được củng cố, tiếp tục đổi mới; công tác xóa đói giảm nghèo ở nông thôn đạt hiệu quả, bộ mặt nông thôn có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được nâng lên; hệ thống chính trị được củng cố, dân chủ cơ sở ngày càng được phát huy, an ninh trật tự, an toàn xã hội được giữ vững. Bên cạnh kết quả đạt được, nông thôn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội nhìn chung còn có những hạn chế nhất định: Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu kém; cảnh quan nông thôn nhiều nơi bị phá vỡ; môi trường sinh thái nông thôn ngày càng bị ô nhiễm; nông nghiệp phát triển chưa bền vững, chậm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, năng suất, hiệu quả, kỹ năng nghề nghiệp và chất lượng lao động thấp; quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ chưa hình thành sản xuất hàng hóa, các hình thức sản xuất chậm đổi mới, không chuyên nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu. Để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; đạt được các mục tiêu Chương trình nông thôn mới đề ra; việc95 triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020 cần có lộ trình và giải pháp cụ thể. Trong qua trình thực hiện Chương trình, huyện cần quan tâm tới việc đánh giá Chương trình ngay tại các xã, qua đó xác định được các bất cập trong đời sống kinh tế - xã hội và tìm cách khắc phục ngay các bất cập đó; nếu những bất cập đó vượt quá thẩm quyền giải quyết của huyện thì huyện kiến nghị với thành phố Hà Nội, với các Bộ, ngành. để sớm có điều chỉnh, bổ sung kịp thời, không làm ảnh hưởng tới tiến độ xây dựng nông thôn mới của huyện, sớm đưa huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội trở thành huyện nông thôn mới theo kế hoạch đề ra. Như vậy, trong một môi trường không ngừng biến đổi, việc đánh giá chính sách công nói chung, đánh giá Chương trình xây dựng nông thôn mới nói riêng sẽ tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển quản lý Nhà nước trong giai đoạn tiếp theo, hướng đến một Nhà nước thực sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân./

pdf107 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 571 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhân dân huyện phê duyệt. Việc quản lý, duy tu và bảo dƣỡng các công trình hạ tầng còn nhiều bất cập, chƣa có cơ chế tài chính để thực hiện. Công tác cải cách hành chính tuy đã có những tiến bộ nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, chƣa đồng bộ, quy trình xử lý một số lĩnh vực còn phức tạp, thiếu tính công khai minh bạch các thủ tục hành chính. Việc chỉ đạo phát triển sản xuất ở nhiều nơi còn lúng túng trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn. Các hình thức tổ chức sản xuất và dịch vụ ở nông thôn chƣa có chuyển biến tích cực. Hầu hết Hợp tác xã hiện có chậm đổi mới, đa số hoạt động kém hiệu quả. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao so với mặt bằng chung thành phố; thu nhập bình quân đầu ngƣời thấp hơn so với mặt bằng chung của thành phố. Việc đào tạo nghề cho nông dân, nhất là nông dân ở những nơi bị thu hồi chuyển mục đích sử dụng nhiều đất nông nghiệp chƣa đáp ứng yêu cầu. Môi trƣờng nông thôn tuy đã có những chuyển biến tích cực nhƣng tình trạng ô nhiễm môi trƣờng vẫn còn diễn ra do hoạt động trồng trọt, chăn nuôi của nông dân trên địa bàn chƣa thực hiện theo đúng quy định. Tỷ lệ ngƣời dân nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc sạch còn thấp. Phần lớn các nghĩa trang nhân dân trên địa bàn huyện vẫn là nghĩa trang quy mô thôn, nhỏ lẻ, phân tán và chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu. Nếp sống văn minh, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao ở khu vực nông thôn vẫn chậm đƣợc cải thiện; chất lƣợng gia đình văn hóa, làng văn hóa ở nhiều nơi chƣa đảm bảo, có nơi chạy theo thành tích; một số tệ nạn xã hội, hủ tục lạc hậu vẫn tồn tại. Nguồn lực xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới còn hạn hép; thiết chế văn hóa, thể thao nông thôn còn thiếu và yếu. 2.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế Nguyên nhân khách quan: 71 Địa bàn huyện Mê Linh cthành phố Hà Nội rộng, số đơn vị hành chính cấp xã ở khu vực nông thôn lớn (16 xã), với cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn và chƣa đồng bộ, đòi hỏi nguồn lực đầu tƣ rất lớn. Sự phát triển của các địa phƣơng không đồng đều, trình độ dân trí, thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân các khu vực còn chênh lệch. Các cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn chƣa đủ mạnh, không hấp dẫn doanh nghiệp đầu tƣ, trong khi đó thủ tục hành chính tiếp nhận đầu tƣ của doanh nghiệp vào nông nghiệp, nông thôn còn rƣờm rà, phức tạp. Diện tích đất nông nghiệp thu hẹp nhanh, phân bố nhỏ lẻ, manh mún nên khó khăn cho việc cơ giới hóa, hiện đại hóa và xây dựng nền sản xuất nông nghiệp quy mô lớn. Hệ thống các công trình thủy lợi, đê điều xuống cấp và bị chia cắt do quá trình đô thị hóa, làm giảm năng lực phục vụ của một số hệ thống công trình đã có. Cơ chế, chính sách trên một số lĩnh vực còn lạc hậu, chƣa phù hợp với thực hiện và sự phát triển của các địa phƣơng. Tác động của giá cả, các yếu tố thị trƣờng, thiên tại dịch bệnh ảnh hƣởng đến sản xuất nông nghiệp, huy động nguồn lực cho đầu tƣ, phát triển của các địa phƣơng. Nguyên nhân chủ quan: Trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ quản lý ở cơ sở một số nơi chƣa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Một bộ phận cán bộ trách nhiệm không cao; uy tín thấp, ảnh hƣởng đến công tác vận động nhân dân thực hiện xây dựng nông thôn mới. Công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa, phƣơng châm, cách làm trong xây dựng nông thôn mới tuy đã đƣợc cải 72 tiến nhƣng hiệu quả chƣa cao, hình thức chƣa phong phú, vẫn còn một số tƣ tƣởng ỷ lại, trông chờ vào Nhà nƣớc, vì vậy nhiều nơi chƣa phát huy đƣợc nội lực của địa phƣơng mình. Đầu tƣ cho phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng hạ tầng kỹ thuật nông thôn còn rất hạn chế, dàn trải, chƣa đáp ứng và ngang tầm phát triển của Thủ đô. Việc phân giao kinh phí ngân sách Thành phố, ngân sách huyện hỗ trợ thực hiện chƣơng trình xây dựng nông thôn mới đôi khi còn chậm, chƣa kịp thời, khó khăn cho cơ sở trong việc giải ngân thanh quyết toán kinh phí. Công tác dự báo còn yếu, chƣa lƣờng hết đƣợc diễn phiến phức tạp của tình hình và những khó khăn, thách thức nên xây dựng một số nhiệm vụ, mục tiêu, giải pháp chƣa phù hợp. Năng lực vận dụng, cụ thể hóa, nhất là việc tổ chức thực hiện của cấp ủy, chính quyền, địa phƣơng, đơn vị trên một số mặt còn hạn chế. Chƣa tập trung đúng mức việc lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết một số vấn đề trọng tâm, lĩnh vực trọng điểm. Sự phối hợp nội bộ giữa các phòng, ban và giữa các phòng, ban với các xã trong một số lĩnh vực còn thiếu chặt chẽ, đồng bộ. TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 Sau gần 07 năm triển khai thực hiện Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội đã đạt đƣợc nhiều kết quả đáng ghi nhận. Chƣơng trình đƣợc triển khai với cách tiếp cận các vấn đề đa chiều và tổng hợp, đƣợc triển khai đồng loạt tại 100% số xã, trong đó chọn xã điểm để làm trƣớc và nhân rộng mô hình (xã Liên Mạc đƣợc chọn làm điểm và hoàn thành xã nông thôn mới năm 2013); nội dung bao gồm nhiều lính vực: kinh tế - xã hội, y tế, an ninh, môi trƣờng Đến thời điểm này, Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội đã đạt mục tiêu Huyện ủy, Hội đồng nhân 73 dân, Ủy ban nhân dân huyện đề ra (12/16 xã đƣợc công nhận xã nông thôn mới - đạt 75%); hạ tầng cơ sở đƣợc đầu tƣ; đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời nông dân đƣợc nâng cao; bộ mặt nông thôn có khởi sắc. Ngoài những kết quả nổi bật, đo đếm đƣợc, cái lớn nhất của Chƣơng trình là đã từng bƣớc thay đổi nhận thức, quan niệm của ngƣời dân trong xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh kết quả đạt đƣợc, qua đánh giá việc triển khai thực hiện Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội còn có một số vấn đề mà các cơ quan Nhà nƣớc, các tổ chức chính trị - xã hội, ngƣời dân cần phải tập trung vào cuộc để triển khai quyết liệt hơn nữa, có những giải pháp cụ thể để thực hiện có hiệu quả Chƣơng trình một cách bền vững, đi vào thực chất, chiều sâu nhƣ: Việc huy động nguồn lực của nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới còn hạn chế (mới đạt 10%); Tỷ lệ hộ nghèo còn cao so với các huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội (tỷ lệ thành phố là 3,65%, huyện Mê Linh là 4,24%); thu nhập bình quân đầu ngƣời thấp hơn so với bình quân chung khu vực nông thôn của thành phố (thành phố là 36 triệu đồng/ngƣời/năm; huyện Mê Linh 33,5 triệu đồng/ngƣời/năm); việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hƣớng công nghiệp hóa - hiện đại hóa chậm, chƣa tạo đƣợc những sản phẩm thƣơng hiệu; các tiêu chí tạo việc làm, môi trƣờg thiếu tính bền vững Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt đƣợc, những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân trong thực hiện Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. Đây là cơ sở để cả hệ thống chính trị từ huyện tới các xã tiếp tục có các biện pháp, giải pháp để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả hơn Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020. 74 Chƣơng 3 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐÁNH GIÁ CHƢƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1. Phƣơng hƣớng đánh giá Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội 3.1.1. Tiếp tục triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo về Chương trình xây dựng nông thôn mới Thực hiện Nghị quyết 100 ngày 12/11/2015 của Quốc hội phê duyệt Chủ trƣơng đầu tƣ các Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020; các quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ: Số 389/QĐ-TTg ngày 11/3/2016 ban hành triển khai Nghị quyết 100 ngày 12/11/2015 của Quốc hội; số 558/QĐ - TTg ngày 05/4/2016 ban hành tiêu chí huyện nông thôn mới và Quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; số 166/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; số 1730/QĐ-TTg ngày 5/9/2016 về ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Cả nƣớc chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2016-2020; số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Căn cứ các văn bản chỉ đạo của thành phố Hà Nội: Chƣơng trình số 02- CTr/TU ngày 26/4/2016 của Thành ủy về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020”; Nghị quyết số 17/2015/NQ-HĐND ngày 02/12/2015 của Hội đồng nhân dân thành phố về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 04/2012/NQ- HĐND ngày 5/4/2012 của Hội đồng nhân dân thành phố về thí điểm một số 75 chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố giai đoạn 2012-2016; các văn bản của Ủy ban nhân dân thành phố: Kế hoạch số 188/KH-UBND ngày 6/10/2016 về thực hiện Chƣơng trình 02 của Thành ủy; văn bản số 7917/UBND-KT ngày 5/11/2015 về huy động phân bổ, sử dụng các nguồn vốn thực hiện Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới. Huyện ủy Mê Linh ban hành Kế hoạch số 32-KH/HU ngày 7/7/2016 thực hiện Chƣơng trình 02-CTr/TU về “phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020”; Ủy ban nhân dân huyện ban hành Kế hoạch số 202/KH-UBND ngày 26/8/2016 về thực hiên Chƣơng trình 02 của Thành ủy và Huyện ủy Mê Linh; ban hành Quyết định số 2432/QĐ-UBND ngày 12/7/2016 về thành lập Văn phòng Điều phối Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. Đảng ủy, Ủy ban nhân dân các xã trên địa cũng đã ban hành các văn bản, kế hoạch để tiếp tục triển khai Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 theo quy định. 3.1.2. Phát huy thuận lợi, khắc phục hạn chế, khó khăn trong đánh giá Chương trình xây dựng nông thôn mới những năm vừa qua để triển khai thực hiện tốt hơn Phát huy thuận lợi: Đó là sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân, các Sở, ban, ngành thành phố Hà Nội và sự nỗ lực quyết tâm cao độ của cấp ủy, chính quyền địa phƣơng từ huyện đến cơ sở. Qua triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới trong 7 năm qua, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội đã có những bài học kinh nghiệm và đạt đƣợc kết quả bƣớc đầu trong xây dựng nông thôn mới. Các cấp ủy đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã làm tốt công tác chỉ đạo, ban hành các văn bản hƣớng dẫn kịp thời các địa phƣơng 76 xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho ngƣời dân nên việc triển khai các chƣơng trình, dự án theo kế hoạch đƣợc thuận lợi, nhất là việc huy động nguồn lực và việc hiến đất làm đƣờng giao thông. Ban chỉ đạo, ban quản lý và đại đa số cán bộ chuyên môn từ huyện đến cơ sở có trình độ, trách nhiệm, tâm huyết nên quá trình xây dựng nông thôn mới đƣợc triển khai một cách bài bản, thuận lợi. Khắc phục khó khăn, hạn chế mà đánh giá Chương trình xây dựng nông thôn mới đã chỉ ra: Mê Linh phát triển từ huyện thuần nông, xuất phát điểm thấp, cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng còn thiếu và chƣa đồng bộ. Xây dựng nông thôn mới là công việc khó khăn phức tạp đòi hỏi nguồn lực lớn, trong khi đó xuất phát điểm để thực hiện xây dựng nông thôn mới của huyện còn thấp, nhất là về hạ tầng kinh tế xã hội, tiềm lực kinh tế có hạn, mô hình nâng cao thu nhập cho đại bộ phận hộ dân có thu nhập thấp hết sức khó khăn; nội dung xây dựng nông thôn mới liên quan đến mọi lĩnh vực đời sống kinh tế - chính trị - xã hội; các cấp ủy, chính quyền ở các xã còn thiếu kinh nghiệm trong công tác điều hành, triển khai thực hiện. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy chính quyền, cơ sở chƣa chủ động, thiếu sáng tạo, công tác vận động quần chúng của các tổ chức đoàn thể còn hạn chế. Việc hƣớng dẫn triển khai thực hiện Chƣơng trình, nhất là hƣớng dẫn quy hoạch xây dựng nông thôn mới chƣa đồng bộ. Trình độ đội ngũ cán bộ cơ sở còn hạn chế, một bộ phận chƣa đáp ứng nhiệm vụ theo tiêu chuẩn cán bộ quy định. Công tác tuyên truyền vận động chƣa sâu rộng nên một bộ phận ngƣời dân nhận thức về nông thôn mới chƣa đầy đủ. 77 Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn còn chậm, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của xã hội. Các hình thức tổ chức sản xuất và dịch vụ ở nông thôn chậm đổi mới, hoạt động kém hiệu quả. Vẫn còn tình trạng ô nhiễm môi trƣờng do hoạt động trồng trọt, chăn nuôi của nông dân trên địa bàn chƣa thực hiện theo đúng quy định. Tỷ lệ ngƣời dân nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc sạch còn thấp. Thu nhập của ngƣời dân còn thấp so với mặt bằng chung của thành phố (thu nhập bình quân đầu ngƣời trên địa bàn huyện là 33,5 triệu đồng/ngƣời/năm; thu nhập bình quânđầu ngƣời khu vực nông thôn trên địa bàn thành phố là 36 triệu đồng/ngƣời/năm) nên việc huy động nguồn lực trong dân để thực hiện Chƣơng trình còn rất hạn chế. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao so với tỷ lệ bình quân khu vực nông thôn của thành phố Hà Nội (tỷ lệ thành phố là 3,65%, huyện Mê Linh là 4,24%). Việc đào tạo nghề cho nông dân, nhất là nông dân ở những nơi bị thu hồi chuyển mục đích sử dụng nhiều đất nông nghiệp chƣa đáp ứng yêu cầu. 3.1.3. Bám sát mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện giai đoạn 2016-2020 3.1.3.1. Mục tiêu Tiếp duy trì và nâng cao chất lƣợng các tiêu chí ở các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới, nhất là các tiêu chí về y tế, giáo dục, văn hóa, môi trƣờng và thu nhập.các tiêu chí đã đạt. Phấn đấu đến năm 2018, huyện có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội phấn đấu đạt huyện nông thôn mới... Hạ tầng kinh tế - xã hội đƣợc đầu tƣ đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và phục vụ đời sống nông dân. Hệ thống chính trị vững mạnh; an ninh, trật tự và an toàn xã hội đƣợc đảm bảo. 3.1.3.2. Nhiệm vu 78 Rà soát các quy hoạch về nông thôn mới để điều chỉnh cho phù hợp với t nh h nh thực tế và việc phát triển kinh tế xã hội ở địa phương: Tiến hành rà soát, bổ sung kịp thời quy hoạch nông thôn mới các xã, quy hoạch các ngành, đảm bảo phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của huyện; làm cơ sở xây dựng lộ trình đầu tƣ phù hợp. Hoàn thành việc cắm mốc giới quy hoạch, có quy chế quản lý quy hoạch và phổ biến công khai để nhân dân biết và thực hiện. Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội: Giao thông: Phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành cơ bản việc nhựa hóa hoặc bê tông hóa toàn bộ hệ thống đƣờng trục xã, liên xã; cứng hóa 100% trục thôn, liên thôn; 100% đƣờng ngõ, xóm sạch, không lầy lội vào mùa mƣa; 90% đƣờng trục chính nội đồng đƣợc cứng hóa. Tập trung nguồn lực ƣu tiên nhựa hóa hoặc bê tông hóa hệ thống đƣờng trục xã, đƣờng liên xã trƣớc. Tiếp đến là đƣờng trục thôn xóm, đƣờng ngõ xóm, gắn việc bê tông hóa với việc xây dựng hệ thống cống rãnh thoát nƣớc nhằm đảm bảo vệ sinh môi trƣờng. Thủy lợi: Ƣu tiên các xã xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2016- 2020 và các công trình bức xúc cần đầu tƣ. Cụ thể: Tập trung đầu tƣ xây dựng mới 03 trạm bơm; cải tạo, nâng cấp 9 trạm bơm; kiên cố hóa 58,15 km; cải tạo, nâng cấp 29,3 km kênh cấp 3: Cơ sở vật chất trƣờng học: Ƣu tiên đầu tƣ xây dựng hệ thống cơ sở trƣờng học và mua sắm trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập. Tập trung đầu tƣ cải tạo, nâng cấp trƣờng mầm non, trƣờng tiểu học và trƣờng trung học cơ sở để đảm bảo đạt chuẩn. Phấn đấu đến năm 2020 có 70% số trƣờng, lớp học đạt chuẩn để phục vụ tốt công tác dạy và học. Cơ sở vật chất văn hoá: Xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất văn hóa bằng nhiều nguồn vốn khác nhau nhằm đáp ứng tốt hơn các nhu cầu văn hóa, thể thao ngày càng tăng của nhân dân. Phấn đấu mỗi xã có 01 nhà 79 văn hóa, 01 khu thể thao, mỗi thôn có 01 nhà văn hóa thôn, 01 khu thể thao thôn. Tập trung phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất: Tập trung đầu tƣ phát triển kinh tế, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hƣớng Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp, Thƣơng mại - Dịch vụ, Nông nghiệp; đổi mới hình thức tổ chức sản xuất đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập của ngƣời lao động. Phấn đấu thu nhập bình quân đầu ngƣời các xã nông thôn mới cao hơn 1,5 lần so với bình quân thu nhập đầu ngƣời khu vực nông thôn; giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dƣới 2%, đảm bảo giảm nghèo bền vững. Phát triển văn hóa, xã hội và môi trường: Giáo dục: Phấn đấu tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đƣợc tiếp tục vào học trung học phổ thông và tƣơng đƣơng đạt 96%. Tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt 60%. Tiếp tục đẩy mạnh công tác bồi dƣỡng, đào tạo nâng cao đội ngũ giáo viên; cải tạo, nâng cấp và xây dựng các trƣờng dạy nghề. Có cơ chế chính sách thực hiện chủ trƣơng xã hội hóa trong lĩnh vực đào tạo nghề, hỗ trợ thanh niên nông thôn học nghề và nâng cao kỹ năng lao động. Y tế: Phấn đấu đến năm 2020 có 100% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế theo Bộ tiêu chí mới. Tỷ lệ ngƣời dân tham gia bảo hiểm y tế các loại là 80%. Có cơ chế, chính sách để thu hút, động viên khuyến khích đối với y bác sỹ về công tác tại cơ sở. Tiếp tục củng cố hệ thống y tế thôn và có chính sách khuyến khích phát triển mở rộng các hình thức xã hội hóa về y tế. Đầu tƣ nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị cho 16 trạm y tế xã đạt tiêu chí của Bộ y tế, tạo điều kiện chăm sóc và bảo vệ sức khỏe ngƣời dân.Môi trƣờng: Nƣớc sinh hoạt: Phấn đấu đến năm 2020 có 100% dân số nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc hợp vệ sinh, trong đó 60% dân số đƣợc sử dụng nƣớc 80 sạch. Tiếp tục đầu tƣ xây dựng 03 công trình cấp nƣớc tập trung ở các xã khó khăn về nguồn nƣớc (Vạn Yên, Tiến Thịnh, Chu Phan, Hoàng Kim, Văn Khê, Tráng Việt); nâng cấp, cải tạo 01 trạm cấp nƣớc tập trung tại xã Thanh Lâm đã xuống cấp; hỗ trợ 16.000 hộ, cải tạo lại hệ thống bể lọc cấp nƣớc sinh hoạt đối với những vùng nguồn nƣớc bị ô nhiễm. Xử lý chất thải: Phấn đấu đến năm 2020 có 100% số xã thành lập tổ thu gom rác và 100% rác thải sinh hoạt đƣợc xử lý theo quy trình hợp vệ sinh có kiểm soát; 85% số chuồng trại chăn nuôi tập trung đƣợc xử lý chất thải; 100% số làng nghề bị ô nhiễm nghiêm trọng đƣợc xử lý chất thải, hỗ trợ 644 hộ cải tạo nhà tiêu đảm bảo hợp vệ sinh. Hƣớng dẫn, quản lý các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn các xã không gây ô nhiễm môi trƣờng; tăng cƣờng các hoạt động bảo vệ môi trƣờng xanh, sạch, đẹp. Thƣờng xuyên tuyên truyền vận động ngƣời dân tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trƣờng, trồng nhiều cây xanh bóng mát tạo môi trƣờng sinh thái. Hỗ trợ quy hoạch 16 nghĩa trang đạt chuẩn. Phấn đấu 100% nghĩa trang có Ban quản trang và quy chế quản lý nghĩa trang. Củng cố, nâng cao chất lượng và vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở Đào tạo cán bộ: Tiếp tục quan tâm việc đào tạo bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ cấp huyện, cán bộ tại 16 xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, phấn đấu 100% cán bộ xã đạt chuẩn vào năm 2020. Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội: Nâng cao hiệu quả quản lý của chính quyền cơ sở; vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, hạn chế đơn thƣ khiếu nại tố cáo. 81 Quan tâm công tác tiếp dân, giải quyết đơn thƣ khiếu nại tố cáo của công dân một cách kịp thời, dứt điểm, đúng quy định của pháp luật, không để tình trạng khiếu kiện phức tạp, đông ngƣời xảy ra. Xây dựng chính sách đãi ngộ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ cho lực lƣợng chuyên trách, bán chuyên trách và tự nguyện đảm bảo an ninh trật tự, đặc biệt là lực lƣợng công an xã, dân quân tự vệ, dự bị động viên để thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi các loại tội phạm, tệ nạn xã hội. 3.2. Giải pháp đánh giá Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội 3.2.1. Xác định trách nhiệm của chủ thể đánh giá Chương trình xây dựng nông thôn mới Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có thẩm quyền: Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động sâu rộng trong xã hội về Chƣơng trình Xây dựng nông thôn mới. Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới là chƣơng trình tổng thể bao gồm nhiều lĩnh vực, có liên quan đến các ban, ngành và tất cả các địa phƣơng, từ huyện đến cơ sở. Vì vậy cần huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội vào công cuộc xây dựng nông thôn mới và đƣợc đƣa vào chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp để triển khai thực hiện. Thƣờng xuyên tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến, vận động các nội dung của Chƣơng trình từ huyện đến cơ sở bằng nhiều hình thức đa dạng và phong phú để các tầng lớp nhân dân hiểu và tham gia thực hiện Chƣơng trình. Thƣờng xuyên cập nhật, đƣa tin về các mô hình, các điển hình tiên tiến, sáng kiến và kinh nghiệm hay về xây dựng nông thôn mới trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng để phổ biến và nhân rộng các mô hình này. 82 Phát động phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới trong toàn huyện: mỗi cơ quan, đoàn thể ở các cấp đều xây dựng chƣơng trình hoạt động đóng góp vào công cuộc xây dựng nông thôn mới. Nội dung xây dựng nông thôn mới phải trở thành nhiệm vụ chính trị trọng tâm của địa phƣơng và các cơ quan liên quan. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội đóng vai trò nòng cốt trong vận động các tầng lớp nhân dân tin tƣởng, đoàn kết xây dựng nông thôn mới. Thƣờng xuyên tổ chức các cuộc thi đua để phát huy vai trò chủ thể và tính tích cực của ngƣời dân trong xây dựng nông thôn mới, Thứ hai, tăng cƣờng công tác lãnh đạo, chỉ đạo. Tiếp tục củng cố, hoàn thiện, đổi mới hệ thống chính trị nhất là ở cơ sở; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở; phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp ủy các cấp trong chỉ đạo, lãnh đạo thực hiện Nghị quyết. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hƣớng tinh gọn, minh bạch, công khai, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nƣớc. Bổ sung nhân lực và tăng cƣờng năng lực, trình độ chuyên môn, trình độ chính trị và kiến thức hội nhập cho đội ngũ cán bộ, công chức; phấn đấu đến năm 2020 đội ngũ cán bộ cơ sở cơ bản đạt chuẩn. Đổi mới, nâng cao chất lƣợng hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội ở nông thôn, hƣớng vào phục vụ dân, sát dân, vận động nhân dân tích cực phát triển sản xuất, kinh doanh, xoá đói, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới; khơi dậy ý chí tự lực, tự cƣờng của nông dân và dân cƣ nông thôn để vƣơn lên làm giàu cho chính mình và gia đình, góp phần xây dựng nông thôn ngày càng văn minh, hiện đại. Kiện toàn hệ thống tổ chức, kiện toàn ban chỉ đạo, tổ công tác của các cấp đảm bảo chỉ đạo thống nhất từ huyện đến cơ sở đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Cấp ủy đảng, chính quyền các cấp xác định rõ vấn đề 83 nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị với phƣơng châm quyết liệt, kiên trì, liên tục; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các phong trào thi đua yêu nƣớc trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát cơ sở để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình thực hiện; chấn chỉnh những đơn vị thực hiện chƣa tốt, không hoàn thành nhiệm vụ; thƣờng xuyên làm tốt công tác thi đua khen thƣởng; sơ kết, tổng kết từ xã đến cấp huyện để biểu dƣơng, khen thƣởng và tuyên truyền nhân rộng các điển hình, các cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả trên các lĩnh vực. Thứ ba, kiện toàn, củng cố tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức. Tăng cƣờng công tác đào tạo, tập huấn cán bộ chỉ đạo thực hiện Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới.Tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới từ huyện đến cơ sở. Trên cơ sở nội dung, tài liệu đào tạo, tập huấn của Chính phủ, Bộ ngành liên quan để triển khai công tác đào tạo, tập huấn cho các đối tƣợng, lĩnh vực (đặc biệt quan tâm tới công tác đào tạo, tập huấn xây dựng quy hoạch, thẩm định quy hoạch, công tác lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng nông thôn mới). Đối tƣợng cần đào tạo, tập huấn: Cán bộ thuộc Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc Ban chỉ đạo huyện và cán bộ các cơ quan có chức năng xây dựng, thẩm định quy hoạch nông thôn mới; cán bộ quản lý, chuyên môn xây dựng nông thôn mới ở huyện; cán bộ Ban chỉ đạo, Ban quản lý Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới ở các xã. Tổ chức các đợt tham quan mô hình nông thôn mới trong Thành phố và trên toàn quốc cho một số thành viên Ban chỉ đạo, tổ giúp việc huyện và đại diện Ban chỉ đạo, Ban quản lý các xã. Xác định trách nhiệm của tổ chức cá nhân ngoài Nhà nước: Thứ nhất, phát huy vai trò chủ thể của ngƣời dân trong xây dựng nông thôn mới: Thể hiện ở chỗ ngƣời dân chính là ngƣời tham gia xây dựng kế 84 hoạch, chƣơng trình và tổ chức thực hiện việc xây dựng nông thôn mới ở địa phƣơng mình. Vai trò của Nhà nƣớc, chính quyền địa phƣơng chỉ là hỗ trợ, thúc đẩy, định hƣớng, dẫn dắt. Điều này thể hiện quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” và tƣ tƣởng của Hồ Chí Minh “lấy sức dân để làm lợi cho dân”. Phải phát huy vai trò chủ thể của ngƣời dân trong xây dựng nông thôn mới vì nguồn lực của Nhà nƣớc rất hạn hẹp trong khi đó nguồn lực từ trong nhân dân rất dồi dào, phải huy động tối đa các nguồn lực mới có thể đem lại thành công của chƣơng trình. Nguồn lực của nhân dân cần huy động ở đây không chỉ là tiền của, công sức mà còn cả trí tuệ. Xây dựng nông thôn mới phải phát huy vai trò chủ thể của ngƣời dân còn vì đây là quá trình nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của mỗi ngƣời dân. Vì vậy đánh giá của ngƣời dân đối với Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới là hết sức quan trọng, vì ngƣời dân vừa là ngƣời thực hiện, vừa là ngƣời hƣởng lợi trực tiếp từ Chƣơng trình. Thứ hai, xác định trách nhiệm của các tổ chức nghiệp đoàn, tổ chức phi chính phủ, tổ chức tƣ vấn, các nhà khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới. Bằng các biện pháp nghiên cứu, phân tích, khảo sát, đánh giáquá trình triển khai thực hiện Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới; tổ chức nghiệp đoàn, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức tƣ vấn, các nhà khoa học có thể cung cấp, đề xuất chính sách cho Nhà nƣớc trong quá trình triển khai thực hiện 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới đảm bảo phù hợp với pháp luật và thực tiễn cuộc sống. Do vậy, Nhà nƣớc cần có những chính sách phù hợp để thu hút các tổ chức nghiệp đoàn, tổ chức phi chính phủ, tổ chức tƣ vấn, các nhà khoa học tham gia đánh giá Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới để Chƣơng trình đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra, vì đây là chính sách lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực, đến đời sống vật chất, tinh thần của gần 80% dân số của Việt Nam. 85 3.2.2. Quy định đối tượng đánh giá Chương trình xây dựng nông thôn mới Quy định đối tƣợng đánh giá chính là xác định rõ nhóm mục tiêu hƣớng tới. Nhóm mục tiêu ở đây là một tập hợp giá trị mong muốn mà Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới hƣớng tới. Nhóm mục tiêu trƣớc hết cần phải đƣợc xác định và sau đó tác động mong muốn của Chƣơng trình đối với các thành viên của các nhóm này cần đƣợc các định. Nhóm mục tiêu hƣớng tới để đánh giá Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội là 19 tiêu chí trong Bộ Tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 của Thủ tƣớng Chính phủ (số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016) đã ban hành. Trên cơ sở Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 69/QĐ-BNN-VPĐP của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Sổ tay hƣớng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; Chƣơng trình 02-CTr/HU ngày 26/4/2016 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016 – 2020” Ngày 03/4/2017, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2072/QĐ-UBND về việc ban hành Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020. Bộ tiêu chí xã nông thôn mới thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020 là căn cứ để UBND các huyện, thị xã xây dựng kế hoạch thực hiện xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; kiểm tra, đánh giá, công nhận các xã đạt tiêu chí nông thôn mới; phát động phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới 86 giai đoạn 2016-2020. UBND huyện, thị xã có trách nhiệm hƣớng dẫn các xã đánh giá, tổng hợp và công bố mức độ đạt từng tiêu chí nông thôn mới của từng xã. UBND các xã căn cứ Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020 của thành phố để đánh giá kết quả đạt đƣợc từng tiêu chí nông thôn mới của xã. 19 tiêu chí về xã nông thôn mới thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020 nhƣ sau: 1. Tiêu chí quy hoạch: - Có quy hoạch chung xây dựng xã đƣợc phê duyệt và đƣợc công bố công khai đúng thời hạn (Đạt); - Ban hành quy định quản lý quy hoạch chung xây dựng xã và tổ chức thực hiện theo quy hoạch (Đạt); 2. Tiêu chí giao thông: - Đƣờng trục xã, liên xã và đƣờng từ trung tâm xã đến đƣờng huyện đƣợc nhựa hóa hoặc bê tông hóa theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm (100%); - Đƣờng trục thôn, xóm, bản và đƣờng liên thôn, xóm, bản đƣợc cứng hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm (100%); - Đƣờng ngõ, xóm đƣợc cứng hóa sạch và không lầy lội vào mùa mƣa (100%); - Đƣờng trục chính nội đồng đƣợc cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện, đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm (100%); 3. Tiêu chí thủy lợi: - Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp đƣợc tƣới và tiêu nƣớc chủ động (≥ 90%); - Đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ (Đạt); 87 4. Tiêu chí điện: - Hệ thống điện đạt chuẩn (Đạt); - Tỷ lệ hộ sử dụng điện thƣờng xuyên, an toàn từ các nguồn (≥ 99%); 5. Tiêu chí trƣờng học: Tỷ lệ trƣờng học các cấp: Mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở có cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia (100%); 6. Tiêu chí Cơ sở vật chất văn hóa: - Xã có nhà văn hóa hoặc hội trƣờng đa năng và sân thể thao phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể thao của toàn xã (Đạt); - Xã có điểm vui chơi, giải trí và thể thao cho trẻ em và ngƣời cao tuổi theo quy định (Đạt); - Tỷ lệ thôn, bản, ấp có nhà văn hóa hoặc nơi sinh hoạt văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng (100%); 7. Tiêu chí cơ sở hạ tầng thƣơng mại nông thôn: Xã có chợ nông thôn trong quy hoạch đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt và đạt chuẩn hoặc có siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng kinh doanh tổng hợp đạt chuẩn (Đạt); 8. Tiêu chí Thông tin và truyền thông: - Xã có điểm phục vụ bƣu chính (Đạt); - Xã có dịch vụ viễn thông, internet (Đạt); - Xã có đài truyền thanh và hệ thống loa đến các thôn (Đạt); - Xã có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành (Đạt); 9. Tiêu chí nhà ở dân cƣ: - Nhà tạm, dột nát (Không); - Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt chuẩn theo quy định (≥ 90%); 10. Tiêu chí thu nhập: Thu nhập bình quân đầu ngƣời khu vực nông thôn đến năm 2020 (triệu đồng/ngƣời) (≥ 50%) 88 11. Tiêu chí hộ nghèo: Tỷ lệ hộ nghèo da chiều giai đoạn 2016 – 2020 (≤ 2%); 12. Tiêu chí lao động có việc làm: Tỷ lệ ngƣời có việc làm trên dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động (≥ 90%); 13. Tiêu chí Tổ chức sản xuất: - Xã có hợp tác xã hoạt động theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012 (Đạt); - Xã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững (Đạt); 14. Tiêu chí Giáo dục và đào tạo: - Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, xóa mù chữ, phổ cập giáo TH học đúng độ tuổi, phổ cập giáodục THCS (Đạt); - Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đƣợc tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, trung cấp) (≥ 90%); - Tỷ lệ có việc làm qua đào tạo (≥ 45%); 15. Tiêu chí y tế: - Tỷ lệ ngƣời dân tham gia BHYT (≥ 85%); - Xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế (Đạt); - Tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi bị suy dinh dƣỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) (≤13,9%); 16. Tiêu chí văn hóa: Tỷ lệ thôn, bản, ấp đạt tiêu chuẩn văn hóa theo quy định (≥ 70%); 17. Tiêu chí Môi trƣờng và an toàn thực phẩm: - Tỷ lệ hộ đƣợc sử dụng nƣớc hợp vệ sinh và nƣớc sạch theo quy định (≥ 98% (≥ 65% nƣớc sạch)); - Tỷ lệ cơ sở sản xuất – kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trƣờng (100%); 89 - Xây dựng cảnh quan, môi trƣờng xanh - sạch - đẹp, an toàn (Đạt); - Mai táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch (Đạt); - Chất thải rắn trên địa bàn và nƣớc thải khu dân cƣ tập trung, cơ sở sản xuất – kinh doanh đƣợc thu gom, xử lý theo quy định (Đạt); - Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch (≥ 90%); - Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trƣờng (≥ 80%); - Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm (100%); 18. Tiêu chí Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật: - Cán bộ, công chức xã đạt chuẩn (Đạt); - Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định (Đạt); - Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh” (Đạt); - Tổ chức chính trị - xã hội của xã đạt loại khá trở lên (100%); - Xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định (Đạt); - Đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình; bảo vệ và hỗ trợ những ngƣời dễ bị tổn thƣơng trong các lĩnh vực của gia đình và đời sống xã hội (Đạt); 19. Tiêu chí Quốc phòng và An ninh: - Xây dựng lực lƣợng dân quân “vững mạnh, rộng khắp” và hoàn thành các chỉ tiêu quốc phòng (Đạt); - Xã đạt chuẩn an toàn về an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên: Không có khiếu kiện đông ngƣời kéo dài; không để xảy ra trọng án; tội phạm và tệ nạn xã hội (ma túy, trộm cắp, cờ bạc, nghiên hút) đƣợc kiềm chế, giảm liên tục so với các năm trƣớc (Đạt). 90 3.2.3. Hoàn thiện thể chế đánh giá Chương trình nông thôn mới Trong giai đoạn 2016-2020, mục tiêu của Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới không chỉ phấn đấu số xã đạt chuẩn mà quan trọng hơn là tính bền vững. Chƣơng trình phải đi vào chiều sâu, đề cao vai trò chủ thể của ngƣời dân, tạo hành vi ứng xử và trách nhiệm của ngƣời dân trong xây dựng nông thôn mới; qua đó đặt nền móng cho việc ngƣời dân trực tiếp tham gia vào quá trình phát triển nông thôn ở cấp xã, thôn. Xây dựng nông thôn mới không chỉ dừng lại ở việc xây dựng cơ sở hạ tầng mà còn gồm nhiều nội dung khác nhƣ vấn đề môi trƣờng, an toàn thực phẩm, quản lý tài nguyên nƣớc. Do vậy, việc đánh giá Chƣơng trình xây dựng nông thôn là một nội dung quan trọng, bắt buộc, thƣờng xuyên đối với việc triển khai thực hiện Chƣơng trình. Cần nhận thức rõ, Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là một chƣơng trình lớn của Nhà nƣớc, liên quan đến những vấn đề cấp thiết của đời sống ngƣời nông dân, của khu vực nông thôn; do vậy việc đánh giá Chƣơng trình là rất cần thiết để hoàn thiện các chính sách phục vụ xây dựng nông thôn mới, tránh các rủi ra hay lãng phí xảy ra, đặc biệt là tránh những phản ứng ngƣợc lại với mong muốn của Chính phủ. Cần có kế hoạch hoạch đánh giá Chƣơng trình và xây dựng lịch trình đánh giá cụ thể. Trong kế hoạch đánh giá cần xác định rõ mục tiêu, phạm vi, chủ thể tham gia, các đối tƣợng, nội dung, các phƣơng pháp và tiêu chí đánh giá, đặc biệt là các tiêu chí mang tính định tính. Cần tổng kết việc đánh giá, công bố công khai kết quả đánh giá ở phạm vi cần thiết. Tổ chức rút kinh nghiệm nghiêm túc đối với những sai sót về nội dung Chƣơng trình và những hạn chế, vƣớng mắc trong thực thi chính sách. Xây dựng các tiêu chí đánh giá Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới một cách hợp lý, mang tính định lƣợng, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, dễ đánh giá. Các tiêu chí đánh giá tập trung vào các phƣơng diện sau: 91 Tính hiệu lực của Chƣơng trình: Phản ánh mức độ tác động, ảnh hƣởng của Chƣơng trình trên thực tế, làm biến đổi hoặc duy trì thực tế theo mong muốn của Nhà nƣớc. Tính hiệu lực của Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới thể hiện ở mức độ đạt đƣợc các mục tiêu đề ra. Tính hiệu quả của Chƣơng trình: Phản ánh tƣơng quan so sánh giữa kết quả do Chƣơng trình đƣa lại với chi phí đã bỏ ra. Phƣơng pháp phân tích chi phí - lợi ích thƣờng đƣợc sử dụng để xác định hiệu quả của Chƣơng trình. Nếu không quan tâm tính toán hiệu quả sẽ dẫn đến lãng phí, thất thoát tiền của và kinh phí từ ngân sách Nhà nƣớc. Tính công bằng của Chƣơng trình (thông qua Chƣơng trình, Nhà nƣớc đầu tƣ cơ sở hạ tầng cho nông thôn để giảm dần sự phân hóa giữa nông thôn và thành thị; đồng thời trợ giúp cho các đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng nhƣ ngƣời nghèo, ngƣời già, trẻ em; chú trọng đánh giá tác động của Chƣơng trình; mức độ giải quyết vấn đề mà Chƣơng trình đề ra. Quy định trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong việc tiếp thu ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, ý kiến dƣ luận xã hội, các cơ quan truyền thông để thấy đƣợc các bất cập trong hoạch định và quá trình thực thi Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới. Việc quan tâm theo dõi và tiếp nhận những thông tin này sẽ giúp cơ quan Nhà nƣớc định hƣớng việc đánh giá Chƣơng trình. Những ý kiến nói trên cũng sẽ tạo cơ sở để hình thành các đề xuất nhằm tiếp tục hoàn chỉnh, bổ sung Chƣơng trình cho phù hợp với từng điều kiện cụ thể. 3.2.4. Đảm bảo nguồn tài chính để thực hiện trong đánh giá Đánh giá Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới giúp đo lƣờng kết quả thực thi Chƣơng trình và đƣa kết quả đó vào quá trình lập các ƣu tiên và chuẩn bị ngân sách. Kết quả đánh giá Chƣơng trình cung cấp những thông tin cần thiết bao gồm việc nâng cao khả năng cung cấp dịch vụ, sử dụng hiệu quả 92 hơn các nguồn lực, sử dụng nguồn vốn tập trung có mục tiêu hơn và tăng cƣờng trách nhiệm trong việc thực thi Chƣơng trình. Do tầm quan trọng của công tác đánh giá chính sách nói chung, đánh giá Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới nói riêng; Nhà nƣớc, các cơ quan có thẩm quyền bố trí dành nguồn kinh phí thỏa đáng cho việc này. Việc bỏ ra một khoản kinh phí cần thiết và sử dụng có hiệu quả kinh phí đó cho đánh giá Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới sẽ đem lại lợi ích đáng kể cho quá trình tiếp tục vận hành Chƣơng trình trong giai đoạn tiếp theo, khắc phục những hạn chế, bất cập của Chƣơng trình và bảo đảm cho Chƣơng trình đáp ứng các yêu cầu của cuộc sống. TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 Qua đánh giá Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội, cũng nhƣ phƣơng hƣớng, nhiệm vụ, giải pháp đánh giá Chƣơng trình giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn bàn huyện, có thể nhận thấy: Việc đánh giá Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới là hết sức cần thiết, qua đó khẳng định những thành tựu đạt đƣợc, phân tích, chỉ rõ những hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân, từ đó xác định rõ mục tiêu, đề ra nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ, quyết liệt trong giai đoạn 2016-2020. Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt đƣợc, những tồn tại, hạn chế mà đánh giá Chƣơng trình đã đƣa ra; huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội đã đƣa ra nhiều giải pháp để triển khai Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới, trong đó tiếp tục xác định đƣa việc đánh giá Chƣơng trình là việc làm thƣờng xuyên, liên tục. Qua đánh giá sẽ đƣa ra những nhận định về kết quả đạt đƣợc trong quá trình tổ chức thực thi, thấy đƣợc Chƣơng trình xây dựng 93 nông thôn mới vận hành nhƣ thế nào trên thực tế, từ đó góp phần điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện Chƣơng trình phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của cuộc sống. Hiện nay, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội đang tích cực chỉ đạo ráo riết, với nhiều giải pháp đồng bộ, khả thi để tập trung cho 04 xã còn lại cơ đạt chuẩn, đồng thời duy trì và giữ vững các tiêu chí đối với các xã đã đạt chuẩn. Phấn đấu đến cuối năm 2018, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội trở thành huyện nông thôn mới. 94 KẾT LUẬN Thực hiện đƣờng lối của Đảng, trong những năm qua, phong trào xây dựng nông thôn mới đã diễn ra sôi nổi ở khắp các địa phƣơng trên cả nƣớc, thu hút sự tham gia của cả cộng đồng, phát huy đƣợc sức mạnh của cả xã hội. Huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội cũng là một trong những địa phƣơng tích cực hƣởng ứng và sớm triển khai thực hiện Chƣơng trình này. Với mục tiêu, giải pháp rõ ràng, Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện bƣớc đầu đã có những khởi sắc và đạt nhiều kết quả quan trọng: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch tích cực theo định hƣớng gắn nông nghiệp, lâm nghiệp với phát triển chăn nuôi và dịch vụ; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đƣợc tăng cƣờng ngày càng đồng bộ; các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn đƣợc củng cố, tiếp tục đổi mới; công tác xóa đói giảm nghèo ở nông thôn đạt hiệu quả, bộ mặt nông thôn có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bƣớc đƣợc nâng lên; hệ thống chính trị đƣợc củng cố, dân chủ cơ sở ngày càng đƣợc phát huy, an ninh trật tự, an toàn xã hội đƣợc giữ vững. Bên cạnh kết quả đạt đƣợc, nông thôn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội nhìn chung còn có những hạn chế nhất định: Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu kém; cảnh quan nông thôn nhiều nơi bị phá vỡ; môi trƣờng sinh thái nông thôn ngày càng bị ô nhiễm; nông nghiệp phát triển chƣa bền vững, chậm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, năng suất, hiệu quả, kỹ năng nghề nghiệp và chất lƣợng lao động thấp; quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ chƣa hình thành sản xuất hàng hóa, các hình thức sản xuất chậm đổi mới, không chuyên nghiệp chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu... Để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; đạt đƣợc các mục tiêu Chƣơng trình nông thôn mới đề ra; việc 95 triển khai thực hiện Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới của huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020 cần có lộ trình và giải pháp cụ thể. Trong qua trình thực hiện Chƣơng trình, huyện cần quan tâm tới việc đánh giá Chƣơng trình ngay tại các xã, qua đó xác định đƣợc các bất cập trong đời sống kinh tế - xã hội và tìm cách khắc phục ngay các bất cập đó; nếu những bất cập đó vƣợt quá thẩm quyền giải quyết của huyện thì huyện kiến nghị với thành phố Hà Nội, với các Bộ, ngành... để sớm có điều chỉnh, bổ sung kịp thời, không làm ảnh hƣởng tới tiến độ xây dựng nông thôn mới của huyện, sớm đƣa huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội trở thành huyện nông thôn mới theo kế hoạch đề ra. Nhƣ vậy, trong một môi trƣờng không ngừng biến đổi, việc đánh giá chính sách công nói chung, đánh giá Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới nói riêng sẽ tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển quản lý Nhà nƣớc trong giai đoạn tiếp theo, hƣớng đến một Nhà nƣớc thực sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân./. 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban chấp hành Trung ƣơng khóa X (2008), Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. 2. Ban Thƣờng vụ Huyện ủy Mê Linh (2010), Nghị quyết số 17/NQ-HU về việc xây dựng nông thôn mới huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2020, định hướng đến năm 2030. 3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Thông tư số 54/2009/TT- BNNPTNT hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. 4. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2010), Thông tư số 07/2010/TT- BNNPTNT hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. 5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2010), Sổ tay hướng dẫn xây dựng nông thôn mới cấp xã, Nxb. Lao động. 6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và đầu tƣ, Bộ Tài chính (2011), Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHDT- BTC hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương tr nh mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020. 7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2013), Thông tư số 41/2013/TT- BNNPTNT hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới thay thế Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT. 8. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2010), Thông tư số 12/2010/TT- BVHTTDL quy định mẫu tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã. 97 9. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2011), Thông tư số 06/2011/TT- BVHTTDL quy định, tổ chức, hoạt động và tiêu chí của nhà Văn hóa - Khu thể thao thôn. 10. Bộ Xây dựng (2009), các Thông tư số 21/2009/TT-BXD quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn; số 31/2009/TT-BXD ban hành tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn; số 32/2009/TT-BXD ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn. 11. Bộ Xây dựng (2010), Thông tư số 09/2010/TT-BXD quy định việc lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xã nông thôn mới. 12. Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2011), Thông tư số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT- BTN&MT quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng nông thôn mới. 13. Chính phủ (2008), Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ban hành Chương tr nh hành động thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa X). 14. Chính phủ (2010), Nghị định số 61/2010/NĐ-CP về chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. 15. Triệu Văn Cƣờng (2016), Đánh giá Chính sách công, Nxb. Lao động Xã hội. 16. Hội đồng nhân dân huyện Mê Linh (2010), Nghị quyết số 17/NQ-HĐND về việc xây dựng nông thôn mới huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2020, định hướng đến năm 2030. 17. Hội đồng nhân dân huyện Mê Linh (2011), Nghị quyết số 14/NQ-HĐND về việc xây dựng nông thôn mới huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015. 98 18. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội (2010), Nghị quyết số 03/2010/NQ- HĐND về xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội giai đoạn 2010- 2020, định hướng 2030. 19. Huyện ủy Mê Linh (2008), Chương tr nh hành động thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-TW hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. 20. Huyện ủy Mê Linh (2008), Chương tr nh số 06-CTr/HU về thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-TW hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. 21. Huyện ủy Mê Linh (2010), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010-2015. 22. Huyện ủy Mê Linh (2015), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020. 23. Quốc hội khóa XIII (2015), Nghị quyết số 100/2015/QH13 kỳ họp thứ mười về phê duyệt chủ trương đầu tư các chương tr nh mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020. Trong đó danh mục các chương tr nh mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 bao gồm: Chương tr nh mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Chương tr nh mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. 24. Tạp chí Cộng sản (2011), Xây dựng Nông thôn mới – Những vấn đề lý luận và thực tiễn. 25. Thành ủy Hà Nội (2008), Chương tr nh 02/CTr-TU về việc thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn xác định nhiệm vụ xây dựng: "Chương tr nh mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới". 99 26. Thành ủy Hà Nội (2010), Thông báo số 225-TB/TU thông báo ý kiến chỉ đạo của Thường trực Thành uỷ tiếp tục triển khai xây dựng thí điểm mô h nh nông thôn mới trên địa bàn Thành phố. 27. Thủ tƣớng Chính phủ (2009), Quyết định số 491/QĐ-TTg ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới. 28. Thủ tƣớng Chính phủ (2010), Quyết định số 800/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương tr nh mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020. 29. Thủ tƣớng Chính phủ (2013), Quyết định số 342/QĐ-TTg sửa đổi một số tiêu chí Quốc gia nông thôn mới. 30. Thủ tƣớng Chính phủ (2016), Quyết định số 1600/QĐ-TTg phê duyệt Chương tr nh mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. 31. Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh (2010), Đề án xây dựng nông thôn mới huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2020, định hướng đến năm 2030. 32. Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh (2015), Các văn bản: Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội giai đoạn 2016- 2020; Báo cáo tổng kết 05 năm thực hiện Chương tr nh mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2015 trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội; Kế hoạch thực hiện Chương tr nh mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020. 33. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2010), Quyết định số 1719/QĐ- UBND phê duyệt 15 xã trên địa bàn thành phố làm điểm xây dựng nông thôn mới thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa. 100 34. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2010), Các văn bản: số 3491/UBND- NN về việc triển khai thực hiện Nghị quyết HĐND Thành phố về xây dựng nông thôn mới; số 2314/QĐ-UBND về việc thành lập Hội đồng thẩm định Đề án xây dựng nông thôn mới cấp huyện và cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa; số 2333/QĐ-UBND phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2020, định hướng 2030; số 3817/QĐ- UBND ban hành cơ chế huy động và hỗ trợ vốn cho xã thực hiện đề án Chương tr nh xây dựng thí điểm mô h nh nông thôn mới thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội. 35. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2012), Quyết định số 16/2012/QĐ- UBND về ban hành quy định thí điểm một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2016.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_danh_gia_chuong_trinh_xay_dung_nong_thon_moi_tai_hu.pdf
Luận văn liên quan