"Mục tiêu của nông nghiệp - sinh thái là tạo ra một hệ sinh thái nông nghiệp cân
bằng, được thiết kế để đảm bảo cho cuộc sống con người ổn định, bền vững" [51,tr. 70].
"Nông nghiệp - sinh thái không phải là trở lại hoàn toàn với tự nhiên., nông nghiệp - sinh
thái có thể chỉ là những bắt chước tự nhiên hay thích nghi, thống nhất với các điều kiện tự
nhiên trên cơ sở của kỹ thuật tiến bộ để cho sản phẩm ngày càng nhiều" [73, tr. 162]. Đặc
biệt, nông nghiệp - sinh thái còn hướng tới sự tái tạo nguồn tài nguyên tự nhiên ở những
nơi mà môi trường đã bị suy thoái để chúng có thể tiếp tục phục vụ con người.
34 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4754 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp vùng đồi núi tỉnh Thừa Thiên - Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệp, mức sống dân cư và các đặc điểm kinh tế -
xã hội khác của khu vực như tập quán canh tác truyền thống, tác động thị trường.
7. Những đóng góp của đề tài
- Hệ thống hóa, vận dụng có chọn lọc những cơ sở lý luận, phương pháp đánh giá
tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp vào điều kiện cụ thể của
lãnh thổ đồi núi tỉnh Thừa Thiên - Huế.
- Trên cơ sở quan điểm địa lý ứng dụng, đề tài đã xây dựng bản đồ đất đai, bản đồ
sinh khí hậu làm cơ sở phục vụ cho việc đánh giá tiềm năng đất đai và bố trí cây trồng
trong sản xuất nông lâm nghiệp vùng đối núi Thừa Thiên - Huế.
- Đánh giá được tiềm năng đất đai cho phát triển nông và lâm nghiệp bằng một hệ
thống chỉ tiêu tổng hợp theo quy định của các ngành nông lâm nghiệp.
- Đề tài đã đề xuất được phương án sử dụng đất hợp lý qua chọn cho các cây trồng
nông lâm nghiệp phù hợp góp phần vào sử dụng hợp lý vùng đất trống đồi trọc ở lãnh thổ
nghiên cứu.
8. Cấu trúc của luận văn
Cấu trúc của luận văn bao gồm 3 phần: Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1/Cơ sở khoa học và thực tiễn của việc đánh giá điều kiện tự nhiên phục
vụ sản xuất nông lâm nghiệp.
Chương 2: Đánh giá các điều kiện tự nhiên vùng đồi núi tỉnh Thừa Thiên - Huế
định hướng cho phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp.
Chương 3: Vận dụng kết quả đánh giá các điều kiện tự nhiên định hướng cho sản
xuất nông - lâm nghiệp vùng đồi núi Thừa Thiên - Huế.
Luận văn dài 150 trang, kèm theo 10 bản đồ, 3 sơ đồ, 15 bảng, 5 mô hình, 15 ảnh
chụp minh họa, 170 tài liệu tham khảo.
Chương 1
Cơ sở khoa học và thực tiễn của việc đánh giá
điều kiện tự nhiên phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu, đánh giá điều kiện tự nhiên phục
vụ sản xuất nông lâm nghiệp trên thế giới và Việt Nam
Địa lý học đã phát triển qua các giai đoạn: Giai đoạn mô tả; Giai đoạn phân vùng
và phân loại; Giai đoạn nghiên cứu cơ chế, đánh giá tổng hợp tiến tới sử dụng hợp lý lãnh
thổ.
Xã hội ngày càng phát triển thì chức năng ứng dụng của địa lý cũng ngày càng mở
rộng. Chức năng ứng dụng của địa lý được hiểu một cách tổng quát là: Các nghiên cứu cơ
bản, lý thuyết của địa lý đang trở thành cơ sở, nền tảng cho việc khai thác và sử dụng các
điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội một
cách tốt nhất theo hướng lâu bền và mang lại lợi ích cao nhất cho con người.
Tổng hợp từ các tài liệu [ ], [ ], [ ], [ ],... cho thấy việc nghiên cứu, đánh
giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên phục vụ cho sử dụng hợp lý lãnh thổ đã trải qua một
thời gian khá dài với nội dung phong phú với nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả
trong và ngoài nước.
1.1.1. Các công trình nghiên cứu theo hướng đánh giá tổng hợp điều kiện tự
nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Trên quan điểm muốn sử dụng tối ưu hóa môi trường tự nhiên thì cần phải hiểu
toàn diện và cơ bản các hệ địa lý. Vì vậy, quan điểm đánh giá nghiên cứu lấy học thuyết về
cảnh quan làm cơ sở đánh giá tổng hợp và quy hoạch lãnh thổ nhằm sử dụng tối ưu các đặc
điểm sinh thái của cảnh quan và thiết lập các quan hệ hài hòa giữa sự sử dụng lãnh thổ, con
người và môi trường. Từ giữa thế kỷ XX trường phái này phát triển mạnh trong những năm
60 - 70 ở Liên Xô (cũ) và Đức, cho rằng cần đánh giá và quy hoạch trên cơ sở xây dựng
bản đồ cảnh quan. ở đây quan niệm về cảnh quan được hiểu như "là một đơn vị phân loại
trong hệ thống phân vị tổng thể tự nhiên, trong đó cảnh quan là đơn vị chủ yếu được xem
xét đến những biến đổi do tác động của con người (quan niệm kiểu loại) hoặc cảnh quan
để chỉ một phần lãnh thổ nào đó riêng biệt của lớp vỏ địa lý trong đó có những đặc tính
chung nhất (quan niệm cá thể).
Đại biểu của trường phái cảnh quan: Berg L.X I.P. Gherasimov, B.X.
Preobrajenxki, D.L Armand (1975), A.G Isatsenko.
ở Tiệp Khắc (cũ) trong khoảng 25 trở lại đây đã soạn thảo phương án quy hoạch
cảnh quan sinh thái (LANDEP) phục vụ công tác quy hoạch và thiết kế (dẫn theo [V. 154,
tr. 22]). Phương pháp này tập trung vào việc sử dụng tối ưu các đặc điểm cảnh quan sinh
thái trên quan điểm sinh thái học nhằm thiết lập các điều kiện hòa hợp giữa hoạt động kinh
tế của con người và môi trường.
Phương pháp quy hoạch cảnh quan sinh thái được thực hiện qua 2 bước:
- Soạn thảo số liệu:
1. Phân tích các số liệu chuyên ngành.
2. Tổng hợp thành lập bản đồ cảnh quan sinh thái.
3. Diễn giải ác số liệu cảnh quan sinh thái.
- Tối ưu hóa việc sử dụng lãnh thổ dưới góc độ cảnh quan sinh thái:
4. Đánh giá.
5. Đề xuất.
Đây là phương pháp chính trong khối SEV cũ để đánh giá lãnh thổ và quy hoạch
[dẫn theo V. trang 23].
- ở Mỹ và các nước Tây Âu:
Việc đánh giá các điều kiện tự nhiên ứng dụng không quá đi sâu và phụ thuộc vào
học thuyết cảnh quan. Quan điểm này được gọi chung là quan điểm của trường phái không
theo học thuyết cảnh quan. Trường phái này có nhiều hướng phát triển và quan điểm cụ thể
khác nhau. Tuy nhiên, điểm quan trọng là đều theo hướng nghiên cứu tổng hợp và xác
định đối tượng nghiên cứu của địa lý ứng dụng là các đơn vị (Unit). Cũng như các nước
Tây Âu và Mỹ, ở các nước Đông Nam á, Nam á và châu Phi ngày nay thường sử dụng các
đơn vị (Unit) như Cartogrophic Unit hay Geographic Unit... hoặc là Landscapes,
Landscapes Ecology [hải]... Các đơn vị Unit này đồng nghĩa với quan niệm về hệ địa lý,
một thể tổng hợp tự nhiên lãnh thổ của một cấp bất kỳ hay ở các cấp khác nhau. Trường
phái này chú trọng vào mục đích ứng dụng cụ thể mà xác định các đơn vị địa hệ cơ sở. Từ
tác động của các thành phần nghiên cứu nào được quan tâm nhất mà chọn đơn vị đánh giá
và quy hoạch. Chính vì vậy trong trường phái này thường thấy xu hướng hoặc chú trọng
yếu tố hình thái địa hình (phát sinh địa mạo), hoặc chú trọng các yếu tố đất (các quá trình
phát sinh thổ nhưỡng)... Thí dụ ở úc là các đơn vị đất của hệ thống đất trên cơ sở của bốn
yếu tố địa chất, địa mạo, thổ nhưỡng, thực vật. ở Mỹ yếu tố quan tâm chính là đất và nguy
cơ bị xói mòn, thoái hóa đất. Cũng trên quan điểm thực dụng ở Pháp là xu hướng sử dụng
các đơn vị địa mạo - thổ nhưỡng, địa mạo - thủy văn như là các đơn vị đánh giá và quy
hoạch chính. J.Tricard đã công bố các kết quả nghiên cứu liên kết đó trong công trình "địa
mạo ứng dụng" (1978), địa lý sinh thái và quy hoạch môi trường tự nhiên (1979). Năm
1967, G. Calbaussed đã đưa ra bảng phân kiểu cảnh quan tỷ lệ 1:100.000 trên tờ Grenoble.
Cách làm của ông là chồng xếp các bản đồ nham thạch, khí hậu, thủy văn. Ông quan niệm
cảnh quan là lãnh thổ thích nghi của thiên nhiên với tác động của con người. G.Bertrand
phân ra ba bậc: 1- Môi trường tự nhiên; 2- Các hệ sinh thái; 3- Tác động của con người.
Năm 1980 Th.Brossard, I.C.Wieber đưa ra quan điểm nghiên cứu cảnh quan trên ba khía
cạnh: cảnh quan là sự biểu hiện các lực bên ngoài (tự nhiên và nhân sinh) tác động vào nó;
cảnh quan là phần trông thấy được của bề mặt trái đất, biểu hiện sự tổ hợp có quy luật của
các yếu tố tự nhiên và nhân sinh. Cảnh quan là bề mặt nhận thức được. Tổng hợp cả ba mô
hình này sẽ có khái niệm đầy đủ về cảnh quan.
ở nước ta: Các công trình về đánh ĐKTN xuất hiện tương đối muộn, chủ yếu từ
những năm 80. Đó là công trình của các tác giả: Nguyễn Thành Long và những người
khác, 1984; Trương Thị Tùng, 1986; Nguyễn Văn Sơn, 1987;... đánh giá ĐKTN của Tây
Nguyên và một vài nơi khác đối với các loại cây công nghiệp chè, cao su, cà phê [43, 59,
74, 100]. Nguyễn Đình Giang, 1986, 1988, về phân chia các thể tổng hợp tự nhiên nhằm
mục đích đánh giá và đánh giá ĐKTN đối với cây khoai tây ở Thanh Hóa [26, tr. 30].
Các công trình này đánh giá trên cơ sở phân chia lãnh thổ ra các cảnh quan hoặc
các cấp nhỏ hơn. Đánh giá chung có được bằng cách cộng điểm của các đánh giá riêng.
Nguyễn Thế Thôn (1994), đánh giá ĐKTN đối với các đối tượng nuôi trồng ở huyện
Quỳnh Lưu cũng trên cơ sở phân chia lãnh thổ ra các cảnh quan và đánh giá chung theo
phương pháp nhân [65].
Một số công trình đánh giá khác, trong đó có công trình "Đánh giá tổng hợp
ĐKTN - kinh tế xã hội và tài nguyên các tỉnh miền Trung" thuộc chương trình 52E của ủy
ban KHKT nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo tiến hành [80].
Các tác giả Viện Địa lý [79] chọn "diện cảnh quan sinh thái" với các bản đồ tỷ lệ
1/25.000 - 1/2.000; "loại cảnh quan sinh thái" với các bản đồ tỷ lệ 1/50.000 - 1/100.000.
Theo hướng sinh thái cảnh quan, các công trình: "Quản lý tài nguyên rừng và nông lâm kết
hợp" (1984) [16], "Phân kiểu sinh khí hậu Việt Nam" (1994) [6], "Đánh giá, phân hạng
điều kiện sinh thái tự nhiên lãnh thổ trung du Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế cho nhóm
cây công nghiệp dài ngày" (1995) [78], "Nghiên cứu cải tạo, sử dụng hợp lý hệ sinh thái
vùng gò đồi Bình Trị Thiên" (1996) [46]; là những đại diện, trong đó các chỉ tiêu sinh thái
(như nhiệt độ, độ ẩm, đất, độ dốc...) cho một số loài cây trồng được lựa chọn để đánh giá
độ phù hợp.
Dưới góc độ phân vùng địa lý tự nhiên, các nhà địa lý tiến hành phân vùng địa lý
tự nhiên lãnh thổ nghiên cứu, từ đó xác định một cách khái quát nhất phương hướng sử
dụng lãnh thổ [17], [41].
Trong các công trình này, các đơn vị lãnh thổ tương đối đồng nhất về một số chỉ
tiêu nào đó, với những đặc điểm nhất định về tài nguyên, được sử dụng làm đơn vị cơ sở
cho quy hoạch vùng và sử dụng tổng hợp lãnh thổ, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một
mô hình thống nhất tối ưu về phương pháp đánh giá, kể cả các chỉ tiêu và đơn vị lãnh thổ
cơ sở để đánh giá tổng hợp môi trường tự nhiên.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu theo hướng đánh giá đất và phân hạng đất
đai phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp
Nhằm ngăn chặn những suy thoái của tài nguyên đất đai gây ra do sự thiếu hiểu
biết của con người, đồng thời nhằm hướng dẫn, sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên
này, công tác nghiên cứu về đất và đánh giá đất đai đã được thực hiện từ lâu. Hiện nay,
những kết quả và những thành tựu về nghiên cứu đất và đánh giá đất đai đã được cộng
đồng thế giới tổng kết và khái quát chung trong khuôn khổ của các tổ chức Liên Hợp Quốc
như FAO, UNESCO, IRSC... như là tri thức chung của nhân loại [T-A.Phong, 1995].
Những nghiên cứu về đánh giá giá đất đai trên thế giới:
Từ những năm 50 của thế kỷ XX con người bắt đầu thấy cần có những hiểu biết
tổng hợp để đánh giá tiềm năng của đất đai (Land) cho các mục tiêu sử dụng đã được xác
định. Vì vậy, việc đánh giá khả năng sử dụng đất được xem là bước nghiên cứu kế tiếp của
công tác nghiên cứu đặc điểm đất (Soil). Từ mục đích đó công tác đánh giá đất đai đã được
nhiều nhà khoa học và nhiều tổ chức quốc tế quan tâm và đã trở thành một trong những
chuyên ngành nghiên cứu quan trọng phục vụ tích cực cho việc quy hoạch, hoạch định
chính sách đất đai và sử dụng đất đai hợp lý. Phương pháp và hệ thống đánh giá đất đai
ngày càng hoàn thiện, phổ biến là các hệ thống:
- ở Hoa Kỳ: Phân loại khả năng thích nghi đất có tưới (Irrigation land Suitability
Classification) của cục cải tạo đất đai thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ biên soạn năm 1951.
Hệ thống phân loại bao gồm các lớp, từ lớp có thể trồng trọt được (Arable) đến lớp có thể
trồng trọt được một cách giới hạn (Limited arable) và lớp không thể trồng trọt được (Non -
arable). Trong hệ thống phân loại này, ngoài đặc điểm đất đai, một số chỉ tiêu về kinh tế
cũng được xem xét nhưng ở phạm vi thủy lợi [T.A. Phong, 1995].
Ngoài ra, phân loại theo khả năng đất đai (Land Capability) cũng được mở rộng
trong công tác đánh giá đất đai ở Hoa Kỳ. Phương pháp này do Klingebiel và Montgomery
đề nghị năm 1964. Trong đó, các đơn vị bản đồ đất được nhóm lại dựa vào khả năng sản
xuất một loại cây trồng hay thực vật tự nhiên nào đó, chỉ tiêu chính là các hạn chế của lớp
phủ thổ nhưỡng đối với các mục tiêu canh tác được đề nghị.
- ở Liên Xô (cũ) và Đông Âu: Việc phân hạng và đánh giá đất đai thực hiện từ
những năm 60, được thực hiện qua 3 bước:
+ Đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng: so sánh các loại thổ nhưỡng theo tính chất tự
nhiên.
+ Đánh giá khả năng sản xuất của đất đai: Yếu tố được xem xét kết hợp với địa
hình, khí hậu, độ ẩm đất...
+ Đánh giá kinh tế đất: đánh giá khả năng sản xuất hiện tại của tự nhiên. Phương
pháp này thuần túy quan tâm đến khía cạnh tự nhiên của đối tượng đất đai, chưa xem xét
đầy đủ khía cạnh kinh tế - xã hội của việc sử dụng đất đai.
- Vào những năm 70, song song với tiến trình thống nhất quan điểm về phân loại
thổ nhưỡng, FAO đã tài trợ những chương trình nghiên cứu có tính toàn cầu về đánh giá
đất đai và sử dụng đất đai trên quan điểm lâu bền. Kết quả là một dự thảo đầu tiên về
phương pháp đánh giá đất đai đã ra đời vào năm 1972 [N.A. Phồn, 96]. Dự thảo đã được
nhiều quốc gia thử nghiệm và góp ý bổ sung, sau đó được Brinkman và Smyth biên soạn
lại và in ấn năm 1973. Tại Hội nghị Rome 1975, các chuyên gia hàng đầu về đánh giá đất
đai của FAO và các quốc gia khác (K.J.Beek, J.Bennema, P.J.Mabiler, G.A.Smyth...) đã
tổng hợp kinh nghiệm của nhiều nước, bổ sung và biên soạn lại để hình thành đề cương
đánh giá đất đai (A framework for Land Evaluation) được công bố vào năm 1976, sau đó
được bổ sung, hoàn chỉnh năm 1983. Tài liệu này được cả thế giới quan tâm thử nghiệm,
vận dụng và chấp nhận là phương tiện tốt nhất để đánh giá tiềm năng đất đai [Đất VN,
2000, T.A Fg, 95].
Tiếp theo đề cương tổng quát 1976 là hàng loạt tài liệu hướng dẫn cụ thể khác về
đánh giá đất đai cho từng đối tượng chuyên biệt cũng được FAO xuất bản như: Đánh giá
đất đai cho nền nông nghiệp nhờ nước mưa (FAO, 1983); Đánh giá đất đai cho lâm nghiệp
(1984); Đánh giá đất đai cho nền nông nghiệp được tưới (FaO, 1985); Đánh giá đất đai cho
đồng cỏ quảng canh (1989); Đánh giá đất đai cho mục tiêu phát triển (1990); Đánh giá đất
đai và phân tích hệ thống canh tác cho việc sử dụng đất (1992).
Hiện nay, công tác đánh giá đất đai được thực hiện trên nhiều quốc gia và trở
thành một khâu trọng yếu của hoạt động đánh giá tài nguyên hay phục vụ quy hoạch
(theo FAO, Guiderlines for land use Planning, 1994) [T.A.Phg. 1995].
Đánh giá đất đai ở Việt Nam
ở nước ta, giai đoạn trước năm 1975 là thời kỳ xây dựng cơ sở lý luận cho khoa
học thổ nhưỡng Việt Nam. Từ năm 1975 đến 1980 một số công trình nghiên cứu phân loại,
xây dựng bản đồ đất đai và nghiên cứu ứng dụng các phương pháp đánh giá tổng hợp cho
các mục tiêu sử dụng đất đã bắt đầu được tiến hành. Tuy nhiên, chỉ từ sau năm 1980 đến
nay, việc nghiên cứu đánh giá đất đai mới được đẩy mạnh với việc sử dụng phương pháp
của FAO vào Việt Nam. Nhiều nhà khoa học và các cơ quan có liên quan đến sử dụng đất đai
đã tiến hành nhiều công trình nghiên cứu về đánh giá phân hạng đất đai phục vụ cho mục tiêu
phát triển nông lâm nghiệp ở nước ta. Có thể nêu ra một số công trình:
- Đánh giá phân hạng đất đai toàn quốc (Tôn Thất Chiểu và các cộng sự) thực hiện
năm 1984 tỷ lệ bản đồ 1/500.000) dựa vào nguyên tắc phân loại khả năng đất đai (Land
Capability Classification) của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ [T.A.Phg ], chỉ tiêu sử dụng là
đặc điểm thổ nhưỡng và địa hình, được phân cấp nhằm mục đích sử dụng đất đai tổng hợp
bao gồm 7 nhóm, trong đó đánh giá cho sản xuất nông nghiệp (4 nhóm), lâm nghiệp (2
nhóm) và mục đích khác (1 nhóm).
- Vận dụng phương pháp phân loại khả năng đất đai của FAO Bùi Quang Toản và
CTV đã tiến hành đánh giá và qui hoạch sử dụng đất đai hoang ở Việt Nam (1985). Các
chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá bao gồm các điều kiện tự nhiên. Thổ nhưỡng, thủy văn và
tưới tiêu, khí hậu nông nghiệp. Hệ thống phân hạng đến cấp lớp (class) thích nghi cho từng
loại hình sử dụng đất.
- Năm 1986, nhóm tác giả Viện QHTKNN đã biên tập "Cơ sở khoa học bố trí sử
dụng đất nông nghiệp đồng bằng Cửu Long" [56], trên cơ sở xây dựng bản đồ sinh thái
nông nghiệp (tổng hợp các bản đồ: địa chất, địa mạo, đất, thủy văn, khí hậu nông nghiệp,
hiện trạng sản xuất và lớp phủ thực vật). Đơn vị cơ sở là các đơn vị sinh thái. Từ đó, xây
dựng các bản đồ thích nghi cho một số cây trồng như lúa, ngô, mía... với 4 cấp: thích hợp
nhất, thích hợp, ít thích hợp và không thích hợp.
- Năm 1989, Viện Thổ nhưỡng - Nông hóa đã tiến hành nghiên cứu đánh giá, phân
hạng đất Tây Nguyên cho cây cao su, cà phê, chè và dâu tằm do Vũ Cao Thái chủ trì. Đề
tài đã vận dụng phương pháp phân hạng đất đai của FAO theo kiểu định tính và hiện tại để
đánh giá tiềm năng đất đai của vùng. Đất đai được phân theo 4 hạng riêng cho từng cây
trồng.
- Năm 1990, tác giả Hoàng Xuân Tý và cộng sự đã thực hiện đề tài "Nghiên cứu
đánh giá tiềm năng sản xuất đất trống đồi núi trọc và xác định phương hướng sử dụng hợp
lý"[96], việc đánh giá tiềm năng đất đai dựa trên phân loại sinh khí hậu, xây dựng bản đồ
mức độ thích hợp về mặt sinh khí hậu, đánh giá khả năng gây trồng và phục hồi rừng, áp
dụng cho vùng đồi Quảng Nam - Đà Nẵng.
- Trong chương trình qui hoạch tổng hợp (Master Plan) vùng đồng bằng sông Cửu
Long, việc nghiên cứu khả năng sử dụng đất đai toàn vùng đồng bằng đã được thực hiện
(M.E.F.Van Mens voost, Nguyễn Văn Nhân,1993). Các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá
là các điều kiện tự nhiên có liên quan đến mục tiêu sử dụng đất.
- Dự thảo nghị định của Chính phủ về phân hạng đất tính thuế - 1993 với sự tham
gia của các cơ quan chức năng và nhiều nhà khoa học đã đề ra chỉ tiêu và tiêu chuẩn phân
hạng đất trồng lúa, cây trồng cạn ngắn ngày, nuôi trồng thủy sản, trồng cây công nghiệp
lâu năm, cây ăn quả... (tài liệu chưa xuất bản) [Hội đất Việt Nam 2000]. Căn cứ để xác
định phân hạng đất đai gồm 5 yếu tố: chất đất, vị trí địa hình, điều kiện thời tiết khí hậu,
điều kiện tưới tiêu. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu và đánh giá, phân hạng đất đai ở Việt
Nam chủ yếu mới chỉ áp dụng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Đối với ngành lâm
nghiệp, nghiên cứu mới chỉ ở mức độ khái quát.
- Trong thời kỳ 1992-1994,Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp đã thực hiện
công tác đánh giá đất đai trên 9 vùng sinh thái của cả nước với bản đồ tỉ lệ 1/250.000 (mã
số KT- 02.09.00 Trần An Phong chủ trì) và ở một số địa phương khác [42],
[90],[92].[134]. Các công trình đã vận dụng phương pháp của FAO vào việc đánh giá hiện
trạng sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền, xác định đất đai (land) là
một vùng đất, bao gồm tất cả các thành phần của môi trường có ảnh hưởng đến việc sử
dụng đất. Do đó, đất đai không chỉ đề cập đến thổ nhưỡng mà còn bao gồm cả địa hình,
khí hậu, thủy văn, sinh vật cùng với những công trình cải tạo đất như hệ thống đê điều, hay
các hệ thống tưới tiêu. Đơn vị cơ sở để đánh giá là các đơn vị đất đai hay đơn vị bản đồ đất
đai (Land unit/land mapping unit). Các đơn vị đất đai được xác định dựa trên 7 chỉ tiêu tự
nhiên (thổ nhưỡng, độ dày tầng đất, độ dốc, lượng mưa, thủy văn, tưới tiêu, nhiệt độ). Kết
quả đánh giá đã xác định được tiềm năng đất đai của các vùng và khẳng định nội dung,
phương pháp đánh giá đất đai của FAO theo tiêu chuẩn và điều kiện cụ thể của Việt Nam
là phù hợp trong hoàn cảnh hiện nay [Hội đất Việt Nam].
Hướng nghiên cứu này thích hợp cho việc đánh giá nhằm xây dựng bản đồ thích
nghi cây trồng. Các đơn vị bản đồ đất đai với những khoanh vi hẹp, có ý nghĩa cho việc
thiết kế hệ thống cây trồng cụ thể, điều này chi tiết hơn nhiều so với mục đích nghiên cứu
của đề tài. Mặt khác, tiến trình đánh giá đất đai của FAO cũng cho thấy việc xác định các
đơn vị đất đai không thể thống nhất chung cho mọi địa phương. Mỗi lãnh thổ cần có một
bộ chỉ tiêu với các quy tắc và tiêu chuẩn phân loại khác nhau là những khó khăn đáng kể
đối với cá nhân nghiên cứu.
Thừa Thiên - Huế
Từ năm 1975 đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến lãnh thổ
đồi núi Thừa Thiên - Huế và đến đề tài nghiên cứu ở các mức độ, khía cạnh khác nhau
được tác giả tham khảo và vận dụng.
- Nhóm tài liệu địa lý liên quan đến lãnh thổ đồi núi Thừa Thiên - Huế:
Về địa chất: Các tác giả liên đoàn Bản đồ địa chất đã công bố công trình "Cấu trúc
địa chất khu vực ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế", năm 1985, Đoàn
địa chất 406 thuộc liên đoàn Địa chất 4 xây dựng báo cáo Địa chất và khoáng sản BTT, tập
1 & 2:
Về địa hình: Năm 1983 - 1988, tập thể bộ môn Địa lý trường Đại học Tổng hợp
Huế đã tổ chức nhiều đợt khảo sát thực địa và hoàn thành công trình nghiên cứu cấp Bộ
[52]. Từ 1986-1990, với tập thể nhà khoa học gắn liền với địa phương, các kết quả trên có
độ tin cậy cao, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Năm 1989, chương trình 52 E[16] kết thúc, báo cáo "Phân tích và đánh giá điều
kiện địa hình" [16, trang 19] được chúng tôi tham khảo xem như là tài liệu cơ bản về địa
hình, có độ tin cậy cao. Ngoài ra còn có một số bài báo cáo [50] được chúng tôi tham khảo
để đối chiếu lại với các nguồn tư liệu khác.
Về khí hậu, thủy văn: Cũng như địa chất và địa hình, "Bước đầu phân vùng khí
hậu nông nghiệp Bình Trị Thiên" [16] và "Các yếu tố sinh khí hậu" [54] sử dụng trong
nghiên cứu của chúng tôi được xem là tài liệu cơ bản. Ngoài ra còn tham khảo một số kết
quả: "Những lý do gây mưa nhiều ở vùng đồng bằng khu vực Huế" và "Về phương pháp
phân phối vùng khí hậu nông nghiệp bước đầu ứng dụng ở Thừa Thiên - Huế"[6] hay [76],
các tài liệu khác [25,48,67].
Đặc biệt các kết quả ơ4 [22] được xem như là tài liệu chủ đạo; khi tham khảo
[16,54] chúng tôi đều có kết hợp với [22].
Về đất: Trong số các hợp phần của cảnh quan, phải nói rằng những công trình
nghiên cứu về đất ở lãnh thổ trung du Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế là rất phong phú và đa
dạng.
Có những kết quả nghiên cứu về đất dưới dạng chuyên khảo như [5], có những
báo cáo viết về đất dưới dạng nghiên cứu tổng hợp các hợp phần như [6,16,50]. Là một
trong những tỉnh có diện tích đất trống đồi trọc lớn, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế đã có
2 công trình nghiên cứu "Điều tra, đánh giá, khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên đất trống
đồi trọc" [73,74], đây là những báo cáo có giá trị thực tế lớn, được chúng tôi tham khảo
khi xử lý số liệu phân tích đất. Các tài liệu [53, 54] là những công trình nghiên cứu được
triển khai thực hiện công phu, nghiêm túc.
Tóm lại, các kết quả nghiên cứu về đất như quá trình hình thành và phát triển,
động thái, hiện trạng sử dụng đất, đặc điểm lý hóa,... được chúng tôi tham khảo và sử dụng
trong công trình nghiên cứu của mình.
Về thực vật: Các kết quả nghiên cứu thực vật có liên quan lãnh thổ trung du
Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế phải kể đến trước hết là " Số liệu điều tra và thống kê tài
nguyên rừng năm 1983" [9], "Đặc điểm thảm thực vật và tài nguyên rừng Bình Trị Thiên"
[16], "Tóm tắt báo cáo khoa học về điều tra cơ bản" [50]. Đây là nguồn tài liệu cơ bản
được sử dụng chính trong công trình của chúng tôi. Ngoài ra còn tham khảo thêm [21, 23,
49, 58]
Về nghiên cứu, đánh giá tổng hợp thể sản xuất lãnh thổ và xây dựng mô hình:
Khi nghiên cứu, đánh giá tiềm năng tự nhiên của các tổng thể tự nhiên, có nhiều
công trình nghiên cứu dưới những góc độ khác nhau, [16, 54] là những công trình nghiên
cứu đồng bộ nhất, có giá trị cao về cả lý thuyết lẫn thực tế. Ngoài ra, [50, 51] là những kết
quả nghiên cứu tổng hợp, được chúng tôi sử dụng trong luận án.
Nhiều mô hình được nghiên cứu mô phỏng và đúc kết qua thực tế sản xuất đã
được các tác giả đưa ra khi thực hiện đề tài [19, 21, 23, 32, 34,49, 54]. Chúng tôi cho rằng
đây là những kinh nghiệm quý báu, tuy nhiên, với thực tế tự nhiên và cơ chế xã hội như
hiện nay, nguồn tài liệu này chỉ dừng lại ở mức tham khảo.
- Nhóm tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu. Cũng như lãnh thổ nghiên cứu, đề
tài nghiên cứu của chúng tôi có liên quan với nhiều công trình đã công bố. Trong số đó có
những loại tài liệu như sau:
Việc đánh giá tổng hợp các đơn vị tự nhiên, xác định chức năng của chúng, nhằm
kiến nghị hướng sử dụng hợp lý, lâu dài và ổn định. Các đề tài [43, 48, 51, 54, 58, 80, 81]
cùng có mục tiêu như cách đặt vấn đề của chúng tôi khi tiến hành nghiên cứu lãnh thổ trung
du Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế.
Nghiên cứu cảnh quan lãnh thổ, nhằm mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo
vệ môi trường. Đây là hướng nghiên cứu "Sinh thái hợp cảnh quan", các công trình [1, 20,
23, 26, 54, 63, 68, 86] ở một mức độ nào đó đã giải quyết đúng mục tiêu này, ở góc độ của
chúng tôi, xem nhóm loại đề tài đã dẫn như tài liệu cơ bản.
Tổng kết kinh nghiệm xây dựng mô hình, nghiên cứu đề xuất mô hình kinh tế -
môi trường sinh thái, đó là mục tiêu và nhiệm vụ mà các đề tài [7, 8, 10, 18, 19, 20, 21, 23,
32, 34,49, 54, 55, 65, 78, 83] đã giải quyết.
1.2. Một số khái niệm sử dụng trong luận án
1.2.1. Đánh giá là xem xét một đối tượng nào đó dưới hình thức so sánh, đối
chiếu với những tiêu chuẩn hay yêu cầu nhất định. Trong nghiên cứu môi trường tự nhiên
thì đánh giá phản ánh giá trị của tự nhiên đối với một yêu cầu kinh tế - xã hội cụ thể. Đặc
điểm của tự nhiên là đơn trị, nhưng giá trị kinh tế - xã hội của nó là đa trị. Bất kỳ thành
phần riêng biệt nào của môi trường tự nhiên cũng có thể là đối tượng đánh giá, song vì các
thành phần tự nhiên luôn tác động tương hỗ, gắn bó chặt chẽ với nhau nên việc đánh giá
tổng thể tự nhiên như một chỉnh thể - đánh giá tổng hợp - là nhiệm vụ thiết yếu nhất. "Việc
đánh giá những tham số riêng biệt của hệ địa lý theo quan điểm thực tiễn nào đấy (giao
thông, nông nghiệp, giải trí,...) về thực chất là sự trừu tượng hóa bởi vì từng hợp phần của
hệ thống không bao giờ hoạt động riêng lẻ" [33, tr. 31]. Hoạt động đánh giá tổng hợp dựa
vào sự hiểu biết kỹ lưỡng các đặc điểm của các hệ thống tự nhiên và các hệ thống kinh tế -
xã hội để xác định chính xác mối quan hệ giữa chúng. Vì thế, mục tiêu chính của hoạt
động đánh giá tổng hợp là nhằm điều khiển mối quan hệ tương hỗ này sao cho sản xuất có
hiệu quả cao nhất, huy động được nhiều tiềm năng tự nhiên nhất, nhưng tự nhiên vẫn được
bảo vệ theo cân bằng địa sinh thái, thậm chí được cải tạo để trở nên giàu đẹp hơn.
Sự thống nhất đặc biệt của tự nhiên cho thấy việc tìm kiếm các ranh giới (ngưỡng)
phân cấp lãnh thổ một cách rõ rệt là vô cùng hiếm, thường thì khu vực ranh giới bao giới
bao giờ cũng mang tính chất chuyển tiếp. Cũng vì thiên nhiên có tính thống nhất đặc biệt
nên khi sử dụng tài nguyên thiên nhiên, loài người đã tham gia tích cực vào việc trao đổi
vật chất, năng lượng và không khỏi làm chúng thay đổi. Những thay đổi không mong
muốn của môi trường tự nhiên là những thiệt hại mà xã hội phải gánh chịu. Những thiệt
hại này được xếp thành 2 nhóm: sinh thái và kinh thế. Thiệt hại về kinh thế là những mất
mát vật chất liên quan đến sự cạn kiệt tài nguyên và chi phí để làm sạch nước hay sử dụng
nguyên liệu kém phẩm chất... Thiệt hại về sinh thái là sự sút kém phẩm chất của môi
trường. Do đó, bất kỳ biện pháp nào phải nhằm ngăn chặn sự thiệt hại về kinh tế và sự sút
kém của điều kiện sinh thái đều phải dựa trên cơ sở các cơ chế hoạt động của tổng hợp thể
tự nhiên. Đây chính là cơ sở khoa học đầu tiên của quy hoạch.
1.2.2. Định nghĩa về đất đai
Theo học thuyết sinh thái học cảnh quan (landscape ecology), đất đai được coi là
vật mang của hệ sinh thái. Đất đai được định nghĩa đầy đủ như sau: "Một vạt đất xác định
về mặt địa lý là một diện tích bề mặt của trái đất với những thuộc tính tương đối ổn định
hoặc thay đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đoán được của sinh quyền bên trên, bên trong
và bên dưới nó như là: không khí, đất (soil), điều kiện địa chất, thủy văn, thực vật và động
vật cư trú, những hoạt động hiện nay và trước đây của con người, ở chừng mực mà những
thuộc tính này ảh có ý nghĩa tới việc sử dụng vạt đất đó của con người hiện tại và trong
tương lai" (Christian và Stewart - 1968: Brinkman và Smyth - 1973).
Từ định nghĩa trên, ta có thể hiểu đơn giản: Đất đai là một vùng đất ranh giới, vị
trí cụ thể và có các thuộc tính tổng hợp của các yếu tố tự nhiên kinh tế - xã hội như: thổ
nhưỡng, khí hậu, địa hình, địa mạo, địa chất, thủy văn, thực vật, động vật và hoạt động sản
xuất của con người.
Đơn vị đất đai (Land Units) là thuật ngữ được dùng trong hướng dẫn đánh giá đất
cho nông nghiệp nhờ nước trời FAO, 1985. Trong: Đề cương đánh giá đất FAO 1976 thì
được gọi là đơn vị bản đồ đất đai (Land Units), ở Việt Nam thuật ngữ đó tương ứng với
"Khoanh" hoặc "Khoảnh" do Bùi quang Toản đề xuất năm 1977.
Đơn vị đất đai được hiểu là: những vùng đất trên thực tế, tương ứng với các
khoảnh đất trên bản đồ có sự đồng nhất tương đối về tất cả các chỉ tiêu. Đó là các tính chất,
đặc điểm đất đai cơ bản thuộc cả về tự nhiên (đất, nước, khí hậu....), kinh tế xã hội. Được
xác định là một đơn vị đất đai có nghĩa là sẽ có cùng khả năng sử dụng, với cùng một mức
độ thích hợp cho một loại sử dụng đất đai nào đó. Đơn vị đất đai là cơ sở đề tiến hành đánh
giá, phân hạng mức độ thích hợp ở bước sau. Vì vậy cần phải được tổ hợp và xác định một
cách hợp lý và chuẩn xác.
1.2.3. Khái niệm về đánh giá, phân hạng đất đai
Các nhà thổ nhưỡng học đã đi sâu nghiên cứu các đặc tính cấu tạo, các quy luật và
quá trình hình thành đất (Soils), điều tra lập bản đồ đất theo các tỷ lệ khác nhau. Sử dụng
thành tựu đó và qua thực tế sản xuất trên đồng ruộng, các nhà kinh tế học, xã hội học, sinh
thái học và cả những người nông dân đã đi sâu nghiên cứu và xem xét tới nhiều khía cạnh
có liên quan trực tiếp tới quá trình sản xuất trên từng vạt đất đai (lands). Từ đó dẫn tới khái
niệm: đánh giá, phân hạng đất đai.
Theo A. Young: Đánh giá đất đai là quá trình đoán định tiềm năng của đất cho một
hoặc một số loại sử dụng đất được đưa ra để lựa chọn.
FAO đã đề xuất định nghĩa về đánh giá đất đai (176): Đánh giá đất đai là quá trình
so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của vạt đất cần đánh giá với những tính chất đất
đai mà loại sử dụng đất yêu cầu phải có.
Như vậy, đánh giá đất đai là quá trình thu thập thông tin, xem xét toàn diện và
phân hạng là việc làm cụ thể để phân định ra mức độ thích hợp cao hay thấp. Kết quả đánh
giá, phân hạng đất đai được thể hiện bằng bản đồ, báo cáo và các bảng biểu số liệu kèm
theo.
1.2.4. Các loại hình sử dụng đất đai
1.2.4.1. Tuy theo mức độ và tên gọi khác nhau, nhưng trong nông nghiệp, loại sử
dụng đất đai được hiểu khái quát là những hình thức sử dụng đất đai để sản xuất một hoặc
một nhóm cây trồng, vật nuôi trong chu kỳ một năm hoặc nhiều năm. Đơn vị đất đai là nền
còn loại sử dụng đất là đối tượng để đánh giá, phân hạng mức độ thích hợp của đất đai.
Trên thế giới, học thuyết về loại sử dụng đất đã được Duddley Stamp (thế kỷ 19)
xây dựng và sau này được Kostrowiky và các đồng sự của ông phát triển. Gần đây Beek và
Bennerma đã hoàn chỉnh và được Brinkman và Smyth sử dụng trong đề cương đánh giá
đất đai (1976).
Đề cương đã giới thiệu:
- Loại sử dụng đất đai chính (a major kind of land use) dùng trong đánh giá khái
quát, ví dụ như: nông nghiệp nhờ nước trời, nông nghiệp có tưới, đồng cỏ, rừng hoặc bảo
tồn tự nhiên...
- Loại sử dụng chi tiết hơn (a land utilization type) là một loại một nhóm cây trong
được sản xuất trong điều kiện tự nhiên, kinh tế, kỹ thuật hiện hành.Ví dụ: trồng mía quy
mô nhỏ, quảng canh hoặc trồng mía quy mô lớn có thâm canh; trồng cà phê gia đình, bán
thâm canh...
Năm 1991, FAO đã nêu ra 5 nguyên tắc cho việc xác định loại sử dụng đất bền
vững:
- Duy trì và nâng cao sản lượng
- Giảm tối thiểu mức rủi ro trong sản xuất
- Bảo vê tài nguyên thiên nhiên và ngăn chặn thoái hóa đất
- Có thể tồn tại về mặt kinh tế
Có thể chấp nhận được về mặt xã hội.
Vận dụng nguyên tắc trên, ở Việt Nam đã đề ra 3 yêu cầu đối với việc xác định và
lựa chọn loại sử dụng đất:
- Bền vững về kinh tế: cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, được thị trường chấp
nhận.
- Bền vững về môi trường: bảo vệ được đất và môi trường tự nhiên.
- Bền vững về xã hội: thu hút được lao động, đảm bảo đời sống xã hội.
Loại sử dụng đất đai là đơn vị xếp dưới hệ thống canh tác và liên quan chặt chẽ
với đơn vị đất đai. Mức độ chi tiết của loại sử dụng đất đai phụ thuộc vào mục tiêu, quy
mô và tỷ lệ bản đồ sử dụng trong đánh giá đất đai.
Căn cứ để xác định các loại sử dụng đất đai là:
- Hiện trạng sử dụng đất đai, kết quả sản xuất, nghiên cứu và thí nghiệm đã đạt
được.
- Có điều kiện tự nhiên phù hợp với điều kiện sinh lý, sinh thái của các loại sử
dụng đất đai, tức một loại cây trồng hoặc một nhóm cây trồng.
- Có hiệu quả kinh tế, bảo vệ được đất và môi trường để sản xuất được lâu bền.
- Phù hợp với điều kiện và yêu cầu về kinh tế - kỹ thuật và xã hội hiện thời.
1.2.5. Khả năng đất đai là tiềm năng của đất đai cho các sử dụng hay hoạt động
quản lý cụ thể. Nó không nhất thiết phải là loại sử dụng tốt nhất hay có lợi ích lớn nhất.
Việc phân loại khả năng đất đai chủ yếu dựa vào các hạn chế lâu dài. Các hạn chế
(limitations) là những đặc điểm đất đai có tác dụng ngược lại với yêu cầu. Các hạn chế lâu
dài (permanent limitations) là các hạn chế khó khắc phục bằng cách cải tạo thông thường,
kể cả những cải tạo quy mô nhỏ, đó là độ dốc, độ dày đất, độ ngập lũ...[82, tr. 11 - 53];
[122, tr. 115 - 129]; [123, tr.85, 87]; [124, tr. 116-118]; [125, tr. 72]. Với lãnh thổ miền
núi, việc phân loại khả năng đất đai dựa trên khả năng cung cấp của đất đai cho sử dụng
nông nghiệp, chăn thả, lâm nghiệp hoặc cho giải trí hay bảo tồn. Hệ thống này liên quan
đến độ phù hợp của đất đai cho sử dụng đất hơn là khả năng sản xuất và nhấn mạnh vào
nguy cơ xói mòn. [124, tr. 116].
Chỉ tiêu xác định giới hạn khả năng đất đai khác nhau giữa các quốc gia, ví dụ: các
nước Liên Xô cũ giới hạn độ dốc sản xuất cây hàng năm 50, các nước vùng Caribê là 100
hay Inđonesia là < 220...[52, tr. 120]. Quyết định 278/TTG (11/7/1975) của nước ta xác
định nơi có độ dốc 35cm được sử dụng cho nông nghiệp
nhưng phải có biện pháp chống xói mòn, độ dốc 150 - 250 và độ dày trên 35 cm được sử
dụng cho nông lâm kết hợp và những nơi có độ dốc trên 250 hoặc độ dày dưới 35cm được
sử dụng cho lâm nghiệp.
+ Phân loại khả năng sử dụng đất đai là phân loại, xây dựng các chỉ tiêu cơ bản về
đất đai, làm cơ sở cho việc quy hoạch và sử dụng đất đai trong sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, bảo vệ đất, chống thoái hóa, chống xói mòn đất.
Các đặc điểm chính của đất đai được chú trọng phân tích khi phân loại khả năng
sử dụng gồm có:
- Độ dày tầng đất tối thiểu là độ dày tầng đất được giới hạn khi gặp các vật cản sự
hoạt động của rễ như kết vón, đá ong.
- Nhóm đá mẹ, đá gốc, biểu thị sự khác nhau về thành phần cơ giới và thành phần
hóa học của đất, như độ chua, độ phì của đất.
- Độ dốc địa hình ảnh hưởng lớn tới sử dụng đất và quyết định các biện pháp làm
đất, để không làm tăng nguy cơ xói mòn.
1.2.6. Phân loại đất đai và đánh giá đất đai
Đánh giá đất đai là quá trình đánh giá tiềm năng đất cho một loại hình sử dụng cụ
thể. Các loại hình, các mục đích sử dụng chính như trồng cây lương thực, trồng cây ăn quả,
cây công nghiệp, hay các sản phẩm đặc biệt, trồng rừng hay khai thác khoáng sản, xây
dựng đập nước, hồ tưới, khôi phục rừng, hay bảo vệ rừng tự nhiên là những loại hình
thường xuyên được chú trọng. Như vậy, đánh giá đất đai là so sánh các yêu cầu về sử dụng
đất đai với tài nguyên đất đai hay khả năng đáp ứng của đất đai. Đối với các loại sử dụng
khác nhau, sẽ có những yêu cầu khác nhau và khả năng đáp ứng của đất đai cũng sẽ khác
nhau.
Các nguồn thông tin phục vụ để đánh giá đất đai.
- Các thông tin về chất lượng đất đai
- Hiện trạng sử dụng đất
- Các thông tin kinh tế.
Đánh giá đất đai theo các yêu cầu sử dụng đất đai, về mặt địa lý, thực chất là xác
định những điều kiện tốt nhất để sử dụng đất đai, hoặc những điều kiện chưa phải tốt nhất
nhưng có thể chấp nhận được, và những điều kiện của đất đai không thể thỏa mãn các yêu
cầu sử dụng.
Để đánh giá đất đai, FAO (1976)[83], đã đưa ra các yêu cầu về sử dụng đất đai gắn
với các đặc điểm của đất đai (land, characteristies) và chất lượng đất (land qualities).
Các đặc điểm của đất đai và chất lượng đất là các tính chất của đất đai. Đặc điểm
của đất là những yếu tố, chỉ tiêu thu được khi nghiên cứu khảo sát đất đai bao gồm: đặc
điểm về khí hậu trên mảnh đất, đặc điểm địa hình và thủy văn của đơn vị đất, các tính chất
vật lý của đất, độ phì của đất...
Chất lượng đất là những thuộc tính, đại lượng thể hiện những yêu cầu trực tiếp của
các dạng sử dụng đất. Chất lượng đất là kết quả của sự tương tác giữa các đặc điểm đơn lẻ
của đất tạo ra.
- Hiện trạng sử dụng đất (phân bố các loại cây trồng, thảm thực vật...) là kết quả
của sự phát triển về sử dụng đất trong quá khứ và hiện tại, làm tiền đề cho hướng phát triển
trong tương lai.
Như vậy để đánh giá đất đai cần có các thông tin:
- Các đặc điểm và chất lượng của đất đai.
- Các yêu cầu cụ thể về từng loại hình sử dụng đất.
- Các chỉ tiêu về điều kiện sinh thái cây trồng và vật nuôi.
- Hệ thống các chỉ tiêu kinh tế.
Hiện trạng sử dụng đất phản ánh khả năng đất đai, đồng thời lại tác động trở lại tới
khả năng đất đai, ví dụ các công trình thủy lợi, các mô hình canh tác, lượng vật chất đưa
vào các hệ thống canh tác (phân bón...)
Bởi vậy, phân loại khả năng sử dụng đất đai tỉnh được xác định bằng việc kết hợp
đánh giá khả năng đất đai với hiện trạng sử dụng đất đai.
1.2.7. Quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ)
Qui hoạch là việc nghiên cứu, đánh giá một cách có hệ thống những dự kiến, định
hướng hành động nhằm đạt được các mục đích và mục tiêu cụ thể [ ]. Qui hoạch gắn liền
với các biện pháp quản lý, cả không gian phân bố và chiến lược phát triển cho các hoạt
động sản xuất cũng như tổ chức xã hội. "Quy hoạch và tổ chức lãnh thổ về thực chất là
một phương pháp tiếp cận tổng hợp, xem xét, nghiên cứu để bố trí lại các ngành sản xuất,
kinh tế, xây dựng những định hướng phát triển một cách toàn diện cho từng vùng, từng
miền lãnh thổ sao cho phù hợp với tiềm năng tự nhiên, kinh tế - xã hội chung, đồng thời dự
báo xu thế phát triển trong một tương lai lâu dài và theo từng khu vực riêng cũng như
trong phạm vi cả nước nói chung" [23, tr. 139]. Khái niệm quy hoạch có thể được nghiên
cứu theo các góc độ: QHSDĐ, quy hoạch vùng, quy hoạch môi trường. QHSDĐ tập trung
vào việc lựa chọn các loại hình sử dụng đất, quy hoạch vùng tập trung vào việc nghiên cứu
thiết kế sơ đồ phân bố của các đối tượng kinh tế xã hội [54, tr.57], [95, tr. 211], còn quy
hoạch môi trường lấy việc giải quyết các vấn đề môi trường và phát triển làm mục tiêu chủ
yếu[24, tr. 297].
QHSDĐ là tổng hợp các kết quả đánh giá đất đai theo yêu cầu sử dụng hay các kết
quả phân loại khả năng sử dụng (tiềm năng đất đai), với các nghiên cứu về tình hình kinh
tế xã hội, thị trường, đề xuất các phương hướng sử dụng đất hay đưa ra quy hoạch sử dụng
đất. C.Sys. Vanranst và Debaveye (191) [93] đã đưa ra sơ đồ các bước nghiên cứu trong
quy hoạch sử dụng đất như thể hiện trong hình.
Nghiên cứu khái quát các tài nguyên
phục vụ sử dụng đất
Khảo sát các
điều kiện
tài nguyên
và môi
Tìm hiểu các
yêu cầu, đòi
hỏi của con
người
Khảo sát các
điều kiện
kinh tế, xã
hội
Xác định sơ bộ các
loại hình sử dụng đất
có thể áp dụng
Nghiên cứu Nghiên cứu
Theo sơ đồ này ta có thể thấy: mục đích chính của quy hoạch sử dụng đất là lựa
chọn dạng, loại sử dụng đất tối ưu cho một đơn vị đất xác định, có tính đến các điều kiện
tự nhiên, kinh tế xã hội cũng như các phương hướng bảo vệ môi trường và đất trong tương
lai.
Nguồn hay cơ sở để quy hoạch đất đai gồm các thông tin về:
- Điều kiện tự nhiên: các yếu tố khí hậu, thực vật, thủy văn, các loại đất, (các kết
quả đánh giá, phân loại đất).
- Điều kiện nhân văn: khả năng canh tác và sử dụng đất của người lao động hay
chủ sở hữu đất, hiện trạng sử dụng đất.
- Điều kiện kinh tế xã hội; cơ sở vật chất và mặt bằng phát triển kinh tế của xã hội,
vốn đầu tư phát triển sản xuất. QHSDĐ là một quá trình thực hiện có định hướng để đạt
được các quyết định về loại hình sử dụng đất thích hợp, bền vững về kinh tế, xã hội và môi
trường" [30. tr.43].
Các mục tiêu của QHSDĐ được gộp thành 3 nhóm: Hiệu quả, công bằng và chấp
nhận được, bền vững. QHSDĐ gắn liền với hệ thống phân loại khả năng sử dụng đất đai.
Khả năng sử dụng đất đai được xác định bởi hai yếu tố là khả năng đất đai và hiện trạng sử
dụng đất đai.
1.3. Cơ sở khoa học của việc đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ sản xuất nông
lâm nghiệp vùng đồi núi Thừa Thiên - Huế
Đề tài sử dụng ba quan điểm chính là quan điểm tổng hợp, quan điểm hệ thống -
lãnh thổ và quan điểm kinh tế - sinh thái.
1.3.1. Quan điểm tổng hợp
Quan điểm tổng hợp đòi hỏi nghiên cứu không phải một hành phần riêng lẻ, mà là
toàn bộ các hợp phần của môi trường tự nhiên trong mối quan hệ tương hỗ, thể hiện qua
việc lựa chọn và xử lý các chỉ tiêu đại diện. Trong đề tài, toàn bộ các hợp phần đều được
xem xét, như địa hình (độ dốc, độ chênh cao), khí hậu (lượng mưa), thủy văn (lưu lượng
nước), tham thạch và thổ nhưỡng (bề dầy tầng đất), sinh vật (lớp phu rừng). Điểm đặc biệt
của đề tài là cách chọn các chỉ tiêu và cách xử lý các mối quan hệ giữa các chỉ tiêu. Đề tài
đã chọn các chỉ tiêu cần thiết riêng cho mục đích phục vụ QHSDĐ lâm, nông nghiệp bền
vững và có đủ tư liệu để phân tích. Việc xử lý các mối quan hệ được thực hiện theo cách
tổng hợp từng bước, tùy theo đơn vị đánh giá và đơn vị sử dụng đất.
1.3.2. Quan điểm hệ thống - lãnh thổ
Quan điểm hệ thống - lãnh thổ chỉ đạo việc lựa chọn đơn vị lãnh thổ trong nghiên
cứu đánh giá tổng hợp môi trường tự nhiên phục vụ QHSDĐ. Do là một tỉnh miền núi
hiểm trở, đầu nguồn của nhiều hệ thống sông, việc bảo vệ đầu nguồn là rất quan trọng, nên
lưu vực cấp 3 được lựa chọn làm đơn vị trung tâm trong đánh giá tổng hợp của môi trường
tự nhiên, đồng thời là đơn vị sử dụng cho các bước quy hoạch để xác định khả năng sử
dụng đất. Do phạm vi lãnh thổ nghiên cứu được.
1.3.3. Quan điểm kinh tế - sinh thái
Việc QHSDĐ theo quan điểm kinh tế - sinh thái tức là hướng về mục tiêu phát
triển bền vững, vì "tính bền vững được tạo nên bởi nhiều yếu tố mà ta có thể gọi là tính
bền vững về sinh thái, tính bền vững về kinh tế và tính bền vững về xã hội" [19, tr. 17].
Sản xuất lâm, nông nghiệp vì mục tiêu phát triển bền vững là thực hiện phương hướng
kinh tế - sinh thái không chỉ dựa vào sự điều chỉnh của tự nhiên, mà còn phải dựa vào sự
can thiệp của các biện pháp kỹ thuật, sự tổ chức của xã hội, vào luật pháp, vào sự quản lý
thông qua các quy hoạch và kế hoạch, không những trong phạm vi một địa phương mà còn
trong cả nước, thậm chí toàn cầu.
Mục tiêu của lâm nghiệp, sinh thái là bảo vệ và phát triển vốn rừng, để không
ngừng nâng cao khả năng cung ứng các nhu cầu kinh tế về lâm sản các loại, đồng thời duy
trì tính đa dạng sinh học, tăng cường khả năng điều tiết dòng chảy, chống xói mòn, rửa
trôi, bảo vệ môi trường. Hai vấn đề quan trọng nhất mà ngành lâm nghiệp phải chú trọng
giải quyết là quản lý và sử dụng đất đai theo mục tiêu phát triển bền vững và tăng cường công
tác điều chế rừng... "Trên phạm vi toàn quốc, đó là quy hoạch và xác định lâm phận của cả ba
loại rừng..., không ngừng nâng cao độ che phủ và phân bố hợp lý của rừng" [21, tr. 13].
"Mục tiêu của nông nghiệp - sinh thái là tạo ra một hệ sinh thái nông nghiệp cân
bằng, được thiết kế để đảm bảo cho cuộc sống con người ổn định, bền vững" [51,tr. 70].
"Nông nghiệp - sinh thái không phải là trở lại hoàn toàn với tự nhiên..., nông nghiệp - sinh
thái có thể chỉ là những bắt chước tự nhiên hay thích nghi, thống nhất với các điều kiện tự
nhiên trên cơ sở của kỹ thuật tiến bộ để cho sản phẩm ngày càng nhiều" [73, tr. 162]. Đặc
biệt, nông nghiệp - sinh thái còn hướng tới sự tái tạo nguồn tài nguyên tự nhiên ở những
nơi mà môi trường đã bị suy thoái để chúng có thể tiếp tục phục vụ con người. Đối với
từng vùng cụ thể, nông nghiệp - sinh thái tập trung tìm kiếm những giải pháp tối ưu cho
sản xuất, tạo điều kiện thu nhập ổn định cho nông dân, đảm bảo sản xuất ổn định lâu dài
hơn là tìm cách đạt được một sản lượng tối đa. Như thế, nông nghiệp - sinh thái sẽ tạo ra
các hệ địa - sinh thái nông nghiệp nhân sinh ổn định và bền vững.
Quan điểm kinh tế - sinh thái định hướng cho quá trình nghiên cứu để đề xuất
QHSDĐ lâm, nông nghiệp Thừa Thiên - Huế phải căn cứ vào khả năng đất đai hiện trạng
sử dụng đất đai, mức sống dân cư, cơ sở hạ tầng và những phương hướng phát triển của
tỉnh, khu vực và toàn quốc. Vấn đề sử dụng tối ưu môi trường tự nhiên đòi hỏi phải khai
thác tính điều khiển của các hệ thống nông và lâm nghiệp. Khả năng của con người tập
trung vào các hướng điều khiển sau:
- Xác định các vùng lãnh thổ xung yếu phải có rừng để bảo vệ nguồn nước, chống
xói mòn, bảo vệ cân bằng sinh thái. (Bảo vệ các khu rừng tự nhiên, khoanh nuôi phục hồi
rừng và trồng rừng).
- Lựa chọn các hệ thống cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái của
chúng, chú ý tới thị trường nhằm tái sản xuất mở rộng và đạt lợi ích kinh tế lớn nhất.
- Xác định các biện pháp kỹ thuật để tránh né những khó khăn do khí hậu, địa
hình, đất gây ra cho sản xuất; tăng năng suất và hiệu quả khai thác lãnh thổ.
1.3.4. Phương pháp đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ sản xuất nông lâm
nghiệp vùng đồi núi Thừa Thiên - Huế
1.3.4.1. Quy trình đánh giá
Có thể chia quy trình đánh giá làm một số giai đoạn chính như sau
Giai đoạn chuẩn bị và thu thập tư liệu để đánh giá
Giai đoạn thực hiện đánh giá.
Giai đoạn xác định các phương án phát triển.
Giai đoạn thực thi phương án tối ưu đã chọn.
1.3.2.2. Phương pháp đánh giá sử dụng trong đề tài
1. Phương pháp chồng xếp các bản đồ phân loại:
- Chồng xếp bản đồ đơn tính để xây dựng bản đồ các đơn vị đất đai phục vụ cho
đánh giá.
- Xây dựng tổ hợp các tiêu chuẩn để xếp kiểu sử dụng đất (ứng với các bản đồ
thành phần) bằng các chỉ tiêu định lượng như độ cao, độ dốc, độ dày, lượng mưa...
Để xác định khả năng sử dụng đất đai cho các loại hình sản xuất nông lâm nghiệp
(phải tính đến hiện trạng sử dụng đất. Vì không có mô hình liên kết định lượng) nên đề tài
thực hiện phương pháp chồng xếp bản đồ. Phương pháp này được thực hiện thông qua
chồng xếp và tổ hợp từng bước trên máy tính (sử dụng kỹ thuật G15) để đưa ra bản đồ khả
năng sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất cho khu vực nghiên cứu.
- Tổ hợp bản đồ khả năng sử dụng đất và bản đồ bố trí cây trồng để quy hoạch sử
dụng đất. Tổ hợp bản đồ quy hoạch sử dụng đất với bản đồ hành chính đưa ra bản đồ quy
hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ, theo các lưu vực.
2. Phương pháp đánh giá thích nghi cây trồng:
áp dụng phương pháp FAO (đã được nhiều tác giả ở nước ta sử dụng) vận dụng
vào lãnh thổ nghiên cứu trong việc xác định các vùng sinh thái (các đơn vị đất đai) thích
nghi cây trồng. Quy trình đánh giá thông qua:
+ Xây dựng đơn vị cơ sở đánh giá là các đơn vị đất đai (được tổ hợp từ các bản đồ
thành phần tự nhiên phản ảnh đặc điểm và chất lượng của đất đai).
+ Xây dựng hệ chỉ tiêu yêu cầu sinh thái cây trồng.
+ Đánh giá và phân hạch mức độ thích hợp của cây trồng (thông nhựa, keo lá
tràm) theo FAO [1976, 1983] cho đất không có rừng. Mức độ thích hợp của từng loại hình
sử dụng đất đai được phân thành 4 cấp: Rất thích hợp (S1), thích hợp (S2), ít thích hợp
(S3), không thích hợp (S4).
Kết luận chương 1
Đề tài đã tổng quan có chọn lọc các tài liệu, công trình nghiên cứu đánh giá tổng
hợp môi trường tự nhiên phục vụ cho quy hoạch sử dụng đât trên thế giới và Việt Nam.
Việc nghiên cứu đánh giá môi trường tự nhiên được tiếp cận từ những góc độ và
phương pháp khác nhau, điều đó phụ thuộc vào nội dung, mục tiêu nghiên cứu. Quá trình
tổng quan tài liệu, tác giả đã rút được các quan điểm và phương pháp làm cơ sở cho việc
nghiên cứu của đề tài.
Về phương pháp luận: Đề tài được tiến hành dựa trên ba quan điểm chính:
- Quan điểm tổng hợp nhấn mạnh vai trò tổng hợp của các nhân tố tự nhiên, mối
quan hệ tương hỗ giữa đất đai và các yếu tố khác để tìm ra chỉ tiêu thích hợp trong đánh
giá khả năng của đất đai và thích nghi của cây trồng.
- Quan điểm lãnh thổ, với đơn vị đất đai là đơn vị cơ sở trong đánh giá phân loại
khả năng đất đai sản xuất nông lâm nghiệp của khu vực.
- Quan điểm kinh tế - sinh thái áp dụng cho việc đồng giá cây trồng phù hợp với
điều kiện sinh thái đồng thời có ý nghĩa kinh tế và bảo vệ môi trường khu vực.
Về phương pháp đề tài thực hiện phương pháp đánh giá tổng hợp theo từng bước.
Các điều kiện của môi trường địa lý tự nhiên được chọn làm chỉ tiêu là các yếu tố hạn chế
lâu dài khó khắc phục nhằm phân loại khả năng sử dụng đất đai thông qua phương pháp
chồng xếp bản đồ; các chỉ tiêu khác để đánh giá thích nghi cây trồng là các điều kiện sinh
thái tự nhiên có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng ở khu vực
nghiên cứu.
Trên cơ sở quan điểm và phương pháp đánh giá điều kiện tự nhiên vùng đồi núi
Thừa Thiên - Huế, đề tài được thực hiện qua các bước:
- Lựa chọn các yếu tố tự nhiên làm chỉ tiêu phân loại khả năng sử dụng đất.
- Thành lập các đơn vị đất đai làm đơn vị cơ sở phục vụ cho đánh giá.
- Đánh giá phân loại tiềm năng sử dụng đất trên cơ sở chỉ tiêu địa hình và độ dốc
đất.
- Đánh giá khả năng sử dụng đất trên cơ sở chỉ tiêu về tiềm năng và hiện trạng sử
dụng đất.
- Quy hoạch tiềm năng sử dụng đất đai thông qua các chỉ tiêu về khả năng đất đai
và độ dùng tầng đất.
- Đánh giá thích nghi cây trồng nhằm đề xuất cây phù hợp phục vụ cho việc phủ
xanh vùng đất trống đồi núi trọc của tỉnh.
- Đề xuất ý kiến quy hoạch sử dụng đất đai trong sản xuất nông lâm nghiệp cho
toàn vùng trên cơ sở phân tích các điều kiện kinh tế - xã hội và đánh giá tác động môi
trường. Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần phát triển bền vững khu vực.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp vùng đồi núi tỉnh Thừa Thiên - Huế.pdf