Với những kết quả mô phỏng ranh giới xâm nhập mặn ứng với các kịch bản
biến đổi khí hậu, có thể nhận thấy dưới tác động của thời tiết cực đoan, mặn càng
ngày càng đi sâu vào trong sông. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến nền sản xuất
nhất là sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân các huyện thị ven biển.
Trước tình hình đó, bài toán cấp thiết cần giải quyết là giảm thiểu tối đa tác động
xâm nhập mặn đến đời sống của các hộ dân ven biển. Có nhiều cách tiếp cận để
thực hiện các giải pháp hạn chế và phục hồi nhưng quan điểm chung phải thực hiện
đó là:
Giải pháp đạt được phải có tính đa mục tiêu: có tính đến lợi ích bền vững của
các thành phần kinh tế và lĩnh vực có liên quan trong đó chú trọng đến du lịch, giao
thông thủy và đánh bắt hải sản cũng như tầm quan trọng về an ninh quốc gia và chủ
quyền trên biển của khu vực.
Giải pháp đề xuất phải đảm bảo không hoặc ít ảnh hưởng đến các công trình
hiện có và tác động đến môi trường.
100 trang |
Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1194 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hiện tượng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu khu hạ lưu ven biển lưu vực sông Cả, tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T T q C V KC
t t
46
V: Thể tích (m3),
T: Tải lượng qua thể tích tính toán (kg/s),
q: Lượng nhập lưu trên một đơn vị chiều dài dọc sông (m2/s),
∆t: Bước thời gian,
Cq: Nồng độ của dòng nhập lưu (mg/l),
K: Hệ số phân huỷ.
* Phương trình truyền tải phân tán
(2.16)
Trong đó:
: lưu lượng qua mặt phân cách bên phải vùng tính toán (m3/s),
: diện tích mặt phân cách bên phải vùng tính toán (m2),
D: Hệ số phân tán,
: nồng độ nội suy phía thượng lưu, được tính theo công
thức:
(2.17)
với σ là số Courant σ = u∆t/∆x
Thay thế và sắp xếp các phương trình trên lại, thu được một phương trình sai
phân hữu hạn sơ đồ ẩn
(2.18)
1/ 2 1/ 2
11/ 2 1/ 2 * 1/ 2
1/ 2 1/ 2 1/ 2 1/ 2
n n
j jn n n
j j j j
C C
T Q C A D
x
1/ 2
1/ 2
n
jQ
1/ 2
1/ 2
n
jA D
*
1/ 2jC
*
1/ 2jC
2
* 1 1
1/ 2 1 1 1 1
1 1 1
( ) min 1 , ( 2 )
4 6 2 4
n n n n n n n
j j j j j j j jC C C C C C C C
1 1 1
1 1
n n n
j j j j j j jC C C
47
2.2. Điều kiện biên
2.2.1. Điều kiện biên thủy lực
Biên thuỷ lực ở mặt cắt thượng lưu là quá trình lưu lượng, có thể thu được từ
tài liệu thực đo. Biên hạ lưu có thể là quá trình mực nước thu được từ tài liệu thực
đo.
2.2.2. Điều kiện biên mặn
Sử dụng số liệu đo mặn tại các trạm đo mặn trong khu vực nghiên cứu.
Mô đun AD hỗ trợ việc mô phỏng chất lượng nước với các mô đun nhỏ:
- Mô đun Advection Dispersion (thuần phân tán );
- Mô đun mô phỏng chất lượng nước Water Quality ( sử dụng thêm Ecolab);
- Mô đun vận chuyển bùn cát kết dính Cohesive sediment transport;
- Mô đun vận chuyển bùn cát kết dính cấp độ cao Advanced cohesive
sediment transport module.
Để tính toán lan truyền mặn, mô hình sử dụng mô đun Advection Dispersion
với thâm số chính là hệ số phân tán D (Dispersion). Hệ số phân tán được coi như là
hàm của vận tốc trung bình dòng chảy qua đoạn sông tính toán theo công thức:
D=aV
b
Trong đó:
a: Hệ số phân tán
b: Số mũ phân tán
Các giá trị D thương gặp: D: 1-5 m2/s với suối nhỏ, 5-20 m2/s đối với sông.
48
CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ XÂM NHẬP MẶN THEO KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI
KHI HẬU SỬ DỤNG MÔ HÌNH MIKE 11
3.1. Thiết lập điều kiện biên mô hình thủy lực MIKE 11
Thiết lập mạng sông khu vực tính toán
- Biên trên: Trạm Yên Thượng, Sơn Diệm và Hòa Duyệt;
- Biên dưới: Trạm Cửa Hội;
- Trạm đo mặn Bến Thủy;
- Dữ liệu để thiết lập mô hình (hiệu chỉnh và kiểm định): sử dụng số liệu
năm 2000 để hiệu chỉnh, năm 2010 và năm 2014 để kiểm định mô hình.
Hình 3-1: Sơ đồ thủy lực hạ lưu sông Cả trong MIKE 11
49
Hình 3-2: Sơ đồ trạm thủy văn và khí tượng khu vực nghiên cứu
Thiết lập hệ thống mặt cắt sông
Số liệu mặt cắt sử dụng trong mô hình MIKE 11 được thiết lập trong file
*.xns11. Từ tài liệu khảo sát mặt cắt (x, z), nhập vào bảng thiết lập mặt cắt để xác
định vị trí mặt cắt trên sông tương ứng. Bài toán đã mô phỏng 124 mặt cắt trên hệ
thống sông, cụ thể như sau:
+ Sông Cả: chiều dài đoạn sông mô phỏng 80km, 71 mặt cắt ngang,
+ Sông Ngàn Phố: chiều dài mô phỏng 27 km, 40 mặt cắt ngang,
+ Sông Ngàn Sâu: chiều dài mô phỏng 25 km, 13 mặt cắt ngang.
50
Hình 3-3: Ví dụ một mặt cắt trên sông Cả Hình 3-4: Ví dụ một mặt cắt hạ lưu sông Cả
Hình 3-5: Ví dụ một mặt cắt trên sông
Ngàn Phố
Hình 3-6: Ví dụ một mặt cắt trên sông Ngàn
Sâu
Thiết lập điều kiện biên và các thông số mô hình
- Điều kiện ban đầu: giá trị ban đầu được đưa vào để đảm bảo sự ổn định
mô hình trong quá trình tính toán;
- Các thông số trong mô hình:
51
Mô hình thủy lực: hệ số nhám (n) mô phỏng trên từng nhánh sông dựa vào
các tài liệu địa hình đáy sông, các tài liệu liên quan đến địa chất khu vực lòng
dẫn các nhánh sông trên hệ thống.
Mô hình tải phân tán AD: hệ số phân tán (D) được gán cho từng đoạn sông
mô phỏng lan truyền mặn.
Tài liệu sử dụng để hiệu chỉnh năm 2000
- Lưu lượng ngày tại Yên Thượng, Sơn Diệm, Hòa Duyệt.
- Mực nước ngày tại Chợ Tràng, Linh Cảm, Nam Đàn.
- Mực nước giờ tại Cửa Hội.
Tài liệu sử dụng để kiểm định năm 2010
- Lưu lượng ngày tại Yên Thượng, Sơn Diệm, Hòa Duyệt.
- Mực nước tại Chợ Tràng, Linh Cảm, Nam Đàn.
- Mực nước giờ tại Cửa Hội.
Tài liệu sử dụng để kiểm định năm 2014
- Lưu lượng ngày tại Yên Thượng, Sơn Diệm, Hòa Duyệt.
- Mực nước tại Chợ Tràng, Linh Cảm, Nam Đàn.
- Mực nước giờ tại Cửa Hội.
Tài liệu mặn
- Số liệu thực đo mặn năm 2000 tại Bến Thủy, điểm đo mặn tại Trung
Lương và Nghi Thọ (sử dụng để hiệu chỉnh),
- Số liệu thực đo mặn năm 2010, năm 2014 tại Bến Thủy (sử dụng để kiểm
định),
- Số liệu mặn tại Cửa Hội lấy giá tị const =30%o.
52
3.1.1. Kết quả hiệu chỉnh mô hình thủy lực
Sau khi mô phỏng thủy lực hệ thống sông Cả trong mô hình MIKE 11, tiến
hành kiểm tra độ chính xác mô hình với bộ thông số đã lựa chọn, chỉ tiêu đánh giá
dựa vào chỉ số Nash, được tính theo công thức:
EI = 1-
∑ ( )
∑ ( )
Trong đó: Qtđi là lưu lượng thực đo tại thời điểm i,
Qtti là lưu lượng tính toán tại thời điểm i,
Qtdtb là lưu lượng thực đo trung bình.
Mức độ phù hợp của EI được đánh giá như sau:
EI = 40 – 65% : đạt,
65 – 85% : khá,
> 85% : tốt.
Đánh giá kết quả thông qua đường quá trình mực nước tính toán và thực đo
tại 03 trạm kiểm tra trên hệ thống là Nam Đàn và Linh Cảm và Chợ Tràng, sử dụng
chỉ tiêu Nash, kết quả như sau:
Hình 3-7: Mực nước tính toán và thực đo
trạm Nam Đàn mùa kiệt năm 2000
Hình 3-8: Mực nước tính toán và thực đo
trạm Linh Cảm mùa kiệt năm 2000
1
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
1.6
1.7
1.8
1.9
2
12/16/1999 2/4/2000 3/25/2000 5/14/2000
H(m)
Thời gian (ngày)
Thực đo
Tính toán
0
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
0.6
0.7
12/16/1999 2/4/2000 3/25/2000 5/14/2000
H(m)
Thời gian (ngày)
Thực đo Tính toán
53
Hình 3-9: Mực nước tính toán và thực đo
trạm Chợ Tràng mùa kiệt năm 2000
Bảng 3-1:Kết quả chỉ tiêu Nash tại vị trí kiểm tra
TT Vị trí Trên sông
Nash (%)
( Yếu tố mực nước)
1 Nam Đàn Cả 80
2 Linh Cảm Cả 86
3 Chợ Tràng Cả 78
3.1.2. Kết quả kiểm định mô hình thủy lực
Sau khi hiệu chỉnh mô hình, tiếp tục tiến hành chạy kiểm định mô hình với
bộ thông số đã tìm được trong quá trình hiệu chỉnh, tiến hành chạy cho mùa kiệt
năm 2010 và năm 2014.
Tiếp tục đáng giá chênh lệnh mực nước thực đo và tính toán tại 03 vị trí kiểm
tra, sử dụng chỉ tiêu Nash, kết quả như các hình và bảng dưới đây.
* Năm 2010
Hình 3-10: Mực nước tính toán và thực đo
trạm Nam Đàn mùa kiệt năm 2010
Hình 3-11: Mực nước tính toán và thực đo
trạm Linh Cảm mùa kiệt năm 2010
0.0
0.2
0.4
0.6
0.8
1.0
1.2
1.4
1.6
12/18/2009 2/16/2010 4/17/2010
H (m)
Thời gian (ngày)
Thực đo
Tính toán
0.0
0.1
0.1
0.2
0.2
0.3
0.3
0.4
0.4
12/18/2009 2/16/2010 4/17/2010
H (m)
Thời gian (ngày)
Thực đo
Tính toán
54
Hình 3-12: Mực nước tính toán và thực đo
trạm Chợ Tràng mùa kiệt năm 2010
Bảng 3-2: Kết quả chỉ tiêu Nash tại vị trí kiểm tra
TT Vị trí Trên sông
Nash (%)
( Yếu tố mực nước)
1 Nam Đàn Cả 86
2 Linh Cảm Cả 82
3 Chợ Tràng Cả 80
* Năm 2014
Hình 3-13: Mực nước tính toán và thực đo
trạm Nam Đàn mùa kiệt năm 2014
Hình 3-14: Mực nước tính toán và thực đo
trạm Linh Cảm mùa kiệt năm 2014
Hình 3-15: Mực nước tính toán và thực đo
trạm Chợ Tràng mùa kiệt năm 2014
-0.2
-0.1
0
0.1
0.2
0.3
12/13/2009 2/1/2010 3/23/2010 5/12/2010
H
(
m
)
Thời gian (ngày)
Thực đo
Tính toán
55
Bảng 3-3: Kết quả chỉ tiêu Nash tại vị trí kiểm tra
TT Vị trí Trên sông
Nash (%)
( Yếu tố mực nước)
1 Nam Đàn Cả 87
2 Linh Cảm Cả 84
3 Chợ Tràng Cả 77
Sau khi mô phỏng và kiểm định, đánh giá mức độ tin cậy bộ thông số cho
khu vực nghiên cứu, đánh giá chênh lệch mực nước hiệu chỉnh và kiểm nghiệm, kết
quả chỉ tiêu Nash nằm trong khoảng từ 70% - 88%, kết quả Nash khá tốt, vậy có thể
sử dụng bộ thông số trên để mô phỏng quá trình truyền mặn cho khu vực tính toán.
Bộ thông số trình bày trong Phụ lục 03.
3.2. Thiết lập mô hình chất lƣợng nƣớc – xâm nhập mặn
Sau khi hiệu chỉnh và kiểm định mô hình thủy lực, tìm được bộ thông số cho
lưu vực tính toán. Sử dụng số liệu mặn năm 2000 để hiệu chỉnh quá trình mặn lưu
vực sông Cả. Kết quả so sánh giữa giá trị mặn thực đo và tính toán tại vị trí đo mặn
Bến Thủy như sau:
Hình 3-16: Độ mặn tính toán và thực đo điểm đo mặn Bến Thủy năm 2000
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
12/16/1999 0:00 2/14/2000 0:00 4/14/2000 0:00 6/13/2000 0:00
Độ mặn (o/oo)
Thời gian (ngày)
Thực đo Tính toán
56
Hình 3-17: Độ mặn tính toán và thực đo
điểm đo mặn Nghi Thọ năm 2000
Hình 3-18: Độ mặn tính toán và thực đo
điểm đo mặn Trung Lương năm 2000
Sau khi hiệu chỉnh, sử dụng bộ thông số vừa tìm được mô phỏng quá trình
xâm nhập mặn với số liệu năm 2010 và năm 2014 để kiểm định bộ thông số vừa tìm
được. Kết quả như sau:
Hình 3-19: Độ mặn tính toán và thực đo điểm đo mặn Bến Thủy năm 2010
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
12/13/2009 1/22/2010 3/3/2010 4/12/2010 5/22/2010
Độ mặn (%o)
Thời gian (ngày)
Tính toán Thực đo
57
Hình 3-20: Độ mặn tính toán và thực đo điểm đo mặn Bến Thủy năm 2014
Bảng 3-4:Kết quả tương quan độ mặn tính toán và thực đo
TT Năm Vị trí Hệ số tƣơng quan (R2) Ghi chú
1
2000
Bến Thủy 0.75
0 Hiệu chỉnh 2 Nghi Thọ 0.78
3 Trung Lương 0.77
4 2010 Bến Thủy 0.78 Kiểm định
5 2014 Bến Thủy 0.79 Kiểm định
Kết quả Nash mô hình thủy lực và hệ số tương quan quá trình hiệu chỉnh và
kiểm định của mô hình truyền mặn khá cao. Sau khi hiệu chỉnh và kiểm định mô
đun thủy lực HD và mô đun truyền tải AD tìm được bộ thông số ổn định và tương
đối phù hợp với khu vực nghiên cứu, tác giả sử dụng bộ thông số này để mô phỏng
các kịch bản khác nhau trong tương lai.
3.3. Mô phỏng quá trình xâm nhập mặn theo các kịch bản biến đổi khí
hậu
Để mô phỏng quá trình xâm nhập mặn theo các kịch bản biến đổi khí hậu,
báo cáo tính toán các kịch bản lượng nước mùa kiệt kết hợp nước biển dâng trong
0
1
2
3
4
5
6
7
8
12/22/13 12:00 AM 1/31/14 12:00 AM 3/12/14 12:00 AM 4/21/14 12:00 AM
Độ mặn (%o)
Thời gian (ngày)
Tính toán Thực đo
58
khu vực nghiên cứu dựa vào kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt
Nam do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố.
3.3.1. Kịch bản biến đổi khí hậu về lượng mưa và nước biển dâng
Tiến hành xây dựng các kịch bản mô phỏng quá trình xâm nhập mặn có xét
đến biến đổi khí hậu. Diễn biến xâm nhập mặn trên hạ lưu sông Cả trong tương lai
được tính toán dựa trên cơ sở kịch bản nước biển dâng theo các kịch bản phát trung
bình B2 theo các thời kỳ 2030, 2050, 2100 tại Cửa Hội với độ mặn ngoài khơi vẫn
được giả định là không thay đổi so với thời kỳ nền.
Trên cơ sở các kịch bản phát thải, tính toán diễn biến xâm nhập mặn trên hệ
thống sông sông tỉnh Nghệ An theo các thời kỳ tương lai theo báo cáo “Kịch bản
BĐKH và NBD cho Việt Nam”, năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Theo
đó, đối với khu vực Nghệ An, mực nước biển tăng dần theo thời gian, cụ thể như
sau:
Bảng 3-5: Độ cao mực nước biển dâng theo các thời kỳ tương lai kịch bản B2
Đơn vị: cm
Khu vực
Năm
2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100
Hòn Dáu-Đèo Ngang 7-8 11-13 15-18 20-24 25-32 31-39 37-48 47-56 49-65
Theo kịch bản phát thải trung bình, vào giữa thế kỷ 21, lượng mưa mùa xuân
giảm ở hầu hết diện tích lãnh thổ nước ta, với mức giảm phổ biến ở khu vực Bắc Bộ
là dưới 2% và ở khu vực từ Thanh Hóa trở vào có mức giảm phổ biến từ 2 đến 6%
Lượng mưa tăng chỉ xảy ra ở một vài nơi thuộc Bắc Bộ, với mức tăng khoảng 2%.
Đến cuối thế kỷ 21, lượng mưa mùa xuân trên khu vực Bắc Bộ giảm khoảng 4%.
Mức giảm trên phần lớn khu vực từ Thanh Hóa trở vào là từ 4% đến 10%; ở đa
phần diện tích Tây Nguyên và một phần nhỏ diện tích Trung Bộ có lượng mưa giảm
từ 10% đến trên 14%, cụ thể biến đổi lượng mưa mùa xuân tại Nghệ An.
59
Bảng 3-6: Biến đổi lượng mưa mùa xuân tỉnh Nghệ An
Đơn vị: mm
Khu vực
Năm
2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100
Nghệ An -1,2 -1,8 -2,5 -3,2 -3,9 -4,6 -5,2 -5,7 -6,2
3.3.2. Mô phỏng quá trình xâm nhập mặn xét đến biến đổi khí hậu
Tiến hành xây dựng các kịch bản mô phỏng quá trình xâm nhập mặn có xét
đến biến đổi khí hậu. Lựa chọn mô phỏng phương án: mô phỏng xâm nhập mặn
trong thời kỳ tháng kiệt nhất trong năm, lựa chọn tháng IV để mô phỏng quá trình
xâm nhập mặn có xét đến BĐKH.
Bảng 3-7: Tổng hợp các kịch bản mô phỏng
Kịch bản Yếu tố biến đổi Giá trị
Kịch bản 1 - Năm 2030
Mưa -1.8%
Mực nước biển 0.13
Kịch bản 2 –Năm 2050
Mưa -3.2%
Mực nước biển 0.24
Kịch bản 3 - Năm 2100
Mưa -6.2%
Mực nước biển 0.65
a) Thiết lập biên dưới
Biên dưới mô hình lấy số liệu mực nước tại trạm Cửa Hội, theo kịch bản biến
đổi khí hậu B2, năm 2030 mực nước tăng 13 cm, năm 2050 mực nước tăng 24 cm,
năm 2100 mực nước biển dâng 65cm khi đó biên dưới thay đổi như sau:
60
Hình 3-21: Mực nước triều trạm Cửa Hội năm 2030, 2050 và 2100
b) Thiết lập biên trên
Nguồn nước tự nhiên cấp cho các khu sử dụng nước là đầu vào quan trọng
cho việc tính toán. Nguồn nước này chịu tác động của thay đổi mặt đệm trên lưu
vực và sự biến đổi của điều kiện khí hậu. Để xác định được nguồn nước này, ngoài
các số liệu thực đo tại các trạm thuỷ văn việc tính toán từ số liệu mưa là cần thiết, vì
mạng lưới trạm không đủ dày để khống chế hết tất cả lượng nước cho từng khu sử
dụng nước. Luận văn đã kế thừa kết quả nghiên cứu sử dụng mô hình SWAT tính
toán mô phỏng dòng chảy từ mưa cho lưu vực sông Cả của Viện khoa học thủy lợi
[12].
Bảng 3-8: Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định mô hình tại một số trạm thủy văn chính
TT Trạm
Thời kỳ
Hệ số Nash
( Yếu tố lưu lượng)
Hiệu chỉnh Kiểm định Hiệu chỉnh Kiểm định
1 Nghĩa Khánh 1980 - 1990 1991 -1999 0,85 0,82
2 Dừa 1980 - 1990 1991 -1999 0,84 0,88
3 Yên Thượng 1980 - 1990 1991 -1999 0,75 0,74
Sử dụng bộ thông số của mô hình vừa tìm được, mô phỏng dòng chảy tại các
trạm thủy văn trong khu vực nghiên cứu tương ứng với kịch bản biển đổi khí hậu
trung bình B2, kết quả như sau:
-1.5
-1.0
-0.5
0.0
0.5
1.0
1.5
2.0
2/25 3/12 3/27
H
(
m
)
Thời gian ( giờ)
Năm 2030
Năm 2050
Năm 2100
61
Bảng 3-9: Tỉ lệ thay đổi giá trị lưu lượng (%) giữa các thời kỳ tương lai với thời kỳ
nền tại các trạm thủy văn lưu vực sông Cả kịch bản B2
Trạm Thời kỳ
Tỷ lệ thay đổi (%) Tb
năm
mùa
lũ
mùa
cạn I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Yên Thƣợng
2020 -2039 0.4 0.4 0.1 -3.4 -4.1 -2.2 0.5 0.8 0.9 0.4 2.1 3.0 0.4 0.6 -0.1
2040 -2059 3.1 2.3 1.4 -4.4 -9.5 -7.1 2.2 4.1 1.5 1.7 1.7 2.2 1.0 1.4 -0.4
2060 -2079 6.7 3.2 1.8 -5.6 -17.0 -12.0 8.5 8.6 1.9 5.4 1.2 0.9 2.4 3.5 -1.4
2080 -2099 8.9 4.2 2.2 -7.2 -23.0 -16.7 12.8 12.6 3.2 8.1 2.1 2.0 3.8 5.4 -1.7
Hòa Duyệt
2020 -2039 -0,4 -2,0 -1,3 -4,4 -6,6 -6,3 -4,8 -0,3 0,68 1,30 1,25 1,07 -0,42 0,95 -3,79
2040 -2059 -0,8 -3,1 -2,6 -9,7 -12,8 -10,4 -6,4 0,3 1,42 2,02 1,76 1,81 -0,77 1,63 -6,67
2060 -2079 -1,1 -4,2 -3,8 -14,2 -18,5 -14,2 -8,0 0,9 2,18 2,77 2,25 2,54 -1,03 2,32 -9,29
2080 -2099 -1,1 -4,7 -4,4 -17,2 -22,7 -17,0 -9,1 1,7 2,91 3,48 2,80 3,35 -1,06 3,01 -11,1
Sơn Diệm
2020 -2039 -0,6 -2,0 -1,8 -2,5 -5,6 -5,1 -5,5 -1,9 0,17 1,06 0,92 1,11 -0,84 0,44 -3,48
2040 -2059 -1,0 -3,0 -2,5 -5,0 -10,6 -8,2 -7,4 -2,0 0,48 1,37 1,00 1,39 -1,42 0,65 -5,70
2060 -2079 -1,4 -3,8 -3,2 -7,0 -15,0 -11,0 -9,2 -2,2 0,85 1,72 1,11 1,73 -1,89 0,90 -7,67
2080 -2099 -1,4 -4,1 -3,6 -8,1 -18,3 -13,1 -10,5 -2,1 1,26 2,21 1,35 2,23 -2,07 1,28 -8,98
Từ Bảng 3-9, tính toán lưu lượng ngày các tháng mùa kiệt theo tỷ lệ % giá trị
lưu lượng thay đổi tương ứng các năm 2030, 2050, 2100 để thiết lập biên trên tương
ứng với các kịch bản mô phỏng.
3.3.3. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 1
Sau khi tính toán biên trên và biên dưới ứng với các kịch bản vừa xây dựng,
tiến hành mô phỏng quá trình xâm nhập mặn tương ứng, kết quả tính toán được như
sau:
62
Hình 3-22: Hình minh họa ranh giới xâm nhập mặn năm 2030
Hình trên cho thấy ranh giới xâm nhập mặn 1%o đã vào quá ngã ba Chợ
Tràng 3km, các xã Hưng Lam, Hưng Châu, Đức Tùng, Đức La bắt đầu chịu ảnh
hưởng xâm nhập mặn, độ mặn này ảnh hưởng tuy không ảnh hưởng đến sản xuất
nông nghiệp nhưng là ngưỡng ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt. Do đó
những người dân từ các xã này trở ra biển phải có biện pháp xử lý nước trước khi
đưa vào sử dụng cho cuộc sống. Ranh giới xâm nhập mặn 4%o đi sâu vào xã Hưng
Nhân, Trung Lương, đây là ngưỡng mặn tối đa mà cây lúa có thể chịu đựng được.
Với kết quả mô phỏng này, chính quyền các xã từ Hưng Nhân trở ra biển phải có
biện pháp ứng phó với xâm nhập mặn, giảm tác động của mặn đến sản xuất nông
nghiệp để cư dân khu vực này có thể phát triển sản xuất. Luận văn tập trung phân
tích kết quả xâm nhập mặn tương ứng giá trị 1%o và 4%o vì đây là hai ngưỡng ảnh
hưởng đến đời sống và kinh tế người dân khu vực nghiên cứu. Những ranh giới mặn
khác sẽ cung câp thêm thông tin cho những người quản lý có thể hoạch định chính
sách phát triển kinh tế khu vực mình quản lý để thích ứng với tình hình mặn đang
63
diễn ra: khu vực nước lợ (độ mặn 8 - 200/00 ) sẽ khuyến khích người dân chuyển đổi
cơ cấu kinh tế, từ trồng lúa sang phát triển ngành thủy sả: nuôi tôm, cá nước lợ
3.3.4. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 2
Tương tự, kết quả tính toán mô phỏng quá trình xâm nhập mặn khu hạ lưu
sông cả kịch bản 2 như dưới đây:
Hình 3-23:Hình minh họa ranh giới xâm nhập mặn năm 2050
Kết quả mô phỏng xâm nhập mặn ứng kịch bản biến đổi khí hậu và nước
biển dâng năm 2050 đưa ra bức tranh xâm nhập mặn trong vòng 35 năm nữa dưới
tác động của biến đổi khí hậu. Có thể nhận thấy ranh giới xâm nhập mặn 1%o đã
tiến vào sâu thêm 6km so với năm 2030. Mặn 1%o đã đi vào đến xã Hưng Xuân,
Nam Cường, Bùi Xá, trong khi mặn 4%o cũng tiến sâu vào hơn 4km so với kịch bản
2030. Những kết quả mô phỏng này sẽ giúp cho các cấp chỉnh quyền tỉnh Nghệ An
chủ động trong việc ứng phó hiện trạng xâm nhập mặn. So sánh kết quả mô phỏng
kịch bản năm 2030 và 2050, có thể nhận thấy ranh giới xâm nhập mặn của 2 kịch
64
bản này không có sự khác biệt nhiều. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể thì trong
điều kiện cực đoan, khu vực hạ lưu ven biển sông Cả tỉnh Nghệ An chịu ảnh hưởng
mạnh của hiện tượng xâm nhập mặn.
3.3.5. Kết quả mô phỏng quá trình ngập mặn kịch bản 3
Kết quả tính toán mô phỏng xâm nhập mặn với kịch bản năm 2100 thể hiện
trong Hình 3-27
Hình 3-24: Hình minh họa ranh giới xâm nhập mặn năm 2100
Hình 3- 27 thể hiện kết quả mô phỏng xâm nhập mặn năm 2100. Kết quả này
có sự khác biệt rõ rệt về ranh giới xâm nhập của các cấp độ mặn khác nhau trên
sông. Ngưỡng mặn 1%o đã đi sâu vào đến 55km so với cửa biển, vào đến các xã:
Hưng Lĩnh, Khánh Sơn, thị trấn Đức Thọ. Ranh giới 4‰ đã lấn vào quá ngã ba Chợ
Tràng. Có thể nhận thấy dưới tác động BDKH và nước biển dâng, trong vòng tám
mươi năm nữa, ranh giới xâm nhập mặn sẽ tiến vào sâu trong đất liền, điều này ảnh
hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân hai bên sông. Mặn không chỉ tác
65
động trực tiếp đến nước sinh hoạt cho người dân, năng suất lúa của ngành nông
nghiệp mà còn những tác động gián tiếp lâu dài: ảnh hưởng chất lượng đất, chất
lượng các công trình ven sông, mặn gây ăn mòn các vật liệu
3.4. Kết luận
Từ kết quả mô phỏng dòng chảy và xâm nhập mặn cho thấy diễn biến mặn
trên các sông trong tương lai ngày càng sâu hơn so với thời kỳ nền. Cụ thể như sau:
Bảng 3-10:Chênh lệch khoảng cách xâm nhập mặn các kịch bản
Năm Độ mặn Khoảng cách tới biển (km) Địa danh bị ảnh hƣởng (xã)
2030
1‰ 42
Hưng Lan, Chợ Tràng, Đức La, Đức
Tùng, Đức Chiên
4‰ 30
Trung Lương, Xuân Lam, Hưng
Nhân, Xuân Hồng, Hưng Lợi
2050
1‰ 48
Hưng Xá, Hưng Xuân, Nam Cường,
Đức Chiên
4‰ 36 Hưng Phúc, Đức Vĩnh, Hưng Lan
2100
1‰ 60
Hưng Lĩnh, Hưng Lương, Nam
Trung, Khánh Sơn
4‰ 41
Hưng Xuân, Nam Cường, Đức
Chiên, Liên Minh, Đức Yên
Như vậy, chế độ thủy lực mùa kiệt trên sông Cả dưới tác động biển đổi khí
hậu có ảnh hưởng không nhỏ đến diễn biến xâm nhập mặn khu vực nghiên cứu.
Trong đó độ mặn lớn nhất vùng ảnh hưởng triều tính cho các thời kỳ tương lai có
thể lên tới hơn 30‰. Nhìn chung trong khu vực nghiên cứu, dưới ảnh hưởng của
BĐKH có 9 huyện có khả năng bị tác động mạnh mẽ bởi xâm nhập mặn theo các
thời kỳ trong tương lai chủ yếu là các huyện ven biển như thành phố Vinh với
78.34%, thị xã Cửa Lò với 100% diện tích đất có nguy cơ bị xâm nhập mặn tính đến
thời kỳ 2100 theo sau đó là các huyện Diễn Châu với 25.1%, Nghi Lộc là 23.2%,
(thời kỳ 2100). Trong đó huyện Hưng Nguyên mặc dù không phải là một trong
những huyện ven biển song vẫn có khả năng bị xâm nhập mặn khá nghiêm trọng
với 39.73% diện tích tính đến thời kỳ 2100.
66
3.5. Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế tác động tiêu cực của biến đổi
khí hậu đến quá trình xâm nhập mặn khu vực nghiên cứu
Với những kết quả mô phỏng ranh giới xâm nhập mặn ứng với các kịch bản
biến đổi khí hậu, có thể nhận thấy dưới tác động của thời tiết cực đoan, mặn càng
ngày càng đi sâu vào trong sông. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến nền sản xuất
nhất là sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân các huyện thị ven biển.
Trước tình hình đó, bài toán cấp thiết cần giải quyết là giảm thiểu tối đa tác động
xâm nhập mặn đến đời sống của các hộ dân ven biển. Có nhiều cách tiếp cận để
thực hiện các giải pháp hạn chế và phục hồi nhưng quan điểm chung phải thực hiện
đó là:
Giải pháp đạt được phải có tính đa mục tiêu: có tính đến lợi ích bền vững của
các thành phần kinh tế và lĩnh vực có liên quan trong đó chú trọng đến du lịch, giao
thông thủy và đánh bắt hải sản cũng như tầm quan trọng về an ninh quốc gia và chủ
quyền trên biển của khu vực.
Giải pháp đề xuất phải đảm bảo không hoặc ít ảnh hưởng đến các công trình
hiện có và tác động đến môi trường.
Trong khuôn khổ luận văn, tác giả đã nghiên cứu và đánh giá các giải pháp
theo các nhóm (giải pháp công trình và phi công trình) và trên quan điểm nêu trên
sẽ đề xuất một số giải pháp thích hợp cho khu vực nghiên cứu.
Nhìn chung, các giải pháp công trình tuy tốn kém, phức tạp nhưng có tác
dụng trực tiếp và tức thời. Tuy nhiên, giải pháp công trình ít nhiều cũng tác động
đến môi trường. Các giải pháp phi công trình có thể có tác động gián tiếp nhưng
mang tính lâu dài và hướng đến tính bền vững, và đặc biệt môi trường khu vực
không bị tác động khi lựa chọn giải pháp này. Do vậy, tùy theo từng điều kiện thực
tế để lựa chọn thực hiện một trong hai giải pháp trên hoặc lựa chọn giải pháp kết
hợp công trình và phi công trình.
Tuy nhiên, để thực hiện các giải pháp này, Ủy ban nhân dân Tỉnh phải đầu tư
cho các nghiên cứu sâu rộng và chi tiết cho từng khu vực và đối tượng cụ thể. Mỗi
67
một đối tượng cần phải có những tính toán, phân tích khả năng giảm thiểu cho từng
hạng mục giải pháp. Trên cơ sở hiện trạng xâm nhập mặn cũng như các kịch bản
xâm nhập mặn tại khu vực nghiên cứu trong tương lai, bước đầu các giải pháp ứng
phó với quá trình xâm nhập mặn được đề xuất dưới đây.
3.6. Các biện pháp ứng phó hiện tƣợng xâm nhập mặn
Việc nghiên cứu hiện trạng và dự báo diễn biến tình hình xâm nhập mặn
trong tương lai đã chỉ ra xu hướng xâm lấn ngày càng sâu vào đất liền của nước
biển. Điều đó cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đối với đời sống dân sinh và kinh
tế xã hội của nhân dân trong vùng. Để ứng phó với hiện tượng xâm nhập mặn ngày
càng đi sâu vào lục địa, tác giả đề xuất một số phương án áp dụng đối với khu vực
nghiên cứu như sau:
Hình 3-25: Hình minh họa khu vực sát biển ảnh hưởng xâm nhập mặn
- Đối với các huyện sát biển (Hình 3-25): Nghi Xuân, TP.Vinh sử dụng biện
pháp công trình là xây các cống ngăn mặn tại các xã Nghi Xuân, Xuân Trường,
Xuân Hội, Phúc Thọ. Đây là các xã sát ven biển, nước sông khu vực này có độ mặn
cao (>20%o) kết hợp với biện pháp thích ứng với tình hình xâm nhập mặn: chuyển
68
đổi cơ cấu kinh tế, tập trung phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ. Hướng dẫn
nông dân các xã ven sông điều chỉnh mùa vụ: ví dụ như vụ đông - xuân năm trước
người nông dân cấy lúa sớm hơn cả tháng so với thời vụ chính để tránh thời kỳ cao
điểm nhiễm mặn trong mùa khô năm sau.
Hình 3-26: Hình minh họa khu vực huyện Hưng Nguyên ảnh hưởng xâm nhập mặn
- Đối với huyện Hưng Nguyên (Hình 3-26), một huyện không kề sát biển
nhưng lại chịu ảnh hưởng lớn do quá trình xâm nhập mặn. Để hạn chế ảnh hưởng
xâm nhập mặn đến các xã trong huyện Hưng Nguyên, có thể kết hợp các biện pháp:
Sử dụng vật liệu lót đáy kênh, xây các cống ngăn mặn để giảm nước mặn tràn vào
đồng ruộng gây thiệt hại năng suất lúa.
69
Hình 3-27: Hình minh họa khu vực phía trong sông ảnh hưởng xâm nhập mặn
- Đối với huyện Nam Đàn và Đức Thọ, quy hoạch, xây dựng các hồ trữ nước
để tích nước vào mùa lũ, đến mùa kiệt xả nước trong hồ ra làm tăng dòng chảy mùa
kiệt góp phần đẩy lùi ranh giới mặn ra phía biển.
Các huyện thuộc hạ lưu sông Cả cần thực hiện nghiêm chỉnh và có hiệu quả
Quyết định số 1395/QĐ-UBND.ĐC ngày 27/4/2011 về kế hoạch ứng phó biến đổi
khí hậu tỉnh Nghệ An: chủ động xây dựng kế hoạch lồng ghép việc ứng phó BĐKH
vào các chương trình, kế hoạch của đơn vị mình để triển khai. Hoạt động được ưu
tiên tập trung là tu bổ, nâng cấp hệ thống đê sông, đê biển, hồ đập, các cống ngăn
mặn, giữ ngọt...
Đối với Chi cục Thủy lợi tỉnh Nghệ An:
- Thực hiện chương trình đảm bảo an toàn hồ chứa, trong đó có thống kê,
đánh giá tình hình hồ đập, đưa ra lộ trình nâng cấp, sửa chữa nhằm phục vụ
sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân. Cùng với đó chương trình kiên cố hóa
kênh mương tiếp tục được đẩy mạnh;
70
- Từ một số chương trình ngăn mặn, giữ ngọt được triển khai trên sông Cấm
tiếp tục hoàn thiện các thủ tục để triển khai trên sông Cả, đảm bảo tích nước
phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân, hạn chế sự xâm nhập mặn vào
sâu đất liền.
Đối với lĩnh vực công nghiệp:
- Đẩy mạnh thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả nhằm giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
- Triển khai chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm của Chính phủ và
UBND tỉnh; công tác tuyên truyền gắn với triển khai nhiều mô hình sử
dụng năng lượng tiết kiệm trong các hộ gia đình, cơ quan, đơn vị, trường
học và doanh nghiệp được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm thực
hiện
Chủ tịch các xã ven sông Nghệ An cần chủ động phát động dân cư làm thủy
lợi - thủy nông nội đồng từ đầu mùa khô. Khuyến cáo nông dân tu bổ bờ bao, ao
đầm, nạo vét kênh mương nội đồng để chống hạn hán và xâm nhập mặn. Bên cạnh
đó, ngành chức năng sẽ rà soát lại kế hoạch sản xuất, khuyến cáo nông dân không
sản xuất vụ lúa đông xuân ở các khu vực có nguy cơ thiếu nước ngọt cao và dễ bị
mặn xâm nhập. Tăng cường ứng dụng các giải pháp tưới tiết kiệm nước, lựa chọn
các giống lúa chịu hạn, chịu mặn để sản xuất. Chuyển đổi một số diện tích lúa Đông
Xuân sang trồng rau màu; Thực hiện tốt công tác điều tiết nước trong mùa khô năm.
Phối hợp với tỉnh Hà Tĩnh để giám sát nguồn nước mặn và diễn biến của nguồn
nước. Đối với người nuôi tôm, cần gia cố bờ bao, sên ao đầm trữ nước ngọt. Bà con
cần thường xuyên theo dõi cơ quan thông tin để xuống giống đúng lịch thời vụ.
Ngành nông nghiệp sẽ dành một phần kinh phí để bơm tát chống hạn và xâm nhập
mặn; nạo vét kênh mương ở vùng sản xuất lúa và nuôi tôm, tạo điều kiện trữ nước
tại chỗ phục vụ sản xuất
71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu tính toán mô phỏng quá trình xâm nhập
mặn sông Cả nói riêng và khu vực ven biển tỉnh Nghệ An nói chung, đặc biệt trong
thời gian gần đây khi biến đổi khí hậu ngày càng tác động mạnh mẽ đến đời sống
sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội. Luận văn tiếp tục đi sâu nghiên cứu vấn đề
xâm nhập mặn khu hạ lưu sông Cả vừa kế thừa một số kết quả nghiên cứu trước đó,
đồng thời ứng dụng mô hình xây dựng các kịch bản để đưa ra đánh giá sơ bộ tác
động quá trình xâm nhập mặn trong tương lai và đề xuất giải pháp ứng phó cho địa
phương. Luận văn đã trình bày tóm tắt những kết quả ứng dụng mô hình MIKE 11
để mô phỏng quá trình lan truyền mặn theo các kịch bản biến đổi khí hậu cho khu
vực nghiên cứu. Qua đó rút ra một số kết luận sau:
1- Mô hình MIKE 11 đã mô phỏng tốt quá trình mực nước cho toàn bộ mạng
sông nghiên cứu được thể hiện qua kết quả tính toán mực nước tại vị trí các
trạm kiểm tra. Đồng thời luận văn đã kế thừa kết quả nghiên cứu biến đổi
dòng chảy theo các kịch bản biến đổi khí hậu dựa trên thời kỳ nền giai đoạn
1980-1999. Đây là cơ sở rất quan trọng để tính toán các biên cho mô hình
MIKE 11 khi xây dựng các kịch bản biến đổi khí hậu.
2- Với phương pháp thử và sai thay đổi các giá trị hệ số nhám và hệ số phân tán
thì kết quả tính toán cho thấy mô hình MIKE 11 có khả năng mô phỏng khá
tốt chế độ thủy lực và xâm nhập mặn thể hiện qua kết quả tính toán và thực đo
mực nước và độ mặn tại các trạm kiểm tra.
3- Đối với mô phỏng quá trình xâm nhập mặn thì giá trị độ mặn tại biên cửa sông
và hệ số phân tán có vài trò quan trọng trong việc mô phỏng chính xác quá
trình lan truyền mặn vào sông.
4- Kết quả mô phỏng phương án xâm nhập mặn theo các kịch bản biến đổi khí
hậu đưa ra bức tranh về quá trình xâm nhập mặn khu vực nghiên cứu, tạo cơ
72
sở để đề xuất các biện pháp ứng phó và thích ứng với quá trình xâm nhập mặn
tại các xã bị ảnh hưởng trong khu vực nghiên cứu.
Kiến nghị
1- Luận văn đã tổng hợp, thu thập và chỉnh lý hệ thống hóa số liệu, tài liệu làm
cơ sở tính toán các đặc trưng thủy lực do vậy có thể là tài liệu tham khảo cho
các nghiên cứu khác.
2- Kết quả nghiên cứu thể hiện trong luận văn dựa trên mô hình toán để định
lượng quá trình lan truyền mặn theo các kịch bản biến đổi khí hậu trong tương
lai do vậy có thể sử dụng được kết quả này cho công tác lập kế hoạch ứng phó
xâm nhập mặn khu vực ven biển tỉnh Nghệ An.
3- Với kết quả của luận văn cũng như các nghiên cứu trước đây về mô hình
MIKE 11 cho thấy mô hình có khả năng mô phỏng tốt quá trình thủy động lực
và xâm nhập mặn, do vậy theo tác giả có thể sử dụng mô hình cho khu vực hạ
lưu các sông khác ở Việt Nam.
4- Với thời gian có hạn cùng với hệ thống mạng trạm đo mặn còn thưa thớt, số
liệu đo rời rạc nên bản thân học viên thấy cần phải đầu tư nhiều hơn nữa về
thời gian và công sức để có được kết quả tốt hơn trong thời gian tới và đây
cũng là hạn chế của luận văn.
73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển
dâng cho Việt Nam.
2. Hà Trọng Ngọc, Trần Quang Tiến (2011), Điều tra đánh giá thiệt hại bao gồm
cả xói lở bờ biển, hiện tượng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu đối với các
huyện ven biển tỉnh Nghệ An, Đề án Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Nghệ An.
3. Hoàng Minh Tuyển (2007), Nghiên cứu xây dựng khung hỗ trợ ra quyết định
trong quản lý tài nguyên nước lưu vực sông Cả.
4. Lã Thanh Hà, Đỗ Văn Tuy (1999), Tính toán và lập phương án dự báo xâm
nhập mặn mô hình SALHO cho vùng cửa sông TP. Hải Phòng, Đề tài NCKH
cấp Thành phố.
5. Lê Sâm (2004), Nghiên cứu xâm nhập mặn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long, Đề tài NCKH cấp Nhà nước, KC-
08.18 thuộc Chương trình Bảo vệ Môi trường và Phòng tránh thiên tai, mã số
KC-08.
6. Lê Hồng Tuấn (2005), Báo cáo tính toán thuỷ lực sông Cả.
7. Nguyễn Tất Đắc (1999), Ảnh hưởng của gió chướng và lưu lượng nguồn tới xâm
nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí KTTV tháng 7 số 463.
8. Nguyễn Tất Đắc, Nguyễn Văn Điệp, Nguyễn Minh Sơn (1988), Mô hình tính
toán dòng chảy và chất lượng nước trên hệ thống kênh, sông (WFQ87) và kỹ
thuật chương trình, Uỷ ban Quốc gia về Chương trình Thuỷ văn Quốc tế của
Việt Nam
9. Nguyễn Như Khuê (1986), Modelling of tidal propagation and salility intrusion
in the Mekong main estuarine system, Technical paper, Mekong Secretariat.
10. Nguyễn Hữu Nhân (2002), Phần mềm thuỷ lực HydroGis-Thuyết minh kỹ thuật,
Dự án án tiến bộ kỹ thuật tiến bộ ‘Xây dựng phần mềm mô tả lũ lụt và xâm
74
nhập mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long”, Đề tài NCKH cấp Tổng cục
KTTV.
11. Nguyễn Văn Tân (2012-2015), Climate Change-Induced Water Disaster and
Participatory Information System for Vulnerability Reduction in North Central
Vietnam. DANIDA Project, code 11-P04-VIE.
12. Nguyễn Văn Thắng (2006), Suy thoái và cạn kiệt nguồn nước các lưu vực sông
ở Việt Nam- nguyên nhân và các biện pháp quản lý kiểm soát, Đại học Thủy lợi.
13. Nguyễn Quang Trung (2012), Nghiên cứu đề xuất giải pháp giảm thiểu ảnh
hưởng dòng chảy kiệt phục vụ sản xuất nông nghiệp, thủy sản vùng hạ du sông
Cả và sông Mã, Đề tài cấp Nhà nước.
14. Nguyễn Thị Thu Hằng (2009), Xây dựng chương trình dự báo xâm nhập mặn
cho khu vực đồng bằng sông Hồng – Thái Bình, Đề tài cấp Bộ.
15. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An (2009), Bổ sung quy
hoạch thuỷ lợi tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010-2015.
16. Trần Thanh Xuân (2007), Đặc điểm thủy văn và nguồn nước sông Việt Nam,
Nhà xuất bản Nông Nghiệp.
17. Viện Quy hoạch Thủy lợi (2012), Quy hoạch tổng thể thủy lợi khu vực Miền
Trung trong điều kiện Biến đổi khí hậu - nước biển dâng.
75
Tiếng Anh
18. Akhter, S.Hasan and Khan, Z.H (2012), Impact of climate change on saltwater
intrusion in the coastal area of Bangladesh, Proc. 8th International.
19. Agarwala, S.Ota, T.Ahmed, A.U. Smith, J. and Aalst.M (2003). Development
and climate change in Bangladesh: Focus on coastal flooding and the
sunderbans, Organisation for Economic Co-operation and Development, Paris:
86-120.
20. Chung F (1999), Modeling flow salinity relationships in the Sacramento-San
Joaquin delta using artificial neural networks, Technical report OSP-99-1,
Department of Water resources office of SWP planning, California.
21. Conrads, P.A.Roehl, E.A.Jr.Daamen, R.C. and Cook (2013), Simulation of
salinity intrusion along the Georgia and South Carolina coasts using climate-
change scenarios, U.S. Geological Survey Scientific Investigations Report 2013–
5036, 92 p, and 5 apps, at
22. DHI (2011), MIKE 11 – UserManual,
23. DHI (2011), MIKE 11 –Ref,
24. DHI (2011), MIKE View UserGuide,
25. DHI (2011), MIKE_11_Short_Introduction-Tutorial.
26. Harleman D.R.F (1971), One dimensions estuarine modeling an assessment,
Tracor, Inc, Project 16070DVZ, Water Quality Office, U.S. Environmental
Protection Agency, Stock No. 5501-0129, U.S Gorvement Printing, Office,
Washington, DC.
27. Leendertee (1971), Aspect of a computational model for long period water wave
propagation, RM – RC-5294, Rand Corp, Santa Monica, California.
28. Prichard, D (1971), The dynamic structure of a coastal plain estuary.J.
Mar.Res,15,33-42.
76
29. World Bank (2009), Implications of climate change on fresh groundwater
resources in coastal aquifers in Bangladesh, Agriculture and Rural Development
Unit, Sustainable Development Department, SouthAsia,World Bank,
Washington, DC.
PHỤ LỤC
Phụ lục 01. Tính toán hệ số Nash hiệu chỉnh và kiểm định thủy lực
Thời gian Thực đo Tính toán TB thực đo (TĐ - TT)^2 (TĐ - TB)^2
1/1/2000 2.00 1.85 1.68 0.02 0.10
1/2/2000 1.98 1.84 0.02 0.09
1/3/2000 1.98 1.83 0.02 0.09
1/4/2000 1.98 1.82 0.03 0.09
1/5/2000 1.97 1.82 0.02 0.08
1/6/2000 2.06 1.82 0.06 0.15
1/7/2000 2.23 1.86 0.14 0.30
1/8/2000 2.20 1.88 0.11 0.27
1/9/2000 2.24 1.86 0.15 0.31
1/10/2000 2.17 1.83 0.11 0.24
1/11/2000 2.08 1.81 0.07 0.16
1/12/2000 2.03 1.79 0.06 0.12
1/13/2000 1.98 1.78 0.04 0.09
1/14/2000 1.92 1.76 0.02 0.06
1/15/2000 1.82 1.74 0.01 0.02
1/16/2000 1.77 1.72 0.00 0.01
1/17/2000 1.76 1.71 0.00 0.01
1/18/2000 1.74 1.71 0.00 0.00
1/19/2000 1.72 1.70 0.00 0.00
1/20/2000 1.75 1.69 0.00 0.01
1/21/2000 1.76 1.68 0.01 0.01
1/22/2000 1.73 1.68 0.00 0.00
1/23/2000 1.78 1.69 0.01 0.01
1/24/2000 1.86 1.71 0.02 0.03
1/25/2000 1.84 1.76 0.01 0.03
1/26/2000 1.82 1.77 0.00 0.02
1/27/2000 1.76 1.72 0.00 0.01
1/28/2000 1.70 1.68 0.00 0.00
1/29/2000 1.67 1.66 0.00 0.00
1/30/2000 1.63 1.64 0.00 0.00
1/31/2000 1.60 1.63 0.00 0.01
2/1/2000 1.58 1.63 0.00 0.01
2/2/2000 1.59 1.61 0.00 0.01
2/3/2000 1.60 1.61 0.00 0.01
2/4/2000 1.60 1.60 0.00 0.01
2/5/2000 1.62 1.59 0.00 0.00
2/6/2000 1.66 1.60 0.00 0.00
2/7/2000 1.71 1.69 0.00 0.00
Thời gian Thực đo Tính toán TB thực đo (TĐ - TT)^2 (TĐ - TB)^2
2/8/2000 1.72 1.66 0.00 0.00
2/9/2000 1.72 1.62 0.01 0.00
2/10/2000 1.68 1.61 0.01 0.00
2/11/2000 1.64 1.59 0.00 0.00
2/12/2000 1.63 1.60 0.00 0.00
2/13/2000 1.60 1.59 0.00 0.01
2/14/2000 1.58 1.58 0.00 0.01
2/15/2000 1.59 1.57 0.00 0.01
2/18/2000 1.62 1.56 0.00 0.00
2/19/2000 1.64 1.55 0.01 0.00
2/20/2000 1.64 1.56 0.01 0.00
2/21/2000 1.60 1.56 0.00 0.01
2/22/2000 1.60 1.55 0.00 0.01
2/23/2000 1.58 1.54 0.00 0.01
2/24/2000 1.54 1.52 0.00 0.02
2/25/2000 1.52 1.51 0.00 0.03
2/26/2000 1.50 1.49 0.00 0.03
2/27/2000 1.48 1.48 0.00 0.04
2/28/2000 1.44 1.48 0.00 0.06
2/29/2000 1.43 1.47 0.00 0.06
3/1/2000 1.40 1.46 0.00 0.08
3/2/2000 1.42 1.45 0.00 0.07
3/3/2000 1.42 1.45 0.00 0.07
3/4/2000 1.41 1.43 0.00 0.07
3/5/2000 1.40 1.43 0.00 0.08
3/6/2000 1.40 1.42 0.00 0.08
3/7/2000 1.39 1.42 0.00 0.08
3/8/2000 1.38 1.42 0.00 0.09
3/9/2000 1.36 1.40 0.00 0.10
3/10/2000 1.36 1.40 0.00 0.10
3/11/2000 1.34 1.39 0.00 0.12
3/12/2000 1.32 1.38 0.00 0.13
3/13/2000 1.31 1.38 0.00 0.14
3/14/2000 1.28 1.37 0.01 0.16
3/15/2000 1.27 1.37 0.01 0.17
3/16/2000 1.34 1.36 0.00 0.12
3/17/2000 1.37 1.37 0.00 0.10
3/18/2000 1.40 1.41 0.00 0.08
3/19/2000 1.44 1.45 0.00 0.06
3/20/2000 1.48 1.49 0.00 0.04
Thời gian Thực đo Tính toán TB thực đo (TĐ - TT)^2 (TĐ - TB)^2
3/21/2000 1.52 1.53 0.00 0.03
3/22/2000 1.44 1.48 0.00 0.06
3/23/2000 1.40 1.42 0.00 0.08
3/24/2000 1.36 1.39 0.00 0.10
3/25/2000 1.34 1.38 0.00 0.12
3/26/2000 1.35 1.37 0.00 0.11
3/27/2000 1.40 1.38 0.00 0.08
3/28/2000 1.44 1.44 0.00 0.06
3/29/2000 1.48 1.48 0.00 0.04
3/30/2000 1.45 1.46 0.00 0.05
3/31/2000 1.48 1.43 0.00 0.04
4/1/2000 1.50 1.44 0.00 0.03
4/2/2000 1.42 1.44 0.00 0.07
4/3/2000 1.37 1.42 0.00 0.10
4/4/2000 1.37 1.42 0.00 0.10
4/5/2000 1.30 1.39 0.01 0.14
4/6/2000 1.38 1.41 0.00 0.09
4/7/2000 1.64 1.53 0.01 0.00
4/8/2000 1.72 1.60 0.01 0.00
4/9/2000 1.83 1.76 0.01 0.02
4/10/2000 2.02 1.93 0.01 0.12
4/11/2000 1.96 1.83 0.02 0.08
4/12/2000 1.81 1.72 0.01 0.02
4/13/2000 1.79 1.66 0.02 0.01
4/14/2000 1.66 1.60 0.00 0.00
4/15/2000 1.64 1.56 0.01 0.00
4/16/2000 1.66 1.60 0.00 0.00
4/17/2000 1.74 1.69 0.00 0.00
4/18/2000 1.84 1.76 0.01 0.03
4/19/2000 1.81 1.74 0.00 0.02
4/20/2000 1.83 1.81 0.00 0.02
4/21/2000 2.12 1.80 0.10 0.19
4/22/2000 1.98 1.74 0.06 0.09
4/23/2000 2.17 1.96 0.05 0.24
4/24/2000 2.37 1.97 0.16 0.48
4/25/2000 2.46 1.98 0.23 0.61
4/26/2000 2.38 2.04 0.12 0.49
4/27/2000 2.34 2.10 0.06 0.44
4/28/2000 2.22 2.01 0.05 0.29
4/29/2000 2.14 1.84 0.09 0.21
Thời gian Thực đo Tính toán (TĐ - TT)^2 (TĐ - TB)^2
1/1/2010 0.24 0.27 0.00 0.06
1/2/2010 0.34 0.37 0.00 0.12
1/3/2010 0.29 0.31 0.00 0.08
1/4/2010 0.20 0.24 0.00 0.04
1/5/2010 0.26 0.29 0.00 0.07
1/6/2010 0.23 0.25 0.00 0.05
1/7/2010 0.25 0.30 0.00 0.06
1/8/2010 0.22 0.26 0.00 0.05
1/9/2010 0.20 0.25 0.00 0.04
1/10/2010 0.18 0.23 0.00 0.03
1/11/2010 0.18 0.21 0.00 0.03
1/12/2010 0.23 0.26 0.00 0.05
1/13/2010 0.18 0.24 0.00 0.03
1/14/2010 0.20 0.25 0.00 0.04
1/15/2010 0.23 0.28 0.00 0.05
1/16/2010 0.19 0.21 0.00 0.04
1/17/2010 0.21 0.29 0.01 0.04
1/18/2010 0.25 0.30 0.00 0.06
1/19/2010 0.14 0.20 0.00 0.02
1/20/2010 0.08 0.12 0.00 0.01
1/21/2010 0.09 0.11 0.00 0.01
1/22/2010 0.24 0.28 0.00 0.06
1/23/2010 0.25 0.30 0.00 0.06
1/24/2010 0.18 0.23 0.00 0.03
1/25/2010 0.16 0.23 0.00 0.03
1/26/2010 0.24 0.27 0.00 0.06
1/27/2010 0.26 0.28 0.00 0.07
1/28/2010 0.10 0.15 0.00 0.01
1/29/2010 0.15 0.21 0.00 0.02
1/30/2010 0.23 0.22 0.00 0.05
1/31/2010 0.17 0.21 0.00 0.03
2/1/2010 0.21 0.24 0.00 0.04
2/2/2010 0.21 0.25 0.00 0.04
2/3/2010 0.16 0.23 0.00 0.03
2/4/2010 0.10 0.15 0.00 0.01
2/5/2010 0.10 0.13 0.00 0.01
2/6/2010 0.05 0.09 0.00 0.00
2/7/2010 0.06 0.10 0.00 0.00
2/8/2010 0.06 0.12 0.00 0.00
Thời gian Thực đo Tính toán (TĐ - TT)^2 (TĐ - TB)^2
2/9/2010 0.02 0.05 0.00 0.00
2/10/2010 0.03 0.08 0.00 0.00
2/11/2010 0.11 0.09 0.00 0.01
2/12/2010 0.15 0.12 0.00 0.02
2/13/2010 0.26 0.23 0.00 0.07
2/14/2010 0.27 0.24 0.00 0.07
2/15/2010 0.21 0.19 0.00 0.04
2/16/2010 0.29 0.25 0.00 0.08
2/17/2010 0.30 0.26 0.00 0.09
2/18/2010 0.13 0.16 0.00 0.02
2/19/2010 0.15 0.18 0.00 0.02
2/20/2010 0.10 0.19 0.01 0.01
2/21/2010 0.00 0.09 0.01 0.00
2/22/2010 0.06 0.15 0.01 0.00
2/23/2010 0.02 0.08 0.00 0.00
2/24/2010 0.03 0.09 0.00 0.00
2/25/2010 0.04 0.03 0.00 0.00
2/26/2010 0.03 0.04 0.00 0.00
2/27/2010 0.03 0.05 0.00 0.00
2/28/2010 0.06 0.04 0.00 0.00
3/1/2010 0.19 0.15 0.00 0.04
3/2/2010 0.18 0.14 0.00 0.03
3/3/2010 0.12 0.10 0.00 0.01
3/4/2010 0.10 0.18 0.01 0.01
3/5/2010 0.01 0.06 0.00 0.00
3/6/2010 0.03 0.10 0.00 0.00
3/7/2010 0.09 0.14 0.00 0.01
3/8/2010 0.15 0.17 0.00 0.02
3/9/2010 0.21 0.25 0.00 0.04
3/10/2010 0.11 0.18 0.00 0.01
3/11/2010 0.07 0.14 0.00 0.00
3/12/2010 0.05 0.12 0.00 0.00
3/13/2010 0.07 0.16 0.01 0.00
3/14/2010 0.08 0.10 0.00 0.01
3/15/2010 0.13 0.10 0.00 0.02
3/16/2010 0.10 0.05 0.00 0.01
3/17/2010 0.11 0.09 0.00 0.01
3/18/2010 0.03 0.14 0.01 0.00
3/19/2010 0.03 0.10 0.00 0.00
3/20/2010 0.03 0.06 0.00 0.00
3/21/2010 0.02 0.07 0.00 0.00
Thời gian Thực đo Tính toán (TĐ - TT)^2 (TĐ - TB)^2
3/22/2010 0.01 0.08 0.00 0.00
3/23/2010 0.04 0.06 0.00 0.00
3/24/2010 0.15 0.21 0.00 0.02
3/25/2010 0.17 0.25 0.01 0.03
3/26/2010 0.16 0.23 0.00 0.03
3/27/2010 0.12 0.24 0.01 0.01
3/28/2010 0.15 0.21 0.00 0.02
3/29/2010 0.26 0.27 0.00 0.07
3/30/2010 0.25 0.30 0.00 0.06
3/31/2010 0.12 0.19 0.00 0.01
4/1/2010 0.08 0.15 0.00 0.01
4/2/2010 0.01 0.05 0.00 0.00
4/3/2010 0.06 0.10 0.00 0.00
4/4/2010 0.05 0.07 0.00 0.00
4/5/2010 0.02 0.06 0.00 0.00
4/6/2010 0.03 0.05 0.00 0.00
4/7/2010 0.03 0.01 0.00 0.00
4/8/2010 0.14 0.20 0.00 0.02
4/9/2010 0.15 0.20 0.00 0.02
4/10/2010 0.15 0.18 0.00 0.02
4/11/2010 0.15 0.19 0.00 0.02
4/12/2010 0.13 0.15 0.00 0.02
4/13/2010 0.13 0.18 0.00 0.02
4/14/2010 0.23 0.20 0.00 0.05
4/15/2010 0.24 0.17 0.00 0.06
4/16/2010 0.23 0.27 0.00 0.05
4/17/2010 0.20 0.25 0.00 0.04
4/18/2010 0.18 0.26 0.01 0.03
4/19/2010 0.14 0.19 0.00 0.02
4/20/2010 0.11 0.16 0.00 0.01
4/21/2010 0.15 0.22 0.00 0.02
4/22/2010 0.03 0.10 0.00 0.00
4/23/2010 0.08 0.16 0.01 0.01
4/24/2010 0.21 0.25 0.00 0.04
4/25/2010 0.25 0.23 0.00 0.06
4/26/2010 0.19 0.26 0.00 0.04
4/27/2010 0.15 0.21 0.00 0.02
4/28/2010 0.11 0.19 0.01 0.01
4/29/2010 0.03 0.05 0.00 0.00
4/30/2010 0.00 0.10 0.01 0.00
Thời gian Thực đo Tính toán (TĐ - TT)^2 (TĐ - TB)^2
1/1/2014 0.99 0.97 0.00 0.98
1/2/2014 1.10 0.75 0.13 1.21
1/3/2014 1.03 0.78 0.06 1.06
1/4/2014 0.85 0.76 0.01 0.72
1/5/2014 0.76 0.75 0.00 0.58
1/6/2014 0.66 0.76 0.01 0.44
1/7/2014 0.56 0.75 0.04 0.31
1/8/2014 0.52 0.79 0.07 0.27
1/9/2014 0.51 0.78 0.07 0.26
1/10/2014 0.56 0.83 0.07 0.31
1/11/2014 0.66 0.76 0.01 0.44
1/12/2014 0.78 0.67 0.01 0.61
1/13/2014 0.80 0.68 0.02 0.64
1/14/2014 0.82 0.70 0.01 0.67
1/15/2014 0.86 0.69 0.03 0.74
1/16/2014 0.88 0.69 0.04 0.77
1/17/2014 0.77 0.70 0.00 0.59
1/18/2014 0.78 0.71 0.01 0.61
1/19/2014 0.73 0.70 0.00 0.53
1/20/2014 0.68 0.68 0.00 0.46
1/21/2014 0.57 0.67 0.01 0.32
1/22/2014 0.60 0.63 0.00 0.36
1/23/2014 0.67 0.70 0.00 0.45
1/24/2014 0.75 0.77 0.00 0.56
1/25/2014 1.23 1.26 0.00 1.51
1/26/2014 1.36 1.38 0.00 1.85
1/27/2014 1.21 1.25 0.00 1.46
1/28/2014 1.11 1.11 0.00 1.23
1/29/2014 1.05 0.97 0.01 1.10
1/30/2014 1.05 0.98 0.00 1.10
1/31/2014 1.05 0.98 0.00 1.10
2/1/2014 0.91 0.89 0.00 0.83
2/2/2014 0.77 0.76 0.00 0.59
2/3/2014 0.73 0.74 0.00 0.53
2/4/2014 0.60 0.62 0.00 0.36
2/5/2014 0.47 0.49 0.00 0.22
2/6/2014 0.48 0.50 0.00 0.23
2/7/2014 0.46 0.48 0.00 0.21
2/8/2014 0.49 0.51 0.00 0.24
2/9/2014 0.57 0.60 0.00 0.32
2/10/2014 0.60 0.60 0.00 0.36
Thời gian Thực đo Tính toán (TĐ - TT)^2 (TĐ - TB)^2
2/11/2014 0.61 0.59 0.00 0.37
2/12/2014 0.63 0.62 0.00 0.40
2/13/2014 0.68 0.65 0.00 0.46
2/14/2014 0.72 0.71 0.00 0.52
2/15/2014 0.72 0.70 0.00 0.52
2/16/2014 0.69 0.63 0.00 0.48
2/17/2014 0.74 0.74 0.00 0.55
2/18/2014 0.78 0.67 0.01 0.61
2/19/2014 0.64 0.66 0.00 0.41
2/20/2014 0.66 0.66 0.00 0.44
2/21/2014 0.60 0.63 0.00 0.36
2/22/2014 0.46 0.48 0.00 0.21
2/23/2014 0.42 0.47 0.00 0.18
2/24/2014 0.45 0.48 0.00 0.20
2/25/2014 0.49 0.53 0.00 0.24
2/26/2014 0.54 0.54 0.00 0.29
2/27/2014 0.49 0.51 0.00 0.24
2/28/2014 0.50 0.51 0.00 0.25
3/1/2014 0.45 0.50 0.00 0.20
3/2/2014 0.50 0.49 0.00 0.25
3/3/2014 0.47 0.53 0.00 0.22
3/4/2014 0.46 0.48 0.00 0.21
3/5/2014 0.43 0.45 0.00 0.18
3/6/2014 0.36 0.41 0.00 0.13
3/7/2014 0.36 0.40 0.00 0.13
3/8/2014 0.34 0.38 0.00 0.12
3/9/2014 0.36 0.40 0.00 0.13
3/10/2014 0.44 0.45 0.00 0.19
3/11/2014 0.44 0.47 0.00 0.19
3/12/2014 0.50 0.48 0.00 0.25
3/13/2014 0.50 0.56 0.00 0.25
3/14/2014 0.48 0.46 0.00 0.23
3/15/2014 0.44 0.48 0.00 0.19
3/16/2014 0.48 0.45 0.00 0.23
3/17/2014 0.51 0.47 0.00 0.26
3/18/2014 0.56 0.52 0.00 0.31
3/19/2014 0.40 0.46 0.00 0.16
3/20/2014 0.45 0.45 0.00 0.20
3/21/2014 0.44 0.46 0.00 0.19
3/22/2014 0.42 0.48 0.00 0.18
3/23/2014 0.55 0.60 0.00 0.30
Thời gian Thực đo Tính toán (TĐ - TT)^2 (TĐ - TB)^2
3/24/2014 0.60 0.68 0.01 0.36
3/25/2014 0.63 0.65 0.00 0.40
3/26/2014 0.57 0.55 0.00 0.32
3/27/2014 0.52 0.53 0.00 0.27
3/28/2014 0.48 0.43 0.00 0.23
3/29/2014 0.50 0.48 0.00 0.25
3/30/2014 0.55 0.60 0.00 0.30
3/31/2014 0.56 0.55 0.00 0.31
4/1/2014 0.47 0.53 0.00 0.22
4/2/2014 0.38 0.42 0.00 0.14
4/3/2014 0.29 0.33 0.00 0.08
4/4/2014 0.28 0.34 0.00 0.08
4/5/2014 0.31 0.38 0.00 0.10
4/6/2014 0.25 0.28 0.00 0.06
4/7/2014 0.28 0.33 0.00 0.08
4/8/2014 0.31 0.35 0.00 0.10
4/9/2014 0.39 0.46 0.00 0.15
4/10/2014 0.41 0.52 0.01 0.17
4/11/2014 0.44 0.43 0.00 0.19
4/12/2014 0.41 0.37 0.00 0.17
4/13/2014 0.40 0.37 0.00 0.16
4/14/2014 0.48 0.40 0.01 0.23
4/15/2014 0.56 0.50 0.00 0.31
4/16/2014 0.68 0.70 0.00 0.46
4/17/2014 0.82 0.81 0.00 0.67
4/18/2014 0.89 0.92 0.00 0.79
4/19/2014 0.83 0.85 0.00 0.69
4/20/2014 0.56 0.60 0.00 0.31
4/21/2014 0.44 0.48 0.00 0.19
4/22/2014 0.45 0.52 0.00 0.20
4/23/2014 0.52 0.58 0.00 0.27
4/24/2014 0.55 0.54 0.00 0.30
4/25/2014 0.54 0.48 0.00 0.29
4/26/2014 0.55 0.51 0.00 0.30
4/27/2014 0.43 0.42 0.00 0.18
4/28/2014 0.52 0.49 0.00 0.27
4/29/2014 0.62 0.63 0.00 0.38
4/30/2014 0.57 0.58 0.00 0.32
Phụ lục 02. Hệ số tƣơng quan độ mặn tính toán và thực đo
Phụ lục 03. Thông số hiệu chỉnh trong MIKE 11 cho khu vực nghiên cứu
Tên sông Vị trí Hệ số nhám
Sông Cả 0 0.035
Sông Cả 1600 0.035
Sông Cả 3000 0.035
Sông Cả 4675 0.035
Sông Cả 7225 0.035
Sông Cả 10125 0.035
Sông Cả 12475 0.035
Sông Cả 15075 0.035
Sông Cả 17075 0.035
Sông Cả 19150 0.035
Sông Cả 21850 0.035
Sông Cả 24700 0.035
Sông Cả 26775 0.035
Sông Cả 28925 0.035
Sông Cả 31850 0.035
Sông Cả 34625 0.035
Sông Cả 37050 0.035
Sông Cả 39650 0.035
Sông Cả 40650 0.035
Sông Cả 42400 0.035
Sông Cả 44820 0.035
Sông Cả 47570 0.035
Sông Cả 49620 0.03
Sông Cả 51950 0.03
Sông Cả 53800 0.03
Sông Cả 56150 0.03
Sông Cả 58270 0.03
Sông Cả 60970 0.035
Sông Cả 62320 0.035
Sông Cả 64420 0.035
Sông Cả 66820 0.035
Sông Cả 68690 0.035
Sông Cả 71010 0.035
Sông Cả 73160 0.025
Sông Cả 74980 0.025
Sông Cả 76980 0.025
Sông Cả 78870 0.025
Sông Cả 81170 0.02
Tên sông Vị trí Hệ số nhám
Sông Cả 83150 0.018
Sông Cả 84050 0.013
Sông Cả 86050 0.012
Sông Cả 88050 0.011
Sông Cả 90800 0.01
Sông Cả 93400 0.015
Sông Cả 95350 0.02
Sông Cả 97350 0.02
Sông Cả 99400 0.025
Sông Cả 101600 0.028
Sông Cả 103500 0.031
Sông Cả 105000 0.034
Sông Cả 106800 0.035
Sông Cả 108550 0.035
Sông Cả 110000 0.035
Sông Cả 112050 0.035
Sông Cả 114150 0.035
Sông Cả 116700 0.035
Sông Cả 118150 0.035
Sông Cả 119950 0.035
Sông Cả 122350 0.035
Sông Cả 124950 0.035
Sông Cả 127600 0.035
Sông Cả 130350 0.035
Sông Cả 134200 0.035
Sông Cả 137625 0.035
Sông Cả 139975 0.035
Sông Cả 142425 0.035
Sông Cả 144525 0.035
Sông Cả 145975 0.035
Sông Cả 147575 0.035
Sông Cả 149075 0.035
Sông Ngàn Phố 0 0.03
Sông Ngàn Phố 1900 0.03
Sông Ngàn Phố 4500 0.03
Sông Ngàn Phố 6350 0.03
Sông Ngàn Phố 8260 0.03
Sông Ngàn Phố 9160 0.03
Sông Ngàn Phố 11460 0.03
Sông Ngàn Phố 12530 0.03
Tên sông Vị trí Hệ số nhám
Sông Ngàn Phố 14540 0.03
Sông Ngàn Phố 15740 0.03
Sông Ngàn Phố 17010 0.03
Sông Ngàn Phố 19500 0.03
Sông Ngàn Phố 22000 0.03
Sông Ngàn Phố 23950 0.03
Sông Ngàn Phố 25820 0.03
Sông Ngàn Phố 27620 0.045
Sông Ngàn Phố 29030 0.055
Sông Ngàn Phố 29580 0.057
Sông Ngàn Phố 30590 0.058
Sông Ngàn Phố 32090 0.058
Sông Ngàn Phố 33070 0.058
Sông Ngàn Phố 35820 0.058
Sông Ngàn Phố 38200 0.058
Sông Ngàn Phố 39650 0.058
Sông Ngàn Sâu 0 0.03
Sông Ngàn Sâu 2470 0.03
Sông Ngàn Sâu 4480 0.03
Sông Ngàn Sâu 7270 0.03
Sông Ngàn Sâu 8820 0.03
Sông Ngàn Sâu 10470 0.03
Sông Ngàn Sâu 11270 0.03
Sông Ngàn Sâu 13570 0.03
Sông Ngàn Sâu 15670 0.03
Sông Ngàn Sâu 17460 0.03
Sông Ngàn Sâu 19810 0.03
Sông Ngàn Sâu 23560 0.03
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_hien_tuong_xam_nhap_man_do_bien_doi_khi_hau_khu_ha_l_u_ven_bien_luu_vuc_song_ca_tinh_nghe_a.pdf