Luận văn Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải mỏ than cọc sáu

Tường rào bao quanh nhà máy được xây bằng gạch đỏ vữa xi măng M75, cao 2,4m, dày 220mm, phía ngoài trát vữa xi măng M75 dày 2mm; móng cao 0,6m xây bằng đá hộc vữa xi măng M100. Cứ 5m dọc theo tường rào xây trụ đỡ cao 2,4m, dày 330mm bằng gạch đỏ vữa xi măng M75, phía ngoài trát vữa xi măng M75 dày 2mm; móng cao 0,6m xây bằng gạch đỏ vữa xi măng M75, phía dưới lót bê tông gạch vỡ M75 dày 100mm.

pdf103 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2752 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải mỏ than cọc sáu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ượng nước xử lý Chất lượng nước thải của mỏ thay đổi rất lớn tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết cũng như thời gian tồn lưu trong moong và chế độ bơm thoát nước của mỏ. Căn cứ kết quả quan trắc môi trường định kỳ hàng năm và kết quả phân tích mẫu nước thải bổ sung, để đảm bảo nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép, dự kiến chất lượng nước thải đầu vào trạm xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu có thể xử lý được như bảng dưới đây. Chất lượng nước sau khi xử lý phải đạt tiêu chuẩn loại B theo TCVN5945-2005, đảm bảo cấp được cho nhà máy tuyển than Cửa Ông và làm nước đầu vào để xử lý bước 2 cấp cho nhà máy điện. 3.3.3. Công nghệ xử lý nước thải mỏ a. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải Hình 2.5 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải ( Nguồn:Bản thuyết minh dự án ĐT XD trạm XLNT mỏ than Cọc Sáu – VITE) b. Quy trình công nghệ xử lý nước thải Nước thải mỏ than Cọc Sáu chủ yếu có độ pH thấp, hàm lượng sắt (Fe) và Mangan (Mn) cao, lượng cặn lơ lửng (TSS) lớn, các chỉ tiêu khác nhìn chung đạt tiêu chuẩn môi trường. Bản chất quá trình xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu là: - Dùng các chất hoá học có tính chất kiềm (vôi, xút...) để trung hoà axit, nâng cao độ pH, đồng thời tạo môi trường ôxy hoá các kim loại nặng Fe, Mn. Ca(OH)2 + H2SO4 = CaSO4 + 2H2O - Dùng các chất trợ lắng (PAC, PAM) để tăng khả năng kết tủa các chất rắn lơ lửng có sẵn trong nước thải hoặc được sinh ra trong quá trình trung hoà để loại bỏ các chất này khỏi nước thải. Bể keo tụ Bể lắng tấm nghiêng PAC PAM Bể trung hoà Bể lắng sơ cấp Ca(OH)2 Bể điều lượng Bơm nước thải Bể nước sạch Bơm nước sạch Nước thải mỏ Hộ tiêu thụ Máy ép bùn Bể chứa bùn Bơm bùn Bãi thải - Dùng các biện pháp cơ học để làm khô lượng bùn (hỗn hợp chất rắn có trong nước thải và nước) tạo thành trong quá trình xử lý nước thải nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển, đổ thải. **Từ bản chất quá trình xử lý nước thải như trên, xác định quy trình xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu như sau: 1. Nước thải được bơm từ hố bơm trung gian chảy qua lò +28, theo mương thoát nước của mỏ, qua van điều tiết, máy lọc rác chảy vào bể Điều lượng. Tại bể Điều lượng các chất rắn có cỡ hạt lớn lắng đọng và được nạo vét định kỳ bằng thủ công chuyển lên ôtô chở đi đổ thải tại bãi thải mỏ. 2. Từ bể Điều lượng, nước thải được bơm nâng cao lên bể Trung hoà. Tại đây dung dịch sữa vôi Ca(OH)2 được bơm vào và hoà trộn với nước thải bằng máy khuấy để trung hoà axít H2SO4 có trong nước thải, nâng độ pH đạt tiêu chuẩn môi trường, đồng thời tạo điều kiện oxy hoá phần lớn Fe và Mn. 3. Từ bể Trung hoà nước thải chảy trực tiếp sang bể Lắng sơ cấp liền kề. Tại đây một phần cặn kết tủa do quá trình trung hoà lắng đọng và được định kỳ mở van cho tự chảy về bể chứa bùn. 4. Nước thải từ bể Lắng sơ cấp theo đường ống tự chảy về bể Keo tụ. Tại đây dung dịch keo tụ PAC, PAM được bơm vào và hoà trộn với nước thải bằng máy khuấy sau đó tự chảy vào bể Lắng tấm nghiêng liền kề. 5. Tại bể Lắng tấm nghiêng, cặn lơ lửng kết thành bông có kích thước lớn, trong quá trình di chuyển va chạm vào các tấm nghiêng và lắng đọng xuống đáy bể. Tại đáy bể Lắng tấm nghiêng lắp đặt thiết bị gạt bùn định kỳ hoạt động gạt bùn về vị trí thu bùn để máy xoắn ốc đẩy sang bể Chứa bùn. Nước sạch đi vào khu phân ly và chảy theo đường ống sang bể Nước sạch. 6. Từ bể Nước sạch, một phần nước được bơm cấp cho các hộ tiêu thụ, phần còn lại tự chảy ra suối Hoá chất. 7. Bùn chứa trong bể Chứa bùn được máy bơm bùn bơm lên máy ép bùn để tiến hành tách nước. Bùn sau khi tách nước sẽ chất tải lên ôtô vận chuyển ra đổ tại bãi thải bắc mỏ than Cọc Sáu (thành phần bùn chủ yếu là các chất vô cơ không độc hại). 8. Trong những trường hợp khi lượng Fe, Mn quá cao, trong quá trình trung hoà sẽ nâng độ pH của nước thải trong 01 hoặc 02 modul (hệ thống được chia thành 03 modul) lên trên 9 để tăng khả năng ôxy hoá Fe và Mn, sau đó sẽ hoà trộn với nước thải trong modul còn lại tại đầu ra của bể Lắng tấm nghiêng để giảm độ pH xuống đạt tiêu chuẩn môi trường. 9. Toàn bộ hoạt động của Trạm xử lý nước thải được tự động điều khiển và kiểm soát chất lượng nước tại nhà Điều hành thông qua hệ thống DCS. 3.3.4. Thông số kỹ thuật trạm xử lý nước thải Thông số kỹ thuật chủ yếu của Trạm xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu được xác định trên cơ sở lưu lượng, chất lượng nước thải cần xử lý, nhu cầu sử dụng nước của các hộ tiêu thụ, xem trong bảng dưới đây. Bảng 2.5 Thông số kỹ thuật trạm xử lý nước thải Số TT Hạng mục, thiết bị Đơn vị Thông số 1 Công suất xử lý nước thải toàn hệ thống m3/h 2.400 2 Công suất xử lý nước thải một modul " 800 3 Dung tích bể Điều lượng m3 1.970 4 Dung tích bể Trung hoà " 560 5 Dung tích bể Lắng sơ cấp " 1.360 6 Dung tích bể Keo tụ " 710 7 Dung tích bể Lắng tấm nghiêng " 2.890 8 Dung tích bể Nước sạch " 2.730 9 Dung tích bể Chứa bùn " 90 10 Công suất bơm nước thải m3/h 800 11 Công suất bơm nước sạch " 300 12 Công suất bơm bùn " 30 13 Chiều dài tuyến ống cấp nước sạch m 5700 14 Công suất trạm biến áp kVA 500 ( Nguồn:Bản thuyết minh dự án ĐT XD trạm XLNT mỏ than Cọc Sáu – VITE) Bảng 2. 6 Các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu Số TT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị 1 Công suất xử lý nước thải toàn hệ thống m3/h 2.400 2 Chất lượng nước thải trước khi xử lý: - pH - Fe - Mn - TSS mg/l " " 2,5 - 5,5 5 - 50 1 - 5 100 - 1.000 3 Chất lượng nước sau khi xử lý: - pH - Fe - Mn - TSS mg/l " " 5,5 - 9,0  5  1  100 4 Suất tiêu hao chất trung hoà Ca(OH)2 kg/m3 0,21 5 Suất tiêu hao chất keo tụ PAC g/m3 4,0 6 Suất tiêu hao chất keo tụ PAM g/m3 0,5 7 Suất tiêu hao điện năng kW.h/m3 0,2 8 Lượng bùn thải phát sinh kg/m3 1,25 ( Nguồn:Bản thuyết minh dự án ĐT XD trạm XLNT mỏ than Cọc Sáu – VITE) 3.4 Các tác động môi trường của dự án và biện pháp bảo vệ 3.4.1 Trong quá trình xây dựng công trình a. Các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường Trong quá trình xây dựng công trình có thể gặp phải các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường chủ yếu: - Ô nhiễm bụi, ồn do quá trình vận chuyển vật liệu và hoạt động của thiết bị thi công công trình. - Ô nhiễm dầu mỡ do quá trình vận hành, bảo dưỡng thiết bị thi công. - Ô nhiễm chất thải của công nhân thi công công trình. b. Biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm, bảo vệ môi trường Để ngăn ngừa ô nhiễm môi trường trong quá trình thi công xây dựng công trình, thực hiện các biện pháp chủ yếu sau: - Sử dụng xe ô tô bịt kín để vận chuyển vật liệu, bùn rác xây dựng. - Đầm chặt mặt đường và bãi để thiết bị. Thường xuyên tưới nước chống bụi các tuyến đường vận chuyển. - Thu gom dầu mỡ thải, giẻ lau máy để đốt thiêu huỷ tại chỗ. - Bố trí thiết bị làm việc chủ yếu vào ban ngày. Những thiết bị gây tiếng ồn lớn như máy nén khí, máy xúc... cố gắng bố trí xa khu dân cư. - Rác thải sinh hoạt được thu gom để vận chuyển đổ ở bãi rác chung của thị xã. Nước thải sinh hoạt được thu gom vào bể phân huỷ tạm và thoát chung vào hệ thống nước thải của khu vực. 3.4.2 Trong quá trình vận hành công trình a. Các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường Các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trong quá trình vận hành công trình có thể gặp phải chủ yếu: - Ô nhiễm bụi, ồn do hoạt động của thiết bị. - Ô nhiễm dầu mỡ do quá trình vận hành, bảo dưỡng thiết bị. - Ô nhiễm chất thải của công nhân vận hành công trình. b. Biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm, bảo vệ môi trường Để ngăn ngừa ô nhiễm môi trường trong quá trình vận hành công trình, thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường chủ yếu sau: - Sử dụng xe ô tô bịt kín để vận chuyển nguyên vật liệu, bùn thải. Thường xuyên tưới nước chống bụi và phun nước rửa các tuyến đường vận chuyển. - Đối với các thiết bị phát ra tiếng ồn lớn phải lắp thiết bị khử tiếng ồn và giảm độ rung ở dưới đế. Các thiết bị có độ rung lớn áp dụng phương pháp liên kết mềm, chống chấn động gây ra tai nạn. Các thiết bị phát ra tiếng ồn chủ yếu được đặt trong nhà để cách âm với xung quanh. - Trồng cây xanh, thảm cỏ xung quanh khu vực trạm xử lý và những vị trí đất trống để tạo cảnh quan đẹp và giảm tiếng ồn, ngăn bụi. - Thu gom dầu mỡ thải, giẻ lau máy để đốt thiêu huỷ tại chỗ. Rác thải sinh hoạt được thu gom để vận chuyển đổ ở bãi rác chung của thị xã. Nước thải sinh hoạt được thu gom vào bể phân huỷ và thoát chung vào hệ thống nước thải của khu vực. CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI MỎ THAN CỌC SÁU I. XÁC ĐỊNH CHI PHÍ. LỢI ÍCH CỦA DỰ ÁN 1.1 Lựa chọn chỉ tiêu đánh giá - Lựa chọn tỷ lệ chiết khấu (r) Việc lựa chọn tỷ lệ chiết khấu phù hợp là rất quan trọng. Bởi lẽ một sự thay đổi nhỏ của tỷ lệ chiết khấu sẽ làm thay đổi giá trị của các chỉ tiêu và có thể cho kết quả phân tích sai. Tỷ lệ chiết khấu được chọn phải đảm bảo sao cho: không phản ánh lạm phát, mọi giá cả được sử dụng trong phân tích là thực tế và dựa trên giá thị trường. ta lựa chọn các tỉ lệ năm 2008, theo đó tỉ lệ vay vốn ngân hàng là 18%, và tỷ lệ lạm phát là 6% (theo công bố của Quỹ tiền tệ quốc tế vào quý 2 năm 2008). Tỷ lệ chiết khấu thực r được tính bằng công thức: *100%1 i mr m    Trong đó, i là tỷ lệ chiết khấu danh nghĩa m là tỷ lệ lạm phát  r = (18% - 6%)/(1+ 6%) = 11,32% - Số năm hoạt động của đời dự án (n) Vì thời gian khấu hao của công trình xây dựng và các thiết bị hệ thống là 15 năm, riêng thiết bị chính là 7.5 năm nên ta lựa chọn n = 15. - Các chỉ tiêu tính toán Như đã phân tích ở trên, để phân tích hiệu quả dự án đầu tư trạm xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu ta sử dụng phương pháp phân tích chi phí lợi ích, tính toán các chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng NPV, tỷ lệ lợi ích chi phí BCR, hệ số hoàn vốn nội bộ IRR, thời gian thu hồi vốn T, theo các công thức sau 0 ( ) (1 ) n t t t t B CNPV r    Trong đó, Bt là lợi ích của dự án ở năm t Ct là chi phí của dự án ở năm t n là số năm hoạt động của đời dự án r là tỷ lệ chiết khấu NPV>0, dự án được chấp nhận, NPV <0, dự án không được chấp nhận. n t t t = 0 n t t t = 0 B ( 1 + r )R = ( 1 + r ) B C C   BCR>1: dự án được chấp nhận BCR<1: dự án bị bác bỏ IRR là giá trị lãi suất mà tại đó NPV = 0, tức là n t t t=0 n t t t=0 (1+r) B (1+r) C  IRR>1, dự án được chấp nhận IRR<1, dự án không được chấp nhận. T là số năm cần phải có để lợi ích ròng chưa chiết khấu hoàn lại vốn đầu tư. 1.2 Xác định chi phí của dự án: Chi phí đầu tư cho dự án bao gồm chi phí đầu tư xây dựng công trình và chi phí vận hành. 1.2.1 Chi phí đầu tư xây dựng công trình Chi phí đầu tư xây dựng công trình (C) bao gồm: (1) Tổng vốn xây dựng và thiết bị (C1) (2) Chi phí quản lý dự án (C2) (3) Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (C3) (4) Chi phí khác (C4) (5) Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng (C5) (6) Chi phí dự phòng (C6)  C = C1 + C2 +C3 + C4 + C5 + C6 (1) Tống vốn xây dựng và thiết bị Bao gồm vốn xây dựng và vốn lắp đặt thiết bị - Vốn xây dựng(VXD) = chi phí xây dựng chính + chi phí xây dựng nhà tạm lán trại Bảng 3.1 Tổng hợp chi phí xây dựng chính Đơn vị: đồng S TT Các khoản chi phí Giá trị trước thuế VAT Giá trị sau thuế 1 Bể điềuhòa 1.053.686 .681 1053686 68 1,159,055, 349 2 Bể trung hòa và lắng sơ cấp 1,075,651 ,203 1075651 20 1,183,216, 323 3 Bể keo tụ và lắng tấm nghiêng 1,200,115 ,280 1200115 28 1,320,126, 808 4 Bể chứa nước sạch 578,039,7 64 5780397 6.4 635,843,74 0 5 Nhàbơm nướcthải 499,629,6 47 49962964.7 549,592,61 2 6 Nhàbơm nước sạch 475,039,0 45 47503904.5 522,542,95 0 7 Nhà pha hóa chất và lọc ép 700,704,6 72 70070467.2 770,775,13 9 8 Nhà điều hành 1,013,889,082 1013889 08 1,115,277,990 9 Tường rào bảo vệ 442,527,2 20 4425272 2 486,779,94 2 1 0 Kênhdẫn nước 600,926,7 79 60092677.9 661,019,45 7 1 1 Đường bê tông 526,681,1 03 52668110.3 579,349,21 3 1 2 San gạt mặtbằng 300,314,6 36 30031463.6 330,346,10 0 Vốn xây dựng chính 8,467,205,112 846,702,511 9,313,925,623 ( Nguồn:Bản thuyết minh dự án ĐT XD trạm XLNT mỏ than Cọc Sáu – VITE) + Chi phí xây dựng nhà tạm lán trại tại hiện trường để ở và điều hành thi công được xác định bằng 1% Chi phí xây dựng chính sau thuế, tức là bằng 1%*9,313,925,623= 93.139.256 (đồng)  Vốn xây dựng = 9.313.925.623 + 93.139.256 = 9.407.064.879(đồng) - Vốn lắp đặt và thiết bị (VTB)= Giá trị thiết bị + Chi phí lắp đặt Bảng 3.2 Tổng hợp vốn lắp đặt và thiết bị Đơn vị tính: đồng STT Tên thiết bị Thành tiền I Thiết bị nhập khẩu 32,945,937,000 1 Bể phân phối và trạm bơm cấp1 4508.580.000 2 Bể trung hòa, bể PAM,bể lắng tấm nghiêng 8.040.800.000 3 Hệ thống cung cấp vôi sữa 978.000.000 4 Hệ thống cung cấp và chuẩn bị PAM và PAC 2.412.400.000 5 Hệ thống lọc ép bùn 3246.150.000 6 Hệ thống cấp nước 2428.700.000 7 Trang thiết bị phòng thí nghiệm 960.600.000 8 Thiết bị của hệ thống điện 5000.670.000 9 Thiết bị của hệ thống C & I 4590.100.000 10 Các loại phí tính cho thiết bị nhập khẩu 780.607.000 II Thiết bị trong nước 3850.700.000 III Tổng giá trị thiết bị 36.796.637.000 IV Phí lắp đặt thiết bị 7.359.327.400 TỔNG CỘNG 44.155.964.400 TỔNG GÍA TRỊ SAU THUẾ 48.571.560.840 ( Nguồn:Bản thuyết minh dự án ĐT XD trạm XLNT mỏ than Cọc Sáu – VITE) -Phí lắp đặt thiết bị được tính bằng 20% Tổng giá trị thiết bị.  Tổng vốn xây dựng và thiết bị sau thuế là C1 = 9.407.064.879+ 48.571.560.840= 57.978.625.719 (đồng). (2) Chi phí quản lý dự án Chi phí quản lý dự án được tính bằng 1,321%* Tổng vốn xây dựng và thiết bị, tức là C2 = 1,321%*57.978.625.719 = 765.897.646 (đồng) (3) Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng Bảng 3.3 Tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng Đơn vị: đồng Stt Các khoản chi phí Cách tính Giá trị trước thuế Giá trị sau thuế 1 Lập dự án đầu tư 0,291%* C1 197.1307 216.843.371 2 Phí thiết kế, lập dự toán,bản vẽ 3.888.932.510 4277.825.71 3 Thẩm tra bản vẽ thi công 0,126%VXD 12.718.928 13.990.821 4 Thẩm tra dự toán công trình 0,122%VXD 12.311.313 13.542.444 5 Chi phí lựa chọn nhà thầu EPC 0.257%VXD + 0,099%VTB 82.291.515 90.520.667 6 Chi phí giám sát thi công XD và lắp đặt thiết bị 1,640%VXD + 0,419%VTB 405,300,345 445.830.379 TỔNG CỘNG 4598.684.949 5058.553.444 ( Nguồn:Bản thuyết minh dự án ĐT XD trạm XLNT mỏ than Cọc Sáu – VITE)  C3 = 5058.553.444 đồng (4) Chi phí khác Bảng 3.4 Tổng hợp các khoản chi phí khác Đơn vị :đồng Stt Các khoản chi phí Giá trị trước thuế Giá trị sau thuế 1 Chi phí khoan địa chất công trình 500,000,000 550.000.000 2 Chi phí chuyên gia 3,419,371,000 3.761.308.100 - Khảo sát điều tra ban đầu 407,826,000 448.608.600 - Theo dõi chỉ đạo thi công 2,383,060,000 2.621.366.000 - Chạy thử, đào tạo và hướng dẫn vận hành 628,485,000 691.333.500 3 Lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường 200,000,000 220.000.000 4 Chi phí kiểm toán 115,011,583 126.512.741 5 Chi phí thẩm tra. phê duyệt. quyết toán 80,054,644 80.054.644 TỔNG CỘNG 4.314.437.226 4.737.875.485 ( Nguồn:Bản thuyết minh dự án ĐT XD trạm XLNT mỏ than Cọc Sáu – VITE)  C4 = 4.737.875.485 đồng (5) Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng Bảng 3.5 Tổng hợp chi phí đền bù giải phóng mặt bằng Đơn vị: đồng Stt Danh mục đền bù Số lượng Giá đền bù Thành tiền 1 Đất ở (m2) 5000 1.000.000 5.000.000.000 2 Nhà ở (m2) 2.800.000.000 - Nhà cấp IV mái ngói 26 100.000.000 2.600.000.000 - Nhà cấp IV mái bằng 1 200.000.000 200.000.000 3 Cây ăn quả (cây) 700 1.000.000 700.000.000 TỔNG 8.500.000.000 ( Nguồn:Bản thuyết minh dự án ĐT XD trạm XLNT mỏ than Cọc Sáu – VITE)  C5 = 8500,000,000 đồng (7) Chi phí dự phòng Chi phí dự phòng được xác định là bằng 10%* Tổng các khoản chi phí trên Tức là C6= 10%* (C1 + C2 +C3 + C4 + C5) C6 = 10%* (57.978.625.719 + 765.897.646 + 5058.553.444 + 4.737.875.485 + 8.500.000.000)  C6 = 7.704.095.229 đồng  C = C1 + C2 +C3 + C4 + C5 + C6 C = (57.978.625.719 + 765.897.646 + 5058.553.444 + 4.737.875.485 + 8.500.000.000 +7.704.095.229 Vậy: C = 84.745.047.519 đồng ** Tổng hợp các kết quả trên ta có bảng biểu sau Bảng 3.6 Tổng hợp vốn đầu tư xây dựng công trình DỰ ÁN : TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI MỎ THAN CỌC SÁU Đơn vị tính: đồng STT CÁC KHOẢN CHI PHÍ GIÁ TRỊ SAU THUẾ I Tổng vốn xây dựng và thiết bị 57.978.625.719 1 Vốn xây dựng 9.407.064.879 - Chi phí xây dựng chính 9.313.925.623 - Chi phí xây dựng nhà tạm lán trại 93.139.256 2 Vốn thiết bị và lắp đặt 48.571.560.840 - Giá trị thiết bị 40.476.300.700 + Thiết bị nhập khẩu 36240.530.700 +Thiết bị trong nước 4235.770.000 - Chi phí lắp đặt thiết bị. vật liệu phụ 8.095.260.140 II Chi phí quản lý dự án 765.897.646 III Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 5058.553.444 1 Lập dự án đầu tư 216.843.371 2 Phí thiết kế. lập dự án. bản vẽ hoàn công ( Gồm dịch tài liệu) 4.277.825.761 3 Thẩm tra bản vẽ thi công 13.990.821 4 Thẩm tra dự toán công trình 13.542.444 5 Chi phí lựa chọn nhà thầu EPC 90.520.667 6 Chi phí giám sát thi công XD và lắp đặt TB 445.830.379 IV Chi phí khác 4.737.875.485 1 Chi phí khoan địa chất công trình 550.000.000 2 Chi phí chuyên gia 3.761.308.100 - Khảo sát điều tra ban đầu 448.608.600 - Theo dõi chỉ đạo thi công 2.621.366.000 - Chạy thử, đào tạo và hướng dẫn vận hành 691.333.500 3 Lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường 220.000.000 4 Chi phí kiểm toán 126.512.741 5 Chi phí thẩm tra. phê duyệt. quyết toán 80.054.644 V Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng 8.500.000.000 VI Chi phí dự phòng 7.704.095.229 TỔNG CỘNG 84.745.047.519 ( Nguồn:Bản thuyết minh dự án ĐT XD trạm XLNT mỏ than Cọc Sáu – VITE) 1.2.2 Chi phí vận hành Chi phí vận hành bao gồm (1) Điện năng, (2) Hóa chất, (3) Tiền lương, (4) Bảo hiểm xã hội, y tế, công đoàn. (5) Khấu hao (6) Bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế thiết bị (7) Chi phí khác Dữ kiện: Lượng nước thải xử lý trung bình: 7,0tr.m3/năm. (1) Điện năng 1m3 nước thải trung bình xử lý, tiêu hao mất 0,2kW.h/m3, giá 1.000đ/kW.  Thành tiền: 0,2 * 1000 * 7000.000 = 1400.000.000 (đồng/năm) (2) Hóa chất Xử lý 1m3 nước thải trung bình tiêu hao mất : vôi bột tiêu hao 0,21kg/m3, giá 1.200đ/kg; PAM tiêu hao 0,0005kg/m3, giá 100.000đ/kg; PAC tiêu hao 0,004kg/m3, giá 10.000đ/kg.  Thành tiền: (0,21*1200+0,0005*100.000+0,004*10.000)*7000.000 = 2349.000.000 (đồng/năm) (3) Tiền lương Lương tối thiểu tính 540.000đ/người/tháng, hệ số lương trung bình của kỹ sư là 3,58, công nhân là 3,19, lao động thủ công là 2,71. Bảng 3.7 Số lượng và trình độ lao động vận hành trạm xử lý nước thải Số TT Trình độ chuyên môn Số lượng (người) 1 Kỹ sư môi trường 04 2 Kỹ sư cơ điện, tự động hóa 02 3 Kỹ sư hoá phân tích 01 4 Cử nhân kinh tế 02 5 Công nhân cơ điện 04 6 Công nhân kỹ thuật khác 07 7 Bảo vệ 03 8 Lao động phổ thông 02 Cộng 25 ( Nguồn:Bản thuyết minh dự án ĐT XD trạm XLNT mỏ than Cọc Sáu – VITE)  Tiền lương = 82,3 * 540.000*3*12 = 1.559.912.000 (đồng/năm) (4) BHXH, YT, CĐ Được tính bằng 20% Tiền lương tức là bằng: 20%* 1559.912.000 = 319.982.400 (đồng/năm) (5) Khấu hao Thiết bị chính khấu hao trong 7,5 năm, công trình xây dựng và các thiết bị hệ thống khấu hao trong 15 năm. Trong đó, vốn thiết bị chính là 24.085.278.042 đồng Và vốn xây lắp và khác là 60.659.769.477 đồng  Khấu hao là (24.085.278.042*2 + 60.659.769.477 )/15 = 7.255.355.037(đồng/năm) (6) Bảo dưỡng sửa chữa, thay thế thiết bị Chi phí này được tính bằng 25% Mức khấu hao hàng năm  Thành tiền : 25% * 7.255.355.037= 1.813.838.759 (đồng/năm) (7) Chi phí khác gồm chi phí quản lý, thuế, các khoản chi khác tính bằng 15% các khoản chi phí trên  Thành tiền: 15%*(1400.000.000+2394.000.000+1599.912.000+319.982.000+7.255.3 55.037+1.813.838.759 ) = 2.217.463.229 (đồng/năm) **Tổng hợp các kết quả trên ta có biểu tính chi phí vận hành như sau Bảng 3.8 Tổng hợp chi phí vận hành công trình STT Khoản mục Thànhtiền (đ/năm) 1 Điện năng 1,400,000,000 2 Hóa chất 2,394,000,000 3 Tiền lương 1,599,912,000 4 BHXH,YT,CĐ 319,982,400 5 Khấu hao 7.255.355.037 6 Bảo dưỡng, sửa chữa,thay thế TB 1.813.838.759 7 Chi phí khác 2.217.463.229 8 TỔNG CỘNG 1.700.551.425 9 GIÁ THÀNH XỬ LÝ 1M3 NƯỚC THẢI (đ/m3) 2428,650204 ( Nguồn:Bản thuyết minh dự án ĐT XD trạm XLNT mỏ than Cọc Sáu – VITE) 1.3 Xác định lợi ích dự án đem lại Lợi ích dự án đem lại đó là đem lại nguồn doanh thu từ bán nước sạch và tiết kiệm tiền nộp phí nước thải hàng năm. 1.3.1 Doanh thu từ bán nước sạch (B1) Theo kết quả làm việc với Công ty tuyển than Cửa Ông, Công ty than Cọc Sáu, Công ty cổ phần nhiệt điện Cẩm Phả và tìm hiểu định hướng xây dựng nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả 3 (sử dụng than xấu, xít thải), nhà máy gạch từ xỉ than trong khu vực, nhu cầu tiêu thụ nước sau xử lý như sau: Bảng 3.9 Nhu cầu tiêu thụ nước sau xử lý - Nước bổ sung cho nhà máy tuyển than Cửa Ông: 300 m3/h - Nước cấp cho nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả (bổ sung hệ thống thải xỉ, điều hoà không khí hở, vệ sinh công nghiệp...): 70 m3/h - Nước cấp cho nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả 3: 140 m3/h - Nước cấp cho chống bụi trong và ngoài mỏ 60 m3/h - Nước cấp cho trạm tuyển than số 1 của Công ty than Cọc Sáu: 150 m3/h - Nước cấp cho trạm tuyển than số 2 của Công ty than Cọc Sáu: 150 m3/h - Nước cấp cho nhà máy gạch: 20 m3/h Tổng cộng: 890m3/h ( Nguồn:Bản thuyết minh dự án ĐT XD trạm XLNT mỏ than Cọc Sáu – VITE) Phương án kinh doanh của Trạm là lượng nước sạch bán cho các hộ tiêu thụ trung bình cả năm là 890m3/h/năm (có hồ điều hòa) tương đương 4873.000m3/năm. Giá bán nước sạch lấy bằng giá mua nước sạch từ hệ thống nước công cộng dùng cho công nghiệp trong khu vực là 7.600đ/m3. Như vậy, doanh thu hàng năm thu được từ bán nước sạch là B1 = 4.873.000 * 7.600 = 37.034.800.000 (đồng/năm) 1.3.2 Tiết kiệm tiền nộp phí nước thải hàng năm Tiết kiệm tiền nộp phí nước thải hàng năm được xác định bằng chênh lệch giữa tiền nộp phí nước thải khi không có trạm xử lý nước thải và khi có hệ thống xử lý nước thải B2 = At - As Trong đó, B2 là lợi ích tiết kiệm tiền nộp phí nước thải At là tiền nộp phí nước thải khi không có hệ thống xử lý nước thải As là tiền nộp phí nước thải sau khi có hệ thống xử lý nước thải Theo Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 của Chính phủ, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 06 năm 2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải quy định mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp tính theo từng chất gây ô nhiễm được quy định như sau: Bảng 3.10 Mức thu phí đối với nước thải tính theo chất gây ô nhiễm S TT Chất gây ô nhiễm có trong nước thải Mức thu (đồng/kg chất gây ô nhiễm có trong nước thải) Tên gọi Ký hiệu Tối thiểu Tối đa 1 Nhu cầu ôxy hoá học ACOD 100 300 2 Chất rắn lơ lửng ATSS 200 400 3 Thuỷ ngân AHg 10.000.000 20.000.000 4 Chì APb 300.000 500.000 5 Arsenic AAs 600.000 1.000.000 6 Cadmium ACd 600.000 1.000.000 Ta sẽ sử dụng mức thu phí trung bình cho mỗi kg chất ô nhiễm trong nước thải để tính toán các khoản tiền nộp phí nước thải. - Tính At Khi không có hệ thống xử lý nước thải, hàng năm mỏ than Cọc Sáu thải ra môi trường trung bình là 7.129.634 m3/năm. Dưới đây là kết quả quan trắc môi trường của Công ty cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường Than – Khoáng sản Việt Nam về chất lượng nước thải mỏ than Cọc Sáu trước khi xử lý Bảng 3.11 Chất lượng nước trước xử lý Số TT Chỉ tiêu Đơn vị Nước thải trước xử lý 1 pH 2,5 - 5,5 2 TSS mg/l 100 - 1.000 3 Fe " 5 - 50 4 Mn " 1 - 5 5 Các chỉ tiêu khác đạt tiêu chuẩn ( Nguồn:Bản thuyết minh dự án ĐT XD trạm XLNT mỏ than Cọc Sáu – VITE)  Tiền nộp phí nước thải hàng năm của Công ty là tiền nộp phí nước thải chứa chất rắn lơ lửng TSS là 7.129.634(m3/năm)*450*10-3(kg/m3)*300(đồng/kg)=962.500.590 (đồng/năm)  At = 962.500.590(đồng/năm) - Tính As Ta có kết quả quan trắc môi trường của Công ty cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường Than – Khoáng sản Việt Nam về chất lượng nước thải mỏ than Cọc Sáu sau khi xử lý Bảng 3.12 Chất lượng nước sau xử lý Số TT Chỉ tiêu Đơn vị Nước sạch sau xử lý 1 pH 5,5 - 9,0 2 TSS mg/l 100 3 Fe " 5 4 Mn " 1 5 Các chỉ tiêu khác đạt tiêu chuẩn ( Nguồn:Bản thuyết minh dự án ĐT XD trạm XLNT mỏ than Cọc Sáu – VITE)  Tiền nộp phí nước thải hàng năm của Công ty là tiền nộp phí nước thải chứa chất rắn lơ lửng TSS là 7.129.634 (m3/năm) * 50*10-3 (kg/ m3)*300(đồng/kg) = 106.944.510 (đồng/năm)  As = 106.944.510 (đồng/năm) Vậy: tiết kiệm tiền nộp phí nước thải hàng năm là B2 = At - As =962.500.590 – 106.944.510 = 855.556.080 ( đồng/năm)  Lợi ích dự án thu được hàng năm là 37.034.800.000 + 855.556.080 = 37.890.356.080( đồng/năm) II. PHÂN TÍCH CHI PHÍ LỢI ÍCH CỦA TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI 2.1 Tính toán các chỉ tiêu Ta có bảng tổng hợp các kết quả tính toán: (kèm bảng tính toán Exel trong phần Phụ Lục) Bảng 3.13 Kết quả tính toán thu được Chỉ tiêu NPV IRR BCR T Giá trị 56.470 24% 1,31 6,26 ( Nguồn: tác giả tự tổng hợp) Kết quả tính toán đem lại là NPV > 0, IRR > r, BCR > 1, T = 6,26 năm Như vậy dự án đầu tư xây dựng Trạm xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu là khả thi và đạt hiệu quả kinh tế và sau 6,26 năm dự án hoàn vốn. 2.2 Phân tích độ nhạy Bất kỳ một dự án nào triển khai đều có thể gặp rủi ro bất cứ lúc nào. Chúng có thể là những biến động về giá trên thị trường hay sự thay đổi của thể chế chính sách…Điều này sẽ tác động không nhỏ tới kết quả tính toán của dự án. Do vậy, người ta tiến hành phân tích độ nhạy. Phân tích độ nhạy là xem xét sự thay đổi của các chỉ tiêu như NPV, BCR,…khi các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu đó thay đổi. Việc phân tích độ nhạy sẽ giúp chủ đầu tư, nhà quản lý thấy được dự án nhạy cảm với yếu tố nào, tác động của nó, từ đó đề ra biện pháp khắc phục hiệu quả. Đây cũng là cơ sở cho phép ta lựa chọn dự án có độ an toàn cao. 2.2.1 Phân tích độ nhạy với sự thay đổi của tỷ lệ chiết khấu Trong thực tế, tỷ lệ chiết khấu luôn biến động theo sự biến động của nền kinh tế thế giới. Một sự thay đổi nhỏ của tỷ lệ chiết khấu đều làm lợi nhuận doanh nghiệp thay đổi. Giả sử mọi yếu tố khác không đổi, tỷ lệ chiết khấu thay đổi tăng lên 15% hoặc giảm xuống còn 7%. Ta có kết quả tính toán: Bảng 3.14 Phân tích độ nhạy với sự thay đổi của tỷ lệ chiết khấu Chỉ tiêu Tỷ lệ chiết khấu thay đổi 7,32%/năm 11,32%/năm 15,32%/năm NPV 94801 56470 30822 IRR 24% 24% 24% BCR 1,43 1,31 1,20 T 5,01 6,26 7,17 (Nguồn: tác giả tự tổng hợp) Hình 3.1 Sơ đồ biểu diễn sự biến thiên của NPV qua tỷ lệ chiết khấu 30822 56470 94801 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 90000 100000 7,32%/năm 11,32%/năm 15,32%/năm Tỷ lệ chiết khấu (%năm) NPV (triệu đồng) NPV (Nguồn: tác giả tự tổng hợp) ** Nhận xét: - Khi tỷ lệ chiết khấu càng lớn thì NPV giảm đi, thời gian thu hồi vốn lâu hơn, lợi ích dự án mang lại cho công ty ít hơn. - Và ngược lại, tỷ lệ chiết khấu càng giảm, NPV càng lớn, thời gian thu hồi vốn nhanh hơn, lợi ích mà dự án mang lại cho công ty càng lớn. Cụ thể, + Khi r tăng 4%, NPV giảm hơn nửa so với mức ban đầu và thời gian thu hồi vốn muộn hơn 0,9 năm. + Khi r giảm 4%, NPV tăng lên gấp 1,7 lần so với mức ban đầu, thời gian thu hồi vốn sớm hơn 1,25 năm. 2.2.2 Phân tích độ nhạy khi giá bán nước thay đổi Giá bán nước quyết định đến hiệu quả dự án và đến lợi nhuận sản xuất mà dự án đem lại. Giả sử mọi yếu tố khác không đổi, giá bán nước tăng lên 8600 đ/m3hay giảm xuống còn 6600 đ/m3, ta có bảng tính toán sau Bảng 3.15 Phân tích độ nhạy khi giá bán nước thay đổi Chỉ tiêu Giá bán nước thay đổi (đ/m3) 6600đ/m3 7600đ/m3 8600đ/m3 NPV (tr.đ) 25,540 56470 87,399 IRR 17% 24% 30% BCR 1,14 1,31 1,48 T( năm) 9,47 6,26 5,65 (Nguồn: tác giả tự tổng hợp) Hình 3.2 Sơ đồ biểu diễn sự biến thiên của NPV theo giá nước 87,399 56470 25,540 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 90,000 100,000 6600đ/m3 7600đ/m3 8600đ/m3 Giá nước NPV (triệu đồng) NPV (Nguồn: tác giả tự tổng hợp) ** Nhận xét: - Giá bán nước càng tăng, NPV càng lớn, thời gian thu hồi vốn nhanh hơn - Giá bán nước càng giảm, NPV càng nhỏ, thời gian thu hồi vốn lâu hơn Cụ thể, giá bán tăng 1000 đ/m3, NPV tăng 1,6 lần so với mức ban đầu, thời gian thu hồi vốn nhanh hơn 0,61 năm Giá bán giảm 1000 đ/m3, NPV giảm 2,2 lần so với mức ban đầu, thời gian thu hồi vốn chậm hơn 3,21 năm Có thể nhận thấy sự biến động của NPV khi giá thay đổi là khá lớn, điều này cho thấy dự án nhạy cảm với sự thay đổi của giá nước. 2.2.3 Phân tích độ nhạy khi nhu cầu mua nước hàng năm của các hộ tiêu thụ thay đổi Giả sử mọi yếu tố khác không đổi, nhu cầu mua nước hàng năm từ các hộ tiêu thụ thay đổi. Nhu cầu mua nước hàng năm từ các hộ tiêu thụ giảm xuống còn 690m3/h hay tăng lên thành 1090 m3/h Bảng 3.16 Phân tích độ nhạy khi nhu cầu mua nước của các hộ thay đổi (Nguồn: tác giả tự tổng hợp) Hình 3.3 Sơ đồ biểu diễn sự biến thiên của NPV theo nhu cầu mua nước Chỉ tiêu Nhu cầu tiêu thụ nước hàng năm thay đổi 690m3/h 890m3/h 1090m3/h NPV (tr.đ) 3636 56470 109.278 BCR 12% 24% 34% IRR 1,02 1,31 1,59 T( năm) 14,55 6,26 4,28 109,278 3636 56470 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 690m3/h 890m3/h 1090m3/h Nhu cầu mua nước (m3/h/năm) NPV (triệu đồng) NPV (Nguồn: tác giả tự tổng hợp) ** Nhận xét: - Nhu cầu mua nước càng cao, NPV càng lớn, thời gian thu hồi vốn nhanh hơn và ngược lại, nhu cầu mua nước giảm, NPV giảm và thời gian thu hồi vốn lâu hơn. Cụ thể, nhu cầu mua nước tăng 200m3/h, NPV tăng gấp 1,94 lần, thời gian thu hồi vốn mau hơn 2 năm. Nhu cầu mua nước giảm 200 m3/h, NPV giảm 15,53 lần, thời gian thu hồi vốn chậm hơn 8,3 năm. Tỷ lệ giảm của NPV, tăng của thời gian hoàn vốn là đáng kể. Dự án nhạy cảm với biến động giảm của nhu cầu mua nước từ các hộ tiêu thụ. ۩ Nhận xét chung: Thông qua việc phân tích độ nhạy với sự thay đổi của tỷ lệ chiết khấu, nhu cầu mua nước, giá bán nước ta nhận thấy bất cứ sự thay đổi đó trong khoảng đã khảo sát thì giá trị của NPV luôn dương, BCR luôn lớn hơn 1, IRR luôn lớn hơn tỷ lệ chiết khấu. Do vậy, sự thay đổi của các yếu tố trên chỉ làm cho giá trị NPV, BCR, IRR,T tăng hay giảm một lượng nào đó so với ban đầu, làm cho lợi ích dự án mang lại thay đổi, song dự án vẫn đảm bảo tính khả thi và hiệu quả kinh tế. 2.3 Hiệu quả môi trường, xã hội 2.3.1 Hiệu quả môi trường - Nước thải mỏ được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường nên giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. Trước kia khi chưa có trạm xử lý nước thải mỏ, toàn bộ nước thải mỏ đổ ra Vịnh Bái Tử Long gây ô nhiễm vùng vịnh, ảnh hưởng tới đa dạng sinh học, mất cân bằng sinh thái nơi đây. Nay với hệ thống xử lý nước thải, đảm bảo toàn bộ số nước thải còn lại sau khi bán cho các hộ tiêu thụ thải ra Vịnh đều đạt tiêu chuẩn an toàn cho phép, góp phần cải thiện chất lượng nước biển, các loài động thực vật dần được khôi phục. Nước biển ven bờ không còn bị ô nhiễm tạo điều kiện cho hoạt động du lịch phát triển, thu hút đầu tư,nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, giảm tệ nạn xã hội. Hiện nay Vịnh Bái Tử Long đang là điểm du lịch hấp dẫn khách tham quan. - Tái sử dụng được một lượng nước lớn cho sản xuất công nghiệp, góp phần bảo vệ nguồn nước sạch cho sinh hoạt. Với công suất xử lý trung bình 7tr.m3 nước/năm, trạm xử lý đã tái sử dụng lượng nước không nhỏ, cung cấp nước cho sinh hoạt, hoạt động sản xuất, góp phần bảo vệ nguồn nước ngọt đang ngày càng cạn kiệt hiện nay. 2.3.2 Hiệu quả xã hội - Di chuyển một số hộ dân khỏi khu vực bị ngập lụt do ảnh hưởng của nước mưa từ mỏ chảy ra. Đây là điều có ý nghĩa hết sức quan trọng, một mặt giúp bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân, hơn nữa giúp cho các hộ dân có chỗ an cư lạc nghiệp, ổn định cuộc sống. - Giải quyết được công ăn việc làm cho 25 lao động. Với mức lương trung bình cho mỗi lao động là trên 4,4 triệu/tháng đã góp phần không nhỏ, nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên công ty.Điều này cũng góp phần làm giảm bớt tệ nạn xã hội trong khu vực, trình độ giáo dục và nhận thức của người dân được nâng cao so với trước…. Như vậy dự án được triển khai đem lại lợi ích xã hội và môi trường rộng lớn, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế xã hội của thị xã. III. KIẾN NGHỊ Việc xây dựng Trạm xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu là cần thiết và cấp bách nhằm xử lý lượng nước bơm thoát từ mỏ đảm bảo tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường, thực hiện nghiêm túc quyết định của Thủ tướng Chính phủ góp phần cải thiện và phục hồi môi trường, cảnh quan trong khu vực. Trạm xử lý nước thải mỏ Cọc Sáu là mô hình thí điểm để áp dụng cho các mỏ khác có điều kiện tương tự nhằm bảo vệ môi trường tại các vùng khai thác than ở Quảng Ninh. Với tổng vốn đầu tư là 84.745.047.519 đồng, dự án có khả năng thu hồi vốn đầu tư trong vòng 6 năm khi lượng nước tiêu thụ đạt mức 2.950.000m3/năm và giá bán nước sạch là 7.600đ/m3. Do thời gian cấp bách, công nghệ kỹ thuật mới chưa có kinh nghiệm, để dự án được triển khai nhanh và mang lại kết quả như mong muốn, đề nghị: - Cho phép Công ty được đối đàm phán trực tiếp và lựa chọn nhà thầu thiết kế, thi công xây lắp (EPC) theo hình thức chỉ định thầu. - Cho Công ty vay vốn từ Quỹ Môi trường tập trung của Tập đoàn với lãi suất 0% để đầu tư dự án, thời gian ân hạn (chậm trả) 2 năm đầu để tạo nguồn vốn lưu động phục vụ cho việc vận hành trạm xử lý, hoàn trả vốn vay trong vòng 6 năm bắt đầu từ năm thứ 2. - Để rút ngắn thời gian thu hồi vốn, đề nghị Tập đoàn quyết định giá bán nước sạch cho các hộ tiêu thụ là 7.600đ/m3 bằng giá mua nước từ hệ thống công cộng cho sản xuất công nghiệp. - Công ty than Cọc Sáu làm hồ chứa nước trung gian tại moong Động tụ bắc với dung tích tối thiểu 2,5tr.m3 nhằm điều hòa lượng nước bơm thoát trong năm, tăng lượng nước sau xử lý cấp cho các hộ tiêu thụ. - Các công ty Tuyển than Cửa Ông, Nhiệt điện Cẩm Phả và các công ty liên quan khác phải sử dụng tối đa lượng nước sạch sau xử lý cho nhu cầu sản xuất kinh doanh để đảm bảo hiệu quả khi vận hành công trình. - Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam chủ trì điều hành việc phối hợp giữa các đơn vị có liên quan để đảm bảo hiệu quả hoạt động của trạm xử lý nước thải do đây là công trình có tính chất thử nghiệm về công nghệ, kỹ thuật, phương thức đầu tư và vận hành. KẾT LUẬN Kinh tế ngày càng phát triển thì kèm theo nó là môi trường bị hủy hoại nghiêm trọng. Do vậy mà những biện pháp đã được đưa ra nhằm đem lại sự hài hòa cả về kinh tế và môi trường là đáng khích lệ. Thẩm định các dự án có mang tính khả thi, và mang lại lợi ích cho toàn xã hội hay chỉ riêng mỗi cá nhân mà quên đi lợi ích của tập thể hay không cũng góp phần đem lại sự hòa hợp đó. Đề tài “ Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng Trạm xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu” nhằm mục đích xem xét khía cạnh bền vững của dự án trên cả ba phương diện kinh tế - xã hội – môi trường, lượng hóa được lợi ích kinh tế , chỉ ra lợi ích xã hội và môi trường mà dự án đem lại. Dưới đây là những kết quả mà chuyên đề đã đạt được:  Tổng quan về dự án đầu tư và phương pháp phân tích chi phí lợi ích. Mặc dù phương pháp phân tích chi phí lợi ích vẫn còn tồn tại những hạn chế, nhưng bởi những ưu điểm vượt trội như cung cấp thông tin rõ ràng và tin cậy cho xã hội ra quyết định phân bổ nguồn lực, giúp tổng hợp và lượng hóa bằng tiền các tác động khác nhau có thể so sánh được,.v.v, phương pháp được chọn như một công cụ hữu hiệu cho việc ra chính sách.  Tổng quan về dự án và địa điểm dự án triển khai. Do đặc điểm khai thác than của mỏ là khai thác lộ thiên, vì vậy mà lượng nước mưa và nước ngầm chảy vào mỏ là rất lớn, nước thải mỏ chứa nhiều axit chảy ra vịnh Bái Tử Long gây ô nhiễm. Dự án xây dựng Trạm xử lý nhằm giảm sự ô nhiễm đó, góp phần bảo vệ cảnh quan môi trường vùng vịnh và tạo điều kiện phát triển các ngành kinh tế khác.  Phân tích hiệu quả dự án mang lại cả về kinh tế, xã hội và môi trường. - Với tổng số vốn đầu tư 84.745.047.519, dự án lãi tổng cộng 422.073 triệu đồng, thu hồi vốn đầu tư trong 6 năm khi lượng nước tiêu thụ đạt mức 2.950.000m3/năm và giá bán nước sạch là 7.600đ/m3. - Dự án đem lại hiệu quả môi trường như: nhờ nước thải mỏ được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường nên giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, tái sử dụng được một lượng nước lớn cho sản xuất công nghiệp, góp phần bảo vệ nguồn nước sạch cho sinh hoạt. - Dự án đem lại hiệu quả môi trường như: di chuyển một số hộ dân khỏi khu vực bị ngập lụt do ảnh hưởng của nước mưa từ mỏ chảy ra, và giải quyết được công ăn việc làm cho 25 lao động. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng chuyên đề vẫn không tránh khỏi được những hạn chế như: chưa lượng hóa được hiệu quả môi trường và hiệu quả xã hội mà dự án mang lại… Nhưng những kết quả tính toán được sẽ hữu ích cho các nghiên cứu sau này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. GS.TS.NGƯT. Bùi Xuân Phong , Quản trị dự án đầu tư, Học viện Công nghệ Bưu chĩnh Viễn thông. 2. Phùng Thanh Bình, bài giảng “Phân tích chi phí lợi ích”, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh. 3. PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Phó viện trường Viện Chiến lược của Bộ Tài nguyên và Môi trường, bài giảng “Phân tích chi phí lợi ích”. 4. J.A.Sinden và D.J.Thampapilai, Nhập môn phân tích chi phí lợi ích, Đại học New England, Australia. 5. Allen S. Bellas và Richard O. Zerbe, Giới Thiệu Phân Tích Chi Phí và Lợi Ích. 6. Glenn P. Jenkins & Arnold C. Harberger ,Thẩm định đầu tư phát triển, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. 7. Thayer Watkins , Giới thiệu về Sự Phân tích Chi phí - Lợi ích (Cost- Benefit Analysis). 8. Glenn P. Jenkins & Arnold C. Harberger , tài liệu “Các tiêu chuẩn để đánh giá đầu tư”. 9. Công ty cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường Than – Khoáng sản Việt Nam, Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng trạm XLNT mỏ than Cọc Sáu, 2008. 10. Công ty cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường Than – Khoáng sản Việt Nam, Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ than Cọc Sáu, Công ty than Cọc Sáu – TKV, 2008. 11. Trang web của tỉnh Quảng Ninh www.quangninh.gov.vn 12. Trang web của Hạ Long www.halong.com 13. Trang web của mỏ than Cọc Sáu www.cocsau.com 14. Trang web của TKV www.vinacomin.vn PHẦN PHỤ LỤC I. KIẾN TRÚC, KẾT CẤU CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG Các hạng mục công trình xây dựng chủ yếu bao gồm: - Các bể chứa và xử lý nước thải. - Nhà đặt trạm bơm, nhà pha hoá chất, nhà điều hành. - Mương thoát nước, tường rào bảo vệ, đường giao thông nội bộ. (1) Kết cấu các bể chứa và xử lý nước thải - Bể Điều lượng Bể Điều lượng được xây chìm, có kích thước Dọc x Ngang x Sâu = 20,8m x 17,2m x 5,5m được chia thành 2 ngăn theo chiều dọc nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo dưỡng, sửa chữa sau này, trong mỗi ngăn có hố thu bùn cát kích thước Dọc x Ngang x Sâu = 8,0m x 6,0m x 2,5m. Nền bể được đào sâu đến lớp đất 4 sau đó đổ cát đầm chặt đạt cao độ đáy bể. Kết cấu thành, tường ngăn và đáy bể, hố thu bùn bằng bê tông cốt thép M200 đá 1x2, cốt thép 10<d<=18, dầy 400mm. Bể dạng hở không có nắp đậy, xung quanh có lan can bảo vệ bằng thép. - Bể Trung hoà và bể Lắng sơ bộ Bể Trung hoà và bể Lắng sơ bộ được xây nối tiếp liền tường, có tổng kích thước Dọc x Ngang x Cao = 15,1m x 20,9m x 6,1m trong đó phần bể Trung hoà có chiều dài 4,4m, bể Lắng sơ cấp dài 10,7m. Cả 2 bể được xây nổi 4,5m, xây chìm 1,6m, chia thành 3 ngăn theo chiều dọc hoạt động như 3 modul độc lập. Bể Trung hoà có lắp máy khuấy để đảo trộn sữa vôi với nước thải, tại đáy bể phần lắng sơ bộ có các hố thu bùn. Nền bể được đào sâu đến lớp đất 4 sau đó đổ cát đầm chặt đạt cao độ đáy bể. Kết cấu thành, tường ngăn và đáy bể bằng bê tông cốt thép M200 đá 1x2, cốt thép 10<d<=18, dầy 400mm. Bể dạng hở không có nắp đậy, xung quanh có lan can bảo vệ bằng thép. - Bể Keo tụ và bể Lắng tấm nghiêng Bể Keo tụ và bể Lắng tấm nghiêng được xây nối tiếp liền tường, có tổng kích thước Dọc x Ngang x Cao = 27,6m x 32,8m x 4,0m trong đó bể Keo tụ có chiều dài 5,4m, bể Lắng tấm nghiêng dài 22,2m. Cả 2 bể được xây nổi 2,5m, phần còn lại xây chìm dưới mặt đất. Do đặc điểm địa hình không cho phép kéo dài nên bể Keo tụ và bể Lắng tấm nghiêng được chia thành 6 ngăn theo chiều dọc, cứ hai ngăn ghép lại hoạt động như 1 modul độc lập. Tại bể Keo tụ có lắp máy khuấy để đảo trộn dung dịch keo tụ với nước thải, tại bể Lắng sơ bộ lắp đặt các tấm nghiêng lamen, đáy lắp băng tải gạt bùn để đưa bùn về hố thu bùn. Nền bể được đào sâu đến lớp đất 4 sau đó đổ cát đầm chặt đạt cao độ đáy bể. Kết cấu thành, tường ngăn và đáy bể bằng bê tông cốt thép M200 đá 1x2, cốt thép 10<d<=18, dầy 400mm. Bể dạng hở không có nắp đậy, xung quanh có lan can bảo vệ bằng thép. - Bể Nước sạch Bể Nước sạch có kích thước Dọc x Ngang x Sâu = 15,9m x 31,8m x 5,43m, được chia thành 2 ngăn theo chiều dọc. Bể được xây nổi 3,18m, xây chìm 2,25m. Nền bể được đào sâu đến lớp đất 4 sau đó đổ cát đầm chặt đạt cao độ đáy bể. Kết cấu thành, tường ngăn và đáy bể bằng bê tông cốt thép M200 đá 1x2, cốt thép 10<d<=18, dầy 400mm. Bể có nắp đậy bằng bê tông cốt thép M200 đá 1x2, cốt thép 10<d<=18, dầy 180mm được đỡ bằng các trụ đỡ xây gạch. - Bể Chứa bùn Bể Chứa bùn được xây liền kề với bể Lắng sơ cấp và bể Lắng tấm nghiêng, có kích thước Dọc x Ngang x Sâu = 6,7m x 5,35m x 2,55m. Bể được xây nổi 2,0m, xây chìm 1,55m. Nền bể được đào sâu đến lớp đất 4 sau đó đổ cát đầm chặt đạt cao độ đáy bể. Kết cấu thành, tường ngăn và đáy bể bằng bê tông cốt thép M200 đá 1x2, cốt thép 10<d<=18, dầy 400mm. (2) Kết cấu nhà đặt thiết bị và điều hành - Nhà Bơm nước thải Nhà Bơm nước thải có kích thước Dài x Rộng x Cao = 19,7m x 7,0m x 9,8m gồm hai phòng chính: Phòng đặt máy bơm Dài x Rộng x Cao = 14,55m x 7,0m x 9,8m trong đó phần xây chìm 3,0m; Phòng bảo dưỡng thiết bị Dài x Rộng x Cao = 5,15m x 7,0m x 6,8m. Nhà có kết cấu khung bê tông chịu lực, móng cột đào đến lớp đất số 5. Tường cao 8,2m dày 220mm trong đó phần tường nổi xây gạch đỏ cao 5,2m, phần tường chìm bằng bê tông M200 đá 1x2 cao 3m. Nền đổ bê tông gạch vỡ M50 dầy 100mm, trên đổ bê tông cốt thép M200 đá 1x2 dầy 200mm. Mái lợp tôn Ausnam, vì kèo thép. Cửa ra vào và cửa sổ bằng tôn 1mm, khung thép. Tại phòng đặt máy bơm đổ bệ máy bằng bê tông cốt thép M200 đá 1x2, cốt thép 6<d<=18, kích thước Dài x Rộng x Dầy = 2,2m x 1,0m x 0,8m. Một phía làm sàn bê tông cốt thép M200 cao 1,2m x rộng 0,9m, dầy 80mm. Trên đỉnh tường lắp cầu trục trọng tải 3 tấn. - Nhà Bơm nước sạch Nhà Bơm nước sạch có kích thước Dài x Rộng x Cao = 17,3m x 6,0m x 9,1m gồm hai phòng chính: Phòng đặt máy bơm Dài x Rộng x Cao = 12,15m x 6,0m x 9,1m trong đó phần xây chìm 2,5m; Phòng bảo dưỡng thiết bị Dài x Rộng x Cao = 5,15m x 6,0m x 6,6m. Nhà có kết cấu khung bê tông chịu lực, móng cột đào đến lớp đất số 5. Tường cao 8,2m dày 220mm trong đó phần tường nổi xây gạch đỏ cao 5,2m, phần tường chìm bằng bê tông M200 đá 1x2 cao 3m. Nền đổ bê tông gạch vỡ M50 dầy 100mm, trên đổ bê tông cốt thép M200 đá 1x2 dầy 200mm. Mái lợp tôn Ausnam, vì kèo thép. Cửa ra vào và cửa sổ bằng tôn 1mm, khung thép. Tại phòng đặt máy bơm đổ bệ máy bằng bê tông cốt thép M200 đá 1x2, cốt thép 6<d<=18, kích thước Dài x Rộng x Dầy = 2,2m x 1,0m x 0,8m. Một phía làm sàn bê tông cốt thép M200 cao 1,2m x rộng 0,9m, dầy 80mm. Trên đỉnh tường lắp cầu trục trọng tải 3 tấn. - Nhà Pha chế hoá chất và lọc ép bùn Nhà Pha chế hoá chất và lọc ép bùn là nhà hai tầng, cầu thang ngoài, có kích thước Dài x Rộng x Cao = 25,4m x 9,0m x 10,4m chia thành hai phần bằng nhau: Phần bên trái gồm 02 gian lắp đặt thiết bị pha chế sữa vôi, keo tụ; Phần bên phải đặt máy lọc ép bùn. Nhà có kết cấu khung bê tông chịu lực, móng cột đào đến lớp đất số 5. Tường xây gạch đỏ dày 220mm. Nền tầng 1 đổ bê tông gạch vỡ M50 dầy 100mm, trên đổ bê tông cốt thép M200 đá 1x2 dầy 200mm. Sàn tầng 2 đổ bê tông cốt thép M200 đá 1x2 dầy 200mm. Mái đổ bê tông cốt thép M200 đá 1x2 dầy 100mm , trên ốp gạch chống nóng. Các thiết bị pha chế hoá chất và máy lọc ép bùn được đặt trên giá đỡ bằng thép liên kết với nền tầng 1. - Nhà Điều hành Nhà Điều hành là nhà hai tầng, cầu thang giữa, có kích thước Dài x Rộng x Cao = 25,4m x 9,0m x 9,8m. Tầng 1 được chia thành hai phần: Phần bên phải cầu thang gồm 02 gian để làm bếp và nhà ăn, phần bên trái gồm 2 gian làm WC, nhà tắm và 1 gian làm kho để dụng cụ. Tầng 2 chia thành 2 phần: Phần bên phải cầu thang gồm 02 gian làm phòng điều khiển trung tâm, phần bên trái gồm 2 gian làm phòng hoá nghiệm và 1 gian làm phòng giao ca. Nhà có kết cấu khung bê tông chịu lực, móng cột đào đến lớp đất số 5. Tường xây gạch đỏ dày 220mm. Nền tầng 1 đổ bê tông gạch vỡ M50 dầy 800mm, trên lát gạch chống trơn 40x40. Sàn tầng 2 đổ bê tông cốt thép M200 đá 1x2 dầy 200mm lát gạch men 40x40. Mái lợp tôn Ausnam, vì kèo thép, trần thạch cao. Cửa ra vào và cửa sổ bằng kính khung nhôm. (3) Kết cấu các công trình khác - Tường rào và nhà bảo vệ Tường rào bao quanh nhà máy được xây bằng gạch đỏ vữa xi măng M75, cao 2,4m, dày 220mm, phía ngoài trát vữa xi măng M75 dày 2mm; móng cao 0,6m xây bằng đá hộc vữa xi măng M100. Cứ 5m dọc theo tường rào xây trụ đỡ cao 2,4m, dày 330mm bằng gạch đỏ vữa xi măng M75, phía ngoài trát vữa xi măng M75 dày 2mm; móng cao 0,6m xây bằng gạch đỏ vữa xi măng M75, phía dưới lót bê tông gạch vỡ M75 dày 100mm. Cổng vào trạm xử lý được làm bằng thép ô thoáng rộng 6m, cao 2m, đóng mở bằng động cơ điện. Nhà bảo vệ có kích thước Dài x Rộng x Cao = 5,2m x 4,2m x 4,7m. Tường xây gạch đỏ dày 220mm. Mái lợp tôn Ausnam, vì kèo thép, trần thạch cao. - Mương thoát nước Hai bên mương thoát nước xây kè đá hộc, vữa xi măng M100, đáy lót bê tông vữa M100 dày 0,1m. Kè mương có tiết diện hình thang cao 3m, đỉnh kè rộng 0,4m, đáy kè rộng 1,35m; móng kè rộng 1,75m, cao 0,6m. Lòng mương rộng 8m được xây đá hộc dày 0,4m, vữa xi măng M100, đáy lót bê tông vữa M100 dày 0,1m. Cửa chắn nước dạng cánh phai bằng thép tấm dày 10mm, gồm 2 cánh cao 2,5m, rộng 3,8m. Các cánh phai được đóng mở bằng động cơ điện. Sát cửa chắn nước về phía hạ lưu làm cầu qua suối, sàn bằng bê tông cốt thép M200 rộng 1m, dày 200mm, hai bên có lan can bằng sắt ô thoáng cao 0,6m. - Đường giao thông Đường giao thông nội bộ trong trạm xử lý được làm bằng bê tông M200, dày 180mm, rộng 4m, đáy lót cát đệm dày 100mm. Hai bên xây rãnh thoát nước rộng 0,4m bằng gạch đỏ vữa M75, dày 110mm. - Đường ống cấp nước sạch Đường ống cấp nước sạch được làm bằng composit, đường kính d=400mm, lắp dọc theo suối Hoá chất và tuyến đường sắt đến nhà máy tuyển than Cửa Ông. Tuyến đường ống cấp nước sạch được trôn chìm dưới đất, dưới đáy lót cát đệm dày 100mm II. Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 của Chính phủ NGHỊ ĐỊNH Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 19 tháng 11 năm 2005; Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 20 tháng 05 năm 1998; Căn cứ Pháp lệnh Phí và Lệ phí ngày 28 tháng 08 năm 2001; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, NGHỊ ĐỊNH: Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 06 năm 2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải như sau: 1. Sửa đổi khoản 2 Điều 6 như sau: "2. Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp tính theo từng chất gây ô nhiễm được quy định như sau: STT Chất gây ô nhiễm có trong nước thải Mức thu (đồng/kg chất gây ô nhiễm có trong nước thải) Tên gọi Ký hiệu Tối thiểu Tối đa 1 Nhu cầu ô xy hoá học ACOD 100 300 2 Chất rắn lơ lửng ATSS 200 400 3 Thuỷ ngân AHg 10.000.000 20.000.000 4 Chì APb 300.000 500.000 5 Arsenic AAs 600.000 1.000.000 6 Cadmium ACd 600.000 1.000.000 2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 8 như sau: "1. Để lại một phần số phí thu được cho cơ quan, đơn vị trực tiếp thu phí để trang trải chi phí cho việc thu phí; trang trải chi phí đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải đối với nước thải công nghiệp phục vụ cho việc thu phí hoặc điều chỉnh định mức phát thải của chất gây ô nhiễm". 3. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau: "Điều 9. Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố định mức phát thải của chất gây ô nhiễm làm căn cứ tính toán khối lượng chất gây ô nhiễm trong nước thải công nghiệp để xác định số phí phải nộp; định kỳ khảo sát, xác định chất gây ô nhiễm có trong nước thải công nghiệp để điều chỉnh cho phù hợp. Đối với các trường hợp đã được cơ quan có thẩm quyền đo đạc, lấy mẫu phân tích nước thải thì căn cứ vào kết quả đo đạc, phân tích đó để tính toán, xác định số phí phải nộp. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải công nghiệp trong trường hợp này". Điều 2. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./. III. Bản đồ vị trí dự án và bản đồ quy hoạch IV. Bảng tính toán các chỉ tiêu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflv_moi_truong_27__0019.pdf