Luận văn Đánh giá hiệu quả kinh tế Khu bảo vệ hệ sinh thái biển Rạn Trào, Khánh Hòa do địa phương quản lý

- Ngân sách nhà nước đầu tư cho các hạng mục nhằm mở rộng quy mô KBVB, vừa đạt mục tiêu bảo tồn đồng thời vẫn đảm bảo cuộc sống cho người dân. - Các nguồn vốn hỗ trợ từ các nhà tài trợ như các tổ chức trong nước, các NGO Việt Nam, nước ngoài. - Các nguồn vốn liên doanh liên kết với các đơn vị kinh doanh. Có thể hợp tác với các công ty du lịch nhằm phát triển ngành du lịch nơi đây hoặc các công ty xuất khẩu hàng thủy sản nhằm tìm được đầu ra trực tiếp cho ngư dân. Ngoài ra, có thể tìm ra các sinh kế bền vững cho người dân mà có sự giúp đỡ của các đơn vị này như sáng kiến công ty chổi dừa ở Rạn Trào hiện đang bắt đầu được tiến hành.

pdf87 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2549 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hiệu quả kinh tế Khu bảo vệ hệ sinh thái biển Rạn Trào, Khánh Hòa do địa phương quản lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à góp phần nâng cao nhận thức của người dân 54 về bảo vệ, bảo tồn và quản lý các nguồn tài nguyên thủy sinh vật biển. Cụ thể các mục tiêu như sau:  Mục tiêu môi trường: Duy trì độ phủ và chất lượng của rạn san hô; phục hồi nguồn lợi cá rạn và mật độ quần đàn các loài hải sản thủy sinh khác và giữ gìn, bảo vệ trong sạch môi trường sống của các loài thủy sinh trong Khu bảo tồn biển Rạn Trào.  Mục tiêu kinh tế: Khai thác có hiệu quả trong phạm vi cho phép những giá trị mà khu bảo tồn biển Rạn Trào mang lại (khai thác các loài hải sản, nuôi trồng hải sản, du lịch sinh thái...), góp phần nâng cao đời sống của cộng đồng, đặc biệt nhóm ngư dân nghèo trên địa bàn xã Vạn Hưng.  Mục tiêu xã hội: Thực hiện việc nâng cao nhận thức và tăng cường kỹ năng quản lý tài nguyên môi trường biển cho cộng đồng địa phương; góp phần ngăn chặn những xung đột, cạnh tranh thiếu lành mạnh về mặt không gian (tranh chấp ngư trường khai thác, khu vực nuôi trồng thủy sản...); bảo vệ các giá trị văn hoá nghề cá, giữ gìn truyền thống và các di tích lịch sử phát triển của làng cá, góp phần xây dựng thôn xã nghề cá văn minh, hiện đại. 2.2.4. Các hoạt động đã được triển khai tại KBVB Rạn Trào Các hoạt động nghiên cứu sinh kế bền vững đã được thử nghiệm tại khu vực KBTB Rạn Trào do các nhóm hạt nhân và tổ tuyên truyền tham gia chính. Nuôi cấy san hô, nuôi hải sâm cát, nuôi ghép vẹm xanh, tôm hùn, bào ngư, rong sụn… với sự tham gia của các cán bộ khoa học thuộc các cơ quan tỉnh và huyện. Đã có 3 đợt đánh giá tài nguyên dưới nước phục vụ công tác KBT. Đợt đánh giá đầu tiên trước khi thành lập KBT vào tháng 3 năm 2001. Đợt đánh giá thứ hai vào tháng 3 năm 2003 trước khi chuyển giao cho địa phương và đợt đánh giá thứ ba vào tháng 6 năm 2005 nhằm xem xét hiệu quả của công tác bảo tồn và điều chỉnh phương pháp quản lý. Các đánh giá đều do Viện Hải dương học Nha Trang tiến hành với sự tham gia của nhóm ngư dân thuộc cộng đồng địa 55 phương. Đợt đánh giá gần đây nhất có sự tham gia của Đại học thuỷ sản Nha Trang và chuyên gia đa dạng sinh học biển Úc. Hàng loạt các hoạt động đào tạo kỹ năng cho cán bộ và cộng đồng đã được thực hiện. Hơn 100 lượt người đã được tập huấn về đa dạng sinh học rạn san hô ven bờ. Hơn 100 lượt người được tập huấn về kỹ năng bảo vệ. Hơn 200 lượt người được tập huấn về vai trò giới trong quản lý tài nguyên ven bờ. Hơn 500 lượt người được toạ đàm thảo luận về sinh kế, bảo tồn biển. Gần 1000 lượt người được tham gia tìm hiểu qui chế Khu bảo tồn biển Rạn Trào. Hơn 100 lượt người được tham quan học tập tới các địa phương khác. Hơn 200 lượt người được đào tạo các kỹ năng điều tra đánh giá trước khi thực hiện và sau khi kết thúc dự án. Cho tới tháng 6 năm 2005, đã có gần 2.000 lượt người tới thăm Khu bảo tồn biển Rạn Trào, thuộc các thành phần khác nhau, tổ chức nghiên cứu, trường đại học, cơ quan trung ương, tỉnh, cán bộ từ địa phương khác và học sinh sinh viên tới học tập. Cùng với đó, các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức đã lôi kéo sự tham gia của đông đảo người dân xã Vạn Hưng. Đó là những cuộc thi kiến thức tìm hiểu về nguồn lợi, môi trường biển (cuộc thi Kính vạn hoa) cho các em học sinh ; những cuộc thi sáng tác nhạc, thơ ca về Rạn Trào, kết quả là một tập thơ và nhạc do chính những người dân sáng tác đã được xuất bản và biểu diễn cho cộng đồng thưởng thức ; đó còn là sự kiện Cộng đồng làm sạch bờ biển tổ chức thu gom rác thải dọc bờ biển, tạo cảnh quan sạch đẹp… Trong tương lai Khu bảo tồn biển Rạn Trào còn rất nhiều thử thách. Đó là tiếp tục nâng cao nhận thức vệ sinh môi trường khu vực ven biển, đặc biệt khu nuôi tôm hùm lồng, khu vực thảm cỏ biển. Liệu du lịch sinh thái và nuôi trồng thuỷ sản thân thiện với môi trường có phải là giải pháp sinh kế cho người dân nơi đây hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào chính họ và sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương, các cơ quan nghiên cứu, các doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ có liên quan. 2.2.5. Những khó khăn, thuận lợi trong quá trình thực hiện dự án 56 Dự án tiến hành xây dựng KBVB. Do đó, cũng không tránh được những khó khăn chung đối với xây dựng 1 KBTB ở Việt Nam như: ý thức người dân chưa cao, thiếu thông tin liên quan tới thành lập KBV. Do đó, việc kết hợp một cách tổng thể giữa bảo vệ biển với phát triển kinh tế xã hội ven biển vẫn chưa được chú trọng. Ngoài ra, do rào cản về các điều kiện do luật quy định đối với KBTB nên KBV Rạn Trào vẫn chưa được nhà nước công nhận mà mới dừng ở cấp tỉnh cho nên vẫn chưa được chính phủ hỗ trợ về mặt chính sách, vồn như các KBTB khác. Tuy nhiên dự án cũng có được những thuận lợi so với việc thành lập các KBTB khác. Đó là sự ủng hộ rất nhiệt tình của các cơ quan địa phương có liên quan như UBND xã, trạm biên phòng, chi cục thủy sản, người dân địa phương vùng dự án. Đây là những vấn đề cốt lõi giúp cho dự án được tiến hành và đạt được những thành quả tốt đẹp như hiện nay. 2.2.6. Đánh giá tính bền vững mô hình quản lý. Xuất phát từ các hoạt động đã triển khai và mục tiêu của mô hình ta thấy ngay từ khi thiết lập KBVB Rạn Trào đã luôn cố gắng hướng tới cả 3 mục tiêu về kinh tế, xã hội, môi trường. Điều đó đã thỏa mãn được điều kiện phát triển bền vững Hình 8: Mô hình phát triển bền vững Tuy nhiên chặng đường để đạt được cả 3 mục tiêu này còn rất nhiều khó khăn và đòi hỏi phải có sự hợp tác của nhiều bên. Bước đầu KBVB Rạn Trào mới chỉ được tỉnh công nhận. Điều đó chứng tỏ rằng mô hình do địa phương quản 57 lý vẫn chưa phát huy được hết tính ưu việt của nó, chưa có đủ độ tin cậy để các cấp cao hơn thừa nhân. Do đó hiện tại không thể khẳng định đây là mô hình bền vững, tuy nhiên, các nhà quản lý đều cho rằng đây là mô hình mới nhưng rất phù hợp với Việt Nam. Đặc biệt là các khu vực ven biển có quy mô nhỏ. Vì thế, ta hoàn toàn có thể nói rằng trong tương lai đây chắc chắn sẽ trở thành một mô hình bền vững và sẽ được phổ biến rộng rãi cho các khu vực ven biển Việt Nam. CHƯƠNG III: ÁP DỤNG CÔNG CỤ PHÂN TÍCH KINH TẾ NHẰM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KBVHSTB RẠN TRÀO DO CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ ĐỊA PHƯƠNG QUẢN LÝ 3.1. Nhận dạng vấn đề KBVB Rạn Trào thành lập 25/3/2002, được UBND tỉnh Khánh Hòa công nhận vào 28/08/2009 và chính thức ra mắt ngày 27/11/2008. KBV thuộc xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Do đó người dân thuộc xã Vạn Hưng sẽ là những người chịu tác động trực tiếp từ dự án KBV Rạn Trào bao gồm cả tác động tích cực lẫn tiêu cực. Ngoài ra, dự án KBV cũng gây ra những tác động gián tiếp, mặc dù các giá trị này thường được tính thông qua giá ẩn (không có giá trên thị trường). Tóm lại, các giá trị tính toán ở các phần tiếp theo đây đều là đánh giá lợi ích và chi phí trực tiếp/gián tiếp của dự án đem lại cho người dân xã Vạn Hưng. 3.2. Nhận dạng lợi ích, chi phí 3.2.1. Nhận dạng lợi ích 3.2.1.1. Lợi ích trực tiếp Đây là những lợi ích mà dự án KBVB Rạn Trào trực tiếp đem lại cho người dân xã Vạn Hưng và lợi ích này có thể tính toán được thông qua giá thị trường. 58 - Lợi ích từ việc tăng thu nhập từ đánh bắt thuỷ sản tự nhiên. Việc thiết lập và khoanh vùng KBV trong đó có khu bảo vệ nghiêm ngặt và vùng phục hồi nguồn lợi đã làm cho bãi đẻ của nhiều loài được phục hồi. Vì thế đã tạo ra tác động tích cực tới các nghề đánh bắt thủy sản ở đây do số lượng cá thể vùng bảo vệ nghiêm ngặt tăng lên nên lượng cá thể phát tán ra các khu vực xung quanh cũng tăng lên đáng kể. Đặc biệt là các nghề đánh bắt ở đây như: nghề lặn, nghề lưới, nghề giã cào, nghề nhá, nghề soi, nghề mành, nghề đăng đáy. Theo báo cáo kinh tế- xã hội xã Vạn Hưng từ năm 2001 đến nay thì sản lượng đánh bắt đều tăng theo thời gian. Tuy nhiên trong mức tăng sản lượng này thì chỉ có 1/3 sản lượng là tăng nhờ số lượng cá thể tăng trong khu vực Rạn Trào còn lại là do ngư dân đi đánh bắt ở các khu vực khác ngoài Rạn Trào. Như vậy, việc thiết lập KBV đã làm tăng thu nhập của những ngư dân đi đánh bắt ở vùng ven Rạn Trào. Do đó, đây cũng được coi là lợi ích của dự án KBV. - Lơi ích từ việc tăng thu nhập của ngành nuôi trồng thủy sản. Theo điều tra phỏng vấn trực tiếp người dân thì 100% người làm nghề nuôi trồng thủy sản cho rằng nghề của họ là phụ thuộc hoàn toàn vào chất lượng nước biển. Khi chưa có KBV người dân khai thác bừa bãi- dùng các chất độc làm cho nhiều cá con bị chết gây ô nhiễm nước biển, giảm nguồn thức ăn cho nuôi trông thủy sản. Mặt khác, khi đó ý thức người dân còn thấp, họ xả rác, vỏ sò... bừa bãi ra biển làm cho chất lượng nước ở đây rất kém. Các loài thủy sản nuôi trồng thường xuyên bị các bệnh dịch, năng suất kém. KBV được xây dựng đồng nghĩa với việc ý thức người dân được nâng cao, những hoạt động gây ô nhiễm không còn diễn ra nữa. Ngoài ra, họ còn được hướng dẫn nuôi trồng đúng kỹ thuật, năng suất ngày càng tăng làm cho rất nhiều hộ gia đình khác làm theo. Dự án còn tiến hành nghiên cứu nuôi thử nghiệm thêm nhiều loài thủy sản khác tại nơi đây. Tiêu biểu là năm 2003 những lồng ốc hương đầu tiên đã được nuôi thử nghiệm và hiện nay đã lên đến hàng trăm lồng. Mô hình nuôi ốc hương này không chỉ gói gọn trong quy mô xã Vạn Hưng mà còn được các xã lân cận học theo. Đã có biết bao nhiêu ngư dân trỏ thành tỉ phú từ những mô hình nuôi trồng mới này. Hiện nay, MCD đang tiến hành nghiên 59 cứu nuôi thử nghiệm cả hải sâm, vẹm xanh, tu hài và bước đầu đã cho những kết quả rất khả quan. Có thể nói lợi ích mà dự án đem lại cho những ngư dân nuôi trồng ở đây là rất lớn . - Lợi ích từ du lịch- giải trí: MCD đã tiến hành tổ chức rất nhiều đợt tập huấn cho người dân ở đây về mô hình du lịch sinh thái cộng đồng, chính họ sẽ trở thành các hướng dẫn viên du lịch. Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế về mặt cơ sở hạ tầng nên hoạt động du lịch ở đây vẫn chưa phát triển được mà mới chỉ dừng ở mức tham quan nhỏ lẻ của người địa phương hoặc các hoạt động vì mục đích nghiên cứu, học tập. Theo ý kiến người dân địa phương thì họ hoàn toàn mong muốn ngành du lịch ở đây được phát triển và các chuyên gia cũng cho rằng với những lợi thế về mặt văn hóa, tài nguyên thiên nhiên thì ngành du lịch nơi đây hoàn toàn có thể trở thành điểm mạnh của địa phương. Trong bản quy hoạch định hướng phát triển kinh tế- xã hội Vịnh Vân Phong 2010- 2020 thì ngành du lịch được coi là những ngành cần ưu tiên phát triển. Như vậy chắc chắn trong tương lai không xa Rạn Trào sẽ trở thành điểm đến thu hút của các du khách trong và ngoài nước. 3.2.1.2. Lợi ích gián tiếp Lợi ích gián tiếp là những lợi ích mà không tạo ra giá trị trực tiếp, không thể nhìn thấy được do đó nó không có giá trên thị trường. Vì thế, trong các phương pháp đánh giá thông thường giá trị này thường bị bỏ qua không đưa vào trong tính toán. Đây cũng chính là một trong những yếu tố tạo nên ưu điểm của phương pháp CBA. Lợi ích gián tiếp của KBV Rạn Trào bao gồm những lợi ích sau: - Lợi ích từ việc duy trì chức năng sinh thái của rạn san hô. Theo các chuyên gia MCD, nếu KBV Rạn Trào không được thành lập thì chắc chắn đến nay rạn san hô ở Rạn Trào sẽ không còn nữa. Nguyên nhân quan trọng nhất là từ những năm 90 nạn khai thác tràn lan san hô sống và san hô chết ở đây đã vô cùng phổ biến. Thực tế chứng minh rằng các rạn san hô xung quanh Rạn Trào như Rạn Tướng, Rạn Sụn... đã không còn nữa. Do đó, lợi ích của dự án còn là việc duy trì sự sống cho 28ha rạn san hô nơi đây. Theo nghiên cứu của Mohd 60 Shahwahid và Mc Nally (2001) đã tính ra được giá trị của mỗi ha rạn san hô trong việc suy trì chức năng sinh thái bao gồm chức năng: điều hòa khí hậu (nhờ khả năng hấp thụ CO2 của rạn san hô); là đầu nguồn nước và là nơi cung cấp thức ăn; điều hòa sinh học; điều chỉnh tiếng ồn; xử lý rác thải. Có thể tính giá trị này bằng phương pháp chuyển giao giá trị. - Lợi ích từ việc tăng giá trị phi sử dụng của đa dạng sinh học: Dự án đã góp phần làm phục hồi nhiều loài sinh vật quý hiếm và làm tăng tính đa dạng sinh học cho vùng biển Rạn Trào. Mặt khác, dự án đã giúp nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường. Do đó, người dân đánh giá rất cao việc bảo vệ môi trường đặc biệt là môi trường biển. Các cá nhân có thể quy ra giá trị bằng tiền cho sự tồn tại của các loài sinh vật nơi đây thông qua phương pháp phát biểu sở thích, qua đó người được hỏi cho biết mức sẵn lòng chi trả (WTP) của họ đối với đa dạng sinh học. - Lợi ích giảm ô nhiễm môi trường của rạn san hô. Việc hạn chế các hoạt động ở khu vực bảo vệ nghiêm ngặt sẽ đóng góp vào cải thiện chất lượng nước. Giá trị giảm ô nhiễm môi trường chính là lợi ích của dự án vì giảm ô nhiễm sẽ làm giảm áp lực lên môi trường vùng dự án và các vùng xung quanh, giảm chi phí phục hồi chất lượng nước, giảm chi phí về sức khoẻ của người dân. Tuy nhiên, do quy mô nghiên cứu của đề tài chưa thể nghiên cứu được giá trị này và cũng chưa có một nghiên cứu nào trước đó về giá trị này nên lợi ích này chỉ mang tính chất định tính chưa thể lượng hóa giá trị ra được. - Ngoài ra, rạn san hô còn có chức năng bảo vệ dải bờ biển. Tuy nhiên do Rạn Trào nằm trong khu vực vịnh Vân Phong nên các tác động do lũ, sóng biển là không đáng kể nên phạm vi luận văn sẽ không tính đến. San hô còn có những giá trị như dược liệu, đồ mỹ thuật...nhưng những giá trị này chưa xuất hiện ở địa phương và vì mục tiêu bảo tồn nên dự án cũng không khuyến khích những sinh kế trên. Do đó, sẽ không tính đến giá trị của những lợi ích này. 3.2.2. Nhận dạng chi phí 3.2.2.1. Chi phí trực tiếp 61 Đây là những chi phí về cơ sở hạ tầng, xây dựng quy chế KBVHSTB, phục hồi nguồn lợi, quan trắc- kiểm tra giám sát, nâng cao nhận thức và trình độ quản lý, tuyên truyền, quảng cáo,....Những chi phí này do IMA tài trợ từ 2001- 2004 và từ 2004 đến nay là do MCD tài trợ trực tiếp cho dự án. Khác với các dự án thông thường chi phí ban đầu bỏ ra rất lớn, dự án KBV Rạn Trào chia đều chi phí cho các năm kể cả là thời gian đầu mới thành lập. Dự án không mất nhiều chi phí cho xây dựng cơ sở hạ tầng vì Ban quản lý Rạn Trào được nằm trong khu vực UBND huyện Vạn Ninh. Điều này đã thể hiện sự hợp tác, ủng hộ vô cùng nhiệt tình của huyện với dự án. 3.2.2.2. Chi phí quản lý và vận hành Chi phí này bao gồm chi phí tiền lương cho nhân sự ở Vạn Hưng, Khánh Hòa, Hà Nội; chi phí điện nước, điện thoại, văn phòng phẩm. Ngoài ra, hàng năm UBND huyện cũng thường chi một khoản ngân sách nhằm hỗ trợ cho các hoạt động của nhóm hạt nhân tại Vạn Hưng. 3.2.2.2. Thiệt hại do giảm sản lượng ngành thủy sản. - Thiệt hại do giảm sản lượng đánh bắt : Khi dự án được thực hiện và chính thức khoanh vùng thì hoạt động đánh bắt ở khu vực bảo vệ nghiêm ngặt và phục hồi nguồn lợi sẽ bị cấm. Trong khi đây lại là nơi đánh bắt chính của người dân thôn Xuân Tự 1, Xuân Tự 2 trước đây nên đã làm giảm sản lượng đánh bắt của ngư dân ở đây. Do đó, đây được coi là chi phí của dự án vì đã làm giảm thu nhập từ việc đánh bắt của ngư dân trong khu vực này. - Thiệt hại do giảm sản lượng nuôi trồng : Cũng tương tự như thiệt hại do giảm sản lượng đánh bắt, những ngư dân làm nghề nuôi trồng thủy sản cũng không được tiến hành hoạt động nuôi trồng trong 2 khu vực bảo vệ nghiêm ngặt và phục hồi nguồn lợi nên cũng dẫn đến giảm sản lượng nuôi trồng và đây cũng chính là chi phí của dự án. 3.3. Đánh giá các lợi ích và chi phí của dự án 3.3.1. Tóm tắt lợi ích- chi phí 62 Có thể tóm tắt các chi phí- lợi ích của dự án thông qua bảng dưới đây. Tuy nhiên, có những giá trị có thể định lượng được nhưng vẫn có những giá trị chỉ mang tính chất định tính. Nội dung Định lượng Định tính Chi phí  Chi phí trực tiếp  Chi phí quản lý và vận hành  Thiệt hại do giảm sản lượng đánh bắt  Thiệt hại do giảm sản lượng nuôi trồng ☻ ☻ ☻ ☻ Lợi ích  Tăng thu nhập từ đánh bắt thủy sản  Tăng thu nhập từ nuôi trồng thủy sản  Tăng giá trị du lịch- giải trí  Duy trì chức năng sinh thái của rạn san hô  Tăng giá trị phi sử dụng của ĐDSH  Giảm ô nhiễm môi trường ☻ ☻ ☻ ☻ ☻ ☻ Bảng 10 : Bảng chi phí- lợi ích của dự án Trong phần đánh giá các giá trị tiếp theo chúng ta sẽ chỉ đánh giá các giá trị có thể định lượng. Các giá trị định tính đã được nêu ở phần 3.2.1. 3.3.2. Đánh giá và ước tính các chi phí của dự án 3.3.2.1. Chi phí trực tiếp Bao gồm chi phí về cơ sở hạ tầng là xây nhà bảo vệ cho KBV và mua sắm trang thiết bị, xây dựng quy chế KBVHSTB, phục hồi nguồn lợi, đánh giá nguồn lợi, PRA (đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng), nâng cao nhận thức và trình độ quản lý, tuyên truyền, quảng cáo; các nghiên cứu- đánh giá khác như: nghiên cứu- đánh giá hiệu quả mô hình... ảng chi phí trực tiếp của dự án qua các năm như sau : PRA ệu) Nâng cao nhận thức người dân (triệu) Cơ sở hạ tầng và mua sắm trang thiết bị (triệu) Nghiên cứu phục hồi nguồn lợi (triệu) Nghiên cứu, đánh giá khác (triệu) thành lập KBV (triệu) xây dựng quy chế (triệu) Chi phí cho sinh kế khác (triệu) Truyền thông, quảng bá (triệu) Tổng chi phí trực tiếp (triệu) 20 27 55,7 24,75 3,5 218,45 3 22 109,5 2,5 137 4 25 2,5 114 4 2,5 13,5 22 115,5 58 2,8 198,3 78 50 3,5 131,5 45 45 3,5 93,5 48 190 44,55 67 3,5 282,55 Bảng 11 : Bảng chi phí trực tiếp của dự án 64 3.3.2.2. Chi phí quản lý và vận hành Chi phí này bao gồm chi phí tiền lương cho nhân sự ở Vạn Hưng, Khánh Hòa, Hà Nội; Chi phí vận hành hàng năm do MCD và UBND huyện Vạn Ninh hỗ trợ cho KBV nhằm chi trả cho các khoản: điện nước, điện thoại, văn phòng phẩm cho văn phòng của Ban quản lý; kinh phí hoạt động cho nhóm hạt nhân bảo vệ Rạn Trào. Năm Nhân sự (triệu) Phí di chuyển nhân sự (triệu) xây dựng kế hoạch quản lý hàng năm (triệu) Chi phí quản lý và vận hành trực tiếp tại địa phương (triệu) Tổng chi phí quản lý và vận hành (triệu) 2001 240 35,2 10 285,2 2002 240 17,6 15,65 10 283,25 2003 360 56,4 15,65 10 442,05 2004 360 56,4 15,65 10 442,05 2005 360 56,4 15,65 40 472,05 2006 360 56,4 15,65 40,6 472,65 2007 360 56,4 15,65 45 477,05 2008 360 56,4 15,65 49,44 481,49 Bảng 12 : Bảng chi phí quản lý và vận hành dự án 3.3.2.3. Chi phí cơ hội a. Thiệt hại do giảm sản lượng đánh bắt Khi dự án được thực hiện và chính thức khoanh vùng thì hoạt động đánh bắt ở khu vực bảo vệ nghiêm ngặt và phục hồi nguồn lợi sẽ bị cấm. Trong khi đây lại là nơi đánh bắt chính của người dân thôn Xuân Tự 1, Xuân Tự 2 trước đây nên đã làm giảm sản lượng đánh bắt của ngư dân ở đây. Theo báo cáo PRA (đánh giá sự tham gia của cộng đồng) vào thời điểm cuối năm 2000 có 200 hộ ở thôn Xuân Tự (nay tách làm 2 thôn Xuân Tự 1 và Xuân Tự 2) làm nghề đánh bắt thủy sản. Vào thời điểm này thu nhập của mỗi họ gia đình làm nghề đánh bắt là 25.000 đồng/ngày. Như vậy, trong một năm 65 việc xây dựng KBV Rạn Trào đã làm giảm thu nhập của những người làm nghề đánh bắt số tiền là : 200*25.000*365= 1.825.000.000 (đồng)= 1.825 (triệu đồng) Đây là phần chi phí hàng năm do giảm sản lượng đánh bắt trong khu vực Rạn Trào. Khoản chi phí này sẽ được tính từ 2002- 2008 vì việc phân vùng được tiến hành vào cuối năm 2001. b. Thiệt hại do giảm sản lượng nuôi trồng Tương tự như thiệt hại do giảm sản lượng đánh bắt, việc xây dựng KBV Rạn Trào cũng làm thiệt hại cho ngành nuôi trồng thủy sản tại đây. Theo báo cáo PRA năm 2000 có 284 hộ làm nghề nuôi trồng thủy sản trong khu vực Rạn Trào và ước tính thu nhập một năm của mỗi hộ là 14 triệu. Như vậy, mỗi năm dự án đã làm giảm thu nhập của người dân làm nghề nuôi trồng một khoản thu nhập là : 284*18= 5.512 (triệu đồng) Thiệt hại này cũng bắt đầu tính từ năm 2002-2008. Ta có bảng tổng hợp các chi phí như sau : Năm Chi phí trực tiếp (triệu) Chi phí quản lý và vận hành (triệu) Thiệt hại do giảm sản lượng đánh bắt (triệu) Thiệt hại do giảm sản lượng nuôi trồng (triệu) Tổng chi phí (triệu) 2001 218,45 285,2 503,65 2002 137 283,25 1.825 5.112 7357,25 2003 114 442,05 1.825 5.112 7493,05 2004 13,5 442,05 1.825 5.112 7392,55 2005 198,3 472,05 1.825 5.112 7607,35 2006 131,5 472,65 1.825 5.112 7541,15 2007 93,5 477,05 1.825 5.112 7507,55 66 2008 282,55 481,49 1.825 5.112 7701,04 Bảng 13 : Bảng tổng chi phí của dự án 3.3.3. Đánh giá và ước tính các lợi ích của dự án Năm 2001 dự án bắt đầu đi vào thực hiện. Do đó, mọi lợi ích bắt đầu được phát sinh vào năm 2002 3.3.3.1. Lợi ích trực tiếp a. Lợi ích do tăng thu nhập từ đánh bắt thủy sản Năm 2001 KBV Rạn Trào được khoanh vùng bảo vệ. Số lượng cá thể trong KBV đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, không phải tất cả ngư dân làm nghề đánh bắt ở xã Vạn Hưng đều đánh bắt ở khu vực Rạn Trào mà họ còn đánh bắt ở các vùng biển xung quanh hoặc đánh bắt xa bờ. Theo cuộc điều tra tháng 4 năm 2009 (do sinh viên và MCD thực hiện) thì có 1/3 người dân đánh bắt ở khu vực khai thác hợp lý của Rạn Trào. Do đó, khi tính lợi ích này thì ta chỉ tính 1/3 sản lượng tăng lên của toàn xã vì đó mới là lợi ích thực thu được từ Rạn Trào. Bảng dưới đây là sản lượng đánh bắt thủy sản qua các năm của xã Vạn Hưng và của khu vực Rạn Trào. Năm Xã Vạn Hưng (tấn) Rạn Trào (tấn) Mức tăng sản lượng hàng năm ở Rạn Trào (tấn) 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 70 100 140 200 270 360 490 650 23 33 47 67 90 120 163 217 10 14 20 23 30 43 54 Nguồn : Báo cáo kinh tế- xã hội xã Vạn Hưng Bảng 14 : Bảng sản lượng thủy sản qua các năm 67 Năm 2001 dự án bắt đầu tiến hành nên từ năm 2002 mới bắt đầu có lợi ích dự án. Do đó, mọi lợi ích của dự án đều được tính từ năm 2002 trở đi. Ta có công thức tính mức tăng thu nhập từ đánh bắt như sau : BĐBt= ∆Qt*Pt (1) Trong đó : BĐBt : lợi ích do tăng thu nhập từ đánh bắt thủy sản năm t (triệu đồng) ∆Qt : Mức tăng sản lượng thủy sản năm t so với năm (t-1) (tấn) Pt : Giá bán thủy sản khai thác năm t (triệu/tấn) Giá thủy sản đánh bắt được tính thông qua giá trị sản xuất và tổng sản lượng ngành khai thác thủy sản của cả tỉnh Khánh Hòa như sau: Năm Giá trị sản xuất (triệu đồng) Tổng sản lượng (tấn) Giá trị mỗi đơn vị sản lượng (triệu/tấn) 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 756.440 896.288 1.046.497 1.263.100 1.546.692 1.910.208 2.336.540 3.080.968 56.465 60.972 66.234 74.300 83.605 99.490 116.827 138.160 13,4 14,7 15,8 17 18,5 19,2 20 22,3 Nguồn : Cục thống kê tỉnh Khánh Hòa Bảng 15 : Bảng tính giá thủy sản khai thác qua các năm 68 Áp dụng công thức (1) ta thu được bảng sau: Năm Mức tăng sản lượng (∆Qt ) (tấn) Giá trị mỗi đơn vị sản lượng (Pt) (triệu/tấn) Lợi ích thu về năm t (BĐBt ) (triệu) 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 10 14 20 23 30 43 54 13,4 14,7 15,8 17 18,5 19,2 20 22.3 147 221,2 340 425,5 576 860 1.204,2 Bảng 16 : Bảng tính lợi ích từ đánh bắt thủy sản b. Lợi ích do tăng thu nhập từ nuôi trồng thủy sản Hiện tại ở khu vực Rạn Trào có 3 loại thủy sản chính đang được nuôi đó là : tôm hùm, tôm sú và ốc hương. Tôm hùm, tôm sú được nuôi từ năm 2000 nhưng rất nhỏ lẻ và thường bị dịch bệnh. Từ khi có dự án thì mô hình nuôi tôm hùm, tôm sú đã được nhân rộng ở quy mô lớn, tổ nuôi trồng thủy sản được thành lập, các chuyên gia thủy sản đã đến để hướng dẫn người dân nuôi trồng đúng kỹ thuật, sản lượng tôm hùm, tôm sú tăng lên đáng kể. Đặc biệt mô hình nuôi trồng thử nghiệm ốc hương đã thành công và được người dân đưa vào ứng dụng rộng rãi. - Tăng thu nhập từ nuôi tôm hùm. Tính từ năm 2001 đến 2008 thì số lồng tôm hùm đã tăng lên 800 lồng, năng suất của mỗi lồng đạt xấp xỉ 64,8kg/lồng/năm= 0,0648tấn/lồng/năm. Ta có bảng tính mức tăng sản lượng nuôi tôm hùm qua các năm : 69 Năm Số lồng tôm (lồng) Năng suất (tấn/lồng/năm) Sản lượng tôm (tấn) Mức tăng sản lượng hàng năm (tấn) 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2000 2115 2275 2425 2540 2600 2700 2800 0,0648 0,0648 0,0648 0,0648 0,0648 0,0648 0,0648 0,0648 129,6 137,052 147,42 157,14 164,592 168,48 174,96 181,44 7,452 10,368 9,72 7,452 3,888 6,48 6,48 Nguồn : Báo cáo kinh tế- xã hội xã Vạn Hưng Bảng 17 : Bảng sản lượng nuôi tôm hùm qua các năm Ta có công thức tính lợi ích tăng thu nhập từ nuôi tôm hùm như sau : BTHt= ∆Qt*Pt (2) Trong đó : BTHt : lợi ích do tăng thu nhập từ nuôi tôm hùm năm t (triệu đồng) ∆Qt : Mức tăng sản lượng tôm hùm năm t so với năm (t-1) (tấn) Pt : Giá bán tôm hùm năm t (triệu/tấn) Ta có bảng tính lợi ích do tăng thu nhập từ nuôi tôm hùm như sau : Năm Mức tăng sản lượng (∆Qt ) (tấn) Giá trị mỗi đơn vị sản lượng (Pt) (triệu/tấn) Lợi ích thu về năm t (BTHt ) (triệu) 2001 2002 2003 2004 2005 7,452 10,368 9,72 7,452 439 446 465 471 501 3.323,592 4.821,12 4.578,12 3.733,452 70 2006 2007 2008 3,888 6,48 6,48 544,5 641 804 2.117,016 4.153,68 5.209,92 Nguồn : Báo cáo kinh tế- xã hội xã Vạn Hưng Bảng 18 : Bảng tính lợi ích từ nuôi tôm hùm qua các năm - Tăng thu nhập từ nuôi tôm sú. Ta có công thức tính lợi ích do tăng thu nhập từ nuôi tôm sú là : BTSt= ∆Qt*Pt (3) Trong đó: BTSt : lợi ích do tăng thu nhập từ nuôi tôm sú năm t (triệu đồng) ∆Qt : Mức tăng sản lượng tôm sú năm t so với năm (t-1) (tấn) Pt : Giá bán tôm sú năm t (triệu/tấn) Ta có bảng tính lợi ích do tăng thu nhập từ nuôi tôm sú như sau : Năm Sản lượng (tấn) Mức tăng sản lượng (∆Qt ) (tấn) Giá trị mỗi đơn vị sản lượng (Pt) (triệu/tấn) Lợi ích thu về năm t (BTSt ) (triệu) 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 225 235 250 280 300 360 370 400 10 15 30 20 60 10 30 76 82 87 90 105 112 120 100 820 1.305 2.700 2.100 6.720 1.200 3.000 Nguồn : Báo cáo kinh tế- xã hội xã Vạn Hưng Bảng 19 : Bảng tính lợi ích từ nuôi tôm sú qua các năm 71 - Tăng thu nhập từ nuôi ốc hương. Ta có công thức tính lợi ích do tăng thu nhập từ nuôi ốc hương là : BÔHt= ∆Qt*Pt (4) Trong đó: BÔHt : lợi ích do tăng thu nhập từ nuôi ốc hương năm t (triệu đồng) ∆Qt : Mức tăng sản lượng ốc hương năm t so với năm (t-1) (tấn) Pt : Giá bán ốc hương năm t (triệu/tấn) Ta có bảng tính lợi ích do tăng thu nhập từ nuôi ốc hương như sau : Năm Sản lượng (tấn) Mức tăng sản lượng (∆Qt ) (tấn) Giá trị mỗi đơn vị sản lượng (Pt) (triệu/tấn) Lợi ích thu về năm t (BÔHt ) (triệu) 2003 2004 2005 2006 2007 2008 50 58 65 73 80 89,6 50 8 7 8 7 9,6 50 55 58 65 98 120 2.500 440 406 455 686 1.152 Nguồn : Báo cáo kinh tế- xã hội xã Vạn Hưng Bảng 20 : Bảng tính lợi ích từ nuôi ốc hương qua các năm Như vây, ngay từ khi mô hình bắt đầu nuôi thử nghiệm thì người dân đã áp dụng và hàng năm sản lượng ốc hương đều tăng lên. Điều này đã chứng minh được sự thành công của mô hình nuôi ốc hương ở nơi đây. - Tổng lợi ích do tăng thu nhập từ nuôi trồng. Gọi BNT là lợi ích do tăng thu nhập từ nuôi trồng thủy sản. Khi đó, lợi ích này sẽ bằng tổng lợi ích từ nuôi tôm hùm, tôm sú, ốc hương. Tức là : BNT= BTH+BTS+BÔH (5) Ta có bảng tổng hợp các lợi ích do tăng thu nhập từ nuôi trồng thủy sản là: 72 Năm Lợi ích từ nuôi tôm hùm (BTH) (triệu) Lợi ích từ nuôi tôm sú (BTS) (triệu) Lợi ích từ nuôi ốc hương (BÔH) (triệu) Tổng lợi ích từ nuôi trồng (BNT ) (triệu) 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 3.323,592 4.821,12 4.578,12 3.733,452 2.117,016 4.153,68 5.209,92 820 1.305 2.700 2.100 6.720 1.200 3.000 2.500 440 406 455 686 1.152 4.143,592 8.626,12 7.718,12 6.239,452 9.292,016 6.039,68 9.361,92 Bảng 21 : Bảng lợi ích từ nuôi trồng qua các năm 3.3.3.2. Lợi ích gián tiếp a. Lợi ích từ việc duy trì chức năng sinh thái của rạn san hô Theo báo cáo của Reef Check- Tổ chức quốc tế đánh giá sức khỏe của rạn san hô năm 2007: đối với những khu vực rạn san hô không được quản lý thì hàng năm sẽ có khoảng 5% diện tich san hô bị mất đi do khai thác trực tiếp và do đánh cá hủy diệt. Năm 2001 Viện Hải Dương học Nha Trang đã đo được tổng diện tích san hô ở Rạn Trào là 28ha. Giả sử nếu không có KBV Rạn Trào thì đến năm 2002 diện tích san hô sẽ giảm 5% và tăng lũy tiến theo thời gian cho đến thời điểm năm 2008. Diện tích san hô tương ứng bị mất đi hàng năm là : Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 % diện tích san hô bị mất 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% Diện tích san hô bị mất tương ứng (ha) 1,4 2,8 4,2 5,6 7 8,4 9,8 Bảng 22 : Bảng giả định diện tích san hô bị mất qua các năm Theo nghiên cứu của Mohd Shahwahid và Mc Nally năm 2001 thì 1ha san hô trong 1 năm có thể tạo ra các giá trị thông qua chức năng sinh thái như sau: 73 Chức năng Nguồn tài liệu Kĩ thuật đánh giá kinh tế Nơi nghiên cứu Đơnvị ($/ha/năm) Điều hoà khí hậu Costanza et.al. (1997) Hoạt động kinh tế Toàn cầu 5,8 Điều hoà sinh học Costanza et.al (1997) Giá mờ Toàn cầu 0,76 Điều chỉnh tiếng ồn Spurgeon (1992) Chi phí thay thế Phillipine 34,10 Xử lý rác thải De Groot (1992) Chi phí thay thế Galapagos 8,78 Tổng chức năng sinh thái 49,44 Nguồn: Mohd Shahwahid và Mc Nally (2001). Bảng 23: Bảng lợi ích từ chức năng sinh thái của 1ha san hô/năm Như vậy 1ha san hô 1 năm có thể tạo ra 49,44$ thông qua chức năng sinh thái. Ta có công thức tính lợi ích từ chức năng sinh thái của san hô ở Rạn Trào hàng năm như sau : BSTt= St*et*49,44 (6) Trong đó: BSTt : Lợi ích từ chức năng sinh thái của san hô vào năm t (nghìn đồng) St : Diện tích san hô bị mất vào năm t (ha) et : Tỉ giá bình quân đồng Việt Nam so với đồng đô la năm t (đồng) Ta có bảng tính lợi ích từ chức năng sinh thái của san hô hàng năm là : Năm Diện tích san hô bị mất (ha) Giá trị sinh thái san hô ($/ha/năm) Tỷ giá bình quân VND/USD (đồng) Lợi ích từ chức năng sinh thái Lợi ích từ chức năng sinh thái (BSTt) (triệu đồng) 74 (BSTt) (đồng) 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 1,4 2,8 4,2 5,6 7 8,4 9,8 49,44 49,44 49,44 49,44 49,44 49,44 49,44 15.550 15.900 15.778 15.800 15.965 16.013 17.200 1.076.308,8 2.201.068,8 3.276.270,144 4.374.451,2 5.525.167,2 6.650.134,848 8.333.606,4 1,076 2,201 3,276 4,374 5,525 6,650 8,333 Bảng 24 : Bảng lợi ích từ chức năng sinh thái của san hô ở Rạn Trào qua các năm b. Lợi ích đối với giá trị phi sử dụng của đa dạng sinh học Lợi ích đối với giá trị phi sử dụng của đa dạng sinh học chính là giá trị tăng lên do tăng tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái. Khoản tiền để cho những giá trị này được phục hồi và tăng lên chính là khoản lợi ích từ việc tăng giá trị phi sử dụng của đa dạng sinh học trong khu vực Rạn Trào. Để tính được giá trị này ta áp dụng phương pháp CVM (đánh giá ngẫu nhiên) theo các bước sau : b.1. Xây dựng các công cụ để tiến hành điều tra Công cụ dùng để điều tra ở đây là một bảng hỏi được dùng để điều tra trực tiếp người dân. Bảng hỏi được thiết kế sao cho trong quá trình đi hỏi sẽ gặp nhiều thuận lợi và có được những thông tin chính xác, do đó, thứ tự các câu trong bảng hỏi được sắp xếp giống như một cuộc trò chuyện nhằm tạo cho người được phỏng vấn cảm giác thoải mái, tin tưởng. Bảng hỏi được bắt đầu với những câu hỏi về sự hiểu biết của người dân Vạn Hưng về Rạn Trào, để cho người dân tự nói ra các giá trị do KBV Rạn Trào đem lại và phỏng vấn viên có thể bổ sung thêm. Công việc này còn mang ý nghĩa tuyên truyền cho người dân. Tiếp theo là hỏi về nghề nghiệp, thu nhập (tuy thu nhập có chia khoảng nhưng sau khi xác định được khoảng thu nhập thì phỏng vấn viên sẽ khéo léo hỏi thêm về mức thu nhập cụ thể đó là khoảng bao nhiêu/tháng. Vì biến thu nhập được dùng là thu nhập trung bình mỗi thành viên trong gia đình được tính thông qua thu 75 nhập cả gia đình hàng tháng và tổng số người hiện sống trong gia đình đó), mức độ phụ thuộc của cuộc sống vào tài nguyên biển, thái độ với môi trường. Sau đó, ta đưa ra một tình huống giả định hợp lý để người trả lời có thể dễ dàng tưởng tượng và chấp nhận, từ đó họ mới đưa ra câu trả lời đúng với thực tế nhất. Tình huống tạo dựng ở đây là : ‘‘Như ông/bà đã biết, từ năm 2000 IMA và nay là MCD đã hỗ trợ chính quyền và cộng đồng địa phương thành lập nên khu bảo vệ hệ sinh thái biển Rạn Trào. Từ đó, một số nguồn lợi rạn san hô ở đây được phục hồi, nhiều loài quý hiếm bắt đầu xuất hiện.Tuy nhiên, trong thời gian tới dự án sẽ kết thúc, khi đó nhiều hoạt động bảo tồn sẽ không được hỗ trợ nữa. Có ý kiến cho rằng nên lập 1 quỹ địa phương nhằm tiếp tục các hoạt động bảo tồn tài nguyên biển nơi đây. Qũy này không chỉ bảo tồn các giá trị ở hiện tại mà còn tạo ra các giá trị trong tương lai cho thế hệ con cháu. Vậy với tư cách là người được hưởng lợi trực tiếp từ quỹ ông/bà có sẵn sàng đóng góp vào quỹ không?’’ Trong tình huống này, lựa chọn WTP là tốt hơn cả bởi vì trước những giá trị mà người trả lời đang được nhận, họ sẽ có xu hướng tích cực hơn là tiêu cực. Hơn nữa, đối tượng hỏi ở đây là người dân trong xã Vạn Hưng, họ là những người được tuyên truyền rất nhiều và từ rất lâu về tầm quan trọng của việc bảo vệ tài nguyên môi trương, ý thức bảo vệ của người dân ở đây là khá cao, vì vậy họ có xu hướng đánh giá cao các giá trị bảo tồn. Phần thứ hai, ta hỏi họ về một số thông tin cá nhân khác nhằm đảm bảo tính đại diện cho điều tra mẫu. Những yếu tố về tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập, mức độ phụ thuộc tài nguyên biển, thái độ với môi trường… đều quan trọng trong phân tích ảnh hưởng tới WTP của người trả lời. b.2. Điều tra chọn mẫu Thông qua phương pháp phỏng vấn thực địa đã tiến hành khảo sát được 170 hộ trên tổng số 2.184 hộ gia đình. b.3. Quy trình tính toán và phân tích 76 Tất cả thông tin thu thập được đều được nhập vào một worksheet của Excel. Các quy trình tính toán sẽ được thực hiện bằng công cụ Excel và SPSS. Trong số các thông tin thu thập được, ta chọn ra 8 dữ liệu sau để đưa vào hàm hồi quy - Thu nhập trung bình của mỗi người trong gia đình người trả lời (trong bảng hỏi ta hỏi về thu nhập cả gia đình họ và dựa vào số người trong gia đình để tính ra giá trị này) (I) - Giới tính của người trả lời (S) - Số tuổi của người trả lời (O) - Tổng số thành viên trong gia đình bao gồm người hiện tại đang sống trong cùng nhà và con, cháu ruột họ hiện đang sống ở nơi khác (P) - Mức độ phụ thuộc cuộc sống của họ vào tài nguyên biển (DL) - Trình độ học vấn (E) - Thái độ với môi trường (A) - Số tiền người trả lời sẵn lòng chi trả (WTP).  Tính tổng WTP: WTP =N x mauWTP Trong đó: N: Tổng số hộ dân tại Vạn Hưng, N = 2.184 (hộ). mauWTP : Mức sẵn lòng chi trả trung bình của mẫu.  Tính mauWTP Trong phương pháp CVM, khi người được hỏi không sẵn lòng chi trả cho dịch vụ hàng hóa thì không phải tất cả mọi trường hợp WTP của họ đều bằng 0. Tùy vào lý do người được hỏi đưa ra thì WTP được xử lý khác nhau: - Nếu người được hỏi trả lời lý do không đóng góp là: “Tôi không có tiền để đóng góp” hoặc “Tôi không quan tâm đến giá trị đa dạng sinh học” thì trường hợp này WTP = 0. 77 - Nếu câu trả lời là: “Việc bảo vệ đa dạng sinh học là việc của nhà nước” hoặc “Tôi không tin rằng tiền đóng góp được sử dụng để phục hồi môi trường” hoặc “Việc bảo vệ đa dạng sinh học không ảnh hưởng gì đến cuộc sống của gia đình tôi”, thì phải loại những đối tượng này ra khỏi mô hình tính toán Cuộc điều tra phát đi 170 bản nhưng chỉ thu về 158 bản do có 12 hộ gia đình không sẵn sang đóng góp với lý do là không tin vào hiệu quả sử dụng quỹ. Do đó, đã loại 12 phiếu không hợp lệ này. Nhập số liệu vào Excel. Thực hiện lệnh AVERAGE cho cột dữ liệu của WTP, ta được kết quả là: 32,7 nghìn vnđ. Ngoài ra, ta tính thêm trung bình cho tham số I, O, DL thấy rằng: Mẫu điều tra ở độ tuổi trung bình là 46,2 tuổi, có thu nhập trung bình là 881,4 nghìn đồng và cuộc sống hang ngày của họ phụ thuộc khoảng 78% vào tài nguyên biển.  Hồi quy theo các biến giải thích Các yếu tố ảnh hưởng Mô tả 1. Thu nhập (I) Đây là thu nhập trung bình của mỗi thành viên trong gia đình. Thu nhập được xem là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến mức sẵn lòng chi trả (đóng góp) của người được hỏi. Khi thu nhập cao hơn thông thường mọi người sẽ chi trả nhiều hơn cho hàng hóa, dịch vụ môi trường 2. Trình độ học vấn (E) Khi trình độ học vấn cao, mọi người có nhận thức tốt hơn về đa dạng sinh học cũng như giá trị của hàng hóa, dịch vụ môi trường nên họ có xu hướng chi trả nhiều hơn. 3. Giới tính (S) Theo lý thuyết thì mức sẵn lòng chi trả của nam thường cao hơn của nữ. 4. Tuổi (O) Tuối tác ảnh hưởng không rõ ràng đến WTP do chịu nhiều sự chi phối của các yếu tố khác như thu nhập hay trình độ học 78 vấn 5. Tổng số thành viên gia đình (P) Tổng số người hiện đang ở trong gia đình và con, cháu ruột (nội/ngoại) sống ở nơi khác 6. Mức độ phụ thuộc của cuộc sống vào tài nguyên biển (DL) Ngòai sự phụ thuộc thu nhâp của ngư dân vào tài nguyên biển thì hầu hết người trả lời đều cho rằng cuộc sống tinh thần của họ cũng phụ thuộc vào tài nguyên biển. 7. Thái độ của người trả lời với môi trường Những người đánh giá cao tầm quan trọng của môi trường thì thường có WTP cao hơn Bảng 25: Các yếu tố có thể ảnh hưởng đên mức sẵn lòng chi trả (WTP) Từ bảng trên, ta có mô hình phương trình WTP như sau: WTP = a0 + a1I + a2S + a3O + a4P + a5DL + a6E + a7A + C Trong đó: a0: hệ số chặn a1, a2, a3, a4, a5, a6 : hệ số hồi quy. Sử dụng SPSS cho 6 dãy dữ liệu: WTP (biến phụ thuộc), I, S, O, P, DL, E, A (biến độc lập). Mức ý nghĩa chọn là 90%. Kết quả thu được như sau: Model Summary .799a .639 .620 8.78547 Model 1 R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Predictors: (Constant), a, o, p, i, id, s, dl, ea. 79 ANOVAb 20358.939 8 2544.867 32.971 .000a 11500.479 149 77.184 31859.418 157 Regression Residual Total Model 1 Sum of Squares df Mean Square F Sig. Predictors: (Constant), a, o, p, i, id, s, dl, ea. Dependent Variable: wtpb. Coefficientsa -13.279 9.133 -1.454 .148 .022 .016 .071 1.338 .183 .014 .003 .255 4.865 .000 4.983 1.694 .166 2.941 .004 .147 .102 .082 1.448 .150 .799 .405 .105 1.973 .050 2.486 .288 .493 8.624 .000 -1.288 1.590 -.048 -.810 .419 2.356 1.009 .137 2.335 .021 (Constant) id i s o p dl e a Model 1 B Std. Error Unstandardized Coefficients Beta Standardized Coefficients t Sig. Dependent Variable: wtpa. Các nhân tố ảnh hưởng đến WTP được biểu diễn trong hàm sau: WTP= -13,279+ 0,014I+ 4,983S+ 0,147O+ 0,799P+ +2,486DL+ (-1,288)E+ 2,356A Dựa vào bảng kết quả ta có một số nhận xét như sau:  P- value của F - Statistic = 0.000 < mức ý nghĩa ta chọn là 0.1, vì vậy hàm trên là hoàn toàn phù hợp.  R2 = 0,639 tức là các biến độc lập giải thích được khoảng 63,9% sự biến động của biến phụ thuộc (WTP). 80  P – value của các nhân tố I (thu nhập theo tháng), S (giới tính), P (tổng số thành viên trong gia đình), DL (mức độ phụ thuộc của cuộc sống vào tài nguyên biển), A (thái độ với môi trường) đều nhỏ hơn hơn mức ý nghĩa là 0.1. Do vậy, các yếu tố này được xem là ảnh hưởng có nghĩa đến WTP của người được hỏi. Đặc biệt, P – value của I và DL bằng 0.000 nhỏ hơn rất nhiều so với mức ý nghĩa chứng tỏ thu nhập và mức độ phụ thuộc của cuộc sống vào tài nguyên biển ảnh hưởng rất lớn đến WTP.  P – value của tuổi (O), trình độ học vấn (E) lớn hơn mức ý nghĩa. Điều này kết luận là tuổi và học vấn của người được hỏi ảnh hưởng không có ý nghĩa đến WTP của họ. Dấu hệ số chặn của trình độ học vấn âm là vì trong bảng hỏi thì trình độ học vấn được hỏi giảm dần.  Hệ số chặn bằng -13,279 chứng tỏ: nếu A, E, I, DL, O, S, P đều bằng 0 thì WTP sẽ ở mức âm. Điều này chứng tỏ đây đều là những yếu tố chi phối trực tiếp đến WTP và trong số những nhân tố này có nhân tố ảnh hưởng ngược chiều tới WTP.  Hệ số của thu nhập, giới tính, tổng số thành viên, mức độ phụ thuộc của cuộc sống vào tài nguyên biển, thái độ với môi trường cùng dấu với WTP nên cả 6 nhân tố này có ảnh hưởng thuận chiều lên WTP. Nếu các yếu tố này tăng thì WTP cũng tăng và ngược lại.  a1 = 0,014 nghĩa là khi thu nhập trung bình của mỗi người trong gia đình tăng thêm 1đồng/tháng thì WTP tăng 0.014 đồng, như vậy khi thu nhập tring bình của mỗi người trong gia đình tăng 100.000 đồng/tháng thì WTP tăng 14.000 đồng.  a2 = 4,983 chứng tỏ là nam giới sẵn sàng trả cao hơn nữ giới 4,983 đồng.  a4 = 0,799 nghĩa là khi tổng số thành viên trong gia đình nhiều hơn một người thì mức sẵn lòng chi trả của họ tăng lên 0,799 đồng. Điều này chứng tỏ trong WTP người trả lời đã nghĩ đến lợi ích của việc bảo tồn đối với thế hệ con cháu của họ.  a5 = 2,486 nghĩa là khi mức độ phụ thuộc cuộc sống của họ vào tài nguyên biển tăng lên 1 điểm (tương ứng với 10%) thì WTP tăng 2,486 đồng. 81  a7 = 2,356 cho thấy khi nhận thức của người dân về tầm quan trọng của môi trường tăng lên 1 mức thì họ sẽ sẵn sàng chi trả thêm 2,356 đồng.. Từ đây, ta tính được mức sẵn lòng chi trả của toàn khu vực Rạn Trào là: WTP = 32.700*2.184 = 71.416.800 (đồng) Như vậy, lợi ích từ giá trị phi sử dụng của đa dạng sinh học ở Rạn Trào là: BB = 71.416.800 (đồng)= 71,417 (triệu đồng) Cuộc điều tra diễn ra vào tháng 4 năm 2009. Do đó, giá trị này sẽ được coi như giá trị phát sinh cuối kỳ của năm 2008. Ta có bảng tổng hợp các lợi ích thu được qua các năm như sau: Năm Lợi ích trực tiếp (triệu) Lợi ích gián tiếp (triệu) Tổng lợi ích (triệu) Lợi ích do tăng thu nhập từ đánh bắt thủy sản (triệu) Lợi ích do tăng thu nhập từ nuôi trồng thủy sản (triệu) Lợi ích từ chức năng sinh thái của san hô (triệu) Lợi ích đối với giá trị phi sử dụng của đa dạng sinh học (triệu) 2002 147 4.143,592 1,076 4291,668 2003 221,2 8.626,12 2,201 8849,521 2004 340 7.718,12 3,276 8061,396 2005 425,5 6.239,452 4,374 6669,326 2006 576 9.292,016 5,525 9873,541 2007 860 6.039,68 6,650 6906,33 2008 1.204,2 9.361,92 8,333 71,417 10574,453 Bảng 26: Bảng tổng hợp các lợi ích thu về qua các năm 3.4. Phân tích các chỉ tiêu chi phí- lợi ích 82 Để tính toán và phân tích các chỉ tiêu lợi ích – chi phí của dự án KBV Rạn Trào nghiên cứu đã dựa vào một số giả thiết như sau: - Chỉ xác định các lợi ích – chi phí gia tăng trong trường hợp thực hiện dự án so với trường hợp không thực hiện dự án (trong trường hợp này NPV được coi là bằng 0). - Các dòng lợi ích và chi phí đã được xác định và ước tính ở phần trên. - Các dòng lợi ích và chi phí được giả định là phát sinh vào cuối năm. - Dự án được tính trong khoảng thời gian là 8 năm từ năm 2001đến năm 2008 - Tỷ lệ chiết khấu chính được sử dụng là r = 10%, tương đương với tỷ lệ lãi suất của trái phiếu chính phủ tại Việt Nam trong hiện tại, đồng thời cũng là tỷ lệ chiết khấu được sử dụng khá phổ biến trong các nghiên cứu phân tích lợi ích – chi phí ở Việt Nam. Mọi giá trị đều được quy về tính toán cho năm 2008- đây là thời điểm tương lai so với quá khứ. Do đó, để quy các giá trị từ trước về năm 2008 ta sử dụng công thức tính giá trị tương lai : FV= PV(1+r)n Trong đó : FV : giá trị tương lai PV : giá trị hiện tại r= 10%- tỉ lệ chiết khấu n : số năm tính từ thời điểm tính toán đến năm 2008 (n= 0,1,2,3,4,5,6,7) Ta có bảng tính NPV : Năm Chi phí (triệu) Chi phí (r=10%) (triệu) Lợi ích (triệu) Lợi ích (r=10%) (triệu) 2001 503,65 981,47 2002 7357,25 13033,817 4291,668 7602,95 2003 7493,05 12067,632 8849,521 14252,24 2004 7392,55 10823,432 8061,396 11802,69 2005 7607,35 10125,383 6669,326 8876,87 83 2006 7541,15 9124,792 9873,541 11946,98 2007 7507,55 8258,305 6906,33 7596,96 2008 7701,04 7701,04 10574,453 10574,453 Tổng 72115,872 72653,143 Bảng 27 : Bảng tính NPV của dự án Ta có NPV= ∑B- ∑C = 72653,143- 72115,872 = 537,271 (triệu đồng) Sử dụng công thức tính IRR trong Exel ta tính được tỉ lệ hoàn vốn nội bộ của dự án là IRR= 12,4% lớn hơn tỷ lệ chiết khấu xã hội là 10%. BCR= 1,007. Từ đó, ta thấy được tính khả thi của dự án. 3.5. Phân tích độ nhạy Nghiên cứu đã tiến hành phân tích các chỉ tiêu NPV, BCR, IRR của dự án trong các trường hợp giả định có những thay đổi về thời gian thực hiện dự án, tỷ lệ chiết khấu hay các dòng lợi ích- chi phí dự tính. Nếu các yếu tố chi phí- lợi ích được giả định là không thay đổi, tỷ lệ chiết khấu được giữ nguyên là r= 10% thì từ năm 2001 đến 2007 NPV đều có giá trị âm và từ năm 2008 thì NPV mới mang giá trị dương, nghĩa là nếu thời gian thực hiện là 7 năm thì dự án sẽ không hiệu quả. Phân tích cũng cho thấy dự án vẫn hiệu quả về mặt xã hội khi tỷ lệ chiết khấu tăng lên r=15% vì NPV của dự án vẫn lớn hơn 0. 3.6. Những hạn chế trong quá trình thực hiện đê tài Do hạn chế về mặt thời gian và nguồn lực nên việc điều tra, phỏng vấn trực tiếp người dân chỉ mang tính chất đại diện. Do đó kết quả khảo sát vẫn chưa hoàn toàn được phản ánh một cách khách quan. Nghiên cứu còn chưa tính hết được giá trị du lịch của dự án, mặc dù giá trị này có thể dự báo và có thể quy về giá trị hiện tại. Như vậy, lợi 84 ích của dự án nếu tính triệt để sẽ còn lớn hơn con số mà nghiên cứu đưa ra. Tuy nhiên, các kết quả thu được là định hướng cho việc phát triển đề tài sau này đồng thời có thể áp dụng phương pháp tiến hành cho việc đánh giá các dự án tương tự khác. 3.7. Kiến nghị. Qua các kết quả tính được ở trên đề tài xin có một vài đề xuất nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong quá trình thiết lập KBVB Rạn Trào, hướng tới phát triển bền vững Giải pháp về luật pháp : - Được Nhà nước công nhận Giải pháp về mặt chính sách : - Cần có chính sách hỗ trợ Ban quản lý KBVB Rạn Trào - Cơ chế thu và sử dụng các nguồn tài chính thu được từ việc khai thác có kiểm soát các giá trị có trong KBTB ( dịch vụ du lịch ; khai thác và nuôi trồng thủy sản...) - Chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư các hoạt động được phép trong khu bảo tồn... Giải pháp nhằm nâng cao nhận thức người dân : Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức cho cộng đồng và phát triển nguồn nhân lực. - Xây dựng và vận hành trung tâm truyền thông cộng đồng ; - Đào tạo cán bộ cho khu bảo tồn (tập huấn, tham quan, nghiên cứu ...) Giải pháp về tài chính bền vững - Ngân sách nhà nước đầu tư cho các hạng mục nhằm mở rộng quy mô KBVB, vừa đạt mục tiêu bảo tồn đồng thời vẫn đảm bảo cuộc sống cho người dân. - Các nguồn vốn hỗ trợ từ các nhà tài trợ như các tổ chức trong nước, các NGO Việt Nam, nước ngoài. - Các nguồn vốn liên doanh liên kết với các đơn vị kinh doanh. Có thể hợp tác với các công ty du lịch nhằm phát triển ngành du lịch nơi đây hoặc các công ty xuất khẩu hàng thủy sản nhằm tìm được đầu ra trực tiếp cho ngư dân. Ngoài ra, có thể tìm ra các sinh kế bền vững cho người dân mà có sự giúp đỡ của các đơn vị này như sáng kiến công ty chổi dừa ở Rạn Trào hiện đang bắt đầu được tiến hành. 85 - Các nguồn thu từ việc sử dụng các giá trị của KBVB như du lịch, đánh bắt thủy sản, nuôi trồng thủy sản, nghiên cứu các mô hình nuôi trồng thử nghiệm để tìm ra các loại thủy sản nuôi trồng có giá trị kinh tế cao. Như vậy, với những đề xuất như trên, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa Ban quản lý KBVB với các ban ngành, cơ quan chức năng và sự hỗ trợ của cộng đồng địa phương để sử dụng và khai thác có hiệu quả các tài nguyên của KBVB. Đồng thời vẫn đảm bảo duy trì và bảo tồn các giá trị của KBVB theo hướng phát triển bền vững. 86 KẾT LUẬN KBVB Rạn Trào là khu bảo vệ đầu tiên của Việt Nam do địa phương quản lý, KBV có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ cảnh quan và các nguồn tài nguyên biển, bảo vệ các giá trị lịch sử văn hóa đồng thời phát huy các giá trị phong phú của hệ sinh thái biển, góp phần phát triển kinh tế xã hội của cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, đây cũng là khu vực rất nhạy cảm, nếu không có giải pháp quản lý đúng đắn thì nguồn tài nguyên này rất dễ bị suy thoái. Đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế Khu bảo vệ hệ sinh thái biển Rạn Trào, Khánh Hòa do địa phương quản lý” bao gồm 3 chương chính Chương I: Cơ sở lý luận về quản lý và đánh giá hiệu quả kinh tế KBTB nhằm cung cấp những khái niệm cơ bản liên quan đến KBT, KBTB, KBVB, cơ cấu quản lý KBTB, các cách thức đánh giá hiệu quả kinh tế KBTB. Chương II: Thực trạng mô hình quản lý tại KBVHST biển Rạn Trào. Chương này nhằm đem lại hình ảnh tổng quan nhất về KBVB Rạn Trào bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, địa hình, các giá trị văn hóa- lịch sử, đặc điểm kinh tế- xã hội ở địa phương vùng dự án. Phần này còn nêu ra hiện trạng khai thác, sử dụng, quản lý TNTN nơi đây, nghiên cứu cũng đưa ra những đánh giá chủ quan về mô hình quản lý KBVB ở đây. Chương III: Áp dụng công cụ phân tích kinh tế nhằm đánh giá hiệu quản kinh tế KBVHSTB Rạn Trào do cộng đồng dân cư địa phương quản lý. Trong chương này, tác giả tiến hành tính toán tổng giá trị các lợi ích và chi phí của dự án KBVB bao gồm lợi ích trực tiếp/gián tiếp, chi phí quản lý vận hành, chi phí cơ hội. Từ đó tính các chỉ số đánh giá dự án. Với các giá trị dễ lượng hóa đề tài sử dụng phương pháp thu thập số liệu và giá cả thị trường để quy đổi. Với các giá trị khó lượng hóa tác giả áp dụng phương pháp chuyển giao giá trị, đánh giá ngẫu nhiên- sau đó dùng phần mềm SPSS để xử lý số liệu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflv_moi_truong_21__3864.pdf
Luận văn liên quan